You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA MÁY TÀU BIỂN

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC


BỘ MÔN: NHẬP MÔN KỸ THUẬT SỐ
CHUYÊN ĐỀ : THIẾT KẾ XE BẪY CHUỘT
MOUSETRAP CAR
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Họ và tên sinh viên:


1. Phan Văn Khải 103167 QKCK64DH
2. Trần Đắc Khôi 103169 QKCK64DH
3. Vũ Thanh Hiền 103160 QKCK64DH
4. Đỗ Ngọc Linh 103172 QKCK64DH
5. Phạm Khánh Ly 103176 QKCK64DH
6. Đỗ Thị Phương Anh 103143 QKCK64DH
7. Trịnh Ngọc Mẫn 103179 QKCK64DH
8. Nguyễn Thị Nga 103184 QKCK64DH

Giảng viên hướng dẫn: Đàm Văn Tùng

HẢI PHÒNG , Ngày 27 tháng 12 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN
“Nhóm chúng em xin cam đoan về dự án thiết kế xe chạy bằng năng lượng lò xo dưới
sự hướng dẫn của giảng viên Đàm Văn Tùng là dự án mà chúng em tự mình nghiên
cứu và tư duy không có sự sao chép của người khác. Các bài luận, bài báo cáo chúng
em đều dùng tư duy của mình để viết ra và cam kết không có đạo văn ở trên mạng.
Các số liệu và kết quả trình bày là hoàn toàn chân thật và do chính chúng em làm ra.
Nhóm chúng em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về dự án nếu có bất cứ vấn đề xảy
ra.’’

Ngày 27 tháng 12 năm 2023

( Chữ kí cam kết của các thành viên )

1
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Danh sách nhóm...........................................................................................7
Bảng 2: Nhiệm vụ thành viên....................................................................................8
Bảng 3: Khảo nghiệm mô hình.................................................................................19
Bảng 4: Lực và ma sát ..............................................................................................22
Bảng 5: Lực bám mặt đường.....................................................................................23
Bảng 6: Quán tính quay.............................................................................................24
Bảng 7: Lực, chuyển vị góc và chuyển vị dài theo góc xoắn....................................24
Bảng 8: Hằng số lò xo xoắn, mô men và thế năng theo góc xoắn.............................25
Bảng 9: Danh mục thiết bị, vật tư..............................................................................28
Bảng 10: Thông tin kết cấu mô hình..........................................................................29
Bảng 11: Thông số kỹ thuật của Mousetrap Car........................................................32
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình minh họa 1.1......................................................................................................10
Hình minh họa 1.2......................................................................................................10
Hình minh họa 1.3......................................................................................................11
Hình minh họa 1.4......................................................................................................11
Hình minh họa 1.5......................................................................................................11
Hình minh họa 1.6......................................................................................................12
Hình minh họa 1.7......................................................................................................12
Hình minh họa 2.1......................................................................................................13
Hình minh họa 2.2......................................................................................................14
Hình 3.1: Biểu đồ d-t..................................................................................................20
Hình 3.2: Biểu đồ v-t..................................................................................................21
Hình 3.3: Biểu đồ a-t..................................................................................................21
Hình 4.1: Biểu đồ F-d.................................................................................................27
Hình 4.2: Biểu đồ T--θ........................................................................................................27
Hình 4.3: Bản vẽ sơ bộ...............................................................................................30
Hình 4.4: Mô hình hoàn thiện....................................................................................30

2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................1
MỞ ĐẦU........................................................................................................................3
TÓM TẮT NỘI DUNG................................................................................................4
CHƯƠNG I: HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG...................................................................5
1.1 Xác định nhu cầu và thành lập nhóm...................................................................5
1.1.1 Nhu cầu..........................................................................................................5
1.1.2. Thành lập nhóm............................................................................................5
1.2. Xác định các nhiệm vụ và mục tiêu của đồ án....................................................6
1.2.1. Nhiệm vụ......................................................................................................6
1.2.2. Mục tiêu........................................................................................................6
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG........................................................................8
2.1 Tổng quan về mô hình..........................................................................................8
2.2: Xe bẫy chuột ( Mousetrap Car) là gì ?..............................................................10
2.3 Tại sao cần thiết kế và chế tạo xe bẫy chuột ?....................................................11
2.4 Mục tiêu của đồ án xe bẫy chuôt:.......................................................................14
CHƯƠNG III: KHÁM PHÁ MÔ HÌNH..................................................................16
3.1. Phân tích các yếu tố thiết kế.............................................................................16
3.1.1. Lab #1 – Khảo nghiệm mô hình (Chasing the Mouse)...............................17
3.1.2 Lab #2 – Lực và ma sát (The Force is Against You)...................................20
3.1.3. Lab #3 – Lực bám mặt đường (The Spinning Wheels)..............................21
3.1.4. Lab #4 – Quán tính quay (As the Wheel Turn)..........................................21
3.1.5. Lab #5 – Thế năng và hằng số lò xo (All Wound-up)................................22
3.2.3 Bản vẽ kĩ thuật Mouse-Trap Car.................................................................28
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................29
4.1. Kết luận..............................................................................................................29
4.2. Kiến nghị và một số vấn đề thường gặp............................................................29
4.2.1 Một số vấn đề thường gặp...........................................................................29
4.2.2. Kiến nghị....................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................31
[1].Sách giáo khoa Vật lý lớp 10. NXB Giáo dục 2006...............................................31

3
[2].Alden J. Balmer, Mike Harnisch. Mouse-Trap Cars: A Teacher’s.........................31
guide. Texas: Doc Fizziz Publishing, 3rd Edition 1998...............................................31
[3].Alden J. Balmer. Mousetrap Cars: Secrets to Success. Doc Fizzix.......................31
Publishing, 4th Edition 1998........................................................................................31

