You are on page 1of 45

Chương 2

Tổng quan về Trái đất


Tổng quan về Trái đất

 Trái đất trong không gian


 Tính chất hoá lý, cấu tạo,
nguồn gốc và tuổi của Trái đất

2
Tổng quan về Trái đất
MỤC TIÊU:
- Những hiểu biết cơ bản về thiên hà, vũ trụ.
- Mô tả được vị trí và vận động của Trái đất trong hệ Mặt trời, giải
thích được các hiện tượng xảy ra trên trái đất do vị trí và vận động
này tạo ra.
- Trình bày về vận động của Mặt trăng và ảnh hưởng của Mặt trăng
đối với Trái đất.
- Mô tả “gia đình” hệ Mặt trời của Trái đất
- Trình bày được các tính chất vật lý đặc trưng của địa cầu: nhiệt,
trọng lực và từ tính
- Trình bày thành phần hoá học của Trái đất, vỏ Trái đất,
- Mô tả được cấu tạo (các lớp) của Trái đất
- Nguồn gốc của Trái đất và Hệ Mặt Trời

3
Trái đất trong không gian
Những hiểu biết cơ bản về vũ trụ, thiên hà
 Vũ trụ:
- Bắt đầu từ một “vụ nổ lớn” của một “nguyên tử nguyên
thuỷ“.
- Tổng thể của các vật chất và không gian rộng lớn xung
quanh chúng ta.
- Con người nhận thức được là vũ trụ.
- Con người chưa nghiên cứu được hết, chỉ nghiên cứu
được phần nhỏ xung quanh Trái đất như là các sao.

4
Trái đất trong không gian

 Vũ trụ:
- Vũ trụ hình thành cách đây ~13.8 tỉ năm  Vì thế đối với
chúng ta vũ trụ là vô tận.
- Trong khoảng ta thấy được hàng ngàn tỉ sao (thiên hà), chúng
phân bố không đều, tập trung có dạng elip, đĩa xoắn.
- Các sao trong thiên hà cũng phân bố không đều, tập trung thành
mặt phẳng gọi là mặt phẳng quỹ đạo của các thiên hà.
- Giữa các sao có vật chất bụi, khí, trường điện tử, ...

5
Trái đất trong không gian
Sơ đồ đơn giản vũ trụ:
Vũ trụ  Thiên hà (Ngân Hà)  Hệ Mặt trời (Thái Dương Hệ) 
Hành tinh (Trái Đất)  Vệ tinh (Mặt Trăng)

6
video Origins of the Universe, 5’
Trái đất trong không gian
 Thiên hà:
- Thiên hà gần ta (có hệ mặt trời) là ngân hà. Thiên hà có hình
giống bánh dày, phồng ở giữa, dẹp xung quanh. Mặt trời nằm
ở gần mép thiên hà, nó là một trong những 200 tỉ ngôi sao.
(hàng chục triệu - hàng ngàn tỉ ngôi sao).

7
Trái đất trong không gian
 Thiên hà:
- Đa dạng về kích thước và số lượng các ngôi sao mà nó
chứa bên trong.
- Ngoài các ngôi sao còn có vật chất như khí, bụi và các
hạt bức xạ vũ trụ.
- Tốc độ ánh sáng 300.000km/s. Cho đến bây giờ chưa
chứng minh được vật chất nào có tốc độ nhanh hơn.

P/S: Năm ánh sáng: 300.000km x 365 x 24 x 60 x 60

8
Trái đất trong không gian
• Hình dạng Thiên hà
Xoắn ốc Elip (thiên hà Andromeda)

Thấu kính Dị dạng


9
Trái đất trong không gian
Hệ thống Mặt trời – Trái đất – Mặt trăng
Vận động tự quay của Trái đất: Ngày và đêm
 Tự quay quanh 1 trục nối liền cực Bắc và cực Nam,
nghiêng 66033’; hướng quay từ Tây sang Đông.
 Thời gian tự quay 24h/vòng.
 Sự phân chia các múi giờ trên Trái đất
 Khu vực giờ 0, kinh tuyến gốc
(Đài thiên văn  Greenwich,  Anh)

10
Trái đất trong không gian
Múi giờ Thế giới

11
Trái đất trong không gian
Vận động quay của TĐ quanh Mặt trời: Các mùa trong năm
- Xuân phân (21/3)
- Hạ chí (22/6)
- Thu phân (23/9)
- Đông chí (22/12),
cuối cùng là mùa đông
từ Đông chí tới Xuân phân.

