You are on page 1of 162

MỞ ĐẦU

Cơ sở tự nhiên và xã hội là một học phần quan trọng và cần thiết để sinh viên sau khi ra
trường có thể giảng dạy tốt các bộ môn: Tự nhiên – Xã hội, Khoa học ở bậc tiểu học.
Học phần này cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về sinh học: khái quát về giới
thực vật, động vật .Sinh viên sẽ trình bày được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về thực vật,
động vật. Từ đó, sinh viên sẽ xác định được hệ thống tri thức cơ bản về sinh học trong môn tự
nhiên và xã hội, môn Khoa học ở bậc tiểu học.
Nội dung học phần gồm 5 chương chính:
Chương 1. Phân loại sinh vật
Chương 2. Tế bào và các hệ cơ quan của sinh vật
Chương 3. Vòng đời của sinh vật
Chương 4. Sự thích nghi của sinh vật
Chương 5. Sinh lí hệ thần kinh
Chương 6. Sinh lí các cơ quan phân tích
Chương 7. Hệ cơ, xương
Chương 8. Sự dinh dưỡng của trẻ em.
Chương 9. Sinh lí hệ nội tiết, hệ bài tiết
Chương 10. Sự trao đổi chất
Những kiến thức này không chỉ giúp sinh viên nắm được các thông tin cơ bản môn học mà
còn giúp sinh viên có được tư duy tích cực, tự học, tự nghiên cứu trong tương lai.

1
Chương 1. PHÂN LOẠI SINH VẬT

1. NGUỒN GỐC SỰ SỐNG


1.1. Những tư tưởng, học thuyết đầu tiên về sự sống
Vào thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên, Aristotle đã trình bày dựa trên những điều mà con
người thời đó biết được, ít nhất là ở Châu Âu, rằng những vật thể sống phát sinh từ những vật
thể không sống. Ví dụ như bọ chét và chuột phát sinh từ những đống rác cũ hay bột mì, những
con giòi và ruồi trong thịt thối. Ông đi đến kết luận: Cuộc sống, nói ngắn gọn hơn, là bắt
nguồn từ sự phát triển tự nhiên.
Đến năm 1862, Louis Pasteur đã tiến hành thí nghiệm chứng minh chắc chắn rằng sự sống
không tự ngẫu sinh. Ông dùng hai bình cầu chứa môi trường dinh dưỡng, một cái cổ hở, một
cái cổ cong (như hình vẽ mô tả). Hai bình được đun sôi lâu để diệt vi khuẩn. Sau một thời
gian, mầm vi khuẩn rơi vào bình hở làm biến đổi môi trường, còn ở bình cổ cong, vi khuẩn
không vào được nên không có sự sống, môi trường không đổi.

Hình 1.1. mô tả thí nghiệm của Louis Paster


Như vậy, sự sống chỉ phát sinh từ các tế bào có sẵn (trong trường hợp này là từ không khí
rơi vào bình). Pasteur đã chứng minh rằng những sinh vật bậc cao không thể phát sinh một
cách tự nhiên.

2
Trong khi đó, phía bên kia eo biển Măng sơ, vào năm 1859, nhà khoa học Charles Darwin đã
công bố cuốn sách: “Về nguồn gốc của muôn loài”, trong đó ông nhấn mạnh ý tưởng rằng các
dạng của sự sống có thay đổi, tiến hóa thành những loài mới qua nhiều kỷ nguyên. Lý thuyết về
tiến hóa của Charles Darwin đã đưa ra một cơ chế để giải thích điều này: sinh vật phải mất hàng
ngàn năm để tiến hóa từ những dạng cơ bản, nhưng nó sẽ không mang những đặc điểm như lúc
trước nữa, nhưng những sinh vật cơ bản ấy sẽ từ đâu ra?
Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất được chia thành ba giai đoạn: tiến hóa
hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học. Trong các giai đoạn tiến hóa, các chất
hữu cơ đầu tiên được hình thành từ các chất vô cơ với điều kiện nguyên thủy của Trái Đất.
Các chất hữu cơ đơn giản này lại được trùng phân tạo nên các đại phân tử, từ các đại phân tử
hữu cơ này hình thành các tế bào sơ khai và tạo nên các tế bào sống đầu tiên, từ các tế bào
sống này hình thành nên những sinh vật cơ bản.Ngày nay, học thuyết tế bào hiện đại khẳng
định rằng tất cả các sinh vật đều được cấu tạo nên từ tế bào, những tế bào mới được tạo nên từ
sự phân chia của những tế bào trước nó.
Nguồn gốc tế bào cũng chính là nguồn gốc sự sống và là những bước quan trọng nhất
trong quá trình tiến hóa sự sống. Sự xuất hiện tế bào chính là bước đánh dấu chuyển biến từ
thế giới hóa học vô sinh để bắt đầu sự sống sinh vật. Nghiên cứu sâu về sự ra đời của tế bào sẽ
phần nào đó giúp ta tìm ra được cội nguồn của sự sống.
Những thí nghiệm của Pasteur và học thuyết của Darwin đã dẫn tới những kết luận đối
ngược nhau về nguồn gốc sự sống trên Trái Đất. Pasteur tuyên bố rằng các công trình của ông
cuối cùng cũng củng cố niềm tin Chúa sáng tạo ra sự sống. Cũng bởi vì sự sống không thể bắt
nguồn từ những vật thể phi sự sống, sinh vật đầu tiên trên Trái Đất cũng không thể tự mình có
được nếu không có sự sáng tạo của một đấng siêu nhiên. Thế nhưng học thuyết tiến hóa của
Darwin lại cho rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất có thể bắt nguồn từ những vật chất tự
nhiên.
1.2. Nguồn gốc của các chất hữu cơ cơ bản
1.2.1. Giả thuyết: Sự sống đến từ vũ trụ.
Giả thuyết này cho rằng sự sống bắt nguồn từ không gian ngoài địa cầu, từ một hành tinh
khác hay thiên hà khác, xâm nhập vào địa cầu qua các thiên thạch, bụi vũ trụ, sao
chổi,…Nhiệt độ không gian rất thấp, càng lên cao càng thấp, -500C ở tầm bay cao độ 10 km.
Các sinh vật đơn bào có thể sống vĩnh viễn ở nhiệt độ Nitrogen lỏng (-1900C).
Tiến sĩ Terry Kee, một nhà sinh học vũ trụ của Đại học Leeds tại Anh, tin rằng khi những
thiên thạch bắn phá địa cầu vài tỷ năm trước, nhiều viên rơi xuống những vùng nước xung
quanh núi lửa hoạt động. Nước nằm gần núi lửa hoạt động có tính axit nhẹ do nó hòa tan
3
những vật chất từ núi lửa. Nhờ tính axit nhẹ mà nước tương tác với thiên thạch để tạo nên
những hợp chất hóa học đầu tiên.
Và để chứng minh, Kee thả những mẩu thiên thạch chứa sắt vào nước có tính axit nhẹ và
nhận thấy các hợp chất phosphate hình thành. Sau khi được nung nóng tới khoảng 80oC, các
hợp chất phosphate biến thành pyrophosphate – chất tạo nên adenosine triphosphate (ATP).
Các nhà khoa học đã phát hiện các chất kiến tạo nên DNA trong các thiên thạch, nhưng chưa
chắc chắn rằng liệu chúng được tạo ra trong không gian hay do tác động của Trái Đất trong
quá trình va chạm.
Các nhà khoa học của NASA đã phân tích những mẫu thiên thạch hình thành cách đây
nhiều tỉ năm trước khi rơi xuống Trái đất và họ phát hiện ra Adenine và Guanin - hai trong
bốn chất được gọi là các nucleobazơ tạo nên DNA- đã được tìm thấy trong những mẫu thiên
thạch đó. Qua cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã cung cấp các bằng chứng cho thấy
rằng các nucleobazơ đã được hình thành trong không gian chứ không phải từ môi trường trên
Trái đất.
Qua nghiên cứu, phân tích đã cho thấy là cả ba loại phân tử cần thiết để kiến tạo nên các tế
bào sống là: Các nucleobazơ (được sử dụng để tạo thành các nucleic acid làm nên vật chất di
truyền như DNA), các acid amin (được sử dụng để tổng hợp nên protein), hợp chất
amphiphilic (được sử dụng để xây dựng nên màng tế bào ), tất cả đều đã được tìm thấy trong
các thiên thạch và dường như đã được hình thành tại đó.
Như vậy, theo các nhà khoa học, thiên thạch có thể được nói đến như nguồn cung cấp các
thành phần cần thiết cho nguồn gốc của sự sống trên Trái đất và có thể ở cả nơi khác nữa.
1.2.2. Giả thuyết: các chất hữu cơ phức tạp được sinh ra từ những hợp chất cơ bản có
sẵn
Giả thuyết thứ hai về nguồn gốc sự sống cho rằng không có nguồn cung cấp từ ngoài Trái
đất mà các chất hữu cơ phức tạp được sinh ra từ những hợp chất nhỏ có sẵn dưới các tác động
bên ngoài như: bức xạ mặt trời, sấm sét, sức nóng từ lõi Trái đất và mặt trời. Tất cả đều xảy ra
ở giai đoạn tiến hóa đầu tiên: tiến hóa hóa học.
Theo giả thuyết thứ hai này thì:
➢ Trái đất thời nguyên thủy có một khí quyển khữ gồm khí nitrogen ( N2), hydrogen (H2),
methane (CH4), ammonia (NH3), nước (H2o), hydrogen sulfide (H2S), cacbon dioxide (CO2)
hay cacbon monoxide (CO) và phosphate (PO43-), nhưng không có hay rất hiếm, oxygen (O2)
và ozone (O3).

4
➢ Khi khối không khí khữ này giao tiếp với năng lượng, như tia lửa điện của sấm chớp,
nhiệt của hỏa diệm sơn, hay tia UV sẽ cho ra một số chất hữu cơ giản dị- hợp chất đơn
(monomers) như đường glucose (C6H12O6) hay amino acids.
➢ Các hợp chất đơn hữu cơ này tích tụ chung với nhau như “nước canh-soup”.
➢ Các phân tử hợp chất đơn kết hợp với nhau thành đa hợp chất hữu cơ (polymers) và
cuối cùng cấu tạo sự sống.
➢ Kết hợp các phospholipids với nhau tạo thành chất lipid có 2 lớp (lipid bilayers) là
thành phần cấu tạo màng tế bào.
a. Giai đoạn Tiến hóa hóa học-Giả thuyết về quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn
giản từ các chất vô cơ
Năm 1920, Aleksandr Ivanovich Oparin đưa ra giả thuyết: các chất hữu cơ có thể tổng hợp
từ các chất vô cơ có sẵn trong tự nhiên.Trong khí quyển nguyên thủy của Trái đất có các khí
như CH4, NH3, hay là xianôgen (C2H2).
Do tác dụng của các tia bức xạ mặt trời, tia tử ngoại….đã làm cho chất vô cơ hình thành
nên các hợp chất hữu cơ đơn giản hiđrô cacbua gồm hai nguyên tố là C và H rồi từ đó hình
thành nên các hợp chất có 3 nguyên tố C, H, O, như Saccarit, lipid rồi tạo ra các hợp chất hữu
cơ có 4 nguyên tố C, H, O, N như axid amin và các Nucleoit.
Từ các axid amin hình thành nên các protein đơn giản rồi đến các protein phức tạp và từ
các Nucleotit hình thành nên các axid nucleotit.
Các chất hữu cơ đó ngày càng phức tạp và trở nên nặng dần rồi theo nước mưa xuống hòa
tan vào nước đại dương. Tuy nhiên, giả thuyết này không được công nhận vì không có thực
nghiệm.
b. Thí nghiệm Urey-Miller
Năm 1953, Harold Urey và Stand Miller bằng thực nghiệm có thể chứng minh rằng các
chất hữu cơ đơn giản có thể hình thành từ các chất vô cơ theo con đường hóa học trong điều
kiện Trái Đất cổ xưa.Trong thí nghiệm vĩ đại này, các nhà khoa học đã tạo ra điều kiện tương
tự như trên trái đất cổ xưa.
Thí nghiệm bên đã chứng minh được một số bước trong giả thuyết của Oparin.
Điều này mở ra một bước ngoặt mới trong việc tìm hiểu cội nguồn của sự sống.
Thí nghiệm gồm một bình đầu tiên chứa nước (mô phỏng nước biển) với hỗn hợp khí CH4,
NH3, H2, đun nóng bình này đến khi xảy ra hiện tượng hóa hơi rồi dẫn vào một bình thứ hai
phóng tia lửa điện liên tục (mô phỏng sấm sét). Hỗn hợp khí được làm lạnh, ngưng tụ lại (mô
phỏng hiện tượng Trái Đất nguội dần) và dẫn ngược trở lại vào bình đầu tiên để tiếp tục chu
trình trên. Trong vòng một giờ, nước trong bình chuyển sang màu cam. Sau một tuần, họ quan
5
sát thấy 15% cacbon đã chuyển thành hợp chất hữu cơ. Sau vài tuần, chất lỏng trong bình đầu
tiên trở nên sẩm màu và dần dần chuyển thành màu nâu thẫm. Khi phân tích chất này, Miller và
Urey phát hiện một lượng lớn acid amin (amino acid) chứa trong nó, một thành phần quan trọng
trong cấu trúc cơ bản của khối vật chất sống. Ðể loại bỏ khả năng các vi khuẩn nhiểm hỗn hợp
và tổng hợp các hợp chất, ông lặp lại thí nghiệm nhưng không cho phóng điện, và năng suất lại
không có ý nghĩa.

Hình 1.2. Thí nghiệm Urey-Miller


Kế tiếp là thí nghiệm của Joan Oros I Florensa (NASA, 1959-1962) cho biết tổng hợp
được chất nucleobase adenine, thành phần cấu tạo của nucleic acids trong phân tử ATP và
GTP, bằng cách đun nóng dung dịch ammonium cyanide.
Để chứng minh rằng trong điều kiện băng giá cũng có thể tổng hợp được s-triazines,
pyrimidines (gồm cytosine và uracil), và adenine từ dung dịch urea khi cho dung dịch này qua
nhiều chu kỳ kết đông nước đá rồi cho tan (freeze-thaw cycles) trong điều kiện không khí khử
với tia lửa điện.
Trong thập niên 1950s và 1960s, thí nghiệm của Sidney W. Fox cho thấy chất peptide
được cấu tạo ngẫu nhiên trong điều kiện môi trường tương tự của thời Hadean và Archean
cách đây trên 2,5 tỷ năm. Ông chứng minh các amino acids kết hợp ngẫu nhiên và tạo thành
peptides. Các amino acids và peptides này kết hợp lại thành một màng hình cầu, tương tự
màng tế bào (cell membrane) của sinh vật ngày nay.

6
Năm 2001, Jason Dworkin cho dung dịch đông lạnh gồm nước, methanol, ammonia và
carbon monoxide với tia tử ngoại UV. Phản ứng cho ra một số lượng đáng kể chất hữu cơ, các
chất này kết hợp lại thành bong bóng hay có hình sợi ở trong nước. Ông cho rằng các màng
bong bóng này giống màng tế bào chứa các chất căn bản của sự sống. Các bong bóng có kích
thước từ 10 đến 40 µ, bằng kích thước của hồng huyết cầu. Đặc biệt là các bong bóng này
phát quang (fluorescence) khi tiếp xúc với UV. Ông cho rằng các bong bóng phát quang này
chính là mẫu mực quang tổng hợp ở thời cổ đại.
Năm 2004, mhóm Leslie Orgel, thành công tỗng hợp chất Purine trong môi trường băng
giá từ hydrogen cyanide.
Tất cả các thí nghiệm trên đều sử dụng tia lửa điện là nguồn năng lượng, bắt trước sấm sét
hay tia hồng tử ngoại. Ngược lại, Gunster Wächtershäuser, trong thập niên 1980s, sử dụng
năng lượng hóa học từ sulphides sắt, như Pyrite. Năng lượng này không những tổng hợp được
các phân tử hữu cơ mà còn tạo được các oligomers và polymers. Thí nghiệm sản xuất được
dipeptides (0.4 đến 12.4%) và một ít tripeptides (0.1%).
Mới đây khám phá vi khuẩn Methanosarcina acetivorans ở dưới đáy biển. Vi khuẩn thời
cổ đại này hấp thụ carbon monoxide và nhả ra methane và acetate. James Ferry và Christopher
House của Đại học Penn State University khám phá thêm rằng vi khuẩn này lấy năng lượng từ
phản ứng giữa acetate và sulphide sắt chỉ nhờ 2 amino acids đơn giản, khác với sư cần tới trên
10 amino acids như hiện nay.
Christof Biebricher, năm 2008, thành công trong việc tạo một RNA mới chứa 400 bases từ
một mẫu RNA thiên nhiên trong điều kiện băng giá. Mẫu RNA mới này tăng trưởng bao
quanh RNA thiên nhiên.
Nhóm nghiên cứu Đại Học Harvard, năm 2008, cho biết đang nghiên cứu việc tạo tế bào
nhân tạo. Nhóm nghiên cứu này cho trộn vài acid béo (fatty acids) với DNA (thiên nhiên)
trong một ống nghiệm, kết quả cho thấy thành lập một khối DNA mới chứa nhiều thông tin di
truyền. Nếu thêm vào đó nucleotides (thiên nhiên) thì nucleotides chạy vào và DNA tự chia
đôi (replicate) trong vòng một ngày. Tuy nhiên, thí nghiệm tạo DNA mới phải dựa vào DNA
và nucleotides thiên nhiên trích từ nhiễm thể.
Cho tới nay, chưa có khoa học gia nào tạo được tế bào nhân tạo, ngay cả RNA hay DNA
nhân tạo. Năm 2009, Sutherland và nhóm nghiên cứu thuộc Đại Học Manchester (Anh quốc)
đã thành công tổng hợp được 2 khối cấu tạo RNA trong số 4 khối căn bản của RNA, và nhóm
ông tin tưởng rằng sẽ thành công tổng hợp được RNA nhân tạo từ các dung dịch hóa học. Một
khi tổng hợp được RNA nhân tạo thì không khó lắm trong việc tổng hợp DNA nhân tạo, và
dựa theo nghiên cứu của nhóm Harvard, tổng hợp thành tế bào nhân tạo sẽ trong tầm tay.
7
Một cách tổng quát, các giả thuyết cho rằng chính nhờ năng lượng của hỏa diệm sơn, sấm
sét, tia tử ngoại tổng hợp các khí thời nguyên thủy thành các chất hữu cơ đơn giản
(monomers) như amino acids, nucleobases, rồi các chất đơn giản này tổng hợp thành các chất
phức tạp hơn (polymers). Chất sét giàu sắt (iron-rch clays) là nơi các phân tử hữu cơ phức tạp
tập trung và cô đọng đậm đặc, trở nên có khả năng sinh sôi nảy nở bằng cách tách đôi
(replicate). Khối sét này hấp thụ carbon dioxide biến thành oxalic và các dicarboxylic acids
khác. Trong các suối nước nóng giàu chất sulphides, khối mang chất sống này có khả năng
định khí Nitrogen. Phosphate cũng được hấp thụ và tạo thành nucleotides và phospholipids.
Đó là giả thuyết giải thích tiến trình tiến tới thành lập tế bào của sinh vật đơn bào. Sinh vật
đầu tiên sống dị dưởng (heterotroph), tự dưỡng (autotrophic) hay cộng sinh (symbiosis). Sinh
vật ký sinh (parasites) xuất hiện về sau.
Trong các giả thuyết về “Nước soup Nguyên Thủy - primordial soup” thì sự sống bắt
nguồn đầu tiên trong nước như: đại dương, biển, bờ biển, các hồ nước, hay trên mặt đất nơi
nào có nước.Tuy nhiên, Gold, trong thập niên 1970s, đưa giả thuyết sự sống có thể bắt đầu
trong môi trường nóng của vỏ Trái đất, không trên mặt đất mà ở độ sâu vài km dưới mặt đất.
Ở cuối thập niên 1990s, người ta khám phá một số vi sinh vật nhỏ hơn vi trùng có cấu tạo
DNA trong lớp đá sâu trong lòng đất. Ngày nay, NASA cũng khám phá thêm thấy rằng dấu
vết vi khuẩn hóa thạch thời nguyên thủy archaea có rất nhiều trong lòng đất, không những của
quả địa cầu mà còn thấy ở nhiều hành tinh khác.
1.3. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học
1.3.1. Sự tạo thành giọt coaserva
Giọt coaserva là những phân tử có khả năng phân chia, sinh trưởng và hấp thụ chất dinh
dưỡng từ môi trường ngoài, đây được coi là những biểu hiện đầu tiên của sự sống. Các nhà
khoa học đã tạo được các giọt coaserva khi trộn polymer trong dung dịch nước (hiện tượng
hóa keo), chúng dễ dàng được tạo thành mà không đòi hỏi những điều kiện đặc biệt.
Coaserva có thể tự lắp ráp khi lắc dung dịch có chứa các phân tử lipid, protein, nucleotit
acid và polisaccarit. Coaserva tách biệt với môi trường ngoài bởi màng kỵ nước. Các hạt
coaserva có thể hấp thụ enzim và các chất khác từ môi trường, giải phóng các sản phẩm của
phản ứng enzyme. Khi hấp thụ các chất, coaserva sinh trưởng và phân chia thành các coaserva
nhỏ. Các coaserva có thành phần tốt hơn sẽ to ra và phân chia tiếp.
Theo Oparin, chọn lọc tự nhiên sẽ giữ lại và hoàn thiện các giọt tốt hơn để tạo nên tế bào.
Từ các chất hữu cơ cao phân tử có hiện tượng đông tụ thành giọt keo gọi là giọt coaserva,
đây là dấu hiệu sơ khai của sự sống (trao đổi chất, lớn lên, phân chia).

8
1.3.2. Sự hình thành lớp màng
Sự hình thành lớp màng nhằm phân cách coaserva với môi trường. Thông qua màng,
coaserva sẽ thực hiện sự trao đổi chất với môi trường. lớp màng này gồm những phân tử
protein và lipid sắp xếp theo một trật tự xác định.
Các đại phân tử lipid, protit, axit nucleic… xuất hiện trong nước và tập trung cùng nhau
dẫn tới việc các phân tử lipid có tính kỵ nước sẽ lập tức hình thành nên lớp màng bao bọc lấy
tập hợp các đại phân tử hữu cơ tạo nên các giọt nhỏ li ti khác nhau. Các giọt này chịu sự tác
động của chọn lọc tự nhiên sẽ dần tiến hóa và tạo nên các tế bào sơ khai.
1.3.3. Sự xuất hiện của enzyme
Các enzyme đóng vai trò xúc tác, làm cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ
xảy ra nhanh hơn. Tiền thân của các enzyme đó có thể là những chất hữu cơ phân tử lượng
thấp kết hợp với các ion kim loại và liên kết với các polypeptide.
1.3.4. Hình thành cơ chế di truyền
Theo chọn lọc tự nhiên, môi trường sẽ chọn lọc những tế bào thích nghi và đào thải những
tế bào không thích nghi. Các đặc tính của tế bào không thể duy trì và tiến hóa qua từng thế hệ
nếu như không có cơ chế di truyền. Trong tế bào, thông tin di truyền được mã hóa trong axit
nucleit (DNA và RNA), nhưng DNA xuất hiện trước RNA hay ngược lại? Đó vẫn còn là điều
bí ẩn.
a. Giả thuyết cho rằng DNA xuất hiện trước
Năm 1929, G.Muller một nhà di truyền học nổi tiếng nêu giả thuyết cho rằng sự sống bắt
đầu từ một hoặc vài gen tạo thành không do các sinh vật. Trong một thời gian dài, giả thuyết
này không được chú ý. Nhưng sau đó đã xuất hiện một vài bằng chứng cho thấy giả thuyết
này ngày càng có lí:
➢ Thứ nhất: cấu trúc phân tử và sự tái sinh của virus. Chúng ta biết rằng sau khi virus
xâm nhập vào vi khuẩn chỉ có DNA hoặc RNA được bơm vào và tự nó sao chép rồi tạo ra các
hạt virus mới.
➢ Thứ hai: trong quá trình tổng hợp protein, ngoài DNA và mRNA thông tin, còn có sự
tham gia của tRNA vận chuyển và rRNA của ribosome. Điều này cho thấy nucleic acid có
trước.
➢ Thứ ba: nhiều nucleotide giữ vai trò quan trọng và đa dạng ở tất cả các sinh vật
b. Giả thuyết RNA là nguyên liệu di truyền đầu tiên
Một số ý kiến cho rằng chính RNA mới là nguyên liệu di truyền đầu tiên, và để chứng
minh cho điều này, các nhà khoa học đã nêu ra một vài bằng chứng như:
➢ RNA bền hơn.
9
➢ RNA có khả năng nhân đôi từ mạch khuôn mẫu nhanh hơn và ít sai sót hơn các trình tự
khác.
➢ RNA dễ tổng hợp hơn DNA.
➢ Sự sai sót trong quá trình tái bản cùng với tác động chọn lọc tự nhiên đã tạo ra sự đa
dạng của RNA.
➢ RNA là chất tự xúc tác (với rARN, tARN và mARN).
Vậy DNA có trước hay RNA có trước? Đó vẫn là vấn đề nghiên cứu của các nhà khoa học
và hi vọng rằng họ sẽ cho ta câu trả lời sớm nhất.
Giả sử rằng khoảng trống trong sự hiểu biết của chúng ta về nguồn gốc sự sống một ngày
nào đó sẽ được lấp trống, ta hãy tìm xem các phân tử bằng cách nào đã tương tác với nhau để
liên kết thành một cấu trúc có dạng tế bào nói cách khác một “tiền tế bào” (protocell).
Các màng bao bọc các tế bào hiện tại gồm một lớp kép lipid chứa phospholipid &
choesterol. Những loại protein phức tạp nằm trong các màng đó đóng vai trò thủ môn giữ
khung thành, chúng bơm ra và hút vào tế bào những phân tử trong khi đó những protein khác
lại có nhiệm vụ hàn gắn các màng. Thử hỏi làm thế nào mà các tiền tế bào với cấu trúc đơn sơ
lại có thể đảm nhiệm những công việc trên bào với cấu trúc đơn sơ lại có thể đảm nhiệm
những công việc trên mà không có bộ máy protein?
Những màng nguyên thủy có lẽ được cấu thành bởi những phân tử đơn giản, như các acid
béo ( một thành phần của các phospholipid phức tạp). Những nghiên cứu trong những năm
1970 chứng tỏ rằng các màng đó được hình thành nhờ kết hợp tự phát từ những acid béo, tuy
nhiên một cảm nhận chung là những màng như thế sẽ làm thành một rào ngăn cản sự thâm
nhập các nucleotide và các chất dinh dưỡng phức tạp khác vào tế bào. Vì ý niệm này mà
người ta cho rằng quá trình chuyển hóa (metabolism) đã phát triển đầu tiên nhờ vậy mà các tế
bào có khả năng tự tổng hợp được các nucleotide.
Tuy nhiên các nghiên cứu trong Szostak Lab ( phòng thí nghiệm do Szostak chủ nhiệm)
cho thấy rằng các phân tử lớn như các nucleotide trong thực tế có thể thẩm thấu qua các màng
đó khi mà các nucleotide cũng như các màng đang còn có cấu trúc đơn giản “ nguyên sơ” hơn
hiện tại. Điều này cho phép tiến hành một thí nghiệm mô phỏng khả năng của một tiền tế bào
sao chép thông tin di truyền bằng cách sử dụng các chất dinh dưỡng trong môi trường. Các
nhà sinh học trong Szostak Lab đã tạo nên những túi có màng bằng acid béo trong chứa một
đoạn ngắn đơn sợi DNA. Mẫu sợi đơn này sẽ đóng vai trò một bản in (template) cho sợi (
strand) mới. Sau đó các tác giả cho các túi này tham gia vào các phản ứng hóa học mạnh giữa
các nucleotide. Các nucleotide đã đi xuyên qua các màng và sau tương tác với nhau tạo nên

10
một sợi bổ sung. Thí nghiệm này chứng tỏ rằng những tiền tế bào nguyên thủy chứa RNA có
khả năng sao chép chất liệu di truyền mà không cần đến enzyme.
Để cho các tiền tế bào bắt đầu sinh sản chúng phải có khả năng lớn lên, sao chép nôi dung
di truyền rồi phân chia thành những tế bào thế hệ “con”. Các thí nghiệm chứng tỏ rằng các túi
( vesicle) nguyên sơ này có thể phát triển theo hai phương thức khác nhau. Trong các công
trình tiên phong vào những năm 1990, Pier Luigi và cộng sự ( Swiss Federal Institute of
technology, Zurich) đã thêm các acid béo vào nước bao quanh các túi nói trên. Kết quả là các
màng bao bọc túi đã hấp thụ acid béo và lớn lên về diện tích.
1.4. Giai đoạn tiến hóa sinh học
Tiến hóa sinh học: là một quá trình lich sử tiến hóa rất lâu dài, từ coaxecva hình thành
những dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, đến đơn bào và sinh vật đa bào như ngày nay.
Khi đã hình thành nên các tế bào sơ khai thì chọn lọc tự nhiên sẽ không còn tác động lên
từng phân tử hữu cơ riêng rẽ mà tác động nên cả tập hợp các phân tử như một đơn vị thống
nhất. Tế bào sơ khai nào có được tập hợp các phân tử giúp chúng có khả năng trao đổi chất và
năng lượng với bên ngoài, có khả năng phân chia và duy trì thành phần hoá học thích hợp của
mình thì sẽ được giữ lại và nhân rộng.
Từ những tế bào sơ khai ban đầu, trải qua quá trình chọn lọc và tiến hóa khắc nghiệt những
tế bào đó sẽ hình thành và phát triển thành các cơ thể đơn bào đơn giản, dần dần sẽ tiến hóa
thành tế bào sinh vật nhân sơ và tế bào sinh vật nhân thực rồi từ tế bào sinh vật nhân thực sẽ
tiếp tục tiến hóa thành cơ thể nhân thực, đơn bào nhân thực và cuối cùng là đa bào nhân thực.
Tất cả đều chịu sự tác động mạnh mẽ của chọn lọc tự nhiên, các tế bào sẽ dần hoàn thiện và
hình thành nên các sinh vật đầu tiên của Trái Đất.

11
Hình 1.3. Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn tiến hóa
2. SỰ PHÂN CHIA CÁC GIỚI SINH VẬT
Giới (Regnum) được xem như đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung
những đặc điểm nhất định.
2.1. Các quan điểm phân chia sinh giới
Có bao nhiêu giới sinh vật? Đó là câu hỏi khó trả lời chính xác.
12
Vào thế kỉ XVIII ông tổ của ngành phân loại học Cac Linê chia tất cả sinh vật thành 2 giới
là: giới Thực vật và Động vật. Giới Thực vật bao gồm những sinh vật mà tế bào của chúng có
thành xenlulôzơ, sống tự dưỡng quang hợp, sống cố định. Giới Động vật bao gồm những sinh
vật mà tế bào của chúng không có thành xenlulôzơ, sống dị dưỡng, có đời sống di chuyển.
Đến thể kí XIX, vi sinh vật như vi khuẩn, vi nấm, tảo được xếp vào giới Thực vật, còn động
vật nguyên sinh được xếp vào giới Động vật.
Năm 1986, dựa vào sự phân tích trình tự các Nu của ARN và 1 số đặc điểm khác của sinh
học phân tử ở nhiều loài sinh vật Calr Woese nhận thấy Vi khuẩn và vi khuẩn cổ rất khác
nhau, thậm chí vi khuẩn cổ còn rất gần với sinh vật nhân thực, vì vậy ông đã đề nghị tách
chúng ra. Ông đã đề xuất hệ thống gồm 3 lãnh giới
- Lãnh giới Vi khuẩn (Bacteria) gồm giới vi khuẩn
- Lãnh giới vi khuẩn cổ (Archaea) gồm giới Vi sinh vật cổ
- Lãnh giới vi sinh vật nhân thực (Eukarya) gồm 4 giới
* Đặc điểm của nhóm vi khuẩn
- Có tế bào nhân sơ, cơ thể đơn bào
- Sống hầu hết ở các nơi trên Trái Đất
- Thành tế bào là peptidoglican
- Hệ gen không có Intron nên mọi trình tự Nu đều mã hóa các axit amin
- Trong AND không có Protein loại histon
* Đặc điểm của nhóm vi sinh vật cổ
- Tế bào nhân sơ, cơ thể đơn bào
- Sống ở nơi có điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ cao, áp suất lớn
- Thành tế bào là Pseudo-peptidoglican
- Gen phân mảnh
- Có protein tương tự histon
* Đặc điểm của lãnh giới sinh vật nhân thực
- Gồm các sinh vật nhân thực
- Có kích thước lớn
- Cơ thể đa bào
- Gen phân mảnh
- Gồm 4 giới: Nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
2.2. Sự phân chia 5 giới sinh vật
Đến thế kỉ XX Oaitâykơ (Whittaker) và Magulis (Margulis) đề nghị xếp các sinh vật vào 5
giới là giới Khởi sinh (Monera) gồm vi khuẩn; giới Nguyên sinh (Protista) gồm động vật
13
nguyên sinh (còn gọi là động vật đơn bào), tảo và nấm nhầy; giới Nấm (Fungi), giới Thực vật
(Plantae) và giới Động vật (Animalia).
Sự phân chia sinh vật thành 5 giới là tương đối hợp lí và được công nhận rộng rãi trong
thời gian dài.
2.2.1. Giới Khởi Sinh
a. Đặc điểm chung:
- Có kích thước hiển vi: 1-5 µm
- Là những sinh vật cổ sơ nhất xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm trước đây.
- Tế bào nhân sơ.
- Sống khắp nơi, trong đất, nước, không khí
- Phương thức dinh dưỡng rất đa dạng: hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, hóa dị dưỡng,
quang dị dưỡng hoặc một số sống kí sinh
- Sinh sản vô tính hoặc hữu tính
b. Phân loại (theo cấu tạo thành tế bào):
- Vi khuẩn ( Baeteria)
- Vi sinh vật cổ (Archaea). Chúng có khả năng sống trong những điều kiện khắc nghiệt về
nhiệt độ áp suất và độ muối.
- Về mặt tiến hóa , vi sinh vật cổ tách thành nhóm riêng và đứng gần sinh vật nhân thực
hơn là vi khuẩn.
2.2.2. Giới Nguyên Sinh
a. Đặc điểm chung:
- Sinh vật nhân thực
- Cơ thể đơn bào hay đa bào hay một khối nguyên sinh chất nhầy chứa nhiều nhân
- Từ nhóm động vật nguyên sinh sẽ tiến hóa thành giới động vật, từ nhóm tảo sẽ tiến hóa
thành giới thực vật và từ nhóm nấm nhầy sẽ tiến hóa thành giới nấm
b. Phân loại :
+ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH (Protozoa)
- Đơn bào
- Không có thành xenlulozo
- Không có lục lạp
- Dị dưỡng
- Vận động bằng lông hoặc roi.
- VD: Trùng amip, trùng lông,…

14
+ THỰC VẬT NGUYÊN SINH (Tảo- Algae)
- Đơn bào hoặc đa bào
- Có thành xenlulozo
- Có lục lạp
- Tự dưỡng quang hợp
- VD: Tảo lục đơn bào, tảo đỏ,…
+ NẤM NHẦY (Myxomycota)
- Cơ thể tồn tại ở hai pha: pha đơn bào giống amip, pha cộng bào là khối nguyên sinh chất
nhẩy chứa nhiều nhân
- Dị dưỡng hoại sinh (Nấm nhầy)
2.2.3. Giới Nấm (Fungi)
a. Đặc điểm chung:
- Tế bào nhân thực
- Đơn bào hoặc đa bào dạng sợi hình thành các mô giả
- Thành tế bào có chứa kitin, một số có chứa xenlulozo
- Không có lục lạp , không có sấc tố quang hợp
- Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh
- Sinh sản bằng bào tử không có lông và roi.
- Không có cơ quan di chuyển
- Chất dự trữ là glicogen hoặc một số ít là tinh bột
- Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm
b. Phân loại
+ Nấm men
+ Nấm sợi
2.2.4. Giới Thực Vật (Plantae)
a. Đặc điểm chung:
* Về cấu tạo:
- Sinh vật nhân thực, đa bào
- Cơ thể gồm nhiều tế bào phân hóa thành nhiều mô, cơ quan khác nhau
- Thành tế bào có chứa xenlulozo và chứa nhiều lục lạp
* Về hình thức dinh dưỡng
- Tế bào lá chứa nhiều sắc tố clorophy nên có khả năng tự dưỡng quang hợp. Thực vật sử
dụng ánh sáng mặt trời đẻ tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ, cung cấp nguồn dinh
dưỡng cho toàn bộ sinh quyển.
15
- Phần lớn không có khả năng di chuyển. Nhờ có thành xenlulozo nên thân cành vững
chắc, vươn cao tỏa lá để hấp thu ánh sáng mặt trời.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường
- Chất dự trữ là lipit hoặc tinh bột
* Đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn
- Phát triển hệ mạch để truyền dẫn nước và muối khoáng
- Rễ giả phát triển thành rễ thật
- Lớp cutin phủ bên ngoài lá có tác dụng chống mất nước, nhưng biểu bì lá có chứa khí
khổng dẻ trao đổi khí và thoát hơi nước .
- Thụ tịnh nhờ gió, nước và côn trùng. Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhũ đẻ nuôi phôi
phát triển .
- Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ, nôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ
- Thể bào tử sống kí sinh trên thể giao tử, thể giao tử sống độc lập phát triển thành thể giao
tử sống kí sinh trên thể bào tử
b. Phân loại:
- Ngành rêu và địa tiền (Bryophyta): Hiện nay đã định loại được khoảng hơn 12.000 loài
rêu và địa tiền. Đó là những cơ thể thực vật đầu tiên chiếm lĩnh môi trường cạn.
- Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta). Là những thực vật có mạch đầu tiên, nhưng có
cấu tạo đơn giản. Chúng có thân ngầm trong đất, từ đó mọc ra thân quang hợp màu lục, mọc
thẳng đứng mang những lá hình vẩy nhỏ. Ở Việt Nam phổ biến có một loài được dùng để bán
trong các quầy bán hoa là cỏ đốt (Equyseta delibe).
- Ngành thông đất (Lycopodiophyta): Là những cây có kích thước không lớn thường chỉ
đạt đến độ cao 80cm. Chúng có thân bò, từ đó phân ra những thân thẳng đứng và mang những
lá mỏng, phẳng, sắp xếp xoắn. Trên đỉnh thân có những lá chuyên hóa tập trung lại thành tổ
chức giống như nón cây thông, các bào tử được hình thành trong đó.
- Ngành dương xỉ (Polypodiophyta): Hiện mới chỉ thống kê được 9.000 loài, phân bố rộng
rãi trên Trái Đất và có nhiều ở rừng mưa nhiệt đới. Một số loài có kích thước lớn, bề ngoài
trông giống như các cây cọ, bởi thân mọc thẳng và hóa gỗ, không phân nhánh. Thân ở trên
mặt đất hay trong đất, từ thân mọc ra những rễ hình sợi và những lá hình lược thẳng đứng. Lá
của dương xỉ ở trong chồi cuộn lại, khi lớn lên chúng mới duỗi ra.
- Ngành hạt trần (Gymnospermatophyta): Hiện đã thống kê được hơn 550 loài, đa số là các
cây gỗ và cây bụi. Thực vật hạt trần có hạt không được bao bọc trong quả. Hoa và hạt của
chúng được hình thành ở mặt trong của lá hình vẩy và những lá này thường sắp xếp dạng nón.
Ở Việt Nam phổ biến có đại diện là các cây: vạn tuế, thiên tuế, thông, tùng, bách… dùng để
16
lấy gỗ, trồng làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh.
- Ngành hạt kín (Agiospermatophyta): có số lượng loài phong phú nhất trong giới thực vật.
Trong ngành này, có một số loài sống hoàn toàn trong nước, một số lại có thể sống ở nơi khô
hạn nhất. Đa số là cây tự dưỡng, còn một số loài có đời sống kí sinh hay bán kí sinh như: lan
và tầm gửi; một số lại thích nghi với lối sống ăn thịt. Hiện đã thống kê và định loại được hơn
230.000 loài trong hai lớp: lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm.
Giới thực vật (plantae) rất đa dạng phong phú. Chúng phân bố hầu hết mọi nơi trên Trái
Đất và có mặt ở tất cả các miền khí hậu: từ hàn đới đến ôn đới, phong phú nhất là nhiệt đới; có
mặt ở các dạng địa hình: từ đồi núi, trung du đến đồng bằng và ngay cả vùng sa mạc cũng có
thựcvật. Sự phân bố rộng và sự đa dạng của môi trường đã giúp cho thực vật hình thành
những đặc điểm thích nghi phù hợp với môi trường sống, tạo nên sự đa dạng phong phú của
chúng.
2.2.5. Giới Động Vật (Animalia).
a. Đặc điểm:
Theo Whittaker và Margulis (1969) thì giới động vật (Animalia) bao gồm toàn bộ giới
động vật và một phần trong giới động vật nguyên sinh (protista). Chúng gồm những cơ thể
sinh vật nhân chuẩn.
Nếu là cơ thể đơn bào thì có các cơ quan tử biệt hoá thành các cơ quan và đảm nhận chức
năng của một cơ thể. Nếu là cơ thể đa bào thì các tế bào phân hóa thành các mô, các cơ quan
và hệ cơ quan khác nhau. Đặc biệt là động vật có cơ quan vận động và hệ thần kinh, giúp cho
cơ thể có phản ứng nhanh với kích thích của môi trường.
Dây sống
Hàm tơ
Da gai
Chân khớp
Giun đốt
Thân mềm
Giun tròn
Giun dẹp
Ruột khoang
ĐV nguyên sinh
Tổ tiên của ĐV
Hình 1.4. Sơ đồ phát sinh động vật

17
Khác với thực vật, động vật không có khả năng quang hợp, chúng sống dị dưỡng nhờ chất
hữu cơ của các cơ thể khác. Động vật có hệ cơ và cơ quan vận động, giúp động vật di chuyển
tích cực để tìm thức ăn, lẩn trốn kẻ thù. Hệ thần kinh phát triển đảm bảo cho chúng có khả
năng phản ứng nhanh, điều chỉnh hoạt động của cơ thể, thích ứng cao với mọi biến đổi của
môi trường.
b. Phân loại:
Hiện đã thống kê được hơn một triệu loài, từ động vật đơn bào đến động vật đa bào và
được chia làm hai phần: động vật không xương sống và động vật có xương sống. Sự khác
nhau giữa động vật không xương sống và có xương sống được khái quát như sau:
Động vật không xương sống Động vật có xương sống

- Không có bộ xương trong - Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng


- Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin xương, có dây sống hoặc cột sống làm
- Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc ống trụ.
khí
-Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi
- Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch
ở mặt bụng. - Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng
Gồm: Nửa sống, Cá lưỡng tiêm, Cá
Gồm: Động vật nguyên sinh, Thân lỗ,
miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng
Ruột khoang, Giun dẹp,Giun tròn,
cư, Bò sát, Chim và Thú.
Thân mềm, Giun đốt, Chân khớp, Da
gai, Hàm tơ

GIỚI ĐỘNG VẬT


2.3. Các bậc phân loại trong mỗi giới.
Các giới sinh vật là vô cùng đa dạng. Để nghiên cứu chúng, các nhà khoa học phải dựa vào
các tiêu chí về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản… để sắp xếp chúng vào bậc phân loại và đặt tên.
2.3.1. Sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao
Loài – chi (giống) - họ - bộ - lớp – ngành - giới. Bất kì một sinh vật nào cũng đều được sắp
xếp vào một loài nhất định. Nhiều loài thân thuộc tập hợp thành một chi, nhiều chi thân thuộc
tập hợp thành một họ, nhiều họ thân thuộc tập hợp thành một bộ, nhiều bộ thân thuộc tập hợp

18
thành một lớp, nhiều lớp thân thuộc tập hợp thành một ngành, nhiều ngành thân thuộc tập hợp
thành một giới.
2.3.2. Đặt tên loài theo nguyên tắc dùng tên kép (theo tiếng Latinh)
Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa), tên thứ hai là tên loài (viết thường). Ví dụ, loài người
được đặt tên là Homo sapiens.
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ ĐỘNG VẬT
3.1. Một số đại diện của động vật không xương sống
3.1.1. Đại diện của ngành Ruột khoang (Coelenterata)
Ruột khoang là động vật có hai lá phôi và được coi là đã tiến hóa từ một nguồn gốc chung
với động vật bậc cao có ba lá phôi, vì chúng đều có xoang tiêu hóa thông với bên ngoài bằng
lỗ miệng. Các mô của ruột khoang rất giống với các mô của động vật bậc cao: biểu mô, mô
liên kết, mô cơ, mô thần kinh và mô sinh sản.
Sơ đồ cấu tạo Thuỷ tức (Hydra) là đại diện điển hình của ngành Ruột khoang, có kích
thước nhỏ sống trong ao hồ. Nhìn bằng mắt thường, cơ thể giống một mẫu sợi có tua. Thanh
cơ thể gồm hai lớp tế bào bao quanh xoang ruột ở giữa làm cả hai chức năng tiêu hóa và hô
hấp. Ngoại bì là lớp bảo vệ, nội bì chủ yếu là biểu mô tiếu hóa. Miệng thông xoang ruột với
bên ngoài và được vây quanh bằng một vòng xúc tu, mỗi chiếc có thể dài gấp rưỡi thân. Suốt
đời con vật sống bám trên hòn đá, cành cây hay chiếc lá ở dưới nước nhờ một đĩa tế bào ở gốc
thân.
3.1.2. Các loài giun sán ký sinh
Sán bã trầu (Fasciolôpis buski) kí sinh trong ruột non của lợn, cơ thể có hình lá dẹp theo
hướng lưng bụng, mặt bụng có giác miệng và giác bụng dùng để bám chặt vào thành ruột của
vật chủ.
Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis) kí sinh trong ống dẫn mật của người, mèo, chó; sán lá
gan lớn (Fasciola hepatica) kí sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, cừu... Có cấu tạo tương tự
như sán bã trầu và cũng có vòng đời phát triển phức tạp qua 1, 2, 3 hay nhiều vật chủ trung
gian. Nhiều loài gây hậu quả nghiêm trọng cho người và vật nuôi.
Giun đũa người (Acaris lumbricodes) kí sinh trong ruột non của người gây rối loạn tiêu
hóa và có thể biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng.
3.1.3. Ốc sên (Helix pomatica)
Ốc sên (Helix pomatica) thuộc Bộ mắt đỉnh (Stylommatophora), phân lớp có phổi
(Pulmonata), Ngành thân mềm (Molusca), chúng thường sống ở các bụi cây quanh nhà, vườn
rau, chân tường, bờ rào quanh nhà. Ốc sên có vỏ đá vôi bọc ngoài, màu nâu nhạt, có 6-7 vòng
xoắn đồng tâm. Đầu có một đôi râu và đôi tua mang hai mắt ở hai đầu tua, mặt dưới đầu là lỗ
19
miệng. Phía dưới bụng là khối cơ chân dày, chắc và luôn được bao phủ bằng một chất nhày
giúp nó di chuyển dễ dàng. Thức ăn của ốc sên là lá và các chồi non của cây trồng.
3.1.4. Giun đất (Pheretima sp)
Ngành giun đốt có bốn lớp xếp thành hai phân ngành: phân ngành không đai (Aclitellata)
có hai lớp: lớp Giun nhiều tơ và Echiurida; phân ngành có đai (Clitellata) có hai lớp: lớp Giun
ít tơ và Đỉa.
Đại diện thường gặp của ngành Giun đốt là giun đất (Pheretima sp), thuộc lớp Giun ít tơ
(Oligocheta). Về phía đầu có đai sinh dục, tận cùng có lỗ miệng, cuối đuôi có lỗ hậu man, mặt
lưng màu sẫm mặt bụng màu nhạt. Cơ thể phân đốt đồng hình, mỗi đốt có một vòng tơ là di
tích của chi bên. Chúng vận chuyển bằng cách co giản lớp cơ vòng, cơ dọc ở trong và các
vòng tơ cùng với dịch thể xoang, giúp cơ thể di chuyển về trước hoặc về sau. Giun đất thích
nghi với môi trường đất ẩm, thức ăn là các vụn bã hữu cơ trong đất.
Giun đất được coi là động vật có ích cho nhà nông vì nó làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và
tham gia cải tạo và làm tăng màu mỡ cho đất trồng.
3.1.5. Một số đại diện thuộc ngành Chân khớp (Arthropoda)
a. Bộ mười chân (Decapoda)
Bộ Mười chân bao gồm các loài động vật không xương sống thích nghi với môi trường
nước mặn và nước ngọt; có mức độ phân hóa khá cao về tổ chức cấu tạo cơ thể. Đầu nguyên
thuỷ mang mắt có cuống và hai đôi râu là cơ quan xúc giác. Các đốt hàm liền với các đốt ngực
thành phần hàm ngực, mang các đôi chân bò, có giáp bọc ngoài, có khi phát triển thành mai
(cua). Phần bụng có cấu tạo biến đổi như tôm có bụng phát triển mang chân bơi, đốt cuối cùng
hợp với chân bơi thành đuôi có tác dụng như bánh lái; cua có bụng tiêu giảm gập lại và nằm
dưới phần ngực. Tôm kí cư sống trong vỏ ốc có bụngtiêu giảm, mất đối xứng, mất phân đốt...
Các loài thuộc bộ mười chân được dùng làm thực phẩm quí, nên nhiều loài là đối tượng khai
thác và nuôi trồng của con người. Ở biển nước ta hiện đã biết 77 loài tôm, năng suất khai thác
hàng năm khoảng 5000 tấn: tôm bạc, tôm thẻ trắng, tôm sú, tôm vằn, tôm rảo, tôm bộc, tôm
vàng, tôm sắt… Ngoài ra ở biển còn có tôm hùm, tôm vỗ. Trong nước ngọt có tôm càng, tôm
riu…
b. Bộ cánh thẳng (Orthoptera)
Cơ thể có hai đôi cánh, cánh trước dày hơn cánh sau. Cơ quan miệng kiểu nghiền, biến
thái không hoàn toàn. Con đực có cơ quan phát âm, nhờ cọ xát hai cánh trước (dế) hoặc cọ xát
đùi với cánh trước. Trứng đẻ rời hoặc thành ổ có vỏ bao ở ngoài. Đa số ăn thực vật, nhiều khi
gây hại lớn cho cây trồng. Hiện biết 2 họ: họ Châu chấu (Acrididae) và Sạt sành
(Tettigonidae), có hơn 20.000 loài. Nhiều loài gặp trên đồng ruộng, trong rừng, chúng phá
20
hoại cây trồng và tre nứa. Nhiều loài sống thành từng đàn tới hàng chục vạn con che kín cả
một góc trời khi chúng di chuyển (ví dụ: châu chấu di cư).
Châu chấu có màu sắc nguỵ trang, giai đoạn non có màu xanh lá cây, trưởng thành màu
nâu vàng hoặc vàng nâu bóng; có loài sống đơn độc có loài sống thành đàn. Chúng có phần
phụ miệng kiểu nghiền, cắn phiến lá, đôi khi chỉ còn lại gân lá. Châu chấu là động vật có hại
cho cây trồng, song nhân dân một số địa phương đã dùng một số loài châu chấu làm thực
phẩm.
c. Bộ hai cánh (Diptera).
Cơ thể có đôi cánh trước phát triển, dạng cánh mỏng, đôi cánh sau biến đổi thành hai mấu,
giữ thăng bằng vàđịnh hướng khi bay. Các loài thuộc bộ Hai cánh có cơ quan miệng kiểu
chích hút (muỗi) và kiểu liếm (ruồi). Biến thái hoàn toàn, sống tự do, hút nhựa cây, hút máu
hoặc các chất dịch thối rữa. Nhiều loài truyền bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng. Hiện biết
khoảng 80.000 loài, một số loài thường gặp như ruồi nhà, nhặng xanh sống gần người là vật
truyền bệnh đường ruột nguy hiểm; ruồi trâu hút máu, truyền bệnh đường máu ở trâu bò; muỗi
nâu, muỗi vằn, hút máu người truyền bệnh giun chỉ, sốt xuất huyết; muỗi sốt rét truyền bệnh
sốt rét; ở Châu Phi ruồi tsê-tsê truyền bệnh ngủ li bì.
Cơ chế truyền bệnh của muỗi là do chúng có vòi hút máu và tiết nước bọt trong khi hút.
Trong nước bọt muỗi chứa các ấu trùng là các mầm bệnh từ máu của người bệnh: sốt rét, sốt
xuất huyết, viêm màng não…sẽ truyền sang người lành, gây cho người lành mắc bệnh. Như
bệnh sốt rét do muỗi Anophen truyền từ người bệnh sang người lành theo sơ đồ.
3.2. Một số đại diện của động vật có xương sống
3.2.1. Tổng Lớp Cá (Pisces)
Bao gồm hai lớp cá sụn và cá xương: Cá là lớp có số lượng lớn nhất trong các động vật có
xương sống, hiện ở Việt Nam đã mô tả được 2.470 loài.
a. Lớp Cá Sụn (Chondrichthyes)
Sống chủ yếu ở biển, da trần hoặc có vẩy tấm, vẩy láng, bộ xương hoàn toàn bằng sụn,
thiếu xương nắp mang, khe mang thông thẳng ra ngoài. Các loài thường gặp như cá Nhám, cá
Đuối, cá Mập…
b. Lớp Cá Xương (Osteichthyes)
Gồm các loài cá có thân phủ vẩy láng hoặc vẩy xương, bộ xương có cấu tạo hoàn toàn
bằng xương hoặc một phần sụn một phần xương. Khe mang có xương nắp mang bảo vệ và
nhiều loài có bóng hơi. Cá xương sinh sản hữu tính, thụ tinh ngoài, trứng cá phát triển trong
nước. Tuỳ theo môi trường sống mà người ta chia ra cá nước ngọt, cá nước lợ và cá nước
mặn.
21
Một số loài thường gặp: cá chép, cá diếc, cá trôi, cá trắm cỏ, cá quả, cá rô, cá vược, cá thu,
cá nụ, cá song, cá mú….
- Cá chép: cơ thể có dạng hình thoi, dẹp hai bên, mình phủ vẩy tròn. Đầu gắn liền với
thân, miệng ở mút đầu, trước miệng phía dưới có hai đôi râu xúc giác, phía trên là hai lỗ mũi
bít đáy. Khác với cá rô, cá quả là hàm cá chép không có răng, trên thân có một vây lưng, hai
vây ngực ở gần nắp mang và hai vây hông ở giữa bụng. Vây lưng có ba tia đầu phân hóa
thành gai cứng, vây ngực có một và vây bụng có hai tia cứng. Các tia cứng có vai trò nâng đỡ
vây, các tia vây mềm phân đốt, Vây lưng có nhiệm vụ giữ thang bằng, vây ngực và vây hông
ngoài nhiệm vụ giữ thăng bằng còn có nhiệm vụ khoát nước giúp cá di chuyển về phía trước
hoặc lùi về phía sau. Cá chép sống ở ao, hồ, đầm, ruộng, sông suối, chúng là loài ăn tạp, ăn cả
thực vật, động vật và mùn bã hữu cơ.
- Cá trắm cỏ thuộc họ cá Chép, có thân thuôn tròn và dài hơn cá chép. Thức ăn chủ yếu
của cá trắm cỏ là thực vật.
- Cá trê thuộc họ cá Nheo, có thân trần, đầu dẹt, miệng rộng ở mút đầu ; hai hàm đều có
răng sắc nhọn; có bốn đôi râu dài và to. Vây lưng dài, vây ngực có tia gai cứng và khía răng
cưa.
3.2.2. Lớp Lưỡng Cư (Amphibia)
Lưỡng Cư (ếch nhái) là động vật có xương sống đầu tiên sống ở cạn nhưng còn giữ nhiều
đặc điểm của tổ tiên sống ở nước. Trứng của đa số các loài đều được thụ tinh và phát triển
trong nước, ấu trùng sống trong nước và mang nhiều đặc điểm giống cá. Cá thể trưởng thành
sống trên cạn, nhưng mức độ cấu tạo thích nghi với đời sống trên cạn còn thấp: chi có cấu tạo
kiểu chi năm ngón nhưng còn yếu, chưa đủ sức nâng cơ thể lên khỏi mặt đất. Sọ có hai lồi cầu
chẩm khớp với đốt sống cổ đầu tiên, nên cử động của đầu còn hạn chế. Đã xuất hiện phổi
nhưng chưa hoàn thiện, hô hấp chủ yếu bằng da. Tim có ba ngăn, hai vòng tuần hoàn, máu đi
nuôi cơ thể là máu pha. Ếch nhái thường sống gần các vực nước ngọt, bờ ruộng, bờ ao hoặc ở
những nơi ẩm ướt. Ếch nhái là động vật ăn thịt, chủ yếu là côn trùng phá hại mùa màng nên
chúng là động vật có lợi cần được bảo vệ. Việt Nam đã thống kê được 86 loài ếch nhái, các
loài thường gặp là ếch đồng, cóc nhà, nhái, chẫu chàng, chẫu chuộc, cá cóc Tam Đảo…
- Ếch Đồng (Rana rugulosa). Cơ thể ngắn, có ba phần: đầu, mình và tứ chi, cổ không rõ
ràng. Đầu có hình tam giác và dẹt, trên đầu có mũi, hai mắt nhô cao. Mặt lưng có nhiều vết
đen ngắn gián đoạn và có màu bùn hoặc màu đất, bụng có màu trắng bạc. Da trần ẩm ướt
không có vảy, nên có thể dễ dàng hô hấp qua da. Nhìn bề ngoài người ta có thể phân biệt được
ếch đực và ếch cái nhờ các đặc điểm sinh dục thứ cấp (là các đặc điểm chỉ có ở ếch đực mà
không có ở ếch cái): ở gốc cổ ếch đực có đôi túi kêu và gốc ngón cái chi trước có chai sinh
22
dục bằng sừng. Mùa sinh sản của ếch đồng thường ứng với mùa mưa trong năm. Ếch Đồng
trưởng thành thụ tinh ngoài, đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng(nòng nọc) và biến thái thành
ếch. Thức ăn của chúng là giun đất, sâu bọ và các loài động vật có xương sống nhỏ: cá, nòng
nọc ếch nhái…
Ếch đồng là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và đã bị con người khai thác quá
mức, làm cho số lượng của chúng ngoài tự nhiên giảm sút nghiêm trọng.
- Cóc Nhà (Bufo melanostictus): Cóc nhà là loài động vật phổ biến, gặp nhiều ở trên cạn
và sống gần người hơn so với ếch đồng. Cóc nhà được dùng làm thuốc để chữa bệnh còi
xương và chúng ăn nhiều ruồi, muỗi, côn trùng nên là loài động vật có ích cần được bảo vệ.
3.2.3. Lớp Bò Sát (Reptilia)
Bò sát là động vật có xương sống đầu tiên có đời sống chính thức ở cạn. Tuy nhiên, vẫn có
một số loài sống trong nước: baba, cá sấu, rắn biển, rùa biển…. Đây chỉ là hiện tượng thứ
sinh, chúng vẫn giữ những đặc điểm điển hình của động vật có xương sống ở cạn:
- Sinh sản trên cạn, trứng có túi niệu có vai trò bài tiết, có túi niệu bảo vệ phôi khỏi bị
khô và có nhiều noãn hoàng dự trữ cho phôi phát triển không qua biến thái.
- Da khô ít tuyến, có vảy sừng chống lại sự mất nước của cơ thể.
- Hô hấp hoàn toàn bằng phổi, nên phổi có cấu tạo hoàn chỉnh và thở bằng lồng ngực.
- Tim và động mạch phân hóa hơn: tâm thất có vách ngăn chưa hoàn toàn nên hai nửa
tâm thất còn thông nhau (trừ cá sấu).
- Phần đốt sống cổ có thêm đốt sống trụ, đảm bảo cho đầu cử động linh hoạt hơn, các
giác quan trên đầu phát huy được tác dụng.
- Tuy nhiên bò sát có cường độ trao đổi chất thấp, nên vẫn là động vật biến nhiệt.
- Bò Sát thụ tinh trong, đẻ trứng, nhưng hầu hết các loài thiếu khả năng ấp trứng và chăm
sóc con non.
Hiện nay đã định loại được 6.000 loài, phân bố rộng trên khắp mặt đất và biển. Ở Việt
nam, hiện đã mô tả được 186 loài, thuộc ba bộ: bộ có vẩy, bộ rùa và bộ cá sấu. Phổ biến là các
loài: rắn, thằn lằn, thạch sùng, rùa, cá sấu…. Đa số các loài được dùng để chế biến làm thuốc
chữa bệnh và có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cũng giống như lớp lưỡng cư, số bò sát
hiện đang có xu thế giảm sút về số lượng ngoài tự nhiên do bị con người khai thác quá mức.
Bò sát có hình dạng ngoài đa dạng:
- Cơ thể có dạng thằn lằn như thằn lằn bóng đuôi dài, thạch sùng, nhông cát, cá sấu...
- Cơ thể dạng rùa có mai ở lưng, yếm ở bụng, đầu và tứ chi có thể thụt vào trong mai và
yếm khi gặp nguy hiểm như các loài rùa sống ở cạn hoặc baba, vích, đồi mồi… sống ở nước.

