You are on page 1of 67

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa hiện đại hóa
ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Tự động hóa cao song song với
việc sử dụng một cách triệt để nguồn năng lượng, tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc, cải thiện nhu cầu sống của con người.

Là một sinh viên ngành Bảo Dưỡng Công Nghiệp mỗi sinh viên chúng ta đã được các
thầy cô trang bị cho những tư duy, kiến thức cơ bản về tự động hóa điện năng và tổ chức
quản lí bảo dưỡng.

Trong kỳ thực tập tốt nghiệp vừa qua em đã có dịp tiếp xúc và tìm hiểu một số thiết bị
hiện đại đang được ứng dụng trong nghành tự động hóa. Do đó trong giai đoạn làm đồ án
tốt nghiệp, được sự đồng ý và giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Em đã được thiết kế đề tài:
Khảo sát và lập kế hoạch bảo dưỡng cho thang máy chở khách Schindler 3300.

Sau gần 2 tháng liên tục được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, đến nay
bài tiểu luận của em đã hoàn thành.

Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Trần Văn Bình
người đã hướng dẫn tận tình em trong suốt thời gian qua.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các anh/chị đi trước trong ngành tự động hóa, thang
máy đã hỗ trợ giúp đỡ em hoàn thành bài Tiểu Luận.

Em xin chân thành cảm ơn!

Thang máyVõ Vinh Khánh

1
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 ......................................................................................................................... 5

TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY ..................................................................................... 5

1.1. Tổng quan về thang máy .................................................................................... 5

1.1.1. Lịch sử phát triển thang máy ...................................................................... 5

1.1.2. Khái niệm chung về thang máy (theo TCVN 6395:1998) ......................... 6

1.1.3. Cấu trúc điển hình của thang máy .............................................................. 7

1.2. Các hệ truyền động dùng cho thang máy ....................................................... 12

CHƯƠNG 2 ....................................................................................................................... 15

KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY ............................ 15

2.1. Giới thiệu thang máy vận chuyển hành khách Schindler 3300 .................... 15

2.2. Thông số kỹ thuật thang máy ........................................................................... 16

2.3. Các bộ phận của thang máy ............................................................................. 17

2.3.1. Bộ điều khiển ............................................................................................... 17

2.3.2. Máy kéo, Hệ thống kéo và Thắng .............................................................. 19

2.3.3. Cabin và Đối trọng ..................................................................................... 23

2.3.4. Thắng cơ và bộ khống chế vượt tốc .......................................................... 27

2.3.5. Thông tin hố thang ..................................................................................... 31

2.3.6. Cửa và An toàn cửa .................................................................................... 34

2.3.7. Đáy hố thang ............................................................................................... 36

2.3.8. Bảng bấm ..................................................................................................... 36

2
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 3 ....................................................................................................................... 39

GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP ..... 39

3.1. Tổng quan về bảo dưỡng .................................................................................. 39

3.1.1. Định nghĩa ................................................................................................... 39

3.1.2. Sự phát triển của ngành bảo dưỡng.......................................................... 40

3.1.3. Phân loại bảo dưỡng ................................................................................... 40

3.2. Những lợi ích đạt được khi thực hiện công tác bảo dưỡng ........................... 42

3.3. Vai trò của công tác bảo dưỡng ngày nay ....................................................... 43

3.4. Tầm quan trọng của việc lựa chọn phương án bảo dưỡng ........................... 44

3.5. Các phương pháp bảo dưỡng ........................................................................... 45

3.5.1. Xác định các tiêu chí của thiết bị và dùng giản đồ NOIRET để xác định
kế hoạch bảo dưỡng .................................................................................... 45

3.5.2. Phương pháp phân tích L’AMDEC .......................................................... 46

3.5.3. Biểu đồ xương cá Ishikawa ........................................................................ 48

3.5.4. Lợi ích của bảo dưỡng ................................................................................ 49

3.5.5. Những thiệt hại do ngừng máy, hỏng hóc ................................................ 50

CHƯƠNG 4 ....................................................................................................................... 51

LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG ................................................................................... 51

4.1. Quy trình bảo dưỡng......................................................................................... 51

4.1.1. Bên trong cabin ........................................................................................... 51

4.1.2. Phòng máy ................................................................................................... 53

4.1.3. Hố thang và nóc cabin ................................................................................ 55

4.2. Bảng kế hoạch bảo dưỡng ................................................................................ 61

3
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 5 ....................................................................................................................... 65

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT LUẬN .......................................... 65

5.1. Đánh giá khả năng hoạt động .......................................................................... 65

5.2. Kiến thức thu được ........................................................................................... 66

5.3. Kết luận .............................................................................................................. 66

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY
1.1. Tổng quan về thang máy
1.1.1. Lịch sử phát triển thang máy

Cuối thế kỷ thứ 19, trên thế giới mới chỉ có hai hãng thang máy ra đời là: OTIS và
Schindler. Chiếc thang máy đầu tiên đã được chế tạo và đưa vào sử dụng của hãng OTIS
(Mỹ) năm 1853. Đến năm 1874, hãng thang máy Schindler (Thụy Sĩ) cũng đã chế tạo thành
công những thang máy khác. Lúc đầu bộ tời kéo chỉ có một tốc độ, cabin có kết cấu đơn
giản, cửa tầng đóng bằng tay, tốc độ di chuyển của cabin thấp.

Đầu thế kỷ thứ 20, có nhiều hãng thang máy khác ra đời như KONE (Phần Lan),
MISUBISHI, NIPON, ELEVATOR, ... (Nhật Bản), THYSEN (Đức), SABIEM (Ý)... đã
chế tạo các loại thang máy có tốc độ cao, tiện nghi trong cabin tốt hơn và êm hơn.

Vào đầu những năm 1970, thang máy đã chế tạo đạt tới tốc độ 7.5m/s, những thang
máy chở hàng đã có tải trọng tới 30 tấn đồng thời cũng trong khoảng thời gian này cũng có
các thang máy thuỷ lực ra đời. Sau một khoảng thời gian rất ngắn với tiến bộ của các ngành
khoa học khác, tốc độ thang máy đã đạt tới 10m/s. Vào những năm 1980, đã xuất hiện hệ
thống điều khiển động cơ mới bằng phương pháp biến đổi điện áp và tần số VVVF
(inverter). Thành tựu này cho phép thang máy hoạt động êm hơn, tiết kiệm được khoảng
40% công suất động cơ. Đồng thời, cũng vào những năm này đã xuất hiện thang máy dùng
động cơ điện cảm ứng tuyến tính.

Vào đầu những năm 1990, trên thế giới đã chế tạo những thang máy có tốc độ đạt tới
12.5 m/s và các thang máy có các tính năng kỹ thuật khác.

Như đã trình bày ở trên, trước đây thang máy ở Việt Nam đều do Liên Xô cũ và một số
nước Đông Âu cung cấp. Chúng được sử dụng để vận chuyển trong công nghiệp và chở
người trong các nhà cao tầng. Tuy nhiên số lượng còn rất khiêm tốn. Trong những năm gần
đây, do nhu cầu thang máy tăng mạnh, một số hãng thang máy đã ra đời nhằm cung cấp,
lắp đặt thiết bị thang máy theo hai hướng là:

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY

• Nhập thiết bị toàn bộ của các hãng nước ngoài, thiết bị hoạt động tốt, tin cậy. Nhưng
với giá thành rất cao.
• Trong nước tự chế tạo phần điều khiển và một số phần cơ khí đơn giản khác.
Các hệ thống thang máy truyền động bằng động cơ điện hiện đại phổ biến là dùng kỹ
thuật vi xử lý kết hợp với điều khiển vô cấp tốc độ động cơ điện.

1.1.2. Khái niệm chung về thang máy (theo TCVN 6395:1998)

Thang máy là một thiết bị nâng hạ, lắp đặt cố định, phục vụ cho những tầng dừng xác
định, có cabin được thiết kế chở người hoặc hàng có hoặc không có người đi kèm, được
treo bằng cáp hoặc xích, di chuyển theo rail dẫn hướng theo phương thẳng đứng hoặc
nghiêng theo một góc nhỏ hơn 15 ° so với phương thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn.

Thang máy thường được dùng trong các khách sạn, công sở, chung cư, bệnh viện, các
đài quan sát, tháp truyền hình, trong các nhà máy, công xưởng... Đặc điểm của vận chuyển
bằng thang máy so với các phương tiện vận chuyển khác là thời gian của một chu kỳ vận
chuyển bé, tần suất vận chuyển lớn, đóng mở máy liên tục. Ngoài ý nghĩa vận chuyển, thang
máy còn là một trong những yếu tố làm tăng vẻ đẹp và tiện nghi của công trình.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định: đối với các nhà cao 6 tầng trở lên đều phải
được trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng
năng suất lao động. Giá thành của thang máy trang bị cho công trình so với tổng giá thành
của công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp lý. Đối với những công trình đặc biệt như
bệnh việ, nhà máy, khách sạn... tuy số tầng nhỏ hơn 6 nhưng do yêu cầu phục vụ nên vẫn
phải được trang bị thang máy.

Với các nhà nhiều tầng có chiều cao lớn thì việc trang bị thang máy là bắt buộc để
phục vụ việc đi lại trong nhà. Nếu vấn đề vận chuyển người trong những tòa nhà này không
được giải quyết thì các dự án xây dựng nhà cao tầng không thành hiện thực.

Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, có liên quan
trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người. Vì vậy yêu cầu chung đối với thang máy khi

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY

thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sữa chữa phải tuân thủ một cách nghiêm
ngặt các yêu cầu về kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn, quy trình, quy
phạm.

Thang máy có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, êm dịu thì chưa đủ điều kiện để
đưa vào sử dụng mà phải có đầy đủ các thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy như: điện chiếu
sáng dự phòng khi mất điện, điện thoại nội bộ, chuông báo, bộ hãm bảo hiểm, an toàn cabin,
công tác an toàn cabin, khóa an toàn cửa tầng, bộ cứu hộ khi mất điện nguồn...

1.1.3. Cấu trúc điển hình của thang máy

Các loại thang máy hiện đại có cấu trúc phức tạp nhằm nâng cao tính tin cậy, an toàn,
tiện lợi trong vận hành. Thang máy thường bao gồm một số bộ phận chức năng sau:

- Cơ cấu dẫn động.

- Cabin cùng hệ thống treo cabin.

