You are on page 1of 108

LỜI CÁM ƠN

Trong suốt 4 năm học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Giao Thông vận tải,
với sự hướng dẫn cũng như dìu dắt của các thầy cô và sự cố gắng không ngừng nghỉ của
bản thân em thì hôm nay chính thức em kết thúc hành trình đại học của em bằng luận văn
tốt nghiệp này.
Em chân thành cảm ơn Trường Đại học Giao Thông vận tải TP.HCM đã tạo cho em
một môi trường học tập và rèn luyện tốt suốt 4 năm qua, cung cấp cho em những kiến
thức và kỹ năng thực hành bổ ích giúp em hoàn thành luận văn này.
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Giao Thông vận tải
TP.HCM cho đến nay có thể nói đây là khoảng thời gian đặc biệt nhất. Với lòng biết ơn
sâu sắc và chân thành nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Hồng Thắng - người
đã đồng hành cùng em từ lúc chọn đề tài đến lúc hoàn thiện luận văn này. Cảm ơn những
ý kiến, đóng góp vô cùng hữu ích của Thầy để em có thể định hướng rõ ràng về đề tài mà
mình muốn làm. Vì trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với
những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Nếu
như không có những lời hướng dẫn cũng như dạy bảo của thầy thì bài luận văn của em
khó mà hoàn thiện được. Em chân thành cảm ơn những lời góp ý cũng như sự giúp đỡ
tận tình từ Thầy để giúp em hoàn thiện đề tài của mình một cách hoàn chỉnh nhất. Trân
trọng cảm ơn thầy Nguyễn Hồng Thắng .
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp khác thì ô tô luôn là ngành công
nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong nền công nghiệp thế giới. Trong những năm gần
đây dưới sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì ngành công nghiệp ô tô cũng có
những thiệt hại đáng kể, tuy nhiên các hãng ô tô vẫn không ngừng đưa ra các mẫu xe
mới. Điều này cho thấy ô tô vẫn là ngành công nghiệp đang rất phát triển trên thế giới.
Tại Việt Nam thì ngành công nghiệp ô tô luôn là mục tiêu hàng đầu của nhà nước
ta, là ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.Tuy ngành công nghiệp ô tô ở nước ta
trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ, song số lượng xe tiêu
thụ, số các nhà máy lắp ráp, các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô vẫn chiếm một
số lượng lớn. Với nhiều chính sách ưu đãi về thuế và chính sách xuất nhập khẩu cũng đã
tạo cho ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển mạnh mẽ hơn, điều này tạo điều
kiện cho người tiêu dùng trên khắp cả nước có thể sử dụng được ô tô cá nhân cho mỗi gia
đình.
Cùng với sự phát triển của ô tô thì hệ thống điện trên xe cũng phát triển một cách
nhanh chóng để nâng cấp, cải tiến, khắc phục những nhược điểm của hệ thống cũ và đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu cũng không
ngoại lệ. Hệ thống này ngày càng cải tiến để phục vụ tốt hơn, đảm bảo an toàn hơn cho
người lái khi vận hành, đồng thời tạo ra các thiết kế hiện đại ưa nhìn thu hút với người
sử dụng.
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI....................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài......................................................................................................................................1
1.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu...............................................................................................................1
1.3 Mục đích nghiên cứu............................................................................................................................1
1.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ..........................................3
2.1 Lịch sử phát triển của hệ thống chiếu sáng............................................................................................3
2.2 Khái quát về hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên xe..........................................................................12
CHƯƠNG 3 KHAI THÁC HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU TRÊN AUDI A7......................27
3.1 Tổng quan hệ thống điện trên xe audi A7........................................................................................27
3.2 Hệ thống thống chiếu sáng trên xe....................................................................................................29
3.2.1 Công tắc điều khiển đèn................................................................................................................29
3.2.2 Hệ thống đèn đầu..........................................................................................................................30
3.2.3 Đèn đuôi........................................................................................................................................51
CHƯƠNG 4 SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE AUDI A7.....57
4.1. Các dụng cụ cơ bản dùng để bảo dƣỡng,sửa chữa hệ thống chiếu sáng.......................................57
4.1.1. Đồng hồ vạn năng........................................................................................................................57
4.1.1.1. Công dụng............................................................................................................................57
4.1.1.2. Cách sử dụng........................................................................................................................57
4.1.2. Bút đo điện...................................................................................................................................60
4.1.3. Máy đọc lỗi...................................................................................................................................60
4.2 Các hƣ hỏng và mã lỗi trên Audi A7.................................................................................................61
4.2.1 Mã lỗi B1080..........................................................................................................................61
4.2.2 Mã lỗi B1031.................................................................................................................................68
CHƯƠNG 5 PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ - CHẾ TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN
HIỆU...........................................................................................................................................................72
5.1. Mục đích thiết kế mô hình................................................................................................................72
5.2. Yêu cầu thiết kế mô hình...................................................................................................................72
5.3. Các phƣơng án thiết kế....................................................................................................................73
5.3.1. Phƣơng án 1................................................................................................................................73
5.3.2. Phƣơng án 2................................................................................................................................74
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ
5.3.3. Phƣơng án 3................................................................................................................................75
5.3.4. Chọn phƣơng án tối ƣu...............................................................................................................76
CHƯƠNG 6 CHẾ TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆU......................................77
6.1. Chế tạo mô hình...................................................................................................................................77
6.2. Chọn phƣơng án chung của hệ thống chiếu sáng và tín hiệu..........................................................77
6.2.1. Mục đích của việc thiết kế bố trí chung.......................................................................................77
6.2.2. Yêu cầu của việc thiết kế bố trí - Hoàn thành mô hình chính xác từ bản vẽ thiết kế đến mô
hình thực tế.................................................................................................................................................78
6.2.3 Phƣơng án bố trí chung...............................................................................................................78
6.3. Lắp đặt và giới thiệu hệ thống chiếu sáng, tín hiệu theo phƣơng án đã chọn.................................79
6.3.1. Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, tín hiệu lên mô hình.................................................................79
6.3.2. Giới thiệu sơ lƣợc công dụng các thiết bị lắp trên mô hình......................................................79
6.3.2.1. Công tắc tổ hợp...................................................................................................................79
6.3.2.2. Đèn pha - cốt.......................................................................................................................80
6.3.2.3. Đèn kích thước phía trước (demi )......................................................................................81
6.3.2.4. Cụm đèn phía sau................................................................................................................81
6.2.3.5. Đèn hazard (Đèn báo nguy hiểm).......................................................................................83
6.2.3.6 Bộ điều khiển bật tắt đèn tự động ( Autolight).....................................................................84
6.2.3.6. Công tắc đèn hazard và bộ nhấp nháy đèn xi-nhan.............................................................84
6.2.3.7. Rơle.....................................................................................................................................85
6.3.1. Sơ đồ mạch điện đèn pha-cốt, đèn demi......................................................................................86
6.3.2. Sơ đồ mạch điện đèn xi-nhan, đèn hazard (đèn báo nguy)........................................................87
6.3.3. Sơ đồ mạch điện đèn thắng, đèn lùi và kèn................................................................................88
6.4. Yêu cầu kĩ thuật, kiểm tra hệ thống điện trên mô hình và chạy thử mô hình...................................89
6.4.1. Yêu cầu kĩ thuật hệ thống điện trên mô hình..............................................................................89
6.4.2. Kiểm tra hệ thống điện trên mô hình..........................................................................................90
6.4.3. Chạy thử hệ thống điện trên mô hình.........................................................................................91
.....................................................................................................................................................................92
KẾT LUẬN.................................................................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................................95
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình2. 2 Đèn Halogen......................................................................................................................6
Hình2. 3 Bộ đèn Xenon và bộ tăng áp.............................................................................................8
Hình2. 4 So sánh cường độ giữa đèn Halogen và đèn Xenon..........................................................8
Hình2. 5 Vị trí tim đèn Xenon thay đổi ở các chế độ pha- cốt khác nhau.......................................9
Hình2. 6 Bộ đèn Xenon của xe Audi Avant.....................................................................................9
Hình2. 7 Đèn pha công nghệ LED trên xe BMW..........................................................................10
Hình2. 8 So sánh đèn pha sử dụng công nghệ AFS và đèn pha thôn thường................................11
Hình2. 9 Công nghệ đèn laser trên dòng xe Audi..........................................................................12
Hình2. 10 Vị trí của các bộ phận trong hệ thống chiếu sáng và tín hiệu.......................................14
Hình2. 11 Choá đèn hình chữ nhật.................................................................................................15
Hình2. 12 Cách bố trí tim đèn........................................................................................................15
Hình2. 13 Đèn hệ châu Âu.............................................................................................................16
Hình2. 14 Đèn hệ Mỹ.....................................................................................................................17
Hình2. 15 Hệ thống đèn đầu không có relay điều khiển................................................................18
Hình2. 16 sơ đồ mạch điện loại dương chờ..................................................................................19
Hình2. 17 Sơ đồ mạch điện loại âm chờ........................................................................................21
Hình2. 18 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn hậu................................................................................22
Hình2. 19 Hoạt động của hệ thống đèn sướng mù trước...............................................................23
Hình2. 20 Hoạt động của hệ thống sương mù sau.........................................................................24
Hình2. 21 Mạch điện hệ thống đèn xi nhan có công tắc hazard rời...............................................24
Hình2. 22 Mạch điện hệ thống đèn xi nhan có công tắc hazard tổ hợp.........................................25
Hình2. 23 Mạch điện hệ thống đèn xinhan điều khiển bằng bộ tích hợp.......................................26
Hình 4. 2 Jack cắm que đo.............................................................................................................58
Hình 4. 3 Đồng hồ vạn năng điện tử..............................................................................................59
Hình 4. 4 Các thông số trên đồng hồ..............................................................................................60
Hình 4. 5 Đo thông mạch...............................................................................................................60
Hình 4. 6 Các loại máy chẩn đoán thường gặp trên xe..................................................................61
Hình 4. 7 Ánh sáng giảm do bóng HID D3s bị hỏng.....................................................................62
Hình 4. 8 Ánh sáng giữa bóng đèn bị hỏng bóng...........................................................................63
Hình 4. 9 Vị trí tấm chắn bùn.........................................................................................................63
Hình 4. 10 Vị trí của bóng đèn.......................................................................................................64
Hình 4. 11.......................................................................................................................................64
Hình 4. 12.......................................................................................................................................65
Hình 4. 13.......................................................................................................................................65
Hình 4. 14.......................................................................................................................................66
Hình 4. 15 Vị trí của nguồn ballas nằm dưới chóa đèn..................................................................66
Hình 4. 16.......................................................................................................................................67
Hình 4. 17 Kiểm tra đèn và tiến hành lắp ráp lại các bộ phận........Error! Bookmark not defined.
Hình 4. 18.......................................................................................................................................68
Hình 4. 19 Đèn DRL bị mờ............................................................................................................69
Hình 4. 20 Chip đèn quá nhiệt........................................................................................................70
Hình 4. 21 Dây dẫn ánh sáng đèn DRL bị cháy.............................................................................70
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 4. 22 Dây dẫn ánh sáng DRL................................................................................................71


Hình 4. 23 Lắp dây dẫn ánh sáng DRL sau khi cắt bỏ phần bị cháyError! Bookmark not defined.
Hình 4. 24 Đèn sau khi được khắc phục lỗi...................................................................................72
Hình 5. 1 Phương án 1 - Khung giá đỡ..........................................................................................74
Hình 5. 2 Phương án 2 - Khung mô hình.......................................................................................75
Hình 5. 3 Phương án 3 - Khung mô hình.......................................Error! Bookmark not defined.
Hình 6. 1 Phương án bố trí chung..................................................................................................80
Hình 6. 2 Các thiết bị đã được lắp trên mô hình............................................................................80
Hình 6. 3 Hình dạng công tắc tổ hợp..............................................................................................81
Hình 6. 4 Vị trí và góc chiếu đèn pha cốt.......................................................................................81
Hình 6. 5 Vị trí đèn kích thước phía trước.....................................................................................82
Hình 6. 6 Vị trí đèn phanh..............................................................................................................83
Hình 6. 7 vị trí đèn lùi....................................................................................................................83
Hình 6. 8 Vị trí đèn xinhan trước sau.............................................................................................83
Hình 6. 9 Vị trí đèn hậu..................................................................................................................84
Hình 6. 10 Vị Trí Đèn báo hazard trước sau..................................................................................84
Hình 6. 11 Autolight.......................................................................................................................85
Hình 6. 12 Mạch điều khiển đèn hazard tích hợp...........................................................................86
Hình 6. 13 bộ nhấp nhái đèn xinhan...............................................................................................86
Hình 6. 14 Cấu tạo rơle..................................................................................................................87
Hình 6. 15 sơ đồ mạch điện đèn pha cốt, đèn demi........................................................................88
Hình 6. 16 Sơ đồ mạch điện đèn xinhan, đẻn hazard.....................................................................89
Hình 6. 17 Sơ đồ mạch điện đèn thắng..........................................................................................89
Hình 6. 18 sơ đồ mạch điện đèn lùi................................................................................................90
Hình 6. 19 Sơ đồ mạch điện kèn....................................................................................................90
5. Bảo vệ bằng cao su những chỗ băng qua khung sườnHình 6. 20..........................................91
Hình 6. 21 Đèn pha-cốt hoạt động tốt khi mở công tắc.................................................................92
Hình 6. 22 Đèn phanh hoạt động tốt khi mở công tắc phanh.........Error! Bookmark not defined.
Hình 6. 23 Đèn lùi và còi báo lùi hoạt động tốt bi bật công tắc lùi................................................93
Hình 6. 24 Đèn hazard hoạt động tốt sau khi bật công tắc.............................................................94
Hình 6. 25 Đèn demi hoạt động tốt kh mở công tắc.......................................................................94

Hình 3. 1 Sơ đồ bố trí hộp điều khiển và cầu chì trên xe...............................................................28


Hình 3. 2 Công tắc điều khiển đèn xe Audi A7 Chức năng............................................................30
Hình 3. 3 Hệ thống đèn Bi-xenon...................................................................................................31
Hình 3. 4 Vùng sáng đèn chiếu gần................................................................................................32
Hình 3. 5 Vùng sáng đèn chiếu xa..................................................................................................33
Hình 3. 6 Vùng sáng đèn thời tiết xấu............................................................................................33
Hình 3. 7 Từng bộ phận của đèn bi-xenon.....................................................................................34
Hình 3. 8 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển đèn đầu.........................................................................34
Hình 3. 9 Bi-xenon headlights with adaptive light-light functions.................................................36
Hình 3. 10 Chế độ đèn pha đường quốc lộ.....................................................................................36
Hình 3. 11 Chế độ đèn trên cao tốc................................................................................................37
Hình 3. 12 Chế độ đèn chiếu xa......................................................................................................37
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 3. 13 Chế độ đèn chiếu gần....................................................................................................38


