You are on page 1of 116

MỞ ĐẦU

Cơ sở tự nhiên và xã hội (phần khoa học )là một học phần quan trọng và cần thiết để sinh viên
sau khi ra trường có thể giảng dạy tốt các bộ môn: Tự nhiên – Xã hội lớp 1, 2, 3 và Khoa học 4 và 5 ở
bậc tiểu học.
Học phần này cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về sinh học: nguồn gốc của sự sống, khái
quát về phân loại sinh vật, từ tế bào đến cơ thể thực vật và động vật, những ảnh hưởng của sinh vật với
môi trường, con người và sức khỏe, và vật chất năng lượng. Sinh viên sẽ trình bày được những kiến
thức, kỹ năng cơ bản về thế giới thực vật, động vật, con người – sức khỏe và vật chất và năng lượng ở
lứa tuổi tiểu học. Từ đó, sinh viên sẽ xác định được hệ thống tri thức cơ bản về sinh học trong môn tự
nhiên và xã hội, môn Khoa học ở bậc tiểu học. Nội dung học phần gồm 5 chương
Chương 1: Phân loại sinh vật
Sinh viên sẽ trình bày được những kiến thức, kỹ năng về Nguồn gốc sự sống và sự phân chia sinh giới.
Chương 2: Tế bào và các hệ cơ quan của cơ thể thực động vật
Sinh viên sẽ trình bày được những kiến thức, kỹ năng về Tế bào và sự phân chia tế bào, Cấu tạo và
chức năng của các cơ quan trong cơ thể thực vật và động vật.
Chương 3: Sinh vật với môi trường
Sinh viên trình bày được Khái niệm và các loại môi trường, Mối quan hệ giữa môi trường và con
người, Sự trao đổi chất giữa sinh vật với môi trường, Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh đến đời sống
thực vật và động vật, chuỗi thức ăn và lưới thức ăn và Tài nguyên thiên nhiên
Chương 4: Con người và sức khỏe
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản Khái quát về cơ thể người, Cấu tạo và chức năng các
hệ cơ quan trong cơ thể người và Một số bệnh thông thường và tai nạn thường gặp ở lứa tuổi Tiểu học
Chương 5: Vật chất và năng lượng
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về nước và tầm quan trọng của nước; vai trò và đặc điểm của
khí quyển, ánh sáng, âm thanh; một số chất khí trong khí quyển; một số kim loại thông dụng; thủy tinh,
đồ gốm và xi măng và các nguồn năng lượng.
Những kiến thức này không chỉ giúp sinh viên nắm được các thông tin cơ bản môn học mà còn giúp
sinh viên phát triển được năng lực tư duy tích cực, tự học, tự nghiên cứu.
Chương 1. PHÂN LOẠI SINH VẬT
1.1. NGUỒN GỐC SỰ SỐNG
1.1.1. Tiến hóa hóa học
1.1.1.1 Quá trình hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
- Giả thuyết của Oparin và Handan: Các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành từ
các chất vô cơ theo con đường tổng hợp hóa học nhờ nguồn năng lượng tự nhiên là sấm sét, tia tử
ngoại, núi lửa…
- Thí nghiệm của Milơ và Urây: Xử lí hỗn hợp khí H 2, CH4, NH3 và hơi nước bằng điện cao thế →
các hợp chất hữu cơ đơn giản (có axit amin).
1.1.1.2. Quá trình trùng phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ
a) Thí nghiệm của Fox và các cộng sự
- Đun nóng hỗn hợp aa khô ở 150 – 1800C → các chuỗi peptit ngắn (Prôtêin nhiệt).
- Sự trùng phân tạo các đại phân tử hữu cơ:
+ Các axit amin → chuỗi pôlipeptit → Prôtêin.
+ Các nuclêôtit → chuỗi pôlinuclêôtit → axit nuclêic (ARN, ADN).
- Sự hình thành cơ chế dịch mã: Các aa liên kết yếu với các N/ARN và liên kết với nhau → chuỗi
pôlipeptit ngắn (ARN giống như khuôn mẫu cho cho aa bám). CLTN tác động, giữ lại những phân
tử hữu cơ có khả năng phối hợp → cơ chế phiên mã, dịch mã.
b) Kết luận
- Là quá trình tiến hóa từ các hợp chất vô cơ (CH 4, NH3, CO, C2H2...) → hợp chất hữu cơ. Từ các
hợp chất hữu cơ đơn giản → hợp chất hữu cơ phức tạp (CH→ CHO → CHON). Từ các đại phân tử
→ hệ đại phân tử.
- Nguồn năng lượng cho các phản ứng xảy ra: tia tử ngoại, sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ,
hoạt động núi lửa, sự phóng điện trong khí quyển, va chạm các thiên thạch...
- Các chất hữu cơ ấy theo những trận mưa hòa tan vào đại dương và tiếp tục hình thành những hợp
chất hữu cơ phức tạp hơn.
1.1. 2. Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học
1.1.2.1.Sự tạo thành giọt coaserva
Giọt coaserva là những phân tử có khả năng phân chia, sinh trưởng và hấp thụ chất dinh dưỡng
từ môi trường ngoài, đây được coi là những biểu hiện đầu tiên của sự sống. Các nhà khoa học đã tạo
được các giọt coaserva khi trộn polymer trong dung dịch nước (hiện tượng hóa keo), chúng dễ dàng
được tạo thành mà không đòi hỏi những điều kiện đặc biệt.
Coaserva có thể tự lắp ráp khi lắc dung dịch có chứa các phân tử lipid, protein, nucleotit acid và
polisaccarit. Coaserva tách biệt với môi trường ngoài bởi màng kỵ nước. Các hạt coaserva có thể hấp
thụ enzim và các chất khác từ môi trường, giải phóng các sản phẩm của phản ứng enzyme. Khi hấp thụ
các chất, coaserva sinh trưởng và phân chia thành các coaserva nhỏ. Các coaserva có thành phần tốt
hơn sẽ to ra và phân chia tiếp.
Theo Oparin, chọn lọc tự nhiên sẽ giữ lại và hoàn thiện các giọt tốt hơn để tạo nên tế bào.
Từ các chất hữu cơ cao phân tử có hiện tượng đông tụ thành giọt keo gọi là giọt coaserva, đây là dấu
hiệu sơ khai của sự sống (trao đổi chất, lớn lên, phân chia).
1.1.2.2. Sự hình thành lớp màng
Sự hình thành lớp màng nhằm phân cách coaserva với môi trường. Thông qua màng, coaserva sẽ thực
hiện sự trao đổi chất với môi trường. lớp màng này gồm những phân tử protein và lipid sắp xếp theo
một trật tự xác định.
Các đại phân tử lipid, protit, axit nucleic… xuất hiện trong nước và tập trung cùng nhau dẫn tới việc
các phân tử lipid có tính kỵ nước sẽ lập tức hình thành nên lớp màng bao bọc lấy tập hợp các đại phân
tử hữu cơ tạo nên các giọt nhỏ li ti khác nhau. Các giọt này chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ
dần tiến hóa và tạo nên các tế bào sơ khai.
1.1.2.3. Sự xuất hiện của enzyme
Các enzyme đóng vai trò xúc tác, làm cho quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ xảy
ra nhanh hơn. Tiền thân của các enzyme đó có thể là những chất hữu cơ phân tử lượng thấp kết hợp với
các ion kim loại và liên kết với các polypeptide.
1.2.4. Hình thành cơ chế di truyền
Theo chọn lọc tự nhiên, môi trường sẽ chọn lọc những tế bào thích nghi và đào thải những tế bào
không thích nghi. Các đặc tính của tế bào không thể duy trì và tiến hóa qua từng thế hệ nếu như không
có cơ chế di truyền. Trong tế bào, thông tin di truyền được mã hóa trong axit nucleit (DNA và RNA),
nhưng DNA xuất hiện trước RNA hay ngược lại? Đó vẫn còn là điều bí ẩn.
a) . Giả thuyết cho rằng DNA xuất hiện trước
Năm 1929, G.Muller một nhà di truyền học nổi tiếng nêu giả thuyết cho rằng sự sống bắt đầu từ một
hoặc vài gen tạo thành không do các sinh vật. Trong một thời gian dài, giả thuyết này không được chú
ý. Nhưng sau đó đã xuất hiện một vài bằng chứng cho thấy giả thuyết này ngày càng có lí:
 Thứ nhất: cấu trúc phân tử và sự tái sinh của virus. Chúng ta biết rằng sau khi virus xâm nhập
vào vi khuẩn chỉ có DNA hoặc RNA được bơm vào và tự nó sao chép rồi tạo ra các hạt virus mới.
 Thứ hai: trong quá trình tổng hợp protein, ngoài DNA và mRNA thông tin, còn có sự tham gia
của tRNA vận chuyển và rRNA của ribosome. Điều này cho thấy nucleic acid có trước.
 Thứ ba: nhiều nucleotide giữ vai trò quan trọng và đa dạng ở tất cả các sinh vật
b) Giả thuyết RNA là nguyên liệu di truyền đầu tiên
Một số ý kiến cho rằng chính RNA mới là nguyên liệu di truyền đầu tiên, và để chứng minh cho điều
này, các nhà khoa học đã nêu ra một vài bằng chứng như:
 RNA bền hơn.
 RNA có khả năng nhân đôi từ mạch khuôn mẫu nhanh hơn và ít sai sót hơn các trình tự khác.
 RNA dễ tổng hợp hơn DNA.
 Sự sai sót trong quá trình tái bản cùng với tác động chọn lọc tự nhiên đã tạo ra sự đa dạng của RNA.
 RNA là chất tự xúc tác (với rARN, tARN và mARN).
Vậy DNA có trước hay RNA có trước? Đó vẫn là vấn đề nghiên cứu của các nhà khoa học và hi vọng
rằng họ sẽ cho ta câu trả lời sớm nhất.
Giả sử rằng khoảng trống trong sự hiểu biết của chúng ta về nguồn gốc sự sống một ngày nào đó sẽ
được lấp trống, ta hãy tìm xem các phân tử bằng cách nào đã tương tác với nhau để liên kết thành một
cấu trúc có dạng tế bào nói cách khác một “tiền tế bào” (protocell).
Các màng bao bọc các tế bào hiện tại gồm một lớp kép lipid chứa phospholipid & choesterol. Những
loại protein phức tạp nằm trong các màng đó đóng vai trò thủ môn giữ khung thành, chúng bơm ra và
hút vào tế bào những phân tử trong khi đó những protein khác lại có nhiệm vụ hàn gắn các màng. Thử
hỏi làm thế nào mà các tiền tế bào với cấu trúc đơn sơ lại có thể đảm nhiệm những công việc trên bào
với cấu trúc đơn sơ lại có thể đảm nhiệm những công việc trên mà không có bộ máy protein?
Những màng nguyên thủy có lẽ được cấu thành bởi những phân tử đơn giản, như các acid béo ( một
thành phần của các phospholipid phức tạp). Những nghiên cứu trong những năm 1970 chứng tỏ rằng
các màng đó được hình thành nhờ kết hợp tự phát từ những acid béo, tuy nhiên một cảm nhận chung là
những màng như thế sẽ làm thành một rào ngăn cản sự thâm nhập các nucleotide và các chất dinh
dưỡng phức tạp khác vào tế bào. Vì ý niệm này mà người ta cho rằng quá trình chuyển hóa
(metabolism) đã phát triển đầu tiên nhờ vậy mà các tế bào có khả năng tự tổng hợp được các
nucleotide.
Tuy nhiên các nghiên cứu trong Szostak Lab ( phòng thí nghiệm do Szostak chủ nhiệm) cho thấy rằng
các phân tử lớn như các nucleotide trong thực tế có thể thẩm thấu qua các màng đó khi mà các
nucleotide cũng như các màng đang còn có cấu trúc đơn giản “ nguyên sơ” hơn hiện tại. Điều này cho
phép tiến hành một thí nghiệm mô phỏng khả năng của một tiền tế bào sao chép thông tin di truyền
bằng cách sử dụng các chất dinh dưỡng trong môi trường. Các nhà sinh học trong Szostak Lab đã tạo
nên những túi có màng bằng acid béo trong chứa một đoạn ngắn đơn sợi DNA. Mẫu sợi đơn này sẽ
đóng vai trò một bản in (template) cho sợi ( strand) mới. Sau đó các tác giả cho các túi này tham gia
vào các phản ứng hóa học mạnh giữa các nucleotide. Các nucleotide đã đi xuyên qua các màng và sau
tương tác với nhau tạo nên một sợi bổ sung. Thí nghiệm này chứng tỏ rằng những tiền tế bào nguyên
thủy chứa RNA có khả năng sao chép chất liệu di truyền mà không cần đến enzyme.
Để cho các tiền tế bào bắt đầu sinh sản chúng phải có khả năng lớn lên, sao chép nôi dung di truyền rồi
phân chia thành những tế bào thế hệ “con”. Các thí nghiệm chứng tỏ rằng các túi ( vesicle) nguyên sơ
này có thể phát triển theo hai phương thức khác nhau. Trong các công trình tiên phong vào những năm
1990, Pier Luigi và cộng sự ( Swiss Federal Institute of technology, Zurich) đã thêm các acid béo vào
nước bao quanh các túi nói trên. Kết quả là các màng bao bọc túi đã hấp thụ acid béo và lớn lên về diện
tích.
1.1.3. Giai đoạn tiến hóa sinh học
Tiến hóa sinh học: là một quá trình lich sử tiến hóa rất lâu dài, từ coaxecva hình thành những
dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, đến đơn bào và sinh vật đa bào như ngày nay.
Khi đã hình thành nên các tế bào sơ khai thì chọn lọc tự nhiên sẽ không còn tác động lên từng phân tử
hữu cơ riêng rẽ mà tác động nên cả tập hợp các phân tử như một đơn vị thống nhất. Tế bào sơ khai nào
có được tập hợp các phân tử giúp chúng có khả năng trao đổi chất và năng lượng với bên ngoài, có khả
năng phân chia và duy trì thành phần hoá học thích hợp của mình thì sẽ được giữ lại và nhân rộng.
Từ những tế bào sơ khai ban đầu, trải qua quá trình chọn lọc và tiến hóa khắc nghiệt những tế bào đó
sẽ hình thành và phát triển thành các cơ thể đơn bào đơn giản, dần dần sẽ tiến hóa thành tế bào sinh vật
nhân sơ và tế bào sinh vật nhân thực rồi từ tế bào sinh vật nhân thực sẽ tiếp tục tiến hóa thành cơ thể
nhân thực, đơn bào nhân thực và cuối cùng là đa bào nhân thực. Tất cả đều chịu sự tác động mạnh mẽ
của chọn lọc tự nhiên, các tế bào sẽ dần hoàn thiện và hình thành nên các sinh vật đầu tiên của Trái
Đất.

Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn tiến hóa


1.2. SỰ PHÂN CHIA CÁC GIỚI SINH VẬT
Giới (Regnum) được xem như đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm những sinh vật có chung những đặc
điểm nhất định.
1.2.1. Các quan điểm phân chia sinh giới
Có bao nhiêu giới sinh vật? Đó là câu hỏi khó trả lời chính xác.
Vào thế kỉ XVIII ông tổ của ngành phân loại học Cac Linê chia tất cả sinh vật thành 2 giới là: giới
Thực vật và Động vật. Giới Thực vật bao gồm những sinh vật mà tế bào của chúng có thành xenlulôzơ,
sống tự dưỡng quang hợp, sống cố định. Giới Động vật bao gồm những sinh vật mà tế bào của chúng
không có thành xenlulôzơ, sống dị dưỡng, có đời sống di chuyển. Đến thể kí XIX, vi sinh vật như vi
khuẩn, vi nấm, tảo được xếp vào giới Thực vật, còn động vật nguyên sinh được xếp vào giới Động vật.
Năm 1986, dựa vào sự phân tích trình tự các Nu của ARN và 1 số đặc điểm khác của sinh học phân tử
ở nhiều loài sinh vật Calr Woese nhận thấy Vi khuẩn và vi khuẩn cổ rất khác nhau, thậm chí vi khuẩn
cổ còn rất gần với sinh vật nhân thực, vì vậy ông đã đề nghị tách chúng ra. Ông đã đề xuất hệ thống
gồm 3 lãnh giới
- Lãnh giới Vi khuẩn (Bacteria) gồm giới vi khuẩn
- Lãnh giới vi khuẩn cổ (Archaea) gồm giới Vi sinh vật cổ
- Lãnh giới vi sinh vật nhân thực (Eukarya) gồm 4 giới
* Đặc điểm của nhóm vi khuẩn
- Có tế bào nhân sơ, cơ thể đơn bào
- Sống hầu hết ở các nơi trên Trái Đất
- Thành tế bào là peptidoglican
- Hệ gen không có Intron nên mọi trình tự Nu đều mã hóa các axit amin
- Trong AND không có Protein loại histon
* Đặc điểm của nhóm vi sinh vật cổ
- Tế bào nhân sơ, cơ thể đơn bào
- Sống ở nơi có điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ cao, áp suất lớn
- Thành tế bào là Pseudo-peptidoglican
- Gen phân mảnh
- Có protein tương tự histon
* Đặc điểm của lãnh giới sinh vật nhân thực
- Gồm các sinh vật nhân thực
- Có kích thước lớn
- Cơ thể đa bào
- Gen phân mảnh
- Gồm 4 giới: Nguyên sinh, nấm, thực vật, động vật.
1.2.2. Sự phân chia 5 giới sinh vật
Đến thế kỉ XX Oaitâykơ (Whittaker) và Magulis (Margulis) đề nghị xếp các sinh vật vào 5 giới là giới
Khởi sinh (Monera) gồm vi khuẩn; giới Nguyên sinh (Protista) gồm động vật nguyên sinh (còn gọi là
động vật đơn bào), tảo và nấm nhầy; giới Nấm (Fungi), giới Thực vật (Plantae) và giới Động vật
(Animalia).
Sự phân chia sinh vật thành 5 giới là tương đối hợp lí và được công nhận rộng rãi trong thời gian dài.
1.2.2.1. Giới Khởi Sinh
a. Đặc điểm chung:
- Có kích thước hiển vi: 1-5 µm
- Là những sinh vật cổ sơ nhất xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm trước đây.
- Tế bào nhân sơ.
- Sống khắp nơi, trong đất, nước, không khí
- Phương thức dinh dưỡng rất đa dạng: hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, hóa dị dưỡng, quang dị dưỡng
hoặc một số sống kí sinh
- Sinh sản vô tính hoặc hữu tính
b. Phân loại (theo cấu tạo thành tế bào):
- Vi khuẩn ( Baeteria)
- Vi sinh vật cổ (Archaea). Chúng có khả năng sống trong những điều kiện khắc nghiệt về nhiệt độ áp
suất và độ muối.
- Về mặt tiến hóa , vi sinh vật cổ tách thành nhóm riêng và đứng gần sinh vật nhân thực hơn là vi
khuẩn.
1.2.2.2. Giới Nguyên Sinh
a. Đặc điểm chung:
- Sinh vật nhân thực
- Cơ thể đơn bào hay đa bào hay một khối nguyên sinh chất nhầy chứa nhiều nhân
- Từ nhóm động vật nguyên sinh sẽ tiến hóa thành giới động vật, từ nhóm tảo sẽ tiến hóa thành giới
thực vật và từ nhóm nấm nhầy sẽ tiến hóa thành giới nấm
b. Phân loại :
+ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH (Protozoa)
- Đơn bào
- Không có thành xenlulozo
- Không có lục lạp
- Dị dưỡng
- Vận động bằng lông hoặc roi.
- VD: Trùng amip, trùng lông,…
+ THỰC VẬT NGUYÊN SINH (Tảo- Algae)
- Đơn bào hoặc đa bào
- Có thành xenlulozo
- Có lục lạp
- Tự dưỡng quang hợp
- VD: Tảo lục đơn bào, tảo đỏ,…
+ NẤM NHẦY (Myxomycota)
- Cơ thể tồn tại ở hai pha: pha đơn bào giống amip, pha cộng bào là khối nguyên sinh chất nhẩy chứa
nhiều nhân
- Dị dưỡng hoại sinh (Nấm nhầy)
1.2.2.3. Giới Nấm (Fungi)
a. Đặc điểm chung:
- Tế bào nhân thực
- Đơn bào hoặc đa bào dạng sợi hình thành các mô giả
- Thành tế bào có chứa kitin, một số có chứa xenlulozo
- Không có lục lạp , không có sấc tố quang hợp
- Hình thức sống: hoại sinh, kí sinh, cộng sinh
- Sinh sản bằng bào tử không có lông và roi.
- Không có cơ quan di chuyển
- Chất dự trữ là glicogen hoặc một số ít là tinh bột
- Nhiều nấm có cơ quan sinh sản là mũ nấm
b. Phân loại
+ Nấm men
+ Nấm sợi
1.2.2.4. Giới Thực Vật (Plantae)
a. Đặc điểm chung:
* Về cấu tạo:
- Sinh vật nhân thực, đa bào
- Cơ thể gồm nhiều tế bào phân hóa thành nhiều mô, cơ quan khác nhau
- Thành tế bào có chứa xenlulozo và chứa nhiều lục lạp
* Về hình thức dinh dưỡng
- Tế bào lá chứa nhiều sắc tố clorophy nên có khả năng tự dưỡng quang hợp. Thực vật sử dụng ánh
sáng mặt trời đẻ tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho toàn bộ
sinh quyển.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển. Nhờ có thành xenlulozo nên thân cành vững chắc, vươn cao
tỏa lá để hấp thu ánh sáng mặt trời.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường
- Chất dự trữ là lipit hoặc tinh bột
* Đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn
- Phát triển hệ mạch để truyền dẫn nước và muối khoáng
- Rễ giả phát triển thành rễ thật
- Lớp cutin phủ bên ngoài lá có tác dụng chống mất nước, nhưng biểu bì lá có chứa khí khổng dẻ trao
đổi khí và thoát hơi nước .
- Thụ tinh nhờ gió, nước và côn trùng. Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhũ đẻ nuôi phôi phát triển .
- Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ, nôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ
- Thể bào tử sống kí sinh trên thể giao tử, thể giao tử sống độc lập phát triển thành thể giao tử sống kí
sinh trên thể bào tử
b. Phân loại:
- Ngành rêu và địa tiền (Bryophyta): Hiện nay đã định loại được khoảng hơn 12.000 loài rêu và địa
tiền. Đó là những cơ thể thực vật đầu tiên chiếm lĩnh môi trường cạn.
- Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta). Là những thực vật có mạch đầu tiên, nhưng có cấu tạo đơn
giản. Chúng có thân ngầm trong đất, từ đó mọc ra thân quang hợp màu lục, mọc thẳng đứng mang
những lá hình vẩy nhỏ. Ở Việt Nam phổ biến có một loài được dùng để bán trong các quầy bán hoa là
cỏ đốt (Equyseta delibe).
- Ngành thông đất (Lycopodiophyta): Là những cây có kích thước không lớn thường chỉ đạt đến độ cao
80cm. Chúng có thân bò, từ đó phân ra những thân thẳng đứng và mang những lá mỏng, phẳng, sắp
xếp xoắn. Trên đỉnh thân có những lá chuyên hóa tập trung lại thành tổ chức giống như nón cây thông,
các bào tử được hình thành trong đó.
- Ngành dương xỉ (Polypodiophyta): Hiện mới chỉ thống kê được 9.000 loài, phân bố rộng rãi trên Trái
Đất và có nhiều ở rừng mưa nhiệt đới. Một số loài có kích thước lớn, bề ngoài trông giống như các cây
cọ, bởi thân mọc thẳng và hóa gỗ, không phân nhánh. Thân ở trên mặt đất hay trong đất, từ thân mọc ra
những rễ hình sợi và những lá hình lược thẳng đứng. Lá của dương xỉ ở trong chồi cuộn lại, khi lớn lên
chúng mới duỗi ra.
- Ngành hạt trần (Gymnospermatophyta): Hiện đã thống kê được hơn 550 loài, đa số là các cây gỗ và
cây bụi. Thực vật hạt trần có hạt không được bao bọc trong quả. Hoa và hạt của chúng được hình thành
ở mặt trong của lá hình vẩy và những lá này thường sắp xếp dạng nón. Ở Việt Nam phổ biến có đại
diện là các cây: vạn tuế, thiên tuế, thông, tùng, bách… dùng để lấy gỗ, trồng làm cảnh và làm thuốc
chữa bệnh.
- Ngành hạt kín (Agiospermatophyta): có số lượng loài phong phú nhất trong giới thực vật. Trong
ngành này, có một số loài sống hoàn toàn trong nước, một số lại có thể sống ở nơi khô hạn nhất. Đa số
là cây tự dưỡng, còn một số loài có đời sống kí sinh hay bán kí sinh như: lan và tầm gửi; một số lại
thích nghi với lối sống ăn thịt. Hiện đã thống kê và định loại được hơn 230.000 loài trong hai lớp: lớp
Một lá mầm và lớp Hai lá mầm.
Giới thực vật (plantae) rất đa dạng phong phú. Chúng phân bố hầu hết mọi nơi trên Trái Đất và có mặt
ở tất cả các miền khí hậu: từ hàn đới đến ôn đới, phong phú nhất là nhiệt đới; có mặt ở các dạng địa
hình: từ đồi núi, trung du đến đồng bằng và ngay cả vùng sa mạc cũng có thựcvật. Sự phân bố rộng và
sự đa dạng của môi trường đã giúp cho thực vật hình thành những đặc điểm thích nghi phù hợp với
môi trường sống, tạo nên sự đa dạng phong phú của chúng.
c. Đặc điểm của một số thực vật
* Ngành thực vật cộng sinh (địa y) Lichenes
Địa y là thực vật bậc thấp đặc biệt có cấu tạo bởi nấm và tảo sống chung với nhau thành một thể thống
nhất có những đặc tính sinh lý, sinh thái và hình thái riêng.
Thường có màu xám, xám xanh, nâu sáng hoặc nâu thẫm, ít khi có màu vàng, da cam hoặc trắng, đôi
khi có màu đen.
Trong cơ thể của địa y có chứa axit lichenic, không thấy có ở các thực vật khác( đây là tính chất để
phân loại địa y).
Nấm hình thành nên địa y thường thuộc lớp nấm túi. Tảo hình thành nên địa y thường là tảo lam hoặc
tảo lục. Nấm lấy từ tảo hydrat cacbon, tảo lấy từ nấm nước,..
Ngoài ra còn tìm thấy trong địa y vi khuẩn cố định đạm Azotobacter.
Nhờ mối quan hệ cộng sinh trên mà địa y là thực vật tiên phong phát triển ở những vùng mà chưa có
thực vật nào sống được.
Có 3 loại chính: Địa y dạng vỏ, địa y dạng lá, địa y dạng bụi cây.
Hypogymnia physodes, Parmelia caperata: (Dùng chiết xuất kháng sinh Evozin 2 (Paramysin)).
Roccella tinctoria: Tản dạng bụi cây nhỏ, mọc ở các vách đá ven biển, dùng làm giấy quỳ và phẩm
nhuộm màu đỏ.
Cladonia rangiferina: Mọc thành rừng ở bắc cực và nam cực có tản hình như cái loa.
Lobaria pulmonaria: Tản lớn tới 30 cm có dạng lá bề mặt lá có nhiều khoang thủng như lá phổi (mọc ở
Tam đảo, Sapa, Đà lạt) dùng để chữa bệnh về đường hô hấp.
* Liên ngành Rêu: Thuộc nhóm này có ngành Rêu Bryophyta
- Khác với thực vật bậc cao khác trong chu trình phái triển thể giao tử chiếm ưu thế (là cây rêu) thể bào
tử hoàn toàn sống nhờ trên thể giao tử và chỉ làm chức năng sinh sản, hệ dẫn chưa có hay chỉ có rất sơ
khai. Còn nhiều quan hệ với tảo thể hiện ở chỗ cơ thể là một tản và thụ tinh cần nước.
Người ta chia rêu thành 3 lớp: Rêu sừng: Anthoceropsida, Rêu tản: Marchantiopsida, Rêu thật:
Bryopsida.
* Liên ngành quyết thực vật
- Sinh sản và phát tán nhờ bào tử như ở rêu nhưng bào tử thể chiếm ưu thế hơn giao tử thể. Đã có rễ
thật thuộc nhóm này có các ngành sau:
a. Quyết trần (Quyết lá thông): Psilotophyta
b. Thông đất: Licopodiophyta
c. Cỏ tháp bút (Quyết đốt): Equisetophyta
d. Dương xỉ: Polypodiophyta
* Liên ngành thực vật có hạt
- Gồm những thực vật sinh sản và phát tán bằng hạt, thụ tinh không cần nước, thích nghi cao với đời
sống ở cạn.
- Gồm 2 ngành: + Hạt trần: Gymnospermae (Pinophyta)
+ Hạt kín: Angiospermae (Magnoliophyta).
Ngành Hạt trần (Ngành thông): Pinophyta
Là nhóm thực vật có hạt đầu tiên, hạt nằm trần không có vỏ bao bọc để bảo vệ, thể bào tử chiếm ưu thế
với sự dày thứ cấp nhờ xuất hiện tượng tầng.
Gỗ đồng nhất chưa có mạch điển hình mà chỉ là quản bào, chưa có sợi gỗ và mô mềm ít tinh trùng
không có roi gọi là tinh tử, thụ tinh đơn, quá trình thụ tinh không phụ thuộc vào môi trường nước mà
hoàn toàn tiến hành trong noãn nhờ xuất hiện ống phấn dẫn các tinh tử tới noãn cầu.
Ngành Hạt kín.
- Là ngành tiến hoá nhất, lớn nhất, đa dạng nhất, phổ biến nhất và có nhiều công dụng nhất trong đời
sống con người.
- Hoa xuất hiện cùng với bộ nhuỵ, xuất hiện ống phấn và thụ tinh kép.
- Xuất hiện quả mà nhờ đó hạt được bao kín thể giao tử tiêu giảm và thể bào tử đa dạng chiếm ưu thế,
mô phân sinh thứ cấp phát triển, hệ thống dẫn gồm mạch điển hình (ống rây, mạch rây) nội nhũ 3n.
- Xuất hiện hoa: (là một cơ quan sinh sản chuyên hoá) gồm có bao hoa
(Perianthum) không phân hoá hay phân hoá thành đài và tràng (Calyx và Corolla) bao lấy bộ nhị
(Androeceum) và nhuỵ (Gynoeceum). Sự thụ tinh xảy ra bên trong nhuỵ. Sau khi thụ tinh nhuỵ phát
triển thành quả và noãn phát triền thành hạt nằm trong quả. Cách phát triển như vậy đảm bảo cho quả
và hạt phát triển tốt (Noãn được bao bọc trong một khoang kín là bầu và khi noãn phát triển thành hạt
thì bầu phát triển thành quả).
Trong chu trình sống thể bào tử chiếm ưu thế so với thể giao tử. Thể giao tử giảm mạnh (thể giao tử
chỉ còn 3 tế bào một trong đó phân chia ra thành hai tinh tử, thể giao tử cái chỉ còn 8 tế bào hay 8 nhân
trong đó 1 nhân hay 1 tế bào là trứng). Thể giao tử chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trên thể bào tử và được
bảo vệ một cách chắc chắn khỏi những điều kiện bất lợi bên ngoài.
- Đặc trưng bởi sự thụ tinh kép, phân biệt hẳn với các ngành thực vật bậc cao khác. Một trong hai tinh
tử thụ tinh để tạo thành hợp tử 2n, tinh tử kia sẽ kết hợp với nhân thứ cấp để tạo thành nhân 3n (nội
nhũ tam bội). Nhịp độ phát triển của mô này thành phần chất dinh dưỡng của nó đảm bảo sự thích ứng
tốt nhất với những đặc điểm sinh học của phôi và cây mầm.
- Sự thụ phấn hoàn thiện theo hai hướng chính là nhờ côn trùng và nhờ gió, do đó cấu trúc của hoa
cũng biến đổi theo:
+ Bao hoa và tuyến mật tiêu giảm, bao phấn lắc lư, hạt phấn nhiều và nhẹ, đầu nhuỵ loe hay xẻ nhỏ và
thò ra ngoài (thụ phấn nhờ gió).
+ Hoa đối xứng hai bên, cánh hoa có màu sắc sặc sỡ, có tuyến mật, có mùi thơm (thụ phấn nhờ côn
trùng).
1.2.2.5. Giới Động Vật (Animalia).
a. Đặc điểm:
Theo Whittaker và Margulis (1969) thì giới động vật (Animalia) gồm những cơ thể sinh vật nhân
chuẩn, đa bào phân hóa thành các mô, các cơ quan và hệ cơ quan khác nhau. Đặc biệt là động vật có cơ
quan vận động và hệ thần kinh, giúp cho cơ thể có phản ứng nhanh với kích thích của môi trường.
Dây sống
Hàm tơ
Da gai
Chân khớp
Giun đốt
Thân mềm
Giun tròn
Giun dẹp
Ruột khoang
ĐV nguyên sinh
Tổ tiên của ĐV
Hình 1.4. Sơ đồ phát sinh động vật
Khác với thực vật, động vật không có khả năng quang hợp, chúng sống dị dưỡng nhờ chất hữu cơ của
các cơ thể khác. Động vật có hệ cơ và cơ quan vận động, giúp động vật di chuyển tích cực để tìm thức
ăn, lẩn trốn kẻ thù. Hệ thần kinh phát triển đảm bảo cho chúng có khả năng phản ứng nhanh, điều
chỉnh hoạt động của cơ thể, thích ứng cao với mọi biến đổi của môi trường.
b. Phân loại:
Hiện giới động vật được chia làm hai phần: động vật không xương sống và động vật có xương sống.
Sự khác nhau giữa động vật không xương sống và có xương sống được khái quát như sau:

Động vật không xương sống Động vật có xương sống

- Không có bộ xương trong - Bộ xương trong bằng sụn hoặc bằng


- Bộ xương ngoài (nếu có) bằng kitin
xương, có dây sống hoặc cột sống làm
- Hô hấp thẩm thấu qua da hoặc ống
trụ.
khí
- Thần kinh dạng hạch hoặc chuỗi hạch
-Hô hấp bằng mang hoặc bằng phổi
ở mặt bụng.
- Hệ thần kinh dạng ống ở mặt lưng
Gồm: Động vật nguyên sinh, Thân lỗ,
Gồm: Nửa sống, Cá lưỡng tiêm, Cá
Ruột khoang, Giun dẹp,Giun tròn,
miệng tròn, Cá sụn, Cá xương, Lưỡng
Thân mềm, Giun đốt, Chân khớp, Da
cư, Bò sát, Chim và Thú.
gai, Hàm tơ

GIỚI ĐỘNG VẬT

c. Đặc điểm của một số ngành động vật


* Ngành Ruột khoang (Coelenterata)
Ruột khoang là động vật có hai lá phôi và được coi là đã tiến hóa từ một nguồn gốc chung với động
vật bậc cao có ba lá phôi, vì chúng đều có xoang tiêu hóa thông với bên ngoài bằng lỗ miệng. Các mô
của ruột khoang rất giống với các mô của động vật bậc cao: biểu mô, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh
và mô sinh sản.
Sơ đồ cấu tạo Thuỷ tức (Hydra) là đại diện điển hình của ngành Ruột khoang, có kích thước nhỏ sống
trong ao hồ. Nhìn bằng mắt thường, cơ thể giống một mẫu sợi có tua. Thanh cơ thể gồm hai lớp tế bào
bao quanh xoang ruột ở giữa làm cả hai chức năng tiêu hóa và hô hấp. Ngoại bì là lớp bảo vệ, nội bì
chủ yếu là biểu mô tiếu hóa. Miệng thông xoang ruột với bên ngoài và được vây quanh bằng một vòng
xúc tu, mỗi chiếc có thể dài gấp rưỡi thân. Suốt đời con vật sống bám trên hòn đá, cành cây hay chiếc
lá ở dưới nước nhờ một đĩa tế bào ở gốc thân.
* Ngành giun dẹp
Cơ thể có 3 lớp tế bào được hình thành từ 3 lá phôi. Có đối xứng hai bên, cơ thể phân hoá thành đầu -
đuôi, mặt lưng - mặt bụng. Thân thể dẹp theo hướng lưng bụng. Không có các khoảng trống riêng biệt
trong chức cơ thể (chưa có thể xoang), chỉ có các khoảng trống nhỏ giữa các cơ quan hình thành nhu
mô đệm. Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện (kiểu xoang vị), có thể vắng mặt ở một số
nhóm. Hệ thần kinh đã có đôi hạch sơ khai nằm phía trước (hạch não), có các dây thần kinh chạy vè
phía sau. cơ quan cảm giác còn đơn giản, một số có điểm mắt và một số thụ quan khác. Chưa xuất
hiện các cơ quan như thể xoang, tuần hoàn, hô hấp và các hoạt động sống như hô hấp còn xảy ra
qua bề mặt cơ thể. Tất cả đều lưỡng tính, cơ quan sinh dục hoàn thiện với tuyến sinh dục phát triển,
ống sinh dục và các cơ quan sinh dục phụ. Thụ tinh trong, phát triển trực tiếp thành ấu trùng
có lông bơi và phát triển phù hợp với chu kỳ sống của vật chủ.
Đại diện: Sán bã trầu (Fasciolôpis buski) kí sinh trong ruột non của lợn, cơ thể có hình lá dẹp theo
hướng lưng bụng, mặt bụng có giác miệng và giác bụng dùng để bám chặt vào thành ruột của vật chủ.
Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis) kí sinh trong ống dẫn mật của người, mèo, chó; sán lá gan lớn
(Fasciola hepatica) kí sinh trong ống dẫn mật của trâu, bò, cừu... Có cấu tạo tương tự như sán bã trầu
và cũng có vòng đời phát triển phức tạp qua 1, 2, 3 hay nhiều vật chủ trung gian. Nhiều loài gây hậu
quả nghiêm trọng cho người và vật nuôi.
* Ngành giun tròn
Cơ thể Đối xứng hai bên, không phân đốt,có 3 lá phôi. Có xoang giả (pseudocoelomates) đặc trưng là
giữa thành cơ thể và ruột có một khoảng trống,kín chứa đầydịch, có nguồn gốc từ xoang phôi
(blastocoelum). Thiếu cơ quan hô hấp vàtuần hoàn. Đã hình thành tuyến sinh dục, có ống dẫn
sinh dục, con đực nhỏ hơn con cái. Trứng rất nhỏ, có vỏ kitin.
Đại diện: Giun đũa người (Acaris lumbricodes) kí sinh trong ruột non của người gây rối loạn tiêu hóa
và có thể biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng.
* Ngành thân mềm
Cơ thể được chia thành 3 phần là đầu, thân và chân, mức độ phát triển của các phần tuỳ thuộc
vào từng nhóm khác nhau trong đó phần đầu xác định. Hầu hết động vật thân mềm có đối xứng
2 bên, riêng nhóm chân bụng (ốc) có hiện tượng mất đối xứng. Chân được hình thành ở mặt bụng,
có một số chức phận nhưng quan trọng nhất là vận chuyển. Có một cơ quan đặc trưng nằm ở mặt lưng
là áo, có xoang áo bao lấy mang hay phổi, ngoài áo là vỏ. Hô hấp bằng mang, phổi nằm trong xoang
áo, một số hô hấp qua bề mặt cơ thể. Cơ thể có cả dạng đơn tính và lưỡng tính.
Đại diện: Ốc sên (Helix pomatica) thuộc Bộ mắt đỉnh (Stylommatophora), phân lớp có phổi
(Pulmonata), Ngành thân mềm (Molusca), chúng thường sống ở các bụi cây quanh nhà, vườn rau, chân
tường, bờ rào quanh nhà. Ốc sên có vỏ đá vôi bọc ngoài, màu nâu nhạt, có 6-7 vòng xoắn đồng tâm.
Đầu có một đôi râu và đôi tua mang hai mắt ở hai đầu tua, mặt dưới đầu là lỗ miệng. Phía dưới bụng là
khối cơ chân dày, chắc và luôn được bao phủ bằng một chất nhày giúp nó di chuyển dễ dàng. Thức ăn
của ốc sên là lá và các chồi non của cây trồng.
* Ngành giun đốt
Cơ thể phân đốt: Giữa các đốt có vách ngăn, mỗi đốt là một phần của cơ thể (gồm nhiều cơ quan), có
thể tự điều chỉnh ở một mức độ nhất định. Cơ thể có thể xoang chính thức (coelum). Khoang cơ thể
được giới hạn hoàn toàn bằng lớp tế bào có nguồn gốc từ lá phôi giữa. Lá vách (thành) lát mặt trong
thành cơ thể, lá tạng lát trên ống tiêu hóa và nội quan, giữa chứa dịch thể xoang. Hệ tuần hoàn kín,
máu màu đỏ. Hô hấp: Một số hô hấp qua da, một số hô hấp bằng mang.
Ngành giun đốt có bốn lớp xếp thành hai phân ngành: phân ngành không đai (Aclitellata) có hai lớp:
lớp Giun nhiều tơ và Echiurida; phân ngành có đai (Clitellata) có hai lớp: lớp Giun ít tơ và Đỉa.
Đại diện thường gặp của ngành Giun đốt là giun đất (Pheretima sp), thuộc lớp Giun ít tơ (Oligocheta).
Về phía đầu có đai sinh dục, tận cùng có lỗ miệng, cuối đuôi có lỗ hậu man, mặt lưng màu sẫm mặt
bụng màu nhạt. Cơ thể phân đốt đồng hình, mỗi đốt có một vòng tơ là di tích của chi bên. Chúng vận
chuyển bằng cách co giản lớp cơ vòng, cơ dọc ở trong và các vòng tơ cùng với dịch thể xoang, giúp cơ
thể di chuyển về trước hoặc về sau. Giun đất thích nghi với môi trường đất ẩm, thức ăn là các vụn bã
hữu cơ trong đất.
Giun đất được coi là động vật có ích cho nhà nông vì nó làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và tham gia
cải tạo và làm tăng màu mỡ cho đất trồng.
* Ngành Chân khớp (Arthropoda)
Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở. Các chân phân đốt khớp động. Qua lột xác mà tăng
trưởng cơ thể.
- Lớp Hình nhện (Arachnida): Cơ thể có 2 phần là đầu ngực (prosoma) và bụng (opisthosoma), nối với
nhau một eo nhỏ. Đầu ngực có 6 đôi phần phụ (1 đôi kìm, 1 đôi chân xúc giác, 4 đôi chân bò).
Bụng (opisthosoma) là phần biến đổi nhiều nhất có 1 hay 2 đôi lỗ thở của phổi sách và nhiều đôi nhú
tơ.
- Lớp Giáp xác: Phần đầu nguyên thủy: đốt đầu mang đôi râu I và đốt thân thứ nhất mang đôi râu II.
Nhiều nhóm giáp xác đầu nguyên thủy tập trung với 3 đốt tiếp theo của thân tạo thành phần đầu phức
tạp mang 5 đôi phần phụ (2 đôi râu, các đôi hàm trên, hàm dưới I và hàm dưới II). Thân thường tách
thành phần ngực ở phía trước, phần bụng phía sau. Ở tôm, cua 8 đốt ngực, 7 đốt bụng. Nhìn chung giáp
xác các đốt ngực còn giữ phần phụ, phần phụ các đốt ngực có thể bị tiêu giảm.
Phần phụ thường chuyên hóa theo chức năng: Râu thường là cơ quan cảm giác, bơi hoặc giao phối.
Hàm nghiền mồi. 1-3 đôi chân ngực tiếp theo biến thành chân hàm bắt giữ mồi. Các đôi chân ngực
khác: di chuyển hoặc giao phối. Các đôi chân bụng của tôm cua là chân bơi, chân giao phối (con đực),
chân mang trứng ở con cái. Đôi chân bụng cuối biến thành bánh lái.
Đại diện: bộ mười chân (Decapoda). Bộ Mười chân bao gồm các loài động vật không xương sống
thích nghi với môi trường nước mặn và nước ngọt; có mức độ phân hóa khá cao về tổ chức cấu tạo cơ
thể. Đầu nguyên thuỷ mang mắt có cuống và hai đôi râu là cơ quan xúc giác. Các đốt hàm liền với các
đốt ngực thành phần hàm ngực, mang các đôi chân bò, có giáp bọc ngoài, có khi phát triển thành mai
(cua). Phần bụng có cấu tạo biến đổi như tôm có bụng phát triển mang chân bơi, đốt cuối cùng hợp với
chân bơi thành đuôi có tác dụng như bánh lái; cua có bụng tiêu giảm gập lại và nằm dưới phần ngực.
Tôm kí cư sống trong vỏ ốc có bụngtiêu giảm, mất đối xứng, mất phân đốt... Các loài thuộc bộ mười
chân được dùng làm thực phẩm quí, nên nhiều loài là đối tượng khai thác và nuôi trồng của con người.
Ở biển nước ta hiện đã biết 77 loài tôm, năng suất khai thác hàng năm khoảng 5000 tấn: tôm bạc, tôm
thẻ trắng, tôm sú, tôm vằn, tôm rảo, tôm bộc, tôm vàng, tôm sắt… Ngoài ra ở biển còn có tôm hùm,
tôm vỗ. Trong nước ngọt có tôm càng, tôm riu…
- Lớp Côn trùng: Cơ thể gồm 3 phần: đầu do 5 đốt phía trước tập trung lại, ngực 3 đốt, bụng có số đốt
thay đổi. Đầu có hình khối do nhiều tấm kitin tạo thành. Phía lưng của đầu có mắt kép, có khi có mắt
đơn và một đôi râu. Phía bụng có cơ quan lấy thức ăn. Có nhiều kiểu miệng phù hợp với từng kiểu lấy
thức ăn. Các thành phần chính của cơ quan miệng: đôi hàm trên, đôi hàm dưới với xúc biện hàm, môi
dưới với xúc biện môi. Ba đôi này có nguồn gốc từ phần phụ của 3 đốt thân đầu tiên.
Nhìn chung đầu có chắc năng cảm giác và lấy thức ăn. Ngực có 3 đốt: Gồm đốt ngực trước, ngực giữa
và ngực sau. Mỗi đốt ngực mang một đôi chân. Đốt ngực giữa và sau mang thêm mỗi đốt một đôi
cánh. Mỗi đốt ngực có 4 tấm kitin bao bọc ngoài là tấm lưng (notum), tấm bụng (sternum) và 2 tấm
bên (pleurom). Chân gắn vào ranh giới của tấm bên với tấm bụng, còn cánh được gắn vào ranh giới
giữa tấm lưng với tấm bên.
Cánh: có nguồn gốc từ nếp da của phần ngực trước của cơ thể. Lúc đầu các nếp da này xoè ra có tác
dụng nâng đỡ cơ thể khi côn trùng chuyền từ cành này sang cành khác trên không. Đa số côn trùng có
2 đôi cánh. Khi bay cánh của côn trùng cử động theo nguyên tắc của đòn bẩy, dùng điểm tựa là cạnh
tấm bên. Bụng chứa phần lớn nội quan của cơ thể. Ở côn trùng cổ như bộ Đuôi nguyên thuỷ (Protura)
thì bụng vẫn có 12 đốt, ở các nhóm côn trùng tiến hoá cao thường tiêu giảm 2 đốt cuối nên bụng còn
10 đốt, thậm chí ở ong, ruồi chỉ còn lại 5 – 6 đốt.
Tấm lưng và tấm bụng của mỗi đốt và giữa các đốt gắn với nhau bằng màng mỏng nên bụng co dãn
được. Thường các đốt bụng mất phần phụ nhưng dấu vết phần phụ còn một số nhóm.
Đại diện Bộ cánh thẳng (Orthoptera): Cơ thể có hai đôi cánh, cánh trước dày hơn cánh sau. Cơ quan
miệng kiểu nghiền, biến thái không hoàn toàn. Con đực có cơ quan phát âm, nhờ cọ xát hai cánh trước
(dế) hoặc cọ xát đùi với cánh trước. Trứng đẻ rời hoặc thành ổ có vỏ bao ở ngoài. Đa số ăn thực vật,
nhiều khi gây hại lớn cho cây trồng. Hiện biết 2 họ: họ Châu chấu (Acrididae) và Sạt sành
(Tettigonidae), có hơn 20.000 loài. Nhiều loài gặp trên đồng ruộng, trong rừng, chúng phá hoại cây
trồng và tre nứa. Nhiều loài sống thành từng đàn tới hàng chục vạn con che kín cả một góc trời khi
chúng di chuyển (ví dụ: châu chấu di cư).
Châu chấu có màu sắc nguỵ trang, giai đoạn non có màu xanh lá cây, trưởng thành màu nâu vàng hoặc
vàng nâu bóng; có loài sống đơn độc có loài sống thành đàn. Chúng có phần phụ miệng kiểu nghiền,
cắn phiến lá, đôi khi chỉ còn lại gân lá. Châu chấu là động vật có hại cho cây trồng, song nhân dân một
số địa phương đã dùng một số loài châu chấu làm thực phẩm.
Bộ hai cánh (Diptera).
Cơ thể có đôi cánh trước phát triển, dạng cánh mỏng, đôi cánh sau biến đổi thành hai mấu, giữ thăng
bằng vàđịnh hướng khi bay. Các loài thuộc bộ Hai cánh có cơ quan miệng kiểu chích hút (muỗi) và
kiểu liếm (ruồi). Biến thái hoàn toàn, sống tự do, hút nhựa cây, hút máu hoặc các chất dịch thối rữa.
Nhiều loài truyền bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng. Hiện biết khoảng 80.000 loài, một số loài
thường gặp như ruồi nhà, nhặng xanh sống gần người là vật truyền bệnh đường ruột nguy hiểm; ruồi
trâu hút máu, truyền bệnh đường máu ở trâu bò; muỗi nâu, muỗi vằn, hút máu người truyền bệnh giun
chỉ, sốt xuất huyết; muỗi sốt rét truyền bệnh sốt rét; ở Châu Phi ruồi tsê-tsê truyền bệnh ngủ li bì.
Cơ chế truyền bệnh của muỗi là do chúng có vòi hút máu và tiết nước bọt trong khi hút. Trong nước
bọt muỗi chứa các ấu trùng là các mầm bệnh từ máu của người bệnh: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm
màng não…sẽ truyền sang người lành, gây cho người lành mắc bệnh. Như bệnh sốt rét do muỗi
Anophen truyền từ người bệnh sang người lành theo sơ đồ.
* Ngành động vật có xương sống
Có dây sống. Dây sống rắn và xốp, có nguồn gốc từ nội bì chạy dọc sống lưng, nằm dưới ống thần
kinh, trên ống ruột. Hệ thần kinh trung ương dạng ống, chạy dọc cơ thể, phía đầu phình thành não bộ,
phía sau là tủy sống. Hầu có thủng các khe mang làm nhiệm vụ hô hấp. Nhóm động vật cao mang chỉ
tồn tại ở giai đoạn phôi và ấu trùng. Có đuôi sau hậu môn, là phần kéo dài của dây sống và cơ thân, có
chức năng vận chuyển và điều chỉnh thăng bằng. Có hệ tuần hoàn kín (trừ Phân ngành Có bao -
Tunicata).

