You are on page 1of 1

Chiến lược kinh doanh của Honda tại thị trường Mỹ

Honda Motors được thành lập vào năm 1950 tại Tokyo bởi Soichiro Honda, một kĩ sư cơ
khí và là tay đua motor, và Takeo Fujisawa, một nhà tài phiệt rất sáng tạo. Trong thời gian thiếu
thốn sau chiến tranh, Honda cho ra đời các sản phẩm đầu tiên là các loại xe máy nhỏ tiết kiệm,
chắc chắn và là sự pha trộn giữa kiểu xe scooter (xe ga) và mô by lét, đó là các xe động cơ 2 kỳ,
4 kỳ phân và xe cub phân khối. Hình ảnh của công ty gắn liền với các tiến bộ công nghệ (ứng
dụng loại mô tơ đầu tiên sử dụng trục cam ở đầu) được đảm bảo bởi các thắng lợi trong các cuộc
thi (vô địch thế giới về sản xuất xe 125 à 250 phân khối năm 1959). Sự cải tiến của xe cub với
việc tung ra loại xe super cub đã thành công tới mức mà các nhà máy không sản xuất đủ đáp ứng
nhu cầu. Nhờ có loại xe nhỏ này Honda đã trở thành nhà sản xuất xe máy hàng đầu thế giới. Do
đó đặt ra một vấn đề về việc mở rộng quy mô quốc tế. Sau một số thử nghiệm không thành công
ở châu Á, thị trường Mỹ đã trở thành mục tiêu chính, với một canh bạc là cả thế giới sẽ bắt
chước người Mỹ.

Sau khi không thành công trong việc thỏa thuận với một hãng tại Los Angeles, Honda
quyết định thành lập American Honda Motor Co. tại Los Angles với việc cử 3 cán bộ thường trú.
Do các phương tiện bị hạn chế, 3 cán bộ của Honda phải thuê chung một căn hộ (2 trong số đó
phải ngủ dưới sàn) và thuê một kho chứa hàng với giá chỉ $80/ tháng do họ tự quét dọn lấy trong
một khu tồi tàn ở Los Angles. Cũng trong cố gắng tiết kiệm chi phí, họ đã mang theo 3 xe super
cub để đi lại. Những chiếc xe đạp có gắn động cơ để di chuyển từ nhà tới xưởng cho công nhân
đã thu hút sự chú ý của người dân bang Los Angeles. Vậy là ý tưởng cho chiếc Super Cub 50cc
ra đời. Những công nhân của Honda tại Mỹ đã vô tình tạo nên một cú hích lớn cho hãng này.
Nhìn ở góc độ phân tích thị trường, chiếc xe này có vẻ như vô dụng đối với người dân xứ cờ hoa
bởi lẽ họ thường có xu hướng sử dụng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, sản phẩm dần chứng
minh điểu ngược lại, người Mỹ bị thu hút bởi sự tiện lợi bởi thiết kế nhỏ gọn và khả năng tiết
kiệm trong chi phí xăng dầu và sửa chữa. Thêm nữa, năm 1973 căng thẳng giữa Mỹ và các quốc
gia Arab gia tăng, với lệnh cấm vận dầu mỏ khiến giá xăng nhảy vọt. Người Mỹ buộc phải tìm
kiếm những chiếc xe nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản như
Honda sở hữu lợi thế nổi bật hơn hẳn. Kawashima nắm bắt cơ hội và áp dụng slogan “gặp những
người dễ thương nhất trên chiếc xe Honda” nhận được nhiều hưởng ứng hoàn toàn đối lập với
hãng xe mô tô phân khối lớn “hầm hố” như Harleys Davidson. Cần biết thêm rằng, trước năm
1960, hình ảnh của người lái xe motor ở Hoa Kỳ là nhóm những thiếu niên cá biệt, hay quậy phá.
Chính vì cả lý tính và cảm tính của Super Cup đều bộc lộ ưu điểm, giải quyết được nhu cầu xã
hội Mỹ, mẫu xe nhanh chóng trở thành cơn sốt, đặc biệt là với những người trẻ bài trừ văn hóa
“gangster” – gây rối, chỉ có nhu cầu cho một phương tiện cá nhân rẻ, tiện lợi và không phát sinh
quá nhiều phụ phí phục vụ cho những chuyến đi ngắn trong thành phố. Doanh số tăng vọt từ
500.000 USD năm 1960 lên 77 triệu USD năm 1965 (ghi nhận bởi American Honda), trong đó
phần lớn đến từ sản phẩm Super Cub.

Câu hỏi:
1/ Honda đã áp dụng chiến lược cạnh tranh nào tại thị trường Mỹ?
2/ Để thâm nhập vào thị trường Mỹ, Honda đã sử dụng phương thức nào?
3/ Honda thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế nào tại thị trường Mỹ?

You might also like