23
- Cơ thể dạng rắn, có thân dài, da khô phủ vẩy sừng lợp mái ngói, đầu và cổ không phân
biệt rõ và có tứ chi tiêu giảm. Đa số rắn là động vật có lợi: dùng để làm thuốc chữa bệnh, tiêu
diệt chuột. Một số loài rắn độc có móc độc là những răng lớn thông với tuyến độc ở hai bên
mang tai.
3.2.4. Lớp Chim (Aves)
Chim là động vật có xương sống, màng ối, tổ chức cơ thể cao và có cấu tạo thích nghi với
đời sống bay lượn. So với bò sát chim có những đặc điểm tiến hóa sau:
- Chim có hệ thần kinh và giác quan phát triển hơn bò sát thể hiện: chim có những tập
tính sinh học phong phú, với các mức quan hệ bầy đàn cao hơn Bò sát.
- Chim giống bò sát đều là những động vật thụ tinh trong, đẻ trứng, nhưng có đặc điểm
sinh sản cao hơn bò sát thể hiện ở tập tính ấp trứng và nuôi con.
- Cường độ trao đổi chất của chim cao, có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể nênđược
xếp vào nhóm động vật đẳng nhiệt.
Ngoài ra chim còn có những đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn: thân có lông vũ
bao phủ, chi trước biến thành cánh, miệng thiếu răng có túi sừng bao bọc thành mỏ. Phổi có
hệ thống mao quản khí thông với hệ thống túi khí, bộ xương rắn chắc nhưng nhẹ và xốp.
Chim phân bố rộng rãi trên toàn thế giới và sống trong những cảnh quan rất đa dạng. Gồm
có hơn 8600 loài như chim cánh cụt, chim đà điểu, ngỗng, ngan, vịt, gà, chim bồ câu, sáo,
chim sâu…. Ở Việt Nam hiện đã mô tả được hơn 850 loài chim.
Đa số chim là động vật có ích và nhiều loài đã được con người thuần dưỡng thành gia cầm
có giá trị kinh tế cao.
3.2.5. Lớp Thú (Mamalia)
Lớp Thú là lớp có cấu tạo cao nhất trong các lớp động vật có xương sống, thể hiện những
đặc điểm sau:
- Hệ thần kinh phát triển ở mức độ cao thể hiện: thú có những tập tính sinh học phức tạp
đảm bảo cho chúng thích nghi với các điều kiện sống phức tạp của môi trường.
- Có hiện tượng thai sinh (đẻ con) đảm bảo cho phôi phát triển trong cơ thể mẹ và nuôi
con bằng sữa.
- Thú có cường độ trao đổi chất cao và có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Cho đến nay các nhà động vật đã mô tả được hơn 4.000 loài và được xếp trong ba phân
lớp:
+ Phân lớp Thú nguyên thuỷ (Prototheria), có bốn loài phân bố ở Châu Úc: các loài thú mỏ
vịt.

24
+ Phân lớp Thú thấp (Metatheria). Đó là những loài thú có túi phân bố ở Châu Úc và Nam
Mỹ: kanguru, chó sói túi, chuột túi đất…
+ Phân lớp Thú cao (Eutheria). Là lớp Thú đông đảo nhất hiện nay, chúng phân bố trên
khắp lục địa, trong các điều kiện môi trường phức tạp khác nhau và hiện được xếp trong 18 bộ
với số loài phong phú.
Ví dụ, Mèo thuộc bộ ăn thịt, có 30 chiếc răng, răng nanh sắc và nhọn có thể cắn đứt cổ
chuột. Ngón chân có vuốt sắc giúp nó vồ và giữ mồi có hiệu quả. Tai mèo thính, mắt tinh và
khứu giác rất phát triển giúp chúng có thể phát hiện và đánh hơi được chuột từ xa. Việt nam
có nhiều loài mèo: mèo mướp, mèo tam thể, mèo xiêm…. Hiện nay mèo được nuôi làm cảnh
và bắt chuột.
4. ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT SỐ THỰC VẬT
4.1. Ngành thực vật cộng sinh (địa y) Lichenes
Địa y là thực vật bậc thấp đặc biệt có cấu tạo bởi nấm và tảo sống chung với nhau thành
một thể thống nhất có những đặc tính sinh lý, sinh thái và hình thái riêng.
Thường có màu xám, xám xanh, nâu sáng hoặc nâu thẫm, ít khi có màu vàng, da cam hoặc
trắng, đôi khi có màu đen.
Trong cơ thể của địa y có chứa axit lichenic, không thấy có ở các thực vật khác( đây là tính
chất để phân loại địa y).
Nấm hình thành nên địa y thường thuộc lớp nấm túi. Tảo hình thành nên địa y thường là
tảo lam hoặc tảo lục. Nấm lấy từ tảo hydrat cacbon, tảo lấy từ nấm nước,..
Ngoài ra còn tìm thấy trong địa y vi khuẩn cố định đạm Azotobacter.
Nhờ mối quan hệ cộng sinh trên mà địa y là thực vật tiên phong phát triển ở những vùng
mà chưa có thực vật nào sống được.
Có 3 loại chính: Địa y dạng vỏ, địa y dạng lá, địa y dạng bụi cây.
Hypogymnia physodes, Parmelia caperata: (Dùng chiết xuất kháng sinh Evozin 2
(Paramysin)).
Roccella tinctoria: Tản dạng bụi cây nhỏ, mọc ở các vách đá ven biển, dùng làm giấy quỳ
và phẩm nhuộm màu đỏ.
Cladonia rangiferina: Mọc thành rừng ở bắc cực và nam cực có tản hình như cái loa.
Lobaria pulmonaria: Tản lớn tới 30 cm có dạng lá bề mặt lá có nhiều khoang thủng như lá
phổi (mọc ở Tam đảo, Sapa, Đà lạt) dùng để chữa bệnh về đường hô hấp.
4.2. Liên ngành Rêu: Thuộc nhóm này có ngành Rêu Bryophyta
- Khác với thực vật bậc cao khác trong chu trình phái triển thể giao tử chiếm ưu thế (là cây
rêu) thể bào tử hoàn toàn sống nhờ trên thể giao tử và chỉ làm chức năng sinh sản, hệ dẫn chưa
25
có hay chỉ có rất sơ khai. Còn nhiều quan hệ với tảo thể hiện ở chỗ cơ thể là một tản và thụ
tinh cần nước.
Người ta chia rêu thành 3 lớp: Rêu sừng: Anthoceropsida, Rêu tản: Marchantiopsida, Rêu
thật: Bryopsida.
4.3. Liên ngành quyết thực vật
- Sinh sản và phát tán nhờ bào tử như ở rêu nhưng bào tử thể chiếm ưu thế hơn giao tử thể.
Đã có rễ thật thuộc nhóm này có các ngành sau:
a. Quyết trần (Quyết lá thông): Psilotophyta
b. Thông đất: Licopodiophyta
c. Cỏ tháp bút (Quyết đốt): Equisetophyta
d. Dương xỉ: Polypodiophyta
4.4. Liên ngành thực vật có hạt
- Gồm những thực vật sinh sản và phát tán bằng hạt, thụ tinh không cần nước, thích nghi
cao với đời sống ở cạn.
- Gồm 2 ngành: + Hạt trần: Gymnospermae (Pinophyta)
+ Hạt kín: Angiospermae (Magnoliophyta).
a. Ngành Hạt trần (Ngành thông): Pinophyta
Là nhóm thực vật có hạt đầu tiên, hạt nằm trần không có vỏ bao bọc để bảo vệ, thể bào tử
chiếm ưu thế với sự dày thứ cấp nhờ xuất hiện tượng tầng.
Gỗ đồng nhất chưa có mạch điển hình mà chỉ là quản bào, chưa có sợi gỗ và mô mềm ít
tinh trùng không có roi gọi là tinh tử, thụ tinh đơn, quá trình thụ tinh không phụ thuộc vào môi
trường nước mà hoàn toàn tiến hành trong noãn nhờ xuất hiện ống phấn dẫn các tinh tử tới
noãn cầu.
b. Ngành Hạt kín.
- Là ngành tiến hoá nhất, lớn nhất, đa dạng nhất, phổ biến nhất và có nhiều công dụng nhất
trong đời sống con người.
- Hoa xuất hiện cùng với bộ nhuỵ, xuất hiện ống phấn và thụ tinh kép.
- Xuất hiện quả mà nhờ đó hạt được bao kín thể giao tử tiêu giảm và thể bào tử đa dạng
chiếm ưu thế, mô phân sinh thứ cấp phát triển, hệ thống dẫn gồm mạch điển hình (ống rây,
mạch rây) nội nhũ 3n.
- Xuất hiện hoa: (là một cơ quan sinh sản chuyên hoá) gồm có bao hoa
(Perianthum) không phân hoá hay phân hoá thành đài và tràng (Calyx và Corolla) bao lấy
bộ nhị (Androeceum) và nhuỵ (Gynoeceum). Sự thụ tinh xảy ra bên trong nhuỵ. Sau khi thụ
tinh nhuỵ phát triển thành quả và noãn phát triền thành hạt nằm trong quả. Cách phát triển như
26
vậy đảm bảo cho quả và hạt phát triển tốt (Noãn được bao bọc trong một khoang kín là bầu và
khi noãn phát triển thành hạt thì bầu phát triển thành quả).
Trong chu trình sống thể bào tử chiếm ưu thế so với thể giao tử. Thể giao tử giảm mạnh
(thể giao tử chỉ còn 3 tế bào một trong đó phân chia ra thành hai tinh tử, thể giao tử cái chỉ
còn 8 tế bào hay 8 nhân trong đó 1 nhân hay 1 tế bào là trứng). Thể giao tử chỉ là một bộ phận
nhỏ nằm trên thể bào tử và được bảo vệ một cách chắc chắn khỏi những điều kiện bất lợi bên
ngoài.
- Đặc trưng bởi sự thụ tinh kép, phân biệt hẳn với các ngành thực vật bậc cao khác. Một
trong hai tinh tử thụ tinh để tạo thành hợp tử 2n, tinh tử kia sẽ kết hợp với nhân thứ cấp để tạo
thành nhân 3n (nội nhũ tam bội). Nhịp độ phát triển của mô này thành phần chất dinh dưỡng
của nó đảm bảo sự thích ứng tốt nhất với những đặc điểm sinh học của phôi và cây mầm.
- Sự thụ phấn hoàn thiện theo hai hướng chính là nhờ côn trùng và nhờ gió, do đó cấu trúc
của hoa cũng biến đổi theo:
+ Bao hoa và tuyến mật tiêu giảm, bao phấn lắc lư, hạt phấn nhiều và nhẹ, đầu nhuỵ loe
hay xẻ nhỏ và thò ra ngoài (thụ phấn nhờ gió).
+ Hoa đối xứng hai bên, cánh hoa có màu sắc sặc sỡ, có tuyến mật, có mùi thơm (thụ phấn
nhờ côn trùng).

27
Chương 2. TẾ BÀO VÀ CÁC HỆ CƠ QUAN CỦA SINH VẬT
1. PHÂN LOẠI TẾ BÀO
Có thể phân chia tế bào ra làm hai nhóm: tế bào tiền nhân và tế bào nhân thật.
Tế bào tiền nhân (prokaryote) là loại tế bào không có màng nhân, ADN có cấu trúc xoắn
vòng kín, không có các bào quan có màng. Các tế bào này gặp ở các sinh vật thuộc giới sinh
vật tiền nhân: Archaebacteria và Eubacteria.
Tế bào nhân thật (Eukaryote) là loại tế bào có nhân với màng nhân bao quanh, và nhiều
loại bào quan có màng bao. Các tế bào này gặp ở các sinh vật thuộc các giới Protista, Nấm,
Thực vật và Ðộng vật.
2. CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO
Tế bào được một màng bao bọc gọi là màng tế bào, bên trong màng là chất nguyên sinh
(protoplasm), gồm tế bào chất (cytoplasm), nhân và các bào quan (organelle) khác. Cấu trúc tế
bào của cơ thể động vật và thực vật có khác nhau (hình 1.3).

14 1 15
2 14
13 13 1
3
12
2
12
4 3
11
4
5 10
11 5
9
10 6 8 6
7
7

9
8
B A

Hình 2.1. Cấu tạo tế bào thực vật (A) và tế bào động vật (B)
A. 1. Lục lạp; 2. Sợi liên bào (cầu sinh chất) ; 3. Thể lyso (tiêu thể) ; 4. Màng nhân;
5. Lưới nội chất hạt; 6. Tế bào chất; 7. Lưới nội chất trơn; 8. Hạch nhân; 9. Nhân; 10. Bộ
máy golgi; 11. Thể ribô; 12. Ty thể; 13. Không bào, 14. Màng tế bào; 15. Vách tế bào
B. 1. Vi tơ; 2. Màng tế bào; 3. Trung thể; 4. Thể lyso (tiêu thể); 5. Thể ribô; 6. Ty
thể; 7. Lưới nội chất hạt; 8. Tế bào chất; 9. Nhân; 10. Hạch nhân; 11. Màng nhân; 12. Lưới
nội chất trơn; 13. Xương tế bào chất; 14. Bộ máy golgi
28
2.1. Các bào quan
2.1.1 Mạng nội chất (ER)
Được phát hiện vào năm 1945 nhờ kính hiển vi tương phản pha (phase-contrast
microscope), ở tất cả tế bào nhân thật. Kính hiển vi điện tử cho thấy mạng nội chất nối liền
với màng ngoài của nhân ở một số vị trí. Mạng nội chất giống như một hệ thống ống và túi,
tròn hay dẹp, thông thương với nhau và có màng bao quanh (cisternae). Khoảng giữa hai
màng của túi, ống được gọi là khoang (lumen). Ở hầu hết tế bào, mặt ngoài của mạng nội chất
có các thể ribô gắn vào, khi đó nó được gọi là mạng nội chất hạt (RER), nơi không có các thể
ribô được gọi là mạng nội chất trơn (SER) (hình 1.4).

Thể ribô lưới


nội
chất
hạt

lưới
nội
A chất
trơn

B C
Hình 2.2. Mạng nội chất của tế bào động vật
A. tế bào động vật; B. Lưới nội chất nhìn tổng quát; C. Cấu tạo chi tiết
hoang (lumen) của mạng nội chất liên hệ trực tiếp với vùng ngoại vi của màng nhân. Do
đó, những kênh trên mạng nội chất có thể là con đường để vận chuyển vật chất giữa nhân và
những phần khác của tế bào chất, tạo ra một hệ thống thông tin giữa nhân là trung tâm điều
khiển và phần còn lại của tế bào. Hầu hết protein liên kết với màng hay được vận chuyển bởi
mạng nội chất được tổng hợp bởi thể ribô của mạng nội chất hạt. Protein tổng hợp từ các thể
ribô tự do trong tế bào chất sẽ thực hiện chức năng trong dịch tế bào chất. Ngoài nhiệm vụ là
đường vận chuyển bên trong tế bào, màng của mạng nội chất là nơi chứa các protein và các
protein này có cả hai chức năng, vừa là thành phần cấu trúc vừa là enzim xúc tác các phản ứng
hóa học. Hiện nay, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng ít nhất là một số protein cấu tạo mạng
nội chất hoạt động như enzim; một số của những enzim này được gắn thêm một đường đa

29
mạch ngắn. Đường này có nhiệm vụ như một cái nhãn đưa thư (mailing label) để đưa protein
đến đúng nơi nhận trong tế bào (hình 1.5).
Trong hình 1.5 một chuỗi gồm 14 phân tử đường gắn vào phân tử protein trên mạng nội
chất hạt có chức năng như một cái nhãn, protein nào không có nhãn thì sẽ ở lại mạng nội chất.
Khi bốn phân tử đường cuối cùng được tách ra thì protein sẽ được chuyển đến hệ Golgi (G:
glucoz, M: manoz, N: N-acetyl-glucosamin). Mạng nội chất còn có nhiệm vụ như một xưởng
chế tạo, các enzim của chúng xúc tác sự tổng hợp các phospholipid và cholesterol được dùng
để tạo ra màng mới hay các protein màng được tổng hợp bởi thể ribô trên mạng nội chất là
thành phần của màng lipid mới. Vùng trơn đặc biệt gia tăng ở các tế bào có nhiệm vụ tổng
hợp lipid như hormon steroid. Ở tế bào gan của động vật có xương sống, protein màng của
vùng trơn có vai trò quyết định trong sự thải chất độc dược phẩm như thuốc giảm đau, thuốc
kích thích (camphetamin, morphin và codein)...
2.1.2 Hệ Golgi
Camillo Golgi là người đầu tiên mô tả vào năm 1898, hệ golgi gồm một hệ thống túi dẹp
có màng bao và xếp gần như song song nhau. Mặt phía gần nhân được gọi là mặt cis, phía đối
diện là mặt trans. Các túi chuyên chở chứa bên trong lipid và protein mới được tổng hợp, được
tách ra từ màng của mạng nội chất
hòa vào các túi dẹp của hệ Golgi ở Khoang
mặt cis. Các chất này vào trong hệ
Golgi được biến đổi, sắp xếp lại hình
thành các túi mới được tách ra từ mặt
Nhãn gắn
trans sau đó vận chuyển các phần tử
đến các bào quan khác và màng sinh Polypeptid
Thể ribô
chất, đôi khi các túi được chuyển đến
glycocalyx. Hệ Golgi đặc biệt to ở Màng của lưới nội chất
những tế bào tiết như tế bào tụy tạng
tiết ra insulin hay tế bào ruột non tiết Hình 2.3. Sự gắn nhãn trên mạng nội chất
ra chất nhày.
Hiện nay, người ta biết vai trò của hệ Golgi là tồn trữ, biến đổi (cô đặc lại) và bọc các sản
phẩm tiết lại. Mặc dù sự tổng hợp protein không xảy ra ở hệ Golgi, nhưng những đường đa
được tổng hợp tại đây từ các đường đơn sẽ được gắn vào lipid hay protein để tạo ra glycolipid
hay glycoprotein. Các túi được tách ra từ hệ Golgi có vai trò quan trọng làm tăng bề mặt của
màng tế bào. Khi túi được chuyển đến bề mặt của màng sinh chất, chúng sẽ được gắn vào

30
màng này, sau đó vỡ ra và phóng thích chất ra bên ngoài tế bào trong quá trình ngoại xuất bào,
một phần hay tất cả màng của túi được hòa vào màng sinh chất hay trở về hệ Golgi.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa những phần khác nhau của tổng
thể hệ thống màng trong tế bào. Một phân tử cấu trúc màng có nguồn gốc từ vùng hạt của
mạng nội chất được chuyển đến vùng trơn, sau đó đi đến hệ Golgi trong các túi chuyên chở
và cuối cùng đến màng sinh chất, từ đây chúng có thể trở về hệ Golgi hay một số bào quan
khác chỉ là một túi rổng. Như vậy màng phospholipid luôn được đổi mới (hình 1.6).

Túi tiết
Tế bào chất Túi
A
B
C
Hình 2.4. Thể golgi của tế bào động vật:
A. Tế bào động vật; B. Cấu tạo tổng quát hệ Golgi; C. Cấu tạo chi tiết hệ Golgi.
2.1.3 Tiêu thể (lysosome)
Là những túi dự trữ các enzim tiêu hóa có khả năng thủy phân các đại phân tử trong tế bào.
Tiêu thể là một thể có màng bao bọc, là màng không thấm. Nếu màng của tiêu thể bị vỡ ra,
các enzim được phóng thích vào trong tế bào chất và lập tức các đại phân tử trong tế bào sẽ bị
phân giải vì vậy tiêu thể hoạt động như một hệ thống tiêu hóa của tế bào, có khả năng tiêu hóa
các vật liệu có kích thước lớn được mang vào tế bào do sự nội nhập bào. Enzim tiêu hóa được
tổng hợp ở vùng hạt của mạng nội chất, được bọc lại ở vùng trơn trong các túi chuyên chở và
được chuyển đến hệ Golgi.
Khi có một nơi nào đó cần enzim thì từ màng của hệ Golgi tách ra một túi có chứa enzim.
Những protein gắn bên ngoài của tiêu thể như là một bộ phận để nhận diện ra rằng enzim đã
đến đúng vị trí cần nó, thí dụ nơi có các túi nội nhập bào từ màng tế bào đưa vào, tại đây tiêu
thể và túi này sẽ hòa vào nhau. Khi nội dung được tiêu hóa hoàn toàn, những sản phẩm hữu
ích được đưa trở vào tế bào chất, những cặn bã được đưa ra ngoài bởi sự ngoại xuất bào, màng
của túi được hòa nhập vào màng tế bào (hình 1.7). Sự hoạt động không bình thường của tiêu
31
thể là nguyên nhân của nhiều bệnh. Một trường hợp đã được biết là bệnh Tay - Sachs, vì tiêu
thể tiêu hóa lipid thiếu một enzim. Khi những tiêu thể thiếu enzim này hòa vào những túi chứa
lipid, chúng không tiêu hóa hoàn toàn được lipid này. Những túi này tích tụ và làm nghẽn sự
dẫn truyền các xung động của các tế bào thần kinh.

Lưới nội chất


Thực bào Tế bào
túi thức ăn Hệ golgi
chất

Thể lyso
Túi chuyển

Cơ quan tử cũ
Sự tiêu hoá
Màng tế
thực bào
bào
Cơ quan tử
Dịch ngoài
cũ bị bẻ gãy
tế bào

Hình 2.5. Sự tiêu hoá nội bào có sự tham gia của tiêu thể

2.1.4 Peroxisom
Peroxisom được sinh ra từ peroxisom có trước. Tế bào phải được thừa hưởng ít nhất một
peroxisom từ tế bào chất của tế bào mẹ. Có hình dạng tương tự như tiêu thể, peroxisom chứa
enzim nhưng là enzim oxy hóa, chúng xúc tác các phản ứng trong đó nguyên tử hydro được
chuyển từ hợp chất hữu cơ (như formaldehyd và rượu ethyl) đến oxy, để tạo ra hydro peroxyd
(H2O2), là một chất cực độc đối với tế bào. Tuy nhiên, peroxisom còn có một enzim khác nữa
là catalaz, sẽ chuyển chất H2O2 độc này thành nước và oxy. Tế bào gan và thận người có rất
nhiều peroxisom, do đó rượu ethyl do người uống được oxy hóa nhờ các peroxisom trong
những tế bào này.
2.1.5 Không bào
Được tìm thấy cả ở tế bào thực vật và động vật, đặc biệt rất phát triển ở tế bào thực vật. Có
một màng bao quanh, bên trong chứa một dịch lỏng, với nhiều loại không bào khác nhau về
chức năng. Ở một số động vật nguyên sinh, có không bào đặc biệt gọi là không bào co bóp
(contractile vacuole) giữ vai trò quan trọng trong sự thải nước ra khỏi tế bào hay các không
bào tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, ở vi khuẩn và vi khuẩn lam có không bào khí chứa

32
khí giúp tế bào nổi lên mặt nước và điểm đặc biệt là màng bao của không bào khí được cấu
tạo bằng protein.
Ở hầu hết tế bào thực vật, có một không bào rất to chiếm từ 30 - 90% thể tích tế bào.
Các tế bào chưa trưởng thành có nhiều không bào nhỏ xuất xứ từ mạng nội chất và hệ Golgi.
Các túi này tích chứa nước, to ra và có thể hòa vào nhau để tạo ra một không bào to ở tế bào
trưởng thành. Không bào ở tế bào thực vật chứa một dịch lỏng gồm nước và một số chất hòa
tan trong đó (hình 1.8).
Màng không bào có tính thấm đặc biệt và có thể điều khiển sự di chuyển vật chất qua
màng này. Không bào tích nước bằng sự thẩm thấu, trương lên và đẩy tế bào chất ra sát vách
tế bào, áp lực này tạo cho tế bào một sức trương nhất định. Vách tế bào đủ cứng rắn để giữ
cho tế bào không bị vỡ ra. Sức trương của tế bào rất quan trọng, nó giúp cho các cơ quan của
cây như lá, thân non đứng vững được. Khi sức trương này không còn nữa, cây sẽ héo. Nhiều
chất quan trọng cho đời sống của thực vật được chứa trong không bào: các hợp chất hữu cơ
như đường, các acid hữu cơ, acid amin, một vài protein, sắc tố antocianin cho màu tím, xanh
và đỏ đậm thường thấy trong cánh hoa, trái và lá vào mùa thu. Áp suất thẩm thấu cao của
không bào giúp cho cây có thể hấp thu được nước ở đất rất khô bằng sự thẩm thấu. Ngoài ra,
không bào còn là nơi tích chứa những chất thải do các quá trình biến dưỡng. Một số chất thải
có thể được sử dụng lại dưới tác dụng của enzim. Chức năng này rất quan trọng vì cây không
có thận hay các cơ quan khác để thải chất bã như động vật, thực vật thải chất bã khi rụng lá.

Hình thành không bào

Hình 2.6. Sự hình thành không bào ở thực vật

33
2.1.6 Ty thể
Ty thể là nơi tổng hợp năng lượng chủ yếu của tế bào nhân thật, là nơi diễn ra quá trình hô
hấp, lấy năng lượng từ thức ăn để tổng hợp ATP là nguồn năng lượng cần thiết cho các hoạt
động của tế bào như để co cơ hay cung cấp cho các bơm hoạt động trong sự vận chuyển tích
cực qua màng tế bào. Số lượng ty thể tùy thuộc vào mức độ hoạt động của tế bào. Thí dụ, tế
bào cơ tim nếu co thắt 72 lần trong một phút thì có chứa hàng ngàn ty thể. Giống như nhân,
mỗi ty thể được bao bọc bởi hai màng, màng ngoài trơn, màng trong với các túi gấp nếp, sâu
vào bên trong chất căn bản làm gia tăng diện tích của màng trong lên rất nhiều. Ty thể có chứa
ADN, thể ribô riêng nên có thể nhân lên độc lập với sự phân chia của nhân (hình 1.9).
2.1.7 Lạp thể
Được tìm thấy trong hầu hết tế bào thực vật, trừ tế bào nấm, mốc và tế bào động vật, có thể
quan sát được dưới kính hiển vi thường. Có hai loại lạp chính là sắc lạp và vô sắc lạp.
a. Lục lạp (chloroplast): Lục lạp là sắc lạp có chứa diệp lục tố (chlorophyll), và các sắc tố
vàng hay cam gọi là carotenoid. Phân tử diệp lục tố hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để
tổng hợp ra các phân tử hữu cơ phức tạp (đặc biệt là đường) từ các nguyên liệu vô cơ như
nước và khí carbonic, chất thải ra là ôxy.

1
2
3

A B
C

Hình 2.7. Cấu tạo lục lạp


A. Tế bào thực vật; B. Cấu tạo một lục lạp; C. Ảnh hiển vi điện tử lục lạp
1. Màng ngoài; 2. Màmg trong; 3. Cột; 4. Túi dẹp (thylakoid); 5. Chất nền

Dưới kính hiển vi điện tử, một lục lạp được bao bọc bởi hai màng và vô số các túi dẹp có
màng bao được gọi là thylakoid nằm trong chất cơ bản gần như đồng nhất được gọi là stroma.
Thylakoid hoặc phân bố khắp trong stroma, hoặc xếp chồng chất lên nhau được gọi là grana
(cột). Diệp lục tố và carotenoid gắn trên màng thylakoid. Lục lạp cũng có chứa ADN và thể
ribô riêng như ty thể (hình 1.10).
34
b. Sắc lạp không có diệp lục tố: Thường có màu vàng hay cam (đôi khi có màu đỏ) vì
chúng chứa carotenoid. Sắc lạp này làm cho hoa, trái chín, lá vàng có màu vàng đặc trưng.
Một số sắc lạp không bao giờ chứa diệp lục tố, một số khác thì mất diệp lục tố, đây là trường
hợp của trái chín và lá mùa thu.
c. Vô sắc lạp: Vô sắc lạp có chứa các vật liệu như tinh bột, dầu và protein dự trữ. Lạp có
chứa tinh bột được gọi là bột lạp, thường gặp ở hột như lúa và bắp, hay dự trữ trong rễ và thân
như carot và khoai tây, ngoài ra có thể hiện diện trong tế bào ở các phần khác của cây. Tinh
bột là hợp chất dự trữ năng lượng dưới dạng từng hạt. Cây có hột giàu tinh bột là nguồn lương
thực giàu năng lượng.
2.1.8 Thể ribô
Thể ribô là những hạt nhỏ không có màng bao có đường kính từ 25 - 30nm, trong tế bào
chất chứa vài triệu thể ribô. Thể ribô gồm hai bán đơn vị (phần) được tạo ra trong hạch nhân
từ những phân tử ARN và protein. Ở tế bào nhân thật các bán đơn vị này đi qua lỗ của màng
nhân ra ngoài tế bào chất, nơi đây chúng sẽ kết hợp với phân tử mARN để tổng hợp protein.
Thể ribô trược dọc theo sợi mARN tạo ra một chuổi thể ribô được gọi là polyribosom hay
polysom, các thể ribô sau khi tổng hợp protein vẫn tiếp tục tự do trong tế bào chất hay chúng
có thể gắn vào bề mặt của mạng nội chất. Chúng
có thể gắn trên vùng hạt của mạng nội chất hay trôi
nổi trong tế bào chất. Protein được tổng hợp từ các
thể ribô tự do trong tế bào chất thì không được đưa
ra khỏi tế bào hay tham gia vào cấu trúc màng tế
bào mà là những enzim trong dịch tế bào chất
(hình 1.11).

Hình 2.8 Thể ribô


1. Bán phần I; 2. Bán phần II; 3. Thể ribô
2.1.9 Trung thể
Ở tế bào động vật, bên ngoài nhân có một vùng được gọi là trung thể bao gồm hai bào
quan được gọi là trung tử (centriole). Trung tử hiện diện từng đôi và xếp thẳng góc nhau. Khi
có trung tử chúng là nơi xuất phát của thoi vi ống trong lúc tế bào phân cắt. Ở tiết diện ngang,
trung tử có cấu trúc đồng đều với chín nhóm ba vi ống xếp thành đường tròn (hình 1.12).

35
Thể gốc có cấu tạo giống hệt trung tử, được tìm
thấy ở gốc của các tiêm mao và roi. Trung tử và thể
gốc có mối liên quan với nhau. Thí dụ, thể gốc ở
roi của nhiều loại tinh trùng trở thành một trung tử
của tế bào trứng sau khi thụ tinh, trung tử của tế
bào ở thành của ống dẫn trứng phân cắt thành thể
gốc tiêm mao hoạt động nhịp nhàng để đưa trứng
đến nơi thụ tinh.

Hình 2.9. Cấu tạo trung thể


a). Ảnh hiển vi điện tử thấy được các
cặp trung thể (x 75.000)
b). Mỗi trung tử gồm 9 bộ ba vi ống

2.2. Nhân (nucleus)


Nhân đóng vai trò quan trọng trong sự sinh sản của tế bào, là trung tâm của mọi hoạt động
của tế bào và còn có vai trò quan trọng trong việc xác định các đặc điểm di truyền. Nhân chứa
hai cấu trúc phân biệt được là nhiễm sắc thể và hạch nhân. Dưới kính hiển vi điện tử, có thể
thấy được hai cấu trúc này nằm trong một khối chất vô định hình có dạng hạt, được gọi là chất
Bộ ba vi ống
nhân. Nhân được bao bọc bởi màng nhân gồm hai màng phân biệt được.
2.2.1 Nhiễm sắc thể
Hình sợi dài, gồm ADN và protein, quan sát được rõ ràng trong lúc tế bào đang phân chia.
ADN là vật liệu chứa các đơn vị cơ bản của sự di truyền được gọi là gen, protein làm thành
những phần lõi giống như những cuộn chỉ, sợi ADN quấn lên đó, tạo nên cấu trúc thể nhân
(hình 1.13 và 1.14). Gen được sao chép khi tế bào phân cắt để mỗi tế bào con đều có một bản
sao. Tất cả gen trong tế bào được gọi là bộ gen. Gen được xem là trung tâm của sự sống,
chúng mã hóa các thông tin cần thiết cho sự tổng hợp các enzim, để điều hòa vô số các phản
ứng hóa học tiêu biểu của tế bào và của sinh vật. Thông tin di truyền mang bởi các gen là trình
tự các nucleotid, của phân tử ADN. Trình tự này xác định trình tự của acid amin trong phân tử
protein được tổng hợp trong tế bào chất.
2.2.2 Màng nhân
Màng nhân ngăn cách môi trường bên trong nhân và tế bào chất bao quanh, là nơi cho hai
đầu nhiểm sắc thể bám vào. Màng nhân gồm hai màng, màng ngoài và màng trong, khoảng
ngăn cách giữa hai màng là vùng ngoại vi. Dưới kính hiển vi điện tử hai màng của màng nhân
36
được ngắt quảng bởi các lỗ, mỗi lỗ nhân được viền bởi một phức hợp gồm tám protein. Màng
nhân có tính thấm chọn lọc cao. Sự trao đổi chất xuyên qua các lỗ được kiểm soát nghiêm
ngặt và có tính chọn lọc rất cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số phân tử có thể đi xuyên
qua màng sinh chất vào tế bào chất, nhưng lại không thể xuyên qua màng nhân để vào nhân,
ngay cả những phân tử có kích thước nhỏ hơn lỗ nhân, trong khi đó có những phân tử lớn hơn
lỗ nhân lại có thể đi qua được (hình 1.15).
1

3
4 2
5

Hình 2.10. Thể nhân


1. Nhiễm sắc thể; 2. Thể nhân; 3. DNA;
4 Histon trung tâm; 5. Histon trống.

Hình 2.11 Nhiễm sắc thể của tế


bào nhân thật (x 500)

Hình 2.12. Màng nhân

37
2.2.3 Hạch nhân
Hạch nhân thường được thấy rõ nhất lúc tế bào không phân chia. Nhân chứa một đến
nhiều hạch nhân. Là một phần của nhiễm sắc thể nên hạch nhân cũng gồm ADN và protein.
ADN của hạch nhân gồm nhiều bản sao của gen làm khuôn tổng hợp rARN cho thể ribô. Sau
khi được tổng hợp, rARN kết hợp với protein rồi rời khỏi hạch nhân và đi ra tế bào chất, nơi
đây chúng trở thành một thành phần của thể ribô. Do vậy, khi tế bào ít tổng hợp protein hạch
nhân rất nhỏ hay gần như vắng mặt.
2.3. Tế bào chất
Tế bào chất là thành phần của chất nguyên sinh gồm phần dịch lỏng là dịch tế bào chất và
bộ khung protein được gọi là khung xương tế bào.
2.3.1 Dịch tế bào chất
Là phần dịch lỏng của tế bào chất, không màu, hơi trong suốt, đàn hồi, không tan trong
nước. Thành phần chính của dịch tế bào chất là nước, ngoài ra còn có các đại phân tử protid,
lipid và glucid. Các đại phân tử này làm thành các micel, các micel mang cùng điện tích đẩy
nhau gây nên chuyển động Brown của tế bào chất. Do sự hiện diện của các micel nên dịch tế
bào chất ở trạng thái keo, vừa có thể ở trạng thái lỏng (sol) vừa ở trạng thái đặc (gel). Trong tế
bào sống thường xuyên có sự thay đổi giữa hai trạng thái trên. Dịch tế bào chất là nơi xảy ra
các phản ứng của các quá trình trao đổi chất trong tế bào
2.3.2 Khung xương tế bào
Các bào quan trôi nổi tự do trong dịch tế bào chất của tế bào nhân thật hoặc chúng có thể
gắn vào hệ thống sợi protein phức tạp bên trong, được gọi là khung xương tế bào. Cái sườn
protein này tạo hình dạng của tế bào, tham gia vào các cử động của tế bào và đặc biệt quan
trọng trong lúc tế bào phân chia. Ba thành phần quan trọng nhất của khung xương tế bào là sợi
trung gian, vi ống và vi sợi. Ba thành phần này được cấu tạo bởi những bán đơn vị protein có
thể tập họp thành sợi đơn hay đôi và có thể làm thay đổi hình dạng của tế bào hay gây ra các
cử động (hình 1.16).
a. Sợi trung gian: Các vi sợi trung gian được tìm thấy nhiều ở tế bào chịu nhiều kích thích
cơ học như tế bào thần kinh nên có lẻ chúng làm thành cái khung chống đỡ cho tế bào và nhân
của chúng.
b. Vi ống: Vi ống giữ vai trò quan trọng trong hệ thống mạng của khung xương tế bào. Vi
ống có cấu trúc hình trụ dài, rổng cấu tạo bởi các phân tử protein hình cầu tubulin. Mỗi
tubulin gồm hai protein tạo thành một chồng xoắn ốc gồm 13 bán đơn vị (hình 1.17a). Vi ống
tăng trưởng nhờ sự gắn thêm vào của những phân tử tubulin vào một đầu của sợi và giữ vai
trò quan trọng trong cấu trúc và trong sự phân cắt của tế bào. Trong lúc tế bào phân chia vi
38
ống được thành lập và tỏa ra từ mỗi cực của tế bào để tạo ra thoi vi ống để các nhiễm sắc thể
trượt trên đó về hai cực của tế bào hình thành nhân mới.
Giống như vi sợi, chúng cũng tham gia vào sự chuyển vận bên trong tế bào và giúp tạo
hình dạng và nâng đỡ cho tế bào cũng như các bào quan của nó. Vi ống còn có vai trò chính
trong cấu trúc và cử động của tiêm mao và roi.
c Vi sợi (vi sợi actin): Vi sợi dài, cực mảnh, làm thành sợi đôi, quấn xoắn do các protein
actin trùng hợp tạo thành.

Màng tế bào

Lưới nội chất hạt


Thể ribô

Sợi trung gian


Vi ống
Sợi actin

Hình 2.13 Các phần tử làm thành khung xương tế bào


a). Sợi
Vi sợi actin giữ vai trò cấu trúc, actin;đan
chúng b) Vi ống;nhau
chéo c). Sợi
giữtrung
hìnhgian
dạng tế bào. Sợi actin khi kết
hợp với myosin tham gia vào sự cử động của tế bào. Sợi myosin dài, mảnh, rất giống sợi actin,
nhưng có một đầu to. Ðiểm đặc trưng của sự kết hợp actin-myosin là khi được cung cấp năng
lượng ATP thì phần đầu của sợi myosin móc vào sợi actin và uốn ngược lại. Sự cử động này
làm cho màng cử động kéo theo sự cử động của các sợi actin khác. Ðiều này giải thích được
các chuyển động như sự co cơ, sự vận chuyển của các túi chuyên chở bên trong tế bào, vùng
giữa của tế bào mẹ thắt lại tách hai tế bào con, cử động ở amip .

39
2.4. Vách tế bào và vỏ tế bào
2.4.1 Vách tế bào thực vật
Vách tế bào là đặc điểm của tế bào thực vật để phân biệt với tế bào động vật, vách bảo vệ
tế bào, giữ hình dạng, tránh sự mất nước cũng như chống sự xâm nhập của các vi sinh vật.
Vách ở phía ngoài của màng có thể dày từ 0,1 đến vài m. Thành phần hóa học của vách thay
đổi từ loài này sang loài khác và từ tế bào này sang tế bào khác trong cùng một cây, nhưng
cấu trúc cơ bản không thay đổi. Thành phần cấu tạo chính là các phân tử celluloz có dạng sợi
được kết dính với nhau bằng chất nền gồm các đường đa khác và protein. Các phân tử celuloz
cấu trúc thành các sợi celluloz xếp song song nhau tạo ra các tấm, các sợi trong các tấm khác
nhau thường tạo ra các góc từ 60 - 90o. Ðặc điểm sắp xếp này làm vách tế bào rắn chắc. Các
sợi celluloz rộng khoảng 20nm, giữa các
sợi có những khoảng trống có thể cho
1
nước, khí và các ion di chuyển tự do qua
mạng lưới này, tính thấm chọn lọc của tế 2

bào là do màng sinh chất quy định (hình


1.19). Ở những cây còn non tế bào có 3
vách mỏng gọi là vách sơ cấp, vách này
4
có tính đàn hồi và cho phép tế bào gia
tăng kích thước. Giữa hai vách sơ cấp
Hình 2.14. Vách của ba tế bào thực vật liên
của các tế bào liên kề nhau là phiến giữa kề
hay lớp chung, là một lớp mỏng giàu 1. Tế bào; 2. Tấm ngăn chung giữa các tế bào;
chất polysaccharid gọi là pectin, thường 3.Vách thứ cấp; 4. Vách sơ cấp
hiện diện dưới dạng là pectat calci. Khi
chất pectin bị hóa nhày, các tế bào không còn gắn chặt vào nhau nữa như khi chín trái trở nên
mềm đi. Khi tế bào trưởng thành và ngừng tăng trưởng, một số tế bào tạo thêm lớp cứng hơn
gọi là vách thứ cấp nằm giữa vách sơ cấp và màng tế bào. Vách thứ cấp thường dày có nhiều
lớp được cấu tạo bằng các sợi celluloz xếp theo nhiều hướng khác nhau, nên vách tế bào trở
nên rắn chắt hơn. Ngoài celluloz vách thứ cấp còn có thể tẩm thêm nhiều chất khác như lignin.
Khi vách thứ cấp được thành lập hoàn toàn, tế bào có thể chết đi, khi đó chỉ còn làm nhiệm vụ
nâng đỡ hay dẫn truyền (hình 1.19). Trên vách của tế bào thực vật có những lỗ nhỏ giúp các
chất thông thương giữa các tế bào với nhau, các lỗ này được gọi là cầu liên bào, ở vị trí này tế
bào chất của hai tế bào liên kề liên tục nhau.

40
2.4.2 Vỏ của tế bào động vật
Ở thực vật, nấm và vi khuẩn, vách tế bào riêng biệt với màng tế bào, ngược lại ở tế bào
động vật, vỏ không độc lập với màng. Các carbohydrate cấu tạo nên vỏ tế bào thành lập các
cầu nối hóa trị với các phân tử lipid hay protein trên màng tế bào. Kết quả tạo ra các
glycolipid hay glycoprotein, do đó vỏ tế bào còn được gọi là glycocalyx. Lớp này nằm bên
ngoài. Theo các nghiên cứu mới đây, trong glycocalyx có những điểm nhận diện trên bề mặt
tế bào, đặc điểm này giúp các tế bào phân biệt chủng loại. Thí dụ, trong môi trường cấy các tế
bào gan và thận riêng rẻ được trộn đều, sau
một thời gian các tế bào gan nhận ra các tế
bào cùng loại và tổ hợp lại với nhau, tương tự
điều này cũng xảy ra ở những tế bào thận.
Các sinh vật ký sinh cũng nhờ các
carbohydrat trên glycocalyx để nhận ra tế bào
chủ để xâm nhập vào. Cơ chế nhận dạng ở
mức phân tử này cũng thường gặp như
trường hợp các phản ứng dị ứng với các chất
lạ cũng như trong sự dẫn truyền các xung Hình 2.15 Màng tế bào động vật
(với glycocalyx của màng đôi lipid)
thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác
(hình 1.20).
2.5. Tiêm mao và roi
Ở một số tế bào động vật và tế bào thực vật có một hay nhiều sợi tơ giống như tóc cử động
được ở bề mặt ngoài của tế bào. Nếu chỉ có một vài sợi và có chiều dài tương đối dài hơn so
với chiều dài của tế bào thì được gọi là roi, nếu có rất nhiều và ngắn thì được gọi là tiêm mao.
Ở tế bào nhân thật, cấu trúc cơ bản của chúng giống nhau, và hai từ này dùng lẫn lộn qua lại.
Cả hai cơ cấu này đều giúp cho tế bào chuyển động hoặc làm chuyển động chất lỏng quanh tế
bào. Thường gặp hai cơ cấu này ở những sinh vật đơn bào và những sinh vật đa bào có kích
thước nhỏ và ở giao tử đực của hầu hết thực vật và động vật. Chúng cũng có ở những tế bào
lót ở mặt trong của các ống, tuyến ở động vật, các tiêm mao này giúp đẩy các chất di chuyển
trong lòng ống. Ở khí quản người, có thể có đến một tỉ tiêm mao trên 1cm2.
Tiêm mao và roi là phần kéo dài ra của màng tế bào, với mười một nhóm vi ống nằm trong
chất căn bản là tế bào chất, trong đó có chín nhóm với từng đôi vi ống xếp ở chu vi và hai vi
ống đơn ở trung tâm .