- Tổng Lớp Cá (Pisces)


Bao gồm hai lớp cá sụn và cá xương: Cá là lớp có số lượng lớn nhất trong các động vật có xương sống,
hiện ở Việt Nam đã mô tả được 2.470 loài.
+ Lớp Cá Sụn (Chondrichthyes)
Sống chủ yếu ở biển, da trần hoặc có vẩy tấm, vẩy láng, bộ xương hoàn toàn bằng sụn, thiếu xương
nắp mang, khe mang thông thẳng ra ngoài. Các loài thường gặp như cá Nhám, cá Đuối, cá Mập…
+ Lớp Cá Xương (Osteichthyes)
Gồm các loài cá có thân phủ vẩy láng hoặc vẩy xương, bộ xương có cấu tạo hoàn toàn bằng xương
hoặc một phần sụn một phần xương. Khe mang có xương nắp mang bảo vệ và nhiều loài có bóng hơi.
Cá xương sinh sản hữu tính, thụ tinh ngoài, trứng cá phát triển trong nước. Tuỳ theo môi trường sống
mà người ta chia ra cá nước ngọt, cá nước lợ và cá nước mặn.
Một số loài thường gặp: cá chép, cá diếc, cá trôi, cá trắm cỏ, cá quả, cá rô, cá vược, cá thu, cá nụ, cá
song, cá mú….
Cá chép: cơ thể có dạng hình thoi, dẹp hai bên, mình phủ vẩy tròn. Đầu gắn liền với thân, miệng ở mút
đầu, trước miệng phía dưới có hai đôi râu xúc giác, phía trên là hai lỗ mũi bít đáy. Khác với cá rô, cá
quả là hàm cá chép không có răng, trên thân có một vây lưng, hai vây ngực ở gần nắp mang và hai vây
hông ở giữa bụng. Vây lưng có ba tia đầu phân hóa thành gai cứng, vây ngực có một và vây bụng có
hai tia cứng. Các tia cứng có vai trò nâng đỡ vây, các tia vây mềm phân đốt, Vây lưng có nhiệm vụ giữ
thang bằng, vây ngực và vây hông ngoài nhiệm vụ giữ thăng bằng còn có nhiệm vụ khoát nước giúp cá
di chuyển về phía trước hoặc lùi về phía sau. Cá chép sống ở ao, hồ, đầm, ruộng, sông suối, chúng là
loài ăn tạp, ăn cả thực vật, động vật và mùn bã hữu cơ.
Cá trắm cỏ thuộc họ cá Chép, có thân thuôn tròn và dài hơn cá chép. Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ là
thực vật.
Cá trê thuộc họ cá Nheo, có thân trần, đầu dẹt, miệng rộng ở mút đầu ; hai hàm đều có răng sắc nhọn;
có bốn đôi râu dài và to. Vây lưng dài, vây ngực có tia gai cứng và khía răng cưa.
+ Lớp Lưỡng Cư (Amphibia)
Lưỡng Cư (ếch nhái) là động vật có xương sống đầu tiên sống ở cạn nhưng còn giữ nhiều đặc điểm của
tổ tiên sống ở nước. Trứng của đa số các loài đều được thụ tinh và phát triển trong nước, ấu trùng sống
trong nước và mang nhiều đặc điểm giống cá. Cá thể trưởng thành sống trên cạn, nhưng mức độ cấu
tạo thích nghi với đời sống trên cạn còn thấp: chi có cấu tạo kiểu chi năm ngón nhưng còn yếu, chưa
đủ sức nâng cơ thể lên khỏi mặt đất. Sọ có hai lồi cầu chẩm khớp với đốt sống cổ đầu tiên, nên cử động
của đầu còn hạn chế. Đã xuất hiện phổi nhưng chưa hoàn thiện, hô hấp chủ yếu bằng da. Tim có ba
ngăn, hai vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha. Ếch nhái thường sống gần các vực nước
ngọt, bờ ruộng, bờ ao hoặc ở những nơi ẩm ướt. Ếch nhái là động vật ăn thịt, chủ yếu là côn trùng phá
hại mùa màng nên chúng là động vật có lợi cần được bảo vệ. Việt Nam đã thống kê được 86 loài ếch
nhái, các loài thường gặp là ếch đồng, cóc nhà, nhái, chẫu chàng, chẫu chuộc, cá cóc Tam Đảo…
Đại diện: Ếch Đồng (Rana rugulosa). Cơ thể ngắn, có ba phần: đầu, mình và tứ chi, cổ không rõ ràng.
Đầu có hình tam giác và dẹt, trên đầu có mũi, hai mắt nhô cao. Mặt lưng có nhiều vết đen ngắn gián
đoạn và có màu bùn hoặc màu đất, bụng có màu trắng bạc. Da trần ẩm ướt không có vảy, nên có thể
dễ dàng hô hấp qua da. Nhìn bề ngoài người ta có thể phân biệt được ếch đực và ếch cái nhờ các đặc
điểm sinh dục thứ cấp (là các đặc điểm chỉ có ở ếch đực mà không có ở ếch cái): ở gốc cổ ếch đực có
đôi túi kêu và gốc ngón cái chi trước có chai sinh dục bằng sừng. Mùa sinh sản của ếch đồng thường
ứng với mùa mưa trong năm. Ếch Đồng trưởng thành thụ tinh ngoài, đẻ trứng, trứng nở thành ấu
trùng(nòng nọc) và biến thái thành ếch. Thức ăn của chúng là giun đất, sâu bọ và các loài động vật có
xương sống nhỏ: cá, nòng nọc ếch nhái…
Ếch đồng là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao và đã bị con người khai thác quá mức, làm cho số
lượng của chúng ngoài tự nhiên giảm sút nghiêm trọng.
Cóc Nhà (Bufo melanostictus): Cóc nhà là loài động vật phổ biến, gặp nhiều ở trên cạn và sống gần
người hơn so với ếch đồng. Cóc nhà được dùng làm thuốc để chữa bệnh còi xương và chúng ăn nhiều
ruồi, muỗi, côn trùng nên là loài động vật có ích cần được bảo vệ.
+ Lớp Bò Sát (Reptilia)
Bò sát là động vật có xương sống đầu tiên có đời sống chính thức ở cạn. Tuy nhiên, vẫn có một số loài
sống trong nước: baba, cá sấu, rắn biển, rùa biển…. Đây chỉ là hiện tượng thứ sinh, chúng vẫn giữ
những đặc điểm điển hình của động vật có xương sống ở cạn:
Sinh sản trên cạn, trứng có túi niệu có vai trò bài tiết, có túi niệu bảo vệ phôi khỏi bị khô và có nhiều
noãn hoàng dự trữ cho phôi phát triển không qua biến thái.
Da khô ít tuyến, có vảy sừng chống lại sự mất nước của cơ thể.
Hô hấp hoàn toàn bằng phổi, nên phổi có cấu tạo hoàn chỉnh và thở bằng lồng ngực.
Tim và động mạch phân hóa hơn: tâm thất có vách ngăn chưa hoàn toàn nên hai nửa tâm thất còn
thông nhau (trừ cá sấu).
Phần đốt sống cổ có thêm đốt sống trụ, đảm bảo cho đầu cử động linh hoạt hơn, các giác quan trên đầu
phát huy được tác dụng.
Tuy nhiên bò sát có cường độ trao đổi chất thấp, nên vẫn là động vật biến nhiệt.
Bò Sát thụ tinh trong, đẻ trứng, nhưng hầu hết các loài thiếu khả năng ấp trứng và chăm sóc con non.
Hiện nay đã định loại được 6.000 loài, phân bố rộng trên khắp mặt đất và biển. Ở Việt nam, hiện đã mô
tả được 186 loài, thuộc ba bộ: bộ có vẩy, bộ rùa và bộ cá sấu. Phổ biến là các loài: rắn, thằn lằn, thạch
sùng, rùa, cá sấu…. Đa số các loài được dùng để chế biến làm thuốc chữa bệnh và có giá trị dinh
dưỡng cao. Tuy nhiên, cũng giống như lớp lưỡng cư, số bò sát hiện đang có xu thế giảm sút về số
lượng ngoài tự nhiên do bị con người khai thác quá mức.
Bò sát có hình dạng ngoài đa dạng:
Cơ thể có dạng thằn lằn như thằn lằn bóng đuôi dài, thạch sùng, nhông cát, cá sấu...
Cơ thể dạng rùa có mai ở lưng, yếm ở bụng, đầu và tứ chi có thể thụt vào trong mai và yếm khi gặp
nguy hiểm như các loài rùa sống ở cạn hoặc baba, vích, đồi mồi… sống ở nước.
Cơ thể dạng rắn, có thân dài, da khô phủ vẩy sừng lợp mái ngói, đầu và cổ không phân biệt rõ và có tứ
chi tiêu giảm. Đa số rắn là động vật có lợi: dùng để làm thuốc chữa bệnh, tiêu diệt chuột. Một số loài
rắn độc có móc độc là những răng lớn thông với tuyến độc ở hai bên mang tai.
+ Lớp Chim (Aves)
Chim là động vật có xương sống, màng ối, tổ chức cơ thể cao và có cấu tạo thích nghi với đời sống bay
lượn. So với bò sát chim có những đặc điểm tiến hóa sau:
Chim có hệ thần kinh và giác quan phát triển hơn bò sát thể hiện: chim có những tập tính sinh học
phong phú, với các mức quan hệ bầy đàn cao hơn Bò sát.
Chim giống bò sát đều là những động vật thụ tinh trong, đẻ trứng, nhưng có đặc điểm sinh sản cao hơn
bò sát thể hiện ở tập tính ấp trứng và nuôi con.
Cường độ trao đổi chất của chim cao, có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể nênđược xếp vào nhóm
động vật đẳng nhiệt.
Ngoài ra chim còn có những đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn: thân có lông vũ bao phủ, chi
trước biến thành cánh, miệng thiếu răng có túi sừng bao bọc thành mỏ. Phổi có hệ thống mao quản khí
thông với hệ thống túi khí, bộ xương rắn chắc nhưng nhẹ và xốp.
Chim phân bố rộng rãi trên toàn thế giới và sống trong những cảnh quan rất đa dạng. Gồm có hơn 8600
loài như chim cánh cụt, chim đà điểu, ngỗng, ngan, vịt, gà, chim bồ câu, sáo, chim sâu…. Ở Việt Nam
hiện đã mô tả được hơn 850 loài chim.
Đa số chim là động vật có ích và nhiều loài đã được con người thuần dưỡng thành gia cầm có giá trị
kinh tế cao.
- Lớp Thú (Mamalia)
Lớp Thú là lớp có cấu tạo cao nhất trong các lớp động vật có xương sống, thể hiện những đặc điểm
sau:
Hệ thần kinh phát triển ở mức độ cao thể hiện: thú có những tập tính sinh học phức tạp đảm bảo cho
chúng thích nghi với các điều kiện sống phức tạp của môi trường.
Có hiện tượng thai sinh (đẻ con) đảm bảo cho phôi phát triển trong cơ thể mẹ và nuôi con bằng sữa.
Thú có cường độ trao đổi chất cao và có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể.
Cho đến nay các nhà động vật đã mô tả được hơn 4.000 loài và được xếp trong ba phân lớp:
Phân lớp Thú nguyên thuỷ (Prototheria), có bốn loài phân bố ở Châu Úc: các loài thú mỏ vịt.
Phân lớp Thú thấp (Metatheria). Đó là những loài thú có túi phân bố ở Châu Úc và Nam Mỹ: kanguru,
chó sói túi, chuột túi đất…
Phân lớp Thú cao (Eutheria). Là lớp Thú đông đảo nhất hiện nay, chúng phân bố trên khắp lục địa,
trong các điều kiện môi trường phức tạp khác nhau và hiện được xếp trong 18 bộ với số loài phong
phú.
Ví dụ, Mèo thuộc bộ ăn thịt, có 30 chiếc răng, răng nanh sắc và nhọn có thể cắn đứt cổ chuột. Ngón
chân có vuốt sắc giúp nó vồ và giữ mồi có hiệu quả. Tai mèo thính, mắt tinh và khứu giác rất phát triển
giúp chúng có thể phát hiện và đánh hơi được chuột từ xa. Việt nam có nhiều loài mèo: mèo mướp,
mèo tam thể, mèo xiêm…. Hiện nay mèo được nuôi làm cảnh và bắt chuột.
1.2.3. Các bậc phân loại trong mỗi giới.
Các giới sinh vật là vô cùng đa dạng. Để nghiên cứu chúng, các nhà khoa học phải dựa vào các tiêu chí
về cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản… để sắp xếp chúng vào bậc phân loại và đặt tên.
1.2.3.1. Sắp xếp theo bậc phân loại từ thấp đến cao
Loài – chi (giống) - họ - bộ - lớp – ngành - giới. Bất kì một sinh vật nào cũng đều được sắp xếp vào
một loài nhất định. Nhiều loài thân thuộc tập hợp thành một chi, nhiều chi thân thuộc tập hợp thành
một họ, nhiều họ thân thuộc tập hợp thành một bộ, nhiều bộ thân thuộc tập hợp thành một lớp, nhiều
lớp thân thuộc tập hợp thành một ngành, nhiều ngành thân thuộc tập hợp thành một giới.
1.2.3.2. Đặt tên loài theo nguyên tắc dùng tên kép (theo tiếng Latinh)
Tên thứ nhất là tên chi (viết hoa), tên thứ hai là tên loài (viết thường). Ví dụ, loài người được đặt tên là
Homo sapiens.

Chương 2. TẾ BÀO VÀ CÁC HỆ CƠ QUAN CỦA SINH VẬT


2.1. Tế bào và sự phân chia tế bào
2.1.1. Khái niệm tế bào
Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của tất cả các cơ thể sống. Cơ thể con người bao gồm hàng
nghìn tỷ tế bào, tất cả đều có chức năng chuyên biệt riêng.
Tế bào cung cấp cấu trúc cho cơ thể, tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa các
chất dinh dưỡng đó thành năng lượng và thực hiện các chức năng chuyên biệt.
Tế bào cũng chứa ADN, là vật chất di truyền của cơ thể, và có thể tạo ra các bản sao của chính
chúng.
Cũng giống như con người, cây trong rừng, cá dưới sông, ngựa trong trang trại, vượn cáo trong
rừng, lau sậy trong ao, giun trong đất - tất cả những loài động vật, thực vật này đều được tạo nên từ
những khối xây dựng là tế bào. Giống như những ví dụ này, nhiều sinh vật sống bao gồm rất nhiều tế
bào hoạt động phối hợp với nhau.
Ngoài ra, cũng có nhiều các dạng sống khác chỉ được tạo ra từ một tế bào đơn lẻ, chẳng hạn như các vi
khuẩn (bacteria) và động vật nguyên sinh (Protozoa).
Các tế bào, cho dù sống riêng lẻ hay là một phần của sinh vật đa bào, thường quá nhỏ để có thể
nhìn thấy nếu không có kính hiển vi ánh sáng.
Tế bào có nhiều bộ phận, mỗi phần có một chức năng khác nhau. Một số bộ phận này, được gọi là bào
quan, là những cấu trúc chuyên biệt thực hiện một số nhiệm vụ trong tế bào
2.1.2. Các dạng tồn tại của tế bào
Tế bào có thể tồn tại ở 2 dạng: tế bào tiền nhân và tế bào nhân thật.
Tế bào tiền nhân (prokaryote) là loại tế bào không có màng nhân, ADN có cấu trúc xoắn vòng kín,
không có các bào quan có màng. Các tế bào này gặp ở các sinh vật thuộc giới sinh vật tiền nhân:
Archaebacteria và Eubacteria.
Tế bào nhân thật (Eukaryote) là loại tế bào có nhân với màng nhân bao quanh, và nhiều loại bào quan
có màng bao. Các tế bào này gặp ở các sinh vật thuộc các giới Protista, Nấm, Thực vật và Ðộng vật.
2.1.3. Cấu tạo của tế bào
Tế bào được một màng bao bọc gọi là màng tế bào, bên trong màng là chất nguyên sinh (protoplasm),
gồm tế bào chất (cytoplasm), nhân và các bào quan (organelle) khác. Cấu trúc tế bào của cơ thể động
vật và thực vật có khác nhau (hình 1.3).

14 1 15
2 14
2.1.3.1. Các bào quan
13 13 1
a) Mạng nội chất (ER) 3
12
Được phát hiện vào năm 1945 nhờ kính hiển vi tương phản12pha (phase-contrast microscope), ở tất cả tế2
bào nhân thật. Kính hiển vi điện tử cho thấy mạng
4 nội chất
11
nối liền với màng ngoài của nhân ở một số 3
vị trí. Mạng nội chất giống như một hệ thống ống và túi, tròn hay dẹp, thông thương với nhau và có 4
5
màng bao quanh (cisternae). Khoảng giữa hai màng của10túi, ống được gọi là khoang (lumen). Ở hầu hết
11 5
tế bào, mặt ngoài của mạng nội chất có các thể ribô gắn vào, khi đó nó được gọi là mạng nội chất hạt
9
(RER), nơi không có các thể ribô được gọi là mạng nội chất trơn (SER) (hình 1.4).
10 6 8 6
7
7

9
8
B A
Hình 2.1. Cấu tạo tế bào thực vật (A) và tế bào động vật (B)
hoang (lumen) của mạng nội chất liên hệ trực tiếp với vùng ngoại vi của màng nhân. Do đó, những
kênh trên mạng nội chất có thể là con đường để vận chuyển vật chất giữa nhân và những phần khác của
tế bào chất, tạo ra một hệ thống thông tin giữa nhân là trung tâm điều khiển và phần còn lại của tế bào.
Hầu hết protein liên kết với màng hay được vận chuyển bởi mạng nội chất được tổng hợp bởi thể ribô
của mạng nội chất hạt. Protein tổng hợp từ các thể ribô tự do trong tế bào chất sẽ thực hiện chức năng
trong dịch tế bào chất. Ngoài nhiệm vụ là đường vận chuyển bên trong tế bào, màng của mạng nội chất
là nơi chứa các protein và các protein này có cả hai chức năng, vừa là thành phần cấu trúc vừa là enzim
xúc tác các phản ứng hóa học. Hiện nay, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng ít nhất là một số protein
cấu tạo mạng nội chất hoạt động như enzim; một số của những enzim này được gắn thêm một đường
đa mạch ngắn. Đường này có nhiệm vụ như một cái nhãn đưa thư (mailing label) để đưa protein đến
đúng nơi nhận trong tế bào. một chuỗi gồm 14 phân tử đường gắn vào phân tử protein trên mạng nội
chất hạt có chức năng như một cái nhãn, protein nào không có nhãn thì sẽ ở lại mạng nội chất. Khi bốn
phân tử đường cuối cùng được tách ra thì protein sẽ được chuyển đến hệ Golgi (G: glucoz, M: manoz,
N: N-acetyl-glucosamin). Mạng nội chất còn có nhiệm vụ như một xưởng chế tạo, các enzim của
chúng xúc tác sự tổng hợp các phospholipid và cholesterol được dùng để tạo ra màng mới hay các
protein màng được tổng hợp bởi thể ribô trên mạng nội chất là thành phần của màng lipid mới. Vùng
trơn đặc biệt gia tăng ở các tế bào có nhiệm vụ tổng hợp lipid như hormon steroid. Ở tế bào gan của
động vật có xương sống, protein màng của vùng
Khoang
trơn có vai trò quyết định trong sự thải chất độc
dược phẩm như thuốc giảm đau, thuốc kích thích
(camphetamin, morphin và codein)...
c) Hệ Golgi
Nhãn gắn
Camillo Golgi là người đầu tiên mô tả vào năm
Polypeptid
1898, hệ golgi gồm một hệ thống túi dẹp có màng
Thể ribô
bao và xếp gần như song song nhau. Mặt phía gần
nhân được gọi là mặt cis, phía đối diện là mặt Màng của lưới nội chất

trans. Các túi chuyên chở chứa bên trong lipid và


protein mới được tổng hợp, được tách ra từ màng Hình 2.3. Sự gắn nhãn trên mạng nội chất
của mạng nội chất hòa vào các túi dẹp của hệ Golgi
ở mặt cis. Các chất này vào trong hệ Golgi được biến đổi, sắp xếp lại hình thành các túi mới được tách
ra từ mặt trans sau đó vận chuyển các phần tử đến các bào quan khác và màng sinh chất, đôi khi các túi
được chuyển đến glycocalyx. Hệ Golgi đặc biệt to ở những tế bào tiết như tế bào tụy tạng tiết ra insulin
hay tế bào ruột non tiết ra chất nhày.
Hiện nay, người ta biết vai trò của hệ Golgi là tồn trữ, biến đổi (cô đặc lại) và bọc các sản phẩm tiết lại.
Mặc dù sự tổng hợp protein không xảy ra ở hệ Golgi, nhưng những đường đa được tổng hợp tại đây từ
các đường đơn sẽ được gắn vào lipid hay protein để tạo ra glycolipid hay glycoprotein. Các túi được
tách ra từ hệ Golgi có vai trò quan trọng làm tăng bề mặt của màng tế bào. Khi túi được chuyển đến bề
mặt của màng sinh chất, chúng sẽ được gắn vào màng này, sau đó vỡ ra và phóng thích chất ra bên
ngoài tế bào trong quá trình ngoại xuất bào, một phần hay tất cả màng của túi được hòa vào màng sinh
chất hay trở về hệ Golgi.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa những phần khác nhau của tổng thể hệ
thống màng trong tế bào. Một phân tử cấu trúc màng có nguồn gốc từ vùng hạt của mạng nội chất được

Túi tiết
Tế bào Túi
A

Hình 2.4. Thể golgi của tế bào động vật:


A. Tế bào động vật; B. Cấu tạo tổng quát hệ Golgi; C. Cấu tạo chi tiết hệ Golgi.
chuyển đến vùng trơn, sau đó đi đến hệ Golgi trong các túi chuyên chở và cuối cùng đến màng sinh
chất, từ đây chúng có thể trở về hệ Golgi hay một số bào quan khác chỉ là một túi rổng. Như vậy màng
phospholipid luôn được đổi mới (hình 1.6).
d) Tiêu thể (lysosome)
Là những túi dự trữ các enzim tiêu hóa có khả năng thủy phân các đại phân tử trong tế bào. Tiêu thể là
một thể có màng bao bọc, là màng không thấm. Nếu màng của tiêu thể bị vỡ ra, các enzim được phóng
thích vào trong tế bào chất và lập tức các đại phân tử trong tế bào sẽ bị phân giải vì vậy tiêu thể hoạt
động như một hệ thống tiêu hóa của tế bào, có khả năng tiêu hóa các vật liệu có kích thước lớn được
mang vào tế bào do sự nội nhập bào. Enzim tiêu hóa được tổng hợp ở vùng hạt của mạng nội chất,
được bọc lại ở vùng trơn trong các túi chuyên chở và được chuyển đến hệ Golgi.
Khi có một nơi nào đó cần enzim thì từ màng của hệ Golgi tách ra một túi có chứa enzim. Những
protein gắn bên ngoài của tiêu thể như là một bộ phận để nhận diện ra rằng enzim đã đến đúng vị trí
cần nó, thí dụ nơi có các túi nội nhập bào từ màng tế bào đưa vào, tại đây tiêu thể và túi này sẽ hòa vào
nhau. Khi nội dung được tiêu hóa hoàn toàn, những sản phẩm hữu ích được đưa trở vào tế bào chất,
những cặn bã được đưa ra ngoài bởi sự ngoại xuất bào, màng của túi được hòa nhập vào màng tế bào
(hình 1.7). Sự hoạt động không bình thường của tiêu thể là nguyên nhân của nhiều bệnh. Một trường
hợp đã được biết là bệnh Tay - Sachs, vì tiêu thể tiêu hóa lipid thiếu một enzim. Khi những tiêu thể
thiếu enzim này hòa vào những túi chứa lipid, chúng không tiêu hóa hoàn toàn được lipid này. Những
túi này tích tụ và làm nghẽn sự dẫn truyền các xung động của các tế bào thần kinh.

Tế bào chất
Lưới nội chất
Thực bào
túi thức Hệ golgi
ăn

Thể lyso
Túi chuyển

Cơ quan tử cũ
Sự tiêu hoá
Màng tế bào
thực bào
Cơ quan tử
Dịch ngoài
cũ bị bẻ gãy
tế bào

Hình 2.5. Sự tiêu hoá nội bào có sự tham gia của tiêu thể
e) Peroxisom
Peroxisom được sinh ra từ peroxisom có trước. Tế bào phải được thừa hưởng ít nhất một peroxisom từ
tế bào chất của tế bào mẹ. Có hình dạng tương tự như tiêu thể, peroxisom chứa enzim nhưng là enzim
oxy hóa, chúng xúc tác các phản ứng trong đó nguyên tử hydro được chuyển từ hợp chất hữu cơ (như
formaldehyd và rượu ethyl) đến oxy, để tạo ra hydro peroxyd (H 2O2), là một chất cực độc đối với tế
bào. Tuy nhiên, peroxisom còn có một enzim khác nữa là catalaz, sẽ chuyển chất H 2O2 độc này thành
nước và oxy. Tế bào gan và thận người có rất nhiều peroxisom, do đó rượu ethyl do người uống được
oxy hóa nhờ các peroxisom trong những tế bào này.
f) Không bào
Được tìm thấy cả ở tế bào thực vật và động vật, đặc biệt rất phát triển ở tế bào thực vật. Có một màng
bao quanh, bên trong chứa một dịch lỏng, với nhiều loại không bào khác nhau về chức năng. Ở một số
động vật nguyên sinh, có không bào đặc biệt gọi là không bào co bóp (contractile vacuole) giữ vai trò
quan trọng trong sự thải nước ra khỏi tế bào hay các không bào tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra,
ở vi khuẩn và vi khuẩn lam có không bào khí chứa khí giúp tế bào nổi lên mặt nước và điểm đặc biệt là
màng bao của không bào khí được cấu tạo bằng protein.
Ở hầu hết tế bào thực vật, có một không bào rất to chiếm từ 30 - 90% thể tích tế bào. Các tế bào
chưa trưởng thành có nhiều không bào nhỏ xuất xứ từ mạng nội chất và hệ Golgi. Các túi này tích chứa
nước, to ra và có thể hòa vào nhau để tạo ra một không bào to ở tế bào trưởng thành. Không bào ở tế
bào thực vật chứa một dịch lỏng gồm nước và một số chất hòa tan trong đó (hình 1.8).
Màng không bào có tính thấm đặc biệt và có thể điều khiển sự di chuyển vật chất qua màng này.
Không bào tích nước bằng sự thẩm thấu, trương lên và đẩy tế bào chất ra sát vách tế bào, áp lực này
tạo cho tế bào một sức trương nhất định. Vách tế bào đủ cứng rắn để giữ cho tế bào không bị vỡ ra.
Sức trương của tế bào rất quan trọng, nó giúp cho các cơ quan của cây như lá, thân non đứng vững
được. Khi sức trương này không còn nữa, cây sẽ héo. Nhiều chất quan trọng cho đời sống của thực vật
được chứa trong không bào: các hợp chất hữu cơ như đường, các acid hữu cơ, acid amin, một vài
protein, sắc tố antocianin cho màu tím, xanh và đỏ đậm thường thấy trong cánh hoa, trái và lá vào mùa
thu. Áp suất thẩm thấu cao của không bào giúp cho cây có thể hấp thu được nước ở đất rất khô bằng sự
thẩm thấu. Ngoài ra, không bào còn là nơi tích chứa những chất thải do các quá trình biến dưỡng. Một
số chất thải có thể được sử dụng lại dưới tác dụng của enzim. Chức năng này rất quan trọng vì cây
không có thận hay các cơ quan khác để thải chất bã như động vật, thực vật thải chất bã khi rụng lá.
g) Ty thể
Ty thể là nơi tổng hợp năng lượng chủ yếu của tế bào nhân thật, là nơi diễn ra quá trình hô hấp, lấy
năng lượng từ thức ăn để tổng hợp ATP là nguồn năng lượng cần thiết cho các hoạt động của tế bào
như để co cơ hay cung cấp cho các bơm hoạt động trong sự vận chuyển tích cực qua màng tế bào. Số
lượng ty thể tùy thuộc vào mức độ hoạt động của tế bào. Thí dụ, tế bào cơ tim nếu co thắt 72 lần trong
một phút thì có chứa hàng ngàn ty thể. Giống như nhân, mỗi ty thể được bao bọc bởi hai màng, màng
ngoài trơn, màng trong với các túi gấp nếp, sâu vào bên trong chất căn bản làm gia tăng diện tích của
màng trong lên rất nhiều. Ty thể có chứa ADN, thể ribô riêng nên có thể nhân lên độc lập với sự phân
chia của nhân (hình 1.9).
h) Lạp thể
Được tìm thấy trong hầu hết tế bào thực vật, trừ tế bào nấm, mốc và tế bào động vật, có thể quan sát
được dưới kính hiển vi thường. Có hai loại lạp chính là sắc lạp và vô sắc lạp.
* Lục lạp (chloroplast): Lục lạp là sắc lạp có chứa diệp lục tố (chlorophyll), và các sắc tố vàng hay
cam gọi là carotenoid. Phân tử diệp lục tố hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp ra các
phân tử hữu cơ phức tạp (đặc biệt là đường) từ các nguyên liệu vô cơ như nước và khí carbonic, chất
thải ra là ôxy.
1
2
3
4

A
C
Hình 2.7. Cấu tạo lục lạp
A. Tế bào thực vật; B. Cấu tạo một lục lạp; C. Ảnh hiển vi điện tử lục lạp
1. Màng ngoài; 2. Màmg trong; 3. Cột; 4. Túi dẹp (thylakoid); 5. Chất nền
Dưới kính hiển vi điện tử, một lục lạp được bao bọc bởi hai màng và vô số các túi dẹp có màng bao
được gọi là thylakoid nằm trong chất cơ bản gần như đồng nhất được gọi là stroma. Thylakoid hoặc
phân bố khắp trong stroma, hoặc xếp chồng chất lên nhau được gọi là grana (cột). Diệp lục tố và
carotenoid gắn trên màng thylakoid. Lục lạp cũng có chứa ADN và thể ribô riêng như ty thể (hình
1.10).
* Sắc lạp không có diệp lục tố: Thường có màu vàng hay cam (đôi khi có màu đỏ) vì chúng chứa
carotenoid. Sắc lạp này làm cho hoa, trái chín, lá vàng có màu vàng đặc trưng. Một số sắc lạp không
bao giờ chứa diệp lục tố, một số khác thì mất diệp lục tố, đây là trường hợp của trái chín và lá mùa thu.
* Vô sắc lạp: Vô sắc lạp có chứa các vật liệu như tinh bột, dầu và protein dự trữ. Lạp có chứa tinh bột
được gọi là bột lạp, thường gặp ở hột như lúa và bắp, hay dự trữ trong rễ và thân như carot và khoai
tây, ngoài ra có thể hiện diện trong tế bào ở các phần khác của cây. Tinh bột là hợp chất dự trữ năng
lượng dưới dạng từng hạt. Cây có hột giàu tinh bột là nguồn
lương thực giàu năng lượng.
i) Thể ribô
Thể ribô là những hạt nhỏ không có màng bao có đường kính từ
25 - 30nm, trong tế bào chất chứa vài triệu thể ribô. Thể ribô
gồm hai bán đơn vị (phần) được tạo ra trong hạch nhân từ những
phân tử ARN và protein. Ở tế bào nhân thật các bán đơn vị này đi qua lỗ của màng nhân ra ngoài tế
bào chất, nơi đây chúng sẽ kết hợp với phân tử mARN để tổng hợp protein. Thể ribô trược dọc theo sợi
mARN tạo ra một chuổi thể ribô được gọi là polyribosom hay polysom, các thể ribô sau khi tổng hợp
protein vẫn tiếp tục tự do trong tế bào chất hay chúng có thể gắn vào bề mặt của mạng nội chất. Chúng
có thể gắn trên vùng hạt của mạng nội chất hay trôi nổi trong tế bào chất. Protein được tổng hợp từ các
thể ribô tự do trong tế bào chất thì không được đưa ra khỏi tế bào hay tham gia vào cấu trúc màng tế
bào mà là những enzim trong dịch tế bào chất (hình 1.11).

Hình 2.8 Thể ribô


k) Trung thể
Ở tế bào động vật, bên ngoài nhân có một vùng được gọi là
trung thể bao gồm hai bào quan được gọi là trung tử
(centriole). Trung tử hiện diện từng đôi và xếp thẳng góc nhau.
Khi có trung tử chúng là nơi xuất phát của thoi vi ống trong
lúc tế bào phân cắt. Ở tiết diện ngang, trung tử có cấu trúc
đồng đều với chín nhóm ba vi ống xếp thành đường tròn (hình
1.12).
Thể gốc có cấu tạo giống hệt trung tử, được tìm thấy ở gốc của
các tiêm mao và roi. Trung tử và thể gốc có mối liên quan với
nhau. Thí dụ, thể gốc ở roi của nhiều loại tinh trùng trở thành
một trung tử của tế bào trứng sau khi thụ tinh, trung tử của tế
bào ở thành của ống dẫn trứng phân cắt thành thể gốc tiêm
Hình 2.9. Cấu tạo trung thể
mao hoạt động nhịp nhàng để đưa trứng đến nơi thụ tinh. a). Ảnh hiển vi điện tử thấy được các
cặp trung thể (x 75.000)
b). Mỗi trung tử gồm 9 bộ ba vi ống
2.1.3.2. Nhân (nucleus)
Nhân đóng vai trò quan trọng trong sự sinh sản của tế bào, là trung tâm của mọi hoạt động của tế bào
và còn có vai trò quan trọng trong việc xác định các đặc điểm di truyền. Nhân chứa hai cấu trúc phân
biệt được là nhiễm sắc thể và hạch nhân. Dưới kính hiển vi điện tử, có thể thấy được hai cấu trúc này
nằm trong một khối chất vô định hình có dạng hạt, được gọi là chất nhân. Nhân được bao bọc bởi
màng nhân gồm hai màng phân biệt được.
a) Nhiễm sắc thể
Hình sợi dài, gồm ADN và protein, quan sát được rõ ràng trong lúc tế bào đang phân chia. ADN là vật
liệu chứa các đơn vị cơ bản của sự di truyền được gọi là gen, protein làm thành những phần lõi giống
như những cuộn chỉ, sợi ADN quấn lên đó, tạo nên cấu trúc thể nhân (hình 1.13 và 1.14). Gen được
sao chép khi tế bào phân cắt để mỗi tế bào con đều có một bản sao. Tất cả gen trong tế bào được gọi là
bộ gen. Gen được xem là trung tâm của sự sống, chúng mã hóa các thông tin cần thiết cho sự tổng hợp
các enzim, để điều hòa vô số các phản ứng hóa học tiêu biểu của tế bào và của sinh vật. Thông tin di
truyền mang bởi các gen là trình tự các nucleotid, của phân tử ADN. Trình tự này xác định trình tự của
acid amin trong phân tử protein được tổng hợp trong tế bào chất.
b) Màng nhân
Màng nhân ngăn cách môi trường bên trong nhân và tế bào chất bao quanh, là nơi cho hai đầu nhiểm
sắc thể bám vào. Màng nhân gồm hai màng, màng ngoài và màng trong, khoảng ngăn cách giữa hai
màng là vùng ngoại vi. Dưới kính hiển vi điện tử hai màng của màng nhân được ngắt quảng bởi các lỗ,
mỗi lỗ nhân được viền bởi một phức hợp gồm tám protein. Màng nhân có tính thấm chọn lọc cao. Sự
trao đổi chất xuyên qua các lỗ được kiểm soát nghiêm ngặt và có tính chọn lọc rất cao. Nhiều nghiên
cứu cho thấy một số phân tử có thể đi xuyên qua màng sinh chất vào tế bào chất, nhưng lại không thể
xuyên qua màng nhân để vào nhân, ngay cả những phân tử có kích thước nhỏ hơn lỗ nhân, trong khi đó
có những phân tử lớn hơn lỗ nhân lại có thể đi qua được (hình 1.15).

3
4 2
5

Hình 2.10. Thể nhân


1. Nhiễm sắc thể; 2. Thể nhân; 3.

Hình 2.11 Nhiễm sắc thể của


tế bào nhân thật (x 500)

Hình 2.12. Màng nhân


c) Hạch nhân
Hạch nhân thường được thấy rõ nhất lúc tế bào không phân chia. Nhân chứa một đến nhiều hạch nhân.
Là một phần của nhiễm sắc thể nên hạch nhân cũng gồm ADN và protein. ADN của hạch nhân gồm
nhiều bản sao của gen làm khuôn tổng hợp rARN cho thể ribô. Sau khi được tổng hợp, rARN kết hợp
với protein rồi rời khỏi hạch nhân và đi ra tế bào chất, nơi đây chúng trở thành một thành phần của thể
ribô. Do vậy, khi tế bào ít tổng hợp protein hạch nhân rất nhỏ hay gần như vắng mặt.
2.1.4. Vách tế bào và vỏ tế bào
2.1.4.1 Vách tế bào thực vật
Vách tế bào là đặc điểm của tế bào thực vật để phân biệt với tế bào động vật, vách bảo vệ tế bào, giữ
hình dạng, tránh sự mất nước cũng như chống sự xâm nhập của các vi sinh vật. Vách ở phía ngoài của
màng có thể dày từ 0,1 đến vài m. Thành phần hóa học của vách thay đổi từ loài này sang loài khác
và từ tế bào này sang tế bào khác trong cùng một cây, nhưng cấu trúc cơ bản không thay đổi. Thành
phần cấu tạo chính là các phân tử celluloz có dạng sợi được kết dính với nhau bằng chất nền gồm các
đường đa khác và protein. Các phân tử celuloz cấu trúc thành các sợi celluloz xếp song song nhau tạo
ra các tấm, các sợi trong các tấm khác nhau thường tạo ra các góc từ 60 - 90 o. Ðặc điểm sắp xếp này
làm vách tế bào rắn chắc. Các sợi celluloz rộng khoảng 20nm, giữa các sợi có những khoảng trống có
thể cho nước, khí và các ion di chuyển tự do qua mạng lưới này, tính thấm chọn lọc của tế bào là do
màng sinh chất quy định (hình 1.19). Ở những cây còn non tế bào có
vách mỏng gọi là vách sơ cấp, vách này có tính đàn hồi và cho phép tế
bào gia tăng kích thước. Giữa hai vách sơ cấp của các tế bào liên kề 1

nhau là phiến giữa hay lớp chung, là một lớp mỏng giàu chất
2
polysaccharid gọi là pectin, thường hiện diện dưới dạng là pectat calci.
Khi chất pectin bị hóa nhày, các tế bào không còn gắn chặt vào nhau
nữa như khi chín trái trở nên mềm đi. Khi tế bào trưởng thành và 3
ngừng tăng trưởng, một số tế bào tạo thêm lớp cứng hơn gọi là vách
thứ cấp nằm giữa vách sơ cấp và màng tế bào. Vách thứ cấp thường 4

dày có nhiều lớp được cấu tạo bằng các sợi celluloz xếp theo nhiều
hướng khác nhau, nên vách tế bào trở nên rắn chắt hơn. Ngoài celluloz Hình 2.14. Vách của ba tế bào
vách thứ cấp còn có thể tẩm thêm nhiều chất khác như lignin. Khi vách thực vật liên kề
thứ cấp được thành lập hoàn toàn, tế bào có thể chết đi, khi đó chỉ còn 1. Tế bào; 2. Tấm ngăn chung
làm nhiệm vụ nâng đỡ hay dẫn truyền (hình 1.19). Trên vách của tế giữa các tế bào; 3.Vách thứ cấp;
bào thực vật có những lỗ nhỏ giúp các chất thông thương giữa các tế 4. Vách sơ cấp
bào với nhau, các lỗ này được gọi là cầu liên bào, ở vị trí này tế bào chất của hai tế bào liên kề liên tục
nhau.
2.1.4.2 Vỏ của tế bào động vật
Ở thực vật, nấm và vi khuẩn, vách tế bào riêng biệt với màng tế bào, ngược lại ở tế bào động vật, vỏ
không độc lập với màng. Các carbohydrate cấu tạo nên vỏ tế
bào thành lập các cầu nối hóa trị với các phân tử lipid hay
protein trên màng tế bào. Kết quả tạo ra các glycolipid hay
glycoprotein, do đó vỏ tế bào còn được gọi là glycocalyx. Lớp
này nằm bên ngoài. Theo các nghiên cứu mới đây, trong
glycocalyx có những điểm nhận diện trên bề mặt tế bào, đặc
điểm này giúp các tế bào phân biệt chủng loại. Thí dụ, trong
môi trường cấy các tế bào gan và thận riêng rẻ được trộn đều, sau một thời gian các tế bào gan nhận ra
các tế bào cùng loại và tổ hợp lại với nhau, tương tự điều này cũng xảy ra ở những tế bào thận. Các
sinh vật ký sinh cũng nhờ các carbohydrat trên glycocalyx để nhận ra tế bào chủ để xâm nhập vào. Cơ
chế nhận dạng ở mức phân tử này cũng thường gặp như trường hợp các phản ứng dị ứng với các chất lạ
cũng như trong sự dẫn truyền các xung thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác (hình 1.20).
2.1.5. Tiêm mao và roi
Ở một số tế bào động vật và tế bào thực vật có một hay nhiều sợi tơ giống như tóc cử động được ở bề
mặt ngoài của tế bào. Nếu chỉ có một vài sợi và có chiều dài tương đối dài hơn so với chiều dài của tế
bào thì được gọi là roi, nếu có rất nhiều và ngắn thì được gọi là tiêm mao. Ở tế bào nhân thật, cấu trúc
cơ bản của chúng giống nhau, và hai từ này dùng lẫn lộn qua lại. Cả hai cơ cấu này đều giúp cho tế bào
chuyển động hoặc làm chuyển động chất lỏng quanh tế bào. Thường gặp hai cơ cấu này ở những sinh
vật đơn bào và những sinh vật đa bào có kích thước nhỏ và ở giao tử đực của hầu hết thực vật và động
vật. Chúng cũng có ở những tế bào lót ở mặt trong của các ống, tuyến ở động vật, các tiêm mao này
giúp đẩy các chất di chuyển trong lòng ống. Ở khí quản người, có thể có đến một tỉ tiêm mao trên
1cm2.
Tiêm mao và roi là phần kéo dài ra của màng tế bào, với mười một nhóm vi ống nằm trong chất căn
bản là tế bào chất, trong đó có chín nhóm với từng đôi vi ống xếp ở chu vi và hai vi ống đơn ở trung
tâm .
Mỗi roi hay tiêm mao có một thể gốc ở đáy. Tiêm mao và roi cử động khi vi ống này trượt qua một vi
ống khác. Các vi ống ở ngoại biên được nối với nhau bằng các tay protein, các protein này hoạt động
như các cầu bắt ngang giữa các đôi vi ống.
Khi các tay protein uốn cong lại sẽ đẩy đôi vi ống này qua một vị trí khác, sau đó các tay rời ra và bắt
đầu bám vào vị trí mới trên đôi vi ống, và quá trình này được tiếp tục gây ra sự cử động của tiêm mao
và roi. Sự cử động này cần năng lượng do ATP cung cấp.
2.2. Phân chia tế bào
Đối với vi khuẩn, quá trình tổng hợp ADN xảy ra liên tục trong suốt chu trình của tế bào. Khi hàm
lượng ADN được nhân đôi thì tế bào to lên và bắt đầu tổng hợp thành tế bào ở vùng giữa tế bào. Sự
kiện này làm tách hai tế bào con về hai phía của tế bào và khi thành tế bào mới hoàn thiện, vi khuẩn
tách thành hai tế bào con riêng biệt. Quá trình lặp lại liên tục khi sinh vật còn trong chu kỳ sinh trưởng.
Chu trình tế bào ở sinh vật nhân thật diễn ra với những khác biệt đáng kể. Sự phân chia các tế bào
soma (không tạo thành giao tử) trải qua 4 giai đoạn: Pha G1, pha S, pha G2 và pha M (như đã trình bày
ở trên). Các nhiễm sắc thể được sao chép trong pha S (đơn bội hoặc lưỡng bội) và trong quá trình
nguyên phân (pha M) phân ly về hai tế bào con.
2.2.1. Nguyên phân
Hình 3.21. Sơ đồ nguyên phân ở tế bào động vật
a) Kỳ đầu; b) Kỳ giữa; c) Kỳ sau; d) Kỳ cuối.
Nguyên phân là cơ chế duy trì số lượng các nhiễm sắc thể trong các tế bào soma (đơn bội hoặc lưỡng
bội) trong quá trình phân bào bình thường. Khi tế bào pha nghỉ được nhuộm nhân tế bào có thể quan
sát được dưới kính hiển vi, được bao bọc bởi màng nhân. Trong nhân có một hoặc hai vùng chứa nhiều
ARN gọi là hạch nhân. Trong pha S, mỗi nhiễm sắc thể được sao chép nhưng tâm động không phân
chia. Thực ra ADN của tâm động đã được nhân đôi, nhưng chỉ một cấu trúc nhìn thấy được. Sản phẩm
sao chép của hai nhiễm sắc thể là hai bản sao chính xác gọi là các nhiễm sắc tử chị em (sister
chromatids), vẫn dính với nhau bởi tâm động chưa phân chia. Nguyên phân được chia thành 4 giai
đoạn gọi là kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối (hình 3.21). Tế bào trong hình 3.21 là tế bào lưỡng bội,
đối với tế bào đơn bội nguyên phân cũng diễn ra tương tự.
a. Kỳ đầu
- Các nhiễm sắc thể hiện rõ dần lên do bị xoắn lại.
- Mỗi nhiễm sắc thể gồm hai nhiễm sắc thể chị em.
- Cuối pha đầu, hạch nhân và màng nhân bị tan vỡ.
b. Kỳ giữa
- Các sợi thoi xuất hiện và toả ra từ hai cực đối diện của tế bào. Ở động vật các sợi thoi dính với các
cấu trúc gọi là trung tử (centriole) nằm ở hai cực; các cấu trúc như thế không thấy có ở các tế bào thực
vật.
- Các sợi thoi lần lượt gắn với tâm động của nhiễm sắc thể.
- Các nhiễm sắc tử chị em tập trung trên mặt phẳng cắt ngang tế bào ở một vùng gọi là tấm kỳ giữa
(metaphase plate).
b. Kỳ sau
Giai đoạn này bắt đầu khi tâm động được phân đôi, các nhiễm sắc tử chị em tách rời nhau ra thành
các nhiễm sắc tử con và tiến về hai cực đối diện của tế bào. Như vậy, hai bản sao giống hệt nhau của
nhiễm sắc thể được tách về hai cực khác nhau.
b. Kỳ cuối
- Kết thúc quá trình vận chuyển các nhiễm sắc thể con về hai cực của tế bào, với số lượng và thành
phần giống hệt nhau.
- Màng nhân hình thành bao bọc mỗi nhóm nhiễm sắc thể.
- Tái tạo lại các hạch nhân.
- Các sợi thoi biến mất.
- Các nhiễm sắc thể dãn xoắn và trở nên không quan sát được dưới kính hiển vi được nữa. Lúc này
thấy rõ hai nhân ở pha nghỉ điển hình.
- Trong phần lớn trường hợp, tiếp theo kỳ cuối là quá trình phân chia tế bào chất (cytokinesis), tách hai
nhân mới về hai tế bào con riêng biệt. Ở các tế bào động vật, quá trình phân chia tế bào chất diễn ra với
việc tạo thành một eo ở giữa tế bào, eo thắt dần lại cho đến khi hai tế bào con được hình thành. Ngược
lại, các tế bào thực vật phân chia bằng cách tạo ra màng và thành tế bào mới giữa hai nhân mới mà sinh
ra hai tế bào mới.
Như vậy, từ quan điểm di truyền học những điểm mấu chốt của nguyên phân là:
- Mỗi nhiễm sắc thể phân chia để cho hai nhiễm sắc tử giống hệt nhau trong pha S của chu trình tế bào.
- Các nhiễm sắc thể gồm hai nhiễm sắc tử sắp xếp một cách ngẫu nhiên trên tấm kỳ giữa.
- Nguyên phân duy trì thông tin di truyền của tế bào từ thế hệ này sang thế hệ sau.

Hình 6.2. Các kỳ của phân bào nguyên nhiễm

2.2.2. Giảm phân


Chu trình hữu tính của một sinh vật lưỡng bội bao gồm sự luân phiên của các trạng thái đơn bội và
lưỡng bội:
Giảm phân là quá trình sinh ra các giao tử hoặc bào tử đơn bội từ tế bào lưỡng bội sau hai lần phân
chia. Trong quá trình giảm phân, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng sau sao chép tham gia vào quá
trình sắp xếp lại sao cho mỗi sản phẩm trong số 4 sản phẩm của giảm phân nhận được một đại diện của
mỗi nhiễm sắc thể. Hai lần phân chia nhân gọi là giảm phân I và giảm phân II.
2.2.2.1. Giảm phân I
Trong giảm phân I lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa, từ lưỡng bội xuống đơn bội.
a. Kỳ đầu I
- Số lượng nhiễm sắc thể lưỡng bội hiện rõ dần theo quá trình cuộn xoắn. Khác với pha đầu của
nguyên phân, mỗi nhiễm sắc thể ở đây xuất hiện đơn lẻ.
- Các nhiễm sắc thể tương đồng kết hợp với nhau thành từng cặp.
- Mỗi nhiễm sắc thể phân đôi thành hai nhiễm sắc thể chị em.
- Hình thành các thể lưỡng trị và diễn ra trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể bắt nguồn từ cha và mẹ.
Ở cuối kỳ đầu I, do trao đổi chéo đã xuất hiện các cấu trúc hình dấu nhân gọi là thể vắt chéo (chiasma).
a. Kỳ giữa I
Vào thời điểm bắt đầu pha giữa I, hạch nhân và màng nhân biến mất. Các tâm động không phân chia
đính với các sợi thoi và các nhiễm sắc tử còn gắn kết với nhau nằm trong vùng của tấm pha giữa.
a. Kỳ sau I
Các nhiễm sắc thể của mỗi thể lưỡng trị, tức là các cặp nhiễm sắc thể tương đồng, tách nhau ra và tiến
về hai cực đối diện, hình thành các tổ hợp mới của nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ cha và mẹ.
a. Kỳ cuối I và pha nghỉ
Sự phân chia tế bào chất diễn ra để tạo thành hai tế bào con, mỗi tế bào chỉ có một bộ nhiễm sắc thể
đơn bội hoàn chỉnh (mỗi nhiễm sắc thể có hai nhiễm sắc tử đính với nhau qua tâm động) và mỗi nhiễm
sắc thể có thể xuất xứ từ cha hoặc mẹ với xác suất bằng nhau. Trong kỳ nghỉ, các nhiễm sắc thể kéo dài
ra và màng nhân hình thành trở lại.
2.2.2.2. Giảm phân II
a. Kỳ đầu II và kỳ giữa II (hình 3.22)
Các nhiễm sắc thể đậm dần lên và các tâm động bắt đầu phân chia trong kỳ giữa II. Bộ máy hình thoi
hình thành, các sợi thoi dính vào tâm động, các nhiễm sắc thể nằm trên mặt phẳng phân chia.
b. Kỳ sau II
Các tâm động chuyển dịch về hai cực đối diện của thoi, kéo theo các nhiễm sắc tử mà lúc này đã trở
thành các nhiễm sắc thể con.

