You are on page 1of 21

PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................

3
I/ Tính cấp thiết của đề tài: ....................................................................................3
II/ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ...................................................................4
1. Mục đích:.......................................................................................................4
2. Nhiệm vụ: ......................................................................................................4
3. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................4
4. Kết cấu bài tiểu luận: ....................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................5
Chương 1: Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất:...........................................................................................5
1.1 Phương thức sản xuất: ..................................................................................5
1.1.1 Lực lượng sản xuất: ................................................................................5
1.1.2 Quan hệ sản xuất: ...................................................................................7
1.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất:...............................................................................................................9
1.2.1 Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất: ..9
1.2.2 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất: 10
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận: ........................................................................ 12
Chương 2: Việc vận dụng quy luật này trong việc phát huy vai trò của khoa học
và công nghệ đối với sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay: ... 13
2.1 Vai trò của khoa học và công nghệ hiện nay: ............................................. 13
2.1.1 Khái quát lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ: ................... 13
2.1.2 Vai trò của khoa học và công nghệ hiện nay đối với lực lượng sản xuất
xã hội: ............................................................................................................. 14
2.2 Đánh giá thực trạng trong việc phát huy vai trò của cách mạng khoa học
và công nghệ đối với lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay: ...................... 16
2.2.1 Những mặt tích cực và nguyên nhân: .................................................. 16
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân: .......................................................... 18
2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế: ......................................................... 19
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 25

Page 1 of 25
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất:

1.1 Phương thức sản xuất:

- Là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch
sử nhất định của xã hội loài người
- Có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
- Là cách thức con người thực hiện đồng thời sự tác động giữa con người với tự nhiên
cũng như là người với người để sáng tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu con
người và xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định.

1.1.1 Lực lượng sản xuất:

 Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết
là công cụ lao động để tạo ra sức sản xuất vật chất nhất định. Chỉ khi nào có sự thống
nhất giữa tư liệu sản xuất và người lao động thì mới là lực lượng sản xuất đúng nghĩa
của nó.

Ví dụ: người công nhân đứng cạnh cái máy kéo đã chết thì chưa là lực lượng sản xuất

 Kết cấu của lực lượng sản xuất bao gồm:


- Người lao động là con người có tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động và năng lực
sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội. Là chủ thể sáng tạo, đồng thời
cũng là chủ thể tiêu dùng của mọi của cải vật chất xã hội.

Ví dụ: nông dân trên đồng ruộng, công nhân nhà máy, kĩ sư xây dựng,…

- Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất. Bao gồm tư liệu
lao động và đối tượng lao động

Ví dụ: trong sản xuất nông nghiệp là đất đai, cuốc xẻng,… trong đánh bắt nuôi trồng
thủy sản là thuyền, bè, cá,…

 Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dùng tư
liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng
của con người.

Page 5 of 25
Ví dụ: đối tượng lao động có sẵn trong thế giới tự nhiên như gỗ trong rừng, cá dưới
biển, chim trên trời,… hoặc đối tượng lao động đã trải qua quá trình tác động của
con người như vải để may mặc, sắt thép để sản xuất máy móc,…

 Tư liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó
để tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản
phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất của con người. Tư liệu lao động gồm công cụ lao
động và phương tiện lao động:
 Phương tiện lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất, cùng với công cụ lao
động mà con người sử dụng để tác động lên đối tượng lao động trong quá trình
sản xuất vật chất

Ví dụ: nhà kho, nhà xưởng, đường xá, băng chuyền,…

 Công cụ lao động là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sử dụng
để tác động vào đối tượng lao động để biến đổi chúng nhằm tạo ra của cải vật
chất phục vụ nhu cầu con người và xã hội

Ví dụ: lưới để đánh bắt cá, rìu để chặt gỗ,…

 Công cụ lao động đóng vai trò quyết định đến năng suất lao động. Người lao động là
nhân tố hàng đầu giữ vai trò quyết định. Cả hai đều là yếu tố cơ bản, quan trọng không
thể thiếu.
 Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Đây là đặc điểm lớn nhất của cuộc
cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay:
 Mọi phát minh kĩ thuật, công nghệ đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa
học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình,
kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.
 Quá trình đó là : khoa học – kĩ thuật, công nghệ – sản xuất. Đây là một khác biệt
so với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII.
 Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuât ngày càng được rút
ngắn, như : máy ảnh (1727 – 1839), điện thoại (1820 – 1876), nguyên tử (1939 –
1945), lazer (1960 – 1962), …

Page 6 of 25
 Như vậy, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính
của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. Hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công
tác nghiên cứu khoa học. Đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào
các ngành khác.
 Khoa học sản xuất ra của cải đặc biệt, hàng hóa đặc biệt. (ví dụ: các bằng sáng chế,
những phần mềm máy tính,..)
 Khoa học kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, những yêu cầu do sản xuất đặt ra.
 Tri thức khoa học được kết tinh, “vật hóa” vào người lao động, người quản lý,
công cụ lao động và đối tượng lao động.
 Sự phát triển của khoa học đã kích thích sự phát triển năng lực làm chủ sản xuất
của con người và đó là trong thời đại ngày nay (cuộc cách công nghiệp lần thứ 4)
đang phát triển.

