You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO
MÔN HỌC: HÀNH VI TỔ CHỨC

Tên đề tài:

VĂN HÓA QUỐC GIA ẢNH HƯỞNG TỚI


VĂN HÓA DOANH NGHIỆP FORD

Giảng viên hướng dẫn : Phùng Thị Phước An


Lớp tín chỉ : HRM2001_48K30
Nhóm : 1
Tên thành viên : Nguyễn Thu Hà
Trần Quang Ngọc Hải
Huỳnh Thị Minh Hiền
Đinh Thị Hoàng Ngân
Nguyễn Hoàng Trí

Đà Nẵng, ngày 6 tháng 10 năm 2023


MỤC LỤC

I, Tổng quan về Ford Motor:...............................................................................................................1

II, Văn hóa của Ford Motor:...............................................................................................................1

1. Sự hình thành văn hóa doanh nghiệp:...........................................................................................1

a)Nguyên nhân gián tiếp:....................................................................................................................1

b)Nguyên nhân trực tiếp:.....................................................................................................................2

2.Henry Ford và 4 triết lý tạo dựng văn hóa doanh nghiệp:.............................................................2

3.Sự duy trì văn hóa của Ford Motor và sự chi phối của văn hóa Mỹ:.............................................4

a)Sự duy trì văn hóa của Ford Motor:................................................................................................4

b)Văn hóa Mỹ và sự chi phối đến văn hóa của Ford Motor:..............................................................6

4.Văn hóa của Ford Motor khi tham gia phát triển toàn cầu:..........................................................7

a)Tình hình kinh doanh của Ford ở ngoại quốc:................................................................................7

b)Ford đã duy trì văn hóa khi tham gia phát triển toàn cầu như thế nào?:........................................8
I, Tổng quan về Ford Motor:
Ngày 3/11/1901, Henry Ford đã thành lập một công ty, đặt tên theo tên của ông. Sau
đó chưa đầy một năm, công ty đổi tên thành Cadillac Motor và Henry Ford cũng rời
đi. Ngày 16/3/1093, Henry Ford tiếp tục thành lập công ty mới, Ford Motor Company,
trụ sở trong một nhà máy cũ với 28.000 USD tiền mặt từ 12 nhà đầu tư.

- FORD là một công ty sản xuất thương mại ô tô đa quốc gia, có trụ sở chính tại bang
Michigan, Mỹ. Được thành lập năm 1903, Ford kinh doanh xe ô tô và xe thương mại.
+ FORD nắm giữ nhiều cổ phần của một vài công ty ô tô trên thế giới. Đồng thời có
liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
+ Sau nhiều năm hoạt động FORD trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ 2 của Mỹ và lớn
thứ 5 trên thế giới dựa trên sản lượng xe sản xuất năm 2015. Thêm nữa, FORD là công
ty có trụ sở tại Mỹ đứng thứ 11 trong danh sách Fortune 500 năm 2018 dựa trên doanh
thu toàn cầu năm 2017 đạt 156,7 USD
- Với những năm 1980, Ford đã giới thiệu một số loại xe rất thành công trên khắp thế
giới. Trong những năm 1980, Ford bắt đầu sử dụng khẩu hiệu quảng cáo, "Gần đây
bạn đã lái một chiếc Ford chưa?" để giới thiệu khách hàng mới cho thương hiệu của
họ và làm cho xe của công ty tỏ ra hiện đại hơn.
II, Văn hóa của Ford Motor:
1. Sự hình thành văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa “Giá rẻ và chất lượng cao”
a) Nguyên nhân gián tiếp:

1
- Giữa năm 1933, Hubert French, khi đó là Giám đốc Điều hành của Ford Motor
Company tại Australia, nhận được một lá thư từ vợ của một nông dân ở Gippsland,
Victoria. Trong thư, bà viết: “Vợ chồng tôi không đủ tiền mua đồng thời cả ô tô và xe
tải, nhưng chúng tôi cần một chiếc ô tô để đi đến nhà thờ vào Chủ nhật và một chiếc
xe tải để chở heo đi chợ vào thứ Hai. Ông có thể giúp chúng tôi được không?".
- French đã chuyển bức thư cho Lewis (Lew) Bandt, 23 tuổi, người ngay lập tức bắt
tay vào việc tạo ra một phương tiện đa dụng mang đến cho nông dân và những người
buôn bán sự thoải mái của một chiếc ô tô và một không gian chở hàng rộng rãi để làm
việc khi cần thiết. Đặc biệt hơn hết là hạ giá thành sản phẩm để phù hợp với thu nhập
của người nông dân.
b) Nguyên nhân trực tiếp:
- Vào thời điểm khi nền kinh tế Mỹ đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, việc sở hữu
xe hơi luôn là một điều rất khó khăn. Đúng như vậy lượng xe mà Ford bán ra ngày
càng ít. Để xe hơi được đến gần hơn với người tiêu dùng, Henry đã tìm cách hạ giá
thành sản phẩm. Sau nhiều đêm trăn trở, ông nhận thấy chỉ bằng cách sản xuất với số
lượng lớn, giá thành của xe mới có thể hạ được. Đây có thể coi là ý tưởng mang tính
cách mạng của nền công nghiệp ô tô thời bấy giờ.
- Nếu các công ty sản xuất xe khác chỉ tập trung vào việc bán hàng để kiếm tiền
thì ông tập trung vào việc tạo ra sản phẩm tốt nhất có thể, chú ý đến từng chi tiết để tạo
ra sự kết nối với khách hàng và thiết lập mối quan hệ lâu dài với họ.
- Ngài Ford tin rằng “một công ty không chỉ là một cỗ máy sản xuất ra tiền mà nó phải
mang lại một điều gì đó để làm cho cuộc sống con người trở nên tốt hơn. Nếu làm
được điều này, lợi nhuận tự nhiên sẽ đến”
- Nếu như trong quá khứ, những chiếc xe hơi được xem như là một thứ đồ chơi của
người giàu có thì nay Ford đã thay đổi quan niệm này bằng cách quảng cáo tính hữu
dụng của những chiếc xe hơi hãng Ford với câu nói nổi tiếng: “Bất kể ai cũng có thể
lái một chiếc Ford”.
=> Mục tiêu cao nhất không phải là “lợi nhuận” khi khách hàng nghĩ đến hãng xe
FORD
sẽ nghĩ đến “giá rẻ và chất lượng cao”. Đó là một trong những giá trị văn hóa cốt lõi
đã
mang lại thành công đáng kinh ngạc trong kinh doanh của Henry Ford.

2
2. Henry Ford và 4 triết lý tạo dựng văn hóa doanh nghiệp:
Triết lí 1: Hãy bám lấy ý tưởng của mình.
- Sinh ra ở Michigan trong một gia đình nông dân. Từ nhỏ Ford đã yêu thích lắp ráp
máy móc, trùng hợp thay gia đình của ông chỉ cách Detroit ( Trung tâm của ngành
công nghiệp nhờ sự phát triển của động cơ hơi nước) 12km.
- Trong một lần, ông chế tạo một chiếc ô tô sử dụng động cơ hơi nước nhưng lò đun
của nó quá nguy hiểm để có thể cho người lái. Tuy vậy ông nói “Tôi không vứt bỏ ý
tưởng về một chiếc xe không cần ngựa kéo,”một điều mà nhiều nhà thông thái lúc đó
cho là lập dị.
- Vào những năm 1880 Henry Ford tình cờ đọc được dữ liệu về động cơ xăng. Khi ông
chuyển sang thí nghiệm trên động cơ dùng xăng, ông ấy nói, “Điện thì có thể. Nhưng
xăng thì không bao giờ!” Và một lần nữa, Ford không bỏ cuộc .Ông quyết định tập
trung vào các xe đua nhằm quảng bá cho xe của mình và lôi kéo sự ủng hộ cho tham
vọng của mình ở bất kỳ đâu.
- Đến năm 1896, Henry đã lắp ráp thành công mẫu xe đầu tiên của mình sử dụng động
cơ xăng 4 mã lực. Dù có nhiều người không tin ông và niềm đam mê đó, ông đã dám
đặt cược vào bản thân và đạt được thành công lớn.
Triết lí 2: Đừng quá vội vàng.
- Nhưng khác với tư duy phổ biến thời đó – tức là phải liên tục thay đổi và cải thiện
mẫu mã – Ford tin rằng việc làm đúng ngay lần đầu tiên mới quan trọng. “Đầu tiên là
phải kiểm tra xem nó đã được tạo ra theo cách tốt nhất có thể chưa – nó có đem lại trải
nghiệm hoàn hảo nhất không?” Ford luôn tự hỏi mình như vậy. Đối với Ford, chất
lượng là ưu tiên số một. Ông luôn nghĩ rằng, nếu một chiếc ô tô ông sản xuất bị hỏng
giữa đường, cá nhân ông sẽ là người phải chịu trách nhiệm.
- Ford cũng ghét sự thờ ơ của ngành ô tô đối với việc cải tiến phương pháp sản xuất –
họ chỉ muốn “cố gắng vừa đủ để kiếm lợi nhuận.” Ông đặt nhiều ưu tiên lên chất
lượng hơn những cổ đông, và tin rằng đó là một trong những nhân tố quan trọng dẫn
tới thành công. Vội vàng lao vào kinh doanh trong khi chưa tự tin 100% vào sản phẩm
là điều không thể chấp nhận được với Ford. Theo ông, đó cũng là một yếu tố dẫn tới
các thất bại trong kinh doanh mà mọi người không nhận ra.
Triết lý 3: Hãy làm việc cùng nhau.

