You are on page 1of 66

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN: Máy xây dựng và nâng chuyển
HỌ VÀ TÊN: Dương Nhật Hào MSSV: 1812036
NGÀNH: Kỹ thuật cơ khí LỚP: CK18CMT01
1.Đầu đề luận án:
Tính toán, thiết kế băng tải đững (Vertical conveyor) năng suất 1200 kiện/h.
2.Nhiệm vụ: (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
- Nghiên cứu, thiết kế băng tải thẳng đứng (Vertical conveyor)
+ Năng suất: 1200 kiện/h
+ Kích thước 1 kiện: 400 mm x 300 mm x 150 mm
+ khối lượng 20kG
- Các công việc cần thực hiện:
+ Nghiên cứu về thị trường
+ Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động
+ Tính toán thiết kế
+ lập bản vẽ và thuyết minh
3. Ngày giao nhiệm vụ luận án: 10/10 /2022
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 19/12 /2022
5. Họ tên giảng viên hướng dẫn:
1) Lương Văn Tới
Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn.
Ngày ____ tháng ____ năm _____

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN CHÍNH


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:


Người duyệt (chấm sơ bộ):_____________________________
Đơn vị:____________________________________________
Ngày bảo vệ:________________________________________
Điểm tổng kết:_______________________________________
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Nơi lưu trữ luận văn:__________________________________

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp: “ Máy nâng hàng lên cao” là công trình
nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được
nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn
toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của bộ
môn và nhà trường đề ra.

TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng… 2022

(ký tên và ghi rõ họ tên)

1
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

LỜI CẢM ƠN
Đi qua những năm tháng Bách Khoa, ta mới biết tuổi trẻ đáng trân trọng như thế nào.
Trân trọng, không hẳn là vì có những lúc khó khăn tưởng chừng như gục ngã, không hẳn
là vì ta biết mình trưởng thành đến đâu mà đơn giản là vì ta đã làm tất cả những điều đó
cùng ai.

Cảm ơn Bách Khoa! năm năm, có lẽ chẳng đáng gì so với cuộc đời nhưng có thể đã là tất
cả của tuổi thanh xuân. Không muốn biết Bách Khoa cho mình bao nhiêu, lấy đi những
gì, chỉ biết rằng tuổi trẻ có Bách Khoa và chắc chắn sẽ không bao giờ quên điều đó.

Ai đó đã nói: “ Không có ai đơn độc trên đỉnh thành công”, tốt nghiệp ra trường đâu phải
thành công, những có lẽ một mình cũng không làm được điều đó. Lời cảm ơn em xin chân
thành gửi đến quý thầy, cô bộ môn máy xây dựng nâng chuyển, khoa Cơ khí đã dành cho
em tất cả tận tình, yêu thương. Cảm ơn thầy Lương Văn Tới, người đã giúp em hoàn
thành luận văn này một cách trọn vẹn nhất. Em chúc thầy cô luôn khỏe mạnh, nhiệt huyết
dạy bảo, giúp đỡ các thế hệ sinh viên tiếp theo nên thợ, nên người.

Cuối cùng là lời cảm ơn đến các anh, bạn, em chung khóa học các lớp máy xây dựng.
Cảm ơn vì đã đi cùng nhau những năm tháng Bách Khoa, cảm ơn vì đã cùng nhau chia sẻ
những niềm vui nỗi buồn. Ai rồi cũng có sự lựa chọn riêng, có lối đi riêng, hy vọng sau
này cảm xúc vẫn còn đó, và đến với chúng ta một lần nữa.

Chào tạm biệt!

TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng…


2022 (ký tên và ghi rõ họ tên)

2
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN


Thế giới 4.0 hiện nay ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển vượt bậc trong
công nghiệp. Do đó trong các nhà kho, nhà máy sản xuất công nghiệp đòi hỏi sự phát
triển hơn về máy móc thiết bị. Đề tài này là 1 trong những nghiên cứu về loại máy vận
chuyển liên tục được thiết kế để vận chuyển nhanh gọn, tiện lợi hơn đảm bảo nhu cầu về
năng suất, khả năng linh hoạt trong bốc dỡ liệu. Mục tiêu của nghiên cứu giúp các nhà
máy xí nghiệp tìm ra được phương pháp thích hợp trong vận chuyển hàng hóa lên cao,
xuống thấp thay cho các phương pháp hiện tại. Cùng phương pháp thiết kế 3D bằng phần
mềm SOLIDWORKS kết hợp nghiên cứu, tham khảo tài liệu các loại máy vận chuyển
liện tục đã có, bài nghiên cứu tìm ra các khuyết điểm, ưu điểm các các loại máy đã có ở
Việt Nam và các nước khác, từ đó tìm ra được phương án phù hợp nhất với ngành công
nghiệp tại Việt Nam

Bài nghiên cứu này sẽ phân tích tình hình hiện tại về các loại máy nâng viện
chuyển liên tục nói chung và máy vận chuyển lên cao nói riêng và đồng thời đưa ra
phương án tính toán thiết kế 1 máy cụ thể về loại máy cụ thể. Bài nghiên cứu chia làm 5
chương:

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BĂNG TẢI ĐỨNG

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ BĂNG TẢI ĐỨNG

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỀN ĐỀ TÀI

3
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

ABSTRACT
The current 4.0 world is developing more and more, leading to a great
development in industry. Therefore, in the warehouses, industrial production plants
require more development of machinery and equipment. This topic is one of the
researches on the type of continuous conveying machine designed for faster and more
convenient transportation to meet the needs of productivity, flexibility in loading and
unloading. The goal of the research is to help factories and enterprises find an appropriate
method for transporting goods up and down instead of the current methods. With the
same 3D design method using SOLIDWORKS software combined with research and
reference of existing continuous conveying machines, the study finds out the
disadvantages and advantages of existing machines in Vietnam and other countries,
thereby finding the most suitable option for the industry in Vietnam.

This study will analyze the current situation of continuous lifting machines in
general and lifting machines in particular, and at the same time give a plan to calculate
and design a specific machine for a specific type of machine. The study is divided into 5
chapters:

CHAPTER 1: INTRODUCTION

CHAPTER 2: OVERVIEW OF VERTICAL CONVENIOR

CHAPTER 3: CALCULATION AND DESIGN OF VERTICAL CONVENIOR

CHAPTER 5: ARGUMENT AND DEVELOPMENT

4
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................................1


LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................................2
TÓM TẮT LUẬN VĂN.....................................................................................................................................3
ABSTRACT.....................................................................................................................................................4
MỤC LỤC......................................................................................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................................................................10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI..................................................................................................................11
1.1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VỀ MÁY NÂNG CHUYỂN TẠI NHÀ KHO VÀ SẢN XUẤT...........................11
1.1.1. Nhu cầu chung........................................................................................................................11
1.1.2. Nhu cầu cụ thể....................................................................................................................13
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ CÓ SẴN TRÊN THỊ TRƯỜNG........................................................14
1.2.1. Băng lăn, băng chuyền xoắn ốc (Spiral conveyor)...............................................................14
1.2.2. Thang máy nâng hạ.............................................................................................................16
1.2.3. Băng chuyền nghiêng và băng lăn nghiêng.........................................................................18
1.2.4. Băng tải đứng (vertical conveyor).......................................................................................20
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BĂNG TẢI ĐỨNG (VERTICAL CONVEYOR).....................................................23
2.1. PHẠM VI SỬ DỤNG.....................................................................................................................23
2.1.1. Khái niệm............................................................................................................................23
2.1.2 Phạm vi sử dụng.................................................................................................................23
2.2. PHÂN LOẠI..................................................................................................................................24
2.3. CẤU TẠO CHUNG VÀ NGUYÊN LÝ CỦA BĂNG TẢI ĐỨNG............................................................26
2.3.1. Cấu tạo tổng quát...............................................................................................................26
2.3.2. Nguyên lý tổng quát............................................................................................................27
2.3.3. Cấu tạo thành phần và nguyên lý hoạt động:.....................................................................28
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BĂNG TẢI ĐỨNG (VERTICAL CONVEYOR)........................................35
3.1. Các thông số đầu vào cơ bản......................................................................................................35
3.2. Các phương án truyền động:......................................................................................................35
3.3. Tính toán công suất đầu vào.......................................................................................................39
5
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

3.3.5. Tính chọn sơ bộ cụm dẫn hướng........................................................................................42


3.3.6. Tính toán các lực ma sát lên ray dẫn...................................................................................46
3.4. Tính chọn động cơ và kiểm nghiệm trục động cơ.......................................................................49
3.4.1. Tính chọn động cơ..............................................................................................................49
3.4.2. Kiểm nghiệm trục động cơ..................................................................................................52
3.5. Tính chọn xích.............................................................................................................................53
3.6. Tính chọn bánh xích xích............................................................................................................56
3.7. Tính chọn trạm kéo căng............................................................................................................59
3.8. Kiểm nghiệm trục cụm dẫn hướng.............................................................................................60
3.9. Thiết kế bộ ray thăng bằng.........................................................................................................61
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN........................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................67

6
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Băng lăn xoắn ốc.........................................................................................12

Hình 1.2: Các loại máy nâng chuyển lên cao..............................................................12

Hình 1.3: Nhà kho.......................................................................................................13

Hình 1.4: Băng lăn xoắn ốc.........................................................................................15

Hình 1.5: Nguyên lý băng chuyền xoắn ốc.................................................................16

Hình 1.6: Xích tải tấm.................................................................................................16

Hình 1.7: Hoạt động của băng chuyền 1 chiều............................................................17

