You are on page 1of 19

Ôn tập KĨ THUẬT XÚC TÁC

Các phản ứng cần xúc tác:

Định nghĩa: xúc tác là gì là làm thay đổi tốc độ phản ứng ảnh sau
phản ứng nó được phục hồi lại (tái tạo lại).

Độ chuyển hóa ( conversion):


số mol của cℎất pℎản ứng đã cℎuyển ℎóa
X= số mol của cℎất pℎản ứng đưa vào

nA,0  nA
XA  (mol or %)
nA,0 mol

Tần số luân chuyển (Turn Over Frequency):


Dùng để định lượng hoạt tính riêng của tâm xúc tác cho một phản ứng
trong điều kiện phản ứng xác định và được xác định bằng số lượng phản
ứng phân tử hoặc chu kỳ xúc tác xảy ra tại tâm hoạt động trên một đơn vị
thời gian.
Số mol của sản pℎẩm
TOF= diện tícℎ bề mặt của xúc tác . tℎời gian

Độ chọn lọc ( the selectivity): độ chọn lọc của xúc tác là tỉ


số tốc độ tạo sản phẩm so với tổng tốc độ biến đổi trên cơ sở chất tham
gia phản ứng theo các hướng.
Số mol sản pℎẩm mong muốn
X= số mol cℎất pℎản ứng đã cℎuyển ℎóa

Đặc trưng:
Nhiệt động học của tác dụng xúc tác: xúc tác chỉ có tác dụng trong phạm
vi nhiệt động học cho phép.
Xúc tác không làm thay đổi nhiệt động của phản ứng đó ∆ G>0 , xúc tác có
lớn như thế nào đi nữa xúc tác không xảy ra.

Năng lượng hoạt hóa:


Năng lượng cần thiết cần để vượt qua trở lực của phản ứng (Ea hoặc
∆G≠). Năng lượng hoạt hóa càng cao, vận tốc phản ứng càng chậm và
ngược lại.
Bản chất: cho xúc tác vào làm giảm năng lượng hoạt hóa xuống, tốc độ
phản ứng tăng lên.

Bài tập trắc nghiệm:


Câu 1: Khảo sát phản ứng xúc tác đồng thể pha khí:
C2H5OC2H5 = CH4 + C2H6 + COKhi không có xúc tác E = 51800
cal/mol; khi có xúc tác hơi Iod E = 34000 cal/mol. Nếu xem gần đúng
ko = koxt và T = 700K thì tốc độ phản ứng có xúc tác so với không có
xúc tác lớn hơn bao nhiêu lần?
A. 104 lần B. 3,61x105 lần C. 30 lần D. 34,5 lần
Câu 2: Cho phản ứng ở pha khí 3H2 + CO2 = CH3OH + H2O, khi
không có xúc tác ở 30 và 50 oC có các giá trị hằng số phương trình
động học là 1.4 và 2 (đơn vị k). Khi sử dụng xúc tác CuZnO thì ở hai
nhiệt độ này hằng số vận tốc phản ứng lần lượt là 2 và 2.2 (đơn vị k).
Độ giảm năng lượng hoạt hoá của phản ứng khi sử dụng xúc tác là:
A. 10.6 kJ/mol B. 12.6 kJ/mol C. 8.6 kJ/mol D. 6.6 kJ/mol
Câu 3: Cho phản ứng ở pha khí H2 + C3H6 = C3H8, khi không có
xúc tác ở 60 và 90 oC có các giá trị hằng số phương trình động học là
3 và 5 (đơn vị k). Khi sử dụng xúc tác Ni thì ở hai nhiệt độ này hằng
số vận tốc phản ứng lần lượt là 6 và 6.2 (đơn vị k). Độ giảm năng
lượng hoạt hoá của phản ứng khi sử dụng xúc tác là:
A. 16 kJ/mol B. 18 kJ/mol C. 20 kJ/mol D. 14 kJ/mol
Câu 4: Cho phản ứng ở pha khí nC6 = iC6, khi không có xúc tác ở
150 và 230 oC có các giá trị hằng số phương trình động học là 6 và 8
(đơn vị k). Khi sử dụng xúc tác Pt thì ở hai nhiệt độ này hằng số vận
tốc phản ứng lần lượt là 10 và 10.5 (đơn vị k). Độ giảm năng lượng
hoạt hoá của phản ứng khi sử dụng xúc tác là:
A. 5.3 kJ/mol B. 6.3 kJ/mol C. 7.3 kJ/mol D. 8.3 kJ/mol

