You are on page 1of 8

CHƯƠNG 1.

Phương pháp tính tuổi của sao


1.1 Khởi nguồn
Khoảng 14 tỷ năm trước, vật chất, năng lượng, thời gian và không gian được hình
thành trong một sự kiện gọi là “BIG BANG” (Vụ nổ lớn). Câu chuyện về những
đặc tinh cơ bản này của vũ trụ chúng ta được gọi là Vật lý.
Khoảng 300.000 năm sau khi xuất hiện, vật chất và năng lượng bắt đầu hợp nhất
tạo thành các cấu trúc phức tạp, gọi là những nguyên tử, sau đó chúng kết hợp
thành những phân tử. Câu chuyện của các nguyên tử, phân tử và nhưung tương tác
giữa chúng được gọi là Hóa Học. [1]
Và đó cũng là lúc những ngôi sao đầu tiên được hình thành.

1.2 Những nghiên cứu đầu tiên của con người về các chòm sao.
Khoảng 10 tỷ năm sau khi vũ trụ được hình thành, trên một hành tinh được gọi là
Trái đất, một số phân tử nhất định đã kết hợp tạo thành những cấu trúc đặc biệt
lớn, đầy phức tạp hình thành các sự sống đầu tiên. Nhưng phải đến rất rất lâu sau
đó con người mới có những hiểu biết mong manh về các chòm sao và những hiểu
biết đầu tiên được gọi là “Chiêm tinh học” có niên đại ít nhất là khoảng thiên
nhiên kỷ 2 TCN.
Trong vòng hơn 4000 năm trở lại hiện tại, con người đã có những bước phát triển
vược bậc trong công cuộc nghiên cứu các vì sao, từ những hiểu biết mơ hồ đến
nay chúng ta đã có thể đặt chân lên một hành tinh hay một vì sao khác và trong
tương lai con người còn có thể thương mại hóa lĩnh vực này. Sự tiến bộ vượt bậc
về khoa học vũ trụ ngày nay đã giúp các nhà khoa học có thể dễ dàng nghiên cứu
không chỉ những ngôi sao ở xung quanh hệ mặt trời mà còn có thể vươn tầm mắt
đến những ngôi sao nằm cách xa trái đất đến vài trăm, thậm chí vài nghìn năm ánh
sáng.
Kiến thức về những ngôi sao cũng được phổ biến tới những người yêu thích một
cách rộng rãi. Nhìn bất kỳ ngôi sao nào trên bầu trời chúng ta có thể biết tên, cũng
có thể biết nó thuộc chòm sao nào và cách trái đất bao xa nhưng thực sự không dễ
để biết ngôi sao đó bao nhiêu ‘TUỔI’.

1.3 Tuổi của một ngôi sao.


1.3.1 Vòng đời của sao.
Một ngôi sao cũng như mọi vật chất trong vũ trụ đều có điểm bắt đầu và kết thúc.
Ví 1 ngôi sao như một con người thì có thể nói một ngôi sao được sinh ra sẽ dần
già yếu rồi chết đi.
Trong quá trình phát triển và hình thành của một ngôi sao có rất nhiều biến động
tạo thành nhiều biến thể sao khác nhau nhưng sau đây ta sẽ đề cập đến quá trình
của một trong những ngôi sao đầu tiên ngôi sao phát triển hoàn chỉnh nhất có thể.
1.3.1.1 Giai đoạn tiền sao
Đầu tiên những đám mây vật chất nguyên thủy tụ tập lại thành từng vùng lớn,
chúng bắt đầu co lại do lực hấp dẫn. Sức nén của các khối lượng làm cho nhiệt
độ bên trong tăng lên khoảng 1000K. Một số nguyên tử Hidro kết đôi với nhau
tạo thành Hidro phân tử và các phân tử này bắt đầu phát ra bức xạ hồng ngoại
làm giảm nhiệt độ nhanh chóng xuống khoảng 200~300K đồng thời cũng làm
giảm áp suất ở phần trung tâm. Như một hệ quả, khi áp suất giảm xuống lực
hấp dẫn lại càng nén chúng chặt hơn nữa khiến đám mây ban đầu co lại rất
nhiều rồi bắt đầu xoay như 1 thiên hà nhỏ. Qua thời gian, vật chất ngày càng
được hấp thụ dày đặc hơn đến một ngưỡng nào đó chúng sẽ sụp đổ và trở thành
1 ngôi sao.
1.3.1.2Giai đoạn tiến hóa sao.
Trong quá trình này công việc chủ yếu của mỗi ngôi sao là hợp nhất các nguyên tử
Hidro trong lõi phản ứng hợp ra Helium. Phản ứng này là phản ứng để tạo năng lượng
cho mỗi ngôi sao.

Cho dù được hình thành vào cùng một ngày nhưng thời gian chết của một ngôi sao
phụ thuộc hoàn toàn vào khối lượng ban đầu của nó khi sinh ra, ngôi sao sinh ra có
khối lượng càng lớn thì cành chóng lụi tàn. Khối lượng khi sinh ra của những ngôi sao
phụ thuộc vào vật chất và áp suất nhiệt của chính đám mây bụi tạo ra nó.
Sau khi tiêu thụ hết số nguyên tử Hidro trong lõi những ngôi sao sẽ bắt buộc phải tạo
ra năng lượng từ những nguyên tử Heli. Theo hóa học cơ bản, khi đẩy những nguyên
tử Heli lại chúng ta sẽ thu được Carbon và Oxygen là những nguyên tố nặng hơn theo
bảng tuần hoàn. Những ngôi sao tiếp tục tiêu thụ Heli và tạo ra năng lượng kiến nó
ngày càng lớn dần lên và đó không phải là điều tốt. Quá trình hóa lớn của những ngôi
sao đẩy các lớp ngoài cùng càng ngày càng cách xa lõi khiến lực hấp dẫn giảm đáng
kể và không chỉ thế, nó còn làm cho bầu khí quyển bị cuốn ra ngoài không gian.
Từng lớp của ngôi sao bị cuốn đi và sau cùng mọi thứ còn lại chỉ là lõi sao vô cùng
nóng và đậm đặc.

