You are on page 1of 10

Dynamic Light Scattering

1. GIỚI THIỆU :
Dynamic Light Scattering ( thỉnh thoảng được biết đến với tên gọi Photon
Correlation Spectroscopy hoặc Quasi-Elastic Light Scattering ) là một kỹ thuật đo
kích thước hạt.
1.1. Chuyển động Brownian
DLS đo chuyển động Brownian và điều này liên quan đến kích thước hạt.
Chuyển động Brownian là chuyển động ngẫu nhiên của các hạt do sự tác động của
các phân tử dung môi bao quanh chúng. Thông thường, DLS liên quan tới các phép
đo hạt huyền phù trong dung dịch.
Với kích thước hạt lớn hơn, chuyển động Brownian sẽ chậm hơn. Các hạt nhỏ
hơn được “đá” bởi phân tử dung môi và di chuyển nhanh hơn. Nhiệt độ chính xác
cần được quan tâm trong phép đo DLS bởi vì các kiến thức về độ nhớt được quan
tâm ( bởi vì độ nhớt của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ ). Nhiệt độ cũng cần phải
ổn định, nếu không các dòng đối lưu trong mẫu sẽ gây ra các chuyển động không
ngẫu nhiên, điều đó sẽ ảnh hưởng tới tính chính xác của phép đo.
Vận tốc của chuyển động Brownian được xác định bằng các tính chất như là
hệ số khuếch tán tịnh tiến ( D ).
1.2. Đường kính thủy động học :
Kích thước hạt được tính tán từ hệ số khuếch tán tịnh tiến bởi công thức
Stokes-Einstein :
kT
d (H ) 
3 D

Trong đó :
d(H) là đường kính thủy động
D là hệ số khuếch tán tịnh tiến
K là hằng số Boltzamann
T là nhiệt độ tuyệt đối
 là độ nhớt

