You are on page 1of 25

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ


CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ ĐỘNG LỰC
----

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KẾT CẤU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
CHỦ ĐỀ: CÔNG NGHỆ TRANG BỊ TRÊN ĐỘNG
CƠ FORD FIESTA HATCHBACK 1.0L AT
ECOBOOST

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: HÀ THANH LIÊM


LỚP: DHOT18A MLHP: 420300343101
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Họ Và Tên MSSV
Nguyễn Thanh Nam 22656061
Phạm Đăng Khoa 22648311
Trần Trọng Phúc 22648341
Đỗ Duy Minh 22647931
Tô Vĩnh Đại 22632571
Nguyễn Hoàng Tuấn 20091571

TP.HCM, ngày 18 tháng 11 năm 2023


LỜI CẢM ƠN!
Tập thể nhóm chúng em
Kính gửi thầy Hà Thanh Liêm , giảng viên bộ môn kết cấu động cơ đốt trong. Sau
khi học xong môn học ‘‘KẾT CẤU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG’’ nhóm chúng em đã
vận dụng những kiến thức đã học để làm bà tiểu luận này.Trong quá trình hoàn
thành tiểu luận môn học này, bước đầu gặp không ít khó khăn nhưng nhờ sự nỗ lực
và đoàn kết của cả nhóm và sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của thầy, giờ đây sau
một thời gian cùng nhau nghiên cứu, thảo luận và làm việc hết mình nhóm chúng
em đã hoàn thành xong tiểu luận môn học động cơ đốt trong với chủ đề “Công nghệ
trang bị trên động cơ ford fiesta hatchback 1.0L AT Ecoboost”.Tuy nhiên trong quá
trình làm bài chắc chắn không tránh khỏi sai xót. Vì vậy, nhóm chúng em rất mong
nhận được sự xem xét,sự giúp đỡ, chỉ bảo và đưa ra ý kiến của các thầy để chúng
em hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất, đồng thời cũng qua đó rút ra kinh
nghiệm, bài học làm giàu kiến thức chuyên môn và khả năng tự nghiên cứu của
mình.
Qua đây chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo Hà Thanh Liêm đã giúp
đỡ,hướng dẫn tận tình và đóng góp ý kiến quý báu giúp nhóm chúng em hoàn thành
bài tiểu luận này một cách tốt nhất và đúng tiến độ. Em xin chân thành cảm ơn.!
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Nhận xét
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Điểm đánh giá:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
TpHCM, ngày 17 tháng 10 năm 2023

