You are on page 1of 9

BÀI TẬP THỰC HÀNH: LUYỆN ĐỀ 07 - PHẦN TƯ DUY KHOA HỌC

1. Nhiễm sắc thể (NST) là một trong những cấu trúc phân tử trong tế bào chứa thông tin di truyền của sinh vật. Số lượng nhiễm sắc thể của
các loài khác nhau thường là khác nhau, và đôi khi trong cùng một loài, số lượng nhiễm sắc thể cũng có thể khác nhau giữa các cá thể.
Bảng dưới đây liệt kê số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của một số loài:

Bộ nhiễm sắc thể được định nghĩa là số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào của một sinh vật. Ở hầu hết các loài đều có bộ nhiễm sắc
thể lưỡng bội kí hiệu là 2n. Giao tử là tế bào sinh dục đơn bội kí hiệu là n. Có hai loại là giao tử đực hay còn gọi là tinh trùng và giao tử
cái hay còn gọi là trứng. Sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái trong quá trình thụ tinh sẽ khôi phục bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n)
của loài.
Một số loài có nhiều hơn 2n nhiễm sắc thể trong tế bào của chúng, được gọi là thể đa bội. Thể đa bội trong tế bào sinh dưỡng có số NST là
bội số của n. Ví dụ, ở một tế bào thể tam bội sẽ có 3n nhiễm sắc thể trong tế bào.
Loại tế bào nào sau đây là tế bào đơn bội?
A. Giao tử. B. Tế bào sinh dục sơ khai.
C. Tế bào sinh dưỡng. D. Hợp tử.
2. Bộ nhiễm sắc thể của một tế bào tứ bội được kí hiệu là
A. n. B. 3n.
C. 4n. D. n4.
3. Loài nào sau đây giảm phân tạo giao tử mà mỗi giao tử chứa 32 nhiễm sắc thể?

CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG


A. Giun đất. B. Ngựa.
C. Ong mật. D. Nấm men.
4. Phát biểu nào sau đây là đúng về số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của mỗi loài?
A. Giống nhau ở tất cả các loài. B. Thể hiện sự tiến hóa về mặt di truyền giữa các loài.
C. Không phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài. D. Thể hiện số lượng gen của mỗi loài.
5. Loài sinh vật nào có kích thước càng lớn thì số lượng nhiễm sắc thể càng nhiều.
A. Đúng. B. Sai.
6. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
7. Một giáo viên cung cấp bảng dưới đây cho học sinh trong một lớp học khoa học. Bảng đưa ra 5 tính chất của mỗi mẫu A – H. Giả sử rằng
mỗi mẫu đều là một chất tinh khiết, thể rắn.

Trang 1/9
Lưu ý: Khối lượng, thể tích và khối lượng riêng của mỗi mẫu được xác định ở 20oC và tất cả 5 tính chất được xác định ở áp suất 1 atm.
Giáo viên yêu cầu bốn học sinh đưa ra cách giải thích riêng về phương pháp dự đoán mẫu nào được tạo thành từ cùng một chất dựa vào
những dữ liệu trên.
Học sinh 1
Nếu 2 mẫu có cùng giá trị về cả năm tính chất thì chúng được tạo thành bởi cùng một chất. Nếu 2 mẫu có giá trị khác nhau về một trong
năm tính chất thì chúng được tạo thành từ các chất khác nhau.
Học sinh 2
Nếu hai mẫu giống nhau về ba tính chất bất kỳ trở lên trong số năm tính chất thì chúng được tạo thành từ cùng một chất. Nếu hai mẫu có
cùng giá trị đối với ít hơn ba trong số năm tính chất thì chúng được tạo thành từ các chất khác nhau.
Học sinh 3
Nếu hai mẫu có cùng khối lượng, thể tích, khối lượng riêng thì chúng được tạo thành từ cùng một chất. Nếu hai mẫu có giá trị khác nhau
về bất kỳ tính chất nào trong ba tính chất này thì chúng được tạo thành từ các chất khác nhau. Bản thân điểm nóng chảy và điểm sôi đều
không đủ căn cứ để phân biệt giữa các chất.
Học sinh 4
Nếu hai mẫu có cùng khối lượng riêng, điểm nóng chảy và điểm sôi thì chúng được tạo thành từ cùng một chất. Nếu hai mẫu có giá trị
khác nhau về bất kỳ tính chất nào trong ba tính chất này thì chúng được tạo thành từ các chất khác nhau. Tính chất về khối lượng và thể
tích đều không đủ căn cứ để phân biệt các chất với nhau.
Phát biểu sau đúng hay sai?
Theo quan điểm của học sinh 3, mẫu A và B được tạo thành từ cùng một chất.
A. Đúng. B. Sai.
8. Điền số thích hợp vào chỗ trống.
Các số liệu về khối lượng, thể tích và khối lượng riêng của các mẫu A – H trong Bảng 1 được xác định tại nhiệt độ oC.

9. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống


Giả sử nhiệt độ của mẫu D tăng lên 890°C ở áp suất 1 atm, lúc này mẫu D sẽ chuyển sang thể khí. Khối lượng riêng của mẫu sẽ
so với ở 20°C và 1 atm.

CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG


10. Dựa vào Bảng 1, mẫu B và C có bao nhiêu tính chất giống nhau?
A. 1 tính chất. B. 2 tính chất.
C. 3 tính chất. D. 4 tính chất.
11. Dựa trên lời giải thích của Học sinh 1, hai mẫu nào sau đây được tạo thành từ cùng một chất?
A. Mẫu A và B. B. Mẫu B và C.
C. Mẫu C và D. D. Mẫu D và E.
12. Cho quan điểm sau: “Hai mẫu có cùng khối lượng, thể tích, khối lượng riêng và điểm sôi được tạo thành từ cùng một chất, ngay cả khi
chúng có điểm nóng chảy khác nhau”. Học sinh nào trong số học sinh 2 và 4 sẽ có khả năng đồng ý với ý kiến này?
A. Học sinh 2. B. Học sinh 4.
C. Cả học sinh 2 và 4. D. Không có học sinh nào.
13. Sao chổi bắt nguồn từ các khu vực xa nhất của hệ Mặt Trời, còn được gọi là vùng Oort. Chúng được hình thành từ những mảnh vỡ của các
vật thể trong hệ Mặt Trời. Phần lõi của Sao chổi là một khối rắn có thành phần chủ yếu là bụi, khí và nước đóng băng, được bao xung
quanh bởi một lớp khí đóng băng. Khi Sao chổi bị lực hấp dẫn kéo vào bầu khí quyển của Trái Đất và có thể nhìn thấy được, chúng được
gọi là sao băng. Khi tiếp xúc với khí quyển, sao băng bắt đầu sáng lên do sự ma sát, thường xảy ra ở độ cao từ 50 đến 85 km so với bề mặt
Trái Đất. Trước khi tiếp cận khoảng cách nhỏ hơn 50 km so với bề mặt Trái Đất, hầu hết sao băng bị bốc cháy hoàn toàn.

Trang 2/9
Những cuộc tranh luận về Sao chổi nhỏ tập trung vào việc liệu các đốm tối và vệt sẫm nhìn thấy trong các bức ảnh chụp bầu khí quyển
Trái Đất có phải do nhiễu công nghệ ngẫu nhiên hay là do sự rơi liên tục của những Sao chổi nhỏ được tạo thành từ băng. Gần đây, các
hình ảnh này được chụp bởi các thiết bị công nghệ cao là UVA và VIS, được đặt trong một vệ tinh quay quanh từ quyển của Trái đất. UVA
và VIS được sử dụng để chụp ảnh hiện tượng bắc cực quang, xảy ra trong từ quyển. Công nghệ UVA và VIS có thể cung cấp hình ảnh của
các bức xạ mà con người không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ảnh chụp bầu khí quyển Trái Đất bằng các thiết bị UVA và VIS đều hiển
thị các đốm tối và vệt sẫm rất rõ ràng, liệu đây có phải do nhiễu công nghệ, hay do các biến cố tự nhiên, chẳng hạn như Sao chổi nhỏ đi
vào bầu khí quyển. Các lớp khí quyển của Trái Đất được thể hiện trong Hình 1.