41
Mỗi roi hay tiêm mao có một thể gốc ở đáy. Tiêm mao và roi cử động khi vi ống này trượt
qua một vi ống khác. Các vi ống ở ngoại biên được nối với nhau bằng các tay protein, các
protein này hoạt động như các cầu bắt ngang giữa các đôi vi ống.
Khi các tay protein uốn cong lại sẽ đẩy đôi vi ống này qua một vị trí khác, sau đó các tay
rời ra và bắt đầu bám vào vị trí mới trên đôi vi ống, và quá trình này được tiếp tục gây ra sự
cử động của tiêm mao và roi. Sự cử động này cần năng lượng do ATP cung cấp.
3. CẤU TẠO MÔ SINH VẬT
3.1 Các loại mô ở thực vật.
3.1.1 Mô phân sinh.
Là mô được cấu tạo bởi các tế bào có khả năng phân chia mạnh, tạo vùng sinh trưởng đầu
tiên. Trong hoạt động của mô phân sinh, tế bào phân chia sẽ cho một tế bào mới vẫn có khả
năng phân chia và một tế bào về sau
sẽ được phân hoá. Căn cứ vào nguồn
gốc, mô phân sinh được chia thành
hai nhóm chính là mô phân sinh sơ
cấp và mô phân sinh thứ cấp.
Mô phân sinh sơ cấp (mô trước
phân sinh): Nằm ở tận cùng của đỉnh
chồi và rễ; ở thực vật có mạch nó bao
gồm các tế bào có khả năng phân chia
mạnh tạo nên đỉnh sinh trưởng của
các bộ phận này. Những tế bào mới
được tạo nên ở phía dưới sẽ tạo nên
mô của thân ở đỉnh ngọn thân và cả ở
hai phía của đỉnh rễ để tạo nên mô rễ
và chóp rễ. Từ mô phân sinh sơ cấp
sẽ phát triển thành biểu bì, vỏ sơ cấp
của thân và rễ, thịt lá và mô dẫn sơ
cấp. Hình 2.16 Cấu trúc mô phân sinh

42
Mô phân sinh thứ cấp được hình thành từ mô phân sinh sơ cấp; mô này thường nằm ở
bên (mô phân sinh bên) và gồm: Tầng phát sinh, vỏ trụ và tầng sinh bần. Từ mô phân sinh
thứ cấp sẽ phát triển thành mô dẫn thứ cấp và chu bì.
Theo vị trí của mô ở trong cơ thể thực vật, mô phân sinh còn được chia thành các loại:
Mô phân sinh ngọn nằm ở đỉnh của ngọn, chồi bên thân và rễ; mô phân sinh lóng nằm ở
giữa các mô phân hoá ở phần gốc của các lóng cây họ Lúa ; mô phân sinh bên nằm bao
quanh tầng phát sinh mạch và tầng sinh bần.
3.1.2 Mô bì
Mô bao bọc ở bên ngoài của thực vật; nó che chở bảo vệ cho các mô, cơ quan ở bên
trong cơ thể. Mô bì được phân chia thành hai dạng cấu tạo là mô bì sơ cấp và mô bì thứ
cấp.
Mô bì sơ cấp (= Biểu bì). Được hình thành từ mô trước phát sinh vỏ (nguyên bì); cấu
tạo là một tầng tế bào có hình phiến và xếp sát nhau chặt chẽ, vách ngoài thường được phủ
bởi một lớp cuticun (hoặc hoá cutin) là sản phẩm của tế bào. Biểu bì tạo lớp phủ ngoài
cùng ở phần chồi non của cây; bên cạnh đó còn có các tế bào biểu bì chuyên hoá là lông
hút, tế bào đóng mở khí
khổng và tế bào bảo vệ. Biểu bì có
chức năng chính là làm giảm sự thoát
nước, chống đỡ cơ học và chống lại sự
xâm nhập của các vi sinh vật vào cơ thể
thực vật.
Ở những cây một lá mầm sống lâu
năm, không có sinh trưởng thứ cấp; biểu
bì thường được thay thế bởi mô bần.
Mô bì thứ cấp (= Chu bì). Là mô bì
thứ cấp, hình thành thay thế lớp biểu bì
hoá già, bị bong ra khi thân và rễ cây có
sự sinh trưởng thứ cấp; ngoài ra nó còn
phát triển phủ lên bề mặt những phần đã
rụng đi của cây như lá, cành gãy. Mô
này có ở tất cả các thực vật hai lá mầm,
một số thực vật một lá mầm; không có ở
lá cây.
Hình 2.17 Cấu trúc mô bì sơ cấp
Cấu tạo gồm các tế bào xếp thành ba tầng: Tầng bần, tầng sinh bần và tầng vỏ lục.
Tầng bần (vỏ) gồm các tế bào nhỏ có vách thấm suberin (một loại lipid), giữ chức năng
bảo vệ; lớp này thường xuyên bị bong ra và được thay thế bởi các lớp mới.
43
Tầng sinh bần là một loại mô phân sinh, sản sinh các tế bào chu bì mới. Tầng vỏ lục là
một loại mô mềm sống được hình thành bên trong tầng sinh bần; trong tế bào của chúng có
diệp lục nên có tham gia vào hoạt động quang hợp của thực vật.
3.1.3 Mô dẫn (mô mạch)
Hệ thống các tế bào chuyên hoá để dẫn truyền các chất trong cơ thể thực vật. Hệ thống
gồm hai yếu tố chính là phloem (libe)
dẫn truyền các chất hữu cơ và xylem
(gỗ) dẫn truyền nước, muối khoáng.
Ngoài ra trong cấu tạo của chúng còn
có các tế bào mô mềm, tế bào kèm.
Mô dẫn có 2 loại: Mô dẫn sơ cấp và
mô dẫn thứ cấp.
Mô dẫn sơ cấp hình thành từ tầng
trước phát sinh và được xắp xếp
thành trụ của thân. phloem sơ cấp
nằm ở phía ngoài; gồm yếu tố ống
rây, tế bào kèm, tế bào sợi và tế bào
mô mềm.
Ống rây là cột các tế bào hình trụ,
vách cuối của các tế bào này thủng
tạo thành các lỗ rộng tạo thành phiến
rây; nhân của các tế bào này cùng với
màng không bào và một số bào quan
bị mất đi trong khi chất nguyên sinh
của chúng vẫn sống. Hình 2.18 Cấu trúc mô dẫn ở thực vật
Sợi tế bào chất (chủ yếu là protein) xuyên qua dịch bào, đi vào đĩa rây và nối các phần
của mỗi yếu tố rây với các yếu tố lân cận.
Tế bào kèm có cấu tạo bình thường và giữ chức năng điều chỉnh hoạt động trao đổi chất
của yếu tố ống rây. Xylem sơ cấp nằm ở phía trong của bó mạch; cấu tạo gồm quản bào,
yếu tố mạch kết hợp với tế bào sợi và mô mềm.
Các tế bào thường hoá lignin (chủ yếu ở sự dày lên của vách tế bào) có vai trò quan
trọng đối với sự chống đỡ khi áp suất dịch bào thay đổi. Quản bào gồm các tế bào nhọn ở
hai đầu, có những lỗ nhỏ để nước qua tự do. Tế bào của yếu tố mạch thường ngắn và to
hơn so với quản bào; khi phát triển đầu cuối của chúng bị mất đi và tạo thành một ống liên
tục.
Mô dẫn thứ cấp được hình thành do sinh trưởng thứ cấp của thực vật. Trong giai đoạn
đầu của sinh trưởng thứ cấp, một số tế bào trước phát sinh không phân hoá mà hoạt động
44
tạo vùng phát sinh bó ở bên trong các bó mạch (phát triển thành tầng phát sinh bên). Các tế
bào này tạo các tế bào phloem mới nằm ở phía ngoài-Phloem thứ cấp- và các tế bào xylem
mới nằm ở phía trong-Xylem thứ cấp; một số tế bào mô mềm trong các tia tuỷ nằm giữa
các bó mạch cũng phân chia tạo thành tầng phát sinh gian bó. Hoạt động của tầng phát sinh
bên tạo cho phloem và xylem thứ cấp thành các băng liên tục.
Khi xylem thứ cấp bị ép vào trong thành từng lớp thì phloem thứ cấp bị đẩy ra ngoài;
lõi trong của xylem là gỗ. Tại một số chỗ, các tế bào mô mềm nằm ngang hình thành nên
các tia; nhờ đó các sản phẩm của sự trao đổi chất được đưa vào trong lớp gỗ.
3.1.4. Mô cơ
Mô cơ ở thực vật bao gồm: mô cứng và mô dày.
a. Mô dày. Mô bao gồm các tế bào có vách dày và không đều; thường nằm ở gần bề mặt
vỏ của thân (phần non) và gân cuống lá. Tế bào thường có lục lạp, có khả năng kéo dài khi
cây phát triển và vẫn giữ được chức năng hoạt động sống. Chức năng của mô dày là bảo vệ
và nâng đỡ cây.
b. Mô cứng. Bao gồm các tế bào chuyên hoá với chức năng nâng đỡ cho cơ thể. Tế bào
có vách thứ cấp dày, trong đó lắng đọng
lignin (hoá gỗ); nội chất sống của tế bào
mất đi. Các tế bào thường chết đi khi
trưởng thành. Dựa vào hình thái, có thể
chia mô cứng thành hai loại:
Sợi (sợi gỗ và sợi libe) dạng sợi, kéo
dài theo hướng thẳng đứng giữa các tế bào
khác tham gia trong cấu tạo của mô dẫn
với chức năng chống chịu cơ học, dẫn
truyền các chất.
Thể cứng ( tế bào đá, thể cứng hình
xương, thể cứng hình sao, thể cứng hình
sợi…) dạng phân nhánh-ngắn, thường nằm
trong các tổ chức cứng như vỏ của hạt, vỏ
một số quả và lá. Hình 2.19. Các loại mô cơ ở thực vật
3.1.5 Mô mềm.
Gặp ở mọi bộ phận của cây. Tế bào mô mềm có kích thước lớn, vách mỏng (thường
không có vách thứ cấp) và có khoảng gian bào lớn. Trong tế bào mô mềm có chứa các chất
dinh dưỡng ở dạng hoà tan như đường, các aminoacid; hoặc không hoà tan như tinh bột,
protein, lipid ở dạng giọt hoặc hạt nhỏ; ngoài ra ở một số tế bào còn có các tinh thể muối
vô cơ. Mô lục là mô mềm chứa lục lạp, ở lá cây nó tạo thành tầng tế bào thịt lá. Chức năng
của mô mềm là quang hợp, dự trữ, bài tiết và nâng đỡ.
45
3.1.6 Mô tiết.
Mô tiết hay còn gọi là các cấu trúc tiết, bao gồm các tế bào chuyên hóa làm chức năng
bài tiết. Quá trình tách các sản phẩm được loại ra từ sự trao đổi chất là sự bài tiết
(Kisser,1958). Tế bào thực vật sinh ra nhiều chất dường như không có ích trong sự trao đổi
chất và ít nhiều tách rời khỏi thể nguyên sinh sống hoặc hoàn toàn bị loại trừ khỏi cơ thể
thực vật. Cấu trúc liên quan đến sự bài tiết thường hết sức khác nhau về mức độ chuyên
hóa và vị trí sắp xếp trong cơ thể.
Người ta phân biệt các cấu trúc tiết bên ngoài và bên trong:
a. Cấu trúc tiết bên ngoài
- Lông tiết: Ðơn hoặc đa bào, có nguồn gốc từ biểu bì hoặc dẫn xuất của biểu bì và có
sự tham gia của các tế bào ở phía trong biểu bì.
- Tuyến tiết: Tùy theo các sản phẩm tiết, chúng ta phân biệt tuyến tiết mật, tuyến tiết
chất thơm thường có ở các bộ phận của hoa, tuyến tiết muối ở một số cây ngập mặn.
b. Cấu trúc tiết bên trong
- Tế bào tiết: Có ở khắp cơ thể, sản phẩm tiết như nhựa, tinh
dầu, tanin,...
- Túi tiết và ống tiết: Có một vài
lớp tế bào bao quanh, có 2 loại, túi và
ống tiết phân sinh do các tế bào tách
rời thành khoảng gian bào ở giữa, ví dụ
ở thông.
Túi và ống tiết dung sinh, do các tế
bào ở giữa bị tiêu hủy thành một
khoảng lớn, ví dụ ở lá cây cam. Hình 2.20. Các loại túi tiết ở thực vật
- Ống nhựa mủ: Hình thành từ tế bào mô mềm, chuyên hóa thành những ống chứa một
chất lỏng đặc biệt như sữa, ống nhựa mủ là những tế bào sống có nhiều nhân, về sau chỉ
còn lại ít nhân. Nguyên sinh chất hòa lẫn với nhựa mủ, nhựa mủ gồm các chất hydrat
cacbon, các axit hữu cơ, muối ancaloit, chất nhầy, nhựa, gôm v.v...
Về chức năng của chúng còn nhiều ý kiến khác nhau như dự trữ chất dinh dưỡng, là
một hệ thống bài tiết, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng v.v...
3.2 Các loại mô ở động vật
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và chức năng; hiện nay mô động vật được phân thành các
loại sau: biểu mô, mô liên kết, mô máu, mô cơ, mô thần kinh và mô sinh sản.
3.2.1. Biểu mô
Là loại mô trong đó các tế bào xếp sít nhau, phủ trên bề mặt cơ thể hay mặt trong các
xoang của cơ thể. Mức độ liên kết của các tế bào trong biểu mô nói chung hết sức chặt chẽ.
Sự liên kết của các tế bào có được nhờ sự có mặt của mucopolysaccharide, ion Ca ++ ở
46
khoảng gian bào (khoảng cách giữa hai tế bào, có kích thước 10-15nm); ngoài ra còn có vai
trò của một số hình thái cấu trúc đặc biệt ở tế bào như vòng đính, thể liên kết...
Biểu mô đóng vai trò quan trọng trong đời sống của động vật, nó thực hiện các chức
năng: Bảo vệ các mô ở bên dưới khỏi các tác động cơ học, hoá học, vi sinh vật...của môi
trường bên ngoài; là nơi diễn ra sự
trao đổi chất giữa cơ thể và môi
trường cũng như là nơi tiếp nhận các
kích thích từ ngoài vào cơ thể. Các
chất tiết của biểu mô có vai trò quan
trọng đối với hoạt động sống của
động vật; ví dụ: Dịch của biểu mô
ống tiêu hoá, chất nhày của niêm
mạc, hormon tuyến yên và tuyến giáp
trạng...
Do luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp
của môi trường, biểu mô luôn luôn
được đổi mới - ở biểu mô xoang
miệng cứ 5 phút có 500.000 tế bào bị
bong ra và được thay thế bởi các tế
bào mới. Căn cứ vào chức năng, biểu
mô được phân thành hai loại lớn:
Biểu mô phủ và biểu mô tuyến. Hình 2.21 Các loại biểu mô ở động vật
a. Biểu mô phủ
Biểu mô phủ là những biểu mô phủ mặt ngoài cơ thể hoặc lót trong các xoang của các
cơ quan như thành miệng, thành ống tiêu hoá, bàng quang, tử cung..Các tế bào biểu mô
loại này có hình dáng đa dạng. Chúng có hình đa giác, dẹt, đa diện, hình khối (vuông hoặc
trụ). Căn cứ vào hình dáng tế bào, có thể phân biệt: biểu mô dẹt, biểu mô vuông và biểu mô
trụ.
Các loại biểu mô này nếu chỉ có một lớp tế bào được gọi là biểu mô đơn- ví dụ: Biểu
mô màng bụng hay màng phổi chỉ gồm 1 lớp tế bào dẹt. Trường hợp biểu mô có từ hai lớp
tế bào trở lên được gọi là biểu mô tầng- Ví dụ: Biểu bì của các động vật bậc cao (và cả ở
người) gồm nhiều lớp tế bào dẹt xếp chồng lên nhau.
b. Biểu mô tuyến.
Biểu mô tuyến là những tập hợp của các tế bào có chức phận tiết các chất trong hoạt
động sống của động vật. Hầu hết các tuyến của cơ thể (trừ tuyến trên thận và thuỳ sau
tuyến yên) có nguồn gốc từ biểu mô.

47
Các tuyến được phân thành hai loại: Tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết, chúng khác nhau
ở cách bài xuất chất tiết của tuyến và vai trò của các chất tiết đối với đời sống động vật.
Các tế bào biểu mô tuyến thường có hình khối (vuông hoặc trụ). Các tuyến có thể hoạt
động liên tục (phần lớn các tuyến nội tiết) hoặc hoạt động theo chu kì (tuyến nước bọt,
tuyến sữa...).
3.2.2. Mô liên kết
Mô liên kết có nguồn gốc từ lá phôi giữa trong quá trình phát triển phôi thai của động
vật; nó có vai trò liên kết các phần của cơ thể lại với nhau và giúp cho sự chống đỡ của cơ
thể. Đặc điểm của mô liên kết là giữa các tế bào của chúng có một lượng lớn chất cơ bản
(một loại Glucoprotein dạng keo). Bản chất và chức năng của mô liên kết phụ thuộc chủ
yếu vào tính chất của chất cơ bản.
Mô liên kết được phân thành 3 loại lớn: Mô liên kết sợi (mô liên kết chính thức), mô
sụn và mô xương (Mô nâng đỡ).

Hình 2.22 Các loại mô liên kết ở động vật


a. Mô liên kết sợi ( Mô liên kết chính thức )
Thành phần cấu tạo gồm các tế bào liên kết, chất cơ bản và mạng lưới sợi.
Các tế bào liên kết gồm nhiều loại, do tế bào của lá phôi giữa biệt hoá tạo thành; các tế
bào này có thể giữ nguyên vị trí hoặc có thể di động được, một số trong chúng có khả năng
thực bào (tế bào võng).
Chất cơ bản là một gel protein và mucopolysaccharide, có khả năng giữ nước cao; trạng
thái của chất cơ bản thay đổi từ gần rắn tới lỏng tuỳ thuộc vị trí của nó. Chất cơ bản là một
trong những nhân tố đảm bào tính thống nhất của cơ thể động vật do ảnh hưởng của nó đến
hoạt động chuyển hoá nước, sự tạo hình các cơ quan, sự vận chuyển các chất trong cơ thể...
Mạng lưới sợi thường nằm ngay dưới da; sợi có bản chất là colagen là một loại protein
với thành phần chủ yếu là glycine, prolin, hydroxyprolin, một lượng ít alanin, leucine,

48
arginine, lysine, aspartic acid, glutamic acid. Các sợi gồm sợi tạo keo, sợi võng, sợi trun;
chúng phân bố ở khắp mọi nơi trong cơ thể.
Mô liên kết sợi có vai trò nối da với cơ, giữ cho các tuyến ở đúng vị trí của mình, liên
kết các cơ quan lại với nhau. Thuộc mô này có gân nối cơ với xương, gân thường được bao
bởi cân (màng được hình thành bởi sợi tạo keo). Dây chằng nối các cơ quan – nhất là
xương với nhau.
b. Mô sụn
Mô sụn đặc trưng bởi trong cấu trúc có chất gian bào đặc và chắc. Trong mô sụn chất
cơ bản có tính đàn hồi và không chứa mạch máu, thành phần của nó có cartilagein (là hỗn
hợp acid chondroitinsulfuric-chiếm 40% tổng số với các protein). Các tế bào sụn nằm riêng
lẻ hay tập hợp thành từng đám nằm trong các chất cơ bản và các sợi tạo keo nhỏ.
Ở động vật có xương sống, bộ xương trong giai đoạn phôi của chúng là sụn; khi cơ thể
trưởng thành bộ xương sụn được thay thế bởi bộ xương bằng xương (trừ cá sụn). Tuy nhiên
chúng cũng còn tồn tại ở một số bộ phận- ví dụ: Sụn vành tai, sụn mũi và sụn nắp thanh
quản.
c. Mô xương
Là loại mô liên kết thích nghi cao nhất với chức năng chống đỡ cơ thể. Các tế bào
xương vẫn sống và tiết ra chất cơ bản trong suốt đời sống của động vật. Chất cơ bản có
70% là chất khoáng (chủ yếu là canxi và phospho) và 30% là chất hữu cơ (chủ yếu là
mucopolysaccharide liên kết với protein ở dạng hỗn hợp có tên gọi ostein hay
osteomucoid). Ngoài ra trong đó còn có các sợi tạo keo. Sự có mặt của chất khoáng và các
chất hữu cơ trong xương làm cho xương vừa rắn chắc vừa đàn hồi, do vậy nó có độ bền cao
và cho phép thực hiện được chức năng chống đỡ. Trong chất cơ bản có những ống Have
với các mạch máu và dây thần kinh ở trong. Các tế bào xương nằm tập trung thành hàng
xung quanh ống Have và liên hệ với nhau bằng các chồi nguyên sinh chất.
Trong mô xương có những hốc gọi là hốc tuỷ, ở đó có chứa những mô liên kết đặc biệt
gọi là tuỷ xương. Có 4 loại tuỷ xương: Tuỷ tạo cốt và tuỷ huyết màu đỏ, tuỷ mỡ màu vàng
và tuỷ xơ màu xám. Ngoài chức năng chống đỡ cơ thể và bảo vệ nội quan, xương còn có
vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá các chất của cơ thể - đặc biệt là quá trình
chuyển hoá calcium. Quá trình này có quan hệ với quá trình tạo xương hay phân giải
xương, hai quá trình này được tiến hành nhờ các tế bào đặc biệt được sinh ra từ tuỷ tạo cốt.
3.2.3. Mô cơ.
Mô cơ là loại mô được tạo thành bởi những tế bào cơ, đây là những tế bào đặc trưng bởi
đặc tính co rút. Tế bào cơ thường có hình ống hay hình thoi, mỗi tế bào gồm nhiều sợi
fibrin có khả năng co dãn lớn. Mô cơ được phân thành 3 loại: Cơ trơn, cơ vân và cơ tim.

49
Hình 2.23 Các loại mô ở động vật và cấu trúc của mô cơ
Cơ trơn tham gia cấu tạo thành ống tiêu hoá (dạ dày, ruột), thành của các nội quan khác
(thành mạch máu, mạch bạch huyết) và ở thành cơ thể của một số động vật không xuơng
sống (như Thân mềm). Tế bào cơ trơn có dạng hình thoi dài nhọn đầu và chỉ có một nhân ở
giữa.
Cơ tim có ở thành tim. Cơ vân là những mô cơ lớn gắn với xương ở động vật có xương
sống và là cơ cấu tạo nên thành cơ thể ở đa số các động vật không xương sống. Tế bào cơ
vân và cơ tim có dạng hình ống dài và có nhiều nhân. Trong các cơ vân và cơ tim có sự sắp
xếp tuần tự các vân sáng và tối; chiều rộng của vân sáng có thay đổi khi cơ co.
Chiều dài sợi cơ thay đổi, tế bào cơ trơn có thể dài tới 0,5mm; cơ vân 12cm. Người ta
gọi cơ tim và cơ trơn là cơ co không theo ý muốn còn cơ vân là cơ co theo ý muốn. Ở các
động vật đa bào thấp (Ví dụ: Ruột túi) không có các tế bào cơ riêng biệt; thành cơ thể có tế
bào biểu mô với các chồi gốc có các sợi cơ có khả năng co rút và đựoc gọi là tế bào biểu
mô cơ. Ở động vật có xương sống, một số tế bào có nguồn gốc lá phôi ngoài, được biến đổi
và cũng có khả năng co rút; chúng tạo thành một lớp và cũng được gọi là tế bào biểu mô-
cơ. Các tế bào này có ở thành của tuyến nước bọt, nang tuyến vú, đoạn chế tiết của tuyến
mồ hôi.
3.2.4. Mô máu và bạch huyết
Trong tổ chức cơ thể của các động vật có hệ tuần hoàn; có hai loại dịch lưu thông trong
hệ thống mạch mang theo những tế bào đặc biệt là máu và bạch huyết. Do đặc điểm cấu tạo
tế bào của nó, nhiều tác giả cho rằng máu thuộc loại mô liên kết mà chất cơ bản ở thể lỏng.
Máu gồm có phần lỏng (phần vô hình) gọi là huyết tương và phần hữu hình là huyết cầu
(gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu).
Huyết tương là chất lỏng màu vàng nhạt, hơi nhớt, tỉ trọng 1,03; có vai trò vận chuyển
các chất khác nhau từ nơi này đến n.ơi khác trong cơ thể. Trong thành phần của huyết

50
tương, protein chiểm tỷ lệ 6-8% đóng vai trò
trong việc duy trì áp suất thẩm thấu thể keo
của máu (25 mm Hg).
Protein máu gồm có albumin, globulin và
fibrinogen... chúng có các chức năng khác
nhau trong đời sống tế bào và cơ thể. Trong đó
albumin có vai trò là nguyên liệu xây dựng tế
bào và duy trì độ pH; Globulin có 3 loại α, β
và γ làm nhiệm vụ vận chuyển các chất khác
nhau; Fibrinogen có vai trò trong quá trình
đông máu. Các chất được vận chuyển dưới
dạng hoà tan hoặc gắn với một protein nào đó
của huyết tương. Hình 2.24 Các loại tế bào của mô máu
Hồng cầu của động vật có xương sống có chứa hemoglobin là sắc tố có vai trò quan
trọng trong hô hấp. Nó có khả năng kết hợp và giải phóng oxy dễ dàng. Kết hợp với oxy,
hemoglobin tạo thành phức hợp oxyhemoglobin (ở phổi và cơ quan hô hấp). Khi tới mô
bào, phức hợp này lại giải phóng oxy và như vậy oxy được cung cấp cho các tế bào. Ở
động vật có vú, hồng cầu có dạng hình đĩa lõm hai mặt và không có nhân; ở các động vật
khác, hồng cầu có hình ovan và có nhân.
Ở các động vật không xương sống, sắc tố vận chuyển khí nằm trong huyết tương chứ
không phải trong tế bào; do vậy làm cho huyết tương có màu hơi đỏ hoặc xanh.
Bạch cầu là những tế bào hoàn chỉnh, có hình cầu hoặc hình không cố định. Bạch cầu
được phân thành các loại khác nhau dựa vào cấu tạo của nhân và trạng thái của bào tương.
Có năm dạng bạch cầu: Bạch cầu lympho, bạch cầu mono, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa
acid, bạch cầu ưa kiềm (hai loại đầu là bạch cầu đơn nhân, ba loại sau là bạch cầu đa nhân).
Bạch cầu có khả năng chui qua thành mạch máu (mao mạch) vào mô và tiêu diệt các vi
khuẩn có trong đó bằng cách thực bào; ngoài ra một số bạch cầu còn có khả năng hình
thành kháng thể đóng vai trò trong hoạt động miễn dịch của tế bào và cơ thể.
Tiểu cầu không có cấu trúc tế bào hoàn chỉnh; nó được sinh ra từ một loại tế bào rất lớn
của tuỷ xương (tế bào nhân khổng lồ). Tiểu cầu có vai trò quan trọng đối với sự đông máu.
3.2.5. Mô thần kinh
Mô được tạo thành bởi những tế bào chuyên hoá được gọi là các nơron (tế bào thần
kinh).
Các nơron có vai trò tiếp nhận, bảo vệ, xử lí và dẫn truyền thông tin.
Nơron gồm có thân tế bào chứa nhân, từ thân có một hay nhiều nhánh mọc ra gọi là sợi
thần kinh; tuỳ thuộc số lượng nhánh (sợi) mà các tế bào thần kinh ở các loài và ở các phần
cơ thể khác nhau dao động từ vài milimet đến hơn 1m.
51
Hình 2.25 Các loại tế bào thần kinh và cấu trúc của tế bào thần kinh
Trong trường hợp tế bào thần kinh đa cực thì gần như theo quy luật là các sợi nhánh
ngắn, mập dẫn truyền các kích thích từ ngoại biên vào; các sợi trục dài dẫn truyền theo
hướng đi ra.
Các sợi thần kinh được phân biệt thành ba loại: Sợi không có myelin, sợi có myelin yếu
và sợi myelin. Trong trường hợp sau, bao myelin bao quanh sợi trục và cứ cách quãng 1-3
mm lại bị gián đoạn bởi các eo Ranvier. Sợi trục có thể chập lại thành bó lớn tạo nên các
dây thần kinh. Dựa vào chức năng dẫn truyền, các dây thần kinh được phân biệt thành: Các
dây thần kinh hướng tâm (dây cảm giác) dẫn các kích thích từ ngoại biên về trung tâm, các
dây li tâm (dây vận động) dẫn truyền theo hướng ngược lại và các dây pha chứa cả hai loại
sợi hướng tâm và ly tâm.
Đầu cuối phân nhánh của các sợi trục có các synapse, là chỗ tiếp xúc để truyền các
xung
động tới các tế bào thần kinh kế tiếp hoặc các tế bào khác (ví dụ: tế bào cơ hay tuyến).
Trong synapse của tế bào tiếp nhận, phần màng trước và màng sau synapse nằm đối
diện nhau, được ngăn bởi một khe (khe synapse) rộng 20-25nm. Ở màng trước xinap có
các bóng nhỏ (ampul) chứa các chất dẫn truyền (chất môi giới) thần kinh và hormon thần
kinh, màng sau có các thụ quan mẫn cảm với chất môi giới dẫn tới sự hình thành xung
thần kinh ở màng sau. Các tế bào thần kinh liên hệ với nhau nhờ các synapse, ở đây xung
động chỉ dẫn truyền theo hướng từ sợi trục của tế bào thần kinh này sang sợi nhánh của tế
bào thần kinh khác. Sự liên hệ đó đã tạo nên hệ thần kinh của động vật.

52
3.2.6. Mô sinh sản
Mô này bao gồm các tế bào có vai trò trong sự sinh sản của động vật. Nó bao gồm tế
bào trứng ở con cái và tế bào tinh trùng ở con đực.

Hình 2.26 Nang trứng ở người (a) và các dạng cấu tạo trứng ở động vật có xương (b)
Tế bào trứng thường có hình cầu hoặc bầu dục, không chuyển động; được sinh ra và
phát triển hoàn chỉnh trong buồng trứng. Trong tế bào chất của trứng ở đa số các động vật,
thường chứa một lượng lớn chất noãn hoàng là chất dinh dưỡng cung cấp cho các giai đoạn
phát triển phôi của động vật sau thụ tinh. Tuỳ thuộc đặc tính sinh học sinh sản của các
động vật, ngoài màng tế bào; trứng có thể được bao bởi vỏ bọc dạng màng hoặc vỏ cứng.Tế
bào tinh trùng có kích thước nhỏ hơn nhiều so với tế bào trứng, nó có ít tế bào chất và có
đuôi làm nhiệm vụ vận động. Tế bào tinh trùng được sinh ra từ tuyến tinh, cấu tạo điển
hình: Nhân lớn; đỉnh đầu là thể đỉnh, trong chứa enzyme hyaluronidase có vai trò phân giải
màng ngoài của trứng trong quá trình thụ tinh.
Do tế bào trứng và tế bào tinh trùng được sinh ra từ các mô có nguồn gốc lá phôi ngoài
nên nhiều tác giả xếp chúng vào loại biểu mô.
4. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC VẬT
4.1. Cấu tạo và chức năng của rễ
Rễ là cơ quan sinh dưỡng của thực vật, có vai
trò giúp cơ thể bám chặt vào giá thể, hút nước và
muối khoáng hoà tan cung cấp cho cây. Ở một số
loài thực vật, rễ còn là cơ quan dự trữ chất dinh
dưỡng và tham gia vào sinh sản sinh dưỡng.
4.1.1. Đặc điểm hình thái của rễ
a. Các bộ phận của rễ
Hình 2.27. Các phần của rễ

53
Tận cùng là chóp rễ có màu sẫm hơn các phần khác, có nhiệm vụ che chở cho mô phân
sinh khỏi bị hư hại khi rễ đâm vào đất.
Tiếp với chóp rễ là miền sinh trưởng, là nhóm tế bào mô phân sinh làm cho rễ dài ra.
Miền hấp thụ có nhiều lông nhỏ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hoà tan nên
còn gọi là miền lông hút.
Miền trưởng thành ( miền phân nhánh) tại đây bắt đầu có thể sinh các loại rễ bên.
b. Các kiểu rễ
- Rễ trụ (Rễ cọc): đặc trưng cho các cây Hai lá mầm. Nó gồm rễ chính và các rễ bên. Rễ
chính phát triển từ mầm rễ, đâm thẳng xuống đất, hay còn gọi là rễ cấp 1, tại miền trưởng
thành lại phân ra những rễ bên gọi là rễ cấp 2, rễ phân nhánh từ rễ cấp 2 là rễ cấp 3…
- Rễ chùm: đặc trưng cho các cây
Một lá mầm. Do rễ chính sớm ngừng
phát triển, nên có những rễ nhỏ phát
sinh từ gốc thân phát triển tương đối
đồng đều và có kích thước gần giống
nhau tạo nên rễ chùm.Ngoài ra, ở
một số cây Hai lá mầm còn có rễ
phụ, là rễ phát sinh từ thân hoặc lá.
Chúng mọc từ thân gần đất của các
cây gỗ lâu năm: đa, si…, khi chạm
xuống đất chúng phát triển thành
những rễ trụ chống đỡ cho cây. Một
số cây Một lá mầm lại có rễ phụ mọc
trên thân: ngô, tre…
Hình 2.28. Các kiễu rễ. A. Rễ cọc; B. Rễ chùm
c. Biến dạng của rễ
Do sống ở các môi trường khác nhau, rễ có thể thay đổi hình dạng và cấu tạo để thực
hiện chức năng đặc biệt. Các rễ biến dạng thường gặp:
- Rễ củ: là rễ phồng to chứa chất dinh dưỡng để dự trữ. Rễ củ có thể phát triển từ rễ
chính như: củ cải, cà rốt hoặc có thể phát triển từ rễ bên như: sắn, khoai lang…
- Rễ chống: thường gặp ở các cây ngập mặn ven biển như: đước (Rhizophora), đà
(Ceriops)… Đó là các rễ phụ phát triển từ thân, cành mọc toả ra rồi cắm xuống đất thành
một hệ thống chống đỡ.
- Rễ thở: thường gặp ở các cây ngập mặn hoặc các cây ở vùng đầm lầy, những nơi rễ
khó hấp thụ không khí. Ví dụ: rễ thở của cây bụt mọc (Taxodium distichum), cây bần
(Sonneratia), cây vẹt (Bruguiera)…
Ngoài ra trong giới thực vật còn có rễ cột, rễ không khí, rễ bám, rễ mút.
54
4.1.2. Cấu tạo giải phẫu của rễ
a. Cấu tạo của chóp rễ và miền sinh trưởng
Chóp rễ có nhiệm vụ bảo vệ mô phân sinh, nên các tế bào ở ngoài của nó thường hóa
nhày, hóa bần.
Mô phân sinh ngọn: phân hóa cho ra các mô của rễ, mô phân sinh ngọn của rễ gồm có 3
phần:
- Tầng ngoài là tầng sinh bì cho ra lớp biểu bì của rễ.
- Giữa là tầng sinh vỏ sinh ra các tế bào của vỏ sơ cấp
- Trong cùng là tầng sinh trụ cho ra trụ giữa chứa mô dẫn gồm các tế bào kéo dài theo
trục của thân.
b. Cấu tạo của miền hấp thụ.
Từ ngoài vào trong miền hấp thụ gồm có 3 phần: ngoài cùng là biểu bì, tiếp theo là tầng
vỏ sơ cấp gồm có các lớp xếp từ ngoài vào trong là: vỏ ngoài, mô mềm vỏ và vỏ trong;
trong cùng là trụ giữa của rễ gồm: vỏ trụ và hệ thống dẫn.
c. Cấu tạo miền của trưởng thành.
Đa số cây Một lá mầm và một số cây Hai lá mầm có miền hấp phụ tồn tại tới cuối đời.
Nhiều cây Hai lá mầm sống lâu năm, rễ tăng thêm kích thước về đường kính nhờ cấu tạo
của miềm trưởng thành.
4.2. Cấu tạo và chức năng của thân
Thân là phần cơ quan trục thường ở trên mặt đất, nối tiếp với rễ mang lá và cơ quan
sinh sản. Nó có chức năng nâng đỡ cho cây đứng vững trong không gian, dẫn truyền nước
và muối khoáng hoà tan từ rễ lên và chất hữu cơ từ lá xuống. Đôi khi, thân còn là nơi dự
trữ chất dinh dưỡng cho cây.
4.2.1. Hình thái của thân
a. Các bộ phận của thân.
Mặc dù thân của các loài rất đa dạng nhưng đều có những phần chung giống nhau, gồm
thân chính và cành.
❖ Thân chính
Gồm một thân chính thường có hướng ngược với rễ và có hình dạng thay đổi ở các loài.
Phần lớn thân có hình trụ với mặt cắt tròn, đôi khi có mặt cắt hình ba cạnh (cỏ gấu, xương
rồng ta, cói…) hoặc hình vuông (như bạc hà, tía tô…) hoặc năm cạnh-nhiều cạnh (như bầu,
bí…). Có loại thân lại dẹt như xương rồng bà. Chiều cao và đường kính của thân cũng khác
nhau theo loài, có loài cây cao hàng trăm mét như bạch đàn Châu Úc, cây xêcôia (Sequoia)
ở châu Mĩ, ngược lại có cây thân rất bé chỉ cao vài xentimet. Thân chính có nhiều bộ phận
khác nhau: Chồi ngọn; Chồi nách; Chồi phụ; Mấu và gióng.

55
❖ Cành và sự phân cành
Cành phát triển từ chồi nách của thân chính, đó là cành bên. Cành cũng có cấu tạo và sự
sinh trưởng giống thân chính, nghĩa là cũng có chồi ngọn và chồi nách. Các chồi nách lại
phát triển thành các cành tiếp theo, cuối cùng tạo thành tán cây. Tuỳ vào từng loài cây mà
góc tạo bởi thân và hướng phân cành là khác nhau làm cho tán cây có hình dạng khác nhau.
b. Các dạng thân
Dựa vào thời gian sống của cây, kiểu phân nhánh của thân và tỉ lệ tương đối giữa thân
với cành mà phân biệt các dạng thân sau đây:

❖ Thân gỗ
Là thân của những cây sống lâu năm. Thân chính phát triển mạnh và chỉ phân cành từ
một chiều cao nhất định so với mặt đất. Dựa vào chiều cao mà người ta phân ra cây gỗ lớn
(cao từ 18 mét trở lên), gỗ vừa (cao từ 12-18 mét) và gỗ nhỏ (từ 6-12 mét).
❖ Thân bụi
Là thân dạng gỗ sống lâu năm nhưng thân chính không phát triển, các nhánh xuất phát
và phân chia ngay từ gốc thân chính. Chiều cao của cây bụi không quá 4 mét như sim,
mua…
❖ Thân nửa bụi
Là cây sống nhiều năm có thân hóa gỗ một phần ở gốc, phần trên không hóa gỗ và chết
đi vào cuối thời kì dinh dưỡng. Từ phần gốc sẽ mọc ra những chồi mới và quá trình đó
được lặp lại hàng năm, ví dụ: cây cỏ lào, cây xương sông…
❖ Thân cỏ
Là cây có phần trên mặt đất chết đi vào cuối thời kì quả chín, thân không lớn được.
Thân cỏ có nhiều loại: thân một năm, hai năm và nhiều năm.
c. Các loại thân trong không gian
Trên môi trường cạn cây chịu nhiều tác động cơ học: gió, nắng, mưa, hoạt động của
động vật… nên không phải cây nào cũng có khả năng đứng thẳng trong không gian. Tuỳ
theo tư thế của chúng trong không gian mà người ta phân biệt ra các loại thân:
❖ Thân đứng
Có thân mọc thẳng đứng và tạo với đất một góc vuông, gặp ở hầu hết các cây thân gỗ
và một phần cây thân cỏ.
❖ Thân bò
Cây không đủ cứng rắn để đứng thẳng lên được, nên phải bò sát mặt đất. Tại các mấu
chạm đất thường mọc thêm các rễ phụ để lấy thêm nước và muối khoáng cho cây như rau
má, khoai lang…

56
❖ Thân leo
Là cây không đủ khả năng mọc đứng một mình, phải dựa vào các cây khác hoặc vào
giàn để tự vươn cao. Thân leo có thể thuộc dạng thân gỗ như nhiều loài trong họ Nho, hoặc
thuộc dạng thân cỏ như bầu, bí, mướp. Có nhiều cách leo khác nhau: leo nhờ thân quấn
(bìm bìm, mồng tơi, củ từ…), leo nhờ tua cuốn (bầu, bí, mướp), leo nhờ gai móc (song,
mây…), leo nhờ rễ bám (trầu không, dây trâu cổ…).
d. Biến dạng của thân
Ngoài chức năng chính của thân là dẫn truyền, nâng đỡ và mang hoa lá, trong những
điều kiện đặc biệt thân có những biến đổi về cấu tạo và hình thái ngoài để phù hợp với các
chức năng khác. Đó là các biến dạng của thân.
❖ Thân củ
Là loại thân hoặc cành phồng lên tích trữ chất dinh dưỡng. Thân củ có thể hình thành
trên mặt đất, có màu lục như củ su hào, hoặc hình thành dưới đất như củ khoai tây. Thân củ
khác với rễ củ ở chỗ nó không có chóp và lông hút, rễ bên; trên thân mang các sẹo lá ở đó
có các chồi nách.
❖ Thân rễ
Là loại thân ngầm ở dưới đất mà bề ngoài trông giống như rễ, chứa chất dự trữ. Thân rễ
khác với rễ ở chỗ không có chóp rễ, nhưng có những lá mỏng hình vẩy, màu nâu hoặc màu
nhạt, ví dụ: củ dong, củ riềng…
Một số loài cây sống trong nước, thân có những biến dạng. Chẳng hạn, thân bèo tấm chỉ
là một phiến dẹt màu lục, không có lá, rễ phát triển yếu; thân bèo cám chỉ là một khối hình
trứng nhỏ, không có rễ.
❖ Thân mọng nước
Một số loài cây sống ở nơi khô hạn, thân thường dày lên do mô nước phát triển, thân có
diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp như cây xương rồng ta, xương rồng khế.
❖ Giò thân
Là phần thân dày lên, chồi ngọn bị tiêu giảm, chỉ mang một hoặc hai lá và từ chồi nách
sẽ phát triển thành giò mới. Đây là kiểu thân phổ biến ở nhiều loài phong lan. Một số thân
leo thuộc họ Củ nâu như củ từ cũng có giò trên thân, trong các giò này chứa tinh bột như
củ dưới đất.
❖ Thân hành
Có hình quả lê hoặc hình cầu dẹt, gồm các bẹ lá xếp úp lên nhau chứa chất dự trữ gọi là
vảy hành. Thân cây hành có chồi ngọn nằm ở giữa còn các vảy hành xếp bao xung quanh.
Nách các vảy hành có chồi nách, từ đó có thể phát triển thành các cây hành con. Chúng có
thân chính rất ngắn, hình nón hay hình đĩa mang nhiều rễ phụ ở phía dưới như hành, tỏi,
hẹ, lay ơn, thuỷ tiên…

57
❖ Cành hình lá
Một số cây sống ở nơi thiếu nước lá tiêu giảm, nên thân, cành chứa diệp lục và có dạng
lá làm nhiệm vụ quang hợp như cây quỳnh.
4.2.2. Cấu tạo giải phẫu của thân
a. Đỉnh ngọn
Đỉnh ngọn hay đỉnh sinh trưởng của thân chiếm vị trí trên cùng của thân hoặc cành. Ở
các ngành thực vật có hạt thì đỉnh sinh trưởng có hình nón với đỉnh tròn, gồm nhiều tế bào
mô phân sinh ngọn và các cơ quan của thân, lá, cành, là nơi hình thành cơ quan sinh sản.
• Cấu tạo sơ cấp của thân cây Hai lá mầm
Ở phần gần ngọn, nơi mà mô phân sinh thứ cấp chưa hoạt động thì thân có cấutạo sơ
cấp. Trên lát cắt ngang thân non từ ngoài vào trong gồm các phần: biểu bì, vỏ sơ cấp, trụ
giữa và ruột.
• Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm
Thân của cây Hạt trần và cây Hai lá mầm sống nhiều năm, hàng năm đều lớn thêm nhờ
sự xuất hiện và hoạt động của các tổ chức thứ cấp mới, do tầng phát sinh trụ và tầng phát
sinh vỏ tạo nên. Ở kiểu bó dẫn liên tục, cấu tạo thứ cấp ở thân cây Hai lá mầm từ ngoài vào
trong có các lớp: vỏ sơ cấp, vỏ thứ cấp, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp và ruột.
Trong cơ thể thực vật, hệ dẫn của rễ, thân, lá làm thành một hệ thống nhất. Đó là kết
quả của quá trình chuyển tiếp xảy ra phức tạp trong quá trình phát triển cá thể của chúng.
Nhờ đó thân có vai trò dẫn truyền nước và muối khoáng từ dưới lên và chất hữu cơ từ trên
xuống.
4.3. Cấu tạo và chức năng của lá
Lá là cơ quan quang hợp chính của cây, tổng hợp nên chất hữu cơ và tạo ra các chất
dinh dưỡng cơ bản để nuôi cây, lá còn là cơ quan hô hấp và thoát hơi nước.
4.3.1. Hình dạng ngoài của lá
a. Các bộ phận của lá
Lá của cây Hạt kín đa số có ba phần chính: cuống lá, phiến lá và bẹ lá. Phiến lá là một
bản mỏng có màu lục, gồm các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp. Lá có mặt lưng và mặt
bụng, trên phiến lá có các gân nổi lên, tương ứng với các bó dẫn ở bên trong, làm nhiệm vụ
vận chuyển. Có hai kiểu gân chính: gân song song hay gân hình cung đặc trưng cho cây
Một lá mầm và gân hình mạng đặc trưng cho cây Hai lá mầm.
Cuống lá là phần nối lá vào thân và cành. Ở một số cây, lá không có cuống mà gắn trực
tiếp vào thân. Bẹ lá là phần gốc cuống lá loe rộng ra thành bẹ ôm lấy thân hoặc cành. Có
nhiều loài cây không có bẹ lá; sự có mặt của bẹ lá là đặc trưng của một số họ, như họ Lúa,
họ Hoa tán…
Ngoài ba phần chính trên, lá còn có những phần phụ khác như: lá kèm, thìa lìa, bẹ chìa
và một số phần phụ khác như gai, lông, tuyến do biểu bì của lá phát triển thành.
58
b. Các dạng lá
Tuỳ theo sự phân chia của cuống lá hay không, người ta chia ra hai loại lá chính: lá đơn
và lá kép.
❖ Lá đơn
Cuống lá không phân nhánh và chỉ mang một phiến, khi lá rụng thì rụng cả cuống và
phiến. Dựa vào phiến lá có thể nguyên hay chia cắt mà người ta chia ra các kiểu lá đơn như
sau: lá đơn nguyên, lá đơn có thùy,lá đơn chia thùy, lá đơn chẻ thùy. Ngoài ra, dựa vào
hình dạng của phiến lá, người ta chia ra lá hình tròn, hình bầu dục, hình trứng, hình tim,
hình mũi mác, hình giải…
❖ Lá kép
Do cuống lá phân nhánh nên phiến lá chia thành các thuỳ riêng biệt, mỗi thuỳ có hình
dạng giống chiếc lá nhỏ gọi là lá chét. Tất cả các lá chét đều đính trên một cuống. Khi lá
kép rụng, thường các lá chét rụng trước còn cuống chính rụng sau. Tuỳ theo cách sắp xếp
của lá chét mà phân biệt thành hai loại lá kép: Lá kép lông chim và lá kép chân vịt.
c. Sự biến dạng của lá
Để thích nghi với các môi trường sống khác nhau hoặc với một số chức phận đặc biệt,
lá có thể biến đổi hình dạng thành các bộ phận sau đây: vẩy (cây phi lao, lá tiêu giảm hoàn
toàn, còn lại là những vẩy nhỏ không màu, mọc chung quanh cành nhỏ, còn các cành nhỏ
có màu lục đảm nhận chức năng quang hợp thay cho lá), gai (cây xương rồng, cây xương
rắn…), tua cuốn (phần ngọn của cây đậu Hà lan có lá kép biến thành tua cuốn), lá bắt mồi
(cây bắt ruồi, cây nắp ấm).
d. Cách mọc lá
Lá mọc trên thân và cành theo các kiểu sau đây:
- Mọc cách: mỗi mấu chỉ mang một lá.
- Lá mọc đối: mỗi mấu lá mang hai lá đối diện nhau.
- Lá mọc vòng: mỗi mấu có từ ba lá trở lên.
4.3.2. Cấu tạo giải phẫu của lá
a. Cấu tạo của lá cây Hai lá mầm
Đa số cây Hai lá mầm có 2 bộ phận: cuống lá và phiến lá.
❖ Cấu tạo của cuống lá
Cuống lá phân biệt được mặt trên và mặt dưới, mặt trên thường hơi lõm, hoặc phẳng;
mặt dưới lồi. Cắt ngang cuống lá, từ ngoài vào trong có các phần sau:
- Biểu bì là những tế bào hình chữ nhật, xếp theo chiều dài của cuống. Phía ngoài có
tầng cuticun, lỗ khí và đôi khi có lông che chở.
- Mô dày nằm ngay dưới biểu bì, làm nhiệm vụ nâng đỡ.
- Mô mềm bao gồm các tế bào dài theo chiều dài của cuống, chứa nhiều lục
lạp.
59
- Các bó dẫn nằm trong khối mô mềm, thường xếp thành hình cung, mặt lõm ở
trên. Bó dẫn ở trên to, ở dưới nhỏ và trong mỗi bó dẫn, phần gỗ bao giờ cũng ở trong,
libe ở ngoài.
❖ Cấu tạo của phiến lá
Phiến lá phân biệt mặt trên, mặt dưới, đều được giới hạn bởi lớp tế bào biểu bì điển
hình: không có lục lạp, màng ngoài thường dày hơn và có cuticun, đôi khi có sáp hoặc
lông. Biểu bì mặt trên thường có ít hoặc không có lỗ khí, mặt dưới có nhiều lỗ khí.
Giữa hai lớp biểu bì trên và dưới là phần thịt lá. Đó là những tế bào mô mềm đồng hóa,
có màng mỏng, nội chất phân hóa, trong chứa nhiều lục lạp và tinh bột.
Thịt lá có thể phân làm hai phần: mô dậu và mô xốp. Mô dậu nằm dưới lớp biểu bì mặt
trên, chứa nhiều lục lạp hơn mô xốp, mô xốp nằm dưới mô dậu sát lớp biểu bì mặt dưới lá.
Các bó dẫn (gân lá) nằm trong phần mô đồng hóa, chỗ giáp giữa mô dậu và mô xốp làm
thành hệ gân lá. Trong hệ gân lá có một bó lớn nhất nằm giữa chia đôi lá thành hai nửa đối
xứng qua gân chính, còn các bó khác càng xa bó chính càng nhỏ. Bó dẫn ở lá không có
tầng phát sinh nên lá sinh trưởng có hạn, thường chỉ một năm hay một mùa là rụng.
b. Cấu tạo của lá cây Một lá mầm
Đa số cây Một lá mầm không có cuống, chỉ có bẹ và phiến lá.
❖ Cấu tạo bẹ lá
Có cấu tạo tương ứng với thân cây Một lá mầm, trường hợp có cuống thì cũng có cấu
tạo như cuống cây Hai lá mầm.
❖ Cấu tạo phiến lá cây Một lá mầm
Cắt ngang lá cây Một lá mầm (ví dụ: lá cây ngô) có cấu tạo như sau:
Lớp ngoài cùng của hai mặt lá, là hai lớp biểu bì có phủ tầng cuticun. Giữa là phần thịt
lá có cấu tạo đồng nhất, nghĩa là không phân hóa thành mô dậu và mô xốp. Chúng gồm các
tế bào mô mềm tròn cạnh hay có cạnh, chứa lục lạp và để hở các khoảng gian bào. Các bó
dẫn nằm trong mô mềm đồng hóa, số lượng các bó dẫn ở đây thường nhiều và xếp thành
hàng ngang trong phiến lá.
4.3.3. Sự rụng lá
Thời gian sống của lá ngắn hơn so với cây, nên các lá già sẽ rụng và thay thế vào đó là
các lá non. Khi sắp rụng, lá thường có màu vàng hoặc màu đỏ, do diệp lục bị phá huỷ chỉ
còn lại các chất màu khác như crôtin, antôxian. Ở gốc cuống lá xuất hiện tầng phát sinh
ngang qua cuống lá, làm thành một lớp phân cách. Sau đó các tế bào của lớp phân cách hóa
bần và bị huỷ hoại dần làm cho các tế bào chết và khô đi. Khi có gió thổi hoặc chỉ do sức
nặng của phiến lá cũng đủ làm các bó dẫn bị gãy và lá rụng xuống.
4.4. Cấu tạo cơ quan sinh sản ở thực vật hạt kín
Ngành hạt kín (Angiospermatophyta) có đặc trưng bởi tính chất: hạt được dấu kín trong
quả. Hạt được phát triển từ noãn, nhưng ở Hạt trần noãn nằm lộ ra trên lá noãn hở còn ở
60
Hạt kín lá noãn khép kín lại tạo thành nhụy trong chứa noãn. Xung quanh các lá noãn và
nhị có tập hợp một số các lá biến thái và hình thành cơ quan sinh sản mới là hoa. Hoa, quả
và hạt là cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật.
4.4.1. Hoa

Hình 2.29 Các thành phần của hoa


1. Lá đài ; 2. Tràng hoa ; 3. Nhị ; 4. Nhụy ; 5. Cuống hoa ; 6. Đế hoa
Hoa (hình 1.3) là một chồi đặc biệt của cây. Ở hoa lưỡng tính, mỗi hoa đều có cuống
hoa, đế hoa, bao hoa, nhị và nhụy (hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhụy).
+ Cuống hoa có thể phát sinh từ nách của một lá gọi là lá bắc. Có hoa không có lá bắc
như hoa cải, hoa bưởi; có loài có thêm 1-2 lá bắc con thường nằm vuông góc với lá bắc
như hoa muồng; có loài các lá
bắc của nhiều hoa tụ họp thành tổng bao như hoa rau mùi, thìa là và các cây họ Cúc…
+ Đầu cuống hoa thường loe rộng thành đế
hoa. Trên đế hoa mang các bộ phận chính của hoa
gồm đài hoa, tràng hoa (đài và tràng gọi chung là
bao hoa làm nhiệm vụ che chở).
+ Bộ nhị là bộ phận sinh sản đực của hoa, do
các nhị tập hợp thành và nằm trong tràng hoa. Mỗi
nhị gồm hai phần chính: chỉ nhị và bao phấn.
+ Nhụy là bộ phận sinh sản cái của hoa, nằm ở
chính giữa hoa do các lá noãn làm
thành. Mỗi nhụy gồm ba phần: phần phình to ở
dưới là bầu nhụy trong chứa noãn, phần hẹp hình
ống hay hình chỉ gọi là vòi nhụy và tận cùng là đầu
nhụy hay núm nhụy hơi loe rộng hình đĩa (hình
1.4).

