You are on page 1of 8

1.

Phân tích tình hình gia công của Việt Nam


Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017, trong năm 2016 cả nước có 1.740 doanh
nghiệp thực hiện hoạt động gia công hàng hóa với nước ngoài, trong đó có 1.687 doanh
nghiệp nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài. Giá trị nguyên liệu nhập
khẩu phục vụ cho quá trình gia công, lắp ráp của các doanh nghiệp nhận gia công hàng
hóa cho thương nhân nước ngoài chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam. Tổng tiền phí gia công các doanh nghiệp nhận được trong năm 2016 là 8,6 tỷ USD.
Trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sau gia công của các doanh nghiệp
thực hiện gia công hàng hóa cho đối tác nước ngoài chiếm hơn 18% (32,4 tỷ USD) tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời kim ngạchnhập khẩu nguyên liệu từ các đối
tác nước ngoài của các doanh nghiệp này chiếm 11,5% (20,2 tỷ USD) tổng kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam.
Hoạt động gia công hàng hóa tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI với giá trị
hàng hóa sau gia công đạt 25,6 tỷ USD, chiếm tới 78,9% tổng giá trị hàng hóa sau gia
công và nhập khẩu nguyên liệu đạt 16,3 tỷ USD chiếm 80,5% tổng giá trị nguyên liệu
nhập khẩu.
Trong khi đó, giá trị hàng hóa sau gia công của các doanh nghiệp ngoài nhà nước
đạt 6,7 tỷ USD chiếm 20,6% và nhập khẩu nguyên liệu đạt 3,8 tỷ USD chiếm 19%; giá trị
hàng hóa sau gia công của các doanh nghiệp nhà nước đạt giá trị khiêm tốn khoảng 150
triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,5% và nhập khẩu nguyên liệu đạt 99,6 triệu USD, chiếm
0,5%.
Điều này cho thấy hoạt động gia công của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn
là làm thuê cho các đối tác nước ngoài, bởi các doanh nghiệp Việt Nam chỉ hưởng phần
phí (tiền công) từ việc gia công lắp ráp, phần lớn nguyên liệu đầu vào do đối tác nước
ngoài cung cấp.
Theo kết quả điều tra, trong năm 2016, hoạt động gia công hàng hóa với nguyên
liệu đầu vào thuộc sở hữu nước ngoài mang về cho Việt Nam 8,6 tỷ USD tiền phí gia
công. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất với
81,7% (7 tỷ USD), doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 17,4% (1,5 tỷ USD), doanh
nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 0,9% (77 triệu USD).
Giá trị Cơ cấu
Giá trị Giá trị
Nguyên liệu
Hàng Phí nguyên liệu hàng Phí
nhập khẩu
hóa sau gia nhập khẩu hóa sau gia
phục vụ gia
gia công công phục vụ gia gia công
công, lắp ráp
công, lắp ráp công
Tổng số 20,2 32,4 8,6 100,0 100,0 100,0
Dệt may 11,2 16,8 4,1 55,7 51,7 48,0
Giầy dép 4,7 10,0 2,7 23,3 31,0 32,0
Điện tử máy tính 0,2 0,2 0,1 0,8 0,6 0,7
Điện thoại 0,7 0,8 0,3 3,2 2,5 3,1
Hàng khác 3,4 4,6 1,4 17,0 14,2 16,2

