You are on page 1of 40

TP.

HCM, tháng 10/2021


Contents
..................................................................................................................... 3
................................. 9
Tạo tác động lan tỏa trong các ngành công nghiệp, tham gia vào việc thực hiện thành công quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .................................................................................... 13
Đáp ứng nhu cầu bùng nổ sử dụng ô tô trong giai đoạn phổ cập xe hơi .......................................... 14
.................................................................................................. 17
Hai cái tên quan trọng nhất ................................................................................................................. 18
Tên của hãng xe Mercedes hình thành ra sao? .................................................................................. 18
Chiếc Mercedes đầu tiên và biểu tượng mới ...................................................................................... 19
Sự ra đời của ngôi sao ba cánh – Biểu tượng của Mercedes ............................................................. 20
Chú trọng vào chất lượng..................................................................................................................... 22
Sự hợp tác với McLaren ....................................................................................................................... 22
Đa dạng hóa chủng loại ........................................................................................................................ 24
......................................................................................... 25
1. MERCEDES-BENZ GLB 200 AMG ............................................................................................. 25
2. Mercedes-AMG G 63...................................................................................................................... 27
3. MERCEDES-AMG GT R.................................................................................................................. 29
................................................................................. 30
....................................................................................................... 32
.................................................................... 34
................................ 35
1. Điện khí hóa – xanh hóa ngành công nghiệp ô tô ............................................................................... 36
2. Tự động hóa – giải tỏa sự căng thẳng của tài xế ................................................................................. 37
3. Sự chia sẻ – giải pháp đi lại thông minh và tiện lợi ............................................................................ 38
4. Sự kết nối - hơi thở mới trong nền công nghiệp ô tô .......................................................................... 38
5. Liên tục đổi mới – sự chuyển mình liên tục để không bị tụt hậu ........................................................ 39

2
Chiếc xe hơi chạy bằng động cơ xăng (động cơ Otto) được Karl Benz phát minh ra
ở Đức năm 1885. Mặc dù Karl Benz được công nhận là người sáng tạo ra chiếc xe
hơi hiện đại, nhiều kỹ sư người Đức khác cũng đã làm việc để chế tạo ra những
chiếc xe hơi khác trong cùng thời gian. Các nhà phát minh đó là: Karl Benz, người
được cấp một bằng sáng chế ngày 29 tháng 1 năm 1886 ở Mannheim cho chiếc xe
hơi ông chế tạo năm 1885, Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach ở Stuttgart năm
1886 (cũng là những nhà phát minh ra chiếc xe motor đầu tiên), và năm 1888-89
nhà phát minh người Đức gốc Áo là Siegfried Marcus ở Viên, mặc dù ông không
đạt tới giai đoạn thực nghiệm.

Năm 1806 Fransois Isaac de Rivaz, một người Thụy Sĩ, đã thiết kế ra chiếc động
cơ đốt trong (hiện nay thỉnh thoảng được viết tắt là "ICE") đầu tiên. Sau đó, ông
dùng nó để phát triển ra loại phương tiện đầu tiên trên thế giới chạy bằng động cơ
sử dụng một hỗn hợp hydro và oxy để phát ra năng lượng. Thiết kế này không
thành công lắm, cũng giống như trường hợp nhà phát minh người Anh Samuel
Brown, và nhà phát minh người Mỹ, Samuel Morey, những người đã chế tạo ra
những phương tiện có động lực từ các động cơ đốt trong kềnh càng vào khoảng
năm 1826.

3
Etienne Lenoir đã chế tạo thành công một động cơ đốt trong đứng yên năm 1860,
và trong vòng vài năm, khoảng bốn trăm chiếc như vậy đã hoạt động ở Paris.
Khoảng tới năm 1863, Lenoir đã lắp cái động cơ của ông lên một chiếc xe. Có lẽ
động cơ của nó dùng nhiên liệu từ các bình gas thắp đèn thành phố, và Lenoir đã
nói rằng nó "chạy chậm hơn một người đi bộ, và luôn luôn gặp trục trặc". Trong
bằng sáng chế năm 1860 của mình, Lenoir đã thêm vào một cái chế hoà khí
(carburettor), nhờ thế nhiên liệu lỏng có thể được dùng để thay thế cho khí gas, đặc
biệt cho các mục đích chuyển động của phương tiện. Lenoir được cho rằng đã thử
nghiệm nhiên liệu lỏng, như cồn, vào các động cơ đứng yên của mình; nhưng
không có vẻ rằng ông đã dùng các động cơ đó để lắp lên xe của mình. Nếu ông làm
thế, chắc chắn ông không dùng xăng, bởi vì nó chưa tiện dụng vào lúc ấy và bị coi
là một sản phẩm phụ bỏ đi.

Cải tiến tiếp sau xảy ra cuối thập kỷ 1860, với Siegfried Marcus, một người Đức
làm việc ở Viên, Áo. Ông đã phát triển ý tưởng sử dụng xăng làm nhiên liệu cho
động cơ đốt trong hai kỳ. Năm 1870, sử dụng một xe đẩy tay đơn giản, ông đã chế
4
tạo một phương tiện thô không có chỗ ngồi, thiết bị lái, hay phanh, nhưng nó rất
đáng chú ý ở một điểm: nó là phương tiện lắp động cơ đốt trong đầu tiên trên thế
giới sử dụng nhiên liệu xăng. Nó được đem ra thử nghiệm ở Viên tháng 9 năm
1870 và bị xếp xó.

Năm 1888 hay 1889, Marcus chế tạo một cái ô tô thứ hai, cái này có ghế ngồi,
phanh và thiết bị lái và được lắp một động cơ đốt trong bốn kỳ do chính ông thiết
kế. Thiết kế này có thể đã được đem ra thử nghiệm năm 1890. Mặc dù ông có được
các bằng sáng chế cho nhiều phát minh của mình, ông không bao giờ xin cấp bằng
phát minh cho các thiết kế ở thể loại này. Động cơ đốt trong bốn thì đã được thu
thập tài liệu và đưa ra xin cấp bằng phát minh vào năm 1862 bởi một người Pháp là
Beau de Rochas trong một cuốn sách mỏng và dài dòng. Ông đã in khoảng ba trăm
bản sách đó và chúng được đem phân phát ở Paris, nhưng không mang lại điều gì,
và bằng sáng chế này cũng nhanh chóng hết hạn sau đó – còn cuốn sách thì hoàn
toàn bị lãng quên. Trên thực tế, sự hiện diện của nó không được biết tới và Beau de
Rochas không bao giờ chế tạo một động cơ riêng biệt.

Đa số các nhà sử học đồng ý rằng, Nikolaus Otto, người Đức, đã chế tạo ra chiếc
động cơ bốn thì đầu tiên dù bằng sáng chế của ông bị bác bỏ. Ông không hề biết gì
về bằng sáng chế hay ý tưởng của Beau de Rochas và hoàn toàn tự mình nghĩ ra ý
tưởng đó. Thực tế ông đã bắt đầu suy nghĩ về khái niệm này năm 1861, nhưng đã
bỏ rơi nó cho tới giữa thập kỷ 1870. Có một số bằng chứng, dù chưa được xác
định, rằng Christian Reithmann, một người Áo sống ở Đức, đã chế tạo ra một chiếc
động cơ bốn thì hoàn toàn dựa trên ý tưởng của mình năm 1873. Reithmann đã
thực nghiệm các động cơ đốt trong ngay từ đầu năm 1852.