Hình 1.8: Cấu tạo của băng chuyền 1 chiều................................................................18

Hình 1.9: Cấu tạo cụm dẫn hướng của băng chuyền 1 chiều.......................................18

Hình 1.10: Băng chuyền nghiêng................................................................................19

Hình 1.11: Truyền động băng chuyền nghiêng...........................................................20

Hình 1.12: Ví dụ về sơ đồ bố trí băng chuyền nghiêng...............................................20

Hình 1.13: Bộ căng xích bằng trọng lực.....................................................................21

Hình 1.14: một số thiệt bị làm sạch băng chuyền........................................................21

Hình 1.15: Cấu tạo của bộ băng tải đứng....................................................................22

Hình 1.16: Nguyên lý hoạt động của sensor băng tải đứng.........................................23

Hình 1.17: Nguyên lý về quỹ đạo vận chuyển của cụm dẫn hướng............................24

7
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 2.1: Các hướng bốc dỡ liệu của băng tải đứng...................................................28

Hình 2.2: Cấu tạo chung của băng tải đứng................................................................29

Hình 2.3: Bố trí cảm biến của băng tải đứng...............................................................30

Hình 2.4: Bố trí cảm biến của băng tải đứng...............................................................31

Hình 2.5: cấu tạo cụm dẫn hướng...............................................................................32

Hình 2.6: cấu tạo bộ 4 bãnh xe cân bằng cụm dẫn hướng...........................................33

Hình 2.7: điểm tựa của bộ bánh thăng bằng tại 2 vị trí................................................33

Hình 2.8: vị trí điểm tựa của bánh thăng bằng trên dưới lên thành máy......................34

Hình 2.9: Vị trí điểm tựa của 2 bánh thẳng bằng trên phải ( trái ) lên ray thăng bằng.35

Hình 2.10: Góc Nghiêng cần thiết đễ luôn giữ ít nhất 2 điểm tựa để bánh thăng bằng
...................................................................................................................................36

Hình 3.1: Bộ truyền động có gắn hộp giảm tốc 2 trục.................................................37

Hình 3.2: Bộ truyền động có gắn hộp giảm tốc 2 trục.................................................38

Hình 3.3: Bộ truyền động có gắn hộp giảm tốc đồng trục...........................................39

Hình 3.4: Bộ truyền động chỉ gắn nối trục..................................................................40

Hình 3.5: Bộ truyền động gắn hộp giảm tốc trục vít bánh vít.....................................41

Hình 3.6: Bộ truyền đồng tích họp động cơ và hộp giảm tốc......................................42

Hình 3.7: Xích ống con lăn.........................................................................................43

Hình 3.8: Hình vẽ động cơ tích hợp hộp giảm tốc......................................................47

Hình 3.9: Kích thước động cơ.....................................................................................48

8
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 3.10: Kích thước bánh xích loại B......................................................................53

Hình 4.1: Kích thước cụm dẫn hướng.........................................................................57

Hình 4.2: Cụm dẫn hướng và bộ băng nâng bánh dẫn dẫn hướng...............................58

Hình 4.3: Kích thước của bộ cụm dẫn hướng..............................................................58

Hình 4.4: kích thước các ống đỡ.................................................................................59

Hình 4.5: Kích thước và bố trí bánh xe thăng bằng.....................................................60

Hình 4.6: Sơ đồ chịu lực thực tế của cụm dẫn hướng ................................................60

Hình 4.7: Sơ đồ chịu lực của trục cụm dẫn hướng......................................................61

Hình 4.8: Bộ ray dẫn...................................................................................................62

Hình 4.9: Hình chiếu từ phía sau của máy..................................................................63

Hình 4.10: Hình chiếu bên của bộ ray thăng bằng......................................................64

9
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng đặc tính động cơ. ..............................................................................48

Bảng 3.2: Thông số nhông xích...................................................................................54

Bảng 3.3: Thông số xích.............................................................................................54

10
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI


1.1. NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VỀ MÁY NÂNG CHUYỂN TẠI NHÀ KHO VÀ
SẢN XUẤT.

1.1.1. Nhu cầu chung.


Hiện nay, trên thị thường công nghiệp ngày càng phát triển, đi theo đó là nhu cầu về
máy móc thiết bị ngày càng tăng cao. Ở các nhà máy, xí nghiệp lớn, và các nhà kho, năng
xuất hàng hóa ngày càng nhiều, khiến cho máy móc phải không ngừng cải tiến nhằm phục
vụ cho các nhu cầu trên, từ 2 yếu tố này mà các thiết bị vận chuyển liên lục ra đời ngày
càng đa dạng, phong phú để phục vụ các nhu cầu khác nhau của nhà máy, xí nghiệp, nhà
kho,…
Một trong số đó là công nghiệp sản xuất mì gói cũng không ngoại lệ. Lượng tiêu thụ
mì gói ở Việt Nam đứng thứ 3 thế giới với hơn 7 tỷ gói vào năm 2020 là tăng gần 30%
sao với năm 2019 do yếu tố đại dịch và tăng trung bình mỗi năm 5%. Với nhu cầu tiêu thụ
mình gói ngày càng cao, các nhà máy không những được mở rộng mà còn tăng thêm về
số lượng, từ đó các nhà máy được cái tiến với công nghệ mới hơn, tiên tiến hơn và cần
các loại máy máy vận chuyển tốt hơn. Ở khâu vận chuyển từ thấp lên cao, đa số các thùng
mì thường được vận chuyển bằng các loại băng chuyền nghiêng hoặc bằng thang máy
nhưng mỗi loại đều có nhược điểm riêng mà một số nhà máy có không thể sử dụng được
như băng chuyền nghiêng tốn nhiều diện tích và thang máy có năng suất không cao. Để
giải quyết vấn đề này, 1 số loại máy thay thế đã xuất hiện như: băng chuyền xoắn ốc,
băng lăn xoắn ốc, băng đứng 1 chiều, …

11
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 1.1 Băng lăn xoắn ốc

Hình 1.2 Các loại máy nâng chuyển lên cao

Ngoài ra, với hệ thống bán lẻ ngày càng phát triển giữa nền công nghiệp 4.0, các cửa
hàng bình thường đã dần thay thế bằng các cửa hàng online với nền tăng trưởng vượt bậc.
Thống kê cho thấy tại Việt Nam, số lượng các siêu thị đã giảm 20% mà thay vào đó là
lượng mua hàng trực tuyến tăng mạnh nhất là các mặt hàng tiêu dùng, hơn 24% nhà bán
lẻ chuyển sang mua bán hàng online. Ngoài ra, 1 số thống kế cho rằng 70-80% lượng
người bị ảnh hưởng bởi covid-19 và phải mua hàng online lựa chọn sẽ tiếp tục mua hàng
online phần nào thay thế cho mua sắm truyền thống. Cộng thêm việc các tập đoàn mua
sắm trực tuyến như Shopee, Lazada, Amazon đang ồ ạt đổ vào thị trường Việt Nam, từ đó
nhu cầu về các nhà kho tăng đột biến.
Thực tế cho thấy thị trường nhà xưởng xây sẵn và nhà kho xây sẵn có tốc độ tăng
trưởng khả quan với tổng nguồn cung gần 8 triệu km 2, các nhà kho cũng có tỷ lệ lấp đầy

12
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

cao và tăng trưởng ổn định. Tất cả các điều này cho thấy các thiết bị vận chuyển trong nhà
kho đang là nhu cầu thiết yếu cần phải phát triển để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao
này. Không ngoại trừ các thiếu bị vận chuyển lên cao, các cấu trúc đa tầng thông minh để
tiết kiệm diện tích, các thiết bị này được đặt hàng ngày càng nhiều và công nghệ ngày
càng cải tiến.

Hình 1.3 Nhà kho

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, các loại thiết bị máy nâng chưa được đa dạng và
phong phú như các nước phát triển khác và vẫn còn sử dụng nhiều loại máy đa dụng tích
hợp sử dụng nhiều chức năng để tiết kiệm chi phí. Vì thế, việc nghiên cứu, phát triển và
sản xuất các loại máy chuyên dụng này sẽ giúp Việt Nam phần nào đó đuổi kịp công nghệ
của các nước tiên tiến mà không nhờ vào sự phụ thuộc công nghệ, những nhà máy, nhà
kho lớn có thể đặt mua thiết bị với công nghệ đến từ VN mà không phải từ nước Ngoài.
Đồng thời với sự phát triển chung của khoa học kỹ thuật thì những loại máy chuyên dụng
này dần dẫn cũng sẽ tối ưu hơn những loại máy đa dụng thế hệ cũ về cả kinh tế và năng
suất.
1.1.2. Nhu cầu cụ thể.

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, tại doanh nghiệp sản xuất mì gói A có yêu cầu
đặt hàng về máy nâng chuyển thùng mì từ tầng 1 lên tầng 2 trong nhà máy sản suất mì gói
với năng suất dự kiến là 1200 thùng/h. Chiều cao nâng là 3,5m. Kích thước về thùng mì là
dài 400mm, rộng 300mm, cao 150mm. Trọng lượng khoảng 4 kg.

13
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Ngoài ra 1 số doanh nghiệp khác cũng có yêu cầu tương tự về nâng hàng hóa lên
cao với tải trọng và dung tích khác như bình nước uống 20l, thùng sữa bột. Để đáp ứng
các yêu cầu này thì chọn yêu cầu đầu vào về khối lượng khoảng 20 kg.

