You are on page 1of 5

CÂU HỎI TỰ LUẬN và BÀI TẬP

SỬ DỤNG THÔNG TIN THÍCH HỢP ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH SẢN XUẤT


KINH DOANH

Câu 1: Công ty M thực hiện một dự án trong hợp đồng đã ký với công ty X. Các
thông tin về dự án đó như sau:
1. Chi phí đã phát sinh cho dự án này công ty đã chi: 40 triệu đồng
2. Dự kiến phải thực hiện 1 năm nữa thì dự án mới hoàn thành và phải chi thêm
120 triệu đồng nữa,ước tính các khoản chi phí như sau:
+ Chi phí nhân công: 40 triệu
+ Chi phí nguyên vật liệu: 60 triệu
+ Chi phí chung: 20 triệu
(Trong đó: Khấu hao TSCĐ: 10 triệu; chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phân bổ 10
triệu).
3. Dự án hoàn thành thì công ty M sẽ thu được 90 triệu.
4. Giá trị thanh lý hiện thời của máy móc thiết bị, nhà xưởng dùng cho dự án
(không sử dụng cho việc khác của công ty) là: 20 triệu, nếu thanh lý sau 1 năm nữa
là: 10 triệu.
5. Nguyên vật liệu dùng cho dự án đã được ký hợp đồng mua: 60 triệu, nếu không
thực hiện hợp đồng thì số nguyên vật liệu trên phải bán lại cho nhà cung cấp với số
tiền thanh lý thu được là 30 triệu.
6. Chi phí nhân công cho 3 nhân viên làm việc trực tiếp với mức lương mỗi người
10 triệu/ năm; còn lại là chi phí cho người giám sát dự án với mức tiền công là 10
triệu/năm (nhân viên giám sát dự án thuê ngoài). Nếu dự án này không được tiếp
tục thì 3 nhân viên làm việc trực tiếp sẽ chuyển sang làm công việc khác ở văn
phòng của công ty với mức lương không thay đổi, còn người giám sát dự án sẽ
chấm dứt hợp đồng với mức bồi thường là 5 triệu.
7. Nếu dự án không hoàn thành, công ty sẽ phải bỏ ra một khoản tiền phạt là: 30 triệu
đồng.
Yêu cầu: 1. Tính toán và chỉ ra các thông tin thích hợp của dự án này?
2. Tính toán và tư vấn cho nhà quản trị nên tiếp tục dự án hay ngừng thực hiện
dự án?

Câu 2: Công ty M kinh doanh 3 loại hàng hoá là A, B, C. Báo cáo kết quả kinh
doanh bộ phận như sau: (đvt: 1.000đ)
Chỉ tiêu Loại hµng
Tổng cộng
Hàng hoá A Hàng hoá B Hàng hoá C
1. Doanh thu 250.000 125.000 75.000 50.000
2. Biến phí 105.000 50.000 25.000 30.000
3. Định phí bộ 92.000 73.000 20.000
phận
- Tiền lương 50.000 29.500 12.500 8.000
- KH TSCĐ 27.000 11.500 8.500 7.000
- Quảng cáo 12.000 1.000 7.500 3.500
- Bảo hiểm 3.000 2.000 500 500
TSCĐ
4 Định phí 30.000 15.000 9.000 6.000
chung phân
bổ
Yêu cầu: 1. Mặt hàng C trong kỳ kinh doanh bị lỗ nên có người cho rằng không
nên tiếp tục kinh doanh mặt hàng này. Theo Anh/chị hãy tính toán và cho biết ý
kiến. Biết rằng nếu ngừng kinh doanh mặt hàng C thì toàn bộ định phí bộ phận
không còn và định phí chung không đổi
2. Nếu thay thế kinh doanh mặt hàng C bằng mặt hàng mới D, với mặt
hàng D có doanh thu 40.000, biến phí 22.000, định phí bộ phận 12.000 và định phí
chung không đổi. Hãy nhận xét và cho biết ý kiến?
Câu 3: Tại một nhà máy sản xuất các sản phẩm đang hoạt động thấp hơn công suất
thiết kế. Giám đốc nhà máy muốn tận dụng hết công suất bằng cách nhận thêm đơn
đặt hàng với giá thấp. Một khách hàng có thể là khách hàng thường xuyên của nhà
máy có đơn đặt hàng 600 sản phẩm X. Để sản xuất 1 sản phẩm X cần 4 kg vật liệu A
và 6 kg vật liệu B.

1. Tình hình vật liệu tồn kho của nhà máy hiện tại như sau:
Tên vật liệu Số lượng Đơn giá mua Đơn giá mua Đơn giá thanh
(kg) theo giá gốc hiện hành lý (nếu không
(thay thế) dùng nữa)
A 3.000 300 400 250
B 3.200 200 300 150
2. Thông tin bổ sung:
- Vật liệu A hiện tại đang được nhà máy tiếp tục sử dụng và tồn kho hiện thời
phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Vật liệu B hiện tại không còn được nhà máy tiếp tục sử dụng nữa.
Yêu cầu: 1. Tính toán và chỉ ra các thông tin thích hợp trong trường hợp có sản
xuất SP X hoặc không SX SP X của công ty?
2. Xác định mức giá tối thiểu của NVL cho đơn đặt hàng 600 sản phẩm
X là bao nhiêu? Vì sao?
Câu 4: Tại công ty M hiện đang có một bộ phận sản xuất linh kiện K để lắp ráp vào
thành phẩm của Công ty sản xuất. Công suất của bộ phận sản xuất linh kiện K là 100.000
linh kiện/năm. Nhu cầu hiện tại của Công ty về linh kiện này là 60.000 linh kiện/năm.
Chi phí liên quan đến sản xuất linh kiện K trong năm qua như sau:(Đơn vị: 1.000
đồng)
Khoản mục chi phí 1 đơn vị Tổng số
linh kiện (60.000 linh
kiện)
1. NVL trực tiếp 30 1.800.000
2. Nhân công trực tiếp 15 900.000
3. Biến phí SX chung (VL, CCDC...) 10 600.000
4. Tiền lương nhân viên quản lý, phục vụ phân 2 120.000
xưởng
5. Định phí Khấu hao máy móc thiết bị SX 20 1.200.000
6. Định phí QLDN phân bổ 5 300.000
Tæng céng 80 4.800.000