Câu 5: Khảo sát phản ứng xúc tác đồng thể pha khí:
C2H5OC2H5 = CH4 + C2H6 + CO. Khi không có xúc tác E = 30000
cal/mol; khi có xúc tác hơi iod E = 20000 cal/mol. Nếu xem gần đúng
ko = koxt và T = 700K thì tốc độ phản ứng có xúc tác so với không có
xúc tác lớn hơn bao nhiêu lần?
A. 1326 B. 1226 C. 1426 D. 1526
Câu 12: Bản chất của viêc̣ tăng tốc đô ̣ phản ứng là:
A. Giảm năng lượng hoạt hoá
B. Tăng năng lượng hoạt hoá
C. Tăng hằng số tốc đô ̣ phản ứng
D. Tăng số va chạm của các tiểu phân phản ứng
Câu 13: Năng lương hoạt hóa của xúc tác dị thể so với năng lượng
hoạt hóa của đồng thể không xúc tác
A. Lớn hơn rất nhiều
B. Bằng
C. Nhỏ hơn rất nhiều
D. Tùy trường hợp
Câu 14: Đặc trưng quan trọng nhất của chất xúc tác là:
A. Hoạt tính
B. Tính chọn lọc
C. Độ chuyển hóa
D. Năng lượng hoạt hóa
Câu 15: Vai trò của silicagel trong các lọ thuốc tây là :
A. Hút ẩm B. Khử trùng
C. Tăng hoạt tính của thuốc D. Giảm hoạt tính
Câu 16: Chọn câu phát biểu sai về xúc tác:
A. Mỗi chất xúc tác chỉ tác dụng với mô ̣t chất nhất định
B. Chất ức chế ăn mòn cũng là chất xúc tác âm
C. Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt đô ̣ng hoá của phản ứng
D. Chât xúc tác làm thay đổi hằng số nhiệt độ
Câu 17: Chọn phát biểu sai:Nguyên nhân dẫn đến tăng tốc đô ̣ phản
ứng khi tăng nhiêṭ đô ̣
A. Làm tăng số tiểu phân phản ứng có năng lượng lớn hơn năng
lượng hoạt đô ̣ng
B. Tăng tần số va chạm của các tiểu phân phản ứng
C. Làm tăng entropi của hê ̣
D. Làm giảm năng lương hoạt đô ̣ng hoá của phản ứng.
Câu 19: Hiêụ ứng nhiêṭ phản ứng ΔH có hay không phụ thuô ̣c vào
chất xúc tác:
A. Không phụ thuô ̣c vì chất xúc tác chỉ tham gia vào giai đoạn
trung gian của phản ứng và được phục hồi về lượng và chất ban đầu
B. Có, vì chất xúc tác tham gia vào quá trình phản ứng
C. Có , vì chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt đô ̣ng hoá
D. Có, vì chất xúc tác làm giảm nhiêṭ đô ̣ để phản ứng xảy ra dể hơn
Câu 20: Độ acid :
A. Càng lớn thì hoạt tính xúc tác nói chung càng cao
B. Càng lớn thì hoạt tính xúc tác nói chung càng thấp
C. Càng thấp thì hoạt tính xúc tác nói chung càng thấp
D. Càng lớn thì hoạt tính xúc tác nói chung không thay đổi
Câu 21: Thế nào là chất xúc tác âm?
A. Là những chất làm tăng tốc độ phản ứng hay đơn giản gọi là
chất xúc tác.
B. Là những chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng hay còn gọi là
chất ức chế.
C. Là những chất tự xúc tác cho phản ứng
D. Là những chất phản ứng với các tạp chất có trong các chất tham
gia đi vào phản ứng.
Câu 22: Năng lượng hoạt hóa là:
A. Năng lượng cần thiết để đưa các phân tử chất phản ứng có năng