Hai ngành gia công chính của nước ta là dệt may và giầy dép, với doanh thu từ gia
công 2 mặt hàng này chiếm trọng số trong hoạt động gia công, lắp ráp hàng hóa cho
thương nhân nước ngoài của Việt Nam.
Hoạt động gia công nhóm hàng dệt may đứng đầu với số ngoại tệ thu về 4,1 tỷ
USD, chiếm 48% tổng phí gia công; tiếp đến là giầy dép thu về 2,7 tỷ USD, chiếm 32%
tổng phí gia công; lắp ráp điện tử máy tính thu về 63 triệu USD, chiếm 0,7%; lắp ráp điện
thoại thu 268 triệu USD, chiếm 3,1%; gia công hàng hóa khác thu 1,4 tỷ USD, chiếm
16,2%.
Hoạt động gia công Giầy dép với nguồn nguyên liệu đầu vào thuộc về đối tác nước
ngoài đứng ở vị trí thứ 2 với số tiền thu được là 2,7 tỷ USD, chiếm 32% tổng phí gia
công. Các đối tác lớn đặt thuê gia công mặt hàng này là: Hàn Quốc 1,2 tỷ USD, chiếm
43,9%; Đài Loan 678 triệu USD, chiếm 24,8%; Trung Quốc 322 triệu USD, chiếm
11,8%; Hồng Kông 165 triệu USD, chiếm 6% và Hoa Kỳ 149 triệu USD, chiếm 5,4%.
Số tiền thu được từ hoạt động lắp ráp Điện thoại với linh kiện thuộc sở hữu của các
đối tác nước ngoài chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn với 3,1% (268 triệu USD). Các đối tác
thuê Việt Nam gia công lắp ráp Điện thoại gồm Trung Quốc với số tiền Việt Nam thu
được là 142 triệu USD, chiếm 53,1% tổng số tiền phí gia công thu được từ gia công lắp
ráp Điện thoại; thu từ Nhật Bản 84 triệu USD, chiếm 31,4% và từ Hàn Quốc 32 triệu
USD, chiếm 12%.
Phí gia công thu được từ việc lắp ráp hàng Điện tử máy tính chiếm tỷ trọng tương
đối thấp với 0,7% (63 triệu USD) tổng phí gia công mà Việt Nam thu được. Trong đó,
tiền phí gia công thu được từ một số đối tác chiếm tỷ trọng cao trong tổng phí gia công
hàng Điện tử máy tính như: Hàn Quốc 39 triệu USD, chiếm 61%; Nhật Bản 10,4 triệu
USD, chiếm 16,4%; Đài Loan 7 triệu USD chiếm 10,5%; Trung Quốc 3,6 triệu USD,
chiếm 5,6%.
Hoạt động gia công nhóm hàng hóa khác cho đối tác nước ngoài gửi nguyên liệu
thu được 1,4 tỷ USD, chiếm 16,1%. Phí gia công thu được từ một số nước đạt giá trị cao
như: Hàn Quốc 439 triệu USD, chiếm 31,8%; Trung Quốc 230 triệu USD, chiếm 16,7%;
Đài Loan 211 triệu USD, chiếm 15,3%; Nhật Bản 209 triệu USD, chiếm 15,3%.
Giá trị hàng hóa bán
Giá trị hàng Giá trị hàng
tại Việt Nam so với
hóa sau gia hóa bán tại
tổng giá trị hàng hóa
công, lắp ráp Việt Nam
sau gia công, lắp ráp

Tổng số 32 439 1 264 3,9


Điện tử máy tính 204 48 23,3
Giầy dép 10 042 793 7,9
Dệt may 16 775 173 1,0
Điện thoại 824 2 0,2
Hàng khác 4 593 248 5,4

