You are on page 1of 4

Định luật Moore, Xuyên hầm lượng tử và giới hạn của hiệu ứng lượng tử

H. S. N. Bình (Có tham khảo từ nhiều nguồn)

1. Định luật Moore

Vào năm 1965, Gordon Moore, người đồng sáng lập Intel, đã đưa ra một dự đoán nổi tiếng rằng cứ 2
năm thì số lượng linh kiện bán dẫn trên mạch tích hợp sẽ tăng gấp đôi. Đây được gọi là Định luật
Moore. Và kể từ năm 1968 đến nay, ta có thể thấy rằng diện tích của các linh kiện, mà tiêu biểu là
bóng bán dẫn, ngày càng giảm nhờ vào những bước tiến vượt trội trong công nghệ sản xuất linh kiện
bán dẫn. Cụ thể có thể kể đến là chip Wafer-Scale Engine 2 của Cerebas với 2,6 nghìn tỷ transistors,
số lượng bóng bán dẫn lớn nhất từng có trên một con chip điện tử (1). Để nhét đủ một số lượng
khủng như vậy trên một con chip, Cerebas đã sản xuất những bóng bán dẫn này theo quá trình
TMNC’s N7 để tạo ra những linh kiện với kích thước vô cùng nhỏ, vào khoảng 7nm (2). Thậm chí vào
năm 2022, Samsung đã tiếp tục cuộc đua bằng việc sản xuất transitor với kích thước chỉ 3nm.

Việc các transistors ngày càng nhỏ hơn sẽ giúp vào việc tăng đáng kể hiệu năng và cho phép nhiều
core hơn trên những con chip.

Tuy vậy, thì định luật Moore có vẻ đang đứng trước nguy cơ đi vào dĩ vãng. Liệu rằng khả trong
tương lai công nghệ và kỹ thuật có đủ phát triển để giúp cho con người tiếp tục tạo nên những linh
kiện bán dẫn ngày càng nhỏ hay không?

Kỹ thuật trọng tâm và tân tiến nhất hiện tại để tạo nên một transistor đo là Quang khắc, sử dụng bức
xạ ánh sáng để tạo nên những phản ứng quang hóa nhằm mục đích tạo hình.

Đầu tiên, một nguồn phát chùm tia tử ngoại được khuếch đại rồi chiếu qua mặt nạ quang
(photomask). Mặt nạ này có tác dụng chắn ánh sáng không cho chiếu vào vùng cảm quang, đồng
thời các chi tiết cần tạo cũng được in lên đó. Sau khi nguồn sáng được chiếu vào, ảnh của chi tiết cần
tạo sẽ xuất hiện trên cảm quang biến đổi. Nhờ một hệ thấu kính hội tụ thì ảnh của chi tiết đó sẽ
được hội tụ trên bề mặt phiến đã phủ cảm quang.

Dĩ nhiên, càng thu nhỏ lại thì việc sản xuất lại càng khó. Do hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng nên ta
không thể chế tạo được các vật có kích thước nano. Khi đó người ta sẽ phải dùng đến kĩ thuật Quang
khắc chùm điện tử EBL. Kĩ thuật này giúp ta sản xuất được các transistors siêu nhỏ với độ chính xác
rất cao. Tuy nhiên quá trình sản xuất phải được thực hiện thông qua rất nhiều bước phức tạp và tinh
vi. Điều này hạn chế hiệu quả của nó đối với sản xuất quy mô lớn.

Không chỉ những khó khăn về mặt kỹ thuật, nhà vật lý học Stephen Hawking cũng đã chỉ ra được
những trở ngại của Vật Lý đối với việc thu nhỏ liên tục các linh kiện điện tử. Đầu tiên, đó là không gì
có thể vượt qua vận tốc ánh sáng. Đó là giới hạn đầu tiên về tốc độ cũng như kích thước của những
con chip. Thứ hai, đó chính là sự tác động của Vật Lý Lượng tử đến quá trình hoạt động của
transistors.

2. Xuyên hầm lượng tử

Vật lý lượng tử mô tả thế giới một cách rất khác so với Vật lý cổ điển. Dưới góc nhìn lượng tử, các hạt cơ
bản như electron, quark hay photon, đều mang tính chất lưỡng tính sóng hạt. Nói cách khác chúng vừa
là sóng, vừa là hạt. Nghe có vẻ vô lý nhưng thực chất những chứng minh về thực nghiệm đã chứng tỏ
điều này hoàn toàn là đúng. Trước đây, qua những công trình của Hertz, Einstein, De Brogile,… Ánh sáng
đã được chứng minh rằng bản chất của nó là các hạt photon, đồng thời cũng là sóng. Sau này, Vật lý
lượng tử đã đưa ra được kết luận rằng không chỉ những photon, mà các hạt cơ bản khác như electron
cũng mang tính chất lưỡng tính sóng hạt.

Dưới góc độ lượng tử các hạt sẽ được mô tả qua hàm sóng, cụ thể là qua phương trình Schrodinger như
sau:

Trong vật lý lượng tử, hàm sóng sẽ mô tả một hạt trong một hệ lượng tử cô lập. Vật lý lượng tử mô tả
thê giới của những hạt vi mô. Và để xây dựng một mô hình cơ học của thế giới vi mô, những nhà vật lý
đã xây dựng nên Lý thuyết Trường Lượng Tử.