lượng trung bình lên trạng thái hoạt đô ̣ng.
B. Năng lượng cần tiêu tốn để chuyển các chất tham gia phản ứng ở
trạng thái căn bản thành phức chất hoạt đô ̣ng hay trạng thái chuyển
tiếp
C. Năng lượng hoạt hóa chính là hiêụ số giữa năng lượng cần thiết
của phản ứng và năng lượng trung bình của các chất ban đầu. Có thể
xem năng lượng hoạt hóa là hàng rào năng lượng mà các phân tử của
các chất cần phải vượt qua để chuyển hóa thành sản phẩm.
D. Tất cả đều đúng tùy theo quan điểm.
Câu 23: Thế nào là chất xúc tác dương?
A. Là những chất làm tăng tốc độ phản ứng hay đơn giản gọi là
chất xúc tác.
B. Là những chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng.
C. Là những chất gây ức chế phản ứng khảo sát.
D. Là những chất gây đầu độc xúc tác.
Câu 24: Hiện tượng làm tăng hoạt tính của chất xúc tác dưới tác
dụng một lượng nhỏ chất lạ do các nguyên nhân nào đó, là hiện
tượng:
A. Xúc tác B. Biến tính C. Xúc tiến D. Đầu độc
Câu 25: Hiện nay, Người ta đang nghiên cứu xúc tác cho phản ứng
chuyển hóa CO thành CO2. Việc nghiên cứu này nhằm giải quyết
vấn đề:
A. Làm sạch môi trường.
B. Giúp quá trình cháy dễ dàng.
C. Giúp các quá trình cháy xảy ra hoàn toàn.
D. Cho một quá trình nào đó tiếp theo trong công nghệ sản xuất
hydro.
Câu 26: Đặc điểm về nhiệt động trong trường hợp phản ứng có xúc
tác:
A. Xúc tác chỉ có tác dụng trong phạm vi nhiệt động học cho phép,
không làm thay đổi trạng thái nhiệt động, không làm thay đổi trạng
thái cân bằng.
B. DG của phản ứng có xúc tác lớn hơn so với phản ứng không xúc
tác.
C. Xúc tác tác dụng lên hằng số tốc độ thuận để phản ứng nhanh
đạt trạng thái cân bằng.
D. DG của phản ứng có xúc tác nhỏ hơn so với phản ứng không xúc
tác.
Câu 28: Thế nào là chất ức chế theo quan điểm xúc tác?
A. Là những chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng hay còn gọi là
chất xúc tác âm.
B. Là những chất làm tăng tốc độ phản ứng hay đơn giản gọi là
chất xúc tác.
C. Là những chất phản ứng với các tạp chất có trong các chất tham
gia đi vào phản ứng.
D. Là những chất tự xúc tác cho phản ứng.
Câu 29: Chất xúc tác là chất mà sau phản ứng phải:
A. Bị biến đổi về lượng bất kỳ
B. Không biến đổi về lượng
C. Không biến đổi hoặc biến đổi theo tỷ lệ hợp thức về lượng so với
chất tham gia phản ứng.
D. Biến đổi một nữa.
Câu 30: Giả sử khảo sát một phản ứng trong hai trường hợp có và
không có xúc tác. Nếu koxt = ko thì hằng số tốc độ phản ứng có xúc
tác lớn hơn tốc độ không xúc tác (năng lượng hoạt hóa tương ứng E
và Ext):
A. exp{( E – Ext )/RT} lần
B. exp{( Ext – E)/RT} lần
C. không thay đổi
D. Nhỏ hơn, nhưng không xác định bao nhiêu lần.