1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ CÓ SẴN TRÊN THỊ TRƯỜNG

Hiện nay, trên thị trường quốc tế đã có nhiều các loại máy chuyên dụng để giải
quyết cái bài toán tự động hóa như: băng truyền xoắn ốc, Băng đứng 1 chiều, băng
chuyền nghiêng, thang máy nâng hàng, băng truyền dọc,…
1.2.1. Băng lăn, băng chuyền xoắn ốc (Spiral conveyor)
Đây là 1 dạng băng lăn có nguyên lý gần giống như băng lăn nghiêng nhưng có hình
dạng quỹ đạo xoắn theo 1 trục ở giữa. Do có cấu tạo phức tạp gồm nhiều dải băng lăn nối
với nhau, nên băng tải xoắn ốc có cấu trúc khá phức tạp dẫn đến tốn nhiều chi phí lắp đặt,
chi phí sữa chữa và chi phí vận hành. Tuy nhiên, băng lăn xoắn ốc có thể lắp đặt thêm các
dải xoắn để tăng hoặc hạ khẩu độ nâng và có thể lắp thêm các đầu ra (outfeed) ở giữ hành
trình của băng lăn để tùy chỉnh vị trí đầu ra. Băng tải xoắn có tải trọng có thể lên đến
50kg/1m băng tải và năng suất có thể lên đến 2500 sản phẩm/ giờ.

Hình 1.4 Băng lăn xoắn ốc

Ở các nhà máy sản xuất dây chuyền hàng loạt công nghệ tiên tiến hiện nay, băng lăn
xoắn ốc rất được ưa dùng vì tính tự động cao, năng suất cao và có tải trọng phù hợp nhất
là với ngành hàng tiêu dùng như lương thực thực phẩm, đồ gia dụng, ….. Ngoài ra băng

14
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

tải xoắn còn được phát triển thành nhiều cấu hình đa dạng phức tạp nhằm phục vụ từng
nhu cầu khác nhau như băng lăn xoắn kép, băng lăn xoắn rộng, băng lăn xoắn hẹp (cho
lon, chai), băng lăn tải trọng cao,….
Về nguyên lý, băng lăn xoắn ốc cũng như băng tải xoắn giống với nguyên lý của
băng lăn và băng tải thông thường nhưng có quỹ đạo là 1 đường xoắn ốc với cấu trúc
tương đối phức tạp hơn vì có 1 tâm xoắn và vách ngăn. Nhưng với mỗi phương truyền lên
hoặc truyền xuống, băng tải xoắn sẽ có cấu trúc khác nhau.

Hình 1.5 Nguyên lý băng chuyền xoắn ốc

Quỹ đạo xoắn làm các phương thức truyền động và các cấu trúc chịu phức tạp hơn.
Vì có quỹ đạo cong nên thông thường băng chuyền sẽ khó chuyển động do bị kéo nén ở 2
bên rìa nên thay vào đó người ta sử dụng các xích tải tấm gắn với xích, có khe hẹp giữa
các xích tải sao cho không bị kéo nén ở các vòng cua. Ở cấu trúc dạng này, người ta sử
dụng dây xích truyền động ở giữa dọc theo quỹ đạo.

15
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 1.6 xích tải tấm

Ở phương truyền lên, bộ truyền động sẽ để trên cao để tối ưu hóa lực kéo nhằm tối
ưu công suất máy với góc ôm từ 150° – 170°, ở phương hạ tải, bộ truyền động để ở phía
dưới
1.2.2. Thang máy nâng hạ
Thang máy nâng hạ có cấu trúc tương đối đơn giản với quỹ đạo hành trình và
phương thức truyền động gần như giống với thang máy thông thường, ở phần bộ phận
mang, thang máy nâng hạ có tích hợp băng lăn để có thêm tính tự động hóa.

Hình 1.7 Hoạt động của băng chuyền 1 chiều

Ưu điểm lớn nhất của thang máy nâng hạ là sự đơn giản, đi với đó là diện tích
chiếm chỗ. Với cấu trúc này, thang máy nâng hạ dễ dàng di chuyển, dễ dàng lắp đặt dễ
dàng bảo trì, phù hợp với các chỗ kho bãi di chuyển hàng hóa với năng suất thấp và trung
bình để phân loại hàng hóa. Cùng với tải trọng thấp và năng suất thấp, thang máy nâng hạ
rất tiện lợi cho việc di chuyển không liên tục, có thể dừng nhanh ở các tầng để đưa hàng
hóa vào các tầng khác nhau.

16
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Về cấu tạo, Thang máy nâng hạ gồm 3 bộ phận chính:

Hình 1.8 cấu tạo của băng chuyền 1 chiều

Gồm thân máy (A), cụm dẫn hướng mang (B) và động cơ (C). Thân máy A có cấu
trúc đơn giản được thiết kế chắc chắn để chịu được moment uốn, thân trên bao gồm trục
để quấn dây curoa dẹt chính là bộ phần truyền động chính.

Hình 1.9 cấu tạo cụm dẫn hướng của băng chuyền 1 chiều

Cụm dẫn hướng được cố định với dây curoa dẹt để di chuyển lên xuống theo chiều
di chuyển của dây curoa, động cơ đạo chiều sẽ quay 2 hướng để kéo hoặc thả cụm dẫn
hướng, bánh dẫn hướng (B) sẽ làm cụm dẫn hướng không bị nghiêng, bánh xe (C) là bộ
phận chịu tải trọng chính,….

17
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Trên hành trình của cụm dẫn hướng sẽ có gắn 1 số cảm biến để điều khiển được tốc
độ của cụm dẫn hướng, tránh dỡy ra lỗi. Ngoài ra có 1 cảm biến chùng của dây để phát
hiện cụm dẫn hướng bị kẹt hoặc dỡy ra lỗi khiến cụm dẫn hướng không xuống được, cảm
biến này giúp giảm công suất động cơ khi theo nguyên lý thông thường, dây curoa lúc nào
cũng phải căng.

1.2.3. Băng chuyền nghiêng và băng lăn nghiêng


Trong các loại máy nâng hạ từ động thì băng chuyền chính là loại phổ biến nhất trên
thị trường. Băng chuyền nghiêng có cấu tạo là nguyên lý làm việc đơn giản gồm các bộ
phận: Băng đai, con lăn đỡ, trạm dẫn động ( gồm tang, hộp giảm tốc, động cơ), thiết bị
kéo căng, thiết bị làm sạch, thiết bị ăn toàn. Với cấu trúc đơn giản này, chỉ cần có diện
tích đủ rộng thì có thể nâng hàng hóa lên rất cao với tải trọng lớn. Với đa dạng các cấu
trúc dựa theo yêu cầu của từng vật liệu mà băng tải có thể nâng hạ vật liệu rời bằng băng
tải lòng máng như bột, cát, … khiến cho loại máy này thường rất phổ biến ở các nhà máy
sản xuất xi măng, sản xuất các dạng hàng hóa trộn hoặc tại các công trường thi công.

Hình 1.10 băng chuyền nghiêng

Bên cạnh đó Băng tải cũng có 1 số khuyết điểm như diện tích chiếm chỗ lớn, không
thích hợp bố trí ở các nhà kho các dây chuyền sản xuất có diện tích hẹp, khó điều chỉnh
hướng ra liệu, bốc liệu vì cấu trúc cồng kềnh, khó tùy chỉnh chiều cao ra liệu,..
Về nguyên lý làm việc, băng tải sẽ nghiêng 1 góc α chở mang hàng hóa tiến từ dưới
lên hoặc từ trên xuống dưới sức kéo của trạm dẫn động, dựa vào hệ số ma sát trong và
ngoài mà người ta quyết định góc α phù hợp. Chiều cao nâng được tính theo công thức H
18
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

= tan(α).L với L à chiều dài chiếm chỗ trên mặt sàn. Tại trạm dẫn động, thông thường
động cơ sẽ dẫn động tang thông qua hộp giảm tốc, gắn chặt với khung máy:

Hình 1.11 Truyền động băng chuyền nghiêng

Các con lăn đỡ được bố trí theo tiêu chuẩn phù hợp với ứng suất kéo và tải trọng
trên đai:

Hình 1.12 Ví dụ về sơ đồ bố trí băng chuyền nghiêng

1 dây băng có nhiều lớp băng và 1 cuộn băng sẽ được nối bởi nhiều dây băng với
nhau và có khe hở giữa những lớp băng tải để tránh bị căng và trùng băng gây hư hỏng.
Bộ phận kéo căng sẽ giúp tang có độ bám nhất định để duy trì lực ma sát, đồng thời
chịu được tải của hàng hóa tránh bị võng xuống độ võng tới hạn. Tùy theo cấu tạo của
băng tải mà người ta có nhiều phương án căng đai như: căng dây bằng trọng lực, căng
bằng đai ốc tăng đưa, ….

19
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 1.13 Bộ căng xích bằng trọng lực

Ngoài ra còn có thiết bị làm sạch và thiết bị an toàn, nhưng đối với nhu cầu vận
chuyển hàng hóa dạng hộp, kiện thì không cần trang bị thiết bị làm sạch.

Hình 1.14 một số thiệt bị làm sạch băng chuyền

1.2.4. Băng tải đứng (vertical conveyor)


Trong các loại máy hiện có thì đây là loại máy nâng hạ ít phổ biến nhất vì cấu tạo
độc lạ với quỹ đạo hình paramoster. Băng tải đứng tuy có quỹ đạo cùng cấu tạo đơn giản
nhưng có nguyên lý duy trì ngang của băng nâng tương đối phức tạp nên ra đời sau các
loại máy khác. Cấu tạo của băng tải đứng gồm bộ khung, hệ thống băng nâng, động cơ,
băng lăn bốc dỡ. Trong đó bộ khung, băng nâng và động cơ là các bộ phần chính còn các
bộ phận còn lại có thể tùy chỉnh tùy vào yêu cầu.

