You are on page 1of 3

Câu hỏi ôn tập chương 1 “Giới thiệu về Hệ Mặt Trời”

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu khái quát về Hệ Mặt Trời.


Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết hành tinh lùn là gì? Và nhóm “hành tinh lùn” gồm những thành viên nào?
Câu 3: Anh (chị) hãy nêu lên những tiêu chí để xác định một thiên thể là một hành tinh tronh hệ mặt trời.
Câu 4: Anh (chị) hãy cho biết Sao Diêm Vương bị loại khỏi danh sách các hành tinh trong Hệ Mặt Trời vì không đáp ứng tiêu chí nào?
Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết các hành tinh trong hệ mặt trời được chia thành mấy nhóm? Kể tên các nhóm. Hãy cho biết các hành tinh
nào thuộc vào trong nhóm nào và thành phần cấu tạo của chúng.
Câu 6: Anh (chị) hãy nói về các dòng vật chất Plasma, gió mặt trời và đám mây Oort giả thuyết?
Câu 7: Anh (chị) hãy cho biết các hành tinh đất và các hành tinh khí là gì?

HẾT

Trả lời:
Câu 1:
- Hệ mặt trời hay thái dương hệ mà trái đất là một phần trong đó là một hệ hành tinh gồm mặt trời và các hành tinh quay xung quanh. Hệ
mặt trời là một phần của ngân hà, ngân hà là một phần của thiên hà, mà thiên hà lại thuộc vào một trong các siêu thiên hà. Các nhà khoa
học ước tính có khoảng 10 tỷ siêu thiên hà trong vũ trụ. Thiên hà nằm cách xa trái đất chúng ta nhất đến 10 tỷ năm ánh sáng.
- Hành tinh là một thiên thể dưới cấp sao. Có khối lượng nhiều lần nhỏ hơn các sao, chính vì chúng có khối lượng nhỏ như vậy nên không
thể tự tạo ra được các phản ứng tổng hợp hạt nhân để có thể tự phát sáng được như các sao, vì thế chúng được gọi là các thiên thể tối. Các
hành tinh quay xung quanh các ngôi sao theo một quỹ đạo hình elip và theo chu kì xác định.
- Hệ mặt trời là một hệ hành tinh gồm có mặt trời ở trung tâm và các tiểu hành tinh quay xung quanh mặt trời trong phạm vi lực hấp dẫn
của mặt trời. Hệ mặt trời được cho rằng được hình thành từ một vụ nổ cách đây 4,6 tỷ năm.
- Hệ mặt trời gồm có 8 hành tinh quay xung quanh, theo thứ tự từ gần mặt trời nhất: sao thủy, sao kim, trái đất, sao hỏa, sao mộc, sao thiên
vương và sao hải vương.
-Trước đây, chúng ta còn biết đến một hành tinh thứ 9 đó là sao diêm vương. Tuy nhiên, đến tháng 8 năm 2006 (Theo Hiệp hội Thiên văn
Quốc tế-IAU) các nhà khoa học đã tiến hành xem xét lại các tiêu chí về khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng của sao
diêm vương. Cuối cùng họ đã quyết định loại sao diêm vương ra khỏi nhóm các hành tinh và xếp nó vào nhóm các hành tinh lùn. Nhóm
các “hành tinh lùn” gồm có ba thành viên: sao diêm vương, Ceres- tiểu hành tinh lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh, 2003UB 313 tiểu
hành tinh được tìm thấy vào năm 2003 trong vành đai Kuiper. Đây là các hành tinh không đáp ứng đủ các tiêu chí về khối lượng, đường
kính và khả năng phản chiếu ánh sáng để trở thành một hành tinh. Nhưng chúng lại vượt qua các tiêu chí của một tiểu hành tinh. Thông
qua đó, các nhà khoa học đã đưa ra được các tiêu chí để quyết định một thiên thể có là một hành tinh hay không, các tiêu chí đó như sau:
Thứ nhất, chúng phải có quỹ đạo xoay quanh mặt trời
Thứ hai, chúng phải có kích thước đủ lớn để có hành dạng gần tròn
Thứ ba, chúng phải có quỹ đạo tách bạch với quỹ đạo của các vật thể khác
Dựa theo những tiêu chí trên, sao diêm vương đã chị loại khỏi danh sách các hành tinh vì quỹ đạo của nó cắt qua quỹ đạo của sao hải
vương.
Như vậy, hệ mặt trời gồm có mặt trời, 8 hành tinh, rất nhiều vệ tinh, vô số các tiểu hành tinh, thiên thạch và sao chổi
Phần lớn các hành tinh đều xoay quanh mặt trời. Chúng đều có quỹ đạo gần tròn và gần trùng khít với nhau trên cùng một mặt phẳng quỹ
đạo được gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Các hành tinh trong cùng, gần mặt trời nhất là sao thủy, sao kim, trái đất, sao hỏa. Chúng được gọi