4
MỞ ĐẦU
Sự phá hại của chuột luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người, những phương pháp
bẫy và diệt chuột luôn được nghiên cứu để có thể làm sao bẫy chuột được hiệu quả
nhất. Và cách làm xe bẫy chuột độc đáo là một trong những phương pháp bẫy chuột
khá sáng tạo hiện nay. Chiếc ô tô bằng bẫy chuột có thể làm nên một dự án khoa học
tuyệt vời, một thực nghiệm trong giờ vật lý hay một hoạt động cuối tuần lý thú.
Những chiếc xe đồ chơi này thường được sử dụng để giúp học sinh hiểu về hiệu suất
cơ học, khoảng cách và trọng lực. Nhiều giáo viên còn biến thực nghiệm này thành
cuộc thách đấu về quãng đường xe chạy được. Thế năng dự trữ trong lò xo của cánh
tay đòn trong bẫy chuột sẽ chuyển thành động năng và đẩy chiếc xe chạy.Xe bẫy
chuột sử dụng năng lượng tích trữ của lò xo bẫy chuột để tạo ra chuyển động tịnh tiến.
Trong các cuộc thi, mục tiêu của xe bẫy chuột là đạt được chuyển động về phía trước
càng nhiều càng tốt, trên bề mặt phẳng hoặc trên bề mặt nghiêng. Nói cách khác, mục
tiêu là tối đa hóa khoảng cách.

5
TÓM TẮT NỘI DUNG
Dự án lần này chúng em thiết kế chiếc xe chạy bằng bẫy chuột ( Mousetrap car )
dưới sự hướng dẫn của thầy Đàm Văn Tùng cùng với đó là sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau
của các thành viên trong team 4 . Để hoàn thành dự án này thì chúng em đã trải qua
các quá trình từ việc thành lập nhóm, phân công công việc cho các thành viên trong
nhóm và cho tới việc thực hiện thiết kế sơ đồ dự án, phân tích các giải pháp, đưa ra
các kết quả thử nghiệm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh như ngày hôm nay.Môn
nhập môn kỹ thuật số cho chúng ta một cái nhìn khác về những người làm kỹ thuật.
Với phong thái và cách làm việc nghiêm túc có trách nhiệm. Cũng như có những kế
hoạch và cách làm rõ ràng với việc của mình làm. Môn học này dạy chúng ta cách tư
duy logic một vấn đề nào đó cần giải quyết . Cũng như cách áp dụng tư duy của mình
vào thực tế, cách làm việc nhóm. Cách soạn ra quy tắc sao cho thật hợp lí và đúng
đắn. Quản lý thời gian làm việc sao cho có hiệu quả. Sau tất cả những kiến thức học
được ấy ta áp dụng vào thực tế là chiếc xe chạy bằng bẫy chuột . Đó là một quá trình
của việc cãi nhau cũng như bất đồng quan điểm.Và đó là cố gắng của những học sinh
có phần yếu về mặt ‘tư duy’ hơn. Nhưng trên tất cả team 4 bọn em đã cố gắng hết sức
cho môn học này, cho sản phẩm này. Và đó là những gì mà chúng em nhận được khi
học môn học nhập môn kỹ thuật này.

6
CHƯƠNG I: HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG
1.1 Xác định nhu cầu và thành lập nhóm
1.1.1 Nhu cầu
Trong quá trình học tập ở trường đại học Hàng Hải Việt Nam ở học kì I của năm
học thứ nhất , do trong chương trình đào tạo của ngành bắt buộc mỗi sinh viên phải
học môn học nhập môn kĩ thuật số để tự trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng
cần thiết để trở thành một kỹ sư chân chính có đạo đức nghề nghiệp , kiến thức
chuyên môn cao và kỹ năng thành thạo.

Môn học có 2 phần : cơ sở kiến thức lý thuyết và thực hành làm đồ án môn học
( chiếc xe sử dụng năng lượng lò xo bẫy chuột để vận hành ). Xác định nhu cầu cần có
một nhóm để hoạt động , hợp tác với nhau hoàn thành đồ án môn học. Đó cũng chính
là lý do thành lập nhóm.

Trên tinh thần tự nguyện, hợp tác cùng phát triển, thúc đẩy tinh thần đoàn kết giúp
đỡ lẫn nhau trong học tập, cuộc sống và hơn thế nữa là hoàn thành đồ án môn học
( chế tạo thành công chiếc xe chạy bằng bẫy chuột hay tên gọi khác Mousetrap Car ).
Tạo ra sức mạnh tập thể , vượt khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ đồ án môn học .

1.1.2. Thành lập nhóm


Thông qua một tháng hỏi hỏi và tìm hiểu lẫn nhau trên lớp nhóm đã được thành lập
gồm 8 thành viên:

Bảng 1: Danh sách nhóm.


STT Họ và tên Mã sinh viên Đánh giá mức độ hoàn thành
(%)
1 Phan Văn Khải 103167 100%
2 Trần Đắc Khôi 103169 95%
3 Vũ Thanh Hiền 103160 98%
4 Đỗ Ngọc Linh 103172 95%
5 Đỗ Thị Phương Anh 103143 100%
6 Phạm Khánh Ly 103176 98%
7 Trịnh Ngọc Mẫn 103179 95%
8 Nguyễn Thị Nga 103184 95%

7
Bảng 2: Nhiệm vụ thành viên

Nhiệm Vụ Tham gia

Tìm kiếm cửa hàng vật liệu Khải


Tính toán chi tiêu Cả nhóm
Lên ý tưởng cho sản phẩm Khải
Nghiên cứu , thiết kế xe Cả nhóm
Tạo mẫu , trang trí xe Khải
Nghiên cứu các lab, đo lab Cả nhóm
Ghi lại kết quả các lab Phương Anh, Hiền
Tính toán số liệu lab 1,2,4 Phương Anh, Ly,Nga, Linh
Tính toán số liệu lab 3,5 Phương Anh, Khôi, Hiền
Tìm hiểu nội dung Mẫn
Tổng hợp nội dung world Ly

1.2. Xác định các nhiệm vụ và mục tiêu của đồ án


1.2.1. Nhiệm vụ
Tạo ra một chiếc xe sử dụng năng lượng lò xo từ bẫy chuột để vận hành. Thông qua
đó nhằm tăng tính đoàn kết, tính tập thể, sự nhất quán, đồng thời trang bị kiến thức và
kĩ năng cho các thành viên nhóm.