Hai nhà khoa học đã tranh luận với nhau về việc liệu có một cơn mưa liên tục tạo ra bởi sự bốc cháy của các sao chổi trong từ quyển của
Trái Đất hay không?
Nhà khoa học 1
Các Sao chổi nhỏ bị bị lực hấp dẫn kéo vào bầu khí quyển của Trái Đất và bốc cháy trong từ quyển. Chúng có đường kính khoảng 20 đến
30 feet và bốc cháy trong từ quyển vì chúng nhỏ hơn nhiều so với các Sao chổi trở thành các sao băng. Các Sao chổi có bán kính lớn hơn
sẽ bốc cháy trong các phần của bầu khí quyển gần Trái Đất hơn. Khoảng 30000 Sao chổi nhỏ đi vào từ quyển của Trái Đất mỗi ngày. Các
đốm tối và vệt sẫm màu trên ảnh UVA và VIS xảy ra khi các Sao chổi nhỏ bắt đầu bốc hơi trong từ quyển, giải phóng krypton, argon và
tạo ra khí ${{H}_{2}}O$tương tác với các gốc hydroxyl, $O{{H}^{-}}. $ Các hình ảnh được chụp bởi các thiết bị này tại các thời điểm
khác nhau cho thấy các đốm tối và vệt sẫm ở cùng một tần số, đồng thời đưa ra bằng chứng thuyết phục ủng hộ giả thuyết Sao chổi nhỏ.
Nếu các đốm tối và vệt sẫm là do sự nhiễu công nghệ ngẫu nhiên, thì tần suất xuất hiện của chúng sẽ dao động.
Nhà khoa học 2
Các đốm tối và vệt sẫm trong ảnh UVA và VIS là do nhiễu công nghệ, không phải là Sao chổi nhỏ. Nếu giả thuyết Sao chổi nhỏ là đúng và
cứ mỗi phút có 20 Sao chổi nhỏ rơi xuống bầu khí quyển, thì cứ 5 phút sẽ nhìn thấy một vật thể sáng ít nhất 2 lần. Điều này là do, khi các
vật thể đi vào tầng trung lưu của Trái Đất, chúng sẽ bốc cháy, tạo ra những đám mây hạt băng lớn. Khi các hạt băng bốc hơi, độ sáng của
chúng trên bầu trời xấp xỉ bằng độ sáng của Sao Kim. Vì Sao chổi hiếm khi đi vào bầu khí quyển của Trái Đất nên những đốm sáng như

CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG


vậy rất ít khi xảy ra, ít hơn rất nhiều so với hai lần sau mỗi 5 phút, vì vậy giả thuyết Sao chổi nhỏ là không đúng. Hơn nữa, vì Sao chổi bắt
nguồn từ các khu vực xa nhất của hệ Mặt Trời, nên chúng chứa argon và krypton. Nếu giả thuyết Sao chổi nhỏ là đúng và và mỗi ngày có
30000 Sao chổi rơi xuống Trái Đất, thì lượng krypton trong khí quyển sẽ gấp 500 lần so với thực tế.
Tầng trung lưu có độ cao so với mực nước biển khoảng
A. từ 0 đến 15 km. B. từ 15 km đến 50 km.
C. từ 50 đến 85 km. D. trên 600 km.
14. Theo Nhà khoa học 2, hành tinh nào sau đây trong Hệ Mặt Trời có thể là hành tinh gần nhất với vùng không gian nơi bắt nguồn của Sao
chổi?
A. Sao Mộc. B. Sao Thiên Vương.
C. Sao Hải Vương. D. Sao Kim.
15. Điền số từ thích hợp vào chỗ trống.
Theo quan điểm của Nhà khoa học 1 về Sao chổi nhỏ thì cứ mỗi giờ sẽ có khoảng sao chổi nhỏ rơi xuống bầu khí quyển.
16. Khẳng định nào sau đây về Sao chổi nhỏ là phù hợp nhất với quan điểm của Nhà khoa học 1?
A. Không bao giờ có Sao chổi nhỏ trở thành sao băng. B. Chỉ có một số Sao chổi nhỏ trở thành sao băng.
C. Sao chổi nhỏ trở thành sao băng hai lần sau mỗi năm phút. D. Tất cả các Sao chổi nhỏ đều trở thành sao băng.
17. Khẳng định sau đây là đúng hay sai?
Với thông tin về bầu khí quyển của Trái Đất và quan điểm của Nhà khoa học 1, ở độ cao 550 km so với mực nước biển thì các Sao chổi
nhỏ bị bốc cháy