Hà Thanh Liêm
MỤC LỤC
I) TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ ĐỘNG CƠ ECOBOOTS CỦA HÃNG FORD
................................................................................................................................... 1
1) Giới thiệu về động cơ ecoboost ....................................................................... 1
2) Lịch sử phát triển............................................................................................. 1
II) TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ CỦA FORD FIESTA HATCHBACK 1.0L AT
ECOBOOST ............................................................................................................ 2
1) Vài nét về ford fiesta ........................................................................................ 2
2) Động cơ 1.0L I3 Ecoboost ............................................................................... 3
2.1) Thông số kỹ thuật ...................................................................................... 4
2.2) Đặc điểm ..................................................................................................... 4
3) Các chi tiết và hệ thống công nghệ trang bị của của động cơ ecoboost 1.0L
................................................................................................................................ 4
3.1) Thân máy và Trục Khuỷu ........................................................................ 4
3.2 Nắp máy, giăng nắp máy ........................................................................... 5
3.3 Puly giảm chấn trục khuỷu. (Crankshaft Mass Damper)....................... 5
3.4 Bộ điều khiển cam thông minh VCT (Variable Camshaft Timing)....... 6
3.5 Bơm dầu bôi trơn. ....................................................................................... 8
3.7) làm mát piston. ........................................................................................... 9
3.8) Dây đai cam. ............................................................................................. 10
3.9 Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp ......................................................... 10
3.10 Hệ thống tăng áp. ................................................................................... 12
3.11 Hệ thống làm mát động cơ. .................................................................... 16
III) Kết Luận.......................................................................................................... 20
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1:Động cơ ecoboost qua các thời kỳ ................................................................ 1
Hình 2: Ford fiesta..................................................................................................... 2
Hình 3: Động cơ Ecoboost 1.0L................................................................................ 3
Hình 4: Thông số kỹ Thuật........................................................................................ 4
Hình 5: Thân máy nhỏ gọn của động cơ Ecoboost 1.0L........................................... 5
Hình 6: Puly giảm chấn trục khuỷu........................................................................... 6
Hình 7: Bánh răng cam vag mạch dầu điều khiển .................................................... 7
Hình 8: Kết nối giữa trục cam và puly trục khuỷu.................................................... 8
Hình 9: Bơm dầu bôi trơn ......................................................................................... 9
Hình 10: Vòi phun làm mát Piston ............................................................................ 9
Hình 11: Dây đai cam .............................................................................................. 10
Hình 12: Công nghệ phun xăng trực tiếp trên Ecoboost ......................................... 10
Hình 13: Kim phun nhiên liệu Ecoboost ................................................................. 11
Hình 14:Vị trí kim phun .......................................................................................... 12
Hình 15: Nắp dưới mặt máy .................................................................................... 12
Hình 16:Vị trí lắp hệ thống phun nhiên liệu ........................................................... 12
Hình 17:Vị trí lắp đặt turbo tăng áp ........................................................................ 13
Hình 18:Sơ đồ nguyên lý turbo tăng áp .................................................................. 13
Hình 19:Màn dù và turbo tăng áp ........................................................................... 14
Hình 20:Hoạt động của cổng đi tắt khí xả .............................................................. 14
Hình 21:Van đi tắt khí nạp ...................................................................................... 15
Hình 22:Van đi tắt khí nạp điều khiển bằng điện .................................................... 15
Hình 23:Sơ đồ nguyên lý tăng áp và làm mát sau turbo ......................................... 16
Hình 24:Mạch làm mát nhỏ trên động cơ Ecoboost 1.0L ....................................... 17
Hình 25:Hướng di chuyển của dòng nước làm mát ................................................ 18
Hình 26:Hướng nước làm mát quay lại cửa hút của bơm khi van đi tắt mở .......... 18
Hình 27:Dòng nước đi trong mạch làm mát trung bình .......................................... 19
Hình 28:Dòng nước trong mạch làm mát tối đa ..................................................... 20
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

I) TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ ĐỘNG CƠ ECOBOOTS CỦA HÃNG FORD


1) Giới thiệu về động cơ ecoboost
EcoBoost là thế hệ động cơ mới nhất với công nghệ phun xăng trực tiếp và
tăng áp tích hợp do Ford sản xuất. Thế hệ động cơ này vốn là thành quả hợp tác giữa
hãng xe Mỹ và FEV Engineering - một tập đoàn chuyên nghiên cứu, phát triển và
chế tạo động cơ đốt trong. Động cơ EcoBoost được tích hợp khá nhiều công nghệ
tiên tiến so với các mô hình thiết kế động cơ truyền thống nhằm cải thiện hiệu suất
vận hành và cả lượng nhiên liệu tiêu thụ. Cụ thể, mục tiêu mà Ford hướng tới chính
là tạo ra một hệ đông cơ mới (trước mắt là động cơ xăng) có khả năng cung cấp một
lượng công suất và mô-men xoắn ngang bằng với những loại động cơ hút khí tự
nhiên có kích thước và dung tích lớn hơn, đồng thời đem lại mức tiêu hao nhiên liệu
hiệu quả hơn. Với mục tiêu đó, Ford hy vọng động cơ EcoBoost sẽ cắt giảm được
khoảng 15% lượng khí thải gây nên hiệu ứng nhà kính so với các mẫu động cơ truyền
thống có dung tích lớn hơn với công suất vận hành tương đương.
2) Lịch sử phát triển
+ 2009: Ford ra mắt động cơ EcoBoost 3.5L V6 đầu tiên tại thị trường Bắc Mỹ và
bắt đầu trang bị động cơ này trên những mẫu xe cỡ lớn.
+ 2010: Các động cơ EcoBoost 4 xylanh có dung tích 2.0L và 1.6L cũng lần lượt ra
đời và bắt đầu được trang bị trên những mẫu xe cỡ nhỏ, cụ thể là dòng xe Ford Focus.
+ 2012: Hãng xe Mỹ phát triển thành công động cơ EcoBoost 3 xylanh với dung tích
1.0L tại trung tâm kỹ thuật Dunton của Ford ở Anh quốc. Động cơ tí hon này được
ứng dụng đầu tiên vào mẫu xe Ford Focus phiên bản facelift đời 2012 và gần đây
nhất là trên chiếc Fiesta phiên bản 2013 dành cho thị trường châu Âu…