Hình 3.22. Sơ đồ giảm phân


A và B là hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau;
1 và 2 là hai kiểu tổ hợp của các nhiễm sắc thể không tương đồngkhi tạo thành giao tử.
c. Kỳ cuối II
- Mỗi tế bào sinh ra sau giảm phân I bây giờ phân chia. Do vậy sinh ra 4 tế bào đơn bội bắt đầu từ một
tế bào lưỡng bội ban đầu trước giảm phân.
- Các nhiễm sắc thể nhạt dần và màng nhân hình thành.
Như vậy, mỗi tế bào trong số 4 tế bào đơn bội mới được sinh ra mang một nửa số nhiễm sắc thể của tế
bào lưỡng bội bình thường, tức là mang một nhiễm sắc thể của mỗi cặp tương đồng. Và mỗi tế bào đơn
bội như thế có chứa rất ngẫu nhiên các nhiễm sắc thể có nguồn gốc khác nhau (từ cha hoặc mẹ).
Hoạt động của nhiễm sắc thể trong giảm phân liên quan trực tiếp đến phân ly của các gen. Có hai chi
tiết cần chú ý liên quan đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm sắc thể mới trong giảm phân I. Đó là hai
nhiễm sắc thể tương đồng (cùng cặp nhưng khác nguồn gốc) phải tách nhau để đi về hai cực. Trong khi
hai nhiễm sắc thể không tương đồng (khác cặp) thì lại có thể cùng đi về một cực, hoặc đi về hai cực
khác nhau; xác suất diễn ra hai sự kiện nói trên là bằng nhau.
3. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC CƠ QUAN THỰC VẬT
3.1 Cấu tạo và chức năng của rễ
Rễ là cơ quan sinh dưỡng của thực vật, có vai trò giúp cơ thể
bám chặt vào giá thể, hút nước và muối khoáng hoà tan cung
cấp cho cây. Ở một số loài thực vật, rễ còn là cơ quan dự trữ
chất dinh dưỡng và tham gia vào sinh sản sinh dưỡng.
3.1.1. Đặc điểm hình thái của rễ
a. Các bộ phận của rễ
Hình 2.27. Các phần của rễ
Tận cùng là chóp rễ có màu sẫm hơn các phần khác, có nhiệm
vụ che chở cho mô phân sinh khỏi bị hư hại khi rễ đâm vào
đất.
Tiếp với chóp rễ là miền sinh trưởng, là nhóm tế bào mô phân sinh làm cho rễ dài ra.
Miền hấp thụ có nhiều lông nhỏ làm nhiệm vụ hút nước và muối khoáng hoà tan nên còn gọi là miền
lông hút.
Miền trưởng thành ( miền phân nhánh) tại đây bắt đầu có thể sinh các loại rễ bên.
b. Các kiểu rễ
- Rễ trụ (Rễ cọc): đặc trưng cho các cây Hai
lá mầm. Nó gồm rễ chính và các rễ bên. Rễ
chính phát triển từ mầm rễ, đâm thẳng
xuống đất, hay còn gọi là rễ cấp 1, tại miền
trưởng thành lại phân ra những rễ bên gọi là
rễ cấp 2, rễ phân nhánh từ rễ cấp 2 là rễ cấp
3…
- Rễ chùm: đặc trưng cho các cây Một lá
mầm. Do rễ chính sớm ngừng phát triển, nên
có những rễ nhỏ phát sinh từ gốc thân phát
triển tương đối đồng đều và có kích thước
gần giống nhau tạo nên rễ chùm.Ngoài ra, ở
một số cây Hai lá mầm còn có rễ phụ, là rễ
phát sinh từ thân hoặc lá. Chúng mọc từ thân gần đất của các cây gỗ lâu năm: đa, si…, khi chạm xuống
đất chúng phát triển thành những rễ trụ chống đỡ cho cây. Một số cây Một lá mầm lại có rễ phụ mọc
trên thân: ngô, tre…
Hình 2.28. Các kiễu rễ. A. Rễ cọc; B. Rễ chùm
c. Biến dạng của rễ
Do sống ở các môi trường khác nhau, rễ có thể thay đổi hình dạng và cấu tạo để thực hiện chức năng
đặc biệt. Các rễ biến dạng thường gặp:
- Rễ củ: là rễ phồng to chứa chất dinh dưỡng để dự trữ. Rễ củ có thể phát triển từ rễ chính như: củ
cải, cà rốt hoặc có thể phát triển từ rễ bên như: sắn, khoai lang…
- Rễ chống: thường gặp ở các cây ngập mặn ven biển như: đước (Rhizophora), đà (Ceriops)… Đó
là các rễ phụ phát triển từ thân, cành mọc toả ra rồi cắm xuống đất thành một hệ thống chống đỡ.
- Rễ thở: thường gặp ở các cây ngập mặn hoặc các cây ở vùng đầm lầy, những nơi rễ khó hấp thụ
không khí. Ví dụ: rễ thở của cây bụt mọc (Taxodium distichum), cây bần (Sonneratia), cây vẹt
(Bruguiera)…
Ngoài ra trong giới thực vật còn có rễ cột, rễ không khí, rễ bám, rễ mút.
3.1.2. Cấu tạo giải phẫu của rễ
a. Cấu tạo của chóp rễ và miền sinh trưởng
Chóp rễ có nhiệm vụ bảo vệ mô phân sinh, nên các tế bào ở ngoài của nó thường hóa nhày, hóa bần.
Mô phân sinh ngọn: phân hóa cho ra các mô của rễ, mô phân sinh ngọn của rễ gồm có 3 phần:
- Tầng ngoài là tầng sinh bì cho ra lớp biểu bì của rễ.
- Giữa là tầng sinh vỏ sinh ra các tế bào của vỏ sơ cấp
- Trong cùng là tầng sinh trụ cho ra trụ giữa chứa mô dẫn gồm các tế bào kéo dài theo trục của
thân.
b. Cấu tạo của miền hấp thụ.
Từ ngoài vào trong miền hấp thụ gồm có 3 phần: ngoài cùng là biểu bì, tiếp theo là tầng vỏ sơ cấp gồm
có các lớp xếp từ ngoài vào trong là: vỏ ngoài, mô mềm vỏ và vỏ trong; trong cùng là trụ giữa của rễ
gồm: vỏ trụ và hệ thống dẫn.
c. Cấu tạo miền của trưởng thành.
Đa số cây Một lá mầm và một số cây Hai lá mầm có miền hấp phụ tồn tại tới cuối đời. Nhiều cây Hai
lá mầm sống lâu năm, rễ tăng thêm kích thước về đường kính nhờ cấu tạo của miềm trưởng thành.
3.2. Cấu tạo và chức năng của thân
Thân là phần cơ quan trục thường ở trên mặt đất, nối tiếp với rễ mang lá và cơ quan sinh sản. Nó có
chức năng nâng đỡ cho cây đứng vững trong không gian, dẫn truyền nước và muối khoáng hoà tan từ
rễ lên và chất hữu cơ từ lá xuống. Đôi khi, thân còn là nơi dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
3.2.1. Hình thái của thân
a. Các bộ phận của thân.
Mặc dù thân của các loài rất đa dạng nhưng đều có những phần chung giống nhau, gồm thân chính và
cành.
 Thân chính
Gồm một thân chính thường có hướng ngược với rễ và có hình dạng thay đổi ở các loài. Phần lớn thân
có hình trụ với mặt cắt tròn, đôi khi có mặt cắt hình ba cạnh (cỏ gấu, xương rồng ta, cói…) hoặc hình
vuông (như bạc hà, tía tô…) hoặc năm cạnh-nhiều cạnh (như bầu, bí…). Có loại thân lại dẹt như xương
rồng bà. Chiều cao và đường kính của thân cũng khác nhau theo loài, có loài cây cao hàng trăm mét
như bạch đàn Châu Úc, cây xêcôia (Sequoia) ở châu Mĩ, ngược lại có cây thân rất bé chỉ cao vài
xentimet. Thân chính có nhiều bộ phận khác nhau: Chồi ngọn; Chồi nách; Chồi phụ; Mấu và gióng.
 Cành và sự phân cành
Cành phát triển từ chồi nách của thân chính, đó là cành bên. Cành cũng có cấu tạo và sự sinh trưởng
giống thân chính, nghĩa là cũng có chồi ngọn và chồi nách. Các chồi nách lại phát triển thành các cành
tiếp theo, cuối cùng tạo thành tán cây. Tuỳ vào từng loài cây mà góc tạo bởi thân và hướng phân cành
là khác nhau làm cho tán cây có hình dạng khác nhau.
b. Các dạng thân
Dựa vào thời gian sống của cây, kiểu phân nhánh của thân và tỉ lệ tương đối giữa thân với cành mà
phân biệt các dạng thân sau đây:
 Thân gỗ
Là thân của những cây sống lâu năm. Thân chính phát triển mạnh và chỉ phân cành từ một chiều cao
nhất định so với mặt đất. Dựa vào chiều cao mà người ta phân ra cây gỗ lớn (cao từ 18 mét trở lên), gỗ
vừa (cao từ 12-18 mét) và gỗ nhỏ (từ 6-12 mét).
 Thân bụi
Là thân dạng gỗ sống lâu năm nhưng thân chính không phát triển, các nhánh xuất phát và phân chia
ngay từ gốc thân chính. Chiều cao của cây bụi không quá 4 mét như sim, mua…
 Thân nửa bụi
Là cây sống nhiều năm có thân hóa gỗ một phần ở gốc, phần trên không hóa gỗ và chết đi vào cuối
thời kì dinh dưỡng. Từ phần gốc sẽ mọc ra những chồi mới và quá trình đó được lặp lại hàng năm, ví
dụ: cây cỏ lào, cây xương sông…
 Thân cỏ
Là cây có phần trên mặt đất chết đi vào cuối thời kì quả chín, thân không lớn được. Thân cỏ có nhiều
loại: thân một năm, hai năm và nhiều năm.
c. Các loại thân trong không gian
Trên môi trường cạn cây chịu nhiều tác động cơ học: gió, nắng, mưa, hoạt động của động vật… nên
không phải cây nào cũng có khả năng đứng thẳng trong không gian. Tuỳ theo tư thế của chúng trong
không gian mà người ta phân biệt ra các loại thân:
 Thân đứng
Có thân mọc thẳng đứng và tạo với đất một góc vuông, gặp ở hầu hết các cây thân gỗ và một phần cây
thân cỏ.
 Thân bò
Cây không đủ cứng rắn để đứng thẳng lên được, nên phải bò sát mặt đất. Tại các mấu chạm đất thường
mọc thêm các rễ phụ để lấy thêm nước và muối khoáng cho cây như rau má, khoai lang…
 Thân leo
Là cây không đủ khả năng mọc đứng một mình, phải dựa vào các cây khác hoặc vào giàn để tự vươn
cao. Thân leo có thể thuộc dạng thân gỗ như nhiều loài trong họ Nho, hoặc thuộc dạng thân cỏ như
bầu, bí, mướp. Có nhiều cách leo khác nhau: leo nhờ thân quấn (bìm bìm, mồng tơi, củ từ…), leo nhờ
tua cuốn (bầu, bí, mướp), leo nhờ gai móc (song, mây…), leo nhờ rễ bám (trầu không, dây trâu cổ…).
d. Biến dạng của thân
Ngoài chức năng chính của thân là dẫn truyền, nâng đỡ và mang hoa lá, trong những điều kiện đặc biệt
thân có những biến đổi về cấu tạo và hình thái ngoài để phù hợp với các chức năng khác. Đó là các
biến dạng của thân.
 Thân củ
Là loại thân hoặc cành phồng lên tích trữ chất dinh dưỡng. Thân củ có thể hình thành trên mặt đất, có
màu lục như củ su hào, hoặc hình thành dưới đất như củ khoai tây. Thân củ khác với rễ củ ở chỗ nó
không có chóp và lông hút, rễ bên; trên thân mang các sẹo lá ở đó có các chồi nách.
 Thân rễ
Là loại thân ngầm ở dưới đất mà bề ngoài trông giống như rễ, chứa chất dự trữ. Thân rễ khác với rễ ở
chỗ không có chóp rễ, nhưng có những lá mỏng hình vẩy, màu nâu hoặc màu nhạt, ví dụ: củ dong, củ
riềng…
Một số loài cây sống trong nước, thân có những biến dạng. Chẳng hạn, thân bèo tấm chỉ là một phiến
dẹt màu lục, không có lá, rễ phát triển yếu; thân bèo cám chỉ là một khối hình trứng nhỏ, không có rễ.
 Thân mọng nước
Một số loài cây sống ở nơi khô hạn, thân thường dày lên do mô nước phát triển, thân có diệp lục làm
nhiệm vụ quang hợp như cây xương rồng ta, xương rồng khế.
 Giò thân
Là phần thân dày lên, chồi ngọn bị tiêu giảm, chỉ mang một hoặc hai lá và từ chồi nách sẽ phát triển
thành giò mới. Đây là kiểu thân phổ biến ở nhiều loài phong lan. Một số thân leo thuộc họ Củ nâu như
củ từ cũng có giò trên thân, trong các giò này chứa tinh bột như củ dưới đất.
 Thân hành
Có hình quả lê hoặc hình cầu dẹt, gồm các bẹ lá xếp úp lên nhau chứa chất dự trữ gọi là vảy hành.
Thân cây hành có chồi ngọn nằm ở giữa còn các vảy hành xếp bao xung quanh. Nách các vảy hành có
chồi nách, từ đó có thể phát triển thành các cây hành con. Chúng có thân chính rất ngắn, hình nón hay
hình đĩa mang nhiều rễ phụ ở phía dưới như hành, tỏi, hẹ, lay ơn, thuỷ tiên…
 Cành hình lá
Một số cây sống ở nơi thiếu nước lá tiêu giảm, nên thân, cành chứa diệp lục và có dạng lá làm nhiệm
vụ quang hợp như cây quỳnh.
3.2.2. Cấu tạo giải phẫu của thân
a. Đỉnh ngọn
Đỉnh ngọn hay đỉnh sinh trưởng của thân chiếm vị trí trên cùng của thân hoặc cành. Ở các ngành thực
vật có hạt thì đỉnh sinh trưởng có hình nón với đỉnh tròn, gồm nhiều tế bào mô phân sinh ngọn và các
cơ quan của thân, lá, cành, là nơi hình thành cơ quan sinh sản.
 Cấu tạo sơ cấp của thân cây Hai lá mầm
Ở phần gần ngọn, nơi mà mô phân sinh thứ cấp chưa hoạt động thì thân có cấutạo sơ cấp. Trên lát cắt
ngang thân non từ ngoài vào trong gồm các phần: biểu bì, vỏ sơ cấp, trụ giữa và ruột.
 Cấu tạo thứ cấp của thân cây Hai lá mầm
Thân của cây Hạt trần và cây Hai lá mầm sống nhiều năm, hàng năm đều lớn thêm nhờ sự xuất hiện và
hoạt động của các tổ chức thứ cấp mới, do tầng phát sinh trụ và tầng phát sinh vỏ tạo nên. Ở kiểu bó
dẫn liên tục, cấu tạo thứ cấp ở thân cây Hai lá mầm từ ngoài vào trong có các lớp: vỏ sơ cấp, vỏ thứ
cấp, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp và ruột.
Trong cơ thể thực vật, hệ dẫn của rễ, thân, lá làm thành một hệ thống nhất. Đó là kết quả của quá trình
chuyển tiếp xảy ra phức tạp trong quá trình phát triển cá thể của chúng. Nhờ đó thân có vai trò dẫn
truyền nước và muối khoáng từ dưới lên và chất hữu cơ từ trên xuống.
3.3. Cấu tạo và chức năng của lá
Lá là cơ quan quang hợp chính của cây, tổng hợp nên chất hữu cơ và tạo ra các chất dinh dưỡng cơ bản
để nuôi cây, lá còn là cơ quan hô hấp và thoát hơi nước.
3.3.1. Hình dạng ngoài của lá
a. Các bộ phận của lá
Lá của cây Hạt kín đa số có ba phần chính: cuống lá, phiến lá và bẹ lá. Phiến lá là một bản mỏng có
màu lục, gồm các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp. Lá có mặt lưng và mặt bụng, trên phiến lá có các
gân nổi lên, tương ứng với các bó dẫn ở bên trong, làm nhiệm vụ vận chuyển. Có hai kiểu gân chính:
gân song song hay gân hình cung đặc trưng cho cây Một lá mầm và gân hình mạng đặc trưng cho cây
Hai lá mầm.
Cuống lá là phần nối lá vào thân và cành. Ở một số cây, lá không có cuống mà gắn trực tiếp vào thân.
Bẹ lá là phần gốc cuống lá loe rộng ra thành bẹ ôm lấy thân hoặc cành. Có nhiều loài cây không có bẹ
lá; sự có mặt của bẹ lá là đặc trưng của một số họ, như họ Lúa, họ Hoa tán…
Ngoài ba phần chính trên, lá còn có những phần phụ khác như: lá kèm, thìa lìa, bẹ chìa và một số phần
phụ khác như gai, lông, tuyến do biểu bì của lá phát triển thành.
b. Các dạng lá
Tuỳ theo sự phân chia của cuống lá hay không, người ta chia ra hai loại lá chính: lá đơn và lá kép.
 Lá đơn
Cuống lá không phân nhánh và chỉ mang một phiến, khi lá rụng thì rụng cả cuống và phiến. Dựa vào
phiến lá có thể nguyên hay chia cắt mà người ta chia ra các kiểu lá đơn như sau: lá đơn nguyên, lá đơn
có thùy,lá đơn chia thùy, lá đơn chẻ thùy. Ngoài ra, dựa vào hình dạng của phiến lá, người ta chia ra lá
hình tròn, hình bầu dục, hình trứng, hình tim, hình mũi mác, hình giải…
 Lá kép
Do cuống lá phân nhánh nên phiến lá chia thành các thuỳ riêng biệt, mỗi thuỳ có hình dạng giống chiếc
lá nhỏ gọi là lá chét. Tất cả các lá chét đều đính trên một cuống. Khi lá kép rụng, thường các lá chét
rụng trước còn cuống chính rụng sau. Tuỳ theo cách sắp xếp của lá chét mà phân biệt thành hai loại lá
kép: Lá kép lông chim và lá kép chân vịt.
c. Sự biến dạng của lá
Để thích nghi với các môi trường sống khác nhau hoặc với một số chức phận đặc biệt, lá có thể biến
đổi hình dạng thành các bộ phận sau đây: vẩy (cây phi lao, lá tiêu giảm hoàn toàn, còn lại là những vẩy
nhỏ không màu, mọc chung quanh cành nhỏ, còn các cành nhỏ có màu lục đảm nhận chức năng quang
hợp thay cho lá), gai (cây xương rồng, cây xương rắn…), tua cuốn (phần ngọn của cây đậu Hà lan có lá
kép biến thành tua cuốn), lá bắt mồi (cây bắt ruồi, cây nắp ấm).
d. Cách mọc lá
Lá mọc trên thân và cành theo các kiểu sau đây:
- Mọc cách: mỗi mấu chỉ mang một lá.
- Lá mọc đối: mỗi mấu lá mang hai lá đối diện nhau.
- Lá mọc vòng: mỗi mấu có từ ba lá trở lên.
3.3.2. Cấu tạo giải phẫu của lá
a. Cấu tạo của lá cây Hai lá mầm
Đa số cây Hai lá mầm có 2 bộ phận: cuống lá và phiến lá.
 Cấu tạo của cuống lá
Cuống lá phân biệt được mặt trên và mặt dưới, mặt trên thường hơi lõm, hoặc phẳng; mặt dưới lồi. Cắt
ngang cuống lá, từ ngoài vào trong có các phần sau:
- Biểu bì là những tế bào hình chữ nhật, xếp theo chiều dài của cuống. Phía ngoài có tầng cuticun, lỗ
khí và đôi khi có lông che chở.
- Mô dày nằm ngay dưới biểu bì, làm nhiệm vụ nâng đỡ.
- Mô mềm bao gồm các tế bào dài theo chiều dài của cuống, chứa nhiều lục
lạp.
- Các bó dẫn nằm trong khối mô mềm, thường xếp thành hình cung, mặt lõm ở
trên. Bó dẫn ở trên to, ở dưới nhỏ và trong mỗi bó dẫn, phần gỗ bao giờ cũng ở trong, libe ở ngoài.
 Cấu tạo của phiến lá
Phiến lá phân biệt mặt trên, mặt dưới, đều được giới hạn bởi lớp tế bào biểu bì điển hình: không có lục
lạp, màng ngoài thường dày hơn và có cuticun, đôi khi có sáp hoặc lông. Biểu bì mặt trên thường có ít
hoặc không có lỗ khí, mặt dưới có nhiều lỗ khí.
Giữa hai lớp biểu bì trên và dưới là phần thịt lá. Đó là những tế bào mô mềm đồng hóa, có màng mỏng,
nội chất phân hóa, trong chứa nhiều lục lạp và tinh bột.
Thịt lá có thể phân làm hai phần: mô dậu và mô xốp. Mô dậu nằm dưới lớp biểu bì mặt trên, chứa
nhiều lục lạp hơn mô xốp, mô xốp nằm dưới mô dậu sát lớp biểu bì mặt dưới lá.
Các bó dẫn (gân lá) nằm trong phần mô đồng hóa, chỗ giáp giữa mô dậu và mô xốp làm thành hệ gân
lá. Trong hệ gân lá có một bó lớn nhất nằm giữa chia đôi lá thành hai nửa đối xứng qua gân chính, còn
các bó khác càng xa bó chính càng nhỏ. Bó dẫn ở lá không có tầng phát sinh nên lá sinh trưởng có hạn,
thường chỉ một năm hay một mùa là rụng.
b. Cấu tạo của lá cây Một lá mầm
Đa số cây Một lá mầm không có cuống, chỉ có bẹ và phiến lá.
 Cấu tạo bẹ lá
Có cấu tạo tương ứng với thân cây Một lá mầm, trường hợp có cuống thì cũng có cấu tạo như cuống
cây Hai lá mầm.
 Cấu tạo phiến lá cây Một lá mầm
Cắt ngang lá cây Một lá mầm (ví dụ: lá cây ngô) có cấu tạo như sau:
Lớp ngoài cùng của hai mặt lá, là hai lớp biểu bì có phủ tầng cuticun. Giữa là phần thịt lá có cấu tạo
đồng nhất, nghĩa là không phân hóa thành mô dậu và mô xốp. Chúng gồm các tế bào mô mềm tròn
cạnh hay có cạnh, chứa lục lạp và để hở các khoảng gian bào. Các bó dẫn nằm trong mô mềm đồng
hóa, số lượng các bó dẫn ở đây thường nhiều và xếp thành hàng ngang trong phiến lá.
3.3.3. Sự rụng lá
Thời gian sống của lá ngắn hơn so với cây, nên các lá già sẽ rụng và thay thế vào đó là các lá non. Khi
sắp rụng, lá thường có màu vàng hoặc màu đỏ, do diệp lục bị phá huỷ chỉ còn lại các chất màu khác
như crôtin, antôxian. Ở gốc cuống lá xuất hiện tầng phát sinh ngang qua cuống lá, làm thành một lớp
phân cách. Sau đó các tế bào của lớp phân cách hóa bần và bị huỷ hoại dần làm cho các tế bào chết và
khô đi. Khi có gió thổi hoặc chỉ do sức nặng của phiến lá cũng đủ làm các bó dẫn bị gãy và lá rụng
xuống.
3.4. Cấu tạo cơ quan sinh sản ở thực vật hạt kín
Ngành hạt kín (Angiospermatophyta) có đặc trưng bởi tính chất: hạt được dấu kín trong quả. Hạt được
phát triển từ noãn, nhưng ở Hạt trần noãn nằm lộ ra trên lá noãn hở còn ở Hạt kín lá noãn khép kín lại
tạo thành nhụy trong chứa noãn. Xung quanh các lá noãn và nhị có tập hợp một số các lá biến thái và
hình thành cơ quan sinh sản mới là hoa. Hoa, quả và hạt là cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật.
3.4.1. Hoa

Hình 2.29 Các thành phần của hoa


1. Lá đài ; 2. Tràng hoa ; 3. Nhị ; 4. Nhụy ; 5. Cuống hoa ; 6. Đế hoa
Hoa (hình 1.3) là một chồi đặc biệt của cây. Ở hoa lưỡng tính, mỗi hoa đều có cuống hoa, đế hoa, bao
hoa, nhị và nhụy (hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhụy).
+ Cuống hoa có thể phát sinh từ nách của một lá gọi là lá bắc. Có hoa không có lá bắc như hoa cải, hoa
bưởi; có loài có thêm 1-2 lá bắc con thường nằm vuông góc với
lá bắc như hoa muồng; có loài các lá
bắc của nhiều hoa tụ họp thành tổng bao như hoa rau mùi, thìa là
và các cây họ Cúc…
+ Đầu cuống hoa thường loe rộng thành đế hoa. Trên đế hoa
mang các bộ phận chính của hoa gồm đài hoa, tràng hoa (đài và
tràng gọi chung là bao hoa làm nhiệm vụ che chở).
+ Bộ nhị là bộ phận sinh sản đực của hoa, do các nhị tập hợp
thành và nằm trong tràng hoa. Mỗi nhị gồm hai phần chính: chỉ
nhị và bao phấn.
+ Nhụy là bộ phận sinh sản cái của hoa, nằm ở chính giữa hoa do
các lá noãn làm
thành. Mỗi nhụy gồm ba phần: phần phình to ở dưới là bầu nhụy trong chứa noãn, phần hẹp hình ống
hay hình chỉ gọi là vòi nhụy và tận cùng là đầu nhụy hay núm nhụy hơi loe rộng hình đĩa (hình 1.4).

Hình 2.30 Cấu tạo của bộ nhụy


b. Bầu nhụy; v. Vòi nhụy; d. Đầu nhụy; p. Hạt phấn; o. Ống phấn; n. Noãn; bd. Bó dẫn

+ Sự thụ phấn và thụ tinh. Sự thụ phấn là giai đoạn đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có
hoa, đó là sự tiếp xúc giữa hạt phấn và nhụy. Sự thụ phấn có thể được thực hiện theo hai cách: tự thụ
phấn (với điều kiện là hạt phấn và nhụy chín cùng một lúc và được thực hiện dễ dàng ở hoa lưỡng tính)
và thụ phấn chéo (giao phấn) nhờ sâu bọ, gió, nước, chim… Sau khi thụ phấn mới xảy ra sự thụ tinh.
Sau khi thụ tinh noãn sẽ biến thành hạt, bầu nhụy biến thành quả. Các bộ phận của hoa hoặc héo rồi
rụng đi, hoặc còn giữ lại trên quả (thường là đài: hồng, thị, ổi…), có khi phát triển thành những bộ
phận phát tán như cánh, lông…
3.4.2. Hạt
Có hình dạng, kích thước khác nhau tuỳ loài cây và có những phần chính: vỏ hạt, phôi, nội nhũ và
ngoại nhũ.
3.4.3. Quả
Là phần mang hạt. Những quả do bầu biến đổi thành gọi là quả thật, còn những quả trong quá trình
phát triển, ngoài bầu, còn có các thành phần khác của hoa như đế hoa, trục lá bắc tham gia vào hình
thành quả thì gọi là quả giả.
Quả được cấu tạo bởi ba lớp vỏ tương ứng với baphần của vách bầu biến đổi thành: vỏ quả ngoài tương
ứng với lớp biểu bì ngoài của vách bầu; vỏ quả giữa tương ứng với phần thịt của vách bầu và vỏ quả
trong tương ứng với lớp biểu bì trong của vách bầu.
Xuất phát từ các kiểu bộ nhụy khác nhau: một lá noãn, nhiều lá noãn rời hoặc đính mà chia thành ba
nhóm quả chính:
- Nhóm quả đơn: được hình thành từ một hoa có một lá noãn hoặc nhiều lá noãn đính nhau. Tuỳ
theo tính chất khi quả chín có thể tự mở hay không mà chia làm hai loại: quả đóng và quả mở. Quả
đóng gồm quả mọng: như nho, chuối, cà chua,… và quả hạch: đào, mận, mơ, dừa…; quả mở như quả
đậu, cải…
- Nhóm quả kép cũng được hình thành từ một hoa nhưng bộ nhụy có lá noãn rời, mỗi lá noãn tạo
thành một quả riêng biệt như quả hồi, quả dâu tây, quả hoa hồng…
- Nhóm quả phức được hình thành từ cả một cụm hoa, trong thành phần của quả có cả trục cụm hoa,
bao hoa, lá bắc…, như quả mít, quả dứa, quả sung…
4. Sự sinh sản của thực vật
Mọi cơ thể sinh vật không ngừng sinh trưởng, phát triển và đến giai đoạn nào đó sẽ sinh ra những cá
thể mới giống mình. Đó là sự sinh sản. Cơ sở của quá trình sinh sản là khả năng phân chia và phân hóa
tế bào. Ở thực vật có ba hình thức sinh sản chính: sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu
tính.
4.1. Sinh sản sinh dưỡng:
Kiểu sinh sản này gặp ở cả thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao. Trong quá trình sinh sản cơ thể mới
được tạo thành trực tiếp từ cơ quan sinh dưỡng. Có hai kiểu sinh sản sinh dưỡng: tự nhiên và nhân tạo.
 Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
Thực vật bậc thấp sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân chia từ 1 tế bào thành 2, rồi thành 4, rồi thành 8
cơ thể mới... (ví dụ: tảo đơn bào). Đối với thực vật đa bào thì sự sinh sản sinh dưỡng bằng cách cắt đôi
sợi tảo hoặc một đoạn cơ thể, gọi là sinh sản sinh dưỡng bằng khúc sợi hay khúc tản.
Thực vật có hoa sinh sản sinh dưỡng rất đa dạng, những cá thể mới được sinh ra từ các cơ quan dinh
dưỡng của cây: rễ, thân, thân rễ và lá.
Ở một số loài thực vật, cây mới có thể mọc từ rễ mọc, từ lá, từ những đoạn thân hay dạng biến đổi của
thân.
 Sinh sản nhân tạo
Hình thức sinh sản do con người thực hiện trên các bộ phận cơ quan dinh dưỡng hoặc dựa vào khả
năng tái sinh của cây: giâm cành, chiết cành, ghép cành. Ngày nay người ta còn áp dụng phương pháp
nuôi cấy mô để nhân giống nhanh.
4.2. Sinh sản vô tính
Sinh sản vô tính của thực vật nhờ một tế bào đặc biệt gọi là bào tử. Bào tử được hình thành trong túi
bào tử.
Đối với thực vật đơn bào, khi sinh sản vô tính, toàn bộ cơ thể trở thành túi bào tử, như tảo Chorella. Ở
thực vật bậc cao, khi bào tử nảy mầm không cho trực tiếp ra cây dương xỉ con, mà cho ra một dạng
giống như tản của tảo, gọi là nguyên tản. Cây dương xỉ con được hình thành sau một quá trình sinh sản
tiếp theo.
4.3. Sinh sản hữu tính
Sinh sản hữu tính là quá trình sinh sản có sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái, tạo thành hợp tử, rồi
từ đó sinh trưởng, phát triển thành cơ thể mới. Các giao tử được hình thành nhờ quá trình giảm phân,
do đó trong mỗi tế bào giao tử đều có số lượng nhiễm sắc thể đơn bội (n), vì thế hợp tử có số lượng
nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). Sinh sản hữu tính có ba trường hợp khác nhau: đẳng giao, dị giao và
noãn giao.
- Sinh sản hữu tính đẳng giao là quá trình sinh sản có sự tham gia của hai giao tử đực và cái giống
nhau về hình dạng, kích thước và cùng có khả năng di động nhờ roi. Đây là hình thức sinh sản đơn
giản nhất và thường gặp ở Tảo.
- Sinh sản hữu tính dị giao là quá trình sinh sản có sự tham gia của hai giao tử đực và cái khác nhau
về kích thước và khả năng di động: giao tử đực có kích thước nhỏ và có khả năng di động nhanh, giao
tử cái có kích thước lớn hơn và di động chậm.
- Sinh sản hữu tính noãn giao là quá trình sinh sản có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng,
trong đó giao tử đực là tinh trùng có khả năng di chuyển nhanh hoặc tinh tử không có roi và không di
động được. Cơ quan sinh ra tinh trùng gọi là túi tinh (túi đực). Giao tử cái không có roi nên không di
chuyển được và thường có hình trứng gọi là noãn cầu hay noãn bào - tế bào trứng. Cơ quan sinh ra
noãn cầu gọi là túi noãn (túi cái).
Sinh sản hữu tính tiến hoá hơn so với sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng. Sinh sản hữu tính tạo ra
thế hệ con cái đa dạng hơn, dễ thích nghi với môi trường sống, có sức sống cao và đảm bảo cho sự tồn
tại của loài.
5. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐỘNG VẬT
5.1. Hệ hô hấp
Ôxy được dùng trong các phản ứng ô xy hoá cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. Cơ quan hô hấp
được hình thành ở động vật đa bào để lấy ôxy từ môi trường ngoài. Trong quá trình tiến hóa động vật
đã hoàn thiện cấu tạo cơ quan hô hấp.
* Các hình thức hô hấp
Do môi trường sống đa dạng nên cách lấy ôxy của động vật khác nhau. Gồm:
- Hô hấp trực tiếp: Trao đổi khí xảy ra qua bề mặt tế bào, ôxy hòa tan trong nước trực tiếp từ môi
trường nước vào trong cơ thể động vật, chỉ gặp ở các động vật sống dưới nước.
- Hô hấp gián tiếp: Thu nhận ôxy từ môi trường ngoài qua cơ quan hô hấp của động vật (động vật ở
nước và động vật sống trên cạn). Có thể chia thành 2 kiểu:
+ Động vật nhận ô xy từ không khí và thải CO 2 qua cơ quan hô hấp - hô hấp hiếu khí, phổ biến ở động
vật sống tự do trong các môi trường khác nhau.
+ Từ sự phân giải chất hữu cơ- hô hấp kỵ khí, phổ biến ở động vật kí sinh .
* Hướng tiến hóa hệ hô hấp động vật
- Từ đơn giản (chưa hình thành cơ quan hô hấp - trao đổi khí qua da) đến có cơ quan đơn giản như
mang lá đối, phổi nước đến cơ quan hô hấp chuyên hoá như phổi sách, túi khí, ống khí và phổi.
- Xuyên suốt quá trình tiến hóa đó, quan trọng nhất là hoàn thiện dần động tác hô hấp (hay hoạt động
hô hấp ngày càng hiệu quả).
* Các kiểu cấu tạo của cơ quan hô hấp ở động vật
Gồm: mang (và dạng biến đổi), phổi, ống khí, phổi sách... Có nguồn gốc khác nhau, có cấu tạo thay đổi
tùy theo môi trường sống. Đều mang tính đặc trưng là mỏng, trơn, bề mặt ẩm ướt để dễ hoà tan khí
5.1.1 Hô hấp của Động vật đơn bào và động vật đa bào thấp:
Các động vật thấp từ động vật nguyên sinh đến Giun tròn thì sự trao đổi khí thực hiện qua bề mặt
cơ thể. Một số động vật này ký sinh trong môi trường không có hoặc có ít không khí thì quá trình dị
hoá diễn ra theo kiểu lên men – ôxy hoá glycogen trong cơ thể để cung cấp năng lượng trong các hoạt
động sống của nó. Chúng chưa có cơ quan hô hấp chuyên hoá.
5.1.2 Hô hấp của Giun đốt
- Ở giun nhiều tơ, cơ quan hô hấp chân bên. Mỗi chi bên gồm 2 thùy (lưng, bụng), có các sợi và chùm
lông tơ, các sợi này đan xen nhau tạo thành một tấm lưới rộng, gọi là mang (hình 6.3). Khi bơi, các sợi
tơ này chuyển động trong nước, xáo động nước, giúp cho sự khuyếch tán khí được thuận lợi.
- Ở giun ít tơ (giun đất), không có cơ quan hô hấp chuyên dùng như mang của giun nhiều tơ, do vậy
quá trình trao đổi khí qua da. Để thích nghi, thành cơ thể của giun ít tơ có nhiều tế bào tuyến tiết chất
nhầy tạo ẩm ướt thuận tiện cho sự khuyếch tán khí.
5.1.3 Hô hấp của Thân mềm
Thân mềm đầu tiên ở nước có cơ quan hô hấp là mang - phần lồi của màng nhầy có nhiều mạch
máu tới. Song kinh (Loricata) có 66 - 68 tấm mang. Mang có thể ở bên ngoài, ở trước hoặc ở sau. Trên
bề mặt mang có nhiều tơ làm cho nước thay đổi luôn giúp trao đổi khí dễ dàng hơn.

Mang và phổi ở thân mềm


Cơ quan hô hấp của thân mềm ở cạn là phổi - những túi áo lớn, trên đó có nhiều mạch máu để
trao đổi khí. Một số thân mềm này về sau quay lại ở nước song vẫn còn phổi. Cho nên chúng lại phải
lên mặt nước để lấy oxy của không khí.
5.1.4 Hô hấp của Chân khớp
Chân khớp: xuất hiện vỏ kitin, đồng thời cường độ trao đổi chất rất lớn nên hô hấp qua da không
thể đáp ứng được. Phần lớn Chân khớp thuỷ sinh có một hệ thống mang để hô hấp ngoài. Đó là những
phần lồi hình sợi được bao bọc bởi lớp biểu mô mỏng và có chứa đầy các ống nhỏ cho máu chảy tới.
Tim Lỗ tim
Xoang tim
Vùng quanh tim

Tuyến sinh dục

Ruột

Phòng
Động mạch ngực mang

Xoang ngực
Vỏ ngoài

Dây thần kinh Đốt háng Tuyến tiêu hoá

Hình 24. Cắt ngang phần ngực của tôm (theo Hickman)

Chân khớp ở cạn như hình nhện, cơ quan hô hấp là túi phổi (phổi sách). Nhện có 4 đôi túi phổi.
Hoặc ống khí - những ống phân nhánh len lõi vào tất cả các phần cơ thể (ve), ống khí phát triển nhất ở
Côn trùng.
Côn trùng thấp gồm hệ thống ống khí chạy dọc, ít phân nhánh. Côn trùng cao, ống khí phân nhánh
nhỏ đến tận các tế bào cơ thể. Thành ống khí có lót lớp cuticun mỏng ở trong. Lớp này dày lên vào phía
bên trong làm thành một đường xoắn trôn ốc có tác dụng nâng đỡ. Ôxy không phân tán trong cơ thể
được mà phải chạy theo một luồng nhất định.
Hệ thống ống khí và túi khí ở côn trùng