3
- Ford nói. “Nếu mọi người đều tiến lên phía trước cùng nhau, thì thành công sẽ tự
nhiên mà đến.” Mỗi người có thế mạnh và điểm yếu riêng, và Ford quyết định tạo ra
một môi trường giúp họ bình đẳng với nhau. Để thể hiện điều này, Ford từ chối đưa ra
những tên gọi cho chức vụ của nhân viên. Ông nói “Tôi không tin vào những tên gọi,
chúng khiến một người nghĩ anh ta là cấp trên.” Thay vào đó, mọi người được coi như
là ở cùng một cấp bậc và mỗi người có một trách nhiệm cá nhân riêng. Bằng cách xoá
bỏ các giới hạn của quyền lực, Ford có thể giữ một lực lượng lao động ổn định mà
không cố gắng áp đặt lên người nào cả.
Triết lý 4: Hãy tự tạo ra giá trị
- Chưa từng là người chạy theo đồng tiền, Ford tin rằng một cuộc sống có ích sẽ được
đáp lại sau này. Ông đã từ bỏ một mức lương cao để theo đuổi lý tưởng của mình - tạo
ra một hãng xe hơi giá rẻ, có chất lượng. Ford khẳng định thành công của ông là do xe
hơi ông sản xuất giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người sử dụng. Nếu Ford
Motor chỉ muốn kiếm tiền mà không đóng góp cho sự sung túc của xã hội, Ford đã bỏ
cuộc ngay từ đầu và theo đuổi một công việc có ý nghĩa hơn. Nói cho cùng, “một
doanh nghiệp mà không tạo ra gì khác ngoài tiền là một doanh nghiệp không có giá
trị.”

Henry Ford (1863 - 1947)


3. Sự duy trì văn hóa của Ford Motor và sự chi phối của văn hóa Mỹ:
a) Sự duy trì văn hóa của Ford Motor:
- Cách kinh doanh của Henry đã khiến một số người rất ngạc nhiên, cứ hằng năm giá
thành của ô tô lại giảm. Vào những năm 1909-1910, chiếc xe trị giá 950 đô la. Mười
năm sau, giá xe chỉ còn 355 đô la.
- Đồng thời năm 1930, Mỹ đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho thu nhập
của dân Mỹ bị giảm xuống, cuộc sống cơ cực, khó khăn. Đồng thời được truyền cảm
hứng từ câu chuyện đã được kể ở trên Ford đã hình thành nên văn hóa sản xuất ra
4
những chiếc xe chất lượng đi đôi với giá cả phải chăng và đáp ứng được nhu cầu đa
dạng của khách hàng trên toàn cầu.