Hình 1:Động cơ ecoboost qua các thời kỳ

1
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

II) TÌM HIỂU ĐỘNG CƠ CỦA FORD FIESTA HATCHBACK 1.0L AT


ECOBOOST
1) Vài nét về ford fiesta

Hình 2: Ford fiesta


Điểm nhấn nổi bật nhất của Ford Fiesta chính là khối động cơ EcoBoost 3
xi-lanh, tăng áp bên trong. Có thể nói, Fiesta là mẫu xe đầu tiên của Ford được lắp
ráp tại thị trường Đông Nam Á với khối động cơ EcoBoost dung tích 1.0 lít.
Theo hãng Ford, động cơ Ford Fiesta Hatchback 1.0L AT Ecoboost 3 xi-
lanh, tăng áp, dung tích 1.0 lít trên Fiesta sản sinh công suất tối đa 123 mã lực và
mô-men xoắn cực đại 170 Nm. Đây là thông số kỹ thuật tương đương với loại động
cơ xăng, dung tích 1,6 lít truyền thống.

2
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

2) Động cơ 1.0L I3 Ecoboost


Động cơ EcoBoost 1.0L là
thế hệ động cơ mới nhất, nhỏ nhất
trong dòng động cơ EcoBoost toàn
cầu. Động cơ 3 xylanh (I3) -Thân
máy nhỏ gọn đặt vừa trên tờ giấy khổ
A4 (Giảm 25% chi tiết & linh kiện)
thân máy được đúc bằng hợp kim
gang.
Động cơ EcoBoost 1.0L ba
xi-lanh đã được cấp 125 bằng sáng
chế của Ford nổi tiếng khắp toàn thế
giới và đã 2 lần đạt giải động cơ của
năm, được coi là cuộc cách mạng về
động cơ của thế kỷ 21. Kích thước
nhỏ gọn, dung tích nhỏ và được trang Hình 3: Động cơ Ecoboost 1.0L
bị hệ thống tăng áp khiến EcoBoost
luôn đạt công suất cao và tiết kiệm
nhiên liệu hơn so với những động cơ
dung tích lớn hơn.
Động cơ EcoBoost 1.0L có thể để gọn trong 1 trang giấy A4, nhưng lại có
thể đạt mức công suất 125PS và 170Nm ở vòng tua cực đại, khiến nó trở thành động
cơ có hiệu suất mạnh nhất trong số các dòng xe Ford hiện nay.

3
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

2.1) Thông số kỹ thuật


- Công suất tối đa 100 - 125 mã lực tại
6.000 vòng/phút
- Mô-men xoắn cực đại đạt 170Nm tại
1.400 - 4.500 vòng/phút. (ở chế độ
OverBoost là 200Nm)
- Tỷ số nén: 11.0:1
- Mức tiêu hao nhiên liệu theo tiêu
chuẩn EPA: 6.9L/100km đường đô thị, Hình 4: Thông số kỹ Thuật
5.4L/100km đường cao tốc. Thải ra
môi trường lượng CO2 khoảng 109g/km.
2.2) Đặc điểm
- Dung tích xy lanh 1L.
- Động cơ có 3 xy lanh.
- Phun nhiên liệu trực tiếp.
- Turbo nạp khí.
- 4 Xupap cho một xy lanh.
- Hai bộ xoay cam (VCT) – cho trục cam hút và cam xả.
3) Các chi tiết và hệ thống công nghệ trang bị của của động cơ ecoboost 1.0L
3.1) Thân máy và Trục Khuỷu
• Thân máy nhỏ gọn giúp giảm trọng lượng của động cơ.