Hình 3. 14 Chế độ đèn thời tiết xấu................................................................................................38
Hình 3. 15 Chế độ đèn góc rộng.....................................................................................................39
Hình 3. 16 Chế độ đèn giao lộ........................................................................................................39
Hình 3. 17 Thành phần đèn Bi-xenon headlights với adaptive light..............................................40
Hình 3. 18 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển đèn..............................................................................41
Hình 3. 19 Bộ điều khiển hệ thống chiếu sáng thông minh............................................................41
Hình 3. 20 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển chiếu sáng thông minh................................................42
Hình 3. 21 Phiên bản LED headlights............................................................................................42
Hình 3. 22 Đèn side light................................................................................................................44
Hình 3. 23 Đèn xinhan....................................................................................................................44
Hình 3. 24 Đèn chiếu gần...............................................................................................................45
Hình 3. 25 Đèn chiếu xa.................................................................................................................45
Hình 3. 26 Đèn sử dụng ở cao tốc..................................................................................................46
Hình 3. 27 Đèn gốc động................................................................................................................46
Hình 3. 28 Đèn đa thời tiết.............................................................................................................47
Hình 3. 29 Đèn tránh gây chói mắt người và xe đối diện...............................................................47
Hình 3. 30 Đèn tự động bật tắt khi phát hiện tối............................................................................48
Hình 3. 31 Cấu tạo thành phần chóa đèn LED..............................................................................48
Hình 3. 32 Sơ đồ khối hệ thống điện điều khiển.............................................................................49
Hình 3. 33 Đèn báo.........................................................................................................................50
Hình 3. 34 Đèn hậu.........................................................................................................................51
Hình 3. 35 Đèn chế độ phanh của phiên bản ECE và SAE............................................................52
Hình 3. 36 Đèn chỉ báo của phiên bản ECE và SAE......................................................................52
Hình 3. 37 Đèn lùi của phiên bản ECE và SAE..............................................................................53
Hình 3. 38 Đèn hậu.........................................................................................................................53
Hình 3. 39 Đèn phanh.....................................................................................................................54
Hình 3. 40.......................................................................................................................................54
Hình 3. 41 Đèn khi bật chế độ đèn hậu, phanh và đèn sương mù..................................................55
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 1 Hệ thống cầu chì trên xe...................................................................................................29
Bảng 2 Các nút điều khiển chế độ sáng.........................................................................................30
Bảng 3 Tên phiên dịch các loại đèn...............................................................................................31
Bảng 4 Bảng thông số kĩ thuật đèn bi-xenon.................................................................................32
Bảng 5 Công suất đèn pha bi-xenon với tính nagw diều chỉnh góc lái.........................................35
Bảng 6 Thông số kĩ thuật hệ thống đèn LED.................................................................................43
Bảng 7 Thông số kĩ thuật đèn hậu.................................................................................................55
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


1.1 Lý do chọn đề tài
Nhu cầu sử dụng xe ô tô cả ngày lẫn đêm là điều khá quan trọng cho nên. Lịch sử
phát triển của công nghệ chiếu sáng gắn liền với sự ra đời và phát triển hơn 120 của
ngành công nghiệp ô tô. Với vai trò là tầm nhìn tăng khả năng quan sát cho người điều
khiển vào ban đêm, công nghệ chiếu sáng là phần khá quan trọng nên luôn được phát
triễn và nghiên cứu hàng ngày.
Với công nghệ ngày càng tiên tiến nên những năm gần đây hệ thống chiếu sáng trên
xe đã có nhiều bước phát triển nhảy vọt. Sự xuất hiện của bóng đèn tăng áp Xenon với
cường độ ánh sáng lớn và tầm chiếu xa các nhà sản xuất ô tô đã giải quyết được bài toán
về nguồn chiếu sáng . Nổi bật hơn để ngày càng giúp người lái tối ưu được khả năng điều
khiển xe vào ban đêm lần lượt các hệ thông minh ra đời như điều chỉnh góc lái trên
mazda, multibeam trên mécesdes, digital matrix LED trên audi với các công nghệ này tài
xế không còn phải lo sợ về những vùng tối đột ngột hay gây chói mắt cho những phương
tiện di chuyển hướng ngược lại.
Hệ thống chiếu sáng cho tới nay gần như là yếu tiên quyết trên một chiếc ô tô đối
với thế giới cũng như Việt Nam ta
Vì vậy, nhóm làm đề tài mạnh dạn chọn đề tài “Khai thác hệ thống chiếu sáng, tín
hiệu trên xe AUDI A7 Xây dựng mô hình hệ thống chiếu sáng ô tô‟‟sau khi xét tính khả
thi đề tài, với mục đích thiết kế mô hình phục vụ cho việc giảng dạy và thực tập cho sinh
viên khoa Cơ Khí ( chuyên ngành ô tô) trường đại học Giao Thông Vận Tải TP.HCM
1.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu :
Khái niệm chiếu sáng trên xe hiện nay rất rộng và vẫn còn tiếp tục được các nhà
nghiên cứu cải tiếng và phát triển. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài vì giới hạn về
thời gian , kinh phí và khả năng nên đề tài tập trung thiết kế hệ thống chiếu sáng cơ bản
trên các xe phổ thông ngày nay
Ngoài ra trên mô hình còn được thiết kế thêm các hệ thống tự động bật tắt đèn khi
trời sáng và tối và hệ thống tự chuyển pha – cốt, hệ thống này tự nhận biết có xe đi
ngược chiều và tự động chuyển chế độ đầu đèn về cốt.

1.3 Mục đích nghiên cứu


Từ nhiệm vụ chính của đề tài đặt ra là nghiên cứu thiết kế - chế tạo mô hình hệ
thống chiếu sáng đèn thông minh, nội dung nghiên cứu của đề tài được thực hiện với
mục đích sau :

1
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

- Thực hiện việc nghiên cứu tổng quan về hệ thống chiếu sáng – tín hiệu trên xe,
nghiên cứu từ thực tế của hệ thống chiếu sáng trên xe
- Tìm ra phương án thiết kế khả thi để chế tạo mô hình hệ thống chiếu sáng và lập
các bước thiết kế một cách khoa học
- Thực hiện việc thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống chiếu sáng theo phương án đã
chọn
- Với mục đích thiết kế mô hình phục vụ cho việc giảng dạy , nghiên cứu nên mô
hình ngoài việc phải thể hiện được tính thực tế của hệ thống chiếu sáng còn phải có tính
sư phạm và thẩm mỹ
- Biên soạn đề tài lý thuyết trình bày một cách có hệ thống, khoa học về cơ sở lý
thuyết, nguyên tắc điều khiển, cấu tạo, và hoạt động của mô hình hệ thống chiếu sáng.
Ngoài ra nội dung đề tài còn hệ thống lại quá trình phát triển của đèn xe, tổng quan về hệ
thống chiếu sáng – tín hiệu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu thiết kế chế tạo mô hinhg hệ thống chiếu sáng đáp ứng điều khiển đèn
chiếu sáng phục vụ công tác giảng dạy nên phương pháp nghiên cứu chính là phương
pháp thực nghiệm, kết hợp với nghiên cứu tài liệu và tham khảo các hệ thống chiếu sáng
đã được áp dụng trong thực tế, kết hợp với phương pháp thực nghiệm, chọn ra phương án
khả thi nhất để có thể hoàn thành sản phẩm đáp ứng được mục tiêu đề ra ban đầu và phù
hợp với nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ


2.1 Lịch sử phát triển của hệ thống chiếu sáng
Theo các số liệu thống kê ngày nay, mặc dù công nghệ chiếu sáng trên xe hơi đã
phát triển rất nhiều, và hầu hết các tuyến đường đều đã được trang bị đèn đường chiếu
sáng, tăng độ an toàn cho xe lưu thông vào ban đêm nhưng tỉ lệ số vụ tai nạn xe vào ban
đêm lên đến 40 % trong khi mật độ xe lưu thông vào ban đêm chỉ bằng 1/5 mật độ xe lưu
thông vào ban ngày, chính vì những đòi hỏi phải tăng tính an toàn cho người điều khiến
xe vào ban đêm mà công nghệ chiếu sáng trên xe đã rất được quan tâm và chú trọng
nghiên cứu, phát triển.

Ai cũng thấy được tâm quan trọng của đèn chiếu sáng trên xe hơi khi vận hành
trong bóng tối. Ra đời đồng thời với xe hơi, đèn pha đã trải qua 120 năm lich sử từ
những chiếc không lồ cổ lỗ tới Bi-Xenon hay LED ngày nay. Bắt đầu từ chiếc đèn thuở
sơ khai có cấu tạo khồng lồ đến những chiếc Bilux (hai bóng) hình parabol của thập
niên 1950-
1960, đèn pha đã cải thiện đến 85% hiệu quả chiếu sáng. Sau đó là sự xuất hiện của đèn
cốt (low-beam) chiếu sáng trong khoảng 100 m và đèn Bi-Xenon với khoảng cách quan
sát an toàn 180 m hiện nay. Lịch sử đèn pha bắt đầu cùng thời với xe hơi khi Gottlieb
Daimler và Karl Benz giới thiệu chiếc xe hơi đầu tiên nănm 1886. Qua từng giai đoạn,
do yêu cầu đòi hỏi khác nhau của thực tế khi lái xe vào ban đêm, trong thời tiết xấu, các
đèn pha liên tục được cải tiến và phát triến với nhiều loại khác nhau.

1.2. Đèn xe hơi trước thời kì sửa dụng đèn điện:

Chiếc xe hơi đầu tiên được ra đời vào năm 1886, cùng thời đó thì Thomas Edinson
cũng chỉ mới phát minh ra bóng đèn sơi đốt, tuy nhiên bóng đèn sợi đốt lúc đó không
được sử dụng để chiếu sáng trên xe hơi vì nguồn điện để thấp sáng bóng đèn là Accu thì
lại không đáp ứng được về dung lượng trong khi máy phát điện một chiều còn quá công
kênh và chưa được ứng dụng trên xe hơi. Vì vậy vào những năm cuối thế kỷ 19 người ta

3
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

muốn lái xe ra đường vào ban đêm thì phải mang theo những chiếc đèn lồng, đèn măng
sông, .. là những chiếc đèn được sử dụng để thắp sáng trong nhà. Tuy nhiên những chiếc
đèn này với ánh sáng leo lét không thể đáp ứng về chiếu sáng cho xe. Vì vây những nhà
sản xuất xe hơi và những nhà khoa học đã bắt tay nghiên cứu các loại đèn có khả năng
chiếu xa và vùng chiếu rộng để lặp đặt trên xe.

Ban đầu người ta đã nghĩ ra cách hướng chùm ánh sáng về phía trước mặt
đường bằng cách sử dụng các gương cầu mà ngày nay phát triển thành chóa đèn, tạo ra
những chùm ánh sáng song song, vì vậy cải thiện đáng kể khả năng chiếu xa.

Ngoài các loại đèn nến thông thường, tài xế còn sử dụng đèn xăng và acetylene đê
chiếu sáng con đường phía trước được xa hơn. Đèn pha sử dụng acetylene được biết đến
nhiều hơn so với các các đèn dùng khí carbua (đất đèn) bởi chúng ít tốn kém hơn. Với
đèn sử dụng khí carbua, người ta phải đốt 35 lit gas để thắp sáng đèn trong một giờ. Các
nhà sản xuất thường lắp một bình chứa khí gas bên ngoài xe để mọi người không phải
ngửi mùi khó chịu của carbua. Ngay từ những năm đầu tiên của lịch sử đèn pha, một vấn
đề luôn ám ảnh những nhà chế tạo xe hơi đến tận ngày nay, đó là khi họ cố gắng tạo loại
đèn pha có khả năng chiếu sáng càng xa càng tốt thì nó có thể gây lóa mắt cho tài xế đi
trên xe ngược chiều. Để tránh hiện tượng này, năm 1908 các nhà thiết kế đã đưa ra ý
tưởng hạ thấp ngọn lửa acetylene ra khỏi tiêu điểm ống kính mỗi khi gặp xe ngược chiều
bằng cách sử dụng sợi dây điều khiển. Mặc dù cách làm này được ứng dụng nhanh chóng
nhưng tương lai cho đèn pha acetylene không còn.Xe hơi ngày một nhanh hơn khiến đèn
gas trở nên lỗi thời.

4
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình2. 1 Đèn khí acetylene

1.3 Đèn sợi đốt được sử dụng và phổ biến trên xe hơi giai đoạn 1910-1960.
Với sự phát triển của bóng đèn sợi tóc và sự ra đời các loại máy phát điện gọn nhẹ
có thể lắp đặt trên xe hơi thì vào năm 1910 các loại bóng đèn sợi tóc đầu tiên được sử
dụng để chiếu sáng trên xe hơi. Năm 1913, công ty điện Bosch, Đức, đã có cách tiếp cận
hợp lý đối với vấn đề này và đưa ra sản phẩm "Bosch Light". Đây là hệ thống tích hợp
đèn pha, máy phát điện một chiều và bộ điều chỉnh để tránh gây phiền phức cho khách
hàng nêu mua các phân tử rời rạc. Tuy nhiên, vận xuất hiện những tranh cãi xung quanh
đèn pha sử dụng điện hiện đại và các đèn pha thế hệ cũ sử dụng gas. Một giải pháp mới
là kết hợp đèn pha chạy bằng nhiên liệu với đèn pha điện. Các loại đèn pha này cùng tồn
tại cho đến sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Năm 1920, điện chiếm ưu thế không
chỉ trong đèn pha mà còn trong cả công nghệ chế tạo xe hơi.

Đèn cốt (low - beam) ra đời cũng trong thời kỳ này: Lái xe trong đêm vẫn bị ảnh
hưởng bởi vấn đề rất cũ là gây chói mắt của những chiếc xe đi ngược chiều. Các kỹ sự
đã cô gắng rất nhiều nhằm giải quyết vấn đề này bằng cách sử dụng thiết bị chống lóa
mắt và tìm ra phương pháp lắp đặt đèn pha. Hai đèn chiếu riêng biệt với hai chùm ánh
sáng mang lại hiệu quả cao hơn (pha và cốt).

Bóng đèn bilux - giải pháp tất cả trong một: Năm 1924, chuyên gia về đèn Osram
đưa ra giải pháp kỹ thuật mới nhằm giảm chói mắt cho xe đi ngược chiều là dùng bóng
đèn có hai sợi đốt, kết hợp cả chùm pha và cốt trên cùng một gương phản xạ. Thay vì
phải dùng 2 nguồn sáng với hai chóa đèn riêng biệt cho 2 chế độ chiếu xa và chiếu gần.