Phân loại xúc tác:


Quá trình xúc tác: đồng thể, dị thể và chuyển phase
Chức năng xúc tác: acid, base, oxy hóa khử, enzyme, quang hóa,…
Bản chất hóa học: acid, base, kim loại, oxide kim loại, muối,…
Xúc tác quang hóa:
Định nghĩa : phản ứng xúc tác quang là phản ứng xảy ra dưới tác
dụng đồng thời của chất xúc tác và ánh sáng. Hay nói cách khác ánh
sáng chính là nhân tố kích hoạt chất xúc tác giúp cho phản ứng xảy
ra.

Phân loại :
Xúc tác quang đồng thể : trong xúc tác quang đồng thể, các chất
phản ứng và xúc tác quang nằm trong cùng 1 pha.
Ưu điểm: khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời với độ nhạy sáng lên
tới 450nm, do đó tránh được chi phí cao của đèn UV và năng lượng
điện.
Xúc tác quang dị thể : Trong xúc tác quang dị thể , các chất phản
ứng và xúc tác quang nằm khác pha.
các giai đoạn của xúc tác dị thể quang hóa: 6 giai đoạn
+ giai đoạn 1: khuếch tán
+ giai đoạn 2: hấp phụ
+ giai đoạn 3: xúc tác quang hấp phụ photon ánh sáng
+ giai đoạn 4: phản ứng quang hóa xảy ra
+ giai đoạn 5: nhả hấp phụ các sản phẩm
+ giai đoạn 6: khuếch tán sản phẩm vào pha khí hay lỏng

Điều kiện để một chất có khả năng xúc tác quang:


+ Có hoạt tính quang hóa.
+ Có nơi ở vùng cấm thích hợp để hấp thụ ánh sáng tự ngoại hoặc
ánh sáng nhìn thấy.
+ Có giá thành rẻ,dễ chế tạo, bền trong quá trình sử dụng, dễ thu
hồi và không gây ô nhiễm.
+ Chất xúc tác quang phổ biến là oxit và chất bán dẫn kim loại
chuyển tiếp.

Cơ chế: Khi được chiếu ánh sáng với năng lượng photon (hυ) thích
hợp,  bằng hoặc lớn hơn năng lượng vùng cấm Eg (hυ > Eg), thì sẽ tạo ra
các cặp electron (e-)  và lỗ trống (h+). Các electron được chuyển lên vùng
dẫn ( quang electron), còn cái lỗ trống ở lại vùng hóa trị. Các phân tử của
chất tham gia phản ứng hấp phụ lên bề mặt chất xúc tác gồm 2 loại:
   + Các phân tử có khả năng nhận electron (acceptor)
   + Các phân tử có khả năng cho electron (donor) 
Cơ chế phản ứng quang hóa:
Tổng quát:
hυ + (SC) → e- + h+
A(ads) + e- → A- (ads)
D (ads) + h+ → D+ (ads)
Phương trình TiO2:
TiO2 + h TiO2 (e- + h+)

h+ + H2O OH + H+

O2 + e- O2 -

O2 - + H+ HO2

HO2 + HO2 H2O2 + O2


-
O2 + HO2 O2 + HO2-

HO2- +  H2O2

H2O2 + h 2 OH

H2O2 + O2 -
HO + OH- + O2

H2O2 + e- HO + OH-

Ứng dụng:
 Thanh lọc không khí
 Thanh lọc nước
 Xử lí chất thải nguy hại
 Tự làm sạch các tòa nhà cao tầng
 Chống bám bẩn
 Khử mùi, diệt vi khuẩn
 Xúc tác trong tổng hợp hữu cơ

Tầm quan trọng của xúc tác trong CN hóa học


 Giảm chi phí sản xuất.
 Tăng độ chọn lọc sản phẩm mong muốn.
 Phát triển về khoa học và công nghệ.
 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ quá trình sản xuất.