Ống khí thông với ngoài qua lỗ thở ở hai bên hông. Các lỗ thở
đều có mắp đậy. Đôi khi trên hệ thống ống khí có các chổ phình to
gọi là túi khí. Đối với các sâu bọ sống trên cạn, các túi khí có tác dụng
làm cho hệ ống khí luôn luôn thoáng, còn đối với sâu bọ ở nước thì có
tác dụng dự trữ không khí cho cơ thể.
5.1.5 Hô hấp của Da gai
Động vật da gai sống chuyên hóa dưới nước, hệ hô hấp kém phát triển.
+ Cơ quan hô hấp của Sao biển là mang da, là các phần lồi của da có chứa một phần thể xoang bên
trong, ở 2 bên rãnh chân ống. Ngoài ra thành chân ống là nơi trao đổi khí.
+ Cầu gai có cơ quan hô hấp là 5 đôi mang phân nhánh quanh miệng.
+ Hải sâm là phổi nước, là 2 túi lớn, chia nhiều nhánh, nằm ở 2 bên ruột. Phần cuối hai phổi đổ chung
vào một ống, rồi đổ vào huyệt. Nước biển vào và ra phổi rất nhịp nhàng để trao đổi khí.
5.1.6. Hô hấp của động vật Có dây sống
5.1.6.1 Hô hấp của các lớp cá.
* Lớp Cá Miệng Tròn
Ống hô hấp thông với các túi mang
* Lớp Cá Sụn
Hô hấp thụ đông nhờ áp lực của dòng nước vào - ra qua mang
Có 5 đôi khe mang, mang thông trực tiếp ra ngoài qua 2 bên hoặc dưới mặt hầu. Không có nắp mang.
Cung mang bằng chất sụn. Có vách ngăn nằm giữa 2 khe mang. Trên vách mang có gắn các lá mang
* Lớp Cá Xương
Hô hấp chủ động, có sự phối hợp nhịp nhàng của miệng, xương nắp mang và màng mang
5.1.6.2. Hô hấp của Lưỡng cư (Amphibia)
Lưỡng cư cơ quan hô hấp có 3 bộ phận cấu tạo khác nhau là mang, da và phổi.
- Mang chỉ tồn tại ở ấu trùng, chỉ có mang ngoài, được hình thành từ cung mang.
- Hô hấp bằng phổi ở con trưởng thành nhưng chưa hoàn chỉnh, chỉ là một túi khí do vậy bổ sung hô
hấp bằng da.
- Đường hô hấp trong của phổi ếch gồm 1 ống khí thông trực tiếp với phổi, chia 2 nhánh phế quản vào
phổi.
Động tác hô hấp của Lưỡng cư rất đặc biệt, thở bằng nuốt không khí.
5.1.6.3. Hô hấp của Bò sát (Reptilia)
Phổi tiến hóa hơn lưỡng cư, bên trong có nhiều vách ngăn, chia thành các phế nang, nối với phế quản
bằng phế quản phụ (cấp I, II, III), phổi xốp nên diện tích phân bố mao mạch tăng lên, dung tích lớn,
đảm nhận được chức năng trao đổi khí.
Đường hô hấp đã phân hóa rõ ràng gồm có đường thanh quản phát âm thanh (có sụn nhẫn và sụn hạt
cau) và ống khí dài, phân thành 2 phế quản đi vào 2 lá phổi.
Cử động hô hấp của bò sát theo nhiều kiểu:
- Thở bằng ngực, thực hiện nhờ sự co giãn của cơ gian sườn.
- Thở bằng thềm miệng như Lưỡng cư.
- Thở bằng cử động chi và đầu ở rùa.
5.1.6.4. Hô hấp của Chim (Aves)
- Phổi của chim rất phát triển, đó là 1 túi xốp, dung tích lớn, diện tích mao mạch rất lớn do nhiều phế
nang, tiểu phế nang.
- Túi khí có thể tích lớn hơn phổi nhiều lần, có 9 túi (1 túi lẻ, 1 đôi túi ở cổ, 2 đôi ở ngực, 1 đôi túi
bụng)
- Đường hô hấp: Khe họng đưa đến thanh quản (minh quản) có 2 loại dây thanh dài ngắn khác nhau,
nhờ cơ hót phát ra tiếng kêu rất đặc trưng.
Động tác hô hấp rất đặc trưng: Khi chim không bay, sự hô hấp được thực hiện do cử động lồng ngực
nhờ các cơ gian sườn.
Khi bay, chim thở bằng túi khí qua cơ chế hô hấp kép
5.1.6.6. Hô hấp của Thú
Phổi thú có cấu tạo phức tạp, xu thế tiến hóa là làm tăng diện tích phân bố mao mạch và dung tích.
Phổi gồm 1 đôi thể xốp, có cấu tạo phân nhánh phức tạp gồm phế quản cấp I, II, III cuối cùng là tiểu
phế quản thông với các túi mỏng là phế nang
Đường hô hấp từ thanh quản có sụn hạt cau và sụn nhẫn, có thêm sụn giáp trang và sụn lưỡi gà đặc
trưng cho thú.
Động tác hô hấp thực hiện nhờ cách nở xẹp của lồng ngực, nhờ tác động của cơ gian sườn và cơ hoành
(đặc trưng cho thú vừa tham gia hô hấp vừa thải phân).
5.2. Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn của động vật không xương sống rất đa dạng, tùy thuộc vào kích thước và hình dạng cơ
thể. Môi trường sống khác nhau cũng gây ra sự biến đổi của hệ tuần hoàn.
5.2.1. Xoang tiêu hóa- tuần hoàn
Những động vật đơn giản như hải miên, ruột khoang chưa có hệ tuần hoàn thực sự. Thành cơ thể của
chúng chỉ gồm 2 lớp tế bào bao lấy một xoang ở trung tâm gọi là xoang tiêu hóa- tuần hoàn. Xoang
này vừa để tiêu hóa, vừa để phân phối các chất cho cơ thể. Các chất dịch trong xoang thông với môi
trường ngoài qua một lỗ duy nhất.
5.2.2. Sự xuất hiện của các đôi “tim bên” ở giun đốt
Ở giun đốt, hệ tuần hoàn có cấu tạo gồm: Một mạch máu lưng, mạch bụng và mạch dưới thần kinh.
Đặc biệt, có các đôi “ tim bên” bơm máu vào các mạch, thực chất đây là 5 đôi mạch vòng có cấu tạo từ
các yếu tố cơ .
Máu lưu chuyển là nhờ sự co bóp của mạch lưng và các đôi “tim bên”. Máu được chuyển từ mạch
lưng xuống mạch bụng, giữa 2 mạch máu chính có các mạch máu nhỏ dẫn đến thành cơ thể, máu có
màu. Huyết sắc tố phân tán trong huyết tương.
Như vậy ở giun đốt có hệ tuần hoàn kín với áp suất máu cao, do đó sự vận chuyển máu cung cấp chất
dinh dưỡng cho nhu cầu trao đổi chất cao trong các mô và tế bào.
5.2.4. Sự xuất hiện tim chính thức và hệ tuần hoàn hở ở ngành chân khớp và ngành thân mềm
Ở chân khớp và đa số thân mềm, hệ tuần hoàn phát triển yếu vì một phần chức năng vận chuyển
khí đã được hệ hô hấp đảm nhận.
Cấu tạo hệ tuần hoàn gồm các buồng tim nằm dọc ở mặt lưng, phía trước có động mạch đầu là phần
kéo dài của động mạch chủ.
Mỗi buồng tim có 1 đôi lỗ tim. Sự hoạt động của buồng tim do các cơ duỗi của mặt lưng và mặt bụng.
Các cơ này làm co giãn xoang lưng và xoang bụng để đưa máu ra hay vào buồng tim, kết hợp với sự co
giãn của cơ buồng tim.
Máu di chuyển từ thể xoang vào buồng tim qua đôi lỗ tim (do cơ duỗi co đã làm giãn xoang bao tim).
Tiếp theo thành ống tim co để đẩy máu lên động mạch đầu và vào nội quan. Cơ màng bụng co làm cho
máu từ vùng đầu chuyển ra nội quan phía sau rồi tập trung vào các khe xoang hổng trước khi trở về
xoang bao tim. Số lượng buồng tim thay đổi tuỳ loài (gián có 13 buồng, côn trùng thấp có ít
hơn). Số lần co bóp cũng khác nhau tuỳ nhóm và tuỳ trạng thái hoạt động của cơ thể.
Máu của côn trùng phần lớn không có màu hay có thể có màu vàng nhạt hay màu xanh (thay đổi tuỳ
loài và theo giới tính như ở ấu trùng bướm Lymantria). Máu gồm huyết tương lỏng và huyết thể. Thành
phần huyết tương của máu thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển khác nhau như lột xác, hoá nhộng, hoá
trưởng thành...bao gồm muối vô cơ, chứa nhiều chất dinh dưỡng các chất thải, men và sắc tố, trong đó
hàm lượng nước giao động khoảng 75 – 90%. Các huyết thể (tế bào máu) gồm các tế bào amip bơi lội
tự do trong huyết tương, có khả năng thực bào, các tế bào tham gia vào chức năng bài tiết (tế bào
quanh tim, tế bào vàng…). Máu của côn trùng không có sắc tố hoạt tải ô xy hay cố định
khí cacbonic. Riêng ấu trùng muỗi Chironomus máu có chứa sắc tố hemoglobin, khi nồng độ ôxy
trong nước giảm, lượng sắc tố cũng giảm.
Như vậy, hệ tuần hoàn của chân khớp đã có buồng tim tuy nhiên đây là hệ tuần hoàn hở, một
phần máu lưu thông bên ngoài hệ mạch (máu đổ vào xoang bao quanh các cơ quan) máu trộn lẫn với
dịch mô và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào của cơ thể, máu lưu thông trong động mạch dưới một
áp lực thấp, khả năng phân phối và điều hòa máu tới các phần của cơ thể còn yếu.
5.2.5. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống
Hệ tuần hoàn của động vật có xương sống gồm có tim, hệ động mạch, hệ tĩnh mạch và mao mạch được
tổ chức trên một sơ đồ chung. Trong quá trình tiến hóa từ cá đến động vật có xương sống bậc cao kể cả
người, hệ tuần hoàn có những biến đổi thể hiện ở cấu tạo tim và do sự biến đổi trong cơ chế hô hấp từ
mang sang phổi.
5.2.5.1. Hệ tuần hoàn của Cá sụn (Chondrichthyes)
- Tim: gồm 2 ngăn: một tâm thất và một tâm nhĩ. Ngoài ra còn có xoang tĩnh mạch và côn chủ động
mạch. Có một vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
5.2.5.2. Hệ tuần hoàn ở Cá xương (Osteichthyes)
- Tim có 2 ngăn: Một tâm thất, một tâm nhĩ. Có xoang tĩnh mạch và bầu chủ động mạch. Có một vòng
tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
5.2.5.3. Hệ tuần hoàn ở Lưỡng cư(Amphibia)
- Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và một tâm thất. Tâm thất chưa có vách ngăn nên máu có sự pha trộn
đi nuôi cơ thể, tuy nhiên sự pha trộn này không nhiều, do có dây cơ ở đáy tâm thất hay hệ thống van
phức tạp. Có 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
5.2.5.4. Cấu tạo hệ tuần hoàn của Bò sát(Reptilia)
Bò sát cơ quan hô hấp hoàn toàn là phổi.
- Tim có ba ngăn: Hai tâm nhĩ và một tâm thất, tâm thất có vách ngăn không hoàn toàn, riêng cá sấu đã
có vách ngăn đầy đủ. Sự xuất hiện của vách ngăn này đã làm giảm sự pha trộn máu trong mạch đi một
cách đáng kể. Khi tim co bóp, vách ngăn này được nâng lên chạm vào nóc của tâm thất, phân chia rõ
ràng máu trong tim thành hai nửa trái và phải. Đây là một đặc điểm tiến hóa chuyển tiếp quan trọng,
giúp hệ tuần hoàn được hoàn thiện hơn ở Bò sát và tiếp tục biến đổi thích nghi ở các nhóm động vật
sau.
Có 2 vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
5.2.5.7. Hệ tuần hoàn ở chim (Aves)
- Tim lớn, hai vòng tuần hoàn hoàn toàn biệt lập với nhau.
Tim: gồm 4 phần hoàn chỉnh: hai tâm thất và hai tâm nhĩ riêng biệt, làm tim phân ra hai nửa, nửa bên
phải chứa máu tĩnh mạch và nửa bên trái chứa máu động mạch. Đây là đặc điểm tiến hóa nổi trội so
với Bò sát. Máu từ hệ tĩnh mạch đổ thẳng vào tâm nhĩ, áp lực máu lớn, góp phần giúp cho tốc độ lưu
thông máu nhanh hơn.
Tim chim đập rất nhanh, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể, nhờ đó máu lưu thông nhanh
trong hệ mạch, đảm bảo cung cấp oxy cho cơ thể.
5.2.5.8. Cấu tạo hệ tuần hoàn của Thú (Mammalia)
- Tim có bốn ngăn: hai tâm nhĩ và hai tâm thất. Tâm thất trái đẩy máu vào vòng tuần hoàn lớn, thành
dày hơn tâm thất phải, tâm thất phải đẩy máu vào vòng tuần hoàn nhỏ.
- Máu của Thú có các tế bào hồng cầu không nhân, hình lõm hai mặt để giảm thể tích, tăng diện tích
tiếp xúc với oxy và CO2, tăng hiệu quả vận chuyển khí trong mạch và giúp tế bào hồng cầu có thể lách
qua các mao mạch nhỏ.
5.3. Hệ thần kinh
5.3.1. Hệ thần kinh dạng lưới
Động vật thuộc ngành Ruột khoang, đời sống hầu như cố định, xuất hiện hệ thần kinh dạng lưới bao
gồm các tế bào cảm giác và tế bào thần kinh liên kết với nhau (như các mắt lưới của một chiếc rọ). Các
tế bào thần kinh có các nhánh liên hệ với các tế bào biểu mô cơ hoặc các tế bào gai.
Khi các tế bào cảm giác bị kích thích sẽ chuyển thành xung thần kinh truyền qua mạng lưới thần kinh
đến các tế bào biểu mô cơ hoặc đến các tế bào gai, làm cơ thể co lại để tránh kích thích hoặc phóng gai
vào con mồi.
Tuy đã xuất hiện tổ chức thần kinh, con vật có phản ứng nhanh kịp thời nhưng chưa thật chính xác, vì
khi kích thích ở bất kì điểm nào của cơ thể cũng gây phản ứng toàn thân. Cũng vì vậy mà phản ứng
tiêu tốn nhiều năng lượng.
5.3.2. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
Động vật thuộc các ngành giun, cơ thể đã phân hoá thành đầu – đuôi, lưng - bụng, các tế bào thần kinh
tập trung thành dạng chuỗi hạch thần kinh bụng (chuỗi hạch bậc thang) có não ở phía đầu, từ đó phát
đia hai chuỗi hạch thần kinh bụng. Cơ thể đã có phản ứng định khu, song vẫn chưa hoàn toàn chính
xác, tuy nhiên, mỗi hạch thần kinh là một trung tâm điều khiển hoạt động ở một vùng xác định của cơ
thể nên tiết kiệm được năng lượng truyền xung thần kinh.
Thân mềm và chân khớp là những động vật không xương sống, có hệ thần kinh tập trung hơn thành
dạng thần kinh hạch gồm hạch não, hạch ngực và hạch bụng. Trong đó hạch não đặc biệt phát triển,
liên hệ với sự phát triển và phân hoá của các giác quan. Hạch não tiếp nhận kích thích từ các giác quan
và điều khiển các hoạt động phức tạp của cơ thể chính xác hơn.
5.3.3. Hệ thần kinh dạng ống
Tất cả các động vật có xương sống đều có hệ thần kinh dạng ống nằm ở phía lưng, có nguồn gốc từ lá
phôi ngoài, được phân hoá thành não, tuỷ sống, các dây thần kinh và hạch thần kinh. Não và tuỷ sống
thuộc bộ phận thần kinh trung ương được bảo vệ trong hộp sọ và ống xương sống. Liên hệ với não và
tuỷ sống là các cơ quan thụ cảm (các giác quan và nội thụ quan) và cơ quan phản ứng (cơ, tuyến…)
nhờ các dây thần kinh não và dây thần kinh tuỷ thuộc bộ phận thần kinh ngoại biên.
5.4. Hệ tiêu hóa
5.4.1. Tiêu hoá ở động vật chưa có hệ tiêu hóa
Cơ thể động vật nguyên sinh cấu tạo từ một tế bào nên lấy thức ăn trực tiếp từ ngoài môi trường thông
qua quá trình thực bào. Quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật nguyên sinh là quá trình tiêu hoá hoá học
và quá trình này diễn ra bên trong tế bào (tiêu hoá nội bào).
5.4.2. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá
Các loài Ruột khoang và Giun dẹp có túi tiêu hoá. Thành cơ thể của động vật có túi tiêu hoá mà điển
hình là thuỷ tức được cấu tạo từ hai lớp tế bào. Lớp tế bào bên trong tạo thành túi tiêu hoá, lớp tế bào
này bao gồm 2 loại tế bào : tế bào tuyến tiết enzim vào xoang túi tiêu hoá và tế bào có roi có khả năng
thực bào và tiêu hoá nội bào các mảnh vụn thức ăn.
Túi tiêu hoá có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của miệng, vừa làm
chức năng của hậu môn, nghĩa là thức ăn đi qua lỗ thông để vào túi, đồng thời các chất thải cũng đi qua
lỗ thông đó ra ngoái.
Như vậy trong túi tiêu hoá thức ăn vừa được tiêu hoá ngoại bào (tiêu hoá bên ngoài tế bào nhờ enzim)
vừa được tiêu hoá nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào, giống như ở trùng giày).
So với động vật nguyên sinh, động vật có túi tiêu hoá có thể ăn được thức ăn có kích thước lớn hơn.
5.4.3. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
Ống tiêu hóa có ở động vật có xương sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú) và ở nhiều loài động vật
không xương sống như giun đốt, côn trùng.
Ống tiêu hoá cùng với các tuyến tiêu hoá như tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, gan tạo thành hệ tiêu hoá.
Ống tiêu hoá được chia làm các đoạn chính : miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Ống tiêu hoá
của chim, giun đốt có thêm diều.
Hệ tiêu hoá dạng ống phân hoá thành các cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan có đặc điểm cấu tạo khác
nhau, đảm nhận những chức năng tiêu hoá nhất định, giúp cho quá trình tiêu hoá đạt hiệu quả cao.
Trong ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào thông qua quá trình biến đổi cơ học và hoá học
thành các dạng đơn giản dễ hấp thụ.
6. Sự sinh sản của động vật
Sinh sản không chỉ là quá trình gia tăng số lượng cá thể mà còn là quá trình đổi mới chất liệu cá thể
(chất lượng bộ NST). Chúng ta phân biệt sinh sản vô tính (vegetative reproduction) với sinh sản hữu
tính (generative reprođuction). Dù theo hình thức sinh sản nào thì bộ NST cũng có các giai đoạn biến
đổi: phân ly cặp NST tương đồng, nhân đôi NST, phân ly NST kép, tái tổ hợp cặp NST tương đồng.
6.1. Sự sinh sản vô tính (Vegctative reproduction)
Sinh sản vô tính có thực chất là quá trình phân bào nguyên nhiễm. Cá thể con cháu có hình thái, hoạt
động và nhất là chất liệu di truyền giống hệt cá thể xuất phát. Đặc điểm của phương thức sinh sản này
là chỉ một cá thể (không phân biệt đực hay cái) tham gia vào quá trình sinh sản; kết thúc quá trình này
cá thể ban đầu không tồn tại nữa và số lượng cá thể mới được tạo ra bao giờ cũng tăng lên (ít nhất là
gấp đôi). Tuỳ theo đặc điểm về cơ chế diễn biến của quá trình, cách thức phân chia và theo số lượng cá
thể được hình thành người ta phân biệt những kiểu sinh sản vô tính dưới đây.
a. Phân chia cơ thể: diễn ra chủ yếu ở động vật đơn bào, ngay sau sự phân chia nhân là sự phân chia
bào chất. Phân dọc ở Trùng roi: nhân nguyên phân, phân chia bào chất đọc cơ thể và hình thành các
bào quan còn thiếu (roi, thể gốc roi, điểm mắt, bào khẩu, bào giang, màng uốn...). Phân ngang ở Trùng
tơ: nhân nguyên phân, phân chia bào chất cơ thể và hình thành các bào quan còn thiếu (tơ, hệ gốc tơ,
bào khẩu, bào giang, nhân lớn...).
b. Liệt sinh (Schizogonie): một giai đoạn của vòng đời động vật đơn bào: một nhân đơn bội nguyên
phân nhiều lần thành vô số nhân đơn bội, liền sau đó là sự phân chia tế bào chất cho mỗi nhân và kết
thúc được rất nhiều cá thể đơn bội mới.
c. Mọc chồi ở Ruột khoang, ởấu trùng Giun dẹt và ở ấu trùng Có bao. Có các kiểu nọc chồi như:
Sự mọc chồi ra ngoài: tại một vài điểm trên cơ thể có những tế bào lưỡng bội chưa phân hóa thành mô
bào, chúng nguyên phân liên tục tạo ra nhiều tế bào mới để dần hình thành cơ thể hoàn chỉnh. Những
cá thể con (ở Ruột khoang) này có thể vẫn bám vào cá thể mẹ và cuối cùng hình thành tập đoàn với
nhiều hình dạng khác nhau (tính đa dạng - Polymorphie). Đốt cổ của Sán dây (Cestoda) có sự mọc chồi
tạo thành chuỗi đốt thân.
Sự mọc chồi vào trong: một loạt tế bào chưa biệt hóa có vỏ bọc gọi là mầm ngủ (gemulae) ở hình tấm
nước ngọt, ởấu trùng Sán lá hay ởấu trùng Sán dây. Sự mọc chồi ở cá thể trưởng thành hay thậm chí ở
cả những trạng thái ấu trùng hoặc thai gọi là bội thai sinh (Polyembryonie).
d. Tái sinh hay Phục sinh (Regenerate): quá trình nguyên phân hình thành phần cơ hể bị mất (ở Thủy
tức - Hydra, Giun tơ - Turbellaria, Giun đốt - Annelida, Có bao - runicata, Sao biển - Asteroidea). Khả
năng này giảm nhiều ở loài có tổ chức cơ thể cao hơn. Động vật Có xương sống bổ sung các thành
phần đã mất như mỏ sừng, tóc, móng, quốc, răng, ngạc gọi là tái tạo -Restitlltion; sự làm lành vết
thương Reparation. Lưỡng cư có thể mọc chi, mọc đuôi; Bò sát chỉ có thể mọc đuôi, Giun dẹp sống tự
do (như Planaria có thể mọc đầu) thì gọi là sinh dị phần -Heteromorphose. Khả năng rụng một hành
phần cơ thể (rụng đuôi ở thằn lằn, rụng xúc tu ở giun biển, rụng xúc tu sinh dục ở cá mực) gọi là sự tự
rụng -Alltotomie. Xúc tu tự rụng hay bị gẫy ở Sao biển nếu có chứa nội mẩu của phần thân vẫn phát
triển thành cơ thể mới.
6.2. Sự sinh sản hữu tính (Generative reproduction)
Khác với hình thức sinh sản vô tính, các cá thể mới sinh ra sau quá trình sinh sản hữu tính không nhất
thiết giống hoàn toàn cá thể bố hay mẹ. Nội dung chính của sinh sản hữu tính là sự thay đổi chất liệu di
truyền chứa chủ yếu ở bộ NST và một phần không thể thiếu ở bào chất. Như vậy tuỳ theo sự thay đổi
chất liệu di truyền ởđâu mà ta có thể phân biệt 3 kiểu sinh sản hữu tính: sự liên hợp, sự tiếp hợp và sự
thụ tinh.
a. Sự tiếp hợp: Kiểu sinh sản hữu tính này không có sự trao đổi bào chất, cũng không có sự hình thành
giao tử nhưng đã có sự giảm phân nhân lưỡng bội thành nhân đơn bội. Hơn thế nữa ởđây còn diễn ra
sự kết hợp 2 nhân đơn bội thành nhân lưỡng bội ở cả 2 cá thể ban đầu. Sự kết hợp chéo này giữa hai
nhân đơn bội dẫn đến sự đổi mới chất liệu di truyền ở bộ NST trong cả 2 cá thể đơn bào ban đầu. Cơ
chế gồm các pha: hai cá thể áp sát nhau, màng bào nơi áp sát tan biến, nhân sinh dưỡng tan biến, nhân
sinh sản lưỡng bội giảm phân thành 4 nhân đơn bội, 3 trong 4 nhân đơn bội tan biến, nhân đơn bội còn
lại nguyên phân thành 1 nhân đơn bội bất động và 1 nhân đơn bội di động, hai cá thể trao đổi nhân đơn
bội di động và có sự tổ hợp nhân di động và nhân bất động trong mỗi cá thể, hai cá thể rời nhau và phát
triển thành 2 cá thể với sự đổi mới bộ NST (diễn ra duy nhất ở Trùng tơ).
b. Sự thụ giao: có bản chất là sự kết hợp giữa hai giao tử nguồn gốc khác nhau và tính dục không
giống nhau. Tùy theo tương quan hình thái của hai giao tử mà phân biệt 3 dạng của kiểu sinh sản này là
đồng giao (khác nhau về tính dục; giống nhau về hình thái, kích thước), là dị giao (khác nhau về tính
dục, về kích thước nhưng giống nhau về hình tháp và là noãn giao (khác nhau về tính dục, hình thái và
kích thước). Đối với dạng noãn giao ta thường gọi giao tử đực là tinh trùng (nhỏ, có đuôi để vận động,
rất ít bào chất) và giao tử cái là noãn (quen gọi là trứng dù chưa được thụ tinh; lớn hơn, hình cầu hay
hình quả trứng, không có khả năng vận động). Kiểu sinh sản này không có trao đổi bào chất nhưng có
sự thay đổi chất liệu di truyền nhờ trải qua 2 quá trình: sự sinh giao tử và sự thụ tinh.
Sự sinh giao tử là quá trình hình thành giao tử (đơn bội khác nhau về tính dục thông qua cơ chế giảm
phân từ tế bào sinh dục nguyên thủy (lưỡng bội) của một cá thể (loài lưỡng tính biệt) hoặc của hai cá
thể phân biệt giới tính (loài đơn tính dục).
Sự thụ tinh là quá trình kết hợp của hai giao tử khác nhau về nguồn gốc và tính dục mà thực tế là sự tổ
hợp hai nhân đơn bội thành hợp tử có bộ NST lưỡng bội. Tuỳ theo lối sống của các loài, ta thấy ở động
vật có hai hình thức thụ tinh phân biệt nhau rõ rệt là sự thụ tinh trong nay ngoài cơ thể.
Sự thụ tinh ngoài phổ biến ở những loài sống trong nước. Kiểu thụ tinh này có xác suất gặp gỡ giữa
tinh trùng và trứng nhìn chung thấp; vì vậy để đảm bảo duy trì nòi giống cơ thể ban đầu phải sinh
nhiều giao tử vào mỗi kỳ sinh sản.
Sự thụ linh trong cơ thể thường gặp ở các loài sống ký sinh (Giun dẹt, Giun tròn, Giun đốt) và các loài
sống trên cạn. Do trứng và tinh trùng các loài này không tự di chuyển được trong điều kiện khô nên
cần phải thụ tinh trong để đảm bảo trứng gặp được tinh trùng. Từđó cá thể cái không đẻ nhiều trứng
vào mỗi kỳ sinh sản.
Mặt khác, ở kiểu sinh sản thụ giao người ta còn phân biệt hai trường hợp thụ tinh là thụ tinh chéo giữa
hai giao tử (ở các loài đơn tính biệt và đa số loài lưỡng tính biệt) và tự thụ tinh (ở một số loài lưỡng
tính biệt như Sán lá, Sán dây: tinh trùng thụ tinh cho trứng của cùng một cá thể hay tinh trùng của đốt
sán non thụ tinh cho trứng của đốt sán già hơn).
6.3. Sinh trưởng và phát triển của động vật
a. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.
- Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc
điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. Đa số động vật có xương sống và rất
nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái. Quá trình phát triển của người là
ví dụ điển hình, gồm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn phôi
Diễn ra trong tử cung của người mẹ. Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi. Các tế bào của phôi
phân hóa và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu…), kết quả hình thành thai nhi.
+ Giai đoạn sau sinh
Giai đoạn sau sinh của người không có biến thái, con sinh ra có đặc điểm hình thái và cấu tạo tương tự
như người trưởng thành. Cơ thể con lớn lên không qua lột xác.
b. Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái hoàn toàn.
- Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình
dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi
thành con trưởng thành. Có ở đa số loài côn trùng (bướm, ruồi, ong…), các loài lưỡng cư…
Ví dụ quá trình phát triển của bướm:
+ Giai đoạn phôi
Diễn ra trong trứng. Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi phân hóa tạo thành
các cơ quan của sâu bướm (sâu bướm nở ra từ trứng).
+ Giai đoạn hậu phôi:
Sâu bướm → nhộng → bướm non → bướm trưởng thành → trứng → sâu bướm.
c. Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn
- Sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa
hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Gặp ở một số loài côn
trùng như: châu chấu, cào cào, gián…
Ví dụ quá trình phát triển của châu chấu:
+ Giai đoạn phôi
Diễn ra trong trứng. Hợp tử phân chia nhiều lần tạo thành phôi, các tế bào của phôi tiếp tục phân hóa
tạo thành các cơ quan của ấu trùng (ấu trùng nở ra từ trứng).
+ Giai đoạn hậu phôi
Ấu trùng → lột xác nhiều lần → châu chấu trưởng thành. Ấu trùng và con trưởng thành có cấu tạo và
chức năng sinh lí cơ thể gần giống nhau.
CHƯƠNG 3: SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG
3.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI MÔI TRƯỜNG
3.1.1. Khái niệm
Môi trường sống của sinh vật là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các các yếu tố cấu
tạo nên môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của chúng.
3.1.2. Các loại môi trường
Tùy vào mỗi loại sinh vật mà chúng thích nghi được trong các môi trường sống khác nhau. Sinh
vật tồn tại trên bề mặt trái đất bị chi phối bởi bốn kiểu môi trường là:
- Môi trường nước: trong môi trường nước lại được chia ra nhiều loại nước khác nhau: nước
mặn, nước ngọt, nước lợ,.. Ví dụ: cá rô phi sống trong môi trường nước ngọt, cá thu sống trong môi
trường nước mặn, tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường nước lợ, tôm càng xanh sống trong môi
trường nước ngọt, san hô chỉ sống được ở biển (nước mặn) mà không thể sống ở môi trường nước
ngọt.
- Môi trường trong đất: môi trường đất bao gồm đất cát, đất sét, đất đá, sỏi,.. tùy vào từng điều
kiện môi trường mà các loài sinh vật sinh sống ở đó là khác nhau. Ví dụ: con giun đất sống ở trong
lòng đất, loài tê tê có thể bơi được trong cát...
- Môi trường trên cạn: bao gồm các môi trường đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyển trong trái
đất,… Đây là môi trường có rất nhiều sinh vật và con người cũng sống trong môi trường này. Ví dụ:
các loại cây xanh, các loại động vật,...
- Môi trường sinh vật: sinh vật cũng là một môi trường sống lý tưởng cho các loại sinh vật
khác. Ví dụ: các loại cây xanh là môi trường sống của khí, bộ lông chó là nơi cư trú của các loại bọ,
giun sán sống trong ruột người,...
3.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
3.2.1. Vai trò của môi trường đối với con người
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các chức năng chủ yếu sau:
3.2.1. Môi trường là không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật (Habitat).
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho
các hoạt động sống như: Nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, kho tàng,
bến cảng,... Trung bình mỗi ngày mỗi người đều cần khoảng 4m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít
nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm tương ứng với 2000 - 2400 Calo. Như vậy, chức năng
này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Ví dụ, phải có
bao nhiêu m2, hecta hay km2 cho mỗi người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt những tiêu chuẩn
nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. Tuy nhiên, diện tích không gian
sống bình quân trên Trái Đất của con người đang ngày càng bị thu hẹp (bảng 1).
Bảng 1. Suy giảm diện tích đất bình quân đầu người trên Thế giới (ha/người)
(Nguồn: Lê Thạc Cán, 1996)
Năm - 106 - 105 - 104 O(CN) 1650 1840 1930 1994 2010
Dân số 0,125 1,0 5,0 200 545 1.000 2.000 5.000 7.000
(tr.ng)
Diện tích 120.000 15.000 3.000 75 27,5 15 7,5 3,0 1,88
(ha/ng)
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và công nghệ. Trình
độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất sẽ càng giảm. Tuy nhiên, trong việc sử dụng
không gian sống và quan hệ với Thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất
tự cân bằng (homestasis), nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó
khăn nhất. Gần đây, để cân nhắc tải lượng mà môi trường phải gánh chịu đã xuất hiện những chỉ thị
cho tính bền vững liên quan đến không gian sống của con người như:
- Khoảng sử dụng môi trường (Environmental use space EUS) là tổng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên có thể được sử dụng hoặc những ô nhiễm có thể phát sinh để đảm bảo một môi trường lành
mạnh cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
- Dấu chân sinh thái (Ecological Footprint) được phân tích dựa trên định lượng tỷ lệ giữa tải
lượng của con người lên một vùng nhất định và khả năng của vùng để duy trì tải lượng đó mà không
làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Giá trị này được tính bằng diện tích đất sản xuất hữu
sinh (đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng, ao hồ, đại dương,....) và cộng thêm 12% đất cần được dự trữ để bảo
vệ đa dạng sinh học. Nếu tính riêng cho nước Mỹ, trong năm 1993 thì một công dân Mỹ trung bình sản
xuất một dấu chân sinh thái là 8,49 ha. Điều này có nghĩa là hơn 8 ha sản xuất hữu sinh (tính theo năng
suất trung bình của Thế giới) phải liên tục sản xuất để hỗ trợ cho một công dân Mỹ. Dấu chân sinh thái
này chiếm diện tích gấp hơn 5 lần so với 1,7 ha trên một công dân của Thế giới. Chỉ những nước với
dấu chân sinh thái thấp hơn 1,7 ha mới có một tác động Toàn cầu, bền vững đối với mọi người mà
không làm cạn kiệt kho vốn thiên nhiên của Trái Đất. Như vậy, môi trường là không gian sống của con
người (hình 1) và có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể
sau:
- Chức năng xây dựng: Cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến
trúc hạ tậng và nông thôn.
- Chức năng vận tải: Cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông
đường thuỷ, đường bộ và đường không.
- Chức năng sản xuất: Cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp.
- Chức năng giải trí của con người: Cung cấp mặt bằng, nền móng và phông tự nhiên cho việc
giải trí ngoài trời của con người (trượt tuyết, trượt băng, đua xe, đua ngựa,...)
3.2.2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của
con người.
Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết
làm ruộng cách đây khoảng 14 - 15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy
hơi nước vào thế kỷ thứ XVIII, đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
trong mọi lĩnh vực. Xét về bản chất thì mọi hoạt động của con người để duy trì cuộc sống đều nhằm
vào việc khai thác các hệ thống sinh thái của tự nhiên thông qua lao động cơ bắp, vật tư công cụ và trí
tuệ.
Với sự hỗ trợ của các hệ thống sinh thái, con người đã lấy từ tự nhiên những nguồn tài nguyên
thiên nhiên cần thiết phục vụ cho việc sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Rõ
ràng, thiên nhiên là nguồn cung cấp mọi nguồn tài nguyên cần thiết. Nó cung cấp nguồn vật liệu, năng
lượng, thông tin (kể cả thông tin di truyền) cần thiết cho hoạt động sinh sống, sản xuất và quản lý của
con người.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả về số lượng, chất
lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là
nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm:
- Rừng tự nhiên: Có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu
của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
- Các thủy vực: Có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui trơi giải trí và các nguồn hải
sản.
- Động và thực vật: Cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, ánh sáng Mặt Trời: Để chúng ta hít thở, cây cối ra hoa và kết trái.
- Các loại quặng, dầu mỏ: Cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất
nông nghiệp...
3.2.3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt
động sản xuất.
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn đào thải ra các chất thải
vào tự nhiên và quay trở lại môi trường. Tại đây, các chất thải dưới tác động của các vi sinh vật và các
yếu tố môi trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt
các quá trình sinh địa hoá phức tạp. Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số nhân loại còn ít, chủ yếu do các
quá trình phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại trạng thái
nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số Thế giới nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị
hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến chức năng này ở nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên
quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất
định được gọi là khả năng đệm (buffer capacity) của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng
đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân
huỷ thì chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm. Có thể phân loại chi tiết chức
năng này thành các loại sau:
- Chức năng biến đổi lý - hoá học: Pha loãng, phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng; hấp thụ; sự tách
chiết các vật thải và độc tố.
- Chức năng biến đổi sinh hoá: Sự hấp thụ các chất dư thừa; chu trình nitơ và các bon; khử các
chất độc bằng con đường sinh hoá.
- Chức năng biến đổi sinh học: Khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amôn hoá, nitrat hoá
và phản nitrat hoá,...
3.2.4. Chức năng giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất
Trái đất trở thành nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ một số các điều kiện môi
trường đặc biệt: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ O2 và các khí khác tương đối ổn định, cân
bằng nước ở các đại dương và trong đất liền. Tất cả các điều kiện đó cho đến nay chưa tìm thấy trên
một hành tinh nào trong và ngoài hệ mặt trời. Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên TĐ nhờ
hoạt động của hệ thống các thành phần của môi trường TĐ như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và
thạch quyển.
- Khí quyển giữ cho nhiệt độ TĐ tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn
định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người,…
- Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ
tác động có hại của thiên nhiên đến con người và sinh vật.
- Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của TĐ, giảm tác
động tiêu cực của thiên tai tới con người và sinh vật.
3.2.5 Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Môi trường Trái Đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì, chính
môi trường Trái Đất là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch
sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các
hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên Trái Đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước
khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi
lửa,....
- Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ
sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và
văn hoá khác.

3.2.2. Tác động của con người đối với môi trường
3.2.2.1. Lịch sử tác động của con người đến môi trường
a. Ở thời kì đồ đá cũ
Con người xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm và đã tác động làm biến đổi
thiên nhiên môi trường.
- Mở đầu là thời kì hái lượm
Số lượng người ít, sống thưa thớt. Với công cụ bằng đá họ đã khai thác tự nhiên: đào rễ cây, hái
quả, săn bắn động vật ...Cuộc sống của họ thích nghi với môi trường là chủ yếu. Tác động vào môi
trường không đáng kể.
- Từ khi tìm ra lửa
Lửa để sưởi ấm, nấu nướng, săn bắt động vật. Họ dùng lửa săn bắt động vật bằng cách đốt lửa
dồn thú xuống hố sâu đào sẵn.
Lửa gây cháy rừng, savan phát triển, động vật móng guốc phát triển (bò Bison ở Bắc Mĩ rất phát
triển ở thời kỳ này). Nhiều loài động vật bị tiêu diệt, làm suy giảm tính đa dạng sinh học.
Nhiều bằng chứng cổ sinh học đã chứng minh con người đã tiêu diệt nhiều loài động vật có kích
thước lớn ở thời kỳ này. Ngày nay người ta đã phát hiện ra những hố chứa hàng đàn xác chết của các
loài thú do chúng bị vây và bị dồn bởi ngọn lửa xuống các hầm hố đã được đào trước.
b. Thời kì văn minh nông nghiệp :từ 5500 TCN đến 1650 SCN
- Con người biết sử dụng cung tên, chế tạo đồ gốm, làm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi,
thành lập hệ thống thuỷ nông). Sự thực hiện nền nông nghiệp được coi là cuộc cách mạng kỹ thuật có
tầm quan trọng thứ hai sau ngọn lửa .
- Dân số gia tăng. Số dân thời kỳ nguyên thủy là 3 triệu, đầu công nguyên là 300 triệu, cuối thời
kỳ văn minh nông nghiệp là 500 triệu.
- Tác động đến môi trường :
Tiêu diệt những loài thú lớn, vì chúng được coi là kẻ thù của động vật chăn thả và gia súc.
Rừng được thay thế bằng bãi chăn thả hoặc đất trồng trọt.
Độ đa dạng của cây rừng nguyên thuỷ bị thay thế bằng những loài cây trồng của cư dân cổ chọn
làm cây lương thực thực phẩm.
Tuy nhiên so với nền văn minh công nghiệp sau này thì tác động đến thiên nhiên của con người
còn rất yếu. Nguồn năng lượng sử dụng chủ yếu là năng lượng mặt trời, các nguồn năng lượng khác sử
dụng chưa nhiều. Nguồn sinh sống của con người chủ yếu có nguồn gốc động vật, thực vật, yếu tố ô
nhiễm hoàn toàn vắng mặt.
c. Ở thời đại văn minh công nghiệp
Cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII nền khoa học kĩ thuật đã có những chuyển biến cho phép
nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
- Chế tạo ra hàng loạt máy móc đưa vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận
tải… (Máy hơi nước đầu tiên ra đời (1784), đầu máy xe lửa đầu tiên (1804), pin Volta (1799), máy
phát điện xoay chiều (1869), tua bin hơi nước (1893)…) đã tạo ra năng suất và khối lượng hàng hoá
lớn.
- Sản xuất phát triển, nhu cầu sử dụng các nguồn nguyên liêu và nhiên liệu ngày càng nhiều, đòi
hỏi khai thác tài nguyên (khai thác mỏ, quặng, khoáng sản, rừng…) ngày càng mở rộng. Đó là nguồn
gốc gây ra những tác động to lớn đối với môi trường.
Việc tăng sử dụng nhiên liệu mà chủ yếu là nhiên liệu truyền thống như than, củi, dầu đã làm
cho tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm.
- Nông nghiệp thời kì này phát triển nhanh theo hướng nông nghiệp – công nghiệp hoá (sử dụng
máy móc, phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật…), đã tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn nhưng đồng
thời cũng làm cho đất đai bị ô nhiễm, rừng bị thu hẹp.
- Đô thị hoá thời kì này cũng phát triển nhanh chóng đã làm cho thiên nhiên những vùng này bị
biến đổi hoàn toàn và được thay thế bằng những công trình nhân tạo, đất nông nghiệp bị thu hẹp. Dân
số tập trung đông, việc tiêu thụ sản phẩm, nước, năng lượng nhiều và lượng chất thải thải ra lớn làm
môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm .
- Thời kì công nghiệp hoá là thời kì chủ nghĩa thực dân phát triển mạnh, tài nguyên của các
nước thuộc địa bị khai thác tàn bạo (khoáng sản, rừng và động vật hoang dại ) .
Như vậy qua các giai đoạn phát triển của xã hội nhất là giai đoạn công nghiệp, những tác động
tiêu cực của con người đến môi trường hết sức mạnh mẽ. Con người đã làm nguồn tài nguyên không
tái tạo bị cạn kiệt, nguồn tài nguyên đất và sinh học bị suy thoái, hệ sinh thái tự nhiên bị biến đổi,
không còn hoặc khó có khả năng phục hồi, đa dạng sinh học suy giảm, môi trường bị ô nhiễm, cuộc
sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo thống kê, hàng năm con người rút ra khỏi thạch quyển gần 100 tỷ tấn đá (riêng khoáng sản
là 7 tỷ tấn), 9 tỷ tấn sản phẩm sinh vật, 8–10 tỷ tấn O2 của khí quyển bị đốt cháy và tuôn vào khí quyển
24 tỷ tấn khí CO2 0.5 tỷ tấn khí độc khác, hàng tỷ tấn bụi.
Trong thời đại ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật và công nghệ mới con
người ngày càng khai thác môi trường tự nhiên một cách sâu rộng hơn và triệt để hơn, không một bộ
phận nào của bề mặt trái đất, một diện tích nào của đại dương, một tầng lớp nào của khí quyển mà lại
không chịu tác động này hay tác động khác của con người.
Hoạt động không mệt mỏi của con người đã làm cho bề mặt trái đất thay đổi theo hai hướng:
- Bộ mặt trái đất nhiều nơi ngày càng đẹp hơn, môi trường ngày càng phù hợp hơn với cuộc
sống con người.
- Môi trường tự nhiên bị biến đổi ghê gớm, nhiều nơi bị ô nhiễm nặng nề.
3.2.2.2. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên
Một trong những tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực
vật, từ đó gây ra nhiều biến đổi khí hậu.
Mối nguy hại chính ảnh hưởng đến môi trường có liên quan đến các hoạt động của con người là:
phá hủy, chia cách, làm suy thoái (kể cả ô nhiễm) nơi sinh sống; khai thác quá mức các loài phục vụ
cho các mục đích sử dụng của loài người; du nhập các loài ngoại lai và gia tăng các dịch bệnh. Hầu hết
các loài bị đe dọa chịu ảnh hưởng của ít nhất là hai trong số các yếu tố nói trên, những yếu tố này làm
cho sự tuyệt chủng sẽ tiếp diễn nhanh hơn, bất chấp mọi cố gắng nhằm bảo vệ loài. Các mối hiểm hoạ
đe dọa đa dạng sinh học nêu ở trên gây ra do việc sử dụng, khai thác tài nguyên ngày càng tăng và mức
tăng dân số quá nhanh của loài người.
a. Sự phá hủy những nơi cư trú
Mối đe dọa chính đối với đa dạng sinh học là nơi cư trú bị phá hủy và mất mát. Do vậy việc làm
có ý nghĩa nhất để bảo vệ đa dạng sinh học là bảo tồn nơi cư trú của các loài. Mất nơi cư trú là nguy cơ
đầu tiên làm cho các loài động vật có xương sống bị tuyệt chủng và rõ ràng đó là nguy cơ đối với cả
động vật không xương sống, thực vật, các loài nấm và các loài khác.
Hơn 50% những nơi cư trú là các rừng nguyên sinh bị phá hủy tại 47 nước trong tổng số 57
nước nhiệt đới trên thế giới. Tại Châu Á nhiệt đới, 65% các nơi cư trú là các cánh rừng tự nhiên đã bị
mất.
Tốc độ phá hủy đặc biệt lớn tại các nước Philippines, Bangladesh, Sri Lanka, Việt Nam, Ấn Độ,
các nước châu Phi,... đã làm mất phần lớn các các nơi cư trú của các loài hoang dã, trầm trọng nhất là
các nước Gambia, Ghana và Ruanda. Tốc độ phá rừng hiện nay khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới,
tốc độ khá nhanh ở mức 1,5 đến 2% là các nước như Việt Nam, Paraguay, Mehico và Costa Rica. Tại
vùng Địa Trung Hải, diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 10%.
Đối với các loài động vật hoang dã quan trọng, phần lớn những nơi cư trú thích ứng của chúng
đã bị phá huỷ, chỉ còn lại một số rất ít được bảo vệ. Ví dụ loài đười ươi khổng lồ ở Sumatra và Borneo
đã mất 63% nơi sinh sống và chỉ còn 2% diện tích nơi sinh sống nguyên thuỷ của chúng được bảo tồn.
b. Nạn ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu
* Ô nhiễm môi trường
Các quần xã và các sinh vật sống trong đó có thể bị ảnh hưởng sâu sắc do ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do thuốc trừ sâu, hóa chất và các chất thải công nghiệp,
chất thải sinh hoạt của con người và các ô nhiễm gây ra bởi các nhà máy, ô tô, cũng như các trầm tích
lắng đọng do sự xói mòn đất từ các vùng cao, sườn núi.
Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu để phòng trừ các loài côn trùng gây hại cho cây trồng và
phun vào nước để diệt các ấu trùng muỗi đã làm hại tới những quần thể khác sống trong thiên nhiên,
đặc biệt đối với những loài chim ăn côn trùng, cá và các loại động vật khác bị ảnh hưởng bởi DDT hay
các sản phẩm bán phân hủy của chúng. Tại các hồ và các cửa sông, dư lượng DDT và các loại thuốc
trừ sâu khác được tích luỹ lại trong cơ thể các loại cá lớn như cá heo và các động vật biển khác. Trên
các khu vực canh tác nông nghiệp, các loài côn trùng có ích hay các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng
cũng đều bị tiêu diệt cùng với các côn trùng gây hại.
Ô nhiễm nước gây hậu quả xấu cho loài người như hủy hoại các nguồn thực phẩm thủy sản như
cá, ốc, hến và làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Tương tự như vậy, ô nhiễm nước còn gây tác hại to
lớn cho các quần xã sống dưới nước. Ô nhiễm không khí cũng làm suy thoái đa dạng sinh học. Ô
nhiễm không khí gây mưa axit sẽ làm giảm độ pH của đất và của nước trong các hồ, ao, sông suối trên
lục địa. Mưa axit đã tiêu diệt nhiều loài động và thực vật.
* Sự thay đổi khí hậu toàn cầu
Hiện tượng khí nhà kính gây nên hiện tượng trái đất nóng dần lên. Điều này ảnh hưởng đến các
quần thể sinh học là rất lớn. Ví dụ như các vùng khí hậu ở khu vực ôn đới miền bắc và miền nam sẽ
chuyển hoàn toàn về phía vùng cực. Các loài sống thích ứng với các khu rừng rụng lá phía Bắc Mỹ sẽ
phải di cư từ 55 -1000 km về phía Bắc trong suốt thế kỷ XXI để thích ứng với điều kiện khí hậu thay
đổi. Trong khi các loài có vùng phân bố rộng và dễ phát tán có thể thay đổi để thích ứng với sự thay
đổi, thì đối với nhiều loài có vùng phân bố hẹp hoặc do khả năng phát tán kém nên việc tuyệt chủng là
khó tránh khỏi.
Hiện tượng nhiệt độ tăng dần lên còn làm các khối băng ở vùng cực tan ra. Do việc giải phóng
một lượng nước lớn như vậy, trong vòng 50 -100 năm tới mức nước biển có thể tăng từ 0,2 -1,5 m.
Mức nước biển dâng cao có thể làm ngập lụt những vùng đất thấp, những khu đất ngập nước ven bờ
biển và nhiều thành phố lớn.
c. Khai thác quá mức

Nhằm thoả mãn các nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn, hái lượm thực
phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác. Khi dân số loài người vẫn còn ít và phương pháp thu hái
còn thô sơ, con người đã thu hái và săn bắt một cách bền vững mà không làm cho các loài trở nên tuyệt
chủng. Tuy vậy, khi dân số tăng lên, nhu cầu khai thác tài nguyên cũng tăng theo. Các phương pháp
thu hái dần dần được cải tiến và trở nên hữu hiệu hơn. Việc khai thác quá mức là nguyên nhân thứ hai
sau nguyên nhân mất nơi cư trú và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn các loài đến tuyệt
chủng.
d. Sự du nhập các loài ngoại lai
Phạm vi sống về địa lý của nhiều loài được giới hạn bởi các hàng rào do chính các yếu tố môi
trường và khí hậu tạo ra ngăn cản sự phát tán. Các sa mạc, đại dương, đỉnh núi, và những dòng sông
đều đã ngăn cản sự di chuyển của các loài. Ngày nay đã có một lượng lớn các loài do vô tình hay cố ý,
được đem đến những khu vực không phải là nơi cư trú gốc của chúng. Những loài đó đã được du nhập
do các nguyên nhân sau đây: chế độ thuộc địa của các nước Châu Âu, nghề trồng cây cảnh và làm
nông nghiệp, những sự vận chuyển không chủ đích.
Phần lớn các loài du nhập không sống được tại những nơi mới đến do môi trường không phải
lúc nào cũng phù hợp với điều kiện sống của chúng. Dù vậy, vẫn có một tỷ lệ nhất định các loài nhập
cư thiết lập được cuộc sống trên vùng đất mới và nhiều loài trong đó do chưa có các loài thiên địch còn
vượt trội, xâm lấn các loài bản địa. Các loài du nhập này thậm chí còn cạnh tranh với các loài bản địa
để có được nguồn thức ăn và nơi ở. Các loài du nhập còn ăn thịt các loài bản địa cho đến khi chúng
tuyệt chủng hoặc làm chúng thay đổi nơi cư trú đến mức nhiều loài bản địa không thể nào tồn tại được
nữa.
e. Sự lây lan của các dịch bệnh
Sự nhiễm trùng từ các sinh vật mang bệnh là điều thường xảy ra đối với động vật nuôi hay động
vật hoang dã. Các tác nhân gây nhiễm có thể là các vật ký sinh như virus, vi khuẩn, nấm, các động vật
đơn bào hay các ký sinh trùng kích cở lớn hơn như giun sán. Các loại bệnh dịch này có thể là nguy cơ
đe dọa đối với một số loài quí hiếm.
f. Sự nghèo đói và sức ép dân số
- Dân số gia tăng kéo theo sự gia tăng về các nhu cầu sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác
trong khi nguồn tài nguyên có hạn, nhất là tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp. Hệ quả tất yếu dẫn
tới phải mở rộng đất nông nghiệp vào đất rừng, các khu ngập nước,... thu hẹp diện tích nơi sinh cư của
động vật hoang dã, gây suy thoái ĐDSH.
- Sự di dân: kết quả của các cuộc di cư có tổ chức theo kế hoạch và di cư tự do đã gây ảnh
hưởng rõ rệt đến tài nguyên rừng và ĐDSH ở các vùng này, nơi vốn có tài nguyên đất đai thuận lợi cho
hệ sinh vật tự nhiên phát triển.
- Sự đói nghèo: người nghèo không có vốn để đầu tư, sản xuất và bảo vệ tài nguyên. Họ buộc
phải khai thác tài nguyên sinh vật hoang dã để sinh sống làm cho tài nguyên này càng suy thoái một
cách nhanh chóng.
3.2.3. Một số biện pháp bảo vệ môi trường
Nhiều hoạt động của con người tác động tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường và
làm suy thoái môi trường. Tuy nhiên, với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang nỗ lực
khắc phục tình trạng đó, đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
Những biện pháp chính:
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
- Bảo vệ các loài sinh vật.
- Phục hồi và trồng rừng mới.
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
- Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất
cao.
3.3. SỰ TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA SINH VẬT VỚI MÔI TRƯỜNG
3.3.1. Sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường
Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí
CO2, khí O2, nước, và thải ra môi trường khí CO2, khí O2, hơi nước và các chất khoáng khác.
3.3.1.1. Sự trao đổi khí ở thực vật
a. Hô hấp ở thực vật
Cây cũng lấy khí O2và thải ra khí CO2 như người và động vật. Cây đã lấy khí O2 để phân giải
chất hữu cơ, tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí CO2.
Cây hô hấp suốt ngày đêm. Mọi cơ quan của cây (thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt) đều tham gia hô hấp và
trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài.
Phương trình tổng quát của hô hấp rút gọn:
C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6 H2O + 686Kcal
* Nguyên liệu của hô hấp
Nguyên liệu của hô hấp: glucide, lipid, protein, acid nucleic, các chất hữu cơ khác nhưng phổ
biến nhất là Glucose. Thực vật không chỉ sử dụng glucose là nguyên liệu hô hấp, chiết rút năng lượng
mà còn sử dụng các loại glucide, lipid, protein và các hợp chất hữu cơ khác. Khi cần thiết, tế bào có thể
đồng hóa các chất béo, các protein và các chất hữu cơ khác, trong đó có giai đoạn tạo ra sản phẩm
trung gian là acid pyruvic (CH3-CO-COOH) hoặc acetyl-CoA (CH3-CO~S-CoA).
- Các polysacarit khi bị thủy phân sẽ cho ra các monosacarit, sau đó tham gia vào quá trình hô
hấp như Glucose.
- Các chất béo khi bị thủy phân sẽ tao glicerol và acid béo. Glycerol biến đổi thành aldehyde
phospho glyceric (AlPG) và xâm nhập vào chuỗi hô hấp để chuyển hóa tiếp. Các acid béo bị phân cách
dần theo cơ chế β-oxy hóa tạo các phân tử 2C và sau đó thành Acetyl-CoA, rồi nhập vào chuỗi hô hấp
và tiếp tục bị phân giải.
- Các phân tử protein khi phân giải tạo thành các acid amin. Các acid amin được phân li thành
acid hữu cơ và thải NH3. Các acid hữu cơ này nhập vào chuỗi hô hấp và được oxy hóa tiếp theo bằng
con đường tạo acid pyruvic hoặc acetyl-CoA hoặc các chất trung gian của quá trình này.
* Các con đường hô hấp ở thực vật
Các con đường hô hấp ở thực vật gồm có: đường phân, chu trình krebs, con đường acid
glycoxylic, con đường pentozophotphat, hô hấp sáng (quang hô hấp), hô hấp kị khí.
Trong tế bào hô hấp tế bào thực chất là quá trình oxy hóa khử Glucose được thực hiện bởi 1 loạt
các enzyme trong ty thể. Kết quả là tạo ra các sản phẩm trung gian, CO 2 và năng lượng cung cấp cho
mọi hoạt động sống của tế bào, mô và cơ thể. Tùy thuộc vào điều kiện có oxy hay không có oxy mà hô
hấp tế bào xảy ra theo 2 hướng chính là:
- Phân giải kỵ khí: bao gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men. Ở thực vật phân giải kỵ khí
có thể xảy ra trong trường hợp rễ cây bị ngập úng hay trong khi hạt bị ngâm vào nước hoặc trong các
trường hợp cây ở điều kiện không có oxi.
- Phân giải hiếu khí: gồm 4 giai đoạn là đường phân, sự oxy hóa pyruvate, chu trình Krebs và
chuỗi chuyền electron trong hô hấp. Ở thực vật hô hấp sáng diễn ra mạnh trong các mô, cơ quan đang
hoạt động sinh lý mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa đang nở,...
b. Quang hợp ở thực vật
Thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ (ví dụ chất đường, bột) từ các
chất vô cơ (nước, chất khoáng, khí CO2). Các chất hữu cơ này được dùng để nuôi cây.
Phương trình tổng quát của quang hợp:
6CO 2 + 6 H 2 O + Ánh sáng + diệp lục → C 6 H 12 O 6 + 6O 2
Quá trình quang hợp chia thành 2 pha là pha sáng và pha tối
- Pha sáng: trực tiếp liên quan tới việc chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa
học.
+ Diễn ra khi có ánh sáng, đòi hỏi phải có sự tham gia trực tiếp của ánh sáng.
+ Xảy ra ở màng Thylacoid của lục lạp
+ Bản chất: chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết của ATP và NADPH, từ
đó cung cấp cho pha tối hoạt động.
+ Kết quả: phóng thích O2 ra ngoài (sản phẩm phụ), tạo ATP và NADPH.

Hình. Pha sáng của quang hợp

- Pha tối:
+ Không cần có sự tham gia trực tiếp của ánh sáng (diễn ra khi có ánh sáng và cả trong tối)
+ Xảy ra trong chất nền của lục lạp
+ Bản chất: Sử dụng ATP và NADPH được tạo ra trong pha sáng, CO 2 sẽ bị khử thành
Carbonhydrat thông qua chu trình Calvin gồm nhiều phản ứng khác nhau được xúc tác bởi nhiều
enzyme trong chất nền lục lạp.
+ Sản phẩm: carbonhydrat (đường), ADP và NADP+ (sẽ được tái sử dụng trong pha sáng).