20
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 1.15 cấu tạo của bộ băng tải đứng

Về nguyên lý bốc dỡ, trong băng chờ liệu, cảm biến B7 xác định vị trí cố định của
hàng hóa, khi B7 xác định có hàng hóa trên băng chờ, băng bốc sẽ ngừng để chờ băng
nâng nâng hàng lên trước, khi cảm biến B7 xác định không có hàng hóa, băng bốc sẽ hoạt
động đưa hàng tiếp theo vào băng chờ. Cảm biến B1 ở phía bên phải sẽ xác định băng
nâng trước khi nhập liệu còn trống và có thể bốc hàng hóa lên. Nếu dỡy ra mâu thuẫn cảm
biến B1 còn hóa hóa ở trên thì động cơ sẽ ngưng lại. Ngoài ra có thể lắp thêm cảm biến
S1 để xác định có hàng hóa chờ trong trường hợp sự bốc liệu không liên tục.

Hình 1.16 Nguyên lý hoạt động của sensor băng tải đứng

Ngược lại ở đầu dỡ, khi hàng hóa được hạ xuống ở băng dỡ liệu, băng nâng sẽ
được xác định không còn hàng hóa bằng cảm biến B1, sau đó đi qua cảm biến B3.

21
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Lúc này 1 khoảng thời gian cố định bắt đầu, khi hết khoảng thời gian cố định mà
cảm biến ở B8 vẫn nhận được thông tin còn hàng hóa ở băng dỡ liệu thì hệ thống sẽ
ngưng do khi băng nâng chở 1 kiện hàng sẽ va chạm với kiện hàng đang ở băng
chờ và có thể làm gãy các thiết bị tương tự trường hợp ở đầu bốc liệu.
Về nguyên lý vận chuyển, bộ phận truyền động chính sẽ là hệ thống bánh xích
và dây xích, trong đó dây xích sẽ gắn với 1 hoặc nhiều cụm dẫn hướng, cụm dẫn
hướng sẽ gắn với hệ thống băng nâng:

Hình 1.17 nguyên lý về quỹ đạo vận chuyển của cụm dẫn hướng

Về nguyên lý giữ cân bằng, hệ thống cần bằng gồm cụm dẫn hướng kếu hợp
với 2 bộ bánh xe dẫn gắn chung 1 trục vuông góc với tau nhau tạo ra đường dẫn
trên thành máy sao cho vị trí va chạm giữa các bánh xe và thành luôn giữ cho trục
không xoay.

22
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ BĂNG TẢI ĐỨNG


(VERTICAL CONVEYOR)
2.1. PHẠM VI SỬ DỤNG

2.1.1. Khái niệm


Máy vận chuyển liên tục là tập hợp các loại máy dùng để vận chuyển các loại hàng
rời rạc dạng cục, kiện, khối nhỏ, bột, chi tiết,…. 1 cách liên tục với những cự ly từ ngắn
vài mét tới những cự ly lớn đến vài km nằm trong giới hạn công trường, thường được
dùng ở các khu mỏ, bến cảng, nhà máy, nhà kho, xí nghiệp,…

Băng tải đứng cũng là 1 loại máy nâng chuyển liên tục dùng để nâng lên cao hoặc
hạ xuống thấp những vật liệu hàng, kiện, thùng 1 cách liên tục, thường được dùng trong
các dây chuyền sản suất hoặc trong các kho bãi vận chuyển. Nó rất tiện dùng dùng trong
các khu vục có tiết diện nhỏ, có hiệu quả và năng suất cao, phù hợp với quá trình vận
chuyển hàng hóa với tải trọng từ 1kg đến 30kg, băng tải đứng di chuyển trong chu trình
kín với quỹ đạo hình then, được truyền động bằng motor truyền thẳng qua bánh xích hoặc
thông qua họp giảm tốc.

2.1.2 Phạm vi sử dụng


Băng tải đứng ít được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy xí nghiệp hiện nay,
nhưng được xem là 1 máy nâng chuyển tiềm năng có năng suất cao trong khâu vận
chuyển liên tục các hàng hóa có trọng lượng nhỏ và trung bình vì thế rất thích hợp để sử
dụng trong các kho bãi hàng hóa hoặc trong dây chuyền sản suất ra các thành phẩm là các
hàng hóa dạng kiện, thùng, bào bì.

Băng tải đứng thường được thiết kế với sức nâng tối đa 50kg nhằm phù hợp với
thiết kế nhỏ gọn tốn ít diện tích phù hợp để thay thế thang máy không có tính tự hóa và
thay thế bẳng tải thường tốn nhiều diện tích, dùng ở đầu các kệ hàng kết hợp với băng lăn
để nâng hạ hàng hóa tự động với khẩu độ tùy chỉnh.

23
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

2.2. PHÂN LOẠI

Trong máy nâng vận chuyển liên tục, tùy vào các yêu cầu kỹ thuật như diện tích
sàn, khẩu độ nâng hạ, tải trọng nâng và năng suất vận chuyển mà người ta thường chia
thành 5 loại sau:

Loại thứ 1 là máy nâng dọc ( vertical conveyor), đây là loại máy nâng có quỹ đạo
là đường thẳng đơn giản có tấm nâng là các ống lăn dài nâng hàng hóa lên cao và hạ
xuống theo 2 chiều lên và xuống liên tục theo chu kỳ. Máy nâng dọc chiếm diện tích sàn
nhỏ dễ dàng đặt vào các vị trí nhỏ hẹp trong nhà kho, nhà máy, dễ dàng vận chuyển, có
khẩu độ thay đổi được trong hành trình nâng hạ nhưng có 1 nhược điểm là tải trọng nhỏ,
thường dưới 30 kg, năng suất 420 sản phẩm/ giờ

Loại thứ 2 là băng tải đứng (Paramoster lift) đây là loại máy nâng liên tục có quỹ
đạo theo hình patermoster và chuyển động liên tục theo chiều thẳng đứng ( bên phải đi
xuống và bên trái đi lên hoặc ngược lại). Băng tải đứng chiếm khá ít diện tích sàn, thích
hợp để ở đầu các kệ hàng cao tích hợp hệ thống băng lăn từ nhiều phía để vận chuyển vào
các kệ hoặc đi các nơi khác, cũng giống như máy nâng dọc, băng tải đứng cũng dễ dàng
thay đổi khẩu độ trong khoảng chiều cao nâng cho phép. Ngoài ra, băng tải đứng có thể
kết hợp nâng hạ cũng lúc dễ dàng khi có 2 chiều di chuyển đối xứng nhau. Băng tải đứng
có thể chịu tải tối đa 50kg ở cấu hình tốt nhất, năng suất lên đến 2000 sản phẩm/ giờ

Loại thứ 3 là băng lăn xoắn ốc (Spiral conveyor), đây là 1 dạng băng lăn có nguyên
lý gần giống như băng lăn nghiêng nhưng có hình dạng quỹ đạo xoắn theo 1 trục ở giữa.
Do có cấu tạo phức tạp gồm nhiều dải băng lăn nối với nhau, nên băng tải xoắn ốc có cấu
trúc khá phức tạp dẫn đến tốn nhiều chi phí lắp đặt, chi phí sữa chữa và chi phí vận hành.
Tuy nhiên, băng lăn xoắn ốc có thể lắp đặt thêm các dải xoắn để tăng hoặc hạ khẩu độ
nâng và có thể lắp thêm các đầu ra (outfeed) ở giữ hành trình của băng lăn để tùy chỉnh vị
trí đầu ra. Băng tải xoắn có tải trọng có thể lên đến 50kg/1m băng tải và năng suất có thể
lên đến 2500 sản phẩm/ giờ.

24
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Loại thứ 4 là băng nâng 1 chiều (Platform lift), băng tải 1 chiều có quỹ đạo khá
giống băng tải đứng như chỉ có 1 chiều làm việc còn ngược lại sẽ thu gọn lại nhằm tối ưu
hóa diện tích. Băng nâng 1 chiều thường dùng để tối ưu hóa diện tích nhưng vẫn giữ năng
suất do di chuyển theo vòng tròn nên có tải trọng nâng khá thấp, đồng thời không tích hợp
được nâng hạn và khó thay đổi khẩu độ nâng. Tải trọng trên mỗi băng nâng của băng
nâng 1 chiều khá thấp do không có đối trọng thường bé hơn 20kg trên mỗi băng nâng,
năng suất 2000 sản phẩm/ giờ.

Loại thứ 5 là băng tải nghiêng, cũng là loại băng tải thường thấy nhất trong sản
suất. Băng tải nghiêng có cấu tạo khá giống băng tải đứng như để nghiêng 1 góc β tùy
chỉnh, băng tải nghiêng có ưu điểm rõ nét hơn các lại máy nâng liên tục khác là bộ phận
mang phăng, có thể mang được các hàng hóa dạng bột, cát và có thể tùy chỉnh độ võng
cũng băng để tăng nâng suất sản phẩm. Băng tải nghiêng có 1 nhược điểm là chiếm khá
nhiều diện tích, với những nơi cần đưa lên vị trí cao, băng tải nghiêng cần khá nhiều diện
tích lắp đặt vì phụ thuốc vào góc nghiêng β theo công thức chiều dài lắp đặt L = H/tan(β) .
Nhưng đổi lại, băng tải nghiêng có thể chịu được tải trọng khá lớn tùy vào động cơ, tang,
dây băng. Và năng suất lên đến hàng chục tấn/ giờ.