Trang 3/9
18. Giả sử một nghiên cứu về các đốm tối và vệt sẫm trong hình ảnh UVA và VIS cho thấy mức độ krypton trong khí quyển cao gấp 500 lần
so với mức bình thường. Những kết quả của nghiên cứu này sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của các nhà khoa học như thế nào?
A. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ quan điểm của Nhà khoa học 1. B. Kết quả nghiên cứu này ủng hộ quan điểm của Nhà khoa học 2.
C. Kết quả nghiên cứu này không ủng hộ quan điểm của cả hai Nhà D. Kết quả nghiên cứu này không ảnh hưởng đến quan điểm của cả
khoa học. hai Nhà khoa học..
19. Khẳng định sau đây là đúng hay sai?
Trong Perseids, một trận mưa sao băng hàng năm, có thể quan sát được hơn 1 vật thể bị cháy trong khí quyển mỗi phút. Theo thông tin
được cung cấp, Nhà khoa học 2 sẽ phân loại Perseids khi ở tầng trung lưu có tần suất xuất hiện Sao chổi là bất thường.
A. Đúng. B. Sai.
20. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Dựa trên quan điểm của Nhà khoa học 1, Sao chổi bốc cháy trong sẽ có đường kính .

21. Một số thích nghi tiêu hóa đòi hỏi có sự cộng sinh qua lại, mối tương tác có lợi lẫn nhau giữa hai loài. Ví dụ, vi sinh vật giúp động vật ăn
cỏ tiêu hóa thực vật. Nhiều năng lượng hóa học trong thức ăn của động vật ăn cỏ lấy từ chất xơ của thành tế bào thực vật, nhưng động vật
không sản xuất enzyme thủy phân chất xơ. Thay vào đó, nhiều động vật có xương sống cung cấp nhà ở cho quần thể lớn vi khuẩn cộng
sinh và nguyên sinh động vật có enzyme tiêu hóa chất xơ thành đường đơn và các hợp chất khác mà động vật hấp thu. Trong nhiều trường
hợp vi sinh vật sử dụng đường từ chất xơ để sản xuất một loạt dưỡng chất chủ yếu cho động vật như amino acid và vitamin.
Dạ dày của động vật nhai lại có bốn ngăn. Nhờ hoạt động của vi khuẩn trong ngăn chứa thức ăn mà từ đó con vật thực sự hấp thu lại giàu
dưỡng chất hơn cỏ mà con vật đó ăn đầu tiên.

CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG


Các bước trong quá trình tiêu hóa:
- Thức ăn được con vật đưa vào miệng, nhai qua loa hoặc không nhai mà nuốt xuống dạ cỏ.
- Dạ cỏ nhào trộn với nước bọt đưa vào dạ tổ ong rồi ợ lên miệng nhai lại.
- Thức ăn được nhai kĩ, cellulase có trong chất xơ bị phân hủy thành glucose nhờ vi sinh vật để dễ hấp thu vào cơ thể.
- Thức ăn tiếp tục nuốt vào đến dạ lá sách để hút bớt nước.
- Tiếp đến nó sẽ xuống dạ múi khế. Tại đây acid HCl và enzyme trong dịch vị sẽ tác dụng vào để lấy các chất dinh dưỡng.
- Thức ăn sẽ được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn khi xuống đến ruột non. Sau khi hấp thụ hết các chất dinh dưỡng, các chất cặn bã được
thải ra ngoài.
Mối quan hệ cộng sinh là mối quan hệ
A. chỉ một trong hai loài có lợi. B. cả hai loài đều một phần bị hại.
C. cả hai loài đều có lợi. D. cả hai loài đều không được lợi cũng không bị hại.
22. Tại sao ở người không có khả năng tiêu hóa cellulose nhưng ở nhiều loài động vật (trâu, bò) thì lại có khả năng tiêu hóa cellulose để cung
cấp năng lượng cho cơ thể?

Trang 4/9
A. Hệ tiêu hóa ở trâu bò có chứa enzyme thủy phân cellulose. B. Hệ tiêu hóa ở trâu bò có chứa hệ thống vi sinh vật phân giải
cellulose.
C. Dịch dạ dày ở trâu bò có tính acid cao. D. Ở trâu bò có hệ thống tiêu hóa bốn ngăn, nên thức ăn được nghiền
kĩ khi đưa vào.
23. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Ống tiêu hóa của động vật ăn cỏ thường ống tiêu hóa của động vật ăn thịt.

24. Vi sinh vật cộng sinh không có vai trò gì đối với động vật nhai lại?
A. Tiêu hóa cellulose thành các acid béo. B. Tiêu hóa các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
C. Nghiền nát thức ăn trong ống tiêu hóa để chuyển thức ăn xuống D. Tạo nguồn protein cung cấp cho động vật nhai lại.
dạ dày.
25. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày của động vật nhai lại được bắt đầu bằng quá trình biến đổi đến biến đổi , tiếp đó là quá
trình biến đổi diễn ra ở dạ múi khế và ruột.

26. Các phát biểu sau đây đúng hay sai? (Điền Đ hoặc S vào chỗ trống)
Phát biểu Đ/S
Thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thực ăn rất lớn nhằm tăng cường sự vận động của dạ dày.
Dạ dày chính thức ở động vật nhai lại là dạ múi khế.

27. Nếu trong một hệ có sự không đồng nhất nhiệt độ giữa hai điểm thì sẽ xuất hiện một quá trình truyền động năng phân tử từ nơi có nhiệt độ
cao đến nơi có nhiệt độ thấp đưa hệ đến trạng thái cân bằng nhiệt. Nhiệt lượng có thể chuyển được giữa hệ và môi trường xung quanh nó
nhờ ba cơ chế chuyển nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
Bức xạ nhiệt là bức xạ điện từ truyền đi với tốc độ ánh sáng (truyền qua cả chân không và các môi trường không hấp thụ ánh sáng). Các
vật có nhiệt độ khác không độ tuyệt đối đều bức xạ nhiệt. Nhiệt độ càng cao mật độ bức xạ phát ra càng lớn.

CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG


Sự dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật hay từ vật này sang vật khác. Trong quá trình truyền nhiệt
này, các hạt ở nơi nhiệt độ cao nhờ chuyển động hỗn loạn đi đến nơi nhiệt độ thấp, trao đổi năng lượng với các hạt ở đó. Trong chất khí,
các phân tử khí là các phần tử mang năng lượng, thực hiện quá trình truyền năng lượng bằng hình thức va chạm. Một tấm có diện tích bề
mặt A, độ dày L, nhiệt độ ở các mặt của nó được giữ ở nhiệt độ T và T . Đại lượng được xác định bằng lượng nhiệt truyền qua tấm trong
1 2

Q T1 − T2
một đơn vị thời gian là tốc độ truyền nhiệt: H = = kA. , trong đó k được gọi là độ dẫn nhiệt và phụ thuộc vào vật liệu làm
t L
L
tấm. Bên cạnh đó, trong thực tế kĩ thuật người ta cũng đưa ra khái niệm nhiệt trở: R = .
k

