You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

Kỹ thuật ô tô hybrid _ Ô tô điện


Đề Tài:
Yếu tố thúc đẩy phát triển hệ
thống động lực ô tô
Kịch bản khả thi cho sự phát
triển ô tô trong thế kỉ này

Giáo viên hướng dẫn: GS. Bùi Văn Ga


Sinh viên thực hiện: Võ Thắng 103200138

Lớp học phần: 20.19

Đà Nẵng – 2024
LỜI NÓI ĐẦU

Với nền công nghiệp phát triển ngày càng hiện đại, các nhu cầu trong lao động
và cuộc sống của con người càng được nâng cao. Vấn đề vận chuyển hàng hóa, đi
lại của con người là một trong những nhu cầu rất cần thiết. Ô tô là một loại phương
tiện rất phát triển và phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay để đáp ứng cho
nhu cầu đó.
Là một sinh viên ngành ô tô, việc tìm hiểu, nghiên cứu, tính toán và thiết
kế các bộ phận, cụm máy, chi tiết trong xe là rất thiết thực và bổ ích. Trong khuôn
khổ giới hạn của một đồ án môn học, em được giao nhiệm vụ thiết kế và tính toán ly
hợp . Công việc này đã giúp cho em bước đầu làm quen với công việc thiết kế mà
em đã được học ở trường để ứng dụng cho thực tế, đồng thời nó còn giúp cho em
cũng cố lại kiến thức sau khi đã học các môn lý thuyết trước đó.
Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Bùi Văn Ga sau một khoảng thời gian cho
phép em đã hoàn thành được đồ án của mình. Vì bước đầu tính toán thiết kế còn rất
bỡ ngỡ cho nên không tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn. Do vậy, em rất mong các
thầy (cô) thông cảm và chỉ bảo thêm để em được hoàn thiện hơn trong quá trình học
tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Yếu tố thúc đẩy phát triển hệ thống động lực ô tô..........................................1
Kịch bản khả thi cho sự phát triển ô tô trong thế kỉ này................................1
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................2
I Xu thế phát triển động cơ đốt trong.....................................................................4
1.1. Nguồn gốc và tiền thân...................................................................................4
2.1. Những năm đầu...............................................................................................4
3.1 Động cơ đốt trong thực tế đầu tiên.................................................................5
4.1 Động cơ bốn thì................................................................................................6
 5.1 Sự ra đời của ô tô hiện đại........................................................................6
6.1 Những tiến bộ vào giữa thế kỷ 20...................................................................8
7.1 Mối quan tâm về môi trường và các giải pháp thay thế.............................10
II Kịch bản khả thi cho sự phát triển ô tô trong thế kỉ này Tin tức..................11
2.1 Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm ô nhiễm môi
trường...................................................................................................................11
2.2 Xe hybrid....................................................................................................14
2.3 Các loại động cơ hybrid............................................................................14
2.3.1 Hybrid nối tiếp....................................................................................15
2.3.2 Hybrid song song................................................................................15
2.3.3 Hybrid kết hợp....................................................................................15
2.4 Các dòng xe hybrid trên thị trường hiện nay.........................................16
2.4.1 Full hybrid...........................................................................................16
2.4.2 Mild hybrid..........................................................................................16
2.4.3 Plug-in hybrid.....................................................................................16
2.5 Các chế độ làm việc của xe hybrid...........................................................17
2.5.1 Chế độ bắt đầu khởi hành..................................................................17
2.5.2 Chế độ tăng tốc....................................................................................17
2.5.3 Chế độ di chuyển trên đường bằng ở vận tốc ổn định.....................17
2.5.4 Chế độ giảm tốc...................................................................................18
2.6 Những lưu ý khi sử dụng xe ô tô hybrid..................................................18
I Xu thế phát triển động cơ đốt trong

1.1. Nguồn gốc và tiền thân

Khái niệm khai thác năng lượng để tạo ra chuyển động đã có trước động cơ đốt
trong hàng thế kỷ. Các nền văn minh cổ đại, như Hy Lạp và Ai Cập, đã phát triển
các thiết bị sơ khai sử dụng khí nén hoặc hơi nước để tạo ra chuyển động.

Aeolipile - thiết bị chạy bằng hơi nước xuất hiện từ thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên.

Vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, nhà toán học và kỹ sư có tên Hero của xứ
Alexandria, Ai Cập đã tạo ra một thiết bị chạy bằng hơi nước có thể quay do lực
thoát ra của hơi nước, gọi là "Aeolipile". Tuy nhiên, những tiền thân ban đầu này
không đủ thực tế hoặc hiệu quả để được coi là động cơ đốt trong thực sự.
2.1. Những năm đầu
Sự phát triển của động cơ đốt trong đã đạt được đà phát triển vào thế kỷ 19 khi các
nhà phát minh tìm cách khai thác sức mạnh của các vụ nổ có kiểm soát. Một trong
những người tiên phong đầu tiên là Joseph Nicéphore Niépce, một kỹ sư người
Pháp, người đã phát triển động cơ đốt trong đời đầu có tên gọi "Pyréolophore" vào
năm 1807.
Động cơ đốt trong Pyréolophore.
3.1 Động cơ đốt trong thực tế đầu tiên

Vào những năm 1860, Étienne Lenoir, một kỹ sư người Bỉ gốc Pháp, đã được cấp
bằng sáng chế cho động cơ đốt trong thực tế đầu tiên sử dụng khí than và không khí
làm nhiên liệu, hoạt động theo nguyên lý hai kỳ. Động cơ hơi nước của Lenoir đã
được thương mại hóa với số lượng đủ để được coi là một thành công, lần đầu tiên
đối với động cơ đốt trong.

Động cơ đốt trong Lenoir thực sự đầu tiên được thương mại hóa.

Mặc dù động cơ này đã đạt được thành công hạn chế, chủ yếu trong các ứng dụng
cố định và đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc phát triển động cơ, tuy nhiên
chúng có hiệu quả thấp và không phù hợp để sử dụng rộng rãi.
4.1 Động cơ bốn thì

Bước đột phá thực sự trong công nghệ động cơ đốt trong xuất hiện vào năm 1876
khi Nikolaus Otto, một kỹ sư người Đức, phát triển động cơ đốt trong bốn thì thực
tế đầu tiên. Được biết đến với cái tên "động cơ Otto", động cơ này sử dụng hỗn hợp
nhiên liệu và không khí, được đánh lửa bằng bugi.

Động cơ Otto 4 thì được trưng bày tại bảo tàng tại Tokyo, Nhật Bản.

Động cơ của Otto giới thiệu chu trình bốn thì gồm nạp, nén, nổ và xả, tạo ra
nền tảng cho động cơ xăng hiện đại. Hiệu suất và độ tin cậy được cải thiện
của động cơ Otto đã khiến nó trở thành động cơ thay đổi cuộc chơi trong
ngành công nghiệp toàn cầu.

5.1 Sự ra đời của ô tô hiện đại


Trong khi động cơ của Nikolaus Otto đã tạo ra cuộc cách mạng hóa cho
ngành công nghiệp thì chính Karl Benz, một nhà phát minh người Đức, lại là
người đã ứng dụng động cơ đốt trong vào giao thông vận tải. Năm 1885,
Benz phát triển ô tô chạy bằng xăng, sử dụng động cơ của Otto.
Karl Benz phát minh ra chiếc xe ô tô chạy bằng xăng đầu tiên sử dụng động cơ
Otto.

Phát minh này được coi là sự ra đời của những mẫu ô tô hiện đại. Sự sáng tạo của
Benz không chỉ khơi dậy một cuộc cách mạng về giao thông vận tải, cho phép việc
đi lại nhanh hơn, thuận tiện hơn, mà còn mở đường cho những tiến bộ trong tương
lai của ngành công nghiệp ô tô.

Động cơ Diesel áp dụng rộng rãi trong ngành vận tải hạng nặng.

Đầu thế kỷ 20, chúng ta được chứng kiến những tiến bộ đáng kể trong công nghệ
động cơ đốt trong. Năm 1892, Rudolf Christian Karl Diesel, một nhà phát minh và
kỹ sư cơ khí nổi tiếng người Đức, đã giới thiệu động cơ Diesel dựa vào đánh lửa
được tạo ra từ quá trình nén không khí cơ học trong xi lanh thay vì bugi.