1.2.2. Mục tiêu


a). Tạo ra sản phẩm xe bẫy chuột với:

- Chi phí: Giá cả phải chăng.

- Thời gian: xe chạy tối thiểu 20m.

- Đảm bảo: các giải pháp mới và bộ phận có thể tái chế được.

- Tính khả thi kỹ thuật: Phải dễ dàng lắp đặt, dễ dàng sử dụng.

- An toàn: Đảm bảo an toàn khi lắp đặt và vận hành.

b). Sản phẩm

- Xe bẫy chuột (Mouse-Trap Car) sử dụng năng lượng lò xo từ bẫy chuột để vận hành.

8
c). Thời gian

 Thời gian bắt đầu thực hiện dự án: Từ 13/11/2023 đến 27/12/2023.
 Thời gian có sản phẩm: 01/12/2023.
 Thời gian tiến hàng đo: 01/12/2023.
 Thời gian viết báo cáo: 12/12/2023 đến 27/12/2023.

d). Hoàn thành

Nộp đồ án và sản phẩm: 14h ngày 29/1/2023.

9
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG
1 Tổng quan về mô hình
Mousetrap Car được hiểu đơn giản là một phương tiện nhỏ có động lực duy nhất là
một cái bẫy chuột cụ thể với hình minh họa 1.1 sau đây:

Hìn
h minh họa 1.1

Điều đặc biệt ở đây đó là chiếc xe thiết kế bằng bẫy chuột này được lấy cảm hứng
từ những mô hình của ô tô, tàu hỏa, máy bay ,... Ví dụ với ô tô người ta thường sử
dụng động cơ đốt trong ( động cơ nhiệt ) , bằng cách đốt cháy nhiên liệu bên trong động
cơ tạo ra công suất. Khi hỗn hợp nhiên liệu và không khí được đốt cháy bên trong xi-
lanh của động cơ đốt trong, sự gia tăng của nhiệt độ và áp suất bên trong xi-lanh sẽ đẩy
cho piston di chuyển, chuyển động này làm quay trục khuỷu của động cơ và tạo ra nguồn
cơ năng cho toàn bộ chiếc xe.

Hình 1.2

10
Hay với tàu hỏa một trong những phương tiện di chuyển vô cùng quen thuộc của
mỗi người chúng ta theo dòng sự kiện lịch sử đổi mới , tiến bộ qua từng các năm đầu
tàu hỏa bằng máy hơi nước ( Hình 2.3 ) đến diesel cổ điển ( Hình 2.4 ), diesel truyền
động điện ( Hình 2.5 ) . Ngoài ra ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học –
kĩ thuật ‘tàu điện’ ( Hình 2.6 ) và ‘tàu cao tốc’ ( Hình 2.7 ) đang dần thay thế cho tàu
hỏa.

Hình 1.3

Hình 1.4

Hình 1.5

11
Hình 1.6: Tàu điện trên cao Cát Linh – Hà Đông

Hình 1.7 : Tàu cao tốc ở bên đất nước Nhật Bản

2: Xe bẫy chuột ( Mousetrap Car) là gì ?


Xe bẫy chuột là một chiếc xe được vận hành hoàn toàn bằng năng lượng từ lo xo
của bẫy chuột. Nguyên lý cơ bản của xe như sau (Hình 2.8): Bẫy chuột được gắn trên
thân xe, phần khung chuyển động hoặc một đầu lò xo của bẫy chuột được gắn với một
tay đòn (lever arm). Phía đầu tay đòn được nối với một sợi dây (string), đầu kia của
dây được quấn trên trục bánh dẫn động (drive axle). Khi vận hành, khung của bẫy
chuột được kéo lên, lò xo xoắn lại (góc xoắn thường là 1800), dây truyền động được
quấn quanh trục của bánh xe dẫn động.Ở trạng thái này, xe được tích trữ năng lượng
nhờ thế năng của lò xo. Khi đó,nếu nhả lò xo, mô men xoắn của lò xo tạo thành lực

12
kéo ở đầu tay đòn, qua dây truyền động biến thành mô men dẫn động trên trục của
bánh xe dẫn động.

Hình 2.1 Mô hình xe bẫy chuột

Với cấu tạo hết sức đơn giản, những người mới làm quen có thể thiết kế và chế tạo
chiếc xe di chuyển được vài mét. Để chế tạo chiếc xe có thể đi xa trên 100m hoặc gia
tốc đến tốc độ 5m/s trong thời gian dưới một giây, cần hiểu rõ những yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động của xe. Ví dụ: Ma sát ảnh hưởng như thế nào đến khoảng cách
xe đi được; Chiều dài của tay đòn, chiều dài dây truyền động, đường kính bánh xe dẫn
động, hay đường kính trục dẫn động có quan hệ như thế nào và ảnh hưởng như thế
nào đến hoạt động của xe.

