You are on page 1of 8

BÀI TẬP CHƯƠNG 2 TIẾP THEO

1. Quy luật
- Quy luật là gì? Quy luật là những mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, tất
yếu và lặp lại giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện thích hợp.
- Căn cứ vào lĩnh vực tác động có quy luật gì?
 Quy luật tự nhiên: hình thành và tác động một cách tự phát trong tự nhiên.
 Quy luật xã hội: hình thành và tác động thông qua hoạt động của con người
có ý thức, nhưng vẫn mang tính khách quan.
 Quy luật tư duy: là những mối liên hệ của khái niệm, phán đoán, suy luận,
nó phản ánh những quy luật của hiện thực khách quan vào trong đầu óc con
người
- Căn cứ vào mức độ phổ biến có những quy luật gì? Quy luật riêng-chung-phổ
biến
+ Quy luật là MLH bản chất, tất nhiên, phổ biến,...
+ Các quy luật của phép biện chứng duy vật có đặc trưng gì?
 Xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học
 Có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và
phương pháp luận hiện chứng duy vật
 Là công cụ để nhận thức và cải tạo thếgiới
2. Quy luật lượng – chất
- Vị trí, vai trò của quy luật? Chỉ ra cách thức, tính chất, nguồn gốc, động lực cơ
bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển
- Khái niệm chất? Chất là một phạm trù Triết học dùng để chỉ tính quy định khách
quan vốncó của sự vật là sự thống nhất hữu cơ những thuộc tính làm cho sự vật là nóchứ
không là cái khác
- Đặc điểm cơ bản của chất? tính ổn định tương đối
- Khái niệm lượng? Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có
của sự vậtvề mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
cũngnhư các thuộc tính của sự vật.
- Đặc điểm cơ bản của lượng? Thường xuyên biến đổi
- Khái niệm Độ? Ví dụ Là khoảng thời gian trong đó lượng biến đổi nhưng chất
chưa biến đổi.
VD: Ở trạng thái lỏng, độ của nước nguyên chất là từ 0 độ C đến dưới 100 độ C
- Khái niệm điểm nút? Ví dụ Điểm giới hạn mà tại đó lượng đổi dẫn đến chất đổi là
điểm nút
VD: Ở 0 độ C là điểm nút để nước tinh khiết chuyển sang trạng thái rắn, ở 100 độ
C là điểm nút để nước tinh khiết chuyển sang trạng thái khí (bay hơi)
- Bước nhảy:
+ Khái niệm bước nhảy? cho ví dụ? là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển
hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng
VD: Khi nước chuyển từtrạng thái lỏng sang trạng thái khí tại 100oC
+ Phân loại bước nhảy? cho ví dụ?
 Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy: bước nhảy toàn bộ và bước
nhảy cục bộ
 Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất và dựa trên cơ chế của sự thay
đổi đó: bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
VD: Bước nhảy đột biến: khối lượng Uranium 235 được tăng đến khối lượng
giới hạn thì sẽ xảy ra vụ nổ nguyên tử.
Bước nhảy dần dần: từ sinh viên trở thành kĩ sư phải có quá trình tích lũy
kiến thức lâu dài suốt 5 năm
Bước nhảy toàn bộ: học sinh tham dự kì thi TNTHPT
Bước nhảy cục bộ: học sinh thi giữa kì

Ý nghĩa phương pháp luận:


+ Lượng và chất có mối quan hệ biện chứng với nhau vì vậy trong nhận thức và
trong hoạt động thực tiễn cần phải làm gì? Tích lũy lượng và phát triển chất
- Muốn chất biến đổi chúng ta phải làm gì? và khi nào thì mới để chất biến đổi?
Tích lũy dần dần về lượng->Khi đủ lượng chất sẽ biến đổi
- Khi nào chúng ta mới thực hiện bước nhảy? Khi có sự thay đổi về chất diễn ra
- Khi chưa tích lũy đủ lượng, con người cần thực hiện điều gì? Thực hiện đủ các
điều kiện một cách phù hợp
- Trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn cần phải khắc phục khuynh hướng
nào? Tả khuynh và Hữu khuynh
+ Khuynh hướng tả khuynh là gì? Ví dụ? Tư tưởng chủ nghĩa nóng vội, muốn
sớm có sự thay đổi về lượng nhưng lại không tính đến việc tích lũy về chất.
Ví dụ:làm bài tập mức độ VDC trong khi chưa nắm vững kiến thức cơ bản.
+ Khuynh hướng hữu khuynh là gì? Ví dụ? Tư tưở ng bả o thủ , trì trệ , không dám
thự c hiện ”Bướ c nhả y” sự thay đổ i về chấ t khi đã có tích lũ y đủ về lượ ng.
Ví dụ : đã nắm vững kiến thức cơ bản nhưng không dám làm thêm về bài tập VD-
VDC
- Bước nhảy mang tính đa dạng và khách quan vì vậy chúng ta phải làm gì?. Áp
dụng vào thực tiễn
- Thực hiện bước nhảy trong xã hội cần chú ý đến điều gì? Cần khắc phục tư tưởng
nôn nóng-Vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy
- Câu tục ngữ “Góp gió thành bão, góp cây nên rừng” thể hiện quy luật nào của
phép biện chứng duy vật? Quy luật lượng-chất
- Trong lĩnh vực xã hội, khi mọi điều kiện đã chín muồi, cần phải giải quyết ngay
vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt, con người nên sử dụng loại bước nhảy nào? Bước
nhảy đột biến
- Đảng và Nhà nước Việt Nam đã sử dụng loại bước nhảy nào trong sự nghiệp đổi
mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
Bước nhảy dần dần
3. Quy luật mâu thuẫn
- Vị trí và vai trò của quy luật?
 Vị trí: Là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, vạch ra nguồn gốc
bêntrong của vận động và phát triển
 Vai trò: Chỉ ra nguyên nhân, động lực của quá trình vận động và phát
triểncủa sự vật, hiện tượng.
- Khái niệm mặt đối lập?mâu thuẫn? mâu thuẫn biện chứng? Yếu tố nào cấu
thành mâu thuẫn biện chứng?
 Mặt đối lập: Dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh
hướng vận động trái ngược nhau, tồn tại khách quan trong tự nhiên, xã hội
và tư duy
 Mâu thuẫn: Là nguồn gốc của vận động và sự phát triển.
 Mâu thuẫn biện chứng: Sự vật, hiện tượng thống nhất, đấu tranh và chuyển
hóa giữa các mặt đối lập
 Yếu tố cấu thành mâu thuẫn biện chứng: Mang khuynh hướngbiến đổi trái
ngược nhau nhưng tồn tại khách quan.
- Phân loại mâu thuẫn:
+ Căn cứ vào sự tồn tại và phát triển của mâu thuẫn: Mâu thuẫn chủ yếu vàmâu
thuẫn thứ yếu
+ Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập: Mâu thuẫn bên trong-bên ngoài
+ Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn: Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
+ Căn cứ vào lợi ích các giai cấp: Mâu thuẫn đối kháng-không đối kháng
- Quá trình vận động mâu thuẫn:
+ Đấu tranh giữa các mặt đối lập? Đấu tranh theo xu hướng bài trừ phủ định
nhau, tác động qua lại lẫn nhau
 Tạo thành mâu thuẫn biện chứng, động lực của sự tồn tại, phát triển cái mới
thay thế cái cũ
+ Thống nhất các mặt đối lập? Là tiền đề cho nhau
- Sau cơn mưa trời lại nắng nói lên nội dung nào của các mặt đối lập? Khuynh
hướng vận động trái ngược nhau
+ Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhau tạo nên trạng
thái gì của sự vật? Nương tựa-ràng buộc quy định lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau
Cung – Cầu; Trái-Phải; TRắng – Đen; Khoẻ - yếu: Đâu là các mặt đối lập
vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau?
Cung-cầu : Thống nhất
Trái-phải : Thống nhất
Trắng-đen : Đấu tranh
Khỏe-yếu : Đấu tranh
+ Thống nhất và đấu tranh mặt nào mang tính tương đối, mặt nào mang tính tuyệt
đối? Thống nhất-Tương đối
Đấu tranh-Tuyệt đối
4. Quy luật phủ định của phủ định
- Vị trí vai trò
 Vị trí: Một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
 Vai trò: Khuynh hướng của sự phát triển
- Khái niệm: Phủ định? Phủ định biện chứng? Phủ định siêu hình?
 Phủ định: là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận
động, phát triển của thế giới.
 Phủ định biện chứng: Là sự phủ định tự thân, gắn liền với quá trình vận
động đi lên, tạo tiền đề điều kiện cho sự ra đời của cái mới tiến bộ thay thế
cái cũ
 Phủ định siêu hình: Là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác
động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của
sự vật.
- Tính chất của phủ định biện chứng: Sự phủ định có tính khách quan và tính kế
thừa-tính chất chu kỳ theo hình“Xoáy ốc”
- Theo phép biện chứng duy vật, kế thừa biện chứng khác với kế thừa siêu hình ở
điểm nào?
 Biện chứng: Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng-
Không xóa bỏ sự tồn tại của sự vật
 Siêu hình: Cản trở xỏa bỏ sạch trơn, tận gốc sự tồn tại của sự vật, hiện
tượng.
5. Các quy tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng?
- Nguyên tắc đầu tiên, mang tính chất nền tảng của lý luận nhận thức duy vật
biện chứng là gì? Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan
- Phương pháp suy luận nào được thực hiện bằng cách đi từ những tri thức mang
tính khái quát đến những tri thức riêng lẻ? Nhận thức
- Điều kiện nào cho phép “lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất”? Thực
tiễn
6. Nhận thức
- Khái niệm nhận thức? Nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào
trong đầu óc con người một cách năng động sáng tạo trên cơ sở thực tiễn
- Nguồn gốc nhận thức? Thế giới khách quan
- Bản chất nhận thức?
 Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm tạo ra tri thức
về thế giới khách quan
 Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển. Đó là
quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ biết chưa đầy
đủ đến đầy đủ hơn.
 Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể nhận thức trên cơ
sở hoạt động thực tiễn của con người
- Hai yếu tố của nhận thức?
 Nhận thức cảm tính
 Nhận thức lý tính
- TRình độ nhận thức? Quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về
thế giới khách quan đó.
- “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của
lý luận nhận thức ” là của ai? Lênin
7. Thực tiễn
- Khái niệm thực tiễn Là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính
lịch sử-xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
- Hình thức cơ bản của thực tiễn
 Hoạt động chính trị-xã hội
 Hoạt động sản xuất ra của cải vật chất
 Thực nghiệm khoa học
- Hoạt động thực tiễn nhằm hướng tới mục đích gì? Cải tạo tự nhiên vàxã hội để
phục vụ con người
- Vai trò của thực tiễn đối nhận thức?
 Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
 Thực tiễn là động lực của nhận thức
 Thực tiễn là mục đích của nhận thức
 Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
- Con người sẽ mắc phải căn bệnh nào khi cường điệu hóa lý luận, coi nhẹ thực
tiễn? Bệnh chủ quan duy ý chí
- Câu thành ngữ “sống lâu nên lão làng” phản ánh sai lầm nào trong tư duy con
người? Tính tôn ti trật tự
- Căn bệnh nào của tư duy biểu hiện qua việc áp dụng máy móc, rập khuôn kinh
nghiệm của địa phương khác vào địa phương mình, nước khác vào nước mình? Kinh
nghiệm
8. Chân lý
- Khái niệm chân lý: Là những tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và đượcthực
tiễn kiểm nghiệm
- Đặc điểm chân lý: Khách quan, tuyệt đối, tương đối, cụ thể

