You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TPHCM

VIỆN CƠ KHÍ
--------------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


NHẬP MÔN KỸ THUẬT Ô TÔ

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: Mã số:


Trà Thanh Dương 051205001870
Phan Hà Nhật Duy 052205000980
Tương Bảo Duy 052205000690
Võ Tấn Đạt 052205012058
Nguyễn Hoàng Quốc Đạt 051205014872

GVHD: TS. NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Giảng viên chấm 1: Chữ ký

Giảng viên chấm 2: Chữ ký

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TPHCM
VIỆN CƠ KHÍ
--------------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


NHẬP MÔN KỸ THUẬT Ô TÔ

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: Mã số:


Nguyễn Hoàng Quốc Đạt 051205014872
Phan Hà Nhật Duy 052205000980
Trương Bảo Duy 052205000690
Võ Tấn Đạt 052205012058
Trà Thanh Dương 051205001870

GVHD: TS. NGUYỄN VĂN ĐÔNG

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................................1

1. Lịch sử hình thành và phát triển của ô tô......................................................................2


1.1. Lịch sử phát triển của ô tô qua từng giai đoạn............................................................2
1.2. Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới.......................................4
2. Các hệ thống cơ bản trên ô tô........................................................................................12
2.1. Động cơ.....................................................................................................................12
2.2. Ly hợp.......................................................................................................................12
2.3. Hộp số.......................................................................................................................12
2.4. Hộp phân phối...........................................................................................................13
2.5. Bộ truyền động cuối cùng.........................................................................................14
2.6. Hệ thống lái...............................................................................................................14
2.7. Hệ thống treo ............................................................................................................15
2.8. Hệ thống phanh..........................................................................................................15
2.9. Hệ thống chuyển động...............................................................................................15
2.10. Hệ thống điện..........................................................................................................17
2.11. Hệ thống điều hoà....................................................................................................18
2.12. Hệ thống điều khiển……………………………………………………………….19

3. Tổng hợp sự phát triển công nghệ áp dụng trên động cơ đốt trong............................20

3.1. Động cơ đốt trong là gì? ...........................................................................................20

3.2. Sự phát triển của công nghệ vực dậy động cơ đốt trong ..........................................20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................24


LỜI NÓI ĐẦU
Ô tô, trong thế giới ngày nay, đó không chỉ là một phương tiện giao thông thông
thường, mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với khả năng di
chuyển nhanh chóng, tiện lợi và đảm bảo an toàn, ô tô đã trở thành một phần quan trọng của
đời sống hàng ngày. Để khai thác và vận hành ô tô một cách hiệu quả và an toàn, kiến thức
và kỹ năng chuyên sâu là điều không thể thiếu. Môn học "Nhập môn Kỹ thuật Ô tô" ra đời
như một bước khởi đầu quan trọng, mang đến cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu
tạo, nguyên lý hoạt động và các loại ô tô. Bên cạnh đó, môn học còn tập trung vào việc đào
tạo kỹ năng lái xe an toàn, đưa sinh viên vào thế giới thực tế của ngành công nghiệp ô tô đầy
thách thức. Không chỉ là nơi học kiến thức chuyên ngành, môn học này còn là môi trường để
sinh viên phát triển kỹ năng mềm quan trọng như kỹ năng làm việc nhóm, sự linh hoạt, và
tinh thần trách nhiệm. Trong quá trình làm việc nhóm, sinh viên học được cách phối hợp tốt
với đồng đội, góp phần xây dựng một môi trường học tập tích cực. Để thấy rõ giá trị thực sự
của môn học này, sinh viên cần tích cực tham gia vào quá trình học tập và thực hành. Việc
nắm bắt kiến thức và kỹ năng từ môn học này không chỉ giúp họ trở thành những chuyên gia
ô tô có tay nghề, mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự thành công trong lĩnh vực này.
Như vậy, môn học "Nhập môn Kỹ thuật Ô tô" không chỉ đơn thuần là một phần của giáo
trình, mà còn là chìa khóa mở cánh cửa cho tương lai hứa hẹn của sinh viên trong ngành kỹ
thuật ô tô.
Dưới sự hướng dẫn tận tâm của T.S Nguyễn Văn Đông và sự cố gắng , nổ lực của các
thành viên trong nhóm , nhóm chúng em đã hoàn thành bài tiểu luận này . Tuy nhiên nhóm
chúng em tự nhận thức được kiến thức của mình còn nhiều hạn chế nên không thể tránh
được những thiếu sót và khuyết điểm . Vì vậy nhóm chúng em kính mong sự giúp đỡ và
đánh giá từ phía thầy cô trong bộ môn để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn
Cuối cùng, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến T.S Nguyễn Văn Đông, người đã
đồng hành và hỗ trợ chúng tôi suốt hành trình này. Sự kiên nhẫn và sự chia sẻ kiến thức của
thầy là nguồn động viên lớn lao, giúp nhóm chúng em vượt qua mọi thách thức và hoàn
thành bài tiểu luận một cách tự tin. Cảm ơn thầy vì sự đồng hành và sự truyền cảm hứng!