Ngoài ra còn dựa vào công dụng dụng nâng hoặc hạ và hướng bốc liệu, dỡ liệu mà
người ta phân loại thành các cấu hình khác nhau của băng tải đứng:

Ở mỗi tầng nhập dỡ liệu sẽ có 4 vị trí để nhập dỡ khác nhau:

25
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 2.1 Các hướng bốc dỡ liệu của băng tải đứng

Dựa vào hướng và chiều nhập liệu, người ra thiết kế các khung đỡ có gắn băng lăn
gắn liền vào máy tạo thành các cấu hình khác nhau tùy vào mục đích sử dụng

2.3. CẤU TẠO CHUNG VÀ NGUYÊN LÝ CỦA BĂNG TẢI ĐỨNG

2.3.1. Cấu tạo tổng quát

Hình 2.2 Cấu tạo chung của băng tải đứng

26
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

A: Băng lăn nhập liệu E: Băng lăn đỡ chỉnh hướng ra liệu

B: Băng lăn đỡ chỉnh hướng nhập liệu F: Băng lăn dỡ liệu

C: Máy chính G: Băng nâng mang hàng hóa

D: Động cơ.

2.3.2. Nguyên lý tổng quát.


Khi hàng hóa đi đến cuối hành trình băng lăn bốc liệu, bộ răng lược đi lên và bốc
hàng hóa lên và di chuyển đến băng dỡ liệu theo quỹ đạo sau:

Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý băng tải đứng

Khoảng cách giữa băng lăn bốc liệu và băng lăn dở liệu chính là chiều cao nâng
được của máy. Cùng với cụm dẫn hướng kết hợp với các ray dẫn hướng bố trí trong máy,
băng nâng mang hàng hóa sẽ luôn ở vị trí song song với mặt đất để hàng hóa không bị
nghiêng đổ.

27
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

2.3.3. Cấu tạo thành phần và nguyên lý hoạt động:


2.3.2.1 Băng bốc dỡ liệu, cảm biến và nguyên lý bốc dỡ.

Hình 2.4 Bố trí cảm biến của băng tải đứng

Thông thường, băng tải đứng được trang bị 6 bộ cảm biến:

o S1: cảm biến có hàng hóa trên băng bốc liệu


o B7: cảm biến có hàng hóa trên băng đỡ bốc liệu
o B3: cảm biển thời gian dỡ liệu
o B1: cảm biến phát hiện hàng trên băng nâng
o B8: cảm biến có hàng trên băng chờ dỡ
o B9: cảm biến có hàng trên băng dỡ liệu.

Về nguyên lý bốc dỡ, trong băng chờ liệu, cảm biến B7 xác định vị trí cố định của
hàng hóa, khi B7 xác định có hàng hóa trên băng chờ, băng bốc sẽ ngừng để chờ băng
nâng nâng hàng lên trước, khi cảm biến B7 xác định không có hàng hóa, băng bốc sẽ hoạt
động đưa hàng tiếp theo vào băng chờ . Cảm biến B1 ở phía bên phải sẽ xác định băng
nâng trước khi nhập liệu còn trống và có thể bốc hàng hóa lên. Nếu dỡy ra mâu thuẫn cảm

28
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

biến B1 còn hàng hóa ở trên thì động cơ sẽ ngưng lại. Ngoài ra có thể lắp thêm cảm biến
S1 để xác định có hàng hóa chờ trong trường hợp sự bốc liệu không liên tục.

Ngược lại ở đầu dỡ, khi hàng hóa được hạ xuống ở băng dỡ liệu, băng nâng sẽ được
xác định không còn hàng hóa bằng cảm biến B1, sau đó đi qua cảm biến B3. Lúc này 1
khoảng thời gian cố định bắt đầu, khi hết khoảng thời gian cố định mà cảm biến ở B8 vẫn
nhận được thông tin còn hàng hóa ở băng dỡ liệu thì hệ thống sẽ ngưng do khi băng nâng
chở 1 kiện hàng sẽ va chạm với kiện hàng đang ở băng chờ và có thể làm gãy các thiết bị
tương tự trường hợp ở đầu bốc liệu.

2.3.2.2. Cụm dẫn hướng, băng nâng và hệ thống cân bằng.

Hình 2.5 mặt trước cấu tạo cụm dẫn hướng

Mặt trước cụm dẫn hướng gồm trục (A), xe dẫn hướng (B), bộ 8 bánh dẫn
hướng(C), ray dẫn hướng(D). bộ bánh cụm dẫn hướng bố trí gồm bộ 4 bánh ở 4 góc song
song với 4 bánh phía sau kẹp giữa là ray dẫn.

29
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 2.6 Mặt sau cấu tạo cụm dẫn hướng

Phía sau cụm dẫn hướng là hệ thống cân bằng gồm 4 bánh xe thăng bằng (C) gắn
vào 2 thanh sắt (B) vuông góc với nhau và gắn chặt với trục (A). Trục (A) gắn chặc với 4
bánh thăng bằng ở phía sau và xoay định hướng với xe dẫn hướng. Trục (A) đồng thời
gắn chặt với băng nâng. Lúc này băng nâng sẽ xoay theo trục (A) và 4 bánh thăng bằng
tạo thành khối đặc nâng hàng:

Hình 2.7 cụm trục, bánh thăng bằng và băng nâng

Ở xe dẫn hướng, bộ xích gắn cố định 2 mắt xích vào xe dẫn hướng. Khi di
chuyển, tại mọi điểm trên xe dẫn hướng sẽ luôn có quỹ đạo của xích.
30
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 2.8 Nguyên lý di chuyển của xe dẫn hướng

Tại xe dẫn hướng, 8 bánh xe dẫn hướng kẹp vào 2 thanh dẫn hướng có tác dụng
dẫn hướng cho cụm dẫn hướng đi dọc theo quỹ đạo. Tại mọi thời điểm, các bánh xe dẫn
hướng luôn có điểm tựa vào để sinh ra các moment triệt tiêu nhau, tránh gay rung lắc cho
cụm dẫn hướng

Hình 2.9 Hình chiếu bánh dẫn hướng.

Ở vị trí di chuyển theo quỹ đạo thẳng, bánh xe thăng bằng trên và dưới sẽ tựa vào
thành máy tạo ra 2 moment ngược chiều tại trục cụm dẫn hướng khiến cho khối đặc nang
hàng luôn ở trạng thái thăng bằng (băng nâng luôn song song với mặt đất).

31
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 2.10 vị trí điểm tựa của bánh thăng bằng trên dưới lên thành máy

Ở vị trí bán nguyệt, để cần bằng cụm nâng hàng, phải bố trí 3 ray thăng bằng cho
các bánh thăng bằng tì vào. Với cụm thăng bằng trên bố trí 3 ray thăng bằng để 3 bánh
trên, trái, phải tì vào, cụm thăng bằng dưới bố trí 3 ray thăng bằng để 3 bánh dưới, trái,
phải tì vào.

Xét cụm ray thăng bằng trên:

32
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 2.11 Vị trí các ray thăng bằng và cách bánh thăng bằng tại vị trí bán nguyệt

Cụm dẫn hướng lúc này có bánh thăng bằng trên tựa vào ray thăng bằng 1, bánh
thăng bằng phải tựa vào ray thăng bằng 2. Xét tại tâm trục cụm dẫn hướng, bánh thăng
bằng trên sẽ không thể quay theo chiều kim đồng hồ so với tâm trục và bánh thăng bằng
phải không thể xoay ngược chiều kim đồng hồ so với trục. 2 bánh xe lúc này tạo ra 2
moment ma sát ngược chiều nhau và triệt tiêu nhau khiến cho cụm nâng không thể xoay
quanh trục dẫn hướng.

Tương tự khi cụm dẫn hướng đi qua bên kia vòng bán nguyệt, bánh xe trên cũng tạo
ra moment ma sát ngược chiều với bánh xe trái triệt tiêu nhau khiến cho cụm nâng không
thể xoay.

Tuy nhiên, khi cụm dẫn hướng gần đặt tới vị trí tới hạn (cao nhất hoặc thấp nhất),
moment phản lực sẽ càng nhỏ vì thế 2 thanh ray vàng sẽ có hình cung tròn với các góc
cung lớn hơn 90° để trước khi cụm dẫn hướng đạt điểm tới hạn thì đã xuất hiện phản lực
của cả 2 bánh xe nằm ngang (bánh xe trái và phải) , đây là 2 phản lực chính để cân bằng
moment.

33
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 2.12 Phản lực của 2 ray thăng bằng lên 2 bánh thăng bằng

34
GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO
ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ BĂNG TẢI


ĐỨNG (VERTICAL CONVEYOR)
3.1. Các thông số đầu vào cơ bản.

o Năng suất vận chuyển: Q = 1200 kiện/h.


o Dung tích 1 gói hàng: V = 400 mm x 300 mm x 150 mm
o Trọng lượng tính toán của 1 gói hàng: Mvl = 20 kg.
o Chiều cao nâng: H = 3,5m.

3.2. Các phương án truyền động:

Xét sơ đồ quỹ đạo sơ bộ của xích như hình:

Hình 3.1 Sơ đồ truyền động

35

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Tại vị trí truyền động, ta lựa chọn giữa các phương án truyền động vào bánh xích
chủ động như sau:
Phương án 1: có gắn hộp giảm tốc 2 trục.