- Hiện tại
+ Năm 2006, Chiến lược kinh doanh của Ford được thể hiện trong kế hoạch "One
Ford" của hãng, và 1 trong 4 chiến lược trong one Ford là Thúc đẩy phát triển các sản
phẩm mới có giá trị sử dụng cao để đáp ứng được nhu cầu cho khách hàng. Và một
trong những kết quả mà One Ford mang lại là cho ra những sản phẩm tốt- được thể
hiện ở yếu tố chất lượng cao, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng và
thông minh.
+ Năm 2020, Consumer Reports đánh giá Ford xếp 22 trong 26 thương hiệu có mặt tại
Mỹ trong bảng xếp hạng độ bền bỉ xe thường niên, mặc cho Ford Explorer- dòng xe
SUV Ford cho ra mắt vào năm 2019 với chất lượng thảm hại trong thời gian đầu ra
mắt. Một mình Explorer khi đó kéo tụt điểm chất lượng của Ford xuống thê thảm.
+ Đến năm 2022, cũng theo tờ báo này, Lincoln là dòng xe duy nhất của Ford có mặt
trong top 10 dòng xe đáng tin cậy của năm, Ford giữ vị trí 18 (tăng 2 bậc so với năm
ngoái). Tuy nhiên, dòng xe Ford F-Series vẫn là top 1 xe bán chạy tại Mỹ từ năm 2020
đến nay nhờ vào chất lượng và giá cả tốt của xe.

5
+ Jim Farley - CEO hiện tại của Ford khi trao đổi với nhóm các kỹ sư điều hành Ford
xác nhận "nâng cao chất lượng xe là ưu tiên số một của họ nhưng quá trình này sẽ mất
nhiều năm”.
- Vì vậy, tạo ra những mẫu xe chất lượng với giá cả phải chăn vẫn là kim chỉ nam của
Ford Motor Company trong suốt hơn 1 thế kỷ qua.

Các dòng xe của Ford hiện nay.


b) Văn hóa Mỹ và sự chi phối đến văn hóa của Ford Motor:
- Vào những năm đầu thế kỉ 20, xe hơi là một phương tiện chỉ dành cho những người
giàu có và nổi tiếng. Tuy nhiên, bây giờ nó đã trở thành một phần không thể thiếu của
cuộc sống của mỗi người dân Mỹ. Henry Ford là người đầu tiên nhận thấy rằng hầu
hết người Mỹ không thể mua nổi một chiếc xe bởi vì chi phí vận hành của nó quá cao,
nhưng ông hiểu rằng ai cũng muốn sở hữu cho mình một chiếc xe hơi. Và từ đó Model
T ra đời, là chiếc xe hơi đầu tiên được sản xuất hàng loạt, phù hợp với tầng lớp trung
lưu. Đây cũng chính là khởi nguyên cho ngành công nghiệp xe hơi tại Mỹ.

Model T Ford

6
- Bên cạnh đó trong tiềm thức của người Mỹ bao lâu nay, xe ôtô không những là
phương tiện di chuyển mà còn là nơi để sưởi ấm, để trú ẩn, họ xem chiếc xe như là
một “ngôi nhà” thu nhỏ vì thế người Mỹ có xu hướng đầu tư mua xe trước khi có riêng
cho mình một ngôi nhà thực thụ. Việc tạo ra một chiếc xe giá rẻ là điều cần thiết, nhất
là vào thời điểm khủng hoảng Kinh tế năm 1930.
- Vì tính cách thích sự tự do và riêng tư của người Mỹ mà phương tiện giao thông
công cộng (xe buýt, tàu lửa, ...) ở Mỹ bị nhận thức hơi tiêu cực. Nhiều người Mỹ thích
tự lái xe từ điểm A đến điểm B bằng ô tô riêng. Lý do chính thường là vì nước Mỹ quá
rộng lớn và mọi thứ nằm cách xa nhau, nên việc lái xe sẽ đơn giản hơn so với việc dựa
vào các phương tiện giao thông công cộng.
- Vì vậy việc Ford Motor Company tạo ra một sản phẩm xe ôtô giá rẻ và có chất lượng
là điều cần thiết, đánh trúng nỗi đau thị trường. Và Ford vẫn luôn giữ mãi văn hóa đó
cho đến tận bây giờ.