1
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA Ô TÔ.
1.1 Lịch sử phát triển của ô tô qua từng giai đoạn.
Năm 1650 chiếc xe có bốn bánh vận chuyển bằng các lò xo tích năng được thiết kế bởi
nghệ sĩ, nhà phát minh người Ý Leonardo da Vinci. Sau đó là sự phát triển của nguồn động
lực ôtô : đông cơ gió, động có không kí nén. Năm 1769 đán dấu sự ra đời của động cơ hơi
nước ( khói đen, ồn, khó vận hành…) và vào thời kỳ này chiếc ô tô tải đầu tiên ra đời.
Năm 1860 động cơ bốn kỳ chạy ga ra đời đánh dấu cho sự ra đời của ô tô con ( loại xe
này dùng cho giới thượng lưu người Pháp ).
Năm 1864 động cơ bốn kỳ chạy xăng ra đời và sau 10 năm loại xe với động cơ này đạt
công suất 20 kw và có thể đạt vận tốc 40km/h.
Năm 1885, Karl Benz chế tạo một chiếc xe có một máy xăng nhỏ đó là chiếc ô tô đầu
tiên.
Năm 1891 ô tô điện ra đời ở Mỹ do hãng Morris et Salon ở Philadel sản xuất.
Sau khi khí nén ra đời, 1892 Rudolf Diesel đã cho ra đời động cơ Diesel và đã cho chế
tạo hàng loạt . Vào thời gian này, đã hình thành tổng thể ô tô con , ô tô tải. ô tô chở người
với khí lốp nén.
Cuộc cách mạng xe hơi chỉ bắt đầu vào 1896 do Henrry Ford hoàn thiện và bắt đầu lắp
ráp hàng loạt lớn. Vào những năm tiếp theo là sự ra đời các loại xe hơi của các hãng Renault
và Mercedes ( 1901), Peugeot( 1911).
Ngày này chiếc ô tô không ngừng phát triển và hiện đại, công nghiệp xe hơi đã trở
thành ngành công nghiệp đa ngành.
Xe hơi có hộp số tự động ra đời vào năm 1934.
Năm 1967 xe hơi có hệ thống phun xăng cơ khí.
Ô tô phát triển đi cùng với tính năng an toàn: 1971 ABS: Anti-lock Brake System ( hệ
thống bó cứng bánh xe khi phanh) , 1979 ( Đk kỹ thuật số , EBD: Electronic Brake Distrition
( phân phối lực phanh điện tử), TRC: Traction Control ( điều khiển lực kéo), điều khiển
thành xe: Actice Body Control (ABC)…
Tốc độ của xe cũng được cải thiện không ngừng: Năm 1993 vận tốc của xe đạt
320km/h và đến năm 1998 , Vmax= 378km/h. Cho đến nay ô tô có thể đạt tốc dộ lớn hơn
400km/h.