Có một nguồn cung cấp đến chào hàng linh kiện K với Công ty đảm bảo cung
cấp đầy đủ theo yêu cầu của Công ty về số lượng và chất lượng và sẽ cung cấp lâu
dài linh kiện K cho Công ty, với giá 60đ/linh kiện. Vậy Công ty có nhận lời ký hợp
đồng với nhà cung cấp này hay không?
Yêu cầu: 1. Phân tích và chỉ ra các thông tin không thích hợp
2. Kế toán quản trị hãy tính toán và tư vấn cho nhà quản lý Công ty.
Thông tin bổ sung:
- Dự kiến nhu cầu năm tới về linh kiện K của Công ty có khả năng tăng lên
65.000 linh kiện/năm vì khối lượng tiêu thụ thành phẩm của Công ty tăng lên.
- Tiền lương nhân viên phân xưởng là biến phí
- Bộ phận sản xuất linh kiện này không sử dụng để sản xuất mặt hàng nào
khác.
Câu 5: Tại Công ty M chế biến lương thực (bột mì) có 02 giai đoạn chế biến đó là
giai đoạn 1 xay mỡ hạt thành mỡ vỡ và giai đoạn 2 nghiền mỡ vỡ thành bột mỡ. Xí
nghiệp đưa vào xay mì hạt với khối lượng là 200 tấn. Giá bán tại thời điểm hiện
tại: 1 tấn mì vỡ là 4,5 triệu đồng; giá bán 1 tấn mì bột (thành phẩm) là 5,0 triệu
đồng. Biết rằng chi phí chế biến thêm từ mì vỡ ra mì bột 1 tấn mì bột như sau:
- Chi phí nhân công trực tiếp 400 ngàn đồng.
- Biến phí khác 250 ngàn đồng.
- Hao hụt ở công đoạn thứ nhất xay từ mì hạt thành mì vỡ là 3%; còn hao hụt ở
công đoạn thứ hai là 4%.
- Nếu không tiếp tục chế biến mì hạt thành bột mì thì tiết kiệm được chi phí cố
định là: 4,0 triệu đồng.
Vậy xí nghiệp nên quyết định tiếp tục chế biến ra bột mì mới bán hay là bán ngay
mì vỡ khi kết thúc giai đoạn 1? Kế toán quản trị hãy tính toán và tư vấn?
Câu 6:
a. Đặc điểm và tiêu chuẩn chọn quyết định ngắn hạn?
b. Khi quyết định nên bán ngay bán thành phẩm hay chế ra thành phẩm rồi
mới bán thì thông tin thích hợp thường là những loại thông tin nào? Tại
sao?
Câu 7:
a. Thế nào là thông tin thích hợp? Thông tin không thích hợp? Đặc điểm
của thông tin thích hợp cho quá trình quyết định?
b. Khi quyết định tự sản xuất hay mua ngoài linh kiện, chi tiết thiết bị, bao
bì thì thông tin thích hợp thường là những loại thông tin nào? Tại sao?
Câu 8:
a. Mục đích phân biệt thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp cho
quá trình ra quyết định ngắn hạn?
b. Khi ra quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận hay một
mặt hàng cá biệt thì thông tin không thích hợp thường là những loại
thông tin nào? Tại sao?
Câu 9:
a. Quá trình phân tích thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định
ngắn hạn?
b. Thông tin không thích hợp bao gồm những loại nào? Đặc điểm cơ bản
của thông tin không thích hợp trong quá ttrình ra quyết định ngắn hạn?
Câu 10:
a. Những nội dung cơ bản để thu thập, lựa chọn thông tin tư vấn cho quyết
định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận , sản phẩm, mặt hàng?
b. Phân tích các đặc điểm của quyết định ngắn hạn? Nhà quản trị doanh
nghiệp thường phải ra các quyết định ngắn hạn nao?
Câu 11:
a. Những nội dung cơ bản để thu thập, lựa chọn thông tin tư vấn cho quyết
định tự sản xuất hay mua ngoài linh kiện, vật liệu, bao bì?
b. Thế nào là thông tin không thích hợp? Hãy tóm tắt nội dung của quá
trình phân tích thông tin thích hợp trong quá trình ra quyết định ngắn
hạn?
Câu 12:
a. Những nội dung cơ bản để thu thập, lựa chọn thông tin tư vấn cho quyết
định nên bán ngay thành phẩm hay tiếp tục chế biến ra thành phẩm rồi
mới bán?
b. Hãy phân tích các tiêu chuẩn cơ bản của việc chọn quyết định ngắn hạn?
Câu 13:
a. Vì sao phải phân biệt thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp
trong kế toán quản trị?
b. Thế nào là chi phí chìm? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 14:
a. Phân tích sơ đồ của quá trình ra quyết định ngắn hạn?
b. Thế nào là chi phí cơ hội? Cho ví dụ minh hoạ?

---------------------------

You might also like