là các hành tinh đá, do chúng có cấu tạo chủ yếu từ đá và kim loại. Các hành tinh khổng lồ vòng ngoài sao mộc, sao thổ, sao thiên vương,
sao hải vương. Trong đó hai hành tinh có kích thước lớn nhất là sao mộc và sao thổ chúng được gọi là các hành tinh khí, do chúng có cấu
tạo chủ yếu từ băng, nước. Hai hành tinh ngoài cùng là sao thiên vương và sao hải vương có cấu tạo từ băng, nước, amoniac và metan. Đôi
khi chúng được gọi là các hành tinh băng đá khổng lồ. Hai nhóm hành tinh này được ngăn cách với nhau bằng một vành đai tiểu hành tinh
và vô số các thiên thể quay xung quanh mặt trời. Có 6 hành tinh và 3 hành tinh lùn có vệ tinh quay xung quanh được gọi là mặt trăng theo
cách gọi mặt trăng của trái đất. Mổi hành tinh vòng ngoài còn có một vành đai hành tinh chứa bụi, hạt và các vật nhỏ quay xung quanh
chúng.
- Mặt trời phát ra các dòng vật chất Plasma được gọi là gió mặt trời. Các dòng vật chất nào tạo ra một bong bóng gió sao trong môi trường
liên sao. Đám mây Oort giả thuyết, được cho là nguồn của các sao chổi chu kì dài và có thể tồn tạo ở khoảng cách xa nhật quyển khoảng
1000 lần.
- Các hành tinh đất: (sao thủy, sao kim, trái đất, sao hỏa) chúng là những hành tinh vòng trong gần mặt trời nhất, có khối lượng nhỏ, rắn
chắc và được cấu tạo chủ yếu từ đá và kim loại với mật độ cao. Thành phần của chúng tương đối giống nhau.
- Các hành tinh khí: (sao mộc, sao thổ, sao thiên vương, sao hải vương, sao diêm vương) là những hành tinh nằm xa mặt trời hơn, chúng
có thể có phần nhân cứng như nhóm các hành tinh đất, tuy nhiên phần lớn khối lượng của chúng tập trung ở lớp khí quyển được cấu thành
từ amoniac, metan, hidro, heli và các khí khác. Bầu khí quyển của chúng có thể được nhìn thấy từ mặt đất.
Câu 2:
- Hành tinh lùn là nhóm gồm có 3 thành viên: sao diêm vương, Ceres, 2003UB 313. Nhóm này là những thiên thể không đáp ứng đủ các tiêu
chí để trở thành mật hành tinh. Tuy nhiên chúng lại vượt qua được các tiêu chí của một tiểu hành tinh. Vì vậy chúng được xếp vào nhóm
các hành tinh lùn.
Câu 3:
- Các tiêu chí để xác định một thiên thể là một hành tinh là
+ Chúng phải có quỹ đạo quay xung quanh mặt trời
+ Chúng phải có kích thước đủ lớn để có được hình dạng gần tròn
+ Chúng phải có quỹ đạo tách bạch với quỹ đạo của các vật thể khác
Câu 4:
- Sở dĩ mà sao diêm vương bị loại khỏi danh sách các hành tinh là vì quỹ đạo của nó cắt ngang quỹ đạo của sao hải vương
Câu 5:
- Hệ mặt trời gồm có 8 hành tinh (sao thủy, sao kim, trái đất, sao hỏa, sao mộc, sao thổ, sao thiên vương, sao hải vương). Các hành tinh
này được chia thành 2 nhóm: nhóm các hành tinh đất (sao thủy, sao kim, trái đất, sao hỏa) được cấu thành chủ yếu từ đá và các kim loại
với mật độ cao. Nhóm các hành tinh khí (sao mộc, sao thổ, sao thiên vương, sao hải vương) trong đó, sao mộc và sao thổ dược cấu thành
từ băng, tuyết. Các hành tinh ở rìa ngoài cùng của hệ mặt trời là sao thiên vương và sao hải vương được cấu thành từ băng, nước, amoniac
và metan.
Câu 6:
- Mặt trời phát ra các dòng vật chất Plasma gọi là gió mặt trời. Các dòng vật chất này tạo thành các bong bóng gió sao trong môi trường
liên sao. Đám mây Oort giả thuyết, được cho là nguồn của các sao chổi chu kỳ dài, các sao chổi này có thể tồn tại khi cách xa nhật quyển
khoảng 1000 lần.
Câu 7:
- Các hành tinh đất (sao thủy, sao kim, trái đất, sao hỏa): chúng là những hành tinh nằm gần mặt trời nhất, chúng có kích thước nhỏ, phần
nhân rắn chắc, được cấu thành từ đá và kim loại với mật độ cao. Chúng có cấu tạo tương đối giống nhau.
- Các hành tinh khí ( sao mộc, sao thổ, sao thiên vương, sao hải vương): chúng là những hành tinh nằm cách xa mặt trời hơn các hành tinh
đất, chúng có thể có phần nhân cứng chắc như các hành tinh đất, nhưng phần lớn khối lượng của chúng là lớp khí quyển bên ngoài được
cấu thành từ hidro, heli và các khí khác. Lớp khí quyển này có thể được quan sát từ mặt đất.

You might also like