2
Hình 1.Chiếc xe hơi ba bánh đầu tiên do Karl Benz chế tạo được cấp bằng sáng chế
năm 1876. [1]

Hình 2. Model T 1912.[1]

3
1.2. Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới.
Thế kỉ XX :
- Năm 1929, trước thời kỳ đại khủng hoảng, trên thế giới có 32 triệu ô tô hoạt động,
trong đó nước Mỹ chiếm hơn 90% với mức trung bình quân 5 người/xe.
-Sau thế chiến II, Mỹ chiếm 75% sản lượng ô tô thế giới.
-Trong hai giai đoạn : từ năm 1980 đến 1994, và từ 2006 đến 200, Nhật Bản vượt Mỹ
trở thành nước sản xuất ô tô lớn nhất thể giới.
Thế kỉ XXI :
-Năm 2009, Trung Quốc lần đầu trở thành nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới với
13,8 triệu chiếc.
- Năm 2016, tổng sản lượng ô tô của thế giới vào khoảng 94,98 triệu chiếc, những
nước có sản lượng cao nhất như sau:
TT Quốc gia Sản lượng (x1000) %
1 Trung Quốc 28.119 29,6
2 Mỹ 12.198 12,8
3 Nhật 9.205 9,7
4 Đức 6.063 6,4
5 Ấn Độ 4.489 4,7
6 Hàn Quốc 4.229 4,5
( Số liệu của Internationl Organization of Motor Vehicle Manufacturers)
Năm 2016, toàn thế giới sản xuất 94,977 triệu ô tô các loại trong đó xe du lịch
(passenger car) chiếm 72,11 triệu chiếc ( 75,9%)
CÁC HÃNG XE LỚN NHẤT
-Hãng Toyota ra đời ( 1973) Toyota hiện nay có 63 nhà máy, 12 ở Nhật Bản,51 nhà
máy còn lại ở 26 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới
-10 hãng xe hơi lớn nhất thế giới
1.Toyota (10,1 triệu chiếc), 2. Volkswagen (9,87), 3. Hyundai (7,988 triêu chiếc), 4.
GM(7,486), 5. Ford (6,396), 6. Nissan, 7. Honda, 8. Suzuki, 9. Renault, 10. Peugeot
(2,982 triệu chiếc).
(Số liệu của International Organization of Motor Vehicle Manufacturers)

4
▲Những hãng xe nổi tiếng nhất hiện nay
* Các hãng xe nổi tiếng ở Nhật Bản

Hình 1.9. HONDA

Hình 1.10. TOYOTA


5
Hình 1.11. SUZUKI

*Các hãng xe nổi tiếng của Anh

Hình 1.12. ASTON MARTIN

6
Hình 1.13. RANDROVER

7
Hình 1.14. ROLLS-ROYCE

*Các hãng xe nổi tiếng ở Hàn Quốc

Hình 1.15. HUYNDAI

Hình 1.16. KIA

8
*Các hãng xe nổi tiếng của Mỹ:

Hình 1.17. FORD

 Các hãng xe nổi tiếng của Đức:

Hình 1.18. MERCEDES-BENS


9
Hình 1.19. AUDI

Hình 1.20. BMW


10
Hình 1.21. VOLKSWAGEN

2. CÁC HỆ THỐNG CƠ BẢN TRÊN Ô TÔ.


Gồm : Động cơ, y hợp, hợp số, hộp phân phối, bộ truyền động cuối, hệ thống lái, hệ
thống treo , hệ thống chuyển động, hệ thống điện , hệ thống điều hòa .
2.1. Động cơ.
Là bộ phận tạo ra động lực cho xe bằng cách biến đối năng lượng từ nhiên liệu thành
cơ năng.
Hiện nay, hầu hết động cơ trên các xe hoạt đọng tại Việt Nam là động cơ đốt trong 4 kỳ
sử dụng nhiên liệu xăng và diesel.

11
Hình 3. Động cơ xe Mazda [1]
2.2. Ly hợp.
Là bộ phận trung gian giữa động cơ và hộp số, dùng để đóng cắt lực truyền từ động cơ
đến hộp số, giúp quá trình điều khiển xe thuận tiện hơn.
2.3. Hộp số.
Là bộ phận thay đổi lực kéo truyền từ động cơ đến bánh xe để thích ứng với điều kiện
làm việc của xe theo tình trạng đường xá.
-Số 1,2 phù hợp với điều kiện khởi động xe, lên dốc cao.
-Số 2,3 phù hợp với điều kiện lên dốc thấp, đường đông người.
-Số 4,5 phù hợp với đường bằng phẳng, ít người.