1.1.2 Quan hệ sản xuất:

Trong hệ thống những khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm quan hệ
sản xuất được hiểu là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Sở dĩ quá
trình sản xuất xã hội có thể diễn ra một cách bình thường chính là vì trong sự sản xuất
đó, mối quan hệ giữa con người với con người tồn tại thống nhất với mối quan hệ giữa
con người với giới tự nhiên. Trong sản xuất, mối quan hệ giữa con người với giới tự
nhiên thể hiện thành những trình độ được xây dựng trong và thông qua những quan hệ
khác nhau giữa người với người, tức là những quan hệ sản xuất. Trong tác phẩm “Lao
động làm thuê và tư bản”, C.Mác viết: “Trong sản xuất người ta không chỉ quan hệ với
giới tự nhiên. Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một
cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau. Muốn sản xuất được
người ta phải có mối quan hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới
tự nhiên, tức là việc sản xuất” 1. Như vậy, quan hệ sản xuất do con người tạo ra, nhưng
nó hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người. Song quan hệ sản xuất tuân theo những quy luật tất yếu,

1
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.6, tr. 552.
Page 7 of 25
khách quan của sự vận động đời sống xã hội. Tóm lại, quan hệ sản xuất là tổng hợp các
quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất.

 Quan hệ sản xuất bao gồm:


- Quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc
chiếm hữu, sử dụng các tư liệu sản xuất xã hội, là quan hệ xuất phát cơ bản trung tâm
quyết định vai trò các quan hệ khác, đóng vai trò quan trọng quyết định quan hệ quản lý
sản xuất và phân phối sản phẩm.

Ví dụ: Đại học Quốc gia TP.HCM là chủ sở hữu của hệ thống các trường thuộc ĐHQG.
Đây là sở hữu hỗn hợp vì chủ sở hữu đan xen cả sở hữu công cộng (công hữu) và sở hữu
tư nhân (tư hữu).

- Quan hệ về tổ chức sản xuất quản lý là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc tổ
chức sản xuất và phân công lao động.

Ví dụ: Trong quá trình khai thác mỏ than, nếu mỗi người chỉ làm việc một cách tách
biệt, không có sự phối hợp giữa các công nhân, những người công nhân lại không nghe
chỉ đạo của quản lý…, tức là không tồn tại mối quan hệ giữa những con người với nhau,
thì tập thể đó không thể khai thác than hiệu quả.

- Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động là quan hệ giữa các tập đoàn người trong
việc phân phối sản phẩm lao động xã hội.

Ví dụ: các chủ doanh nghiệp như nước mắm Nam ngư, dầu gội Romano, bột giặt
Omo,…luôn liên kết với các siêu thị, tạp hóa để phân phối được các sản phẩm của họ
tới tay người tiêu dùng.

 Các mặt trong quan hệ sản xuất có mối quan hệ cơ hữu, tác động qua lại lẫn nhau. Ba
mặt quan hệ này trong quá trình sản xuất luôn gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống
mang tính ổn định tương đối so với sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất.
Tính chất của quan hệ sản xuất biểu hiện thành chế độ sở hữu – là đặc trưng cơ bản của
phương thức sản xuất. Trong hệ thống các quan hệ sản xuất của một nền kinh tế xã hội
nhất định, quan hệ sở hữu có vai trò quyết định đối với các quan hệ xã hội khác. Quan
hệ này là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của của các quan hệ sản
xuất; là cái quyết định phương thức phân phối sản phẩm cho các tập đoàn người theo

Page 8 of 25
đại vị của họ đối với sản xuất xã hội. Định nghĩa quyền sở hữu tư bản không phải là cái
gì khác mà là trình bày tất cả những quan hệ xã hội của sản xuất tư sản.

1.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất:

1.2.1 Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:

Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được thể hiện
thành một quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển xã hội loài người đó là quy luật
về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong
phương thức sản xuất. Quy luật này do C.Mác phát hiện ra và đó là quy luật khách quan,
cơ bản, phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Quy luật này cùng
với các quy luật khác làm cho lịch sử loài người vận động từ thấp đến cao, từ hình thái
kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn và nó quy định sự phát
triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.

Như chúng ta đã biết: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cấu thành
của phương thức sản xuất, có tác động biện chứng với nhau một cách khách quan. Quan
hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp ở
đây có nghĩa quan hệ sản xuất phải là “hình thức phát triển” tất yếu của lực lượng sản
xuất, tạo địa bàn, động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Về mặt khoa học cần
nhận thức sự phù hợp một cách biện chứng, lịch sử - cụ thể, là một quá trình, trong trạng
thái động. Lực lượng sản xuất là yếu tố động, biến đổi nhanh hơn, còn quan hệ sản xuất
là yếu tố tương đối ổn định, biến đổi chậm hơn, thậm chí lạc hậu hơn. Do đó, lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt đối lập biện chứng trong phương thức sản xuất.
C.Mác đã chứng minh vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản
xuất, đồng thời cũng chỉ ra tính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất đối với lực lượng
sản xuất.