Năm 1883, Edouard Delamare-Deboutteville và Leon Malandin nước Pháp đã lắp


một động cơ đốt trong dùng nhiên liệu là một bình khí gas đốt đèn thành phố lên
một chiếc xe ba bánh. Khi họ thử nghiệm thiết bị này, chiếc vòi bình gas bị hở, gây
ra một vụ nổ.

Năm 1884, Delamare-Deboutteville và Malandin chế tạo và xin cấp bằng sáng chế
cho một phương tiện thứ hai. Chiếc xe này gồm một động cơ bốn thì dùng nhiên
liệu lỏng lắp trên một cái xe ngựa bốn bánh cũ. Bằng sáng chế, và có lẽ cả chiếc

5
xe, chứa nhiều cải tiến, và một số cải tiến đó còn được ứng dụng trong nhiều thập
kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm đầu tiên, cái khung rời ra, và chiếc
xe "rung lắc và rời ra từng mảnh" theo đúng nghĩa đen, theo lời thuật lại của
Malandin. Cả hai người không chế tạo tiếp các xe khác nữa. Dự án kinh doanh của
họ hoàn toàn không được nhắc tới và bằng sáng chế cũng không được sử dụng.
Những kinh nghiệm và kết quả thực nghiệm của họ bị lãng quên trong nhiều năm
sau.

Có lẽ, cuối thập kỷ 1870, một người Italia tên là Murnigotti đã xin cấp bằng phát
minh cho ý tưởng lắp đặt một động cơ đốt trong lên trên một loại phương tiện, dù
không có bằng chứng là đã từng chế tạo được một thứ như thế. Năm 1884, Enrico
Bernardi, một người Italia khác đã lắp một động cơ đốt trong lên chiếc xe ba bánh
của con ông. Dù nó đơn giản chỉ là một thứ đồ chơi, có thể nói rằng về mặt nào đó
nó đã hoạt động khá thành công, nhưng một số người cho rằng động cơ quá yếu để
có thể làm chiếc xe di chuyển được.

Tuy nhiên, nếu tất cả những cuộc thực nghiệm trên không diễn ra, có lẽ sự phát
triển của xe hơi sẽ không thể nhanh chóng như vậy bởi vì có nhiều cuộc thực
nghiệm không được biết tới và chúng không bao giờ tiến tới được giai đoạn thử
nghiệm. Ô tô dùng động cơ đốt trong thực sự có thể cho là đã bắt đầu ở Đức với
Karl Benz năm 1885, và Gottlieb Daimler năm 1889, vì những chiếc xe của họ
thành công nên họ có thể đưa vào sản xuất hàng loạt, và họ bị ảnh hưởng lẫn nhau.

6
Karl Benz bắt đầu xin những bằng phát minh mới về
động cơ năm 1878. Ban đầu ông tập trung nỗ lực
vào việc tạo ra một động cơ hai thì dùng nhiên liệu
gas dựa trên thiết kế của Nikolaus Otto về loại động
cơ bốn thì. Một bằng sáng chế về thiết kế của Otto
đã bị bác bỏ. Karl Benz hoàn thành chiếc động cơ
của mình vào đêm giao thừa và được cấp bằng phát
minh cho nó năm 1879. Karl Benz chế tạo chiếc ô tô
ba bánh đầu tiên của mình năm 1885 và nó được cấp
bằng ở Mannheim, đề ngày tháng 1, 1886. Đây là -
Mẫu của Benz Patent
"chiếc ô tô đầu tiên được thiết kế và chế tạo theo
Motorwagen được
đúng nghĩa"- chứ không phải là một cái xe ngựa,
xây năm 1885
tàu, hay xe kéo được chuyển đổi.

Trong số những thiết bị mà Karl Benz phát minh cho xe hơi có


chế hoà khí, hệ thống điều chỉnh tốc độ cũng được gọi là chân
ga, đánh lửa sử dụng các tia lửa điện từ một ắc quy, bugi, khớp
ly hợp, sang số, và làm mát bằng nước. Ông đã chế tạo thêm
các phiên bản cải tiến năm 1886-1887 và đưa vào sản xuất năm
1888, là chiếc xe đầu tiên trên thế giới được đưa vào sản
xuất.Gần 25 chiếc đã được chế tạo ra trước năm 1893, khi
chiếc xe bốn bánh của ông được đưa ra giới thiệu. Chúng được
lắp các động cơ bốn thì theo thiết kế của riêng ông. Emile
Roger nước Pháp, đã chế tạo các động cơ của Benz dưới bằng
phát minh của ông, và lúc ấy cũng đưa ô tô của Benz vào dây
chuyền sản xuất của mình. Bởi vì Pháp là nơi có thái độ chấp
nhận hơn với những chiếc ô tô đầu tiên, nói chung ô tô được
chế tạo và bán ở Pháp qua Roger nhiều hơn số lượng của Benz
lúc ban đầu ở chính nhà máy của ông ở Đức.
Gottlieb Daimler, năm 1886, lắp động cơ bốn thì của mình lên Karl Benz
một chiếc xe ngựa ở Stuttgart. Năm 1889, ông chế tạo hai
chiếc xe có thể coi là những chiếc ô tô với rất nhiều cải tiến. Từ 1890 đến 1895
khoảng ba mươi chiếc đã được Daimler và người trợ lý sáng tạo của ông là

7
Wilhelm Maybach, chế tạo ở cả các xưởng của Daimler hay tại Hotel Hermann,
nơi họ lập ra một phân xưởng sau khi những
người hỗ trợ rút lui. Hai người Đức đó, Benz và Daimler, dường như không biết tới
công việc của nhau và làm việc độc lập. Daimler chết năm 1900. Trong thời chiến
tranh thế giới thứ nhất, Benz đề xuất hợp tác giữa hai công ty do hai người lập ra,
nhưng mãi tới năm 1926 hai công ty mới hợp nhất dưới cái tên Daimler-Benz với
cam kết sẽ cùng tồn tại dưới tên này cho tới tận năm 2000.

Năm 1890, Emile Levassor và Armand Peugeot nước Pháp bắt đầu sản xuất hàng
loạt các phương tiện gắn động cơ của Daimler, và từ đó mở ra nền tảng ban đầu
cho công nghiệp ô tô ở Pháp. Chúng đều bị ảnh hưởng từ chiếc Stahlradwagen của
Daimler năm 1889, từng được triển lãm ở Paris năm 1889.

Tại Hoa Kỳ, Henry Ford thành lập nên Ford Motor Company và đưa việc sản xuất
ô tô thành dây chuyền. Năng suất tăng cao, giá thành mỗi chiếc rẻ hơn nên ô tô dần
trở nên phổ biến ở Mỹ từ thập niên 1920.