12
Hình 4. Hộp số [1]
2.4. Hộp phân phối.
Là bộ phận phân chia lực kéo ra các trục chủ động của xe, và có thể có thêm chức năng
thay đổi lực kéo đến các trục.

Hình 5. Hộp phân phối [1]

13
2.5. Bộ truyền động cuối cùng.
Là bộ phận tăng lực kéo từ hộp số đến bánh xe, có thể có thêm chức năng đổi hướng
lực kéo ( từ dọc thân xe thành vuông góc thân xe để truyền đến bánh xe) và chứa bộ vi sai hỗ
trợ khi quay vòng.
2.6. Hệ thống lái.
Là bộ phận dùng để thay đổi hướng chuyển đọng của ô tô hoặc giữ ô cho ô yoo chuyển
động theo một hướng nhất định.
Phân loại hệ thống lái theo cơ cấu truyền động:
-Hệ thống lái cơ khí.
-Hệ thống lái trợ lực thuỷ lực.
-Hệ thống lái trợ lực điện.
Phân loại theo vị trí của người lái trên xe:
-Hệ thống lái bên phải: Người lái ngồi phía bên phải xe (theo chiều chuyển động).
-Hệ thống lái bên trái:Người lái ngồi phía trước xe ( theo chiều chuyển động ).

Hình 6. Hệ thống lái.[1]

14
2.7. Hệ thống treo.
Là bộ phận kết nối thân, vỏ xe với các trục mang bánh xe, giúp xe hoạt động ổn định
trên các loại mặt đường khác nhau,, ở các chế độ làm việc khác nhau ( tăng tốc, phanh,
không tải, có tải…)
Bộ phận của hệ thống treo thực hiện nhiệm vụ hấp thụ và dập tắt các dao động , rung
động, va đập mặt đường truyền lên.
Đảm bảo khả năng truyền lực và momen giữa bánh xe và khung xe :
- Phần tử đàn hồi : Làm giảm nhẹ tải trọng động tác dụng bánh xe lên khung và đảm
bảo độ êm dịu cần thiết khi chuyển động.
- Phần tử ổn định ngang : Với chức năng là phần tử đàn hồi phụ làm tăng khả năng
chống lật thân xe khi có sự thay đổi tải trọng trong mặt phẳng ngang.
- Phần tử giảm chấn : Dập tắt dao động của ô tô khi phát sinh dao động.
- Phần tử dẫn hướng : Xác định tính chất dịch chuyển của các bánh xe đảm nhận
khả năng truyền lực truyền lực đầy đủ từ mặt đường tác dụng lên xe.
- Các phần tử phụ khác : Vấu cao su , thanh chịu lực phụ,….có tác dụng tăng cứng ,
hạn chế hành trình và chịu thêm tải trọng.

Hình 7. Hệ thống treo.[1]


2.8 Hệ thống phanh
Là bộ phận giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng hẳn theo điều khiển của người lái.

15
Hệ thống phanh còn giữ cho ô tô đứng yên trên mặt dốc nghiêng hay trên đường
ngang.

Hình 8. Hệ thống phanh trên ô tô.[1]


2.9 Hệ thống chuyển động.
Là bộ phận mang bánh xe và bánh xe. Hệ thống chuyển động bao gồm trục may- ơ,
may- ơ, mâm xe và lốp xe.
Ma- ơ và trục may- ơ:
-May- ơ là bộ phận mang mâm xe và vỏ xe và có chuyển động quay khi xe hoạt động.
-Trục may-ơ là bộ phận mang may – ơ thông qua các ổ lăn, giúp bánh xe quay mà
không tạo ra nhiều ma sát.