Hình 3.2 Bộ truyền động có gắn hộp giảm tốc khai triển

1: Động cơ 4: Hộp giảm tốc

2: Phanh 6: Nhông xích

3,5: Khớp nối

o Ưu điểm:
 Moment lớn, dễ thay đổi tỷ số truyền, dễ chế tạo

o Nhược điểm:
 Cồng kềnh, có tiếng ồn, khó tháo lắp, bảo dưỡng

Phương án 2: Hộp giảm tốc đồng trục

36

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 3.3 Bộ truyền động có gắn hộp giảm tốc đồng trục

1: động cơ 4: hộp giảm tốc đồng trục

2: phanh 5: nhông xích

3: khớp nối

o Ưu điểm:
 Nhỏ gọn, dễ thay đổi tỷ số truyền, ít chiếm diện tích ngang

o Nhược điểm:
 Công suất truyền thấp.

Phương án 3: Motor có tích hợp giảm tốc chân đế:

Hình 3.4 Bộ truyền động chỉ gắn nối trục

1: Động cơ 3: Khớp nối

2: Phanh 4: Nhông xích

o Ưu điểm:
 Cực kỳ nhỏ gọn, trọng lượng ít

o Nhược điểm:
 Khó thay đổi tỷ số truyền

37

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Phương án 4: Hộp giảm tốc trục vít – bánh vít:

Hình 3.5 Bộ truyền động gắn hộp giảm tốc trục vít bánh vít

1: động cơ 4: hộp giảm tốc trục vít

2: phanh 5: bánh xích

3: khớp nối

o Ưu điểm:
 Tiết kiệm diện tích, tận dụng được tỷ số truyền lớn của hợp giảm tốc
bánh vít.

Phương án 5: Động cơ liền hộp giảm tốc:

38

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 3.6 Bộ truyền đồng tích họp động cơ và hộp giảm tốc

1: Động cơ 3: Bánh xích

2: Hộp giảm tốc

o Ưu điểm:
 Tiết kiệm diện tích, giảm moment uốn lên trục, dễ dàng bảo trì, sữa chữa,
thay thế.

o Nhược điểm:
 Tỷ số truyền lớn, trục bị công xôn

Kết luận: Với thiết kế hẹp và có số vòng quay nhỏ cùng năng suất thấp, phương
án 5 thiết kế động cơ gắn liền hộp giảm tốc là phương án tối ưu nhất.

3.3. Tính toán công suất đầu vào.

3.3.1. Chọn sơ bộ thông số xích


Chọn sơ bộ xích con lăn có bước xích pc = 19,05 mm ( xích 60 theo chuẩn ANSI)
có các thông số sau:

o b0 = 12,7mm, d0 = 5,96mm, d1 = 11,91mm, h = 18,2mm


o Diện tích bản lề A = 105mm2
o Tải trọng phá hủy: Q= 29,5 kN
o Khối lượng trên 1m xích qx = 1,6 kg/m

39

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 3.7 Xích ống con lăn

3.3.2. Lựa chọn các thông số cơ bản


Với chiều cao nâng H =3,5m, ta chọn sơ bộ đường xích bánh xích D = 450mm,
chọn vị trí bốc dỡ liệu ở vị trí gần cuối quỹ đạo thẳng  với H = 3500mm chọn khoảng
cách trục sơ bộ.

a sb =H + D+( 50 mm)=4 m.

o Chu vi sơ bộ xích L=2 a+ πD =9413,72 mm


o Chọn khoảng cách sơ bộ giữa các băng nâng abnsb = 1,1 m  số băng nâng tính
9413,72
toán toán ntt = =8,18băng  chọn số băng nâng thực tế n = 8 băng
1,1
Chọn sơ bộ khối lượng hệ thống cụm dẫn hướng và băng nâng : Mdh = 5kg

Ta có thời gian chuyển 1 kiện hàng:

3600
t= =3 giây
Z

Trong đó:

40

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

o Z = 1200 kiện/ h – Năng suất làm việc lý thuyết.


Vận tốc của xích tải:

a 1176,7
v= = =393,07 mm/ s=0,393 m/ s
t 3

Vận tốc quay:

v 0,393
n= = =0,278 vg /s=16,682 vg/ ph
πD π 0,45

Năng suất khối lượng tính toán lớn nhất:

G. z 20.1200
Qm = = =24 T /h
1000 1000

Số xích trên đĩa xích:

π. D
z= =74,21
pc

Trong đó:

o D = 450 mm – đường kính sơ bộ bánh xích


o pc = 19,05 mm – bước xích sơ bộ.
 Chọn số răng xích trên bánh xích z = 75 răng.

3.3.4. Xác định tải trọng trên 1 mét dài và tải trọng cục bộ:
Ta có:

o Tải trọng xích: qx = 1,6 kg/m


M
o Tải trọng vật liệu: qvl = =17 kg/m
a
M xr
o Tải trọng xe con và băng nâng qxr = = 4,2 kg/m
a

41

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

3.3.5. Tính chọn sơ bộ cụm dẫn hướng.

Để tối ưu khả năng di chuyển của cụm dẫn hướng, làm tinh gọn cụm dẫn hướng để
dễ dàng tháo lắp. Ta chọn thiết kế xe có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước
150x100x78mm như hình:

Hình 3.8 Kích thước xe dẫn hướng

Với kết cấu 2 mặt thép mỏng nối với 1 khối thép ta chọn phương án gia công là
dập và hàn.

Với kết cấu 8 bánh xe nhỏ chịu phản lực từ thân máy khi có tải ở băng nâng ta
chọn hàn cứng 4 trục vào thân xe theo vị trí đinh vị sẵn:

+ Ta có bề dày ray dẫn hướng b = 20 mm

+ Đường kính bánh xe PA dbx = 33mm

o Khoảng cách trục a = 53 mm


Bộ phận gắn xích kết nối với cụm dẫn hướng bằng các bu lông đai ốc M6 gắn vào
thành bên phải cụm dẫn hướng.

42

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Chọn đường kính trục giữa d = 25 mm. Trục và lỗ là mối lắp liên kết trượt.

Ta có hình dạng bộ phận nâng như hình:

Hình 3.9 Cụm dẫn hướng

Chọn tổng chiều dài trục cụm dẫn hướng L = 310 mm

o Ta chọn sơ bộ các kích thước sau:

Hình 3.10 Kích thước của cụm dẫn hướng

43

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Với các băng lăn nhập dỡ liệu có khoảng cách giữa các băng lăn là 80 mm, ta chọn
khoảng cách giữa những thanh đỡ nâng b’ = 80 mm.

Ta có chiều dài kiện hàng b = 400mm chọn bề rộng băng nâng b’≈b=420mm

420
o Với bề rộng băng nâng b’ = 420mm  số thanh nâng n= ≈ 5 thanh  Chọn
80
6 thanh nâng

Hình 3.11 kích thước các răng lược.

Chọn bố trí các bánh xe thăng bằng với các kích thước sau theo hình chiều từ sau:

44

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 3.12 Kích thước và bố trí bánh xe thăng bằng

3.3.6. Tính toán các lực ma sát lên ray dẫn

Xét sơ đồ chịu lực của băng nâng như hình:

Hình 3.13 Sơ đồ chịu lực thực tế của cụm dẫn hướng

45

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Ta có:
o Trọng lực của thùng hàng Pth =20 kG tác dụng lên băng nâng với khoảng cách
đặt lực tới ray dẫn là lth = 338 mm
o Phản lực tối đa của ray dẫn tác dụng lên ray dẫn có cánh tay đòn lên trục là lbx
= 85 mm
Ta có phương trình cân bằng moment
Pvl∗338=F pl 1∗85+ F pl 2∗85

Chọn Fpl1 = Fpl2


 F pl1=F pl 2=39,77 kG
Khi nâng hàng, khi trọng tâm của hàng hóa bị đặt lệch sang 1 bênh so với ở giữa
băng nâng, lúc này ở 1 trong 2 bánh thăng bằng trên, dưới sẽ tồn tại 1 phản lực từ thành
máy tạo ra moment ngược chiều với moment làm xoay băng nâng.

Hình 3.14 Sơ đồ chịu lực của bánh thăng bằng lên thành máy

200 200
Lúc này ta có F pl3 = ∗M vl= ∗20=53 kG
75 75

 Tổng các phản lực lên ray dẫn của bánh dân hướng Fpl = Fpl1 + Fpl2 + Fpl3 =
132,53 kG

46

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Chọn hệ số ma sát lăn μl = 0,05  lực cản chung của ma sát lên nhanh có tải là Fc
= Fpl * μl = 6,3 kG
3.3.7. Tính toán lực kéo
Xét sơ đồ vận chuyển hàng hóa:

Hình 3.15 Quỹ đạo chuyển động của xích

Trong đó, đoạn 5 - 2 là đoạn có tải và đoạn 2 - 5 là đoạn không tải với chiều dài
các đoạn:
l 1−2=l 4−5 =255 mm ,l 2−3=l 5−6=3775 mm

Do vận chuyển hàng hóa yêu cầu sự êm trong chuyển động nên chọn lực căng nhỏ
nhất tại vị trí số 3: S3 =Smin= 40 kg

o Lực cản W3-4 tính theo công thức 2.41[1]


S4 =S3 + W3-4 =1,11.S3 =44,44 kg

47

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

o Lực cản W 4−5=( q x +q xr ) . H 4−5 + Fc = (1,6 +4,2 ) .0,251+ 6,3=7,87 kg


S5 = S4 +W4-5=52,27 kg.

