You are on page 1of 8

Câu 1: Trình bày nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi

về chất?

Khái niệm lượng


Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.
Ví dụ về lượng
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc kinh chiếm ưu thế

ở nhiệt độ 100 *C thì nước sôi

Khái niệm chất


Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu
thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.
Ví dụ về chất
Nước có cấu tạo là H2O trong đó có 2 nguyên tử Hidro và 1 ng tử Oxi , và đạt độ
sôi là 100*C

Chim ruồi biết bay lùi

Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng thể hiện như thế
nào?
Chất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi
xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cách biện
chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động,
phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển là: những sự thay đổi về chất
của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện
tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến
đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau. Đó là mối liên hệ
tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
a) Lượng đổi dẫn đến chất đổi
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cùng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện
chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn tới sự chuyển hóa về chất của sự
vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng
dẫn đển sự thay đổi về chất

Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất.
Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm chất thay đổi được gọi là độ.

Ví dụ về độ :

Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,60C đến 420C. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn
dưới, 420C gọi là giới hạn trên. Khoảng nhiệt độ thuận lợi cho các chức năng sống của cá là từ
200C đến 350C. Khoảng nhiệt độ chống chịu là từ 5,60C đến 200C và từ 350C đến 420C.

Trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật và
hiện tượng khác

Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng.

Khi lượng thay đổi đền một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về
chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điếm nút, với những
điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước
nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ về nút :

Nước đạt ở 100*C thì sôi, Nước đạt ở 0*C thì đông đặc hoặc ví dụ ở cá rô pi ở trên
Ví dụ về bước nhảy :

Nước sôi đạt ngưỡng sẽ bốc hơi nước lên

Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi
mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn
và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác, V.V..

Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó cũng là điểm
khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát triển liên
tục của sự vật, hiện tượng

Sự ảnh hưởng của chất mới đến lượng mới


Chất mới của sự vật chỉ xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt đến điểm nút khi sự vật mới
ra đời với chất mới lại có một lượng mới phù hợp tạo nên sự thống nhất mới giữa chất và
lượng, sự tác động của chất mới đối với lượng mới được biểu hiện ở quy mô tồn tại nhịp điệu
sự vận động.

Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai
mặt chất vả lượng. Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay
đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra
những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo
thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Câu 2: Trình bày quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập?
Nội dung :

Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập
tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển,
dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.
1. Định nghĩa về các “mặt đối lập”, “mâu thuẫn biện chứng”, sự
“thống nhất” và “đấu tranh” của các mặt đối lập:
– Mặt đối lập:
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính,
những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại
một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ:

+ Trong mỗi con người, các mặt đối lập là hoạt động ăn và hoạt động bài tiết.

Trong sinh vật, các mặt đối lập là đồng hóa và dị hóa.
Lửa và nước
Trong một lớp học, các mặt đối lập là hoạt động đoàn kết để cả lớp
cùng lớn mạnh và hoạt động cạnh tranh để trở thành sinh viên giỏi nhất
lớp.
Mâu thuẫn biện chứng:
Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái mà các mặt đối lập liên hệ, tác động
qua lại lẫn nhau.
Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện
thực và nguồn gốc phát triển của nhận thức.
Ta cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn lô-gic hình thức.
Mâu thuẫn lô-gic hình thức chỉ tồn tại trong tư duy, xuất hiện do sai lầm
trong tư duy.
Sự “thống nhất” của các mặt đối lập:
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại
không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải
lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
Ví dụ: Trong mỗi con người, hoạt động ăn và hoạt động bài tiết rõ ràng
là các mặt đối lập. Nhưng chúng phải nương tựa nhau, không tách rời
nhau. Nếu có hoạt động ăn mà không có hoạt động bài tiết thì con
người không thể sống được. Như vậy, hoạt động ăn và hoạt động bài
tiết thống nhất với nhau ở khía cạnh này.
Sử tử ăn nai
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ
cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là
sự “đồng nhất” của các mặt đối lập.
Sự thống nhất của các mặt đối lập còn biểu hiện ở sự tác động ngang
nhau của chúng. Tuy nhiên, đó chỉ là trạng thái vận động của mâu thuẫn
khi diễn ra sự cân bằng của các mặt đối lập.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập:
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài
trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.
Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng,
tùy thuộc vào tính chất, mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và điều
kiện diễn ra cuộc đấu tranh.
Ví dụ : sự đấu tranh qua lại giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

????

Câu 3 Trình bày quy luật phủ định của phủ định.

Phủ định là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
Ví dụ của phủ định :
+ Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe máy là sự phủ
định đối với xe đạp. Xê ô tô là sự phủ định đối với xe máy.