- Cơ cấu đóng, mở cửa cabin và phanh an toàn đảm bảo cho cabin không bị rơi tự do khi
gặp sự cố.

- Hệ thống ray dẫn hướng cho cabin và đối trọng.

- Bộ hạn chế tốc độ tác động lên phanh an toàn để dừng cabin khi tốc độ vượt quá giới hạn
cho phép.

- Bộ giảm chấn ở đáy giếng thang.

- Hệ thống các thiết bị an toàn và phục vụ khác.

-Tủ điện và hệ thống điều khiển.

Mỗi bộ phận chức năng đó đảm nhận một nhiệm vụ làm thang máy hoàn chỉnh hơn,
an toàn thuận tiện hơn.

Kết cấu, sơ đồ bố trí thiết bị của thang máy được thể hiện ở hình sau :

7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY

Hình 1.1. Kết cấu cơ khí của thang máy

Tổng quan về hệ thống thang máy kéo


Đây là hình ảnh tổng quan về cấu trúc cơ bản của một thang máy kéo.
1 Các công tắc nguồn chính
2 Phòng máy
3 Máy kéo
4 Cáp treo
5 Thông tin hố thang
6 Cabin
7 Truyền động đầu cửa

8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY

8 Cửa tầng
9 Bảng hiện thị tầng LIP
10 Bảng gọi tầng LOP
11 Giảm chấn
12 Đối trọng
13 Cáp Traveling
14 Thắng cơ
15 Cáp governor khống chế vượt tốc
16 Ray dẫn hướng
17 Bộ khống chế vượt tốc
18 Bộ điều khiển thang máy
19 Hệ truyền động điện
20 Bộ điều khiển đáy hố và đỉnh hố ngắn (nếu có)
21 Hệ thống treo và thiết bị kéo
22 Bộ điều khiển cửa tầng thang
23 Bảng điều khiển Cabin

Thang máy có thể chia thành các khu vực chính sau:

1.1.3.1. Giếng thang

Giếng thang là khoảng không gian hoạt động lên xuống của thang máy. Trong hố
thang có các rail dẫn hướng của phòng thang và đối trọng, cáp chịu lực và truyền động
chính cho cabin. Phần đáy hố bố trí các giảm sốc như lò xo, cao su hoặc thuỷ lực. Người ta
thiết kế khối lượng của đối trọng sẽ bằng khối lượng của cabin cộng với 1/2 khối lượng
định mức hoạt động của thang.

Hệ thống điện dọc hố thang: các giới hạn hành trình trên cùng và dưới cùng (có 6 hộp
giới hạn được quy định trong các tài liệu là 1-3-5 ở dưới cùng và 2-4-6 ở trên cùng. Cabin
được gắn một thanh cam để có thể tác động các tiếp điểm của hộp giới hạn này. Khi cabin

9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY

tác động hộp đầu tiên theo chiều di chuyển thì bắt buộc phải giảm tốc độ, nếu tiếp tục tác
động hộp thứ 2 thì chiều điều khiển dịch chuyển sẽ được cắt, tác động hộp cuối cùng thì
toàn bộ hệ thống điều khiển sẽ ngắt. Người ta còn lợi dụng hộp điều khiển đầu tiên để reset
lại bộ đếm. Hệ thống đèn chiếu sáng dọc hố, các tiếp điểm cửa tại các tầng, các mạch hiển
thị, nút nhấn, đèn nhớ tại các tầng, các thiết bị an toàn, switch nhận biết đứt hoặc dãn cáp
hệ thống phanh khẩn cấp cơ khí được gọi chung là Govenor (hiểu theo chuyên môn).
Govenor gồm có puly chính đặt ở phòng máy, puly đối trọng làm cho sợi cáp luôn căng và
di chuyển được đặt dưới hố thang. Puly quay nhờ một sợi cáp di chuyển theo cabin, cabin
di chuyển bao nhiêu thì Puly Govenor quay với tốc độ tương ứng. Sợi cáp này được nối với
một tay giật ổ thắng lắp theo cabin.

Hệ thống điện di chuyển theo cabin (loại cáp dẹp, chuyên môn gọi là cáp Cordon):
bao gồm tủ điều khiển trên cabin (có các công tắc hoạt động thang, nút nhấn điều khiển
thang di chuyển lên xuống để phục vụ công tác kiểm tra bảo dưỡng), đèn chiếu sáng , đèn
hiển thị và các chức năng điều khiển trong cabin (đèn, quạt, nút nhấn, đèn nhớ, đèn cứu hộ,
chuông dừng tầng, liên lạc nội bộ bên trong và bên ngoài phòng thang, nút nhấn và cảm
biến mở, giữ cửa, nút nhấn đóng cửa sớm, đèn và chuông báo quá tải ...). Ngoài ra còn có
hệ thống điều khiển và nhận biết đóng mở cửa cabin, hệ thống an toàn (nóc thoát hiểm,
thắng cơ), hệ thống cảm biến đếm và dừng ngang tầng (dùng cảm biến quang hoặc từ).

1.1.3.2. Cửa tầng

Khi đứng tại tầng chúng ta sẽ thấy cửa tầng thang máy, cùng với hộp điều khiển tầng
gồm có: hiển thị trạng thái thang đang hoạt động (thang đang ở tầng nào, chiều phục vụ
hiện tại, thang đang ở chế độ kiểm tra bảo dưỡng, bảo lỗi ...), nút nhấn gọi thang (loại có
đèn nhớ), ổ khoá hoạt động của thang hoặc khoá gọi sử dụng thang.

Trạng thái bình thường thì các cửa tầng đều được đóng kín (có cơ cấu khoá cơ khí bên
trong chuyên môn gọi là doorlock, nếu muốn mở được cửa từ bên ngoài thì bạn phải có
chìa khoá để mở doorlock này ra, trên các doorlock được bố trí tiếp điểm điện để nhận biết
cửa đóng kín). Cửa tầng được thiết kế luôn luôn có xu hướng đóng lại nhờ vào đối trọng

10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY

cửa luôn kéo cửa đóng. Muốn mở cửa ra thì phải tác dụng lực lớn hơn lực kéo này (một số
thang Châu Âu không sử dụng đối trọng mà dùng lò xo). Thang máy chỉ hoạt động khi tất
cả các cửa đều được đóng kín, khi thang ngang bằng tầng thì cửa cabin mở ra kéo theo cửa
tầng mở, nếu cửa đã đóng kín rồi mà tiếp điểm cửa không đóng thì bộ điều khiển cũng hiểu
là cửa chưa đóng và thang không hoạt động. Tuỳ vào thiết kế mỗi thang mà cửa tầng có 1
hoặc nhiều cánh, các cánh cửa này sẽ liên kế truyền động với nhau để chúng mở đồng bộ.

1.1.3.3. Phòng điều khiển


a. Phần động lực
Đa số máy kéo thang máy hiện nay sử dụng động cơ 3 phases 380V được kết nối với hộp
số (giảm tốc độ, tăng hệ số chịu tải), máy kéo có tiêu chuẩn riêng cho từng loại thang và
được sản xuất đồng bộ ở nước ngoài (Việt Nam chưa sản xuất được máy kéo thang máy).
Đối với thang tốc độ cao người ta sử dụng trực tiếp tốc độ của động cơ (gọi là động cơ
không hộp số, Gearless). Mỗi loại máy kéo sẽ có thông số chịu tải và tốc độ kéo cabin nhất
định. Thông thường ngoài Puly chính của máy kéo, còn có các Puly đỡ phụ, dùng để thay
đổi hướng đi của cáp tải, vị trí và kích thước của các Puly đỡ phụ này được tính toán sao
cho góc ôm là hợp lý, nếu góc ôm nhỏ quá sẽ sinh ra hiện tượng trượt cáp, còn nếu góc ôm
lớn quá thì cáp mau mỏi, ma sát với Puly lớn làm giảm tuổi thọ cáp tải. Tuỳ vào thiết kế
riêng của từng thang mà máy kéo có thể lắp đặt ngay trên giếng thang, sàn tầng dừng trên
cùng hoặc sàn tầng dừng thấp nhất, hay bố trí bên trong hố thang (thang không phòng máy).

b. Phần điều khiển


Phần này được sử dụng để điều khiển toàn bộ hoạt động của thang máy. Kết hợp điều khiển
bằng PLC và VĐK.

c. An toàn
Thang đang hoạt động có thể xảy ra hiện tượng đứt cáp truyền động hoặc cáp truyền động
bị trượt trên Puly kéo. Hệ thống hoạt động như sau: khi cabin di chuyển với tốc độ cao hơn
quy định hoặc đứt cáp treo thì đầu tiên switch an toàn trên Puly Govenor chính sẽ ngắt, toàn
bộ hệ thống điều khiển thang bị ngắt hoàn toàn . Đồng thời có một switch an toàn phụ được

11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY

lắp tại tay giật ổ thắng để nhận biết tay giật dịch chuyển. Trong trường hợp phòng thang
vẫn tiếp tục di chuyển sau khi hệ thống điều khiển đã ngắt thì cơ cấu lực li tâm của Puly
Govenor chính hoạt động, nó nêm chặt sợi cáp lại. Như ta đã biết sợi cáp thì di chuyển theo
thang, khi bị nêm lại thì tất nhiên quán tính của nó sẽ giật tay giật ổ thắng, cơ cấu ổ thắng
sẽ lập tức ép chặt rail dẫn hướng giữ cabin lại.

Ngoài ra còn có hệ thống phanh bảo hiểm (chuyên môn gọi là thắng cơ khí). Thắng cơ khí
được bố trí cạnh máy kéo (có thể thắng đĩa hoặc thắng càng). Ở trạng thái bình thường thì
lực ma sát tĩnh của thắng cơ khí sẽ không cho trục moto quay, giữ chặt phòng thang cố
định, muốn thang di chuyển được ta phải mở thắng cơ khí này ra bằng cách cấp dòng điện
vào cuộn thắng.