Theo kết quả điều tra, trong năm 2016 tổng giá trị hàng hóa sau gia công, lắp ráp
với nguyên liệu đầu vào thuộc sở hữu nước ngoài đạt 32,4 tỷ USD, trong đó hàng hóa sau
gia công, lắp ráp được bán tại Việt Nam là 1,3 tỷ USD, chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn với
3,9% tổng giá trị hàng hóa sau gia công, lắp ráp. Xét theo từng nhóm hàng gia công, tỷ lệ
này của mặt hàng Điện tử máy tính đạt giá trị cao nhất với 23,3%; tiếp đến là mặt hàng
Giầy dép, Dệt may và Điện thoại với tỷ lệ tương ứng là 7,9%, 1% và 0,2%. Như vậy, hầu
hết sản phẩm sau khi gia công, lắp ráp được xuất khẩu trở lại cho nước thuê gia công
hoặc xuất khẩu cho nước khác theo chỉ định của nước thuê gia công, trong đó mặt hàng
Điện thoại và Dệt may hàng hóa sau gia công được để lại tiêu thụ tại Việt Nam rất thấp.
2. Gia công quốc tế ngành dệt may tại Việt Nam
2.1 Thực trạng gia công hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới, bình
quân kim ngạch xuất khẩu tăng 12%/năm. Trong những năm kinh tế suy giảm, ngành
may xuất khẩu vẫn duy trì được sự phát triển so với nhiều ngành nghề khác.
Mặc dù xuất khẩu dệt may tăng trưởng tương đối tốt trong nửa đầu năm 2022, song,
trong 6 tháng cuối năm 2022, các thị trường chính của dệt may Việt Nam rơi vào lạm
phát, sức mua suy giảm mạnh, đến quý IV/2022, đơn hàng đã giảm đến 30%, có doanh
nghiệp giảm đến 70% đơn hàng ở thị trường châu Âu (do lạm phát cao làm giảm chi tiêu
của người dân, trong đó may mặc là mặt hàng được cắt giảm chi tiêu nhiều). Ngoài ra, bất
lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch, yêu cầu
truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối
mặt. Bên cạnh đó, các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)... vẫn đang áp dụng các biện pháp
nghiêm ngặt chống Covid-19, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ
liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam. Song với rất nhiều nỗ lực phát triển sản
xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của dệt
may Việt Nam vẫn đạt khoảng 4,4 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2021.
Năm 2023, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 46 - 47 tỷ USD. Tuy
nhiên số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2023 đạt hơn 8,7 tỷ USD,
giảm 18,63% so với cùng kỳ năm 2022. Áp lực tiếp tục gia tăng khi ngành may bị giảm
đơn hàng trung bình từ 25% đến 27% do sức mua toàn cầu giảm, hàng tồn kho tăng cao,
các thị trường xuất khẩu chính đều giảm hoặc tăng không đáng kể. Bên cạnh đó, những
đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều chính sách khác của nhãn hàng, như phát triển
bền vững, xanh hóa, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải... đã gây ảnh hưởng tới hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp; lực lượng lao động của ngành có xu hướng giảm vì tình
trạng đơn hàng chưa được phục hồi và cạnh tranh gay gắt với các ngành công nghiệp
khác.
2.2 Phân tích SWOT
* Điểm mạnh :
- Nguồn lao động dồi dào làm cho chi phí chi phí nhân công thấp
- Do trang thiết bị được hiện đại hoá đến 90%, nên chất lượng các sản phẩm may
mặc của Việt Nam được các thị trường khó tính chấp nhận. Điều này làm cho kim ngạch
xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ngày càng tăng và thị trường xuất khẩu ngày
càng được mở rộng.
- Các doanh nghiệp dệt may đã có mối quan hệ gắn bó với nhiều nhà nhập khẩu, tập
đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới.
- Việt Nam được đánh giá cao là nước có tính ổn định chính trị và an toàn xã hội
cao.
* Điểm yếu :
- Quy trình sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn khá lạc hậu. chủ yếu
là gia công.
- Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Bên cạnh đó,
mức độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các
doanh nghiệp may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới.
- Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước
ngoài để xuất khẩu, nên giá trị gia tăng của ngành may còn thấp.
- Vấn đề thương hiệu của ngành may Việt Nam tại thị trường nước ngoài còn yếu
nên vẫn chưa chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ.
- Hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng huy động vốn đầu tư thấp, chưa
đạt hiệu quả kinh tế nhờ quy mô và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định.
- Năng lực sản xuất và tiếp thị còn hạn chế. Nên chưa xây dựng được chiến lược dài