Cần chú ý rằng đường kính từ phép đo DLS là giá trị đề cập tới cách một hạt
khuếch tán trong dung dịch do đó nó được gọi là đường kính thủy động học. Kích
thước của kỹ thuật này thu được là đường kính của quả cầu có cùng hệ số khuếch
tán tịnh tiến như hạt.
Hệ số khuếch tán tịnh tiến không chỉ phụ thuộc vào kích thước của hạt mà
còn phụ thuộc vào cấu trúc bề mặt, cũng như là nồng độ và loại ion trong dung môi.
Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ số khuếch tán của hạt được thảo luận trong các phần
sau.
1.3. Độ bền của ion trong môi trường
Ion trong dung môi và tổng nồng độ ion có thể ảnh hưởng tới tốc độ khuếch
tán hạt bởi nó thay đổi bề dày của các lớp điện tích gọi là chiều dài Debye (K-1). Do
đó một môi trường dẫn điện thấp sẽ tạo ra một lớp ion mở rộng xung quanh hạt ,
làm giảm tốc độ khuếch tán và dẫn tới đường kính thủy động học sẽ lớn hơn. Ngược
lại, dung môi dẫn điện tốt sẽ ngăn cản việc hình thành các lớp điện tích và đo được
bán kính thủy động học tốt hơn.
Hiệu suất của một thiết bị DLS thường được xác định bằng cách đo một
chuẩn latex polystyrene phù hợp. Nếu chuẩn cần được pha loãng trước khi đo, thì
pha loãng trong môi trường thích hợp là rất quan trọng. Tiêu chuẩn quốc tế của
DLS (ISO13321 Phần 8 1996) nói rằng pha loãng bất kỳ chuẩn polystyrene nào cũng
phải được thực hiện trong NaCl 10mM. Nồng độ muối này sẽ triệt tiêu lớp kép điện
và đảm bảo rằng đường kính thủy động lực học được báo cáo sẽ giống với đường
kính thủy động lực học trên Giấy chứng nhận hoặc đường kính dự kiến.
1.4. Cấu trúc bề mặt
Bất kì sự thay đổi của bề mặt hạt ảnh hưởng tới tốc độ khuếch tán sẽ thay
đổi rõ ràng kích thước của hạt. Một lớp polymer hấp thụ vào dung môi sẽ làm giảm
tốc độ khuếch tán hơn nếu polymer nằm nằm trên bề mặt. Bản chất của bề mặt và
polymer, cũng như nồng độ ion của môi trường có thể ảnh hưởng đến cấu trúc
polymer, do đó có thể thay đổi kích thước biểu kiến một vài nanomet.
1.5. Các hạt không có hình cầu :
Có một vấn đề trong tất cả các kỹ thuật đo kích thước hạt được mô tả là kích
thước của các hạt không có dạng cầu. Hình cầu là đối tượng duy nhất có kích thước
có thể được mô tả rõ ràng bằng một con số duy nhất.
Các kỹ thuật khác nhau nhạy với các đặc tính khác nhau của hạt, ví dụ như
diện tích nhô ra, mật độ, cường độ tán xạ, và và nói chung sẽ tạo ra các phân bố
kích thước và kích thước trung bình khác nhau cho bất kỳ mẫu nào. Ngay cả kích
thước trong hình ảnh kính hiển vi sẽ phụ thuộc vào các thông số được đặt như
tương phản cạnh… Điều quan trọng là phải hiểu rằng không có kết quả nào chính
xác hoàn toàn.
Đường kính thủy động của một hạt không có hình cầu là đường kính của các
hạt hình cầu mà có tốc độ khuếch tán tịnh tiến bằng với nó.
Nếu hình dạng của hạt thay đổi bằng cách nào đó ảnh hưởng tới tốc độ
khuếch tán sẽ dẫn tới sự thay đổi của đường kính thủy động. Ví dụ, một sự thay đổi
nhỏ của độ dài các hạt hình que sẽ ảnh hưởng tới kích thước, trong khi sự thay đổi
của đường kính que làm thay đổi tốc độ khuếch tán sẽ khó bị phát hiện hơn.
Cấu tạo của protein và đại phân tử thường phụ thuộc vào bản chất của môi
trường tán xạ. Vì những thay đổi về hình dạng thường sẽ ảnh hưởng đến tốc độ
khuếch tán, DLS là một kỹ thuật rất nhạy cảm để phát hiện những thay đổi này.
2. LÝ THUYẾT TÁN XẠ ÁNH SÁNG
2.1. Tán xạ Rayleigh
Nếu các hạt là nhỏ so với bước sóng của laser được sử dụng ( thường ít hơn
 / 10 hoặc khoảng 60 nm cho laser He-Ne ), sau đó sự tán xạ từ một hạt được
chiếu sáng bởi laser theo chiều dọc là đẳng hướng tức là mọi hướng đều như nhau.
1
Sự xấp xỉ Rayleigh cho ta I d 6 và I , trong đó I là cường độ ánh sáng tán
4
xạ, d là đường kính hạt và  là bước sóng laser. d6 cho ta biết rằng một hạt 50 nm
sẽ tán xạ 106 hoặc một triệu lần như hạt 5 nm. Do đó có một mối nguy hiểm ánh
sáng từ các hạt lớn hơn sẽ tràn vào ánh sáng tán xạ từ những hạt nhỏ hơn. Đại
lượng d6 này cũng có nghĩa là rất khó để đo DLS, giả sử, hỗn hợp các hạt 1000 nm
và 10 nm, vì sự đóng góp của tán xạ tổng bởi các hạt nhỏ sẽ cực kỳ nhỏ. Mỗi quan
hệ nghịch đảo bậc bốn nghĩa là cường độ tán xạ cao hơn thu được khi giảm bước
sóng laser
2.2. Thuyết Mie
Khi kích thước của các hạt tương đương với bước sóng ánh sáng được chiếu,
ta quan sát thấy một hàm phức tạp của cực đại và cực tiểu phụ thuộc vào góc
Hình 1 cho thấy đồ thị lý thuyết của cường độ tán xạ tương đối so với kích
thước hạt ở các góc của 173o (góc phát hiện của phần mềm Zetasizer Nano S và
Nano ZS trong môi trường nước) và 90o ( góc phát hiện của Nano S90 và Nano ZS90)
giả sử bước sóng laser là 633nm, chỉ số khúc xạ thực là 1,59 và chỉ số khúc xạ ảo là
0,001. Lý thuyết là lý thuyết duy nhất giải thích chính xác cực đại và cực tiểu trong
đồ thị cường độ có góc và sẽ cho câu trả lời đúng trên tất cả các bước sóng, kích
thước và góc. Lý thuyết Mie được sử dụng trong phần mềm Nano để chuyển đổi
phân bố cường độ thành thể tích.

