You are on page 1of 1

- “Cái riêng” là phạm trù được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một

quá trình riêng lẻ nhất định.


Ví dụ: 01 quả bưởi đang ở trong tủ lạnh là cái riêng A; 01 quả bưởi ở trên
bàn là cái riêng B. Cái riêng A khác với cái riêng B.
- “Cái chung” là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
chung không những có một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại
trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
Ví dụ: Giữa 02 quả bưởi A và B nêu trên có thuộc tính chung là đều có cùi
dày, nhiều múi, mỗi múi có rất nhiều tép. Cái chung này được lặp lại ở bất
kỳ quả bưởi nào khác. (Quả quýt khá giống quả bưởi nhưng lại có cùi mỏng
và có khối lượng nhẹ hơn quả bưởi).
- “Cái đơn nhất” là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ
vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở
sự vật hiện tượng nào khác.
Ví dụ: Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới với độ cao 8.850 mét. Độ cao
8.850 mét của Everest là cái đơn nhất vì không có một đỉnh núi nào khác có
độ cao này
- Câu hỏi: Giữa cái chung và cái riêng cái nào rộng hơn cái nào, cái nào nằm
trong cái nào? cho ví dụ? Cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái
riêng (cái chung nằm trong và nhỏ hơn cái riêng)
Ví dụ: Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả bưởi và
chúng phải tồn tại trong một quả bưởi nhất định (cái riêng).
- Câu hỏi: Giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất, cái nào chuyển hoá
thành cái nào? cho ví dụ? Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho
nhau trong những điểu kiện xác định của quá trình vận động, phát triển của
sự vật. Vì vậy, tuỳ từng mục đích có thể tạo ra những điểu kiện để thực
hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.
Ví dụ: một sáng kiến khi mới, một ý kiến mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với
mục đích nhân rộng sáng kiến đó áp dụng rộng rãi trong thực tiễn để phát
triển xã hội, có thể thông qua nhiều tổ chức nghiên cứu, trao đổi để phổ
biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở
thành cái chung...Ngược lại, “cái cũ” ngày càng mất dần đi. Từ chỗ là “cái
chung”, cái cũ biến dần thành “cái đơn nhất”.

You might also like