Tương ứng với một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải có một
quan hệ sản xuất phù hợp. Do lực lượng sản xuất không ngừng phát triển ở một trình độ
cao hơn nên quan hệ sản xuất cũng phải phát triển để tạo động lực cho lực lượng sản
xuất. Nhưng do lực lượng sản xuất luôn phát triển nhanh hơn quan hệ sản xuất nên đến

Page 9 of 25
một lúc nào đó sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, đòi hỏi phải xuất hiện quan hệ sản
xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

1.2.2 Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:

Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của
sản xuất, tác động đến lợi ích của người sản xuất, từ đó hình thành một hệ thống những
yếu tố hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất trong phương
thức sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là một trạng thái
trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất và “tạo địa
bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất, là quy luật phổ biến tác động
trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại, quy luật gốc của sự phát triển xã hội. Sự biến
đổi, phát triển xã hội loài người, xét đến cùng là bắt nguồn từ quy luật này. Khác với
quy luật của tự nhiên, quy luật xã hội là quy luật hoạt động của con người, tồn tại và tác
động thông qua hoạt động của con người, gắn với điều kiện thực tiễn, hoàn cảnh lịch sử
- cụ thể. Vì vậy, việc nhận thức và vận dụng quy luật xã hội nói chung, quy luật về sự
phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng
phải phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể của từng quốc gia dân tộc, từng giai đoạn
phát triển của đất nước và sự biến đổi của tình hình thế giới.

Ngược dòng thời gian, chúng ta thấy: Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, nước
Nga tuy đã trải qua giai đoạn phát triển trung bình của chủ nghĩa tư bản, trong thời kỳ
nội chiến, chống thù trong giặc ngoài, V.I.Lê-nin và những người Bôn-sê-vích cũng đã
tưởng rằng có thể áp dụng “chính sách cộng sản thời chiến” để tiến nhanh lên chủ nghĩa
cộng sản. Song, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội mùa xuân năm 1921 đã cho thấy đây
là một sai lầm rất nghiêm trọng, có hại cho sự phát triển của nước Nga. Nhận thức được
vấn đề, V.I.Lê-nin đã chỉ rõ: “Chúng ta chưa tính toán đầy đủ mà đã tưởng là - có thể
trực tiếp dùng pháp lệnh của nhà nước vô sản để tổ chức theo kiểu cộng sản chủ nghĩa
trong một nước tiểu nông, việc nhà nước sản xuất và phân phối sản phẩm. Đời sống thực
tế đã vạch rõ sai lầm của chúng ta” 2
. V.I.Lê-nin đã kịp thời phê phán bệnh ảo tưởng

2
V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, H, 1977, t.44, tr.184.
Page 10 of 25
lúc bấy giờ vì không sát thực tiễn trong việc vận dụng quy luật. Người đã quyết định
chuyển sang chính sách kinh tế mới (NEP) thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng
chế độ thuế lương thực, khuyến khích phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị
trường, cho phép phát triển kinh tế tư nhân, cá thể, tư bản tư nhân, chính sách tô nhượng,
cho phép sử dụng chuyên gia tư sản trong phát triển kinh tế và phương pháp quản lý
kinh tế phù hợp với thực tiễn của nước Nga.

Ở nước ta sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất Tổ quốc 30/4/1975
đến trước thời kỳ đổi mới 1986, thực hiện cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu, bao cấp. Mặc dù đã huy động được sức người, sức của cho kháng chiến và
kiến quốc, nhưng kinh tế tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, hiệu quả thấp. Do chưa
nhận thức được hiện thực khách quan, nên không thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế
nhiều thành phần, coi cơ chế thị trường chỉ là thứ yếu bổ sung cho kế hoạch hoá; thủ
tiêu cạnh tranh, triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, kìm hãm tiến bộ khoa
học, công nghệ… quá nhấn mạnh một chiều cải tạo quan hệ sản xuất mà không thấy đầy
đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất, coi nhẹ quan hệ quản lý, quan hệ phân phối.
Khi xác lập quan hệ sản xuất, chúng ta tuyệt đối hoá vai trò của công hữu, làm cho quan
hệ sản xuất chỉ còn tồn tại giản đơn dưới hai hình thức toàn dân và tập thể; kỳ thị, nóng
vội xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận các hình thức
sở hữu hỗn hợp, sở hữu quá độ; xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân một cách ồ ạt, trong khi
nó đang tạo điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Dẫn đến lực lượng sản
xuất không phát triển, tình trạng trì trệ kéo dài, sản xuấ t đình đố n, đời số ng người dân
gặp nhiều khó khăn. Những hạn chế đó, có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ
yếu là chúng ta đã chủ quan, nóng vội, duy ý chí dẫn đến việc nhận thức và vận dụng
chưa đúng quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Chúng ta đã thoát ly khỏi điều kiện thực tiễn của một đất nước kinh tế
kém phát triển, còn nghèo nàn lạc hậu nhưng lại muốn tạo ra một quan hệ sản xuất tiên
tiến đi trước để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Nhưng hậu quả thì ngược
lại. Đúng như văn kiện Đại hội VI của Đảng đã khẳng định: “Kinh nghiệm thực tế chỉ
rõ: lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu,
mà cả khi quan hệ sản xuất phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa so với