o Lực cản W 5−6 =( q vl +qx +qxr ) . H 5−6 + F c =91,92 kg


S6 =Sv= S5 + W4-6 = 144,19 kg=Smax

Từ S3 trở về S1 thực hiện tính ngược lại:

o Lực cản trên đoạn 2-3:W 2−3=−( q x + q xr ) . H 2−3 + Fc =−15,43 kg


S2 = S3 – W2-3 = 55,43 kg

o Lực cản W 1−2=− ( q vl +q x +q xr ) . H 1−2 + Fc =−0,49 kg


S1 =Sra= S2 – W1-2= 54,94 kg

o Lực cản trên đĩa xích chủ động theo công thức 2.41[1]
W dđ =0,03 ( S1 + S6 ) =5,97 kg

o Lực kéo tring bình trên bánh xích dẫn đông theo công thức 2.53[1]:
W tb =S 6−S1 +W dđ =95,22 kg

Công suất cần thiết tính toán của động cơ theo công thức 2,54[1]:
W tb . v 69,82∗0,393
N tt = = =0,37 kW
102 102.1

3.4. Tính chọn động cơ và kiểm nghiệm trục động cơ.

3.4.1. Tính chọn động cơ.


Ta có lực kéo xích có tính đến lực cản của đĩa xích Wtb =95,22 kG và công suất
tính toán Ntt = 0,37 kW
Công suất động cơ để truyền động:
k . N tt 1,25∗0,37
N đc = = =0,478 kW
η 0,96
Trong đó:

48

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

o K = 1,25 – hệ số truyền động


o Ntt = 0,37 kW công suất tính toán
o η = 0,96 – Hiệu suất nối trục
Từ những thống số trên chọn động cơ điện tích hợp giảm tốc 0,75 kW  1 HP có
những thông sau:
o Công suất động cơ: 0,75 (kW)
o Đường kính trục ra: d = 28 mm
o Tốc độ quay trục động cơ: 1400 vg/ph
o Hiệu suất: 96%
o Tỷ số truyền đi chung : 1/40  tốc độ trục ra 18 vòng/ phút
o Tỷ số truyền chung n = 17,5 vòng / phút
Moment xoắn trên trục động cơ:
Pdc 9,55∗103∗0,75
T dc =9,55∗10 3 = =40,714 Nm=40714 Nmm
n dc 17,5

Hình 3.16 Hình vẽ động cơ tích hợp hộp giảm tốc

49

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 3.17 .Kích thước động cơ

Chọn phương án gắn then ở trục động cơ để truyền động chop bánh xích
Bảng 3.1 đặc tính Trục động cơ:

50

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Thông số trục động cơ


Công suất (kW), P 0,75
Moment xoắn (Nmm), T 40714
Tốc độ quay trục động cơ (vòng/phút) 1400
Số vòng quay ( vòng/ phút), n 17,5
Trục động cơ (mm) 28

3.4.2. Kiểm nghiệm trục động cơ.


Chọn vật liệu chế tạo các trục là thép C45 có σb = 600 MPa , ứng suất xoắn cho
phép [τ] = 30 MPa .

Theo công thức 10.9 tài liệu [3], ta tính đường kính trục nhỏ nhất theo công thức:

d ≥10

3 16∗T
π∗[ τ ] √
=10
3 16∗40,714

π∗30
=19,05 mm

` Trong đó:

o T = 40,714 Nm – moment xoắn trục động cơ.


o [τ] = 30 Mpa - ứng xuất xoắn cho phép
 Trục động cơ chọn trước thõa điều kiện

Ta có tổng khối lượng tác dụng lên trục:

Σ F=2∗M bx + q x∗9413+8∗M xr +4∗M vl+ 8∗F ms + Scx

¿ 2∗20+ 1,6∗9413+8∗5+4∗20+ 8∗5,78++ 245,77=467 kG

Trong đó:

o Mbx = 20 kG - khối lượng banhs xích.


o qx = 1,6 kG/m – Khối lượng 1 mét dài của xích.
o Mxr = 5 kG – Khối lượng 1 cụm dẫn hướng.
51

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

o Mvl = 20 kG – Khối lượng 1 kiện hàng.


o Fms = 5,78 kG - Ma sát bánh dẫn hướng lên ray dẫn.
o Scx = 235,77 kG – Lực căng xích

3.5. Tính chọn xích

Chọn xích theo lực kéo căng lớn nhất, trong trường hợp này, vận tốc xích > 0,2m/s
o Chọn lực kéo căng lớn nhát theo công thức 2.80[1]:
( q vl +c . q x ) . L
Stt =S max +3 . amax
9,81

Với :
o c = 2: chiều dài L = 9,413<25 m
2 2
o a max=2 π 2 v2 =2 π . 0,393
2
=0,0285 m/s
2

z .t 75 .0,019
( q vl +c . q x ) . L
 Stt =S max +3 . amax =¿131,358+2,622=133,358kG=1,3kN
9,81

Chọn c = 2 theo cth 2.80[1]


Chọn hệ số dự trữ bền k =10
o Sph = 13 kN < 29,5kN
o Xích tải thõa điều kiện phá hủy
Hệ số điều kiện sử dụng xích theo công thức 5.22[2] :

K= K 0 K a K dc K b K r K lv

Trong đó:

- K0 = 1,25 - Hệ số ảnh hưởng tới vị trí bộ truyền


(Đường tâm xích vuông góc với mặt nằm ngang)
- Ka = 0,8 - Hệ số ảnh hưởng đến khoảng cách trục so với bước
xích.

52

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

( Khoảng cách trục a > (30 – 50 )pc )


- Kdc = 1: - Hệ số xét đến khả năng căng xích
( Điều chính được)
- Kb = 1,5: - Hệ số xét đến điều kiện bôi trơn
( Môi trường ít bụi, bôi trơn thường xuyên)
- Kr = 1,2: - Hệ số xét đến tải trọng động
( Tải trọng động, va đập nhẹ)
- Klv = 1,12: - Hệ số xét đến số ca làm việc của máy
( Làm việc 2 ca/ ngày )
K= K 0 K a K dc K b K r K lv =2,02

Công suất tính toán:

K K z K n P1 2,02∗0,33∗3∗0,27
Pt = = =0,54 kW
Kx 1

Trong đó:
25 25
- K z= = =0,33
Z 75
50 50
- K n= = =3
n1 16,63

- Kx = 1: số dãy xích bằng 1


o Công suất cho phép [P] = 1,41 kW  Pt < [P] : thõa điều kiện
Kiểm nghiệm bước xích theo công thức 5.26[2]

pc ≥ 2,82

3 T1 K
z 1 [ p0 ] K x
=600

3 P1 K
z 1 n1 [ p 0 ] K x
=600

3 0,27∗2,02
75∗16,7∗35∗1
=13,88 mm

o Chọn pc = 19,05 thõa


Số răng trên đĩa xích theo công thức 5.8[2]

53

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

L 9413,72
X= = =495,2
pc 19,05

o Chọn số mắt xích X = 496 mắt xích


Lấy số mắt xích X = 496 mắt, Tính lại khoảng cách trục theo công thức 5.13[3]

[ √( ) ( )]
2 2
z +z z +z z −z
a tt =0,25 pc X− 1 2 + X − 1 2 −2 2 1
2 2 π

[ √ ( ) ]= 4010 mm
2
2 0
¿ 0,25∗19,05∗ 496−75+ ( 496−75 ) −2
π

Chiều dài xích:

L= p c∗X=19,05∗496=9448,8 mm

Kiểm tra xích theo hệ số an toàn theo công thức 5.28[1]


3
Q 22,7.10
s= = =36,27 ≥[s ]
F t + F v + F 0 684,98+2,42+125,88

Với:

- Q = 29,5 kN : tải trọng phá hủy. Theo bảng 5.2[3]


- Ft = Wtb * 9,81 = 69,82 * 9,81 = 684,98 N : Lực vòng
- Fv = q*v2 = 1,6*0,3932 = 2,42 N : Lực căng do lực ly tâm
- F0 = kf*q*a*9,81 = 2*1,6*4,01*9,81 = 125,88 N
- [s] = 7 : trị số an toàn đối với bước xích pc = 19,05 và tốc độ quay n ≤ 50
vg/phút. Bảng 5.7[2]
 Thõa điều kiện an toàn
Kiểm tra số lần va đập trong 1 giây của xích theo công thức 5.27[2]:

54

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

z 1 n1 75∗16,68
i= = =0,16 < [ i ]=25
15 X 15∗496

[i] = 25 theo bảng 5.6[2]

3.6. Tính chọn bánh xích xích

Đường kính đĩa xích: Theo công thức 5.17 [3] và bảng 14.4b [2]

o Đường kính vòng chia:


p 19,05
d 1= = =454,92 mm
sin
( zπ ) ( )
1
sin
π
75

o Đường kính vòng đỉnh răng:

[
d a 1= p 0,5+ cotg
( zπ )]=19,05. [ 0,5+cotg ( 75π )]=257,07 mm
1

Kiểm nghiệm độ bền tiếp xúc theo công thức 5.18 [3]:

- Ft = 684,98 N : Lực vòng


- kr = 0,2 : Hệ số ảnh hưởng tới số răng của đĩa xích ( z = 75)
- Kđ = 1,2 : Hệ số tải trọng động ( tải động, va đạp nhẹ )
- kd = 1 : Hệ số phân bố không đều tải trọng
- Fvd = 13*10-7 *n*pc3 = 13*10-7*17,5*19,053 = 0,15 N :Lực va đập trên 1 dãy
xích
- E = 2,1 * 105 Mpa : mô-đun đàn hồi
- A = 105 mm2 : Diện tích chiếu cả bản lề

