You are on page 1of 5

CASE 4A:

DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ CHƠI TRẺ EM BẰNG GỖ


VÀ THIẾT BỊ GIÁO CỤ HỌC ĐƯỜNG

Giới thiệu dự án:


Theo kết quả điều tra nghiên cứu của các chuyên viên về tiếp thị và kỹ thuật của
công ty, đồ chơi dành cho trẻ em trong các trường học còn quá đơn giản, chưa
phong phú. Loại sản phẩm này cần được phát triển đa dạng vì nó có tác dụng kích
thích sự phát triển tư duy của trẻ em. Trên thị trường nội địa, nhu cầu đồ chơi trí
tuệ cho trẻ em chỉ đáp ứng khoảng 10%. Nhu cầu về các loại đồ chơi này đang có
xu hướng ngày càng tăng, dần dần thay thế các loại đồ chơi ngoại nhập, có tác hại
tới hành vi của trẻ em (như binh khí, đồ chơi bạo lực…).
Công ty Phước Thịnh (là một trong số ít các công ty tư nhân chuyên sản xuất các
loại đồ chơi và dụng cụ học đường bằng gỗ tại thành phố HCM) đang xem xét tính
khả thi cảa dự án xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em bằng gỗ và thiết bị
giáo cụ học đường đặt tại Quận 12 Thành phố HCM. Việc xây dựng nhà máy
nhằm khai thác, tận dụng, chế biến và nâng cao giá trị nguồn gỗ cao su, gỗ tạp sẵn
có trong nước thành các sản phåm có giá trị xuất khẩu cao. Ngoài ra còn tạo thêm
công ăn việc làm cho người lao động (chủ yếu là người địa phương – Quận 12).

Nhu cầu về đồ chơi và thiết bị giáo cụ học đường bằng gỗ.


Từ năm 1996 trên thị trường thế giới, đồ chơi và dụng cụ học đường bằng gỗ đã
chiếm một ưu thế hơn hẳn so với các loại đồ chơi lằm bằng cao su, kim loại, chất
dẻo, hóa chất – gây hại đến sức khoẻ của trẻ em. Theo ước tính của công ty, giá trị
xuất khẩu đồ chơi trẻ em hàng năm có thể đạt khoảng 3-4 tr.USD, nếu công ty đáp
ứng được hết tất cả các hợp đồng.
Theo dự kiến nhà máy sẽ sản xuất 3 loại sản phẩm chính. Công suất thiết kế, giá
bán sản phẩm được cho trong bảng 1 sau.
Bảng 1: Công suất thiết kế, giá bán từng loại sản phẩm của dự án
STT Tên sản phẩm Mã số CSTK Giá bán Giá bán
(USD)/SP (ĐVN)/SP
1 Đồ chơi ghép hình NH.001 177000 6 138000
2 Đồ chơi nhận thức cơ bản NH.002 144000 12 276000
3 Thiết bị học đường NH.003 9000 40 920000
Cộng 330000 sản phẩm /năm
Cho rằng trong suốt thời gian hoạt động của dự án, giá bán có thể xảy ra 3 tình
huống như sau:
Tình huống 1: Giá bán giảm mỗi năm 2%
Tình huống 2: Giá bán không đổi (0%)

Bieân soaïn: PGS, TS. Nguyeãn Quang Thu – QTKD/ TC-DA 1


Tình huống 3: Giá bán tăng mỗi năm 7%

MMTB sẽ được nhập từ Singapore, nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển
và giao thiết bị đến tận nhà máy. Nhà máy sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ cao su
khai thác tại khu vực Miền Đông Nam Bộ.

Chi phí đầu tư ban đầu:


Công suất thiết kế của nhà máy là 330000 sản phẩm/năm.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư của dự án là 54760 tr.ĐVN. Trong đó được phân bổ theo
các hạng mục như trong bảng 2 sau:
Bảng 2: Chi phí đầu tư của dư án
STT Hạng mục đầu tư Nhu cầu VĐT Tuổi thọ
(tr.ĐVN) ( năm)
1 Giá trị quyền sử dụng đất 4500 50
2 Xây dựng nhà xưởng 30000 20
3 MMTB nhập khẩu 14260 7
4 Cơ sở hạ tầng khác 6000 6

Các loại tài sản cố định và quyền sử dụng đất được khấu hao theo phương pháp
đều hàng năm.