hạn.
* Cơ hội :
- Sản xuất ngành dệt may hiên nay có xu hướng chuyển dịch sang các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam.
- Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tin nhiệm của các nước
nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản...) do chất lượng sản phẩm cao nên sẽ có thể mở rộng hơn
thị phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị xuất khẩu
- Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế suất
khi xuất khẩu hàng may mặc vào các nước khác
- Ngành may mặc trong thời gian tới được coi là ngành ưu tiên và khuyến khích
phát triển nên sẽ nhận được những nguồn vốn đầu tư lớn cả trong và ngoài nước
- Cam kết cải cách của Việt Nam đã tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, mở ra
quan hệ hợp tác mới và thị trường mới.
* Thách thức :
- Chất lượng sản phẩm dệt may Việt Nam được đánh giá là chưa cao và chưa đồng
đều.
- Các quốc gia nhập khẩu thường có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất lượng
của hàng may mặc nhập khẩu vào, bao gồm cả hàng hóa của Việt Nam.
- Hàng hóa Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác có nguy cơ bị kiện bản
phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành may mặc của nước nhập
khẩu
- Những biến động bất lợi về giá dầu thế giới, giá lương công nhân có thể làm tăng
giá thành sản xuất của doanh nghiệp may. Nếu giá sản phẩm may mặc của Việt Nam tăng
lên và cao hơn các nước khác thì các nước nhập khẩu sẽ chuyển hướng sang những nước
có giá thành rẻ hơn và không nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam nữa, do đó sẽ làm
giảm sút kim ngạch xuất khẩu.
- Các thủ tục hành chính còn chưa thuận lợi, năng lực cán bộ xây dựng và thực thi
chính sách còn hạn chế về chuyên môn và ngoại ngữ.
- Năng lực xúc tiến, bán hàng còn yếu so với các nước trong khu vực.
3. Định hướng phát triển ngành gia công dệt may tại Việt Nam
- Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành tìm kiếm nhà phân phối, sản xuất, xuất
khẩu nguyên phụ liệu của nước ngoài để thông tin cho các ngành sản xuất trong nước,
phát triển công nghiệp hỗ trợ, thực hiện các giải pháp hỗ trợ để phát triển sản xuất hàng
hóa làm nguyên liệu đầu vào, đảm bảo sự ổn định của doanh nghiệp.
- Thứ hai, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đặt ra yêu cầu về quy
tắc xuất xứ, sợi và vải phải sản xuất tại Việt Nam, sử dụng tại Việt Nam hoặc ở các nước
trong khối FTA mới được chứng nhận quy tắc xuất xứ và được hưởng thuế ưu đãi. Điều
này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may buộc phải tập trung phát triển theo toàn bộ chuỗi,
hình thành nên chuỗi giá trị trong nước. Đây cũng vừa là những khó khăn, thách thức, đòi
hỏi các doanh nghiệp dệt may cần nỗ lực hơn nữa và có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ.
- Thứ ba, đối với doanh nghiệp may, cần linh hoạt cơ cấu chuyển đổi mặt hàng để
đảm bảo đơn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Tập trung vào các giải pháp hình thành
chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, phát triển sản xuất xanh, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề lao
động, sẵn sàng ký nhận những đơn hàng thời vụ, thời gian giao nhanh nhằm đáp ứng nhu
cầu thị trường.
- Thứ tư, các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường, đổi mới phương
thức kinh doanh để phòng, tránh rủi ro; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu thông qua kênh
thương mại điện tử, qua các sàn thương mại điện tử trên thế giới như: Amazon, Ebay,
Alibaba để có thể tiếp cận thị trường hiệu quả.
- Thứ năm, doanh nghiệp dệt may cần tăng cường đầu tư công nghệ mới, tiết kiệm
năng lượng, giảm sử dụng hóa chất, giảm phát thải; sử dụng tối đa năng lượng tái tạo; đẩy
mạnh sản xuất sản phẩm tái chế, cập nhật để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và trách
nhiệm xã hội. Thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, đặc biệt chú trọng tới nguồn
nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang để từng bước tiến tới làm hàng FOB
(mua vật liệu, sản xuất, bán sản phẩm) và ODM (thiết kế, sản xuất, bán sản phẩm).
- Thứ sáu, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu đồng thời đảm
bảo yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định
Thương mại tự do EVFTA, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương CPTPP.

You might also like