2.3 Tại sao cần thiết kế và chế tạo xe bẫy chuột ?


Giáo dục đại học Thế kỷ 21 đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng định
nghĩa năng lực của người học thông qua các chuẩn đầu ra và tìm cách đạt được các
chuẩn đầu ra đó trong quá trình đào tạo. Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên
hợp quốc (UNESCO) đã định nghĩa bốn trụ cột của giáo dục (Four Pillars of
Learning) Thế kỷ 21 (Hình 2.9) như là phẩm chất, năng lực cần thiết của một con
người trưởng thành trong xã hội hiện đại.

13
Hình 2.2 Bốn trụ cột của giáo dục Thế kỷ 21

- Học để biết (Learning to know): Học để biết không chỉ học kiến thức, mà còn
học phương pháp học tập, vốn là một công cụ gắn bó mật thiết với giáo dục cơ
bản. Đây cũng là kỹ năng để mỗi cá nhân có thể tận dụng cơ hội để học tập suốt
đời. Trong thế giới mà khoa học công nghệ cũng như các hình thức kinh tế-xã hội
phát triển nhanh chóng như hiện nay, thì kỹ năng học tập càng trở nên quan trọng.
- Học để làm (Learning to do): Học để làm là việc tích lũy các kỹ năng nghề
nghiệp cần thiết cho thực hành nghề nghiệp sau này. Việc tích lũy kỹ năng nghề
nghiệp cũng cần có điều kiện để việc học tập được phối hợp với khu vực kinh
doanh hay sảnxuấtcôngnghiệp.
- Học để chung sống (Learning to live together): Học để chung sống là sự
cần thiết hiểu biết người khác về lịch sử, truyền thống, tâm hồn của họ. Sự hiểu
biết lẫn nhau giúp sáng tạo tinh thần mới và giúp con người đối mặt với những
rủi ro, thử thách trong tương lai, cũng như dẫn dắt họ khi cùng tham gia các dự
án, đối mặt với những xung đột một cách thông minh và hòa bình, hay thoát khỏi
sự hoài nghi, tự mãn.

14
- Học để trưởng thành (Learning to be): Học để trưởng thành là sự nhấn mạnh
phát triển tiềm năng con người một cách toàn diện. Sự trưởng thành của con
người trong Thế kỷ 21 cần thể hiện ở tư duy đánh giá độc lập, kết hợp với nhận
thức mạnh hơn về trách nhiệm đối với những mục tiêu chung của xã hội, cộng
đồng, hay doanh nghiệp, tổ chức. Tổ chức CDIO Initiative về giáo dục nghề
nghiệp gồm trên 120 trường đại học trên thế giới thì định nghĩa tiêu chuẩn cho
giáo dục kỹ thuật chuyên nghiệp đối với người kỹ sư như sau:

(Tạm dịch: Người kỹ sư hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các
sản phẩm và hệ thống phức tạp trong môi trường kỹ thuật hiện đại trên nền tảng
làm việc nhóm).
Áp dụng tiêu chuẩn CDIO trong đào tạo đại học các ngành kỹ thuật đang là xu
thế phổ biến. Theo đó, các chương trình đào tạo đại học được xây dựng theo đề
cương CDIO và định nghĩa các chuẩn đầu ra của sinh viên gồm 4 nhóm:
- Kiến thức và lập luận ngành;
- Kỹ năng, thái độ cá nhân và nghề nghiệp;
- Kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp;
- Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong bối cảnh doanh
nghiệp, xã hội và môi trường (gọi là năng lực CDIO).
Bốn nhóm năng lực định nghĩa theo CDIO cũng gần như tương đồng với
bốn trụ cột của giáo dục theo UNESCO. Áp dụng chương trình đào tạo theo
CDIO, sinh viên được khuyến khích học tập qua trải nghiệm và sáng tạo thông
qua các đồ án. Nhờ đó, các kỹ năng sẽ dẫn được tích lũy để hình thành năng lực
CDIO.
Xe bẫy chuột là mô hình được nhiều trường đại học kỹ thuật trên thế giới
lựa chọn làm đồ án khởi động cho quá trình phát triển tư duy kỹ thuật ở đại
họcnhờ cấu tạo đơn giản và việc vận dụng các kiến thức toán và vật lý cơ bản,
phù hợp với trình độ của sinh viên năm thứ nhất. Ngoài ra, mô hình xe bẫy chuột
có tính mở,

15
không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn mẫu nào sẽ là điều kiện tốt để phát huy sáng
tạo.

2.4 Mục tiêu của đồ án xe bẫy chuôt:


Việc thực hiện đồ án thiết kế, chế tạo xe bẫy chuột là trải nghiệm thiết kế kỹ thuật
tuyệt vời cho sinh viên. Để chế tạo một chiếc xe, bạn phải bắt đầu với những ý tưởng,
sau đó biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế có thể hoạt động được. Chế tạo xe bẫy
chuột là một trải nghiệm kỹ năng giải quyết vấn đề nâng cao với hai thành tố sau:

- Không thực sự biết rõ vấn đề là gì ngay từ đầu. Rất nhiều vấn đề sẽ nảy sinh và cần
được giải quyết trong quá trình chế tạo mô hình xe. Mỗi nhóm sẽ trải nghiệm những
khó khăn, thách thức khác nhau.