Một trong những người có đóng góp lớn nhất trong công trình này đó chính là nhà vật lý người Mỹ
Richard Feynman, người đã phát minh ra Biểu đồ Feynamn. Biểu đồ Feynman mô tả vô hạn những
trường hợp khả dĩ mà các hạt hạ nguyên tử sẽ tương tác với nhau.

Các hạt hạ nguyên tử sẽ được mô tả qua sự dao động trên các trường lượng tử. Chúng khá giống với
những dao động trên cây đàn ghi ta. Các trường này có khả năng dao động với tần số khác nhau, và một
hạt có thể được hiểu là một nốt nhất định của dây đàn vậy, nó được biểu diễn bởi các dao động trên
trường lượng tử. Và dẫu không có sự tồn tại của hạt "thật" trong không gian thì trường này vẫn có sự
dao động năng lượng, miễn là thời gian của sự dao động nằm trong khoảng cho phép của nguyên lý bất
định (đây chính là cái gọi là "hạt ảo"). Cũng không nên quan trọng hóa sự tồn tại của "hạt ảo" này vì thực
chất nó thường được xem là một công cụ để tính toán rất nhiều cách mà một trường lượng tử hoạt
động.

Ta cần phải hiểu rằng bản chất của thế giới lượng tử là một thế giới của xác suất. Những hạt hạ nguyên
tử luôn thể hiện một tính chất sóng có thể được mô tả qua phương trình Schrodinger. Những phương
trình biên độ xác suất này mô tả xác suất xuất hiện và hành vi của các hạt ở thế giới lượng tử. Điều này
được thể hiện rõ qua quy luật xác suất Born và những mô hình Orbital mô tả các hạt hạ nguyên tử

Đây không phải là những giới hạn của lý thuyết mà là bản chất của vật lý lượng tử. Theo nguyên lý bất
định Heisenberg, sẽ luôn có những yếu tố mang tính không thể xác định khi tính toán với các hệ lượng
tử.

Với mô hình này, những điều tưởng chừng không thể trong vật lý cổ điển lại trở nên có thể trong vật lý
lượng tử.
Hàm sóng mô tả xác xuất của hạt lan truyền trong không gian.

Sẽ có những vùng không gian có xác suất lớn hơn phần còn
lại, điều này không có nghĩa là hạt sẽ không xuất hiện ở phần
xác suất nhỏ hơn

Đối với các transitors, luôn luôn có một lượng lớn các
electron đi qua chúng. Vì vậy, sẽ có xác suất khả năng xảy ra
hiện tượng rò rỉ điện gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động
của transistors. Đây chính là khi các electron “xuyên hầm
lượng tử”, chúng đi xuyên qua các cổng của transistors. Vì
như đã nói ở trước, electron có biểu diễn tính chất sóng ở
góc độ vi mô.

Đây là một bài toán đầy hóc búa đối với các kĩ sư bán dẫn.
Yêu cầu các linh kiện càng nhỏ lại sẽ dẫn đến việc rỏ rì điện
năng do xuyên hầm lượng tử.

3. Đâu là giới hạn của giới hạn của hiệu ứng lượng tử?

Đây là một câu hỏi hóc búa đối với các nhà vật lý hiện đại. Tại kích cỡ bao nhiêu thì hiệu ứng lượng
tử sẽ thể hiện rõ thay cho vật lý cổ điển trong đời sống thường ngày của chúng ta? Chắc hẳn các bạn
cũng đã từng nghe qua câu chuyện con mèo của Schrodinger. Dù chính ông là người đã tạo ra
phương trình hàm sóng, và đây phần nào cũng khẳng định về bản chất xác suất của thế giới lượng
tử, ông lại không tin vào góc nhìn này qua câu chuyện con mèo vừa sống, vừa chết trong hộp.
Einstein cũng không đồng tình vào góc nhìn này thông qua câu nói nổi tiếng: “Chúa không chơi xúc
xắc với vũ trụ”.

Tuy vậy, lịch sử phát triển của vật lý đã khẳng định rằng góc nhìn này hoàn toàn chính xác. Thế giới
lượng tử là thế giới của xác suất! Qua những công trình như Định luật Born, Nguyên lý loại trừ Pauli,

Ta cũng có thể thấy được lỗi sai của họ ở đâu. Đó là vị họ đã áp dụng vật lý lượng tử cho những vật
mang tính vĩ mô. Như đã nói trước đó, vật lý lượng tử mô tả những thứ vi mô, những hạt hạ nguyên
tử vì chúng có bước sóng rất lớn. Và khi đó chúng sẻ thể hiện những tính chất lượng tử. Những vật vĩ
mô như con mèo, hay thậm chí mặt trăng, chúng cũng có bước sóng, nhưng những bước sóng này là
vô cùng nhỏ và khi đó sẽ được mô tả chính xác nhất bằng cơ học cổ điển.

Ta có phương trình của Einstein E = mc^2, và phương trình E = hc/lambda

Trong đó m là khối lượng tương đối tính, c là vận tốc ánh sáng, h là hằng số Planck, Lambda là bước
sóng. Từ đó ta suy được bước sóng của một vật bất kỳ lambda = h/mc. Dễ thấy bước sóng luôn tỉ lệ
nghịch với khối lượng. Nên khối lượng càng lớn, bước sóng càng nhỏ, nên ta không dùng vật lý lượng
tử để mô tả hành vi của con mèo hay mặt trăng. Các hạt hạ nguyên tử lại có khối lượng vô cùng nhỏ,
ví dụ hạt e có khối lượng khoảng 9,109 × 10−31 kilogram, nên bước sóng vô cùng nhỏ.

You might also like