12
Trái đất trong không gian

Mặt trăng: Vệ tinh của Trái đất


- Mặt trăng là vệ tinh duy nhất của Trái đất, có khối lượng nhỏ.
- Khoảng cách trung bình tính từ tâm Trái Đất đến Mặt Trăng
là 384.403 km.

13
Trái đất trong không gian
Mặt trăng: Vệ tinh của Trái đất
 Các pha của Mặt trăng

14
Trái đất trong không gian
Mặt trăng: Vệ tinh của Trái đất
 Các pha của Mặt trăng
- Sự xuất hiện của phần bề mặt Mặt Trăng được chiếu
sáng bởi Mặt Trời khi quan sát từ một vị trí, thường là
từ Trái Đất.
- Tỉ lệ bán cầu được chiếu sáng khi quan sát từ Trái Đất thay
đổi từ 0% (trăng mới hay trăng đầu tháng hoặc sóc) đến
100% (trăng tròn hay vọng).
- Cứ mỗi 29,5 ngày thì Trăng tròn một lần. Đây là lúc Mặt
Trăng được chiếu sáng hoàn toàn bởi các tia sáng Mặt Trời.
- Mặt trăng mới thực sự tròn 100% và sự thẳng hàng đó sẽ
xuất hiện hiện tượng nguyệt thực.

15
Trái đất trong không gian
Mặt phẳng quỹ đạo của TĐất và Mặt trăng

Nhật thực

Nguyệt thực

16
Trái đất trong không gian
Hệ Mặt trời (Thái Dương hệ)
 Là một hệ thống những ngôi sao nhỏ (hành tinh) xoay quanh một mặt trời
có tất cả 8 hành tinh từ trong ra ngoài; 64 vệ tinh, nhiều tiểu hành tinh,
thiên thạch và Sao Chổi.
 Hướng xoay của các hành tinh xung quanh mặt trời trùng với hướng xoay
của mặt trời.

17
Trái đất trong không gian
Các hành tinh của hệ mặt trời:
- Nhóm vòng trong kích thước nhỏ,
nặng (mật độ lớn), tốc độ quay
tương đối nhanh, các hành tinh
gần mặt trời (hành tinh đất), có
nhiều đặc điềm gần gũi với Trái
đất: gần mặt trời là Sao Thuỷ,
Sao Kim, Trái đất và Sao Hoả.
- Nhóm vòng ngoài (hành tinh
mộc), tương đối lớn, nhẹ quay
chậm, có đặc điểm gần gũi với
Sao Mộc: Sao Mộc, Sao Thổ,
Sao Thiên Vương, Sao Hải
Vương
18
Trái đất trong không gian

19
Trái đất trong không gian

Sao Thủy Sao Kim


(Mercury) (Venus)

Trái Đất Sao Hỏa


(Earth) (Mars)

20
Trái đất trong không gian

Sao Mộc
Đai vi hành tinh (Jupiter)

Trái Đất Sao Hỏa


(Earth) (Mars)

Sao Thổ (Saturn) Sao Thiên vương Sao Hải vương


(Uranus) (Neptune)
21
Trái đất trong không gian

Sao chổi Haley - 1986

Sao chổi lớn (Great Comet) - 1996

Sao chổi (Comet) và Quỹ đạo Sao chổi quanh Mặt trời
22
Trái đất trong không gian
Mặt trời
- Là thiên thể trung tâm chiếu sáng cho cả hệ.
- Chiếm khoảng 99,86% khối lượng vật chất của Thái Dương
hệ, gấp ~ 330.000 khối lượng TĐ (~ 332 lần).
- Bán kính ~ 696.000km, gấp ~ 109 lần bán kính TĐ.
- Nhiệt độ ở tâm Mặt trời ~ 15 triệu độ, bề mặt ~ 60000C.
- Thành phần hoá học của Mặt trời chủ yếu gồm:
• H: 92.19%
• He: 7,8%
• O, C, N, Fe, ...: Rất ít <0,1%