- Không có một câu trả lời chính xác duy nhất. Nghĩa là, mỗi nhóm sẽ đối mặt và vượt
qua thách thức một cách khác nhau. Nhờ vậy, không có một khuôn mẫu thống nhất
nào cho mô hình xe và sinh viên có thể thỏa sức sáng tạo.Trong quá trình chế tạo xe,
người thiết kế sẽ phải thường xuyên đối mặt với việc cân nhắc thiệt hơn (trade-offs)
và ra quyết định. Ví dụ, nếu bạn muốn một chiếc xe có tính tăng tốc tốt thì bạn sẽ cần
hy sinh tính kinh tế nhiên liệu(năng lượng). Nên nhớ rằng một quyết định quá thiên về
hướng nào cũng có thể cho các kết quả tiêu cực. Vì vậy, quá trình chế tạo xe mô hình
cần luôn biết cân bằng giữa các chỉ tiêu thông qua việc thử nghiệm. Đừng nản chí nếu
thử nghiệm thất bại, vì thất bại là cơ sở để thành công. Hãy nhớ rằng ta không thể biết
hết những trở ngại cho đến khi chúng ta phải đối mặt. Đừng ngại ngùng thử nghiệm

những ý tưởng mới, đặc biệt là đối với sinh viên kỹ thuật. Vì, kỹ thuật là quá trình mà
ở đó các ý tưởng được kiểm tra, tái kiểm tra nhằm đưa ra được những sản phẩm tốt
nhất tới người sử dụng.

-Trải nghiệm quá trình chế tạo xe giúp sinh viên đạt được các mục tiêu sau đây:

Về kiến thức: Biết cách vận dụng kiến thức toán và vật lý cơ bản để tính toán các
thông số, chỉ tiêu cơ bản của xe mô hình. Một số kiến thức cần nắm rõ bao gồm: Khái
niệm kích thước, khối lượng, trọng lượng, lực, mô men, vận tốc,gia tốc, thế năng,

16
động năng, quán tính, ma sát, công, công suất; Một số quan hệ toán học giữa các
thông số trên và đơn vị của chúng.

Về kĩ năng: Sinh viên trải nghiệm rèn luyện một số kỹ năng sau:

- Thử nghiệm, đo đạc các thông số mô hình, phân tích kết quả thử nghiệm,từ đó khám
phá tri thức.

- Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp thông qua hoạt động nhóm và báo cáo kết quả xây
dưng mô hình, bao gồm giao tiếp bằng văn bản, đồ họa kỹ thuật và thuyết trình.

- Kỹ năng lập kế hoạch, quản lý dự án và giải quyết vấn đề thông qua bài tập lập kết
hoạch và quản lý dự án xe mô hình.

- Kỹ năng CDIO thông qua từng giai đoạn chế tạo xe mô hình: Hình thành ý tưởng .
Thiết kế, Chế tạo, Vận hành. Qua từng giai đoạn, sinh viên sẽ trải nghiệm các giai
đoạn trong vòng đời sản phẩm như trong môi trường sản xuất thực tế.

Về thái độ: Nhờ những trải nghiệm khám phá tri thức thông qua việc chế tạo mô hình
xe, sinh viên rèn luyện thái độ trong việc: Tự học và học tập suốt đời; Vai trò của kỹ
thuật trong cuộc sống và trách nhiệm cá nhân như là một kỹ sư cơ khí tương lai; Kỹ
thuật cơ khí gắn với bối cảnh môi trường-xã hội ở các khía cạnh như sử dụng tối ưu
vật liệu, nâng cao hiệu suất, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

Theo đề cương CDIO áp dụng cho học phần Nhập môn kỹ thuật, đồ án Mouse-Trap
Car nhằm đạt được các chuẩn đầu ra sau đây (xem Đề cương học phần Nhập môn kỹ
thuật).

- Lập kế hoạch quản lý dự án Mouse-Trap Car bằng cách sử dụng các phần mềm quản
lý dự án (Excel, Microsoft Project…).

- Vận dụng kiến thức toán học, vật lý cơ bản để tính toán các thông số cơ bản trong
quá trình thiết kế dự án Mouse-Trap Car.

-Áp dụng kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian để xây dựng và vận hành
nhóm dự án Mouse-Trap Car một cách hiệu quả.

17
- Sử dụng tốt Internet, các công cụ tin học, các quy tắc giao tiếp qua nghe,nói, viết và
gửi email để trình bày, chia sẻ các văn bản, báo cáo, các ý tưởng kỹ thuật dạng bản vẽ
ở mức độ cơ bản một cách khoa học, đúng quy định.

- Thể hiện thái độ tích cực, tự tin trong việc thực hiện các nhiệm vụ, khả năng phản
biện trong nhóm và trong học tập.

CHƯƠNG III: KHÁM PHÁ MÔ HÌNH


Xe bẫy chuột được đánh giá là mô hình có tính mở và không có công thức hay
khuôn mẫu tối ưu duy nhất nào. Thông thường, mô hình xe được thiết kế theo ba
hướng: Xe đi nhanh (Speed Car), xe đi xa (Distance Car) và xe kéo (Power Pulling
Car). Với Speed Car, mục tiêu đặt ra là xe có thể đạt được gia tốc và vận tốc lớn nhất
sau một khoảng thời gian nhất định. Distance Car là loại xe có thể đi được quãng
đường xa nhất. Với một thiết kế tốt, Distance Car có thể di chuyển quãng đường đến
100m chỉ với năng lượng của một chiếc bẫy chuột. Còn đối với Power Pulling Car,
mục tiêu đặt ra là xe có thể chở được một vật nặng di chuyển được một quãng đường
nhất định. Trong quá trình trải nghiệm, sinh viên sẽ tìm hiểu và cân bằng giữa các yếu
tố lực kéo, ma sát, công suất, hiệu suất để đạt được mục tiêu tốc độ hay quãng đường
của xe. Trong khuôn khổ đồ án này, loại Distance Car là mục tiêu thiết kế nhằm hướng
tới tối đa hiệu suất sử dụng năng lượng. Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm xe mô hình là
quá trình khám phá và sángtạo. Theo đó, sinh viên sẽ được dẫn dắt để khám phá kiến
thức liên quan đến ma sát, lực, mô men và chuyển động của xe nhằm lựa chọn các
thông số kết cấu phù hợp nhất để đạt được mục tiêu. Việc khám phá kiến thức được
trải nghiệm lầnlượt thông qua 5 bài thí nghiệm được trình bày sau đây. Nội dung các
bài thí nghiệm được lược dịch dựa trên cuốn sách hướng dẫn thiết kế xe mô hình
(Mousetrap Cars: Secrets to Success của tác giả Alden J. Balmer).