16
Hình 9. Hệ thống chuyển động. [1]

Hình 10. Lốp xe và ký hiệu [1]


2.10 Hệ thống điện.
Là các bộ phận tạo ra và tích trữ điện năng, các thiết bị biến điện năng thành quang
năng, cơ năng, nhiệt năng,… để đáp ứng nhu cầu vận hành xe và sự thoải mái cho người
ngồi trong xe.
Hệ thống điện trên xe bao gồm

17
-Hệ thống điện điều khiển: Hệ thống động cơ và truyện động, hệ thống gầm, an toàn
thân xe, hệ thống điều hoà…
-Hệ thống điện thân xe:
 Các mạch điện chiếu sáng.
 Các mạch điện thiết bị giải trí.
2.11 Hệ thống điều hoà.
Là bộ phận dùng để thay đổi dòng lưu chuyển không khí và nhiệt đồ nhằm tạo môi trường
thoái mái bên trong ô tô theo người điểu khiển của người sử dụng.

Hình 11. Hệ thống điều hoà [1]

2.12 Hệ thống điều khiển.


Trong hộp số tự động việc thay đổi các số truyền được thực hiện nhờ tác dụng của chế độ
làm việc của động cơ và mômen cản gây ra đối với hệ thống truyền lực các cảm biến theo
dõi liên tục quá trình thay đổi trên, tạo lên các tín hiệu điều khiển và thông qua cơ cấu thừa
hành tác dụng vào các phần tử điều khiển của hộp số tự động , các phần tử điều khiển này sẽ
thực hiện khoá tích hợp khâu của CCHT để có tỉ số truyền phù hợp.
Các phần tử điều khiển trong hộp số hành trình gồm các loại sau : Các loại ly hợp khoá
làm việc trong dầu , các loại phanh dải , các khớp một chiều.
18
3. Tổng hợp sự phát triển công nghệ áp dụng trên động cơ đốt trong
3.1 Động cơ đốt trong là gì ?
Động cơ đốt trong (internal combustion engine - ICE) là một loại động cơ nhiệt có
hoạt động đốt cháy, chuyển hóa bên trong buồng đốt của máy móc hay phương tiện. Quá
trình hoạt động này giúp đốt cháy nhiên liệu, chuyển nhiệt năng thành công năng và tác động
lên một số thành phần của động cơ như cánh quạt, piston, cánh tuabin… Lực tác động đó
giúp cho máy móc vận hành hoặc phương tiện di chuyển trên một quãng đường nhất định.
Động cơ thường hoạt động phổ biến với các loại nhiên liệu như xăng, dầu diesel và được
ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại thiết bị máy móc và là nguồn sinh công năng quan trọng
cho các loại phương tiện như ô tô, tàu thủy, máy bay… Đây cũng là lý do các loại phương
tiện này thường được gọi là các “phương tiện động cơ đốt trong”.

Hình 12. Động cơ đốt trong [1]


3.2 Sự phát triển của công nghệ vực dậy động cơ đốt trong
* Hệ thống vô hiệu hóa xylanh
 Công nghệ ngừng hoạt động xylanh còn được gọi là cylinder-on-demand
(CoD), và là một công nghệ sử dụng thông minh để ngăn một số xylanh của động cơ
đốt trong (ICE) tiếp nhận nhiên liệu và không khí khi nó đang chạy.
 Mục đích của công nghệ này là giúp giảm đi lượng phát thải không cần thiết
mà vẫn duy trì được công suất hợp lí với tộc độ tức thời ngay lúc đó của chiếc xe.

19
Hình 13: Công nghệ Cylinder On Demand [2]

 Ưu điểm của việc vô hiệu hóa xylanh


+ Cải thiện hiệu suất nhiên liệu
+ Giảm lượng khí thải
+ Giảm tổn thất bơm
+ Tối ưu hóa luồng không khí trong động cơ khi tải thấp
+ Trong động cơ diesel, khí thải sau xử lí hiệu quả hơn do nhiệt độ khí thải cao hơn