Nhu cầu vốn lưu động của dự án:


- Khoản phải thu (AR): 4% doanh thu
- Khoản phải trả (AP): 7% tổng chi phí nguyên vật liệu
- Nhu cầu tiền mặt (CB) : 3% tổng doanh thu
- Tồn kho (AI): DN không có hàng tồn kho, do chỉ sản xuất theo đơn đặt
hàng của khách hàng yêu cầu

Hoạt động của nhà máy:


Công suất sử dụng thực tế trong các năm hoạt động của dự án như bảng 3 sau:
Bảng 3: Công suất thực tế sử dụng của nhà máy
Năm 1 2 3 4 5 6
CSSD 80% 85% 90% 90% 95% 95%
Nhà máy làm việc 360 ngày/năm. Năm có 12 tháng.

Chi phí lao động của dự án:


Nhu cầu lao động cần cho dự án là 140 người. Số lao động trực tiếp là 120 người
trong đó có 40% là lao động có tay nghề được trả lương bình quân là 6 triệu
đồng/tháng/người; 60% là lao động giản đơn và tiền lương trung bình là 3 triệu
đồng/tháng/người. Số lao động gián tiếp là 20 người, trong đó có 19 nhân viên
quản lý được trả lương 8,4 triệu đồng/tháng/người và một giám đốc hưởng lương
20 triệu đồng/tháng.Tiền thưởng hàng năm bằng một tháng lương của người lao
động. Các khoản bảo hiếm và chi phí trả theo lương (BHYT, BHXH, BHTN, Phí

Bieân soaïn: PGS, TS. Nguyeãn Quang Thu – QTKD/ TC-DA 2


công đoàn) là 23.5% tổng quỹ tiền lương. Cho rằng cứ sau 3 năm thì tiền lương
của người lao động tăng lên 5%. Tỷ giá hối đoái hiện tại là 23000 đồng/USD,
trong tương lai có thể sẽ tăng lên đến 25000 đồng/USD. Tỷ lệ lạm phát trong nước
và nước ngoài được giả định bằng 0%. Tỷ suất thuế thu nhập của công ty là 20%.

Nhu cầu vê nguyên liệu đầu vào:


Giả định rằng trong thời gian hoạt động của dự án, giá nguyên liệu chính (gỗ cao
su) có thể xảy ra các tình huống:
Tình huống 1: Giá nguyên liệu tăng mỗi năm 2%
Tình huống 2: Giá nguyên liêu không đổi
Tình huống 3: Giá nguyên liệu giảm mỗi năm 5%
Cho rằng giá các nguyên vật liệu phụ khác không đổi.
Bảng 3 và bảng 4 là giá và định mức của các loại nguyên liệu chính, phụ cần để
sản xuất 3 loại sản phẩm của dự án.
Bảng 3: Giá nguyên vật liệu chính, phụ cần cho dự án
STT Khoản mục tính ĐVT Giá NL Giá NL
(USD) (ĐVN)
1 Gỗ cao su M3 160 3680000
2 Ván MDF Tấm 6 138000
3 Keo ghép kg 2 46000
4 Keo sữa kg 1.5 34500
5 Keo 502 bình 0.5 11500
6 Sơn lót kg 3 69000
7 Sơn nước các loại lít 7 161000
8 Thùng carton cái 0.8 18400
9 Màng PVC kg 1.8 41400
10 Băng keo Cuộn 0.5 11500

Bảng 4: Định mức NVL cho từng loại sản phẩm của dự án
STT Loại nguyên liệu ĐVT NH.001 NH.002 NH.003
1 Gỗ cao su M3 0.006097 0.01176 0.018627
2 Ván MDF Tấm 0.075178 0.144973 0.229644
3 Keo ghép kg 0.052101 0.100469 0.159112
4 Keo sữa kg 0.003846 0.007429 0.011802
5 Keo 502 bình 0.053816 0.103718 0.163894
6 Sơn lót kg 0.111466 0.214986 0.340516
7 Sơn nước các loại lít 0.055815 0.107643 0.170496
8 Thùng carton cái 0.313249 0.604024 0.956817
9 Màng PVC kg 0.112833 0.217616 0.344709
10 Băng keo Cuộn 0.044319 0.085214 0.135173
Các loại NVL chính và phụ được cung cấp từ thị trường nội địa bằng đồng nội tệ.