Chiếc ô tô của Mỹ đầu tiên bằng động cơ đốt trong chạy nhiên liệu gas có lẽ đã
được thiết kế năm 1877 bởi George Baldwin Selden ở Rochester, New York, ông
đã xin cấp một bằng sáng chế cho một chiếc ô tô năm 1879. Selden không hề chế
tạo một chiếc ô tô riêng biệt cho tới tận năm 1905, khi ông bị bắt buộc phải làm
thế, theo luật. Selden nhận được bằng phát minh của mình và sau đó kiện Ford
Motor Company vì vi phạm bằng phát minh của mình. Henry Ford hiển nhiên là
chống đội lại hệ thống cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ và trường hợp của Selden kiện
Ford đã phải đưa lên Toà án tối cao, toà phán quyết rằng Ford, và bất kỳ người nào
khác, tự do chế tạo ô tô mà không cần trả tiền cho Selden, bởi vì công nghệ ô tô đã
phát triển mạnh từ khi Selden được cấp bằng và không ai còn chế tạo ô tô theo
thiết kế của ông ta nữa.

Trong lúc ấy, những cải tiến quan trọng trong lĩnh vực năng lượng hơi nước ở
Birmingham, Anh bởi Lunar Society đã xảy ra. Cũng chính ở nước Anh, thuật ngữ
sức ngựa được đem ra sử dụng lần đầu tiên. Và cũng chính ở Birmingham những

8
chiếc xe ô tô bốn bánh chạy bằng dầu được chế tạo lần đầu năm 1895 bởi
Frederick William Lanchester. Lanchester cũng được cấp bằng phát minh ra phanh
đĩa tại thành phố này. Các phương tiện chạy điện được một số nhỏ những công ty
chế tạo.

Ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp đi
đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Vì vậy, sự phát triển
mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc
đẩy các ngành có liên quan phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.

Ô tô là sản phẩm được cấu thành từ hơn 3.000 phụ tùng, linh kiện khác nhau (đối
với ô tô con, số linh kiện, phụ tùng có thể từ hơn 20.000 đến 30.000 – tính theo

9
những linh kiện nhỏ nhất) được sản xuất từ nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu
là cơ khí, điện tử, cao su-nhựa, trong đó nhiều phụ tùng lại được lắp ráp từ vài chục
đến vài trăm linh kiện như động cơ, hộp số.

Theo cách phân loại trình độ công nghệ của các ngành chế tạo của UNIDO, ô tô
được xếp vào nhóm các ngành công nghiệp có công nghệ trung bình-cao, nhưng
thực chất trong số hàng ngàn phụ tùng, linh kiện, mỗi loại cần công nghệ sản xuất

10
khác nhau, từ công nghệ trung bình thấp (như một số sản phẩm ép nhựa đơn giản),
đến những công nghệ cao, phức tạp (như hộp số, động cơ).

Chính vì các đặc điểm kỹ thuật nêu trên của sản phẩm ô tô, nên trong số các ngành
công nghiệp sản xuất dân dụng, ngành ô tô có liên kết đầu vào – đầu ra rộng nhất
và sự phối hợp công nghệ cao nhất. Vì lý do này, ngành này có ảnh hưởng lớn đến
quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế quốc dân.
Một mặt, ngành công nghiệp ô tô sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu di
chuyển của người dân và cả nền kinh tế.

Theo xu hướng phát triển, khi thu nhập của các cá nhân tăng cao, họ có xu hướng
ưu tiên sử dụng các sản phẩm hiện đại đi kèm với chất lượng và bảo đảm an toàn.
Đáp ứng được yêu cầu đó, ô tô sẽ là phương tiện được ưa chuộng và dần thay thế
xe máy theo xu hướng phát triển đi lên của đất nước. Đồng thời, trong các ngành
công nghiệp cũng như nông nghiệp, con người sử dụng ô tô như nguồn lực trực
tiếp phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa, thúc đẩy thương mại phát triển.

Mặt khác, ngành công nghiệp ô tô được đánh giá là một trong những ngành công
nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Công
11
nghiệp ô tô là “khách hàng” của nhiều ngành công nghiệp có liên quan như: kim
loại, cơ khí, điện tử, hóa chất,… Vì vậy, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghiệp ô tô được xem là nhân tố tác động tích cực thúc đẩy các ngành có liên quan
phát triển, tạo động lực xây dựng nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tại Nhật Bản, theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật (JAMA),
công nghiệp ô tô đóng góp trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời các nhà
sản xuất ô tô, các doanh nghiệp cung cấp linh phụ kiện cho ô tô cùng với các đại lý
phân phối và dịch vụ khách hàng đã tạo ra gần 2,3 triệu việc làm.

Còn ở Mỹ, theo Thống kê của Hội đồng chính sách ô tô Mỹ (AAPC), nền công
nghiệp ô tô chiếm hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội và tạo ra gần 1,6 triệu việc làm
(tính chung cả các nhà sản xuất ô tô, các nhà cung cấp linh phụ kiện cũng như các
đại lý dịch vụ) .

12
Chính vì vậy, việc duy trì và từng bước phát triển ngành công nghiệp ô tô có vai
trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, cụ thể:

Tạo tác động lan tỏa trong các ngành công nghiệp, tham gia vào việc thực
hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới đến nay, Việt Nam đã luôn duy trì được sự
tăng trưởng GDP khá ấn tượng, khoảng 6-7%/năm. Công nghiệp đã thực sự trở
thành động lực phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Một trong số các yếu tố chính của sự thành công đó là đã thu hút đầu tư nước ngoài
FDI hoặc cơ hội kinh doanh gia công, tập trung ở các ngành đòi hỏi nhiều lao
động, như dệt may, da giày... do giá nhân công rẻ. Tuy nhiên hiện nay và trong
tương lai, lợi thế cạnh tranh do giá lao động rẻ đang giảm dần. Nếu không có kế
hoạch chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo, rất có khả năng sẽ rơi vào bẫy
thu nhập trung bình.

13
Vì vậy, Việt Nam cần phải cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia về chất, thông
qua việc tăng hàm lượng công nghệ và chất xám trong sản phẩm, nâng cao hàm
lượng lao động có tay nghề, tăng nội địa hóa ở các ngành công nghiệp, sử dụng có
hiệu quả nguồn lao động, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy tác động lan tỏa của ngành công
nghiệp ô tô đối với các ngành công nghiệp hỗ trợ là rất lớn. Ví dụ tại Thái Lan,
riêng 16 nhà sản xuất ô tô đã kéo theo sự phát triển và tạo công ăn việc làm cho
hơn 2.000 doanh nghiệp hỗ trợ ở nhiều ngành nghề và công đoạn chế tạo khác
nhau.

Số các doanh nghiệp ở Nhật Bản hỗ trợ cho việc lắp ráp ô tô vào khoảng 30.000.
Có thể nói, ngành công nghiệp ô tô là ngành dẫn dắt sự phát triển của các ngành
công nghiệp hỗ trợ và vì vậy, cũng là ngành có ảnh hưởng lớn đến phát triển công
nghiệp và của nền kinh tế nói chung ở mọi quốc gia.
Đáp ứng nhu cầu bùng nổ sử dụng ô tô trong giai đoạn phổ cập xe hơi

14
Sản phẩm ô tô sẽ ngày càng thông dụng và trở thành nhu cầu không thể thiếu của
người dân. Một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "motorization" (ô tô hóa)
khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân. Hiểu theo nghĩa rộng, motorization là quá
trình ô tô trở nên phổ biến và trở thành phương tiện thiết yếu của người dân khi thu
nhập được nâng cao. Hiểu theo nghĩa hẹp, đó là thời kỳ bùng nổ nhu cầu sở hữu và
sử dụng dòng xe du lịch dưới 9 chỗ.