1.2. Các hệ truyền động dùng cho thang máy

Hiện tại có rất nhiều dạng hệ truyền động được ứng dụng cho các loại thang máy.
Trước đây hệ truyền động với động cơ một chiều luôn chiếm ưu thế trong các loại thang
máy và máy nâng nhưng ngày nay, với sự phát triển của các loại biến tần công nghiệp, hệ
truyền động với động cơ không đồng bộ cũng đã được ứng dụng một cách rộng rãi. Việc
lựa chọn hệ truyền động phải dựa trên các yêu cầu:

• Độ dừng chính xác buồng thang


• Tốc độ di chuyển buông thang
• Trị số gia tốc lớn nhất cho phép
• Phạm vi điều chỉnh tốc độ yêu cầu

Hệ truyền động với động cơ không đồng bộ được sử dụng trong các loại thang máy,
máy nâng có tốc độ thấp và trung bình. Với động cơ không đồng bộ ta có thể lựa chọn các
phương án truyền động:

• Hệ truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ, rôto lồng sóc thường dùng
trong các thang máy và máy nâng có tốc độ thấp và tải trọng nhỏ.

12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY

• Hệ truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ rôto dây quấn thường dùng
cho các thang máy và máy nâng có tải trọng lớn, cho phép nâng cao chất lượng của
hệ thống truyền động khi tăng, giảm tốc, nâng cao độ chính xác khi dừng.
• Hệ truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc hai cấp tốc độ
(có hai dây quấn stato độc lập nối theo sơ đồ hình sao) thường dùng trong các thang
máy có tốc độ trung bình . Số đội cực của dây quấn stato thường chọn là 2p= 6 → 2y
= 24 hoặc 2p = 4 → 2y = 20, tương đương với tốc độ đồng bộ của động cơ là 1000/250
vòng/phút hoặc 1500/300 vòng/phút.
• Hệ truyền động xoay chiều với động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc được cấp nguồn
từ bộ biến tần dùng trong các thang máy có tốc độ cao (v > 1,5m/s) , cho phép hạn
chế được gia tốc và độ giật trong giới hạn cho phép và đạt độ chính xác rất cao khi
dừng (AS < + 5mm).

Hệ truyền động với động cơ đồng bộ thường dùng trong các máy nâng có tải trọng
lớn, công suất động cơ truyền động P > 300kW. Loại hệ truyền động này thường chỉ sử
dụng trong các ngành khai thác mỏ.

• Hệ truyền động với động cơ một chiều thường dùng trong các thang máy có tốc độ
cao (V2 + 1,5m/s). Có hai dạng hệ truyền động thường được ứng dụng:
- Hệ F - Đ , là hệ máy phát một chiều - động cơ một chiều có khuyếch đại trung gian
làm nguồn cấp cho cuộn kích từ của máy phát. Hệ này thường dùng cho các loại
thang máy cao tốc, có khả năng đảm bảo sơ đồ chuyển động hợp lý, nâng cao độ
chính xác khi dùng. Nhược điểm của hệ này là công suất lắp đặt cao, lớn gấp 3 đến
4 lần so với hệ xoay chiều, phức tạp trong vận hành và sửa chữa.
- Hệ T-Đ, máy phát một chiều được thay bằng bộ chỉnh lưu thyristor. Hiện nay với sự
phát triển của lĩnh vực điện tử công suất lớn, loại hệ truyền động này đã được áp
dụng rộng rãi và đã thay thế cho hệ F-Đ.

Như vậy, điểm lại ta có thể thấy hệ truyền động dùng trong thang máy cũng rất đa
dạng có thể ứng dụng cả động cơ một chiều và động cơ xoay chiều. Tuy nhiên cũng giống

13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANG MÁY

như xu thế chung của các ngành công nghiệp khác, động cơ điện xoay chiều đang dần thay
thế cho các loại động cơ một chiều bởi tính đơn giản trong thiết kế, chế tạo và có khả năng
linh động trong việc chọn lựa hệ truyền động phù hợp với yêu cầu công nghệ. Hơn nữa xét
về tính kinh tế hệ dùng động cơ không đồng bộ có giá thành thấp hơn và ít phải bảo dưỡng
hơn động cơ một chiều. Trước đây, với những hệ truyền động đòi hỏi độ chính xác cao ,
động cơ một chiều luôn là sự lựa chọn số một, hiện tại với sự phát triển của các bộ biến tần
bán dẫn, động cơ không đồng bộ với bộ nguồn biến đổi tần số có thể cho chất lượng điều
chỉnh rất cao và hoàn toàn có thể thay thế cho động cơ điện một chiều.

Nói riêng trong ứng dụng thang máy, với các loại thang máy chở người không đòi hỏi
công suất động cơ truyền động quá lớn do đó động cơ không đồng bộ điều khiển bằng bộ
biến tần vừa đơn giản lại có thể cho chất lượng điều chỉnh rất cao, ổn định. Với bộ biến tần
ta có thể điều chỉnh tốc độ động cơ trong dài khá rộng, khả năng hãm và dùng với độ chính
xác cao, đây chính là yêu cầu rất quan trọng với thang máy.

14
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

CHƯƠNG 2
KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY
2.1. Giới thiệu thang máy vận chuyển hành khách Schindler 3300
Thang máy Schindler 3300 đồng nhất về tiết kế lẫn chức năng, dòng sản phẩm này
đảm bảo hiệu suất cao, phù hợp với kiến trúc xây dựng các tòa nhà. Hệ thống kỹ thuật tiên
tiến giúp dòng sản phẩm có thể dễ dàng phù hợp với các khu dân cư cho tới các trung tâm
thương mại mô hình nhỏ và vừa, bên cạnh đó dòng sản phẩm này vừa tiết kiệm năng lượng
lại vừa dễ dàng sử dụng cho tất cả mọi đối tượng.

15
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

2.2. Thông số kỹ thuật thang máy

THÔNG TIN CHUNG

Tên sản phẩm Schindler 3300

Quy định chính EN81-20

Nhóm kích thước Hai thang máy

Vận tốc 2.5 m/s

Tải 1000 kg / 13 Người

Tổng di chuyển 67500 mm

Cửa tầng 20

Số lượng lối ra vào 20

PHÒNG MÁY

Vị trí máy kéo Bên trong hố thang

ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT TRỤC

Kích thước trục 2280 mm x 1885 mm

Yêu cầu tối thiểu đối với chiều cao 4850 mm

phần đỉnh thang

Độ sâu hố 2200 mm

Dạng cửa Kiểu mở tâm

Chiều rộng cửa 900 mm

Chiều cao cửa 2100 mm

Kiểu lối ra vào Khung hẹp

16
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Tủ điều khiển (MAP) kiểu Được gắn lên tường

BUỒNG THANG

Kiểu buồng thang Lối vào đơn

Kích cỡ buồng thang [w x d] 1600 mm x 1500 mm

Chiều cao buồng thang 2400 mm

2.3. Các bộ phận của thang máy


2.3.1. Bộ điều khiển

Thành phần chính của bộ điều khiển


1 Nguồn cấp điện
2 Relay điều khiển
3 Kiểm soát mạch an toàn
4 Bộ điều khiển recall
5 Chân input/output
6 Chân cấp nguồn chính
7 Công-tắc-tơ cho bộ truyền động
8 Bộ điều khiển bo mạch
9 Ngõ vào/ra bo mạch

17
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Nhiệm vụ chính của bộ điều khiển

Bộ điều khiển thang máy có các nhiệm vụ (có


tính đến các lời yêu cầu hành dưỡngnh khác
và tình huống hiện tại) vận chuyển hành
khách một cách nhanh chóng và an toàn nhất
đến tầng được yêu cầu.
Bộ điều khiển phải thực hiện các việc sau:
• Lưu trữ các cuộc gọi tầng và cuộc gọi
cabin nhận được
• Với nhóm thang máy, liên tục tính cách
thức giao thông lý tưởng
• Vận hành các hiển thị hình ảnh và âm
thanh tại các tầng và trong cabin
• Kiểm soát và vận hành cửa
1 Bộ điều khiển • Giao tiếp với bộ điều khiển truyền động
2 Bảng hiện thị tầng LIP • Giám sát hệ thống an toàn
3 Hiển thị vị trí cabin
• Thực hiện các chức năng phụ như cứu hỏa
4 Bảng điều khiển tầng LOP
Điều khiển dành riêng, Đo tải trọng,...
5 Bảng điều khiển cabin COP
6 Cửa cabin
7 Máy kéo
8 Mạch an toàn
9 Cabin

18
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

2.3.2. Máy kéo, Hệ thống kéo và Thắng

Động cơ không hộp số


Động cơ không hộp số áp dụng cho toàn bộ các mức tốc độ.
Các puly máy kéo được nối trực tiếp vào rotor của động cơ.
1 Tay thắng với má thắng
2 Bộ điều khiển tay (có thể tháo được)
3 Lò xo thắng
4 Quạt
5 Nguồn điện và nguồn tín hiệu
6 Động cơ
7 Puly máy kéo
8 Khung máy kéo
9 Puly điều hướng

19
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Thiết bị kéo
Các thiết bị kéo dùng để truyền động.
Cabin và đối trọng được treo từ các thiết bị treo.
A: Cáp thép
1 Cáp có lõi "không bằng thép". Lõi được làm bằng sợi thiên nhiên hoặc tổng hợp.
2 Cáp với lõi thép
3 Độ dài bước xoắn cáp
4 Lõi
5 Tao cáp

20
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

6 Cọng cáp
B: Hệ thống treo và thiết bị kéo (STM)
1 Cáp thép
2 Lớp phủ ngoài STM
3 Đầu nối STM

Thành phần
A: Thắng trống B: Thắng đĩa
1 Điểm trục xoay 1 Thắng
2 Lò xo phanh 2 Má thắng
3 Nam châm phanh 3 Đĩa
4 Cần nhả phanh bằng tay
5 Đệm lót
6 Cần phanh

21
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

7 Trống thắng

Chức năng thắng


Tùy vào công nghệ truyền động, thắng cơ được sử dụng để giảm tốc độ, dừng và giữ thang
máy đứng yên. Thắng cơ phải giữ cho thang đứng yên trong cả hai trường hợp mất cân
bằng sau:
• Trường hợp 1: Thang trống ở đỉnh
• Trường hợp 2: Thang đầy ở đáy
Trong trường hợp dừng khần cấp, phanh còn phải có khả năng làm động cơ dừng lại trong
khoảng thời gian và khoảng cách xác định trước.
Nếu thắng máy kéo không cấp đủ lực hãm thì có nguy cơ gây chuyển động cabin theo
chiều đi lên, ngay cả khi cửa mở.
Cân bằng cabin/đối trọng
• GG = GK + (GQ/2)
– GK = Khối lượng thực của cabin
– GQ = Tải trọng định mức
– GG = Khối lượng đối trọng

