You are on page 1of 3

1.

Khái niệm
- Cái riêng: là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất
định.
VD: Mỗi con người là một cái riêng
- Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng, mà còn lặp lại
trong nhiều sự vật, hiện tượng khác.
Giữa 02 quả bưởi A và B có thuộc tính chung là đều có cùi dày, nhiều
múi, mỗi múi có rất nhiều tép. Cái chung này được lặp lại ở bất kỳ quả
bưởi nào khác. (Quả quýt khá giống quả bưởi nhưng lại có cùi mỏng và
có khối lượng nhẹ hơn quả bưởi)
- Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm
vốn có ở một sự vật, hiện tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng
nào khác.

Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới với độ cao 8.850 mét. Độ cao
8.850 mét của Everest là cái đơn nhất vì không có một đỉnh núi nào
khác có độ cao này

A, B : cái riêng
Phần đỏ : cái chung
A’; B’ : cái đơn nhất của A; B
VD: Thế giới động vật bao gồm các cá thể (cái đơn nhất) nhiều loài khác
nhau ( mỗi loài là một cái riêng) nhưng tất cả đều tuân theo quy luật
chung của sự sống (cái chung)
VD cụ thể 1: ( bạn Trang với bạn Hòa là cái riêng) hoặc gọi 2 bạn bất
kỳ trong lớp rồi hỏi lớp
Cái chung: đều là sinh viên trường Đh Kinh tế-ĐHQGHN, cùng 1 lớp
học là lớp KTKT CLC2, đều là nữ, cùng lứa tuổi 2k4, đều là người VN,
ở HN, VN
Cái đơn nhất của Trang, Hòa là : dấu vân tay, cấu trúc gen, căn cước
CD?, (tính cách), bố mẹ…
VD cụ thể 2: cái chung là quá trình trao đổi chất, di truyền, cơ quan thần
kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa,… thông qua những con người, con vật
cụ thể ( con chó, con mèo, ..) ( cái riêng) để biểu hiện sự tồn tại của nó
( cái chung)
2. Mối quan hệ
- Cái chung tồn tại trong cái riêng, (vì cái chung là một mặt, một thuộc
tính của cái riêng), thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của nó,
không có cái chung tồn tại bên ngoài cái riêng và nó liên hệ không
tách rời cái đơn nhất.
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, nghĩa là ko có
cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập mà lại không có mối liên hệ với
cái chung. Sở dĩ cái riêng được gọi là cái riêng vì nó được xem xét
trong quan hệ với cái chung.
- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung vì ngoài những
điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất.
- Cái chung là cái bộ phận bởi vì nó chỉ là những thuộc tính của cái
riêng nhưng nó sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung là những thuộc
tính, những mối liên hệ ổn định, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những
điều kiện nhất định ( vì cái chung và cái đơn nhất đều là cái bộ phận
+ Cái chung có thể chuyển hóa thành cái đơn nhất, đó là quá trình tồn
tại và tiêu vong dần dần của cái cũ.
+ Cái đơn nhất chuyển hóa thành cái chung, đó là quá trình ra đời và
phát triển của cái mới.
Công thức : cái riêng= nhiều cái đơn nhất + cái chung
Cái riêng > cái chung
(Mọi cái mới đầu tiên đều dưới dạng cái đơn nhất, VD

3. Ý nghĩa pp luận

- Nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một thuộc tính
chung của một số cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cái đơn nhất và
mối liên hệ đó đem lại cho cái chung một hình thức riêng biệt, thì các phương
pháp thực tiễn dựa trên việc vận dụng một quy luật chung nào đó đều không thể
như nhau đối với mọi sự vật, hiện tượng (cái riêng) có liên hệ với cái chung đó
- Nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn nhất,
thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đổ trong điều kiện khác, không nên sử
dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với
trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó.
- Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn
nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành
“cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện
thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái
chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.

You might also like