• Thân máy hợp kim gang giúp động cơ nóng nhanh hơn (đạt được nhiệt độ làm
việc của động cơ trong thời gian nhanh nhất).

• Tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn

• Làm mát tốt.

• Trục khuỷu lắp ghép với khối xy lanh bằng 4 cổ trục.

4
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

• Có ba cổ biên, mỗi cổ cách đều nhau 120°.

Hình 5: Thân máy nhỏ gọn của động cơ Ecoboost 1.0L


3.2 Nắp máy, giăng nắp máy
• Nắp máy chế tạo bằng hợp kim nhôm.
• 4 xu páp cho một xy lanh.
• Cổ xả tích hợp cùng nắp máy.
• Gioăng nắp máy chế tạo nhiều lớp.
• Nắp máy được định vị với khối xy lanh bằng hai chốt (kiểu chốt ống)
Nắp máy được lắp ghép với khối xy lanh bằng 8 bu lông biến dạng dẻo.
3.3 Puly giảm chấn trục khuỷu. (Crankshaft Mass Damper)
• Giảm dao động rung và dẫn động các thiết bị bên ngoài.

• Puly trục khuỷu và bộ giảm rung và vành tạo xung cho cảm biến CKP lắp
ghép chung một cụm.

5
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

• Puly giảm chấn được lắp chặc trên trục khuỷu bằng ma sát, nó không có rãnh
then

Hình 6: Puly giảm chấn trục khuỷu

3.4 Bộ điều khiển cam thông minh VCT (Variable Camshaft Timing).
• Bộ xoay cam VCT trang bị cho cả cam hút và cam xả.
• Con đội xu páp cơ khí kiểu shim less (không có shim điều chỉnh).
• Trục cam hút dẫn động bơm cao áp.
• Trục cam xả dẫn động bơm chân không.
- Cấu tạo VCT :

Hình 2.6 : Cấu tạo bộ điều khiển cam thông minh VCT

6
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

- Điều khiển :
• Điều khiển xoay trục cam hút và trục cam xả độc lập.
◦ Công suất động cơ và độ sạch khí xả đạt mức tối ưu.
◦ Hệ thống tuần hoàn khí thải được thực hiện bởi chương trình xoay cam.
• Khi động cơ không làm việc hoặc làm việc ở chế độ không tải. Hai trục cam
được cố định (khóa) ở vị trí khởi động.
◦ Cam xả ở vị trí – được đóng sớm.
◦ Cam hút ở vị trí – được mở muộn.
• Góc xoay trục cam được điều chỉnh bởi bộ xoay cam (VCT).
• Hoạt động của bộ xoay cam (VCT) theo nguyên lý mô tơ thủy lực nhờ dòng
dầu máy có áp suất dẫn động.
• Dầu có áp đi vào VCT được điều khiển bằng van điện từ.
• Van điện từ được PCM điều khiển theo chương trình.
• Góc điều chỉnh lớn nhất được lập trình 45°.
• Bộ điều chỉnh cam xả được trang bị một lò xo xoắn có lực xoắn cân bằng với
mô-men dẫn động trục cam. Lò xo này giúp cho bộ xoay cam trả về vị trí ban
đầu khi tắt công tắc máy.
• Bộ xoay cam có thể điều chỉnh thời gian đóng mở xu páp với giá trị tối ưu để
động cơ làm việc có hiệu suất cao nhất.

Hình 7: Bánh răng cam vag mạch dầu điều khiển

7
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

Hình 8: Kết nối giữa trục cam và puly trục khuỷu

3.5 Bơm dầu bôi trơn.


• Cung cấp dầu có áp đến các mạch
bôi trơn.

• Lắp ghép với khối xy lanh.