22
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

2.3.3. Cabin và Đối trọng

Các bộ phận của cabin


1 Nóc cabin
2 Thân cabin
3 Bộ điều khiển inspection
4 Bộ điểu khiển trên nóc cabin
5 Khung bao trụ đứng
6 Quang dưới
7 Thắng cơ
8 Yếm chắn
9 Sill cửa cabin
10 Cửa cabin
11 Kiếm cửa và các tiếp điểm
12 Bộ đầu cửa cabin
13 Thông tin hố thang
14 Quạt trong cabin
15 Shoe dẫn hướng
16 Quang dưới
17 Lan can

23
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Đối trọng
Khi đối trọng được lắp, máy kéo sẽ không phải kéo tất cả khối lượng cabin. Vì vậy sẽ tiết
kiệm được năng lượng tiêu thụ bởi máy kéo. Nếu cabin di chuyển với một nửa tải định mức,
chỉ cần năng lượng đủ để đi qua các điểm kéo/ma sát trong hệ thống để di chuyển cabain
trong hố thang.
1 Đối trọng 1 hàng
2 Đối trọng 3 hàng (nhiều hàng)
3 Đối trọng 1 hàng với cáp dẫn hướng
4 Đối trọng Modular có thắng cơ

24
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Thiết bị cân tải (LMS)


LMS được sử dụng để cân tải để xác định:
• Quá tải cabin
• Đầy tải
• Không tải.
Thông tin thu được từ LMS dùng để:
• Không cho thang chạy khi quá tải
• Tránh thang chạy sai mục đích khi có tải tối thiểu
• Gọi nhà quản lý để điều khiển khi đầy tải
• Tính lực mô-men trước khi mở thắng máy kéo (khởi động hành trình)

25
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Cảm biến điện trở được dùng để đo độ méo của vật. Khi vật bị biến dạng, thiết bị này cũng
biến dạng, làm cho điện trở thay đổi. Giá trị điện trở thay đổi giúp ta tính được tải trọng
cabin.

Shoe dẫn hướng kiểu trượt

Shoe dẫn hướng kiểu bánh lăn


1 Cụm lò xo (dưới lớp vỏ)
2 Ốc chỉnh các bánh lăn
3 Bánh lăn

26
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

2.3.4. Thắng cơ và bộ khống chế vượt tốc

1 Bộ khống chế vượt tốc (governor)

2 Phanh dây cáp

3 Cần (tay đòn)

4 Cabin

5 Thanh ti kéo

6 Thắng cơ

7 Thiết bị căng cáp

8 Cáp governor vượt tốc

Chức năng
Governor vượt tốc:
• Thiết bị an toàn cơ học kích hoạt dừng khẩn cấp khi cabin di chuyển nhanh hơn tốc độ
tối đa cho phép.
• Nó cũng kích hoạt thắng cơ khi tốc độ không ngừng tăng. Trên thực tế, bộ khống chế
vượt tốc là một cơ cấu dẫn hoạt thắng cơ.
Thắng cơ:
• Thiết bị cơ khí sử dụng để dừng và giữ thang hay đối trọng đứng yên với ray dẫn hướng
trong trường hợp quá tốc độ hoặc đứt dây cáp.

27
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Thắng cơ đối trọng bắt buộc có khi:


• Thắng cơ không hoạt động theo cả hai chiều đi lên và xuống, và máy kéo không hoạt
động trực tiếp trên trục puly kéo (ví dụ máy kéo có hộp số).
• Các phòng bên dưới đáy hố dễ thao tác.
• Đáy hố không được xây trên nền rắn (ví dụ các ships).

Các bộ phận của thắng cơ


1 Bệ/nắp 7 Tem nhãn
2 Cụm lò xo C 8 Số sê-ri
3 Nêm thắng
4 Đĩa thắng
5 Hàm trượt
6 Khung bánh lăn

28
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Thành phần của governor vượt tốc


1 Governor khống chế vượt tốc
2 Cáp governor vượt tốc
3 Dây cáp dẫn hướng
4 Pulley căng cáp
5 Tạ kéo
6 Khớp nối cáp
7 Tiếp điểm thiết bị căng cáp
Trình tự hoạt động:
• Governor vượt tốc phát hiện có quá
tốc độ khi đi lên hay xuống.
• Đảm bảo tiếp điểm (nếu khớp) phải
được nhả ra trước khi chặn cáp
governor vượt tốc.
• Cáp governor vượt tốc bị chặn.
• Cần gạt thắng cơ được hoạt động bằng
tính chuyển động liên tục của cabin.
• Thắng cơ dẫn động.
• Cabin dừng lại.

0
Nguyên lý hoạt động của Bộ khống chế vượt tốc Governor:
Thiết bị này luôn quay đồng tốc với cabin và kèm theo bộ đếm xung luôn kiểm soát tốc độ
cabin hoạt động trong định mức giới hạn cho phép. Cáp phanh cũng được gắn vào cabin
của thang máy, do đó nó cũng sẽ di chuyển theo khi cabin thang máy di chuyển lên xuống.
Sự di chuyển của cabin tác động lên cáp phanh làm quay đĩa phanh, khi bị một lí do nào
đó, cabin thang máy di chuyển quá tốc độ định mức, nó sẽ làm cho thiết bị đếm xung sẽ

29
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

báo tín hiệu phản hồi mất an toàn về bộ điều khiển thang máy. Tại đây, bộ điều khiển thang
máy ngắt điện khỏi máy kéo, phanh điện từ sẽ đóng, đồng thời quả phanh li tâm trên thiết
bị thắng cơ sẽ tác động. Nó khiến hệ thống phanh an toàn ở khung cabin làm việc và ép
chặt cabin thang máy vào hệ thống Rail dẫn hướng.

30
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

2.3.5. Thông tin hố thang


Thành phần và chức năng
Bộ Thông Tin Hố Thang để báo cho bộ điều
khiển và hệ truyền động điện về vị trí của
cabin.
Có nhiều loại cảm biến được sử dụng, nhưng
tất cả đều cung cấp các chức năng sau phụ
thuộc vào chủng loại thang:
• Tốc độ được chọn trước
• Hướng di chuyển
• Hiển thị tầng
• Mở trước cửa
• Lệnh Giảm tốc độ
• Giới hạn hành dưỡngnh ở chế độ
inspection
1 Cảm biến vị trí
2 Cụm báo tầng
3 Cụm báo cabin
4 ETSL (Emergency Terminal Speed
Limiting - Điểm giới hạn vận tốc khẩn cấp)

Bộ phát xung đếm lên (IG)

Các bộ phát xung đếm lên là thiết bị quang


điện tử dùng để đo vị trí cabin.

1 Encoder (bộ mã hóa)

2 Vòng nam châm

3 Lỗ khung lắp

31
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Bộ nam châm
A Cực bắc
B Cực nam
C Mở
D Đóng
1 Bộ chọn tầng
2 Nối tắt cửa (mở trước cửa)
3 Báo hết chiều dài hố thang
4 Bộ tạo xung gia tăng

32
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Cảm biến cabin và ETSL


A: Thiết bị Cabin B: ETSL
1 Photocell nối tắt cửa 1 Đoạn cắt
2 Tiếp điểm chuyển động lên 2 Cảm biến quang vận tốc kiếm
3 Photocell tái chỉnh tầng xuống soát đầu hố thang
4 Tiếp điểm chuyển động xuống 3 Rãnh đo
5 Cảm biến quang báo tầng 4 Cabin

33
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

2.3.6. Cửa và An toàn cửa

Tổng quan cửa tầng


1 Yếm
2 Bát kẹp yếm
3 Giá đỡ đế (sill)
4 Rãnh đế cửa (rãnh sil)
5 Cánh cửa
6 Râu cửa
7 Bệ đỡ cánh cửa
8 Đầu cửa
9 Bracket trên cùng
10 Tiếp điểm an toàn đóng cửa

Tổng quan cửa cabin


1 Bệ đỡ cánh cửa
2 Dây curoa
3 Kiếm cửa
4 Motor
5 Puly mô tơ
6 Tiếp điểm cửa
7 Giàn đầu cửa
8 Cánh cửa
9 Sill cửa car

34
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Hệ thống giám sát


A:
Photocell đơn
Photocell đơn chỉ cấp một phần hệ số an toàn.
B:
Light curtain
Được sử dụng chủ yếu để bảo vệ hành khách với hệ thống cửa tự động.
C:
Cảm biến chuyển động siêu âm
Xác định chuyển động của người hay vật tại tầng. Nếu có vật di chuyển, cửa tự động đảo
chiều. Cảm biến bỏ qua các chuyển động ra xa hoặc ra khỏi vùng góc tam giác trước cửa.
D:
KSKB (Giới hạn lực đóng cửa)
X = max. 150 N

35
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

2.3.7. Đáy hố thang

Khi bộ điều khiển hoặc động cơ bị lỗi,


nó thường làm cho cabin di chuyển vượt
quá điểm dừng cuối cùng. Để tránh
trường hợp này, giảm chấn bộ được sử
dụng để hấp thu bớt va chạm của cabin
hay đối trọng.

1 Giảm chấn dầu SEB - loại tản năng


lượng
2 Giảm chấn lò xo - loại hấp thu năng
lượng
3 Giảm chấn nhựa chống thấm - loại
hấp thu năng lượng
▪ Thông thường giảm chấn dầu được sử
dụng lắp đặt với vận tốc 1.6 m/s.