Động cơ Diesel có hiệu suất nhiệt, tiết kiệm nhiên liệu hơn và có mô-men xoắn đầu
ra cao hơn so với bất kỳ động cơ đốt trong nào khác, khiến loại động cơ này trở nên
lý tưởng cho các ứng dụng tải nặng. Động cơ Diesel được sử dụng trong máy móc
công nghiệp, tàu thủy và đầu máy xe lửa. Vào những năm 1930, chúng dần dần bắt
đầu được sử dụng trong một số ô tô.

Bộ chế hòa khí ra đời giúp nhiên liệu và không khí trộn chính xác hơn.

Đồng thời, sự phát triển của bộ chế hòa khí, một thiết bị trộn nhiên liệu và không
khí theo tỷ lệ chính xác để đốt cháy, đã cải thiện hơn nữa hiệu suất của động cơ.
Năm 1902, kỹ sư người Pháp Prosper-René Audibert và kỹ sư người Thụy Sĩ Carl
Eduard Buetschi đã phát triển bộ chế hòa khí hiệu quả đầu tiên, giúp tiết kiệm nhiên
liệu và sản sinh công suất tốt hơn.

6.1 Những tiến bộ vào giữa thế kỷ 20

Giữa thế kỷ 20, nhân loại tiếp tục được chứng kiến một loạt tiến bộ trong công nghệ
động cơ đốt trong. Một trong những bước đột phá quan trọng nhất là sự ra đời của
hệ thống phun xăng điện tử (EFI).
Một động cơ phun xăng điện tử EFI lắp trên xe Toyota.

Năm 1952, Tập đoàn Bendix giới thiệu Electrojector, hệ thống phun xăng điện tử
thương mại đầu tiên. Hệ thống EFI cho phép kiểm soát chính xác việc cung cấp
nhiên liệu, giúp cải thiện hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải.

Một bước phát triển quan trọng khác là việc áp dụng công nghệ tăng áp vào động cơ
đốt trong. Bộ tăng áp, sử dụng khí thải để dẫn động tua-bin và đẩy nhiều không khí
hơn vào buồng đốt, giúp tăng công suất động cơ lên đáng kể.

Một động cơ turbo tăng áp được Mercedes-AMG phát triển.


Hiện nay, động cơ tăng áp đã trở nên phổ biến trong ngành hàng không, đua xe và
các phương tiện hiệu suất cao.

7.1 Mối quan tâm về môi trường và các giải pháp thay thế

Trong những thập kỷ gần đây, mối quan tâm về tác động môi trường của động cơ
đốt trong đã được đặt lên hàng đầu. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong động cơ tạo
ra khí nhà kính, góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Ngoài ra, khí thải động cơ còn
thải ra các chất ô nhiễm gây hại cho chất lượng không khí và sức khỏe con người.

Xe điện được xem là một trong những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Những lo ngại này đã dẫn đến sự tập trung ngày càng tăng vào việc phát triển các
công nghệ thay thế. Xe điện (EV) chạy bằng pin hoặc pin nhiên liệu đang trở nên
phổ biến như một giải pháp giao thông bền vững.

Hệ thống hybrid, kết hợp động cơ đốt trong với động cơ điện, mang lại hiệu suất
được cải thiện và giảm lượng khí thải. Các chính phủ và các ngành công nghiệp trên
toàn thế giới hiện đang đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để chuyển đổi sang các
hình thức vận chuyển sạch hơn, xanh hơn.

II Kịch bản khả thi cho sự phát triển ô tô trong thế kỉ này Tin tức
2.1 Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm ô nhiễm môi trường

Tại Trụ sở Chính phủ vào chiều 13/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
cho biết Việt Nam là một trong 6 nước trên thế giới ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi
khí hậu. Tại COP26, Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050,
giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030.

Để góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26, Thủ tướng đã nêu ra 8 gợi
mở, trong đó nổi bật có các nội dung cần tập trung thực hiện, gồm: chuyển đổi năng
lượng xanh, năng lượng sạch; kế hoạch giảm phát thải khí metan; giảm phát thải
gây hiệu ứng nhà kính; giảm phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khuyến
khích phương tiện giao thông sử dụng điện…

4 loại xe điện hóa phổ biến hiện nay

Nhằm khuyến khích người dân chuyển đổi sang sử dụng các loại phương tiện thân
thiện với môi trường, Chính phủ cũng đã có động thái ưu đãi về thuế, phí, lệ phí.
Bước đi này thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và trên toàn thế giới.