Đèn cốt không đối xứng - sáng hơn phía bên phải: Năm 1957, đèn cốt không đối
xứng xuất hiện. Loại đèn này có cường độ sáng cao hơn phía bên tay phải, nơi hay có
người đi bộ và xe đạp mà lái xe thường rất khó phát hiện trong đêm. Và được chính
quyền Đức chính thức công nhận việc sử dụng đèn cốt không đối xứng trên xe ôtô.

5
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

1.4 Đèn Halogen ra đời và được sử dụng phổ biến trên xe hơi giai đoạn 1960-1990.

Chỉ một vài năm sau, ngành công nghiệp ôtô chứng kiến sự xâm nhập và chiếm ưu
thế của đèn sử dụng khí halogen (gồm các khí Flo, Clo). Một trong những ưu điểm lớn
nhất của công nghệ này là hiệu quả chiếu sáng và tuổi thọ làm việc cao. Trong khi đó,
đối với các đèn sợi đốt thông thường, kim loại bốc hơi từ các sợi đốt tâp trung trên bề
mặt kính làm xám đen. Khí Halogen có tác dụng làm hạn chế sự bốc hơi của kim loại từ
sợi đốt làm cho bóng đèn trở nên sáng. Ngoài ra nó cũng giúp đột nóng sợi đột một cách
mạnh mẽ và cho nguồn ánh sáng tốt hơn.

Hình2. 2 Đèn Halogen


Đèn pha chiếu ánh sáng từ các thấu kính: Công nghệ chiếu sáng tiếp tục được phát
triển xa hơn bằng giải pháp thay đổi hình dạng của đèn pha và gương phản xạ. Đầu
những năm 1960, các đèn pha hình chữ nhật bắt đầu xuất hiện trên đường phố. Năm
1983, đèn pha đánh dấu sự phát triển mang tính quyết định nhờ cách thức chiếu ánh sáng
lên trên mặt đường theo nguyên lý của các đèn slide. Sự khác nhau mang tính quyết định
năm ở gương phản xạ. Nó không phải là một gương parabol mà là gương ellipsoid với
ba trục chuyên động nên tạo ra nhiêu ánh sáng hơn.

6
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Đèn pha chiếu tạo ra một chùm sáng dạng nón với một điểm hội tụ xác định rất
gần với bề mặt phản xạ. Các thấu kính thông thường sẽ được thay thể bằng các thấu kính
hội tụ với một vùng chỉ vài cm2 tập trung chùm sáng.
Các nhà thiết kế xe hơi rất ngac nhiên với công nghệ đèn pha mới. Ngay lập tức họ
thiết kế các đèn pha cực kỳ gọn nhẹ và cực mỏng với các kính hội tụ đặt nghiêng. Các
đèn pha dùng phương pháp chiếu này mang đến nhiều ưu điểm như sự phân bố ánh sáng,
giảm một cách đáng kể sự lóa do sương mù, mưa và tuyết.

1.5 Đèn Xenon ra đời và được sử dụng phổ biến trên xe hơi ngày nay giai
đoạn 1990- Đến nay.

Năm 1991 đèn pha Xenon ra đời. Nguồn sáng của đèn này gồm khí Xenon và một
lượng nhỏ muối kim loại. Bằng cách sử dụng bộ tăng áp (Ballast) tạo ra những xung
ngăn với điện áp lên đên 28.000 Volt, các quầng plasma sẽ xuất hiện giữa các cực của
đèn. Đèn Xenon được sử dụng từ năm 1995 và bắt đầu thay thế các bóng đèn sợi đốt
thông thường. Ưu điểm lớn nhất của Xenon là chúng chỉ tiêu thụ 35 W nhưng lại có
cường độ ánh sáng gấp 2 lần so với những chiếc đèn halogen công suất 55W.

7
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình2. 3 Bộ đèn Xenon và bộ tăng áp

Đèn cos Halogen Đèn cos Xenon

Hình2. 4 So sánh cường độ giữa đèn Halogen và đèn Xenon

Đèn Bi Xenon ra đời:

Khi đèn Xenon ra đời người ta lại phải sử dụng bộ đèn chiều có 2 choá, một choá
cho đèn pha và một choá cho đèn côt, vì Xenon chỉ có một tim.

Vào năm 1998 bóng đèn Xenon 2 chế độ Pha - cốt xuất hiện, cũng tương tự như
bóng đèn 2 tim, đèn Xenon 2 chế độ pha cốt bố trí 2 bóng đèn Xenon sát nhau nhưng 2
tim đèn đặt được bô trí lệch nhau, nên ánh sáng phát ra từ các tim đèn này qua phản xạ
của gương cầu cho những luông sáng có góc chiếu khác nhau.

Một kiểu Xenon 2 chế độ Pha - Cốt khác là sử dụng một bóng đèn Xenon, nhưng
vị trí tim đèn của bóng đèn Xenon có thể thay đổi dịch chuyển được, dịch ra ở vi trí
ngay tiêu cự cho chế độ pha, và thụt vào ở vị trí sau tiêu cự cho chế độ cốt, vì vậy nó
được gọi thông dụng là đèn Xenon thụt thò.

8
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình2. 5 Vị trí tim đèn Xenon thay đổi ở các chế độ pha- cốt khác nhau

Sự ra đời của đèn Xenon, Bi Xenon đánh dấu một bước ngoặt mới của lịch sử
phát triển đèn xe, gắn với sự ra đời của đèn Xenon, thời kì này các nhà sản xuất đưa ra
nhiều phát minh để tăng tính tiện ích,an toàn và hiệu quả chiếu sáng của đèn xe.

Hình2. 6 Bộ đèn Xenon của xe Audi Avant

Công nghệ đền pha với tiêu điểm biến đổi:

9
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Một trong những điểm mới trong công nghệ xe hơi xuất hiện năm 1995 với cặp đèn
pha đôi. Đèn pha đôi được thiết kế riêng rẽ hai chức năng pha và cốt cho phép các
gương phản xạ có thể định dạng một cách tối ưu nhất theo từng nhiệm vụ cụ thể của
chúng.
Máy tính giúp các gương có thể định dạng với trường chiếu sáng lớn nhất và sự phân bố
ánh sáng tối ưu. Máy tính chia bề mặt của gương phản xạ thành hàng nghìn phần tử
gương nhỏ xíu, gương sẽ chuyển động xung quanh và định hình lại cho đến khi nào có
được một vị trí tối ưu nhất. Điều này tạo ra nguồn sáng tốt hơn và chiếu sáng xa hơn.

1.6 Đèn pha công nghệ Đi-ốt phát quang LED.

Trong những năm gần đây công nghệ đèn pha ô tô ra đời đèn pha sử dụng công
nghệ Đi-ốt phát quang LED.Tuổi thọ lên tới 100 nghìn giờ, có thể sử dụng với nguồn
điện có công suốt nhỏ, hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết, tiết kiệm điện năng là
ưu điểm của đèn LED.

Hình2. 7 Đèn pha công nghệ LED trên xe BMW

Đèn LED an toàn hơn khi sử dụng do có điện thế thấp (đèn LED chỉ 3 volt), hiệu
quả tiết kiệm năng lượng cao hơn theo tính toán cùng một thời gian sử dụng mức tiêu thụ
điện ít hơn gần 10 lần so với đèn thường. thân thiện hơn đối với môi trường trong quá

10
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

trình phát sáng lượng nhiệt tỏa ra rất thấp. Đèn LED (Light emitting diodes - đèn đi-ốt
phát quang) đang trở nên phổ biến dưới vai trò đèn pha hoặc đèn hậu.

Ưu điểm của nó là khối lượng nhẹ, tuổi thọ cao, cường độ sáng lớn và rất thời
trang. Ánh sáng của LED khá lạnh (mang ít nhiệt) nên những chiếc xe thiết kế dựa vào
LED thường mang dáng vẻ trừu tượng, viễn tưởng và huyền bí.
• Đèn pha thông minh sử dụng công nghệ công nghệ Đi-ốt phát quang: Hệ thống
chiếu sáng chủ động AFS (Adaptive Front Lighting System), có khả năng điều khiển
chùm sáng đèn pha theo góc lái, đã được biết tới với công nghệ đèn thông minh chiếu
sáng chủ động trên đèn pha Bi - Xenon tự xoay. Tuy nhiên, hầu hết cảc hệ thống AFS
hiện thời sử dụng một nguồn sáng nên khi vào cua, phần ngược với hướng rẽ không
được chiếu sáng và đó là một trong những nhược điểm quan trọng nhất.

Hệ thống AFS mới với công nghệ đèn Led nhờ sự nhỏ gọn của những bóng đèn
Led dễ dàng bố trí đã tích hợp hai nguồn sáng độc lập: Một bóng đèn halogen công suất
cao có chức năng sinh chùm sáng chính giống như trên các dòng xe thông dụng và đèn
này không thay đổi theo góc cua. Nguồn sáng thứ hai là hàng đèn Đi-ôt phát quang LED,
chịu trách nhiệm chiều sáng tức thời, nghĩa là chỉ bật khi xe chuẩnn bị vào cua. Dàn đèn
LED hoạt động theo nguyên lý của công nghệ AFS và hướng các chùm sáng đều nhau
tới bề mặt đường.

Hình2. 8 So sánh đèn pha sử dụng công nghệ AFS và đèn pha thôn thường.

1.7 Đèn pha công nghệ Laser:

11
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất hiện nay, đèn laser thường được trang bị
trên một số dòng xe hạng sang, cao cấp. Đèn laser có khả năng phát sáng mạnh gấp 1000
lần (sáng cực mạnh và cực xa) với đèn LED trong khi đó tiêu thụ năng lượng chỉ bằng
2/3, thậm chí 1/2 so với đèn LED. Cụm đèn Laser ô tô có thể sáng chiếu xa đến 600m
khoảng cách phía trước xe thay vì 300m như ở cụm đèn LED thông thường.

Hình2. 9 Công nghệ đèn laser trên dòng xe Audi


Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của đèn ô tô, công nghệ đèn xe đã có những
bước đi vượt bậc, từ những chiếc đèn khí Acetylen cho đến chiếc đèn LED, Laser hiện
đại tiết kiệm năng lượng. Ngày nay, hệ thống đèn chiếu sáng không chỉ đơn thuần thực
hiện nhiệm vụ của mình, nó còn thể hiện một phần đẳng cấp trong thiết kế và công nghệ
của ô tô. Chắc chắn trong nhiều năm nữa, hệ thống đèn xe ô tô sẽ không dừng lại ở
những chiếc đèn Laser với khả năng chiếu xa 600m như hiện nay.

2.2 Khái quát về hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên xe

12
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Phân loại các loại đèn sử dụng trên xe gồm có đèn chiếu sáng, thông báo, tín hiệu
-Hệ thống đèn chiếu sáng tín hiệu trên xe bao gồm xi nhan sử dụng cảnh
báo khi xe rẽ hoặc báo nguy hiểm, đèn kích thước để báo kích thước xe, đèn
phanh báo khi đạp phanh…
-Hệ thống đèn chiếu sáng : Bao gồm các đèn đầu gồm đèn chiếu gần và đèn
chiếu xa được sử dụng vào ban đêm giúp người lái tăng khả năng quan sát. Các
yêu cầu về chiếu sáng của đèn đầu như : Cường độ chiếu sáng, vùng chiếu sáng,
góc chiếu sáng, giới hạn chiếu sáng . Ngoài ra chế độ flash của đèn đầu được
dùng như đnè báo tín hiệu cho người lái xe ngược chiều. Bên cạnh đó còn có đèn
sương mù để chiếu sáng khi thời tiết có nhiều sương mù,…

Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu có các bộ phận sau đây :

1. Đèn đầu, đèn sương mù phía trước


2. Cụm đèn phía sau, đèn sương mù phía sau
3. Công tắc điều khiển đèn và độ sáng: Công tắc đèn xi nhan, công tắc
đnè sương mù phía trước và phía sau
4. Đèn xi nhan và đèn báo nguy
5. Công tắc đèn báo nguy hiểm
6. Bộ nhấp nháy đèn xi nhan
7. Cảm biến báo hư hỏng đèn
8. Relay tổ hợp
9. Cảm biến điều khiển đèn tự động
10. Công tắc điều khiển góc chiếu sáng đèn đầu
11. Bộ chấp hành điều khiển góc chiếu sáng đèn đầu
12. Đèn trong xe
13. Công tắc cửa
14. Đèn chiếu sáng khoá điện

13
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình2. 10 Vị trí của các bộ phận trong hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

2.3 Cấu tạo choá đèn :

Chức năng của gương phản chiếu là định hướng lại các tia sáng, tia sáng phát ra từ
bóng đèn sau khi phản xạ qua choá đèn sẽ tạo ra chùm tia sáng song song đưa tia sáng đi
rất xa từ đầu xe, nhờ vậy mà đèn chiếu sáng có thể chiếu xa lên tới 300m

Gương phản chiếu thường có hình dạng parabol, bề mặt được đánh bóng và tráng
gương. Để chùm tia phản xạ sau khi qua choá đèn là chùm tia song song thì dây tóc đèn
phải được đặt ở vị trí chính xác ngay tiêu điểm của choá đèn. Nếu tim đèn đặt ở các vị trí
ngoài tiêu điểm sẽ làm tia sáng đi lệch hướng, có thể làm loá mắt người điều khiển xe
ngược chiều.

14
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Trên các loại xe đời mới thường sử dụng loại choá đèn có hình chữ nhật, loại choá
này bố trí gương phản chiếu theo phương ngang, nó có tác dụng tăng vùng sáng theo
chiều rộng và giảm vùng sáng theo chiều ngang, nó có tác dụng tăng vùng sáng theo bề
rộng và giảm độ cao ánh sáng tránh gây choá măt người đi ngược chiều

Hình2. 11 Choá đèn hình chữ nhật

Cách bố trí tim đèn được chia làm 3 loại : loại tim đèn đặt trước tiêu cự, loại tim
đèn đặt ngay tiêu cự và tim đèn đặt sau tiêu cự

Hình2. 12 Cách bố trí tim đèn

Khác với cách bố trí dây tóc ở đèn pha, dây tóc ở đèn cốt gồm có dạng thẳng được
bố trí phía trước tiêu cự của choá đèn, hơi cao hơn trục quang học và song song với trục

15
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

quang học, bên dưới có miếng phản chiếu nhỏ ngăn không cho các chùm ánh sáng phản
chiếu làm loá mắt người đi xe ngược chiều . Dây tóc ánh sáng cốt có công suất nhỏ hơn
dây tóc ánh sáng pha khoảng 30-40%. Hiện nay miếng phản chiếu nhỏ bị cắt phần bên
trái một góc 15 độ, nên phía phải của đường được chiếu sáng rộng và xa hơn phái trái.