2.3.8. Bảng bấm


Tổng quan
1 Bảng gọi tầng LOP
2 Bảng hiển thị tầng LIP
3 Bảng gọi cabin COP

36
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

Bảng gọi tầng LOP


• Nút bấm nút gọi tầng
• Xác nhận lệnh
• Hiển thị hành dưỡngnh xa
• Công tắc cho: báo cháy, bảo dưỡng, vv.
Bảng hiển thị tầng LIP
• Hiển thị tầng
• Hiển thị hành dưỡngnh xa
• Hiển thị ký hiệu cabin (A, B, C...)
Bảng gọi cabin COP
• Nút bấm chọn tầng và xác nhận
• Hiển thị hướng đi
• Hiển thị tầng
• Công tắc cho: báo cháy, bảo dưỡng, vv.
• Đèn khẩn cấp
• Nút bấm cảnh báo với chuông (tùy chọn
Servitel)
• Bảng thông tin: Số thiết bị, tải trọng tối
đa…
• Đầu đọc thẻ…

2.4. Nguyên lý hoạt động của thang máy

Thang máy thông dụng hiện nay là Thang máy dùng Cáp kéo. Với thiết kế dạng này, thùng
thang (cabin) được kéo lên/xuống bởi hệ dây cáp thép chịu lực. Cáp kéo được gắn vào
khung cabin và được choàng qua một thiết bị gọi là pu-li. Pu-li thực ra là một bánh xe có
nhiều rãnh xung quanh để giữ cáp, và khi pu-li quay sẽ làm cáp di chuyển theo. Pu-li sẽ
được trang bị một động cơ điện gọi là máy kéo. Khi động cơ của máy kéo quay thì pu-li

37
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THANG MÁY

quay và nâng cabin lên, khi động cơ quay theo chiều ngược lại thì cabin sẽ hạ xuống. Với
thang máy không hộp số thì động cơ làm quay pu-li một cách trực tiếp, còn đối với thang
có hộp số thì động cơ sẽ quay bộ bánh răng để làm quay pu-li. Thông thường thì cả hệ pu-
li, máy kéo và tủ điện điều khiển đều được lắp đặt tại phòng máy nằm ở trên cùng của giếng
thang.

Hệ dây cáp dùng để kéo cabin được nối vào khung đối trọng phía bên kia của pu-li. Đối
trọng nặng tương đương với cabin và cộng thêm 50% tải. Hay nói cách khác, khi cabin chở
50% tải thì đối trọng và cabin cân bằng nhau. Mục đích của việc cân bằng này là để tiết
kiệm năng lượng. Khi hai phía của pu-li có khối lượng ngang nhau thì chỉ cần thêm một
lực nhỏ cũng đủ để pu-li chuyển động hướng bên này hoặc bên kia. Cơ bản thì động cơ chỉ
cần thắng được lực ma sát, sức nặng phía bên kia của pu-li sẽ thực hiện hầu hết phần việc
còn lại. Nói cách khác, nhờ có sự cân bằng này mà cả hệ thống luôn bảo toàn năng lượng,
khi kéo cabin xuống sẽ tạo thêm năng lượng bảo tồn ở đối trọng bên trên và ngược lại.

Cả cabin và đối trọng chạy trên hệ Ray dẫn hướng lắp dọc theo giếng thang, chúng giúp
cho cabin và đối trọng không bị rung lắc, và cũng là thành phần thuộc hệ thống an toàn
giúp dừng cabin lại trong trường hợp khẩn cấp.

Thang máy còn được trang bị thêm rất nhiều thiết bị an toàn để kiểm soát toàn bộ quá trình
vận hành của thang một cách tự động, phòng ngừa mọi tình huống liên quan an toàn.

38
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP
3.1. Tổng quan về bảo dưỡng

3.1.1. Định nghĩa

Hiện nay, tùy theo quan điểm của mỗi cơ quan, mỗi tổ chức mà thuật ngữ bảo
dưỡng được định ngĩa khác nhau. Sau đây là một số định nghĩa cơ bản:

Định nghĩa của AFNOR (Pháp): Bảo dưỡng là tập hợp các hoạt động nhằm duy
dưỡng hoặc phục hồi một tài sản ở tình trạng nhất định hoặc bảo đảm một dịch vụ
xác định.

Ý nghĩa của một số khái niệm từ định nghĩa này là:

• Tập hợp các hoạt động: Tập hợp các phương tiện, các biện pháp kỹ thuật để
thực hiện công tác bảo dưỡng.

• Duy dưỡng: Phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra để duy dưỡng tình trạng
hoạt động của tài sản.

• Phục hồi: Sửa chữa hay phục hồi trở lại trạng thái ban đầu của tài sản.

• Tài sản: Bao gồm tất cả thiết bị, dụng cụ sản xuất, dịch vụ…

• Tình trạng nhất định hoặc dịch vụ xác định: Các mục tiêu được xác định và
định lượng.

Định nghĩa của BS 3811:1984 (Anh): Bảo dưỡng là tập hợp tất cả các hành động
kỹ thuật và quản trị nhằm giữ cho thiết bị luôn ở, hoặc phục hồi nó về một tình trạng
trong đó nó có thể thực hiện chức năng yêu cầu. Chức năng yêu cầu này có thể định
nghĩa như là một tình trạng xác định nào đó.

Định nghĩa của Total Productivity Development AB (Thụy Điển): Bảo dưỡng

39
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện nhằm giữ cho thiết bị ở một tình trạng
nhất định hoặc phục hồi thiết bị về tình trạng này.

3.1.2. Sự phát triển của ngành bảo dưỡng

❖ Lịch sử bảo dưỡng:

Bảo dưỡng đã xuất hiện kể từ khi con người biết sử dụng các loại dụng cụ, đặc biệt là
từ khi bánh xe được phát minh. Nhưng chỉ từ vài thập niên vừa qua bảo dưỡng mới được
coi trọng đúng mức khi có sự gia tăng về số lượng và chủng loại của các tài sản cố định
như máy móc, thiết bị, nhà xưởng trong sản xuất công nghiệp.

Người ta đã tính được: chi phí để duy dưỡng thiết bị vận hành đạt yêu cầu bao gồm
các hoạt động bảo dưỡng phòng ngừa và phục hồi trong suốt tuổi đời của chúng bằng từ
4-40 lần chi phí mua thiết bị đó.

❖ Các thế hệ của bảo dưỡng:

Hình 5.1: Sự phát triển của ngành bảo dưỡng

3.1.3. Phân loại bảo dưỡng

❖ Bảo dưỡng có kế hoạch: Bao gồm những phương pháp sau.

Bảo dưỡng phòng ngừa: Là toàn bộ công việc được thực hiện khi máy vẫn còn
hoạt động nhưng có nhiều khả năng xảy ra hư hỏng. Công tác bảo dưỡng thực hiện
với mục đích “phòng ngừa hư hỏng xảy ra ngoài kế hoạch”. Bảo dưỡng phòng ngừa

40
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

gồm có hai dạng là:

• Bảo dưỡng phòng ngừa trực tiếp (định kỳ):

+ Là toàn bộ công tác kiểm tra, thay thế các chi tiết, bôi trơn thay dầu mỡ, vệ
sinh máy định kỳ theo kế hoạch đã lập ra trước.

+ Công tác bảo dưỡng này nhằm mục đích phòng ngừa hư hỏng xảy ra bằng
cách tác động và cải thiện trực tiếp đến trạng thái vật lý của máy.

• Bảo dưỡng phòng ngừa gián tiếp (bảo dưỡng trên cơ sở tình trạng máy):

Dạng bảo dưỡng này phụ thuộc vào một biến cố xác định (nhiệt độ, áp suất, độ
mỏi…) với dạng bảo dưỡng này cần phải đảm bảo tính liên tục khi theo dõi
diễn biến. Từ sự theo dõi này có thể can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu bất
thường.

Bảo dưỡng sửa chữa: Là bảo dưỡng hệ thống đã hư hỏng, nhằm phục hồi trạng
thái làm việc của hệ thống. Khi máy móc, thiết bị bị hư hỏng có thể được sửa chữa
bởi nhân viên vận hành, bộ phận bảo dưỡng của công ty hoặc của nhà cung cấp thiết
bị.

Bảo dưỡng cải tiến: Tiến hành khi cần thay đổi thiết bị cũng như cải tiến tình
trạng bảo dưỡng. Mục tiêu là thiết kế lại một số chi tiết, bộ phận để khắc phục hư
hỏng hoặc để kéo dài thời gian sử dụng của các chi tiết, bộ phận và toàn bộ thiết bị.

Bảo dưỡng chính xác: Thực hiện bằng cách thu nhập các dữ liệu của bảo dưỡng
dự đoán để hiệu chỉnh môi trường và các thông số vận hành của máy, từ đó cực đại
hóa năng suất, hiệu suất và tuổi thọ của máy.

Bảo dưỡng dự phòng: Thực hiện bằng cách bố trí máy hoặc chi tiết, phụ tùng
thay thế song song với cái hiện có. Điều này có nghĩa là máy hoặc chi tiết, phụ tùng
thay thế có thể được khởi động và liên kết với dây chuyền sản xuất nếu cái đang được
sử dụng bị ngừng bất ngờ.

41
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

Bảo dưỡng năng suất toàn bộ: Thực hiện bởi tất cả các nhân viên thông qua
các nhóm hoạt động nhỏ nhằm đạt tối đa hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị.

Bảo dưỡng phục hồi có kế hoạch: Là hoạt động bảo dưỡng phục hồi phù hợp
với kế hoạch sản xuất, các phụ tùng, tài liệu kỹ thuật và nhân viên bảo dưỡng đã được
chuẩn bị trước khi tiến hành công việc. Trong giải pháp bảo dưỡng này, chi phí bảo
dưỡng gián tiếp sẽ thấp hơn và chi phí bảo dưỡng trực tiếp cũng giảm đi so với bảo
dưỡng phục hồi không kế hoạch.

❖ Bảo dưỡng không kế hoạch:

Được thực hiện khi không hề có bất kỳ một kế hoạch hay hoạt động bảo dưỡng nào
trong khi thiết bị đang hoạt động cho đến khi hư hỏng. Hai loại phổ biến trong chiến lược
bảo dưỡng không kế hoạch là:

Bảo dưỡng khẩn cấp: Là bảo dưỡng cần được thực hiện ngay sau khi có hư hỏng xảy
ra để tránh những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo.

Bảo dưỡng phục hồi: Là tất cả các hoạt động bảo dưỡng được thực hiện sau khi xảy
ra đột xuất một hư hỏng nào đó, để phục hồi thiết bị về tình trạng hoạt động bình thường
nhằm thực hiện các chức năng yêu cầu.

Kết luận:
Dù các chiến lược bảo dưỡng được áp dụng trong nhà máy có hoàn hảo đến đâu, thì
những lần ngừng máy đột xuất cũng không thể tránh khỏi. Do đó, giải pháp bảo dưỡng khẩn
cấp trong chiến lược bảo dưỡng có kế hoạch vẫn là một lựa chọn cần thiết.

Việc lựa chọn phương pháp bảo trì phụ thuộc vào mức độ hư hỏng, thời gian
sửa chữa cũng như chi phí sửa chữa của máy.