3. DLS LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO ?


Trong dynamic light scattering, tốc độ hạt khuếch tán do chuyển động
Brownian được đo. Điều này được thực hiện bằng việc đo tốc độ tán xạ của ánh
sáng ở một góc đo phù hợp. Làm thế nào để đo được những dao động này trong
cường độ ánh sáng tán xạ ?
Hãy tưởng tượng nếu một cuvette, có chứa các hạt đứng yên, được chiếu
sáng bằng tia laser và màn hình kính mờ được sử dụng để xem ô mẫu. Một mô hình
đốm cổ điển sẽ được nhìn thấy (hình 2). Mẫu đốm sẽ đứng yên cả về kích thước và
vị trí của đốm vì toàn bộ hệ thống là đứng yên. Các điểm tối là nơi các pha bổ sung
của ánh sáng tán xạ bị triệt tiêu lẫn nhau (hình 3A). Những đốm sáng trong mô hình
đốm trong đó ánh sáng tán xạ từ các hạt đến cùng pha và giao thoa (hình 3B).
Đối với một hệ thống các hạt trải qua chuyển động Brown, một mô hình đốm
được quan sát từ vị trí của mỗi hạt đốm được nhìn thấy là chuyển động đều. Điều
này là do sự bổ sung pha từ các hạt chuyển động không ngừng phát triển và hình
thành các mô hình mới. Tốc độ mà những dao động cường độ này xảy ra sẽ phụ
thuộc vào kích thước của các hạt. Hình 4 minh họa bằng sơ đồ dao động cường độ
điển hình phát sinh từ sự tán xạ của các hạt lớn và sự tán xạ của các hạt nhỏ. Các
hạt nhỏ dao động nhanh hơn những hạt lớn

