You are on page 1of 2

Tên: Nguyễn Lâm Minh Châu

Lớp: CLC46B MSSV: 2153801015030


Bài kiểm tra
Câu 1:
a. Sai vì sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập là việc mặt đối lập này lấy mặt đối
lập kia để làm tiền đề tồn tại cho mình, có tính thống nhất ràng buộc lẫn
nhau và quy định lẫn nhau
b. Sai vì thực tiễn là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động vật chất có mục
đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã
hội.

Câu 2:

Trong phần chủ nghĩa duy vật biện chứng thì em khá là thích nội dung về
“Cái riêng – cái chung – cái đơn nhất’’. Vì mới đầu khi nghe những thuật
ngữ này thì thấy có phần khó hiểu giữa “cái riêng” và “cái đơn nhất”, nhưng
sau quá trình học tập thì em thấy nó rất hay. Thứ nhất, em có thể hiểu được
những sự vật ở ngoài đời cái nào là “cái riêng”, “cái chung”, “cái đơn nhất”.
Ví dụ như đỉnh Everest cao nhất thế giới là cái đơn nhất vì theo định nghĩa

“Cái đơn nhất”: là những nét, những mặt, thuộc tính chỉ có ở 1 kết cấu vật
chất nhất định và k đc lặp lại ở bất cứ 1 kết cấu vật chất nào khác mà đỉnh
Everest thì chỉ có 1 chứ k có cái thứ 2 nên từ đó em có thể rút ra kết luận đó.
Còn cái riêng thì

“Cái riêng”: là phạm trù triết học dùng để chỉ 1 sự vật, 1 hiện tượng, 1 quá
trình riêng lẻ nhất định ví dụ như những sự vật xung quanh ta hằng ngày đều
là những cái riêng như cái bàn, cái ghế,…

Thứ hai là giữa chúng có những mối liên hệ chặt chẽ với nhau, trong chủ
nghĩa duy vật biện chứng có nói “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái
chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”. Hay “cái
riêng” là cái toàn bộ, phong phú hơn “cái chung”, “cái chung” là cái bộ phận
nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Và “cái riêng” tồn tại trong mối quan hệ dẫn tới
cái chung. Từ những quan điểm đó trong chủ nghĩa duy vật biện chứng thì ta
có thể nhận thấy được quy luật trong cuộc sống và áp dụng nó một cách
đúng nhất để tránh bị rập khuôn giáo điều nếu áp dụng “cái chung” vào sai
trường hợp hay tuyệt đối hóa “cái riêng” tạo nên bệnh cục bộ, địa phương
chủ nghĩa. Điều mà chúng ta dễ bắt gặp trong cuộc sống nhưng không hề để
ý đến mà nhờ có triết học em mới biết nó cũng có tên gọi, đặc điểm, quy
luật.

You might also like