• Áp suất dầu bôi trơn thay đổi theo


tốc độ và tải trong của động cơ.

• Dung tích của bơm được điều


chỉnh bởi bộ điều khiển PCM
thông qua cơ cấu cơ khí.

8
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

• Pit tông thủy lực điều khiển áp


suất dầu bôi trơn.

• PCM điều khiển van điện từ theo


áp suất dầu được xác định.

Hình 9: Bơm dầu bôi trơn

3.7) làm mát piston.

• Làm mát pit tông

• Có 3 vòi phun.

• Đặt gần cổ trục chính.

• Phun dầu vào lòng pit


tông.

• Có van bi. Hình 10: Vòi phun làm mát Piston

• Van bi mở khi áp suất đạt 1.2 kg/cm2.

9
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

3.8) Dây đai cam.


❖ Dây đai ngâm trong dầu máy.

❖ Ưu điểm của dây đai ngâm trong dầu


so với xích cam:

- Giảm ma sát khoảng 20%.


- Giảm tiếng ồn
- Bộ phận dẫn hướng áp dụng
như cho xích cam được loại bỏ
❖ Ưu điểm của dây đai cam ngâm
trong dầu so với dây đai cam khô là:

- Không bảo dưỡng.


Hình 11: Dây đai cam
- Tăng đai tự động.

3.9 Hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp


Hệ động cơ EcoBoost mới được trang bị công nghệ phun xăng trực tiếp đặc
biệt với kim phun được đặt trực tiếp vào chính giữa phần đầu của xylanh, làm tăng
khả năng hòa trộn giữa không khí và xăng, giúp quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn
ra hiệu quả hơn.

Hình 12: Công nghệ phun xăng trực tiếp trên Ecoboost

10
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

Nhiên liệu được cháy triệt để bởi một công nghệ phun xăng trực tiếp GDI
(Gasoline Direct Injection), công nghệ phun xăng tiên tiến nhất hiện nay. Công
nghệ GDI đòi hỏi một công nghệ thiết kế cực kì tinh tế, bền hơn, kim phun phải
được chế tạo theo những quy trình khắc khe nhất. Giúp cho lượng hòa trộn được
tối ưu trong buồng đốt xoáy lốc.

Hình 13: Kim phun nhiên liệu Ecoboost

Kim phun được gắn trực tiếp vào đầu xylanh với đầu phun nhô ra trong
buồn đốt. Lượng nhiên liệu phun vào được tính toán một cách chính xác và trực
tiếp trong lòng xylanh nên sẽ không có sự lãng phí nhiên liệu so với hệ thống phun
thông thường.
Phun nhiên liệu trực tiếp vào trong buồng đốt cho phép tăng tỷ số nén cao
hơn, kim phun làm việc ở áp suất lên đến vài nghìn PSI, tạo ra hỗn hợp sương
nhiên liệu tối ưu để trộn lẫn với không khí nạp. Hiệu suất nhiên liệu được tăng lên
đáng kể (%).
❖ Hệ thống nhiên liệu phun trực tiếp bao gồm những bộ phận sau :

• Kim phun nhiên liệu.

• Ống phân phối nhiên liệu.

• Bơm cao áp.

• Cảm biến áp suất ống phân phối nhiên liệu (FRP).

11
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

Hình 14:Vị trí kim phun Hình 15: Nắp dưới mặt máy

• Áp suất phun nhiên liệu (30 bar → 150 bar).


• Hệ thống không có đường hồi.

Hình 16:Vị trí lắp hệ thống phun nhiên liệu

3.10 Hệ thống tăng áp.


Tăng áp là biện pháp làm tăng áp suất khí nạp, tăng khối lượng riêng của
môi chất, qua đó làm tăng mật độ không khí nạp vào xy lanh động cơ trong mỗi chu
trình, giúp tăng công suất và mô men cho động cơ. Hệ thống tăng áp của động cơ
EcoBoost 1.0L được lắp trực tiếp ở nắp máy. Bánh tuốc bin được dẫn động bằng

12
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

năng lượng của khí xả.Bánh tuốc bin dẫn động bánh bơm để nén khí nạp vào xy
lanh.