3.1. Phân tích các yếu tố thiết kế


Phần này dựa trên kết quả khảo nghiệm mô hình thu được khi thực hiện các bài
thí nghiệm (Lab ¿1 đến Lab #5) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vận hành của
xe. Nội dung của phần này cần phải trả lời được các câu hỏi cơ bản sau:

18
- Hai dạng ma sát ảnh hưởng đến vận hành của xe là gì?

- Những yêu tố nào đã được cân nhắc khi lựa chọn số bánh xe?

- Loại bánh xe nào được chọn sử dụng cho các trục dẫn động, bị động và tác động của
việc lựa chọn được kính bánh xe đến khả năng vận hành?

- Những lực nào tác dụng lên xe?

- Vấn đề lựa chọn chiều dài tay đòn được giải quyết như thế nào?

- Thay đổi thiết kế xe thế nào nếu muốn chế tạo xe đinh nhanh (speed car) hoặc xe đi
xa (distance car)?

3.1.1. Lab #1 – Khảo nghiệm mô hình (Chasing the Mouse)


a). Mục tiêu:

Tìm hiểu cấu trúc xe, thử nghiệm, xác định vận tốc, gia tốc chuyển động của xe
mô hình, phân tích kết quả thu được.

b). Dụng cụ:

- Thước dây;
- Đồng hồ bấm giây.

c). Tiến hành

Quá trình đo lab được tiến hành qua 4 bước thực hiện và thu được số liệu như
bảng dưới đây.

Bảng 3: Khảo nghiệm mô hình

Total Change in Total Change in Velocity Change Acceleration


Distance Distance Time Time ⃗v (m/s) in a⃗ (m/ s2)
d (m) ∆d (m) t (s) ∆t (s) Velocity
∆v (m/s)
0 0 0 0 0 0 0
3 3 12.18 12.18 0.25 0.25 0.02
6 3 18.57 6.39 0.47 0.22 0.03

19
9 3 22.76 4.19 0.71 0.24 0.05
12 3 26.53 3.77 0.79 0.08 0.02
15 3 39.39 2.86 1.04 0.25 0.09
18 3 42.02 2.63 0.86 -0.08 -0.06
20 2 43.36 1.34 0.95 0.09 0.05

d). Phân tích kết quả

Sau khi đã đo đạc, ghi số liệu và tính toán kết quả, lập bảng tính excel như trên và
tiến hành vẽ các biểu đồ sau (Hình 3.1; 3.2; 3.3):

- Quãng đường (d) theo thời gian (t), với thời gian theo trục hoành;

- Vận tốc (v) theo thời gian, với thời gian theo trục hoành;

- Gia tốc (a) theo thời gian, với thời gian theo trục hoành.

d
25

20

15 d

10

0
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Hình 3.1: Biểu đồ d-t

20
v
1.2

0.8
v
0.6

0.4

0.2

0
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Hình 3.2: Biểu đồ v-t

a
0.1
0.08
0.06
0.04
a
0.02
0
-0.02 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

-0.04
-0.06
-0.08

Hình 3.3: Biểu đồ a-t

Biểu đồ khảo nghiệm xe mô hình

e). Nhận xét:


-Xe chạy trong khoảng từ 6m -> 9m là tốc độ xe ít thay đổi nhất.
-Xe đạt tốc độ lớn nhất tại thời điểm t= 39,39 (s) với v= 1,04 (m/s).

21
-Tốc độ của xe chuyển động chậm dần vào thời điểm t= 42,02 (s) với d= 18 (m).
-Tại thời điểm t= 39,39 gia tốc của xe đạt giá trị dương lớn nhất a= 0,09 (m/ s2) và tại
thời điểm t= 42,02 (s) gia tốc của xe giảm sâu với giá trị âm a= -0,06 (m/ s2)
-Xe có sự biến động mạnh khi vận tốc xe giảm nhưng nó không làm ảnh hưởng nhiều
đến tốc độ xe chạy.
-Xe chạy ổn định trong quãng đường 18m đầu.
-Sau quãng đường 18m xe không còn được kéo bởi dây truyền động (thời điểm hết lực
kéo của lò xo, xe tiếp tục chuyển động theo quán tính) mất khoảng 2m để xe thả trôi
khi không bị lực tác động vào.
3.1.2 Lab #2 – Lực và ma sát (The Force is Against You)
a). Mục tiêu:
Xác định giá trị ma sát lăn của xe và hệ số ma sát lăn.
b). Dụng cụ:
- Thước thẳng;
- Tấm gỗ phẳng.
c) Tiến hành
Thông qua 3 bước thực hiện ta lập bảng dữ liệu và tính toán các thông số thu được
dữ liệu như bảng dưới đây:

Bảng 4: Lực và ma sát (The Force is Against You)

Board Raised Angle Coefficient Friction Predicted


Trial # Length Height θ of Rolling Force Travel
L (m) h (m) Friction F f (N) Distance
μroll d (m)