Đèn chiếu sáng hiện nay có 2 hệ là : Hệ châu Âu và hệ Mỹ.

- Hệ châu Âu:

Hình2. 13 Đèn hệ châu Âu


Hình dạng loại đèn thuộc hệ Châu Âu thường có hình tròn, hình chữ nhật
hoặc hình tứ giác. Các đèn này thường có in số „2‟ trên kính. Ưu điểm của đèn
kiểu Châu Âu là có thể thay đổi được loại bóng đèn và thay đổi cả các loại thấu
kính khác nhau phù hợp với đường viền ngoài của xe
Đối với hệ này thì hai dây tóc ánh sáng xa và gần có hình dạng giống nhau
và đều được bố trí ngay tại tiêu cự của choá đèn, nhưng dây tóc ánh sáng xa được
đặt tại tiêu điểm của choá đnè, dây tóc ánh sáng gần nằm lệch phía trên mặt

16
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

phẳng trục quang học để cường độ chùm tia sáng phản chiếu xuống dưới mạnh
hơn.

- Hệ Mỹ :

Hình2. 14 Đèn hệ Mỹ

Đèn kiểu Mỹ luôn luôn có dạng hình tròn, đèn được chế tạo theo kiểu bịt
kín vì vậy không thể thay thế được các loại thấu kính đèn, kể cả khi chúng cùng
một loại.
Hiện nay hệ Mỹ còn sử dụng hệ chiếu sáng gồm 4 đèn cùng bật một lúc khi
ở chế độ pha, hai đèn phía trong lắp bóng đèn một dây tóc với công suất 37,5W
ở vị trí trên tiêu cự của choá, hai đèn phía bên ngoài lắp bóng đèn hai dây tóc,
một dây tóc chiếu xa, một dây tóc chiếu gần, dây tóc chiếu sáng xa có công suất
35,7W nằm tại tiêu cự của choá, dây tóc chiếu sáng gần 50W lắp ngoài tiêu cự
của choá.Như vậy khi bật ánh sáng xa thì 4 đèn sáng với công suất 150W, khi
chiếu gần thì công suất là 100W

2.4 Sơ đồ và hoạt động của một số loại mạch điện hệ thống đèn trên xe :

17
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Mạch điện hệ thống đèn trên xe chia làm hai loại chính : Loại có sử dụng relay cho
các công tắc đèn đầu, công tắc chuyển pha- cốt, và loại không sử dụng relay
- Loại không sử dụng relay

Hình2. 15 Hệ thống đèn đầu không có relay điều khiển


+ Chế độ chiếu gần : (Low-Beam)

Khi công tắc điều khiển đèn nằm ở vị trí HEAD và công tắc độ sáng nằm ở
vị trí Low, có dòng điện đi từ +accu → chân LO của bóng đèn đầu → chân low của
công tắc chuyển pha-cốt → mass. Đèn cốt sáng.

+ Chế độ chiếu xa : (High- Beam)

Khi công tắc điều khiển đèn nằm ở vị trí HEAD và công tắc độ sáng nằm ở vị
trí HIGH , có dòng điện đi từ +accu → chân HI của bóng đèn đầu → Chân HIGH của

18
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

công tắc độ sáng → mass, đồng thời có dòng điện từ +accu → đèn báo pha trên táp-lô→
mass. Đèn pha và đèn báo pha sáng.

+ Chế độ Flash :
Khi công tắc điều khiển đèn nằm ở vị trí flash, có dòng điện đi từ +accu →
chân HI của bóng đèn đầu → chân flash của công tắc điều khiển đèn→mass, đồng thời
có dòng điện từ +accu → đèn báo pha trên táp-lô→ mass. Đèn pha và đèn báo pha sáng.

- Loại sử dụng relay

• Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại dương chờ :

Hình2. 16 sơ đồ mạch điện loại dương chờ


Hoạt động
Khi bật công tắc LSC (Light Control Switch) ở vị trí Tail: Dòng điện đi
từ : +accu → cuộn dây relay W1 → chân A2 → chân A11 → mass → đóng tiếp
điểm 2,3. Cho dòng + accu → cọc 2,3 → cầu chì tail → đèn tail → mass, đèn đờ
mi sáng.

19
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Khi bật công tắc LSC sang vị trí HEAD thì mạch đèn đờmi vẫn sáng,
đồng thời có dòng từ: + accu → W2 → A13 → A11 → mass, relay đóng 2
tiếp điểm 3 và 4
+ Nếu công tắc điều chỉnh đèn ở vị trí LOW sẽ có dòng qua tiếp điểm 3‟
và 4‟ → dây cốt của bóng đèn đầu, về chân A3 → A9 → mass. Đèn cốt sáng
+ Nếu công tắc điều chỉnh đèn ở vị trí HIGH, sẽ có dòng qua tiếp điểm
3‟ và 4‟ → dây pha của bóng đèn đầu, về chân A12 → A9 → mass, đèn pha
sáng. Lúc này đèn báo trên táp-lô sáng được là nhờ dây cốt của bóng đèn đầu lúc
này đóng vai trò như một dây dẫn đưa dòng điện đến đèn báo pha ( với công suất
rất nhỏ < 5W) và về mass.
+ Khi bật công tắc ở chế độ Flash : Sẽ có dòng qua cuộn dây W2 qua
chân A14 công tắc điều khiển đèn về mass, đóng tiếp điểm 4‟,3‟ cho dòng điện
từ dương accu qua tiếp điểm 4‟,3‟ qua dây HIGH bóng đèn đầu về chân A12 của
công tắc điều khiển đèn và về mass, lúc này đèn báo pha cũng sáng như chế độ
HIGH
Ta có thể dùng relay 5 chân để thay cho công tắc chuyển đổi pha cốt, nếu
vậy thì công tắc sẽ bền hơn vì lúc này dòng qua công tắc là rất bé phải qua cuộn
dây của relay.

• Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại âm chờ

20
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình2. 17 Sơ đồ mạch điện loại âm chờ

Tương tự hoạt động của loại sơ đồ mạch điện hệ thống đèn chiếu sáng loại
dương chờ có relay:
-Khi công tắc đèn đầu bật, sẽ có dòng qua cuộn dây relay W2 → chân A2
công tắc đèn đầu → mass, đóng tiếp điểm 3,4
-Khi công tắc chuyển đèn ở vị trí LOW, tiếp điểm 4,5 của relay pha- cốt
đóng, cho dòng điện đến đây Low của bóng đèn đầu → mass, đèn cốt sáng.
-Khi công tắc chuyển đèn ở vị trí HIGH, có dòng qua cuộn dây relay W3 →
chân A12 của công tắc điều khiển đèn → mass, đóng tiếp điểm 3,4 relay pha-cốt,
cho dòng qua tiếp điểm 3,4 → dây HIGH của bóng đèn đầu → mass, đèn pha
sáng, đồng thời có dòng qua đèn báo pha → mass, đèn báo trên táp-lô sáng.
-Ở chế độ Flash : Tiếp điểm 3,4 của relay đèn đầu đóng do có dòng →
cuộn dây relay W2 → chân A14 công tắc chuyển đèn về mass, tiếp điểm 3,4 của
relay pha-cốt đóng do có dòng → cuộn dây relay pha-cốt W3 → chân A12 của
relay điều khiển pha-cốt về mass,cho dòng điện đến đây HIGH của bóng đèn đầu
→ mass,đèn pha sáng, đồng thời đèn báo pha trên táp-lô cũng hoạt động như chế
độ bật đèn pha

21
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

• Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn hậu :


Giống như hệ thống đèn đầu, đèn hậu cũng có hai loại bao gồm hệ thống
đèn hậu có sử dụng relay và hệ thống đèn hậu không sử dụng relay :

Hình2. 18 Sơ đồ mạch điện hệ thống đèn hậu


-Loại không sử dụng relay
Khi công tắc điều khiển đèn nằm ở vị TAIL thì các đèn hậu bật sáng.

-Loại có sử dụng relay :


Khi công tắc điều khiển đèn nằm ở vị TAIL, có dòng điện đi qua cuộn dây
của relay đèn hậu, đóng tiếp điểm relay, cung cấp dòng điện đến các bóng đèn
tail. Đèn sáng

• Sơ đồ hệ thống đèn sương mù phía trước :


Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn đầu chính có thể tạo ra vùng
ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Nếu
sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này. Dòng cung cấp cho đèn
sương mù thường được lấy sau relay đèn kích thước.
- Nguyên lí hoạt động đèn sương mù phía trước :

22
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Đèn sương mù phía trước hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí
TAIL hoặc HEAD. Khi công tắc đèn sương mù phía trước được bật ON, sẽ có
dòng điện đi qua cuộn dây relay đèn sương mù phía trước, đóng tiếp điểm relay
đèn sương mù, có dòng điện qua bóng đèn sương mù phía trước, đèn sương mù
phía trước bật sáng.

Hình2. 19 Hoạt động của hệ thống đèn sướng mù trước

• Sơ đồ hệ thống đèn sương mù phía sau :


Đèn này dùng để báo hiệu các xe phía sau nhận biết trong điều kiện tầm
nhìn hạn chế. Dòng cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cốt. Một đèn báo
được gắn vào tableau để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt
động.
- Nguyên lí hoạt động của đèn sương mù phía sau :
Đèn sương mù phía sau cũng hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí
TAIL hoặc HEAD giống như đèn sương mù phía trước.

23
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình2. 20 Hoạt động của hệ thống sương mù sau

• Hệ thống đèn xinhan có công tắc hazard rời :

Hình2. 21 Mạch điện hệ thống đèn xi nhan có công tắc hazard rời
Mạch điện hệ thống đèn xinhan bao gồm bộ nháy Flasher, bộ công tắc
xinhan và công tắc báo nguy Hazard
Khi bật công tắc xinhan, lúc này công tắc Hazard phải ở bật Off, sẽ có dòng
điện từ công tắc máy đến bộ Flasher do chân B1 thông với chân F trong công tắc
Hazard, chân L của bộ nháy Flasher được đáu đến công tắc xinhan, tuỳ vào công
tắc xinhan lúc đó bật Off hay turn left, turn right mà sẽ có dòng điện đến cung cấp
cho các bóng đèn xinhan trái hoặc phải hay không.

24
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Khi công tắc xinhan bật On, sẽ có dòng điện từ Accu đến bộ Flasher do
chân F thông với chân B2, trong công tắc Hazard, mặt khác các chân
TB,TL,TR,R1 cũng thông với nhau đưa tín hiệu Hazard từ chân L đến các bogns
đèn xinhan,bóng đèn kích thước

• Hệ thống đèn xinhan có công tắc hazard tổ hợp :

Hình2. 22 Mạch điện hệ thống đèn xi nhan có công tắc hazard tổ hợp
Khi công tắc xi nhan bật off, dòng điện từ công tắc máy qua chân G1,G3
đến bộ Flasher phát tín hiệu Flash chờ ở đó
Khi công tắc xinhan bật On (Right hay Left) tín hiệu flash từ chân L bộ
Flasher đến chân G4 rồi qua chân G6 đến các bóng đèn xinhan bên phải( nếu bật
Right) hoặc qua chân G5 đến các bóng đèn xinhan bên trái (nếu bật left)

• Hệ thống đèn xi nhan điều khiển tích hợp


Ở mạch đèn xinhan điều khiển tích hợp không có bộ nháy Flasher mà thay
vào đó là một IC điều khiển, vừa phát ra tín hiệu Flash vừa lấy tín hiệu công tắc

25
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

xinhan và công tắc Hazard để điều khiển đóng mở các relay, bật tắt các bóng đèn
xinhan
Để tránh trường hợp người lái xe vì bát cẩn phát tín hiệu hướng báo rẽ
sai,do công tắc xinhan bật không đúng cũng như quên tắt công tắt xinhan, người
ta bố trí các đèn LED báo rẽ trái và phải trên táp-lô, các đèn LED báo rẽ này
được mắc song song với các bóng đèn xi nhan nhờ vậy các đèn LED này sẽ sáng
lên khi ta bật công tắc xinhan trái hay phải tương ứng. Ngoài ra một số xe có
trang bị thêm IC nhạc phát ra âm thanh khi bật công tắc xinhan

Hình2. 23 Mạch điện hệ thống đèn xinhan điều khiển bằng bộ tích hợp

Hoạt động của mạch điện hệ thống cảnh báo đèn xinhan được hoạt động
như sau :
Mạch điện gồm một IC điều khiển,2 transistor điều khiển và 2 relay đèn
xinhan
-Khi rẽ trái :
Khi công tắc đèn xinhan bật Turn Left, cực EL của IC xử lý tín hiệu báo rẽ
được tiếp đất, IC điều khiển sẽ phát tín hiệu dẫn transistor điều khiển relay rẽ
trái,đóng tiếp điểm relay,cấp dòng điện từ +B qua tiếp điểm relay trái qua các

26
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

bóng đèn xinhan trái và qua bóng đèn báo rẽ xinhan trái trên táp-lô, các bóng đèn
xinhan trái sáng, và đèn báo rẽ trái trên táp-lô cũng sẽ sáng.
-Khi rẽ phải:
Khi công tắc đèn xinhan bật Turn right, cực ER của IC xử lý tín hiệu báo rẽ
được tiếp đất, IC điều khiển sẽ phát tín hiệu dẫn transistor điều khiển relay rẽ
phải, đóng tiếp điểm relay, cấp dòng điện từ +B qua tiếp điểm relay phải qua các
bóng đèn xinhan phải và qua bóng đèn báo rẽ xinhan phải trên táp-lô, các bóng
đèn xinhan phải sáng, và đèn báo rẽ phải trên táp-lô cũng sẽ sáng
Nếu một bóng đèn xinhan bị cháy, thì IC điều khiển sẽ phát ra tần số nhấp
nháy nhiều lên thông báo cho người lái biết.
-Khi bật công tắc Hazard
Khi bật công tắc Hazard, cực EHW của IC điều khiển được tiếp mát.IC
điều khiển phát tín hiệu dẫn cả hai transistor điều khiển relay trái và phải. Dòng
điện từ +B qua các tiếp điểm relay đi tới cả hai cực LL và LR và tất cả các đèn
xinhan va đèn báo rẽ đều sáng.