12 Nguyên tắc của Hóa học xanh


1. Phòng ngừa chất thải (Waste Prevention)
2. Tiết kiệm nguyên tử (Atom Economy)
3. Sử dụng quá trình tổng hợp ít độc hại nhất (Less Hazardous Chemical
Synthesis)
4. Thiết kế các hóa chất an toàn (Designing Safer Chemicals)
5. Sử dụng dung môi và các chất trợ an toàn hơn (Safer Solvents and
Auxiliaries)
6. Thiết kế quá trình để đạt hiệu quả năng lượng (Design for Energy
Efficiency)
7. Sử dụng nguyên liệu có khả năng tái tạo (Use of Renewable
Feedstocks)
8. Hạn chế quá trình tạo dẫn xuất (Reduce Derivatives)
9. Sử dụng xúc tác (Catalysis)
10. Thiết kế sản phẩm phân hủy được (Design for Degradation)
11. Phân tích sản phẩm ngay trong quy trình (Real-time Analysis for
Pollution Prevention)
12. Hóa học an toàn và phòng ngừa tai nạn (Inherently Safer Chemistry
for Accident Prevention).
Chương 2: Quá trình xúc tác đồng thể
Định nghĩa:
“Chất phản ứng và chất xúc tác ở cùng một trạng thái phase.”
Phản ứng trong khí:
Phản ứng oxy hoá SO2:
2NO + O2 = 2NO2
NO2 + SO2 = NO + SO3
(Xúc tác là: NO, chất tham gia phản ứng: SO2 với O2 , sản phẩm SO3 và
chất trung gian là NO2)
Phản ứng giữa CO và O2:
CO + H2O = CO2 + H2
2H2 + O2 = 2H2O

(Xúc tác là: H2O, chất tham gia phản ứng: CO với O2)
Phản ứng trong pha lỏng:
Ví dụ: phản ứng ester hoá
H+
CH3COOH + C2H5OH →CH3COOC2H5 + H2O
+
(Xúc tác: H )
Phản ứng phân hủy tầng ozone:
O3 + O → 2O2
Cl + O3 → ClO3
ClO3 → ClO + O2
ClO + O → Cl + O2
Phản ứng trong pha rắn:
Ví dụ: Làm sắt thép hay hợp kim cho chất vào làm cho nó cứng hơn
Thủy tinh, chất phản ứng rắn, xúc tác rắn.
Định luật tác dụng khối lượng
(Cato Maximilian Guldberg và Peter Waag)
Ở nhiệt độ không đổi, phản ứng đồng thể, đơn giản:
aA + bB = cC + dD
Tốc độ phản ứng : v = k.CaA.CbB

Định luật tác dụng khối lượng nghiệm đúng cho các phản ứng đơn giản
và cho từng tác dụng cơ bản của phản ứng phức tạp.
HBr
H2O2 → H2O + O2

(Chất phản ứng là: H2O2, xúc tác HBr, Sản phẩm H2O và O2 )
Xúc tác Acid - Base:
1.Theo thuyết cổ điển: Axit là chất phân ly cho H+, bazo là chất phân ly
cho OH-
2. theo thuyết Brosted-Lowry: axit là chất có khả năng cho proton H+,
bazo là chất có khả năng nhận proton

AlCl3
C2H4 + H2 → C2H6

 Bronsted định nghĩa axit là chất cho proton trong khi Lewis định
nghĩa axit là chất nhận cặp điện tử.
 Theo lý thuyết Bronsted, một bazơ là chất nhận proton. Theo lý
thuyết Lewis, một bazơ là một chất cho cặp electron.
 Một số axit Lewis phổ biến là nhôm chloride(AlCl3), sắt(III)
chloride(FeCl3), triflorua bo(BF3) và ytecbi(III) triflat. Không giống
như các axit thông thường, một axit Lewis không cần thiết phải có ion
hiđrô như là một electrophil, một phân tử khác sẽ đảm nhận vai trò
này.
 Ví dụ, sự trùng hợp olefin bằng axit Lewis, chẳng hạn như bo
triflorua (BF3 ),nhôm clorua (AlCl3 ), vàtitan tetraclorua (TiCl4 ),
được cho là do sự tương tác của chúng với axit proton (ví dụ, vết
nước) và olefin để tạo raion cacbonium , sau đó phản ứng thêm với
nhiều olefin hơn:

Phản ứng của các chất xúc tác như nhôm clorua trên các ankyl halogenua
để tạo ra các ion cacboni: RCl + AlCl 3 → R + + [AlCl 4 ] - . Sau đó, ion
cacbonium có thể phản ứng thêm với các chất khác, ví dụ, hydrocacbon
thơm. Loại xúc tác tương tự có thể xảy ra với nhiều chất xúc tác oxit rắn
(ví dụ, aluminosilicat), mặc dù thường rất khó để quyết định liệu hoạt
động xúc tác của những vật liệu này là do các tâm bị thiếu electron hay
do các nhóm hydroxyl có tính axit.
 Một base Lewis là bất kỳ phân tử hay ion nào có thể tạo ra liên kết
cộng hóa trị phối hợp mới bằng cách cung cấp một (các) cặp electron.
Một chất nucleophil (ưa thích điện tích dương) là một base Lewis.