Hình 2.30 Cấu tạo của bộ nhụy


b. Bầu nhụy; c. Vòi nhụy; d. Đầu nhụy;
p. Hạt phấn; o. Ống phấn; n. Noãn; bd. Bó dẫn
61
+ Sự thụ phấn và thụ tinh. Sự thụ phấn là giai đoạn đầu của quá trình sinh sản hữu tính
ở thực vật có hoa, đó là sự tiếp xúc giữa hạt phấn và nhụy. Sự thụ phấn có thể được thực
hiện theo hai cách: tự thụ phấn (với điều kiện là hạt phấn và nhụy chín cùng một lúc và
được thực hiện dễ dàng ở hoa lưỡng tính) và thụ phấn chéo (giao phấn) nhờ sâu bọ, gió,
nước, chim… Sau khi thụ phấn mới xảy ra sự thụ tinh.
Sau khi thụ tinh noãn sẽ biến thành hạt, bầu nhụy biến thành quả. Các bộ phận của hoa
hoặc héo rồi rụng đi, hoặc còn giữ lại trên quả (thường là đài: hồng, thị, ổi…), có khi phát
triển thành những bộ phận phát tán như cánh, lông…
4.4.2. Hạt
Có hình dạng, kích thước khác nhau tuỳ loài cây và có những phần chính: vỏ hạt, phôi,
nội nhũ và ngoại nhũ.
4.4.3. Quả
Là phần mang hạt. Những quả do bầu biến đổi thành gọi là quả thật, còn những quả
trong quá trình phát triển, ngoài bầu, còn có các thành phần khác của hoa như đế hoa, trục
lá bắc tham gia vào hình thành quả thì gọi là quả giả.
Quả được cấu tạo bởi ba lớp vỏ tương ứng với baphần của vách bầu biến đổi thành: vỏ
quả ngoài tương ứng với lớp biểu bì ngoài của vách bầu; vỏ quả giữa tương ứng với phần
thịt của vách bầu và vỏ quả trong tương ứng với lớp biểu bì trong của vách bầu.
Xuất phát từ các kiểu bộ nhụy khác nhau: một lá noãn, nhiều lá noãn rời hoặc đính mà
chia thành ba nhóm quả chính:
- Nhóm quả đơn: được hình thành từ một hoa có một lá noãn hoặc nhiều lá noãn đính
nhau. Tuỳ theo tính chất khi quả chín có thể tự mở hay không mà chia làm hai loại: quả
đóng và quả mở. Quả đóng gồm quả mọng: như nho, chuối, cà chua,… và quả hạch: đào,
mận, mơ, dừa…; quả mở như quả đậu, cải…
- Nhóm quả kép cũng được hình thành từ một hoa nhưng bộ nhụy có lá noãn rời, mỗi
lá noãn tạo thành một quả riêng biệt như quả hồi, quả dâu tây, quả hoa hồng…
- Nhóm quả phức được hình thành từ cả một cụm hoa, trong thành phần của quả có cả
trục cụm hoa, bao hoa, lá bắc…, như quả mít, quả dứa, quả sung…
5. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐỘNG VẬT
5.1. Hệ hô hấp
Ôxy được dùng trong các phản ứng ô xy hoá cung cấp năng lượng cho hoạt động sống.
Cơ quan hô hấp được hình thành ở động vật đa bào để lấy ôxy từ môi trường ngoài. Trong
quá trình tiến hóa động vật đã hoàn thiện cấu tạo cơ quan hô hấp.
* Các hình thức hô hấp
Do môi trường sống đa dạng nên cách lấy ôxy của động vật khác nhau. Gồm:
- Hô hấp trực tiếp: Trao đổi khí xảy ra qua bề mặt tế bào, ôxy hòa tan trong nước trực
tiếp từ môi trường nước vào trong cơ thể động vật, chỉ gặp ở các động vật sống dưới nước.
62
- Hô hấp gián tiếp: Thu nhận ôxy từ môi trường ngoài qua cơ quan hô hấp của động vật
(động vật ở nước và động vật sống trên cạn). Có thể chia thành 2 kiểu:
+ Động vật nhận ô xy từ không khí và thải CO2 qua cơ quan hô hấp - hô hấp hiếu khí,
phổ biến ở động vật sống tự do trong các môi trường khác nhau.
+ Từ sự phân giải chất hữu cơ- hô hấp kỵ khí, phổ biến ở động vật kí sinh .
* Hướng tiến hóa hệ hô hấp động vật
- Từ đơn giản (chưa hình thành cơ quan hô hấp - trao đổi khí qua da) đến có cơ quan
đơn giản như mang lá đối, phổi nước đến cơ quan hô hấp chuyên hoá như phổi sách, túi
khí, ống khí và phổi.
- Xuyên suốt quá trình tiến hóa đó, quan trọng nhất là hoàn thiện dần động tác hô hấp
(hay hoạt động hô hấp ngày càng hiệu quả).
* Các kiểu cấu tạo của cơ quan hô hấp ở động vật
Gồm: mang (và dạng biến đổi), phổi, ống khí, phổi sách... Có nguồn gốc khác nhau, có
cấu tạo thay đổi tùy theo môi trường sống. Đều mang tính đặc trưng là mỏng, trơn, bề mặt
ẩm ướt để dễ hoà tan khí
5.1.1 Hô hấp của Động vật đơn bào và động vật đa bào thấp:
Sự trao đổi khí xảy ra qua bề mặt tế bào hay qua thành cơ thể.
+ Ở động vật Nguyên sinh: sự trao đổi khí xảy ra qua bề mặt tế bào, theo cách khuyếch
tán tự do: O2 hòa tan khuyếch tán tự do từ nơi có nồng độ cao (môi trường ngoài) vào trong
tế bào (có nồng độ thấp), còn CO2 sẽ khuyếch tán ngược lại từ trong tế bào ra môi trường
ngoài.
Trong cơ thể, phản ứng ôxy hóa trong ty thể, nồng độ ô xy trong tế bào bị giảm, ôxy ở
môi trường ngoài cao hơn và sẽ khuyếch tán qua bề mặt tế bào vào trong tế bào, nồng độ
CO2 trong tế bào tăng lên và CO2 sẽ khuyếch tán trở ra môi trường ngoài.
Động vật nguyên sinh còn thu nhận nguồn ôxy bổ sung từ quá trình quang hợp của thực
vật thủy sinh và tiếp tục nhận nguồn CO2 từ động vật thải ra.
+ Ở động vật đa bào thấp sống tự do hay kí sinh cơ quan hô hấp chính thức chưa có:
Các nhóm sống trong môi trường nước như Thân lỗ, Sán lông ,... phổ biến là trao đổi khí
qua bề mặt cơ thể. Thành cơ thể của chúng có cấu tạo phù hợp để trao đổi khí bằng cách
khuyếch tán.
Nhóm sống kí sinh , sự trao đổi khí cũng bằng cách khuyếch tán nhưng nguồn ôxy
thường lấy của vật chủ (trong tế bào máu hay các tế bào khác). Một số khác thì sử dụng
cách hô hấp kỵ khí.
5.1.2 Hô hấp của Giun đốt
- Ở giun nhiều tơ, cơ quan hô hấp chân bên. Mỗi chi bên gồm 2 thùy (lưng, bụng), có
các sợi và chùm lông tơ, các sợi này đan xen nhau tạo thành một tấm lưới rộng, gọi là

63
mang (hình 6.3). Khi bơi, các sợi tơ này chuyển động trong nước, xáo động nước, giúp cho
sự khuyếch tán khí được thuận lợi.
- Ở giun ít tơ, không có cơ quan hô hấp chuyên dùng như mang của giun nhiều tơ, do
vậy quá trình trao đổi khí qua da. Để thích nghi, thành cơ thể của giun ít tơ có nhiều tế bào
tuyến tiết chất nhầy tạo ẩm ướt thuận tiện cho sự khuyếch tán khí.
5.1.3 Hô hấp của Thân mềm
+ Hệ hô hấp có cấu tạo đơn giản và đồng nhất là các đôi mang của Song kinh, nằm
trong xoang áo và sự trao đổi khí được thực hiện nhờ dòng nước chảy qua xoang áo, tới 66
- 68 đôi.
+ Hệ hô hấp của động vật Chân Bụng là mang lá đối và phổi: Mang ở nhóm sống dưới
nước có từ 1 đến 2 đôi mang hướng về phía trước và phía sau cơ thể.
Một số sống trên cạn, cơ quan hô hấp là phổi, là thành trong của áo có nhiều mạch máu
(tĩnh mạch phổi, mạch nhỏ phân nhánh).
Xoang phổi là một xoang kín, thông với bên ngoài qua lỗ nhỏ. Một số loài ở nước vừa
có mang vừa có phổi (ốc nhồi). Nhiều loài có các phần phụ thứ sinh mọc ra trên bề mặt cơ
thể.
+ Cơ quan hô hấp của động vật Chân Rìu là dạng biến đổi của mang lá đối.
- Nhóm Mang nguyên thủy có mang bám hai bên phía sau cơ thể, mỗi mang có nhiều
tấm mang hình tam giác xếp thành 2 dãy.
- Tấm mang của Mang sợi có hình sợi, chia thành dãy tấm mang trong ở cuối chân còn
dãy tấm mang ngoài ở phía vạt áo.
- Tấm mang của nhóm Mang chính thức có cầu nối dọc giữa các tấm mang cùng dãy và
cầu nối giữa phần gốc và phần ngọn của mỗi tấm.
- Mang của Mang ngăn tiêu giảm, một vách ngăn phát triển trong xoang áo, chia xoang
ra phần dưới và phần trên. Vách ngăn thủng một số đôi lỗ đổ nước vào xoang hô hấp.
Ngoài chức phận hô hấp, trên bề mặt mang còn có tiêm mao vận chuyển và cuốn thức ăn
về miệng .
+ Cơ quan hô hấp của động vật Chân Đầu là mang lá đối, có thể có 2 hay 4 mang. Lớp
mô bì của mang không có tiêm mao. Dòng nước đưa ô xy đến cho mang khi con vật di
chuyển. Dòng nước vào mang qua khe áo vùng lưng, chảy xuống phía bụng rồi ra ngoài
qua phễu. Khi qua hậu môn và lỗ bài tiết nằm trong xoang áo, cuốn chất cặn bã ra ngoài.
5.1.4 Hô hấp của Chân khớp
Rất khác nhau, theo nơi sống mà có các cơ quan hô hấp như sau:
+ Trùng Ba thùy (Trilobita): Sống dưới nước, cơ quan hô hấp là mang: Phần ngoài của
chân bơi có một nhánh hướng ra phía ngoài mang nhiều lông tơ có chức năng hô hấp. Chân
của Trùng ba thùy có các chức phận khác nhau như hô hấp, chuyển vận và nghiền mồi.

64
+ Có kìm (Chelicera) sống dưới nước như Sam có cơ quan hô hấp là chân mang, là
phần phụ 2 nhánh, dẹp thành tấm, có mang sách xếp dưới tấm ngoài... Chân mang bơi và
hô hấp.
Nhóm Có kìm sống trên cạn có hệ hô hấp khác nhau: Ở nhện cổ hô hấp bằng phổi sách,
là một phần lõm vào của vỏ cơ thể, tạo thành một hốc hay túi gần kín, bên trong có nhiều
lông tơ hay các tấm kitin xếp lên nhau (hình 6.7). Số lượng khác nhau: bọ cạp 4 đôi, đuôi
roi, nhện có 2 đôi...
Nhóm Nhện (Aranei) hô hấp bằng ống khí. Ống khí hình thành từ phần lõm của lớp vỏ
ngoài. Một số nhện và bọ cạp lại có cả phổi sách và cả ống khí. Ve bét hô hấp bằng túi khí.
+ Có mang (Crustacea): Là mang nằm ở các đôi chân ngực hay bụng, có dạng tấm hay
dạng sợi. Hoạt động hô hấp nhờ dòng nước chảy liên tục qua mang.
Mang có mối quan hệ chặt chẽ với hệ tuần hoàn. Ở giáp xác thấp (Copepoda,
Ostracoda...) không có cơ quan hô hấp riêng biệt. Do lớp cuticun mỏng, có thể thực hiện
trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
+ Động vật Nhiều chân (Myriopoda) là ống khí có cấu tạo còn đơn giản. Khởi đầu là
các đôi chùm ống độc lập, không phân nhánh đổ ra ở các đôi lỗ thở ứng với từng đốt (ở
Chân kép).
Từ kiểu này các khí quản phân nhánh và bắt nhánh với nhau tạo thành hệ thống phức
tạp đến từng nội quan (ở Scutigera).
+ Hệ hô hấp của Côn trùng là hệ thống ống khí rất phát triển, chúng phân nhánh khắp
cơ thể, đến tận nội quan, mô và tế bào .
Mức độ phát triển khác nhau ở các nhóm côn trùng khác nhau.
Hệ ống khí có thể chia thành 3 phần chính là lỗ thở (stigma), các ống khí (tracheata) và
vi ống khí (trachaeola), một số còn có túi khí.
Lỗ thở, hình bầu dục, có xoang không khí và các lông nhỏ bao quanh để ngăn bụi. Có
các phiến kitin có thể đóng mở chủ động khi cần thiết. Số đôi lỗ thở thay đổi tuỳ nhóm côn
trùng, càng tiến hoá thì số đôi lỗ thở càng ít.
Ví dụ như ở Gián nhà có 10 đôi lỗ thở (ở 2 tấm ngực và 8 bụng) nằm ở mép của tấm
lưng và tấm bụng .
Ống khí bao gồm các ống ngang và dọc phân bố khắp cơ thể, cấu tạo bền vững, chắc
chắn, vách trong được bao bọc bởi màng intim là một màng kitin tương ứng với tầng
cuticun của vỏ da.
Màng intim tạo thành các gờ xoắn theo kiểu lò xo làm cho ống khí không bị bẹp khi
vận động.
Vi ống khí rất mảnh và phân bố tới tận tế bào và mô, nhiều nhất là tế bào cơ, đáp ứng
đủ ôxy cho hoạt động co cơ.

65
- Một số khác có thể dùng các bộ phận cơ thể dự trữ không khí dùng cho quá trình hô
hấp. Ví dụ như niềng niễng (Dyticus) có gốc cánh trước tạo thành khoang chứa không khí,
Bọ gạo (Notonecơ thểa) mặt bụng có một túm lông không thấm nước dùng để dự trữ không
khí.
Một số cơ thể có nhiều lông mịn, lúc chúng ngoi lên trên mặt nước thì không khí bám
vào và khi chúng lặn xuống sẽ tạo thành một lớp không khí bao quanh.
- Một số ấu trùng sống ở nước có sự biến đổi: Hệ ống khí đơn giản, chỉ có ống khí lưng
và bên và hệ ống khí chỉ thông với bên ngoài qua 2 lỗ thở trước và sau. Ví dụ như của ấu
trùng muỗi và của ấu trùng ruồi.
5.1.5 Hô hấp của Da gai
Động vật da gai sống chuyên hóa dưới nước, hệ hô hấp kém phát triển.
+ Cơ quan hô hấp của Sao biển là mang da, là các phần lồi của da có chứa một phần thể
xoang bên trong, ở 2 bên rãnh chân ống. Ngoài ra thành chân ống là nơi trao đổi khí.
+ Cầu gai có cơ quan hô hấp là 5 đôi mang phân nhánh quanh miệng.
+ Hải sâm là phổi nước, là 2 túi lớn, chia nhiều nhánh, nằm ở 2 bên ruột. Phần cuối hai
phổi đổ chung vào một ống, rồi đổ vào huyệt. Nước biển vào và ra phổi rất nhịp nhàng để
trao đổi khí.
5.1.6. Hô hấp của động vật Có dây sống
5.1.6.1 Hô hấp của động vật Có bao và Không sọ
Mang đơn giản, số lượng nhiều. Khe mang thông trực tiếp với một xoang-xoang bao
mang
5.1.6.2 Hô hấp của các lớp cá.
* Lớp Cá Miệng Tròn
Ống hô hấp thông với các túi mang
* Lớp Cá Sụn
Hô hấp thụ đông nhờ áp lực của dòng nước vào - ra qua mang
Có 5 đôi khe mang, mang thông trực tiếp ra ngoài qua 2 bên hoặc dưới mặt hầu. Không
có nấp mang. Cung mang bằng chất sụn. Có vách ngăn nằm giữa 2 khe mang. Trên vách
mang có gắn các lá mang
* Lớp Cá Xương
Hô hấp chủ động, có sự phối hợp nhịp nhàng của miệng, xương nắp mang và màng
mang
5.1.6.3. Hô hấp của Lưỡng cư (Amphibia)
- Hô hấp bằng da nhờ có nhiều mao mạch, da tiết chất nhầy nên luôn ẩm ướt.
Lưỡng cư cơ quan hô hấp có 3 bộ phận cấu tạo khác nhau là mang, da và phổi.
- Mang chỉ tồn tại ở ấu trùng, chỉ có mang ngoài, được hình thành từ cung mang.

66
- Hô hấp bằng phổi ở con trưởng thành nhưng chưa hoàn chỉnh, chỉ là một túi khí do
vậy bổ sung hô hấp bằng da.
- Đường hô hấp trong của phổi ếch gồm 1 ống khí thông trực tiếp với phổi, chia 2
nhánh phế quản vào phổi
Động tác hô hấp của Lưỡng cư rất đặc biệt, thở bằng nuốt không khí.
5.1.6.4. Hô hấp của Bò sát (Reptilia)
Phổi tiến hóa hơn lưỡng cư, bên trong có nhiều vách ngăn, chia thành các phế nang, nối
với phế quản bằng phế quản phụ (cấp I, II, III), phổi xốp nên diện tích phân bố mao mạch
tăng lên, dung tích lớn, đảm nhận được chức năng trao đổi khí.
Đường hô hấp đã phân hóa rõ ràng gồm có đường thanh quản phát âm thanh (có sụn
nhẫn và sụn hạt cau) và ống khí dài, phân thành 2 phế quản đi vào 2 lá phổi.
Cử động hô hấp của bò sát theo nhiều kiểu:
- Thở bằng ngực, thực hiện nhờ sự co giãn của cơ gian sườn.
- Thở bằng thềm miệng như Lưỡng cư.
- Thở bằng cử động chi và đầu ở rùa.
5.1.6.5. Hô hấp của Chim (Aves)
- Phổi của chim rất phát triển, đó là 1 túi xốp, dung tích lớn, diện tích mao mạch rất lớn
do nhiều phế nang, tiểu phế nang.
- Túi khí có thể tích lớn hơn phổi nhiều lần, có 9 túi (1 túi lẻ, 1 đôi túi ở cổ, 2 đôi ở
ngực, 1 đôi túi bụng)
- Đường hô hấp: Khe họng đưa đến thanh quản (minh quản) có 2 loại dây thanh dài
ngắn khác nhau, nhờ cơ hót phát ra tiếng kêu rất đặc trưng.
Động tác hô hấp rất đặc trưng: Khi chim không bay, sự hô hấp được thực hiện do cử
động lồng ngực nhờ các cơ gian sườn.
Khi bay, chim thở bằng túi khí qua cơ chế hô hấp kép
5.1.6.6. Hô hấp của Thú
Phổi thú có cấu tạo phức tạp, xu thế tiến hóa là làm tăng diện tích phân bố mao mạch và
dung tích. Phổi gồm 1 đôi thể xốp, có cấu tạo phân nhánh phức tạp gồm phế quản cấp I, II,
III cuối cùng là tiểu phế quản thông với các túi mỏng là phế nang
Đường hô hấp từ thanh quản có sụn hạt cau và sụn nhẫn, có thêm sụn giáp trang và sụn
lưỡi gà đặc trưng cho thú.
Động tác hô hấp thực hiện nhờ cách nở xẹp của lồng ngực, nhờ tác động của cơ gian
sườn và cơ hoành (đặc trưng cho thú vừa tham gia hô hấp vừa thải phân).
5.2. Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn của động vật không xương sống rất đa dạng, tùy thuộc vào kích thước và
hình dạng cơ thể. Môi trường sống khác nhau cũng gây ra sự biến đổi của hệ tuần hoàn.

67
5.2.1. Xoang tiêu hóa- tuần hoàn
Những động vật đơn giản như hải miên, ruột khoang chưa có hệ tuần hoàn thực sự.
Thành cơ thể của chúng chỉ gồm 2 lớp tế bào bao lấy một xoang ở trung tâm gọi là xoang
tiêu hóa- tuần hoàn. Xoang này vừa để tiêu hóa, vừa để phân phối các chất cho cơ thể. Các
chất dịch trong xoang thông với môi trường ngoài qua một lỗ duy nhất. Sự tiêu hóa bắt đầu
trong xoang và các chất đang tiêu hóa dở dang sẽ hấp thụ vào các tế bào ở lớp trong túi để
tiếp tục tiêu hóa nội bào sau đó các chất dinh dưỡng được khuếch tán ra lớp ngoài với một
khoảng cách ngắn.
Ở giun dẹp, xoang vị hay ruột phân nhánh cùng với cấu tạo cơ thể dẹp giúp tối ưu hóa
cho bề mặt khuếch tán.
5.2.2. Hệ tuần hoàn chính thức ở giun vòi (Nemertini)
Đối với các động vật có cấu tạo phức tạp hơn, gồm nhiều lớp tế bào thì xoang tiêu hóa
– tuần hoàn không đủ để vận chuyển các chất cho toàn bộ cơ thể vì khoảng cách khuếch
tán quá lớn.
Hệ tuần hoàn chính thức xuất hiện ở giun vòi (Nemertini). chúng có một mạch máu
lưng hai mạch máu bụng chạy dọc cơ thể và được nối với nhau ở các mạch máu ngang
5.2.3. Sự xuất hiện của các đôi “tim bên” ở giun đốt
Ở giun đốt, hệ tuần hoàn đã có cấu tạo phức tạp hơn: Một mạch máu lưng, mạch bụng
và mạch dưới thần kinh. Đặc biệt, có các đôi “ tim bên” bơm máu vào các mạch, thực chất
đây là 5 đôi mạch vòng có cấu tạo từ các yếu tố cơ .
Máu lưu chuyển là nhờ sự co bóp của mạch lưng và các đôi “tim bên”. Máu được
chuyển từ mạch lưng xuống mạch bụng, giữa 2 mạch máu chính có các mạch máu nhỏ dẫn
đến thành cơ thể, máu có màu. Huyết sắc tố phân tán trong huyết tương.
Như vậy ở giun đốt có hệ tuần hoàn kín với áp suất máu cao, do đó sự vận chuyển máu
cung cấp chất dinh dưỡng cho nhu cầu trao đổi chất cao trong các mô và tế bào.
5.2.4. Sự xuất hiện tim chính thức và hệ tuần hoàn hở ở ngành chân khớp và ngành
thân mềm
Ở chân khớp và đa số thân mềm, hệ tuần hoàn phát triển yếu vì một phần chức
năng vận chuyển khí đã được hệ hô hấp đảm nhận.
Cấu tạo hệ tuần hoàn gồm các buồng tim nằm dọc ở mặt lưng, phía trước có động
mạch đầu là phần kéo dài của động mạch chủ.
Mỗi buồng tim có 1 đôi lỗ tim. Sự hoạt động của buồng tim do các cơ duỗi của mặt
lưng và mặt bụng. Các cơ này làm co giãn xoang lưng và xoang bụng để đưa máu ra hay
vào buồng tim, kết hợp với sự co giãn của cơ buồng tim.
Máu di chuyển từ thể xoang vào buồng tim qua đôi lỗ tim (do cơ duỗi co đã làm giãn
xoang bao tim). Tiếp theo thành ống tim co để đẩy máu lên động mạch đầu và vào nội
quan. Cơ màng bụng co làm cho máu từ vùng đầu chuyển ra nội quan phía sau rồi tập trung
68
vào các khe xoang hổng trước khi trở về xoang bao tim. Số lượng buồng tim thay
đổi tuỳ loài (gián có 13 buồng, côn trùng thấp có ít hơn). Số lần co bóp cũng khác nhau
tuỳ nhóm và tuỳ trạng thái hoạt động của cơ thể.
Máu của côn trùng phần lớn không có màu hay có thể có màu vàng nhạt hay màu xanh
(thay đổi tuỳ loài và theo giới tính như ở ấu trùng bướm Lymantria). Máu gồm huyết tương
lỏng và huyết thể. Thành phần huyết tương của máu thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển
khác nhau như lột xác, hoá nhộng, hoá trưởng thành...bao gồm muối vô cơ, chứa nhiều chất
dinh dưỡng các chất thải, men và sắc tố, trong đó hàm lượng nước giao động khoảng 75 –
90%. Các huyết thể (tế bào máu) gồm các tế bào amip bơi lội tự do trong huyết tương, có
khả năng thực bào, các tế bào tham gia vào chức năng bài tiết (tế bào quanh tim, tế
bào vàng…). Máu của côn trùng không có sắc tố hoạt tải ô xy hay cố định khí
cacbonic. Riêng ấu trùng muỗi Chironomus máu có chứa sắc tố hemoglobin, khi nồng độ
ôxy trong nước giảm, lượng sắc tố cũng giảm.
Như vậy, hệ tuần hoàn của chân khớp đã có buồng tim tuy nhiên đây là hệ tuần hoàn
hở, một phần máu lưu thông bên ngoài hệ mạch (máu đổ vào xoang bao quanh các cơ
quan) máu trộn lẫn với dịch mô và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào của cơ thể, máu
lưu thông trong động mạch dưới một áp lực thấp, khả năng phân phối và điều hòa máu tới
các phần của cơ thể còn yếu.
5.2.5. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống
Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống gồm có tim, hệ động mạch, hệ tĩnh mạch
và mao mạch được tổ chức trên một sơ đồ chung. Trong quá trình tiến hóa từ cá đến động
vật có xương sống bậc cao kể cả người, hệ tuần hoàn có những biến đổi thể hiện ở cấu tạo
tim và do sự biến đổi trong cơ chế hô hấp từ mang sang phổi.
5.2.5.1. Hệ tuần hoàn của cá miệng tròn (Cyclostomata).
Hệ tuần hoàn của cá miệng tròn có cấu tạo điển hình của các loài có xương sống ở
nước, bao gồm:
- Tim: gồm 2 ngăn: một tâm thất và một tâm nhĩ. Ngoài ra còn có thêm xoang tĩnh
mạch là nơi tập trung máu từ các tĩnh mạch trước khi máu đổ vào tâm nhĩ. Sự xuất hiện
xoang tĩnh mạch này góp phần đảm bảo cho máu lưu thông liên tục trong vòng tuần hoàn
theo các nhịp đều đặn nhau.
- Xuất hiện bầu chủ động mạch là nơi chứa máu trước khi máu được đẩy vào các
động mạch rời tim.
- Có tĩnh mạch gánh gan (TM cửa gan) và tĩnh mạch gan: có thể thấy, có sự chuyên
hóa rõ ràng hơn.
- Hệ thống các động mạch cảnh phát triển có nhiệm vụ dẫn máu đi nuôi phần đầu và
tĩnh mạch cảnh dẫn máu đã trao đổi khí từ phần đầu trở về tim.
Hệ tuần hoàn chưa có ống Cuvier và hệ gánh thận như ở các nhóm cá khác.
69
5.2.5.2. Hệ tuần hoàn của Cá sụn (Chondrichthyes)
- Tim: gồm 2 ngăn: một tâm thất và một tâm nhĩ. Ngoài ra còn có xoang tĩnh mạch
- Hệ động mạch (ĐM): ĐM chủ bụng, các ĐM tới mang và rời mang, rễ ĐM chủ lưng,
ĐM chủ lưng, ĐM cảnh. Ngoài ra có côn chủ động mạch là một bộ phận của tâm thất vì có
yếu tố cơ, có thể co bóp tự động và đặc biệt là có van giúp máu di chuyển theo một chiều.
- Hệ tĩnh mạch: Tĩnh mạch chính sau, Tĩnh mạch cảnh, Hệ tĩnh mạch gánh thận, ống
Cuvier, Hệ tĩnh mạch gánh gan và tĩnh mạch gan, các tĩnh mạch bên.
Các đặc điểm trên giúp Cá sụn có thể thích nghi với đời sống di chuyển nhanh nhẹn,
săn bắt mồi động vật, kích thước cơ thể lớn.
5.2.5.3. Hệ tuần hoàn ở Cá xương (Osteichthyes)
- Tim có 2 ngăn: Một tâm thất, một tâm nhĩ. Có xoang tĩnh mạch.
- Hệ động mạch: Có bầu chủ động mạch, động mạch bụng, các động mạch tới mang
và rời mang, các rễ chủ động mạch nhập thành động mạch lưng phân nhánh tới các nội
quan, vòng động mạch đầu phát về phía trước đặc trưng cho lớp. Đây là mạch máu đóng
vai trò dẫn máu đi nuôi vùng đầu và não bộ, giúp sự trao đổi khí ở não diễn ra tốt hơn, não
hoạt động có hiệu quả hơn. Ở cá xương, vai trò của não bộ, đặc biệt là tiểu não rất quan
trọng trong việc giữ thăng bằng và di chuyển của cá. Ngoài ra còn có động mạch cảnh
trong và động mạch cảnh ngoài.
- Hệ tĩnh mạch:
+ Máu ở phần đuôi tập trung vào tĩnh mạch đuôi, sau đó phân thành hai nhánh: một
nhánh mang máu đổ vào tĩnh mạch dưới ruột, qua thận vào tĩnh mạch chính sau. Ở cá
xương, các mạch máu bên trái làm thành gánh thận, còn ở bên phải các tĩnh mạch chính
sau đi qua thận liên tục, không phân nhánh làm thành hệ gánh thận, rồi tới ống Cuvier.
+ Tĩnh mạch cảnh trên đưa máu ở phần trên của đầu rồi tập trung vào tĩnh mạch
chính sau.
+ Tĩnh mạch cảnh dưới mang máu phần bụng của mang hợp với tĩnh mạch gan rồi
đổ vào ống Cuvier. Máu từ ống Cuvier ở mỗi bên đi vào xoang tĩnh mạch, đổ vào tâm nhĩ.
5.2.5.4. Hệ tuần hoàn của cá phổi (dipnoi)
Ở cá phổi, ngoài mang còn có phổi thông với mặt bụng thực quản và có vách ngăn ở
trong, tạo thành tổ ong.
Hệ tuần hoàn cá phổi có các đặc điểm sau
- Tâm nhĩ có vách ngăn không hoàn toàn làm thành hai nửa trái phải, có côn chủ
động mạch, có van dọc chia làm hai phần.
- Có đôi động mạch phổi xuất phát từ đôi động mạch mang rời mang gần tim và đôi
tĩnh mạch phổi đi từ phổi, đưa máu từ phổi về nửa trái tâm nhĩ. Khi mang hoạt động, động
mạch phổi cũng mang máu động mạch, nhưng khi mang không hoạt động, động mạch phổi
cũng mang máu có khí cacbonic từ tim tới phổi.
70
- Ngoài tĩnh mạch chính sau, ở cá phổi còn có tĩnh mạch chủ sau, nhận máu của tĩnh
mạch thận.
Hệ tuần hoàn của cá phổi có vị trí trung gian giữa hệ tuần hoàn của các loài ĐV có
xương sống ở nước và cạn.
5.2.5.5. Hệ tuần hoàn ở Lưỡng cư(Amphibia)
Lưỡng cư (Amphibia) là động vật có xương sống đầu tiên chuyển đời sống từ nước
lên cạn, có cơ quan hô hấp là phổi, tuy nhiên, phổi của Lưỡng cư chưa đảm bảo đủ nhu cầu
trao đổi khí của nó nên vẫn phải có thêm cơ quan hô hấp là da.
Do xuất hiện thêm cơ quan hô hấp là phổi, nên hệ tuần hoàn ở Lưỡng cư có thêm
một vòng tuần hoàn qua trao đổi khí ở phổi, gọi là vòng tuần hoàn nhỏ.
- Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và một tâm thất. Tâm thất chưa có vách ngăn nên máu có
sự pha trộn, tuy nhiên sự pha trộn này không nhiều, do có dây cơ ở đáy tâm thất hay hệ
thống van phức tạp.
- Hệ động mạch: Có nón động mạch với van xoắn dẫn tới thân động mạch chung,
phát ra ba đôi cung động mạch:
+ Đôi cung thứ nhất: là động mạch cảnh chung, phân chia thành động mạch cảnh trong
và động mạch cảnh ngoài, dẫn máu lên đầu.
+ Đôi cung thứ hai: làm thành đôi cung động mạch chủ, sau khi phát ra hai động mạch
dưới đòn mang máu tới chi trước, quay ra sau rồi hợp lại thành động mạch chủ lưng.
+ Đôi cung thứ ba: là một đôi động mạch phổi da ở gần tim, trước khi tới phổi thì phát
ra động mạch da lớn, dẫn máu đến da để trao đổi khí.
- Hệ tĩnh mạch: nói chung giống như ở Cá phổi, nhưng tĩnh mạch chính sau chỉ còn
thấy ở Lưỡng cư có đuôi, tiêu giảm ở lưỡng cư không đuôi.
Máu tĩnh mạch từ hai chi sau và phần thân sau tập trung vào đôi tĩnh mạch gánh
- Hệ bạch huyết:
Hệ bạch huyết phát triển mạnh do sự hô hấp có liên quan đến da, gồm mạch, tim
bạch huyết và các túi bạch huyết dưới da.
Có hai đôi tim bạch huyết lớn: một đôi ở bên đốt sống thứ ba và một đôi gần lỗ
huyệt
Các túi bạch huyết nằm sát dưới da, chứa đầy bạch huyết, đảm bảo sự trao đổi khí
qua da diễn ra dễ dàng.
5.2.5.6. Cấu tạo hệ tuần hoàn của Bò sát(Reptilia)
Bò sát là lớp Động vật có xương sống đầu tiên sống hoàn toàn ở cạn. Chúng
thích ứng với đời sống ở cạn, chuyển vận nhanh, hoạt động mạnh, cơ quan hô hấp hoàn
toàn là phổi.
- Tim có ba ngăn: Hai tâm nhĩ và một tâm thất, tâm thất có vách ngăn không hoàn toàn,
riêng cá sấu đã có vách ngăn đầy đủ. Sự xuất hiện của vách ngăn này đã làm giảm sự pha
71
trộn máu trong mạch đi một cách đáng kể. Khi tim co bóp, vách ngăn này được nâng lên
chạm vào nóc của tâm thất, phân chia rõ ràng máu trong tim thành hai nửa trái và phải. Đây
là một đặc điểm tiến hóa chuyển tiếp quan trọng, giúp hệ tuần hoàn được hoàn thiện hơn ở
Bò sát và tiếp tục biến đổi thích nghi ở các nhóm động vật sau.
- Hệ động mạch: Thân động mạch xuất phát từ tim chia ra làm ba nhánh:
Ở Bò sát, hệ động mạch có đặc điểm đặc trưng là có hai cung chủ động mạch trái và
phải đi từ hai nửa của tâm thất, cung động mạch chủ phải sau khi phát ra động mạch cảnh
thì cùng với cung động mạch chủ trái đổ chung vào động mạch chủ lưng. Sự phân ra hai
nhánh rồi chập lại này làm giảm sự pha trộn máu trong các động mạch.
- Hệ tĩnh mạch: Máu từ sau cơ thể về tim lần lượt theo các tĩnh mạch. Tĩnh mạch
bụng ở Bò sát chỉ là phần mạch máu tập trung máu từ các mạch nội quan đổ vào, không
phân biệt với tĩnh mạch gan như ở Lưỡng cư.
5.2.5.7. Hệ tuần hoàn ở chim (Aves)
Cơ thể chim tiến hóa theo hướng thích nghi với chuyển vận bay. Chim hoạt động
mạnh, cần nhiều năng lượng và nhu cầu oxy cao.
- Tim lớn, hai vòng tuần hoàn hoàn toàn biệt lập với nhau.
Tim: So với cơ thể, tim của chim tương đối lớn, không còn xoang tĩnh mạch, gồm 4
phần hoàn chỉnh: hai tâm thất và hai tâm nhĩ riêng biệt, làm tim phân ra hai nửa, nửa bên
phải chứa máu tĩnh mạch và nửa bên trái chứa máu động mạch. Đây là đặc điểm tiến hóa
nổi trội so với Bò sát. Máu từ hệ tĩnh mạch đổ thẳng vào tâm nhĩ, áp lực máu lớn, góp phần
giúp cho tốc độ lưu thông máu nhanh hơn.
Tim chim đập rất nhanh, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể, nhờ đó máu lưu
thông nhanh trong hệ mạch, đảm bảo cung cấp oxy cho cơ thể.
- Hệ động mạch:
+ Chỉ có một cung chủ động mạch phải, đi từ tâm nhĩ trái dẫn tới động mạch chủ
lưng.
+ Ở gốc cung chủ động mạch phát ra một đôi động mạch không tên, mỗi động mạch
không tên phân ra thành 3 động mạch: động mạch cảnh, động mạch dưới đòn, động mạch
ngực. Thân chính của cung động mạch chủ đi vòng qua phế quản phải, kéo dài dọc cột
sống thành động mạch chủ lưng, từ đó phát ra các động mạch tới các nội quan. Tới vùng
chậu, sau khi phát ra đôi động mạch đùi và đôi động mạch ngồi, động mạch chủ lưng trở
thành động mạch đuôi.
+ Tâm thất phải phát ra thân chung, rồi tách ra hai động mạch phổi.
- Hệ tĩnh mạch:
+ Từ tĩnh mạch đuôi phân hai tĩnh mạch gánh thận. Tĩnh mạch qua thận còn tiếp
nhận thêm tĩnh mạch đùi mang máu từ chi sau về, tạo thành đôi tĩnh mạch hông. Đôi này
gắn với nhau làm thành tĩnh mạch chủ sau.
72
+ Gốc tĩnh mạch đuôi có một tĩnh mạch mạc treo ruột cùng đổ vào tĩnh mạch gan.
Tĩnh mạch này đặc trưng cho Lớp chim.
+ Tĩnh mạch trên ruột mang máu từ mạc treo đổ vao tĩnh mạch gánh gan, tương
đương với tĩnh mạch bụng ở bò sát và lưõng cư.
+ Máu ở phần đầu đổ vào đôi tĩnh mạch chủ trước, rồi cùng với tĩnh mạch chủ sau
đi vào tâm nhĩ phải.
+ Máu ở phổi đổ vào bốn tĩnh mạch phổi, rồi vào tâm nhĩ trái.
- Máu: Hồng cầu nhiều, lồi hai mặt, có nhân, hemoglobin liên kết yếu với oxy.
- Hệ mạch gan thận của chim tiêu giảm: Đây là đặc điểm thích nghi, đơn giản hóa
hệ thống để làm giảm trọng lượng cơ thể của Chim, giúp thích nghi với đời sống bay lượn.
5.2.5.8. Cấu tạo hệ tuần hoàn của Thú(Mammalia)
Thú là lớp động vật có tổ chức cao nhất trong các lớp Động vật Có xương sống.
Chúng có các hoạt động sống rất đa dạng và phong phú, hoạt động mạnh, cần nhiều năng
lượng, nhu cầu oxy cao.
- Tim có bốn ngăn: hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Tâm thất trái đẩy máu vào vòng tuần
hoàn lớn, thành dày hơn tâm thất phải, tâm thất phải đẩy máu vào vòng tuần hoàn nhỏ.
- Máu của Thú có các tế bào hồng cầu không nhân, hình lõm hai mặt để giảm thể
tích, tăng diện tích tiếp xúc với oxy và CO2, tăng hiệu quả vận chuyển khí trong mạch và
giúp tế bào hồng cầu có thể lách qua các mao mạch nhỏ.
- Hệ động mạch:
+ Có động mạch chủ xuất phát từ tâm thất trái, tuy nhiên, cung động mạch chủ lại
vòng sang bên trái, khác so với ở chim là cung động mạch chủ vòng sang bên phải.
+ Từ cung động mạch chủ phát ra động mạch không tên, động mạch cảnh lớn trái và
động mạch dưới đòn trái. Từ động mạch không tên phát ra động mạch dưới đòn phải và
động mạch cảnh lớn phải.
+ Cung động mạch chủ đổ vào động mạch chủ lưng, chạy dọc cột sống và phát ra
các động mạch tới các nội quan, sau đó chạy về đuôi và phân ra thành hai động mạch chậu.
- Hệ tĩnh mạch:
+ Hệ tĩnh mạch của thú tương tự như hệ tĩnh mạch của Chim, tuy nhiên có một vài
sai khác đặc trưng:
+ Không có tĩnh mạch gánh thận
+ Có tĩnh mạch lẻ phải và tĩnh mạch lẻ trái là di tích của tĩnh mạch chính sau.
5.3. Hệ thần kinh
Động vật có tổ chức thần kinh chỉ bắt đầu từ động vật đa bào, khi cơ thể đã có sự phân
hoá về tổ chức cơ thể. Cùng với sự tiến hoá của thế giới động vật, tổ chức thần kinh cũng
ngày càng phức tạp và hoàn chỉnh.

73
5.3.1. Hệ thần kinh dạng lưới
Động vật thuộc ngành Ruột khoang, đời sống hầu như cố định, xuất hiện hệ thần kinh
dạng lưới bao gồm các tế bào cảm giác và tế bào thần kinh liên kết với nhau (như các mắt
lưới của một chiếc rọ). Các tế bào thần kinh có các nhánh liên hệ với các tế bào biểu mô cơ
hoặc các tế bào gai.
Khi các tế bào cảm giác bị kích thích sẽ chuyển thành xung thần kinh truyền qua mạng
lưới thần kinh đến các tế bào biểu mô cơ hoặc đến các tế bào gai, làm cơ thể co lại để tránh
kích thích hoặc phóng gai vào con mồi.
Tuy đã xuất hiện tổ chức thần kinh, con vật có phản ứng nhanh kịp thời nhưng chưa
thật chính xác, vì khi kích thích ở bất kì điểm nào của cơ thể cũng gây phản ứng toàn thân.
Cũng vì vậy mà phản ứng tiêu tốn nhiều năng lượng.
5.3.2. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Động vật thuộc các ngành giun, cơ thể đã phân hoá thành đầu – đuôi, lưng - bụng, các
tế bào thần kinh tập trung thành dạng chuỗi hạch thần kinh bụng (chuỗi hạch bậc thang) có
não ở phía đầu, từ đó phát đia hai chuỗi hạch thần kinh bụng. Cơ thể đã có phản ứng định
khu, song vẫn chưa hoàn toàn chính xác, tuy nhiên, mỗi hạch thần kinh là một trung tâm
điều khiển hoạt động ở một vùng xác định của cơ thể nên tiết kiệm được năng lượng truyền
xung thần kinh.
Thân mềm và chân khớp là những động vật không xương sống, có hệ thần kinh tập
trung hơn thành dạng thần kinh hạch gồm hạch não, hạch ngực và hạch bụng. Trong đó
hạch não đặc biệt phát triển, liên hệ với sự phát triển và phân hoá của các giác quan. Hạch
não tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể
chính xác hơn.
Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường (bên
trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển. Càng lên cao trên thang tiến hoá, cấu tạo
cơ thể sinh vật càng phân hoá, tổ chức thần kinh càng hoàn thiện: từ không có tổ chức thời
kì đến có tổ chức thần kinh, bắt đầu là thần kinh dạng lưới rồi hình thành dạng chuỗi hạch
thần kinh bụng có hạch não tập trung ở phía đầu liên hệ với các giác quan. Tổ chức thần
kinh càng tiến hoá thì phản ứng của cơ thể ngày càng chính xác, đảm bảo cho cơ thể thích
nghi cao với những điều kiện của môi trường.
5.3.3. Hệ thần kinh dạng ống
Tất cả các động vật có xương sống đều có hệ thần kinh dạng ống nằm ở phía lưng, có
nguồn gốc từ lá phôi ngoài, được phân hoá thành não, tuỷ sống, các dây thần kinh và hạch
thần kinh. Não và tuỷ sống thuộc bộ phận thần kinh trung ương được bảo vệ trong hộp sọ
và ống xương sống. Liên hệ với não và tuỷ sống là các cơ quan thụ cảm (các giác quan và
nội thụ quan) và cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…) nhờ các dây thần kinh não và dây thần
kinh tuỷ thuộc bộ phận thần kinh ngoại biên.
74
Căn cứ vào chức năng của hệ thần kinh có thể phân hệ thần kinh thành hệ thần kinh vận
động (hệ thần kinh cơ xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng
- Hệ thần kinh vận động điều khiển hoạt động của các cơ vân trong hệ vận động, đó là
những hoạt động có ý thức (theo ý muốn).
- Hệ thần kinh sinh dưỡng điều khiển và điều hoà hoạt động của các nội quan (cơ quan
sinh dưỡng và cơ quan sinh sản), đó là những hoạt động tự động, không theo ý muốn. Hệ
thần kinh sinh dưỡng bao gồm: bộ phận thần kinh giao cảm và bộ phận thần kinh đối giao
cảm. Hai bộ phận này hoạt động đối lập nhau, giúp điều hoà hoạt động của các nội quan,
đáp ứng nhu cầu của cơ thể, đồng thời giữ thăng bằng cho hoạt động của các cơ quan này.
Ví dụ: khi huyết áp tăng cao sẽ kích thích trung khu điều hoà tim mạch trong hành tuỷ,
xung thần kinh sẽ theo dây đối giao cảm đến làm tim đập chậm và yếu. Ngược lại, khi
huyết áp hạ, hay khi nồng độ trong máu tăng ( tăng) xung thần kinh sẽ theo dây
giao cảm đến làm tim đập nhanh và mạnh để tăng huyết áp, thải nhanh CO2 ra khỏi cơ thể.
5.4. Hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hoá ở động vật phát triển theo chiều hướng từ đơn giản đến phức tạp và thích
nghi với các loại thức ăn khác nhau.
5.4.1. Tiêu hoá ở động vật chưa có hệ tiêu hóa
Động vật nguyên sinh là động vật chưa có hệ tiêu hoá:
Cơ thể động vật nguyên sinh cấu tạo từ một tế bào nên lấy thức ăn trực tiếp từ ngoài
môi trường thông qua quá trình thực bào. Quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật nguyên
sinh mà điển hình là trùng giày diễn ra qua các giai đoạn sau:
Khi tiếp xúc với thức ăn màng sinh chất lõm sâu vào tạo thành túi thực bào.
Miệng túi thực bào khép lại, hình thành không bào tiêu hoá chứa thức ăn bên trong.
Không bào tiêu hoá gắn và dung hợp với các lizôxôm. Các enzim của lizôxôm thuỷ
phân các chất dinh dưỡng phức tạp trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Các
chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất, cung cấp
nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống.
Phần thức ăn không được tiêu hoá trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu
xuất bào.
Như vậy quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật nguyên sinh là quá trình tiêu hoá hoá học
và quá trình này diễn ra bên trong tế bào (tiêu hoá nội bào).
5.4.2. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá
Các loài Ruột khoang và Giun dẹp có túi tiêu hoá.
Thành cơ thể của động vật có túi tiêu hoá mà điển hình là thuỷ tức được cấu tạo từ hai
lớp tế bào. Lớp tế bào bên trong tạo thành túi tiêu hoá, lớp tế bào này bao gồm 2 loại tế bào
: tế bào tuyến tiết enzim vào xoang túi tiêu hoá và tế bào có roi có khả năng thực bào và
tiêu hoá nội bào các mảnh vụn thức ăn.
75
Túi tiêu hoá có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của
miệng, vừa làm chức năng của hậu môn, nghĩa là thức ăn đi qua lỗ thông để vào túi, đồng
thời các chất thải cũng đi qua lỗ thông đó ra ngoái.
Khi thức ăn từ miệng vào túi tiêu hoá, tế bào tuyến trên thành túi tiết enzim vào xoang
túi tiêu hoá: Thức ăn được các enzim thuỷ phân thành các mảnh nhỏ.
Các mảnh thức ăn này được các tế bào có roi thực bào và tiêu hoá nội bào. Các chất
dinh dưỡng đơn giản tạo thành được cơ thể sử dụng.
Như vậy trong túi tiêu hoá thức ăn vừa được tiêu hoá ngoại bào (tiêu hoá bên ngoài tế
bào nhờ enzim) vừa được tiêu hoá nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào, giống như ở trùng
giày).
So với động vật nguyên sinh, động vật có túi tiêu hoá có thể ăn được thức ăn có kích
thước lớn hơn.
5.4.3. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
Ống tiêu hóa có ở động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú) và ở nhiều
loài động vật không xương sống như giun đốt, côn trùng.
Ống tiêu hoá cùng với các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, gan tạo thành
hệ tiêu hoá. Ống tiêu hoá được chia làm các đoạn chính : miệng, thực quản, dạ dày, ruột
non, ruột già. Ống tiêu hoá của chim, giun đốt có thêm diều.
Hệ tiêu hoá dạng ống phân hoá thành các cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan có đặc điểm
cấu tạo khác nhau, đảm nhận những chức năng tiêu hoá nhất định, giúp cho quá trình tiêu
hoá đạt hiệu quả cao.
Trong ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thông qua quá trình biến đổi cơ
học và hoá học thành các dạng đơn giản dễ hấp thụ.
Quá trình tiêu hoá cơ học thức ăn có tác dụng làm nhỏ thức ăn, trộn đều thức ăn với
dịch tiêu hoá do vậy làm tăng hiệu quả tác dụng của tiêu hoá hoá học.
Quá trình tiêu hoá hoá học thức ăn nhờ xúc tác của các enzim tiêu hoá. Các enzim xúc
tác quá trình thuỷ phân các chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành các chất hữu cơ đơn
giản. Các chất hữu cơ đơn giản chủ yếu được ruột hấp thụ, sau đó đi theo đường máu và
bạch huyết đến các tế bào, các cơ quan của cơ thể.

76
Chương 3. VÒNG ĐỜI CỦA SINH VẬT
1. SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
Sinh sản không chỉ là quá trình gia tăng số lượng cá thể mà còn là quá trình đổi mới
chất liệu cá thể (chất lượng bộ NST). Chúng ta phân biệt sinh sản vô tính (vegetative
reproduction) với sinh sản hữu tính (generative reprođuction). Dù theo hình thức sinh sản
nào thì bộ NST cũng có các giai đoạn biến đổi: phân ly cặp NST tương đồng, nhân đôi
NST, phân ly NST kép, tái tổ hợp cặp NST tương đồng.
1.1. Sự sinh sản vô tính (Vegctative reproduction)
Sinh sản vô tính có thực chất là quá trình phân bào nguyên nhiễm. Cá thể con cháu có
hình thái, hoạt động và nhất là chất liệu di truyền giống hệt cá thể xuất phát. Đặc điểm của
phương thức sinh sản này là chỉ một cá thể (không phân biệt đực hay cái) tham gia vào quá
trình sinh sản; kết thúc quá trình này cá thể ban đầu không tồn tại nữa và số lượng cá thể
mới được tạo ra bao giờ cũng tăng lên (ít nhất là gấp đôi). Tuỳ theo đặc điểm về cơ chế
diễn biến của quá trình, cách thức phân chia và theo số lượng cá thể được hình thành người
ta phân biệt những kiểu sinh sản vô tính dưới đây.
Phân chia cơ thể: diễn ra chủ yếu ở động vật đơn bào, ngay sau sự phân chia nhân là
sự phân chia bào chất. Phân dọc ở Trùng roi: nhân nguyên phân, phân chia bào chất đọc cơ
thể và hình thành các bào quan còn thiếu (roi, thể gốc roi, điểm mắt, bào khẩu, bào giang,
màng uốn...). Phân ngang ở Trùng tơ: nhân nguyên phân, phân chia bào chất cơ thể và hình
thành các bào quan còn thiếu (tơ, hệ gốc tơ, bào khẩu, bào giang, nhân lớn...).
Liệt sinh (Schizogonie): một giai đoạn của vòng đời động vật đơn bào: một nhân đơn
bội nguyên phân nhiều lần thành vô số nhân đơn bội, liền sau đó là sự phân chia tế bào chất
cho mỗi nhân và kết thúc được rất nhiều cá thể đơn bội mới.
Sinh giao tử (Gametogonie): một giai đoạn của vòng đời động vật đơn bào: các mầm
giao tử đực đơn bội nguyên phân vài lần cho 6, 8, 10 giao tử đực và các mầm giao tử cái
phát triển thành các giao tử cái.
Mọc chồi ở Ruột khoang, ởấu trùng Giun dẹt và ởấu trùng Có bao. Có các kiểu nọc
chồi như:
Sự mọc chồi ra ngoài: tại một vài điểm trên cơ thể có những tế bào lưỡng bội chưa
phân hóa thành mô bào, chúng nguyên phân liên tục tạo ra nhiều tế bào mới để dần hình
thành cơ thể hoàn chỉnh. Những cá thể con (ở Ruột khoang) này có thể vẫn bám vào cá thể
mẹ và cuối cùng hình thành tập đoàn với nhiều hình dạng khác nhau (tính đa dạng -
Polymorphie). Đốt cổ của Sán dây (Cestoda) có sự mọc chồi tạo thành chuỗi đốt thân.
Sự mọc chồi vào trong: một loạt tế bào chưa biệt hóa có vỏ bọc gọi là mầm ngủ
(gemulae) ở hình tấm nước ngọt, ởấu trùng Sán lá hay ởấu trùng Sán dây. Sự mọc chồi ở cá
thể trưởng thành hay thậm chí ở cả những trạng thái ấu trùng hoặc thai gọi là bội thai sinh
(Polyembryonie).
77
* Tái sinh hay Phục sinh (Regenerate): quá trình nguyên phân hình thành phần cơ hể
bị mất (ở Thủy tức - Hydra, Giun tơ - Turbellaria, Giun đốt - Annelida, Có bao - runicata,
Sao biển - Asteroidea). Khả năng này giảm nhiều ở loài có tổ chức cơ thể cao hơn. Động
vật Có xương sống bổ sung các thành phần đã mất như mỏ sừng, tóc, móng, quốc, răng,
ngạc gọi là tái tạo -Restitlltion; sự làm lành vết thương Reparation. Lưỡng cư có thể mọc
chi, mọc đuôi; Bò sát chỉ có thể mọc đuôi, Giun dẹp sống tự do (như Planaria có thể mọc
đầu) thì gọi là sinh dị phần -Heteromorphose. Khả năng rụng một hành phần cơ thể (rụng
đuôi ở thằn lằn, rụng xúc tu ở giun biển, rụng xúc tu sinh dục ở cá mực) gọi là sự tự rụng -
Alltotomie. Xúc tu tự rụng hay bị gẫy ở Sao biển nếu có chứa nội mẩu của phần thân vẫn
phát triển thành cơ thể mới.
1.2. Sự sinh sản hữu tính (Generative reproduction)
Khác với hình thức sinh sản vô tính, các cá thể mới sinh ra sau quá trình sinh sản hữu
tính không nhất thiết giống hoàn toàn cá thể bố hay mẹ. Nội dung chính của sinh sản hữu
tính là sự thay đổi chất liệu di truyền chứa chủ yếu ở bộ NST và một phần không thể thiếu
ở bào chất. Như vậy tuỳ theo sự thay đổi chất liệu di truyền ởđâu mà ta có thể phân biệt 3
kiểu sinh sản hữu tính: sự liên hợp, sự tiếp hợp và sự thụ tinh.
Sự liên hợp là kiểu sinh sản chỉ có sự trao đổi bào chất chứ không có biến đổi bộ NST
trong hai cá thể ban đầu. Kiểu sinh sản này thấy ở những động vật nguyên sinh bậc thấp.
Kết thúc quá trình sinh sản không tăng số lượng cá thể nhưng có thay đổi chất liệu li truyền
ở bào chất và ở tương quan bào chất với bộ NST. Diễn biến sự liên hợp gồm các khâu: hai
cá thể đơn bào (lưỡng bội) áp sát nhau, màng bào tại vùng áp sát tan biến, tế bào chất của
hai cá thể trao đổi với nhau, hai cá thể tách rời nhau với chất liệu di truyền ở bào chất được
đổi mới.
Sự tiếp hợp: Kiểu sinh sản hữu tính này không có sự trao đổi bào chất, cũng không có
sự hình thành giao tử nhưng đã có sự giảm phân nhân lưỡng bội thành nhân đơn bội. Hơn
thế nữa ởđây còn diễn ra sự kết hợp 2 nhân đơn bội thành nhân lưỡng bội ở cả 2 cá thể ban
đầu. Sự kết hợp chéo này giữa hai nhân đơn bội dẫn đến sự đổi mới chất liệu di truyền ở bộ
NST trong cả 2 cá thể đơn bào ban đầu. Cơ chế gồm các pha: hai cá thể áp sát nhau, màng
bào nơi áp sát tan biến, nhân sinh dưỡng tan biến, nhân sinh sản lưỡng bội giảm phân thành
4 nhân đơn bội, 3 trong 4 nhân đơn bội tan biến, nhân đơn bội còn lại nguyên phân thành 1
nhân đơn bội bất động và 1 nhân đơn bội di động, hai cá thể trao đổi nhân đơn bội di động
và có sự tổ hợp nhân di động và nhân bất động trong mỗi cá thể, hai cá thể rời nhau và phát
triển thành 2 cá thể với sự đổi mới bộ NST (diễn ra duy nhất ở Trùng tơ).
Sự thụ giao: có bản chất là sự kết hợp giữa hai giao tử nguồn gốc khác nhau và tính
dục không giống nhau. Tùy theo tương quan hình thái của hai giao tử mà phân biệt 3 dạng
của kiểu sinh sản này là đồng giao (khác nhau về tính dục; giống nhau về hình thái, kích
thước), là dị giao (khác nhau về tính dục, về kích thước nhưng giống nhau về hình tháp và
78
là noãn giao (khác nhau về tính dục, hình thái và kích thước). Đối với dạng noãn giao ta
thường gọi giao tử đực là tinh trùng (nhỏ, có đuôi để vận động, rất ít bào chất) và giao tử
cái là noãn (quen gọi là trứng dù chưa được thụ tinh; lớn hơn, hình cầu hay hình quả trứng,
không có khả năng vận động). Kiểu sinh sản này không có trao đổi bào chất nhưng có sự
thay đổi chất liệu di truyền nhờ trải qua 2 quá trình: sự sinh giao tử và sự thụ tinh.
Sự sinh giao tử là quá trình hình thành giao tử (đơn bội khác nhau về tính dục thông qua
cơ chế giảm phân từ tế bào sinh dục nguyên thủy (lưỡng bội) của một cá thể (loài lưỡng
tính biệt) hoặc của hai cá thể phân biệt giới tính (loài đơn tính dục).
Sự thụ tinh là quá trình kết hợp của hai giao tử khác nhau về nguồn gốc và tính dục mà
thực tế là sự tổ hợp hai nhân đơn bội thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội. Tuỳ theo lối sống
của các loài, ta thấy ở động vật có hai hình thức thụ tinh phân biệt nhau rõ rệt là sự thụ tinh
trong nay ngoài cơ thể.
Sự thụ tinh ngoài phổ biến ở những loài sống trong nước. Kiểu thụ tinh này có xác suất
gặp gỡ giữa tinh trùng và trứng nhìn chung thấp; vì vậy để đảm bảo duy trì nòi giống cơ thể
ban đầu phải sinh nhiều giao tử vào mỗi kỳ sinh sản.
Sự thụ linh trong cơ thể thường gặp ở các loài sống ký sinh (Giun dẹt, Giun tròn, Giun
đốt) và các loài sống trên cạn. Do trứng và tinh trùng các loài này không tự di chuyển được
trong điều kiện khô nên cần phải thụ tinh trong để đảm bảo trứng gặp được tinh trùng.
Từđó cá thể cái không đẻ nhiều trứng vào mỗi kỳ sinh sản.
Mặt khác, ở kiểu sinh sản thụ giao người ta còn phân biệt hai trường hợp thụ tinh là thụ
tinh chéo giữa hai giao tử (ở các loài đơn tính biệt và đa số loài lưỡng tính biệt) và tự thụ
tinh (ở một số loài lưỡng tính biệt như Sán lá, Sán dây: tinh trùng thụ tinh cho trứng của
cùng một cá thể hay tinh trùng của đốt sán non thụ tinh cho trứng của đốt sán già hơn).
2. SỰ SINH SẢN CỦA THỰC VẬT
Mọi cơ thể sinh vật không ngừng sinh trưởng, phát triển và đến giai đoạn nào đó sẽ sinh
ra những cá thể mới giống mình. Đó là sự sinh sản. Cơ sở của quá trình sinh sản là khả
năng phân chia và phân hóa tế bào. Ở thực vật có ba hình thức sinh sản chính: sinh sản sinh
dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
a. Sinh sản sinh dưỡng:
Kiểu sinh sản này gặp ở cả thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao. Trong quá trình sinh
sản cơ thể mới được tạo thành trực tiếp từ cơ quan sinh dưỡng. Có hai kiểu sinh sản sinh
dưỡng: tự nhiên và nhân tạo.
❖ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Thực vật bậc thấp sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân chia từ 1 tế bào thành 2, rồi
thành 4, rồi thành 8 cơ thể mới... (ví dụ: tảo đơn bào). Đối với thực vật đa bào thì sự sinh
sản sinh dưỡng bằng cách cắt đôi sợi tảo hoặc một đoạn cơ thể, gọi là sinh sản sinh dưỡng
bằng khúc sợi hay khúc tản.
79
Thực vật có hoa sinh sản sinh dưỡng rất đa dạng, những cá thể mới được sinh ra từ các
cơ quan dinh dưỡng của cây: rễ, thân, thân rễ và lá.
Ở một số loài thực vật, cây mới có thể mọc từ rễ mọc, từ lá, từ những đoạn thân hay
dạng biến đổi của thân.
❖ Sinh sản nhân tạo
Hình thức sinh sản do con người thực hiện trên các bộ phận cơ quan dinh dưỡng hoặc
dựa vào khả năng tái sinh của cây: giâm cành, chiết cành, ghép cành. Ngày nay người ta
còn áp dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống nhanh.
b. Sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính của thực vật nhờ một tế bào đặc biệt gọi là bào tử. Bào tử được hình
thành trong túi bào tử.
Đối với thực vật đơn bào, khi sinh sản vô tính, toàn bộ cơ thể trở thành túi bào tử, như
tảo Chorella. Ở thực vật bậc cao, khi bào tử nảy mầm không cho trực tiếp ra cây dương xỉ
con, mà cho ra một dạng giống như tản của tảo, gọi là nguyên tản. Cây dương xỉ con được
hình thành sau một quá trình sinh sản tiếp theo.
c. Sinh sản hữu tính
Sinh sản hữu tính là quá trình sinh sản có sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái, tạo
thành hợp tử, rồi từ đó sinh trưởng, phát triển thành cơ thể mới. Các giao tử được hình
thành nhờ quá trình giảm phân, do đó trong mỗi tế bào giao tử đều có số lượng nhiễm sắc
thể đơn bội (n), vì thế hợp tử có số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). Sinh sản hữu tính
có ba trường hợp khác nhau: đẳng giao, dị giao và noãn giao.
- Sinh sản hữu tính đẳng giao là quá trình sinh sản có sự tham gia của hai giao tử
đực và cái giống nhau về hình dạng, kích thước và cùng có khả năng di động nhờ roi. Đây
là hình thức sinh sản đơn giản nhất và thường gặp ở Tảo.
- Sinh sản hữu tính dị giao là quá trình sinh sản có sự tham gia của hai giao tử
đực và cái khác nhau về kích thước và khả năng di động: giao tử đực có kích thước nhỏ và
có khả năng di động nhanh, giao tử cái có kích thước lớn hơn và di động chậm.
- Sinh sản hữu tính noãn giao là quá trình sinh sản có sự kết hợp giữa tinh trùng
và tế bào trứng, trong đó giao tử đực là tinh trùng có khả năng di chuyển nhanh hoặc tinh
tử không có roi và không di động được. Cơ quan sinh ra tinh trùng gọi là túi tinh (túi đực).
Giao tử cái không có roi nên không di chuyển được và thường có hình trứng gọi là noãn
cầu hay noãn bào - tế bào trứng. Cơ quan sinh ra noãn cầu gọi là túi noãn (túi cái).
Sinh sản hữu tính tiến hoá hơn so với sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng. Sinh sản
hữu tính tạo ra thế hệ con cái đa dạng hơn, dễ thích nghi với môi trường sống, có sức sống
cao và đảm bảo cho sự tồn tại của loài.