27
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

CHƯƠNG 3 KHAI THÁC HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU TRÊN AUDI
A7
3.1 Tổng quan hệ thống điện trên xe audi A7

Hình 3. 1 Sơ đồ bố trí hộp điều khiển và cầu chì trên xe

STT Tên tiếng anh Dịch


1 Power steering control unit Bộ điều khiển trợ lực
lái

28
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

2 Fuse carier “SD” in onboard Cầu chì bảng điều


power supply area khiển

3 Fuse carrier “SA” in plemum


chamber, left (e-box)

4 Fuse holder “SB” on the dash Cầu chì bảng điều


panel, left khiển bên trái

5 Main fuse carrier at battery Cầu chì ở dương accu


positive terminal

6 Battery isolation igniter Bộ bảo vệ ngắt nguồn


dương khi xe
gặp tai nạn

7 Battery Ắc quy
8 Battery monitor control unit
9 Fuse carrier “SF” in luggage
compartment,right

10 Grounding point in spare Tiếp điểm âm nguồn


wheel well

11 Fuse holder “SC” on the Cầu chì bảng điều


dash panel, right khiển bên phải

12 Potential distributor in Phân bổ điện thế trên


plenum chamber
buồng tăng áp
13 Jump start terminal
14 Stater Hệ thống khởi động
15 Alternator Máy phát điện
16 Radiator fan control units
Bảng 1 Hệ thống cầu chì trên xe

3.2 Hệ thống thống chiếu sáng trên xe

29
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

3.2.1 Công tắc điều khiển đèn

Hình 3. 2 Công tắc điều khiển đèn xe Audi A7 Chức năng

0 Tắt đèn

AUTO Tắt đèn mở đèn kích thước ngày


và đêm dựa vào cảm biến ánh sáng

Bật Đèn kích thước xe

Bật đèn chiếu gần

Bật đèn thời tiết xấu

Bật chế độ hỗ trợ tầm nhìn ban


đêm

Bật đèn sương mù

Bảng 2 Các nút điều khiển chế độ sáng

3.2.2 Hệ thống đèn đầu


Về cơ bản thì trên xe Audi a7 được trang bị 2 phiên bản đèn khác nhau là:

30
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

-Bi-xenon headlight
-LED headlight
Bi-xenon có 3 phiên bản

-Version A = bi-xenon
-Version B = bi-xenon with adaptive light (AFS)
-Version C = bi-xenon with adaptive light (AFS) và intelligent light system
Một phiên bản mã hóa khác cũng tồn tại do chức năng này không được phép ở một
số quốc gia. Version B được cài đặt trên các mẫu xe dành cho các quốc gia này, nhưng
bộ truyền điều chỉnh phạm vi đèn pha thông minh chỉ được sử dụng ở đây để chuyển đổi
giữa các cụm sáng gần và các cụm sáng chiếu xa

Tất cả các đèn pha bi-xenon đều sử dụng nguồn sáng riêng. tuy nhiên, chức năng
đèn, cơ chế kích hoạt và cấu hình điều chỉnh phạm vi đèn pha khác nhau.

• Đèn trước Bi-xenon (Bi-xenon headlights)

Hình 3. 3 Hệ thống đèn Bi-xenon

1 Đèn báo rẽ
2 Đèn cốt-pha
3 Đèn kích thước xe
4 Đèn đa thời tiết
Bảng 3 Tên phiên dịch các loại đèn

31
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Light Illuminants Power


function used output

Side light 14 LEDs, Not


dimmed specified

Daytime 14 LEDs Not


running light specified

Indicator Bulb 24W


light (PY24W)
Dipped Gas 35W
beam discharge lamp
(D3s)
Main beam
All-weather Bulb (H8) 35W
light

Bảng 4 Bảng thông số kĩ thuật đèn bi-xenon

-Đèn chiếu gần

Hình 3. 4 Vùng sáng đèn chiếu gần

Đèn đốt khí và thấu kính tạo ra chùm tia nhúm không đối xứng

-Đèn chiếu xa

32
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 3. 5 Vùng sáng đèn chiếu xa

Đèn phóng điện bằng khí và thấu kính bao phủ phạm vi không đối xứng tạo ra
chùm sáng chính đối xứng. Chức năng này có thể được kích hoạt bằng công tắc
điều khiển đèn pha hoặc bằng hệ thống hỗ trợ đèn pha

-Đèn thời tiết xấu

Hình 3. 6 Vùng sáng đèn thời tiết xấu

Ánh sáng ở cự ly gần có hiệu ứng tự chói thấp nhờ kích hoạt bóng đèn H8 ở cả
hai bên ngoài chùm tia chiếu gần

Ngoài các bộ phận có thể thay thế của đèn như nắp, vấu sửa chữa, vít và lỗ thông
hơi, các bộ phận cụ thể sau đây của đèn bi-xenon cũng có thể thay thế được

33
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 3. 7 Từng bộ phận của đèn bi-xenon

Để thay thế control servomotor, Vỏ đèn phải được cắt mở và sau đó bịt kín lại
bằng nắp bằng keo

Nguyên lý hoạt động

Các đèn riêng lẻ và bộ điều khiển đèn chạy ban ngày cũng như đèn bên trong
đèn bi-xenon được kích hoạt riêng biệt bằng bộ điều khiển nguồn điện trên xe J519.
Hệ thống điều khiển phạm vi đèn pha được kích hoạt riêng biệt bởi bộ điều khiển
J431

Hình 3. 8 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển đèn đầu

34
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

• Đèn pha bi-xenon với tính năng điều chỉnh góc chiếu ánh sáng
(Bixenon headlights with adaptive light)

Bảng 5 Công suất đèn pha bi-xenon với tính nagw diều chỉnh góc lái

Trên Audi A7 Sportback với đèn bi-xenon, hai tấm kim loại được bố trí phía trước
đèn xả khí. Những tấm kim loại này che một phần chùm ánh sáng của nguồn sáng.
Chúng được gắn xoay ở một bên và có thể được di chuyển riêng lẻ theo hướng thẳng
đứng phía trước nguồn sáng bằng servomotor

35
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 3. 9 Bi-xenon headlights with adaptive light-light functions

Do đó, các chức năng ánh sáng khác nhau có thể được thực hiện. Ngoài ra,
môđun chiếu hoàn chỉnh - bao gồm gương phản xạ, thấu kính, đèn phóng khí và các
cấu hình tấm kim loại - có thể xoay sang một bên bằng động cơ (không hiển thị) để
tạo ra đèn chiếu góc động

-Đèn pha đường quốc lộ (Country road light)

Hình 3. 10 Chế độ đèn pha đường quốc lộ

Đèn phóng khí tạo ra chùm tia nhúng không đối xứng. Đèn đường nông
thôn hoạt động ở tốc độ lên tới 50 km/h. Nếu xe vượt quá tốc độ 110 km/h trong

36
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

thời gian dài, đèn đường nông thôn sẽ chuyển sang đèn đường cao tốc. Đèn
đường cao tốc sẽ được kích hoạt ngay lập tức nếu xe vượt quá tốc độ 130 km/h.
Trên các mẫu xe được trang bị hệ thống định vị, đèn đường nông thôn luôn
hoạt động nếu hệ thống không nhận biết được khu vực đông dân cư hoặc việc lái
xe trên đường cao tốc. Cũng có thể xoay động nhờ chức năng đèn đường nông
thôn
-Đèn pha ở cao tốc (Motorway light)

Hình 3. 11 Chế độ đèn trên cao tốc

Đèn phóng khí tạo ra chùm tia nhúng không đối xứng. Mép trái của đường
được chiếu sáng thêm. Đèn đường cao tốc sẽ được kích hoạt nếu xe vượt quá tốc độ
110 km/h trong thời gian dài hoặc ngay lập tức nếu xe vượt quá tốc độ 130 km/h.
Trên các mẫu xe được trang bị hệ thống định vị, đèn đường cao tốc được kích
hoạt khi xe chạy nhanh hơn 80 km/h và hệ thống định vị

-Đèn chiếu xa (main beam)

Hình 3. 12 Chế độ đèn chiếu xa

37
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Bóng đèn xả khí tạo ra ánh sáng xa đối xứng. Đèn chiếu xa có thể kích hoạt
bằng cần gạt đèn chiếu xa.

-Đèn chiếu gần (Town light)

Hình 3. 13 Chế độ đèn chiếu gần

Ánh sáng gần đối xứng được tạo ra bởi bóng đèn xả khí, và các mô-đun chiếu sáng
được quay một chút ra ngoài hoặc xuống dưới. Đèn đô thị được kích hoạt ở tốc độ từ 5
km/h đến 50 km/h và từ 0 km/h đến 60 km/h trên các dòng xe trang bị hệ thống định vị
nếu hệ thống định vị nhận biết khu vực đô thị. Chức năng xoay động không thể thực hiện
với chức năng "Đèn đô thị".

-đèn thời tiết xấu (All-weather light)

Hình 3. 14 Chế độ đèn thời tiết xấu

38
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Đèn khí hậu đa dạng là một ánh sáng gần không đối xứng được tạo ra bởi bóng đèn
xả khí có hiệu ứng tự chói thấp. Mô-đun chiếu sáng bên trái được quay một chút ra ngoài
và tầm chiếu sáng bị giảm bằng cách hạ thấp độ cao của ánh sáng.

-đèn góc rộng (Dynamic cornering light)

Hình 3. 15 Chế độ đèn góc rộng

Đèn góc động được tạo ra bằng cách kích hoạt bóng đèn H8 ở một bên của phương
tiện ở tốc độ dưới 70 km/h, khi lái xe với góc lái lớn hoặc khi bật cơ cấu chỉ báo và xe
đang di chuyển dưới 40 km/h. Nó được kích hoạt bổ sung vào đèn đường quê (xem biểu đồ
bên phải) và đèn đô thị.
-đèn giao lộ (Intersection light )

Hình 3. 16 Chế độ đèn giao lộ

Chức năng ánh sáng "Ánh sáng giao lộ" cũng khả dụng cho các mẫu xe trang bị hệ
thống định vị. Ánh sáng giao lộ được tạo ra bằng cách bật cùng lúc cả hai đèn góc tĩnh.
Nó giúp người lái phát hiện nguy cơ từ bên khi đến giao lộ và được kích hoạt trước khi
đến giao lộ.

39
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Ánh sáng giao lộ luôn được bật cùng với ánh sáng khác. Nó sẽ được kích hoạt cùng
với ánh sáng thành phố khi lái xe trong khu vực đô thị (xem biểu đồ bên phải) và cùng
với ánh sáng đường quê khi lái xe trên đường quê với tốc độ lên đến 60 km/h.

Hình 3. 17 Thành phần đèn Bi-xenon headlights với adaptive light

Nguyên lý hoạt động

Bộ điều khiển nguồn cấp điện trên xe J519 kích hoạt đơn vị điều khiển đèn chạy
ban ngày và đèn chiếu sáng bên, bóng đèn 24 watt và bộ kích điện cho bóng đèn xả khí
qua các dây riêng biệt.

Đơn vị điều khiển đèn góc và dải ánh sáng đèn pha J745 kích hoạt mô-đun đầu ra
nguồn cho đèn pha qua một bus CAN riêng. Mô-đun này kích hoạt động cơ điều chỉnh
hồi thép tấm, động cơ điều khiển dải ánh sáng đèn pha, động cơ điều khiển đèn góc và
bóng H8 qua các dây riêng biệt.

Sơ đồ kích hoạt cơ chế Cải tiến để lái xe trên mặt đường đối diện

40
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Đèn pha có thể được điều chỉnh để lái xe trên mặt đường đối diện thông qua MMI.
Trong menu "CAR", chế độ "Đèn để lái xe bên trái" hoặc "Đèn để lái xe bên phải" có thể
được chọn dưới tùy chọn "Ánh sáng ngoại thất".

Đèn pha Bi-xenon với ánh sáng thích ứng có chức năng "Ánh sáng thành phố".

Hình 3. 18 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển đèn

• Đèn pha bi-xenon với tính năng điều chỉnh góc chiếu ánh sáng và hệ
thống điều khiển đèn thông minh (Bi-xenon headlights with adaptive light and
“intelligent light system”)
Thiết kế và các bộ phận thành phần của đèn pha Bi-xenon với ánh sáng
thích ứng và "hệ thống ánh sáng thông minh" hoàn toàn tương tự như đèn pha
Bixenon với ánh sáng thích ứng.

Hình 3. 19 Bộ điều khiển hệ thống chiếu sáng thông minh

41
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Chức năng "hệ thống ánh sáng thông minh" cũng yêu cầu đơn vị điều khiển camera
J852 để giám sát tình huống giao thông thực tế, ví dụ như các phương tiện ngược chiều,
các phương tiện phía trước và khu vực đô thị.
Điều này cho phép đèn pha chuyển động động giữa ánh sáng hạ thấp và ánh sáng
chính thông qua việc điều chỉnh liên tục các hồi thép tấm tùy thuộc hoàn toàn vào tốc độ
di chuyển của phương tiện.

Hình 3. 20 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển chiếu sáng thông minh

• Đèn trước LED (LED headlights functions)

Hình 3. 21 Phiên bản LED headlights

42
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Light functions Illuminants used


Side light 18 LEDs (white,dimmed)
Daytime running light 18 LEDs (white)
Indiacator light 11 LEDs (yellow)
Dipped beam 16 LEDs (2x2-chip,2x
2chip,2x 4-chip)

Main beam 20 LEDs (1x 4-chip,in


additon to dipped beam)

Motorway light 16 LEDs (2x2-chip,2x


2chip,2x 4-chip)

Dynamic cornering light 20 LEDs (1x 4-chip,in


additon to dipped beam)

All-weather light 20 LEDs (1x 4-chip,in


additon to dipped beam)

Tourist light (for driving on 8 LEDs (2x 2-chip,2x 2chip)


opposite side of road)

Coming home/ leaving 8 LEDs (2x 2-chip,2x 2chip)


home

Bảng 6 Thông số kĩ thuật hệ thống đèn LED

Chức năng các loại đèn

-Đèn chạy ban ngày (Daytime running light / side light)


Đèn chạy ban ngày và đèn phụ được tạo ra bởi 18 bóng đèn LED màu trắng.
Chúng được kích hoạt bằng tín hiệu độ rộng xung (PWM). Các LED được làm
mờ cho chức năng đèn phụ.

43
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 3. 22 Đèn side light

-Đèn chỉ báo (Indicator light)


Đèn chỉ báo được tạo ra bởi mười một bóng đèn LED màu vàng. Trong
phiên bản ECE, các LED của đèn chạy ban ngày được làm mờ xuống mức đèn
phụ trong chu kỳ báo hiệu. Trong phiên bản SAE, các LED của đèn chạy ban
ngày bị vô hiệu hóa trong chu kỳ báo hiệu do các yêu cầu hợp pháp khác nhau.