Page 11 of 25
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất” 3 . Lúc đó chúng ta đã chủ quan muốn tạo ra
một quan hệ sản xuất vượt trước trình độ lực lượng sản xuất, làm cho mâu thuẫn giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trở nên gay gắt, đưa đất nước lâm vào khủng
hoảng kinh tế - xã hội. Chúng ta đã có những biểu hiện nóng vội muốn xóa bỏ ngay các
thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành
quốc doanh. Mặt khác, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, kìm hãm sự
phát triển của đất nước. Phải dám nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật là chúng ta
vừa chủ quan nóng vội, vừa bảo thủ trì trệ, hai mặt đó cùng tồn tại và làm cản trở bước
tiến phát triển của đất nước. Sự nhận thức sai quy luật chứng tỏ sự lạc hậu về nhận thức
tư duy lý luận và vận dụng quy luật đang hoạt động trong thời kỳ quá độ; thành kiến
không đúng những quy luật của sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị; coi nhẹ việc tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn. Chính cuộc sống đã dạy cho chúng ta một bài học thấm thía là
không thể nóng vội làm trái quy luật, hiện thực khách quan được.

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận:

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có
ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng. Từ quy luật ta có thể rút ra ý nghĩa phương
pháp luận là: muốn thúc đẩy xã hội phát triển thì phải tạo điều kiện để phát triển LLSX,
phải nâng cao chất lượng lao động, cải tạo công nghệ, công cụ sản xuất hay nói cách
khác là phải phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phải thiết lập QHSX cho phù hợp
với sự phát triển của LLSX. Đối với Việt Nam ta là đang xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, mở đường cho LLSX phát triển, là nền kinh tế có đa hình thức sở
hữu, đa thành phần kinh tế. Nhận thức đúng đắn quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng
trong quán triệt, vận dụng quan điểm, đường lối, chính sách, là cơ sở khoa học để nhận
thức sâu sắc sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam.

3
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội,
2005, tr. 58
Page 12 of 25
Chương 2: Việc vận dụng quy luật này trong việc phát huy vai trò của khoa học và
công nghệ đối với sự phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay:

2.1 Vai trò của khoa học và công nghệ hiện nay:
2.1.1 Khái quát lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ:

Lịch sử phát triển của nhân loại từ trước đến nay đã trải qua bốn cuộc cách mạng
công nghiệp và cùng với đó là hai cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật quan trọng.

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ thế kỷ XVIII đến XIX ở châu Âu và
Mỹ. Đó là thời kỳ mà hầu hết nông nghiệp, xã hội nông thôn đã trở thành công nghiệp
và đô thị. Ngành công nghiệp sắt và dệt, cùng với sự phát triển của động cơ hơi nước,
đóng vai trò trung tâm trong Cách mạng Công nghiệp. Cách mạng công nghiệp lần thứ
hai diễn ra từ năm 1870 đến năm 1914, ngay trước Thế chiến I. Đó là giai đoạn tăng
trưởng của các ngành công nghiệp đã có từ trước và mở rộng các ngành mới, như thép,
dầu, điện, và sử dụng điện để sản xuất hàng loạt. Các tiến bộ kỹ thuật chủ yếu trong giai
đoạn này bao gồm điện thoại, bóng đèn, đĩa hát và động cơ đốt trong,…Cách mạng công
nghiệp lần thứ ba còn được gọi Cách mạng kỹ thuật số, đề cập đến sự tiến bộ của công
nghệ từ các thiết bị cơ điện tử tương tự sang công nghệ số ngày nay. Kỷ nguyên bắt đầu
vào những năm 1980 và vẫn đang diễn ra. Những tiến bộ trong Cuộc Cách mạng Công
nghiệp lần thứ ba bao gồm máy tính cá nhân, internet và công nghệ thông tin và truyền
thông. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng và theo đà phát triển
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, trên nền tảng giai đoạn phát triển mới của
CMKHCN, nó nảy sinh với các công nghệ mới và các thiết bị mới, mà trước hết là trí
tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D, công nghệ tự hành, thiết bị đầu cuối “All in One”, Internet
vạn vật, điện toán đám mây - dữ liệu lớn, các công nghệ sinh học liên kết thế hệ mới,
công nghệ vật liệu cao cấp, công nghệ tự động hóa robot thế hệ mới có “trí tuệ”,… Nền
tảng công nghệ chủ yếu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự tích hợp các công
nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ ba và trí tuệ nhân tạo.

Cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay là một trong những đặc điểm căn bản
của thế giới từ những năm 1950 đến nay. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (cách mạng
công nghiệp lần thứ tư), được đề cập với tần suất khá cao trong hơn một năm gần đây,
về thực chất, là sản phẩm của cuộc CMKHCN. Xuất hiện từ giữa thế kỉ XX, cho đến
Page 13 of 25
nay cuộc CMKHCN trải qua hai giai đoạn. Cuộc cách mạng lần thứ nhất diễn ra bắt đầu
từ nước Anh vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII và hoàn thành vào những thập niên đầu của
thế kỷ XX với nội dung chủ yếu là cơ khí hóa, thay thế lao động thủ công bằng việc sử
dụng máy móc. Cuộc cách mạng lần thứ hai còn gọi là cuộc cách mạng KH&CN hiện
đại, xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX và nhanh chóng làm thay đổi to lớn trên
nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội.

Cách mạng khoa học - công nghệ vì những điều kiện lịch sử, văn hóa và xã hội đã
không nảy sinh ở Việt Nam, do vậy các cuộc cách mạng công nghiệp cũng không xuất
hiện trong lịch sử phát triển ở đất nước ta. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
diễn ra ở Châu Âu khi nước ta đang nằm dưới chế độ phong kiến với ảnh hưởng nặng
nề của tư tưởng Nho giáo xem nhẹ khoa học, kĩ thuật và công, thương nghiệp. Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ hai cũng diễn ra ở Châu Âu, khi nước ta đang nằm dưới
ách đô hộ của thực dân Pháp, chỉ có một vài sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp
này được thực dân Pháp đưa vào nước ta phục vụ cho bộ máy cai trị thực dân. Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trên thế giới khi đất nước đang phải tiến hành
các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc, không có các điều kiện
để tiếp nhận và thúc đẩy cách mạng công nghiệp. Vài thập kỉ gần đây, chúng ta đã xem
cách mạng khoa học – kĩ thuật, sau đó là cách mạng khoa học và công nghệ là then chốt,
là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế, xã hội, con người. Nhiều thành tựu và
sản phẩm của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã được đưa vào sử dụng ở nước
ta, góp phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ xây dựng và phát triển đất nước, con
người. Tiềm lực khoa học, kĩ thuật, công nghệ và công nghiệp được từng bước nâng lên
và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế, xã
hội và con người.
2.1.2 Vai trò của khoa học và công nghệ hiện nay đối với lực lượng sản xuất xã hội:

Thứ nhất, với sự phát triển nhanh và mạnh của KH&CN cho thấy mối quan hệ gắn
bó ngày càng mật thiết giữa KH&CN với sản xuất. Nếu như trước đây, sản xuất chưa
thực sự gắn kết với khoa học và chưa được hiện đại hóa thì ngày nay, KH&CN ngày
càng hiện đại và là yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia. Các thành tựu KH&CN ngày càng xâm nhập sâu vào quá trình sản xuất và trở

Page 14 of 25
thành lực lượng trực tiếp sản xuất; thời gian ứng dụng thành tựu KH&CN với sản xuất
đang ngày càng rõ nét và trở thành xu thế tất yếu.

Thứ hai, KH&CN tác động mạnh mẽ đến công cụ lao động, đối tượng lao động đã
tạo ra bước nhảy vọt của các yếu tố trong tư liệu sản xuất. Sự phát triển mạnh mẽ của
KH&CN đã hình thành xu hướng vận động chung của LLSX hiện đại là không ngừng
thay thế dần các trang thiết bị kỹ thuật, các quy trình, hệ thống công nghệ cho năng suất
thấp, tiêu hao nhiều nguyên, nhiên vật liệu, thải bỏ các chất gây ô nhiễm môi trường…
bằng những thiết bị, hệ thống công nghệ cao mang nhiều hàm lượng tri thức đồng thời
cho năng suất chất lượng cao. Trong các yếu tố cấu thành và quyết định sự phát triển
của LLSX thì công cụ lao động giữ vị trí rất quan trọng, nó là cái quyết định năng suất
lao động, biểu hiện khả năng chinh phục và làm chủ tự nhiên của con người. C.Mác chỉ
rõ “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là
ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” 4. Qua diễn đạt
trên đã cho thấy, yếu tố trực tiếp quyết định sự phát triển của công cụ lao động chính là
khoa học và công nghệ. Nhờ có thành tựu KH&CN, công cụ lao động được cải tiến
không ngừng nhằm giảm nhẹ lao động cơ bắp của con người và làm cho lao động đạt
hiệu quả cao hơn. Do đó, có thể nói, sự phát triển của KH&CN sẽ dẫn đến cuộc cách
mạng trong LLSX, trong đó đặc biệt là công cụ lao động.

