You are on page 1of 6

Ưu và nhược điểm của hình thức gia công hàng xuất khẩu:

 Ưu điểm:
• Thị trường tiêu thụ có sẵn, không phải bỏ chi phí cho hoạt động bán sản phẩm
xuất khẩu
• Vốn đầu tư cho sản xuất ít
• Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
• Học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo mẫu mã bao bì
Trong điều kiện kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp ngành may
thấp, chưa có mẫu mã, nhãn hiệu có uy tín riêng thì hình thức gia công xuất khẩu giúp
cho ngành may mặc của Việt Nam dưa ngay ra thị trường thế giới, mang lại kim
ngạch ngoại tệ cho đất nước.
 Nhược điểm:
• Tính bị động cao: Vì toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhận gia công phụ thuộc
vào bên đặt gia công: phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công,
nguyên vật liệu, mẫu mã, nhãn hiệu sản phẩm ...cho nên với những doanh nghiệp sàn
xuất lớn, chất lượng sản phẩm tốt với hình thức gia công doanh nghiệp khó có điều
kiện phát triển mạnh ra thị trường thế giới.
• Nhiều trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để bán máy móc
cho bên phiá Việt Nam, sau một thời gian không có thị trường đặt gia công nữa, máy
móc phải “đắp chiếu" gây lãng phí.
• Nhiều trường hợp bên đặt gia công đưa máy móc trang thiết bị cũ, lạc hậu về công
nghệ sang Việt Nam dẫn tới công nhân làm việc nặng nhọc, môi trường bị ô nhiễm.
• Năng lực tiếp thị kém, nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi dụng quota
phân bổ để đưa hàng vào thị trường ưu đãi.
• Có những trường hợp bên phía nước ngoài lợi dụng hình thức gia công để đưa các
nhãn hiệu hàng hóa chưa đăng ký hoặc nhãn hiệu giả vào Việt Nam.
• Quản lý định mức gia công và thanh lý các hợp đồng gia công không tốt sẽ là chỗ hở
để đưa hàng hóa trốn thuế vào Việt Nam, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh nội
địa.
• Tình hình cạnh tranh trong gia công ở khu vực và nội địa ngày càng gay gắt làm cho
giá gia công ngày càng sụt giảm, hậu quả: hiệu quá kinh doanh gia công thấp, thu
nhập của công nhân gia công ngày càng giảm sút.
Lợi ích của việc gia công hàng hóa mang lại
– Gia công hàng hóa xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Đồng thời
giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội học tập thêm nhiều kinh nghiệm mới, tiên tiến về
quản lý và cũng như các công nghệ mới, tiến bộ khoa học nhằm hiện đại hóa sản xuất.
Từ đó, các doanh nghiệp có thêm nhiều kỹ năng quản lý, giúp doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả.
– Tận dụng được các cơ sở sản xuất, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu sẵn
có trong nước hoặc nhập khẩu trên thế giới. Hơn nữa, nó cũng giúp các doanh nghiệp
lợi dụng được “thương hiệu” và các kênh phân phối hàng hóa của bên đặt gia công ở
nước ngoài, tăng tỷ trọng hàng hóa tự sản xuất trực tiếp xuất khẩu.
– Giảm thiểu tỷ lệ người thất nghiệp, tăng thu nhập cho người dân. Vì hoạt động gia
công hàng hóa ngày càng phổ biến, do đó dịch vụ cho thuê lao động giá rẻ góp phần
giảm chi phí thuê và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
– Thu hút vốn và công nghệ nước ngoài.
– Thông qua việc phân tích các mẫu hàng hóa cần gia công từ nước ngoài mà bên
nhận gia công có thể một phần nào đó định hình được phong cách, xu hướng tiêu dùng
của nhiều quốc gia trên thế giới, nhờ đó, họ có thể dần dần tự sản xuất và cung cấp sản
phẩm đó cho thị trường.
Tỷ trọng
Một số nhóm hàng xuất khẩu chính
Điện thoại các loại và linh kiện:
Tính cả năm 2021, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 57,54 tỷ
USD, tăng 12,4% so với năm 2020. Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang thị
trường Trung Quốc đạt 15,18 tỷ USD, tăng 23%; sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá
9,69 tỷ USD, tăng 10,3%; sang EU (27 nước) đạt 7,89 tỷ USD, giảm 9,1%... so với
năm trước.
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện
Trong năm 2021, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ
đạt 12,76 tỷ USD, tăng 22,9% so với năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 11,1
tỷ USD, tăng nhẹ 0,1%; sang thị trường EU (27 nước) đạt 6,57 tỷ USD, tăng 6,1%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: 
Trong năm 2021, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác sang Hoa Kỳ
đạt 17,82 tỷ USD, tăng mạnh 45,9%; sang EU (27) đạt 4,36 tỷ USD, tăng 47,2%; sang
Trung Quốc đạt 2,88 tỷ USD, tăng 48,5%; sang Hàn Quốc đạt 2,57 tỷ USD, tăng
25,3%...
Hàng dệt may: 
Cả nước đã xuất khẩu 32,75 tỷ USD hàng dệt may (xấp xỉ với mức xuất khẩu cao nhất
32,8 tỷ USD vào năm 2019), tăng 9,9% tương ứng tăng 2,94 tỷ USD so với năm
trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu nhóm hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ
đạt 16,1 tỷ USD, tăng 15%; sang EU đạt 3,9 tỷ USD, tăng 6,1%; Nhật Bản đạt 3,24 tỷ
USD, giảm 8,2%.
Giày dép các loại: 
Năm 2021 cả nước xuất khẩu 17,75 tỷ USD giày dép các loại, tăng 5,7% so với năm
2020 và là năm có trị giá xuất khẩu cao thứ hai từ trước đến nay. Trong đó xuất khẩu
của khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 14 tỷ USD, tăng 5,7% (tương ứng tăng 754 triệu
USD) và của khối doanh nghiệp trong nước đạt 3,75 tỷ USD, tăng 5,8% (tương ứng
tăng 206 triệu USD).
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu giày dép các loại sang các thị trường: Hoa Kỳ đạt 7,42 tỷ
USD, tăng 17,8%; EU đạt 4,61 tỷ USD, tăng 6,1%; Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, giảm
23% so với năm trước.
Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 
Trong năm 2021, nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc là 21,86 tỷ USD, tăng
18,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc với 20,3 tỷ USD, tăng 18,4%;
Đài Loan là 9,6 tỷ USD, tăng 25,6%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: 
Trong năm 2021, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ tử Trung Quốc với
trị giá đạt 24,92 tỷ USD, tăng mạnh 46,4% so với năm trước; Tiếp theo là các thị
trường: Hàn Quốc với 6,1 tỷ USD, tăng 1,8%; Nhật Bản: 4,45 tỷ USD, tăng nhẹ
0,6%...
Điện thoại các loại và linh kiện:
Trong năm 2021, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện
thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt gần 20 tỷ USD, chiếm
93% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó: từ Hàn Quốc là 10,73 tỷ
USD, tăng 38,2%; nhập khẩu từ Trung Quốc là 9,24 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng
kỳ năm trước.
Nguyên phụ liệu ngành dệt, may, da, giày: 
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2021 xuất xứ chủ yếu từ Trung Quốc
đạt 13,65 tỷ USD, Hàn Quốc đạt 2,56 tỷ USD, Đài Loan đạt 2,48 tỷ USD, Hoa Kỳ đạt
1,61 tỷ USD, ASEAN đạt 1,15 tỷ USD. Tính chung, trị giá nhập khẩu nguyên phụ liệu
phục vụ ngành dệt may da giày từ 5 thị trường chủ lực đạt 21,44 tỷ USD, chiếm 81%.
Ô tô nguyên chiếc các loại: 
Trong năm 2021, Việt Nam nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan với 80,9 nghìn
chiếc, tăng 53,6%; In-đô-nê-xia là hơn 44,2 nghìn chiếc, tăng 26,3%; Trung Quốc là
22,75 nghìn chiếc, tăng mạnh 207%... so với năm trước.