Đối lưu là một quá trình truyền nhiệt do dòng chất lỏng hoặc khí di chuyển từ vùng nóng sang vùng lạnh vì chênh lệch áp suất. Khi chất
lỏng hoặc chất khí nguội đi, nó trở nên đậm đặc hơn. Một ví dụ về quá trình đối lưu trong một tách cà phê nóng (Hình 1): chất lỏng bên
trên được không khí làm mát nên trở nên đậm đặc hơn và chìm xuống đáy cốc; chất lỏng nóng hơn nên ít đậm đặc hơn sẽ di chuyển về
phía miệng cốc.

Trang 5/9
Nhiệt độ của chất lỏng nóng của hệ cách nhiệt cao hơn nhiệt độ của chất lỏng ở đầu lạnh của hệ. Sự chênh lệch nhiệt độ (ΔT) giữa chất
lỏng nóng ở dưới cùng và chất lỏng lạnh ở trên cùng thay đổi tùy thuộc vào nhiệt độ ban đầu của hệ. Bảng 2 cho thấy độ chênh lệch nhiệt
độ (ΔT) của 500 ml nước trong bình chứa cách nhiệt có chiều cao 6 cm và diện tích mặt cắt ngang là 4 cm khi bình chứa được làm nóng
2

đến các nhiệt độ khác nhau.

Hình 2 cho thấy sự phụ thuộc của độ chênh lệch nhiệt độ ΔT vào diện tích mặt cắt ngang đối với 500 ml nước ở nhiệt độ 100°C trong bình
chứa có chiều cao 6 cm. Hình 3 cho thấy sự phụ thuộc của độ chênh lệch nhiệt độ ΔT vào chiều cao của bình chứa đối với 500 ml nước
100°C trong bình chứa có diện tích mặt cắt ngang là 4 cm .
2

CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG

Trang 6/9
CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG

Bản chất của sự dẫn nhiệt là


A. sự thay đổi thế năng. B. sự thực hiện công.
C. sự thay đổi nhiệt độ. D. sự truyền động năng của phần tử vật chất khi chúng va chạm vào
nhau.
ΔT1 ΔT2

28. Nếu bình chứa trong Thử nghiệm 1 có cùng chiều cao với bình chứa trong Thử nghiệm 2, nhưng có diện tích mặt cắt ngang gấp hai lần và
hệ thống được nung nóng ở cùng nhiệt độ, thì tỉ số độ chênh lệch nhiệt độ của Thử nghiệm 1 đối với của Thử nghiệm 2 có thể có giá trị là
A. 1,01. B. 1,02.
C. 2,01. D. 3,01.
29. Đối với các hệ được mô tả trong đoạn văn, nếu bình chứa là bình kim loại chứ không phải bình cách nhiệt, nhiệt sẽ được truyền từ nước
sang bình chứa bằng quá trình truyền nhiệt nào sau đây?
I. Đối lưu.

Trang 7/9
III. Sự bức xạ
A. I. B. II.
C. I và III. D. I và II.
30. Các dữ kiện trong đoạn văn ủng hộ giả thuyết cho rằng khi $\Delta T$ tăng thì giá trị nào sau đây tăng?
A. Khả năng cách nhiệt của bình chứa. B. Thể tích chất lỏng chứa trong bình chứa.
C. Bán kính của bình chứa. D. Nhiệt độ không khí bên ngoài bình chứa.
31. Các phát biểu sau đây đúng hay sai? (Điền Đ hoặc S vào chỗ trống)

Phát biểu Đ/S


Trong các thử nghiệm, để đo nhiệt độ thì cần sử dụng nhiệt kế rượu.
Khi thiết bị làm mát được đặt ở chế độ để làm mát nước đến nhiệt độ ở 10°C thì nhiệt độ của nước thay đổi nhanh nhất trong
khoảng thời gian từ 0 – 100 phút.
Trong các thử nghiệm, nhiệt độ thay đổi chậm lúc đầu và nhanh hơn theo thời gian.

