You are on page 1of 2

3 QUY LUẬT CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1- Quy luật nào là hạt nhân của phép biện chứng duy vật?
2- Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có vai trò gì đối với quá
trình vận động, phát triển của sự vật?
3- Những đặc điểm, những tính chất, khuynh hướng tồn tại trái ngược nhau nhưng
là tiền đề, điều kiện cho nhau tồn tại, triết học Mác – Lênin gọi nó là gì?
4- Các mặt đối lập khi nương tựa vào nhau, dựa vào nhau tồn tại thì được gọi là
thống nhất hay đấu tranh?
5- Các mặt đối lập thống nhất với nhau khi nào?
6- Khi các mặt đối lập tác động theo hướng bài trừ, phủ định nhau thì được gọi là
sự thống nhất hay đấu tranh giữa các mặt đối lập?
7- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, cái nào
là tuyệt đối? cái nào tương đối?
8- Mâu thuẫn biện chứng là gì? nó tồn tại khách quan hay chủ quan? Nó diễn ra ở
một vài sự vật, hiện tượng hay tồn tại ở phổ biến trong thế giới?
9- Có thể kể tên các loại mâu thuẫn của sự vật? Mâu thuẫn nào nổi lên hàng đầu
trong từng giai đoạn phát triển của sự vật? Mâu thuẫn đối kháng tồn tại ở mọi sự
vật, hiện tượng hay chỉ tồn tại trong xã hội có đối kháng giai cấp?
10- Phân loại mâu thuẫn nhằm mục đích gì? Giải quyết mâu thuẫn bằng con đường
nào? Mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật có sự chuyển hóa về chất (tức là chất
mới ra đời) hay vẫn tồn tại chất cũ?
Quy luật từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng chất)
11- Quy luật Lượng chất chỉ ra: Cách thức hay khuynh hướng hay nguyên nhân,
động lực của sự vận động, phát triển của sự vật?
12-Chất của sự vật được cấu thành bởi cái gì? nó thuộc về sự vật hay nằm bên
ngoài sự vật? sự vật có một chất hay nhiều chất? Vì sao?
13- Muốn thay đổi chất chất của sự vật thì phải tác động vào các yếu tố nào?
14- Nhận dạng lượng của sự vật thông qua phương diện nào? ranh giới giữa chất
và lượng là tuyệt đối hay tương đối? phân biệt sự vật này với sự vật khác căn cứ
vào chất hay căn cứ vào lượng? Chất và lượng thống nhất với nhau hay tách rời?
15- Giữa “lượng” và “chất”, yếu tố nào thường xuyên biến đổi, yếu tố nào tương
đối ổn định?
Khi lượng thay đổi trong một khoảng giới hạn mà vẫn chưa dẫn đến sự thay đổi về
chất, khoảng giới hạn đó được gọi là gì?
Sự thay đổi về lượng đạt đến điểm giới hạn nào thì sự thay đổi về chất được thực
hiện?
16- Bước nhảy xảy ra khi nào?Có những loại bước nhảy nào để thực hiện sự thay
đổi về chất của sự vật?
17-Thế nào là tư tưởng nôn nóng, vội vàng và thế nào là tư tưởng bảo thủ trong
việc nhận thức và tác động vào sự vật?
18- Quy luật phủ định của phủ định có vai trò gì đối với sự vận động, phát triển
của sự vật?
19- Sự phủ định làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự phát triển của sự vật là khái niệm
phủ định biện chứng hay phủ định siêu hình? Phủ định biện chứng có những tính
chất gì?
20- Quá trình phủ định biện chứng trải qua bao nhiêu lần phủ định?Kết thúc quá
trình phủ định biện chứng, sự vật mới ra đời còn liên hệ gì với sự vật cũ không?
Quá trình phủ định của phủ định trải qua hình thức (con đường) nào?

You might also like