Các nước trong khu vực cũng có nhiều bước tiến trong việc ưu tiên phát triển các
loại hình xe thân thiện với môi trường. Điển hình như Thái Lan ban hành hàng loạt
chính sách thuế ưu đãi cho nhà sản xuất và lắp ráp xe điện, với tham vọng vươn lên
dẫn đầu Đông Nam Á trong sản xuất xe xanh.

Trong khi đó, Singapore cũng dự kiến giành 30 triệu đô la Singapore để khuyến
khích người dân mua các loại “xe xanh”, với lãi suất chỉ định chưa đến 2% /năm.
Bên cạnh đó, Indonesia cũng thực hiện miễn thuế doanh nghiệp để sản xuất xe thân
thiện với môi trường.

2.2 Toyota - thương hiệu ô tô đi đầu “xanh hóa” dải sản phẩm

Bên cạnh việc chập chững ra mắt các mẫu xe điện - vốn đòi hỏi thời gian để thay
đổi thói quen sử dụng xe của tiêu dùng, cho tới những khoản đầu tư lớn về hạ tầng
kỹ thuật như hệ thống trạm sạc… - thì xe lai điện (Hybrid) là một giải pháp rất đáng
cân nhắc, xét theo tình hình thực tế của thị trường Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Xe lai điện (Hybrid) kết hợp giữa việc sử dụng động cơ đốt trong truyền thống với
mô tơ điện, do đó, không làm thay đổi thói quen sử dụng phương tiện đi lại hàng
ngày của chủ xe. Bên cạnh đó, xe hybrid không cần đầu tư hệ thống trạm sạc như xe
điện, góp phần giảm lượng phát thải khí CO2, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính. Cụ
thể, theo nghiên cứu của Đại học Bách khoa Hà Nội, xe Hybrid có khả năng tiết
kiệm nhiên liệu cũng như phát thải ít hơn xe sử dụng động cơ đốt trong tới hơn
50%.
2.2 Xe hybrid

Xe hybrid, hay còn gọi là xe lai, là sản phẩm ra đời từ sự kết hợp giữa hai bộ truyền
động, bao gồm một động cơ chạy bằng xăng và một mô tơ chạy bằng điện. Điểm
nổi bật của dòng xe hybrid là khả năng tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi
trường và động cơ vận hành đầy mạnh mẽ.
Xe hybrid là dòng xe lai hiện đại với công nghệ tiên tiến

2.3 Các loại động cơ hybrid


Xe hybrid được phân thành ba loại cấu trúc truyền động cơ bản, bao gồm: hybrid
nối tiếp, hybrid song song, hybrid kết hợp.

2.3.1 Hybrid nối tiếp


Hệ thống dẫn động bánh xe được truyền lực trực tiếp từ động cơ điện. Trong khi đó,
động cơ đốt trong chỉ có nhiệm vụ nạp điện cho ắc quy và cung cấp năng lượng cho
động cơ điện.

 Ưu điểm: Chỉ khi xe chạy đường dài, động cơ xăng mới được sử dụng thay
cho động cơ điện. Điều này giúp tối ưu lượng nhiên liệu được tiêu thụ, tiết
kiệm chi phí và thân thiện với môi trường.
 Nhược điểm: Ắc quy có dung tích và kích thước lớn vì động cơ điện đóng
vai trò truyền lực chính. Do đó, động cơ xăng dễ rơi vào tình trạng quá tải
khi phải làm việc liên tục để cung cấp đủ năng lượng cho ắc quy và động cơ
điện.

2.3.2 Hybrid song song


Hệ thống dẫn động bánh xe được truyền lực trực tiếp từ cả động cơ điện và động cơ
đốt trong. Bộ điều khiển trung tâm sẽ tự thiết lập khi nào cả hai động cơ cùng hoạt
động song song và khi nào động cơ sẽ hoạt động độc lập.

 Ưu điểm: Xe sẽ có công suất cao hơn nhờ được trang bị hai nguồn truyền
lực. Ắc quy có dung tích và kích thước không quá lớn, giúp giảm áp lực lên
lên động cơ xăng.
 Nhược điểm: Chi phí sản xuất cao vì hệ thống có kết cấu phức tạp.
2.3.3 Hybrid kết hợp
Đúng như tên gọi, đây là sự kết hợp giữa hệ thống động cơ hybrid nối tiếp và hybrid
song song, giúp tận dụng tối đa thế mạnh và khắc phục được những nhược điểm ở
cả hai loại động cơ. Hybrid kết hợp được sử dụng nhiều trong sản xuất chế tạo xe
hybrid hiện nay.