+ Trong sự phát triển của gia đình, con giỏi hơn cha tức là con đã phủ định cha.
Ông cha ta thường hay nói “con hơn cha là nhà có phúc” là ý như vậy.

=> Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định, tự thân phát triển, là một mắt khâu
trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.

Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động, phát triển không ngừng của
sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó có
nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra
đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.

Ví dụ:
+ Trong ngành sản xuất điện thoại thông minh, iPhone 11 là sự phủ định đối
với iPhone X.
+ Khi gieo trồng, cây lúa là sự phủ định biện chứng đối với hạt thóc.
+ Trong chăn nuôi, con gà đạp trứng ra đời là sự phủ định biện chứng đối với
quả trứng.

Quy luật phủ định của phủ định là quy luật nói lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa
cái bị phủ định và cái phủ định; do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải
là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho
sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại
một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự
phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng mà theo đường xoáy
ốc.

Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế
thừa.
2.1. Tính khách quan:
– Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự phủ
định nằm ngay trong bản thân sự vật. Nguyên nhân đó chính là kết quả giải
quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật.
– Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển. Vì thế, phủ
định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động, phát
triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tùy
thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng.

2.2. Tính kế thừa:


– Phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật nên nó
không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy hoàn toàn cái cũ.
– Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ, chúng không thể từ hư vô.
Cái mới ra đời là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt
tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt
còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện
thực.
Phủ định biện chứng không chỉ là sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là
sự liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật cũ với sự vật mới, quá khứ và
hiện tại. Phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự
phát triển.
Ví dụ:
Trong bất kỳ loài sinh vật nào, các thế hệ con cái đều kế thừa những yếu tố
tích cực của cha mẹ và bỏ qua những yếu tố lạc hậu.
Máy tính bàn xưa to cồng kềnh chiếm diện tích nay thay vào các máy tính
như máy tính bảng, ipad, nhỏ thuận tiện hơn những vẫn từ cái gốc máy tính
bàn mà đi lên
Chuẩn mực đạo đức của người trc để lại
Tuy vậy, cũng cần lưu ý là, những nhân tố tích cực của sự vật cũ được giữ lại
vẫn phải được cải tạo, phải được biến đổi cho phù hợp với điều kiện mới.
3. Phủ định của phủ định: Hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển:
– Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động
của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ. Khi
đó, sự phủ định biện chứng lần 1 diễn ra: Sự vật ban đầu không còn nữa mà
bị thay thế bằng sự vật mới, trong đó những nhân tố tích cực của sự vật ban
đầu được giữ lại.
– Tuy nhiên, sau một thời gian, sự vật mới ra đời ở trên lại bị phủ định bằng
sự vật mới khác. Sau 2 hoặc nhiều lần phủ định, sẽ có một sự vật mới dường
như lặp lại (rất giống) với sự vật ban đầu, song không phải là sự trùng lặp
hoàn toàn với sự vật ban đầu đó, mà ở nấc thang cao hơn; nó được bổ sung
những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực đối với sự phát
triển tiếp tục của nó.

Ví dụ:

+ Một quả trứng là sự khẳng định ban đầu (trong điều kiện được ấp) => Phủ
định lần 1 tạo ra gà mái con => Phủ định lần 2 (gà mái con lớn lên) sinh
ra nhiều quả trứng.
+ Một hạt thóc là sự khẳng định ban đầu (được gieo trồng) => Phủ định lần 1
tạo ra cây lúa => Phủ định lần 2, cây lúa sinh ra nhiều hạt thóc.
– Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng là sự
thống nhất giữa loại bỏ, kế thừa và phát triển. Mỗi lần phủ định biện chứng
được thực hiện sẽ mang lại những nhân tố tích cực mới.
Như thế, những lần phủ định biện chứng nối tiếp nhau sẽ tạo ra xu hướng tiến
lên không ngừng, như việc sẽ ngày càng có nhiều quả trứng hơn, ngày càng
có nhiều hạt thóc hơn.
Như thế ta thấy, đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển biện chứng
thông qua phủ định của phủ định chính là sự phát triển dường như quay trở
lại cái cũ, nhưng trên cơ sở cao hơn.
– Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc của một chu kỳ phát triển,
đồng thời lại là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo. Cứ thế,
các chu kỳ phát triển cứ nối tiếp nhau tạo thành sự phát triển, sự tiến lên vô
cùng tận của thế giới, nhưng không phải theo đường thẳng mà theo hình xoáy
ốc.
– Sở dĩ nói “theo hình xoáy ốc” vì “hình xoáy ốc” đã biểu đạt được các đặc
trưng của quá trình phát triển biện chứng: tính kế thừa, tính lặp lại nhưng
không quay trở lại và tính chất tiến lên của sự phát triển.

You might also like