Đây cũng là xu hướng của hầu hết các nước trên thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn trước của motorization. Cùng với sự phát
triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu người sẽ ngày càng gia tăng; hạ tầng giao
thông ngày một phát triển và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Có thể khẳng định
rằng, giai đoạn motorization chắc chắn sẽ xảy ra tại Việt Nam trong giai đoạn bắt
đầu trong khoảng từ năm 2020 đến năm 2025, khi trung bình có trên 50 xe/1.000
dân; GDP/người >3.000 USD.

15
Đến năm 2025, quy mô thị trường sẽ đạt mức cao khoảng 800-900 nghìn xe/năm.
Dòng xe dưới 9 chỗ sẽ tăng trưởng mạnh, chiếm trên 70% thị trường. Dòng xe tải,
xe buýt sẽ dần bão hòa, thị phần sẽ giảm dần.
Hạn chế thâm hụt thương mại
Với dự báo nhu cầu ô tô của nước ta năm 2025 theo phương án trung bình khoảng
800-900 nghìn xe và năm 2030 khoảng 1,5-1,8 triệu xe, có thể đưa ra 3 tình huống
để mô phỏng và tính toán tác động của ngành công nghiệp ô tô đến cán cân thương
mại quốc gia:
1. Không có sản xuất xe con trong nước, toàn bộ thị trường xe con là xe nhập
khẩu; xe khách và xe tải nhập khẩu 50%, 50% sản xuất trong nước với tỷ lệ
nội địa hoá 50%, thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 khoảng 12 tỷ USD và
năm 2030 là 21 tỷ USD.
2. 50% thị phần là xe sản xuất trong nước, tỉ lệ nội địa hóa trung bình xe con
đạt 40%, xe khác là 50% thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 khoảng 9 tỷ
USD và năm 2030 là 17 tỷ USD.
3. 80% thị phần là xe sản xuất trong nước, với tỉ lệ nội địa hóa trung bình xe
con đạt 70%, xe khác là 80% thì kim ngạch nhập khẩu năm 2025 khoảng 5
tỷ USD và năm 2030 là 9 tỷ USD.
Để được hưởng lợi từ xu thế motorization tất yếu nói trên, Việt Nam cần phải nâng
cao thị phần của xe sản xuất trong nước với tỉ lệ nội địa hóa cao. Hay nói một cách
khác, nếu không có ngành công nghiệp ô tô trong nước thì về lâu dài, Nhà nước
cần giải bài toán cân bằng ngoại tệ để đảm bảo lượng ngoại tệ khá lớn để nhập
khẩu ô tô và phụ tùng thay thế trong tương lai.

Góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, chuyển giao công nghệ, củng cố an ninh,
quốc phòng

Đóng góp của công nghiệp ô tô cho sự phát triển của cả ngành công nghiệp, cho
nền kinh tế và xã hội là những thực tế hiển nhiên được thừa nhận ở hầu hết các
quốc gia có công nghiệp ô tô phát triển. Cùng với sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tô là cơ hội thu hút nguồn vốn, kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến
cũng như kinh nghiệm kinh doanh và quản lý hiện đại của các quốc gia công

16
nghiệp phát triển, cơ hội việc làm cho hàng trăm nghìn lao động với trình độ tay
nghề cao, ý thức chấp hành kỷ luật lao động công nghiệp tốt.

Tại Việt Nam, tuy công nghiệp ô tô mới đang ở giai đoạn đầu, nhưng cũng đã có
những đóng góp có ý nghĩa cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cụ thể, công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam đã đóng góp cho ngân sách thông qua
các loại thuế hàng tỷ USD và tạo việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp.
Qua đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố vô cùng quan trọng đối với
Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là chưa kể các
đóng góp về thuế và việc làm do hệ thống đại lý và các nhà cung cấp của các
doanh nghiệp sản xuất trong ngành mang lại.

Việc duy trì sản xuất ô tô thành công tại Việt Nam cũng tiếp tục duy trì cơ hội cho
việc chuyển giao dần dần các công nghệ đa dạng, liên quan đến công nghiệp ô tô
(công nghệ chế tạo cơ khí, công nghệ tin học tự động hóa, công nghệ vật liệu, kỹ
năng quản lý và tối ưu hóa sản xuất, v.v…).

Mặt khác, nhu cầu đóng mới, sửa chữa các phương tiện phục vụ cho an ninh, quốc
phòng với số lượng khá lớn và đòi hỏi công nghệ, kỹ thuật ngày càng cao, nên chỉ
có ngành công nghiệp ô tô phát triển mới có thể đáp ứng được các nhu cầu trên.

Mercedes là một thương hiệu xe nỗi tiếng và được ưu chuộng trên toàn thế giới,
hãng xe Mercedes-Benz không chỉ chuyển sản xuát những mẫu xe sang an toàn và
hiện đại bật nhất và còn từng cho ra đời những chiếc xe đua huyền thoại thống trị
những giải đua danh giá trên thế giới.

Cái tên Mercedes-Benz được hình thành là cả một câu chuyện dài nhưng đầy thú vị
và chứa đựng nhiều bài học quý giá

17
Sau đây mời quý bạn cùng theo dõi lịch sử thương hiệu Mercedes-Benz!
Hai cái tên quan trọng nhất
Nhắc tới hang xe bật nhất của cộng hòa liên bang Đức không thể không nhắc tới 2
cái tên là Gottlieb Daimler và Carl Benz, đây có thể nói là 2 cái tên quan trọng
nhất, cha đẻ tạo ra hãng xe nổi tiếng này. Với việc phát minh ra động cơ vào những
năm 1880.

Daimler và Benz đã đặt những viên gạch đầu tiên khai sinh ra phương tiện giao
thông cá nhân có gắn động cơ, cả hai ông dù chưa quen biết nhau nhưng đã tiến
hành những thử nghiệm cá nhân đầu tiên dưới sự giúp đỡ của nhà tài trợ và vốn cá
nhân để thành lập ra những công ty riêng biệt
Benz thành lập công ty Benz & Co vào tháng 10.1883 và vào tháng 11 năm 1880
sự ra đời của công ty Daimler DMG.

Tên của hãng xe Mercedes hình thành ra sao?

18
Tên của hãng xe được liên quan mật thiết đến một cái tên khác, đó là Emil Jellinek
một doanh nhân người Áo rất thành đạt và đam mê thể thao.

