You are on page 1of 2

Hôm nay chúng ta sẽ đến với hành tinh thứ bảy và lớn thứ ba trong toàn bộ hệ mặt trời

đó chính là
Sao Thiên Vương (Uranus ) hay còn gọi là Thiên Vương Tinh.

Sao Thiên Vương đặt tên theo vị thần bầu trời của người Hy Lạp( Uranus) ,ông
của Zenus (Jupiter) .Ông là hành tinh duy nhất lấy theo tên từ một vị thần trong thần thoại Hy Lạp
thay vì là thần thoại La Mã như những hành tinh khác.

Sao Thiên Vương có khối lượng gấp 5 lần Trái đất, khối lượng lớn thứ tư trong Hệ Mặt Trời và là
một trong những vật thể có mật độ nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Sao Thiên Vương cùng với Sao Hải Vương được xếp vào hành tinh băng khổng lồ.

BỀ MẶT

Là hành tinh to thứ ba hệ mặt trời, sao Thiên Vương dễ dàng nhận biết thông qua màu sắc của
hành tinh này là màu xanh lam tuyệt đẹp vô cùng đáng yêu do khí mê-tan tạo ra màu sắc cho hành
tinh vì khí mê-tan phản chiếu ánh sáng xanh. Nó có cấu trúc tầng mây phức tạp. Khả năng những đám
mây thấp nhất chứa chủ yếu nước trong khi methan lại chiếm chủ yếu trong những tầng mây phía
trên. Tốc độ gió trên Sao Thiên Vương đạt tới 250 mét trên giây (900 km/h).Hệ thống Sao Thiên
Vương có cấu trúc độc nhất bởi vì trục tự quay của nó bị nghiêng rất lớn, gần như song song với mặt
phẳng quỹ đạo của hành tinh. Do vậy cực bắc và cực nam của hành tinh này nằm gần như tại vị
trí xích đạo so với những hành tinh khác.

CẤU TẠO, KÍCH THƯỚC VÀ VỊ TRÍ:

Sao Thiên Vương có khối lượng lớn hơn của Trái Đất gần 14,5 lần, và là hành tinh khí khổng lồ nhẹ
nhất, đường kính hơi lớn hơn Sao Hải Vương khoảng 4 lần đường kính Trái Đất,gồm 3 lớp: một lõi tại
tâm,một lớp phủ băng ở giữa và  bầu khí quyển chứa khí hiđrô/heli bên ngoài cùng, chỉ chứa chủ yếu
một lõi băng và đá. là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có
khối lượng lớn thứ tư trong Hệ Mặt Trời. Sao Thiên Vương có thành phần tương tự như Sao Hải
Vương.

Khí quyển Sao Thiên Vương cấu tạo chủ yếu từ khí Hydro và heli. Ở dưới sâu nó giàu các chất dễ
bay hơi một cách đáng kể ví dụ như nước, amonia và mêtan. Điều ngược lại cũng đúng đối với tầng
khí quyển bên trên, thứ chứa rất ít các loại khí nặng hơn khí hydro và heli do nhiệt độ thấp của nó.
Bầu khí quyển của Sao Thiên Vương là lạnh nhất trong số các hành tinh, có nhiệt độ xuống thấp tới
49 K (-224,15 C).

Sao Thiên Vương bị bao phủ bởi hỗn hợp nước, amoniac và metan. 

Sao Thiên Vương là hành tinh lớn thứ ba trong hệ Mặt trờ với khoảng cách trung bình 1,784 tỷ
dặm so với Mặt Trời, nó mất tới 84 năm Trái đất để hoàn thành một vòng quay quanh mặt trời.

Bầu khí quyển và quỹ đạo

Bầu khí quyển của Sao Thiên Vương được tạo ra từ hydro và heli giống như của Sao Mộc và Sao
Thổ, nhưng cũng chứa khí metan. Khí mêtan làm cho sao Thiên Vương có màu xanh nước biển. Lõi đá
của nó lớn hơn một cách tỷ lệ thuận so với khí mà nó chứa — không giống như Sao Mộc và Sao Thổ,
được cấu tạo chủ yếu từ hydro và heli và có những lõi nhỏ là băng và đá. Đây là lý do tại sao sao Thiên
Vương bây giờ được gọi là một người khổng lồ băng thay vì một người khổng lồ khí

Khoảng cách trung bình giữa sao Thiên Vương và Mặt Trời là 1,784 tỷ dặm và nó mất 17 giờ để
quay trên trục của nó và quay quanh Mặt Trời 84 năm một lần.
Bởi vì lại là một khối khí, ông có mật độ kém Trái Đất khá nhiều, chỉ 1,27 g/cm 3. Lực hấp dẫn trên
bề mặt khối khí của nó cỡ 8,69 m/s2, tương đương 0,886 g.

Một số điều thú vị về Sao Thiên Vương

Trên bầu khí quyển của Sao Thiên Vương có chứa khí metan, với khí metan, áp suất cao có thể tách
phân tử, giải phóng cacbon. Sau đó, carbon kết nối với các "anh chị em" của nó để tạo thành các
chuỗi dài. Các sợi dài sau đó được nén lại với nhau để tạo ra các mẫu tinh thể giống như kim cương.
Khi trời trở nên quá nóng, các hình thành kim cương dày sẽ "mưa" xuống các lớp manti cho đến khi
chúng bay hơi, nổi lên trở lại và tiếp tục chu kỳ được gọi là "mưa kim cương".

Sao Hải Vương là những thế giới giàu nước với các lớp băng sâu hoặc như một số nhà khoa
học tin tưởng, có thể là nước lỏng bên dưới bầu khí quyển dày của chúng vì một số lý do, bầu khí
quyển của Sao Thiên Vương lạnh hơn nhiều so với Sao Hải Vương dù cả Sao Thiên Vương và Sao
Hải Vương đều có nhiều nước.

Sao Thiên Vương cũng có những vành đai quanh nó nhưng chúng ta không thể nhìn thấy bởi chúng
ở quá xa và có…. tới 27 mặt trăng.

You might also like