23
Trái đất trong không gian
Mặt trời

Cấu trúc gồm:


- Các lớp bên trong nhân: vùng bức xạ, vùng đối lưu
- Các lớp bên ngoài: quang cầu, sắc cầu và vành nhật hoa
24
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

Tính chất vật lý và hoá học của Trái đất


 Trọng lực
 Nhiệt của Trái đất
 Địa từ
 Thành phần hóa học của TĐ

25
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi
* Trọng lực (Gravity of Earth): ~ 9.81m/s2

Bản đồ trọng lực của TĐ

26
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

* Từ quyển (Địa từ) TĐ và vành đai Allen

Cực quang (Aurora)

27
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

* Tính chất hóa học

Thành phần các nguyên tố trong vỏ Trái đất (% khối lượng)

28
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi
Cấu trúc của Trái đất
 Bề mặt Trái đất (Sinh viên tham khảo sách)
 Bên trong của Trái đất

29
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

Vỏ Trái đất và thạch quyển


Là một phần của thạch quyển và là lớp ngoài cùng Trái đất

30
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi
Vỏ Trái đất và thạch quyển
 Lớp vỏ đại dương (quyển sima): dày từ 5 tới 11 km và chủ yếu là đá
bazan nặng và sẫm màu.
 Lớp vỏ lục địa (quyển sial): dày từ 20 tới 70 km và chủ yếu chứa các
loại đá nhẹ hơn (granit, đá trầm tích...).

31
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

- Tổng khối lượng lớp vỏ Trái Đất nhỏ hơn 1% khối lượng Trái Đất.
- Nhiệt độ lớp vỏ nằm trong khoảng từ nhiệt độ không khí bề mặt tới ~
900 °C ở gần phần trên manti.

32
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

 Quyển mềm (Asthenosphere): Phần dưới của thạch


quyển và phần trên của Manti.
- Phạm vi Asthenosphere từ độ sâu ~ 100km – 350km.
Asthenosphere là một vùng mềm yếu. Nó chứa lượng nhỏ
của kim loại nấu chảy, hoặc đá lỏng được chảy ra (liquid
fused rock) mà hoạt động như dầu nhờn.
 Theo lý thuyết của kiến tạo địa tầng học (Plate Tectonics),
phiến đá vỏ Trái đất lớn của vùng trên Asthenosphere được
gọi là thạch quyển (lithosphere) lướt đi trên Asthenosphere
yếu (quyển mềm).

33
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

 Quyển Manti (Mantle) được tách ra từ vỏ Trái đất bởi


đường ranh giới đột ngột (sharp boundary) được biết qua
điểm gián đoạn Mohoroviix (Mohoroviix dicontinuity) hoặc
gọi là Moho.
- Ngăn cách với vỏ Trái đất. Điểm gián đoạn của
Mohoroviix nằm tại độ sâu ~ 8 km dưới đại dương và
độ sâu trung bình khoảng 35 km dưới lục địa, nhưng nó
chôn sâu tới 80 km dưới các dãy núi cao.
- Ngăn cách với nhân bằng điểm gián đoạn Gutenberg
(Gutenberg discontinuity) nằm trong độ sâu ~ 2900
km.
Cả hai ranh giới đều được đặt tên trong danh dự của người
đàn ông mà đã tìm ra nó.
34
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

 Quyển Manti (Mantle)


- Nằm bên trong của Trái đất, giữa vỏ Trái đất và nhân.
- Chiếm 83% thể tích và 68,5% khối lượng Trái đất, nằm từ
ranh giới dưới của vỏ Trái đất tới độ sâu 2900 km.
- Thành phần cấu tạo từ những đá siêu baz giầu oxyt
magie, sắt và silic.
- Tỷ trọng tăng theo độ sâu từ 3,5 (lớp trên) đến 5,5 (lớp
dưới).