Thứ ba, KH&CN không chỉ tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển tư liệu sản xuất,
mà còn có những tác động tới người lao động - yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất.
Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không chỉ can thiệp mạnh mẽ đến kỹ thuật,
đến những quá trình công nghệ sản xuất, mà còn làm biến đổi con người và đặt ra những
yêu cầu mới cho con người với tư cách là LLSX hàng đầu. Như chúng ta đã biết, hoạt
động của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào hai tiêu chí của người lao động là thể lực và trí
lực, song con người cũng phải phụ thuộc vào tư liệu sản xuất hiện có, phụ thuộc vào
việc họ sử dụng tư liệu sản xuất nào. Nếu trước đây, người lao động chỉ có kỹ năng,
kinh nghiệm, thói quen, thể lực,… thì ngày nay dưới tác động của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, người lao động cần phải có tri thức, hiểu biết,… để tham gia vào quá

4
C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.14, tr. 269
Page 15 of 25
trình sản xuất. Chức năng của con người trong sản xuất đang có những biến đổi to lớn;
con người dần dần không còn là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà
chủ yếu là sáng tạo và điều chỉnh quá trình đó.

2.2 Đánh giá thực trạng trong việc phát huy vai trò của cách mạng khoa học và
công nghệ đối với lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay:
2.2.1 Những mặt tích cực và nguyên nhân:

Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã thúc đẩy lực lượng sản xuất ở Việt Nam
phát triển trên mọi phương diện như tiến tới cải thiện tối đa điều kiện đời sống vật chất
và đời sống tinh thần, góp phần làm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động;
tăng nhanh tiết tấu của đời sống xã hội, làm thay đổi toàn bộ phương thức giao tiếp qua
lại, phương thức học tập,…Ở thời đại hiện nay, Việt Nam đang kết hợp những bước tiến
vũ bão trong công nghệ để tiến vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Khoa học và công nghệ đã thâm nhập vào mọi khâu của quá trình sản xuất. Từ khâu
sản xuất, quản lý, đến phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Hàng hóa Việt Nam bắt đầu sản
xuất không chỉ cạnh tranh ở thị trường trong nước mà vươn ra ở nước ngoài, chúng ta
đã chú ý đến mẫu mã kiểu dáng và chất lượng. Những công ty lớn của Việt Nam đã
bước đầu tiếp cận công nghệ phân phối của thế giới, hàng hóa đưa đến tận nhà người
tiêu dùng với đầy đủ những yêu cầu về màu sắc, chất lượng, mẫu mã thông số kỹ thuật,
giá thành.

Đi sâu vào các ngành cụ thể, khoa học và công nghệ đang thể hiện rõ vai trò đặc
biệt trong việc rút ngắn khoảng cách trong trình độ sản xuất, quản lý xã hội, khoa học,
công nghệ, kỹ thuật như là:

 Trong nông nghiệp, từ trình độ kỹ thuật và canh tác lạc hậu, với những giống cây
trồng, vật nuôi có năng suất thấp, chúng ta đã tiến hành cải tạo mùa vụ, cải tạo giống
để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Công nghệ sinh học như: công
nghệ tế bào, công nghệ lên men... đã ứng dụng rộng rãi và có những đóng góp to lớn
trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tạo nên những thành tựu trong lĩnh vực nông
nghiệp và kinh tế nông thôn, đưa nước ta từ tình trạng thiếu đói lương thực trở thành

Page 16 of 25
một nước xuất khẩu nông nghiệp lớn trên thế giới. Nền nông nghiệp nước ta đã từng
bước được hiện đại hóa và tham gia hội nhập vào thị trường quốc tế.
 Trong công nghiệp và dịch vụ, nhiều lĩnh vực đã được hiện đại hoá ngang tầm khu
vực và thế giới nhờ kết quả của việc chuyển giao công nghệ. Hầu hết các lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ đã được đổi mới công nghệ, từng bước cải tiến, nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và vươn ra thị
trường thế giới.
 Trong y học, chúng ta cũng đã thu được những thành tựu to lớn. Chúng ta đã từng
bước tiếp cận và chuyển giao nhiều công nghệ y học hiện đại như: mổ nội soi, thụ tinh
trong ống nghiệm, cấy ghép nội tạng, giám định ADN... Nhiều loại vắc xin quan trọng
đã được sản xuất ở Việt Nam, nhờ vậy đã giải quyết được nhiều khó khán trong việc
chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
 Những bước phát triển ấy có được như ngày hôm nay là do:
 Các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước cùng với sự quan tâm
của các cấp chính quyền. Hệ thống quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ được
tổ chức từ trung ương đến địa phương đã đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ,
góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương.
Việc phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từng bước
được hoàn thiện thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của
các bộ, cơ quan nhà nước.
 Cơ chế quản lý khoa học - công nghệ được đổi mới theo hướng phù hợp với cơ
chế thị tường.
 Thực hiện các chương trình, đề tài, dự án và chuyển giao khoa học và công nghệ
đã bám sát hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế tuyển chọn tổ chức, cá
nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tăng cường.
 Hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ đã mở rộng từ nghiên cứu - phát
triển đến sản xuất và dịch vụ khoa học và công nghệ, sự hợp tác giữa các tổ chức nghiên
cứu.

Page 17 of 25
 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5-9-2005 của Chính phủ quy định về cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã đánh dấu
một bước tiến quan trọng trong quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta.