Hình 17:Vị trí lắp đặt turbo tăng áp


- Áp suất khí nạp vào xy lanh (boost pressure) được điều khiển bởi một cổng đi tắt
của khí xả (WG).
- Cổng đi tắt của khí xả (WG) được điều khiển bởi cái dù (atuator) thông qua áp suất
chân không.
- Áp suất chân không được điều khiển bởi bộ điều khiển động cơ PCM qua van điện
từ chân không (EVRV).

Hình 18:Sơ đồ nguyên lý turbo tăng áp

13
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

Hình 19:Màn dù và turbo tăng áp


• Khi không được cấp chân không, cổng đi tắt của khí xả (WG open) mở.
• Khi được cấp chân không, cổng đi tắt của khí xả (WG close) đóng.
• Khi cổng đi tắt của khí xả (wastegate) mở khí nạp vào xy lanh với áp suất tối
thiểu.

Hình 20:Hoạt động của cổng đi tắt khí xả

❖ Van đi tắc khí nạp (Bypass Valve).


Có hai loại van đi tắt trên động cơ EcoBoot:
- Loại 1 là loại điều khiển bằng điện tử trang bị cho những động cơ với số tự
động DPS6
- Loại 2 là loại điều khiển cơ khí, trang bị cho những động cơ với hộp số Ib5.

14
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

• Giảm tiếng ồn cho động cơ và


duy trì tốc độ của turbo khi bướm
ga đóng nhanh.
• Tích hợp với phần vỏ của tur bo.
• Van đi tắt sẽ mở khi được cấp áp
suất chân không.

Hình 21:Van đi tắt khí nạp

❖ Nguyên lý hoạt động của van đi tắc khí nạp điều khiển bằng điện
• Chân không đi đến van đi tắt được điều khiển bởi van điện từ.
• Van đi tắt được kích hoạt bởi chân không (Bypass valve is vacuum
actuated).
• Khi được cấp chân không – van đi tắt mở.
• Khi áp suất khí nạp trong xy lanh đạt giá trị tới hạn van đi tắt đóng.

Hình 22:Van đi tắt khí nạp điều khiển bằng điện

❖ Làm mát sau turbo :


Khi nén khí, nhiệt độ không khí nén sẽ tăng lên, điều này dẫn đến hai hậu quả
không tốt:
- Làm giảm tỷ trọng của khí được nạp, cũng có nghĩa giảm trọng lượng không khí
đưa vào xy lanh.
- Làm tăng nhiệt độ của khí nén trong kỳ cháy tiếp theo, do đó làm tăng nhiệt độ

15
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

các cụm chi tiết như : gioăng quylat, van xả, đầu piston, xecmang...Nhiệt độ cao
này cũng thúc đẩy quá trình biến chất của Dầu động cơ. Mặt khác, khi nhiệt độ khí
nạp cao thì mật độ không khí ít lại. Việc làm mát khí nạp trước khi vào buồng đốt
sẽ giúp Giảm tiêu hao nhiên liệu và tăng công suất động cơ.
Để giảm thiểu ảnh hưởng xấu trên, việc làm mát hệ thống tăng áp là cần thiết.
Có thể dẫn khí nén từ turbo tăng áp ra qua một cơ cấu trao đổi nhiệt trước khi nạp
vào buồng đốt, kiểu này gọi là làm mát sau.

Hình 23:Sơ đồ nguyên lý tăng áp và làm mát sau turbo

3.11 Hệ thống làm mát động cơ.


Hệ thống làm mát động cơ nhằm giữ nhiệt cho các chi tiết không vượt quá
giới hạn cho phép. Hệ thống làm mát giữ động cơ làm việc ở nhiệt độ hiệu quả
nhất phù hợp với mọi chế độ tải của động cơ.
Ở động cơ EcoBoost 1.0L hệ thống làm mát chia ra 3 mạch chính :
+ Mạch rất nhỏ (Mini) – bên phía xả của nắp máy (exhaust side of
cylinder head).
+ Mạch trung bình (Small) – làm mát động cơ.
+ Mạch lớn (Large) – hệ thống làm mát bên ngoài động cơ (entire
cooling system).