1 0.08 0.25° 0.26 1.5 5.8

2 0.1 0.78° 0.98 5.77 1.54


L=1.5
3 0.13 0.91° 1.28 7.5 1.17
4 0.15 1° 1.55 9.1 0.1
5 0.12 0.89° 1.23 7.3 1.22
Average 0.116 0.76° 1.06 6.23 1.96
22
3.1.3. Lab #3 – Lực bám mặt đường (The Spinning Wheels)
a). Mục tiêu:
Xác định lực bám mặt đường của bánh xe dẫn động (traction).
b). Dụng cụ:
- Lực kế;
- Dây;
- Băng dính.
c). Tiến hành
Thông qua 2 bước thực hiện ta thu được số liệu như bảng dưới đây:

Bảng 5: Lực bám mặt đường (The Spinning Wheels)


Trial # F f (N) μslide
1 0.8 0.13
2 0.9 0.15
3 1.1 0.18
4 0.9 0.15
5 1 0.17
Averag 0.94 0.16
e

3.1.4. Lab #4 – Quán tính quay (As the Wheel Turn)


a). Mục tiêu:
Xác định quán tính quay (Rotational Inertia) của trục và bánh xe.
b). Dụng cụ:
- Quả cân hoặc vật có khối lượng 20-50 gram;
- Đồng hồ bấm giấy;
- Dây.
c) Tiến hành
Thông qua 3 bước thực hiện ta lập bảng dữ liệu và tính toán các thông số thu được
dữ liệu như bảng dưới đây:
23
Bảng 6: Quán tính quay (As the Wheel Turn)

Trial # Falling Time of Radius Weight Rotation


Height Fall r (m) W (N) Inertia
H (m) t (s) l (kg.m2)
1 1.06 13.75 8*10−4 1 5.7*10−5
2 1.07 14.64 8*10−4 1 6,4*10−5
3 1.06 13.92 8*10−4 1 5,8*10−5
4 1.07 14.43 8*10−4 1 6,2*10−5
5 1.07 14.53 8*10−4 1 6,3*10−5
Average 1.066 14.254 8*10−4 1 6,1*10−5

3.1.5. Lab #5 – Thế năng và hằng số lò xo (All Wound-up)


a). Mục tiêu:

Tính toán thế năng của lò xo và xác định hằng số lò xo xoắn.

b). Dụng cụ:

- Lực kế;

- Dây.

c). Tiến hành

Thông qua 7 bước thực hiện ta lập bảng dữ liệu và tính toán các thông số thu được
dữ liệu như bảng dưới đây:

Bảng 7: Lực, chuyển vị góc (radian) và chuyển vị dài theo góc xoắn
Góc Đơn vị đo Thay đổi góc Góc Khoảng cách Tổng khoảng
( degree) F (N) ∆ 𝜃 ( radian) 𝜃 ∆ d i=∆ θi . r cách
( radian) (m) d(m)
0 0 0 0 0 0
10 2,3 π π π π
18 18 36 36
20 2,8 π π π π
18 9 36 18

24
30 3 π π π π
18 6 36 12
40 2,9 π 2π π π
18 9 36 9
50 3,1 π 5π π 5π
18 18 36 36
60 3 π π π π
18 3 36 6
70 3,2 π 7π π 7π
18 18 36 36
80 3,3 π 4π π 2π
18 9 36 9
90 3,4 π π π π
18 2 36 4
100 3,2 π 5π π 5π
18 9 36 18
110 3,5 π 11π π 11π
18 18 36 36
120 3,7 π 2π π π
18 3 36 3
130 3,5 π 13 π π 13 π
18 18 36 36
140 3,6 π 7π π 7π
18 9 36 18
150 3,7 π 5π π 5π
18 6 36 12
160 3,9 π 8π π 4π
18 9 36 9
170 5,2 π 17 π π 17 π
18 18 36 36
180 6,3 π π π π
18 36 2

25
Bảng 8: Hằng số lò xo xoắn, mô men và thế năng theo góc xoắn

Góc xoắn Spring Torque Change in Potential Total


(Degree) Constant τ = F.r Energy Potential
κ ∆PE (J) Energy
PE (J)
0 0 0 0 0
10 6.6 1.15 0.1 0.1
20 4.01 1.4 0.14 0.24
30 2.86 1.5 0.16 0.4
40 2.08 1.45 0.09 0.49
50 1.78 1.55 0.19 0.67
60 1.43 1.5 0.11 0.78
70 1.3 1.6 0.19 0.97
80 1.81 1.65 0.79 1.76
90 1.08 1.7 -0.43 1.33
100 0.92 1.6 0.07 1.40
110 0.91 1.75 0.28 1.68
120 0.88 1.85 0.25 1.93
130 0.77 1.75 0.05 1.98
140 0.74 1.8 0.23 2.21
150 0.71 1.85 0.22 2.43
160 0.61 1.7 -0.05 2.38
170 0.88 2.6 1.49 3.87
180 1 3.15 1.06 4.93
Average: Total:

d). Phân tích kết quả

Sau khi đã đo đạc, ghi số liệu và tính toán kết quả, lập bảng tính excel như trên và
tiến hành vẽ các biểu đồ sau (Hình 4.1; 4.2).

- Quan hệ giữa lực kéo (F) và quãng đường (d) với d là trục hoành;

26
- Quan hệ giữa mô men (T) và góc xoắn theo radian (θ) với (θ) là trục hoành.

F
7

4 F

0
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8

Hình 4.1: Biểu đồ F-d

τ
3.5

2.5

2 τ

1.5

0.5

0
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5

Hình 4.2: Biểu đồ T-θ.

e). Nhận xét:

-Độ dốc của hai biểu đồ không đồng đều.

-Hai biểu đồ đều tăng và không có sự suy giảm.

3.2. Thiết kế mô hình


Kết quả của phần tính toán thiết kế xe cho ra được ba nhóm chính sau:

27
3.2.1. Thiết bị, vật tư

Bảng danh mục các thiết bị, vật tư, nguyên liệu cần sử dụng kèm khả năng cung cấp (sẵn có,
mua ở đâu hay tự gia công).