*Công nghệ EV Power Boost


 Có thể hiểu nôm na công nghệ EV POWER BOOST này giống như hybrid. Một khối
động cơ điện mạnh mẽ sẽ được tích hợp với một động cơ đốt trong. Khi người lái cần
tăng tốc thì động cơ điện sẽ được kích hoạt để hỗ trợ.
 Jaguar C-X16 hiện tại đang được trang bị một khối động cơ xăng V6 3L tăng áp và
một động cơ điện 70 mã lực. Với mục đích tăng sự phấn khích cho người lái và giảm
bớt đi phát thải, hãng đã trang bị trên vô lăng một nút bấm kích hoạt động cơ điện.
Khi muốn tăng tốc nhanh, nhấn nút này và đạp ga, chiếc xe sẽ hoạt động cả hai động
cơ để có thể tăng tốc tốt nhất.
20
Hình 14: Với công nghệ EV Power Boost, động cơ được tích hợp thêm động cơ điện
giúp xe tăng tốc nhanh hơn. [2]
* Công nghệ Flex Fuel
 Với công nghệ Flex Fuel thì chiếc xe có thể lựa chọn sử dụng nhiên liệu xăng hoặc
hỗn hợp ethanol. Nhiên liệu hỗn hợp ethanol được ký hiệu bằng chữ E đứng trước và
nó chứa 85% ethanol và 15% xăng. Ethanol có chỉ số octan cao hơn nhưng chạy được
quãng đường ngắn hơn. Tuy nhiên nó có tính tích cực là được sản xuất từ nguồn sinh
học. Còn xăng thì vẫn phải khai thác.

*Công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp


 Người ta sẽ cho nhiên liệu được phun trực tiếp với một áp suất lớn vào buồng đốt.
Những hạt nhiên liệu được phun với một áp suất lớn sẽ va đập với nhau, điều này có
thể dẫn đến hiện tượng cháy sớm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất cũng đã có các giải
pháp khắc phục. Ford chế tạo động cơ EcoBoost, mạnh mẽ hơn, sử dụng ít nhiên liệu
hơn.

21
Hình 15. Khối động cơ EcoBoost. [2]

 Đây là mẫu động cơ đầu tiên của Ford được trang bị 1 turbo tăng áp Twin-Scroll có
công suất lớn hơn và cho một tốc độ phản ứng nhanh hơn khi tăng tốc, tránh tình
trạng “ trễ “,giúp chiếc xe bức lên tức thì ngay khi đạp ga. Nó còn được trang bị hệ
thống dẫn khí được tinh chỉnh kết hợp cả nhiệm vụ gom khí thải, trục pittong và trục
khuỷu được làm từ thép nguyên khối, pittong được thiết kế lại bằng thép giúp đạt
được độ bền cao hơn, thậm chí một trục thăng bằng cũng được trang bị nhằm giảm
rung lắc trong quá trình hoạt động.

* Công nghệ tỷ số nén cao cho động cơ xăng


 Một trong những cách để cải thiện hiệu suất của động cơ đồng thời tiết kiệm nhiên
liệu là tăng tỷ số nén. Tỷ số nén đề cập đến lượng nhiên liệu và không khí nén vào
buồng đốt. Khi tỷ số này cao hơn, nó sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, tỷ số nén của động cơ cao sẽ dẫn đến hiện tượng xuất hiện ‘tiếng ồn’ bên
trong động cơ. Vấn đề này sẽ xuất hiện khi nhiệt độ và áp suất quá cao trong buồng
và hỗn hợp không khí và nhiên liệu đốt cháy quá sớm. Vấn đề này có thể dễ dàng giải
quyết bằng nhiên liệu có chỉ số octan cao. Tuy nhiên, không phải thị trường nào cũng
có xăng chứa chỉ số ốc tan cao. Chình vì vậy mà Mazda đã cho ra mắt công
nghệ SKYACTIV-G và SKYACTIV-X

22
Hình 16 .Công nghệ SKYACTIV-G của Mazda [2]

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :


[1] : Nguyễn Văn Đông, Trường Đại học Giao Thông Vận Tải thành phố Hồ Chí Minh,
https://courses.ut.edu.vn/mod/folder/view.php?id=365548
[2]:OTO-HUI https://news.oto-hui.com/top-5-cong-nghe-giup-dong-co-dot-trong-vuc-
day/

23

You might also like