Hình . Pha tối của quang hợp

3.3.1.3. Sự trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật


a. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng. Hình thái của rễ của hầu hết các cây trên
cạn thích nghi với chức năng hướng tới nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng. Nước luôn
xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ nhờ sự thoát hơi nước ở lá và hoạt
động trao đổi chất của cây.
Rễ hút nước có hiệu quả khi có sự tiếp xúc sít xao giữa bề mặt của rễ và đất. Sự tăng
mạnh diện tích bề mặt của lông hút tạo khả năng lớn cho sự hút nước và các ion trong đất.
Thực vật thủy sinh không có lông hút, nước cùng các chất tan xâm nhập qua toàn bộ bề mặt
của cơ thể. Một số cây trên cạn là cây gỗ cao lớn như thông, sồi… không có lông hút, nhưng
hút được nước nhờ nấm rễ cộng sinh. Các cây này thường sống cộng sinh với nấm ở rễ, do đó tạo
thuận lợi cho cây trong quá trình hấp thụ nước và muối khoáng từ đất. Rễ và nấm tạo thành hệ rễ nấm,
bao gồm rễ của cây và các sợi nấm. Sợi nấm hấp thụ nước và muối khoáng chọn lọc và chuyển phần
lớn cho cây.
Sự hấp thụ nước và chất khoáng chủ yếu xảy ra ngay ở đầu rễ, nơi có biểu bì rễ. Các tế bào biểu
bì có cấu tạo kéo dài là lông rễ, do đó làm cho bề mặt hấp thụ của rễ tăng cao. Các hạt đất thường được
bao bởi lớp nước trong đó có hòa tan các chất khoáng. Các hạt đất bám chặt vào lông rễ. Nước từ biểu
bì của rễ, xuyên qua lớp vỏ của rễ và vào trong trụ mạch dẫn, từ đây theo dòng chảy trong mạch gỗ lên
thân, cành và lá.
- Sự di chuyển nước ở trong rễ: nước di chuyển từ tế bào biểu bì của rễ (chủ yếu lông
hút) qua lớp tế bào vỏ rễ đến nội bì và xâm nhập vào mạch dẫn của rễ theo 2 con đường gian
bào và tế bào.
+ Con đường gian bào: là con đường đi qua hệ thống không gian giữa các tế bào
và trong các vách tế bào (không gian giữa các sợi xellulose tạo nên vách tế bào). Nước từ tế
bào lông hút qua các tế bào nhu mô của vỏ rễ đến nội bì, nếu nội bì có đai Caspari (là một lớp
tế bào có vách đã bị subêrin hóa tại phần vách hướng tâm tiếp giáp nhau của vách 2 tế bào nội
bì ở cạnh nhau, ngăn không cho nước và ion khoáng di chuyển giữa các tế bào) sẽ không cho
nước đi qua và dòng nước phải vận chuyển qua phần nguyên sinh chất của nội bì để đến mạch
dẫn ở trung trụ của rễ.
+ Con đường tế bào: gồm 2 con đường là qua màng tế bào và qua nguyên sinh
chất. Qua màng tế bào thì các phân tử nước phải 2 lần vượt qua màng sinh chất là vào và ra
khỏi tế bào. Qua nguyên sinh chất thì nước từ nguyên sinh chất tế bào này sang nguyên sinh
chất tế bào khác qua sợi liên bào do áp suất thẩm thấu của các tế bào này tăng dần. Đây là con
đường chủ yếu vận chuyển nước và các chất tan theo con đường tế bào.
Nước và muối khoáng được vận chuyển từ biểu bì rễ vào lớp vỏ của rễ cần được vận chuyển
vào mạch gỗ của trụ mạch để vận chuyển lên thân cành. Lớp nội bì là lớp trong cùng của vỏ rễ bao
quanh trụ mạch là nơi kiểm tra cuối cùng trong sự vận chuyển chọn lọc các muối khoáng từ vỏ rễ vào
hệ mạch. Sự kiểm tra này được thực hiện bởi các tế bào nội bì có chứa dải Caspari trong thành tế bào.
Dải Caspari được cấu tạo từ chất bần suberin như một chất sáp có tác dụng ngăn chặn nước và muối
khoáng không đi qua được bằng con đường gian bào, do đó phải đi qua bằng con đường tế bào chất để
đi vào mạch dẫn của trụ mạch. Như vậy, nước và các chất khoáng được vận chuyển tập trung từ lớp vỏ
rễ vào trong các mạch gỗ không bị mất mát đi.
Các điều kiện ảnh hưởng như nhiệt độ, áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH, độ
thoáng của đất đều ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng của rễ. Khi các điều kiện
ngoại cảnh trên không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sự xâm nhập của nước vào rễ dẫn đến sự
mất cân bằng nước trong cây và có thề gây ra hạn sinh lí làm cho cây héo.
b. Vận chuyển các chất trong cây
Quan niệm hiện nay vẫn cho rằng có hai con đường dẫn truyền: dòng mạch gỗ dẫn nước, muối
khoáng được vận chuyền từ rễ lên lá. Dòng mạch rây dẫn các chất hữu cơ sản phẩm của quang hợp
được vận chuyển từ lá xuống rễ . Tuy nhiên, hai con đường này không hoàn toàn độc lập với nhau.
Chẳng hạn nước có thể từ mạch gỗ sang mạch rây và từ mạch rây về mạch gỗ tùy theo thế nước trong
mạch rây.
* Dòng mạch gỗ
Nước và muối khoáng từ rễ được vận chuyển lên cây nhờ mạch gỗ di chuyển theo 3
chặng:
- Từ tế bào biểu bì của rễ vào mạch dẫn trung tâm rễ theo 2 con đường: gian vào và tế
bào
- Từ mạch dẫn của rễ lên dọc theo mạch gỗ của thân đến lá và các cơ quan khác trên
mặt đất. Con đường này nhờ vào:
+ Áp suất rễ (áp suất thủy tĩnh dương) được tạo ra nhờ sự tích lũy chất tan trong
mạch gỗ ở rễ. Áp suất rễ chỉ có khi rễ còn sống và ở điều kiện được cung cấp oxi. Ban đêm khi
cây thoát hơi nước rất ít hoặc không thoát hơi nước, các tế bào rễ vẫn liên tục bơm các ion khoáng vào
mạch gỗ của trụ mạch. Trong lúc đó các tế bào nội bì ngăn không cho các ion khoáng thoát trở ra. Sự
tích lũy chất khoáng làm giảm thế nước trong mạch gỗ. Dòng nước từ lớp vỏ rễ xâm nhập vào mạch gỗ
sẽ tạo nên áp suất rễ có tác động đẩy cột dịch mạch gỗ lên trên. Nhiều khi áp suất rễ làm nước dâng lên
lá nhiều hơn nước bị thoát đi do đó gây nên sự ứ giọt ở lá mà thường thấy ở dạng các giọt nuớc đọng ở
dọc mép lá và ta cũng dễ dàng phân biệt chúng với lớp sương ẩm đọng trên lá do sự thoát hơi nước.
Trong đa số cây, áp suất rễ là cơ chế phụ có tác động đẩy dòng dịch xylem lên cao, lực
đẩy mạnh nhất cũng chỉ lên cao được vài mét. Nhiều cây hoàn toàn không tạo được áp suất rễ. Thậm
chí cả đối với những cây có ứ giọt, áp suất rễ cũng không bù nổi sự thoát hơi nước sau khi mặt trời
mọc. Trong phần lớn trƣờng hợp, dịch xylem được đẩy lên cao không do áp suất rễ mà là do bản thân
lá.
+ Nhờ lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với vách mạch gỗ . Lực kéo
thoát hơi nước được truyền tải khắp cột dịch trong mạch gỗ từ lá đến tận đỉnh rễ và tới cả dịch đất. Lực
liên kết và dính kết của cột nước trong mạch gỗ đã tạo điều kiện vận chuyển nước theo khoảng cách xa
một cách dễ dàng. Lực liên kết có được là do các phân tử nước liên kết với nhau thành cột nước liên
tục (nhờ liên kết hydro giữa các phân tử nước). Lực dính kết là do tính chất của các phân tử nước dính
kết với thành ưa nước của các tế bào mạch gỗ và giúp cho cột nước trong mạch gỗ chống lại trọng lực
tác động lên cột nước. Lực kéo lên của dịch trong mạch gỗ tạo nên sức trương bề mặt trong mạch gỗ.
Áp suất làm phình ống mạch gỗ, nhưng sức trương lại bóp thành ống. Sức trương do lực kéo thoát hơi
nước tạo ra sẽ làm giảm thấp thế nước trong mạch gỗ của rễ và do đó tạo lực hấp thụ nước từ đất vào rễ
qua lớp vỏ rễ đi vào trụ mạch. Lực kéo do thoát hơi nước chỉ có thể phát huy tác dụng đến tận rễ chỉ
trong trường hợp cột nước trong mạch gỗ không bị đứt đoạn. Trong trường hợp hình thành bọt khí, bốc
hơi nước trong mạch gỗ như khi mùa đông đến, dịch trong mạch gỗ bị đông lạnh, đều làm gãy đứt cột
nước trong mạch. Nếu các bọt khí phát triển nhiều sẽ ngăn chặn hoạt động của các kênh vận chuyển
nước của mạch gỗ.
+ Nhờ quá trình thoát hơi nước ở lá là “động cơ đầu trên” kéo dòng nước đi lên.
Cơ chế này do sự kết hợp giữa lực kéo tạo nên do sự thoát hơi nước ở lá với sự liên kết của các phân tử
nước với nhau nhờ liên kết hydro tạo nên cột nước liên tục từ đỉnh đến rễ và với sức trương nước do tế
bào lá tạo nên. Các khí khổng trên bề mặt lá tạo nên một hệ thống mê cung chứa không khí tạo điều
kiện cho việc hấp thu CO 2 cần thiết cho quang hợp. Không khí trong những mê cung đó no hơi nước
do hơi nước bốc hơi từ tế bào lá. Ban ngày, không khí bên ngoài lá là khô hơn do đó thế nước thấp hơn
so với bên trong lá. Do đó sẽ dẫn đến sự bốc hơi nước từ lá ra ngoài thông qua khí khổng. Sự mất nước
từ lá do sự khuếch tán và bốc hơi được gọi là hiện tượng thoát hơi nước. Sự thoát hơi nước ở lá đã tạo
ra lực kéo làm vận chuyển nước lên cao trong mạch gỗ. Sự vận động này của nước tùy thuộc vào sự
liên kết của nước với các vi sợi cenlulose và các cấu thành ưa nước khác của thành tế bào.
- Từ mạch dẫn của lá (gân lá) qua hệ thống các tế bào nhu mô lá đến tế bào biểu bì, rồi
thoát vào khí quyển.
* Dòng mạch rây
Dịch mạch rây gồm chủ yếu đường saccharose, các acid amin, vitamin, hoocmon thực
vật, một số chất hữu cơ khác (như ATP...), một số ion khoáng được sử dụng lại như kali... từ
các tế bào quang hợp trong phiến lá theo mạch rây vào cuống lá đến nơi sử dụng (đỉnh cành,
rễ) và đến nơi dự trữ (hạt, quả, củ).Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm
thấu giữa cơ quan nguồn (nơi saccharose được tạo thành) có áp suất thẩm thấu cao và các cơ
quan chứa (nơi saccharose được sử dụng hay dự trữ) có áp suất thẩm thấu thấp. Mạch rây nối
các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi
có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn.
c. Thoát hơi nước
Khoảng 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất đi qua con đường thoát hơi
nước. Chỉ có khoảng 2% lượng nước đi qua cây được sử dụng để tạo môi trường cho các hoạt
động sống, trong đó có sự chuyển hóa vật chất, tạo vật chất hữu cơ cho cơ thể. Thoát hơi nước
xảy ra trên toàn bộ bề mặt của cây qua lỗ vỏ trên thân, cánh hoa, vẩy chồi, vỏ quả,…Nhưng cơ
quan chủ yếu thoát hơi nước là lá.
3.3.2. Sự trao đổi chất giữa động vật với môi trường
Hàng ngày, Cơ thể động vật lấy các chất cần thiết cho sự sống (oxi, thức ăn, nước, muối
khoáng) từ môi trường ngoài. Nhờ các hệ cơ quan chuyên hóa, cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng đó
và thải các chất thừa, chất cặn bã( CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi) ra khỏi cơ thể .
Các cơ quan tham gia quá trình này:
- Hệ tiêu hóa có vai trò trong sự trao đổi chất là:
+ Lấy thức ăn, nước, muối khoáng từ môi trường ngoài vào cơ thể, rồi biến đổi thức ăn thành
các chất dinh dưỡng đưa vào hệ tuần hoàn đi nuôi cơ thể.
+ Chất bã còn lại được thải ra ngoài ở dạng phân.
- Hệ hô hấp có chức năng:
+ Lấy oxi từ môi trường ngoài vào cơ thể
+ Thải CO2 của cơ thể ra môi trường ngoài.
- Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng trong sự trao đổi chất là: Hệ tuần hoàn vận chuyển chất
dinh dưỡng, ôxy, cacbon điôxít, hormon, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng
nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi.
- Hệ bài tiết có chức năng lọc máu, loại bỏ các chất độc, chất thải của tế bào để thải ra môi
trường ngoài dưới dạng nước tiểu.
Trao đổi chất giữa 2 cấp độ có mối quan hệ mật thiết với nhau:
+ Nhờ trao đổi chất ở cấp độ cơ thể mà tế bào lấy được O2 và chất dinh dưỡng đồng thời thải ra
CO2 và các chất thải.
+ Trao đổi chất ở cấp độ tế bào đã cung cấp O2 và chất dinh dưỡng đến tận tế bào đồng thời tạo
ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.
+ Nếu trao đổi chất ngừng thì cơ thể sẽ chết.
3.3.2.1. Sự trao đổi thức ăn ở động vật
a) Trao đổi protein
Protein là thành phần quan trọng nhất của mọi cơ thể sống. Nó chiếm khoảng 16–18% trọng
lượng cơ thể động vật và trong cơ thể nó ở trạng thái cân bằng động. Cân bằng động có nghĩa là các
sản phẩm trung gian của quá trình trao đổi chất protein tuy có thể tạm thời ổn định nhưng về chất thì
không ngừng đổi mới.
Khác với các hợp chất hữu cơ khác cũng tham gia tạo thành cơ thể, trong protid ngoài carbon,
hydro, oxygen ra còn có nitrogen, sulfur và đôi khi có cả phospho. Protid phổ biến nhất là albumin và
globulin chứa khoảng 54% C, 7% H, 16% N, 1% S và 0,22% O . Mỗi loài động vật có các protein
chuyên biệt của nó.
* Chuyển hóa protein trong cơ thể
Protein trong thức ăn sau khi tiêu hóa được hấp thu vào máu dưới dạng các acid amin rồi qua
tuần hoàn tĩnh mạch cửa vào gan. Sau khi được hấp thu vào cơ thể, các acid amin thức ăn cùng với các
acid amin từ quá trình dị hóa protein trong cơ thể tạo thành ‘tập hợp trao đổi chất các acid amin’. Các
acid amin được chuyển hóa theo các hướng sau:
- Ðược tổng hợp thành protein mớitrong cơ thể,bao gồm cả protein huyết tương và hemoglobin.
Ởcác động vật trưởng thành các protein luôn luôn được thay thế với những tỉ lệ khác nhau. Ởchuột
1/2tổng số protein được thay thế trong 17 ngày, ở người là 86 ngày.
- Tạo thành những chất đặc biệt có bản chất proteinnhư các hormone, các nucleic acid, các
enzyme.
-Những acid amin dùng làm nguồn năng lượng sẽ được khử aminđể tạo thành
keto acid, từ keto acid sẽ tạo thành glycogen như nguồn dự trữ năng lượng tạm thời và thành
lipid như nguồn dự trữ năng lượng lâu dài. Keto acid cũng có thể ôxi-hóa thành CO2 và H2O để giải
phóng năng lượng cho cơ thể sử dụng.
Ngoài ra phần có đạm (gốc amin) có thể biến đổi thành ammonia, urea hoặc uric acid thải ra
ngoài cơ thể.
-Thông qua tác dụng thay đổi gốc amin, gốc amin có thể chuyển sang các hợp chất khác tạo
thành acid amin mới.
-Qua tác dụng khử gốc COOHtạo thành amin, bằng con đường này tyrosine
chuyển thành tyramin và histidine thành histamin, là những chất có hoạt tính sinh học.
-Một phần acid amin có thể thải theo nước tiểu và phân.
* Vai trò của protein trong cơ thể
Khác với lipid và carbohydrate, acid amin trong cơ thể không có khả năng dự trữ và cũng không
có chỗ dự trữ nhất định. Acid amin thừa trong ‘tập hợp các acid amin’ bị khử amin và sườn carbon
được ôxi-hóa tạo năng lượng hay biến đổi thành carbohydrate hay lipid.
- Protein có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, nó là thành phần cấu tạo của cơ thể (là
thành phần chủ yếu tạo nên nguyên sinh chất tế bào), là nguyên liệu bổ sung và phát triển cơ thể. Có th
ể nói quá trình sinh trưởng của cơ thể là quá trình tổng hợp protein mới trong cơ thể.
Một số loại acid amin như tryptophane, lysine, histidine... rất cần thiết cho sự sinh trưởng cơ thể
động vật mà bản thân chúng không tự tổng hợp được, phải dựa vào sự cung cấp từ thức ăn. Nếu thức
ăn thiếu các thành phần acid amin đó thì sinh trưởng của động vật bị sút kém. Những chất này gọi là
acid amin thiết yếu hay còn gọi là acid amin không thay thế được.
Protein nào chứa đầy đủ các loại acid amin gọi là protein có giá trị ho àn toàn.
Những protein nào chứa nhiều loại acid amin thiết yếu thì có giá trị dinh d ưỡng cao hơn.
- Protein còn là nguồn năng lượng. Mỗi gram protein được ôxi-hóa trong cơ thể sẽ sinh ra một
năng lượng là 4,25 kcalo.
b) Trao đổi chất lipid
Trong ống tiêu hóa mỡ của thức ăn được phân giải thành glycerol và acid béo. Khi vào tế bào
biểu mô của màng nhày ruột chúng lại hợp thành mỡ trung tính rồi đi vào hệ bạch huyết, một phần nhỏ
đi vào máu (30%).
* Sự chuyển hóa lipid trong cơ thể
Khi vào cơ thể mỡ được chuyển hóa theo các hướng sau:
- Dự trữ lại dưới dạng “mỡ dự trữ”, ch ủ yếu dưới da và các mô liên kết nội tạng.
Các loài cá khác nhau thì nơi tích lũy mỡ cũng khác nhau. Cá sụn mỡ tích lũy ở gan nhiều nhất,
cá chép tích lũy ở mỡ màng ruột,cá cháy tích lũy mỡ nhiều nhất ở tổ chức liên kết dưới da, có loài tích
lũy mỡ ở cơ.
- Tổng hợp những thành phần cấu tạo tế bàocủa các tổ chức cơ thể (phospho-lipid)
-Phân giải thành glycerol và acid béo sau đó trực tiếp oxi hóathành CO2và H2O hoặc chuyển
biến thành glycogen gan.
-Ðược các tuyến thể sử dụng để tạo nên thành phần của chất nội tiết đặc biệt như các hormone
steroid
* Vai trò của lipid trong cơ thể
- Lipid là nguyên liệu có năng lượng cao nhất, 1 gr lipid khi được ôxi-hóa sẽ sinh ra 9,45
kcalo. Lipid lại có thể dự trữ nhiều trong cơ thể nên có ý nghĩa quan trọng về mặt dự trữ năng lượng.
-Mỡ là dung môi của nhiều vitamin (A, D, E, K). Khi ăn nh ững thức ăn có mỡ cũng thường có
các loại vitamin này.
-Các acid béo có thể được tạo thành trong cơ thể do một loạt phản ứng phân giải và tổng hợp
acid béo, chiều hướng của quá trình này phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể. Tuy nhiên, các
acid linoleic, linolenoic, arachidonicvà một số acid khác có lẽ không thể tổng hợp được trong cơ thể
động vật, đó là những acid béo không thể thay thế chỉ có trong thực vật. Khi thức ăn thiếu những acid
này thì sự trao đổi mỡ, thành thục sinh dục, ... bị rối loạn.
-Mỡ là một trong các thành phần của tổ chức, đ ặc biệt phospholipid là thành phần quan trọng
của màng tế bào và nguyên sinh chất có liên quan đến tính thẩm thấu của tế bào.
c) Trao đổi chất carbohydrate (COH)
Các đường đa (polysaccharide) trong thức ăn sau khi tiêu hóa biến thành cácđường đơn
(monosaccharide). Khi monosaccharide được hấp thu vào máu thì biến thành cái gọi là đường máu.
Qua sự tuần hoàn của máu,đường máu phân bố đến khắp bộ phận trong cơ thể.
* Sự chuyển hóa của COH trong cơ thể
Có 3 bước chuyển hóa:
-Một phần được các mô trực tiếp sử dụng làm nguyên liệu cung cấp năng lượng.
-Một phần được tổng hợp thành năng lượng dự trữ tạm thời glycogen, ch ủ yếu ở gan và cơ. Tỉ
lệ hàm lượng glycogen của gan và cơ là 1:7.
-Một phần lớn glucose chuyển hóa thành lipid nhưnguồn năng lượng lâu dài.

* Vai trò COH trong cơ thể


COH là nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Mỗi gr
glucose khi ôxi-hóa hoàn toàn sản sinh ra 4,25 Kcal. Khi thức ăn chứa COH tăng lên thì sự phân
giải lipid và protid trong cơ thể giảm đi, vì năng lượng chủ yếu do glucose cung cấp.
Glucose sau khi được hấp thu vào máu sẽ chuyển hóa thành glycogen như nguồn dự trữ năng
lượng tạm thời và phần lớn thành lipid như nguồn dự trữ năng lượng lâu dài.
COH là một trong những thành phần không thể thiếu được trong cấu tạo của tổ chức cơ thểnhư
các chất glucoprotein ở màng tế bào.
d) Trao đổi chất nước
Nước trong cơ thể có tỉ lệ cao nhất, ở động vật cao đẳng có khoảng 70–75% nước so với trọng
lượng, ở loài cá có khoảng 80–85%. Nói chung tỉ lệ đó tương đối ổn định, song sự ổn định này cũng là
một loại cân bằng động,nghĩa là nước trong cơ thể luôn luôn mất đi nhưng lại được bổ sung không
ngừng.
Nước trong cơ thể một phần nhỏ ở dạng tự do, nhưng phần lớn ở dạng liên kết; ví dụ liên kết
với protid thành thể keo. Trạng thái liên kết này làm cho nước mất tính chất chuyển động và sức hòa
tan.
Trong tình trạng mất nước sẽ tạo nên sự rút nước ở tổ chức đồng thời cũng sẽ dẫn đến mất nhiều
muối ảnh hưởng đến sự cân bằng acid-base, dẫn đếntình trạng ngộ độc acid.
Nước trong cơ thể có ý nghĩa quan trọng về sinh lý. Bởi vì:
- Nước là thành phần quan trọng của nội môi trường. Nếu nước giảm xuống thì nồng độ thẩm
thấu của máu tăng lên, máu chảy chậm chạp không thể cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cho các
cơ quan, trở ngại đến sự trao đổi chất của các tổ chức.
- Mọi phản ứng sinh hóa trong cơ thể đều xảy ra trong nước. Thiếu nước sẽ trực tiếp ảnh hưởng
đến quá trình sinh hóa của cơ thể.
-Tỉ nhiệt của nước tương đối cao và nước có thể dựtrữ được nhiều nhiệt nên có thể ngăn chặn sự
biến đổi đột ngột của thân nhiệt, duy trì sự hoạt động bình thường về trao đổi chất trong cơ thể.
Vai trò quan trọng của nước có thể được minh họa, ví dụ khi cá bị đói lâu, mỡ dự trữ hoàn toàn
bị tiêu biến nhưng cá vẫn sống; song chỉ cần mất 10% nước của toàn cơ thể, cá sẽ chết.
Cá là động vật thủy sinh, dịch cơ thể có áp suất thẩm thấu rất khác với môi trường bên ngoài
nên thường xuyên có sự trao đổi nước giữa cơ thể với môi trường. Thông qua hoạt động của thận, cá có
thể điều hòa quá trình trao đổi này.
e) Sự trao đổi muối khoáng
Ngoài các chất chủ yếu như đạm, đường, mỡ được tạo thành từ carbon, hydro, oxygen và
nitrogen ra, trong cơ thể còn có khá nhiều nguyên tố tạo thành muối vô cơ cung cấp cho nhu cầucủa cơ
thể. Vai trò của chúng khác nhau, có loại là nguyên liệu tạo nên tổ chức, có loại là chất cần thiết để duy
trì ch ức năng sinh lý bình thường, có loại là chất xúc tác phản ứng hóa học.
- Là nguyên liệu của tổ chứcnhư các muối phosphate potassium và carbonat potassium là thành
phần quan trọng của xương và răng. Sắt là thành phần quan trọng của myoglobin và hemoglobin;
phospho là thành phần quan trọng của phospholipid... Tất cả đều là những thành phần không thể thiếu
được để duy trì sự hoạt động bình thường của cơ thể.
- Loại duy trì chức năng sinh lý bình thườngnhư các loại muối kiềm giúp cân bằng acid-base,
duy trì áp suất thẩm thấu và cân bằng nước, v.v.
- Là chất xúc tácnhư trong phản ứng trao đổi chất COH, Mg2+ có thể thúc đẩy cho phản ứng
tiến hành thuận lợi. Một số các kim loại là chất hoạt hóa các enzyme tiêu hóa...
-Các muối khoáng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự dẫn truyền thần kinhvà là thành
phần cấu tạo của các hormonecó tác dụng điều hòa quá trình trao đổi chất bình thườngcủa cơ thể dưới
ảnh hưởng của các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài.
Ở cá thường xuyên có sự trao đổi muối khoáng với môi trường bên ngoài. Cá thông qua hoạt
động của mang, ruột và thận để điều hòa các quá trình trao đổi này.
+ Tác dụng sinh lý của một số nguyên tố vi lượng
Nguyên tố vi lượng tồn tại trong cơ thể với một lượng rất nhỏ (10 -3 –10-12%) nhưng có ảnh
hưởng rõ rệt đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Những nguy ên tố quan trọng nhất là sắt (Fe), đồng
(Cu), cobal (Co), iod (I), mangan (Mn),kẽm (Zn) và fluor (F).
-Sắt (Fe): Fe trong cơ thể dưới dạng hợp chất hữu cơ (hemoglobin, myoglobin...) và hợp chất vô
cơ (Fe dự trữ). Sắt dự trữ chủ yếu ở trong gan sau đó là tỳ tạng và tủy xương. Sắt trong cơ thể ở nhiều
dạng khác nhau về phương diện kết hợp hóa học và về phương diện chức năng.
Sắt là một thành phần của hemoglobin giữ vai trò vận chuyển oxygen.
-Ðồng (Cu): Cu là bộ phận tạo nên nhiều enzyme ôxi-hóa như polyphenol oxidase, lactase, acid
ascorbic oxidase và tyronase nên nó có liên hệ chặt chẽ với hô hấp mô bào.
Cu là chất xúc tác tạo thành Hb, thúc đẩy sự sử dụng sắt. Thiếu đồng thì sự biến dưỡng Fe cũng
bị ảnh hưởng, động vật xuất hiện triệu chứng thiếu máu có tính chất dinh dưỡng, sinh trưởng ngừng.
Ðồng tham gia tạo thành sắc tố đen. Lượng Cu cần thiết vào khoảng 6/7 Fe.
-Cobal (Co): Co là một bộ phận tạo thành vitamin B12. Ởcá chép,sự bổ sung Co trong th ức ăn
làm gia tăng số lượng hồng cầu và hàm lượng Hb, giảm tỉ lệ chết, gia tăng sinh trưởng và sinh sản và
gia tăng sự lợi dụng thức ăn của cá Iod (I): hàm lượng iod trong cơ thể rất ít, đa số chứa trong tuyến
giáp, I tham gia tạo thành Iodotyrosine và thyroxine được phân bố rộng rãi và chỉ có ở động vật x ương
sống.
- Iod thông qua hoạt động của tuyến giáp để kích thích trao đổi chất của cơ thể. Nếu thiếu I động
vật bị các rối loạn về sinh trưởng và thành thục sinh dục.
-Mangan (Mn): Mn là chất kích thích của nhiều enzyme trong cơ thể, nó có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc tích lũy Ca, P và thúc đẩy tác dụng tạo xương.
Khitrong thức ăn hàng ngày của động vật non không đủ Mn thì hàm lượng enzyme phosphatase
trong máu và xương giảm ảnh hưởng đến hóa cốt xương của con vật, xương bị biến hình. Ðộng vật
trưởng thành thiếu Mn thì chức năng sinh dục sẽ suy yếu.
-Kẽm (Zn): Zn là thành phần cần thiết của enzyme carbonic anhydrase, chất xúc tác sự hydrat
hóa của CO2trong nhiều mô như mang, tế bào máu đỏ và thận động vật xương sống cho nên Zn là
nhân tố cần thiết cho quá trình hô h ấp của mô bào và cân bằng acid-base của thận.
- Fluor (F): F được tìm thấy trong các chất đơn vị ở x ương và răng nhưng trong sự thặng dư gây
ra những cấu trúc không bình thường. F có thể ức chế một số enzyme do đó khi F quá nhiều sẽ ảnh
hưởng đến trao đổi chất.
f) Vitamin và sự trao đổi chất
Vitamin là những chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể. Chúng không phải là những nguyên liệu chủ
yếu để tạo nên cơ thể, cũng không thể cung cấp năng lượng nhưng lại là một trong những thành phần
của nhiều enzyme quan trọng tham gia vào quá trình trao đổi chất. Lượng vitamin dươc đòi hỏi rất ít
nhưng vì phần lớn động vật không tự tổng hợp được nên phải lấy từ thức ăn. Khi cơ thể thiếu hay thừa
vitamin thì động vật sẽ mắc những loạn chứng đặc biệt –các bệnh thiếu hay thừa vitamin.
* Vitamin hòa tan trong nước
Các vitamin hòa tan trong nước có chức năng như các coE trong các phản ứng trao đổi chất
chuyên biệt, cần thiết đối với hầu hết, nếu không nói là tất cả, tế bào động vật.
* Vitamin tan trong mỡ
-Các vitamin A: được biết dưới 2 hình thức A1và A2. Vitamin A1 hiện diện ở động vật xương
sống cao đẳng và cá biển, còn A2chiếm ưu thế ở cá nước ngọt. Hai phân tử vitaminA được tạo thành
từ một phân tử carotene, có trong nhiều thực vật, xảy ra ở gan, nhưng chính ở ruột.
Trong sự thiếu hụt trầm trọng nó có thể gây ra sự trì hoãn sự phát triển xương và làm tổn
thương da cá. Dư thừa vitaminA trong khẩu phần có thể gây độc, triệu chứng là sinh trưởng giảm,
microhematocrit bị hạ thấp và sự bào mòn vi đuôi và cuống đuôi.
-Vitamin D: có nhiều hình thức D1, D2, D3. D3 hiện diện ở gan cá giúp sự hấp thu Ca từ ống
tiêu hóa, và với parahormone điều hòa mức độ canxi máu và sự hoạt hóa Ca cho sự khoáng hóa xương.
-Vitamin E: sự thiếu hụt vitaminE gây ra một sự thoái hóa của biểu bì tinh nang cho ra những
tinh trùng không hoạt động. Sự hoại tử gan, xuất huyết cục bộ và tổn thương tinh sào đã được quan sát
ở cá.
-Vitamin K: hiện diện với 2 hình thức K1và K2 Ở thịt cá có K2, kích thích sự tạo thành
prothrombin cần thiết cho sự đông máu. Sự thiếu hụt dẫn đến sự xuất huyết.
3.3.2.2. Sự trao đổi khí
b. Sự trao đổi khí ở phổi, mang
Sự trao đổi khí được diễn ra trên bề mặt hô hấp. Ở người có khoảng 700 triệu phế bào với diện
tích chung là 120m2 ở nữ và 130m2 ở nam. Lớp mô bì của phế bào rất mỏng khoảng 0,007 mm
(0,7µm). Diện tích chung của mao mạch tiếp xúc với phế bào rất lớn, khoảng 6000 m 2. Ở phổi diễn ra
quá trình trao đổi khí giữa phế nang và máu qua màng phế nang và màng mao mạch bao quanh phế
nang.
Từ phân tích thành phần khí, người ta xác định được phân áp (áp suất riêng) của O 2 và CO2 của
không khí trong phế nang và trong máu tĩnh mạch đến phổi, trong máu động mạch đến mô và trong
mô. Kết quả như sau:
Bảng 3.3. Phân áp oxy và cacbonic trong phế nang và trong máu đến phổi người

Qua bảng trên ta thấy: phân áp O2 trong phế nang cao hơn trong mao mạch phổi nên theo quy
luật khuêch tán thẩm thấu, O2 hoà tan trong lớp thành ẩm ướt của phế nang được khuếch tán qua lớp
biểu mô và thành mao mạch phổi để vào máu. Còn phân áp CO 2 trong mao mạch phổi lại cao hơn
trong phế nang, nên CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang. Sau khi vào mao mạch, O 2 kết
hợp với Hb, biến máu từ đỏ thẫm (nghèo O 2) thành máu đỏ tươi (giàu O2) để vận chuyển về tim, rồi từ
đó đến các bộ phận cơ thể. Tốc độ khuếch tán của CO2 nhanh gấp 25 lần so với O2
* Sự trao đổi khí ở mô
Ở mô, các tế bào luôn xảy ra quá trình ôxi hoá các chất hữu cơ, nên hàm lượng O 2 thấp hơn và
hàm lượng CO2 cao hơn nhiều so với trong máu động mạch đến mô.
Từ phân tích thành phần khí, người ta xác định được phân áp của O 2 và CO2 của không khí
trong máu động mạch đến mô và trong mô. Kết quả như sau:
Chất khí khuyếch tán từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp thấp. Sự chênh lệch phân áp của
mỗi nơi sẽ qui định chiều di chuyển của chất khí.
Ở bảng 3.4, ta thấy phân áp O 2 trong động mạch đến mô cao hơn ở bào chất, nên O 2 khuếch tán
từ máu động mạch sang bào chất của mô. Còn CO 2 lại khuếch tán từ bào chất sang máu động mạch cho
đến khi cân bằng phân áp O2 và CO2 giữa máu và dịch gian bào. Kết quả làm máu từ đỏ tươi (giàu O 2)
thành máu đỏ thẫm (giàu CO2), theo tĩnh mạch về tim.
Bảng 3.4. Phân áp oxy và cacbonic trong máu đến động mạch đến mô và ở mô người

3.3.2.3. Sự vận chuyển các chất


Trao đổi chất và năng lượng là một trong những đặc tính của sự sống. Cơ thể đơn bào, sự trao
đổi chất diễn ra trực tiếp với môi trường qua màng sinh chất. Cơ thể đa bào, đa số tế bào không thể trao
đổi chất trực tiếp với môi trường ngoài mà phải thông qua hệ thống các cơ quan chức năng chuyên biệt
để trao đổi chất và vận chuyển các chất - hệ tuần hoàn.
Hệ tuần hoàn có chức năng liên kết môi trường dịch mô của tế bào và dịch cơ thể với cơ quan
thực hiện sự trao đổi khí, cơ quan hấp thu chất dinh dưỡng và cơ quan thải chất dư thừa. Hoạt động của
tim giúp dòng chất dịch giàu dinh dưỡng và O2 chuyển động trong hệ tuần hoàn nhanh chóng được
đưa đến các phần của cơ thể. Tại các mô, dòng máu trong các mao mạch phân bố khắp các mô của cơ
thể, nên các chất sẽ được trao đổi giữa dòng máu và dịch mô bao quanh tế bào.
3.4. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VÔ SINH ĐẾN ĐỜI SỐNG THỰC VẬT VÀ ĐỘNG
VẬT.
3.4.1. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh đến đời sống thực vật
3.4.1.1. Ảnh hưởng của ánh sáng và sự thích nghi của thực vật
Ánh sáng là một yếu tố sinh thái, ánh sáng có vai trò quan trọng đối với các cơ thể sống. Ánh
sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật tiến hành quang hợp:
Dl/As
6CO2 + 6H2O à C6H12O6 + 6O2↑
Nhờ năng lượng ánh sáng Mặt Trời mà các hạt diệp lục trong thực vật tổng hợp được chất hữu
cơ từ chất vô cơ là nước, muối khoáng trong đất và CO 2 trong không khí, tạo nên vật chất cho sự sống
trên hành tinh.
Ánh sáng Mặt Trời phân bố không đồng đều trên mặt đất. Càng lên cao lớp không khí mỏng nên
ánh sáng càng mạnh. Vùng xích đạo tia sáng thẳng góc nên ánh sáng mạnh và nhiều ánh sáng trực xạ
hơn ở các vùng ôn đới. Càng xa vùng xích đạo ánh sáng càng yếu, ngày càng dài. Sự phân bố ánh sáng
còn thay đổi theo mùa trong năm.
Năng lượng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất ở dạng sóng điện từ, có độ dài bước sóng khác nhau,
được chia thành ba phần chính: Tia tử ngoại độ dài bước sóng từ 10-380nm (nanômét); Ánh sáng nhìn
thấy có độ dài bước sóng từ 380-780nm; Tia hồng ngoại có độ dài bước sóng từ 780-340.000nm.
Tùy theo cường độ và chất lượng của ánh sáng mà nó ảnh hưởng nhiều hay ít đến quá trình trao
đổi chất và năng lượng cùng nhiều quá trình sinh lý của các cơ thể sống.
Ánh sáng có ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát
triển cho đến khi cây ra hoa kết trái rồi chết.
Ánh sáng với sự nảy mầm của hạt: có nhiều loại hạt nảy mầm trong đất không cần ánh sáng, nếu
có ánh sáng thì bị ức chế hoặc không nảy mầm (hạt cà độc dược, hạt của một số loài trong họ hành
(Liliaceae)). Một số hạt giống ở chỗ tối không nảy mầm được tốt như hạt cây phi lao, thuốc lá, cà rốt
và phần lớn các cây thuộc họ lúa.
Ánh sáng có ảnh hưởng nhất định đến hình thái và cấu tạo của cây: ánh sáng ảnh hưởng đến hệ
rễ của cây (rễ của các cây ưa sáng phát triển hơn rễ của cây ưa bóng); ánh sáng ảnh hưởng đến lá cây
(do sự phân bố ánh sáng không đồng đều trên tán cây nên cách sắp xếp lá không giống nhau ở tầng
dưới, lá thường nằm ngang để có thể tiếp nhận được nhiều nhất ánh sáng tán xạ, các lá ở tầng trên tiếp
xúc trực tiếp với ánh sáng nên xếp nghiêng nhằm hạn chế bớt diện tích tiếp xúc với cường độ ánh sáng
cao).
Ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của thực vật. Cường độ ánh sáng và thời gian
chiếu sáng có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. Cường độ quang hợp lớn
nhất khi chiếu tia đỏ là tia mà diệp lục hấp thụ nhiều nhất.
Ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh sản của thực vật: nhóm cây ngày ngắn ra hoa
trong điều kiện chiếu sáng dưới 12h, nhóm cây ngày dài ra hoa trong điều kiện chiếu sáng trên 13h.
Liên quan đến cường độ chiếu sáng, thực vật được chia thành các nhóm cây ưa sáng, cây ưa
bóng và cây chịu bóng.
+ Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những thực vật có cường độ quang hợp cực đại khi cường độ
chiếu sáng lớn và tạo nên sản phẩm quang hợp cao khi điều kiện chiếu sáng tăng lên. Cây ưa sáng gồm
những cây sống nơi quang đãng như xà cừ, phi lao, các cây họ Lúa, họ Đậu…
+ Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây có khả năng quang hợp cực đại khi có ánh sáng yếu
hoặc tán xạ. Hay nói cách khác, cây có thể sống trong bóng râm và sản phẩm quang hợp cao ở cường
độ chiếu sáng thấp. Cây ưa bóng gồm những cây sống nơi ít ánh sáng như cây vạn niên thanh, nhiều
loài thuộc họ Gừng, họ Cà phê…Tuy nhiên, đối với một số cây, giai đoạn cây con lại ưa bóng nhưng
đến giai đoạn sinh trưởng lại ưa sáng. Ví dụ: cây chè và một số cây thuộc họ hòa thảo.
+ Cây chịu bóng: sống ở nơi có cường độ chiếu sáng thấp và cao, nhịp điệu quang hợp tăng ở
nơi có cường độ chiếu sáng tốt. Cây chịu bóng gồm những cây sống dưới ánh sáng vừa phải, nhóm cây
chịu bóng được xem là nhóm cây trung gian giữa hai nhóm trên. Ví dụ: là những cây thuộc tầng thảm
như cây tai voi (họ ngũ mạc), cây quyển bá,…
3.4.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống thực vật
Phần lớn các loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50 0C hay còn thấp hơn. Trong các
suối nước nóng, một số vi khuẩn có thể sống ở 88 0C, vi khuẩn lam ở 800C. Cá sóc (Cyprinodon
macularis) sống ở nhiệt độ 520C. Trong khi đó ấu trùng sâu ngô (Pyrausta nubilaris) chuẩn bị qua
đông chịu được nhiệt độ -27,20C, cá tuyết (Boregonus saida) hoạt động tích cực ở nhiệt độ -2 0C. Hoặc
một số loài sinh vật có giới hạn nhiệt độ rất lớn, như loài chân bụng (Hydrobia aponensis) từ -1 - 600C,
còn đỉa phiến (Planuria gonocephala) từ 0,5 - 240C, ….
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hình thái, chức năng sinh lý và khả năng sinh sản của thực vật.
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến hình thái của cây. Cây ôn đới trong điều kiện lạnh sẽ có rễ hóa trắng
còn trong điều kiện bình thường rễ có màu. Cây ở vùng ôn đới về mùa đông thường rụng lá, hạn chế
diện tiếp xúc với không khí lạnh, đồng thời hình thành các vẩy bảo vệ chồi non và lớp bần cách nhiệt
bao quanh cây.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của thực vật. Cây quang hợp tốt ở nhiệt độ 20 -
30 C, nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng đến quá trình này. Ở nhiệt độ 0 0C cây nhiệt đới
0

ngừng quang hợp vì diệp lục bị biến dạng, ở nhiệt độ từ 40 0C trở lên sự hô hấp bị ngừng trệ. Các cây
ôn đới có khả năng hoạt động trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 0 0C, ví dụ như một số loài tùng, bách
mầm cây vẫn hô hấp khi nhiệt độ xuống -220C.
Quá trình thoát hơi nước của thực vật cũng chịu ảnh hưởng của nhiệt độ. Khi nhiệt độ không khí
càng cao, độ ẩm không khí càng xa độ bão hòa, cây thoát hơi nước mạnh. Ở giai đoạn nảy mầm, hạt
cần nhiệt độ thấp hơn thời kỳ nở hoa, vào thời kỳ quả chín đòi hỏi nhiệt độ cao hơn cả.
Khả năng chịu đựng nhiệt độ bất lợi của các cơ quan không giống nhau. Lá là cơ quan chịu ảnh
hưởng mạnh nhất của nhiệt độ. Trong những giai đoạn phát triển cá thể, yêu cầu về nhiệt độ khác nhau.
Hạt nẩy mầm cần nhiệt độ ấm hơn, khi ra hoa và lúc quả chín cây cần nhiệt độ cao nhất.
3.4.1.3. Ảnh hưởng của nước và độ ẩm đối với thực vật
Nước (độ ẩm) là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng. Trong lịch sử phát triển của sinh giới
trên bề mặt trái đất luôn luôn gắn liền với môi trường nước. Các sinh vật đầu tiên xuất hiện trong môi
trường nước. Quá trình đấu tranh lên sống ở cạn, chúng cũng không tách khỏi môi trường nước; nước
cần thiết cho quá trình sinh sản.
Nước là chất vô cơ có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sinh vật. Nó là thành phần không thể thiếu
đối với tất cả các tế bào sống, chiếm 80-95% khối lượng của các mô sinh trưởng. Nước là nguyên liệu
cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và
phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở
động vật. Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Cuối cùng
nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật và là môi trường sống của nhiều
loài sinh vật.
Nước có độ đậm đặc và có nhiệt độ ổn định hơn không khí, nên thực vật thuỷ sinh có kích thước
cơ thể lớn, mô cơ kém phát triển, lá cây nổi trên mặt nước như lá súng chỉ có mặt trên có lỗ khí, mặt
dưới tiếp xúc với nước không có lỗ khí.
Tùy theo chế độ nước khác nhau, thực vật trên cạn được chia thành 4 nhóm sinh thái cơ bản:
- Nhóm cây ngập nước định kỳ: bao gồm những loài thực vật sống trên đất bùn dọc bờ sông, cửa
sông, cửa biển chịu tác động định kỳ của thủy triều.
- Nhóm cây ẩm sinh: bao gồm những cây sống trên đất ẩm (bờ ruộng, bờ ao, bờ suối, trong rừng
ẩm). Môi trường sống của chúng bão hòa hơi nước, do vậy chúng không có những bộ phận bảo vệ sự
bay thoát hơi nước. Nhóm cây này phân biệt hai nhóm nhỏ: nhóm cây ưa ẩm chịu bóng (cây rêu, ráy...)
và nhóm cây ưa ẩm ưa sáng (cây rau bợ nước (Marsilea quadrifolia), một số loài thuộc họ cói
(Cyperaceae)).
- Nhóm cây hạn sinh: là những loài thực vật sống được trong những điều kiện khô hạn nghiêm
trọng và kéo dài, lúc đó quá trình trao đổi chất của chúng yếu nhưng không đình chỉ. Chúng phân bố ở
sa mạc và bán sa mạc, thảo nguyên, savan và vùng đất cát ven biển. Cây chịu hạn được chia làm hai
dạng chủ yếu: dạng cây mọng nước các loài trong các họ thầu dầu (Euphorbiaceae), họ xương rồng
(Cactaceae),...) và dạng cây lá cứng (bao gồm phần lớn thuộc họ lúa (Poaceae), một số loài cây gỗ
thuộc họ thông (Pinaceae), họ phi lao (Casuarinaceae),...).
- Nhóm cây trung sinh: nhóm cây này có những tính chất trung gian giữa cây hạn sinh và cây
ẩm sinh. Chúng phân bố rất rộng từ vùng ông đới đến vùng nhiệt đới chẳng hạn như những loài cây gỗ
thường xanh ở vùng nhiệt đới, rừng thường xanh ẩm á nhiệt đới, cây lá rộng xanh mùa hè ở rừng ôn
đới ... Phần lớn cây nông nghiệp là cây trung sinh.
Các nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí và muối khoáng… có vai trò quan
trọng đối với đời sống của sinh vật. Thiếu một trong các nhân tố trên sẽ làm cho sinh vật phát triển
không bình thường. Vì vậy, trong trồng trọt và chăn nuôi, chăm sóc đúng kỹ thuật thường sẽ cho năng
suất cao.
3.4.2. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên đời sống động vật
3.4.2.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đối với động vật
Các loài động vật khác nhau cần thành phần quang phổ, cường độ và thời gian chiếu sáng khác
nhau.
Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái ngoài của động vật: nhóm động vật ưa sáng cơ thể thường có
màu sắc đôi khi rất sặc sỡ còn động vật ưa tối cơ thể có thể không màu hoặc có màu xỉn đen.
Ánh sáng là điều kiện cần thiết để động vật nhận biết các vật và định hướng bằng thị giác trong
không gian. Động vật bậc thấp có cơ quan thị giác kém phát triển nên không nhận biết được hình ảnh
của vật, nhưng nhận biết được sự giao động của độ chiếu sáng xen kẽ giữa độ chiếu sáng và bóng tối.
Động vật bậc cao có cơ quan thị giác hoàn thiện, cho phép nhận biết được kích thước, màu sắc, hình
dạng và khoảng cách của sự vật. Nhờ ánh sáng mà động vật có thể định hướng đi xa và trở về nơi cư
trú như các loài chim di cư, kiến bò theo đường mòn nhờ ánh sáng của Mặt Trăng vào ban đêm; ong đi
tìm mật nhờ ánh sáng Mặt Trời…
Thời gian chiếu sáng của ngày có ảnh hưởng đến hoạt động sinh sản của nhiều loài động vật.
Tăng thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng số trứng đẻ trong một lứa của gà, vịt, ngan, … Một số loài thú
như cáo, một số loài thú ăn thịt nhỏ, một số loài gậm nhấm sinh sản vào thời kỳ có ngày dài (mùa hè),
ngược lại nhiều loài nhai lại có thời kỳ sinh sản ứng với ngày ngắn (mùa thu). Ở một số loài côn trùng
khi thời gian chiếu sáng không thích hợp sẽ xuất hiện hiện tượng đình dục (diapause).
Tùy theo sự đáp ứng đối với yếu tố ánh sáng mà người ta chia động vật thành hai nhóm:
+ Nhóm động vật ưa sáng: là những loài động vật chịu được giới hạn rộng về độ dài sáng,
cường độ và thời gian chiếu sáng. Nhóm này bao gồm các động vật hoạt động vào ban ngày, thường có
cơ quan tiếp nhận ánh sáng. Ở động vật bậc thấp cơ quan này là các tế bào cảm quang, phân bố khắp
cơ thể, còn ở động vật bậc cao chúng tập trung thành cơ quan thị giác. Thị giác rất phát triển ở một số
nhóm động vật như côn trùng, chân đầu, động vật có xương sống, nhất là ở chim và thú. Do vậy, động
vật thường có màu sắc, đôi khi rất sặc sỡ (côn trùng) và được xem như những tín hiệu sinh học
+ Nhóm động vật ưa tối: bao gồm những loài động vật chỉ có chịu được giới hạn hẹp về độ dài
sáng. Nhóm này bao gồm các động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang động, trong đất hay ở
đáy biển sâu. Có màu sắc không phát triển và thân thường có màu xỉn đen. Những loài động vật ở dưới
biển, nơi thiếu ánh sáng, cơ quan thị giác có khuynh hướng mở to hoặc còn đính trên các cuống thịt,
xoay quanh 4 phía để mở rộng tầm nhìn, còn ở những vùng không có ánh sáng, cơ quan tiêu giảm hoàn
toàn, nhường cho sự phát triển cơ quan xúc giác và cơ quan phát sáng.
3.4.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với đời sống động vật.
Nhiệt độ được xem là yếu tố sinh thái có ảnh hưởng lớn nhất đối với động vật, nó tác động lên
động vật như một loại tín hiệu, tín hiệu nhiệt độ có thể làm thay đổi điều kiện phát triển, sinh sản và sự
hoạt động của động vật. Nhiệt độ đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự sống, sự sinh trưởng,
phát triển, tình trạng sinh lý, sự sinh sản, do đó có ảnh hưởng đến sự biến động số lượng và sự phân bố
của động vật.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái cấu tạo của động vật: động vật vùng lạnh có lông
dày hơn, kích thước lớn hơn và có các bộ phận phụ nhỏ hơn so với thú sống ở vùng nóng.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của động vật. Chẳng hạn như đối với tốc độ tiêu
hóa: nhiệt độ có ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của ấu trùng mọt bột lớn ( Tenebrio
molitor) ở giai đoạn 4, ở nhiệt độ cao (360C) ăn hết 638mm2 lá khoai tây nhưng nếu ở nhiệt độ hạ thấp
xuống (160C) thì chỉ ăn hết 215mm2 lá khoai tây, ở nhiệt độ 25 0C mọt trưởng thành ăn nhiều nhất và ở
nhiệt độ 180C mọt ngừng ăn. Động vật biến nhiệt tạm ngừng hoạt động khi nhiệt độ quá cao hoặc quá
thấp, gọi là hiện tượng đình dục.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật: động vật biến nhiệt có tốc độ phát triển và
số thế hệ trong một năm phụ thuộc vào nhiệt độ: khi nhiệt độ xuống thấp dưới một mức nào đó thì
động vật không phát triển được nhưng trên nhiệt độ đó sự trao đổi chất của cơ thể được hồi phục và bắt
đầu phát triển. Động vật đẳng nhiệt, nhờ sự phát triển và hoàn chỉnh cơ chế điều hòa nhiệt và sự hình
thành trung tâm điều khiển nhiệt ở não bộ và giữ cho nhiệt độ cơ thể ổn định, ít phụ thuộc vào môi
trường ngoài. Ngoài ra, một đặc điểm thích nghi khá độc đáo để điều hòa nhiệt độ ở động vật đẳng
nhiệt là tập tính tụ hợp lại thành đám. Ví dụ: chim cánh cụt ở vùng bão tuyết đã biết tập trung lại thành
một khối dày đặc.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của động vật. Sự sinh sản của nhiều loài động
vật chỉ tiến hành trong một phạm vi nhiệt độ thích hợp nhất định. Nếu nhiệt độ môi trường không thích
hợp (cao hoặc thấp) sẽ làm giảm cường độ sinh sản hoặc làm cho quá trình sinh sản đình trệ, vì nhiệt
độ môi trường đã ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan sinh sản. Ví dụ: cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt
độ nước cao hơn 15oC; chuột nhắt trắng sinh sản mạnh ở nhiệt độ 18 oC, nhưng sinh sản giảm và ngừng
ở nhiệt độ 30oC.
Để thích nghi với điều kiện nhiệt độ khác nhau, nhiều động vật đã có những tập tính kỳ diệu
giúp chúng thích ứng với môi trường. Đó là khả năng đào hang, xây tổ tránh nắng của kiến, ong, mối…
Châu chấu sa mạc vào mỗi buổi sáng xoè rộng đôi cánh để phơi nắng sưởi ấm, buổi trưa lại cụp cánh
lại để tránh nắng. Chim cánh cụt khi có bão tuyết tập trung thành đám lớn để tận dụng nhiệt cơ thể sưởi
ấm cho nhau, ….
3.4.2.3. Ảnh hưởng của độ ẩm đối với động vật
Độ đậm đặc của nước, lượng ôxy trong nước có ảnh hưởng rõ rệt đến đặc điểm cấu tạo và hoạt
động sinh lý của động vật thuỷ sinh.
Độ ẩm ảnh hưởng đến hình thái ngoài của động vật: động vật ưa ẩm có da trần, ẩm ướt còn
động vật ưa khô có da khô ít tuyến.
Độ ẩm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của động vật: khi độ ẩm tương đối thấp làm chậm sự
trao đổi chất. Loài cánh cứng ăn gỗ Passalus cornutus sống thành từng nhóm nhỏ dưới vỏ cây khô, khi
độ ẩm tăng hoạt động của chúng giảm đi, khi độ ẩm giảm hoạt động của chúng tăng lên.
Đối với động vật trên cạn, sự cân bằng nước của cơ thể nhờ các quá trình lấy nước (uống nước,
sử dụng nước qua thức ăn, nước thấm qua da, sử dụng nước qua quá trình trao đổi chất) và thải nước ra
ngoài môi trường. Nhiều động vật thải nước tiểu đậm đặc hay phân khô là thể hiện khả năng tiết kiệm
nước như các loài bò sát, sâu bọ, thân mềm ở cạn có nước tiểu là urat đặc, hay thú ở sa mạc như gậm
nhấm và sơn dương cũng thải nước tiểu đặc. Một số động vật lại có khả năng hạn chế sự bốc hơi nước
bằng cách tìm chỗ ẩm ướt, để trú ẩn hoặc hoạt động vào thời điểm có độ ẩm cao.
Độ ẩm ảnh hưởng đến sinh sản của động vật. Loài châu chấu Locusta migratoria ở độ ẩm tương
đối 70% tốc độ chín sinh dục và sinh sản của loài này đạt tối đa.
Tùy theo nhu cầu về nước, có thể chia động vật thành các nhóm sau:
- Động vật ưa ẩm: gồm những động vật có yêu cầu về độ ẩm hay lượng nước trong thức ăn cao,
các loài động vật chỉ sống được ở môi trường cạn có độ ẩm cao, trong cơ thể của chúng thiếu cơ chế dự
trữ và giữa nước. Hầu hết ếch, nhái trưởng thành, giun ít tơ, một số động vật ở đất, ở hang ... thuộc
nhóm này.
- Động vật ưa khô: các động vật sống trong môi trường thiếu nước như sa mạc, núi đá vôi, đất
cát ven biển ... chúng có khả năng chịu độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài, có nhu cầu nước thấp, lấy nước
từ thức ăn, thải phân khô, bài tiết ít nước tiểu, một số (lạc đà) sử dụng cả nước nội bào (ô xy hoá mỡ
dự trữ).
- Động vật trung sinh: bao gồm các loài động vật trung gian giữa hai nhóm trên, có yêu cầu vừa
phải về nước hoặc độ ẩm. Phần lớn các loài động vật ở vùng ôn đới và nhiệt đới gió mùa thuộc nhóm
này.
3.5. CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN
3.5.1. Chuỗi thức ăn
Chuỗi thức ăn được tạo nên bởi mối quan hệ dinh dưỡng của các loài tồn tại trong quần xã,
trong đó loài này bắt một loài khác làm mồi, còn về phía mình lại trở thành thức ăn cho một số loài
khác tiếp theo.
Ví dụ: cỏ à sâu à ếch à rắn à chim đại bàng.
Ở chuỗi thức ăn, vật chất được chuyển từ bậc thấp đến bậc cao, càng lên bậc cao năng lượng
được tích tụ trong mỗi bậc càng giảm, song chất lượng sản phẩm hay sự giàu năng lượng tính trên đơn
vị sản phẩm càng lớn. Mỗi một nhóm sinh vật trong chuỗi thức ăn có thể khác nhau về bậc phân loại
nhưng cùng sử dụng một dạng thức ăn được gọi là bậc dinh dưỡng.
Trong hệ sinh thái tự nhiên có thể gặp 3 loại chuỗi thức ăn:
- Chuỗi thức ăn chăn nuôi: là chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng thực vật, tiếp đến là những
loài “ăn cỏ” rồi đến động vật ăn thịt các cấp (1,2,3...). Chuỗi thức ăn chăn nuôi có dạng sau:
thực vật®động vật ăn cỏ®động vật ăn thịt cấp 1®động vật ăn thịt cấp 2®...
- Chuỗi thức ăn phế liệu: là chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng phế liệu hay mùn bã, sau đó là
bậc dinh dưỡng của những loài ăn phế liệu, rồi đến các vật ăn thịt khác. Phế liệu được nhiều nhóm sinh
vật sử dụng như giun trong đất, còn trong vực nước là các loài thân mềm, giáp xác, giun, một số loài
cá. Chuỗi thức ăn phế liệu có dạng sau:
động vật ăn phế liệu ®động vật ăn thịt cấp 1® động vật ăn thịt cấp 2®…
- Chuỗi thức ăn thẩm thấu: là chuỗi thức ăn rất đặc trưng cho các hệ sinh thái ở nước với 2
tính chất: thứ nhất, nước là dung môi có thể hòa tan tất cả các muối vô cơ và những chất hữu cơ phân
cực có khối lượng phân tử thấp. Thứ hai, các sinh vật sống trong nước tức là sống trong một dung dịch
các chất. Đại bộ phận các loài sinh vật nhỏ bé (tảo, động vật nguyên sinh,...) có khả năng dinh dưỡng
các chất hữu cơ hoà tan bằng con đường thẩm thấu qua bề mặt cơ thể.
Trong tự nhiên, 3 chuỗi thức ăn hoạt động đồng thời, tuỳ môi trường và hoàn cảnh cụ thể mà
chuỗi thức ăn nào trở nên ưu thế, xích thức ăn nào thứ yếu.
3.5.2. Lưới thức ăn
Tổ hợp các chuỗi thức ăn sẽ hình thành nên lưới thức ăn, trong đó các loài tham gia vào các bậc
dinh dưỡng của một số chuỗi thức ăn, chúng tạo nên mối quan hệ dinh dưỡng rất phức tạp trong các
quần xã hay trong các hệ sinh thái.
Tính chất phức tạp của lưới thức ăn được tạo ra do sự tham gia của nhiều loài sinh vật, nhất là
những loài có phổ thức ăn rộng, tức là có khả năng tham gia vào nhiều bậc dinh dưỡng. Con người có
thể xem là sinh vật tiêu thụ cuối cùng của chuỗi thức ăn. Tuy vậy, con người có thể sử dụng nhiều loại
thức ăn, bắt đầu từ thực vật đến các nhóm sinh vật tiêu thụ khác nhau.