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân:

Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung khoa học và công
nghệ nước ta còn nhiều mặt tiêu cực, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu
vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội:

 Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu: Ngoài những
công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực như bưu chính - viễn
thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi măng, nhìn chung trình độ
công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc hậu khoảng 2-3 thế hệ công nghệ
so với các nước trong khu vực. Tình trạng này hạn chế năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
 Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mang nặng tính
hành chính. Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ còn tập trung chủ yếu vào các
yếu tố đầu vào, chưa chú trọng chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết quả nghiên
cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự gắn kết chặt chẽ
với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công
nghệ không phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức khoa học và công nghệ chưa có được đầy
đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính
năng động, sáng tạo. Việc quản lý cán bộ khoa học và công nghệ theo chế độ công
chức không phù hợp với hoạt động khoa học và công nghệ, làm hạn chế khả năng lưu
chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế bảo đảm để cán bộ khoa học và công nghệ
được tự do chính kiến, phát huy khả năng sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong khuôn
khổ pháp luật.
 Khoa học và công nghệ chưa phát huy hiệu quả vai trò là đòn bẩy cho sự phát triển.
 Nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan là do:

Page 18 of 25
 Chưa có những chính sách hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ khoa học và công
nghệ và chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài. Chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp
lý, chưa khuyến khích cán bộ khoa học và công nghệ toàn tâm với sự nghiệp.
 Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ chưa tạo thuận
lợi cho nhà khoa học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước;
cơ chế tự chủ về tài chính của các tổ chức khoa học và công nghệ chưa đi liền với tự
chủ về quản lý nhân lực nên hiệu quả còn hạn chế.
 Thị trường khoa học và công nghệ chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ
và lưu thông kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ còn bị hạn chế do thiếu các tổ
chức trung gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ
hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ.
 Cơ sở hạ tầng, nguồn lực phát triển còn yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu.
 Doanh nghiệp ít sáng tạo, và thậm chí thiếu năng lực nghiên cứu và phát triển.
 Năng lực nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu nhà nước còn yếu kém.
 Hạ tầng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn yếu kém do thiếu các phòng
thí nghiệm và thiết bị nghiên cứu.
 Quản lý nhà nước và thực hiện chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng
tạo còn yếu kém.

2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế:

Một là thực hiện chính sách thúc đẩy đổi mới công nghệ với danh nghiệp và chuyển
giao công nghệ vào Việt Nam.

Hai là đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế quản lí khoa học và công nghệ theo cơ chế thị
trường, phát triển năng lực khoa học và công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển.

Ba là xây dựng hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đổi
mới và khuyến khích chuyển giao công nghệ mới.

Bốn là phát triển thị trường khoa học - công nghệ. Đưa ra các chính sách: chính sách
thuế, chính sách tín dụng, xuất nhập khẩu...phù hợp, tích cực ứng dụng những thành tựu
khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất kinh doanh.

Page 19 of 25
Năm là tăng cường nguồn cung nhân lực cho khoa học - công nghệ. Đội ngũ cán bộ
khoa học - công nghệ ở nước ta tuy không ít về số lượng nhưng thiếu hụt các nhà khoa
học đầu ngành, đặc biệt là nhà khoa học trẻ. Cụ thể là:

 Đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo ở tất cả cấp từ giáo dục phổ thông đến đào tạo đại học.
 Rà soát, củng cố lại hệ thống các trường đại học, viện nghiên cứu nhằm bảo đảm sự
tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng.
 Gấp rút đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ nhất là cho các ngành kinh tế
trọng yếu và các ngành công nghệ cao.
 Kịp thời đào tạo bổ sung sự thiếu hụt về lực lượng cán bộ khoa học - công nghệ do
sự hụt hẫng của việc chuyển giao thế hệ.
 Quy hoạch lại việc phân bổ cán bộ khoa học - công nghệ trong phạm vi cả nước cho
phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
 Phát triển thị trường nhân lực khoa học - công nghệ
 Có chính sách đãi ngộ hợp lí với đội ngũ cán bộ khoa học.

Sáu là huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ. Tạo sự
hấp dẫn đối với lĩnh vực khoa học - công nghệ để thu hút các doanh nghiệp cả trong và
ngoài nước tham gia vào thị trường khoa học - công nghệ. Có chế độ đãi ngộ phù hợp,
chế độ lãi suất, thuế hợp lí.

Cuối cùng là đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Với xu
thế hội nhập và ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh mẽ sẽ tác động làm biến
đổi thị trường lao động, cụ thể sẽ có nhiều ngành nghề, công việc truyền thống, thủ công
sẽ dần mất đi đồng nghĩa với việc người lao động ở các quốc gia sẽ mất đi nhiều việc
làm, cơ hội việc làm nhưng nó cũng mở ra cơ hội xuất hiện nhiều ngành nghề, công việc
mới đòi hỏi ít nhân công, năng suất và chất lượng lao động ở trình độ ngày càng cao
hơn.