32. Theo Hình 2, khi thiết bị làm lạnh được cài đặt ở chế độ để làm mát nước đến nhiệt 25°C thì tại thời điểm nào sau đây động năng trung
bình của các nguyên tử thủy ngân trong nhiệt kế là lớn nhất?
A. 150 phút. B. 350 phút.
C. 550 phút. D. 750 phút.
33. Để làm giảm sự mất nhiệt ra ngoài môi trường, người ta đã xây dựng bức tường có 4 lớp. Tiết diện ngang của bức tường (hình vẽ) làm
bằng gỗ thông trắng có độ dày L và bằng gạch có độ dày L (L = 2L ) ở giữa kẹp hai lớp vật liệu chưa biết với cùng độ dày và hệ số
a d d a

dẫn nhiệt. Hệ số dẫn nhiệt của gỗ thông trắng là k và của gạch là k (k = 5k ) . Khi xảy ra trạng thái cân bằng nhiệt thì nhiệt độ ở các
a d d a

mặt tiếp xúc có giá trị lần lượt là ∘ ∘ ∘


T1 = 25 C, T2 = 20 C, T5 = −10 C. Nhiệt độ mặt tiếp xúc T4 có giá trị là ∘
C.

CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG

34. Vào đầu những năm 1800, các nhà hóa học bắt đầu thử nghiệm các loại hóa chất khác nhau, họ đã thực hiện đo nhiệt độ, áp suất và khối
lượng của một mẫu khí. Năm 1911, một nhà khoa học tên là Amedeo Avogadro đã công bố một phát hiện quan trọng, được gọi là định luật
Avogadro. Định luật này được phát biểu rằng: Bất kỳ chất khí nào ở trong cùng điều kiện về áp suất, nhiệt độ và thể tích sẽ chứa cùng một
số lượng phân tử (được đo bằng mol).

Trang 8/9
Phát biểu sau đúng hay sai?
Ý nghĩa của định luật Avogadro là: Các chất khí được đặt trong cùng điều kiện về áp suất và nhiệt độ sẽ chứa một số lượng phân tử như
nhau.
A. Đúng. B. Sai.

35. Phát biểu sau đúng hay sai?


Xét tại cùng điều kiện áp suất, nhiệt độ và thể tích, một mẫu khí oxygen có khối lượng nặng gấp 8 lần khối lượng của một mẫu khí
helium.
A. Đúng. B. Sai.
36. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Tra Bảng 1, cho biết số phân tử khí ở mẫu 4 số phân tử khí ở mẫu 5.
37. Định luật Avogadro dựa trên căn bản Hóa học nói lên sự liên hệ giữa khối lượng phân tử và tỉ trọng của
A. chất rắn. B. chất khí.
C. chất lỏng. D. vật chất ở mọi trạng thái.
38. So sánh mẫu 1 và mẫu 3, có thể rút ra nhận định:
A. Mẫu 1 và mẫu 3 có cùng thể tích và khối lượng. B. Mẫu 1 có thể tích lớn hơn, nhưng mẫu 3 có khối lượng lớn hơn.
C. Mẫu 3 có thể tích lớn hơn, nhưng mẫu 1 có khối lượng lớn hơn. D. Mẫu 1 và mẫu 3 có cùng thể tích nhưng mẫu 3 có khối lượng lớn
CHIA SẺ BỞI TAILIEUONTHI.ORG
hơn.
39. Vào đầu những năm 1800, người ta xác định khối lượng bằng một chiếc cân hai đĩa. Nếu một mẫu neon 11,2 lít được đặt ở một bên cân,
thì thể tích hydrogen sẽ phải đặt ở phía cân bên kia là bao nhiêu để cả hai mẫu khí có khối lượng tương đương nhau?
A. 224,0 lít. B. 112,0 lít.
C. 22,4 lít. D. 11,2 lít.
40. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Xét tại cùng điều kiện áp suất, nhiệt độ và , một mẫu khí helium nặng một mẫu khí hydrogen.

Trang 9/9

You might also like