Ảnh hưởng đối với nền kinh tế nước ta


Hoạt động gia công cho nước ngoài đã đem lại hiệu quả về mặt xã hội, góp phần giải
quyết việc làm cho lao động trong các doanh nghiệp, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp,
tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, hoạt động gia công còn có vai trò rất lớn
đối với các doanh nghiệp trong việc học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các
nước phát triển, tăng cường khả năng quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, do nguyên liệu phục vụ cho gia công, lắp ráp phần lớn do phía nước ngoài
cung cấp và sở hữu, do đó doanh nghiệp Việt Nam khó có thể chủ động trong quá
trình sản xuất và chưa thực sự làm chủ được công nghệ vì vậy giá trị gia tăng đem lại
từ hoạt động này không cao. Tỷ lệ thu từ hoạt động gia công so với giá trị hàng hóa
sau gia công đạt giá trị thấp.
Các công ty có mặt hàng gia công nổi bật
Về mặt hàng Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

Về mặt hàng điện tử, máy tính, linh kiện

Về mặt hàng điện thoại, linh kiện

Samsung chiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của nước
ta. Các thị trường xuất khẩu chính của điện thoại và linh kiện là Hoa Kỳ, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Các tiểu vương quốc Arap thống nhất, Áo.
Về mặt hàng dệt may

Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công


FPT Software tiền thân là công ty TNHH phần mềm FPT là một trong những anh cả
nổi bật trong thị trường gia công phần mềm. Chuyên cung cấp các giải pháp và dịch
vụ IT và Outsource cho các Doanh Nghiệp lớn trong và ngoài nước với các mảng nền
tảng như IoT, Robotics, Ngân Hàng, AI, Phân tích dữ liệu hình ảnh...

You might also like