Hình 3.. Sơ đồ một lưới thức ăn


3.6. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
3.6.1. Các loại TNTN
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là những giá trị hữu ích của môi trường tự nhiên có thể thỏa mãn các
nhu cầu khác nhau của con người bằng sự tham gia trực tiếp của chúng vào các quá trình kinh tế và đời
sống nhân loại. Tài nguyên có thể được phân loại theo nhiều cách.
Căn cứ vào khả năng tái tạo mà tài nguyên được chia thành 2 loại:
- Tài nguyên tái tạo được – cũng gọi là tài nguyên vĩnh viễn – là tài nguyên dựa vào nguồn năng lượng
được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ vào trái đất. Hoặc dựa vào trật tự thiên nhiên, nguồn
thông tin vật lý và sinh học đã hình thành và tiếp tục tồn tại, sinh sôi, nẩy nở và chỉ mất đi khi không
còn nguồn năng lượng và thông tin đó nữa. Ví dụ: mặt trời, gió, nước, không khí ...
- Tài nguyên không tái tạo được tức là tồn tại một cách có giới hạn, nghĩa là khi mất đi hoặc biến đổi
không còn giữ lại được tính chất ban đầu sau khi đã sử dụng. Đó là tài nguyên do quá trình địa chất tạo
nên như khoáng sản, dầu mỏ ..., các thông tin di truyền cho đời sau ...
Theo khả năng phục hồi, tồn tại thì tài nguyên có thể chia thành tài nguyên phục hồi được như rừng,
động vật, đất phì nhiêu, sẽ cạn kiệt, không tái tạo được trong thời gian ngắn nhưng có thể thay thế,
phục hồi sau một thời gian với điều kiện thích hợp như cây trồng, vật nuôi, nguồn nước ô nhiễm. Nếu
để cạn kiệt quá mức hoặc bị nhiễm bẩn quá mức khiến sự sống bị tiêu diệt mà không có biện pháp xử
lý thích hợp thì cũng khó phục hồi được, thậm chí không phục hồi được.
Tài nguyên vũ trụ như bức xạ mặt trời, năng lượng thủy triều .v.v… thực tế là không bị mất. Vì vậy
việc bảo vệ mặt trời không phải là nhiệm vụ của bảo vệ thiên nhiên. Nhưng việc xâm nhập của năng
lượng mặt trời lên trái đất phụ thuộc vào trạng thái khí quyển và mức độ ô nhiễm của nó, là những vấn
đề mà con người có thể kiểm soát được.
Các loại tài nguyên khí hậu như nhiệt, độ ẩm của khí quyển, năng lượng gió ...cũng không bị mất
nhưng thành phần của khí quyển có thể bị thay đổi do sự ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau.
Trong sinh quyển, nguồn nước dự trữ cũng hầu như không đổi, nhưng trữ lượng và chất lượng của
nước ngọt trong từng vùng khác nhau có thể bị thay đổi. Thực tế chỉ có nguồn nước đại dương là tài
nguyên không bị mất. Nhưng chỗ này, chỗ khác cũng bị nhiễm bẩn dầu mỏ, phóng xạ, chất thải công
nghiệp, hóa chất trừ sâu, hoặc do các hoạt động sống của con người.
Một số tài nguyên không phục hồi được như kim loại, thủy tinh ...có thể tái chế để sử dụng lại, kéo dài
thời gian sử dụng.
3.6.2. Biện pháp khai thác, bảo vệ TNTN.
Có thể thấy, tài nguyên thiên nhiên có rất nhiều loại với đặc tính khác nhau. Để những tài nguyên này
không bị suy giảm về số lượng lẫn chất lượng, góp phần giữ vững sự phát triển ổn định của đất nước,
chúng ta cần phải có những biện pháp sử dụng và bảo vệ hiệu quả, cụ thể:
a. Nâng cao ý thức trách nhiệm khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên
Các cơ quan ban ngành cần phải tuyên truyền và nâng cao trách nhiệm của mỗi công dân trong việc
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên sao cho tiết kiệm, hợp lý thông qua các giải pháp cụ thể như:
- Không khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi. Sau khi khai thác phải
thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp phục hồi, chẳng hạn như: trồng rừng.
- Coi trọng việc sử dụng và tái tạo các nguồn năng lượng mới (tài nguyên thiên nhiên vĩnh cửu).
- Tài nguyên năng lượng cần được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả để giảm mức khí thải nhà
kính.
- Chấm dứt tình trạng xuất khẩu khoáng sản thô thay vào đó là đẩy mạnh chế biến sâu.
- Đối với các tài nguyên thiên nhiên khoáng sản cần phải có sự cân đối giữa nhập và xuất khẩu,
b. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên
Bên cạnh tuyên truyền và nâng cao ý thức cho người dân, các cơ quan ban ngành cần phải chú
trọng đến việc tăng cường công tác quản lý trong việc:
- Kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Đẩy mạnh điều tra để nắm được xu hướng diễn biến của các nguồn tài nguyên.
- Đánh giá trữ lượng và giá trị kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên để lập kế hoạch khai thác,
sử dụng.
- Có kế hoạch và biện pháp bảo vệ, sử dụng, tái tạo ba loại rừng: phòng hộ, đặc dụng và sản
xuất.
- Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, ban hành Sách Đỏ để bảo vệ các tài nguyên
sinh vật.
c. Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng lại đang đứng trước nguy
cơ bị ô nhiễm trầm trọng. Khi môi trường bị ô nhiễm sẽ làm cho tài nguyên sinh vật bị suy giảm do
không kịp thích nghi với sự thay đổi của không gian sống. Vậy nên để ngăn chặn được diễn biến tiêu
cực của tài nguyên thiên nhiên thì chúng ta cần phải đẩy mạnh thực hiện các biện pháp bảo vệ môi
trường như:
- Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.
- Chú trọng đến việc quy hoạch các khu công nghiệp, làng nghề, đô thị.
- Hoàn thiện hệ thống Pháp luật, ban hành chế tài đủ mạnh để xử lý hành vi gây ô nhiễm môi
trường.
- Chú trọng đến các dự án đầu tư. Cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và ảnh hưởng của dự án đến
môi trường về lâu dài trước khi cấp phép cho xây dựng, hoạt động.
d. Chủ động đưa ra các phương án ứng phó với thiên tai
Các tài nguyên thiên nhiên cũng dễ bị ảnh hưởng, suy thoái, biến đổi bởi các thiên tai. Vậy nên,
chủ động đưa ra các phương án phòng tránh và ứng phó với thiên tai cũng là một biện pháp thiết thực
để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, các cơ quan ban ngành cần phải:
- Đầu tư thiết bị hiện đại để có thể cảnh báo, dự báo thiên tai, giám sát sự biến đổi của khí hậu.
- Chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu,
phòng tránh thiên tai cho từng giai đoạn.
- Thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ để nâng cao hiệu quả, hạn chế tác động của các
thiên tai.

Chương 4: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


4.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Cơ thể người nói chung và cơ thể trẻ em nói riêng đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào tập hợp
với nhau tạo thành mô, các mô tập hợp với nhau tạo thành cơ quan, các cơ quan tạo thành hệ cơ quan
và cuối cùng là cơ thể.
4.1.1. Cấu tạo vi thể
Cơ thể người là toàn bộ cấu trúc của một con người, bao gồm một đầu, cổ, thân (chia thành 2
phần là ngực và bụng), hai tay và hai chân. Mỗi phần của cơ thể được cấu thành bởi hàng hoạt các loại
tế bào. Ở tuổi trưởng thành, cơ thể người có số lượng tế bào theo ước tính là 3,72 × 1013. Con số được
nêu ra như là dữ liệu không hoàn chỉnh dùng để sử dụng như khởi điểm của các tính toán sâu hơn. Con
số này có được nhờ tính tổng số tế bào của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể của tất cả các loại tế bào.
Tổ hợp cấu thành cơ thể người bao gồm một số các nguyên tố nhất định theo các tỉ lệ khác nhau.
Mô là tập hợp nhiều tế bào và các cấu trúc gian bào có tính thống nhất về cấu tạo, để thực hiện
chức năng xác định. Có bốn loại mô:
- Biểu mô có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
- Mô liên kết có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
- Mô cơ gồm có cơ vân, cơ trơn, cơ tim có chức năng co giãn.
- Mô thần kinh tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều
khiển hoạt động các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường.
Mô là nguyên liệu để xây dựng nên các cơ quan của cơ thể người.
4.1.2. Cấu tạo đại thể
Cơ thể người gồm có bốn phần: đầu, cổ, mình và chân tay.
Đầu chứa não bộ và các giác quan: mắt là cơ quan thị giác có chức năng thu nhận các kích thích
ánh sáng; tai là cơ quan thính giác có chức năng thu nhận âm thanh; mũi là cơ quan khứu giác nhận
biết các mùi từ môi trường xung quanh. Trong miệng có lưỡi là cơ quan thụ cảm vị giác thu nhận vị
của thức ăn hoà tan trong nước bọt…
Mình có cơ hoành ngăn cách xoang cơ thể thành khoang ngực chứa tim, phổi và khoang bụng
chứa dạ dày, ruột, gan, thận, …
Chân làm giá đỡ và giúp cơ thể người có dáng đi thẳng, Tay có cấu tạo phù hợp với khả năng chế
tạo và sử dụng công cụ lao động.
Cơ thể người được bao bọc bởi một lớp da với hai lớp: Lớp biểu bì mỏng có tầng sừng ở bên
ngoài, trong cùng có tầng Manpighi mang các sắc tố (chủ yếu là sắc tố đen và vàng) tạo nên màu sắc
của da; lớp bì bên trong chứa các vi thể xúc giác và mạch máu. Trong cùng của lớp bì là hạ bì chứa
nhiều tế bào mỡ hợp thành từng đám hoặc thành lớp liên tục có tác dụng chống rét và dự trữ năng
lượng cho cơ thể. Dưới lớp mỡ là cơ và xương. Cơ tạo nên hình dạng ngoài cơ thể, xương làm thành
cái khung bảo vệ cơ thể và các nội quan.
Da có nhiều sản phẩm như: lông, tóc, móng tay, móng chân, răng và các tuyến như tuyến mồ hôi,
tuyến sữa…, da mang nhiều các vi thể xúc giác và các đầu mút thần kinh, đảm nhận các chức năng
quan trọng của cơ thể.
Các phần cơ thể, hay còn gọi là các khoang cơ thể, là những khoảng không gian trong cơ thể chứa
đựng và bảo vệ các cơ quan và hệ cơ quan, bao gồm:
- Khoang sọ và ống xương sống: là các khoang xương chứa bộ não và tủy sống, nhờ đó mà các bộ
phận quan trọng này của hệ thần kinh được bảo vệ chặt chẽ.
- Khoang ngực: là khoang được giới hạn trong lồng ngực, ở phía trên cơ hoành ngăn cách
với khoang bụng. Trong khoang này chứa các bộ phận chủ yếu của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn như tim,
hai lá phổi (ngoài ra còn có một bộ phận của hệ tiêu hóa đi qua khoang này là thực quản).
- Khoang bụng: nằm bên dưới cơ hoành, là khoang cơ thể lớn nhất. Khoang này
chứa gan, ruột, dạ dày, thận, tử cung (ở nữ),... là các cơ quan của hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ sinh dục.
* Các hệ cơ quan
Các cơ quan khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một hệ cơ quan. Trong cơ thể có nhiều
hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần
kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục.
Hệ vỏ bọc: bao gồm da cùng các phần phụ của nó (gồm tóc, vảy, lông và móng) là hệ thống cơ
quan bảo vệ cơ thể.
Hệ vận động: gồm bộ xương và hệ cơ. Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co
làm cho xương cử động, giúp cho cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các động tác
lao động.
Hệ tuần hoàn: gồm có tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch), có chức năng
vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxy và các hoóc môn đến từng tế bào và mang đi các chất thải để thải
ra ngoài.
Hệ hô hấp: gồm có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa oxy trong
không khí vào phổi và thải khí cac-bô-nic ra môi trường ngoài.
Hệ tiêu hóa: gồm có miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu
hóa. Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và
thải chất bã ra ngoài.
Hệ bài tiết: gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Thận là cơ quan lọc từ máu những
chất thừa và có hại cho cơ thể để thải ra ngoài. Trong da có các tuyến mồ hôi cũng làm nhiệm vụ bài
tiết.
Hệ thần kinh: gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động
của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi
trường trong. Đặc biệt ở người, bộ não hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư
duy.
Hệ nội tiết: gồm các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận và
các tuyến sinh dục, có nhiệm vụ tiết ra các hoóc môn đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động
sinh lý của môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh.
Hệ sinh dục: là hệ cơ quan có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống ở người. Người phân tính
nên cơ quan sinh dục có phân hóa thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ. Thông qua hoạt động
tình dục mà sản phẩm của tinh hoàn và buồng trứng gặp nhau để tạo hợp tử rồi đến thai nhi, bắt đầu
thời kì mang thai ở người mẹ.
* Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan
Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động
của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau. Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm
việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và
mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài
tiết),... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ
thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực
hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn
mang theo các hooc-môn do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ chế thể dịch).

4.2. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC HỆ CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ NGƯỜI
4.2.1. Hệ vận động
4.2.1.1. Hệ xương
Vai trò hệ xương
- Là khung cứng làm chỗ dựa cho các phần mềm, làm cho cơ thể có hình dạng nhất định.
- Tạo ra các khoang chứa và bảo vệ các cơ quan.
- Đảm bảo các tư thế cho cơ thể.
- Cùng với hệ cơ làm nhiệm vụ vận động.
Hệ xương gồm: xương sọ, xương thân, xương chi.
a. Xương sọ
* Sọ não
- Do 8 xương hợp thành hộp sọ, 2 xương thái dương, 2
xương đỉnh, 1 xương chẩm, 1 xương trán, 1 xương bướm, 1
xương sàng.
- Hộp sọ chứa và bảo vệ não bộ.
* Sọ mặt
- Do 15 xương liên kết tạo thành: 3 xương lẻ (xương lá
mía, xương hàm dưới và xương móng) và 6 đôi xương chẵn
(xương hàm trên, khấu cái, gò má, xương lẻ, xoăn dưới).
Là cửa vào của một số cơ quan tiêu hoá, hô hấp.
Là nơi chứa và bảo vệ một số giác quan thị, khứu, vị,
thính giác.
b. Xương thân: gồm xương cột sống và xương lồng ngực.
* Cột sống
- Cột sống là phần chính của bộ xương nâng đỡ toàn bộ khối lượng của đầu, chi trên và mình.
Xương sống có 33 - 34 đốt sống xếp chống lên nhau, các đốt sống có sụn đàn hồi và nối với nhau bằng
các khớp bán động. Ở giữa là ống xương rỗng chứa tuỷ sống, 2 bên cột sống có nhiều lỗ nhỏ, là nơi đi
ra của dây thần kinh tuỷ.
- Cột sống hình chữ S, gồm 4 chỗ uốn (cổ, ngực, thắt lưng, cùng). Nhờ vậy mà sự di chuyển của
cột sống rất linh động, giúp cơ thể khi đứng trọng tâm rơi vào gót chân, giữ cơ thể thăng bằng, đi bằng
hai chân dễ dàng, giảm bớt ảnh hưởng những va chạm cơ học đối với cơ thể.

Hình 3.
Xương cột
sông

- Cột sống có
5 đoạn: Cổ (7
đốt), ngực (12
đốt), thắt lưng
(5 đốt), cùng
(5 đốt), cụt (5
đốt).

* Lồng ngực
- Lồng ngực do 12 đốt sống ngực,
12 đôi xương sườn và một xương ức tạo
thành. 10 đôi xương sườn nối với xương
ức bởi sụn, còn 2 đôi cuối tự do, gọi là
sườn cụt. Hình dạng giống cái lồng hình
chóp đỉnh trên, đáy dưới, rộng ngang, hẹp
trước sau.
- Lồng ngực bảo vệ phổi, tim, các
mạch máu lớn, khí quản, gan, dạ dày… và
thực hiện động tác hô hấp nhờ sự phối
hợp của các cơ giữa sườn và cơ hoành khi
co dãn làm thay đổi thể tích của lồng
ngực.
c. Xương chi
* Xương chi trên: gồm xương đai
vai và xương tay.
- Xương đai vai gồm xương đòn và
xương bả vai.
+ Xương đòn: Là một xương dài, chắc, ống tuỷ hẹp, cong hình chữ S, 1 đầu khớp với xương ức,
đầu kia khớp với xương bả vai. Xương đòn làm thành giá treo của phần chi và giữ cho khớp cánh – vai
xa lồng ngực 1 khoảng để tay vận động dễ dàng.
+ Xương bả vai: Xương dẹt hình tam giác, xương bả nối vào cột sống và vào xương đòn nhờ
các cơ, góc ngoài nối với xương cánh tay.
- Xương tay: gồm xương cánh tay, xương cẳng tay (gồm xương trụ và xương quay), 8 xương cổ
tay, 5 xương bàn tay, xương ngón tay
* Xương chi dưới: gồm
- Xương đai hông: xương cùng và hai cánh xương chậu
- Xương chân: gồm xương đùi, xương cẳng chân (gồm xương chày, xương mác trong đó xương
chày chịu áp lực của khối lượng toàn thân khi đi, đứng. Do đó xương chày là xương chắc nhất của cơ
thể), 7 xương cổ chân, 5 xương bàn chân, ngón chân.
Các khớp của xương chi hầu hết là khớp động, trong đó khớp đai hông ít cử động hơn nên nó
bảo vệ các cơ quan bên trong khoang bụng. Kích thước và cấu tạo của xương chậu biểu hiện khác nhau
theo giới tính, theo lứa tuổi. Ở trẻ em, xương chậu nam và nữ giống nhau. Khi trưởng thành, xương
chậu của nữ thấp và rộng hơn của nam. Xương chi trên và chi dưới có những đặc điểm giống nhau về
số lượng xương, về sự phân bố, sắp xếp. Nhưng sự khác nhau cơ bản là xương tay mảnh, nhỏ hơn, các
khớp cử động nhiều hơn. Còn xương chân to, chắc chắn hơn, các khớp ít cử động hơn.
d. Khớp xương
Là chỗ nối của 2 đầu xương hoặc nhiều đầu xương với nhau.
* Khớp bất động
Giữa các xương được nối với nhau nhờ lớp sụn hoặc nhờ khớp răng cưa.
Loại khớp này làm hạn chế sự di động của xương, xương được nối với nhau thành 1 khối chắc
chắn.
Ví dụ: khớp ở hộp sọ, ở mặt.
* Khớp bán động
Là khớp giữa các đốt sống của xương cột sống.
Giữa các phần phần thân của đốt sống có lớp sụn đàn hồi, do vậy mà cột sống mềm dẻo, hoạt
động đa dạng (gập về trước, ngả về sau và sang hai bên).
* Khớp động
Là khớp cử động được dễ dàng.
Mỗi khớp được bao bọc bởi 1 lớp mô liên kết dày (bao khớp). Xung quanh và thành trong của
bao khớp có các dây chằng đàn hồi vững chắc.
Mặt khớp được bao phủ bởi một lớp mô sụn trơn, nhẵn làm giảm sự cọ sát giữa các xương.
Trong bao khớp có bao hoạt dịch tiết dịch nhầy làm giảm ma sát khi xương cử động.
4.2.1.2. Hệ cơ
Cơ thể có 600 cơ chiếm 42 % trọng lượng cơ thể.
Hệ cơ có chức năng kiến tạo cơ thể, nối các xương và giữ tư thế cho cơ thể. Hệ cơ cùng với
xương làm cho cơ thể vận động được. Cơ co giải phóng năng lượng làm cho cơ thể nóng lên. Cơ còn
thực hiện các chức năng dinh dưỡng, tạo ra và biểu hiện các trạng thái của cơ thể. Cơ tham gia vào bộ
phận phát âm, phát ra tiếng nói, đảm bảo mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
* Nhóm cơ đầu: gồm
- Cơ nhai: gồm 4 cơ: cơ nhai, cơ thái dương, cơ chân bướm trong và chân bướm ngoài nằm sâu
ở trong, có vai trò vận động xương hàm dưới.
- Cơ nét mặt: gồm các cơ bám ở mặt. Biểu hiện tình cảm khác nhau của nét mặt. Tham gia vào
các hoạt động: nhai, mút, hô hấp, phát âm.
* Nhóm cơ cổ
Gồm các cơ ở vùng cổ và vùng gáy. Tham gia thực hiện các động tác ngả đầu, nghiêng đầu,
quay đầu.
* Nhóm cơ mình: gồm
- Cơ ngực: Gồm các cơ ở vùng ngực (cơ hô hấp): cơ ngực lớn, cơ ngực bé, cơ dưới đòn, cơ liên
sườn, cơ hoành. Chức năng: nâng, hạ lồng ngực.
- Cơ lưng: Gồm các cơ nằm dọc cột sống, bám vào các mấu đốt sống. Chức năng: uốn cột sống
thẳng, làm cong cột sống ra phía sau hoặc cong về 1 bên.
- Cơ bụng: Gồm các cơ nằm ở bụng và thắt lưng, gồm cơ thẳng bụng, cơ tháp, cơ chéo trong, cơ
chéo ngoài, cơ ngang bụng…). Chức năng: giúp cúi mình, ngửa mình, xoay mình.
* Nhóm cơ chi: gồm cơ chi trên và cơ chi dưới
- Cấu tạo 2 vùng cơ này tương đối giống nhau nhưng do chức năng khác nhau nên chúng có vài
điểm khác nhau.
- Chi trên là cơ quan lao động: cơ nhẹ, nhỏ, vận động nhanh nhẹn, dễ dàng.
- Chi dưới là cơ quan vận chuyển, đồng thời chịu sức nặng của toàn thân nên cơ to khoẻ.
4.2.1.3. Đặc điểm phát triển hệ cơ – xương ở học sinh tiểu học
Sự phát triển của bộ xương được tiếp tục ở học sinh tiểu học.
Trẻ 7 - 8 tuổi vòng đầu kém người lớn 2 cm, thể tích sọ não kém 10 %. Sự ổn định của đường
cong thắt lưng được thiết lập vào lúc 12 tuổi. Những khác biệt theo giới tính của xương sống được xuất
hiện từ 9 tuổi và lớn nhất là ở phần ngực. Phần trên của lồng ngực được mở rộng lúc 7 – 8 tuổi (ở em
trai), và sớm hơn một chút (ở em gái), tới 12 – 13 tuổi nó có hình dạng giống như ở người lớn. Từ 8
đến 10 tuổi ở em gái, khung chậu được tăng lên mạnh nhất. Ở em trai từ 7 tuổi chân lớn nhanh hơn ở
em gái. Tới 7 tuổi, các xương ống có đặc trưng cho người lớn. Xương ngón tay cốt hoá kết thúc lúc 9
tuổi, xương cổ tay lúc 12 tuổi.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, từ 7 – 12 tuổi có sự phát triển đồng đều của hệ cơ – xương, nhịp độ
tăng trưởng bị chậm lại đôi chút, nhưng trọng lượng của nó lại tăng lên. Từ 8 – 10 tuổi có sự phát triển
mạnh của hệ cơ. Tới 8 tuổi, trọng lượng cơ đối với trọng lượng cơ thể là 27%. Lực cơ của cả hai tay
tăng lên 2 – 2,5 lần. Lực tay phải dần dần gần tới lực tay trái. Tính không ổn định của hệ thần kinh – cơ
đạt được tiêu chuẩn của người lớn vào lúc 8 – 10 tuổi. Ở lứa tuổi này thấy rõ tính linh hoạt cao, nhưng
lại chóng mệt mỏi, vì các chức năng của hệ thần kinh chưa đạt tới sự phát triển đầy đủ. Từ 7 – 8 tuổi,
năng lực tiến hành những động tác tinh vi, chính xác được hình thành. Các động tác đơn điệu và những
sự cố gắng tĩnh đều có ảnh hưởng không lợi đến tuần hoàn và hô hấp.
4.2.1.4. Các biện pháp phòng ngừa sự sai lệch tư thế của trẻ
- Cho trẻ ăn uống đủ chất, đủ lượng và phù hợp với lứa tuổi để giúp cho cơ thể phát triển tốt,
tránh được còi xương, suy dinh dưỡng.
- Thường xuyên cho trẻ tập thể dục, thể thao, chơi các trò chơi vận động phù hợp lứa tuổi, cho
trẻ dạo chơi nơi thoáng đãng để củng cố sức khoẻ và bộ máy vận động của trẻ.
- Quan tâm đến tư thế của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Khi trẻ ngồi học, ngồi ăn, … phải dạy trẻ ngồi
đúng tư thế. Muốn vậy thì bàn ghế cho trẻ ngồi phải phù hợp với lứa tuổi và tầm vóc của trẻ. Mặt khác,
khi sắp xếp bàn ghế trong lớp cần chú ý sao cho giáo viên có thể đến với trẻ một cách dễ dàng để kịp
thời uốn nắn tư thế của trẻ mỗi khi trẻ ngồi không đúng. Đồng thời cũng có thể xê dịch bàn ghế về các
hướng và đi ra khỏi bàn một cách dễ dàng, không làm ảnh hưởng đến trẻ bên cạnh.
- Không cho trẻ mang vác các vật nặng, lệch.
- Trong khi ngủ, không nên cho trẻ nằm trên đệm quá cứng hoặc quá mềm, hoặc nằm nghiêng
lâu một bên vì điều đó có ảnh hưởng đến cột sống của trẻ.
4.2.2. Hệ tuần hoàn
4.2.2.1. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
a. Cấu tạo của hệ tuần hoàn:
Hệ tuần hoàn của người gồm có tim và các mạch máu tạo thành một hệ thống kín.
Tim nằm trong lồng ngực, chếch sang bên trái và ra phía trước. Tim hình nón, đáy hướng lên
trên và chóp quay xuống dưới. Người Việt Nam tim ở nam giới nặng 267g, ở nữ là 240g. Tim gồm 2
nửa trái và phải hoàn toàn tách biệt nhau bởi một vách ngăn. Mỗi nửa gồm 2 xoang là tâm nhĩ ở phía
trên và tâm thất ở phía dưới, thông với nhau bởi van nhĩ thất. Van này làm cho máu chảy một chiều từ
tâm nhĩ xuống tâm thất. Giữa tâm thất và động mạch đều có van bán nguyệt (van tổ chim). Cơ tim cấu
tạo theo kiểu hợp bào nên xung động phát sinh từ một sợi cơ lan toả nhanh sang các sợi khác và xâm
chiếm toàn bộ cơ tim. Cơ tim không thể co rút lâu được. Thành của tâm thất dầy hơn của tâm nhĩ và
thành tâm thất trái dầy hơn thành của tâm thất phải nên công của tâm thất lớn hơn và công của tâm thất
trái đặc biệt lớn vì nó phải đẩy máu đi nuôi cơ thể. Trong tim có những tổ chức đặc biệt tạo thành các
hạch. Hạch phát động và dẫn truyền hưng phấn làm cho tim đập đều đặn.
Mạch máu: Hệ thống mạch máu gồm có động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Động mạch là
những mạch máu vận chuyển máu từ tim đến các tế bào, mô, cơ quan. Tĩnh mạch là những mạch máu
dẫn máu từ các tế bào, mô, cơ quan trở về tim. Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ kết thành mạng
lưới nằm ở các cơ quan, các tổ chức nối liền các động mạch nhỏ và tĩnh mạch nhỏ với nhau. Càng xa
tim thì các mạch máu càng phân nhánh và càng nhỏ. Thành động mạch dày hơn thành tĩnh mạch.
Thành mao mạch rất mỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất giữa máu trong mao mạch với
các tế bào. Mao mạch rất nhỏ, tổng chiều dài của chúng rất lớn và diện tích tiếp xúc là 5.000 m2.
b. Sinh lí tuần hoàn:
Nhịp tim: là số lần co bóp trong 1 phút. ở người lớn, khi nghỉ ngơi bình thường nhịp tim là 69 –
70 lần/ phút. ở trẻ em nhịp tim cao hơn nhiều (7 tuổi: 95 – 100 lần/ phút; 12 tuổi: 80 – 85 lần/ phút).
Nhịp tim có thể thay đổi khi lao động hay trong các trạng thái cảm xúc khác nhau.
Thể tích co tim là lượng máu do tim đẩy vào động mạch trong 1 lần co. Thể tích co tim tăng dần
theo tuổi (7 tuổi: 23ml, 12 tuổi: 41ml; người lớn: 70ml).
Thể tích phút là lượng máu do tim đẩy vào động mạch trong 1 phút, nó phụ thuộc vào nhịp tim
và thể tích co tim. Mỗi lần tim co bóp trải qua 3 pha, gọi là chu kì hoạt động của tim:
–Pha đầu tâm nhĩ co, kéo dài 0,1 giây. Lúc này van nhĩ – thất mở, làm cho máu từ tâm nhĩ dồn
xuống tâm thất.
–Pha tiếp theo là tâm thất co, kéo dài 0,3 giây. Lúc này van nhĩ – thất đóng lại, van bán nguyệt
mở cho máu từ tâm thất dồn vào động mạch.
–Pha cuối cùng là pha dãn chung, kéo dài 0,4 giây. Lúc này cả tâm thất và tâm nhĩ đều dãn, các
van bán nguyệt đóng, và các van nhĩ – thất đều mở, máu từ tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ và từ tâm nhĩ đổ
xuống tâm thất. Sức làm việc của tim rất lớn. Nguyên nhân của sự không mệt mỏi của tim là do tim
làm việc nhịp nhàng dưới sự điều khiển của hệ thần kinh tự động ở tim. Hoạt động của tim còn chịu sự
điều hoà của thần kinh trung ương thông qua dây giao cảm và dây mê tẩu.
4.2.2.2. Máu và sự tuần hoàn máu
Máu, cùng với bạch huyết và dịch tổ chức, tạo thành môi trường bên trong của cơ thể (nội môi).
Cũng như bạch huyết và dịch tổ chức, máu có thành phần tương đối ổn định, không đổi. Đó là điều
kiện cần thiết của hoạt động sống bình thường của các mô, các cơ quan khác nhau và toàn bộ cơ thể
nói chung. Khi cơ thể bị bệnh, thành phần và thuộc tính của máu thay đổi. Căn cứ vào những thay đổi
này có thể phỏng đoán đến một mức độ nào đó về tính chất của bệnh. Máu là một chất lỏng màu đỏ, có
vị mặn.
a. Chức năng của máu
Máu thực hiện các chức năng quan trọng sau:
- Chức năng hô hấp: Máu vận chuyển oxi từ phổi đến các tế bào, mô, cơ quan và cacbonic từ tế
bào, mô, cơ quan đến phổi để thải ra ngoài.
- Chức năng dinh dưỡng: Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng (aminnoaxit, đường glucozơ,
vitamin, muối khoáng, axit béo… ) từ ống tiêu hóa đến các tế bào, mô, cơ quan.
- Chức năng đào thải: Máu lưu thông khắp cơ thể lấy các chất cặn bã từ tế bào đưa đến các cơ
quan bài tiết (thận, phổi, tuyến mồ hôi) để thải ra ngoài.
- Chức năng điều hòa hoạt động các cơ quan: Máu mang các chất tiết của các tuyến nội tiết
(hoocmon) tới các cơ quan trong cơ thể, các chất này kích thích làm tăng cường hoặc ức chế hoạt động
của các cơ quan.
- Chức năng bảo vệ: Trong máu có những tế bào bạch cầu có khả năng thực bào và tiêu diệt vi
trùng. Trong máu có các kháng thể, kháng độc để ngăn cản và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh.
- Chức năng điều hoà thân nhiệt: Máu làm tăng hoặc giảm nhiệt cơ thể một cách nhanh chóng
do trong máu có nhiều nước.
b. Thành phần của máu
Máu gồm 2 thành phần: huyết tương và các yếu tố (thể) hữu hình.
* Huyết tương là một chất dịch màu hơi vàng, trong đó chứa hơn 90% nước; 1% muối natri
clorua, natri cacbonat và vài loại muối vô cơ khác; phần còn lại 7% là prôtêin, trong đó có chất sinh sợi
huyết (phibrinôgen), khoảng 0,1% là đường và có một lượng rất ít các chất khác nữa. Trong huyết
tương còn chứa một lượng khí hoà tan là oxi và cacbonic. Huyết tương chiếm 45% thể tích máu.
* Các thể hữu hình gồm các hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Hồng cầu là những tế bào hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân, không có khả năng sinh sản.
Hồng cầu người Việt Nam dày 2,3 micrômet, đường kính 7,45 ± 0,2 micrômet. Số lượng hồng cầu ở
người lớn nam giới là 4.200.000 ± 210.000 và ở nữ giới là 3.800.000 ± 160.000 trong 1mm3 máu. Thời
gian sống của mỗi hồng cầu trung bình 100 – 120 ngày, tối đa là 150 ngày. Cứ mỗi giây cơ thể lại có
mấy nghìn hồng cầu do gan, tì và tuỷ xương sinh ra. Có thể nói chức năng cơ bản của hồng cầu là vận
chuyển khí CO2, O2.
- Bạch cầu là những tế bào có nhân, chuyển động được bằng chân giả theo kiểu amip, do đó có
thể vận chuyển, thậm chí ngược với dòng máu. Bạch cầu lớn hơn hồng cầu, có các loại: bạch cầu hạt,
bạch cầu đơn nhân và bạch cầu limphô. Bạch cầu, nhất là bạch cầu trung tính có khả năng thực bào,
tham gia tích cực vào việc bảo vệ cơ thể. Trong mỗi mm3 máu người Việt Nam có 7.000 ± 700 bạch
cầu (nam) và 6.200 ± 550 bạch cầu (nữ). Bạch cầu do tuỷ xương, gan, tì, lách và các hạch bạch huyết
sinh ra.
- Tiểu cầu là những thể nhỏ, không nhân, hình dáng không ổn định, đường kính khoảng 2 – 4
micrômet. Một mm3 máu có 200 đến 400 nghìn tiểu cầu. Tiểu cầu tăng khi bữa ăn có nhiều thịt, lúc
chảy máu và khi bị dị ứng. Tiểu cầu giảm trong bệnh thiếu máu ác tính, ban xuất huyết, choáng phản
ứng, khi bị phóng xạ... Chức năng chính của tiểu cầu là giải phóng trômbôplastin để gây đông máu.
Tiểu cầu chỉ sống 3 – 5 ngày.
c. Nhóm máu:
Căn cứ vào sự hiện hữu của các chất bị ngưng (ngưng nguyên) trên màng hồng cầu và các chất
gây ngưng (ngưng tố) trong huyết tương, người ta chia máu thành các nhóm khác nhau. Máu đã có một
loại ngưng nguyên thì tất nhiên không thể đồng thời có ngưng tố đối lập nên có thể xếp thành 4 nhóm
máu sau:
Các nhóm máu
Tên nhóm Ngưng Ngưng tố
máu nguyên
A A Chống B
B B Chống A
AB A và B Không
O Không Chống A và
Chống B
Nhóm máu O không có ngưng nguyên, cho ai cũng được (gọi là nhóm máu chuyên cho). Nhóm
máu AB không có ngưng tố, nhận của ai cũng được (gọi là nhóm chuyên nhận).
Các nhóm máu ở người Việt Nam
Dân tộc Kinh Mường Tày
Nhóm máu A 19,46% 14,20% 32,46%
B 27,94% 45,54% 35,93%
AB 4,24% 6,68% 0,86%
O 48,35% 33,56% 30,73%
Sự truyền máu
Những người cùng nhóm máu truyền sang nhau dễ dàng.
Nhóm máu O: truyền sang cho mọi nhóm được, nhưng chỉ nhận được máu cùng nhóm (nhóm chuyên
cho)
Nhóm máu AB: nhận được máu của mọi nhóm nhưng chỉ truyền sang cùng nhóm (nhóm chuyên
nhận)

A
O AB
B
B

Sơ đồ truyền máu hệ ABO


* Nhóm máu Rhezus: Trên màng hồng cầu của người còn có nhân tố Rhezus. Người có nhân
tố Rhezus gọi là Rhezus dương (Rh+), người không có nhân tố này gọi là Rhezus âm ( Rh-). Người có
nhân tố Rh+ và Rh– không thể truyền cho nhau được dù 2 người có cùng nhóm máu ABO có thể
truyền cho nhau (theo sơ đồ truyền máu). Vì khi truyền máu Rh+ cho người Rh-, máu Rh- sẽ sản xuất
ra ngưng kết tố kháng Rhezus làm ngưng kết hồng cầu (ngưng kết tố Rhezus này phát triển rất chậm
phải 2 - 3 tháng sau khi nhận được ngưng kết nguyên Rh+ nó mới hình thành). Tỷ lệ người Việt nam
có nhân tố Rh+ là 99,93%, người không có nhân tố Rh là là 0,07%.
d. Sự tuần hoàn máu
Máu tuần hoàn trong hệ tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu tạo thành một hệ thống kín,
chia thành 2 vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
- Vòng tuần hoàn lớn: Máu từ tâm thất trái (giàu oxy và dinh dưỡng)  động mạch chủ 
động mạch nhỏ  hệ thống mao mạch trong các cơ quan. Sau khi trao đổi chất máu dồn vào các tĩnh
mạch nhỏ  tĩnh mạch chủ (trên và dưới) tâm nhĩ phải. Nhiệm vụ: mang oxi, dinh dưỡng đến các tế
bào các cơ quan và nhận CO2, chất thải từ các cơ quan trở về.
- Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm nhĩ phải (ít oxy và dinh dưỡng)  tâm thất phải  động
mạch phổi  mao mạch phổi. Sau khi trao đổi khí ở phổi, máu đổ vào 4 tĩnh mạch phổi  tâm nhĩ
trái. Nhiệm vụ: mang CO2 đến phổi để phổi thải ra ngoài, nhận oxi từ phổi trở về.
4.2.2.3. Đặc điểm tuần hoàn máu ở học sinh tiểu học:
Lượng máu tuyệt đối được tăng lên, nhưng lượng máu tương đối lại giảm xuống. Khối lượng
máu tổng cộng chiếm 7% trọng lượng thân thể. Khối lượng hồng cầu gần như ở người lớn. Khối lượng
bạch cầu lớn hơn đôi chút so với người lớn. ở trẻ 8 – 9 tuổi là 9.900 trong 1mm3, ở 10 – 11 tuổi là
8.200. Khối lượng bạch cầu trung tính tăng lên, còn khối lượng cầu limphô lại bị giảm. Từ 8 – 9 tuổi,
khối lượng bạch cầu trung tính chiếm 49,5%, còn khối lượng cầu limphô chiếm 39,5%; từ 10 – 11 tuổi
khối lượng bạch cầu trung tính là 51% và cầu limphô là 30,5%. Trọng lượng tim từ 7 – 12 tuổi tăng lên
từ 92 đến 143g ở em trai và 87,5 đến 143g ở em gái. Trọng lượng tương đối của tim trên 1kg trọng
lượng thân thể đạt giá trị nhỏ nhất ở 10 – 11 tuổi, điều này nói lên sự tụt lại của trọng lượng trên so với
trọng lượng chung của thân thể. Từ 11 đến 12 tuổi, trọng lượng tương đối của tim bắt đầu được tăng
lên. Có sự giảm đi sau này của tần số mạch đập trong trạng thái tĩnh: từ 92 mạch trong 1 phút ở 7 tuổi
xuống còn 82 mạch trong 1 phút ở 12 tuổi. Thể tích phút trong trạng thái tĩnh được tăng từ 2.120cm3
lên đến 2740cm3. Những đặc điểm về tâm điện đồ ở học sinh tiểu học được biểu hiện kém hơn so với
trẻ mẫu giáo. Huyết áp tâm thu lúc 7 – 8 tuổi là 99mmHg, lúc 12 tuổi là 105mmHg, huyết áp tâm
trương tương ứng là 64 và 70mmHg; huyết áp mạch đập là 42mmHg. Sau này có sự co lại tương đối
của tiết diện của mạch đối với dung tích của tim, chính điều này làm nâng cao huyết áp động mạch.
Tần số lớn của trống ngực là tốc độ lớn của vòng tuần hoàn máu đảm bảo cho sự cung cấp máu tới các
mô nhanh hơn so với ở người lớn. Sự phát triển của phân bố thần kinh tim và tính co lớn của mạch làm
cho sự thích nghi của hoạt động của tim khi đề ra những đòi hỏi cao được tốt hơn. Tới 7 – 8 tuổi, các
hạch bạch huyết được phát triển tốt. Sự tăng trưởng và phát triển của chúng kết thúc vào lúc 12 tuổi.
4.2.3. Hệ tiêu hoá
4.2.3.1. Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hoá
Hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
Ống tiêu hoá chủ yếu được cấu tạo từ mô cơ trơn, bên trong có niêm mạc bao phủ. Các tế bào
niêm mạc tiết ra niêm dịch. Lớp dưới niêm mạc gồm hệ thống các lông ruột, mạng lưới mao mạch,
mạch bạch huyết và các sợi thần kinh. Ống tiêu hoá gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày và ruột.
- Khoang miệng là bộ phận lấy thức ăn và nghiền nhỏ thức ăn nhờ hoạt động của răng. ở người
lớn có 32 răng: 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng trước hàm và 12 răng hàm. Thành phần của răng gồm:
lớp men rất chắc bao bên ngoài để bảo vệ răng, lớp thân răng rất cứng và tuỷ răng chứa mạch máu và
sợi thần kinh. Ở trẻ em lúc đầu xuất hiện răng tạm thời – răng sữa. Đến 2 tuổi trẻ đã có đủ 20 răng sữa
(8 cửa, 4 nanh, 8 hàm). Răng sữa có cấu tạo kém bền vững, dễ bị sứt mẻ, sún, sâu nên cần giữ gìn răng
miệng cho trẻ. Đến 5 – 6 tuổi răng sữa rụng, răng mới mọc lên. Đến 15 – 17 tuổi, sự thay răng kết thúc
với 32 răng. Trong khoang miệng có lưỡi được cấu tạo bằng nhiều cơ nên rất linh động. Vai trò: Đảo
trộn thức ăn khi nhai, đẩy thức ăn xuống hầu, là cơ quan vị giác và tham gia vào việc phát âm.
- Hầu – Thực quản: Hầu dài khoảng 12cm, thực quản dài 25cm, có nhiệm vụ dồn thức ăn từ
miệng xuống thực quản. Bình thường thực quản chỉ là một ống khép chặt, nên thức ăn ở dạ dày không
bị đẩy lên thực quản. Chỉ khi nuốt thì thực quản mới mở cho thức ăn đi qua.
- Dạ dày là cơ quan tiêu hóa rộng nhất, dài 25 – 30cm, rộng 12 – 14cm và dày 7 – 8cm, có dung
tích 1.200 cm3. Dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp cơ chắc, ngoài là thanh mạc, giữa là cơ trơn (cơ dọc, cơ
vòng cơ xiên), trong là lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp (để tăng thể tích khi chứa thức ăn). Nhiệm vụ:
chứa thức ăn, biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hóa học.
- Ruột: Ruột non dài 2,8 đến 3m. Niêm mạc ruột non gấp nếp và có nhiều lông ruột. Lông ruột
dài 0,5 – 1mm, dày 0,1mm. Tổng số có tới 4.000.000 lông ruột. Trên đỉnh mỗi tế bào biểu bì lông ruột
(villi) lại có các lông cực nhỏ (microvilli). Ba cấp độ cấp trúc này (nếp gấp, lông ruột và lông cực nhỏ)
làm cho bề mặt hấp thụ của ruột tăng lên đến 500m2. Mỗi lông ruột có mạch máu và mạch bạch huyết.
Ruột già dài 1,3 – 1,5m, chứa hệ thống vi khuẩn phong phú, chủ yếu là vi khuẩn hoại sinh, có tác dụng
phân huỷ các chất bã của thức ăn để tạo thành phân. Đoạn cuối cùng của ruột già gọi là trực tràng và
tận cùng là hậu môn, nơi thải phân ra ngoài.
Tuyến tiêu hóa gồm có các tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, tuyến mật (gan), tuyến vị (tuyến dạ dày),
tuyến ruột.
- Tuyến nước bọt: Gồm ba đôi (đôi mang tai, đôi dưới lưỡi, đôi dưới hàm), mỗi ngày tiết
khỏang 600 - 700 ml nước bọt. Đôi dưới lưỡi tiết nước bọt loãng và tiết thường xuyên. Nước bọt của
tuyến mang tai và dưới hàm đặc hơn, giàu chất nhờn hơn, nhiều enzim tiêu hoá hơn và chỉ được tiết
khi ăn. Trong nước bọt có men Ptyalin tiêu hóa tinh bột. Vai trò của nước bọt: làm nhão thức ăn, làm
trơn thức ăn, biến đổi thức ăn và bảo vệ khoang miệng.
- Tuyến tụy: Dài 20 cm, màu xám hồng nằm trong khoang bụng. Phần vỏ tiết ra dịch tụy có các
men tiêu hóa đổ vào tá tràng qua ống dẫn tụy. Phần tủy tiết ra hoocmon Insulin đi vào máu. Dịch tuỵ
giàu enzim tiêu hoá, có tác dụng tiêu hoá tất cả các loại thức ăn.
- Gan: Là tuyến lớn nhất của cơ thể (nặng 1,2 - 1,5 kg), màu nâu, nằm trong khoang bụng ngay
dưới cơ hoành về bên phải. Gan tiết ra dịch mật chứa trong túi mật và đổ vào tá tràng qua ống dẫn mật.
Mật có tác dụng trong quá trình tiêu hóa Lipit, Protein, Gluxit. Gan là nơi trung hòa độc tố, tiêu hủy
hồng cầu già, chuyển hóa các chất, dự trữ glycozen.
- Tuyến vị (tuyến dạ dày): Có khoảng 5 triệu tuyến nằm trong lớp niêm mạc dạ dày tiết ra dịch
vị có men tiêu hóa và axit HCl nên dịch trong dạ dày có tính axit cao, pH = 2.
- Tuyến ruột: Trong niêm mạc ruột non có tuyến tiết ra dịch ruột, chứa nhiều loại enzim tiêu
hoá các loại thức ăn khác nhau.
4.2.3.2. Sự tiêu hoá và hấp thụ thức ăn
a. Sự tiêu hoá thức ăn
- Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hoá cơ học là chủ yếu. Thức ăn được cắn, xé, nghiền nhỏ
và nhào trộn với nước bọt để dễ nuốt xuống dạ dày. Sự tiêu hoá được thực hiện bởi các enzim có trong
nước bọt. Amilaza biến đổi tinh bột thành đường mantôzơ. Lipaza miệng hoạt động trong môi trường
axit nên khi xuống dạ dày mới có tác dụng.
- Ở dạ dày, nhờ có sự co bóp của dạ dày nên thức ăn được nhào trộn và ngấm dần dịch vị. Axit
HCl làm mềm thức ăn và tạo điều kiện cho enzim trong dịch vị hoạt động, đồng thời diệt khuẩn. Trong
dịch vị có enzim tiêu hoá prôtêin. Pepxin hoạt động trong môi trường axit, có tác dụng biến đổi prôtêin
thành các pôlipeptit. Men pepxin hoạt động trong môi trường pH: 2,2 - 1,8, nhưng ở trẻ nhỏ độ pH ở
dạ dày cao (pH = 5 - 6) nên men này hoạt động kém, trẻ càng lớn pH trong dạ dày trẻ càng giảm, men
này hoạt động tốt dần. Ở trẻ em, có enzim prezua có tác dụng tiêu hoá các prôtêin của sữa và nó hoạt
động trong môi trường có độ pH: 5 - 6,5 nên trẻ càng lớn pH trong dạ dày trẻ càng giảm, men này dần
dần mất tác dụng. Enzim lipaza miệng biến đổi lipit thành glixêrin và axit béo ở môi trường axit. Tuy
vậy, trong dạ dày thì lipaza hoạt động yếu.
- Sự tiêu hoá diễn ra chủ yếu ở ruột non dưới tác dụng của hệ thống enzim phong phú của dịch
tuỵ và dịch ruột. ở ruột, mọi thức ăn đều được tiêu hoá thành dạng đơn giản nhất có thể hấp thụ được.
Ruột non có nhiều hình thức hoạt động cơ học như co thắt, lắc, nhu động làm cho dịch tiêu hoá ngấm
vào thức ăn và thức ăn được dồn đi liên tục. Trong dịch tuỵ, dịch ruột có chứa đủ các enzim tiêu hoá
prôtêin, gluxit, lipit. Các enzim này hoạt động trong môi trường kiềm. Ruột già không tiết enzim tiêu
hoá mà chỉ tiết một số chất nhày để bảo vệ niêm mạc ruột già và hoàn tất quá trình tạo phân nhờ hệ vi
sinh vật phong phú. Quá trình phân hoá các chất cặn bã trong ruột già tạo thành một số axit (butiric…),
một số chất khí (CO2, CH4...) và một số chất độc (indol, scatol…).
b. Sự hấp thụ thức ăn
Sự hấp thụ thức ăn được diễn ra dọc theo chiều dài của ống tiêu hoá, nhưng chủ yếu là ở ruột
non. Miệng có thể hấp thụ một số chất như các loại thuốc. Dạ dày có thể hấp thụ nước và glucôzơ rất
hạn chế, nhưng lại hấp thụ rượu rất tốt. Ruột già có thể hấp thụ nước rất mạnh và một ít muối khoáng.
Ruột non là cơ quan hấp thu mạnh nhất vì ruột non có lớp niêm mạc phát triển, có nhiều nếp
gấp, có hệ thống lông ruột dày đặc làm tăng diện tích hấp thu (200 - 500 m 2). Các tế bào hấp thu ở ruột
non (lông ruột) có cấu trúc thuận lợi cho sự vận chuyển các chất từ ống tiêu hóa vào máu. Đến ruột non
toàn bộ thức ăn đã được biến đổi thành những chất đơn giản để hấp thu được dễ dàng.
Cơ chế hấp thu: có 2 cơ chế
- Cơ chế khuếch tán thụ động: Khi nồng độ các chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa cao hơn
nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu, các chất này được vận chuyển dễ dàng từ ống tiêu hóa qua
màng ruột, thành mạch máu vào máu. Các chất hoà tan trong nước như glucôzơ, axit amin, nước, muối
khoáng và một phần axit béo được hấp thụ vào máu và phần lớn được hấp thụ vào mạch bạch huyết.
Muối mật có tác dụng hấp thụ đặc biệt đối với lipit.