Năm 1897 Emil Jellinek đã đặt mua chiếc xe đầu tiên của Daimler, khi những
chiếc xe này vào tháng 10. 1897 vận tốc tối đa của xe chỉ đạt 24km/h và đối với
ông là quá chậm chạm ông đã yêu cầu Daimler phải làm mọi cách để tang tốc độ
tối đa của xe và đặt cùng lúc 2 chiếc mang tên “ Phượng Hoàng “ theo phong cách
của Daimler, cả 2 chiếc này đã được giao co chủ nhân của chúng vào tháng 9.1898
từ đó Emil Jellinek càng tiến sau hơn vào lĩnh vực kinh doanh động cơ.

Vào năm 1899 DMG đã giao cho ông theo đơn đặt hang 10 chiếc xe, và vào năm
1900 tăng lên là 29 chiếc.

Chiếc Mercedes đầu tiên và biểu tượng mới

Chưa dừng lại ở đó ông không ngừng yêu cầu DMG phải liên tục chế tạo ra các
động cơ nhanh hơn mạnh hơn, Và vào năm 1899 Ông đã bắt đầu tham gia các cuộc
đua tốc độ, tại các cuộc đua này, ông luôn lấy tên là Mercedes – là tên con gái 10
tuổi của mình, như vậy cái tên nổi tiếng nhất làng xe hơi thế giới lại không được
đặt ngay từ đầu cho xe hơi mà dùng để đặt cho tên tay đua cũng như của đội đua.

19
Vào tháng 4.1900 DMG và Jellinek đã đi đến 1 sự thống nhất về sự phát triển của
hãng xe và động cơ Daimler sau khi đi tới quyết định sẽ sản xuất một động cơ mới
với cái tên là Daimler-Mercedes, Jellinek đã chính thức lấy tên con gái mình đặt
cho tên sản phẩm theo tiếng Tây Ban Nha Mercedes có nghĩa là “ Yêu kiều duyên
dáng” và có thể Emil Jellinek cũng không ngờ rằng tên của cô con gái ông lại đi
vào lịch sử ngành ô tô và là một trong những hãng xe lớn nhất thế giới.

Vào ngày 22.11.1900 DMG đã giao chiếc xe đầu tiên với động cơ mới cho
Jellinek, một chiếc xe đua với 35 sứa ngựa, chiếc Mercedes đầu tiên này do kỹ sư
Wilhelm Maybach phát triển và cái tên này chắc cũng nhiều người nghe tới lại là
một cái tên lẫy lừng trong ngành công nghiệp ô tô thế giới, chiếc Mercedes đầu
tiên này cũng đã được sử sách ghi nhận là chiếc xe ôtô đầu tiên trên thế giới.

Vào ngày 23.06.1902 cái tên Mercedes đã được đăng ký là tên sản phẩm chính
thức, Vào tháng 06.1903 Emil Jellinek đã được sự cho phép và đồng ý của tòa để
từ đó về sau mang tên là Jellinek Mercedes.

Sự ra đời của ngôi sao ba cánh – Biểu tượng của Mercedes

20
Trước khi qua đời, Gottlied Daimler từng dùng ngôi sao làm biểu tượng khi đang
làm giám đốc kỹ thuật của nhà máy động cơ, ban lãnh đạo của DMG lập tức tận
dụng ý tưỡng này và đăng ký bảo hộ độc quyền ngôi sao ba cánh và ngôi sao bốn
cánh,

Tháng 6.1909 tuy nhiên chỉ có ngôi sao ba cánh là được sử dụng, kể từ năm 1910
biểu tượng ngôi sao đã được tạo hình bằng nhựa và gắn lên phía đầu của xe.

Cùng với thời gian sau nhiều lần sử đổi đã có rất nhiều chi tiết được thiết kế thêm,
vào năm 1916 người ta đã thiết kế thêm 1 vòng tròn bao quanh ngôi sao trong đó
có 4 ngôi sao nhỏ và chữ Mercedes.

Vào năm 1921 công ty DMG đã trình lên cục sang chế biểu tượng ngôi sao ba cánh
nằm trong khuôn hình tròn, đến tháng 8.1923 biểu tượng này được chính thức đưa
vào sử dụng.

Sau thế chiến thứ I khó khăn chồng chất, lạm phát tăng cao nhu cầu tiêu thụ hàng
hóa giảm mạnh, đặt biệt đối với những sản phẩm cao cấp như xe hơi cá nhân, bởi
vậy các doanh nghiệp phải tìm đến nhau để sát nhập hoặc cùng hợp tác để tồn tại
qua giai đoạn khó khan này.

Vào tháng 6.1926 hai hãng xe hơi lâu đời nhất nước Đức đã sát nhập lại với nhau
thành lập tập đoàn Daimler-Benz họ đã cho ra đời một biểu tượng mới là ngôi sao
ba cánh với dòng chữ Mercedes được bao quanh bởi vòng nguyệt quế biểu tượng
này đã được giữ trong suốt thế kỷ qua và giờ đây vẫn được gìn giữ nhằm tô điểm
cho những chiếc xe mang thương hiệu Mercedes-benz.

Năm 1927 số lượng xe bán ra tăng gấp 3 lần đạt 7918 chiếc và động cơ Diesel
được dùng cho sản xuất xe tải,

Năm 1928 Mercedes-Benz SS trình làng, vào ngày 04.04.1929 Carl Benz qua đời
tại nhà riêng ở tuổi 84 do bị viên cuốn phổi, về phần Gottlieb Daimler ông không

21
chứng kiến được nhiều sự phát triển của nền công nghiệp xe hơi từ những ý tưởng
của mình, ông mất năm 1900 ở tuổi 66.

Chú trọng vào chất lượng


Những chiếc ô tô của Mercedes-Benz từ đó nổi tiếng khắp thế giới như là một
trong những chiếc xe tốt nhất, họ thường chú trọng vào chất lượng hơn là số lượng
và tập trung ứng dụng những công nghệ mới vào chiếc xe của mình, ví dụ như hệ
thống chống bó phanh và nghệ thuật phun xăng tuy nhiên Mercedes lại di quá xa
điều này tốn cảu họ nhiều tiền ví dụ như là gần đây hãng giới thiệu một hệ thống
phanh chủ động và nó đã được lắp đặt trên hơn 600.000 chiếc xe của hãng tuy
nhiên hệ thống này gặp sự cố phải làm một cuộc thu hồi quy mô lớn diễn ra làm
công ty mất hàng triệu đô la Mỹ.

Thị trường xe đua cũng là một lĩnh vực mà Mercedes khá nổi tiếng, đầu
những năm 1900 hãng cho ra mặt chiếc xe Simplex, đây là chiếc xe đua đầu tiên do
hãng chế tạo, gầm của xe được hạ thấp và động cơ được cân chỉnh để đạt được
công suất tối đa, nhưng những điểm nổi trội trong thiết kế Simplex đã thống trị các
cuộc đua ô tô trong nhiều năm tiếp theo.

Sự hợp tác với McLaren


Từ những năm 1950 là thời kỳ huy hoàng nhất nhưng cũng là đen tối nhất
trong lịch sử đua xe của Mercedes, tại thời điểm đó hãng này đã cho ra mẫu xe 300
22
SLR huyền thoại chiếc xe gắn liền với tên tuổi của 2 tượng đài trong làng đua xe
F1 thế giới.