35
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

 Quyển Manti (Mantle)


- Nhiệt độ tăng từ 500oC ở phía ngoài cùng và đạt tới
3800oC tại nơi tiếp xúc với nhân.
- Tuy nhiệt độ cao nhưng bao manti vẫn ở trạng thái rắn.
- Áp suất tăng từ 100.000 atm đến gần 1,4 triệu atm; tỷ
trọng (density) tăng theo độ sâu.
- Dưới nhiệt độ và áp suất cao này thành phần của manti
có thể biến dạng (deform).
- Quyển manti được chứa chủ yếu bởi lá đá Periđot
(peridotite).

36
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

 Quyển Manti (Mantle)


- Quyển Manti trên:
 phạm vi từ Moho đến độ sâu ~ 400km
 chứa sắt và Magnesium Silicate (khoáng vật Olivin?,
Piroxen? và Amphibole?)
- Quyển Manti dưới:
 độ sâu ~ 700km
 có thể gồm Magiê, Silicon, và sắt.
 không thay đổi nhiều trong thành phần cấu tạo hoặc
pha (phase).
 dày đặc hơn Manti trên do áp suất tăng.
37
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

 Nhân của Trái đất (Core)


- Chiếm 16% thể tích và gần 1/3 khối lượng (31%) của Trái
đất.
- Có hai lớp:
 Nhân ngoài: ~ 2900 km – 5100 km (Fe & Ni nóng chảy;
ToC~4030 – 5730 oC)
 Nhân trong: ~ 5100 km  tâm (~6370km) (Fe & Ni nóng
chảy; ToC~5400 – 6000 oC)
- Nhiệt độ cao và áp suất lớn (~ 3,5 triệu atm)

38
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

 Nhân của Trái đất (Core)


Tỷ trọng ở khắp nơi trong nhân Trái đất lớn hơn 10, riêng ở trung
tâm đạt tới 13,6.

39
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

Moho: vỏ
TĐ và Manti

40
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi
• Nhà Khoa học đã dùng sóng mà được phát ra bởi động đất để
xác định rằng nhân ngoài của Trái đất là lỏng.
• Động đất phát ra sóng P (P-Waves) và sóng S (S-Waves).

41
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

 Nguồn gốc và tuổi của Trái đất


- Trái đất là một hành tinh của hệ Mặt trời, một phần nhỏ của
thiên hà.
- Tìm hiểu nguồn gốc của Trái đất trong tổng thể các giả
thuyết về nguồn gốc vũ trụ và thiên hà có hệ Mặt trời.
- Nhiều giả thuyết được đặt ra nguồn gốc của vũ trụ, tuy
nhiên Thuyết vụ nổ lớn (Big Bang) được cộng đồng khoa
học chấp nhận rộng rãi.

43
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

Nguồn gốc và tuổi của Trái đất

Vụ Nổ Lớn xảy ra cách hiện nay xấp xỉ 13,8 tỷ năm trước và được các
nhà vũ trụ học coi là tuổi của vũ trụ.
44
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

Nguồn gốc và tuổi của Trái đất

Theo thuyết Vụ Nổ Lớn, vũ trụ bắt nguồn từ một trạng thái vô cùng đặc và vô
cùng nóng (điểm kỳ dị - điểm dưới cùng). Một lý giải thường gặp đó là không
gian tự nó đang giãn nở, khiến các thiên hà đang lùi ra xa lẫn nhau, giống như
các điểm trên quả bóng thổi phồng.
Tính chất lý hoá, cấu tạo,nguồn gốc, tuổi

 Giả thuyết tinh vân (nebular)


về nguồn gốc của hệ Mặt trời
(solar system)

46
Video: Big Bang-khai sinh vũ trụ, 7’

You might also like