- Cơ chế vận chuyển chủ động: Khi nồng độ các chât dinh dưỡng ở trong ruột thấp hơn trong máu,
các chất dinh dưỡng này sẽ được gắn vào những chất vận chuyển, vì vậy chúng vẫn được hấp thu vào máu.
Các chất vận chuyển thường là các loại prôtêin khác nhau, muối mật, axit phôtphoric... Ví dụ: vitamin
B1 vận chuyển gluczơ, VTM B6 vận chuyển axit amin.
Hệ mao mạch của ruột non chứa các chất đã hấp thụ được theo tĩnh mạch gánh về gan, rồi từ
gan về tĩnh mạch chủ dưới để về tim. Gan có vai trò điều hoà hàm lượng của một số chất, ví dụ khi hấp
thụ được nhiều gluxit thì gan chuyển thành glycôgen dự trữ ở gan. Khi thiếu glucôzơ trong máu, gan
lại chuyển glycôgen thành glucôzơ. Gan còn có khả năng khử một số chất độc, và dự trữ nhiều chất
khác như vitamin, Fe, Zn, Cu,...
4.2.3.3. Đặc điểm tiêu hoá ở học sinh tiểu học
Những răng hàm lớn đầu tiên được mọc lúc 6 – 8 tuổi. Tới lúc 12 – 14 tuổi, sự thay thế các răng
sữa bằng răng vĩnh viễn được kết thúc. Chiều dài của ống tiêu hoá được tăng lên 2 – 3cm. Lúc 10 – 12
tuổi dung tích của dạ dày đạt đến 0,5dm3. Từ 10 tuổi, do sự tăng trưởng nhanh của cơ thể, sự tăng
trưởng nhanh của ruột được bắt đầu.
4.2.4. Hệ hô hấp
4.2.4.1. Cấu tạo và chức năng hệ hô hấp
a. Cấu tạo hệ hô hấp
Hệ hô hấp gồm có mũi, hầu, khí quản và phổi.
- Mũi: được cấu tạo bởi các xương sụn và bao phủ với lớp niêm mạc. Bề ngoài mặt niêm mạc có
nhiều lông mũi có tác dụng cản bụi. Dưới niêm mạc có nhiều mạch máu sưởi ấm không khí và các
tuyến tiết chất nhày cản bụi, tiêu diệt vi khuẩn. Mũi làm cho không khí qua đó được lọc sạch, sưởi ấm
và làm ẩm. Ngoài ra mũi còn tham gia tiếp nhận các kích thích là mùi nhờ các tổ chức thần kinh trên
thành của khoang mũi.
- Thanh quản: Gồm nhiều mảnh sụn: sụn nhẫn, sụn phễu, sụn giáp, sụn thanh thiệt liên kết với
nhau bằng cơ và dây chằng. Bên trong của thanh quản có lót 1 lớp niêm mạc, trên bề mặt lớp niêm mạc
ở mỗi bên có 2 nếp gấp, đó là các dây thanh âm. Giữa 2 dây thanh âm cùng bên có 1 rãnh lõm xuống
gọi là buồng thanh quản. Khoảng trống giữa 2 thanh âm ở 2 bên gọi là thanh môn . Do áp lực luồng
không khí đi qua thanh quản làm căng (hoặc giãn) dây thanh âm làm thanh môn lúc mở, lúc khép và
phát ra âm thanh. Vai trò: Dẫn khí và phát âm thanh.
- Khí quản gồm 16 – 20 vành sụn móng ngựa, mặt trong có những tiêm mao và tiết dịch nhờn,
để lọc sạch không khí và dẫn khí vào phế quản. KHI tới phổi, khí quản chia thành 2 nhánh đi vào 2 lá
phổi.
- Phổi nằm gồm hai lá phổi nằm trong lồng ngực, phía sau sát với xương sườn, là cơ quan hô
hấp chủ yếu. Ở phổi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Mỗi lá phổi bao gồm:
các thùy phổi, tiểu thùy, phế nang và màng phổi bao bọc. Các tiểu phế quản phân nhánh nhỏ dần,
nhánh tận cùng rất nhỏ, đường kính 0,1 – 0,2mm và nối với phế nang. Phế nang là những túi khí nhỏ
(700 triệu - 800 triệu/ 2 lá phổi) đường kính 0,1 - 0,2 mm. Thành phế nang có những sợi đàn hồi và 1
lớp tế bào biểu bì dẹt có khả năng thực bào và tiêu hủy những tế bào lạ. Bao quanh phế nang là mạng
lưới mao mạch dày đặc.
Phế nang là nơi thực hiện sự trao đổi khí.
b. Động tác thở
Không khí trong phổi luôn luôn được đổi mới nhờ động tác thở. Khi cơ liên sườn ngoài co, nâng
xương sườn lên, xương ức nhô ra về phía trước, làm cho thể tích lồng ngực tăng theo hướng trước sau
và hai bên. Đồng thời cơ hoành co và hạ xuống làm cho thể tích lồng ngực tăng theo hướng trên dưới.
Kết quả là thể tích lồng ngực tăng gây ra áp suất âm trong khoang ngực, do đó phổi bị kéo căng làm
tăng thể tích của phổi và không khí từ ngoài tràn vào phổi. Đó là sự hít vào. Khi các cơ liên sườn ngoài
thôi không co nữa, cơ liên sườn trong co, hạ xương sườn và xương ức xuống, làm cho thể tích lồng
ngực giảm theo hướng trước sau và hai bên. Đồng thời cơ hoành dãn trồi lên trên làm cho thể tích lồng
ngực giảm theo hướng trên dưới. Kết quả là thể tích lồng ngực giảm gây áp suất lớn ép lên phổi, làm
cho không khí trong phổi bị đẩy ra ngoài. Đó là sự thở ra.
Khi thở sâu, ngoài các cơ liên sườn và cơ hoành, còn có sự tham gia của cơ ức đòn chũm, cơ
ngực lớn, cơ răng cưa lớn và cơ bụng. Dưới tác dụng của các cơ này, lồng ngực nở rộng hơn khi hít
vào và thu nhỏ hơn khi thở ra. Do đó, lượng không khí được trao đổi ở phổi tăng lên.
Dung tích sống: Dung tích sống là lượng không khí tối đa có thể trao đổi qua phổi trong một lần
thở. Bình thường mỗi lần hít vào thở ra 0,5l, gọi là khí lưu thông. Sau khi hít vào bình thường, nếu cố
gắng hít vào hết sức sẽ đưa thêm vào phổi khoảng 1,5l khí nữa, gọi là khí bổ trợ. Nếu sau khi đã thở ra
bình thường, cố gắng thở ra thật lực, sẽ đẩy thêm ra khỏi phổi khoảng 1,5l khí nữa gọi là khí dự trữ.
Tuy nhiên, dù đã thở ra tận lực thì phổi cũng không xẹp xuống hoàn toàn, trong phổi vẫn còn chứa
khoảng 1,5l gọi là khí cặn. Như vậy, dung tích sống là lượng khí sau khi đã hít vào hết sức rồi thở ra
tận lực. Nó gồm 3 thành phần hợp lại: khí lưu thông, khí bổ trợ và khí dự trữ. Dung tích sống của nam
vào khoảng 3 – 3,5l ; của nữ là 2,5 – 3l. Việc luyện tập thường xuyên có thể làm tăng dung tích sống.
Lượng khí trao đổi qua phổ trong 1 phút gọi là thể tích phút. ở người lớn, bình thường là 6 – 8l, ở trẻ
em thì nhỏ hơn và thay đổi theo tuổi. Khi lao động, nhịp thở tăng và lượng khí lưu thông tăng nên thể
tích phút tăng lên rất nhiều, nếu là lao động nặng có thể lên đến 60 – 100l.
4.2.4.2. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào
Ở phổi diễn ra sự trao đổi khí giữa mao mạch phổi về phế nang, còn ở mô diễn ra sự trao đổi
khí giữa tế bào và mao mạch. Sự trao đổi khí diễn ra chủ yếu theo cơ chế khuếch tán. Các loại khí CO2
và O2 khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Phân áp của các loại khí tỉ lệ với hàm
lượng của nó.
a. Trao đổi khí ở phổi
Là sự trao đổi khí giữa không khí trong phổi và các chất khí trong máu đến phổi.
Được thực hiện qua bề mặt của phế nang .
Dựa trên hiện tượng khuếch tán các chất khí từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp thấp.

Cơ chế:
Máu chảy xung quanh các phế nang ở phổi là máu từ tĩnh mạch chảy về tim và được đưa lên
phổi nên có tỷ lệ oxi thấp (phân áp của O2: 37 - 40 mmHg), tỷ lệ CO2 cao (phân áp CO2: 46 mmHg).
Không khí trong phế nang là không khí mới hít vào nên có tỷ lệ oxi cao (phân áp của khí O2:
107 - 110 mmHg), CO2 thấp (phân áp của khí CO2: 40 mmHg).
Do có sự chênh lệch về phân áp của các chất khí ở phế nang và ở máu nên sự trao đổi các chất
khí xảy ra, các chất khí khuếch tán từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp thấp, theo sơ đồ:
Các chất khí Phế nang Máu đến phổi
Oxy (O2) 107 - 110mmHg  37 - 40 mmHg
Cacbonic (CO2) 40 mmHg  46 mmHg

Kết quả:
Máu đến phổi có màu đỏ sẫm (có nhiều CO2), sau khi trao đổi, trở thành máu đỏ tươi (có nhiều
oxy) ra khỏi phổi trở về tâm nhĩ trái qua tĩnh mạch phổi.
Phế nang nhận CO2 từ máu rồi CO2 được thải ra ngoài qua động tác thở ra.
b. Trao đổi khí ở tế bào
Là sự trao đổi khí giữa các tế bào và máu
Dựa trên hiện tượng khuếch tán các chất khí từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp thấp.
Cơ chế:
- Tế bào luôn tiêu dùng oxi và thải ra CO2 nên ở tế bào tỷ lệ oxi thấp (P: 0 mmHg),
CO2 cao (P: 60 - 70 mmHg).
- Máu ở mao mạch chảy xung quanh các tế bào là máu động mạch chủ giàu oxi (P: 100 mmHg)
và ít CO2 (P: 40 mmHg).
Do có sự chênh lệch về phân áp của các chất khí giữa máu và tế bào nên xảy ra hiện tượng
khuyếch tán các chất khí theo sơ đồ:
Các chất khí Máu mao mạch Tế bào
Oxy (O2 ) 100 mmHg  0 mmHg
Cacbonic(CO2) 40 mmHg  60 - 70 mmHg
Kết quả:
Máu đỏ tươi khi qua tế bào đã nhường oxy và nhận khí cacbonic trở thành máu đỏ sẫm rồi theo
tĩnh mạch về tim (tâm nhĩ phải).
Tế bào nhận được khí oxy từ máu và thải khí cacbonnic vào máu.
4.2.4.3. Đặc điểm hô hấp của học sinh tiểu học
Sự phát triển của hệ hô hấp còn được phát triển ở học sinh tiểu học. Tới 12 tuổi, sự hình thành
khoang sọ, khoang mũi về cơ bản được kết thúc. Tới 12 tuổi ở em trai, chiều dài của những dây thanh
âm chính thức trở nên lớn hơn so với em gái, điều này làm hạ thấp giọng nói của các em trai. Tới 8 –
10 tuổi, trọng lượng của 2 lá phổi đạt được 455 – 495g. Tần số hô hấp trong 1 phút bị giảm từ 23
xuống 21. Độ sâu của hô hấp tăng từ 163cm3 ở 7 tuổi lên 260cm 3 ở 12 tuổi. Thể tích phút của hô hấp
từ 7 tuổi đến 12 tuổi tăng từ 3650cm3 lên 4700cm 3. Thể tích phút tương đối của hô hấp trên kg trọng
lượng ở tuổi 11 lớn hơn 1,5 lần so với ở người lớn, và là 150cm 3. Bởi vậy, sự cung cấp oxi cho máu và
sự thải CO2 tương đối tốt hơn so với ở người lớn. Dung tích sống của phổi từ 7 đến 12 tuổi tăng từ
1.400cm3 lên 2.200cm3 ở em trai và từ 1.200cm3 lên 2.000cm3 ở em gái. Giới hạn hô hấp được tăng từ
40 lên 60dm3, còn dự trữ hô hấp cũng được tăng lên tương ứng một cách rõ rệt. Theo lứa tuổi, sự hấp
thụ oxi từ 1dm3 không khí tăng đến 35 – 36cm3. Nhu cầu về oxi tăng từ 140cm3 đến 195cm3 trong 1
phút ở trạng thái tĩnh.
4.2.5. Hệ bài tiết
4.2.5.1. Cấu tạo và chức năng của hệ bài tiết
a. Cấu tạo:
Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm 2 quả thận, 2 ống dẫn nước tiểu (niệu quản), bóng đái (bàng
quang) và ống dẫn đái. Thận có tổ chức lọc nước tiểu, ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bóng đái và
ống dẫn đái dẫn nước tiểu từ bàng quang xuống cơ quan bài tiết nước tiểu ra ngoài.
* Thận:
Gồm 2 quả thận màu đỏ nâu nằm sát thành sau khoang bụng ở hai bên cột sống (từ đốt sống
ngực 11 - 12 đến đốt sống lưng 1 - 2). Thận phải thấp hơn thận trái 2 - 3 cm.
Kích thước: dài 10 - 12 cm, rộng 5 - 6 cm, dày 3 - 4 cm. Khối lượng: 100 - 120 g
Hình dạng: hạt đậu, chính giữa bờ cong nhỏ là rốn thận, là nơi ra vào của động mạch, tĩnh mạch,
dây thần kinh, niệu quản.
Mỗi quả thận gồm 2 miền: Miền vỏ nằm ngoài màu nâu đỏ, dày 5 - 7 mm, có nhiều mao mạch
và các cấu trúc hình hạt gọi là cầu thận; miền tủy nằm trong, màu sáng, chứa hệ thống ống thận tạo
thành các hình tháp, đáy của tháp bắt nguồn từ lớp vỏ, còn đỉnh thì hướng vào bể thận.
Đơn vị hoạt động của thận là Nephron. Mỗi quả thận gồm khoảng 1 triệu đơn vị thận. Mỗi đơn
vị thận gồm: cầu thận, ống thận.
- Cầu thận: gồm nang Bowman và quản cầu Malpghi. Nang Bowman là 1 khoang rỗng bao bọc
lấy quản cầu, nang Bowman thông với ống thận. Quản cầu Malpighi: là 1 búi mao mạch (khoảng 50
mao mạch rất nhỏ), quản cầu nằm gọn trong nang Bowman.
- Ống thận: gồm ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa.
Ống góp: không thuộc đơn vị thận mà nhận nước tiểu từ nhiều đơn vị thận đổ tới. Nhiều ống
góp nhỏ đổ vào ống góp chung và nhiều ống góp chung chụm đầu lại thành bó tháp thận để đổ nước
tiểu vào bể thận.
* Niệu quản
Gồm hai niệu quản hình ống dài 25 - 30 cm, xuất phát từ bể thận và nối với bàng quang. Thành
niệu quản, có ba lớp: Lớp ngoài là màng liên kết, lớp giữa là cơ trơn: gồm cơ vòng, cơ dọc, lớp trong là
màng nhầy. Niệu quản co bóp trung bình 1 - 2 lần/ phút đưa nước tiểu xuống bàng quang.
* Bàng quang
Nằm ở hố chậu bé trước trực tràng (ở nam), trước tử cung và âm đạo (ở nữ). Thành bàng quang
gồm 3 lớp: Lớp ngoài: là màng liên kết ; lớp giữa: là cơ vòng, cơ dọc đan chéo vào nhau, đầu dưới
bàng quang (cổ bàng quang) cơ vòng tạo thành cơ thắt trơn ở trong và một cơ thắt vân ở ngoài, các cơ
này chỉ giãn ra khi đi tiểu; lớp trong là niêm mạc có nhiều nếp gấp có tác dụng làm cho bàng quang
giãn ra khi chứa nhiều nước tiểu.
* Niệu đạo
Là một ống nhỏ có nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Ở nam niệu đạo chung với
đường dẫn tinh.
b. Cơ chế tạo nước tiểu:
Cơ chế tạo nước tiểu theo quy luật áp suất thẩm thấu và những phương thức vận chuyển tích
cực. Có 2 giai đoạn chủ yếu: lọc ở nang Baoman và lọc ở ống thận.
* Giai đoạn lọc ở nang Baoman
Diễn ra ở nang Bowman và kết thúc bằng sự tạo thành nước tiểu đầu (dịch lọc).
Động mạch thận mang máu đến thận được phân chia thành nhiều động mạch nhỏ và cuối cùng
tạo thành hệ thống mao mạch của quản cầu Malpighi. Ở đây máu có áp lực lớn nên nước và các chất
hoà tan trong nước (trừ protein) được thấm qua thành mao mạch vào khoang Bowman tạo thành nước
tiểu loạt đầu.
Trung bình mỗi phút có 1300ml máu chảy qua thận (tương đương 650 ml huyết tương) và có
125 ml dịch lọc được tạo thành.
Mỗi ngày thận lọc khoảng 170 - 180 lít dịch lọc (nước tiểu loạt đầu).
Thành phần nước tiểu lọat đầu gần giống thành phần huyết tương gồm nước, đường glucozơ,
muối, chất thải.
* Giai đoạn lọc ở ống thận (tái hấp thu hình thành nước tiểu chính thức)
Xảy ra ở các ống nước tiểu uốn khúc (ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa) và kết thúc bằng
sự tạo thành nước tiểu chính thức.
Nước tiểu loạt đầu chảy theo chiều dài của ống thận, nhiều chất được hấp thu trở lại máu:
+ Nước hấp thu: 98 - 99 %.
+ Protein, axit amin: hấp thu 100 %.
+ Glucozơ: được hấp thu hòan toàn nếu nồng độ trong máu nhỏ hơn 180mg/l.
+ Na+ Cl – ; vi tamin: hấp thu lại 98 %.
+ Một số chất khác: axit Uric, Ure, Ca2++ , H3PO4: được hấp thu với tỉ lệ thấp.
+ Creatin, xenlulô, H2SO4...: không được hấp thu.
Cùng với quá trình tái hấp thu, 1 số chất như sản phẩm quá trình chuyển hóa (NH 3, K+), một số
chất lạ, màu thực phẩm… được bài tiết vào ống thận.
Kết quả từ 170 - 180 lít dịch lọc đã tạo thành 1 - 1,5 lít nước tiểu chính thức.
Nước tiểu chính thức theo các ống góp đổ vào các tháp thận rồi vào bể thận.
Thành phần nước tiểu chính thức gồm: nước, ure, axit uric, creatin, các sản phẩm trao đổi, một
số muối vô cơ ….
c. Sự bài tiết nước tiểu:
Nước tiểu chảy xuống bóng đái nhờ nhu động của 2 niệu quản, cổ bóng đái có cơ thắt trơn ở
phía trên và cơ thắt vân ở phía dưới. Các cơ này chịu sự chi phối của trung ương thần kinh. Khi nước
tiểu chứa đầy bóng đái làm căng bóng đái, kích thích cơ quan thụ cảm, làm xuất hiện xung động thần
kinh truyền về trung khu phản xạ tiểu tiện ở tuỷ sống, gây ra phản xạ. Trung khu ở tuỷ sống lại chịu
ảnh hưởng của các trung khu cao hơn như hành tuỷ, não trung gian và vỏ não. ở trẻ em, khả năng kìm
nén phản xạ tiểu tiện được tăng dần theo tuổi.
d. Sự bài tiết qua da:
Mồ hôi được tiết ra liên tục. Số lượng mồ hôi tiết ra trong một ngày phụ thuộc vào nhiệt độ
không khí bên ngoài. Khi nhiệt độ môi trường thấp, mỗi ngày cơ thể tiết 500 – 700ml mồ hôi. Còn khi
nhiệt độ môi trường cao, mồ hôi tiết ra nhiều hơn, có thể tới vài lít. Sự tiết mồ hôi có tác dụng điều hoà
thân nhiệt. Muốn thân nhiệt không thay đổi, cơ thể phải luôn bài tiết ra ngoài một lượng nhiệt nhất
định. Lượng nhiệt này một phần thoát ra ngoài cùng với khí thở ra, một phần theo phân và nước tiểu,
nhưng có khoảng 90% là qua da. Sự tiết mồ hôi được điều hoà bởi hệ thần kinh. Phản xạ tiết mồ hôi là
phản xạ tự động do tuỷ sống và hành tuỷ điều khiển, kích thích trực tiếp là nhiệt độ của môi trường
xung quanh.
4.2.5.2. Đặc điểm bài tiết của học sinh tiểu học
Bề mặt tương đối của da trên 1kg trọng lượng cơ thể ở học sinh tiểu học vượt bề mặt thân thể
của người lớn 0,5 lần. Do đó, sự toả nhiệt ở chúng lớn hơn rõ rệt so với ở người lớn. Lượng nước tiểu
trong 1 ngày đêm tăng lên đến 0,5dm3, còn lượng nước tiểu trong 1 khẩu phần là 150 – 250cm3. Khối
lượng tương đối của urê, axit uric, muối clorua và phôtphat trên 1kg trọng lượng nhỏ hơn chút ít so với
ở trẻ mẫu giáo, nhưng khối lượng tuyệt đối của chúng lại lớn hơn một cách rõ rệt. Bởi vậy tỉ trọng
nước tiểu tăng lên. Do sự hoàn thiện chức năng của hệ thần kinh mà các quá trình thực vật trở nên ổn
định hơn.
4.2.6. Hệ thần kinh
4.2.6.1. Tế bào thần kinh (nơ ron)
a. Cấu tạo
Tế bào thần kinh vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn
vị chức năng của hệ thần kinh. Đó là những tế bào được
biệt hoá cao thích nghi với chức năng phát sinh và dẫn
truyền xung động thần kinh. Chúng có hình dạng, kích
thước khác nhau nhưng đều gồm 3 phần:
* Thân tế bào: Hình cầu, hình que hoặc hình sao.
- Ngoài là màng
- Trong là nguyên sinh chất chứa vô số những hạt
màu xám (gọi là thể NISS) chứa nhiều ARN.
Hình
6.1. Tế bào thần kinh
Thể NISS chứa đựng bí ẩn về bản chất hoạt động
của tế bào thần kinh. Khi tế bào thần kinh mệt mỏi, tổn
thương thì thể NISS cũng mất theo.
- Giữa là nhân chứa ADN
* Nhiệm vụ của thân tế bào:
- Nuôi dưỡng tế bào
- Truyền hưng phấn
- Giữ lại dấu vết hưng phấn đã truyền qua
- Tạo nên chất xám ở vỏ não và tủy sống
* Đuôi gai (tua ngắn)
Là những tua bào tương ngắn và phân nhánh ở gần thân tế bào, làm nhiệm vụ tiếp nhận các
xung thần kinh.
* Sợi trục (tua dài)
- Là một tua bào tương dài từ một vài m đến 1m.
- Đầu tận cùng chia thành nhiều nhánh, tận cùng của mỗi nhánh được nối với các tua ngắn của
các tế bào thần kinh khác (phần nối đó gọi là diện tiếp hợp - xi náp).
- Sợi trục thường được bao bọc bởi các tế bào Schwanm tạo nên lớp vỏ. Các tế bào Schwanm
xếp không liền nhau tạo nên những khe hở (eo Ranvier), có tác dụng dẫn truyền hưng phấn rất nhanh.
Giữa các lớp của tế bào Schwanm có chứa chất myelin có tính cách điện.
- Các sợi trục tập trung thành từng bó sợi thần kinh, tạo nên chất trắng của hệ thần kinh.
- Nhiệm vụ: dẫn truyền xung động thần kinh.
b. Nhiệm vụ của nơ ron
- Tiếp nhận, xử lý, tàng trữ thông tin.
Thực hiện được nhiệm vụ này là do nơ ron có khả năng hưng phấn (hưng phấn là sự thay đổi từ
trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hoạt động, biểu hiện trước hết ở sự xuất hiện dòng điện động của
nơ ron).
- Dẫn truyền thông tin
+ Trong 1 nơ ron hưng phấn được dẫn truyền theo 1 chiều từ tua ngắn sang thân tế bào, rồi sang
tua dài.
+ Sự dẫn truyền từ nơ ron này sang nơ ron khác được thực hiện qua xi náp bởi các chất môi giới
hóa học.
Xi náp là nơi tiếp xúc giữa nhánh tận cùng của sợi trục tế bào thần kinh trước với đuôi gai hoặc
thân của tế bào thần kinh tiếp theo.
+ Tốc độ dẫn truyền phụ thuộc vào cấu tạo sợi thần kinh. Các sợi thần kinh có đường kính to
dẫn truyền nhanh hơn các sợi nhỏ, các sợi có vỏ mielin dẫn truyền nhanh hơn các sợi không có vỏ
mielin.
+ Trong 1 bó sợi thần kinh, xung động được dẫn truyền riêng rẽ trong từng sợi.
4.2.6.2. Hệ thần kinh người
Vai trò của hệ thần kinh người
- Nhờ có hệ thần kinh nói chung và bộ phận trung ương nói riêng – não bộ và tuỷ sống – mà cơ
thể tiếp nhận được tất cả mọi biến đổi xảy ra trong môi trường bên trong và bên ngoài, và phản ứng lại
một cách tích cực đối với những biến đổi đó, làm thay đổi quan hệ của mình đối với chúng.
- Hệ thần kinh bảo đảm hoạt động thống nhất của các mô và cơ quan với nhau, điều chỉnh sự
hoạt động của chúng làm cho hoạt động của các cơ quan thích nghi với những điều kiện luôn thay đổi
của môi trường bên ngoài trong từng thời điểm riêng lẻ cũng như trong suốt cuộc đời của cơ thể.
- Nhờ có phần cao cấp của hệ thần kinh – bán cầu đại não và đặc biệt là vỏ não – mà con người
có tư duy và tâm lí. Vỏ não là cơ sở vật chất của toàn bộ hoạt động tâm lí của con người. Hệ thần kinh
chính là cơ quan điều khiển, điều hoà và phối hợp các hoạt động của cơ thể như là một khối thống
nhất.

a. Trung ương thần kinh


* Tủy sống
Cấu tạo ngoài:
- Gồm 31 đốt sống nằm trong cột sống, từ đốt sống cổ 1 đến đốt thắt lưng 2.
- Hình trụ hơi dẹp, có màng bao bọc.
- Màu trắng, mềm.
- Có 2 đoạn phình: phình cổ và phình thắt lưng là nơi xuất phát của các dây thần kinh đi tới tay
và chân.
- Mặt trước và mặt sau tuỷ sống có rãng trước và rãnh sau.
- Ở 2 bên có rãnh bên là nơi xuất phát của các dây thần kinh
tuỷ.
Cấu tạo trong: gồm 2 phần
- Chất xám: hình chữ H nằm giữa tuỷ sống, do thân và tua
ngắn của nhiều tế bào thần kinh làm thành, là căn cứ của phản xạ
không điều kiện.
- Chất trắng: bao quanh chất xám, do nhiều bó sợi thần kinh làm thành, tạo thành các đường dẫn
truyền nối các căn cứ thần kinh với nhau và với não bộ.
Hình 6.2. Cấu tạo tủy
sống
Chức năng:
- Là trung ương của những phản xạ không điều kiện như phản xạ đầu gối, giãn cơ, co duỗi, tư
thế (gọi chung là phản ứng bản thể), phản xạ tiết dịch, bài xuất nước tiểu, đại tiện (phản xạ dinh
dưỡng).
- Dẫn truyền xung động thần kinh, đảm bảo mối liên hệ giữa các phần trong tủy sống và giữa
tủy sống với não.
* Não bộ: nằm trong hộp sọ. Bao gồm 3 phần
Thân não: Gồm hành tủy, não giữa, não trung gian.
Hành tuỷ: nằm ngay trên tuỷ sống.
- Chất xám tập trung thành những nhân
xen lẫn vào chất trắng. Hành tuỷ tập trung
nhân của hầu hết dây thần kinh não.
- Hành tuỷ có nhiều trung khu TK
quan trọng đối với cơ thể: hô hấp, tuần hoàn,
vận động tim mạch, tiết mồ hôi, mút, nhai,
tiết nước bọt, nuốt, nôn, phối hợp cử động
làm thay đổi vị trí cơ thể…
Hình 6.3. Não bộ người bổ dọc
- Phản xạ của hành tuỷ phức tạp hơn,
hoàn thiện hơn phản xạ của tuỷ sống.
Khi phá hành tuỷ, cơ thể sẽ chết ngay.
Não giữa: nằm trên hành tuỷ
- Ở não giữa có những trung khu
(nhân) tham gia vào điều hoà tư thế và sự vận động của cơ thể tham gia vào các phản xạ định hướng về
thị giác và thính giác.
- Tham gia vào điều tiết trương lực cơ.
- Mất não giữa, con vật duỗi thẳng chân, đầu ngả ra sau.
Não trung gian: là phần nối não giữa với vỏ não.
Chức phận chủ yếu của não trung gian là do vùng dưới đồi và đồi thị đảm nhiệm.
Là nơi chuyển giao các đường hướng tâm trước khi tới vỏ não
- Trung tâm của các phản xạ về cảm giác đau.
- Tham gia vào việc điều hoà vận động cảm xúc.
- Điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết, trao đổi nước, muối, thân nhiệt.
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
- Điều hòa xúc cảm và trạng thái ngủ.
- Điều khiển bản năng…
Mất não trung gian: có hiện tượng co giật ở mặt và chi, mạch đập và cử động ruột bị rối loạn.
Tiểu não: nằm dưới các bán cầu đại não.
- Chất xám nằm ngoài, chất trắng nằm trong xen kẽ vào chát xám.
- Vai trò: Phối hợp những cử động nhằm giữ cho cơ thể thăng bằng, đảm bảo tính chính xác của
các cử động.
Kích thích tiểu não gây tăng huyết áp, giãn đồng tử và các phản ứng khác.
Đại não: là phần lớn nhất, quan trọng nhất của hệ thần kinh trung ương.
Cấu tạo:
- Bao gồm 2 nửa gọi là bán cầu đại não (trái và phải) nối với nhau qua thể chai.
- Bề mặt của bán cầu đại não có 3 rãnh chia bán cầu đại não thành 4 thuỳ (trán, đỉnh, chẩm, thái
dương). Mỗi thuỳ có những rãnh nông hơn chia não thành nhiều hồi não và làm tăng diện tích não
(2000 - 2500 cm2)
- Vỏ não được cấu tạo bằng chất xám và chất trắng
+ Chất xám: nằm ngoài dày 2 - 4 mm gồm khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh.
+ Chất trắng: nằm ngay dưới chất xám được cấu tạo bởi các sợi thần kinh, tạo thành 1 hệ thống
các đường dẫn truyền ở não bộ, nối liền não bộ với tuỷ sống và với tất cả các bộ phận của cơ thể.
- Các vùng của vỏ não:
Ở lớp vỏ bán cầu đại não, các lớp tế bào phân bố không đều và có sự phân chia về chức năng
tạo nên nhiều vùng nhiều miền khác nhau. Có khoảng 52 vùng .
Vùng vận động, vùng nói, viết: ở thùy trán
Vùng thính giác, vị giác, hiểu tiếng nói: ở thùy thái dương
Vùng thị giác, hiểu chữ viết: ở thùy chẩm
Vùng vận động: ở thùy đỉnh
Hình 6.4. Đại não nhìn mặt ngoài
Chức năng của đại não:
- Là trung ương của các phản xạ có điều kiện, cảm giác, ý
thức, trí nhớ, trí khôn.
Người bị tổn thương não do bệnh tật, tai nạn...sẽ bị tê liệt,
mất cảm giác, mù, điếc, câm, trí nhớ giảm…
- Đảm bảo cho cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài.
b. Thần kinh ngoại biên
* Dây thần kinh: có 2 loại
Dây thần kinh não: gồm 12 đôi xuất phát từ mặt dưới của bộ não (trừ dây thần kinh số 4 xuất
phát từ mặt lưng của não giữa) tỏa ra khắp các cơ quan ở mặt và cổ. Riêng dây số 10 (dây phế vị) dây
thần kinh não dài nhất phân nhánh đến tận các cơ quan trong khoang ngực và bụng.
Dây thần kinh tuỷ: gồm 31 đôi xuất phát từ tuỷ sống toả ra khắp các cơ quan.
Mỗi dây thần kinh tủy do rễ trước và rễ sau ở mỗi bên hợp thành. Sau đó dây này sẽ chui qua lỗ
gian đốt của cột sống tỏa nhánh vào các cơ quan (xem hình cấu tạo tủy sống).
Nhiệm vụ của các dây thần kinh:
- Dẫn truyền các luồng thần kinh từ các cơ quan của cơ thể vào trung ương thần kinh (dây
hướng tâm).
- Dẫn truyền các luồng thần kinh từ trung ương thần kinh đến các cơ quan thực hiện phản ứng
(dây ly tâm).
- Dây thần kinh pha gồm cả hai loại sợi (li tâm và hướng tâm). Các sợi hướng tâm thường được
ghép nối với các sợi ly tâm từ tế bào thần kinh vận động (từ trung ương đến ngoại vi) tạo thành dây
thần kinh hỗn hợp, hay còn gọi là 2 pha, dẫn tín hiệu theo hai chiều.
b. Hạch thần kinh
Là những khối nơron nằm ngoài phần trung ương thần kinh, gồm hai chuỗi hạch thần kinh dinh
dưỡng nằm 2 bên cột sống và hạch mặt trời nằm trong khoang bụng.
4.2.6.3. Sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ em tiểu học
Cho tới lúc ra đời, não bộ của đứa trẻ vẫn chưa được phát triển đầy đủ, mặc dù có cấu tạo và
hình thái không khác với não của người lớn là mấy. Nó có kích thước nhỏ hơn và trọng lượng khoảng
370 – 392g.
Trọng lượng của não tăng lên mạnh mẽ trong 9 năm đầu tiên. Tới tháng thứ 6, trọng lượng của
não đã tăng gấp đôi; tới 3 tuổi – tăng gấp ba; lúc 3 tuổi thì trung bình là 1300g – chỉ kém não người lớn
có 100g mà thôi! ở tuổi dậy thì, trọng lượng não hầu như không thay đổi. Nhưng sự thật thì có những
biến đổi về tế bào học và về chức năng rất tinh vi trong tất cả các giai đoạn phát triển, bao gồm cả tuổi
dậy thì. Sự phát triển của các đường dẫn truyền diễn ra rất mạnh mẽ, tăng lên theo tuổi và được tiếp tục
đến 14 – 15 tuổi, do đó cấu tạo tế bào của vỏ não của trẻ em 7 tuổi về cơ bản giống với người lớn.
Sự myêlin hóa sợi thần kinh là một giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ, làm cho hưng
phấn được truyền đi một cách riêng biệt theo các sợi thần kinh, do đó hưng phấn đi đến vỏ não một
cách chính xác, có định khu, làm cho hoạt động của trẻ hoàn thiện hơn. Gần tới 2 tuổi thì quá trình
myêlin hoá được hoàn tất về cơ bản.
Khoảng giữa 7 – 14 tuổi, các rãnh và hồi não đã có hình dáng giống của người lớn.
Sau khi sinh, tiểu não bắt đầu tăng trưởng mạnh, từ 3 tháng đã có sự phân hoá trong cấu trúc tế
bào của tiểu não. Trong khoảng từ 1 đến 2 tuổi thì tiểu não của trẻ có khối lượng và kích thước tương
đối gần với tiểu não của người lớn.
Tới 5 – 6 tuổi thì hành tuỷ và não giữa giữ vị trí giống như vị trí có được ở người lớn xét về mặt
chức năng.
Sau năm đầu, khối lượng của tuỷ sống được tăng gấp đôi, tới 5 tuổi – gấp ba và lúc 14 – 15 tuổi
tăng gấp 4 – 5 lần.
Hoạt động TKCC của trẻ phát triển cùng với sự trưởng thành về hình thái của não bộ. Những
năm đầu tiên của trẻ là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ của hoạt động TKCC. Cũng trong giai
đoạn đó, các cơ quan cảm giác và các phần vỏ não của cơ quan phân tích được phát triển. Hệ vận động
được phát triển với nhịp độ nhanh. Cuối cùng, hệ thống tín hiệu thứ hai – ngôn ngữ của trẻ – bắt đầu
phát triển.
4.2.6.4. Vệ sinh, bảo vệ hệ thần kinh cho trẻ
+ Nuôi dưỡng trẻ tốt: Đặc biệt là thức ãn giàu protein động vật đóng vai trò tạo hình - xây dựng
nên tế bào thần kinh, chất béo tham gia vào cấu tạo màng myelin là hợp chất phốtpho lipit có màu
ưắng.
+ Duy trì chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giữ cho hệ thần kinh luôn ở trạng thái hưng phấn
thích hợp, tránh xáo trộn dẫn đến trẻ mệt mỏi, căng thẳng thần kinh.
+ Đảm bảo giấc ngủ an toàn và đầy đủ, phòng tránh bệnh tật.
+ Tránh kích thích mạnh, kéo dài có hại cho hệ thần kinh.
+ Tránh va chạm mạnh ảnh hưởng não bộ, không chơi trò nguy hiểm, khi đi xe gắn máy phải
đội nón bảo hiểm..
+ Để giúp hệ thần kinh phát triển tốt thì phải đảm bảo đúng nguyên tắc dạy học phù hợp với lứa
tuổi (xếp giờ học động xen kẽ giờ học tĩnh, hạn chế sự chú ý tích cực của trẻ em mẫu giáo khổng quá
15 phút), tổ chức có trò chơi phát triển trí thổng minh cho trẻ, rèn khả năng suy luận, phán đoán.
+ Chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vì ngôn ngữ có phát triển thì tư duy trí tuệ mới phát triển.
+ Đáp ứng đủ nhu cầu vận động của cơ thể, nhu cầu giao tiếp cho trẻ. Vì giao tiếp là nguồn gốc
của nhận thức.
4.2.6.5. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người
a. Học thuyết hoạt động thần kinh cấp cao của I.P. Pavlov
Theo I.P. Pavlov, phản xạ có điều kiện là đơn vị chức năng của hoạt động TKCC, được tạo ra
trên cơ sở hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các nhóm tế bào thần kinh khác nhau của
vỏ não. Toàn bộ học thuyết được xây dựng theo 3 nguyên tắc dưới đây:
– Nguyên tắc quyết định luận: Mọi phản xạ đều là phản ứng của cơ thể đối với những tác động
từ môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Mỗi phản xạ đều có nguyên nhân gây ra nó. Pavlov đã
chỉ ra rằng: Phản xạ là các phản ứng do hoạt động của não bộ tạo ra.
– Nguyên tắc cấu trúc: Cơ chế sinh lí của phản xạ có điều kiện là các đường liên hệ thần kinh
tạm thời. Bản thân các đường liên hệ thần kinh tạm thời bao giờ cũng do cấu trúc nhất định thực hiện,
tạo thành các mối tươngquan chức năng mới trong quá trình phát triển cá thể.
– Nguyên tắc phân tích và tổng hợp: Trong hoạt động thần kinh luôn luôn tồn tại hai quá trình –
phân tích và tổng hợp. Quá trình phân tích xảy ra ngay tại các cơ quan thụ cảm. Vỏ bán cầu đại não
đảm nhiệm chức năng phân tích và tổng hợp cao cấp. Vỏ bán cầu đại não điều khiển mọi hoạt động.
Các đường liên hệ thần kinh tạm thời cũng như các hiện tượng tâm lí được hình thành trên vỏ não.
b. Phản xạ
Phản xạ là phản ứng của cơ thể để trả lời kích thích nhận được thông qua trung ương thần kinh.
Ví dụ: Tay sờ vào vật nóng - tay co lại, nghe tiếng gọi - quay đầu lại, thói quen ngủ dậy lúc 5 giờ.
Cung phản xạ là con đường dẫn truyền thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh
đến cơ quan phản ứng. Một cung phản xạ gồm: (1) Cơ quan thụ cảm: tiếp nhận kích thích;(2) Dây thần
kinh hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan nhận cảm vào trung ương thần kinh; (3) Trung
ương thần kinh (não, tuỷ sống): phân tích tổng hợp kích thích; (4) Dây thần kinh ly tâm: dẫn truyền
xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời (cơ quan phản ứng); (5) Cơ quan thực hiện
phản ứng: là cơ hoặc tuyến.
Sau khi trả lời kích thích, từ cơ quan phản ứng sẽ có những xung động thần kinh chạy ngược về
trung ương thần kinh (theo đường liên hệ ngược). Từ trung ương thần kinh có quá trình phân tích và
đưa ra những mệnh lệnh mới bổ sung, điều chỉnh để cơ thể có những phản ứng tiếp theo phù hợp. Như
vậy đường đi của xung thần kinh theo một đường xoáy chôn ốc mở rộng mãi ra, nhờ đó cơ thể có một
chuỗi những hoạt động kế tiếp nhau.
Các phản xạ của người và động vật gồm 2 nhóm: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều
kiện.
Phản xạ không điều kiện là phản ứng bẩm sinh của cơ thể đối với các tác nhân kích thích của
môi trường, nó có tính chất bẩm sinh, di truyền. Có 3 loại phản xạ không điều kiện: ăn uống, tự vệ,
sinh dục. Ví dụ: phản xạ ho, hắt hơi khi có vật lạ vào đường hô hấp.
Phản xạ có điều kiện là phản ứng được hình thành trong quá trình sống của cá thể dựa trên cơ sở
một đường liên lạc thần kinh tạm thời giữa 2 điểm hưng phấn trên vỏ não (một điểm do kích thích
không điều kiện, một điểm do kích thích có điều kiện).
Phản xạ có điều kiện là một phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể với môi trường.
Hai loại phản xạ này có những đặc điểm khác nhau như sau:
Tính chất của phản xạ không điều kiện Tính chất của phản xạ có điều kiện
1. Trả lời các kích thích tương ứng hay 1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích
kích thích không điều kiện. thích có điều kiện đã được kết hợp với kích
thích không điều kiện một số lần.
2. Bẩm sinh. 2. Hình thành trong đời sống (do học tập).
3. Dễ mất khi không củng cố.
3. Bền vững. 4. Có tính chất cá thể, không di truyền.
4. Có tính chất di truyền, mang tính chất
chủng loại. 5. Số lượng không hạn định.
5. Số lượng hạn chế. 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời.
6. Cung phản xạ đơn giản. 7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của
7. Trung ương nằm ở trụ não, tuỷ sống. vỏ não.
c. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện
Theo Pavlov, phản xạ có điều kiện được thành lập trên cơ sở hình thành một con đường mới mà
qua đó các luồng xung động thần kinh được dẫn truyền. Phản xạ có điều kiện được thiết lập sau khi đã
có sự đóng lại của đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa hai phần của vỏ não. Điều này đã dẫn Pavlov
đến sự phân biệt 2 cơ chế phản xạ trong hệ thần kinh trung ương: cơ chế “dẫn” đối với phản xạ không
điều kiện và cơ chế “nối” đối với phản xạ có điều kiện.
Theo quan niệm của Pavlov, việc thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời chỉ có thể thực
hiện được trong trường hợp trên vỏ não xuất hiện đồng thời 2 điểm hưng phấn: một điểm thuộc trung
khu nhận kích thích có điều kiện (vô quan) và một điểm thuộc trung khu của phản xạ không điều kiện,
hay nói chính xác hơn là điểm đại diện trên vỏ não của trung khu đó.
Dần dần giữa 2 điểm đó hình thành một đường liên hệ tạm thời. Lúc đầu, Pavlov cho rằng
đường liên hệ tạm thời được nối theo một chiều từ điểm hưng phấn yếu đến điểm hưng phấn mạnh.
Sau này ông kết luận rằng đường liên hệ tạm thời xảy ra theo cả 2 chiều.
Ví dụ: Thành lập phản xạ có điều kiện tiết nước bọt ở chó bằng ánh đèn của Paplop.
Cho chó ăn: chó tiết nước bọt (phản xạ không điều kiện).
Bật đèn rồi cho ăn: chó tiết nứơc bọt.
Lặp lại nhiều lần.
Bật đèn chưa cho ăn: chó tiết nước bọt (phản xạ có điều kiện).
Cơ chế: Khi cho chó ăn, thức ăn chạm vào lưỡi làm xuất hiện 1 xung thần kinh chạy về trung
khu ăn uống ở hành tuỷ làm trung khu này hưng phấn. Hưng phấn truyền về tuyến nước bọt làm nước
bọt tiết ra (phản xạ không điều kiện), đồng thời từ trung khu ăn uống ở hành tuỷ có 1 xung thần kinh
gửi lên điểm đại diện trên vỏ não (điểm ăn uống) làm điểm này cũng hưng phấn.
Khi bật đèn sáng, bộ phận nhận cảm ở mắt chó tiếp nhận kích thích và cũng gây hưng phấn ở
điểm thị giác trên vỏ não.
Kết hợp bật đèn và cho chó ăn: trên vỏ não có hai trung khu: ăn uống và thị giác cùng hưng
phấn. Do hiện tượng lan tỏa, hưng phấn ở 2 điểm đại diện này sẽ lan tỏa sang nhau, hưng phấn ở điểm
ăn uống có ý nghĩa sinh học lớn hơn nên nó hút hưng phấn ở điểm thị giác về phía nó.
Sau nhiều lần kết hợp bật đèn và cho ăn thì hình thành đường liên hệ tạm thời giữa 2 điểm đại
diện thị giác và ăn uống, phản xạ có điều kiện về tiết nước bọt bằng ánh đèn được thành lập.
Như vậy, theo Paplop, đường liên hệ thần kinh tạm thời nằm theo sơ đồ vỏ não - vỏ não.
Sau này có nhiều nhà khoa học đã chứng minh đường liên hệ thần kinh tạm thời còn theo sơ đồ
vỏ não – dưới vỏ não - vỏ não.
d. Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện
Để bảo đảm cho việc thành lập phản xạ có điều kiện được nhanh chóng và lâu bền, cần chú ý
những điều kiện sau:
–Phải lấy một phản xạ không điều kiện làm cơ sở. Trong trường hợp thành lập phản xạ có điều
kiện cấp cao, thì phản xạ có điều kiện mới được xây dựng trên cơ sở một phản xạ có điều kiện đã có.
–Phải có một số lần kết hợp nhất định giữa kích thích có điều kiện và không điều kiện (hoặc
kích thích có điều kiện đã có). Số lần kết hợp này nhiều hay ít là tuỳ theo từng trường hợp và tuỳ theo
từng đứa trẻ.
–Kích thích có điều kiện càng vô quan (nghĩa là không liên quan đến phản xạ không điều kiện
hoặc có điều kiện được dùng làm cơ sở) thì càng dễ thành lập phản xạ có điều kiện. Như thế có nghĩa
là, về phương diện sinh học, kích thích có điều kiện phải được chọn trong những kích thích yếu hơn
kích thích không điều kiện (chủ yếu về cường độ sinh học).
–Kích thích có điều kiện phải tác động trước hay đồng thời với kích thích không điều kiện. Nếu
kích thích có điều kiện tác động trước thì vẫn có thể lập được phản xạ có điều kiện, nhưng không vững
chắc và rất khó khăn vì bị ảnh hưởng âm tính từ trung khu hưng phấn do kích thích không điều kiện
gây nên.
– Cuối cùng, vỏ não của động vật thí nghiệm phải nguyên vẹn về mặt cấu tạo và khoẻ khoắn về
mặt sinh lí, vì đường liên hệ tạm thời được “nối” lại trên vỏ não. Tuổi của vỏ não cũng có ảnh hưởng,
trẻ càng nhỏ thì càng dễ thành lập phản xạ có điều kiện.
e. Phân loại phản xạ có điều kiện:
Có nhiều cách phân loại khác nhau. Xét về tính chất của kích thích có điều kiện, có thể phân
loại thành những loại phản xạ có điều kiện cơ bản sau:
– Phản xạ có điều kiện với những kích thích từ các thụ quan bên trong hoặc bên ngoài.
–Phản xạ có điều kiện với kích thích thời gian.
–Phản xạ có điều kiện nhiều cấp: Phản xạ có điều kiện cấp một là phản xạ có điều kiện được
củng cố bằng phản xạ không điều kiện. Phản xạ có điều kiện cấp hai là phản xạ có điều kiện được củng
cố bằng một phản xạ có điều kiện đã có. Một phản xạ có điều kiện được củng cố bằng một phản xạ có
điều kiện cấp hai gọi là phản xạ có điều kiện cấp ba… Cứ như thế ta có được những phản xạ có điều
kiện nhiều cấp.
f. Ức chế phản xạ có điều kiện:
Trong những tình huống khác nhau, phản xạ có điều kiện có thể bị chèn ép hay không xuất hiện.
Đó là hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện. Có 2 nhóm: ức chế ngoài (ức chế không điều kiện) và ức
chế trong (ức chế có điều kiện).
– Ức chế ngoài
Đó là những ức chế mà nguyên nhân gây ra nó nằm ở ngoài vòng phản xạ bị ức chế và có liên
hệ đến sự phát sinh hưng phấn trong một vòng phản xạ khác. ức chế ngoài còn gọi là ức chế không
điều kiện. Có 2 loại ức chế không điều kiện:
+ Ức chế ngoại lai: Nếu trong khi đang hình thành phản xạ có điều kiện mà xảy ra những kích
thích bất ngờ, thì không những phản xạ có điều kiện mới sẽ không hình thành, mà cả phản xạ có điều
kiện cũ cũng bị yếu đi hoặc mất hẳn: trong vỏ não đã phát sinh hiện tượng ức chế, do sự xuất hiện của
một tiêu điểm hưng phấn mới (phản xạ định hướng). Ví dụ, khi cháu bé đang khóc thì sự xuất hiện của
một vật lạ có thể làm cháu ngừng khóc. Pavlov gọi loại ức chế này là ức chế ngoại lai.
+ Ức chế vượt hạn: ức chế không điều kiện còn xuất hiện cả khi có sự tăng cường độ hoặc sự
kéo dài thời gian kích thích của tác nhân có điều kiện. Trong trường hợp này, phản xạ có điều kiện sẽ
yếu đi hoặc mất hẳn. Ví dụ, tiết học kéo dài thì kết quả những phút cuối rất hạn chế. Pavlov gọi loại ức
chế này là ức chế vượt hạn (vượt giới hạn về cường độ và thời gian).
–Ức chế trong ức chế trong là ức chế xảy ra do nguyên nhân nằm ngay trong vòng phản xạ bị ức
chế, tức là có sự ngừng củng cố tác nhân kích thích có điều kiện bằng tác nhân kích thích không điều
kiện. ức chế trong còn gọi là ức chế có điều kiện. Có nhiều loại ức chế có điều kiện:
+ Ức chế tắt: là loại ức chế do sự ngừng củng cố gây nên. Ví dụ, trẻ học thuộc bài rồi mà không
củng cố thì sẽ quên dần đi.
Ức chế tắt rất quan trọng: Các phản xạ có điều kiện đã thành lập trước đây, nay trở nên không
thích hợp vì hoàn cảnh đã thay đổi, nhờ loại ức chế này sẽ không xảy ra nữa, và do đó cơ thể tiết kiệm
được nhiều năng lượng, tránh được các động tác đã trở nên “lạc hậu” so với điều kiện sống mới.
+ Ức chế chậm: Để thành lập đường liên hệ tạm thời, tác nhân kích thích có điều kiện phải tác
động trước hay đồng thời với tác nhân kích thích không điều kiện. Tuỳ thời gian giữa hai kích thích đó
mà phản xạ có điều kiện có thể xảy ra đồng thời với sự tác động của kích thích hay bị chậm trễ. Phản
xạ sẽ xảy ra chậm khi mà khoảng cách thời gian giữa hai kích thích có và không điều kiện tương đối
lớn. Sự thành lập phản xạ có điều kiện chậm là kết quả của sự phát triển ức chế trong. ở đây xảy ra quá
trình phát triển giống như ức chế tắt. Sự củng cố tạo nên hưng phấn, hưng phấn này dần dần làm mất
ức chế, phản xạ có điều kiện lại xảy ra. Những phản xạ trì hoãn có điều kiện được luyện tập và hoàn
thiện theo lứa tuổi và có ý nghĩa to lớn đối với sự hình thành hành vi chính xác, phù hợp với các điều
kiện sống.
+ Ức chế phân biệt: Mỗi kích thích bên ngoài dùng để thành lập phản xạ có điều kiện lúc đầu
đều mang tính chất khái quát. Đặc tính của vỏ não có khả năng khái quát những kích thích có điều kiện
giống nhau gọi là tính phổ cập hay lan rộng. Như thế, giai đoạn đầu tiên trong việc thành lập phản xạ
có điều kiện là giai đoạn khái quát, phổ cập. Sau này, nếu kích thích có điều kiện cơ sở được thường
xuyên củng cố, còn kích thích gần giống nó không được củng cố, thì kích thích này mất dần tác dụng
như là một kích thích có điều kiện. ức chế làm cho phản xạ không xảy ra với kích thích không được
củng cố gọi là ức chế phân biệt (nghĩa là giúp cơ thể “phân biệt” kích thích được củng cố với kích
thích không được củng cố). Việc hình thành sự phân biệt tinh vi ở trẻ em xảy ra dần dần. Để hình thành
sự phân biệt tinh vi thì lúc đầu phải hình thành sự phân biệt đơn giản và dễ dàng hơn. Nếu không
chuyển dần dần từ các nhiệm vụ dễ dàng sang các nhiệm vụ khó thì hoạt động TKCC của trẻ có thể bị
rối loạn.
4.3. MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG VÀ TAI NẠN THƯỜNG GẶP Ở LỨA TUỔI TIỂU
HỌC
4.3.1. Các bệnh thường gặp ở học sinh tiểu học.
4.3.1.1. Bệnh sai lệch tư thế.
a. Triệu chứng:
Biểu hiện của tư thế bình thường là cột sống có độ cong tự nhiên, hai xương bả vai cân xứng, bờ
dưới không bị nhô ra, hai chân thẳng và vòm bàn chân bình thường. Người có tư thế đẹp, có thân hình
cân đối, vai và ngực nở nang, đầu giữ thẳng, các cơ săn chắc, bụng thon, các cử động gọn và chính xác.
Tư thế bị sai lệch là thân hình cơ thể có biểu hiện: lệch vai, gù lưng, ưỡn bụng và vẹo lưng (vẹo
cột sống). Bệnh sai lệch tư thế gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển của hệ vận động và hoạt động của
các cơ quan khác trong cơ thể.
b. Nguyên nhân: do các em có thể lực phát triển yếu, mắc các bệnh như còi xương, lao, mắt và
tai kém…Ngoài ra còn do điều kiện sinh hoạt, học tập không phù hợp: các em phải ngồi lâu một chỗ,
bàn ghế không có kích thước phù hợp. Hoặc do cha mẹ và cô giáo không kịp thời uốn nắn các tư thế
sai lệch của các em khi nằm, ngồi, đi và đứng….
c. Rèn luyện các tư thế đúng cho các em.
- Cho các em tập thể dục đều đặn, chơi các trò chơi vận động toàn thân, tránh mang vác các vật
nặng quá sức.
Dạy cho trẻ ngồi đúng tư thế khi ngồi học, ngồi ăn, ngồi xem tivi. Muốn trẻ ngồi đúng tư thế thì
mặt ghế phải có chiều sâu bằng 2/3 đùi và chiều rộng phải hơn chiều rộng của xương chậu khoảng
10cm. Chiều cao của mặt ghế so với sàn nhà phải bằng chiều dài của cẳng chân cùng với bàn chân.
Chiều cao của mặt bàn so với mặt ghế phải bảo đảm cho các em ngồi thoải mái, vai không phải nâng
nên hoặc hạ xuống mỗi khi đặt tay lên bàn.
4.3.1.2. Cận thị
Mắt bình thường có võng mạc nằm cách sau thuỷ tinh thể một khoảng cách nhất định, các tia
sáng song song đến mắt sẽ qui tụ hình ảnh của vật trên võng mạc mà không cần sự điều tiết của mắt.
Tuy nhiên, do một số nguyên nhân làm sai lệch khoảng cách giữa võng mạc với thuỷ tinh thể
khác với khoảng cách bình thường (trên 23-25mm), sẽ gây ra tật cận thị và viễn thị.
Nếu khoảng cách từ võng mạc đến thuỷ tinh thể dài hơn bình thường (23-25mm) hoặc khi lực
khúc xạ của nhân mắt lớn hơn bình thường, làm cho tiêu điểm chính của mắt không nằm trên võng mạc
mà nằm ở thuỷ tinh dịch và ảnh của vật hội tụ tại một điểm trước võng mạc. Đó là tật cận thị. Người bị
cận thị thường đeo kính lõm hai mặt, để đẩy ảnh về đúng trên võng mạc.
a. Triệu chứng:
Trường hợp mắt bị cận thị, khi đọc, học sinh thường phải đưa sát mắt vào sách; khi viết, phải
cúi gập người xuống bàn và đưa sát mắt vào vở. Nếu ngồi ở cuối lớp học, học sinh thường ghi sai nội
dung cô giáo ghi trên bảng…
b. Nguyên nhân: Cận thị thường là bệnh di truyền, nhưng nó dễ xuất hiện ở tuổi học sinh do thói
quen đọc sách, để sách quá gần mắt không đúng qui cách (khoảng cách thích hợp là từ mắt đến sách từ
30 – 35cm), đọc sách khi thiếu ánh sáng…
c. Phòng bệnh cận thị: Mắt là cơ quan cảm giác quan trọng, mỗi người cần phải bảo vệ mắt của
mình. Phải giữ cho mắt luôn được sạch sẽ, khi bụi vào mắt không được dụi mạnh mà cần nhắm mắt lại
để nước mắt tiết ra nhiều và cuốn bụi theo, hoặc cho mắt vào cốc nước sạch và chớp nhiều lần.
Thức ăn phải đủ vitamin A, để tránh bệnh quáng gà và bệnh khô giác mạc. Cần đảm bảo đủ ánh
sáng khi làm việc và học tập. Tránh đọc sách chỗ thiếu ánh sáng, chỗ ánh sáng chói và đọc sách trên
tàu, xe…Khi đọc sách và viết cần giữ khoảng cách thích hợp giữa mắt với sách (30 – 35 cm là vừa).
Nếu khoảng cách đó gần quá lâu ngày sẽ sinh tật cận thị.
Các trường học cần bố trí bàn ghế học sinh có kích thước phù hợp với tầm vóc và lứa tuổi của
học sinh. Không được để học sinh thuộc nhiều lứa tuổi học cùng một cỡ bàn ghế. Khi đã bị cận thị cần
đến khám và tư vấn ở các cửa hàng kính thuốc để đeo kính phù hợp, tránh bị cận nặng hơn.
4.3.2. Bệnh truyền nhiễm thường gặp ở học sinh tiểu học.
Bệnh truyền nhễm là bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền sang nhiều người xung quanh,
bằng trực tiếp hoặc gián tiếp qua các môi giới trung gian (nước, thức ăn, vật dụng, côn trùng…).
Dựa vào đường lây lan, người ta có thể chia ra ba loại bệnh truyền nhiễm:
Các bệnh lây theo đường hô hấp: lây trực tiếp qua tiếp xúc, bụi từ quần áo hay chăn màn của
bệnh nhân. Bao gồm các bệnh: lao, sởi, cúm, ho gà, bạch hầu…
Các bệnh lây theo đường tiêu hóa: lây qua đường thức ăn, nước uống và các đồ dùng của bệnh
nhân và đường tiêu hóa của người lành. Bao gồm các bệnh: tả, lị, thương hàn, viêm gan…
Các đường lây khác do các vật trung gian truyền bệnh (muỗi, chuột, chó dại, chim, da cầm… )
qua đường máu: uốn ván, AIDS, viêm gan B; qua đường sinh hoạt tình dục; qua rau thai của mẹ sang
con.
4.3.2.1. Bệnh lao
Bệnh lao do trực khuẩn lao gây nên, là bệnh lây lan từ người bệnh sang người lành. Bệnh lao đã
có vắc xin tiêm phòng và có thuốc điều trị khỏi. Tỷ lệ mắc lao sơ nhiễm chung ở Việt Nam là trên 40%
cho mọi lứa tuổi, nên có tính chất xã hội.
a. Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh khá phức tạp, thay đổi tuỳ theo vị trí tổn thương và giai đoạn tiến triển
của vi khuẩn trong phổi. Biểu hiện là sốt thất thường, kéo dài và không rõ nguyên nhân; ho lâu ngày,
có thể đau ngực; ăn kém, sút cân, toàn thân suy kiệt…Nếu không chữa kịp thời có thể gây các bệnh lao
sau sơ nhiễm: lao phổi, lao hạch, lao màng não, lao xương, khớp, lao cột sống…
b. Nguyên nhân: có các nguyên nhân sau:
Không được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh lao.
Do các em mắc một số bệnh làm giảm sức đề kháng và cơ thể bị suy nhược.
Điều kiện ăn ở, sinh hoạt ẩm thấp, dinh dưỡng không đủ chất.
c. Cách phòng bệnh:
Thực hiện tiêm chủng BCG cho trẻ ngay trong tháng đầu mới sinh và cho những trẻ chưa nhiễm
lao. Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thường xuyên, nhất là sau khi các em bị ốm.
Cách ly các bệnh nhân lao, kể cả các đồ dùng cá nhân.
4.3.2.2. Bệnh sốt xuất huyết
a. Triệu chứng:
Triệu chứng của bệnh là sốt, đau khớp, đau cơ, nhất là cơ lưng. Cơ thể bị sốt cao liên tục từ 2-7
ngày, có xuất huyết ở da. Xuất huyết là những chấm. hoặc mảng bầm tím ở niêm mạc, chảy máu chân
răng, chảy máu mũi, nặng hơn là chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và xuất huyết não…
Sốt xuất huyết được chia làm 4 mức độ:
Độ 1: Sốt cao, các triệu chứng toàn thân không đặc hiệu, không có xuất huyết.
Độ 2: Sốt cao như độ 1 và có thêm triệu chứng xuất huyết.
Độ 3: Có triệu chứng suy tuần hoàn(mạch nhỏ, hạ huyết áp, vật vã…).
Độ 4: Rất nặng, huyết áp không đo được, mạch không bắt được.
b. Nguyên nhân:
Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gay ra. Vi rút truyền bệnh từ người bệnh sang người lành
qua muỗi vằn (Aedes aegypti).
c. Phòng bệnh:
Diệt muỗi và bọ gậy bằng cách phát quang bụi rậm xung quanh nhà, khơi thông cống rãnh,
thường xuyên thau bể và các dụng cụ chứa nước.
Dùng hương xua muỗi, nằm màn cả ban ngày khi đi ngủ …
Thực hiện phun thuốc diệt muỗi định kỳ.
4.3.2.3. Bệnh đau mắt đỏ
a. Triệu chứng:
Bệnh nhân có cảm giác nóng mắt, cộm trong mi, sợ ánh sáng và chảy nước mắt nhưng thị lực
vẫn bình thường.
b. Nguyên nhân:
Bệnh do vi rút và vi khuẩn gây nên. Bệnh thường lây lan thành dịch ở các trường học, khu dân
cư. Lây qua chất tiết của mắt và qua các đồ dùng chung như khăn mặt, chậu rửa mặt, qua ruồi nhặng
đậu từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Những yếu tố như bụi, cát, ánh sáng, sức nóng cũng làm cho bệnh dễ
phát sinh.
c. Phòng bệnh:
Cách ly các em bị bệnh. Dùng riêng khăn mặt, rửa mặt bằng nước sạch và có chậu riêng để
chuyên rửa mặt. Khi đi ra đường có bụi, cát và trời nắng cần có kính để bảo vệ mắt cho các em.
4.3.2.4. Bệnh mắt hột
a. Triệu chứng:
Vạch mi mắt thấy hột nhiều và chín mọng, có một vài sẹo hình hoa khế. Hột là phản ứng của kết
mạc với vi rút khi vỡ ra, giải phóng vi rút ra ngoài.. Đây là thời kỳ dễ lây nhất.
b. Nguyên nhân:
Bệnh do vi rút mắt hột gây nên, gặp ở mọi người và mọi lứa tuổi. Bệnh lan truyền từ người này
sang người khác qua khăn mặt hay bàn tay tiếp xúc. Bệnh có khi mắc suốt đời và có thể gây ra nhiều
biến chứng nguy hiểm.
c. Phòng bệnh:
Khăn mặt phải thường xuyên được giặt xà phòng và phơi ra ánh sáng Mặt Trời. Bàn tay luôn
sạch sẽ, không để móng tay dài, không được dùng tay dụi lên mắt. Thường xuyên dọn vệ sinh môi
trường.
4.3.3. Tai nạn thường gặp đối với học sinh tiểu học: chảy máu mũi
a. Nguyên nhân:
Do học sinh bị ngã đập mũi xuống đất, bàn ghế..hoặc đinh que cứng hay móng tay để cậy mũi,
ngoáy mũi.
Chảy máu mũi còn do gặp trong một số bệnh toàn thân: sốt xuất huyết, viêm phổi… hoặc một
số bệnh về máu.
b. Xử trí:
Nếu máu chảy ít thì dùng hai ngón tay ép chặt vào hai cánh mũi, cho học sinh ngửa đầu ra phía
sau (tốt nhất là cho nằm ngửa). Nếu máu không ngừng chảy, thì dùng bông hoặc khăn sạch nhét chặt
vào lỗ mũi trước. Sau 10-15 phút, máu không ngừng chảy cô giáo phải đưa học sinh đến bệnh viện
hoặc trạm xá gần nhất.
Chương 5: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Mục tiêu
Chương này cung cấp cho sinh viên những thông tin cơ bản nhất về đặc điểm, tính chất của
một số chất, vật liệu, những dạng năng lượng quen thuộc, gần gũi với đời sống của con ngưòi.
Người học tự nghiên cứu các tài liệu giới thiệu trong mỗi hoạt động, qua trao đổi nhóm, để
rút ra những ứng dụng quan trọng trong cuộc sống và kỹ thuật, góp phần gìn giữ và bảo vệ môi
trường trong sạch.
2.1. Tìm hiểu về nước và tầm quan trọng của nước
2.1.1. Thành phần và cấu trúc phân tử của nước
2.1.1.1. Thành phần của nước tự nhiên
Nước là hợp chất rất bền, nước tồn tại ở ba thể: thể rắn, thể lỏng, thể hơi. Khi đun nóng, nước
o
sôi, biến thành hơi. Hơi nước không bị phân huỷ rõ rệt, ngay cả ở nhiệt độ 1000 C. Khi làm lạnh
thì hơi lại biến thành nước. Thành phần hoá học trung bình của nước sông hồ thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thành phần hóa học trung bình của nước sông hồ