Tại thời điểm đó nó không chỉ là chiếc xe hơi nhanh nhất mà còn tích hợp
nhiều công nghệ hiện đại nhất thế giới với tổng cộng là 9 chức vô địch trong 12
giải đua mà nó từng tham dự, tuy nhiên chuỗi ngày huy hoàng của Mercedes chấm
dứt sau một tai nạn khủng khiếp tại đường đua Lemanch.

Chiếc 300 SLR đợi 1955 do Pierre Levegh cầm lái đã gây một tai nạn
nghiêm trọng làm cho 80 người thiệt mạng, sau thời điểm đó thì Mercedes ngừng
mọi hoạt động sản xuất mẫu SLR và cũng rút khỏi đường đua GP.

Mãi đến năm 1999 khi Mercedes bắt tay hợp tác với McLaren xây dựng
dòng siêu xe mới lấy cảm hứng từ dòng 300 SLR huyền thoại mới được tái khởi
động. Bản Concept của nó được đặt tên là Mercedes-Benz Vision SLR ra mắt vào
năm 1999 kết hợp sự sang trọng và độ tin cậy của những chiếc Mercedes với hiệu
suất và kỷ thuật của McLaren.

23
4 năm sau đó Mercedes tiếp tục cho ra mắt Model mui trần với tên gọi
Vision SLR Roadster. Sản phẩm hoàn thiện mang tên Mercedes SLR McLaren
được ra mặt vào năm 2003, sản xuất tại Trung tâm công nghệ McLaren tại Anh,
siêu xe SLR McLaren có khả năng tăng tốc từ 0-100km/h trong 3,8 giây, từ 0-
200km/h trong vòng 10,6 giây, và từ 0-300km/h trong vòng 28.8 giây trước khi đạt
vận tốc tối đa 334km/h để hạn chế sức mạnh của xe SLR McLaren được trang bị
phanh gốm cacbon và cánh gió sau đóng vai trò như một hệ thống phanh khí tự
động, khi người lái đạp mạnh vào chân phanh cánh gió sau của xe sẽ chỉ nghiêng 1
góc 65 độ tạo ra một lực cản khi động học giúp giảm tốc độ của xe một cách hiệu
quả hơn khi đang chạy ở tôc đô 100km/h thì chiếc SLR McLaren chỉ mất đúng
34,9 mét để trở vè trạng thái đứng im.

Vào năm 2006, Mercedes tiếp tục thành công trong việc cho ra mắt phiên
bản SLR McLaren 722 Edition, con số 722 biểu tượng cho số thứ tự trên chiếc 300
SLR mà tay đua huyền thoại đã dành chức vô địch năm 1955, sức mạnh động cơ
của xe được đẩy lên 650 hp, khả năng tăng tốc là từ 0-100km/h rút xuống còn 3,6
giây trong khi tốc độ tối đa của xe dừng lại ở mức 317 km/h.

Nhưng đỉnh cao của thỏa thuận hợp tác giữa Mercedes và McLaren phải kể
đến chiếc SLR McLaren Stirling Moss. Với thiết kế đặc biệt không trần cũng
không có kính chắn gió, siêu xe này có khả năng tăng tốc từ 0-100km/h trong 3,5s
và đạt tốc độ tối đa 350km/h nhanh nhất trong số các phiên bản SLR từng sản xuất.

Không lâu sau đó mối quan hệ hợp tác giữa Mercedes và McLaren chính
thức chấm dứt. Các tín đồ tốc độ không còn cơ hội chứng kiến những phiên bản
SLR mới ra mắt nữa. Và có thông tin cho rằng sự rạn nứt trong quá trình hợp tác
của hai hãng xe danh tiếng này bắt nguồn từ việc McLaren muốn sản xuất một
dòng xe thể thao mạnh mẽ hơn nữa, trong khi Mercedes chỉ muốn tập trung vào
những chiếc xe sang trọng mang lại sự thỏa mái với độ an toàn cao cho người
dùng.

Đa dạng hóa chủng loại


Nhờ thế mạnh về công nghê cao cùng tính tiện nghi trong dòng xe hơi sang
trọng tên tuổi Mercedes đã gắn liền với lịch sử phát triển của xe hơi.

24
Đa phần các nguyên thủ, chính khách hay những nhà tài phiệt là những khách hàng
sử dụng Mercedes.
Trong thế kỉ 21 theo xu hướng chung của thị hiếu khách hàng, Mescedes đã từng
bước đa dạng hóa chủng loại xe hơi của mình đi đôi với thế mạnh là những chiếc
xe Sedan, Cupe hay SUV đắt tiền. Mercedes còn sản xuất cả những chiếc đa dụng
MPV hay mini van phục vụ đa số người sử dụng bình dân có thu nhập thấp.

1. MERCEDES-BENZ GLB 200 AMG


Bên cạnh các dòng Sedan, MPV, Coupe & Cabriolets, tại thị trường Việt
Nam, Mercedes-Benz cũng rất thành công với các dòng SUV như GLA,
GLC, GLE… Nhằm mang đến thêm nhiều sự lựa chọn cho người dùng, một
dòng SUV hoàn toàn mới của Mercedes-Benz đã chính thức xuất hiện tại thị
trường Việt Nam: Mercedes-Benz GLB. Trong đó, Mercedes-Benz GLB
200 AMG là phiên bản đầu tiên của dòng SUV mới này được ra mắt vào
tháng 9/2020.

25
Mercedes-Benz GLB 200 AMG được đánh giá là làn gió mới trong phân
khúc SUV hạng sang 7 chỗ với những khác biệt về động cơ, thiết kế và cả
công nghệ. Bên cạnh đó, phiên bản này còn là mảnh ghép hoàn thiện danh
mục sản phẩm của hãng Mercedes-Benz tại nước ta.

Thông số kỹ thuật của xe


Tên xe Mercedes-Benz GLB 200 AMG
DxRxC 4655 x 1840 x 1680 (mm)
Chiều dài cơ sở 2829 (mm)
Tự trọng/ Tải trọng 1681/604 (kg)
Động cơ I4
Dung tich công tác 1332 (cc)
Công suất cực đại 120 kW [163 hp] tại 5500 vòng/phút
Mô-men xoắn cực đại 250 Nm tại 1620 - 4000 vòng/phút
Hộp số Tự động 7 cấp 7G-DCT
Dẫn động Cầu trước
Tăng tốc 9,1s (0 – 100 km/h)
Vận tốc tối đa 207 (km/h)
Loại nhiên liệu Xăng không chì có trị số octane 95
hoặc cao hơn

26
2. Mercedes-AMG G 63
Với những người yêu thích G-Class, vẻ cổ điển chính là điểm nổi bật của
dòng xe này. Tiền thân là dòng xe quân sự, đến năm 1979, bản dân dụng đầu
tiên của G-Class mới chính thức xuất hiện. Bên cạnh dựa trên bản tiền
nhiệm, hãng đã cải tiến cầu trước, cầu sau G-Class trở nên nối liền dạng
cứng và trang bị hệ khung dạng body-on-frame cho xe.

Nhờ các cải tiến không ngừng trong suốt thời gian qua, G-Class đã trở thành
một trong những dòng xe vượt địa hình có doanh số hàng đầu trong phân
khúc. Trong đó, những phiên bản hiệu suất cao AMG đóng một phần không
nhỏ vào sự thành công của dòng SUV địa hình này.