80
Chương 4. SỰ THÍCH NGHI CỦA SINH VẬT
1. SỰ THÍCH NGHI CỦA ĐỘNG VẬT
1.1. Ảnh hưởng của ánh sáng và sự thích nghi của động vật
Ánh sáng có độ dài bước sóng khác nhau và ảnh hưởng đến cơ thể động vật:
- Tia hồng ngoại có tác dụng sinh nhiệt cao, ảnh hưởng lên các cơ quan cảm
giác, xúc giác và tác dụng lên trung tâm điều hoà nhiệt ở não bộ của động vật.
- Ánh sáng nhìn thấy (đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím), tuỳ từng loại mà
có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh sản của động vật. Tăng thời gian chiếu sáng sẽ
làm tăng số trứng đẻ trong một lứa của gà, vịt, ngan…Nhịp điệu chiếu sáng ngày đêm cũng
ảnh hưởng đến mùa sinh sản của một số loài thú: sóc, nhím, ngựa sinh sản vào mùa hè có
ngày dài; còn cừu và hươu sinh sản vào mùa thu ngày ngắn.
- Tia tử ngoại thường có hại cho sinh vật: có tác dụng diệt khuẩn và các loại
trứng của động vật kí sinh.
Ánh sáng là điều kiện cần thiết để động vật nhận biết các vật và định hướng bằng thị
giác trong không gian. Động vật bậc thấp có cơ quan thị giác kém phát triển nên không
nhận biết được hình ảnh của vật, nhưng nhận biết được sự giao động của độ chiếu sáng xen
kẽ giữa độ chiếu sáng và bóng tối. Động vật bậc cao có cơ quan thị giác hoàn thiện, cho
phép nhận biết được kích thước, màu sắc, hình dạng và khoảng cách của sự vật. Nhờ ánh
sáng mà động vật có thể định hướng đi xa và trở về nơi cư trú như các loài chim di cư, kiến
bò theo đường mòn nhờ ánh sáng của Mặt Trăng vào ban đêm; ong đi tìm mật nhờ ánh
sáng Mặt Trời…
Dựa vào đặc điểm thích nghi của động vật với các điều kiện ánh sáng khác nhau, người
ta đã chia thành hai nhóm động vật: nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.
Nhóm động vật ưa sáng là những loài có giới hạn rộng về độ dài bước sóng, cường độ
và thời gian chiếu sáng. Đó là những loài hoạt động về ban ngày.
Nhóm động vật ưa tối là những loài chỉ có thể chịu được giới hạn ánh sáng hẹp,đó là
những động vật hoạt động về ban đêm, sống trong hang, trong hốc hay ở đáy biển.
1.2.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ và sự thích nghi của động vật
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái cấu tạo và hoạt động sinh lý, sinh hoá
của động vật: các loài động vật sống ở vùng lạnh có bộ lông dài và dày hơn động vật sống
ở vùng nóng. Hoạt động sinh lý, sinh hoá: khả năng tiêu thụ và tốc độ tiêu hóa thức ăn,
cường độ hô hấp phụ thuộc vào nhiệt độ.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của động vật như cá chép chỉ đẻ trứng
khi nhiệt độ nước cao hơn 15oC; chuột nhắt trắng sinh sản mạnh ở nhiệt độ 18oC, nhưng
sinh sản giảm và ngừng ở nhiệt độ 30oC.
Để thích nghi với điều kiện nhiệt độ khác nhau, nhiều động vật đã có những tập tính kỳ
diệu giúp chúng thích ứng với môi trường. Đó là khả năng đào hang, xây tổ tránh nắng của
81
kiến, ong, mối… Châu chấu sa mạc vào mỗi buổi sáng xoè rộng đôi cánh để phơi nắng
sưởi ấm, buổi trưa lại cụp cánh lại để tránh nắng. Chim cánh cụt khi có bão tuyết tập trung
thành đám lớn để tận dụng nhiệt cơ thể sưởi ấm cho nhau. Động vật biến nhiệt tạm ngừng
hoạt động khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, gọi là hiện tượng đình dục….
1.2. Ảnh hưởng của nước và độ ẩm
Độ đậm đặc của nước, lượng ôxy trong nước có ảnh hưởng rõ rệt đến đặc điểm cấu tạo
và hoạt động sinh lý của động vật thuỷ sinh. Đối với động vật trên cạn, sự cân bằng nước
của cơ thể nhờ các quá trình lấy nước (uống nước, sử dụng nước qua thức ăn, nước thấm
qua da, sử dụng nước qua quá trình trao đổi chất) và thải nước ra ngoài môi trường.
Nhiều động vật thải nước tiểu đậm đặc hay phân khô là thể hiện khả năng tiết kiệm
nước như các loài bò sát, sâu bọ, thân mềm ở cạn có nước tiểu là urat đặc, hay thú ở sa mạc
như gậm nhấm và sơn dương cũng thải nước tiểu đặc. Một số động vật lại có khả năng hạn
chế sự bốc hơi nước bằng cách tìm chỗ ẩm ướt, để trú ẩn hoặc hoạt động vào thời điểm có
độ ẩm cao. Dựa vào nhu cầu độ ẩm mà người ta chia thành:
- Nhóm động vật ưa ẩm: như đa số ếch nhái, ốc trên cạn, giun ít tơ và động vật
đất;
- Nhóm động vật ưa khô là các loài sống ở sa mạc, núi đá, đụn cát như bò sát ở
trên cát, sâu bọ cánh cứng…
- Nhóm động vật ưa ẩm vừa phải là những loài trung gian giữa hai nhóm trên
như động vật ở vùng ôn đới và nhiệt đới ẩm.
Các chất khoáng trong nước có ảnh trực tiếp đến đời sống của động vật. Căn cứ vào
nồng độ muối trong nước mà người ta chia ra nước ngọt (nước trong các ao, hồ, ruộng lúa
nước); nước lợ (nước vùng cửa sông ven biển có độ mặn thay đổi theo thuỷtriều từ 0,5-
10% NaCl) và nước mặn (ở biển nồng độ muối 35%0, chủ yếu là NaCl). Mỗi loài động vật
chỉ sống trong môi trường nước có nồng độ muối thích hợp.
1.3. Ảnh hưởng của O2 và CO2 đối với đời sống động vật
Động vật trên cạn có khả năng thích ứng với nồng độ ôxy khác nhau trong không khí.
Do càng lên cao không khí càng loãng và nồng độ ôxy thấp, nên mỗi loài động vật chỉ
thích ứng với một độ cao thích hợp. Ví dụ: vịt nhà lên cao được 6.000 mét, quạ xám
(Corvus cornic) và cú đầm lầy (Asio flammeus) chịu được độ cao8.000 mét, chết ở độ cao
11.000 mét; chim bồ câu chết ở độ cao 8.500 mét.
2. SỰ THÍCH NGHI CỦA THỰC VẬT
2.1. Ảnh hưởng của ánh sáng
a. Sự phân bố và thành phần quang phổ của ánh sáng
Nhờ năng lượng ánh sáng Mặt Trời mà các hạt diệp lục trong thực vật tổng hợp được
chất hữu cơ từ chất vô cơ là nước, muối khoáng trong đất và CO2 trong không khí, tạo nên
vật chất cho sự sống trên hành tinh.
82
Ánh sáng Mặt Trời phân bố không đồng đều trên mặt đất. Càng lên cao lớp không khí
mỏng nên ánh sáng càng mạnh. Vùng xích đạo tia sáng thẳng góc nên ánh sáng mạnh và
nhiều ánh sáng trực xạ hơn ở các vùng ôn đới. Càng xa vùng xích đạo ánh sáng càng yếu,
ngày càng dài. Sự phân bố ánh sáng còn thay đổi theo mùa trong năm.
Năng lượng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất ở dạng sóng điện từ, có độ dài bước sóng
khác nhau, được chia thành ba phần chính: Tia tử ngoại độ dài bước sóng từ 10-380nm
(nanômét); Ánh sáng nhìn thấy có độ dài bước sóng từ 380-780nm; Tia hồng ngoại có độ
dài bước sóng từ 780-340.000nm.
b. Ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống thực vật
Ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái giải phẫu và sinh lí của cây. Nhiều loài cây có
tính hướng sáng, nghĩa là cây cong về phía có ánh sáng. Cường độ ánh sáng và thời gian
chiếu sáng có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước, nảy mầm của
hạt, mọc chồi…
Nhu cầu ánh sáng của các loài cây không giống nhau, có thể chia thành ba nhóm cây
thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau: cây ưa sáng gồm những cây sống nơi
quang đãng như xà cừ, phi lao, các cây họ Lúa, họ Đậu…; cây ưa bóng gồm những cây
sống nơi ít ánh sáng như cây vạn niên thanh, nhiều loài thuộc họ Gừng, họ Cà phê…; cây
chịu bóng gồm những cây sống dưới ánh sáng vừa phải, nhóm cây chịu bóng được xem là
nhóm cây trung gian giữa hai nhóm trên.
2.2. Ảnh hưởng của đất, không khí, nhiệt độ, nước và độ ẩm đến đời sống thực vật
a. Ảnh hưởng của nước đối với thực vật.
Nước là chất vô cơ có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sinh vật. Nó là thànhphần
không thể thiếu đối với tất cả các tế bào sống, chiếm 80-95% khối lượng của các mô sinh
trưởng. Cây xanh luôn hút, thoát nước. Nước là nguyên liệu cho quá trình quang hợp, là
phương tiện vận chuyển và trao đổi khoáng trong cây. Nước là dung môi của các quá trình
trao đổi vật chất, năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nước còn giữ vai trò quan trọng
trong sinh sản và phát tán nòi giống và là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Các dạng nước có trong khí quyển và độ ẩm không khí:
Gặp điều kiện thích hợp, hơi nước trong không khí sẽ đọng lại thành các dạng mù,
sương, mưa, tuyết.
Độ ẩm không khí được xác định bằng độ ẩm tương đối (AH) và độ ẩm tuyệt đối (RH).
Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước chứa trong 1 m3 không khí tính bằng gam ở một thời
điểm nhất định. Độ ẩm tương đối là tỉ lệ % áp suất hơi nước có trong không khí với áp suất
hơi nước cực đại có thể có trong không khí trong cùng một điều kiện nhiệt độ.
Nước có độ đậm đặc và có nhiệt độ ổn định hơn không khí, nên thực vật thuỷ sinh có
kích thước cơ thể lớn, mô cơ kém phát triển, lá cây nổi trên mặt nước như lá súng chỉ có
mặt trên có lỗ khí, mặt dưới tiếp xúc với nước không có lỗ khí.
83
* Sự thích nghi của thực vật đối với môi trường nước
Nhu cầu về nước của các loài thực vật ở cạn không giống nhau, dựa vào nhu cầuvề
nước của cây có thể chia thành bốn nhóm: cây ngập nước định kì, cây ưa ẩm, cây chịu hạn
và cây trung sinh.
b. Ảnh hưởng của chất khoáng đối với thực vật.
Đất có chứa chất rắn, nước và không khí. Chất rắn là thành phần chủ yếu của đất và
được chia thành chất vô cơ và chất hữu cơ.
- Chất vô cơ là chất khoáng và chiếm 97 – 98% khối lượng khô tuyệt đối của
đất. Có 74 nguyên tố khoáng trong đất tồn tại ở hai dạng hòa tan hay liên kết: C, H, O, N,
P, Fe, Al, Si, P, Mg, Ca, Mn, Bo, Zn… Đó là các nguyên tố rất cần cho thực vật. Những
nguyên tố cây cần nhiều gọi là các nguyên tố đa lượng: C, H, O, N, P, S, K, Mg…. Các
nguyên tố cây cần ít là nguyên tố vi lượng: Mn, Cu, Zn, Mo…. Tuy cơ thể cần ít nhưng
chúng là thành phần không thể thiếu được trong cấu tạo của các hệ enzim cho hoạt động
sống ở cơ thể sinh vật.
- Chất hữu cơ chỉ chiếm vài phần trăm khối lượng của đất, nhưng lại có ý nghĩa
quan trọng đối với thực vật. Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác chết hữu cơ, chủ yếu là từ
thực vật: cành, lá, rễ…và xác của các sinh vật khác được vi sinh vật phân huỷ thành chất
hữu cơ. Hàm lượng các chất hữu cơ có trong đất nhiều hay ít là chỉ thị biểu hiện mức độ
màu mỡ của môi trường đất.
c. Ảnh hưởng của không khí đối với thực vật
Thành phần khí quyển gồm có: Nitơ 78,08%, ôxy 20,94%, Cacbonnic 0,03%, các khí
có khối lượng ít hơn như hydro, amoniăc, hơi nước, hêli, ôzôn..và các vật thể rắn như bụi,
vi khuẩn…
- Ôxy (O2) là nguyên liệu chính được sử dụng để hô hấp, sản sinh ra năng lượng trong
quá trình trao đổi chất của sinh vật. Ở thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, các bộ
phận của cây đều tham gia vào hô hấp, nhất là lá và rễ. Muốn cây phát triển tốt thì nước
tưới phải có nhiều ôxy, đất phải tơi xốp và thoáng khí. Hạt muốn nẩy mầm phải có đủ ôxy
cho mầm cây hô hấp. Thiếu ôxy mầm cây sẽ bị ngạt, nếu kéo dài mầm cây sẽ bị chết.
- Khí Cacbonnic (CO2) tuy chỉ chiếm 0,03%, nhưng nó là thành phần quan trọng của
thực vật. Cây xanh hấp thụ khí CO2, thông qua quá trình quang hợp. Dưới tác dụng của ánh
sáng Mặt Trời, cây xanh cố định cacbon qua hàng loạt các phản ứng của quá trình quang
hợp, tổng hợp nên chất hữu cơ nuôi cơ thể, đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển.
Lượng cacbon được cây xanh dùng để tổng hợp chất hữu cơ trên toàn cầu hàng năm là từ
4-9 x103 kg. Tuy nhiên, nồng độ CO2 trong không khí tăng cao sẽ gây tác dụng độc đối với
động vật và gây “hiệu ứng nhà kính” làm biến đổi khí hậu Trái Đất. Bình thường, nồng độ
CO2 thay đổi theo ngày đêm, ban ngày cây xanh hấp thụ CO2, giải phóng ôxy, do đó hàm
lượng ôxy ban ngày tăng cao; ban đêm cây hô hấp, hút ôxy nhả CO2, nên hàm lượng CO2
84
cao.
- Nitơ là thành phần không thể thiếu để tổng hợp prôtêin của sinh vật. Thực vật hấp
thụ nitơ ở dạng nitrit, nitrat và amôn.
d. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với thực vật
Nhiệt độ cùng với ánh sáng có ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm cấu tạo hình thái ngoài,
hoạt động sinh lí và khả năng sinh sản của thực vật. Cây ở vùng ôn đới về mùa đông
thường rụng lá, hạn chế diện tiếp xúc với không khí lạnh, đồng thời hình thành các vẩy bảo
vệ chồi non và lớp bần cách nhiệt bao quanh cây. Cây chỉ quang hợp mạnh ở nhiệt độ từ
20-30oC, ngừng hô hấp và quang hợp khi nhiệt độ xuống quá thấp (0oC) hoặc quá cao (hơn
40oC).
Khả năng chịu đựng nhiệt độ bất lợi của các cơ quan không giống nhau. Lá là cơ quan
chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhiệt độ. Trong những giai đoạn phát triển cá thể, yêu cầu
về nhiệt độ khác nhau. Hạt nẩy mầm cần nhiệt độ ấm hơn, khi ra hoa và lúc quả chín cây
cần nhiệt độ cao nhất.
Các nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí và muối khoáng… có vai trò
quan trọng đối với đời sống của thực vật. Thiếu một trong các nhân tố trên sẽ làm cho thực
vật phát triển không bình thường. Vì vậy, chăm sóc cây trồng đúng kỹ thuật thường sẽ cho
năng suất cao.

85
Chương 5. SINH LÍ HỆ THẦN KINH

I. VAI TRÒ HỆ THẦN KINH


- Tham gia điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, đảm
bảo cho cơ thể là một khối thống nhất.
- Giúp cho cơ thể thích nghi với điều kiện sống.
- Đại não (đặc biệt vỏ não) là cơ sở vật chất của hoạt động tư duy và tâm lý.
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH
1. Tế bào thần kinh (nơ ron)
1.1. Cấu tạo
Tế bào thần kinh vừa là đơn vị cấu
tạo vừa là đơn vị chức năng của hệ thần
kinh. Đó là những tế bào được biệt hoá
cao thích nghi với chức năng phát sinh
và dẫn truyền xung động thần kinh.
Chúng có hình dạng, kích thước khác
nhau nhưng đều gồm 3 phần:
1.1.1. Thân tế bào: Hình cầu, hình
que hoặc hình sao.
- Ngoài là màng
- Trong là nguyên sinh chất chứa vô
số những hạt màu xám (gọi là thể NISS)
chứa nhiều ARN.
Hình 5.1. Tế bào thần kinh
Thể NISS chứa đựng bí ẩn về bản chất hoạt động của tế bào thần kinh. Khi tế bào thần
kinh mệt mỏi, tổn thương thì thể NISS cũng mất theo.
- Giữa là nhân chứa ADN
* Nhiệm vụ của thân tế bào:
- Nuôi dưỡng tế bào
- Truyền hưng phấn
- Giữ lại dấu vết hưng phấn đã truyền qua
- Tạo nên chất xám ở vỏ não và tủy sống
1.1.2. Đuôi gai (tua ngắn)
Là những tua bào tương ngắn và phân nhánh ở gần thân tế bào, làm nhiệm vụ tiếp nhận
các xung thần kinh.
1.1.3. Sợi trục (tua dài)
- Là một tua bào tương dài từ một vài m đến 1m.
86
- Đầu tận cùng chia thành nhiều nhánh, tận cùng của mỗi nhánh được nối với các tua
ngắn của các tế bào thần kinh khác (phần nối đó gọi là diện tiếp hợp - xi náp).
- Sợi trục thường được bao bọc bởi các tế bào Schwanm tạo nên lớp vỏ. Các tế bào
Schwanm xếp không liền nhau tạo nên những khe hở (eo Ranvier), có tác dụng dẫn truyền
hưng phấn rất nhanh. Giữa các lớp của tế bào Schwanm có chứa chất myelin có tính cách
điện.
- Các sợi trục tập trung thành từng bó sợi thần kinh, tạo nên chất trắng của hệ thần kinh.
- Nhiệm vụ: dẫn truyền xung động thần kinh.
1.2. Nhiệm vụ của nơ ron
- Tiếp nhận, xử lý, tàng trữ thông tin.
Thực hiện được nhiệm vụ này là do nơ ron có khả năng hưng phấn (hưng phấn là sự
thay đổi từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động, biểu hiện trước hết ở sự xuất hiện
dòng điện động của nơ ron).
- Dẫn truyền thông tin
+ Trong 1 nơ ron hưng phấn được dẫn truyền theo 1 chiều từ tua ngắn sang thân tế bào,
rồi sang tua dài.
+ Sự dẫn truyền từ nơ ron này sang nơ ron khác được thực hiện qua xi náp bởi các chất
môi giới hóa học.
Xi náp là nơi tiếp xúc giữa nhánh tận cùng của sợi trục tế bào thần kinh trước với đuôi
gai hoặc thân của tế bào thần kinh tiếp theo.
+ Tốc độ dẫn truyền phụ thuộc vào cấu tạo sợi thần kinh. Các sợi thần kinh có đường
kính to dẫn truyền nhanh hơn các sợi nhỏ, các sợi có vỏ mielin dẫn truyền nhanh hơn các
sợi không có vỏ mielin.
+ Trong 1 bó sợi thần kinh, xung động được dẫn truyền riêng rẽ trong từng sợi.
2. Giới thiệu đại cương hệ thần kinh người
2.1. Trung ương thần kinh
2.1.1. Tủy sống
Cấu tạo ngoài:
- Gồm 31 đốt sống nằm trong cột sống, từ đốt sống cổ 1 đến đốt thắt lưng 2.
- Hình trụ hơi dẹp, có màng bao bọc.
- Màu trắng, mềm.
- Có 2 đoạn phình: phình cổ và phình thắt lưng là nơi xuất phát của các dây thần kinh đi
tới tay và chân.
- Mặt trước và mặt sau tuỷ sống có rãng trước và rãnh sau.
- Ở 2 bên có rãnh bên là nơi xuất phát của các dây thần kinh tuỷ.

87
Cấu tạo trong: gồm 2
phần
- Chất xám: hình chữ H
nằm giữa tuỷ sống, do thân
và tua ngắn của nhiều tế
bào thần kinh làm thành, là
căn cứ của phản xạ không
điều kiện.
- Chất trắng: bao quanh
chất xám, do nhiều bó sợi
thần kinh làm thành, tạo
thành các đường dẫn truyền
nối các căn cứ thần kinh
với nhau và với não bộ.
Hình 5.2. Cấu tạo tủy sống
Chức năng:
- Là trung ương của những phản xạ không điều kiện như phản xạ đầu gối, giãn cơ, co
duỗi, tư thế (gọi chung là phản ứng bản thể), phản xạ tiết dịch, bài xuất nước tiểu, đại tiện
(phản xạ dinh dưỡng).
- Dẫn truyền xung động thần kinh, đảm bảo mối liên hệ giữa các phần trong tủy sống và
giữa tủy sống với não.
2.1.2. Não bộ: nằm trong hộp sọ. Bao gồm 3 phần
* Thân não: Gồm hành tủy,
não giữa, não trung gian.
Hành tuỷ: nằm ngay trên
tuỷ sống.
- Chất xám tập trung thành
những nhân xen lẫn vào chất
trắng. Hành tuỷ tập trung nhân
của hầu hết dây thần kinh não.
- Hành tuỷ có nhiều trung
khu TK quan trọng đối với cơ
thể: hô hấp, tuần hoàn, vận
động tim mạch, tiết mồ hôi,
mút, nhai, tiết nước bọt, nuốt,
nôn, phối hợp cử động làm
thay đổi vị trí cơ thể… Hình 5.3. Não bộ người bổ dọc
88
- Phản xạ của hành tuỷ phức tạp hơn, hoàn thiện hơn phản xạ của tuỷ sống.
Khi phá hành tuỷ, cơ thể sẽ chết ngay.
Não giữa: nằm trên hành tuỷ
- Ở não giữa có những trung khu (nhân) tham gia vào điều hoà tư thế và sự vận động
của cơ thể tham gia vào các phản xạ định hướng về thị giác và thính giác.
- Tham gia vào điều tiết trương lực cơ.
- Mất não giữa, con vật duỗi thẳng chân, đầu ngả ra sau.
Não trung gian: là phần nối não giữa với vỏ não.
Chức phận chủ yếu của não trung gian là do vùng dưới đồi và đồi thị đảm nhiệm.
Là nơi chuyển giao các đường hướng tâm trước khi tới vỏ não
- Trung tâm của các phản xạ về cảm giác đau.
- Tham gia vào việc điều hoà vận động cảm xúc.
- Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết, trao đổi nước, muối, thân nhiệt.
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
- Điều hòa xúc cảm và trạng thái ngủ.
- Điều khiển bản năng…
Mất não trung gian: có hiện tượng co giật ở mặt và chi, mạch đập và cử động ruột bị rối
loạn.
* Tiểu não: nằm dưới các bán cầu đại não.
- Chất xám nằm ngoài, chất trắng nằm trong xen kẽ vào chát xám.
- Vai trò: Phối hợp những cử động nhằm giữ cho cơ thể thăng bằng, đảm bảo tính chính
xác của các cử động.
Kích thích tiểu não gây tăng huyết áp, giãn đồng tử và các phản ứng khác.
* Đại não: là phần lớn nhất, quan trọng nhất của hệ thần kinh trung ương.
Cấu tạo:
- Bao gồm 2 nửa gọi là bán cầu đại não (trái và phải) nối với nhau qua thể chai.
- Bề mặt của bán cầu đại não có 3 rãnh chia bán cầu đại não thành 4 thuỳ (trán, đỉnh,
chẩm, thái dương). Mỗi thuỳ có những rãnh nông hơn chia não thành nhiều hồi não và làm
tăng diện tích não (2000 - 2500 cm2)
- Vỏ não được cấu tạo bằng chất xám và chất trắng
+ Chất xám: nằm ngoài dày 2 - 4 mm gồm khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh.
+ Chất trắng: nằm ngay dưới chất xám được cấu tạo bởi các sợi thần kinh, tạo thành 1
hệ thống các đường dẫn truyền ở não bộ, nối liền não bộ với tuỷ sống và với tất cả các bộ
phận của cơ thể.

89
- Các vùng của vỏ não:
Ở lớp vỏ bán cầu đại não, các lớp tế bào phân
bố không đều và có sự phân chia về chức năng
tạo nên nhiều vùng nhiều miền khác nhau. Có
khoảng 52 vùng .
Vùng vận động, vùng nói, viết: ở thùy trán
Vùng thính giác, vị giác, hiểu tiếng nói: ở
thùy thái dương
Vùng thị giác, hiểu chữ viết: ở thùy chẩm
Vùng vận động: ở thùy đỉnh
Hình 5.4. Đại não nhìn mặt ngoài
Chức năng của đại não:
- Là trung ương của các phản xạ có điều kiện, cảm giác, ý thức, trí nhớ, trí khôn.
Người bị tổn thương não do bệnh tật, tai nạn...sẽ bị tê liệt, mất cảm giác, mù, điếc, câm,
trí nhớ giảm…
- Đảm bảo cho cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài.
2.2. Thần kinh ngoại biên
2.2.1. Dây thần kinh: có 2 loại
* Dây thần kinh não: gồm 12 đôi xuất phát từ mặt dưới của bộ não (trừ dây thần kinh
số 4 xuất phát từ mặt lưng của não giữa) tỏa ra khắp các cơ quan ở mặt và cổ. Riêng dây số
10 (dây phế vị) dây thần kinh não dài nhất phân nhánh đến tận các cơ quan trong khoang
ngực và bụng.
* Dây thần kinh tuỷ: gồm 31 đôi xuất phát từ tuỷ sống toả ra khắp các cơ quan.
Mỗi dây thần kinh tủy do rễ trước và rễ sau ở mỗi bên hợp thành. Sau đó dây này sẽ
chui qua lỗ gian đốt của cột sống tỏa nhánh vào các cơ quan (xem hình cấu tạo tủy sống).
- Nhiệm vụ của các dây thần kinh:
Dẫn truyền các luồng thần kinh từ các cơ quan của cơ thể vào trung ương thần kinh (dây
hướng tâm).
Dẫn truyền các luồng thần kinh từ trung ương thần kinh đến các cơ quan thực hiện phản
ứng (dây ly tâm).
Dựa vào chức năng, chia dây thần kinh thành 3 loại dây: dây hướng tâm, dây ly tâm và
dây pha.
2.2.2 Hạch thần kinh
Là những khối nơron nằm ngoài phần trung ương thần kinh, gồm hai chuỗi hạch thần
kinh dinh dưỡng nằm 2 bên cột sống và hạch mặt trời nằm trong khoang bụng.

90
2.2.3. Hệ thần kinh thực vật
* Cấu tạo
- Phần trung ương: là các nhân xám nằm trong thân não và tủy sống.
- Phần ngoại biên: gồm những hạch thần kinh và sợi thần kinh liên hệ trung ương với
các nội quan.
Hệ thần kinh thực vật gồm 2 hệ giao cảm và phó giao cảm, 2 phần này hoạt động đối
lập nhau và phối hợp với nhau điều hòa hoạt động các nội quan.
Ví dụ: Hệ giao cảm làm tăng nhịp tim, tăng lực co tim.
Hệ phó giao cảm làm giảm nhịp tim, lực co tim, gây giãn mạch.
* Nhiệm vụ
- Điều khiển hoạt động cơ trơn, cơ tim.
- Tham gia điều khiển dinh dưỡng tế bào và mô.
3. Đặc điểm hệ thần kinh trẻ
3.1. Đặc điểm cấu tạo
3.1.1. Não bộ
- Kích thước, khối lượng
Trẻ sơ sinh: kích thước, khối lượng nhỏ.
Não trẻ sơ sinh nặng 370 - 392g (= 1/8 - 1/9 khối lượng cơ thể)
Não người trưởng thành nặng 1400 - 1440g (= 1/40 - 1/49 khối lượng cơ thể).
1 tuổi khối lượng não tăng gấp đôi, 3 tuổi tăng gấp ba, 9 tuổi:  1300g chỉ kém người
lớn khoảng 100 - 150 g.
Ở tuổi dậy thì khối lượng não không thay đổi.
- Vỏ não
+ Trẻ sơ sinh: mặt ngoài vỏ não cũng có các khe các rãnh như người lớn, tuy nhiên các
khe các rãnh chưa sâu, chưa biểu hiện rõ rệt.
+ 3 tháng đầu vỏ não phát triển mạnh, tới 2 tuổi diện tích của vỏ não tăng 2,5 lần. Sự
tăng diện tích bề mặt vỏ não làm xuất hiện thêm nhiều rãnh mới và các hồi não. Khi trẻ
được 7 - 14 tuổi các rãnh và hồi não đã có hình dạng giống như người lớn. Cũng trong thời
gian này một số vùng mới xuất hiện trên vỏ não: vùng hiểu tiếng nói, vùng hiểu chữ viết.
+ Vỏ não của trẻ cũng có 6 lớp như ở người lớn, nhưng các tế bào vỏ não chưa được
biệt hóa hoàn toàn, đến 3 tuổi đa số các tế bào được biệt hóa, 8 tuổi mới biệt hóa hoàn toàn.
+ Sự phân biệt chất trắng và chất xám ở vỏ não trẻ chưa rõ rệt.
+ Sự phát triển các đường dẫn truyền trong vỏ não diễn ra rất mạnh theo sự tăng lên của
lứa tuổi và kéo dài đến 14 - 15 tuổi.
- Hệ thống mao mạch trong não trẻ (đặc biệt trẻ sơ sinh) phát triển mạnh.
- Não trẻ em có nhiều nước, nhiều chất đạm, ít chất béo, đến 2 tuổi thì thành phần hóa
học não trẻ giống não người lớn.
91
- Sự myelin hoá các sợi thần kinh.
+ Sự myelin hoá là quá trình hình thành (trong vỏ não và tuỷ sống) những màng myelin
bọc quanh các sợi thần kinh của các đường dẫn truyền.
+ Sự myelin hoá giúp cho việc dẫn truyền các xung thần kinh được riêng biệt trong các
dây thần kinh, nên hưng phấn đến não được nhanh, chính xác, định khu hơn nó giúp cho
hoạt động của trẻ được hoàn thiện hơn.
+ Trẻ sơ sinh các sợi thần kinh chưa được mielin hóa hết, tháng thứ 3 các dây thần kinh
sọ não mới có vỏ myelin, các dây thần kinh ngoại biên 3 tuổi mới có vỏ myelin. Nhìn
chung, dây thần kinh nào hoạt động sớm thì được myelin hoá sớm. Quá trình myelin hoá
hoàn thành lúc trẻ được 2 - 3 tuổi.
3.1.2. Tiểu não
Trẻ sơ sinh tiểu não chưa phát triển, các rãnh chưa sâu, khối lượng còn nhỏ.
Từ 3 tháng có sự phân hoá trong cấu trúc tế bào của tiểu não.
Khi trẻ được 2 tuổi khối lượng và kích thước của tiểu não gần bằng với của người lớn.
3.1.3. Hành tủy, não giữa
Trẻ 5 - 6 tuổi hành tủy và não giữa có cấu tạo và chức năng như người lớn.
3.1.4. Tuỷ sống
Khối lượng, kích thước của tuỷ sống biến đổi theo chiều cao cơ thể trẻ.
- Sơ sinh: nặng 5 - 6 g, dài bằng 30 % chiều dài cơ thể.
- 1 tuổi khối lượng tăng gấp đôi và dài bằng 27 % chiều dài cơ thể.
- 5 tuổi khối lượng tăng gấp ba và dài bằng 21 % chiều dài cơ thể.
- 14 - 15 tuổi khối lượng tăng gấp 4 - 5 lần
3.1.5. Hệ thần kinh thực vật
Trong những năm đầu, 2 phần giao cảm và phó giao cảm hoạt động không đồng đều.
Hệ giao cảm có tác dụng ưu thế từ khi trẻ sinh ra đến khi trẻ được 7 tuổi. Hệ phó giao cảm
có tác dụng khi trẻ được 3 tháng. Do đó ở trẻ em thường có hiện tượng loạn nhịp thở, nhịp
tim, co thắt thanh quản, ra mồ hôi nhiều.
3.2. Đặc điểm chức phận
- Phản ứng vỏ não có xu hướng lan tỏa, bất kỳ 1 kích thích nào cũng gây phản ứng toàn
thân.
- Khả năng hưng phấn của vỏ não còn yếu, trẻ chóng bị mệt mỏi.
- Ở trẻ nhỏ hoạt động của trẻ do các trung tâm dưới vỏ điều khiển, các cử động của trẻ
có tính tự phát.
- Trẻ lớn, vỏ não phát triển, vận động của trẻ có ý thức và biết phối hợp động tác.

92
III. PHẢN XẠ
1. Khái niệm phản xạ
Là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích nhận được thông qua trung ương thần kinh.
Ví dụ: Tay sờ vào vật nóng - tay co lại
Nghe tiếng gọi - quay đầu lại
Thói quen ngủ dậy lúc 5 giờ.
2. Cung phản xạ
Là con đường dẫn truyền thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ
quan phản ứng
Một cung phản xạ gồm:
1: Cơ quan thụ cảm: tiếp nhận kích thích.
2: Dây thần kinh hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan nhận cảm vào trung
ương thần kinh.
3: Trung ương thần kinh (não, tuỷ sống): phân tích tổng hợp kích thích.
4: Dây thần kinh ly tâm: dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan
trả lời (cơ quan phản ứng).
5: cơ quan thực hiện phản ứng: là cơ hoặc tuyến.
3. Vòng phản xạ
Sau khi trả lời kích thích, từ cơ quan phản ứng sẽ có những xung động thần kinh chạy
ngược về trung ương thần kinh (theo đường liên hệ ngược). Từ trung ương thần kinh có
quá trình phân tích và đưa ra những mệnh lệnh mới bổ sung, điều chỉnh để cơ thể có những
phản ứng tiếp theo phù hợp.
Như vậy đường đi của xung thần kinh theo một đường xoáy chôn ốc mở rộng mãi ra,
nhờ đó cơ thể có một chuỗi những hoạt động kế tiếp nhau.
4. Hưng phấn và ức chế
Hưng phấn và ức chế là 2 quá trình cơ bản của hệ thần kinh.
4.1. Hưng phấn:
Là 1 trạng thái hoạt động của tế bào thần kinh. Tế bào thần kinh ở trạng thái hưng phấn
chúng tích cực đáp ứng kích thích. Tế bào thần kinh của vỏ não ở trạng thái hưng phấn, tích
cực tham gia xây dựng phản xạ có điều kiện.
4.2. Ức chế
Tế bào thần kinh ở trạng thái ức chế, chúng tạm thời mất hoặc giảm khả năng đáp ứng
kích thích. Tế bào thần kinh của vỏ não ở trạng thái ức chế sẽ giảm hoặc xoá bỏ những
phản xạ đã hình thành.
Nhờ vậy mà cơ thể có những phản ứng phù hợp với sự biến đổi của môi trường.

93
5. Phân loại phản xạ
5.1. Phản xạ không điều kiện
5.1.1. Định nghĩa
Là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân kích thích của môi trường, nó có tính chất
bẩm sinh, di truyền.
Ví dụ: phản xạ ho, hắt hơi khi có vật lạ vào đường hô hấp.
Làm tổ của ong, kiến…
5.1.2. Đặc điểm
- Bẩm sinh, đặc trưng cho loài. Đó là di sản của loài để lại cho cá thể, giúp cơ thể chống
đỡ với các đổi thay của môi trường.
Có 3 loại phản xạ: ăn uống, tự vệ, sinh dục.
- Bền vững
Ví dụ: xỉa tay vào mắt – chớp mắt.
Co ngón chân cái khi gãi vào gan bàn chân
Co đồng tử khi có ánh sáng chói
Phản xạ không điều kiện bền vững nên khi có hại cho cơ thể hoặc không có lợi nó vẫn
xảy ra.
Ví dụ: Đang đứng trên cao khi bị gãi vào lòng bàn chân ta vẫn cười mặc dù biết cười có
thể té ngã vì mất thăng bằng.
Chim ngủ trong chuồng ấm vẫn co chân
- Tác nhân kích thích phải là tác nhân thích ứng.
Ví dụ: phản xạ không điều kiện tiết nước bọt chỉ xảy ra khi có thức ăn vào miệng
- Trung ương của phản xạ ở dưới vỏ não (thân não và tuỷ sống).
- Số lượng ít.
- Di truyền.
5.2. Phản xạ có điều kiện
5.2.1. Định nghĩa
Là phản xạ mới được hình thành trong đời sống cá thể dựa trên cơ sở một đường liên
lạc thần kinh tạm thời giữa 2 điểm hưng phấn trên vỏ não (một điểm do kích thích không
điều kiện, một điểm do kích thích có điều kiện).
Phản xạ có điều kiện là một phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể với môi trường.
5.2.2. Đặc điểm
- Tập nhiễm: phản xạ học được trong đời sống cá thể, đặc trưng cho từng cá thể.
Ví dụ: phản xạ đọc, viết.
- Không bền vững, dễ thay đổi khi môi trường thay đổi.
- Tác nhân kích thích có thể là bất kì, mọi thay đổi của môi trường đều có thể trở thành
tác nhân gây phản xạ.
94
- Trung ương của phản xạ là vỏ não.
- Số lượng nhiều.
- Không di truyền.
5.2.3. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện
Theo Paplop phản xạ có điều kiện được thành lập trên cơ sở hình thành 1 đường dẫn
truyền các luồng xung động thần kinh mới (đường liên hệ tạm thời).
Việc thành lập đường liên hệ tạm thời chỉ có thể thực hiện được trong trường hợp trên
vỏ não đồng thời xuất hiện 2 điểm hưng phấn.
1 điểm thuộc trung khu nhận kích thích có điều kiện.
1 điểm thụôc trung khu của phản xạ có điều kiện.
Dần dần giữa 2 điểm đó hình thành 1 đường liên hệ tạm thời.
Ví dụ: Thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt ở chó bằng ánh đèn của Paplop.
Cho chó ăn: chó tiết nước bọt (phản xạ không điều kiện).
Bật đèn rồi cho ăn: chó tiết nứơc bọt.
Lặp lại nhiều lần.
Bật đèn chưa cho ăn: chó tiết nước bọt (phản xạ có điều kiện).
Cơ chế: Khi cho chó ăn, thức ăn chạm vào lưỡi làm xuất hiện 1 xung thần kinh chạy về
trung khu ăn uống ở hành tuỷ làm trung khu này hưng phấn. Hưng phấn truyền về tuyến
nước bọt làm nước bọt tiết ra (phản xạ không điều kiện), đồng thời từ trung khu ăn uống ở
hành tuỷ có 1 xung thần kinh gửi lên điểm đại diện trên vỏ não (điểm ăn uống) làm điểm
này cũng hưng phấn.
Khi bật đèn sáng, bộ phận nhận cảm ở mắt chó tiếp nhận kích thích và cũng gây hưng
phấn ở điểm thị giác trên vỏ não.
Kết hợp bật đèn và cho chó ăn: trên vỏ não có hai trung khu: ăn uống và thị giác cùng
hưng phấn. Do hiện tượng lan tỏa, hưng phấn ở 2 điểm đại diện này sẽ lan tỏa sang nhau,
hưng phấn ở điểm ăn uống có ý nghĩa sinh học lớn hơn nên nó hút hưng phấn ở điểm thị
giác về phía nó.
Sau nhiều lần kết hợp bật đèn và cho ăn thì hình thành đường liên hệ tạm thời giữa 2
điểm đại diện thị giác và ăn uống, phản xạ có điều kiện về tiết nước bọt bằng ánh đèn được
thành lập.
Như vậy, theo Paplop, đường liên hệ thần kinh tạm thời nằm theo sơ đồ vỏ não - vỏ não.
Sau này có nhiều nhà khoa học đã chứng minh đường liên hệ thần kinh tạm thời còn
theo sơ đồ vỏ não – dưới vỏ não - vỏ não (xem thêm tài liệu sinh lý học trẻ em –Lê Thanh
Vân).
5.2.4. Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện
- Phải có phản xạ không điều kiện làm cơ sở.