Xe Toyota Cross bản hybrid

2.4 Các dòng xe hybrid trên thị trường hiện nay


Xe hybrid có tổng cộng 4 loại khác nhau, bao gồm: Full hybrid, Mild hybrid, Plug-
in hybrid, Range extender hybrid.

2.4.1 Full hybrid


Xe Full hybrid (hay còn có tên gọi khác là parallel hybrid) là loại xe hybrid sử dụng
động cơ điện và động cơ đốt trong một cách riêng lẻ hoặc kết hợp. Khi hoạt động
riêng lẻ thì động cơ điện chỉ có thể di chuyển trên quãng đường ngắn với tốc độ thấp
đến trung bình vì dung lượng pin có hạn. Tuy nhiên, pin sẽ nhanh chóng được sạc
đầy bằng cách lấy năng lượng từ chính động cơ đốt trong. Động cơ đốt trong vừa
đóng vai trò truyền lực cho xe, vừa cung cấp năng lượng giúp pin được sạc đầy.

Đối với xe Full hybrid, động cơ điện sẽ hoạt động riêng lẻ khi xe mới vừa khởi động
và đang ở chế độ không tải. Khi xe bắt đầu di chuyển, bộ điều khiển sẽ quyết định
cho xe vận hành hoàn toàn bằng điện, bằng xăng/dầu hay cũng có thể kết hợp cả
hai.

 Ở vận tốc nhỏ, đạp ga nhẹ nhàng thì xe thường sử dụng động cơ điện.
 Ở vận tốc nhỏ, đạp ga mạnh thì động cơ đốt trong sẽ được kích hoạt để vận
tốc xe tăng nhanh.
 Ở vận tốc ổn định từ 50 - 60 km, động cơ đốt trong sẽ tự động ngắt, động cơ
điện vẫn tiếp tục hoạt động.
Có thể thấy rằng, đối với loại xe Full hybrid, động cơ điện hoạt động liên tục ngay
từ lúc xe bắt đầu khởi hành. Ngược lại, động cơ xăng chỉ tiến hành hỗ trợ khi xe cần
lực kéo lớn như tăng tốc hay tham gia giao thông ở tốc độ cao.

2.4.2 Mild hybrid


Xe Mild hybrid (hay còn có tên gọi khác là MHEV - xe lai nhẹ) là loại xe hybrid
được trang bị động cơ điện và động cơ đốt trong. Tuy nhiên, động cơ điện ở MHEV
chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho động cơ đốt trong mà không thể hoạt động một cách
riêng lẻ như Full hybrid.

Trong trường hợp xe đang lao dốc, phanh gấp hoặc tạm dừng, động cơ điện sẽ cho
phép động cơ đốt trong tắt đi tạm thời và nhanh chóng khởi động lại ngay sau đó.
Cùng với đó, động cơ điện cũng giúp tăng lực kéo cho động cơ đốt trong bằng cách
tạo ra công suất. Pin của động cơ điện sẽ nhanh chóng được sạc đầy thông qua quá
trình phanh xe.

Một chiếc Mild hybrid sẽ có giá thành sản xuất thấp hơn một chiếc Full hybrid vì
kết cấu động cơ của MEHV không quá phức tạp như Full hybrid. Tuy nhiên, xe sử
dụng hệ thống MEHV vẫn có khả năng tiết kiệm nhiên liệu lên đến 10 - 15%.

2.4.3 Plug-in hybrid


Xe Plug-in hybrid (hay còn có tên gọi khác là PHEV - xe lai sạc điện) là loại xe
hybrid được trang bị động cơ điện và động cơ đốt trong. Pin của động cơ điện được
sạc đầy bằng cách kết nối với dòng điện bên ngoài thông qua phích cắm.

Nguyên lý hoạt động của Plug-in hybrid tương tự như Full hybrid. Xe có thể hoạt
động hoàn toàn bằng điện và chỉ sử dụng động cơ đốt trong để truyền động trong
trường hợp xe bị hết pin. Bên cạnh đó, nhờ dung lượng pin lớn, PHEV có thể đi
được quãng đường dài hơn so với các dòng xe hybrid khác.