Hình 3. 23 Đèn xinhan

-Đèn chiếu gần (Dipped beam)

44
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Ánh sáng hạ thấp bao gồm ba mô-đun đơn. Hai mô-đun trong cùng được
trang bị hai chip LED 2. Hai chip LED 4 được lắp đặt trong mô-đun ngoài. Các
LED của đèn chạy ban ngày được làm mờ xuống mức đèn phụ.

Hình 3. 24 Đèn chiếu gần

-Đèn chiếu xa (Main beam)


Với chức năng đèn chính, một chip LED 4 được kích hoạt bổ sung cho các
LED đèn hạ thấp, và một gương phản xạ phía dưới mô-đun LED ngoại được kích
hoạt bằng cách chuyển qua lớp ngăn. Đèn chính có thể được kích hoạt bằng cần
gạt đèn chính hoặc bằng chức năng hỗ trợ đèn chính.

Hình 3. 25 Đèn chiếu xa

-Đèn cao tốc (Motorway light)

45
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Đèn cao tốc được tạo ra bởi các LED đèn hạ thấp. Đồng thời, hai mô-đun
LED trong cùng được nâng lên bởi động cơ điều khiển dải ánh sáng đèn pha và
do đó, phạm vi ánh sáng đèn pha được tăng một chút trong khu vực này. Đèn cao
tốc được kích hoạt nếu phương tiện vượt quá 110 km/h trong khoảng thời gian
kéo dài hoặc ngay lập tức nếu phương tiện vượt quá 140 km/h.

Hình 3. 26 Đèn sử dụng ở cao tốc

-Đèn góc rộng (Dynamic cornering light)


Trong trường hợp đèn góc động, một chip LED 4 ở phía trong của đèn pha
được kích hoạt bổ sung cho chức năng đèn hạ thấp. Những LED này có một
gương phản xạ chiếu sáng khu vực bên cạnh xe khi quẹo góc. Điều kiện để thực
hiện điều này là hoặc đèn báo hướng được kích hoạt và phương tiện di chuyển
với tốc độ dưới 40 km/h hoặc khóa lái nặng được áp dụng ở tốc độ dưới 70

km/h.

Hình 3. 27 Đèn gốc động

-Đèn đa thời tiết (All-weather lights)

46
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Chức năng đèn đa thời tiết được tạo ra bởi các LED giống như đèn góc
động. Tuy nhiên, trong trường hợp đèn đa thời tiết, chip LED 4 ở phía trong của
đèn pha và hai chip LED 4 trong mô-đun LED ngoại được làm mờ xuống mức
sáng 50%. Ngoài ra, hai mô-đun LED trong cùng được nâng lên một chút bởi
động cơ điều khiển dải ánh sáng đèn pha. Đèn đa thời tiết có thể được kích hoạt
bằng nút trên bảng điều khiển của công tắc ánh sáng.

Hình 3. 28 Đèn đa thời tiết

-Đèn tránh gây chói mắt người và xe đối diện (Tourist light)
Đèn này được thiết kế để tránh làm chói phương tiện ngược chiều khi lái xe
ở các nước sử dụng phía bên kia đường. Chức năng đèn chạy ban ngày được sử
dụng cho mục đích này và mô-đun LED ngoại được tắt. Đèn du lịch có thể được
kích hoạt thông qua cài đặt tương ứng trên MMI.

Hình 3. 29 Đèn tránh gây chói mắt người và xe đối diện

47
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

-Đèn tự động bật tắt khi mở máy (Coming home/leaving home)


Cả hai mô-đun LED trong cùng được sử dụng cho các chức năng trở về nhà
/ rời nhà. Những chức năng này được kích hoạt khi rời xe bằng cách mở cửa lái
hoặc khi khóa cửa trung tâm được mở bằng phím điều khiển từ xa. Điều kiện để
thực hiện điều này là công tắc đèn ở vị trí "AUTO", cảm biến mưa và ánh sáng
phát hiện "tối" và cả hai chức năng được kích hoạt trong MMI (đèn "bật" khi ra
ngoài / đèn "bật" khi mở khóa).

Hình 3. 30 Đèn tự động bật tắt khi phát hiện tối

Hình 3. 31 Cấu tạo thành phần chóa đèn LED

48
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Module đầu ra nguồn cho đèn pha chính và đèn góc đèn được kích hoạt
thông qua các dây riêng lẻ bởi đơn vị điều khiển nguồn cấp điện trên xe J519
Module đầu ra nguồn cho đèn pha chính và đèn góc đèn cũng như module
đầu ra nguồn cho đèn góc động đều là các thiết bị LIN slaves của đơn vị điều
khiển nguồn cấp điện trên xe.
Những thiết bị LIN slaves này giám sát cả hai quạt thông gió trong đèn pha
LED thông qua các dây riêng lẻ. Các quạt được kích hoạt khi "terminal 15 on"
và hoạt động liên tục cho đến khi terminal 15 bị tắt.
Trong trường hợp của Audi A7 Sportback, chức năng ánh sáng này không
được tích hợp trong đèn hậu hoặc đèn pha, mà được thực hiện bằng các đèn riêng
biệt tích hợp trong bumper của xe. Những đèn này được kẹp vào nắp bumper và
được trang bị bóng đèn 5 watt (W5W).

Hình 3. 32 Sơ đồ khối hệ thống điện điều khiển

49
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

4.2.3 Hệ thống đèn sau

Đèn hậu của Audi A7 Sportback bao gồm hai phần cho mỗi bên của xe: một
môđun đèn trong bức tường bên và một mô-đun khác trong nắp cốp. Tất cả các chức
năng đều sử dụng công nghệ LED, ngoại trừ chức năng đèn lùi sử dụng bóng đèn 16
watt (longlife).

Có hai phiên bản khác nhau của đèn hậu - phiên bản ECE và phiên bản SAE. Đèn
SAE chỉ sử dụng đèn LED màu đỏ và cơ chế kích hoạt khác nhau tùy theo các quy
định pháp luật áp dụng cho đèn ECE.

Hình 3. 33 Đèn báo

Bên ngoài, các đèn là giống nhau. Chức năng đèn lùi được kích hoạt bởi đơn vị
điều khiển trung tâm hệ thống tiện ích J393.

LED hoặc các bộ phận điện tử của đèn hậu không thể thay thế.

Đèn chức năng của đèn hậu trong thiết kế ngày (Day design)

50
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 3. 34 Đèn hậu

3.2.3 Đèn đuôi


Đèn sau khi hoạt động vào ban ngày :

-Đèn phanh (Brake light)


Ánh sáng đèn phanh trong phiên bản ECE được tạo ra bởi tổng cộng 19 đèn
LED màu đỏ, trong đó có 12 đèn được đặt trong mô-đun đèn tường bên và 7 đèn
ở mô-đun đèn nắp cốp.
Trong phiên bản SAE của đèn phanh, 21 đèn LED màu đỏ bổ sung
được kích hoạt ở phần trên của đèn hậu.

51
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 3. 35 Đèn chế độ phanh của phiên bản ECE và SAE

-Đèn báo rẽ (Indicator light)


Đèn chỉ báo trong phiên bản ECE được tạo ra bởi 21 đèn LED màu vàng
Tất cả 40 đèn LED của đèn phanh được sử dụng cho đèn chỉ báo ở phần trên
của đèn hậu, 10 đèn LED ở mô-đun đèn tường bên và 11 đèn LED ở mô-đun đèn
nắp cốp trong phiên bản SAE. Ở cả hai phiên bản, các đèn LED tương ứng sẽ
nhấp nháy với tần số khoảng 1.5 Hz.

Hình 3. 36 Đèn chỉ báo của phiên bản ECE và SAE

-Đèn lùi (reversing light)


Chức năng đèn lùi được thực hiện bởi bóng đèn 16 watt. Chức năng đèn lùi
được thực hiện bởi bóng đèn 16 watt (HP16W, longlife) chỉ trong mô-đun đèn
tường bên.

52
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 3. 37 Đèn lùi của phiên bản ECE và SAE

Đèn sau khi hoạt động vào ban đêm :

Phiên bản ECE:

Ánh sáng đèn hậu

Với chức năng ánh sáng này, 18 đèn LED màu đỏ trong mô-đun đèn tường bên và 9
đèn LED trong mô-đun đèn nắp cốp sẽ được bật sáng.

Hình 3. 38 Đèn hậu

-Đèn hậu và đèn phanh (taillight and brake light)


Nếu phanh được áp dụng trong khi đèn hậu đang bật sáng, 19 đèn LED
màu đỏ của chức năng đèn phanh sẽ được kích hoạt thêm. Trong phiên bản SAE,
ngoài đèn hậu, còn có thêm 40 đèn LED được bật sáng.

53
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 3. 39 Đèn phanh

-Đèn hậu và đèn báo rẽ (tail light and indicator light)


Trong tình huống này, 27 đèn LED màu đỏ được kích hoạt cho đèn hậu và
21 đèn LED màu vàng.

Trong phiên bản SAE, 27 đèn LED màu đỏ cho đèn hậu được bật sáng và 21
đèn LED màu vàng cho đèn chỉ báo. Ngoài ra, còn có thêm 40 đèn LED màu đỏ
nhấp nháy.

Hình 3. 40

-Đèn hậu, phanh và đèn sương mù (Tail light, Brake light and rear fog light)
Trong tình huống này, các đèn LED sau được bật sáng: 27 đèn LED màu đỏ
của đèn hậu, một đèn LED màu đỏ ở đèn nắp cốp cho đèn sương mù phía sau và
12 đèn LED màu đỏ cho đèn phanh ở mô-đun đèn tường bên. Trong trường hợp

54
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

này, các đèn LED của đèn phanh ở đèn nắp cốp không được kích hoạt, để
tuân thủ khoảng cách tối thiểu theo quy định giữa đèn phanh và đèn sương mù
phía sau.
Sự khác biệt giữa phiên bản này và phiên bản ECE được hiển thị ở bên trái
là 10 đèn LED ở phần trên của mô-đun đèn tường bên được bật sáng ở đây.
Trong đèn nắp cốp phía trên đèn sương mù phía sau, chỉ có 6 trong số 11 đèn
LED được kích hoạt.

Hình 3. 41 Đèn khi bật chế độ đèn hậu, phanh và đèn sương mù

Light function ECE version SAE version


Brake light 19x LED 40x LED
Indicator light 21x LED 40x LED
Tail light 27x LED 27x LED
Rear fog light 28x LED 34x LED
High-level 48x LED 48x LED
brake light

Reversing 1xHP16W,16W 1xHP16W,16W


light
Sider marker - 1xW5W,5W
light (SAE only)

Bảng 7 Thông số kĩ thuật đèn hậu

55
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Các chức năng đèn không được hiển thị:

Đèn phanh bổ sung ở mức cao

Bất kể phiên bản đèn hậu, tất cả các chiếc Audi A7 Sportback đều có đèn phanh
bổ sung ở mức cao ở phía trên cạnh viền của kính cửa sổ sau.

Tín hiệu phanh khẩn cấp

Trong tình huống phanh khẩn cấp, đèn phanh ban đầu sẽ nhấp nháy với tần số 3
Hertz cho đến khi xe dừng lại, sau đó đèn cảnh báo sẽ được kích hoạt.

Nguyên nhân kích hoạt tín hiệu phanh khẩn cấp không nhất thiết phải là tác
động của người lái lên bàn đạp phanh; việc bật thắng đậu hoặc lệnh tương ứng từ hệ
thống điều khiển hành trình cũng có thể là lý do.

Tuy nhiên, cũng phải đáp ứng các yêu cầu khác tại thời điểm kích hoạt, ví dụ
như tốc độ trên 60 km/h, áp suất phanh hoặc giá trị giảm tốc đã được định sẵn trước
(tùy thuộc vào hệ số ma sát giữa đường và lốp xe), can thiệp của hệ thống chống bó
cứng phanh ABS tại ít nhất hai bánh xe, trong đó ít nhất một bánh phải là bánh trước.

Nếu những tiêu chí này đã được đáp ứng, bộ điều khiển ABS J104 sẽ gửi một
tín hiệu phanh khẩn cấp qua dòng dữ liệu. Bộ điều khiển trung tâm hệ thống tiện nghi
J393 nhận tín hiệu này và sau đó kích hoạt đèn hậu tương ứng. Tại thời điểm hiện tại,
chức năng này không thể được kiểm tra bằng thiết bị làm việc trong nhà máy.

56
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

CHƢƠNG 4 SỬA CHỮA VÀ BẢO DƢỠNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN


XE AUDI A7
4.1. Các dụng cụ cơ bản dùng để bảo dƣỡng,sửa chữa hệ thống chiếu sáng
4.1.1. Đồng hồ vạn năng

Hình 4. 1Đồng hồ vạn năng

4.1.1.1. Công dụng


- Đo điện trở

- Đo hiệu điệu thế

- Đo cường độ dòng điện

- Kiểm tra thông mạch, đứt dây

- Lưu giữ kết quả đo (đối với đồng hồ điện tử hiện đại)

- Đo nhiệt độ dây (đối với đồng hồ điện tử hiện đại)

4.1.1.2. Cách sử dụng


Thông thường, trên đồng hồ vạn năng bạn sẽ thấy xuất hiện 3 cổng với 3
giắccắm. Đôi khi, chúng sẽ được gắn nhãn với các biểu tượng, tuy nhiên, trong
trường hợp không rõ ràng, có thể tham khảo các hướng dẫn sau: Đầu dò màu đen

57
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

luôn đi với cổng có ký hiệu COM (đầu kia của đầu dò đenluôn luôn kết nối với cực
âm)
-Khi đo điện áp hoặc điện trở, đầu dò màu đen đi vào cổng với nhãn dòng
điện nhỏ nhất (thường là mA)

- Thông thường, khi đo dòng điện, cổng cho các mạch dòng thấp có
cầu chì được định mức tới 200mA trong khi cổng dòng cao được định mức là
10A

Hình 4. 2 Jack cắm que đo

- Cách đo dòng điện bằng đồng hồ đo điện tử:


- Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và
thang A- để đo dòng điện một chiều
- Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A
nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA nếu đo dòng có cường độ
nhỏ cỡ mA
- Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào
đầu (+)

58
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

- Bước 4: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA


- Bước 5: Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm
- Bước 6: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+)
và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí
nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
- Bước 7: Bật điện cho mạch thí nghiệm
- Bước 8: Đọc kết quả trên màn hình

Hình 4. 3 Đồng hồ vạn năng điện tử

- Đồng hồ vạn năng điện tử đo điện trở:


- Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điện trở Ω
- Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω
- Bước 3: Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào
đầu (+)
- Bước 4: Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (đo song song). Chọn
thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½
thang đo
- Bước 5: Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác
- Bước 6: Đọc kết quả trên màn hiển thị

59
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 4. 4 Các thông số trên đồng hồ

- Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo thông mạch:


- Bước 1: Để đồng hồ ở thang đo điốt/thông mạch
- Bước 2: Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào V/Ω
- Bước 3: Chạm hai đầu que đo vào đoạn mạch cần kiểm tra, nếu
đồng hồ có tiếng kêu “bip” tức đoạn mạch đó thông và ngược lại

Hình 4. 5 Đo thông mạch

4.1.2. Bút đo điện


4.1.3. Máy đọc lỗi
Không chỉ dùng để đọc lỗi về hệ thống đèn tín hiệu chiếu sáng, thiết bị này gần
như có thể chẩn đoán tất cả các dạng hư hỏng trên xe.