95
- Kích thích có điều kiện phải xảy ra trước hoặc đồng thời với kích thích không điều
kiện.
- Kích thích có điều kiện và không điều kiện phải có sự kết hợp nhiều lần.
- Kích thích có điều kiện phải có cường độ yếu hơn kích thích không điều kiện.
- Vỏ não ở trong trạng thái bình thường (không tổn thương, không già quá, non quá).
- Tránh tác nhân phá rối.
- Thường xuyên củng cố bằng tác nhân củng cố.
IV. CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG THẦN KINH
1. Cơ sở của sự phân chia các loại hình hoạt động thần kinh.
1.1. Dựa vào những biểu hiện bên ngoài
Dựa vào đặc tính thái độ của mỗi người trước sư vật hiện tượng để chia ra làm 4 loại
thần kinh ở người:
- Âu sầu
- Nóng nảy
- Bình thản
- Hăng hái
1.2. Dựa vào bản chất bên trong của hoạt động thần kinh
- Dựa vào cường độ của hưng phấn và ức chế. Chia làm 2 loại:
+ Loại mạnh: Khả năng hưng phấn mạnh, chịu đựng được kích thích mạnh, kéo dài.
+ Loại yếu: Khả năng hưng phấn yếu, không chịu đựng được kích thích mạnh.
- Dựa vào tính cân bằng của hưng phấn và ức chế.
Loại mạnh được chia làm 2 loại:
+ Loại thăng bằng: hưng phấn, ức chế bằng nhau.
+ Loại không thăng bằng: hưng phấn mạnh hơn ức chế.
- Dựa vào tính linh hoạt của 2 quá trình hưng phấn và ức chế.
Loại thăng bằng được chia làm 2 loại:
+ Loại linh hoạt: hưng phấn và ức chế chuyển đổi cho nhau nhanh và dễ dàng.
+ Loại ỳ: hưng phấn và ức chế chuyển đổi cho nhau chậm chạp, khó khăn.
2. Các loại hình thần kinh: 4 loại
2.1. Loại mạnh, cân bằng, linh hoạt (loại hăng hái)
Hưng phấn và ức chế đều mạnh, 2 quá trình này cân bằng nhau và chuyển hoá lẫn nhau
nhanh.
Đặc điểm của trẻ thuộc loại này:
+ Các loại phản xạ hình thành nhanh.
+ Sự dập tắt, phục hồi và thay đổi các phản xạ cũng xảy ra nhanh và dễ.
+ Sự chuyển đổi luôn luôn và đột ngột từ hưng phấn sang ức chế và ngược lại không
làm rối loạn hoạt động vỏ não.
96
+ Trẻ thường chú ý vào các hiện tượng xung quanh, hoạt động phân tích, tổng hợp của
vỏ não đạt độ cao.
+ Trẻ thông minh, dễ tiếp thu giáo dục, tỏ ra có năng lực: nhanh nhẹn, tháo vát, có
nhiều nghị lực, dễ thích nghi với cuộc sống.
+ Nhược điểm: Khi công việc hứng thú thì hăng hái, có nhiều sáng kiến. Khi không
hứng thú thì chán nản, năng suất lao động thấp.
2.2. Kiểu mạnh, cân bằng không linh hoạt (loại bình thản)
- Cường độ hưng phấn và ức chế đều mạnh, cân bằng nhau, nhưng sự chuyển hoá giữa
chúng chậm.
- Các phản xạ hình thành chậm hơn kiểu 1.
- Sự dập tắt hoặc thay đổi các phản xạ có điều kiện diễn ra chậm chạp.
Đặc điểm của trẻ thuộc loại này:
+ Điềm tĩnh, cần cù trong công việc, có tính kỉ luật, rất nghe lời người lớn.
+ Trẻ hoàn thành công việc được giao chậm nhưng tận tình, chu đáo.
2.3. Kiểu mạnh không cân bằng (loại nóng nảy)
- Quá trình hưng phấn và ức chế đều mạnh nhưng không cân bằng. Hưng phấn chiếm
ưu thế.
- Trẻ hiếu động, nghịch ngợm, khó tuân theo lời chỉ bảo của người lớn, thầy cô, hay gây
sự, lấn át bạn bè.
1 số dạng của loại thần kinh này:
+ Trẻ có năng lực, sôi nổi, hay xúc cảm
+ Trẻ dễ nóng nảy, bột phát.
+ Trẻ có quá trình ức chế giảm rõ rệt, dễ trở thành nô lệ cho bản thân, dễ thoả mãn bản
năng. Trẻ thường khó bảo, khó giáo dục.
- Biện pháp giáo dục: giáo dục trẻ tính kỉ luật, tính kiên trì, tránh làm trẻ phát khùng.
2.4. Kiểu yếu (loại âu sầu)
- Hưng phấn và ức chế đều yếu, ức chế chiếm ưu thế.
- Trẻ không chịu đựng được những kích thích mạnh, kéo dài, dễ bị ức chế, nhất là với
những kích thích mới lạ.
- Chậm thích nghi.
- Phản xạ hình thành chậm.
- Nhút nhát, yếu ớt, kém tích cực hoạt động.
Biện pháp giáo dục: luôn động viên, lôi cuốn trẻ vào hoạt động làm cho trẻ mạnh dạn,
tự tin, tránh làm trẻ sợ hãi.
3. Tính linh hoạt của các kiểu hoạt động thần kinh
Đặc điểm về kiểu hoạt động thần kinh cấp cao do di truyền xác định. Tuy vậy hành vi
của con người không phải chỉ phụ thuộc vào đặc điểm hệ thần kinh lúc trẻ sinh ra mà còn
97
phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh sống, giáo dục, luyện tập. Các tác động xung quanh
càng có ảnh hưởng mạnh mẽ và bền vững hơn khi cơ thể còn non trẻ. Vì thế việc giáo dục
và dạy dỗ từ tuổi thơ có tầm quan trọng đặc biệt tác động đến kiểu hoạt động thần kinh.
V. HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI
1. Hai hệ thống tín hiệu là điểm đặc trưng cho hoạt động thần kinh cấp cao ở
người
1.1. Tín hiệu
* Khái niệm: Một vật kích thích nào đó đại diện cho một vật kích thích khác để gây ra
một phản ứng nào đó của cơ thể thì được gọi là tín hiệu của vật kích thích ấy.
Ví dụ: Trong phản xạ có điều kiện tiết nước bọt bằng ánh đèn, ánh đèn đại diện cho
thức ăn gây được phản xạ tiết nước bọt ở chó. Ánh đèn là tín hiệu của thức ăn.
* Các loại tín hiệu
+ Tín hiệu cụ thể (tín hiệu thứ 1): là những sự vật, hiện tượng cụ thể trực tiếp như nhiệt
độ, màu sắc, âm thanh, hình dáng…
+ Tín hiệu ngôn ngữ (tín hiệu thứ 2): là những vật kích thích có tính chất khái quát gián
tiếp. Đó là lời nói, chữ viết.
Các tín hiệu này khi tác động vào các giác quan sẽ gây ra trên vỏ não những đường liên
hệ thần kinh tạm thời.
* Hệ thống tín hiệu
Hệ thống các đường liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập do sự tác động của những
tín hiệu thứ 1 cùng với các tín hiệu đó tạo thành hệ thống tín hiệu thứ nhất.
Hệ thống các đường liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập do sự tác động của những
tín hiệu thứ 2 cùng với các tín hiệu đó tạo thành hệ thống tín hiệu thứ 2.
2. Đặc điểm hệ thống tín hiệu thứ hai.
2.1. Ngôn ngữ (nói và viết) là một vật kích thích có điều kiện như mọi vật kích thích có
điều kiện khác. Nghĩa là ta có thể dùng ngôn ngữ để thành lập phản xạ có điều kiện cả ở
người lẫn ở con vật.
Ví dụ: nói “chanh” ta chảy nước bọt.
Nói “họ” con trâu dừng lại
Nói “vắt” con trâu rẽ ngang.
2.2. Ngôn ngữ là một vật kích thích có điều kiện đặc biệt chỉ có ở người, vì ngôn ngữ
đối với con người có giá trị tín hiệu mà các con vật không thu nhận được.
- Đối với con vật, ngôn ngữ chỉ là âm thanh (khi nghe tiếng nói) hay một hình ảnh cụ
thể (chữ viết) như mọi âm thanh và hình ảnh khác. Nên con vật phản ứng lại ngôn ngữ với
những tính chất vật lý của ngôn ngữ (như cường độ âm thanh, âm sắc, âm điệu) kết hợp với
điệu bộ, cử chỉ của con người, chứ nó không thể phản ứng với nội dung, khái niệm chứa
trong ngôn ngữ.
98
Ví dụ: ta nói dịu dàng “cút đi” thì con chó vẫn mừng rỡ và chạy lại.
- Đối với con người, con người phản ứng chủ yếu với nội dung, khái niệm chứa trong
ngôn ngữ.
Ví dụ: Nếu thành lập phản xạ có điều kiện bằng từ “chanh” ở người và ở chó thì sau đó
nghe thấy từ “chua” con chó chỉ có phản xạ định hướng quay lại phía có tiếng nói (không
tiết nước bọt) nhưng con người vẫn tiết nước bọt khi nghe thấy từ “chua”.
2.3. Ngôn ngữ là tín hiệu của tín hiệu
- Trong phản xạ có điều kiện tiết nước bọt ở chó bằng ánh đèn thì ánh đèn (vật cụ thể)
đại diện cho thức ăn (vật cụ thể). Như vậy ánh đèn là tín hiệu của sự vật hay tín hiệu loại 1.
- Trong phản xạ có điều kiện đặc biệt ở người bằng tiếng nói thì tiếng “đèn” đại diện
cho ánh đèn thực, ánh đèn thực lại đại diện cho thức ăn.
Do đó tiếng nói và chữ viết là tín hiệu của tín hiệu (tín hiệu loạt 2)
2.4. Hệ thống tín hiệu 2 có khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá các sự vật hiện
tượng
Từ ngữ không chỉ làm đại diện, làm tín hiệu cho 1 sự vật hiện tượng mà còn có thể làm
đại diện cho cả một loạt sự vật hiện tượng tương tự nhau hoặc liên quan mật thiết với nhau.
Ví dụ: Khi ta nói “cái bàn” thì không có nghĩa là nói đến một bàn cụ thể nào đó (trừu
tượng hoá) mà nghĩ đến cái bàn chung cho mọi cái bàn mà ta đã gặp (sự khái quát hoá). Vì
vậy hệ thống tín hiệu 2 là cơ sở sinh lý của tư duy ở con người.
Ở người, hai hệ thống tín hiệu có liên quan chặt chẽ với nhau, thường xuyên tác động
qua lại với nhau, trong đó hệ thống tín hiệu 2 chiếm ưu thế.
Hệ thống tín hiệu 2 được xây dựng trên cơ sở hệ thống tín hiệu 1 và có ảnh hưởng
ngược trở lại hệ thống tín hiệu 1. Do đó trong việc giáo dục và chăm sóc các cháu cô giáo
cần kết hợp chặt chẽ giữa lời nói với biểu tượng trực quan.
3. Hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ
3.1. Sự hình thành phản xạ có điều kiện ở trẻ em
- Trẻ sơ sinh: Những phản xạ có điều kiện ăn uống đầu tiên có thể được hình thành ở
ngày thứ 7 - 9, biểu hiện bằng các cử động mút, tìm kiếm khi đặt trẻ gần vú mẹ. 15 ngày
sau khi sinh có thể thành lập những phản xạ về tư thế của thân. Tuy nhiên những phản xạ
này hình thành khó khăn và không ổn định vì thời gian thức của trẻ ngắn.
- Khi trẻ được 2 - 4 tháng: cùng với sự trưởng thành của các giác quan, các phản xạ có
điều kiện được hình thành qua các cơ quan thụ cảm như thị, thính, khứu, vị, xúc giác.
Ví dụ: Trẻ có phản xạ muốn ăn, chuẩn bị ăn khi nhìn thấy bình sữa hoặc nhìn thấy
người mẹ đang tiến hành những động tác quen thuộc trước khi cho ăn.
Phản xạ với kích thích là mùi xuất hiện vào cuối tháng thứ nhất.
Phản xạ với kích thích là âm thanh xuất hiện vào cuối tuần 3.
Phản xạ với kích thích là ánh sáng xuất hiện vào đầu tháng thứ 2.
99
- Trẻ càng lớn sự hình thành phản xạ có điều kiện với tốc độ ngày càng nhanh, nhiều
phản xạ mới được thành lập và bền vững hơn.
- Phản xạ có điều kiện với tác nhân kích thích là ngôn ngữ được hình thành vào tháng
thứ 6.
Ví dụ: Em bé biết vỗ tay khi người lớn nói “hoan hô”nào.
- Trẻ càng lớn, lời nói càng có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành phản xạ có điều
kiện. Lời nói có thể thay thế cho những tác nhân kích thích trực tiếp và xuất hiện những
phản xạ bằng lời nói từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ: Khi ta nói “con gà” trẻ có thể “bập bập” theo, khi nói “ăn bánh” trẻ nói “măm
măm”…
- Trẻ 1 tuổi có thể có những phản xạ có điều kiện dựa trên ức chế phân biệt về màu sắc,
hình dáng của đồ vật.
- Trẻ phát âm theo cũng là 1 phản xạ có điều kiện. Ban đầu là những nguyên âm đơn
giản: à, ạ, sau đó là những từ từ đơn giản đến phức tạp. Lời nói làm xuất hiện phản ứng này
hoặc ức chế phản ứng khác của em bé. Khi lời nói phát triển tốt, tư duy của trẻ cũng được
phát triển, phản ánh đầy đủ những yêu cầu hoạt động của trẻ.
- Trẻ 2 - 3 tuổi: Phản xạ định hướng đóng vai trò quan trọng, hệ thống tín hiệu 2 có vai
trò ưu thế trong việc hình thành phản xạ.
- Trẻ 3 - 4 tuổi: Phản xạ được thành lập bằng kích thích ngôn ngữ và kích thích tự vệ
hình thành dễ dàng hơn so với kích thích thức ăn.
- Trẻ 5 tuổi: Phản xạ hình thành nhanh và bền vững, ngôn ngữ ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành phản xạ.
Tư duy cụ thể vẫn chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng đang hình thành và phát triển.
- Ở những giai đoạn tiếp theo, hoạt động thần kinh cao cấp của trẻ tiếp tục phát triển và
hoàn thiện.
3.2. Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ ở trẻ em
- Trẻ 6 tháng: đã xuất hiện những phản xạ có điều kiện với kích thích là ngôn ngữ,
nhưng những kích thích này thường tác động phối hợp với các kích thích khác như hoàn
cảnh xung quanh, tư thế thân mình, nét mặt, nụ cười… Giai đoạn này trẻ không phân biệt
được từ ngữ với những nghĩa tư duy của từ ngữ mà mới chỉ phân biệt được cao độ, âm sắc
của giọng nói, cho nên nếu thay đổi hoàn cảnh, giọng nói, hình dáng người nói thì trẻ
không có phản ứng.
Ví dụ: Người quen (là mẹ) hỏi “ ba đâu” bé sẽ quay đầu về phía ba, nhưng người lạ hỏi
thì bé không có phản ứng gì.
- Trẻ 7- 8 tháng bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ trực tiếp.
Ví dụ: Khi hỏi trẻ “mẹ đâu” trẻ quay đầu hoặc chỉ tay về phía mẹ.
- Trẻ 1 tuổi (bập bẹ nói,) khi nhìn thấy mẹ nó sẽ gọi mẹ.
100
- Trẻ trên 1 tuổi dưới sự hỗ trợ của người lớn, trẻ em bắt đầu giao tiếp với những người
xung quanh bằng ngôn ngữ, bằng cách bắt chước, nhắc lại các tiếng. Tuy nhiên sự bắt
chước việc phát âm các từ và sự tự nhắc lại các từ theo trí nhớ phát triển chậm và không
bền.
- Trẻ 2 tuổi: trẻ bắt đầu thành lập các từ từ những âm thanh và vần tách rời. Lứa tuổi
này vốn từ của trẻ khoảng 500 từ.
Tuy nhiên thời kì này chúng phát âm chưa đúng chúng thường nói từng tiếng một, một
số âm chúng bỏ qua do khó phát âm. Chuỗi từ của trẻ thường có 2 từ.
- Trẻ 3 tuổi: vốn từ khá phong phú (trên 1000 từ), số lượng từ trong chuỗi từ được tăng
lên.
- Trẻ 4 tuổi: trẻ có thêm nhiều từ mới, trẻ nói đúng ngữ pháp hơn. Số lượng khái niệm
trẻ lĩnh hội được tăng lên.
- Trẻ 5 - 7 tuổi: vốn từ khá nhiều, chúng có thể dùng ngôn ngữ đáp lại ngôn ngữ.
VI. GIẤC NGỦ, VỆ SINH CHĂM SÓC GIẤC NGỦ
1. Bản chất sinh lý của giấc ngủ
Theo Paplop: Tế bào thần kinh vỏ não làm việc kéo dài và căng thẳng sẽ mệt mỏi, nếu
làm việc thái quá thì hoạt động bình thường của chúng sẽ bị tổn thương, có khi bị biến loạn
trầm trọng. Do phản ứng tự vệ chống lại sự mệt mỏi và suy nhược của tế bào thần kinh,
trong não phát sinh quá trình ức chế. Quá trình này lan rộng dần và lan ra khắp vỏ não
xuống cả phần dưới vỏ và giấc ngủ bắt đầu.
Cơ sở sinh lý của giấc ngủ: là hiện tượng lan tỏa của quá trình ức chế ra toàn bộ vỏ não
và các phần dưới vỏ.
Giấc ngủ thường xuất hiện sau một đợt thức kéo dài và là kết quả của hiện tượng ức chế
mệt mỏi tự nhiên. Sau giấc ngủ khả năng làm việc của tế bào thần kinh được phục hồi và
nâng lên rõ rệt.
2. Các yếu tố gây ngủ
Mọi tác nhân gây ức chế đều có thể gây ngủ như tác nhân kích thích đều đều, kéo dài
như lời ru, tiếng nhạc nhẹ nhàng, giọng giảng đều đều…
Trong điều kiện tự nhiên, ức chế ngủ có thể được xuất hiện và khuyếch tán do 3 điều
kiện sau:
- Khả năng làm việc của các vùng trên vỏ não bị giảm sút có xu thế chuyển sang ức chế
( thực tế ban ngày làm việc nhiều thì ban đêm giấc ngủ đến sớm và ngủ say).
- Do sự loại trừ kích thích bên trong lẫn bên ngoài làm tế bào thần kinh giảm khả năng
hưng phấn dễ dàng chuyển sang ức chế.
- Ngủ là phản xạ có điều kiện được thành lập trên tác nhân không gian và thời gian (chế
độ sống).

101
3. Những thay đổi của cơ thể khi ngủ
- Tạm thời không liên lạc với môi trường bên ngoài như lúc thức.
- Các giác quan hoạt động yếu hoặc ngừng hoạt động.
- Các cơ quan trong cơ thể tạm thời giảm hoạt động chức năng hoặc hoạt động với
cường độ thấp.
- Cơ bắp mềm, xương giãn.
- Trao đổi chất và năng lượng giảm.
4. Giấc ngủ của trẻ em
- Trẻ sơ sinh: ngủ không có chu kỳ, ngủ nhiều (20 – 22 giờ/ngày), ngủ không sâu,
không yên, do tế bào thần kinh ở vỏ não yếu, quá trình ức chế chiếm ưu thế. Trẻ thức dậy
chủ yếu là do kích thích bên ngoài: đói, ướt…
- Cuối thời kỳ sơ sinh: trẻ ngủ ít hơn, xuất hiện những khoảng thức yên tĩnh, ngắn ngủi.
- Trẻ lớn: Do ảnh hưởng của điều kiện sống, nhịp điệu thức ngủ được hình thành, thời
gian thức kéo dài. Ban ngày số lượng kích thích nhiều và cao, nên giấc ngủ tập trung vào
ban đêm.
5. Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
- Cần đảm bảo chế độ ngủ hàng ngày cho trẻ.
+ Thời gian ngủ: trẻ càng nhỏ, ngủ càng nhiều.
Sơ sinh: 20 - 22 giờ/ ngày
6 tháng: 15 giờ/ ngày
1 tuổi: 13 giờ/ ngày
5 - 7 tuổi: 11 giờ/ ngày
+ Ngủ đủ giấc:
3 - 6 tháng: 4 - 5 giấc/ ngày
6 - 12 tháng: 3 - 4 giấc/ ngày
12 - 18 tháng : 2 - 3 giấc/ ngày
18 - 36 tháng : 2 - 3 giấc/ ngày
Trẻ lớn : 2 giấc/ ngày.
+ Đảm bảo cho giấc ngủ của trẻ không bị đứt đoạn.
- Cần tập cho trẻ có thói quen ngủ vào 1 giờ nhất định.
- Trước khi ngủ không nên cho trẻ nô đùa nhiều, không mắng phạt, không xem phim
ảnh có nội dung gây sợ, hãi không ăn quá no, hoặc ăn thức ăn khó tiêu trước khi ngủ vì sẽ
làm rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu.
- Môi trường ngủ: sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát, che bớt ánh sáng.
- Tư thế ngủ thoải mái.
- Khi cháu ngủ cô không được ngủ, không làm việc riêng, cô phải chăm sóc theo dõi
các cháu ngủ.
102
VII. VỆ SINH BẢO VỆ HỆ THẦN KINH
Tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ hợp lý, phù hợp với lứa tuổi.
Cần có thời gian nghỉ ngơi lâu hơn, giấc ngủ dài hơn ở người lớn.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Tránh những căng thẳng cho trẻ.
Đi nắng phải đội mũ nón.
Tránh các tác động cơ học: không chơi trò nguy hiểm, khi đi xe gắn máy phải đội nón
bảo hiểm.

103
Chương 6. SINH LÍ CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ QUAN PHÂN TÍCH
1. Khái niệm
Trong quá trình phát triển, trên cơ thể hình thành những tập hợp đặc biệt của các tổ
chức nhạy cảm (các đầu tận cùng và các tế bào thần kinh) được gọi là cơ quan nhận cảm
(cơ quan thụ cảm), chúng nối liền với các dây thần kinh hướng tâm dẫn truyền các xung
động thần kinh về trung ương thần kinh, ở đó xảy ra quá trình phân tích các kích thích nhận
được để cuối cùng cơ thể có phản ứng thích nghi với các kích thích đó. Tập hợp đó gọi là
cơ quan phân tích.
Cơ quan phân tích: Là cơ quan tiếp nhận và phân tích các tác nhân kích thích tác động
vào cơ thể gây ra cảm giác.
2. Cấu tạo
Cơ quan phân tích gồm 3 phần:
- Cơ quan nhận cảm: là tổ chức nhạy cảm đã được chuyên môn hóa, có khả năng nhạy
cảm với 1 loại kích thích nhất định.Tổ chức nhạy cảm này có thể có cấu tạo riêng rẽ trong
một cơ quan riêng (ở tai, mắt) hoặc xen kẽ trong 1 cơ quan khác (ở lưỡi, ở mũi) hoặc nằm
rải rác trên bề mặt cơ thể (ở da).
- Bộ phận dẫn truyền: là các dây thần kinh hướng tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền hưng
phấn từ cơ quan nhận cảm tới trung ương thần kinh.
- Bộ phận trung ương: là các vùng thần kinh trên vỏ não làm nhiệm vụ phân tích tổng
hợp các kích thích nhận được.
Các cơ quan phân tích chỉ có thể thực hiện được chức năng của nó trong trường hợp:
não bộ không tổn thương, hoạt động bình thường, dây thần kinh và giác quan toàn vẹn về
cấu trúc, bình thường về chức năng.
3. Vai trò
Nhờ có các cơ quan phân tích mà con người nhận thức được thế giới xung quanh.
II. CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
1. Cấu tạo: Gồm 3 phần
1.1. Bộ phận nhận cảm: Là cơ quan thị giác (mắt), gồm 2 phần: cầu mắt và các phần
phụ.
1.1.1.Cầu mắt
Nằm trong hố mắt, hình cầu,đường kính 23 - 25 mm phần trước hơi lồi, bao gồm:
* Màng cứng: Nằm ngoài cùng, cứng, dày, có màu trắng, phía trước hơi lồi, trong suốt
để ánh sáng xuyên qua gọi là giác mạc. Phía sau có 1 lỗ để dây thần kinh thị giác đi qua.
Nhiệm vụ: bảo vệ cầu mắt, giữ cho cầu mắt có hình dạng nhất định.
* Màng mạch: nằm phía trong màng cứng, có nhiều mạch máu nhỏ và sắc tố.

104
Phía trước màng mạch, nằm dưới màng giác
là lòng đen (mống mắt). Giữa lòng đen có 1 lỗ
nhỏ (con ngươi – đồng tử) để cho ánh sáng đi
sâu vào trong cầu mắt. Lòng đen chứa các sắc
tố qui định màu mắt.
Khi có nhiều sắc tố, mắt màu đen. Khi thiếu
sắc tố, mắt có màu xám. Không có sắc tố, mắt
không có màu (mắt màu hồng).
* Màng lưới (màng thần kinh, võng mạc)
- Nằm trong cùng lát 2/3 phía sau cầu mắt.
- Cấu tạo: phức tạp gồm những tế bào Hình 6.1. Cấu tạo cầu mắt
thần kinh xếp thành 3 lớp liên hệ với nhau:
+ Lớp tế bào cảm thụ ánh sáng, gồm 130 triệu tế bào que, 7 triệu tế bào nón. Tế bào nón
tập trung nhiều ở điểm vàng. Điểm mù không có những tế bào nón.
+ Lớp tế bào lưỡng cực: Liên lạc với những tế bào que, tế bào nón ở phía ngoài và tế
bào hạch ở phía trong.
+ Lớp tế bào đa cực (tế bào hạch): các sợi dọc của tế bào này họp lại thành dây thần
kinh thị giác xuyên qua màng mạch và màng cứng về não bộ.
Điểm mù: là nơi đi ra của dây thần kinh thị giác, tại đây không có tế bào cảm thụ ánh
sáng.
Điểm vàng: là nơi thu nhận cảm giác thị giác nhạy nhất, tập trung nhiều tế bào nón.
* Thể thuỷ tinh: Nằm sau mống mắt, trong suốt, cấu tạo bằng chất bán dịch, có khả
năng đàn hồi. Thể thuỷ tinh được gắn chặt vào thể mi bằng dây chằng.
* Phòng trước của mắt: là khoảng hẹp giữa giác mạc và lòng đen.
* Phòng sau: là khoảng hẹp giữa lòng đen và thể thuỷ tinh.
Cả hai phòng này đều chứa thuỷ dịch.
* Thể pha lê: là 1 chất keo quánh, trong suốt chiếm đầy khoang cầu mắt.
1.1.2. Các phần phụ của mắt
- Lông mày. - Lông mi, mi mắt.
- Tuyến lệ. - Cơ vận động cầu mắt.
1.2. Đường dẫn truyền thị giác
Đôi dây thần kinh não số 2 xuất phát từ điểm mù về thùy chẩm.
- Dây trái phụ trách nửa trái của mắt trái và mắt phải chuyển xung động về não trái.
- Dây phải phụ trách nửa phải của mắt trái và mắt phải chuyển xung động về não phải.
Do đó vỏ não của mỗi bán cầu bao giờ cũng nhận được 2 hình tương ứng đã chập nhau
của mỗi vật.

105
1.3. Bộ phận trung ương
Trung khu thị giác nằm ở thùy chẩm, phân tích tổng hợp các kích thích ánh sáng.
2. Chức năng
2.1. Thu nhận hình ảnh
- Mắt là cơ quan thu nhận hình ảnh: Ánh sáng chiếu từ 1 vật vào mắt qua màng giác,
thuỷ dịch, thể thuỷ tinh, dịch trong suốt (thể pha lê) sẽ khúc xạ và hội tụ tạo nên một ảnh
nhỏ, thật và ngược chiều với vật ở trên võng mạc.
- Nhờ hoạt động phân tích trên vỏ não, kết hợp với các giác quan khác và sự tích luỹ
kinh nghiệm sống, ảnh của vật được điều chỉnh thành một ảnh xuôi chiều, có khoảng cách
và sự chuyển động…
2.2. Cơ chế thu nhận ánh sáng
Xảy ra tại võng mạc.
Tế bào que và tế bào nón là những tế bào nhận cảm ánh sáng. Khi những tế bào này
hưng phấn thì sẽ gây ra cảm giác thị giác.
Tế bào que chứa chất nhạy sáng Rodopxin, tế bào nón chứa chất nhạy sáng Iodopxin.
Khi có ánh sáng tác động lên tế bào que thì Rodopxin phân hủy thành Opxin và
Retinen. Sau đó Retinen tách khỏi Opxin, làm xuất hiện xung động thần kinh lan truyền
qua tế bào lưỡng cực, tế bào hạch rồi theo dây thần kinh thị giác về trung khu thị giác ở vỏ
não. Trung khu thị giác sẽ phân tích, tổng hợp và cho ta cảm giác ánh sáng của vật.
Trong bóng tối Rodopxin được tổng hợp từ Opxin và Retinen.
Retinen được tổng hợp từ vitamin A của thức ăn qua nhiều giai đoạn.
Tế bào que có tính hưng phấn cao hơn tế bào nón, nó hoạt động (hưng phấn) được khi
ánh sáng yếu, nó phụ trách nhìn lúc tối và ban đêm. Nên khi thiếu vitamin A thì chức năng
của tế bào que bị rối loạn, người ta không nhìn thấy vật khi ánh sáng yếu (bệnh quáng gà).
Tính nhạy cảm của tế bào nón thấp hơn tế bào que hàng nghìn lần, chúng chỉ hưng phấn
khi có ánh sáng mạnh, vì vậy nó phụ trách nhìn ban ngày. Cơ chế biến đổi Iodopxin của tế
bào nón cũng tương tự như rodopxin của tế bào que.
Khi thiếu vitamin A khả năng nhìn ban ngày cũng kém đi.
Ngoài ra nếu thiếu vitamin A còn gây khô mắt, mù lòa, da khô, khả năng phòng chống
bệnh kém.
2.3. Sự điều tiết của mắt
- Khi ta nhìn 1 vật, nếu khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp thì ảnh của vật ấy hiện
trên võng mạc (tại điểm vàng) thì ta nhìn rõ vật.
- Nếu khoảng cách từ vật đến mắt xa hoặc gần hơn bình thường thì ảnh của vật ở trước
hoặc sau võng mạc, ta không thấy rõ vật và mắt phải điều tiết, bằng cách thay đổi độ phồng
của thuỷ tinh.
+ Nếu vật ở gần → thuỷ tinh thể phồng lên.
106
+ Nếu vật ở xa → thể thuỷ tinh dẹp xuống.
Mắt luôn phải điều tiết thì sẽ mệt mỏi, nếu kéo dài sẽ dẫn đến cận thị, viễn thị. Khi
chăm sóc trẻ cần hướng dẫn trẻ đảm bảo khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp, ngồi đúng
tư thế, thời gian mắt làm việc không quá lâu.
2.4. Cảm giác về màu sắc.
- Mắt người có thể cảm thụ được 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím và nhiều
màu trung gian. Ngoài 7 màu này thì mắt người không nhìn thấy được.
- Yếu tố thu nhận màu sắc là tế bào nón. Nếu chức năng tế bào nón bị rối loạn thì ta bị
mù màu.
- Tế bào que không thu nhận màu sắc nên về ban đêm nhìn vật chỉ có một màu xám.
- Cơ chế nhìn màu: dưới ảnh hưởng màu sắc của vật, làm cho một số chất hoá học đặc
biệt của tế bào nón tan ra, các chất này tác động lên đầu mút của dây thần kinh thị giác gây
hưng phấn truyền về vỏ não và gây được cảm giác màu sắc.
3. Đặc điểm mắt trẻ em
3.1. Đặc điểm cấu tạo
- Cầu mắt phát triển theo tuổi và tăng nhanh trong năm đầu.
Tuổi Đường kính Trọng lượng
Sơ sinh 16 mm 3g
Trưởng thành 23 mm 8g
- Khe mắt ngắn, dễ mở rộng nên mắt trẻ to tròn.
- Hố mắt nông (mắt trẻ lồi).
- Trong những năm đầu, lòng đen chứa ít sắc tố nên mắt có màu xanh xám (mắt bồ câu).
- Màng cứng, màng mạch mỏng, giác mạc dày.
- Tuyến lệ trong những tháng đầu hoạt động kém, lượng nước mắt tiết ra ít nên khi trẻ
khóc không có nước mắt. Trẻ 4 - 5 tháng tuyến nước mắt mới hoạt động mạnh.
3.2. Đặc điểm sinh lý
- Thể thuỷ tinh có khả năng đàn hồi tốt nhưng độ hội tụ kém, do đó ở khoảng cách bình
thường ảnh của vật rơi sau võng mạc. Để nhìn rõ vật, trẻ phải nhìn xa (viễn thị tự nhiên).
Nếu trẻ thường xuyên nhìn vật ở khoảng cách gần thì mắt luôn phải điều tiết dễ dẫn đến
cận thị. Trẻ càng lớn độ đàn hồi của thủy tinh thể càng giảm, độ hội tụ tăng lên, đường kính
trước - sau của cầu mắt dài hơn, viễn thị tự nhiên cũng giảm dần.
- Khả năng thu nhận kích thích ánh sáng tăng theo tuổi :
+ Trẻ sơ sinh: Phản ứng với ánh sáng thường biểu hiện rất yếu hoặc không có.
+ Trẻ 3 - 5 tháng: theo dõi được vật di chuyển chậm.
+ Trẻ 6 tháng: phân biệt được người lạ, người quen qua hình dáng.
+ Trẻ 12 tháng: nhận dạng được đồ vật.
+ Trẻ 30 tháng: nhận biết được 1 số màu cơ bản, nhưng chưa gọi tên được.
107
+ Trẻ 3 tuổi: biết tên màu sắc cơ bản.
+ Trẻ 5 tuổi: phân biệt được 1 số màu trung gian.
Trẻ càng lớn, khả năng thu nhận và phân biệt các kích thích (hình dạng, màu sắc…)
càng phong phú.
4. Rèn luyện và vệ sinh mắt
- Giữ gìn mắt sạch.
- Phòng cận thị.
- Dinh dưỡng đầy đủ.
- Giáo dục trẻ không chơi trò chơi nguy hiểm.
- Rèn luyện thị giác cho trẻ bằng các đồ chơi, trò chơi thích hợp.
- Khám mắt định kì.
III. CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
1. Cấu tạo: gồm 3 phần
1.1. Bộ phận nhận cảm (Tai):
Gồm: Tai ngoài, tai giữa, tai trong
Tai ngoài: gồm vành tai,
ống tai ngoài
- Vành tai: hình phễu, thu
tiếng động và định hướng
tiếng động.
- Ống tai ngoài: dài
2,5cm
Thành ống có nhiều lông
nhỏ và những tuyến đặc biệt
tiết ra một chất quánh màu
vàng (ráy tai). Lông và chất
quánh có nhiệm vụ bảo vệ
không cho các vật thể lạ lọt
sâu vào trong.
Hình 6.2. Cấu tạo tai
Nhiệm vụ ống tai ngoài: truyền sóng âm vào tai trong.
Tai giữa
- Màng nhĩ: nằm giữa tai ngoài và tai giữa, hình bầu dục, giống 1 cái phễu có đỉnh
hướng vào trong.
Thành mỏng 0,1 mm, đàn hồi, có nhiệm vụ truyền sóng âm vào tai trong.
- Khoang tai giữa nằm trong hốc xương thái dương gồm 3 xương nhỏ (xương búa,
xương đe, xương bàn đạp) gắn với nhau.
108
Cán xương búa gắn vào mặt trong màng nhĩ, đầu của xương búa cử động và dính vào
xương đe. Đầu kia của xương đe nối liền với xương bàn đạp. Nền của xương bàn đạp rộng
nối liền với màng cửa sổ bầu dục thông vào tai trong.
Tác dụng của xương tai: làm tăng cường độ âm thanh lên 25 - 30 lần.
- Vòi Eustachian (vòi nhĩ): nối liền xoang tai giữa với hầu, họng.
Tác dụng: cân bằng áp suất không khí ở tai ngoài và tai giữa.
Tai trong
- Nằm trong xương tháp của xoang thái dương, có cấu tạo phức tạp, gồm một hệ thống
mê lộ có 2 lớp: mê lộ xương và mê lộ màng. Mê lộ màng nằm trong mê lộ xương, có hình
dạng giống mê lộ xương nhưng không dính vào mê lộ xương.
Giữa mê lộ xương và mê lộ màng có ngoại bạch dịch. Trong mê lộ màng chứa nội bạch
dịch.
- Dựa vào chức năng mà chia hệ thống mê lộ thành hai phần chính.
Phần trên gồm 3 ống bán khuyên hướng theo 3 chiều vuông góc với nhau và thông với
bộ phận tiền đình, có tác dụng giúp ta có cảm giác thăng bằng trong không gian.
Phần dưới là ốc tai: xoắn 2 vòng rưỡi theo dạng vỏ ốc. Một đầu ốc tai thông với tiền
đình, một đầu bịt kín. Trong ốc tai có cơ quan cooc ty gồm 24000 dây mảnh làm nhiệm vụ
thu nhận kích thích âm thanh. Mỗi dây này được nối với 1 sợi thần kinh thính giác.
1.2. Bộ phận dẫn truyền
Là dây thần kinh thính giác, dẫn truyền các kích thích âm thanh từ ốc tai lên vỏ não.
1.3. Bộ phận trung ương
Là vùng phân tích thính giác trên vỏ não, phân tích tổng hợp các kích thích âm thanh
cho ta cảm giác về âm thanh.
2. Chức năng của tai
2.1. Thu nhận cảm giác âm thanh
- Tai là cơ quan thu nhận âm thanh: âm thanh theo ống tai ngoài truyền vào màng nhĩ,
gây nên sự rung động ở màng nhĩ. Các rung động này được các xương tai truyền tới màng
cửa sổ bầu dục làm màng này bị chấn động, rồi truyền vào ốc tai, làm rung động các tiêm
mao ở cơ quan cooc ty. Một xung thần kinh xuất hiện truyền theo dây thần kinh thính giác
lên vỏ não.
Nhờ hoạt động phân tích trên vỏ não giúp ta nhận biết và phân biệt được các âm.
- Tai người có thể nghe được sóng âm có tần số 16000 - 20000 Hetz, nghe rõ nhất
những âm có tần số 1000 - 4000 Hetz.
- Khả năng thu nhận âm thanh phụ thuộc vào các yếu tố:
+ Tuổi: Sau khi sinh thính lực của trẻ tăng dần, 12 - 19 tuổi thính lực cao nhất. Sau 30
tuổi, càng lớn tuổi khả năng thu nhận âm thanh càng kém.
+ Sự luyện tập: làm tăng độ nhạy cảm thính giác.
109
Ví dụ: lời ru, giờ âm nhạc, ca múa, trò chơi…có thể hình thành nên những cái tinh tế.
+ Môi trường sống, làm việc: Môi trường ồn ào, áp suất cao… khả năng thu nhận âm
thanh giảm sút.
+ Tình trạng sức khoẻ: Sự mệt mỏi về thể lực, trí lực đều làm giảm thính lực.
2.2. Điều chỉnh cảm giác thăng bằng
Bộ phận tiền đình và 3 ống bán khuyên có các tế bào thu nhận vị trí và cử động của cơ
thể trong không gian rồi truyền về trung khu điều chỉnh tư thế ở não bộ. Trung tâm điều
chỉnh tư thế ở não bộ sẽ phân tích và tổng hợp các kích thích này, từ đó gây ra phản xạ co
giãn những nhóm cơ nhất định để điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể.
Người bị rối loạn tiền đình khi đi tàu, xe dễ bị say.
3. Đặc điểm cơ quan phân tích thính giác ở trẻ em
3.1. Đặc điểm cấu tạo
- Vành tai của trẻ phát triển nhanh trong 2 - 3 năm đầu, sau đó phát triển chậm lại
- Ống tai của trẻ nhỏ: hẹp, ngắn phát triển mạnh trong năm đầu, 6 tuổi đạt kích thước
như người lớn.
- Màng nhĩ, tai trong sau khi sinh hầu như không lớn thêm.
- Ở trẻ vòi nhĩ ngắn, rộng, nằm ngang (sơ sinh: dài 19 mm, rộng 3 mm) đến 6 tuổi thì
đường kính bằng người lớn (1 mm), 15 - 18 tuổi chiều dài bằng người lớn (38 - 45 mm).
Do đó ở trẻ nhỏ dễ bị viêm tai giữa do vi khuẩn lây lan từ hầu, họng lên qua vòi nhĩ.
- Ở trẻ sơ sinh khoang tai giữa chứa đầy dịch nên trẻ nghe kém, dần dần chất dịch này
thay bằng không khí, khả năng nghe tốt dần.
3.2. Sự phát triển thính giác ở trẻ
- Thai nhi có khả năng phản ứng với các kích thích âm thanh rất sớm.
- Trẻ sơ sinh có khả năng phản ứng lại với âm thanh: giật mình, chớp mắt, nhắm mắt, cử
động nét mặt… , tuy nhiên khả năng nghe còn kém do tai giữa còn chứa đầy dịch. Từ tháng
thứ 2 thính giác của trẻ tốt dần.
- 3 - 4 tháng có thể phân biệt được các âm thanh có cường độ cao khác nhau, phân biệt
được người lạ, người quen qua âm thanh.
- 8 - 9 tháng có thể hiểu được những từ riêng biệt.
- 12 tháng có thể phân biệt được các âm sắc, có khả năng tập trung thính giác.
- 18 tháng thích nghe hát và âm nhạc.
- 30 tháng thích nghe và hiểu được những câu chuyện đơn giản.
- 36 tháng phân biệt được giai điệu bài hát.
- 12 tuổi cơ quan thính giác phát triển đầy đủ và thính lực cao nhất ở tuổi 14 - 19 tuổi.
Sau 30 tuổi thính lực giảm dần.

110
4. Vệ sinh bảo vệ tai
- Giữ sạch tai, tránh gây viêm nhiễm.
- Giữ vệ sinh mũi, họng.
- Giữ trật tự, yên lặng, không la hét… ở những nơi công cộng, lớp học…
- Rèn luyện thính lực cho trẻ thông qua các hoạt động: nói chuyện, kể chuyện, hát ru,
nghe nhạc, học nhạc, đồ chơi, trò chơi.... phù hợp với từng độ tuổi.
- Phát hiện sớm và điều trị các bệnh về tai, mũi, họng cho trẻ.
IV. CƠ QUAN PHÂN TÍCH KHỨU GIÁC
1. Cấu tạo
- Bộ phận nhận cảm: Là những tế bào thần kinh khứu giác nằm ở màng nhầy của
khoang mũi thu nhận những kích thích mùi.
- Bộ phận dẫn truyền: Dây thần kinh khứu giác.
- Bộ phận trung ương: Vùng khứu giác ở vỏ não.
2. Đặc điểm cơ quan khứu giác ở trẻ em
- Khoang mũi nhỏ hẹp, niêm mạc mỏng, mịn, nhiều mạch máu do đó cảm giác khứu
giác còn kém, chúng chỉ có phản ứng với những mùi mạnh.
- Trẻ càng lớn độ nhạy cảm với kích thích mùi càng tăng, sau đó giảm sút.
- Sự phân biệt các mùi tăng dần theo tuổi và phụ thuộc vào sự luyện tập.
V. CƠ QUAN PHÂN TÍCH VỊ GIÁC
1. Cấu tạo
- Bộ phận thụ cảm: đó là các chồi vị giác (gai vị giác) nằm trên bề mặt của lưỡi, thành
miệng, họng.
Trên bề mặt lưỡi có 4 loại gai vị giác cơ bản:
Ngọt ở đầu lưỡi. Đắng ở cuối lưỡi. Mặn, chua: ở hai bên lưỡi.
Các loại cảm giác vị giác khác là do sự phối hợp của 4 loại vị cơ bản đó tạo nên.
- Bộ phận dẫn truyền: dây thần kinh vị giác.
- Bộ phận trung ương: vùng thần kinh vị giác ở não bộ.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự thu nhận vị giác
- Các chất (thức ăn) phải hoà tan trong chất lỏng (trong điều kiện bình thường là nước
bọt).
Ví dụ: thấm hết nước bọt, đặt lên lưỡi một cục đường, không thấy vị gì.
Thực tế khi bị ốm (bệnh) ăn không ngon.
- Thức ăn nóng hoặc lạnh quá đều giảm vị giác. Nhiệt độ thích hợp là 24oC.
- Tính cảm thụ của hệ phân tích vị giác phụ thuộc vào nhu cầu thông thường về thức ăn
của cơ thể. Khi ăn uống sơ sài và thiếu thốn, tính cảm thụ vị giác đối với các chất mà cơ thể
cần thường tăng lên (ăn ngon hơn).
111
- Tính cảm thụ vị giác bị giảm khi bị rối loạn tiêu hóa.
- Sự thích nghi với vị chua và đắng diễn ra chậm, nhưng với vị ngọt và mặn xảy ra
nhanh.
- Sự thích nghi với vị mặn làm tăng hưng phấn vị ngọt; sự thích nghi vị ngọt làm tăng
hưng phấn với vị chua và đắng.
3. Đặc điểm cơ quan vị giác ở trẻ
- Trẻ sơ sinh có đầy đủ 4 loại vi thể vị giác.
- Ở trẻ em các vi thể vị giác được phân bố rộng rãi hơn so với người lớn (người già còn
ít nên ăn uống không ngon miệng).
- Trẻ nhỏ đã có phản ứng với các vị.
Ví dụ: Kích thích ngọt trẻ bú, mút, nuốt.
Kích thích chua, mặn, đắng: ngừng bú, co cơ mặt...
- Khả năng nhận biết các vị tăng theo tuổi, 6 tuổi đạt được như người lớn.
VI. CƠ QUAN PHÂN TÍCH XÚC GIÁC
1. Cấu tạo
- Bộ phận thụ cảm: Là đầu mút của các dây thần kinh nằm trên da và niêm mạc. Có 3
loại cảm giác: tiếp xúc, nóng lạnh, đau đớn.
+ Cảm giác tiếp xúc: Trên toàn bộ bề mặt da có khoảng 500.000 thụ quan, chúng phân
bố không đồng đều, ở đầu lưỡi, đầu ngón tay, đầu mũi, má có nhiều thụ quan nhất.
Các thụ quan này thu nhận những kích thích về đụng chạm, thay đổi áp lực, giúp ta
nhận biết hình dạng, độ lớn các vật, tính chất bề mặt các vật.
+ Cảm giác nóng lạnh: Trung bình 1 cm2 da có 23 thụ quan lạnh và 3 thụ quan nóng.
Chúng phân bố không đồng đều, phần cơ thể được che kín có nhiều thụ quan hơn phần
hở (da bụng có nhiều nhất).
Các thụ quan này thu nhận cảm giác về nóng, lạnh của không khí và các vật xung
quanh.
+ Cảm giác đau: 1 cm2 da có khoảng 100 thụ quan đau cảm nhận kích thích đau đớn do
tác động cơ học và hóa học.
- Bộ phận dẫn truyền: Dây thần kinh xúc giác (nhánh của dây số 9).
- Bộ phận trung ương: Vùng thần kinh cảm giác vận động ở vỏ não.
2. Đặc điểm cơ quan xúc giác ở trẻ
Cảm giác xúc giác của trẻ tăng dần theo tuổi và phụ thuộc vào sự luyện tập
Trẻ sơ sinh: có phản ứng khi chạm nhẹ vào chân chúng
Trẻ 3 - 4 tháng: muốn sờ vào những đồ vật để trước mặt
Trẻ 5 - 6 tháng: biết dùng tay để xem xét các đồ vật xung quanh
Trẻ 8 - 9 tháng: có khả năng cầm nắm bằng tay
Trẻ 1 tuổi: biết dùng tay chỉ vào đồ vật
112
Trẻ 1,5 tuổi: dùng tay nhiều hơn để cảm nhận sự vật xung quanh
Trẻ 2 tuổi: biết sợ lửa, sợ nóng
Trẻ 3 tuổi: phân biệt được nóng, lạnh
Trẻ 4 tuổi: nhận biết được đồ vật bằng tay mà không cần nhìn
Trẻ 5 tuổi: phân biệt được hình dạng các vật như tròn, tam giác…
Trẻ 6 tuổi: phân biệt được tính chất của đồ vật bằng cách sờ

113
Chương 7. HỆ CƠ, XƯƠNG
I. HỆ XƯƠNG
1. Vai trò
- Là khung cứng làm chỗ dựa cho các phần mềm, làm cho cơ thể có hình dạng nhất
định.
- Tạo ra các khoang chứa và bảo vệ các cơ quan.
- Đảm bảo các tư thế cho cơ thể.
- Cùng với hệ cơ làm nhiệm vụ vận động.
2. Cấu tạo
Hệ xương gồm: xương sọ, xương thân,
xương chi.
2. 1. Xương sọ
2.1.1. Sọ não
- Do 8 xương hợp thành hộp sọ, 2 xương thái
dương, 2 xương đỉnh, 1 xương chẩm, 1 xương
trán, 1 xương bướm, 1 xương sàng.
- Hộp sọ chứa và bảo vệ não bộ.
2.1.2. Sọ mặt
- Do 15 xương liên kết tạo thành: 3 xương lẻ
(xương lá mía, xương hàm dưới và xương móng) và 6 đôi xương chẵn (xương hàm trên,
khấu cái, gò má, xương lẻ, xoăn dưới).
Là cửa vào của một số cơ quan tiêu hoá, hô hấp.
Là nơi chứa và bảo vệ một số giác quan thị, khứu,
vị, thính giác.
2.2. Xương thân: gồm xương cột sống và xương
lồng ngực.
2.2.1. Cột sống
- Gồm 33 - 34 đốt sống xếp chống lên nhau, giữa
các đốt sống có đĩa sụn. Ở giữa là ống xương rỗng chứa
tuỷ sống, 2 bên cột sống có nhiều lỗ nhỏ, là nơi đi ra
của dây thần kinh tuỷ.
- Cột sống hình chữ S, gồm 4 chỗ uốn (cổ, ngực,
thắt lưng, cùng). Giúp cơ thể khi đứng trọng tâm rơi
vào gót chân, giữ cơ thể thăng bằng, đi bằng hai chân
dễ dàng, giảm bớt ảnh hưởng những va chạm cơ học
đối với cơ thể.

114
- Cột sống có 5 đoạn: Cổ (7 đốt), ngực (12 đốt), thắt lưng (5 đốt), cùng (5 đốt), cụt (5
đốt).
- Vai trò cột sống:
+ Là khung nâng đỡ cơ thể
+ Bảo vệ tuỷ sống
2.2.2. Lồng ngực
- Gồm 12 đốt sống ngực, 12 đôi xương sườn và một xương ức tạo thành.
Hình dạng giống cái lồng hình chóp đỉnh trên, đáy dưới, rộng ngang, hẹp trước sau.
- Bảo vệ một số cơ quan ở ngực: tim, phổi,
thực quản.

Hình 3. Xương cột sông


2.3. Xương chi
2.3.1. Xương chi trên: gồm xương đai vai và xương tay.
- Xương đai vai gồm xương đòn và xương bả vai.
+ Xương đòn:
Là một xương dài, chắc, ống tuỷ hẹp, cong hình chữ S, 1 đầu khớp với xương ức, đầu
kia khớp với xương bả vai.
Làm thành giá treo của phần chi và giữ cho khớp cánh – vai xa lồng ngực 1 khoảng để
tay vận động dễ dàng.

115
+ Xương bả vai:
Xương dẹt hình tam giác, xương bả nối vào cột sống và vào xương đòn nhờ các cơ, góc
ngoài nối với xương cánh tay.
- Xương tay: gồm
Xương cánh tay
Xương cẳng tay: gồm xương trụ và xương quay
Xương cổ tay, xương bàn tay bàn, xương ngón tay
2.3.2. Xương chi dưới: gồm
- Xương đai hông: xương cùng và hai cánh xương chậu
- Xương chân: gồm
Xương đùi
Xương cẳng chân: gồm xương chày, xương mác
Xương cổ chân, bàn chân, ngón chân.
3. Khớp xương
Là chỗ nối của 2 đầu xương hoặc nhiều đầu xương với nhau.
3.1. Khớp bất động
Giữa các xương được nối với nhau nhờ lớp sụn hoặc nhờ khớp răng cưa.
Loại khớp này làm hạn chế sự di động của xương, xương được nối với nhau thành 1
khối chắc chắn.
Ví dụ: khớp ở hộp sọ, ở mặt.
3.2. Khớp bán động
Là khớp giữa các đốt sống của xương cột sống.
Giữa các phần phần thân của đốt sống có lớp sụn đàn hồi, do vậy mà cột sống mềm dẻo,
hoạt động đa dạng (gập về trước, ngả về sau và sang hai bên).
3.3. Khớp động
Là khớp cử động được dễ dàng.
Mỗi khớp được bao bọc bởi 1 lớp mô liên kết dày (bao khớp). Xung quanh và thành
trong của bao khớp có các dây chằng đàn hồi vững chắc.
Mặt khớp được bao phủ bởi một lớp mô sụn trơn, nhẵn làm giảm sự cọ sát giữa các
xương.
Trong bao khớp có bao hoạt dịch tiết dịch nhầy làm giảm ma sát khi xương cử động.
4. Đặc điểm bộ xương trẻ em
4.1. Đặc điểm chung
- Xương trẻ em chưa phát triển, hầu hết là tổ chức sụn. Quá trình tạo xương phát triển
dần dần cho tới lúc 20 - 25 tuổi mới kết thúc.
- Hình thể xương trẻ em khác xương người lớn.
Ví dụ: Trẻ sơ sinh đầu to, mình dài, chân tay ngắn, xương sống thẳng, lồng ngực tròn.
116
- Thành phần xương của trẻ: nhiều nước, ít muối khoáng, tỷ lệ chất hữu cơ cao, nên
xương trẻ mềm, dẻo, dễ đàn hồi, kém rắn chắc.
- Màng xương dày và phát triển mạnh. Quá trình tạo cốt bào và huỷ cốt bào ở trẻ em
tiến triển nhanh nên khi trẻ bị gẫy xương thì nhanh liền.
- Bao khớp, gân, dây chằng còn lỏng lẻo nên dễ bong gân, sai khớp.
4.2. Đặc điểm một số xương
* Xương sọ
- Hộp sọ lớn và phát triển nhanh trong những năm đầu.
1 tuổi vòn đầu tăng 30%, chiều rộng tăng 40 %, thể tích sọ não tăng 2,5 lần
7 - 8 tuổi vòng đầu kém người lớn 2 cm, thể tích sọ não kém 10 %
- Ở trẻ sơ sinh các xương ở hộp sọ chưa dính sát vào nhau, tạo nên thóp. Có 2 thóp lớn:
+ Thóp trán: nằm giữa xương trán và xương đỉnh. Kích thước mỗi chiều 2 - 3 cm. Thóp này
được lấp kín sau 1 tuổi.
+ Thóp chẩm: nằm giữa xương chẩm và xương đỉnh. Thóp này nhỏ hơn và được lấp
kín sau 3 - 6 tháng.
Tác dụng: nhờ có thóp mà não và hộp sọ mới phát triển được.
- Sọ mặt tiếp tục phát triển đến 13 - 14 tuổi mới hoàn thành.
- Các xoang trên trán, xoang sàng trên 3 tuổi mới phát triển, nên ở trẻ dưới 3 tuổi không
bị viêm các xoang này.
* Xương cột sống
- Trẻ sơ sinh: cột sống thẳng
- Trẻ biết ngẩng đầu (1 - 2 tháng): sống cổ cong về phía trước
- Trẻ biết ngồi (6 - 7 tháng): cột sống ngực cong về phía sau
- Trẻ biết đi (1 tuổi): cột sống vùng lưng cong về phía trước; 4 đoạn cong hình thành
nhưng chưa ổn định.
- Trẻ 7 tuổi: cột sống có 2 đoạn cong vĩnh viễn (cổ và ngực)
- Dậy thì: thêm 1 đoạn cong ở vùng lưng ổn định.
- Cột sống của trẻ nhỏ còn nhiều sụn, chưa ồn định nên không nên cho trẻ ngồi sớm, bế
nách, ngồi học không đúng tư thế, mang vác vật nặng, lệch vì dễ bị gù, cong vẹo cột sống.
* Xương lồng ngực
- Ở trẻ nhỏ: xương lồng ngực tròn, đường kính trước sau bằng đường kính ngang
Xương sườn nằm ngang nên lồng ngực trẻ di động kém, lúc thở chỉ có cơ hoành di
động, xương sườn ít di động (kiểu thở bụng).
- Trẻ càng lớn lồng ngực càng dẹp dần, đường kính trái - phải lớn hơn đường kính trước
sau, xương sườn chếch, lúc thở, ngoài cơ hoành di động, xương sườn cũng di động (kiểu
thở ngực).

117
* Xương chi
Trẻ sơ sinh xương chi hơi cong, sau 1 - 2 tháng xương chi thẳng dần.
Xương chi của trẻ mềm, dễ gãy.
Xương cổ tay, ngón tay cốt hoá muộn và chậm (xương ngón tay cốt hoá kết thúc lúc 9
tuổi, xương cổ tay lúc 12 tuổi)
Xương chân phát triển mạnh hơn xương tay.
* Xương chậu
Khung xương chậu của bé gái, trai dưới 6 tuổi không khác nhau. Từ 6 tuổi khung xung
chậu của bé gái phát triển hơn, đặc biệt ở tuổi dậy thì và phát triển đến 20 - 21 tuổi thì kết
thúc.
II. HỆ CƠ
Cơ thể có 600 cơ chiếm 42 % trọng lượng cơ thể.
1. Vai trò
- Có vai trò quan trọng trong sự vận chuyển, hoàn thành 1 cử động.
- Giữ cho cơ thể có 1 tư thế nhất định.
- Giữ thăng bằng cho cơ thể.
- Tham gia vào hoạt động sinh sản, dinh dưỡng, biểu thị tình cảm, phát âm.
2. Cấu tạo
2. 1. Nhóm cơ đầu: gồm
- Cơ nhai: gồm 4 cơ: cơ nhai, cơ thái dương, cơ chân bướm trong và chân bướm ngoài
nằm sâu ở trong, có vai trò vận động xương hàm dưới.
- Cơ nét mặt: gồm các cơ bám ở mặ.t
Biểu hiện tình cảm khác nhau của nét mặt.
Tham gia vào các hoạt động: nhai, mút, hô hấp, phát âm.
2.2. Nhóm cơ cổ
Gồm các cơ ở vùng cổ và vùng gáy.
Tham gia thực hiện các động tác ngả đầu, nghiêng đầu, quay đầu.
2.3. Nhóm cơ mình: gồm
- Cơ ngực: Gồm các cơ ở vùng ngực (cơ hô hấp): cơ ngực lớn, cơ ngực bé, cơ dưới đòn,
cơ liên sườn, cơ hoành.
Chức năng: nâng, hạ lồng ngực.
- Cơ lưng: Gồm các cơ nằm dọc cột sống, bám vào các mấu đốt sống.
Tác dụng: uốn cột sống thẳng, làm cong cột sống ra phía sau hoặc cong về 1 bên.
- Cơ bụng: Gồm các cơ nằm ở bụng và thắt lưng, gồm cơ thẳng bụng, cơ tháp, cơ chéo
trong, cơ chéo ngoài, cơ ngang bụng…)
Tác dụng: giúp cúi mình, ngửa mình, xoay mình.
2.4. Nhóm cơ chi: gồm cơ chi trên và cơ chi dưới
118
Cấu tạo 2 vùng cơ này tương đối giống nhau nhưng do chức năng khác nhau nên chúng
có vài điểm khác nhau.
Chi trên là cơ quan lao động: cơ nhẹ, nhỏ, vận động nhanh nhẹn, dễ dàng.
Chi dưới là cơ quan vận chuyển, đồng thời chịu sức nặng của toàn thân nên cơ to khoẻ.
3. Đặc điểm cơ trẻ
3.1. Đặc điểm cấu tạo
- Hình dạng, cấu tạo các cơ ở trẻ đã có sẵn từ thời kỳ bào thai, sau này chỉ phát triển dần
về chiều dài và chiều dày.
- Cơ của trẻ em phát triển yếu, trọng lượng cơ nhỏ. Trọng lượng cơ tăng dần theo lứa
tuổi.
Ví dụ: Trẻ sơ sinh, trọng lượng cơ chiếm 10 - 12 % trọng lượng cơ thể
4 tháng : 16 %
6tuổi: 23 %
8 tuổi: 28 %
14 tuổi: 30 %
18 - 28 tuổi: 40 %
- Sợi cơ của trẻ mảnh, ngắn
Đường kính sợi cơ: ở trẻ sơ sinh: 0,1 - 0,15 mm, 3 - 4 tuổi gấp 2 - 3 lần, tuổi trưởng
thành gấp 5 lần
- Cơ trẻ có nhiều nước, ít đạm, ít mỡ, do đó khi trẻ bị tiêu chảy mất nước nhiều thì sụt
cân nhanh.
- Lực cơ trẻ yếu, trẻ làm việc nhanh mệt.
3.2. Đặc điểm phát triển
- Cơ của trẻ phát triển không đồng đều, các cơ lớn (đùi, vai, cánh tay) phát triển trước,
các cơ nhỏ (cơ lòng bàn tay) phát triển sau. Do đó trẻ nhỏ chưa làm được những động tác tỷ
mỷ, khéo léo. Đến 15 tuổi cơ trẻ mới phát triển đầy đủ.
- Sự phát triển của các nhóm cơ phụ thuộc vào mức độ hoạt động của chúng, nhóm nào
hoạt động nhiều thì tốc độ phát triển nhanh.
Sự phát triển cơ còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng.
4. Sự phát triển vận động của trẻ
- Giai đoạn bào thai
Cuối tháng thứ 2: cơ có khả năng co
Cuối thàng thứ 3: thai nhi có thể nắm tay lại khi chạm nhẹ vào bàn tay
Tháng 4: cơ chân tay co duỗi nhẹ “thai máy”
Tháng 6 - 7: có sự phối hợp sơ bộ các cử động co duỗi chân tay, cử động đầu…(thai
đạp)
- Từ khi ra đời
119
Trẻ sơ sinh: tích cực vận động tay chân, dần biết quay đầu, quay bụng, nghiêng người
Trẻ 2 tháng: biết quay đầu về phía có ánh sáng và tiếng động, khi nằm sấp nó nghiêng
đầu lên 1 chút
Trẻ 3 tháng: biết lẫy, cử động chân tay trở nên phức tạp
Trẻ 5 tháng: trẻ biểt với, tóm đồ chơi cho vào miệng
Trẻ 6 - 7 tháng: biết ngồi
Trẻ 8 - 9 tháng: biết bò bằng cả tay và chân, biết vịn vào đồ vật để đứng lên
Trẻ 9 - 12 tháng: biết đi
- Từ khi biết đi: hệ vận động của trẻ thay đổi cơ bản
+ Các cơ duỗi tăng trương lực và khả năng co.
+ Các đoạn cong của cột sống ổn định, đảm bảo sự cân bằng và có tác dụng đàn hồi khi
chạy nhảy, đi lại và làm giảm nhẹ hoạt động của các cơ khi đứng lên.
III. TƯ THẾ
1. Khái niệm
Tư thế là phong thái quen thuộc khi ngồi đứng, đi và được hình thành từ tuổi ấu thơ.
2. Các loại tư thế
2.1.Tư thế đúng (tư thế bình thường)
- Khái niệm: Là tư thế bình thường thuận lợi nhất đối với hệ vận động cũng như toàn bộ
cơ thể trong việc thực hiện các hoạt động chức năng của chúng.
- Dấu hiệu:
Cột sống có độ cong tự nhiên (không vẹo, gù).
Hai vai mở rộng, cân xứng (đi đứng không lệch).
Hai chân thẳng (không vòng kiềng).
Vòm gan bàn chân bình thường (không bẹt).
- Tư thế đẹp: thân hình cân đối, đầu giữ thẳng, bụng thon, cử động gọn, chính xác.
2.2. Tư thế sai lệch (tư thế không bình thường)
- Khái niệm: Là tư thế không thuận lợi cho bộ máy vận động và các cơ quan khi thực
hiện chức năng của chúng.
- Các tư thế sai lệch
+ So vai:
Hệ cơ kém phát triển, cơ lưng, cơ đầu, cơ cổ ngả về phía trước.
Lồng ngực lép, vai nhô ra trước, bụng hơi phình to ra.
+ Gù lưng:
Hệ cơ phát triển yếu, các dây chằng kém đàn hồi làm cho độ cong tự nhiên của cột sống
ở vùng lưng tăng.
+ Ưỡn bụng:
Cột sống vùng hông tăng nhiều về trước, bụng ưỡn ra trước.
120
+ Vẹo lưng:
Hai vai, xương bả vai, các xương chậu không cân xứng.
- Nguyên nhân tư thế sai lệch: Ở tuổi MG sự hỏng tư thế thường do:
+ Trẻ có thể lực phát triển yếu, bị bệnh còi xương, bệnh lao, tai & mắt kém phat triển.
+ Điều kiện sinh hoạt & chăm sóc không phù hợp.
• Trẻ phải lâu một chỗ.
• Bàn ghế không phù hợp lứa tuổi.
• Do cha mẹ, cô giáo chưa kịp thời uốn nắn các tư thế lệch lạc cho trẻ khi đi, đứng,
nằm ngồi.
- Tác hại:
Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hệ vận động.
Gây trở ngại cho hoạt động của tim, phổi.
Làm giảm gây cho trẻ mệt mỏi, nhức đầu, uể oải, ngại vận động.
Gây biến dạng bộ xương.
Ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
3. Đề phòng những sai lệch về tư thế
- Cho trẻ tập thể dục thường xuyên, chơi các trò chơi vận động, dạo chơi nơi thoáng khí.
- Không cho trẻ nằm giường có nệm quá mềm, độ cong lõm, hoặc nằm 1 tư thế quá lâu.
- Tránh yêu cầu trẻ thực hiện các hoạt động không phù hợp với lứa tuổi (trẻ 3 tháng bắt
đứng, dưới 6 tháng bắt ngồi, 9-10 tháng đứng lâu…)
- Không cho trẻ đi bộ quá lâu, mang vác các vật nặng, lệch.
- Bàn ghế phù hợp với kích thước cơ thể trẻ.
- Khoảng cách giữa các bàn ghế vừa phải để các cháu ra vào dễ dàng.
- Thường xuyên uốn nắn tư thế cho trẻ.
IV. BẢO VỆ HỆ VẬN ĐỘNG, RÈN LUYỆN CƠ XƯƠNG
Bồi dưỡng thể lực cho trẻ bằng chế độ ăn uống hợp lý (đủ lượng, đủ chất phù hợp độ
tuổi).
Trang phục hợp vệ sinh.
Luyện tập hệ vận động bằng các bài tập vận động và thể dục, thể thao có hệ thống phù
hợp với độ tuổi.