1.3.1.3Giai đoạn sụp đổ


Ở giai đoạn cuối cùng của sự tồn tại vật chất một lõi sao có thể có 3 kịch bản
cho cái chết của mình, 1 cái chết đầy lạnh lẽo, 1 cái chết đầy huy hoàng và 1
cái chết đầy đáng sợ:
 Lõi sao vô cùng nóng và đậm đặc sẽ nguội dần sau vài triệu năm rồi trở
thành một ngôi sao chết lạnh lẽo.
 Lõi sao không chỉ dừng lại từ việc lấy năng lượng từ phản ứng Heli mà
nó đi xa hơn thế, ngày càng tổng hợp những nguyên tố nặng hơn và cuối
cùng biến thành một lõi sắt mang năng lượng vô cùng lơn nhưng thể tỏa
ra ngoài. Tick!Tick!Boom... Một vụ nổ Super Nova xuất hiện mang ánh
sáng và sóng rung động đi khắp vũ trụ.
 Lõi của một ngôi sao quá lớn sao khi sụp đổ vẫn còn một nguồn năng
lợng vô cùng lớn tạo thành các hố đên vũ trụ hút tất cả mọi thứ xung
quanh kể cả ánh sáng.
1.3.2 Các phương pháp tính tuổi sao
Tuổi sao có thể giúp chúng ta tìm ra cách các thiên hà phát triển và tiến hóa, cách
cá hành tinh hình thành và thậm chí có thể hô trợ tìm kiếm sự sống trong các hệ
mặt trời khác.
Các nhà khoa học phải ước tính tuổi của một ngôi sao bằng cách xem xét nhiều
khía cạnh như: vòng quay, độ sáng,.... và mọi thứ phụ thuộc vào vị trí của một
ngôi sao trong vòng đời của nó. Hiện tại có 3 cách tính tuổi sao được sử dụng rộng
rãi nhất.
1.3.2.1 Biểu đồ Hertzsprung-Rusell
Trong thiên văn học sao, biểu đồ Hertzsprung-Russell (thường được viết tắt là
biểu đồ H-R) là biểu đồ thể hiện các sao thành các điểm trên 2 tọa độ, trong đó
trục tung thường là độ sáng tuyệt đối hay độ trưng và trục hoành thường là chỉ
số màu hay nhiệt độ bề mặt. Biểu đồ này cho phép phân loại sao và theo dõi sự
tiến hóa của sao. Biểu đồ này được vẽ lần đầu, khoảng năm 1910, bởi Ejnar
Hertzsprung và Henry Norris Russell. [2]

Khi mỗi ngôi sao già đi độ sáng và tốc độ quay sẽ tăng lên đáng kể. Dựa theo
độ sáng và nhiệt độ các nhà khoa học có thể dự đoán được lượng năng lượng
đã tiêu thụ của một ngôi sao và từ đó tính toán ra được tuổi của chúng.
1.3.2.2 Tốc độ quay
Hoạt động bề mặt, các đốm sao và quang phổ ánh sáng mà ngôi sao phát ra
giúp các nhà khoa học biết được tốc độ quay. Vào những năm 1970, các nhà
thiên văn học nhận thấy các ngôi sao trong cụm trẻ quay nhanh hơn các ngôi
sao trong cụm già hơn, quan sát đó dẫn đến một phương trình có thể chuyển
đổi tốc độ quay xấp xỉ thành tuổi

Nhưng vòng quay khó có thể đo lường được, việc đo tốc độ quay của một ngôi
sao trong vũ trụ để tímh tuổi của nó là rất khó nên phải có cách khác chính xác
hơn
1.3.2.3 Địa chấn học sao
Hiện tại cách chính xác nhất để xác định tuổi của một ngôi sao là theo dõi độ
sáng của nó thay đổi như thế nào theo thời gian. Những thay đổi tuần hoàng đó
phản ánh các xung và chấn động bên trong ngôi sao. Các nhà nghiên cứu địa
chấn học sao có thể cho biết lõi của ngôi sao dày đặc như thế nào và ngôi sao
đã chuyển hóa bao nhiêu Hyddro thành Helium. Càng nhiều Hydro trong lõi
ngôi sao càng trẻ

Các nhà khoa học sử dụng kính thiên văn để quan sát những ngôi sao giống
nhau trong một thời gian dài, tập hợp dữ liệu đủ lớn về độ sáng của ngôi sao và
thông qua mô hình hóa, tính toán một cách gần đúng tuổi của ngôi sao. Khi các
kính viễn vọng không gian như TESS của NASA và CHEOPS của ESA khảo
sát các vùng trời mới các nhà vật lý thiên văn có thể tìm hiểu thêm về vòng đời
của các ngôi sao và đưa ra các ước tính tuổi cho nhiều ngôi sao hơn.
1.4 Tham Khảo
[1] Homosapien- A brief history of human kind/ Yuval Noah Harari
[2] Wikipedia of Hertsprung-Rusell

You might also like