60
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 4. 6 Các loại máy chẩn đoán thường gặp trên xe


4.2 Các hƣ hỏng và mã lỗi trên Audi A7
4.2.1 Mã lỗi B1080
Mã lỗi B1080 trên xe Audi A7 thường liên quan đến vấn đề trong hệ thống đèn
chiếu sáng hoặc cảm biến đèn.

Mã lỗi: B1080

Mô tả: Headlamp Vertical Aim Control Switch Low

Nguyên nhân có thể gây ra mã lỗi:

Có thể do cảm biến đèn pha bị hỏng.

Vấn đề với công tắc điều khiển độ cao thấp của đèn pha.

Có thể do sự cố trong hệ thống điện hoặc cách nối dây.

Khắc phục:

Kiểm tra cảm biến đèn pha: Kiểm tra trạng thái và kết nối của cảm biến đèn
pha. Đảm bảo rằng cảm biến hoạt động đúng cách và có kết nối tốt.

Kiểm tra công tắc điều khiển đèn pha: Kiểm tra công tắc để đảm bảo rằng nó
hoạt động đúng cách và không có lỗi nào về kết nối hoặc tiếp điểm.

61
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Kiểm tra hệ thống điện: Thực hiện kiểm tra kỹ thuật trên hệ thống điện của đèn
pha và các thành phần liên quan. Đảm bảo không có dây nối hỏng hoặc cắt đứt.

Kiểm tra mã lỗi khác: Đôi khi, các mã lỗi khác có thể gây ra sự cố tương tự
hoặc có tương quan với mã lỗi B1080. Vì vậy, nên kiểm tra toàn bộ hệ thống và các
mã lỗi khác có liên quan.

Một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng tới chiếu sáng của đèn pha đó là
cháy bóng đèn làm giảm độ sáng. Đối với xe trường hợp xe này gặp phải

Hình 4. 7 Ánh sáng giảm do bóng HID D3s bị hỏng

Dẫn tới giảm độ sáng của đèn bên trái ánh sáng bên trái có màu sẫm và mờ hơn

62
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 4. 8 Ánh sáng giữa bóng đèn bị hỏng bóng

Cách khắc phục là thay bóng đèn

Thay thế bóng chính HID D3S cho đèn pha liên quan đến một số bước. Dưới
đây là hướng dẫn tổng quát về cách thay thế bóng HID D3S:
An toàn trước hết: Đảm bảo xe đã tắt và đèn pha cũng đã tắt. Có thể ngắt kết
nối pin hoặc đội găng để tránh giật điện.

Tiếp cận bộ đèn pha: Tùy theo mô hình xe, có thể cần tháo bỏ nắp hoặc
bảng truy cập để tiếp cận bộ đèn pha. Đối với Audi A7 thì để tiếp cận bóng đèn
cần mở tấm chắn bùn của xe

Hình 4. 9 Vị trí tấm chắn bùn

Xác định vị trí bảng đèn: Xác định vị trí bảng đèn nơi bóng D3S được lắp đặt.

63
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Thường nằm ở phía sau bộ đèn pha.

Hình 4. 10 Vị trí của bóng đèn

Rút dây kết nối: Cẩn thận rút dây kết nối đèn được gắn vào bóng. Một số đầu nối có
thể có cơ chế khóa cần được mở ra trước khi ngắt kết nối.

Hình 4. 11

Tháo bỏ bóng cũ: Tùy thuộc vào thiết kế, có thể có một kẹp, nắp hoặc lò xo giữ
bóng cũ. Cẩn thận thả cơ chế này để tháo bóng cũ.Đối với Audi A7 xoay bóng
ngược chiều kim đồng hồ và tháo ra

64
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 4. 12

Lắp bóng mới: Chèn bóng HID D3S mới vào cùng vị trí nơi bóng cũ đã đặt.
Hãy đảm bảo không chạm vào phần thủy tinh của bóng mới bằng tay trần, vì dầu từ
da tay có thể làm hỏng bóng.

Hình 4. 13

Gắn bóng chặt chẽ: Nếu có kẹp hoặc nắp, gắn bóng mới vào cùng vị trí sử dụng
cơ chế tương tự đã giữ bóng cũ. Đảm bảo bóng được đặt chính xác.

65
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 4. 14

Sau khi thay bóng đèn vẫn chưa sáng được bởi vì xe này còn bị ballast bị hỏng,
có thể xảy ra các vấn đề như đèn pha không sáng hoặc sáng không ổn định

Hình 4. 15 Vị trí của nguồn ballas nằm dưới chóa đèn

Tháo và tiến hành thay thế

66
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 4. 16

Lắp nguồn mới vào

Hình 4. 17 Kiểm tra đèn và tiến hành lắp ráp lại các bộ phận

67
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 4. 18
4.2.2 Mã lỗi B1031
Mã lỗi B1031 trên xe Audi A7 thường liên quan đến hệ thống đèn chiếu sáng
hoặc hệ thống điện của xe.

Dưới đây là một số thông tin chung về mã lỗi B1031 và các nguyên nhân có thể
gây ra nó:

Mã lỗi: B1031

Mô tả: Left Daytime Running Lamp

Nguyên nhân có thể gây ra mã lỗi:

Có thể do bóng đèn LED chiếu sáng ban ngày bên trái bị hỏng hoặc không hoạt
động đúng cách.

Vấn đề với mạch điện hoặc kết nối dây của đèn chiếu sáng ban ngày bên trái.

Có thể do sự cố trong hệ thống điện hoặc cách nối dây.

68
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Khắc phục: Để khắc phục mã lỗi B1031, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Kiểm tra đèn chiếu sáng ban ngày bên trái: Kiểm tra trạng thái và hoạt động của
đèn chiếu sáng ban ngày bên trái. Đảm bảo rằng bóng đèn hoạt động đúng cách và
không bị hỏng.

Kiểm tra hệ thống điện: Thực hiện kiểm tra kỹ thuật trên hệ thống điện của đèn
chiếu sáng ban ngày và các thành phần liên quan. Đảm bảo không có dây nối hỏng
hoặc cắt đứt.

Kiểm tra mã lỗi khác: Đôi khi, các mã lỗi khác có thể gây ra sự cố tương tự
hoặc có tương quan với mã lỗi B1031. Vì vậy, nên kiểm tra toàn bộ hệ thống và các
mã lỗi khác có liên quan.
Trường hợp xe này gặp phải là ánh sáng đèn DRL bên phải không đạt ánh sáng
có màu vàng sẫm và tối.

Hình 4. 19 Đèn DRL bị mờ

Nguyên nhân là do chip đèn bị cháy dẫn tới làm cháy phần dây đèn DRL dẫn
tới đèn bị mờ và có màu vàng sẫm

69
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 4. 20 Chip đèn quá nhiệt

Việc chip đèn cháy dẫn tới ống dẫn ánh sáng bị cháy theo

Hình 4. 21 Dây dẫn ánh sáng đèn DRL bị cháy

70
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Trong trường hợp này cần thay bộ chip đèn mới việc này cần phải mở chóa
đèn bằng máy hấp chuyên dụng. Sau khi hấp lấy chóa đèn ra lấy dây dẫn ánh sáng
và cắt bỏ đi phần bị cháy trên đó

Hình 4. 22 Dây dẫn ánh sáng DRL

Hình 4. 23 Lắp dây dẫn ánh sáng DRL sau khi cắt bỏ phần bị cháy

71
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Tiến hành lắp ráp lại chóa đèn và sử dụng keo chuyên dụng để bịt kín không để
bụi bay vào chóa để tránh dẫn tới hư hỏng. Lắp ráp các chi tiết lên xe và tiến hành
kiểm tra ánh sáng đèn.

Hình 4. 24 Đèn sau khi được khắc phục lỗi

72
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

CHƯƠNG 5 PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ - CHẾ TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG


CHIẾU SÁNG TÍN HIỆU
5.1. Mục đích thiết kế mô hình
Mục đích của việc xây dựng mô hình hệ thống đèn tín hiệu chiếu sáng là nhằm
tạo ra một mô hình thực tế có giá trị sử dụng cao, phục vụ công tác giảng dạy, học
tập và thí nghiệm của sinh viên Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thảnh Phố Hồ
Chí Minh.Ngoài ra, thực hiện được các bài thực hành về hệ thống tín hiệu chiếu
sáng trên mô hình kết hợp kiểm tra toàn bộ mạch diện của hệ thống.

5.2. Yêu cầu thiết kế mô hình


Khi thiết kế mô hình cần đảm bảo các tiêu chí sau: - Thiết kế mô hình phải nhỏ
gọn, nhẹ, bền và có tính thẩm mỹ cao

- Kết cấu sao cho quá trình thực hành của sinh viên được thuậm lợi và an
toàn nhất - Các bài thực hành trên mô hình giúp sinh viên nắm rõ nguyên lý hoạt
động của từng loại đèn như đèn trước, đèn chuyển hướng, cụm đèn phía sau, đèn tín
hiệu... cũng như nắm rõ được kết cấu và cách đấu mạch điện từ accquy thông cầu
chì, rơle đến hệ thống đèn trên mô hình một cách an toàn nhất - Chi phí thết kế mô
hình tối giản nhất - Yêu cầu kỹ thuật các mối lắp ghép chi tiết trên khung phải đảm
bảo độ chắc chắn, đường dây dẫn đảm bảo bền, bố trí hợp lý theo sơ đồ hệ thống,
không bong tróc keo các mối ghép dây điện tránh hiện tượng chạm mạch gây cháy
nổ

- Hệ thống làm việc ổn định, an toàn, dễ thao tác thuận lợi cho sinh viên thực
hành trên mô hình

- Mô hình sau khi hòan thiện phải có tính thẩm mỹ, cân đố, dán đề can chú
thích và tên gọi các chi tiết

73
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

5.3. Các phƣơng án thiết kế


5.3.1. Phƣơng án 1
- Thiết kế khung giá theo kiểu bảng quảng cáo hoặc chiếc gương, chân
khung giá có bánh xe di chuyển linh hoạt, dễ quan sát - Kích thước: dài 1000 mm,
rộng 500 mm và cao1200 mm

- Kết cấu khung được làm bằng sắt v lỗ loại 30x30 mm

Hình 5. 1 Phương án 1 - Khung giá đỡ

Ưu điểm: Khung giá đơn giản dễ chế tạo, chi phí thấp, linh hoạt trong quá
trình di chuyển, chiếm diện tích nhỏ khi đặt cùng các mô hình khác. Nhược điểm:

+ Dễ ngã, đổ, gây khó khăn trong quá trình thực hành của sinh viên

+ Khung không có tủ hoặc ngăn chứa dụng cụ gây khó khăn trong việc cất giữ

74
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

đồ đạc và các thiết bị điện

5.3.2. Phƣơng án 2
- Thiết kế khung giá đỡ là bộ phận đầu tiên được thiết kế, trong
quá trình hàn khung phải đơn giản, dùng loại sắt phù hợp cho khung và chiệu
bền tốt khi đặt thiết bị lên, tránh trường hợp khung quá to gây còng kềnh

- Kết cấu khung được làm bằng sắt ống vuông loại 30x30 mm

- Kích thước: dài 1500 mm, rộng 1200 mm, cao 700 mm

Hình 5. 2 Phương án 2 - Khung mô hình

Ưu điểm: Khung mô hình đơn giản dễ chế tạo, giá thành thấp, chân mô hình có
bánh xe nên linh hoạt trong quá trình di chuyển, mô hình sát với thực tế và có độ
cứng vững cao. Nhược điểm:

75
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

+ Chiếm nhiều diện tích khi đặt cùng các mô hình khác

+ Gây khó khăn trong quá trình quan sát và đấu mạch điện

+ Không có tủ cất giữ thiết bị trước và sau khi thực hành thí nghiệm

5.3.3. Phƣơng án 3
- Thiết kế khung giá theo kiểu khung và tủ hay nói cách khác đây là
sự kết hợp của phương án 1, 2 và tủ thường áp dụng trên các mô hình về
điện, chân khung giá có bánh xe để di chuyển

- Kết cấu khung được làm bằng sắt ống vuông loại 30x30 mm

- Kích thước : dài 1230 mm, rộng 590 mm, cao 1840 mm

Hình 5. 3 Phương án 3 - Khung mô hình

76
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

- Ưu điểm: Mô hình có lắp bốn bánh xe nên rất linh hoạt, có tính thẩm mỹ cao
khi bố trí từng hệ thống chiếu sáng-tín hiệu trên mô hình cùng các thiết bị liên quan,
mặt khác có tủ bảo quản dụng cụ của mô hình sau khi thí nghiệm. - Nhược điểm:
Phức tạp hơn, chi phí cao, chiếm diện tích lớn

5.3.4. Chọn phƣơng án tối ƣu


Từ ba phương án nêu trên, căn cứ vào ưu nhược điểm của từng phương án và
mục đích của việc thiết kế mô hình, nhóm chúng em quyết định chọn phương án
khung giá thứ ba nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy được tốt hơn, đặc biệt có góc
nhìn trực quan tốt hơn về hệ thống chiếu sáng - tín hiệu.