Xe lai sạc điện ghi điểm nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu và hạn chế tối đa lượng
khí thải ra môi trường. Tuy nhiên, nhiều người không tận dụng được tốt ưu thế này
khi sử dụng PHEV như một chiếc xe chạy xăng thông thường. Điều này có thể gây
tốn kém hơn cả vì Plug-in hybrid có khối lượng lớn hơn xe hơi thông thường, vì vậy
xe cũng sẽ cần tiêu thụ nhiều nhiên liệu để vận hành hơn.

2.5 Các chế độ làm việc của xe hybrid


2.5.1 Chế độ bắt đầu khởi hành
Chỉ có động cơ điện hoạt động khi tài xế khởi động xe, động cơ đốt trong vẫn đang
ở trạng thái nghỉ. Khi xe bắt đầu di chuyển, tuỳ thuộc vào nhu cầu của tài xế, bộ
điều khiển sẽ chỉ định cho động cơ đốt trong hoạt động hay không.

Nếu nhấn nhẹ chân ga, động cơ điện sẽ vẫn hoạt động riêng lẻ nhằm cung cấp lực
kéo cho trục dẫn động đẩy xe về phía trước.

Nếu nhấn sâu chân ga, bộ điều khiển sẽ nhận định người điều khiển muốn tăng tốc
nhanh. Lúc này, động cơ đốt trong sẽ được kích hoạt và hoạt động kết hợp cùng
động cơ điện.

2.5.2 Chế độ tăng tốc


Bất cứ khi nào người điều khiển đạp chân ga thì xe hybrid sẽ lấy thêm điện từ pin để
bổ sung cho động cơ điện, động cơ xăng cũng vận hành song song cùng lúc.

Nhằm giúp tăng số vòng mô-men xoắn, xe ô tô truyền thống sẽ sử dụng động cơ đốt
trong khi tăng tốc. Vòng tua máy quay nhanh hơn đồng nghĩa với lượng nhiên liệu
tiêu thụ cũng tăng lên.

Trong khi đó, xe hybrid tận dụng nguồn năng lượng từ ba nguồn cung cấp khác
nhau, bao gồm: động cơ đốt trong, pin hybrid và máy phát điện xoay chiều. Điều
này không chỉ giúp giảm tải cho động cơ đốt trong mà còn giúp tiết kiệm lượng
nhiên liệu tiêu thụ.

2.5.3 Chế độ di chuyển trên đường bằng ở vận tốc ổn định


Khi xe hybrid di chuyển trên đường ở vận tốc thấp và ổn định thì chỉ có động cơ
điện hoạt động. Tuy nhiên, khi tăng tốc, động cơ đốt trong cũng sẽ được khởi động.

Ngoài công dụng truyền lực cho xe, động cơ đốt trong còn cung cấp năng lượng cho
máy phát điện và động cơ xoay chiều. Động cơ xoay chiều sẽ hỗ trợ động cơ đốt
trong trong việc cung cấp năng lượng và sạc đầy pin cho xe, giúp hạn chế sự thất
thoát nhiên liệu.

2.5.4 Chế độ giảm tốc


Quán tính sinh ra trong suốt quá trình giảm tốc sẽ làm quay máy phát điện, từ đó
giúp tích trữ điện cho pin hybrid. Điều này sẽ giúp ích cho quá trình tăng tốc và
khởi động, giúp xe không bị lãng phí điện năng và nhiên liệu.

2.6 Những lưu ý khi sử dụng xe ô tô hybrid


Khi sử dụng xe ô tô hybrid, lái xe cần chú ý 6 điều sau để giúp xe luôn ở trạng thái
tốt nhất:

 Luôn ưu tiên sử dụng chế độ chạy bằng điện (EV Mode)


 Đạp chân ga một cách nhẹ nhàng và dứt khoát giúp kéo dài thời gian hoạt
động của động cơ điện
 Đạp chân phanh sớm và nhẹ nhàng giúp giảm thời gian phục hồi của pin
 Không nên đưa cần số về N khi dừng đèn đỏ. Nếu thời gian dừng lâu, hãy
đưa cần về P
 Nên sử dụng hệ thống Cruise Control khi lái xe đường trường
 Nên chọn chế độ lấy gió trong khi bật điều hòa.

You might also like