3.2. Những lợi ích đạt được khi thực hiện công tác bảo dưỡng

Giảm thời gian ngừng máy, tăng độ tin cậy và khả năng sẵn sàng của thiết bị:
Thời gian ngừng máy luôn luôn ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của thiết bị do
làm giảm sản lượng, tăng chi phí vận hành và gây trở ngại cho dịch vụ khách hàng.

42
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

Đảm bảo các yếu tố về môi trường: Những hư hỏng ngày càng gây các hậu quả
về an toàn và môi trường một cách nghiêm trọng, trong khi những yêu cầu tiêu chuẩn
chất lượng và dịch vụ ở nhiều lĩnh vực đang ngày càng cao. Tại nhiều nước trên thế
giới, đã có những công ty bị đóng cửa vì không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và
môi trường.

Thu hồi tối đa vốn đầu tư: Sự phụ thuộc của con người vào máy móc, thiết bị
ngày càng tăng thì chi phí vận hành và sở hữu chúng tăng theo. Vì vậy, thiết bị phải
được duy dưỡng hoạt động với hiệu suất cao và có tuổi thọ càng lâu càng tốt.

Kiểm soát chi phí bảo dưỡng: Chi phí bảo dưỡng phải được tính là một thành
phần của tổng chi phí. Trong một số ngành công nghiệp, chi phí bảo dưỡng nằm ở
vị trí số 2, thậm chí số 1 trong số các chi phí vận hành. Hiện nay thường là 90% các
chi phí bảo đảm chất lượng, khả năng bảo dưỡng và độ tin cậy được dùng để phục
hồi sai sót, khuyết tật do thiết kế và chế tạo, chỉ gần 10% được chi để làm đúng sản
phẩm ngay từ đầu. Trong tương lai cần phải thay đổi hiện trạng này.

3.3. Vai trò của công tác bảo dưỡng ngày nay

Ngày nay, bảo dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất, có thể so
sánh như đội cứu hoả. Ngọn lửa trong đám cháy phải được dập tắt nhanh nhất có thể
để tránh những thiệt hại lớn. Tuy nhiên, dập lửa không phải là nhiệm vụ chính của
đội cứu hỏa mà là phòng cháy.

Bởi vậy vai trò chính yếu của bảo dưỡng là:

+ Phòng ngừa để tránh cho máy móc không hư hỏng.

+ Tăng tối đa năng suất của thiết bị.

+ Đảm bảo thiết bị hoạt động đúng yêu cầu và liên tục, tương ứng với tuổi thọ
thiết kế.

+ Chỉ số khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngừng máy để bảo
dưỡng nhỏ nhất.

43
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

+ Thiết bị vận hành có hiệu quả và ổn định, chi phí vận hành ít hơn, đồng thời
làm ra sản phẩm đạt chất lượng hơn.

+ Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.

Hiện nay, công tác bảo dưỡng ngày càng giữ một vị trí quan trọng. Ở những
nước đang phát triển có nhiều máy móc cũ đang hoạt động, vấn đề phụ tùng là yếu
tố cần quan tâm, vì khó tìm được phụ tùng thay thế cho thiết bị, nếu có tìm thấy
thường giá cũng rất cao và phải trả bằng ngoại tệ. Vậy nên, công tác bảo dưỡng được
thực hiện tốt đồng nghĩa với việc phòng ngừa hậu quả hỏng máy, vấn đề thiếu hụt
phụ tùng sẽ phần nào được giải quyết.

3.4. Tầm quan trọng của việc lựa chọn phương án bảo dưỡng

Trong quá dưỡngnh hoạt động của máy, việc xảy ra các hao mòn, hư hỏng thiết bị là
điều khó tránh khỏi. Những hư hỏng bất ngờ, hư hỏng dần theo thời gian đã làm giảm năng
suất làm việc, tăng thời gian ngừng máy, tiêu tốn chi phí vật tư sửa chữa và làm giảm lợi
nhuận, gây thiệt hại cho các công ty, nhà máy. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần
chú trọng đến công tác nâng cao độ tin cậy và tuổi thọ của thiết bị. Vì vậy, chúng ta phải
có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hợp lý lâu dài đối với máy móc.

Phương pháp bảo dưỡng, sửa chữa là phương pháp bảo dưỡng không có kế hoạch được
thực hiện khi hư hỏng xảy ra đột xuất.

Phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa là phương pháp bảo dưỡng có kế hoạch được thực
hiện theo dưỡngnh tự rõ ràng.

Lựa chọn phương pháp bảo dưỡng nào có hiệu quả còn tùy thuộc vào cấu tạo, vận hành,
tính ảnh hưởng của thiết bị đối với dây chuyền sản xuất, thời gian ngừng máy và các yếu
tố liên quan như giá thành, nguồn gốc, con người, khả năng phát hiện hư hỏng của thiết bị.

Kết hợp những đánh giá trên, cùng với tầm quan trọng của mô hình phân loại sản phẩm
theo chiều cao trong công việc sản xuất của xưởng, nhà máy thì yêu cầu đảm bảo cho mô
hình hoạt động đạt năng suất cao, nâng cao độ tin cậy đòi hỏi phải có kế hoạch bảo dưỡng

44
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

hợp lý.

3.5. Các phương pháp bảo dưỡng

3.5.1. Xác định các tiêu chí của thiết bị và dùng giản đồ NOIRET để xác định kế
hoạch bảo dưỡng

Tính lệ thuộc của thiết bị gồm 7 chỉ tiêu sau đây:

• Tuổi thọ của thiết bị.

• Mức độ phức tạp của thiết bị:

+ Ít phức tạp và có thể tiếp cận.

+ Không phức tạp và có thể tiếp cận.

+ Phức tạp và ít có thể tiếp cận.

+ Rất phức tạp và có thể tiếp cận.

• Nguồn gốc thiết bị:

+ Nội địa và sản xuất hàng loạt lớn.

+ Nội địa và sản xuất hàng loạt nhỏ.

+ Nhập ngoại với dịch vụ sau khi bán.

+ Nhập ngoại không dịch vụ sau khi bán.

• Độ bền thiết bị:

+ Thiết bị chính xác thao tác nhẹ nhàng.

+ Thiết bị quá tải.

+ Thiết bị ít đồ sộ.

+ Thiết bị chính xác và vững chắc.

+ Thiết bị thông dụng.

45
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

+ Thiết bị rất vững chắc.

• Điều kiện làm việc:

+ Vận hành cho một vị trí làm việc.

+ Vận hành cho hai vị trí làm việc.

+ Vận hành cho ba vị trí làm việc.

• Thất thoát:

+ Sản phẩm có thể bán được.

+ Sản phẩm còn sử dụng được.

+ Sản phẩm không sử dụng được.

• Thời gian giao hàng:

+ Thời gian dài (sản xuất lưu kho).

+ Thời gian gấp.

+ Thời gian bắt buộc.

3.5.2. Phương pháp phân tích L’AMDEC

L’AMDEC là phương pháp phân tích độ tin cậy, nó cho phép thống kê các dạng hư
hỏng có khả năng gây ảnh hưởng lên thiết bị đó và ảnh hưởng của hư hỏng này đến toàn
bộ hệ thống. Ta thực hiện:

+ Phân tích hệ thống thành nhiều phần, mỗi phần là một cụm chức năng.

+ Liệt kê tất cả những hư hỏng quan sát được.

Đối với các hư hỏng quan sát được, chúng ta thiết lập các mức tới hạn từ 3 tiêu chuẩn
sau:

+ Tần số xuất hiện hư hỏng: Kí hiệu là F.

+ Khả năng phát hiện hư hỏng: Kí hiệu là N.

46
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

+ Mức độ trầm trọng của hư hỏng đối với sản suất và chất lượng: Kí hiệu là G.

Mỗi tiêu chuẩn có bốn mức đánh giá từ 1 đến 4:

A. Tần số xuất hiện hư hỏng (F)

Giá trị Tỉ lệ hư hỏng F


1 Tối đa có một hư hỏng trong 1 năm
2 Tối đa có một hư hỏng trong 6 tháng
3 Tối đa có một hư hỏng trong 1 tháng
4 Tối đa có một hư hỏng trong 1 tuần

B. Khả năng phát hiện hư hỏng (N)

Giá trị Khả năng phát hiện hư hỏng N


1 Hư hỏng có dấu hiệu dễ dàng phát hiện
2 Hư hỏng có thể phát hiện ngay
3 Hư hỏng khó phát hiện
4 Hư hỏng không thể phát hiện ngay

C. Mức độ trầm trọng của hư hỏng (G)

Giá trị Mức độ G


1 Hư hỏng không đáng kể
2 Hư hỏng ít quan trọng
3 Hư hỏng quan trọng
4 Hư hỏng trầm trọng

Mức độ giới hạn C được tính theo công thức: C = F x N x G.

Nếu kết quả mức giới hạn cho ra:

47
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

- 8 < C < 16: Ta thực hiện kế hoạch bảo dưỡng phòng ngừa.

- C <= 8: Ta thực hiện kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa.

- C >= 16: Ta thực hiện bảo dưỡng cải tiến.

3.5.3. Biểu đồ xương cá Ishikawa

Biểu đồ xương cá (Fishbone diagram) hay biểu đồ nguyên nhân – kết quả có tên gốc
là phương pháp Ishikawa là một phương pháp nhằm nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp
trong quản lý, lãnh đạo.

Biểu đồ xương cá được ông Kaoru Ishikawa phát minh vào những năm 1960. Ông là
người tiên phong về quản lý chất lượng tại nhà máy đóng tàu Kawasaki, và được xem là
người có công với quản lý hiện tại.

Biểu đồ Ishikawa được xem là 1 trong 7 công cụ cơ bản của quản lý chất lượng, bao
gồm Histogram, ParetoChar, Checksheet, Control chart, Flowchart và Scatter diagram.

Sở dĩ, biểu đồ này được gọi là biểu đồ xương cá, bởi vì hình dạng của nó giống hình
xương cá. Xương trung tâm là xương sống, sau đó đến xương lớn, xương vừa và xương nhỏ
(hạng mục lớn, hạng mục vừa, hạng mục nhỏ...), được vẽ để nối nguyên nhân và kết quả.
Do đó, phải sắp xếp các yếu tố liên quan một cách có hệ thống để vẽ biểu đồ nhân quả.

Mục đích:

+ Khi có nhu cầu tìm hiểu một vấn đề để xác định nguyên nhân gốc rễ.