Bảng 9: Danh mục thiết bị, vật tư


STT Vật liệu Số lượng Giá (VND)
1 Khung nhôm 2 -
2 Vòng bi 4 60.000
3 Bánh trước 2 90.000
4 Bánh sau 2 110.000
5 Ốc vít 15 -
6 Dây buộc 1 -
7 Bẫy chuột 1 -
8 Đũa 1 -
9 Súng keo 1 -
Tổng 260.000

3.2.2. Kết cấu mô hình Mouse-Trap Car

Các bảng thông số cấu tạo (kích thước khung, các bánh xe, đường kính trục dẫn
động, chiều dài dây kéo, dự kiến quãng đường đi được).

28
Bảng 10: Thông tin kết cấu mô hình
S C Ch Kíc
TT ác bộ phận ất liệu h thước
(cm)
Bẫ Dài Rộng
1 y chuột Sắt 17 9,5
2 Khung xe Nhôm 60
B Bánh Bánh
3 ánh xe Nhôm trước sau
15 25
4 Dây buộc Dù 80

29
3.2.3 Bản vẽ kĩ thuật Mouse-Trap Car
Các bản vẽ kỹ thuật theo đúng kích thước đã chọn. Các bản vẽ kỹ thuật có thể
được vẽ trên các phần mềm thiết kế như Google SketchUp hay Autocad, vẽ tay,…

Hình 4.3: Bản vẽ sơ bộ

Hình 4.4: Mô hình hoàn thiện

30
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Để tạo ra một chiếc xe bẫy chuột ( Mousetrap Car) dù chỉ là 1 mô hình kỹ thuật
đơn giản nhưng trong đó đòi hỏi:

-Yêu cầu có tinh thần làm việc nhóm một cách nghiêm túc, tích cực đóng góp ý kiến,
phân bố thời gian , kế hoạch cho từng mục một cách rõ ràng.

-Lưu ý khi chuẩn bị các nguyên vật liệu : cần đo đạc , tính toán chi tiêu hợp lí , xem
xét kĩ lưỡng trước khi mua .

-Đảm bảo lắp rắp chiếc xe theo các khâu, công đoạn đã đề ra.

4.2. Kiến nghị và một số vấn đề thường gặp


4.2.1 Một số vấn đề thường gặp
Qua các thông số và cho xe chay thử nhóm đã tìm ra được vấn đề còn tồn đọng
ảnh hưởng tới hiệu suất của xe như sau:

-Xe chuyển động không thẳng: Nguyên nhân chính gây ra chuyển động không thẳng
của xe là do sự không thẳng hàng giữa hai trục. Hai trục không song song cũng giống
như khi lái xe để tay lái lệch về một phía. Ngoài ra, nếu việc liên kết giữa các bánh xe
với trục và ổ đỡ không chắc chắn, cũng có thể gây ra chuyển động không ổn định.

-Các bánh cọ vào khung xe:Liên kết giữa bánh và trục cũng như giữa trục và khung
không chắc chắn có thể gây ra hiện tượng bánh xe dịch ngang trong khi quay. Điều
này không những có thể gây cọ bánh vào thân xe mà còn có thể gây ra việc chuyển
động không thẳng.

4.2.2. Kiến nghị


Qua vấn đề nêu trên nhóm đã có 1 vài kiến nghị để cải thiện hiệu suất và tính ổn
định của xe như sau:

-Đối với việc xe chạy chưa thẳng xảy ra trên sản phẩm của nhóm ta có thể thay đổi
sang 1 loại vật liệu có độ bền cao hơn để đảm bảo cho hướng bánh không bị lệch
trong quá trình chạy, cần để ý trong quá trình chạy bánh có chạm vào khung xe không.

31
-Để khắc phục bánh cọ vào khung xe, cần đảm bảo bánh xe vuông góc với trục và
được gắn chắc chắn lên trục. Nếu trục gắn với thân xe bằng vòng bi, cần đảm bảo ca
trong vòng bi được gắn chặt lên trục, trong khi ca ngoài gắn chặt lên khung xe. Có thể
tránh việc bánh xe dịch ngang, gây cọ vào thân xe, bằng cách sử dụng các đệm chặn
bằng nhựa hoặc cao su (thrust washers) gắn trên trục ở hai phía.

Bảng 11:Thông số kỹ thuật của Mousetrap car


No Parameters Units Value

1 Lực đỡ trên bánh bị động? N 3.2

2 Xe của bạn đi được bao xa trong suốt hành trình sinh công m 30

3 Khối lượng kg 0.6

4 Quán Tính quay của bánh bị động kg.m2 5.7*10−5

5 Quán tính quay của bánh dẫn động kg.m2 6,4*10−5


6 Hệ số ma sát lăn 0.16
7 Bán kính bánh dẫn cm 7,5
8 Bán kính trục dẫn cm 0,08
9 Gia tốc lớn nhất m/s2 0.09
10 Quãng đường xa nhất đi được m 30
11 Bánh lái được bao bao nhiêu vòng trong suốt quá trình sinh công? vòng 33
12 Trong hành trình sinh công, dây quấn quanh trục dẫn bao nhiêu vòng ? vòng 58

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Sách giáo khoa Vật lý lớp 10. NXB Giáo dục 2006.

[2].Alden J. Balmer, Mike Harnisch. Mouse-Trap Cars: A Teacher’s

guide. Texas: Doc Fizziz Publishing, 3rd Edition 1998.

[3].Alden J. Balmer. Mousetrap Cars: Secrets to Success. Doc Fizzix

Publishing, 4th Edition 1998.

33

You might also like