Chiếm tỉ trọng
Thành phần Chiếm tỉ trọng (%) Thành phần (%)

-2 35,2 +2 20,4
CO3 Ca
12,4 3,4
-2 +2
SO4 Mg

- 5.7 + 5,8
Cl Na

11,7 + 2,1
SiO2 K

0,9 2,7
- (FeAl2)O3
NO3
2.1.1.2. Cấu trúc của phân tử nước
Công thức đơn giản nhất của nước là H2O. Các hạt nhân của các nguyên tử hiđro và oxi trong
phân tử nước tạo thành tam giác cân, ở đỉnh là hạt nhân của nguyên tử ôxi còn ở đáy là các hạt
nhân hiđrô. Do cấu trúc không đối xứng nên nước là phân tử có cực.
2.1.2. Một số tính chất và hằng số vật lí quan trọng của nước
Nước là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Lớp nước sâu có màu
xanh. Nước có tính chất vật lý bất thường, khác với tất cả các chất khác.
o
Khối lượng riêng lớn nhất của nước ở nhiệt độ 4 C là 1g/ cm3; dưới và trên nhiệt độ này khối
lượng riêng của nước nhỏ hơn. Chính vì vậy, vào mùa đông, ở xứ lạnh biển, hồ đóng băng lớp nước
trên bề mặt, còn ở dưới, các sinh vật vẫn tồn tại.
o o
Nhiệt độ nóng chảy của nước là 0 C và nhiệt độ sôi là 100 C ở áp suất 1atm.
Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của nước khác biệt so với nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng
o
chảy của những hợp chất có thành phần và cấu trúc tương tự như lưu huỳnh (H2S sôi ở - 60,75 C);
o o
Sê len (H2Se sôi ở - 41 C) ;Tulen (H2Te sôi ở - 1,8 C) là những nguyên tố nằm cùng nhóm với oxi,
cũng như khác với các hợp chất hiđrô khác của các phi kim.
Nhiệt hoá hơi của nước ở các điều kiện chuẩn là 2250 j/g lớn hơn các chất
khác, vì thế nước có thể sử dụng rộng rãi trong các quá trình truyền nhiệt.
o
Nhiệt nóng chảy ở 0 C là 333 j/g.
Nhiệt dung riêng 4,18 j/kg cao hơn nhiệt dung riêng của các chất lỏng khác (trừ amôniac)
nên nước có thể ổn định nhiệt độ và điều hoà khí hậu ở các vùng Địa lý khác nhau trên Trái Đất.
- Nước có hằng số điện môi là 81 và chiết suất 1,33. Nước là dung môi quan trọng có khả năng hoà
tan nhiều chất.
Về phương diện hoá học nước là hợp chất rất có khả năng phản ứng. Các kim loại kiềm, kiềm
thổ phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường. Nhôm và magiê đang cháy có thể cháy tiếp trong
hơi nước. Các kim loại chuyển tiếp như sắt, kẽm, niken, côban...tác dụng với nước ở nhiệt độ cao
bằng phản ứng thuận nghịch. Thuỷ ngân và các kim loại quý không tác dụng với nước. Nước còn
tham gia các phản ứng hiđrat hoá và các phản ứng thuỷ phân. Nước có khả năng hoà tan một số chất
rắn, là dung dịch điện li với các cation, anion. Khi nồng độ chất tan càng lớn thì nhiệt độ sôi của
dung dịch càng cao và nhiệt độ đóng băng càng thấp. Độ hoà tan của không khí trong nước phụ
thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Thường độ hoà tan của khí tăng khi nhiệt độ giảm và áp suất tăng.
Nước còn là chất xúc tác cho nhiều phản ứng. Nước được sử dụng rộng rãi, làm dung môi và thuốc
thử đối với các quá trình hoá học khác nhau, được sử dụng để làm lạnh và nhiều mục đích khác.
2.1.3 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Môi trường nước bị ô nhiễm chủ yếu do các loại nước thải công nghiệp từ các nhà máy hoá chất,
nước thải không qua xử lí từ các khu dân cư, nhà hàng, bệnh viện chảy vào các sông suối ao hồ, các
chất dùng trong nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... mà con người đã phun trên
đồng ruộng chưa phân huỷ hết bị nước mưa cuốn theo chảy vào các sông, suối và đổ vào đại dương
gây ô nhiễm. Nước bị ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nước sinh hoạt, tới sức khoẻ và gây
ra nhiều bệnh tật cho con người. Cách khắc phục là phải xử lý nước thải.
2.2. Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của khí quyển, ánh sáng, âm thanh
2.2.1. Khí quyển
* Vai trò của khí quyển
Khí quyển là lớp không khí bao quanh bề mặt Trái đất. Khí quyển có tác dụng duy trì và bảo vệ sự
sống trên Trái Đất, ngăn chặn những độc hại của tia tử ngoại, những tia phóng xạ từ vũ trụ đến Trái
Đất. Nhưng nó lại cho ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại và sóng vô tuyến đi vào trái đất. Khí
quyển còn giữ cho nhiệt độ trên Trái Đất luôn luôn ổn định, cũng là nơi cung cấp ôxi, khí cácbônic,
hợp chất chứa nitơ, hơi nước... rất cần cho sự sống con người, động vật và thực vật. Căn cứ về tính
không đồng nhất về nhiều mặt như nhiệt độ, áp suất, chiết suất... mà các nhà Khoa học đã chia khí
quyển ra nhiều tầng khác nhau. Mỗi tầng của khí quyển được đặc trưng bởi nhiệt độ và áp suất với
những đặc điểm riêng biệt của những hiện tượng vật lý, hoá học...
Hàng năm con người thải vào khí quyển khoảng vài trăm triệu tấn bụi. Cũng như nguồn nước ô
nhiễm, không khí đang là vấn đề nghiêm trọng ở nhiều thành phố lớn trên thế giới. Các chất hoá
học nguy hiểm đang được tìm thấy trong cơ thể nhiều trẻ sơ sinh và dự đoán trên thế giới cứ
bốn người thì có một người không khoẻ mạnh do các chất khí ô nhiễm.
2.2.2. Ánh sáng
2.2.2.1. Một số tính chất cơ bản của ánh sáng
Ánh sáng có bản chất là sóng điện từ. Ánh sáng nhìn thấy có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,40
μ m đến 0,70 μm. Nó chiếm một giải hẹp trong thang sóng điện từ. Nếu sắp xếp theo thứ tự bước
sóng tăng dần thì sóng điện từ có các loại sau: Tia gamma (γ), tia Rơn ghen, tia tử ngoại, ánh sáng
nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến điện.
Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ
(0,75 μ m). Tia tử ngoại cũng là bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng
tím (0,4 μ m). Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
Vật tự phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng (Mặt Trời, ngọn nến đang cháy, đèn điện...). Các vật sáng
bao gồm nguồn sáng và vật được chiếu sáng.
2.2.2.2. Các định luật của quang hình học
a. Định luật truyền thẳng của ánh sáng
Trong một môi trường trong suốt đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng. Định luật này cho ta
giải thích được các hiện tượng như: sự xuất hiện bóng đen, bóng mờ, nhật thực, nguyệt thực...
b. Định luật phản xạ ánh sáng
Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và góc phản xạ bằng góc tới.
c. Định luật khúc xạ ánh sáng
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ là một đại
lượng không đổi đối với hai môi trường đã cho trước.
Ngoài tính chất sóng của ánh sáng người ta cũng đã chứng minh ánh sáng còn mang tính chất hạt.
Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với Trái Đất chúng ta mà Mặt Trời là nguồn
cung cấp năng lượng chủ yếu. Ánh sáng giúp cho người và động vật nhìn thấy mọi vật xung quanh,
giúp cho thực vật tổng hợp nên chất sống, gây ra các phản ứng quang hoá, hiện tượng quang điện và
các hiện tượng khác được ứng dụng trong Khoa học và kỹ thuật.
Ví dụ 1. Phản ứng quang hoá
Các phản ứng hoá học chỉ xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng được gọi là phản ứng quang hoá, tác
dụng của ánh sáng trong các phản ứng này được gọi là tác dụng quang hoá. Một trong những phản
ứng quang hoá có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống trên trái đất là sự phân li khí cacbônic
xảy ra trong cây xanh dưới tác dụng của ánh sáng. Trong phản ứng này, khi hấp thụ một phôtôn tử
ngoại, phân tử CO2 bị phân tích thành CO và giải phóng O2.
2CO2 + hf → 2CO + O2
Ví dụ 2. Hiện tượng quang điện
Hiện tượng quang điện là sự giải phóng các electrôn ra khỏi bề mặt kim loại, khi tấm kim loại này
được rọi sáng bằng ánh sáng thích hợp. Người ta đã ứng dụng hiện tượng này để chế tạo ra pin quang
điện dùng trong các máy tính bỏ túi, trên các vệ tinh nhân tạo...
2.2.3. Âm thanh
- Các vật dao động (rung động) phát ra sóng âm. Tai con người cảm thụ dao động âm có tần số từ
16Hz đến khoảng 20.000Hz. Sóng âm truyền được trong chất khí, chất lỏng và chất rắn với vận tốc
khác nhau (không truyền được trong chân không). Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm
kém.
- Những đặc tính sinh lý của âm đó là: Độ cao của âm, âm sắc, độ to của âm liên quan đến sự cảm
thụ âm của con người. Âm thanh rất cần cho cuộc sống con người. Tuy nhiên mức cường độ âm lớn
sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ gây mệt mỏi, giảm thính lực ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
2.3. Tìm hiểu một số chất khí trong khí quyển
Các chất khí có vai trò rất quan trọng và là những thành phần cơ bản trong khí quyển, có ý nghĩa
sống còn đối với sinh giới đó là oxi (~20,947% thể tích), nitơ (~78,082% thể tích), khí cácbonic
-2 -5
(~3,50.10 % thể tích), hiđrô (~5.10 % thể tích).
2.3.1. Ôxi
2.3.1.1. Trạng thái tự nhiên
Ôxi là nguyên tố phổ biến nhất cấu tạo nên vỏ Trái Đất. Trong khí quyển ôxi chiếm khoảng 23% về
khối lượng, trong nước 89%, trong các thành phần của nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật và
động vật. Không có oxi thì người và động vật không thể sống được. Không có oxi thì cũng không có
sự cháy.
2.3.1.2. Một số tính chất cơ bản
- Ở điều kiện thường, ôxi là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước và trong các dung môi
o o
khác. Ở áp suất khí quyển oxi hoá lỏng ở -183 C, hoá rắn ở - 219 C. Ở trạng thái rắn và lỏng ôxi có
màu xanh da trời. Oxi nặng hơn không khí 1,106 lần. Ở nhiệt độ thường một lít oxi nặng 1,428 g.
- Ôxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ một số kim loại quý) tạo thành các ôxit.
- Ôxi tác dụng với hầu hết các phi kim (trừ halogen) tạo thành oxit axit hoặc axit không tạo muối.
- Ôxi nguyên tử hoạt động hơn ôxi phân tử. Tính chất này được sử dụng để tẩy trắng những vật liệu
khác nhau (dễ phá huỷ màu của các chất hữu cơ). Oxi phân tử có thể tồn tại dưới dạng ôxi (O2) và
ôzôn (O3).
- Ôxi được sử dụng rộng rãi trong kĩ thuật. Quá trình oxi hoá xảy ra trong oxi mạnh hơn trong không
khí. Oxi được dùng để tăng cường quá trình oxi hoá trong công nghiệp hoá học và công nghiệp luyện
kim. Ôxi tinh khiết được dùng trong y học, trong các bình dưỡng khí khi làm việc dưới nước, dưới
hầm mỏ.v.v. cũng như dùng làm chất ôxi hoá của nhiên liệu tên lửa.
2.3.2. Nitơ
2.3.2.1. Trạng thái tự nhiên
Không khí là nguồn cung cấp nitơ lớn nhất. Nitơ tự do chiếm khoảng 78% thể tích không khí. Ở trạng
thái liên kết, nitơ có trong natri nitrat hay diêm tiêu (NaNO3), tìm thấy nhiều mỏ ở Chi Lê. Trong
đất ở khắp nơi có một lượng nitơ đáng kể dưới dạng các muối tan. Nitơ tham gia vào cấu tạo các
hợp chất dưới dạng phân đạm cung cấp cho đất để nuôi sống cây trồng.
2.3.2.2. Một số tính chất cơ bản
c
Nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị, hoá lỏng ở -195,8 C; hoá rắn ở nhiệt độ -
c o
209,86 C. Nitơ hoà tan trong nước rất ít. Một lít nước ở 0 C hoà tan 0,23 lít khí nitơ, oxi hoà tan
trong nước lớn hơn nitơ khoảng hai lần, điều đó rất quan trọng đối với các loài động vật sống
dưới nước. Nitơ không cháy và không duy trì sự cháy như ôxi. Ở nhiệt độ thường nitơ là một chất
khí rất trơ. Ở nhiệt độ cao thì tính hoạt động hoá học của nitơ tăng lên đáng kể. Ở nhiệt độ hồ quang
điện nitơ kết hợp được với ôxi. Ở nhiệt độ cao nitơ kết hợp với một số kim loại và một số ít hợp
chất. Khi có xúc tác, nitơ tác dụng với hiđrô ở nhiệt độ cao và áp suất cao.
2.3.3. Hiđrô
2.3.3.1. Trạng thái tự nhiên
Hàm lượng của hiđrô trong vỏ Trái Đất gần bằng 1% về khối lượng và 17% về số tổng số nguyên tử.
Hiđro là nguyên tử nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tố. Hầu hết hiđro trên Trái Đất có trong thành
phần của nước (khoảng 11% về khối lượng) và trong thành phần của nhiều khoáng chất và đất đá,
cũng như có trong tất cả các hợp chất hữu cơ. Có một lượng nhỏ hiđrô (khoảng 0,00005%) ở trạng
thái tự do trong tầng cao của khí quyển và trong một số khí đốt thiên nhiên.
2.3.3.2. Một số tính chất cơ bản
Trạng thái tự do của hiđro tồn tại dưới dạng phân tử H2 gồm hai nguyên tử.
Ở điều kiện thường, hiđro là chất khí không màu, không mùi. Nó nhẹ hơn không khí 14,5 lần, tan rất
o
ít trong nước (100 thể tích nước hoà tan được 2 thể tích hiđro). Hiđro hoá lỏng ở nhiệt độ - 253 C và
0
áp suất khí quyển, hoá rắn ở - 259 C. Vì có khối lượng phân tử nhỏ, nên hiđro dễ dàng khuếch tán
qua màng xốp và thậm chí qua cả màng kim loại đốt nóng. Khí hiđro có độ dẫn nhiệt lớn hơn không
khí.
Hiđrô có ba đồng vị: proti có số khối bằng 1, đơtơri có số khối bằng 2 và triti có số khối bằng 3.
Phần chính của hiđro tự nhiên là proti (99,98%).Ở nhiệt độ thường hiđrô kém hoạt động về mặt
hoá học. Ở nhiệt độ cao hiđrô tan tốt trong nhiều kim loại (niken, platin, palađi). Hiđrô có thể
tương tác hầu hết với các nguyên tố phi kim: oxi, clo, lưu huỳnh, nitơ. v.v. Tuỳ thuộc vào hoạt tính
của phi kim mà phản ứng diễn ra với tốc độ khác nhau. Ví dụ hiđrô tương tác với flo luôn luôn gây
ra nổ. Phản ứng của hiđro với clo diễn ra rất chậm trong bóng tối và không đun nóng, ngoài ánh
sáng xảy ra rất nhanh, còn khi được kích thích (chiếu sáng, đun nóng) phản ứng có thể diễn ra tức
thời và nổ. Hiđrô cháy trong khí quyển clo. Brôm, iôt phản ứng với hiđrô rất chậm.
Oxi và clo tạo với hiđro thành hỗn hợp gọi là hỗn hợp nổ, khi được kích thích sẽ nổ. Vì vậy khi tiếp
xúc với hiđrô cần phải rất thận trọng. Hiđrô có thể lấy oxi hoặc halogen từ nhiều hợp chất của kim
loại và phi kim. Trong trường hợp này nó là chất khử và được dùng để điều chế kim loại tự do,
các phản ứng này xảy ra ở nhiệt độ cao. Kim loại càng hoạt động, oxit hay clorua của nó càng khó
phản ứng với hiđro. Đa số phi kim tương tác được với hiđro hoặc ở nhiệt độ cao (lưu huỳnh, selen),
hoặc ở nhiệt độ cao có áp suất (nitơ), hoặc có chất xúc tác.
Hiđro nguyên tử hoạt động hơn hiđrô phân tử, vì vậy tất cả những phản ứng với hiđro nguyên tử
xảy ra mãnh liệt hơn. Hiđrô nguyên tử có thể khử nhiều kim loại từ muối của chúng trong dung
dịch nước. Nếu hướng dòng khí chứa hiđro nguyên tử vào chất rắn, thì do tạo thành các phân tử hiđro
o
mà nhiệt độ bề mặt chất rắn tăng đến 4000 C. Phản ứng này được dùng để hàn kim loại.
2.3.4. Khí cacbonic
Cacbon đioxit là một khí, gọi là khí cacbonic, chiếm một lượng rất nhỏ trong khí quyển, nhưng nó là
thành phần không khí quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Khí cacbonnic không màu, có mùi và
vị hơi chua, dễ hoá lỏng và dễ hoá rắn, dễ hoà tan trong nước. Cacbon đioxit rất bền với nhiệt, ở nhiệt
độ cao mới phân huỷ. Khí cacbonic không cháy và không duy trì sự cháy. Trong thực tế người ta sử
dụng tính chất này để chữa cháy. Trong công nghiệp hoá học CO2 được dùng để sản xuất sôda,
urê...Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính là khí CO2 trong khí quyển tăng lên.
2.4. Nhận biết một số kim loại thông dụng
2.4.1. Sắt
o
Sắt nguyên chất là kim loại có màu trắng bạc, nóng chảy ở nhiệt độ 1539 C. Khối lượng riêng 7,8
3 -6 -1 o
g/cm , hệ số dãn nở dài 11.10 K , điện trở suất (ở 20 C)
-6
9.10 Ω.m. Nó có tính dẻo và tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, dễ dàng bị từ hoá và bị khử từ. Tính chất
này của nó được sử dụng trong các máy phát điện, động cơ điện và nam châm điện.
Sắt có độ tinh khiết cao tương đối bền trong không khí, còn sắt thường chứa nhiều tạp chất sẽ bị gỉ
nhanh trong không khí ẩm (bị ăn mòn). Sắt dễ tan trong axit clohiđric, axit sunfuric loãng, tan tốt
trong axit nitric loãng. Ở nhiệt độ thường sắt không tan trong axit sunfuric đặc, còn khi nóng thì
phản ứng tiến hành cho thoát ra khí SO2.
- Ở điều kiện thường sắt không tác dụng với nước, nhưng vì trong nước có oxi,nên sắt chứa tạp
chất sẽ bị ăn mòn dần khi tiếp xúc lâu với nước. Sắt đẩy được nhiều kim loại đứng sau nó trong dãy
điện thế ra khỏi muối.
Những vật liệu và đồ dùng dân dụng phục vụ sinh hoạt không phải dạng sắt nguyên chất mà ở dạng
hợp kim với các bon và các phụ gia khác, đó là gang hoặc thép.
2.4.2. Đồng
o o
- Đồng là kim loại màu đỏ, nóng chảy ở nhiệt độ 1083 C, sôi ở 2877 C. Đồng tinh khiết tương đối
mềm, dễ kéo dài và dát mỏng. Các tạp chất làm tăng độ cứng của đồng. Đồng có độ dẫn điện và dẫn
-8
nhiệt rất cao (điện trở suất 1,7.10 Ω.m). Các tạp chất asen và antimon làm giảm rất nhiều tính dẫn
điện của đồng. Đồng tạo thành những hợp kim khác nhau.
- Đồng là kim loại kém hoạt động. Ở nhiệt độ thường nó phản ứng với oxi của không khí rất yếu.
Đồng bị oxi hoá hoàn toàn khi bị đốt nóng.
- Ở nhiệt độ thường clo khô không phản ứng với đồng, khi có hơi nước thì phảnứng xảy ra khá
mạnh. Khi đốt nóng đồng phản ứng khá mạnh với lưu huỳnh
- Đồng chỉ tan trong axit sunfuric đặc nóng và tan trong axit nitric nguội.
2.4.3. Nhôm
3 o
- Nhôm là kim loại nhẹ, khối lượng riêng 2,7 g/cm ; nhôm có màu trắng bạc, nóng chảy ở 650 C,
o
sôi ở nhiệt độ 2467 C; Nhiệt dung riêng 0,9 j/gk.
- Ở nhiệt độ thường nhôm rất dẻo, dễ kéo thành sợi và dát mỏng thành lá. Có thể chế tạo được lá
nhôm mỏng hơn 0,01mm (dùng để gói bánh kẹo). Nhôm dẫn nhiệt và dẫn điện rất tốt (điện trở suất
-6
2,5.10 Ω.m). Hợp kim nhôm với các kim loại khác rất nhẹ và bền.
- Nhôm là kim loại rất hoạt động. Nhưng trong không khí nó tương đối bền, vì bề mặt của nó được
phủ một lớp oxit mỏng và bền, ngăn không cho nó tiếp xúc với không khí nên trong thực tế nhôm
không bị gỉ ở trong không khí. Nếu sợi dây nhôm được cạo sạch lớp oxit bảo vệ, thì nhôm phản ứng
mãnh liệt với oxi và hơi nước của không khí, chuyển thành khối xốp nhôm hiđroxit.
- Nhôm tan tốt trong axit sunfuric và axit clohiđric loãng.

- Axit nitric loãng và nguội thụ động hoá nhôm, nhưng khi đun nóng nhôm tan trong nó, giải phóng
ra nitơ mônô ôxit, đinitơ ôxit, nitơ tự do hay amoniac.
- Vì nhôm oxit và nhôm hiđroxit có tính lưỡng tính, nên nhôm dễ dàng tan trong dung dịch kiềm,
trừ amoni hiđroxit.
- Nhôm dễ dàng lấy oxi và halogen ở oxit và muối của các kim loại khác. Phản ứng phát ra một lượng
nhiệt lớn.
- Quá trình dùng nhôm khử oxit kim loại để điều chế kim loại của chúng được gọi là phương pháp
nhiệt nhôm. Phương pháp nhiệt nhôm được dùng để điều chế một số kim loại hiếm, là những kim
loại tạo thành hợp chất bền với oxi (niobi, tantan, molipđen, vonfram v.v...).
- Hỗn hợp bột mịn của nhôm và quặng sắt từ được gọi là tecmit. Sau khi đốt cháy tecmit bằng mồi
o
lửa, phản ứng tự xảy ra và nhiệt độ của hỗn hợp lên đến 3500 C. Ở nhiệt độ này sắt ở trạng thái
nóng chảy. Phản ứng này được dùng để hàn ngay tại chỗ những chi tiết bằng sắt.
2.5. Những hiểu biết về thủy tinh, đồ gốm, và vật liệu thông dụng khác
2.5.1. Thuỷ tinh
Thuỷ tinh là chất "vô định hình", khi đun nóng, nó mềm dần rồi mới nóng chảy.
Người ta có thể tạo ra các đồ vật có hình thù rất khác nhau theo cách thổi, ép hoặc cán như: Chai, lọ,
bóng đèn, kính cửa... Thành phần của thuỷ tinh thường gồm Na2O.CaO.6SiO2 hỗn hợp cát thạch anh,
O
đá vôi và sođa ở nhiệt độ 1400 C.

Ở nhiệt độ thường thuỷ tinh là một chất rắn, không mùi, trong suốt; rất cứng, nhưng dòn, dễ vỡ, dẫn
-6 -1
nhiệt kém, hệ số dãn nở nhiệt 8,5.10 K , chiết suất 1,5, không thấm các chất lỏng.
Thuỷ tinh loại thường là không bền với nước. Khi nghiền nhỏ với nước, thuỷ tinh thường cho môi
trường kiềm. Thuỷ tinh thường bị dung dịch kiềm ăn mòn mạnh. Để tăng tính chịu nhiệt và tính bền
hoá học người ta giảm bớt lượng kim loại kiềm và kiềm thổ trong thuỷ tinh và thay bo và nhôm vào.
Muốn làm cho thuỷ tinh có những màu sắc khác nhau, người ta cho thêm vào một số ôxit kim loại.
Ôxit này sẽ tạo nên những silicat kim loại có màu, như coban oxit (CoO) cho màu xanh thẫm, niken
oxit (NiO) cho màu nâu hoặc tím, đồng oxit (CuO) hay crom oxit (Cr2O3) cho màu lục. Đồng kim
loại (CuO2) khi cho vào thuỷ tinh sẽ có màu đỏ.
Thuỷ tinh, đồ vật làm bằng thuỷ tinh được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
Ngoài ra nó còn được dùng trong ngành xây dựng, trong công nghiệp, chế tạo các loại kính (kính lúp,
hiển vi, thiên văn) phục vụ cho việc nghiên cứu Khoa học và kỹ thuật. Ngoài những ứng dụng trên,
người ta đã phát minh ra sợi quang dùng trong các "ống dẫn ánh sáng". Sợi quang được làm bằng
thuỷ tinh thạch anh rất tinh khiết. Nó được dùng để truyền tải thông tin đi khá xa mà năng lượng hầu
9
như không suy giảm. Một sợi cáp quang mảnh bằng sợi tóc có thể truyền được 10 cuộc đàm thoại
cùng một lúc.
2.5.2. Đồ gốm
Gốm là những sản phẩm đất nung. Nguyên liệu chủ yếu để làm đồ gốm là đất sét và cao lanh.Đất sét
tự nhiên có thành phần chủ yếu là caolinit, montmorilonit và galoazit và các tạp chất như cát, oxit sắt
v.v
Cao lanh tinh khiết có màu trắng, sờ thấy mịn.
Quá trình sản xuất đồ gốm bao gồm các giai đoạn như sau:
Trộn đất sét hoặc cao lanh với nước làm thành một hỗn hợp nguyên liệu dẻo, tuỳ theo sản phẩm mà
người ta tạo dáng cách nặn, ép và đúc, phơi khô rồi sấy, nung ở nhiệt độ cao, tráng men, trang trí và
nung lại sau khi đã tráng men.
Để sản xuất đồ gốm người ta dùng đất sét có pha thêm cát và một số chất khác như bột đất nung, bột
thạch anh... để khi nung các sản phẩm không bị nứt, vỡ. Đồ gốm gồm có các sản phẩm chủ yếu: gạch
và ngói, đồ sành, đồ sứ.
2.5.2.1. Gạch và ngói
Gạch và ngói được làm từ đất sét loại thường trộn với một ít cát, nhào kỹ vớinước đem nặn, ép khuôn
o
phơi khô rồi đem nung ở nhiệt độ khoảng 900 C. Sau khi nung, gạch và ngói thường có màu đỏ do
ôxit sắt có ở trong đất sét. Vì được nung ở nhiệt độ không cao lắm nên gạch và ngói đều xốp.
o
Gạch chịu nhiệt chịu được nhiệt độ ít nhất là 1600 C. Gạch chịu nhiệt phổ biến nhất là gạch samôt.
Gạch samôt thường làm từ đất sét chịu lửa. Nung trước đất sét chịu lửa, nghiền nhỏ thành bột, trộn
o
với đất sét dẻo và nước, đóng viên, sấy khô và nung lại ở 1450 C. Gạch samôt được dùng để lót lò,
xây lò cho nồi hơi. Ngoài gạch samot ra còn có gạch silimanit, đinas...
2.5.2.2. Đồ sành
0
Những đồ bằng sành được làm từ đất sét và nung ở nhiệt độ cao khoảng 1200 - 1300 C.
Sành là vật liệu cứng, thường có màu xám, vàng hoặc nâu. Sành rất bền đối với hoá chất. Mặt
ngoài của sành là lớp men muối mỏng tạo nên bằng cách vãi muối ăn vào lò nung. Sành được dùng để
sản xuất ra các bình, lọ, chum, vại, hũ v.v...dùng trong gia đình và một số vật liệu xây dựng như các
bình chứa và ống dẫn dùng trong xây dựng.
2.5.2.3. Đồ sứ
Để làm đồ sứ người ta dùng cao lanh, phenspat và thạch anh. Trước hết cao lanh được tinh chế để
loại bỏ tạp chất, nhất là hợp chất sắt. sau đó nghiền mịn nhào kĩ với nước, tạo hình, phơi khô và nung
0 0
lần thứ nhất ở nhiệt độ khoảng 1000 C rồi tráng men và nung ở nhiệt độ cao hơn khoảng 1400 C -
0
1450 C.
Về mặt sử dụng người ta chia gốm ra làm hai loại: Gốm dân dụng và gốm kỹ thuật.
Gốm dân dụng là loại gốm thông thường mà chúng ta sử dụng hàng ngày nhưgạch, ngói, sành
sứ...dùng vào việc xây cất nhà cửa, các công trình xây dựng, làm đồdùng hàng ngày chum, vại, bát
chén...
Gốm kỹ thuật là những vật liệu có những đặc tính khác như chịu nhiệt cao, chịu ăn mòn, chịu mài
mòn, không bị biến dạng khi nén. Nhược điểm nổi bật nhất của gốm là dòn.
Gốm kỹ thuật đã dược sử dụng để thay thế kim loại trong máy bay, tên lửa và tàu vũ trụ. Gốm có vai
trò quan trọng trong công nghiệp điện tử và công nghiệp khác.
2.5.3. Xi măng
Xi măng là hỗn hợp canxi aluminat và những silicat của canxi.
Xi măng Pooclăng là loại xi măng quen thuộc nhất. Thành phẩm của nó ở dạng bột mịn màu lục
xám. Xi măng Pooclăng là sản phẩm thu được khi nung đá vôi, đất sét có nhiều SiO2 và một ít
quặng sắt. Người ta nghiền nhỏ các nguyên liệu và trộn với nhau rất kĩ rồi nung ở nhiệt độ cao trong
lò quay hiện đại.
Khi dùng xi măng để làm chất kết dính trong xây dựng người ta trộn xi măng với cát và nước. Hỗn
hợp phản ứng kết tủa dưới dạng vi tinh thể kết nối và gắn chặt với nhau và đông cứng lại.
Xi măng là vật liệu vô cùng quan trọng trong xây dựng nhà cửa, công trình, cầu cống..
2.6. Tìm hiểu về các nguồn năng lượng
2.6.1. Năng lượng
Theo Lương Duyên Bình (1997) tất cả các dạng cụ thể của vật chất vận động đều có năng lượng.
Năng lượng là một đại lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất.Một vật ở trạng thái nhất
định thì có một năng lượng xác định.
Năng lượng tồn tại dưới dạng than, củi gỗ, rơm rạ, bức xạ mặt trời, hạt nhân, năng lượng sinh học,
nước chảy, sức gió, vật đang chuyển động.... các dạng năng lượng này đều có thể biến đổi thành cơ
năng, nhiệt năng, điện năng, quang năng và chúng lại có thể chuyển hoá lẫn nhau.
2.6.2. Các nguồn năng lượng
2.6.2.1. Năng lượng của chất đốt
Đây là nguồn năng lượng sẵn có, dễ kiếm, rẻ tiền như: củi, gỗ, rơm, rạ...được sử dụng rộng rãi và từ
lâu đời thường dùng để đun nấu chủ yếu trong sinh hoạt gia đình ở các vùng nông thôn. Ngoài ra,
người ta còn sử dụng nhiều đến năng lượng dạng hoá thạch như: dầu mỏ, khí hoá lỏng chạy xe máy
ôtô, máy bay. Than đá, than cốc dùng trong các nhà máy nhiệt điện, trong các lò cao luyện gang thép.
Tuy nhiên nguồn năng lượng này ngày càng cạn kiệt do nhu cầu tiêu thụ năng lượng ngày càng cao.
Về môi trường khí cháy thải ra sinh ra ô nhiễm, độc hại.
2.6.2.2. Năng lượng điện
Trong thời đại ngày nay điện là một nhu cầu không thể thiếu được đối với mỗingười, mỗi nhà, mỗi
quốc gia. Điện được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động đời sống và trong các lĩnh vực Khoa học
kỹ thuật, công nghiệp, thông tin... Thực chất năng lượng điện là sự biến đổi từ các dạng năng lượng
khác nhờ các tiến bộ Khoa học như hoá năng, cơ năng, năng lượng mặt trời, năng lượng hoá thạch...
2.6.2.3. Nguồn năng lượng hạt nhân
Sử dụng năng lượng từ phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch.
* Phản ứng phân hạch - phản ứng dây chuyền
Sự phân hạch là hiện tượng một hạt nhân (loại rất nặng) hấp thụ một nơtrôn rồi vỡ thành hai hạt
nhân trung bình
235
Người ta dùng nơtron chậm bắn phá hạt nhân U thì nó sẽ vỡ làm hai mảnhtrung bình và sinh ra
-11
hai đến ba nơtron đồng thời toả ra một năng lượng khoảng W = 200MeV = 3,2.10 J. Nhưng 1g
235 21
U chứa tới 2,5.10 hạt nhân nên khi phân hạch hoàn toàn sẽ cho năng lượng rất lớn, bằng 8.1010
235
J tương dương 22.000KWh. Theo tính toán lý thuyết thì nếu 1 kg 92 U phân hạch hoàn toàn thì
giải phóng một năng lượng tương đương với năng lượng của 1.800 tấn benzen hay 2.500 tấn than đá.
* Phản ứng nhiệt hạch và năng lượng nhiệt hạch
Nếu cho kết hợp các đồng vị của hiđrô để tạo thành hạt nhân heli thì các phản ứng đó toả ra
năng lượng. Ví dụ:

2 2 3 1

1𝐻 + 1𝐻 → 2��𝑒 + 0𝑛 + 3,25����𝑉

2 3 4 1

1𝐻 + 1𝐻 → 2��𝑒 + 0𝑛 + 17,56����𝑉
Năng lượng nhiệt hạch lớn hơn năng lượng hạt nhân nhiều lần. Tuy nhiên phản ứng kết hợp này rất
khó xảy ra vì theo tính toán phải nâng nhiệt độ lên tới khoảng 50 - 100 triệu độ thì mới duy trì được phản
ứng.
2.6.3. Các nguồn năng lượng sạch (không gây ô nhiễm môi trường)
2.6.3.1. Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng hầu như vô tận, có thể nói đó là nguồn năng lượng của tương
lai. Từ lâu con người đã biết khai thác nguồn năng lượng này để phục vụ cho mình như sưởi ấm, phơi sấy
lương thực, thức ăn... Trong tương lai các nguồn nănglượng hoá thạch dần dần bị cạn kiệt, thì nguồn năng
lượng mặt trời là một trong những nguồn năng lượng được khai thác để đáp ứng nhu cầu năng lượng của
con người. Nguồn năng lượng khai thác từ mặt trời là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi
trường. Người ta đã sử dụng năng lượng mặt trời vào thiết bị đun nước nóng (Biến đổi quang năng thành
nhiệt năng), pin mặt trời (hiệu ứng quang điện)...
Ví dụ: Nguyên lí biến đổi quang - nhiệt. Cấu tạo hộp thu phẳng - nhiệt độ thấp (hình 2.1), dựa trên
nguyên lý hiệu ứng lồng kính

Hình 2.1. Hộp thu phẳng thu năng lượng mặt trời
Dựa trên nguyên lí hiệu ứng lồng kính đó là các tia hồng ngoại có bước sóng dài không thể qua được
kính cửa sổ, chỉ cho các tia sáng có bước sóng ngắn hơn
0,7μm qua được kính mà thôi. Phổ bức xạ quang học của mặt trời gồm miền hồng ngoại, miền ánh sáng
nhìn thấy và miền tử ngoại. ánh sáng nhìn thấy có bước sóng λ = 0,4μm ÷ 0,7μm.
Tia hồng ngoại λ ≥ 0,7μm là không nhìn thấy. Khi ta cho bức xạ mặt trời xuyên qua tấm kính ở hình
vẽ thì các tia sáng có bước sóng λ ≥ 0,7μm bị kính ngăn không cho qua. Còn tất cả các tia sáng có λ <
0,7μm thì đi qua tấm kính và đập lên mặt hấp thụ. Do tương tác của các phôtôn lên vật chất làm phát xạ
ra các tia nhiệt thứ cấp có bước sóng dài - tia hồng ngoại, và chúng bị giam lại trong hộp kín. Bản chất
của tia hồng ngoại là "tia nhiệt" nên làm cho vật đặt trong hộp nóng lên.
2.6.3.2. Năng lượng gió
Gió cũng là nguồn năng lượng vô tận mà từ lâu con người đã sử dụng trong đời sống. Người ta đã chế
tạo ra các động cơ gió để bơm nước, phát điện v.v...
2.6.3.3. Năng lượng nước chảy
Con người cũng đã biết sử dụng nguồn năng lượng này từ rất lâu để đưa gỗ, tre,nứa và những lâm sản
khác theo dòng nước chảy từ nơi này đến nơi khác.
Năng lượng nước chảy trên các dòng sông, con suối để làm quay các bánh xe đưa nước lên cao phục vụ
trồng trọt và sinh hoạt. Nước ta đã và đang xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn, sử dụng năng
lượng của dòng nước chảy từ các đập làm quay tuabin kéo máy phát điện, sản xuất ra điện năng phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Nước ta có những nhà máy thuỷ điện lớn là Hoà
Bình, Trị An, Ya-Ly, loại vừa là Thác Bà, Đa Nhim và nhiều nơi khác.
2.6.3.4. Năng lượng thuỷ triều
Thuỷ triều là hiện tượng mực nước ở ven biển, cửa sông lên xuống theo quy luậtxác định với chu kì
24h52ph. Chu kì này đúng bằng khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trăng liên tiếp qua kinh tuyến trên
của mỗi nơi. Nguyên nhân chủ yếu gây ra thuỷ triều trước hết là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng.

You might also like