Xúc tác phức đồng thể:


Phức chất cơ kim bao gồm:
+ ion kim loại ( KLCT)
+ Chất hữu cơ ( ligan hữu cơ)
Quá trình xảy ra được là do có sự phối trí giữa ion KL và ligan
=> Điều kiện tồn tại 1 phức là: ion kim loại ( KimLoạiChuyểnTiếp)
và chất hữu cơ ( ligan hữu cơ)

Kim loại chuyển tiếp: nằm giữa các chu kì lớn trong bảng tuần hoàn Sc-
NI-Pd-La-Pt... đã điền (n-1) mức d, còn lớp d chưa điền đủ. → có một số
hóa trị.
Phức chất của kim loại chuyển tiếp: gồm chất tạo phức-nhận điện tử-và
phối tử (Ligand)-cho điện tử.
Xu hướng: các nguyên tố d (4d và 5d) tạo phức chất không bền do
tương tác các mức điện tử d với điện tử π của phân tử hữu cơ → vai trò
quan trọng trong xúc tác.
Các phối tử thường gặp: H2O, NH3, Cl −,...
Phức chất: Al(H2O)6 3+
Chất tạo phức:
Al: 1s22s22p63s23p1
Al3+: 1s22s22p6
Ligand: H2O, NH3, Cl ,PPh3, NO2, CO... có các cặp điện tử tự do.

Sự trao đổi e giữa KLCT và ligan phù hợp theo quy tắc 18 e.

Phức chất [Rh(CO2)]I2 [Pd(PPh3)2](OCOCH3)2


Cầu nội [Rh(CO)2]+2 [Pd(PPh3)2]+2
Cầu ngoại I- -OCOCH3
Tâm hoạt tính
xúc tác [Rh]0 [Pd]0
Cô nhắn mạnh kiểm tra trắc nghiệm có phần bên dưới: H
 Coordination number(Số phối tử): Có 6 phối tử do Cl có 1, NO2 có 1
và (NH3)4 có 4
 Co: là kim loại chuyển tiếp, nếu là xúc tác thì là tâm hoạt tính chính.
 Ligan: Cl,NO2,NH3
 Ion trung tâm: ion kim loại chuyển tiếp → tâm hoạt tính xúc tác
 Ligand: tham gia vào chu trình xúc tác → hoàn nguyên xúc tác, ổn
định xúc tác, tăng tính chọn lọc của xúc tác…
 Cầu ngoại (ion đối): ổn định trạng thái oxy hóa của ion trung tâm,
tăng khả năng hòa tan của xúc tác phức
 Số phối trí: là tổng số liên kết mà phối tử liên kết với ion trung tâm.
Với vai trò là xúc tác thành phần nào đóng vai trò chính? → ion kim loại.
Vd: [Cu(NH3)4]2+ → spt: 4 → dung lượng phối trí: 1
[Pt(NH3)Cl2] → spt: 4 → dung lượng phối trí 1
[Cu(En)3]2+ (mà En: H2N-(CH2)2-NH2 ) → spt: 6 (do Cu liên kết với 2 cặp
e cho nhận của NH2 nên 2×3=6) → dung lượng phối trí 2
Dung lượng phối trí: số liên kết của 1 phối tử liên kết với ion trung tâm
 Phối tử có dung lượng phối trí bằng 1 gọi là phối tử đơn càng
(monodentate ligand), như PPh3, NH3, OH-, Cl-, NO2, CN-
 Phối tử có dung lượng phối trí lớn hơn 1 gọi là phối tử đa càng
(polydentate ligand), như H2N-CH2-CH2-NH2, -OOC-COO-.
 Phối tử đa càng liên kết với nhân trung tâm tạo thành vòng 5 hoặc
vòng 6 gọi là phức chất vòng càng (chelate)

( Phức 2 càng: Do có 2 liên kết N---Fe--N cho nhận, còn 2 N thằng là liên
kết xích ma)→ dung lượng phối trí 2

You might also like