77
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

CHƯƠNG 6 CHẾ TẠO MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TÍN HIỆU


6.1. Chế tạo mô hình
-Dựa trên mô hình đã có sẵn nên được thế kế lại cho phù hợp hơn trong quá trình
thực hành

-Vật liệu là ống thép có tráng kẻm, tiết diện chữ V có kích thước là 30x30x dày 2
(mm ), các chi tiết được ghép với nhau bằng ốc vít 8ly

- Kích thước mô hình được chọn là dài 1000, rộng 4000, cao 1200 (mm) các kích
thước còn lại xem chi tiết trên bản vẽ

- Lắp thêm khung cửa phải phía trước bằng thép V 30x30 (mm) thuận tiện cho
việc cất giữ thiết bị trước và sau khi thực hành

- Lắp thêm khung cửa phía sau bằng thép vuông 30x30x dài 150 (mm) nhằm bảo
vệ mạch điện phía sau

- Các dụng cụ thiết bị sử dụng chế tạo mô hình:

+ Máy cắt sắt

+ Máy khoan

+ Súng bắn keo

+ Cờ lê 12,13,8,10

+ Ốc vít 8ly và 6ly

6.2. Chọn phƣơng án chung của hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
6.2.1. Mục đích của việc thiết kế bố trí chung
- Là bước quan trọng trước khi vào thiết kế - chế tạo mô hình
- Mô phỏng cách bố trí toàn bộ hệ thống chiếu sáng, tín hiệu và điều khiển
lên mô hình

78
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

- Giúp có góc nhìn thực tế hơn trong quá trình thiết kế

- Hạn chế sai sót từ thiết kế đến xây dựng mô hình thực tế

6.2.2. Yêu cầu của việc thiết kế bố trí - Hoàn thành mô hình chính xác từ bản vẽ thiết kế
đến mô hình thực tế
-Có tính thẩm mỹ cao khi hoàn thành mô hình

-Mô hình hoạt động một cách trơn tru, hạn chế xảy ra lỗi - Kiểm soát được chi phí
và vật liệu trong quá trình thiết kế

6.2.3 Phƣơng án bố trí chung

79
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 6. 1 Phương án bố trí chung

- Với phương án này, chúng ta có thể giải quyết về tính thẩm mỹ cũng như dễ
dàng khắc phục sự cố đường dây điện, vì dây điện được tách biệt rõ ràng của từng
hệ thống

- Đường dây chung về công tắc tổ hợp được thống nhất giúp cho việc điều khiển hệ
thống chiếu sáng đúng theo chức năng

6.3. Lắp đặt và giới thiệu hệ thống chiếu sáng, tín hiệu theo phƣơng án đã chọn
6.3.1. Lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, tín hiệu lên mô hình

Hình 6. 2 Các thiết bị đã được lắp trên mô hình

6.3.2. Giới thiệu sơ lƣợc công dụng các thiết bị lắp trên mô hình
6.3.2.1. Công tắc tổ hợp
Trên các xe con gần đây, công tắc chính ba nấc và công tắc chuyển pha-cốt được
thay thế bằng công tắc tổ hợp được tích hợp thêm công tắc báo nguy hoặc trên các
dòng xe đời cũ công tắc báo nguy được lắp rời. Công tắc tổ hợp thường có hai cần
điều khiển chính, một là cần điều khiển gạt nước và phun nước rửa kính xe; còn lại là
cần điều khiển hệ thống đèn pha-cốt, kích thước và đèn xi-nhan.

80
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 6. 3 Hình dạng công tắc tổ hợp

Bằng cách xoay núm vặn của cần điều khiển người lái có thể bật-tắt đèn kích

thước và đèn pha hoặc nhấn vuông góc công tắc tổ hợp là đèn ưu tiên (đèn flash). Bằng

cách gạt lên và xuống cần điều khiển người lái có thể chuyển xi-nhan trái hoặc phải.

6.3.2.2. Đèn pha - cốt

Hình 6. 4 Vị trí và góc chiếu đèn pha cốt

- Dùng để soi sáng phần đường phía trước nhằm đảm bảo tầm nhìn phía trước cho
người lái khi điều khiển xe vào ban đêm. Chúng ta có thể chuyển sang chế độ
chiếu xa ( chế độ pha ) và chiếu gần ( chế độ cốt ). Đèn cũng được dùng để xin
đường ở chế độ flash ( nhá đèn ). Ngoài ra, một số xe còn trang bị thêm hệ thống
chiếu sáng ban ngày. Đèn này luôn bật để thông báo cho các lái xe khác về sự hiện
diện của mình. - Đèn pha thường có công suất từ 55W – 100 W

81
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

- Ở một số kiểu xe, người ta cũng thường trang bị thêm hệ thống rửa kính đèn pha

- Đèn pha được phân loại làm hai loại chủ yếu: loại đèn pha kín và loại đèn pha
nửa kín

6.3.2.3. Đèn kích thước phía trước (demi )


Khi trời tối, đèn này báo cho lái xe khác biết kích thước của xe mình để lái xe được
an toàn hơn. Do báo kích thước nên nó được bố trí ở các mép thành xe. Tuy nhiên,
một số xe vì lí do thẩm mỹ nên người ta chế tạo đèn kích thước với các đèn đầu
thành liền một khối và bố trí đèn kích thước ở phía mép trong của cụm đèn đầu. Đèn
này thường có ánh sáng màu vàng hoặc trắng, có công suất khoảng 15 -21W

Hình 6. 5 Vị trí đèn kích thước phía trước

6.3.2.4. Cụm đèn phía sau


Gồm các đèn: đèn thắng/đèn đậu xe, đèn lùi xe, đèn xi-nhan sau xe, đèn kích thước
sau. a. Đèn phanh: Dùng để báo cho xe khác biết là đang phanh. Được gắn chung vỏ
với đèn hậu nhưng công suất bóng đèn phanh lớn hơn. Công suất đèn phanh khoảng
21W. Màu quy định của đèn phanh là màu đỏ.

82
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 6. 6 Vị trí đèn phanh

b. Đèn báo lùi: Dùng để báo xe đang chạy lùi. Đèn này thường đi kèm với tín hiệu
âm thanh. Ánh sáng phát ra từ đèn này là ánh sáng trắng.

Hình 6. 7 vị trí đèn lùi

c. Đèn xi-nhan: Dùng để báo rẽ trái, phải hay báo chuyển hướng di chuyển. Hệ
thống này phát tín hiệu ngắt quãng để gây sự chú ý, tần số chớp khoảng 60-120
lần/phút. Công suất bóng đèn khoảng 21W.

Hình 6. 8 Vị trí đèn xinhan trước sau

d. Đèn hậu (đèn kích thước phía sau): Vào ban đêm hay trong đường hầm, đèn
hậu báo cho xe phía sau về sự hiện diện của xe bạn. Công suất bóng đèn khoảng

83
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ
5W.

84
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 6. 9 Vị trí đèn hậu

6.2.3.5. Đèn hazard (Đèn báo nguy hiểm)


Đèn hazard: Dùng để báo cho xe khác chạy trên đường là xe đang cần dừng khẩn
cấp. Hệ thống này hoạt động như đèn xi-nhan nhưng tất cả các bóng đèn đều chớp
với nhau.

Hình 6. 10 Vị Trí Đèn báo hazard trước sau

6.2.3.6 Bộ điều khiển bật tắt đèn tự động ( Autolight)

85
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 6. 11 Autolight

Đèn pha tự động hoạt động nhờ hệ thống cảm biến quang – cảm biến ánh sáng trên
ô tô. Cảm biến này có thể xác định được độ mạnh – yếu của ánh sáng trong môi
trường xung quanh xe. Sau đó phát tín hiệu về bộ điều khiển. Nếu bộ điều khiển nhận
được tín hiệu ánh sáng yếu sẽ tiến hành cho bật đèn xe. Ngược lại nếu đèn xe đang
hoạt động nhưng bộ điều khiển nhận được tín hiệu ánh sáng môi trường đủ thì sẽ cho
tắt đèn.

6.2.3.6. Công tắc đèn hazard và bộ nhấp nháy đèn xi-nhan


a. Công tắc đèn hazard: Khi bật công tắc đèn báo nguy nó sẽ làm cho tất cả các đèn
báo rẽ đều nháy theo tần số đèn xi-nhan.

86
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 6. 12 Mạch điều khiển đèn hazard tích hợp

b. Bộ nhấp nháy đèn xi-nhan: Bộ tạo nháy làm cho các đèn báo rẽ nháy theo một
tần số định trước. Bộ tạo nháy dùng cho cả đèn báo rẽ và báo nguy. Bộ tạo nháy có
nhiều dạng: cơ điện, cơ bán dẫn hoặc bán dẫn tuần hoàn, đối với mô hình thì được sử
dụng kiểu cơ bán dẫn.

Hình 6. 13 bộ nhấp nhái đèn xinhan

6.2.3.7. Rơle
- Một số mạch điện sử dụng công tắc dạng điện từ có tên gọi là rơ le. Cuộn dây của
rơ le có điện trở cao vì thế dòng trên cuộn dây thấp. Dòng điện này được sử dụng để
tạo ra từ trường đóng tiếp điểm. Các tiếp điểm được thế kế để tải dòng lớn đến vận
hành tải. Khi có dòng qua cuộn dây (mạch điều khiển), các tiếp điểm sẽ đóng lại, cho

87
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

phép dòng lớn đi từ ắc quy đến tải. Rơ le cho phép một dòng nhỏ đi qua để điều
khiển dòng lớn trong mạch.

Hình 6. 14 Cấu tạo rơle

- Các rơ le được phân loại thành các loại dưới đây tùy theo cách mở hoặc đóng:

+ Loại thường mở: loại này thường mở và chỉ đóng khi cuộn dây được cấp

điện, (A) và (B) trong hình.

+ Loại thường đóng: loại này thường đóng và chỉ mở khi cuộn dây được cấp điện,
( C ) trong hình. + Loại 2 tiếp điểm: loại này chuyển mạch giữa hai tiếp điểm, tùy
theo trạng thái củacuộn dây, ( D ) trong hình.

6.3.1. Sơ đồ mạch điện đèn pha-cốt, đèn demi

88
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 6. 15 sơ đồ mạch điện đèn pha cốt, đèn demi

6.3.2. Sơ đồ mạch điện đèn xi-nhan, đèn hazard (đèn báo nguy)

89
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 6. 16 Sơ đồ mạch điện đèn xinhan, đẻn hazard


6.3.3. Sơ đồ mạch điện đèn thắng, đèn lùi và kèn
a. Mạch điện đèn thắng

Hình 6. 17 Sơ đồ mạch điện đèn thắng

b. Mạch điện đèn lùi

90
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 6. 18 sơ đồ mạch điện đèn lùi

c. Mạch điện kèn

Hình 6. 19 Sơ đồ mạch điện kèn

6.4. Yêu cầu kĩ thuật, kiểm tra hệ thống điện trên mô hình và chạy thử mô hình
6.4.1. Yêu cầu kĩ thuật hệ thống điện trên mô hình
a. Nguồn điện cung cấp trên mô hình

Nguồn điện trên mô hình được lầy lả nguồn điện một chiều 12v được cung cấp bởi
nguồn tổ ong

b. Các loại công suất đèn trên mô hình hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

- Đèn làm việc không liên tục: gồm các đèn pha cốt (mỗi cái 110W), đèn kích
thước (mỗi cái 10W), các đèn báo trên tableau (mỗi cái 2W),…

- Đèn làm việc trong khoảng thời gian ngắn: gồm đèn báo rẽ (4 x 21W + 2 x 2W),

đèn thắng (2 x 21W), còi (25-40W), đèn sương mù (mỗi cái 35-50W), còi lui (21W)

c. Cầu chì bảo vệ

91
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

- Cầu chì được sử dụng để bảo vệ mạch điện. Băng kim loại bên trong cầu chì sẽ
tan chảy hoặc uốn cong khi dòng điện qua mạch vượt quá giá trị dòng điện định mức
của cầu chì - Trên mô hình có ba hộp cầu chì hộp thứ nhất nằm trên phân phối
nguồn điện chính nối từ ắc quy, hộp thứ nhất lấy điện từ nguồn vào hệ thống, hộp
hai và ba dùng cho đèn báo rẽ trái và phải - Khi một cầu chì bị đứt, nguyên nhân gây
quá tải cần được tìm và khắc phục trước khi thay thế một cầu chì mới cùng định
mức d.
Chọn dây điện

- Dây dẫn phía sau mô hình thường là dây đồng có bọc chất cách điện là nhựa
PVC.Việc lựa chọn tiết diện dây dẫn phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy trong
dây hay nói cách khác là dòng của tải tiêu thụ. Tuy nhiên, điều này lại bị ảnh hưởng
không ít bởi nhà chế tạo vì lý do kinh tế. Dây dẫn có kích thước càng lớn thì độ sụt
áp trên đường dây càng nhỏ, nhưng dây dẫn cũng sẽ nặng hơn. Chính vì lý do này
nên nhóm chọn dây cùng một màu đỏ, riêng các đèn kích thước trên mô hình thì khá
nhiều nên nhóm dùng dây có tiết diện lớn để tránh hiện tượng sụt áp.

- Khi đấu dây hệ thống điện trên mô hình, ngoài quy luật về màu, tiết diện dây thì

cần tuân theo các quy tắc sau đây:

1. Chiều dài dây giữa các điểm nối càng ngắn càng tốt

2. Các mối nối giữa các đầu dây cần phải hàn hoặc băng kín lại

3. Số mối nối càng ít càng tốt

4. Dây ở vùng bóng đèn phải được cách nhiệt

5. Bảo vệ bằng cao su những chỗ băng qua khung sườnHình 6. 20


6.4.2. Kiểm tra hệ thống điện trên mô hình
- Kiểm tra nguồn bình ắc quy

92
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

- Kiểm tra giắc và tình trạng cầu chì táp lô


- Kiểm tra mối nối dây điện và quấn băng keo nơi có mối nối - Kiểm tra giắc
đèn toàn bô hệ thống

- Kiểm tra giắc công tắc tổ hợp

6.4.3. Chạy thử hệ thống điện trên mô hình

Hình 6. 21 Đèn pha-cốt hoạt động tốt khi mở công tắc

Hình 6. 22 Đèn phanh hoạt động tốt khi mở công tắc phanh

93
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 6. 23 Đèn lùi và còi báo lùi hoạt động tốt bi bật công tắc lùi

94
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

Hình 6. 24 Đèn hazard hoạt động tốt sau khi bật công tắc

Hình 6. 25 Đèn demi hoạt động tốt kh mở công tắc

95
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Ngọc Tứ

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] VATC tài liệu đèn thân xe
[2] OBD Việt Nam điện thân xe

[3] Hệ thống điện và điện tử ô tô hiện đại, PGS- TS Đỗ Văn Dũng, Đại học Sư Phạm Kĩ
Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

[4] SSP 481 Audi Self Study Programme

[5] https://www.otoman.net/bai-viet/su-phat-trien-cua-cong-nghe-den-led-dinh-cao-tu-
audi

[6] https://www.danhgiaxe.com/uu-diem-va-nhuoc-diem-cua-cong-nghe-den-halogen-
xenon-led-va-laser-8722

[7] https://www.youtube.com/watch?v=XkD3vn1MFDQ&t=40s

96

You might also like