You are on page 1of 2

Sao Thổ (tiếng Anh: Saturn), hay Thổ Tinh (土星) là hành tinh thứ sáu tính theo

khoảng cách trung


bình từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng, sau Sao
Mộc trong hệ Mặt Trời. Tên tiếng Anh của hành tinh mang tên thần Saturn trong thần thoại La Mã,
ký hiệu thiên văn của hành tinh là (♄) thể hiện cái liềm của thần. Sao Thổ là hành tinh khí khổng
lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất.[14][15] Tuy khối lượng của hành tinh cao gấp 95 lần
khối lượng của Trái Đất nhưng với thể tích lớn hơn 763 lần, khối lượng riêng trung bình của Sao
Thổ chỉ bằng một phần tám so với của Trái Đất.[16][17][18]
Cấu trúc bên trong của Sao Thổ có lẽ bao gồm một lõi sắt, nikel và đá (hợp chất silic và oxy), bao
quanh bởi một lớp dày hiđrô kim loại, một lớp trung gian giữa hiđrô lỏng với heli lỏng và bầu khí
quyển bên trên cùng.[19] Hình ảnh hành tinh có màu sắc vàng nhạt là do sự có mặt của các tinh thể
amonia trong tầng thượng quyển. Dòng điện bên trong lớp hiđrô kim loại là nguyên nhân Sao Thổ
có một từ trường hành tinh với cường độ hơi yếu hơn so với từ trường của Trái Đất và bằng một
phần mười hai so với cường độ từ trường của Sao Mộc.[20] Lớp khí quyển bên trên cùng hành tinh
có những màu đồng nhất và hiện lên dường như yên ả so với bầu khí quyển hỗn loạn của Sao Mộc,
mặc dù nó cũng có những cơn bão mạnh. Tốc độ gió trên Sao Thổ có thể đạt tới 1.800 km/h, nhanh
hơn trên Sao Mộc, nhưng không nhanh bằng tốc độ gió trên Sao Hải Vương.[21][22]
Sao Thổ có một hệ thống vành đai bao gồm chín vành chính liên tục và ba cung đứt đoạn, chúng
chứa chủ yếu hạt băng với lượng nhỏ bụi và đá. Sao Thổ có 82 vệ tinh tự nhiên đã biết[23]; trong đó
53 vệ tinh đã được đặt tên. Số lượng vệ tinh này không bao gồm hàng trăm tiểu vệ tinh ("moonlet")
bên trong vành đai. Titan là vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ và là vệ tinh lớn thứ hai trong hệ Mặt Trời,
nó cũng lớn hơn cả Sao Thủy và là vệ tinh tự nhiên duy nhất trong hệ Mặt Trời có bầu khí quyển
dày đặc.[24]

Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

So sánh kích thước Sao Thổ và Trái Đất.


Sao Thổ được phân loại là hành tinh khí khổng lồ bởi vì nó chứa chủ yếu khí và không có một bề
mặt xác định, mặc dù có thể có một lõi cứng ở trong.[25] Tốc độ tự quay nhanh của hành tinh khiến
nó có hình phỏng cầu dẹt; tại xích đạo của Sao Thổ phình ra và hai cực dẹt đi. Khoảng cách giữa
hai cực so với đường kính tại xích đạo chênh nhau tới 10%— lần lượt là 54.364 km và 60.268 km.
[2]
Sao Mộc, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cũng là những hành tinh khí khổng lồ nhưng
chúng ít dẹt hơn. Sự kết hợp giữa tốc độ khi phồng và tốc độ tự quay có nghĩa làgia tốc bề mặt tác
động dọc theo đường xích đạo, nằm cỡ 8,96 m/s2, bằng 74% gia tốc ở hai cực và thấp hơn so với
của Trái Đất. Tuy nhiên, vận tốc thoát ly tại xích đạo Sao Thổ là khoảng 36 km/s, cao hơn nhiều so
với của Trái Đất.
Sao Thổ là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có khối lượng riêng trung bình nhỏ hơn khối lượng
riêng của nước; ít hơn khoảng 30% và do đó, là hành tinh có khối lượng riêng nhỏ nhất.[26] Mặc dù lõi
của Sao Thổ có mật độ lớn hơn của nước, nhưng mật độ/khối lượng riêng trung bình của nó bằng
0,69 g/cm³ do bầu khí quyển khổng lồ của nó chiếm đa số về thể tích hành tinh. Sao Mộc có khối
lượng cao gấp 318 lần khối lượng Trái Đất[27] trong khi khối lượng của Sao Thổ chỉ cao hơn 95 lần
của Trái Đất.[2] Cộng lại, Sao Mộc và Sao Thổ chiếm 92% tổng khối lượng của các hành tinh
trong hệ Mặt Trời.[28]

You might also like