Trong khuôn khổ triển lãm Geneva Motor Show được tổ chức vào ngày
06/03/2018, hãng đã chính thức ra mắt bản hiệu suất cao của thế hệ G-Class
mới: Mercedes-AMG G 63. So với thế hệ cũ, Mercedes-AMG G 63 đã được
cải tiến khá nhiều ở thiết kế, an toàn cũng như khả năng vận hành. Theo ngài
Dietmar Exler, CEO Mercedes-Benz tại Mỹ, phiên bản này hứa hẹn sẽ mang
đến cho dòng xe này sự tăng trưởng doanh số mạnh mẽ trong thời gian sắp
tới đây.

27
Thông số kỹ thuật của MERCEDES AMG G63

Tên xe Mercedes-AMG G 63
DxRxC 4763 x 1855 x 1938 (mm)
Chiều dài cơ sở 2.850 (mm)
Động cơ V8
Dung tích công tác 4.0 lít
Công suất cực đại 430 kW [577 hp] tại 6000 vòng/phút
Mô-men xoắn cực đại 850 Nm tại 2500 – 3500 vòng/phút
Hộp số AMG SPEEDSHIFT TCT 9G
Dẫn động 4 bánh toàn thời gian 4MATIC
Tăng tốc 4,5s (0 – 100 km/h)
Vận tốc tối đa 220 (km/h)
Loại nhiên liệu Xăng không chì có trị số octane 95 hoặc cao hơn
Mức tiêu thụ nhiên liệu, kết hợp 13,1 (l/100km)
Mức tiêu thụ nhiên liệu, trong đô thị 16.5 (l/100km)
Mức tiêu thụ nhiên liệu, ngoài đô thị 11.1(l/100km)

28
3. MERCEDES-AMG GT R

Vào năm 1967, 2 kỹ sư ô tô có niềm đam mê với môn thể thao đua xe đã bắt đầu
biến những chiếc xe hơi của Mercedes-Benz thành những chiếc xe đua tràn đầy sức
mạnh để chiến thắng. Ngày nay, với tư cách là bộ phận hiệu suất của Mercedes-
Benz, AMG tiếp tục tạo ra những mẫu xe có hiệu suất khủng, đủ sức làm hài lòng
những người dùng có niềm đam mê mãnh liệt với tốc độ.

Mercedes-AMG GT (C190 / R190) là dòng xe thể thao hạng sang của Mercedes-
AMG được ra mắt công chúng vào tháng 10 năm 2014 tại sự kiện Paris Motor
Show. Qua nhiều cải tiến, năm 2020, phiên bản Mercedes-AMG GT R đã chính
thức có mặt tại Việt Nam. Với thiết kế cá tính và động cơ mạnh mẽ đặc trưng của
AMG, phiên bản này hứa hẹn sẽ khiến phân khúc xe thể thao hạng sang ở Việt
Nam nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

29
Thông số kỹ thuật của MERCEDES-AMG GT R

Tên xe Mercedes-AMG GT R
DxRxC 4564 x 2005 x 1280 (mm)
Chiều dài cơ sở 2630 (mm)
Tự trọng/Tải trọng 1650/240 kg
Động cơ V8
Dung tích công tác 3982 (cc)
Công suất cực đại 430 kW [585hp] tại 6250 vòng/phút
Mô-men xoắn cực đại 700 Nm tại 2100 – 5500 vòng/phút
Hộp số Tự động 7 cấp AMG 7G-DCT
Dẫn động Cầu sau
Tăng tốc 3,6s (0-100km/h)
Vận tốc tối đa 318 (km/h)
Loại nhiên liệu Xăng không chì có trị số octane 95 hoặc cao hơn
Mức tiêu thụ nhiên liệu, kết hợp 11,74 (l/100km)
Mức tiêu thụ nhiên liệu, trong đô thị 18,63 (l/100km)
Mức tiêu thụ nhiên liệu, ngoài đô thị 7,7 (l/100km)

Ưu điểm :

Hiệu suất động cơ Diesel cao hơn so với động cơ xăng (1,5 lần).

- Dầu Diesel rẻ tiền hơn xăng.

- Mức tiêu hao nhiên liệu riêng của động cơ Diesel thấp hơn động cơ xăng.

- Dầu Diesel không bốc cháy ở nhiệt độ thường nên ít gây nguy hiểm.

30
- Do không có bộ chế hòa khí và bộ phận đánh lửa nên động cơ Diesel ít hư hỏng
vặt.

- Động cơ Diesel chịu quá tải tốt hơn động cơ xăng.

Nhược điểm :

- Cùng một công suất thì động cơ Diesel có khối lượng nặng hơn động cơ xăng.

- Tỉ số nén động cơ Diesel cao hơn nên đòi hỏi các chi tiết máy của động cơ phải tốt
dẫn đến giá thành chế tạo mắc hơn.

- Các chi tiết của hệ thống nhiên liệu ở động cơ Diesel có độ chính xác rất cao (sai
số 1/100mm) như bơm cao áp, kim phun nên giá thành chế tạo và sửa chữa cao hơn.

- Sửa chữa các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel phải có máy chuyên
dùng, dụng cụ đắt tiền và thợ có chuyên môn cao.

- Tốc độ động cơ Diesel thấp hơn tốc độ động cơ xăng.

31
- Động cơ Diesel gây ồn và "hôi" hơn động cơ xăng. (Điều này đã được khắc phục
nhiều bằng các công nghệ tiên tiến).

Tổng quan chung :

Động cơ Diesel và động cơ xăng đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên
nhà sản xuất đã áp dụng hai loại động cơ này trên xe để phù hợp với mục
đích sử dụng của mỗi dòng xe riêng biệt. Để cảm nhận và yêu thích một
chiếc xe êm ái mượt mà như động cơ xăng hay mạnh mẽ và tiết kiệm như
động cơ Diesel còn tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của mỗi người. Qua
bài viết này mong mọi người sẽ có thêm kiến thức về hai loại động cơ này
và dễ dàng lựa chọn hơn cho mục đích sử dụng xe của mình.

32
Phanh ô tô là một bộ phận rất quan trọng trên xe, nó đảm bảo cho ô tô chạy an toàn
ở tốc độ cao. Nên hệ thống phanh ô tô cần thiết bảo đảm : bền vững, tin cậy, phanh
êm dịu, hiệu quả phanh cao, tính ổn định của xe, điều chỉnh lực phanh được...để
tăng tính an toàn cho ô tô khi vận hành .

Trên ô tô phanh là hệ thống đặc biệt quan trọng đảm bảo cho ô tô chuyền động an
toàn ở mọi chế độ nhờ đó phát hết khả năng động lực, nâng cao tốc độ ô tô cũng
như năng suất vận chuyển của xe.

33
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô máy kéo cho đến khi dừng hẳn hoặc
đến một tốc độ nào đó. Ngoài ra, hệ thống phanh nó còn nhiệm vụ giữ cho ô tô
đứng yên tại chỗ trên mặt đường ngang hoặc trên đương nghiêng.