Có thể đo trực tiếp phổ tần số có trong các dao động cường độ phát sinh từ chuyển
động Brown của các hạt, nhưng
không hiệu quả để làm như vậy.
Cách tốt nhất là sử dụng một
thiết bị gọi là correlator kỹ
thuật số.
3.1. Correlator hoạt động
như thế nào ?
Correlator là một một so
sánh tín hiệu. Nó được thiết kế
để so sánh độ tương đồng giữa
hai tín hiệu, hoặc một tín hiệu
so với chính nó ở các khoảng
thời gian khác nhau.
Nếu cường độ của tín
hiệu được so sánh với chính nó
ở một thời điểm đặc biệt và
một điểm thời gian sau, sau đó
đối với một tín hiệu dao động
ngẫu nhiên mà rõ ràng là cường độ sẽ không liên quan theo bất kỳ cách nào. Không
có sự so sánh nào giữa hai tín hiệu ( hình 5 ). Những kiến thức về cường độ tín hiệu
ban đầu không cho cường độ tín hiệu tại thời điểm vô hạn. Điều này sẽ đúng với
bất kì quá trình ngẫu nhiên nào
như khuếch tán.
Tuy nhiên , nếu cường độ
của tín hiệu ở thời điểm t được
so sánh với thời điểm t   t , sẽ
có một sự liên quan tốt và sự so
sánh cường độ giữa hai tín hiệu.
Nếu tín hiệu bắt nguồn từ
những quá trình ngẫu nhiên
như chuyển động Brownian, tại
thời điểm t được so sánh với
thời điểm t  2 t , vẫn sẽ có sự
so sánh hợp lý và tương quan giữa hai tín hiệu, nhưng điều đó là không tốt nếu so
sánh so sánh với thời điểm t   t , sự tương quan là việc giảm thời gian lại. Khoảng
thời gian  t thường là rất nhỏ, có thể cỡ nano giây hoặc micro giây và nó được gọi
là thời gian tương quan mẫu. Thời điểm vô cùng có thể coi là cỡ mili giây hoặc 10
mili giây.
Nếu cường độ tín hiệu tại thời điểm t được so sánh với chính nó, sau đó sự
tương quan hoàn hảo giữa hai tín hiệu là giống hệt nhau. Sự tương quan hoàn hảo
này với chỉ số đơn vị là 1.00 và không tương quan được chỉ ra với chỉ số đơn vị là 0
Nếu tín hiệu tại thời điểm t  2 t , t  3 t , t  4 t được so sánh với tín hiệu tại
thời điểm t, sự tương quan của một tín hiệu ngẫu nhiên sẽ giảm theo thời gian cho
đến thời điểm được coi là vô cùng, sẽ không có sự tương quan nào nữa.
Nếu hạt lớn thì các tín hiệu sẽ thay đổi chậm hơn và sự tương quan sẽ vẫn
còn tồn tại trong một khoảng thời gian dài ( hình 6). Nếu hạt nhỏ và chuyển động
nhanh hơn thì sự tương quan sẽ giảm một cách nhanh chóng ( hình 7)

Nhìn vào biểu đồ từ các phép đo có thể cho ta nhiều thông tin về mẫu. Thời
gian mà sự tương quan tín hiệu có dấu hiệu thay đổi chỉ ra ý nghĩa về kích thước
của mẫu. Với đường dốc hơn, có nhiều sự tán xạ đơn hơn. Ngược lại, sự thay đổi
càng kéo dài, có nhiều tán xạ nhiều lần xảy ra nhiều hơn.
3.2. Hàm tương quan
Chúng ta có thể thấy rằng sự tán xạ hạt là một hằng số, chuyển động ngẫy
nhiên Brownian và chính nó gây ra cường độ ánh sáng tán xạ là một hàm thay đổi
theo thời gian. Sự tương quan sử dụng thiết bị PSC sẽ xây dựng hàm tương quan
G ( ) theo cường độ ánh sáng tán xạ như sau :

G ( )  I (t ).I (t   ) 

Với  là các thời gian khác nhau của correlator.


Với số lượng lớn của tán xạ đơn lẻ trong chuyển động Brownian, hàm
tương quan là sự phân rã theo hàm mũ theo thời gian  :
G ( )  A[1  Bexp(-2 )]

Trong đó A là hệ số của hàm tương quan, B là hệ số chặn của hàm tương


quan.
  Dq 2

Trong đó D là hệ số khuếch tán tính tiến.


q  (4 n / o ) sin( / 2)

Trong đó n là hệ số khúc xạ, o là bước sóng laser và  là góc khúc xạ.

Với mẫu tán xạ nhiều lần, hàm số này được cho bởi :
G ( )  A[1  Bg1 ( ) 2 ]

Với g1 ( ) là tổng tất cả các hàm mũ trong hàm tương quan.