Trước mắt thị trường lao động Việt Nam cần tiếp tục được phát triển theo hướng hiện
đại hóa và thị trường. Khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động cần

Page 20 of 25
sớm được cải thiện. Có chính sách phù hợp cho người lao động, chú trọng hỗ trợ lao
động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên.

Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ
nghèo nông thôn, thí điểm đặt hàng hợp đồng với trung tâm dich vụ việc làm và các tổ
chức, đơn vị có liên quan khác như: Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI),
Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam… để thực
hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện
dự án, trong đó: Tăng cao chất lượng đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực
cho cán bộ quản lý nhà nước về việc làm; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng
khung chương trình và tổ chức đào tạo, tư vấn hướng nghiệp, tập huấn cho đội ngũ tư
vấn viên của trung tâm dịch vụ việc làm; Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng về lao động, việc làm, nhất là cho lao động nông thôn, lao động di
cư và các đối tượng lao động đặc thù.

Từ những định hướng lớn về phát triển khoa học, công nghệ trong thời kỳ mới cũng
như mục tiêu chiến lược đã được nêu trên, để hoạt động khoa học và công nghệ thực sự
phát huy hiệu quả đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay, cần
thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

 Thứ nhất, tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp về khoa học và
công nghệ.
 Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và thực hiện xã hội hóa lĩnh vực
khoa học và công nghệ đi đôi với xóa bỏ cơ chế quan liêu, độc quyền để tạo điều kiện,
môi trường cho cạnh tranh bình đẳng trong lĩnh vực này.
 Thứ ba, tiếp tục đổi mới công tác lý luận trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đảm
bảo có hệ thống đối với những vấn đề mang tính chiến lược và tính dự báo, làm cơ sở
cho việc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển khoa học và công nghệ của Chính
phủ.
 Thứ tư, căn cứ đặc điểm và tình hình của đất nước, trong thời gian tới cần đẩy mạnh
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ các chương trình, kế hoạch phát

Page 21 of 25
triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong những ngành, những lĩnh vực then chốt, mũi
nhọn.
 Thứ năm, thúc đẩy và tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế tài chính
cho mối liên doanh, liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông
để ứng dụng có hiệu quả khoa học và công nghệ vào sản xuất trong quá trình sản xuất
hàng hóa. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tạo môi trường văn hóa - xã hội và đẩy mạnh
công tác tuyên truyền để người dân hiểu và tôn trọng khoa học và công nghệ cũng như
việc ứng dụng nó trong sản xuất và đời sống.

Page 22 of 25
KẾT LUẬN

Qua đề tài tiểu luận này chúng ta thấy được sự cần thiết cần phải hiểu và vận dụng
một cách tốt nhất quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất. Trên thực tế bất cứ ở đâu và vào lúc nào cũng không thể có được
sự phù hợp tuyệt đối giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất. Nhưng phải tuỳ theo tình hình thực tế mà chọn giải pháp phù hợp. Trong
quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nói chung cũng có sự ràng buộc
xuất phát từ chúng. Tuy nhiên chính bản thân các quan hệ sản xuất lại có mối quan hệ
chặt chẽ với lực lượng sản xuất. Vấn đề đặt ra là ta sử dụng mối quan hệ ấy như thế nào
cho phù hợp. Đặc biệt quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất lại có nhiều
lộn xộn trong việc nghiên cứu, sử dụng và phát triển các phương thức sản xuất tức là
quá trình "Đa dạng hoá" cụ thể hơn là quá trình "phù hợp hoá" các loại phương thức sản
xuất vào điều kiện thực tế hiện nay của nước ta. Nếu chúng ta sử dụng đúng các qui luật
trên cộng với điều hoà quan hệ lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất thì không lâu
sau nước ta sẽ tiến nhanh cùng với các nước phát triển tiến nhanh trên con đường đổi
mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã chọn.

Ngoài ra, trong hơn nửa thế kỷ qua, nền khoa học, kỹ thuật và công nghệ nước ta có
những bước chuyển biến tích cực trên mọi phương điện, có nhiều đóng góp quan trọng
vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và
xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức, hơn bao giờ hết, khoa học, kỹ thuật và công
nghệ biểu hiện như là nguồn lực cơ bản nhất, như là "chìa khóa'' của sự phát triển xã
hội. Kế thừa tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh về vai trò của khoa học, kỹ thuật và
lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho việc xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ trong thời kỳ mới. Tại Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Cùng với giáo
dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và
động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của khoa học,
kỹ thuật và công nghệ sẽ tiếp thêm sức mạnh, chắp cánh cho đất nước ta trên con đường

Page 23 of 25
phát triển, vươn lên ''sánh vai với các cường quốc năm châu'' như ước nguyện của
Người.” 5

Như vậy, cách mạng khoa học và công nghệ với quá trình biến tri thức khoa học
thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất của Việt
Nam, điều này góp phần rút ngắn thời gian thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta hiện nay. Đúng như điều mà sinh thời C.Mác đã tiên đoán.

5
Theo TS. Nguyễn Đình Hoà, Tạp chí Cộng sản số 21, tháng 11/2004
Page 24 of 25

You might also like