Bieân soaïn: PGS, TS. Nguyeãn Quang Thu – QTKD/ TC-DA 3


Các chi phí nhập lượng khác của dự án như sau:

 Chi phí bảo dưỡng MMTB 1% chi phí MMTB


 Chi phí bán hàng 1.5% Tổng doanh thu
 Chi phí quản lý phân xưởng 1% TDT
 Chi phí quả trị chung 4% TDT
 Chi phí bảo hiểm hỏa hoạn 0.12% Chi phí đầu tư
 Chi phí điện nước 2% Chi phí trực tiếp SX
 Chi phí khác 1% TDT
 Chi phí đào tạo là 104 tr.ĐVN/năm
 Chi phí trước hoạt động: 1200 triệu (khấu trừ vào CPHĐ trong 3 năm)

Tài trợ của dự án:


Tổng chi phí đầu tư thiết bị máy móc là 620000 USD (tương ứng với 14260
tr.ĐVN). Vay ngoại tệ của EXIMBANK 70% giá trị MMTB (434000 USD, tương
ứng 9982 triệu ĐVN) với lãi suất 5%, thời hạn vay 4 năm, thanh toán theo phương
thức đều, bắt đầu trả từ năm thứ nhất. Số còn lại 30% giá trị MMTB (186000 USD
ứng với 4278 triệu đồng), sử dụng vốn chủ sở hữu. 60% chi phí xây dựng nhà
xưởng và cơ sở hạ tầng khác (tương ứng 21600 tr.ĐVN) sẽ Vay của ngân hàng
Đông Á, lãi suất 6%, thời hạn 4 năm, thanh toán theo phương thức gốc trả đều, lãi
theo số dư nợ đầu kỳ, bắt đầu trả từ năm thứ nhất. Phần còn lại 40% Chi phí xây
dựng nhà xưởng và cơ sở hạ tầng khác (14400 tr.ĐVN) và giá trị quyền sử dụng
đất sẽ dùng vốn chủ sở hữu với chi phí cơ hội của vốn chủ sở hữu là 15%.

Dự án được hưởng:
 Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho 01 năm đầu khi dự án đi vào
hoạt động. Được giảm 50% thuế suất thuế thu nhập cho 03 năm tiếp theo.
 Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất 0%.Thuế xuất khẩu 0%
Quy ước:
Trong tất cả các bảng tính, hãy dùng quy ước cuối năm. Giả định rằng thời gian
hoạt động của nhà máy là 7 năm (kể cả 1 năm xây dựng). Việc xây dựng nhà máy
xảy ra vào năm 0. Thời gian hoạt động của nhà máy sẽ từ năm 1 đến năm 6. Đối
với các hạng mục và thông tin có thể chưa đủ hoặc chưa hoàn chỉnh, hay dư thừa,
Anh / chị hãy tư do đặt những giả định làm nền tảng tích của anh/chị.

Yêu cầu:
1. Lập một bảng thông số rõ ràng, sắp xếp có khoa học và có ghi chú đầy đủ.
2. Lập kế hoạch sản lượng và doanh thu.
3. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định
4. Lập lịch trả nợ trong nước và nước ngoài (bằng đồng ngoại tệ và nội tệ)
5. Tính tiền lương trực tiếp và gián tiếp

Bieân soaïn: PGS, TS. Nguyeãn Quang Thu – QTKD/ TC-DA 4


6. Tính gía thành 1 ĐVSP (của mỗi loại sản phẩm)
7. Tính giá vốn hàng bán
8. Tính chi phí họat động của dự án
9. Lập bảng vốn lưu động của dự án
10. Lập bảng báo cáo thu nhập
11. Tính chi phí vốn của dự án
12. Lập bảng ngân lưu (thực) theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián
tiếp cho dự án theo quan điểm tổng vốn và theo quan điểm vốn chủ sở hữu.
Tính NPV và IRR của dự án theo các quan điểm của TIP và EPV.
13. Phân tích rủi ro của dự án: sử dụng phương pháp độ nhạy một chiều, 2
chiều và phần mềm Crystal Ball để mô phỏng rủi ro của dự án (hàm mục
tiêu là NPV và IRR của dự án. Biến rủi ro tùy anh/chị chọn)
14. Kết luận về ngân lưu tài chính của dự án.

Bieân soaïn: PGS, TS. Nguyeãn Quang Thu – QTKD/ TC-DA 5

You might also like