55

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

o σH = 269,39 ≤ [σH] . Do đó ta chọn thép 45 tôi gram đạt độ rắn bề mặt HRC45
– 50 sẽ được ứng suất tiếp xúc cho phép [σH] = 800 Mpa đã đảm bảo độ bền
cho 2 điã xích.
Lực tác dụng lên trục đĩa xích theo công thức 5.20[3]

F r=k r∗F t =1,05∗684,98=718,5 N

- Chọn kr = 1,05 do bộ truyền nằm 1 góc > 40° so với mặt nằm ngag

Theo tính toán sơ bộ, chọn nhông xích 60 Loại B theo tiêu chuẩn ANSI có các
thông số sau:

Hình 3.18 Kích thước bánh xích loại B

Bảng 3.2: thông số nhông xích

Đường
Đường Đường Đường Bề dày Khối
Số lượng kính
Loại xích kính đỉnh kính vòng kính lỗ nhông lượng
răng mayor(m
răng(mm) chia(mm) (mm) xích(mm) (kG)
m)

56

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

z Do Dp d BD BL mbx

60B 75 464,04 454,92 28 107 50 20

Bảng 3.3: Thông số xích:

STT Thông số Giá trị

1 Loại xích Xích ống con lăn

2 Vật liệu chế tạo 2 đĩa xích Thép 45, HRC45 -50

3 Nhiệt luyện Tôi cải thiện

4 Số dãy xích z=1

5 Số răng đĩa dẫn z1 = 75

6 Số răng đĩa bị dẫn z2 = 575

7 Bước xích pc = 19,05 mm

8 Số mắt xích X = 496

9 Khoảng cách trục att = 4010 mm

10 Chiều dài xích Ltt = 9489 mm

11 Vận tốc đĩa xích vx = 0,393 m/s

12 Đường kính vòng chia của đĩa dẫn d1 = 454,92 mm

13 Đường kính vòng đỉnh của đĩa dẫn da1 = 464,04 mm

57

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

14 Lực vòng có ích Ft = 684,98 N

15 Lực tác dụng lên trục Fr = 718,5 N

16 Lực căng do lực ly tâm Fv = 2,42 N

17 Lực căng do trọng lượng nhánh xích F0 = 125,88 N

3.7. Tính chọn trạm kéo căng.

Do bộ dây xích được thiết kế với quỹ đạo đứng là chủ yếu nên ta chọn bộ băng
xích bằng bu lông đai ốc:
Lực ở trạm kéo được xác định theo công thức 3.14[1], các nhánh băng song song:
Skéo =k ( S v + S ra +T ) =1,1∗( 144,79+54,94+ 15 )=214,77 kG

Chọn hệ trạm kéo căng có 2 vít kéo căng. Lực tiếp nhận bởi 1 vít:
Sc
P= β=176,82 kG
2
Với tải trọng lên vít là P ta có thể chọn ren vít theo hệ mét là M20 có đường kính
trong d1 = 16,753 mm. Ứng suất nén tại bề mặt cắt vít:
P 176,82 2
σ n= 2
= 2
=80,21 kg/cm
π . d1 π . (16,753)
4 4
 Ứng suất này nhỏ hơn rất nhiều với ứng suất nén cho phép
Chọn chiều dài của vít kéo căng l v ≥10 d 1=16,753 cm  chọn lv = 18cm
Tính tải phá hủy của ren theo cth. 3.18[1]:
π2 . E . J
P KP= =¿6331,017kG
(K . l v )2

Trong đó:

o E = 2,15 x 106, (kG/cm2)

58

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

4
π . d1 π .(1,675)4
o J= = =0,387 cm
4
64 64
o k=2
Chọn hệ số dự trữ ổn định n = 8
P KD 6331,017
P= = =791,377 kG
n 7
Theo công thức 3.19[1]:
d 1 ≥0,0662 √ P . l 2=0,0662 √ 791,377.182=1,48 cm
4 4

Trong đó:
o P=791,377 kG
o l = 18 cm = 180mm
 Ren thõa điều kiện kéo
Xác định số vòng ren cần thiết theo công thức 3.20[1]:
P 791,377
z= = =6,34
π π 2
. ( d −d 1 ) [ p]đv ( 2 −1,6753 2) .40
2 2
4 4

 Chọn số vòng ren là 7  H = z.s = 7*2,5=17,5cm < l =18cm


 Thỏa điều kiện chiều dài.

3.8. Kiểm nghiệm trục cụm dẫn hướng

Ta có moment uống tác dụng lên trục chính của cụm dẫn hướng theo hình sau:

59

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 3.19 Sơ đồ chịu lực của trục cụm dẫn hướng

 Moment công xôn tác dụng lên trục cụm dẫn hướng:
M tdh =P vl∗d=20∗289=5,780 kGm=56,7 Nm

ứng suất uốn tác dụng lên trục theo công thức 10.11[2]:
M 56,7
σ= 3
= 3
=36,28 Mpa
0,1∗d 0,1∗0,025
Chọn vật liệu làm trục là thép C45.  ứng suất uốn cho phép theo bảng 10.1[2]
[σ] = 85 Mpa.

3.9. Thiết kế bộ ray thăng bằng

Bộ ray thăng bằng cần được thiết kế chính xác để các bánh thăng bằng không trượt
ra khỏi ray và làm trục cụm nâng hàng xoay

Hình 3.20 Bộ ray dẫn

60

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Ray dẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng cho băng nâng. Ở máy
băng tải đứng, chọn hệ 3 ray thăng bằng.

Ở quỹ đạo lên xuống bình thường, chọn ray dẫn là thành máy tiếp xúc với 2 bánh
trên dưới của cụm dẫn hướng để giữ cho trục cụm dẫn hướng không xoay với khoảng
cách giữa 2 thành máy là atm = 575 mm

Hình 3.21 Hình chiếu từ phía sau của máy

Ở quỹ đạo bán nguyệt, cặp bánh xe trên, phải và cặp bánh trên, trái lần lượt tì vào
ranh dẫn thăng bằng với vị trí tâm bán kính quỹ đạo của ray thăng bằng lần lượt là:

Vị trí tâm đường tròn ray thăng bằng so với tâm xích:

X 1 =0 mm

Ltb 150
X2= = =75 mm
2 2

61

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

−Ltb −150
X2= = =−75 mm
2 2

Ltb
Y 1= =75 mm
2

Y 2=Y 2 =0 mm

Trong đó:

o Ltb = 150 mm – khoảng cách trục giữa 2 bánh xe


Đường kính ray thăng bằng :

d tb 1=D p + Dbxtb =454+70=524 mm

Trong đó:

o Dp = 454 mm – Đường kính vòng chia đĩa xích


o Dbxtb = 70 mm – Đường kính bánh xe thăng bằng.
Ở bộ ray thăng bằng chọn khoảng cách chữ các tấm ray bằng chính xác với
khoảng cách của các bánh xe là artb = 25 mm và bề dày của tấm ray là brtb = 20 mm.

62

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

Hình 3.22 Hình chiếu bên của bộ ray thăng bằng

2 bộ ray thăng bằng kết nối với tấm nắp của máy và gia cố chính xác bằng các
bulong tại đầu máy

63

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN


Máy nâng hàng lên cao nói chung và băng tải đứng nói riêng là các loại máy xuất
hiện thường xuyên trong sản xuất công nghiệp. So với các loại máy cơ bản phổ biến trên
thị trường, các loại máy mới với các đặc tính công nghệ mới tiết kiệm được nhiều thời
gian và cho phí hơn, và hơn hết hướng đến sự tự động hóa hoàn thiện.

Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu này vẫn còn 1 số hạn chế khiến cho máy
chưa thể áp dụng vào thực tế:

- Chưa có mô hình cụ thể chứng minh các nguyên lý đã nêu.


- Giới hạn về các loại tài liệu của các loại máy tương tự.

Tuy có 1 số ưu điểm đặc thù nhưng các loại máy truyền thống hiện nay vẫn sẽ có
nhiều ưu thế hơn về mặt kinh tế và công năng, các loại máy truyền thống hiện tại vẫn
được nghiên cứu sâu hơn và chiếm tỷ trọng nhiều hơn như băng chuyền, băng lăn,…

Mặc dù đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu thiết kế, nhưng do thời gian và hiều
biết còn hạn chế nên ứng dụng của đề tài chưa thể thực hiện ở thực tế mà chỉ dừng lại ở
lý thuyết bởi để có thể ứng dụng được cần nhiều thời gian và tài nguyên về vật liệu hơn
để thực hiện các chi tiết thực tế. Đồng thời, đồ án chắc cũng sẽ không tránh khỏi bởi
những thiếu sót, nên em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn!

64

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BĂNG TẢI THẲNG ĐỨNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Nguyễn Hồng Ngân.(2004).Kỹ thuật nâng chuyển tập 2 Máy vận chuyển liên tục.
NXB Dại Học Quốc Gia

[2] Nguyễn Hữu Lộc. Cơ sở thiết kế máy . NXB Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí
Minh

[3] Trịnh Chất – Lê Văn Uyển. Tính toán thiết kế Hệ dẫn động cơ khí – Tập 1– Nhà xuất
bản giáo dục.

[4] Vertical conveyors for good. Quiramox.com

[5] Vertical conveying systems. https://apollovts.com

65

GVHD: Th.s LƯƠNG VĂN TỚI SVTH: DƯƠNG NHẬT HÀO

You might also like