❖ Mạch làm mát nhỏ (Mini cooling circuit):

16
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

- Bên phía cổ xả của nắp máy.


- Hâm nóng động cơ nhanh
- Giảm ma sát trong thời gian hâm nóng động cơ
- Một bơm điện được trang bị thêm trong mạch làm mát nhỏ.

Hình 24:Mạch làm mát nhỏ trên động cơ Ecoboost 1.0L


Làm mát động cơ chia làm 3 giai đoạn :

❖ Giai đoạn 1 : Mạch làm mát nhỏ


Nhiệt độ nước làm mát nhỏ hơn 70°C
• Van hàn nhiệt lốc máy đóng.
- Nước làm mát chỉ đi qua bên phía cổ xả thuộc nắp máy.
• Van hàn nhiệt mạch trung bình/ mạch lớn đóng.
- Nước làm mát đi đến bộ sưởi và bộ làm mát dầu.
Không có nước làm mát đi qua két nước.

17
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

Hình 25:Hướng di chuyển của dòng nước làm mát


Nếu tốc độ động cơ vượt quá 3000 v/p, van đi tắt sẽ mở cho phép nước làm
mát với áp suất tăng sẽ đi quay lại bên phía cửa hút của bơm.

Hình 26:Hướng nước làm mát quay lại cửa hút của bơm khi van đi tắt mở

❖ Giai đoạn 2 : Mạch làm mát trung bình

18
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

Hình 27:Dòng nước đi trong mạch làm mát trung bình


Nhiệt độ nước làm mát trong khoảng 70°C → 92°C
• Van hằng nhiệt lốc máy bắt đầu mở ở 70°C và mở hoàn toàn ở 85°C.
- Nước làm mát đi vào toàn bộ phần động cơ
• Van hằng nhiệt mạch trung bình/ mạch lớn đóng.
- Nước làm mát đi đến bộ sưởi và bộ làm mát dầu.
- Không có nước làm mát đi ra két nước.

❖ Giai đoạn 3 : Mạch làm mát tối đa


Nhiệt độ nước làm mát trên 92°C
• Van hằng nhiệt lốc máy mở hoàn toàn.
- Nước làm mát đi vào toàn bộ động cơ
• Van hằng nhiệt mạch trung bình/ mạch lớn bắt đầu mở ở 92°C và mở hoàn
toàn ở 106°C.
- Nước làm mát đi đến bộ sưới, và bộ lọc dầu.
- Nước làm mát đi ra két làm mát.

19
Kết Cấu Động Cơ Đốt Trong GVHD: Hà Thanh Liêm

Hình 28:Dòng nước trong mạch làm mát tối đa

III) Kết Luận


Nhờ ứng dụng tốt các công nghệ trên nên động cơ EcoBoost 1.0L mang lại
những lợi ích thiết thực.
- Công suất mạnh mẽ có hiệu năng tương đương với động cơ bốn xi-lanh 1,6 lít
truyền thống.
- Chi phí thấp với mức tiêu hao nhiên liệu khoảng 5.7l/100km, giảm 25% chi tiết
linh kiện trở thành động cơ nhỏ nhất và nhẹ nhất hiện nay so với các động cơ khác
trong cung phân khúc.
- Bảo vệ môi trường và thất thoát năng lượng đạt mức tối thiểu.
- Cảm giác thoải mái khi lái.
Ta thấy EcoBoost 1.0L là động cơ hiện đại nhỏ gọn và có tính ứng dụng cao.

Tài Liệu Tham Khảo:


1.[ https://oto-hui.com/threads/cac-cong-nghe-ung-dung-o-dong-co-
ecoboost.133662/ ]
2.[ https://www.academia.edu/ ]
3.[ https://autodaily.vn/2013/11/kham-pha-suc-manh-dong-co-ecoboost-1l-tren-
ford-fiesta-moi/ ].

20

You might also like