+ Khi muốn tìm hiểu tất cả các lí do có thể có tại sao một tiến dưỡngnh giải quyết vấn
đề gặp những khó khăn hoặc những thất bại.

+ Khi có nhu cầu nhận diện các lĩnh vực thu thập thông tin.

+ Khi muốn tìm hiểu lí do một tiến dưỡngnh không đưa đến những kết quả mong
muốn.

Các bước tạo một biểu đồ xương cá

48
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

Xác định vấn đề: Ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết (áp dụng 5w: what, who,
when, where, how). Viết vấn đề vào ô bên phải tờ giấy, sau đó kẻ một đường ngang, chia
giấy của bạn ra làm hai. Lúc này bạn đã có “đầu và xương sống” của con cá trong sơ đồ
xương cá.

Xác định các nhân tố ảnh hưởng: ứng với mỗi nhân tố, vẽ một nhánh “xương sườn”.
Cố gắng liệt kê càng nhiều nhân tố càng tốt, ví dụ như hệ thống, cơ sở vật chất, máy móc,
nguyên liệu, yếu tố bên ngoài,… Nếu bạn có 1 nhóm để xử lý vấn đề thì đây là lúc cần áp
dụng các kỹ thuật brainstorming.

Tìm ra nguyên nhân có thể có, thuộc về từng nhân tố (đã tìm ra trong bước 2), ứng với
mỗi nguyên nhân, lại vẽ một “nhánh xương con”. Nếu nguyên nhân của bạn quá phức tạp,
có thể chia nhỏ nó thành nhiều cấp.

Phân tích sơ đồ: Sơ đồ đã xây dựng là một danh sách đầy đủ các nguyên nhân có thể
xảy ra, bạn có thể kiểm tra, khảo sát, đo lường...v…v… để xác định đâu là các nguyên nhân
chính rồi từ có có những kế hoạch cụ thể để sửa chữa.

Áp dụng sơ đồ xương cá Ishikawa trong việc quản lý và bảo dưỡng mô hình phân loại
sản phẩm theo chiều cao:

3.5.4. Lợi ích của bảo dưỡng

+ Tăng khả năng sẵn sàng của máy móc – thiết bị.

+ Giảm thời gian ngừng máy.

+ Giảm chi phí sản xuất.

+ Nâng cao năng xuất.

+ Tăng độ tin cậy và khả năng bảo dưỡng.

+ Giảm chi phí bảo dưỡng.

+ Tăng độ an toàn.

+ Tăng khả năng bảo dưỡng có kế hoạch.

49
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP

3.5.5. Những thiệt hại do ngừng máy, hỏng hóc

+ Giảm tuổi thọ và khả năng sẵn sàng của thiết bị.

+ Giảm độ tin cậy.

+ Tăng chi phí bảo dưỡng và sản xuất.

+ Giảm an toàn.

+ Giảm năng suất.

50
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

CHƯƠNG 4

LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG


4.1. Quy trình bảo dưỡng
4.1.1. Bên trong cabin
Quy trình Chú ý
Kiểm tra tình trạng của tất cả các nút, công Thay thế bất kỳ thành phần bị lỗi, theo yêu
tắc và đèn báo. cầu.
Giao tiếp hai chiều:
Thực hiện cuộc gọi trên thiết bị liên lạc hai Nếu cuộc gọi không được chấp nhận trong
chiều và đảm bảo cuộc gọi được phản hồi vòng 45 giây, cuộc gọi phải được chuyển
một cách chính xác, tức là cuộc gọi đến một tiếp đến một địa điểm thay thế.
địa điểm có nhân viên được ủy quyền để
thực hiện hành động thích hợp trong tình
huống khẩn cấp.
Hệ thống cảnh báo từ xa / cục bộ • Xác minh việc ngắt kết nối của thiết bị sau
• Nhấn nút kết nối bằng giọng nói trong xe. khi trung tâm cuộc gọi tắt cuộc gọi.
• Chờ kết nối, sau đó thực hiện kết nối kiểm • Xác minh rằng kết nối tự động ngắt sau 20
tra với trung tâm cuộc gọi. giây kể từ khi có thông báo bằng giọng nói
ban đầu nếu người gọi không mở rộng cuộc
gọi.
Tắc dừng khẩn cấp (Emergency stop
switch):
Kiểm tra để đảm bảo thang máy dừng kịp Thay thế công tắc dừng khẩn cấp nếu nó bị
thời khi kích hoạt nút / công tắc dừng. hỏng hoặc các dấu hiệu không đọc được.
Kiểm tra tình trạng và chức năng của thiết
bị.

51
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

Âm thanh báo động:


Khi nút báo động được bố trí bên trong xe,
trên đầu xe hoặc dưới gầm xe, hãy kiểm tra
hoạt động của cảnh báo âm thanh để đảm
bảo rằng nó có thể nghe thấy bên ngoài hố
thang.
Hệ thống thông gió:
Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống thông gió
trên cabin.
• Đảm bảo quạt được bảo vệ đúng cách và
được gắn chặt.
• Vệ sinh quạt hàng năm và bôi trơn các ổ
trục động cơ bằng dầu động cơ 30w (không
áp dụng với các ổ trục kín).
Nguồn điện khẩn cấp (Emergency • Sử dụng vôn kế để xác minh đầu ra của
power): pin.
Ngắt kết nối nguồn điện bình thường và • Hệ thống điện khẩn cấp phải có khả năng
kiểm tra để đảm bảo đèn khẩn cấp, báo cấp nguồn cho các phương tiện chiếu sáng
động âm thanh và phương tiện liên lạc hai và thông tin liên lạc hai chiều trong 4 giờ và
chiều hoạt động bình thường trên nguồn báo động bằng âm thanh trong 1 giờ.
pin.
Độ chính xác dừng tầng Điều chỉnh điểm dừng tầng, theo yêu cầu.
Kiểm tra độ chính xác dừng ở mỗi tầng theo
cả hai hướng. Các điểm dừng trên sàn phải
được duy trì ở mức ½ hoặc thấp hơn, cao
hơn hoặc thấp hơn mức sàn.

52
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

4.1.2. Phòng máy

Quy trình Chú ý


Sơ đồ mạch điện
Kiểm tra để đảm bảo có sẵn các sơ đồ đi Thông báo cho người giám sát của bạn nếu
dây cập nhật, rõ ràng tại chỗ. không có sơ đồ nối dây hoàn chỉnh.
Bộ điều khiển và hệ thống dây điện
- Làm sạch bên trong bảng điều khiển nếu • Loại bỏ tất cả các phụ tùng thay thế và
cần. các vật lạ khác có thể cản trở hoạt động
- Kiểm tra hệ thống dây điện tạm thời và bộ của thiết bị.
cách điện hoặc các khối trong các khung • Loại bỏ, nếu có.
hoặc cực của bất kỳ công tắc, công tắc tơ
hoặc rơ le hoạt động bằng từ tính nào.
- Kiểm tra các mạch an toàn.

Kiểm tra rơ le trong bộ điều khiển và


bộ truyền động
- Kiểm tra bề mặt tiếp xúc xem có bị cháy
và mòn quá mức không. Làm sạch, bôi trơn, điều chỉnh hoặc thay
- Kiểm tra hoạt động của rơle ngược pha; thế các thành phần theo yêu cầu.
rơ le phải giảm khi mất điện.
- Kiểm tra các cuộn dây để tìm dấu hiệu
quá nhiệt.

53
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

- Kiểm tra để đảm bảo các đầu ra của tấm


chắn hồ quang tiếp xúc được đặt đúng chỗ
và ở trong tình trạng tốt.
- Kiểm tra độ chặt của các kết nối dây.
- Kiểm tra độ mòn của rơ le đóng ngắt.
-Kiểm tra để đảm bảo lắp rơ le đúng cách

Kiểm tra công tắc tơ trong bộ điều


khiển và bộ truyền động
Kiểm tra công tắc tơ để biết các điều kiện
sau: Làm sạch, bôi trơn, điều chỉnh hoặc thay
• Ràng buộc thế các thành phần theo yêu cầu.
• Vật cản
• Tích tụ carbon
• Khoảng trống không khí thích hợp
• Áp suất tiếp xúc
• Xóa liên hệ
• Đốt và mòn quá mức
• Gắn đúng cách

Cầu chì và giá đỡ cầu chì


Kiểm tra để đảm bảo các cầu chì điều Không bao giờ thay thế cầu chì bằng dây
khiển được gắn chắc chắn, tiếp xúc điện hoặc thiết bị mang dòng điện.
tốt và có kích thước phù hợp.

54
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

4.1.3. Hố thang và nóc cabin


4.1.3.1. Vệ sinh puly và dây cáp

Quy trình Lưu ý


Làm sạch tời kéo và dây bù hàng năm Lưu ý: Không dùng dung dịch tẩy rửa vì sẽ
Để chuẩn bị cho việc kiểm tra dây. làm hỏng chất bôi trơn bên trong của dây.
• Làm sạch thủ công - Mang găng tay da để
tránh bị thương do đứt dây. Sử dụng bàn
chải lông (không phải bàn chải sắt) ngâm
trong dầu hộp số để loại bỏ bụi bẩn tích tụ
trên dây cáp. Loại bỏ dầu thừa bằng giẻ vải
dày.
• Bộ bôi trơn tự động: Thực hiện theo
khuyến nghị của nhà sản xuất.
4.1.3.2. Độ căng dây của puly

Quy trình Lưu ý


Sử dụng một trong hai phương pháp sau.
• Đo từng sợi dây bằng dụng cụ đo. Tất cả
các dây phải có lực căng bằng nhau.
• Kiểm tra độ căng bằng cách dùng ngón trỏ
kéo từng sợi dây tời kéo liên tiếp. Đo
khoảng cách mà mỗi sợi dây bị lệch bằng
điểm chuẩn cố định.

55
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

4.1.3.3. Governor khống chế vượt tốc

Quy trình Lưu ý


Làm sạch cáp governor hàng năm. Lưu ý: Không sử dụng dung dịch tẩy rửa vì
Mang găng tay da để tránh bị thương do đứt sẽ làm hỏng chất bôi trơn bên trong của
dây. Dùng giẻ vải dày loại bỏ xơ vải hoặc dây.
bụi bẩn khỏi dây đốc.
KHÔNG bôi trơn dây điều tốc. Nếu đã bôi
trơn, phải làm sạch hoặc thay dây, sau đó
kiểm tra bộ điều tốc và độ an toàn.