3.3. Thông tin kích thước từ hàm tương quan


Kích thước được lấy từ hàm tương quan bằng các thuật toán khác nhau. Có
hai cách tiếp cận có thể dùng với hàm mũ tương quan để lấy thông tin về kích thước
trung bình và ước tính độ rộng của phân bố ( chỉ số tán xạ nhiều lần ) ( đây được
gọi là phân tích Culmulants ) hoặc (2) làm khớp hàm số mũ tương quan với hàm
tương quan để thu được kích thước hạt.
Sự phân bố kích thước thu được là một đồ thị liên quan tới cường độ tán xạ
ánh sáng của các lớp hạt có kích thước khác nhau và do đó được hiểu như là sự
phân bố cường độ của kích thước.
Sự phân bố cường độ này là một đỉnh trơn và nhọn, sau đó có một số ít điểm
chuyển sang phân bố theo thể tích sử dụng lý thuyết Mie. Nếu các thông số quang
học là chính xác, điều này sẽ cung cấp một đỉnh cao khác. Tuy nhiên, nếu đồ thị
hiện lên một phần đuôi dài, hoặc có một đỉnh khác, thuyết Mie có thể được dùng
để nhập chỉ số khúc xạ để chuyển sang phân bố theo thể tích. Điều này sẽ cho cái
nhìn thực tế về tầm quan trọng của đuôi phổ hoặc sự hiện diện của đỉnh thứ hai.
Trong một vài đại lượng quan trọng, ta có thể thấy d( cường độ)> d(thể tích)> d( số
lượng )
Một cách khác để mô tả sự khác nhau về cường độ, thể tích và số lượng phân
bố là xem 2 nhóm hạt hình cầu với đường kính 5 nm và 50 nm có số lượng bằng
nhau ( hình 8). Nếu số lượng phân bố của 2 hạt vẽ trên 1 đồ thị, sẽ tạo nên hai đỉnh
với tỉ lệ 1:1 . Nếu số phân bố này được chuyển theo thể tích thì hai đỉnh sẽ chuyển
thành tỉ lệ 1:1000 vì
thể tích hình cầu tỉ lệ
với d3. Nếu con số này
được chuyển thành
phân bố theo cường
độ, nó vẫn là
1:1000.000 ( vì cường
độ tán xạ tỉ lệ với d6 ,
xấp xỉ Rayleigh). Hãy
nhớ rằng trong DLS,
phân bố thu được theo
phép đo dựa trên
cường độ.
3.4. Cấu hình quang học của thiết bị đo DLS
Hệ thống DLS bao gồm 6 phần điển hình. Thứ nhất, một laser là nguồn ánh
sáng chiếu tới cell mẫu. Dung dịch có nồng độ loãng , hầu hết tia laser qua mẫu,
nhưng một số sẽ được tán xạ theo các góc khác nhau. Một detector được sử dụng
để đo ánh sáng tán xạ. Đối với dòng Zetasizer Nano, detector được đặt ở vị trí 173
độ và 90 độ, tùy thuộc vào mô hình cụ thể.
Cường độ ánh sáng tán xạ phải nằm trong một phạm vi cụ thể đễ dễ dàng
xác định nó. Nếu ánh sáng quá mạnh, thì detector sẽ bị bão hòa. Để tránh khỏi điều
này, một bộ lọc được sử dụng để làm suy giảm cường độ laser và giảm cường độ
chùm tán xạ. Với mẫu không cho nhiều ánh sáng tán xạ, như hạt rất nhỏ hoặc mẫu
với nồng độ thấp, số lượng ánh sáng tán xạ cần phải được tăng cường. Để làm điều
này, bộ lọc sẽ cho nhiều ánh sáng laser xuyên qua mẫu hơn.
Với mẫu tán xạ nhiều ánh sáng, như các hạt lớn hoặc mẫu có nồng độ cao,
cường độ ánh sáng tán xạ cần được suy giảm. Độ suy giảm thích hợp được phần
mềm xác định và bao phủ độ truyền qua từ 100% còn 0.0003%.

Tín hiệu ánh sáng tán xạ từ detector sẽ qua bộ xử lý kĩ thuật số được gọi là
correlator. Correlator sẽ so sánh cường độ ánh sáng trong khoảng thời gian tiếp
theo để thu được tốc độ thay đổi. Thông tin từ correlator sẽ tới máy tính, và phần
mềm sẽ tính toán dữ liệu và xác định kích thước hạt.

You might also like