121
Chương 8. SỰ DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM.
A. HỆ HÔ HẤP
I. TẦM QUAN TRỌNG
- Tiếp nhận oxy và thải khí cacbonnic cho cơ thể.
- Tham gia vào việc phát âm.
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN HÔ HẤP.
Gồm hai bộ phận
1. Đường dẫn khí
Là một loạt các đường ống có đường kính khác nhau làm nhiệm vụ dẫn không khí từ
ngoài vào phổi và ngược lại từ phổi ra ngoài. Bao gồm:
1.1. Khoang mũi
Trong khoang mũi có lông mũi, niêm mạc mũi, mao mạch, tuyến nhầy.
Vai trò: - Lọc sạch, làm ấm, làm ẩm không khí và diệt khuẩn.
- Tiếp nhận các kích thích là mùi nhờ các tổ chức thần kinh trên thành của khoang mũi
1.2. Thanh quản
Gồm nhiều mảnh sụn: sụn nhẫn, sụn phễu, sụn giáp, sụn thanh thiệt liên kết với nhau
bằng cơ và dây chằng.
Bên trong của thanh quản có lót 1 lớp niêm mạc, trên bề mặt lớp niêm mạc ở mỗi bên
có 2 nếp gấp, đó là các dây thanh âm. Giữa 2 dây thanh âm cùng bên có 1 rãnh lõm xuống
gọi là buồng thanh quản. Khoảng trống giữa 2 thanh âm ở 2 bên gọi là thanh môn
Do áp lực luồng không khí đi qua thanh quản làm căng (hoặc giãn) dây thanh âm làm
thanh môn lúc mở, lúc khép và phát ra âm thanh.
Vai trò: Dẫn khí và phát âm thanh.
1.3. Khí quản
Là một ống hình trụ gồm 16 đến 20 vành sụn hình chữ C xếp chồng lên nhau, mặt trong
khí quản có các tế bào có tiêm mao và tế bào tiết dịch nhầy.
Vai trò: lọc sạch không khí và dẫn khí vào phế quản.
1.4. Phế quản
Gồm hai phế quản trái, phải đi vào hai lá phổi. Phế quản ở mỗi bên lại chia thành các
phế quản thùy (phổi trái có hai phế quản thùy, phổi phải có ba phế quản thùy).
Phế quản thùy lại chia thành nhiều tiểu phế quản thùy đi vào các tiểu thùy phổi.
Phế quản có cấu tạo giống như khí quản, nhưng các vòng sụn tròn hoàn toàn.
Vai trò: Dẫn không khí.
2. Bộ phận hô hấp
Là hai lá phổi nằm trong lồng ngực, phía sau sát với xương sườn.
Trọng lượng 1 - 1,5 kg. Thể tích 1400 - 1500 cm3
Diện tích bề mặt hô hấp 80 - 100 m2
122
2.1.Cấu tạo
Mỗi lá phổi bao gồm: các thùy phổi, tiểu thùy, phế nang và màng phổi bao bọc.
* Màng phổi
Bên ngoài mỗi lá phổi bao bọc bởi màng phổi, gồm hai lớp: Lớp ngoài (lá thành) dính
vào thành ngực, lớp trong (lá tạng) bao lấy phổi và dính vào phổi, giữa hai lớp màng là dịch
phổi, có tác dụng làm giảm ma sát và tránh sự va chạm của phổi với thành ngực.
* Thùy phổi và phế nang
- Mỗi lá phổi chia thành các thùy phổi, phổi phải ba thùy, phổi trái hai thùy. Các thùy
phổi lại phân chia thành các tiểu thùy phổi. Mỗi tiểu thùy phổi có tiểu phế quản, tận cùng
các tiểu phế quản là tiền đình. Từ tiền đình tỏa ra nhiều thùy phễu. Thành của các thùy
phễu được tạo bởi các phế nang.
- Phế nang: là những túi khí nhỏ (700 triệu - 800 triệu/ 2 lá phổi) đường kính 0,1 - 0,2
mm. Thành phế nang có những sợi đàn hồi và 1 lớp tế bào biểu bì dẹt có khả năng thực bào
và tiêu hủy những tế bào lạ. Bao quanh phế nang là mạng lưới mao mạch dày đặc.
Phế nang là nơi thực hiện sự trao đổi khí.
2.2. Vai trò: Phổi là cơ quan trao đổi khí.
III. HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
1. Cử động hô hấp
Gồm động tác hít vào và động tác thở ra. Trong đó động tác hít vào là quá trình tích
cực, chủ động, thở ra là quá trình thụ động.
Mỗi lần thở ra và hít vào gọi là 1 nhịp thở.
1.1. Hít vào
1.1.1 Hít vào thông thường
Do các cơ hô hấp co (cơ liên sườn ngoài, cơ nâng sườn, cơ hoành) làm thể tích lồng
ngực tăng, áp suất lồng ngực giảm, làm hai lá phổi mở rộng, không khí đi vào các phế nang
qua đường dẫn khí.
Mỗi lần hít vào thông thường, người trưởng thành lấy được 500 ml không khí.
1.1.2 Hít vào gắng sức (hít vào thật mạnh)
Khi cố gắng hít vào thật mạnh, các cơ hô hấp co mạnh và một số cơ khác ở ngực cũng
co (cơ ức đòn chũm, cơ ngực, cơ treo…) làm lồng ngực giãn rộng, áp lực không khí trong
phổi hạ thấp, không khí tràn vào phổi rất nhiều đến tận các phế nang.
Mỗi lần hít vào gắng sức, người trưởng thành lấy được 2,5 - 3,5 lít không khí.
1.2.Thở ra
1.2.1. Thở ra thông thường
Do các cơ hô hấp giãn, làm thể tích lồng ngực giảm, áp suất trong xoang bao phổi và
trong xoang bụng tăng, làm hai lá phổi xẹp xuống, không khí trong phổi bị ép tống ra ngoài
qua đường dẫn khí.
123
Mỗi lần thở ra thông thường, người trưởng thành thải ra 500 ml không khí.
Lượng không khí trao đổi trong mỗi cử động hô hấp thường gọi là dung lượng hô hấp (ở
người trưởng thành là 500 ml).
Mỗi lần thở ra và hít vào gọi là 1 nhịp thở.
1.2.2. Thở ra cố gắng (thở ra tận lực)
Khi cố gắng thở ra hết sức, các cơ hô hấp giãn mạnh và một số cơ khác co (chủ yếu cơ
ở thành bụng) làm cho lồng ngực thu hẹp lại, lượng không khí trong phổi tống ra ngoài
nhiều hơn, lượng khí đọng còn lại ít hơn.
Mỗi lần thở ra gắng sức, người trưởng thành thải ra 2,5 - 3,5 lít không khí.
Lượng không khí trao đổi trong mỗi cử động hô hấp gắng sức gọi là dung lượng hoạt
động (dung tích sống), ở người trưởng thành là 2,5 - 3,5 lít.
Ho và hắt hơi là những phản xạ tự vệ đặc biệt để ngăn chặn hay tống ra ngoài những
yếu tố có hại. Đó chính là những phản xạ thở ra mạnh và đột ngột khi màng nhầy của
khoang mũi hay khí quản, phế quản bị kích thích. Đó là những phản xạ bình thường và đi
qua nhanh chóng.
2. Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
2.1. Sự trao đổi khí ở phổi
Là sự trao đổi khí giữa không khí trong phổi và các chất khí trong máu đến phổi.
Được thực hiện qua bề mặt của phế nang .
Dựa trên hiện tượng khuếch tán các chất khí từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp
thấp.
Cơ chế:
Máu chảy xung quanh các phế nang ở phổi là máu từ tĩnh mạch chảy về tim và được
đưa lên phổi nên có tỷ lệ oxi thấp (phân áp của O2: 37 - 40 mmHg), tỷ lệ CO2 cao (phân áp
CO2: 46 mmHg).
Không khí trong phế nang là không khí mới hít vào nên có tỷ lệ oxi cao (phân áp của
khí O2: 107 - 110 mmHg), CO2 thấp (phân áp của khí CO2: 40 mmHg).
Do có sự chênh lệch về phân áp của các chất khí ở phế nang và ở máu nên sự trao đổi
các chất khí xảy ra, các chất khí khuếch tán từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp
thấp, theo sơ đồ:
Các chất khí Phế nang Máu đến
phổi
Oxy (O2) 107 - 110mmHg 37 - 40
→ mmHg
Cacbonic 40 mmHg  46 mmHg
(CO2)

124
Kết quả:
Máu đến phổi có màu đỏ sẫm (có nhiều CO2 ), sau khi trao đổi, trở thành máu đỏ tươi
(có nhiều oxy) ra khỏi phổi trở về tâm nhĩ trái qua tĩnh mạch phổi.
Phế nang nhận CO2 từ máu rồi CO2 được thải ra ngoài qua động tác thở ra.
2.2. Trao đổi khí ở tế bào (sự hô hấp trong)
Là sự trao đổi khí giữa các tế bào và máu
Dựa trên hiện tượng khuếch tán các chất khí từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp
thấp.
Cơ chế:
- Tế bào luôn tiêu dùng oxi và thải ra CO2 nên ở tế bào tỷ lệ oxi thấp (P: 0 mmHg),
CO2 cao (P: 60 - 70 mmHg).
- Máu ở mao mạch chảy xung quanh các tế bào là máu động mạch chủ giàu oxi (P: 100
mmHg) và ít CO2 (P: 40 mmHg).
Do có sự chênh lệch về phân áp của các chất khí giữa máu và tế bào nên xảy ra hiện
tượng khuyếch tán các chất khí theo sơ đồ:
Các chất khí Máu mao mạch Tế bào
Oxy (O2 ) 100 mmHg 0 mmHg

Cacbonic(CO2 40 mmHg 60 - 70 mmHg
) 
Kết quả:
Máu đỏ tươi khi qua tế bào đã nhường oxy và nhận khí cacbonic trở thành máu đỏ sẫm
rồi theo tĩnh mạch về tim (tâm nhĩ phải).
Tế bào nhận được khí oxy từ máu và thải khí cacbonnic vào máu.
IV. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP VÀ HOẠT ĐỘNG HÔ
HẤP Ở TRẺ EM.
1. Đặc điểm cấu tạo các cơ quan hô hấp
1.1. Khoang mũi
Ở trẻ em, khoang mũi nhỏ, ngắn nên không khí hít vào không được sưởi ấm, lọc sạch
một cách đầy đủ.
Niêm mạc mũi mềm, mịn, nhiều mạch máu nên dễ bị xây xát viêm nhiễm gây sưng tấy,
phù nề gây sổ mũi, khó thở.
1.2. Họng
Trẻ dưới một tuổi vòng bạch huyết thanh quản ít phát triển, amidan còn nhỏ nên ít bị
viêm.
Vòng bạch huyết quanh mũi hầu (V.A) phát triển mạnh nên dễ viêm.
Trẻ trên một tuổi amidan phát triển, vòng bạch huyết mũi hầu nhỏ dần.
125
1.3. Thanh quản
Ở trẻ nhỏ, khe thanh âm hẹp và ngắn, niêm mạc mềm mỏng nhiều mạch máu và mạch
bạch huyết, sụn thanh quản mềm dẻo, do đó khi trẻ bị viêm nhiễm, khe thanh âm dễ bị co
thắt làm trẻ khó thở.
Các dây thanh âm của trẻ ngắn nên giọng trẻ cao. Từ 12 tuổi dây thanh âm của bé trai
dài hơn bé gái nên giọng bé trai biến đổi (vỡ tiếng).
1.4. Khí quản, phế quản
Ở trẻ nhỏ phế quản phải rộngvà thẳng hơn phế quản trái nên dị vật dễ rơi vào phổi phải.
Khí quản, phế quản có đường kính nhỏ, đàn hồi kém, vòng sụn mềm, dễ biến dạng nên
khi bị viêm nhiễm làm trẻ khó thở.
1.5. Phổi
- Lớn dần theo tuổi
+ Trọng lượng: sơ sinh 50 - 60 g, 6 tháng nặng gấp đôi, 1 tuổi nặng gấp 3; 12 tuổi nặng
gấp 10 (500 g)
+ Thể tích: sơ sinh: 70 cm3; 15 tuổi : 700 cm3;
- Số lượng phế nang ít: sơ sinh 30 triệu, 7 tuổi 300 triệu.
- Kích thước phế nang nhỏ (0,05 - 0,1 mm).
- Mạng lưới mao mạch ở phổi nhiều, nên diện tích tiếp xúc giữa máu và không khí phế
nang lớn hơn ở người lớn, nhưng khi bị viêm nhiễm thì dễ bị xung huyết.
- Phổi trẻ ít đàn hồi nên dễ bị xẹp phổi, giãn tiểu phế quản khi bị viêm phổi, ho gà..
- Màng phổi mỏng dễ bị giãn, nên ở trẻ em dễ bị tràn khí, tràn dịch màng phổi.
2. Đặc điểm hoạt động hô hấp của trẻ em
- Nhịp thở:
Trẻ càng nhỏ nhịp thở càng nhanh do số lượng phế nang ít, kích thước nhỏ, ít đàn hồi,
các cơ hô hấp yếu, phổi chưa phát triển đầy đủ, nhu cầu oxi của trẻ cao.
Trẻ sơ sinh: 40 - 60 nhịp/ phút
1 tuổi: 30 - 35 nhịp/ phút
2 tuổi: 25 - 30 nhịp/ phút
7 tuổi: 20 - 25 nhịp/ phút.
Trẻ càng lớn nhịp thở chậm dần, trẻ thở sâu hơn, dung lượng hô hấp tăng.
Dung lượng hô hấp: Trẻ sơ sinh: 20 ml; 1 tuổi: 80 ml; 5 tuổi: 285 ml; 12 tuổi: 375 ml.
- Thành phần khí thở ra ít CO2, nhiều O2 hơn người lớn.
Người lớn: CO2: 4,1 %, O2: 16,4 %,
Trẻ em: CO2: 2,4 %, O2: 18 %
- Trung khu hô hấp dễ bị hưng phấn nên trẻ dễ thở nhanh khi bị xúc động, khi hoạt động
mạnh, khi trời nóng, sốt.

126
- Kiểu thở: trẻ dưới 1 tuổi: thở bụng, trẻ 2 tuổi: thở ngực và bụng, từ 10 tuổi: nam thở
bụng, nữ thở ngực.
- Dung tích sống tăng dần theo tuổi: trẻ 5 - 6 tuổi: 700 – 800 ml; 9 - 10 tuổi: 1500 -
1600 ml; 14 - 16 tuổi: 2500 - 2600 ml.
- Sự trao đổi khí ở trẻ diễn ra mạnh hơn ở người lớn do cường độ trao đổi chất của trẻ
mạnh, lượng khí hít vào/1 phút/1kg cân nặng ở trẻ cao hơn người lớn.
V. VỆ SINH HÔ HẤP
- Dạy trẻ thở đúng.
- Rèn luyện thở nhịp nhàng.
- Sinh hoạt vui chơi, nghỉ ngơi nơi không khí thoáng, sạch.
- Giáo dục trẻ không hút thuốc, không sử dụng ma túy.
- Rèn luyện các tư thế đúng.
- Thường xuyên vận động cơ thể: Thể dục thể thao, lao động, vui chơi phù hợp.
- Giữ gìn bảo vệ cơ quan hô hấp tránh bệnh tật, tránh các tác động cơ học.
B. HỆ TIÊU HÓA
I. CẤU TẠO HỆ TIÊU HÓA
Hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
1.Ống tiêu hóa
1.1. Khoang miệng
* Răng: có ba loại (răng cửa, răng nanh, răng hàm)
- Cấu tạo: mỗi răng gồm thân răng, cổ răng, chân răng.
Ngoài là men răng, trong là ngà răng, giữa là tủy răng có dây thần kinh và mạch máu.
- Vai trò: cắn, xé, nghiền thức ăn và tham gia vào việc phát âm.
* Lưỡi: cấu tạo bằng nhiều cơ nên rất linh động.
- Vai trò: + Đảo trộn thức ăn khi nhai, đẩy thức ăn xuống hầu.
+ Là cơ quan vị giác.
+ Tham gia vào việc phát âm.
1.2. Hầu
Hình ống dài 12 cm, dẫn thức ăn vào thực quản, dẫn không khí vào khí quản.
1.3. Thực quản
Hình ống dài 25 cm dẫn thức ăn xuống dạ dày.
1.4. Dạ dày
Là cơ quan tiêu hóa rộng nhất.
Phần trên nối với thực quản là tâm vị, phần dưới nối với tá tràng là môn vị.
Thành dạ dày có ba lớp, ngoài là thanh mạc, giữa là cơ trơn (cơ dọc, cơ vòng cơ xiên),
trong là lớpniêm mạc có nhiều nếp gấp (để tăng thể tích khi chứa thức ăn)
Nhiệm vụ: chứa thức ăn, biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hóa học.
127
1.5. Ruột non
Dài từ 5 - 6 m gồm ba đoạn.
Tá tràng: dài 25 - 30 cm, thành tá tràng có lỗ đổ của dịch tụy, dịch gan (mật).
Hổng tràng dài 2 m, hồi tràng là phần còn lại.
Thành ruột gồm ba lớp: Ngoài cùng là thanh mạc, giữa là cơ trơn (cơ dọc và cơ vòng ),
trong là niêm mạc Bề mặt niêm mạc có nhiều lông ruột. Lông ruột có nhiều mạch máu và
mạch bạch huyết. Lông ruột là nơi diễn ra quá trình hấp thu và vận chuyển các chất dinh
dưỡng vào máu và mạch bạch huyết.
1.6. Ruột già
Dài từ 1,3 - 1,5 m, gồm:
Ruột tịt (manh tràng): thành sau là ruột thừa dài khoảng 5 - 8 cm
Ruột già chính thức (đại tràng): gồm ba đoạn (đoạn lên, đoạn nằm ngang, đoạn đi
xuống).
Ruột thẳng (trực tràng): dài khoảng 20 - 25 cm nối với hậu môn.
2. Các tuyến tiêu hóa
2.1. Tuyến nước bọt
Gồm ba đôi (đôi mang tai, đôi dưới lưỡi, đôi dưới hàm), mỗi ngày tiết khỏang 600 - 700
ml nước bọt. Trong nước bọt có men Ptyalin tiêu hóa tinh bột.
Vai trò của nước bọt: làm nhão thức ăn, biến đổi thức ăn và bảo vệ khoang miệng.
2.2. Tuyến tụy
Dài 20 cm, màu xám hồng nằm trong khoang bụng.
Phần vỏ tiết ra dịch tụy có các men tiêu hóa đổ vào tá tràng qua ống dẫn tụy.
Phần tủy tiết ra hoocmon Insulin đi vào máu.
2.3. Gan
Là tuyến lớn nhất của cơ thể (nặng 1,2 - 1,5 kg), màu nâu, nằm trong khoang bụng ngay
dưới cơ hoành về bên phải.
Gan tiết ra dịch mật chứa trong túi mật và đổ vào tá tràng qua ống dẫn mật.
Mật có tác dụng trong quá trình tiêu hóa Lipit, Protein, Gluxit.
Gan là nơi trung hòa độc tố, tiêu hủy hồng cầu già, chuyển hóa các chất, dự trữ
glycozen.
2.4. Tuyến vị (tuyến dạ dày)
Có khoảng 5 triệu tuyến (đó là những tế bào) nằm trong lớp niêm mạc dạ dày tiết ra
dịch vị có men tiêu hóa và axit HCl.
3. Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa ở trẻ em
3.1. Ống tiêu hóa

128
* Miệng
Trẻ sơ sinh miệng nhỏ, lưỡi lớn, dày, niêm mạc mỏng, có nhiều mao mạch, cơ môi phát
triển. Tuyến nước bọt, 3 - 4 tháng mới phát triển. Nước bọt có độ axit nhẹ, số lượng ít.Răng
sữa mọc từ tháng thứ 6 đến 2 tuổi.
Thay răng: 6 - 7 tuổi bắt đầu thay răng sữa và mọc thêm 4 răng hàm thứ nhất.
12 - 13 tuổi kết thúc thay răng và mọc thêm 4 răng hàm thứ hai.
17 - 25 tuổi mọc thêm 4 răng hàm thứ ba.
* Thực quản
Dài và hẹp.1 tuổi dài 10 cm; 5 tuổi: 12 cm; 15 tuổi: 25 cm.
Đường kính: sơ sinh: 5 - 7 mm; 1 tuổi: 9 mm; 2 tuổi: 10 mm.
Thành thực quản mỏng, ít đàn hồi, nhiều mạch máu, chất nhầy trong thực quản ít, nên
trẻ dễ bị hóc, bị nghẹn khi ăn.
Thời hạn mọc răng sữa và răng vĩnh viễn
Các loại rang Thời hạn mọc răng
Răng sữa Răng vĩnh viễn
Các răng cửa giữa 6 - 8 tháng 6 - 7 tuổi
Các răng cửa bên 7 - 10 tháng 8 - 9 tuổi
Các răng nanh 14 - 18 tháng 10 - 12 tuổi
Các răng hàm nhỏ 1 12 - 14 tháng 10 - 11 tuổi
Các răng hàm nhỏ 2 20 - 30 tháng 11 tuổi
Các răng hàm lớn 1 6 - 7 tuổi
Các răng hàm lớn 2 12 - 13 tuổi
Các răng hàm lớn 3 17 - 25 tuổi
Các răng khôn Sau 25 tuổi
* Dạ dày
Ở trẻ nhỏ, dạ dày nằm ngang ở hạ sườn trái,1 tuổi dạ dày thẳng đứng, 4 - 5 tuổi có vị trí,
hình dạng như người lớn (2/3 phía trên đứng, 1/3 phía dưới nằm ngang).
Thể tích dạ dày lớn nhanh, sơ sinh: 30 - 40 ml, 1 tuần: 40 – 50 ml, 3 tháng: 100 ml,
1 tuổi: 250 ml, 6 tuổi 1000 - 1100 ml.
Ở trẻ nhỏ lớp cơ ở dạ dày chưa phát triển → thức ăn phải mềm, cơ thắt tâm vị yếu, lỗ
tâm vị rộng nên trẻ dễ bị nôn (trớ) thức ăn.
* Ruột
Ruột trẻ dài có nhiều mạch máu, chiều dài của ruột trong sáu tháng đầu bằng sáu lần
chiều dài cơ thể.Màng treo ruột dài, lỏng lẻo nên trẻ dễ bị lồng ruột, xoắn ruột.
Ở trẻ nhỏ lớp niêm mạc ở ruột non rất phát triển, diện tích hấp thu lớn, mạch máu nhiều,
do đó trẻ nhỏ dễ hấp thu 1 số sản phẩm trung gian của quá trình tiêu hóa và vi khuẩn cũng

129
dễ dàng xâm nhập.Vì vậy khi thức ăn không đảm bảo chất lượng hoặc khi trẻ bị rối loạn vi
khuẩn đường ruột thì trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy.
Manh tràng ngắn và di động nên vị trí của ruột thừa không ổn định, khó chuẩn đoán khi
bị viêm. Trực tràng dài, lớp niêm mạc lỏng lẻo nên trẻ dễ bị sa trực tràng nhất là khi bị kiết
lị và ho gà.
Ở trẻ nhỏ cơ vân chưa phát triển, hệ thần kinh chưa hoàn thiện, động tác đại tiện của trẻ
chưa chủ động. Trẻ càng lớn, cơ vân và hệ thần kinh phát triển hoàn thiện, cùng với sự rèn
luyện, giáo dục của người lớn, động tác đại tiện của trẻ trở nên có chủ định.
3.2. Các tuyến tiêu hóa
* Tuyến nước bọt
Ở trẻ sơ sinh tuyến nước bọt chưa được biệt hóa. Tháng thứ 3 - 4 mới phát triển hoàn
toàn. Do đó ở trẻ em không cho ăn bột sớm.
* Tuyến dạ dày
Ở trẻ nhỏ, hàm lượng và hoạt tính men prezua cao. Men pepxin hoạt động kém. Độ axit
ở dạ dày thấp. Men Lipaza hoạt động tiêu hóa Lipit của sữa, trứng đã nhũ tương hóa.
Trẻ càng lớn độ axit trong dạ dày càng cao, hàm lượng và hoạt tính của men pepxin
tăng dần, hoạt tính của men prezua giảm dần.
Sự bài tiết dịch vị của trẻ tăng dần theo tuổi. 5-6 tuổi gần bằng người lớn.
* Tuyến tụy
Ở trẻ em, tuyến tụy hoạt động ngay từ lúc mới sinh, dịch tụy có đủ các men tiêu hóa,
nhưng hoạt tính của các men chưa cao, đến 2 tuổi mới đạt được như người lớn.
* Tuyến gan
Gan của trẻ tương đối lớn so với khối lượng cơ thể.
Ở trẻ sơ sinh gan chiếm 4,4 % khối lượng cơ thể, 10 tháng khối lượng tăng gấp đôi, 3
tuổi tăng gấp 3, dậy thì phát triển mạnh nhất chiếm 2,4 % khối lượng cơ thể.
Gan của trẻ dễ bị di động và dễ bị thay đổi vị trí theo tư thế hoặc bị chèn ép.
Chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện nên khi nhiễm độc, nhiễm khuẩn, dễ có phản
ứng ở gan, gan dễ bị thoái hóa mỡ.
II. SỰ TIÊU HÓA THỨC ĂN TRONG ỐNG TIÊU HÓA CỦA TRẺ
1. Tiêu hóa ở miệng
* Tiêu hóa lý học:
- Thức ăn được nhai nát, nghiền nhỏ và thấm nước bọt.
- Trẻ nhỏ nhai kém do răng chưa phát triển.
* Tiêu hóa hóa học:
- Một phần tinh bột được biến đổi thành đường manto dưới tác dụng của men ptyalin,
amilaza trong nước bọt.

130
- Trẻ dưới 4 tháng chưa tiêu hóa được tinh bột vì tuyến nước bọt chưa phát triển, nước
bọt tiết ít, hoạt tính của men kém.
2. Tiêu hóa ở dạ dày
Thức ăn tới dạ dày được lưu giữ lại, thời gian lưu trữ phụ thuộc vào bản chất thức ăn.
Ví dụ: glucoza: 3 - 4 giờ, protein: 5 - 6 giờ, sữa mẹ: 2 - 2,5 giờ…., lứa tuổi, giới tính,
trạng thái cơ thể, tâm lý, cách chế biến…
Thức ăn ở dạ dày tiếp tục được biến đổi cả lý học và hóa học.
- Tiêu hóa lý học: cơ dạ dày co bóp, thức ăn được nhào kĩ, nghiền nhỏ, trộn lẫn dịch vị.
- Tiêu hóa hóa học: Nhờ các men có trong dịch vị. 6 - 8 phút sau khi thức ăn vào dạ dày
tuyến vị bắt đầu tiết dịch vị. Dịch vị có các men tiêu hóa thức ăn:
+ Men pepxin: biến đổi một phần protein thành axit amin. Men pepxin hoạt động trong
môi trường pH: 2,2 - 1,8, nhưng ở trẻ nhỏ độ pH ở dạ dày cao (pH = 5 - 6) nên men này
hoạt động kém.Trẻ càng lớn pH trong dạ dày trẻ càng giảm, men này hoạt động tốt dần
+ Men prezua: tiêu hóa hết mọi protein trong sữa và nó hoạt động trong môi trường có
độ pH: 5 - 6,5. Trẻ càng lớn pH trong dạ dày trẻ càng giảm, men này dần dần mất tác
dụng.
+ Men lipaza: trong dịch vị có ít và nó chỉ hoạt động trong môi trường axit nhẹ (pH: 5 -
6) và có tác dụng biến đổi lipit của sữa, trứng (đã nhũ tương hóa) thành glyxerin và axit
béo. Trẻ càng lớn độ axit trong dạ dày tăng dần, men này dần dần mất tác dụng.
+ Ngoài ra khi thức ăn mới xuống dạ dày, dịch vị chưa ngấm vào thức ăn, thì tinh bột
vẫn tiếp tục được biến đổi thành đường dưới tác dụng của men có trong nước bọt.
3. Tiêu hóa ở ruột non
Thời gian thức ăn lưu lại trong ruột non khoảng 3 - 5 giờ.
- Tiêu hóa lý học:
Nhờ các cơ ở thành ruột non co bóp, thức ăn được nhào trộn ngấm dịch tụy, mật, ruột
và chuyển dần xuống phía dưới.
- Tiêu hóa hóa học:
+ Tác dụng của dịch tụy: Dịch tụy có đủ 3 loại men tiêu hóa protein, guxit, lipit. Các
men này hoạt động trong môi trường pH: 7 - 8, biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng
đơn giản
Men amilaza biến đổi tinh bột → đường mantozơ
Men mantaza biến đổi đường mantozơ → đường glucozơ.
Men tripxindaza biến đổi protein→ axit amin.
Men lipaza biến đổi lipit→ glixerin + axit béo.
+ Tác dụng của dịch ruột: dịch ruột chỉ tiết ra ở những phần ruột đang tiếp xúc với thức
ăn. Dịch ruột cũng có đủ 3 loại men tiêu hóa protein, gluxit, lipit. Các men này tiếp tục biến

131
đổi nốt phần thức ăn còn lại đến các sản phẩm cuối cùng là axit amin, đường glucozơ, axit
béo, glyxerin.
+ Tác dụng của dịch mật: dịch mật do gan tiết ra, dịch mật không có men tiêu hóa
nhưng có tác dụng:
- Làm tăng tác dụng của các men tiêu hóa trong dịch tụy, ruột
- Phân chia lipit thành những hạt nhỏ, làm tăng diện tích tiếp xúc của lipit với men
lipaza, giúp cho quá trình tiêu hóa lipit dễ dàng.
- Làm hấp thu dễ dàng các sản phẩm tiêu hóa của lipit: axit béo cùng với mật làm thành
1 hợp chất dễ dàng ngấm qua thành ruột vào máu.
III. SỰ HẤP THỤ THỨC ĂN ĐÃ TIÊU HÓA
1. Sự hấp thu thức ăn
- Là sự vận chuyển các sản phẩm tiêu hóa (nước, axit amin, axit béo, đường, vitamin...)
từ ống tiêu hóa vào máu.
- Cơ quan hấp thu:
+ Dạ dày: Hấp thu một ít nước và muối khoáng.
+ Ruột non: Là cơ quan hấp thu mạnh nhất, vì:
Ruột non có lớp niêm mạc phát triển, có nhiều nếp gấp, có hệ thống lông ruột dày đặc
làm tăng diện tích hấp thu (200 - 500 m2). Các tế bào hấp thu ở ruột non (lông ruột) có cấu
trúc thuận lợi cho sự vận chuyển các chất từ ống tiêu hóa vào máu.
Đến ruột non toàn bộ thức ăn đã được biến đổi thành những chất đơn giản để hấp thu
được dễ dàng.
+ Ruột già: hấp thu nước, một ít vitamin và muối khoáng.
2. Cơ chế hấp thu: có 2 cơ chế
- Cơ chế thụ động: Khi nồng độ các chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa cao hơn nồng
độ các chất dinh dưỡng trong máu, các chất này được vận chuyển dễ dàng từ từ ống tiêu
hóa qua màng ruột, thành mạch máu vào máu.
- Cơ chế chủ động: Khi nồng độ các chât dinh dưỡng ở trong ruột thấp hơn trong máu, các
chất dinh dưỡng này sẽ được gắn vào những chất vận chuyển, vì vậy chúng vẫn được hấp thu
vào máu. Ví dụ: vitamin B1 vận chuyển gluczơ, VTM B6 vận chuyển axit amin.
3. Đường đi của các chất dinh dưỡng
- Đường máu: Axit amin, glucozơ, nước, muối khoáng, vitamin và khoảng 30 % chất
béo được hấp thu vào máu, rồi vào tĩnh mạch ruột, đến gan, vào tĩnh mạch chủ dưới → về
tâm nhĩ phải.
- Đường bạch huyết: 70 % glixerin và axit béo được hấp thu qua thành ruột chúng tổng
hợp thành lipit cơ thể rồi vào mao mạch bạch huyết về tĩnh mạch bạch huyết đổ vào tĩnh
mạch chủ trên về tâm nhĩ phải.

132
4. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hấp thu
- Thành phần, nguồn gốc thức ăn: thức ăn có nguồn gốc động vật thường có tỷ lệ hấp
thu cao hơn thức ăn có nguồn gốc thực vật.
- Cách chế biến thức ăn: thức ăn nấu chín thường có tỷ lệ hấp thu cao hơn thức ăn chưa
nấu chín.
- Đặc điểm cơ thể trẻ: tuổi, sức khỏe, tâm lý…
IV. SỰ THẢI BÃ
Khi thức ăn xuống tới ruột già thì phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thu. Ruột
già chỉ hấp thu lại nước và 1 vài chất dinh dưỡng, chất bã được cô đặc lại, vi khuẩn phân
hủy các chất còn lại của thức ăn sau đó lên men tạo thành phân. Phân được tống ra ngoài
nhờ cử động nhu động của ruột già theo cơ chế phản xạ.
Ở trẻ nhỏ động tác đại tiện chưa chủ động vì hệ thần kinh chưa hoàn thiện. Số lần đại
tiện trong ngày giảm theo lứa tuổi, trẻ sơ sinh 4 - 5 lần/ ngày, trẻ dưới 1 tuổi 1 - 2 lần/ngày,
trẻ trên 1 tuổi 1 lần/ngày.
Tính chất của phân thay đổi theo chế độ ăn. Trẻ bú mẹ phân có màu vàng, sền sệt và có
mùi chua, trẻ ăn sữa ngoài thì phân màu nâu vàng, mùi thối và cứng.
V. CƠ SỞ SINH LÝ CỦA SỰ ĂN UỐNG
Hoạt động của cơ quan tiêu hóa phụ thuộc vào sự muốn ăn của cơ thể. Cảm giác muốn
ăn có liên quan đến hưng phấn của các trung khi thần kinh điều khiển ăn uống của não bộ,
từ đó liên quan đến sự tăng cường các phản xạ ăn uống. Vì vậy nếu ta không muốn ăn thì
dịch tiêu hóa sẽ tiết ra ít, thức ăn được tiêu hóa sẽ chậm hơn và ít có hiệu quả hơn.
Có nhiều biện pháp tạo ra sự muốn ăn cho cơ thể, một trong những biện pháp đó là hình
thành được phản xạ có điều kiện ăn uống về thời gian. Khi phản xạ này thành lập một cách
bền vững thì chỉ đến các giờ ăn quen thuộc, các cơ quan tiêu hóa bắt đầu tiết dịch trước khi
ăn. Khi đó ta có cảm giác muốn ăn và khi được ăn sẽ ngon miệng, đồng thời thức ăn được
tiêu hóa nhanh.
Ngoài ra, muốn có cảm giác muốn ăn thì phải tạo được hoàn cảnh ăn.
Ví dụ: dụng cụ ăn, phòng ăn sạch sẽ, thức ăn được sắp xếp đẹp mắt, lịch sự…Trong khi
ăn tạo bầu không khí vui tươi, yên tĩnh, nhẹ nhàng, tránh những tin tức gây xúc động mạnh
như cãi cọ, la mắng…
VI. VỆ SINH HỆ TIÊU HÓA
1. Tổ chức việc ăn uống hợp lí, khoa học cho trẻ, bằng cách lập khẩu phần ăn uống, xây dựng
thực đơn, chế biến thức ăn theo đúng độ tuổi, ăn đúng giờ, đúng bữa, không ăn vặt.
2. Rèn luyện cho trẻ các thói quen vệ sinh trước, trong và sau khi ăn.
3. Vệ sinh thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độc, phòng tránh tai nạn ăn uống.

133
C. HỆ TUẦN HOÀN
I. MÁU
1. Chức năng của máu
1.1. Chức năng hô hấp
Máu vận chuyển oxi từ phổi đến các tế bào, mô, cơ quan và cacbonic từ tế bào, mô, cơ
quan đến phổi để thải ra ngoài.
1.2. Chức năng dinh dưỡng
Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng (aminnoaxit, đường glucozơ, vitamin, muối
khoáng, axit béo… ) từ ống tiêu hóa đến các tế bào, mô, cơ quan.
1.3. Chức năng đào thải
Máu lưu thông khắp cơ thể lấy các chất cặn bã từ tế bào đưa đến các cơ quan bài tiết
(thận, phổi, tuyến mồ hôi) để thải ra ngoài.
1.4. Chức năng điều hòa hoạt động các cơ quan
Máu mang các chất tiết của các tuyến nội tiết (hoocmon) tới các cơ quan trong cơ thể,
các chất này kích thích làm tăng cường hoặc ức chế hoạt động của các cơ quan.
1.5. Chức năng bảo vệ
Trong máu có những tế bào bạch cầu có khả năng thực bào và tiêu diệt vi trùng.
Trong máu có các kháng thể, kháng độc để ngăn cản và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
1.6. Chức năng điều hoà thân nhiệt
Máu làm tăng hoặc giảm nhiệt cơ thể một cách nhanh chóng do trong máu có nhiều
nước.
2. Thành phần của máu
2.1. Huyết tương
Chiếm 45% thể tích máu, là một chất dịch hơi vàng, thành phần gồm: 90 % nước, 1%
muối (NaCl, Na2CO3), 7% protein (gồm albumin, globulin, fibrinogen), 0,1 % đường
glucozơ, kháng thể, CO2, O2, …
2.2. Tế bào máu
* Hồng cầu
Hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân, không có khả năng sinh sản.
Nơi sinh: tuỷ xương, tỳ, gan (1 giây có vài ngàn hồng cầu mới được sinh ra).
Số lượng: Nam: 4.200.000  210.000 /1 mm3 máu
Nữ: 3.800.000  160.000 /1 mm3 máu
Thời gian sống 30 - 40 ngày, tối đa 150ngày.
Thành phần gồm: huyết cầu tố (hêmôglôbin - Hb): 35 %, nước: 65 %
Nhiệm vụ: vận chuyển CO2, O2.
* Bạch cầu
- Có nhân, chuyển động được bằng chân giả theo kiểu amip.
134
- Số lượng: Nam: 7000  700 /1mm3 máu. Nữ: 6200  550 /1 mm3 máu.
- Các loại bạch cầu
+ Bạch cầu không hạt:
Trong chất nguyên sinh không có các hạt bắt màu khi nhuộm.
Nhân lớn không phân thùy.
Gồm: đại thực bào (bạch cầu đơn nhân) và bạch cầu lim phô.
+ Bạch cầu hạt: Trong chất nguyên sinh có các hạt bắt màu khi nhuộm.
Nhân phân thùy
Gồm: bạch cầu ưa axit (bắt màu hồng đỏ), bạch cầu ưa kiềm (bắt màu xanh tím), bạch
cầu trung tính (bắt màu đỏ nâu).
- Số lượng và các loại tỷ lệ các loại bạch cầu luôn thay đổi nhất là khi bị bệnh.
- Thời gian sống: từ 10 ngày đến vài tuần.
- Nơi sinh: tuỷ xương, gan, tỳ và hạch bạch huyết.
- Nhiệm vụ: bảo vệ cơ thể.
* Tiểu cầu
- Là những tiểu thể máu hình cầu nhỏ (2 - 3m), không nhân, không bền vững dễ bị phá
huỷ.
- Số lượng dao động nhiều. Trung bình: 200.000 - 400.000 /1 mm3 máu. Số lượng tiểu
cầu tăng khi ăn nhiều thịt, khi chảy máu, khi dị ứng. Số lượng giảm khi bị nhiễm trùng, bị
bệnh thiếu máu ác tính.
- Thời gian sống: 4 - 6 ngày.
- Vai trò: có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.
3. Nhóm máu
* Nhóm máu ABO: Năm 1900 Lanxteno đã phát hiện ra.
Trên màng hồng cầu có chất bị ngưng (ngưng nguyên, ngưng kết nguyên) giống như
những kháng nguyên. Có 2 loại chất bị ngưng là A và B.
Trong huyết tương có chất gây ngưng (ngưng tố - ngưng kết tố), giống như những
kháng thể, chúng có khả năng gây ngưng kết hồng cầu, có 2 loại chất gây ngưng là a và b.
Sự ngưng kết hồng cầuxảy ra khi a gặp A, b gặp B
Dựa trên hiện tượng ngưng kết hồng cầu mà người ta phát hiện ra ở người có 4 nhóm
máu: nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB, nhóm máu O. Sự phân bố chất bị ngưng
và chất gây ngưng trong 4 nhóm máu như sau:
Tên nhóm máu Chất bị Chất gây
ngưng ngưng
A A b
B B a

135
AB cả A và B Không có
O Không có cả a và b
Tỷ lệ nhóm máu ở người kinh:
O: 48,35 % A: 19,46 %
B: 27,94 % AB: 4,24 %
Sự truyền máu
Những người cùng nhóm máu truyền sang nhau dễ dàng.
Nhóm máu O: truyền sang cho mọi nhóm được, nhưng chỉ nhận được máu cùng nhóm
(nhóm chuyên cho)
Nhóm máu AB: nhận được máu của mọi nhóm nhưng chỉ truyền sang cùng nhóm
(nhóm chuyên nhận)

A
O AB
B
B

Sơ đồ truyền máu hệ ABO


* Nhóm máu Rhezus: Trên màng hồng cầu của người còn có nhân tố Rhezus. Người
có nhân tố Rhezus gọi là Rhezus dương (Rh+), người không có nhân tố này gọi là Rhezus
âm ( Rh-). Người có nhân tố Rh+ và Rh– không thể truyền cho nhau được dù 2 người có
cùng nhóm máu ABO có thể truyền cho nhau (theo sơ đồ truyền máu). Vì khi truyền máu
Rh+ cho người Rh-, máu Rh- sẽ sản xuất ra ngưng kết tố kháng Rhezus làm ngưng kết
hồng cầu (ngưng kết tố Rhezus này phát triển rất chậm phải 2 - 3 tháng sau khi nhận được
ngưng kết nguyên Rh+ nó mới hình thành). Tỷ lệ người Việt nam có nhân tố Rh+ là
99,93%, người không có nhân tố Rh là là 0,07%.
4. Đông máu
Ở người bình thường máu ra khỏi mạch 2 - 4 phút thì đông lại.
Cơ chế đông máu: khi các tổ chức bị tổn thương (mổ, tai nạn, bị thương…) máu chảy
qua vết thương, tiểu cầu vỡ ra, giải phóng men Tromboplastin. Men này cùng với Ca ++ (có
trong huyết tương) tác dụng lên fibrinogen ở huyết tương chuyển fibrinogen thành fibrin
(sợi huyết). Những sợi huyết này kết thành mạng lưới dày đặc giữ chặt các hồng cầu lại tạo
thành các cục máu đông và vắt ra ngoài huyết tương đã mất fibirinogen (gọi là huyết
thanh).

136
Tác dụng đông máu: tạo thành cục máu, bịt kín vết thương, tránh mất máu, ngăn cản sự
xâm nhập của vi khuẩn.
5.Sự miễn dịch
6. Đăc điểm máu trẻ em.
6.1. Sự tạo máu
* Giai đoạn bào thai:
- Cuối tuần 2, đầu tuần 3 của bào thai, những ổ máu đầu tiên ở túi rốn bắt đầu tạo máu.
- Tuần thứ 5: Máu tạo ở gan, chủ yếu là hồng cầu.
- Tuần 12: tủy xương bắt đầu tạo máu.
- Tháng thứ 4: lá lách bắt đầu tạo máu và chủ yếu là bạch cầu.
- Từ tháng thứ 5 trở đi: máu được tạo ở tuỷ xương là chủ yếu, chức năng tạo máu của
gan và lá lách giảm dần.
* Sau khi ra đời:
- Tuỷ xương là cơ quan tạo máu chủ yếu, đó là phần tuỷ đỏ ở khoang giữa các lớp chất
xốp của xương và khoang bên trong thân xương dài.
- Từ 4 tuổi trở đi tuỷ đỏ của các thân xương dài biến thành tuỷ vàng (do hiện tượng
thoái hoá mỡ) không tham gia tạo máu.
- Từ tuổi dậy thì sự tạo máu chủ yếu ở các đầu xương dài, các xương ngắn, xương dẹt,
xương sống.
- Sự tạo máu ở trẻ rất mạnh, nhưng không ổn định, nên trẻ dễ mắc các bệnh về máu
nhưng dễ phục hồi. Khi trẻ bị thiếu máu nặng, tuỷ vàng ở thân xương biến thành tuỷ đỏ để
tham gia tạo máu. Các cơ quan như gan, lá lách, thận cũng được huy động tạo máu nên
chúng thường to ra.
6.2. Đặc điểm về thành phần và tính chất của máu.
Thành phần máu theo lứa tuổi
Thành phần Sơ Bú Trẻ lớn Người
máu sinh mẹ lớn
Huyết sắc tố 100 - 75 - 80 - 90 100
(%) 145 85
Hồng cầu 5-6 3,2 - 4,5 - 5 5,0
3,5
Bạch cầu 12 - 8 - 12 7 - 10 6,8
20
Tiểu cầu 100 - 200 - 200 - 200 -
400 300 300 300
* Hồng cầu
- Trẻ sơ sinh: kích thước nhỏ, không đều, số lượng nhiều (5 - 6 triệu/ mm3 máu)
137
2 - 3 ngày sau khi sinh một số hồng cầu vỡ gây hiện tượng vàng da sinh lý.
- Trẻ dưới 1 tuổi: số lượng 3,2 - 3,5 triệu/ mm3 máu.
- Trẻ trên 1 tuổi: số lượng hồng cầu ổn định dần.
- Từ 3 tuổi trở đi số lượng đạt trên 4 triệu/ mm3 máu
* Bạch cầu: Trẻ càng nhỏ lượng bạch cầu càng cao
- Sơ sinh: 20.000 - 30.000/ mm3 máu
- Dưới 1 tuổi: 10.000 - 20.000/ mm3 máu
- Trên 1 tuổi: 6.000 - 8.000/ mm3 máu
* Tiểu cầu: Trẻ sơ sinh lượng tiểu cầu thấp (100.000/ mm3 máu) sau đó tăng dần và ổn
định 150.000 - 300.000/ mm3 ở trẻ trên 1 tuổi.
* Tính chất máu: Máu trẻ em dưới 1 tuổi: ít Protein, ít enzim, đến 3 tuổi mới ổn định
dần.
II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM
1. Cấu tạo của tim
* Cấu tạo ngoài
- Nằm trong lồng ngực hơi chếch sang trái và ra phía trước, được bao bọc lớp bao tim.
- Hình nón ngược, đáy trên, đỉnh dưới.
- Ở nam nặng khoảng 267 g, ở nữ 240 g

Cấu tạo tim


* Cấu tạo trong
- Tim có 2 nửa : Nửa trái chứa máu đỏ tươi (máu động mạch)
Nửa phải chứa máu đỏ sẫm (máu tĩnh mạch)
- Ngăn tim: Mỗi nửa chia thành 2 ngăn: trên là tâm nhĩ, dưới là tâm thất
Tâm nhĩ phải có dung tích 57 ml: nhận máu từ 2 tĩnh mạch chủ trên, chủ dưới và tĩnh
mạch vành rồi đẩy xuống tâm thất phải.