4. Văn hóa của Ford Motor khi tham gia phát triển toàn cầu:
a) Tình hình kinh doanh của Ford ở ngoại quốc:
- Theo số liệu thống kê về lượng khách hàng của các hãng xe được mua phổ biến trên
thế giới thì ta thấy được rằng FORD luôn giữ được 1 vị trí cao.

7
Những hãng xe ô tô có số lượng khách hàng trung bình cao nhất thế giới
- Ford Việt Nam: Năm 2022 đạt kết quả kinh doanh thành công ngoài mong đợi. Với
gần 29.000 xe đã được bán ra, tăng hơn 22% so với năm trước và việc dẫn đầu phân
khúc của 4 trên 5 dòng sản phẩm mới ra mắt chính là những yếu tố giúp thương hiệu
xe Mỹ đạt được kết quả kinh doanh khả quan, tác động tích cực tới toàn bộ hoạt động
của hãng tại Việt Nam sau thời gian dài bị ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu – Covid
19.
b) Ford đã duy trì văn hóa khi tham gia phát triển toàn cầu như thế nào?:
- Về One Ford: One Ford chính là ý tưởng của ông Alan Mulally khi ông vừa đảm
nhiện chức Tổng Giám đốc của Ford Motor vào năm 2006. Sau khi được áp dụng,
ngay lập tức One Ford đã làm hồi sinh doanh nghiệp một cách ngoạn mục, thoát khỏi
thời kỳ suy thoái và nhanh chóng chiếm lại được thị phần và trở thành doanh nghiệp
oto đáng tin cậy nhất nước Mỹ và nhiều thị trường ngoài nước khác. Cho đến nay, One
Ford vẫn đang là con đường được Ford lựa chọn.

8
CEO Alan Mulally
- Vậy One Ford là gì?: Hiểu đơn giản đây là chiến lược “một sản phẩm cho toàn cầu”.
Theo đó, có đến 85% chi tiết, bộ phận của các mẫu xe Ford được thiết kế chung cho
các thị trường trên toàn cầu. Điều đặt biệt ở đây là sự tinh giản hóa đến kinh ngạc của
One Ford, trước đó Ford là một doanh nghiệp cái gì cũng có rất nhiều, từ mẫu mã xe
đến, khung gầm, động cơ, nhà xưởng và nhân lực. Và Alan Mulally đã đơn giản hóa
những điều trên đến mức thấp nhất, qua đó giúp rút ngắn thời gian để sản xuất sản
phẩm với chi phí thấp nhất.
- Cụ thể, chỉ trong một thời gian ngắn 20 nhà máy Ford và hơn 120.000 nhân viên
được Ford tinh giản. Bên cạnh đó, Ford cũng nhượng lại một số dòng xe của mình như
Jaguar và Range Rover cho Tata Motors của Ấn Độ và bán các các dòng xe như Volvo,
Aston, khai tử dòng xe hạng sang Mercury để tập trung sản xuất dòng xe Lincoln sao
cho đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu cao cấp khác.
- Vậy với chiến lược thông minh, khi tham gia vào công cuộc toàn cầu hóa, Ford
Motor không tốn quá nhiều chi phí để điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp với thị trường
nên họ vẫn giữ được văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp của mình đó là sản xuất ra được
những chiếc xe với chất lượng cao với chi phí thấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Duy Anh - https://danviet.vn/hang-xe-o-to-nao-co-ty-le-khach-hang-trung-thanh-
cao-nhat-the-gioi-502020207559306.htm
[2] https://xehoigiatot.vn/hang-ford

9
[3] Nguyên Bảo - https://sme.misa.vn/16829/cau-chuyen-toan-cau-cua-ford/?
fbclid=IwAR2DpJabyBMccnbHlJPbrPI6v1mli7YEyjOEWdIVbxL5asXZJYGy-
XGjxOs
[4] https://vi.wikipedia.org/wiki/Ford
[5]https://www.usatoday.com/story/money/cars/2022/11/15/reliability-cars-
consumer-reports-ranking/10703135002/
[6]https://tuoitre.vn/ford-nang-cao-chat-luong-xe-la-uu-tien-so-mot-nhung-se-mat-
nhieu-nam-20221219152216067.htm

10

You might also like