Như vây, hệ thống phanh là hệ thống đặc biệt quan trọng nó cho phép ô tô chuyển
động an toàn ở mọi chế độ làm việc. Nhờ đó mà người sử dụng có thể phát huy hết
khả năng động lực, nâng cao tốc độ và khai thác triệt để năng suất vận chuyển của
phương tiện.

Đây là cơ cấu phanh điều khiển điện tử, có tác dụng ngăn ngừa việc hãm cứng
bánh xe ô tô trong tình huống cần giảm tốc khẩn cấp, tránh hiện tượng văng trượt
và duy trì khả năng kiểm soát hướng lái.

Khi được kích hoạt bằng cách đạp phanh dứt khoát, hệ thống phanh ABS sẽ tự
động nhấp nhả phanh liên tục, giúp các bánh xe không bị bó cứng, cho phép người
lái duy trì khả năng điều khiển xe tránh chướng ngại vật và đảm bảo ổn định thân
xe.

34
Lí do phanh ABS có phần vượt trội so với phanh thường là :
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS hoạt động nhờ vào các cảm biến tốc độ trên
từng bánh xe, gửi thông tin về cho ECU ABS và từ đó ECU ABS sẽ nắm bắt được
vận tốc quay trên từng bánh xe và phát hiện ngay tức khắc khi bánh xe nào có hiện
tượng bị “bó cứng” khi người lái đạp phanh đột ngột, dẫn tới hiện tượng bị trượt
khỏi mặt đường.

Khi xảy ra việc phanh đột ngột, hệ thống sẽ thực hiện động tác ấn – nhả thanh kẹp
trên phanh đĩa khoảng 15 lần mỗi giây, thay vì tác động một lực cực mạnh trong 1
khoảng thời gian khiến bánh có thể bị “chết” như trên các xe không có ABS.
Khi xe được trang bị hệ thống phanh ABS, máy tính của hệ thống sẽ dựa vào các
thông số mà các cảm biến vận tốc và cả thao tác của người lái để đưa ra những áp
lực phanh tối ưu nhất cho từng bánh, qua đó đảm bảo tính ổn định của xe và vẫn
cho phép người lái kiểm soát được quỹ đạo của xe.

35
Sự phát triển của nghành công nghiệp ô tô dựa vào nhu cầu, thị hiếu và lợi ích của
chúng đem lại của chúng cho xã hội và văn hoá của mỗi nước trong tương lai và
hiện tại

Dưới đây là năm xu hướng đang và sẽ mở ra những chương mới của nền công
nghiệp ô tô tương lai :

1. Điện khí hóa – xanh hóa ngành công nghiệp ô tô

Những chiếc xe điện trở thành giải pháp giao thông của đô thị tương lai.

36
Nguồn: OAG.com

Chúng ta không thể không nhắc đến cú chuyển mình mang tên điện khí hóa đang
dần dẫn đầu xu hướng của ngành công nghiệp ô tô trong những năm gần đây. Từ
những chiếc xe chạy bằng động cơ đốt trong, các nhà sản xuất ô tô đang dần “xanh
hóa” đường đua xản xuất bằng việc tung ra thi trường những mẫu xe chạy điện
thân thiện với môi trường.
Những dòng xe điện này liên tục được cải tiến, thải ít khí thải, tiếng ồn và bụi bẩn
ra môi trường hơn và dần trở thành sự thay thế hoàn hảo cho các phương tiện giao
thông đô thị hiện hành.

2. Tự động hóa – giải tỏa sự căng thẳng của tài xế

Bên cạnh những chiếc xe điện đang dần chiếm lĩnh “miếng bánh giao thông”, một
tương lai mới đang dần mở ra dưới sự tự trị của những phương tiện giao thông. Sự
thay đổi chóng mặt trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (Machine
Learning) và Mạng thần kinh nhân tạo (Neural Networks) đã kéo theo sự bùng nổ
của các phương tiện tự hành trong thời gian vừa qua.
Những chiếc xe tự lái không còn chỉ được nhìn thấy trong các bộ phim khoa học
viễn tưởng mà giờ đây con người đã có thể tận hưởng sự tự động hóa khi không
phải trải qua những giờ phút lái xe căng thẳng. Mọi chuyển động, điều khiển đều
được xử lý nhanh chóng và kịp thời bởi những chiếc xe thông minh.

37
3. Sự chia sẻ – giải pháp đi lại thông minh và tiện lợi

Dịch vụ đi chung xe trở thành thị trường tiềm năng mà các nhà sản xuất ô tô
hướng đến. Nguồn: CoMoUK.

Trong những năm qua, xu hướng đi chung xe đã và đang nở rộ tại nhiều thành phố
lớn trên khắp thế giới. Đi chung xe đã trở thành một giải pháp đi lại thông minh và
tiện lợi, không chỉ giúp người dùng giảm chi phí đi lại mà còn giúp môi trường trở
nên trong sạch hơn khi số lượng xe lưu thông trên đường giảm.
Ước tính hiện tại trên thế giới có khoảng 70 triệu người sử dụng các ứng dụng đi
chung xe. Với mức gia tăng chóng mặt này, đến năm 2025 dự kiến doanh thu toàn
cầu của dịch vụ đi chung xe sẽ đạt mức 2 tỉ đô la Mỹ.

4. Sự kết nối - hơi thở mới trong nền công nghiệp ô tô

Mạng lưới kết nối của xe không chỉ còn đơn giản là giữa người lái và xe.

38
Nguồn: Texas Instruments.

Khoang cabin xe giờ đây còn là nơi để giải trí, làm việc. Rsonline.com

Khía cạnh tiếp theo của EASCY chính là mạng lưới toàn cầu của các phương tiện
dưới tên gọi “xe kết nối – Connected Cars”. Khác với những phương tiện truyền
thống trước đây, những mẫu xe mới của tương lai đã và sẽ được trang bị những
tính năng ưu việt, giúp kết nối người lái với môi trường và mọi người xung quanh
hay kết nối giữa các phương tiện với nhau và với cơ sở hạ tầng giao thông (chẳng
hạn như đèn tín hiệu).

Ngoài ra mọi tiện ích như được gói gọn trong khoang cabin xe, cho phép người lái
có thể trò chuyện, làm việc, lướt web và tận hưởng các loại hình giải trí khác như
nghe nhạc, xem phim trong suốt hành trình của mình.
5. Liên tục đổi mới – sự chuyển mình liên tục để không bị tụt hậu

39
Rõ ràng rằng 4 định hình mang tên điện khí hóa, tự động hóa, kết nối và chia sẻ đã
thổi một làn gió mới vào nền công nghiệp ô tô trong thập kỉ vừa qua đồng thời
cũng đòi hỏi các nhà sản xuất ô tô phải liên tục cập nhật và tự làm mới mình.

Vòng đời kéo dài từ 5 đến 8 năm của những chiếc ô tô sắp sửa đi vào quá khứ, thay
vào đó những chiếc xe được làm mới, cập nhật mỗi năm nhằm tích hợp những
phần mềm và công nghệ mới nhất và bắt kịp với sự biến đổi của thời đại cũng như
phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng.

40

You might also like