8. Con đường nhận thức biện chứng


- Con đường biện chứng của Lênin: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn
- Các giai đoạn của nhận thức
 Giai đoạn nhận thức cảm tính
 Giai đoạn nhận thức lý tính
 Giai đoạn nhận thức trở về thực tiễn
- Có những loại hình biện chứng nào? Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan
 Phép biện chứng chất phác thời cổ đại
 Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
 Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin
 Biện chứng khách quan: Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật
chất
 Biện chứng chủ quan: Sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống
ýthức của con người
- Nhận thức cảm tính gồm những hình thức nào? Cảm giác, tri giác, biểu tượng
- Nhận thức lý tính gồm những hình thức nào? Khái niệm, phán đoán và suy lý
- Giai đoạn nào của nhận thức được gọi là trực quan sinh động? Cảm giác
- Hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng ở đó con người dựa trên cơ sở những tri thức
đã biết để rút ra tri thức mới được gọi là gì? Phán đoán
- Hình thức cao nhất, phức tạp nhất của nhận thức cảm tính là gì? Biểu tượng
- Hình thức cơ bản nào của tư duy trừu tượng phản ánh khái quát, gián tiếp những thuộc
tính chung, bản chất của một nhóm sự vật, hiện tượng và được biểu thị bằng từ hoặc cụm
từ? Khái niệm
- Cơ sở của nhận thức lý tính? Nhận thức cảm tính
- Việc cường điệu, tuyệt đối hóa vai trò của nhận thức cảm tính, phủ nhận nhận thức lý
tính sẽ rơi vào sai lầm nào? Không giải thích sự vật, hiện tượng trên phương diện cảm
giác bằng phương pháp lý luận được.

You might also like