138
Tâm thất phải có dung tích 85 ml: nhận máu từ tâm nhĩ phải rồi đẩy vào động mạch
phổi.
Tâm nhĩ trái có dung tích 125 ml: nhận máu từ 4 tĩnh mạch phổi, rồi đẩy xuống tâm thất
trái.
Tâm thất trái có dung tích 185 ml: nhận máu từ tâm nhĩ trái rồi đẩy vào động mạch chủ.
- Van tim:
+ Van nhĩ thất: Nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van 2 lá.
Nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van 3 lá
Tác dụng van nhĩ thất: không cho máu trở về tâm nhĩ.
+ Van tổ chim: Nằm giữa tâm thất trái với động mạch chủ, giữa tâm thất phải với động
mạch phổi.
Tác dụng: không cho máu trở về tâm thất.
- Thành tim: gồm 3 lớp.
+ Ngoài cùng là 1 lớp màng xơ mỏng.
+ Lớp giữa là lớp cơ tim dày, ở tâm nhĩ có 2 tầng cơ, tâm thất có 3 tầng cơ. Trong cơ
tim có các hạch thần kinh tự động điều khiển cho tim co bóp đều đặn.
+ Lớp trong là lớp màng mỏng.
2. Hoạt động của tim
2.1. Chu kỳ tim
Tim có khả năng co bóp tự động 1 cách đều đặn nhờ các hạch thần kinh trong cơ tim
điều khiển. Hoạt động của tim theo một chu kỳ rất nhịp nhàng. Mỗi chu kỳ gồm 3 pha:
Giai đoạn tâm nhĩ thu: 0,1 giây
Giai đoạn tâm thất thu: 0,3 giây
Giai đoạn tâm trương toàn bộ: 0,4 giây
2.2. Sự vận chuyển máu trong tim
- Tâm nhĩ thu: Khi tâm nhĩ co, áp lực máu trong tâm nhĩ tăng, van nhĩ thất đang mở,
tâm nhĩ co đẩy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất, áp lực máu trong tâm thất tăng lên.
Thời gian tâm nhĩ co mất 0,1 giây, sau đó giãn trong suốt thời gian còn lại (0,7 giây)
của chu kỳ tim.
- Tâm thất thu: gồm 2 thời kỳ nhỏ
+ Thời kỳ tăng áp (0,05 giây): Tâm thất co, áp suất trong tâm thất tăng lên cao hơn áp
suất trong tâm nhĩ, van nhĩ thất đóng lại, van tổ chim vẫn đóng, tâm thất vẫn tiếp tục co.
+ Thời kỳ tống máu nhanh (0,25 giây): Cuối thời kỳ tăng áp, áp suất tâm thất lớn hơn áp
suất động mạch, van tổ chim mở ra, máu từ tâm thất vào động mạch (động mạch chủ và
động mạch phổi), trong khi đó 2 tâm nhĩ giãn.
- Thời kỳ giãn chung (tâm trương toàn bộ): (Kéo dài 0,4 giây): Tâm thất bắt đầu giãn
khi tâm nhĩ đang giãn.
139
Áp suất tâm thất giảm cho đến khi nhỏ hơn áp suất động mạch, van tổ chim đóng lại.
Áp suất tâm thất tiếp tục giảm đến khi nhỏ hơn áp suất ở tâm nhĩ, van nhĩ thất mở ra, máu
từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
Mỗi chu kỳ co tim, tim đẩy được 75 ml máu vào động mạch, mỗi phút tim thực hiện 70
- 75 chu kỳ. Do đó trong 1 phút tim đẩy được khoảng 5 lít máu, bằng lượng máu của cơ thể.
III. MẠCH MÁU
1. Động mạch
- Là những mạch máu vận chuyển máu từ tim đến các tế bào, mô, cơ quan.
- Thành động mạch dày có 3 lớp:
Lớp ngoài là mô liên kết chun giãn theo chiều dọc.
Lớp giữa là lớp cơ trơn dày chun giãn hướng theo chiều vòng quanh động mạch, đây là
lớp quan trọng vì khả năng co giãn lớn, giúp cho máu chảy thành dòng liên tục. Lớp trong
là lớp tế bào nội mạc trơn nhẵn.
- Khi tim co bóp tạo nên 1 lực đẩy máu vào động mạch. Khi máu chảy trong động mạch
lại chịu sức cản của mạch máu. Lực đẩy của máu thắng sức cản của mạch máu với 1 tốc độ
nhất định gọi là huyết áp.
Có 2 chỉ số huyết áp:
Huyết áp tối đa: là huyết áp tâm thu
Huyết áp tối thiểu: là huyết áp tâm trương
Càng gần tim huyết áp càng cao, càng xa tim huyết áp càng giảm, do đó người ta
thường đo huyết áp ở động mạch cánh tay bằng huyết áp kế.
Ở người trưởng thành huyết áp tối đa: 90 - 140 mmHg (trung bình: 110 - 120 mmHg),
huyết áp tối thiểu: 50 - 90 mmHg (trung bình: 70 - 80 mmHg).
Mạch đập: Tâm thất co dồn máu vào động mạch, trong thời kỳ giãn chung, nhờ tính đàn
hồi của thành mạch làm cho máu chảy liên tục thành làn sóng trong các mạch. Mỗi làn
sóng đó là 1 mạch đập. Ta có thể đếm mạch ở cổ tay, cổ chân, thái dương…
2. Tĩnh mạch
- Là những mạch máu dẫn máu từ các tế bào, mô, cơ quan trở về tim.
- Thành tĩnh mạch mỏng và cũng gồm 3 lớp:
Lớp ngoài là lớp sợi liên kết chun giãn xen kẽ những sợi cơ dọc rất khỏe.
Lớp giữa gồm những sợi liên kết và sợi cơ, lớp này mỏng hơn ở động mạch.
Lớp trong là những sợi liên kết chun giãn làm thành những van có tác dụng hướng cho
máu chảy 1 chiều về tim.
3. Mao mạch
Là những mạch máu rất nhỏ kết thành mạng lưới nằm ở các cơ quan, các tổ chức nối
liền các động mạch nhỏ và tĩnh mạch nhỏ với nhau. Thành mao mạch rất mỏng.
Mao mạch là nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa máu và tế bào.
140
IV. ĐẶC ĐIỂM TIM, MẠCH Ở TRẺ EM.
1. Đặc điểm về cấu tạo
- Trẻ sơ sinh tim hơi tròn
- Vị trí tim thay đổi: sơ sinh tim nằm ngang do cơ hoành nằm cao. Dưới 1 tuổi, tim nằm
hơi nghiêng. Từ 4 tuổi tim ở vị trí như người lớn.
- Tim lớn dần theo tuổi: sơ sinh: 16 - 17 g, 6 tháng gấp 2 lần sơ sinh, 2 tuổi gấp 3 lần sơ
sinh, 5 tuổi gấp 4 - 5 lần .
- Thành cơ của các ngăn tim phát triển khác nhau. Tâm thất phát triển nhanh hơn tâm
nhĩ, Tâm thất trái phát triển nhanh hơn tâm thất phải.
- Ở trẻ nhỏ cơ tim còn mỏng hơn so với người lớn nhưng có nhiều mạch máu nên đảm
bảo tốt cho việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ tim.
- Lòng động mạch của trẻ rộng hơn so với người lớn và phát triển hơn so với tĩnh mạch.
Trẻ càng lớn lòng tĩnh mạch càng phát triển và rộng hơn lòng động mạch.
- Kích thước động mạch phổi và động mạch chủ:
+ Trẻ dưới 1 tuổi: động mạch phổi lớn hơn động mạch chủ.
+ Trẻ 10 - 12 tuổi:động mạch phổi bằng động mạch chủ.
+ Tuổi dậy thì: động mạch phổi nhỏ hơn động mạch chủ.
- Mao mạch ở trẻ phát triển mạnh, đến tuổi dậy thì thì ngưng phát triển.
2. Đặc điểm về hoạt động
- Tần số co bóp của tim giảm dần theo tuổi.
Ví dụ: sơ sinh: 120 - 140 lần/phút; 1tuổi: 100 - 130 lần/phút, 2 - 4 tuổi: 90 -
120lần/phút; 5 - 6 tuổi: 80 - 110 lần/phút.
- Cường độ co bóp của tim trẻ em lớn hơn ở người lớn nên khối lượng máu tim đẩy đi
trong 1 phút cao hơn ở người lớn.
Ví dụ: 1 tuổi là 120ml/1 kg trọng lượng cơ thể; 5 tuổi là 110ml/1kg trọng lượng cơ thể.
- Tim trẻ hoạt động không ổn định, nhịp tim dễ bị thay đổi khi sốt cao, cảm lạnh, sợ
hãi…
- Huyết áp tăng dần theo tuổi, sơ sinh : 70 - 76 mmHg; 1 tuổi 80 - 85 mmHg.
Công thức tính huyết áp tối đa cho trẻ trên 1 tuổi:
HA = 80 + 2n (n là số tuổi)
V. VÒNG TUẦN HOÀN
1. Vòng tuần hoàn nhau thai
Hình thành từ cuối tháng thứ 2 của thai nhi, tồn tại đến khi em bé sinh ra. Sự trao đổi
khí, dinh dưỡng, cặn bã giữa mẹ và thai tiến hành qua nhau thai. Vòng tuần hoàn nhau thai
chỉ có 1 vòng, máu nuôi dưỡng thai là máu pha.
* Đặc điểm vòng tuần hoàn nhau thai

141
- Máu động mạch của cơ thể mẹ (giàu oxi và dinh dưỡng) chảy vào nhau thai, sau khi
thực hiện trao đổi chất với máu thai nhi, các chất dinh dưỡng và oxi từ máu mẹ vào tĩnh
mạch rốn rồi vào thai.
- Tĩnh mạch rốn qua vòng rốn rồi chia làm hai: một phần đổ vào tĩnh mạch chủ dưới
qua ống Arangtiut, một phần đổ vào tĩnh mạch cửa, chạy qua gan rồi đổ về tĩnh mạch chủ
dưới, rồi trở về tâm nhĩ phải, hòa thêm với máu ở tĩnh mạch chủ trên từ nửa trên của thai
trở về. (như vậy máu ở tâm nhĩ phải vừa có oxi, dinh dưỡng từ mẹ truyền sang, vừa có CO 2
và chất thải từ nửa trên và nửa dưới của thai trở về).
- Máu ở tâm nhĩ phải:
+ Một phần nhỏ chảy xuống tâm thất phải rồi vào động mạch phổi. Trong đó phần lớn
lượng máu này chảy qua ống Botan vào động mạch chủ, chỉ có 1 phần nhỏ đi lên nuôi phổi.
+ Phần lớn trào sang tâm nhĩ trái qua lỗ bầu dục hoà với máu từ tĩnh mạch phổi trở về.
- Máu ở tâm nhĩ trái: chảy xuống tâm thất trái.
- Từ tâm thất trái máu dồn vào động mạch chủ chảy đi nuôi thai. Các cơ quan ở ổ bụng,
hố chậu, chi dưới nhận máu từ động mạch chủ xuống, khi trao đổi chất xong, máu này theo
động mạch rốn trở về nhau. Máu ở nửa trên cơ thể theo tĩnh mạch chủ trên về tâm nhĩ phải.
2. Vòng tuần hoàn sau khi sinh
Sau khi sinh, trẻ hô hấp bằng phổi. Tuần hoàn nhau ngừng hoạt động. Tiểu tuần hoàn
hoạt động đầy đủ. Ống bầu dục, ống Botan dần dần bịt lại vào tuần thứ 6 - tuần 11. Tĩnh
mạch rốn biến thành dây chằng tròn của gan, động mạch rốn biến thành dây treo bàng
quang rốn. Trẻ có 2 vòng tuần hoàn:
* Vòng tuần hoàn lớn
Máu từ tâm thất trái (giàu oxy và dinh dưỡng) → động mạch chủ → động mạch nhỏ →
hệ thống mao mạch trong các cơ quan. Sau khi trao đổi chất máu dồn vào các tĩnh mạch
nhỏ → tĩnh mạch chủ (trên và dưới)→ tâm nhĩ phải.
Nhiệm vụ: mang oxi, dinh dưỡng đến các tế bào các cơ quan và nhận CO2, chất thải từ
các cơ quan trở về.
Vòng tuần hoàn nhỏ
Máu từ tâm nhĩ phải (ít oxy và dinh dưỡng) → tâm thất phải → động mạch phổi → mao
mạch phổi. Sau khi trao đổi khí ở phổi, máu đổ vào 4 tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái.
Nhiệm vụ: mang CO2 đến phổi để phổi thải ra ngoài, nhận oxi từ phổi trở về.
VI. VỆ SINH, BẢO VỆ TIM MẠCH
- Thường xuyên luyện tập cơ thể thông qua các hoạt động thể dục thể thao, vận động,
lao động chân tay… vừa sức và nâng cao dần để tim tăng lực dự trữ, lực co bóp.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi, tránh quá sức.
- Hướng dẫn trẻ xoa bóp ngoài da để máu lưu thông.
- Có chế độ ăn uống phù hợp, không dùng chất kích thích.
142
Chương 9. SINH LÍ HỆ NỘI TIẾT, HỆ BÀI TIẾT
A.HỆ NỘI TIẾT
I. TUYẾN NỘI TIẾT VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT
1. Tuyến nội tiết
Là những tuyến không có ống dẫn sản phẩm bài tiết là
hoocmon được đổ thẳng vào máu.
2. Vai trò của tuyến nội tiết
Tiết ra hoocmon (kích thích tố) ảnh hưởng đến sự trao
đổi chất, sinh trưởng, tâm lí, thể chất của cơ thể.
* Đặc tính của hoocmon:
- Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một quá trình sinh
lí nhất định.
Ví dụ: FSH của tuyến yên tác động lên buồng trứng
làm trứng chín và rụng. Hình 9.1. Vị trí các tuyến nội tiết trên cơ thể
- Hoocmon có họat tính rất cao. VD: chỉ cần một lượng nhỏ vài phần nghìn mg
Adrenalin làm tăng đường huyết, tăng nhịp tim.
- Tuyến nội tiết bị rối lọan dẫn đến nhiều bệnh trầm trọng.
II. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT CHÍNH
1. Tuyến tùng
Nằm ở não giữa, nặng 0.2g, thoái hóa sau 4 tuổi. Tuyến tùng u, trẻ phát dục sớm.
2. Tuyến yên
* Thùy trước tiết 6 hoocmon chủ yếu.
- Hoocmon sinh trưởng (GH): kích thích xương cơ phát triển.
- Hoocmon kích thích tuyến giáp (TSH): thúc đẩy tuyến giáp lớn lên và tiết Thiroxin.
- Hoocmon kích thích tuyến trên thận (ACTH):
kích thích tuyến trên thận lớn lên và bài tiết hoocmon.
- Hoocmon kích thích bao noãn (FSH): kích thích
nang trứng phát triển và ống sinh tinh tạo tinh trùng.
- Hoocmon (LH): ở nam kích thích tế bào kẽ tiết
hoocmon sinh dục nam Testorteron, ở nữ kích thích
rụng trứng, tạo thể vàng.
- Hoocmon Prolactin (LTH) : thúc đẩy sự tạo sữa
và bản năng làm mẹ
* Thùy giữa tiết hoocmon ảnh hưởng đến sự phân
bố sắc tố da.
* Thùy sau tiết hoocmon : Hình 9.2. Hooc môn của tuyên yên
Oxitoxin: co cơ dạ con lúc sinh con và sự tiết sữa.
143
ADH (Vazoprexin) kích thích sự tái hấp thu ở thận.
3. Tuyến giáp
- Nằm trước sụn giáp của thanh quản gồm hai thùy ở hai bên và một eo ở giữa. Nặng 20
- 25 g .
- Hoocmon là Thiroxin có vai trò trong sự tăng trưởng, thành thục của cơ thể, chuyển
hóa năng lượng, chuyển hóa nước, điều hòa họat động thần kinh thực vật, điều hòa nhiệt.
- Khi ưu năng tuyến giáp, mắc bệnh Basedow: mạch nhanh, tính tình thay đổi, hoạt bát,
tay run, mắt sáng, lồi, người gầy, ăn nhiều.
- Khi nhược năng tuyến giáp mắc bệnh bướu cổ, phù niêm, đần độn.
4. Tuyến trên thận
Nằm trên đỉnh hai quả thận, phần vỏ tiết hoocmon tác dụng đến quá trình trao đổi
protein, gluxit, lipit, nước, muối khoáng. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự phát triển cơ quan
sinh dục. Trẻ em bị ưu năng vỏ tuyến sẽ dậy thì sớm, bé gái gây nam hóa. Phần tủy tiết
hoocmon Adrenalin biến đổi Glicozen thành gluco và hooc mon Noadrenalin gây co mạch.
5. Tuyến tụy
Là tuyến pha (vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết).
Phần vỏ (ngoại tiết): tiết dịch tụy có tác dụng trong tiêu hóa thức ăn.
Phần tủy (nội tiết): tiết hoocmon Insulin biến đổi Glucozơ thành Glicogen.
6. Tuyến sinh dục: gồm
- Tinh hoàn (ở nam): tế bào kẽ tiết Testosteron thúc đẩy và duy trì giới tính đực.
- Buồng trứng (ở nữ): Tế bào bao noãn trong buồng trứng tiết Oestradiol để phát triển
và duy trì giới tính cái .
- Thể vàng trong buồng trứng tiết Estrogen biến đổi tử cung theo chu kì kinh nguyệt và
phát triển đặc tính nữ giới. Progesteron biến đổi tử cung chuẩn bị cho trứng làm tổ, trợ thai.

144
B. HỆ BÀI TIẾT
I. Ý NGHĨA CỦA SỰ BÀI TIẾT
Trong quá trình hoạt động, cơ thể đã tạo ra các sản phẩm phân hủy. Các sản phẩm này
không cần thiết, đôi khi có hại cho cơ thể, vì thế cần phải thải chúng ra khỏi cơ thể qua các
cơ quan bài tiết: thận, da, đường hô hấp.
Nhờ có cơ quan bài tiết mà:
+ Cơ thể duy trì được sự ổn định của áp suất thẩm thấu.
+ Ổn định các thành phần ion của môi trường bên trong cơ thể.
+ Cân bằng axit và bazơ của máu.
+ Thải ra ngoài những chất độc hại.
II. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU.
1. Cấu tạo: Gồm
1.1. Thận
* Cấu tạo ngoài
Gồm 2 quả thận
Nằm sát thành sau khoang bụng ở hai bên cột sống
(từ đốt sống ngực 11 - 12 đến đốt sống lưng 1 - 2). Thận
phải thấp hơn thận trái 2 - 3 cm.
Màu đỏ nâu
Kích thước: dài 10 - 12 cm, rộng 5 - 6 cm, dày 3 - 4
cm. Khối lượng: 100 - 120 g
Hình dạng: hạt đậu, chính giữa bờ cong nhỏ là rốn
thận, là nơi ra vào của động mạch, tĩnh mạch, dây thần
kinh, niệu quản.
* Cấu tạo trong : Hình 9.3. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
Miền vỏ: nằm ngoài màu nâu đỏ, dày 5 - 7 mm, có nhiều mao mạch và các cấu trúc hình
hạt gọi là cầu thận.
Miền tủy: nằm trong, màu sáng, chứa hệ thống ống thận tạo thành các hình tháp, đáy
của tháp bắt nguồn từ lớp vỏ, còn đỉnh thì hướng vào bể thận.
* Đơn vị hoạt động của thận: là Nephron
Mỗi quả thận gồm khoảng 1 triệu đơn vị thận. Mỗi đơn vị thận gồm: cầu thận, ống thận
Cầu thận: gồm nang Bowman và quản cầu Malpghi.
Nang Bowman là 1 khoang rỗng bao bọc lấy quản cầu, nang Bowman thông với ống
thận.
Quản cầu Malpighi: là 1 búi mao mạch (khoảng 50 mao mạch rất nhỏ), quản cầu nằm
gọn trong nang Bowman.
Ống thận: gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa.
145
Ống góp: không thuộc đơn vị thận mà nhận nước tiểu từ nhiều đơn vị thận đổ tới. Nhiều
ống góp nhỏ đổ vào ống góp chung và nhiều ống góp chung chụm đầu lại thành bó tháp
thận để đổ nước tiểu vào bể thận.
1.2. Niệu quản
Gồm hai niệu quản hình ống dài 25 - 30 cm, xuất phát từ bể thận và nối với bàng quang.
Thành niệu quản, có ba lớp.
Lớp ngoài là màng liên kết
Lớp giữa là cơ trơn: gồm cơ vòng, cơ dọc
Lớp trong là màng nhầy.
Niệu quản co bóp trung bình 1 - 2 lần/ phút đưa nước tiểu xuống bàng quang.
1.3. Bàng quang
Nằm ở hố chậu bé trước trực tràng (ở nam), trước tử cung và âm đạo (ở nữ)
Thành bàng quang: gồm 3 lớp
Lớp ngoài: là màng liên kết
Lớp giữa: là cơ vòng, cơ dọc đan chéo vào nhau. Đầu dưới bàng quang (cổ bàng quang)
cơ vòng tạo thành cơ thắt trơn ở trong và một cơ thắt vân ở ngoài, các cơ này chỉ giãn ra
khi đi tiểu.
Lớp trong là niêm mạc: có nhiều nếp gấp có tác dụng làm cho bàng quang giãn ra khi
chứa nhiều nước tiểu.
1.4. Niệu đạo
Là một ống nhỏ có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Ở nam niệu đạo
chung với đường dẫn tinh.
2. Sự tạo thành nước tiểu: Gồm hai giai đọan
2.1. Giai đoạn lọc
Diễn ra ở nang Bowman và kết thúc bằng sự tạo thành nước tiểu đầu (dịch lọc).
Động mạch thận mang máu đến thận được phân chia thành nhiều động mạch nhỏ và
cuối cùng tạo thành hệ thống mao mạch của quản cầu Malpighi. Ở đây máu có áp lực lớn
nên nước và các chất hoà tan trong nước (trừ protein) được thấm qua thành mao mạch vào
khoang Bowman tạo thành nước tiểu loạt đầu.
Trung bình mỗi phút có 1300ml máu chảy qua thận (tương đương 650 ml huyết tương)
và có 125 ml dịch lọc được tạo thành.
Mỗi ngày thận lọc khoảng 170 - 180 lít dịch lọc (nước tiểu loạt đầu).
Thành phần nước tiểu lọat đầu gần giống thành phần huyết tương gồm nước, đường
glucozơ, muối, chất thải.
2.2. Giai đọan tái hấp thu hình thành nước tiểu chính thức
Xảy ra ở các ống nước tiểu uốn khúc (ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa) và kết
thúc bằng sự tạo thành nước tiểu chính thức.
146
Nước tiểu loạt đầu chảy theo chiều dài của ống thận, nhiều chất được hấp thu trở lại
máu:
+ Nước hấp thu: 98 - 99 %.
+ Protein, axit amin: hấp thu 100 %.
+ Glucozơ: được hấp thu hòan toàn nếu nồng độ trong máu nhỏ hơn 180mg/l.
+ Na+ Cl – ; vi tamin: hấp thu lại 98 %.
+ Một số chất khác: axit Uric, Ure, Ca2++ , H3PO4: được hấp thu với tỉ lệ thấp.
+ Creatin, xenlulô, H2SO4...: không được hấp thu.
Cùng với quá trình tái hấp thu, 1 số chất như sản phẩm quá trình chuyển hóa (NH3, K+),
một số chất lạ, màu thực phẩm… được bài tiết vào ống thận.
Kết quả từ 170 - 180 lít dịch lọc đã tạo thành 1 - 1,5 lít nước tiểu chính thức.
Nước tiểu chính thức theo các ống góp đổ vào các tháp thận rồi vào bể thận.
Thành phần nước tiểu chính thức gồm: nước, ure, axit uric, creatin, các sản phẩm trao
đổi, một số muối vô cơ ….
3. Sự bài xuất nước tiểu
Khi bể thận chứa đầy nước tiểu, nó co lại ép nước tiểu vào niệu quản. Tại niệu quản xảy
ra cử động nhu động theo tần số 1,5 - 2 lần/ phút, đẩy nước tiểu vào bàng quang.
Khi nước tiểu trong bàng quang đạt 250 - 300 ml sẽ gây phản xạ co bóng đái để bài xuất
nước tiểu ra ngoài. Quá trình này diễn ra như sau:
Bàng quang căng sẽ kích thích thụ quan trên thành bàng quang, luồng thần kinh xuất
hiện theo dây thần kinh hướng tâm về trung khu điều khiển tiểu tiện ở tủy sống. Từ tủy
sống luồng thần kinh theo dây ly tâm được truyền về bàng quang, làm giãn cơ vòng thắt ở
cổ bàng quang, gây phản xạ muốn tiểu tiện. Đồng thời lúc này trung khu gây phản xạ tiểu
tiện cũng chịu ảnh hưởng của các xung động thần kinh đi từ hành tủy, não giữa và bán cầu
đại não đến. Sự kiểm soát của vỏ não đối với sự tiểu tiện được biểu hiện trong sự kìm hãm
việc tăng cường tiểu tiện theo ý muốn.
Ở trẻ sơ sinh động tác tiểu tiện còn là phản xạ không điều kiện, vì thế trẻ sẽ tiểu tiện
mỗi khi bàng quang bị kích thích gây phản xạ co cơ bàng quang và mở cơ thắt. Còn ở trẻ
lớn và người lớn có thể chủ động đi tiểu hoặc nín tiểu được. Vì vậy nếu ta hướng dẫn cho
trẻ đúng đắn thì cuối 1 tuổi, đầu tuổi 2 trẻ sẽ có thói quen đòi đi tiểu.
4. Đặc điểm cơ quan bài tiết nước tiểu ở trẻ em.
4.1. Đặc điểm về cấu tạo
4.1.1. Thận
Trẻ nhỏ còn giữ cấu tạo thùy từ thời kì bào thai nên bề mặt thận có nhiều múi, hai tuổi
thì hết.
Thận trẻ thấp hơn thận người lớn, dễ di động vì tổ chức mỡ quanh thận chưa phát triển.
Phần vỏ ít phát triển.
147
Kích thước và trọng lượng thận phát triển theo tuổi và phát triển mạnh nhất là năm đầu,
thời kì dậy thì và năm 20 tuổi.
Ví dụ: ở trẻ sơ sinh trọng lượng thận bằng 1/100 - 1/125 khối lượng cơ thể, ở người lớn
bằng 1/200 - 1/225).
4.1.2. Niệu quản
Ở trẻ sơ sinh niệu quản và bể thận làm thành góc vuông, ở trẻ lớn là 1 góc tù.
Đường kính niệu quản tương đối lớn.
Niệu quản tương đối dài nên dễ bị gấp, bị xoắn.
4.1.3. Bàng quang
Nằm cao hơn ở người lớn, sau đó sẽ tụt dần xuống khoang chậu nhỏ.
Kích thước, trọng lượng thay đổi theo tuổi.

Tuổi Thể tích Tuổi Thể tích


Sơ sinh 30 - 80 ml 3 tuổi 250 ml
3 tháng 100 ml 6 tuổi 600 ml
1 tuổi 200 ml 12 tuổi 1000 - 1200 ml
4.1.4. Niệu đạo
Niệu đạo của trẻ tương đối dài. Niêm mạc niệu đạo mịn dễ bị tổn thương.
4.2. Đặc điểm về hoạt động
Từ sơ sinh đến 7 tháng: thận trẻ mang nhiều đặc điểm của thận thời kì phôi thai, chưa
có khả năng sa thải tích cực các chất lạ, khả năng cô đặc nước tiểu yếu. Sự bài tiết nước
tiểu do hiện tượng lọc là chủ yếu.
Từ 9 - 12 tháng: hoạt động của thận tăng mạnh, việc hấp thu lại các chất xảy ra mạnh,
nồng độ các chất độc trong nước tiểu tăng.
Trẻ 3 - 4 tuổi: hoạt động của thận đạt được gần như người lớn.
Ở trẻ em nói chung việc tiểu tiện diễn ra thường xuyên hơn so với người lớn. Lượng
nước tiểu thải ra cũng nhiều hơn.
Tiểu tiện ở trẻ nhỏ mang tính không chủ định do hệ thần kinh chưa phát triển đầy đủ.
Trẻ càng lớn hệ thần kinh phát triển cùng với sự rèn luyện, giáo dục đã giúp trẻ có những
phản xạ có điều kiện về tiểu tiện (tiểu tiện có chủ định).
5. Vệ sinh, bảo vệ hệ bài tiết
1. Uống nước đầy đủ
2. Không nín tiểu quá lâu
3. Vệ sinh cơ thể hàng ngày
4. Ăn uống sạch sẽ, an toàn, đủ dinh dưỡng
5. Phát hiện bệnh sớm và điều trị những bệnh về đường tiết niệu kịp thời

148
III. SỰ BÀI TIẾT MỒ HÔI QUA DA
1. Cấu tạo và chức phận của da.
1.1. Cấu tạo
1.1.1. Da: Gồm ba lớp
- Ngoài cùng là lớp biểu bì
gồm nhiều tầng tế bào, trên cùng
là lớp tế bào hóa sừng luôn luôn
bong ra và được thay thế dần bằng
những tế bào do lớp tế bào ở phía
dưới không ngừng phân chia.
- Giữa là lớp da chính thức
được cấu tạo bởi mô liên kết có
nhiều sợi đàn hồi. Ở lớp da này có
nhiều mạch máu, mạch bạch
huyết, cơ quan xúc giác, tuyến mồ
hôi, tuyến nhờn và lông. Hình 9.4. Cấu tạo da
- Trong là lớp dưới da: cấu tạo bởi mô liên kết sợi xốp xen lẫn với tế bào mỡ làm thành
lớp mỡ dưới da.
1.1.2. Các phần phụ của da
- Tuyến nhờn: nằm trong lớp da chính thức, thường đổ chất tiết ở chân lông. Chất nhờn
có tác dụng làm da mềm mại, không bị nứt nẻ và ít thấm nước.
- Tuyến mồ hôi: Nằm trong lớp da chính thức, có hình ống, đầu dưới cuộn lại thành búi,
đầu trên xoắn ốc xuyên qua lớp biểu bì và mỡ trên bề mặt da.
Tuyến mồ hôi tiết mồ hôi. Thành phần mồ hôi giống như nước tiểu loãng. Khi mồ hôi
bốc hơi thì cơ thể mất nhiệt.
- Lông: mọc từ tầng sâu của lớp da chính thức.
- Móng: được sinh ra từ biểu bì.
1.2. Chức năng
- Là cơ quan cảm giác nhiệt, tiếp xúc, đau đớn.
- Chức năng bảo vệ: chống lại các tác động cơ học, sự xâm nhập của vi khuẩn, chất độc.
- Chức năng trao đổi chất: bài tiết mồ hôi, điều hòa nhiệt độ cơ thể.
2. Đặc điểm da trẻ em.
- Da trẻ mềm, mịn, lớp biểu bì mỏng, sợi cơ và sợi đàn hồi phát triển yếu, da dễ bị tổn
thương.
- Mao mạch nhiều, đường kính lớn nên da trẻ hồng hào.
- Lớp mỡ dưới da trong sáu tháng đầu sau khi sinh phát triển mạnh, ở bé gái phát triển
hơn bé trai, nhất là tuổi dậy thì.
149
- Tuyến nhờn hoạt động ngay sau khi mới sinh, từ 5 - 6 tháng tuổi tuyến nhờn phát triển
như ở người lớn.
- Tuyến mồ hôi hoạt động yếu trong 3 - 4 tháng đầu do trung tâm thần kinh chưa hoàn
thiện. Từ 1 tuổi hoạt động của tuyến mồ hôi tăng nhiều.
- Da của trẻ có nhiều lông tơ nhất là ở vai và lưng. Trẻ đẻ non và trẻ suy dinh dưỡng
càng nhiều lông tơ.
- Tóc của trẻ thường mềm mại.
- Da trẻ có vai trò tham gia vào quá trình chuyển hóa nước, cấu tạo nên các men, các
chất miễn dịch, tổng hợp vitamin D nhờ tiền vitamin D ở lớp mỡ dưới da dưới tác dụng của
tia cực tím.

150
Chương 10. SỰ TRAO ĐỔI CHẤT
I. KHÁI NIỆM VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
1. Khái niệm
- Mọi cơ thể sinh vật chỉ có thể tồn tại được với môi trường sống của mìnhkhi thực hiện
được sự trao đổi chất với môi trường đó. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài
là 1 biểu hiện của 2 quá trình đồng hóa và dị hóa diễn ra một cách thường xuyên ở bên
trong tế bào.
+ Đồng hóa: Là quá trình trao đổi và hấp thu các chất được đưa từ môi trường bên ngoài
vào cơ thể. Kết quả của quá trình này là tạo ra các hợp chất hóa học phức tạp, rồi từ đó tổng
hợp nên các thành phần của cơ thể.Quá trình này tích lũy năng lượng.
+ Dị hóa: Là quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn
giản. Quá trình này giải phóng năng lượng.
- Trong cơ thể 2 quá trình này liên quan mật thiết với nhau và phụ thuộc nhau.
2. Chức năng
2.1. Kiến tạo: Qua quá trình đồng hóa, các hợp chất hữu cơ được tổng hợp, rồi từ đó
tổng hợp nên các thành phần của cơ thể.
Nếu đồng hóa mạnh hơn dị hóa, thì cơ thể sẽ tăng cân (thường gặp ở trẻ em, những
người mới khỏi bệnh đang phục hồi sức khỏe).
Nếu đồng hóa bằng dị hóa, thì cơ thể không tăng cân, giai đoạn này chỉ có sự đổi mới
chất sống.
Nếu dị hóa vượt đồng hóa, thì cơ thể bị sụt cân (gặp ở người đang ốm, đói, già).
2.2. Cung cấp năng lượng: Các chất sống bị phân hủy trong quá trình dị hóa sẽ giải
phóng năng lượng để tiêu dùng trong việc tổng hợp chất sống mới, sản xuất công cho các
hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
II. SỰ TRAO ĐỔI CHẤT
1. Trao đổi protein
Các protein trong khẩu phần ăn, qua quá trình tiêu hóa được biến đổi thành các
aminoaxit, được hấp thu từ ruột vào máu, vận chuyển đến các tế bào, đó là nguyên liệu để
các tế bào tái tạo các protein cần thiết cho chúng.
- Sự tổng hợp protein: diễn ra ở mỗi tế bào, nguồn nguyên liệu duy nhất để tổng hợp là
các aminoaxit và 1 số chất khác từ máu đưa tới. Sự tổng hợp protein xảy ra ở các tế bào và
được tiến hành mạnh mẽ nhất ở gan, ở người trẻ tổng hợp mạnh hơn ở người già. Sau khi
được tổng hợp phần lớn protein được thu nhận vào máu.
- Sự phân hủy protein: được tiến hành mạnh mẽ ở gan. Các aminoaxit bị oxy hóa tạo ra
amoniac, sau đó chúng bị thải ra ngoài qua đường bài tiết dưới dạng ure, axit uric, creatin.
Phần còn lại gồm C, H, O sẽ chuyển thành đường đưa vào máu.

151
2. Sự trao đổi lipit
Lipit trong thức ăn, qua quá trình tiêu hóa được biến đổi thành glyxerin và axit béo.
Tại màng ruột glyxerin và axit béo được tổng hợp thành mỡ đặc trưng cho người.
Mỡ được hấp thu vào mạch bạch huyết, rồi tới hệ tuần hoàn cùng với máu đi tới các tế
bào của các cơ quan.
Trong các tế bào, lipit liên kết với các protein, tham gia vào xây dựng tế bào (màng tế
bào, chất nguyên sinh), tạo thành mỡ ở các cơ quan, phân hủy cung cấp năng lượng cho cơ
thể.
Khi cơ thể cần năng lượng mà lượng gluxit ăn vào không đủ thì lipit trong tế bào bị men
lipaza phân hủy thành glyxerin và axit béo, rồi bị oxy hóa thành cacbonic và nước và giải
phóng năng lượng.
Ngoài ra lượng mỡ dự trữ trong cơ thể còn có thể được chuyển vào máu đến gan biến
đổi thành glycozen.
3. Trao đổi gluxit
Các gluxit trong thức ăn qua quá trình tiêu hóa được biến đổi thành đường glucozơ, rồi
được hấp thu vào máu đến các tế bào. Nồng độ đường trong máu luôn ổn định từ 0,10 -
0,12 %. Khi đường dư thừa sẽ được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen. Gan và cơ có thể
chứa tới 82 % toàn bộ glycogen của cơ thể. Khi cơ thể cần, 1 phần glycogen biến đổi thành
glucozơ đi vào máu để nuôi dưỡng các tế bào và mô của cơ thể.
Gluxit rất dễ bị phân hủy cho năng lượng, đồng thời tạo ra cacbonic và nước.
4. Trao đổi nước
Nước là thành phần cần thiết trong mọi quá trình sinh hóa của tế bào. Nó có mặt trong
thành phần của protein, gluxit, lipit và được giải phóng khi chúng bị oxy hóa. Trong cơ thể
nước chiếm 60 - 70 % (trẻ sơ sinh: 80 - 84 %)
Hàng ngày cơ thể mất khoảng 2 lít nước cùng với các chất hòa tan trong nước qua nước
tiểu, mồ hôi, hơi thở, phân.
Nước cung cấp cho cơ thể chủ yếu qua đường ăn, uống và 1 phần từ các phản ứng oxy
hóa các chất hữu cơ trong cơ thể.
Ví dụ oxy hóa 100 g gluxit cho 55 ml nước, oxy hóa 100g lipit cho 107 ml nước, oxy
hóa 100g protein cho 41 ml nước.
Nhu cầu nước hàng ngày phụ thuộc vào: lứa tuổi (trẻ nhỏ), sức khỏe (sốt, tiêu chảy),
thời tiết (ngày nắng, nóng cần nhiều hơn)
Trẻ 3 - 6 tháng: 0, 8 - 1 lít/ ngày
Trẻ 9 - 12 tháng: 1,1 - 1,3 lít/ ngày
Trẻ 12 - 36 tháng: 1,3 - 1,5 lít/ ngày
Trẻ 4 - 6 tuổi: 2 lít/ ngày

152
5. Trao đổi muối khoáng
Muối khoáng chỉ chiếm 4,5 - 5 % khối lượng cơ thể, nhưng nếu thiếu chúng có thể gây
ra những rối loạn nặng nề về chuyển hóa.
Cơ thể lấy muối khoáng từ thức ăn là chủ yếu và 1 phần từ việc phóng thích trong cơ
thể. Ví dụ hồng cầu phân hủy ở gan sẽ cung cấp sắt cho cơ thể.
Khi muối khoáng trong cơ thể thừa sẽ được tích lũy trong các kho để dùng dần.
Ví dụ mô liên kết dưới da là kho chứa Natri, Clo. Gan là kho chứa sắt. Xương chứa
canxi, phôt pho, cơ chứa kali.
Khi muối khoáng dùng xong thường được cơ thể thải ra ngoài qua mồ hôi, nước tiểu,
phân.
Nhu cầu về các loại muối khoáng tùy theo lứa tuổi và trạng thái cơ thể.
6. Trao đổi vitamin (VTM)
Lượng vitamin cần cho cơ thể không đáng kể, song nó đặc biệt quan trọng đối với sự
điều tiết trao đổi chất, nó có mặt trong các enzim và hooc môn, ngoài ra vitamin còn có tác
dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Có hơn 20 loại vitamin khác nhau và được chia thành 2 nhóm:
Các vitamin tan trong nước: B, C, P…
Các vitamin tan trong chất béo: A, D, E, K...
Các vitamin tan trong nước khi thừa sẽ được thải ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôi, do đó
không gây nhiễm độc cho cơ thể. Các vitamin tan trong chất béo nếu thừa sẽ gây ngộ độc
vì không thải được ra ngoài.
Vitamin bị hủy hoại rất nhanh chóng nên cần phải được cung cấp hàng ngày. Cơ thể
được cung cấp vitamin qua thức ăn, ngoài ra 1 số vitamin được hình thành ngay trong cơ
thể.
Nhu cầu vitamin ở trẻ em thường lớn hơn ở người lớn.
Một số vitamin cần thiết cho trẻ em.
6.1. Vitamin A (retinol, vitamin chống khô mắt)
Vai trò:
- Có vai trò đặc biệt trong hoạt động thị giác, tham gia tổng hợp các chất cảm thụ ánh
sáng ở võng mạc (rodopxin, iodopxin) giúp mắt nhìn thấy vật. Khi thiếu vitamin A sẽ bị
bệnh quáng gà, khô kết mạc, giảm tiết nước mắt, đục giác mạc, thủng giác mạc, mù.
- Giữ vai trò bảo vệ cho da, niêm mạc, biểu bì không bị khô, không bị sừng hoá. Khi
thiếu vitamin A, những bộ phận này sẽ bị khô, bị sừng hoá tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm
nhập, gây bệnh.
- Cần cho sự phát triển của xương, răng, thai nhi. Khi thiếu vitamin A, thai có thể bị dị
tật, sinh non, chết.
- Cần thiết cho chức năng miễn dịch. Khi thiếu vitamin A, trẻ dễ bị bệnh.
153
Nhu cầu hàng ngày:
Trẻ < 1tuổi : 32 mmg
Trẻ 1 - 10 tuổi : 40 mmg
Trưởng thành: 60 mmg
Phụ nữ có thai và cho con bú: 85mg.
Nhu cầu vitamin A tăng lên ở những người cần tinh mắt hoặc khi mắc bệnh nhiểm
khuẩn.
Biểu hiện của cơ thể khi thừc hoặc thiếu vitamin A
- Thiếu: Cơ thể trẻ chậm phát triển, có những tổn thương ở mắt, da khô, tóc ròn. triệu
chứng đầu tiên thường gặp là quáng gà, khô mắt, kết mạc mất vẻ bóng, khô, dày, nhiễm
trùng giác mạc, thủng giác mạc, mù.
- Thừa: Khi sử dụng vitamin A liều cao, dài ngày có thể gây ngộ độc do thừa với các
triệu chứng: ăn không ngon, gan to, vận động giảm, da vàng và ngứa, tóc rụng.
Phòng chống thíếu vitamin A
- Ăn các thực phẩm giàuvitamin A (cà rốt, đu đủ, bí đỏ, mỡ, bơ, gan cá, uống sữa…)
- Bổ sung vitamin A vào sữa và các thực phẩm chế biến.
- Bổ sung viên nang vitamin A cho trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi (2 lần / năm theo hướng
dẫn của cán bộ y tế).
- Cho trẻ bú mẹ sớm ngay trong giờ đầu sau sinh để tận dụng sữa non cho trẻ và cho
các bà mẹ mới sinh con tháng đầu uống vitamin A liều cao.
6.2. Vitamin D (Canxifezol, vitamin chống còi xương)
Vai trò: Tham gia vào quá trình chuyển hoá canxi, tăng sự hấp thu và đồng hoá canxi,
phôtpho. Khi cơ thể đủ vitamin D sự hấp thu canxi tăng từ 50-80%, còn khi thiếu vitamin D
thì sự hấp thu canxi chỉ còn 20%.
Nhu cầu: Trẻ em còn bú sữa mẹ : 40 - 100 UI/ ngày.
Trẻ em: 400 - 500 UI/ ngày.
Người lớn: 100 - 250 UI/ ngày.
Người mang thai và cho con bú: 400 - 1000 UI/ngày
(1 UI = 0,25 mcg).
Hậu quả của việc thiếu hoặc thừa vitamin D:
- Thiếu: thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện: trẻ chậm lớn, dễ bị kích thích, hay giật
mình, khi sốt cao dễ bị co giật. Bị to ở các đầu xương nơi tiếp giáp với sụn, tạo thành vòng
ở cổ tay, cổ chân. Ở trẻ nhỏ, chân tay cong, đầu có bướu…(bệnh còi xương).
- Thừa: Gây ngộ độc giống như vitamin A.
Phòng chống thiếu vitamin D
- Phụ nữ mang thai và cho con bú thường xuyên dạo chơi ngoài trời để giúp cơ thể tổng
hợp vitamin D. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng.
154
- Trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tắm nắng thường
xuyên, nhà ở thoáng có ánh sáng tự nhiên.
6.3. Vitamin E
Vai trò:
- Là chất chống oxy hoá sinh học. Ảnh hưởng tích cực đến sự hấp thu chất béo và
vitamin A của cơ thể.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản.
- Là tác nhân giải độc.
Nhu cầu:
- Dưới 1 tuổi: 5 UI/ ngày - Trẻ 1 - 3 tuổi: 7 UI/ ngày
- 4 - 9 tuổi: 10 UI/ ngày - Phụ nữ có thai và cho con bú: 30 UI/ ngày
Biểu hiện của cơ thể khi thiếu vitamin E kéo dài:
- Thiếu vitamin E thường gặp ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ sinh non.
- Thừa vitamin E kéo dài thì hồng cầu bị phá huỷ, rối loạn hấp thu mỡ ở ruột, thay đổi
về cơ và mô liên kết (teo cơ).
6.4. Vitamin K
Vai trò:
- Tham gia trực tiếp vào quán trình tạo Protrombin, là chất bảo đảm cho sự đông máu
của cơ thể.
- Dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn huyết, loét dạ dày, thương hàn.
Nhu cầu:
- Trẻ dưới 3 tuổi: 10 UI/ ngày
- Trẻ 4 - 9 tuổi: 25 UI/ ngày
- Phụ nữ có thai và cho con bú: 55 UI/ ngày
Biểu hiện cơ thể khi thiếu vitamin K:
- Thiếu vitamin K thường gặp ở người vàng da do tắc mật hoặc do viêm nhiễm đường
ruột.
- Trẻ sơ sinh thiếu vitamin K do sự tổng hợp vitamin K ở ruột còn kém.
6.5. Vitamin B1(thiamin)
Vai trò:
- Có vai trò trong sự chuyển hoá G, gây tích mỡ trong cơ thể.
- Tham gia nhiều phản ứng trong quá trình trao đổi chất.
- Kích thích sự tiêu hoá và làm cho người ăn ngon miệng.
Nhu cầu:
Trẻ em 3 - 6 tháng: 0,3 mg
6 - 12tháng: 0,4 mg
1 - 3 tuổi: 0,8 mg
155
3 - 10 tuổi: 1 mg
Người lớn: nữ: 1 mg, nam: 1,2 mg, phụ nữ có thai: 1,2 mg.
Hậu quả của việc thiếu hoặc thừa B1:
- Thiếu: Mắc bệnh tê phù, rối loạn tim mạch, viêm dây thần kinh, mất phản xạ đầu gối,
có thể chết do tê liệt, bị bệnh Beri-Beri với nhiều thể sàng khác nhau
+ Thể thần kinh: do tổn thương sừng trước tuỷ sống, bệnh nhân có cảm giác mệt, phản
xạ giảm, cảm giác căng ở da và cơ, cuối cùng là liệt.
+ Thể tim to: Mạch nhanh, yếu, có thể phù, bệnh nhân có thể chết nhanh chóng
+ Thể não: Bệnh nhân chán ăn, buồn nôn, lay tròng mắt, mất ngủ, chán nản…
Trẻ nhỏ thường hay bị trớ, chướng bụng, táo bón.
Điều trị bằng vitamin B1 với liều 20-30mg/ ngày, bệnh sẽ hồi phục rất nhanh.
Thức ăn thiếu B1 thường là những loại thức ăn đã qua chế biến như: các loại ngũ cốc và
dầu mỡ tinh chế, rượu…Các loại hạt ngũ cốc chà quá trắng cũng mất rất nhiều vitamin B1.
- Thừa: ít gặp vì khi thừa B1 sẽ loại qua đường mô hôi, nước tiểu.
6.6. Vitamin B2 (Riboflavin)
Vai trò: Cần cho quá trình chuyển hoá Protein và sử dụng một số axitamin như
Triptophan, Treonin, phenylalanin…
Nhu cầu hàng ngày:
Trẻ em < 2 tháng: 0,2 mg
2 - 12 tháng: 0,5 - 0,6 mg
1 - 10 tuổi: 0,9 mg
Người lớn: nam 1,7 mg, nữ 2 - 3 mg.
Hậu quả của cơ thể khi thiếu B2:
- Các axitamin sẽ bài tiết theo nước tiểu tăng lên, trẻ ngừng lớn, sụt cân, mệt mỏi.
- Gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, nứt môi, viêm lưỡi, họng, gây tổn thương
da, ngứa, nứt núm vú.
6.7. Vitamin C (axit Ascorbic)
Vai trò:
- Tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá quan trọng trong cơ thể.
- Ngăn ngừa quá trình oxi hoá các mô.
- Kìm hãm quá trình chuyển hoá cholesteron, giảm lượng chất này trong máu, có tác
dụng giảm xơ vữa động mạch.
- Tham gia vào cấu tạo sụn, xương, ngà răng, giữ cho răng và lợi không bị chảy máu.
- Tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm trùng.
Nhu cầu hàng ngày:
Trẻ em 30 - 50 mg
Người lớn: 50 - 100 mg.
156
Nhu cầu tăng lên khi mang thai, cho con bú và khi bị nhiễm khuẩn.
Biểu hiện của cơ thể khi thiếu vitamin C:
Thường gặp do ăn thiếu lượng rau quả trong khẩu phần. Khi thiếu trẻ mệt mỏi, suy
nhược, nổi ban, xuất huyết dưới da, đau các chi, chảy máu răng. Sức đề kháng của cơ thể bị
giảm, trẻ dễ bị các bệnh nhiễm trùng. Trường hợp nặng gây thiếu máu cơ tim, khó thở.
6.8. Vitamin PP
Vai trò:
- Tham gia vào thành phần nhiều loại men, kích thích quá trình trao đổi chất của tế bào
- Kích thích sự chuyển hoá G, ảnh hưởng tốt tới quá trình tạo máu.
Nhu cầu:
- Trẻ 3 - 6 tháng: 5 mg/ ngày
- Trẻ 6 - 12 tháng: 5,4 mg/ ngày
- Trẻ 1 - 3 tuổi: 9 mg/ ngày
- Trẻ 4 - 6 tuổi: 21,1 mg/ ngày
Tác hại đối với cơ thể khi thiếu hoặc thừa PP:
- Viêm niêm mạc miệng, lưỡi thường bị sưng đỏ, các gai lưỡi thường bị teo lại.
- Trẻ thường hay bị rối loạn tiêu hoá dẫn tới sút cân.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (trẻ dễ bị kích thích, biếng ăn, mất ngủ).
III. TRAO ĐỔI NĂNG LƯỢNG
- Trong thức ăn chỉ có protein, gluxit, lipit tham gia vào trao đổi chất và năng lượng.
- Năng lượng được cơ thể tiếp nhận dưới dạng hóa năng sẽ dùng vào 3 việc chủ yếu:
+ Tổng hợp chất sống mới: hóa năng tiềm tàng trong thức ăn chuyển thành hóa năng
tiềm tàng trong chất sống của cơ thể.
+ Sản xuất nhiệt duy trì nhiệt độ cơ thể.
+ Sản xuất công cơ học.
Ngoài ra một phần năng lượng mất đi để tiếp nhận thức ăn, sưởi ấm thức ăn và nước
uống, một số năng lượng theo phân, nước tiểu ra ngoài.
1. Trao đổi cơ bản
Là mức trao đổi năng lượng tối thiểu của người trong 3 điều kiện sau:
- Con người ở trạng thai nghỉ ngơi hoàn toàn, nằm ở tư thế thoải mái, không cảm xúc
mạnh, không suy nghĩ nhiều.
- Không no quá, đói quá (12 giờ sau khi ăn)
- Nhiệt độ phòng nằm 18 - 220C
- Trong điều kiện trên hầu hết năng lượng được dùng để đảm bảo sự hoạt động hô hấp,
tuần hoàn và hoạt động của gan, thận. Một phần năng lượng dùng để duy trì thân nhiệt.

157
- Trao đổi cơ bản phụ thuộc vào tuổi, giới tính, bề mặt cơ thể, nhiệt độ cơ thể. Khi nhiệt
độ cơ thể tăng lên 10C thì trao đổi cơ bản tăng lên 5 % (khi bị ốm, kèm theo sốt thì sụt
cân).
- Trao đổi cơ bản ở nam là 1600 kcal/ ngày, ở nữ thấp hơn 5 %.
2. Nhu cầu năng lượng
Phụ thuộc vào hoạt động của con người. Hoạt động càng mạnh thì nhu cầu năng lượng
càng nhiều.
Nhu cầu năng lượngở nam tuổi từ 18 - 30
Lao động nhẹ cần 2300 kcal/ ngày
Lao động vừa cần 2700 kcal/ ngày
Lao động nặng cần 3200 kcal/ngày
Lao động cực nặng cần 4000 - 6000 kcal/ ngày
Khi năng lượng lấy vào cơ thể do thức ăn bằng năng lượng tiêu thụ, thì khối lượng cơ
thể không đổi.
3. Sự cân bằng năng lượng ở trẻ em
Sự trao đổi cơ bản tính trên 1m2 diện tích da thấp hơn so với người lớn, nhưng tính trên
1 kg khối lượng cơ thể trẻ thì bất kỳ ở tuổi nào cũng lớn hơn ở người lớn.
Ví dụ: Năng lượng trao đổi cơ bản trong 1 giờ/ 1 kg khối lượng
Trẻ sơ sinh: 2 kcal
5 - 6 tháng: 2,3 kcal
3 tuổi: 2 kcal
7 tuổi: 1,7 kcal
10 tuổi: 1,5 kcal
Người lớn: 1 kcal

158
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu....................................................................................................................... 1
Chương 1. Phân loại sinh vật .................................................................................. 2
1. Nguồn gốc của sự sống .......................................................................................... 2
2. Phân loại sinh giới .................................................................................................. 12
3. Đặc điểm của một số động vật .............................................................................. 19
4. Đặc điểm của một số thực vật ................................................................................ 25
Chương 2. Tế bào và các hệ cơ quan của sinh vật................................................. 28
1. Phân loại tế bào ...................................................................................................... 28
2. Cấu tạo của tế bào ................................................................................................. 28
3. Cấu tạo mô ............................................................................................................. 42
3.1. Cấu tạo mô thực vật............................................................................................. 42
3.2. Cấu tạo mô động vật............................................................................................ 46
4. Cấu tạo và chức năng của các cơ quan thực vật .................................................................. 53
5. Cấu tạo và chức năng của các cơ quan động vật ............................................. 62
Chương 3. Vòng đời của sinh vật ............................................................................ 77
1. Sự sinh sản của động vật ....................................................................................................... 77
2. Sự sinh sản của thực vật ......................................................................................... 79
Chương 4. Sự thích nghi của sinh vật ............................................................................. 81
1. Sự thích nghi của động vật ..................................................................................... 81
2. Sự thích nghi của thực vật ...................................................................................... 82
Chương 5. Sinh lí hệ thần kinh ............................................................................... 86
I. Vai trò hệ thần kinh ................................................................................................. 86
II. Cấu tạo và chức năng hệ TK.................................................................................. 86
III. Phản xạ ................................................................................................................. 93
IV. Các loại hình hoạt động TK cấp cao. ................................................................... 96
V. Hoạt động TK cấp cao ở người. ........................................................................... 98
VI. Giấc ngủ, vệ sinh chăm sóc giấc ngủ ......................................................... 101
VII. Vệ sinh bảo vệ hệ thần kinh ............................................................................... 103
Chương 6. Sinh lí hệ các cơ quan phân tích.......................................................... 104
I. Đại cương về cơ quan phân tích............................................................................. 104
II. Cơ quan phân tích thị giác .................................................................................... 104
III. Cơ quan phân tích thính giác. .............................................................................. 108

159
IV. Cơ quan phân tích khứu giác............................................................................... 111
V. Cơ quan phân tích vị giác ..................................................................................... 111
VI. Cơ quan phân tích xúc giác ........................................................................ 112
Chương 7. Hệ cơ xương. ......................................................................................... 114
I. Hệ xương. ............................................................................................................... 114
II. Hệ cơ. .................................................................................................................... 118
III. Tư thế .................................................................................................................. 120
IV. Bảo vệ hệ vận động, rèn luyện cơ xương .......................................................... 121
Chương 8. Các hệ dinh dưỡng của trẻ em. ........................................................... 122
A.Hệ hô hấp. .............................................................................................................. 122
I. Tầm quan trọng ...................................................................................................... 122
II. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp..................................................................... 122
III. Hoạt động hô hấp ............................................................................................... 123
IV. Đặc điểm cấu tạo các cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp ở trẻ em. ....... 125
V. Vệ sinh hô hấp ............................................................................................. 127
B.Hệ tiêu hóa ............................................................................................................. 127
I. Cấu tạo hệ tiêu hóa ................................................................................................ 127
II. Sự tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa của trẻ ..................................................... 130
III. Sự hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa ........................................................................... 132
IV. Sự thải bã ............................................................................................................. 133
V. Cơ sở sinh lý của sự ăn uống ................................................................................ 133
C. Hệ tuần hoàn ......................................................................................................... 134
I. Máu ........................................................................................................................ 134
II. Cấu tạo và hoạt động của tim ............................................................................... 138
III. Mạch máu ................................................................................................... 140
IV. Đặc điểm tim, mạch ở trẻ em. ............................................................................. 141
V. Vòng tuần hoàn..................................................................................................... 141
VI. Vệ sinh, bảo vệ tim mạch .................................................................................... 142
Chương 9. Sinh lí hệ nội tiết, hệ bài tiết ............................................................... 143
A.Hệ nội tiết ............................................................................................................. 143
I. Tuyến nội tiết và vai trò của các tuyến nội tiết ...................................................... 143
II. Các tuyến nội tiết chính ............................................................................... 143
B. Hệ bài tiết .............................................................................................................. 145
I. Ý nghĩa của sự bài tiết............................................................................................ 145
II. Cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết nước tiểu. ................................................... 145
III. Sự bài tiết mồ hôi qua da ..................................................................................... 149

160
Chương 10. Sự trao đổi chất.................................................................................. 151
I. Khái niệm về trao đổi chất và năng lượng ............................................................. 151
II. Sự trao đổi chất ............................................................................................ 151
III. Trao đổi năng lượng ............................................................................................ 157

161
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Giáo trình

CƠ SỞ TỰ NHIÊN - XÃ HỘI 1

Giảng viên: Lê Thị Hiền

162

You might also like