4.1.3.4. Bôi trơn ray dẫn đường

- Nếu sử dụng chất bôi trơn đường ray khác với loại được nhà sản xuất khuyến nghị, thì
phải thực hiện thử nghiệm an toàn để chứng minh rằng các chức năng an toàn theo yêu cầu.

- Làm sạch ray dẫn hướng. Loại bỏ xơ vải, bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ.

- Đảm bảo có phương tiện thu gom chất bôi trơn dư thừa ở chân ray. Đổ sạch / làm sạch
thùng chứa.

- Không sử dụng các hợp chất chống rỉ như sơn, hỗn hợp than chì và dầu, và các chất phủ
tương tự lên mặt của ray dẫn hướng, trừ khi được nhà sản xuất khuyến cáo.

4.1.3.5. Làm sạch hố thang và Pits

Quy trình Lưu ý


Hố thang: Đảm bảo sạch sẽ. Cần loại bỏ bụi Thông báo cho người giám sát nếu phải
bẩn, xơ vải và dầu thừa trong vận thăng, đặc thực hiện việc thu dọn toàn bộ hố thang.
biệt là trên ray và giá đỡ. Đối trọng, ngưỡng

56
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

cửa và tiêu đề không được tích tụ bụi bẩn.


Đáy và thành xe không được có xơ và dầu.
Loại bỏ tất cả các mảnh vỡ khỏi hố. Hố phải
được làm sạch bằng chổi và không được sử
dụng cho mục đích lưu trữ.
Nếu hố có cửa ra vào, hãy đảm bảo nó được
đóng và khóa.
Kiểm tra sàn hố xem có tích tụ nước hoặc
dầu không.

4.1.3.6. Trên nóc cabin

Quy trình Lưu ý


Quét sạch các bụi bẩn và loại bỏ các mảnh Không sử dụng đầu xe để chứa dầu nhớt,
vụn. các bộ phận, dụng cụ hoặc các vật dụng
Kiểm tra các công tắc, chức năng và tình khác.
trạng của các nút STOP, đèn nóc cabin, tủ
điều khiển trên cabin, thiết bị dò dọc hố,
nắp thoát hiểm, quạt làm mát.
Kiểm tra cần giật thắng cơ có 2 chốt ống,
bulong chặn, cần đẩy, con tán khóa, khớp
nối của cáp Governor.

4.1.3.7. Bên ngoài hố thang

Quy trình
Cửa tầng
Cân chỉnh(chức năng, tự khóa, đóng mở êm)

57
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

Đảm bảo các chức năng của thiết bị mở cửa khẩn cấp:
• Có thể mở khóa bằng chìa khóa mở khẩn cấp
• Khóa tự trở về vị trí đóng sau khi mở khẩn cấp
4.1.3.8. Bảo dưỡng giảm chấn

Quy trình
- Cho cabin /đối trọng di chuyển để kiểm tra đảm bảo bộ đệm trở lại vị trí và hình thức
bình thường của nó.
- Kiểm tra để đảm bảo đệm không bị nứt hoặc đóng cặn sau khi dỡ tải.
- Kiểm tra tình trạng tổng thể của cấu trúc đệm.

Các bước kiểm tra:

1. Làm sạch bụi và các mảnh vụn.

58
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

2. Kiểm tra xem bộ đệm đã được cố định chắc chắn chưa (đẩy đệm sang một bên
để kiểm tra).
3. Kiểm tra để đảm bảo rằng không có lỗi.
4. kiểm tra xem đệm không tiếp xúc với nước hay chất lỏng hóa chất khác.
4.1.3.9. Bảo dưỡng thắng cơ

Quy trình Lưu ý


Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị Nêm phải sạch sẽ và di chuyển tự do.
thắng cơ.
Kiểm tra hoạt động của các tiếp điểm bánh Làm sạch và điều chỉnh các điểm tiếp xúc,
răng an toàn. nếu cần.
Kiểm tra chức năng hệ thống của bộ điều
chỉnh quá tốc độ và hiết bị an toàn khi car
trống và đang ở tốc độ giảm.
Biện pháp an toàn:
Sau mỗi hoạt động của bộ điều tốc quá tốc
độ và thiết bị an toàn, hãy kiểm tra xem cả
hai đều hoạt động chưa trước khi đưa thang
máy trở lại hoạt động bình thường.
Làm sạch hàng năm trừ khi, ví dụ hoàn
cảnh bẩn hoặc ẩm ướt yêu cầu kiểm tra
thường xuyên hơn.

59
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

60
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

4.2. Bảng kế hoạch bảo dưỡng

STT Mục kiểm tra Các hành động cần thực Thời gian Ghi
hiện thực hiện chú
Kiểm Điều Bôi Vệ
tra chỉnh/ trơn sinh
bằng Thay
trực thế
quan
1 PHÒNG MÁY
1.1 Lối vào phòng máy X X
1.2 Đèn chiếu sáng X X
1.3 Hệ thống thông gió X
1.4 Bình cứu hỏa X
1.5 Đường ống, hệ thống dây X X X
điện và ống dẫn

61
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

1.6 Hệ thống dây điều khiển, X X X


cầu chì, nối đất
1.7 Bộ không chế vượt tốc X X X X Hàng tháng
Governor
1.8 Đối trọng/ đệm đối trọng X X X 12 tháng
1.9 An toàn đối trọng X X 12 tháng
2 MÁY KÉO VÀ
THẮNG
2.1 Sạch sẽ, không bị rò rỉ X X
dầu nhớt, không có tiếng
ồn lạ, mực nhớt (đối với
có hộp số)
2.2 Tình trạng quạt giải nhiệt X
và bộ lọc bụi
2.3 Tình trạng của puli, bát X X Hàng tháng
chống nhảy cáp
2.4 Chức năng của phanh và X
thiết bị nhả bằng tay
2.5 Khe hở thắng X X Hàng tháng
2.6 Trống thắng, đĩa thắng X
3 CABIN
3.1 Thiết bị truyền động cửa X Hàng tháng
cabin
3.2 Điện thoại liên lạc, nút X X Hàng tháng
khẩn cấp
3.3 Hoạt động của thiết bị X
điều khiển

62
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

3.4 Khung và sàn cabin X X


3.5 Đèn chiếu sáng X
3.6 Tín hiệu khẩn cấp X
3.7 Lực đóng cửa X
3.8 Bảng điều khiển X
3.9 Thiết bị an toàn cửa X Hàng tháng
3.10 Quạt thông gió, tay vịn X
3.11 Độ bằng tầng X Hàng tháng
4 NÓC CABIN
4.1 Công tắc dừng ở đầu X
cabin
4.2 Thiết bị dò dọc hố X Hàng tháng
4.3 Nắp thoát hiểm X
4.4 Đèn nóc cabin, quạt làm X
mát
4.5 Thắng cơ X X
4.6 Khớp nối của cáp X X X X Hàng tháng
Governor
5 HỐ THANG VÀ ĐÁY
HỐ THANG
5.1 Khoảng cách giữa giảm X X
chấn và đối trọng
5.2 Giảm chấn X
5.3 Mức dầu giảm chấn X Hàng tháng
5.4 Cáp trevalling X X X X
5.5 Thiết bị căng cáp X X

63
CHƯƠNG 4 : LẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG

5.6 Hệ thống treo cáp tải của X


cabin và đối trọng
5.7 Thiết bị bù X X
5.8 Lối vào hố thang, sạch X X
sẽ, đủ ánh sáng
5.10 Cửa tầng X X X
6 TỦ ĐIỀU KHIỂN
6.1 Sạch sẽ không có bụi, hơi X X
ẩm, dây điện gọn gàng
6.2 Bộ cứu hộ tự động X
6.3 Tình trạng của bình ắc
quy
6.4 Chức năng của các khí cụ X
điện
6.5 Tình trạng của quạt làm X
mát tủ điện

64
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT LUẬN

CHƯƠNG 5
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT LUẬN
5.1. Đánh giá khả năng hoạt động

Dù thời gian có hạn nhưng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của giáo
viên hướng dẫn nên em đã hoàn thành đề tài.

Hệ thống đã đáp ứng được yêu cầu của đề tài đặt ra là Khảo sát và lập kế hoạch bảo
dưỡng cho thang máy chở khách:

Việc lập kế hoạch bảo trì phòng ngừa và giám sát tình trạng hoạt động của thang máy
giúp cho thang máy hoạt động tốt đúng theo các yêu cầu đặt ra và mang lại nhiều lợi ích
như:

- Phát hiện sớm các vấn đề của thiết bị để đưa ra các phương án xử lí.
- Duy trì tình trạng hoạt động ổn định, bền bỉ và an toàn của thang máy.
- Tối thiểu hóa chi phí thay thế thiết bị, linh kiện thang máy.
- Tăng độ an toàn và yên tâm cho người sử dụng.

65
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT LUẬN

Đánh giá thang máy thông qua bảng kiểm tra chất lượng bảo trì

Bảng điểm đánh giá chất lượng bảo trì (chương 4) cho thấy thang hoạt động tốt,

- Thang chuyển động êm, không có tiếng ồn ,bằng tầng.

- Các thiết bị an toàn, đèn chiếu sáng, điện thoại liên lạc, quạt làm mát hoạt động tốt.

- Chức năng của thắng và các nút dừng khẩn cấp hoạt động tốt.

5.2. Kiến thức thu được

- Nguyên lý hoạt động của hệ thống thang máy.

- Cấu tạo và kết cấu của hệ thống thang máy.

- Tổ chức quản lý bảo dưỡng thang máy trong thực tế.

5.3. Kết luận

Việc ứng dụng công tác bảo trì phòng ngừa vào máy móc thiết bị đã đem lại rất nhiều
hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, tăng độ tin cậy và nâng cao năng suất làm việc của thiết bị.

Để đạt được hiệu quả làm việc cao cho thang máy, chúng ta cần lên kế hoạch bảo
dưỡng phòng ngừa một cách chi tiết. Yêu cầu các kĩ sư, kĩ thuật viên phải có kiến thức,
hiểu rõ về thang máy, tay nghề và nhiệt tình trong công việc.

66
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT LUẬN

Để đạt được lợi ích lâu dài, không được bỏ qua bộ phận bảo dưỡng mà cần phải chú
ý tạo điều kiện phát triển nhằm duy trì hoạt động lâu dài và luôn đạt năng suất làm việc tốt
nhất của thang máy.

67

You might also like