You are on page 1of 7

Vật lý lượng tử và ý thức

Trong suốt thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã thúc đẩy giới hạn của khoa
học đi xa hơn bao giờ hết với những bước tiến lớn đạt được trong hai lĩnh
vực rất khác biệt. Trong khi các nhà vật lý khám phá ra những quy tắc
phản trực giác kỳ lạ chi phối thế giới hạ nguyên tử , thì sự hiểu biết của
chúng ta về cách thức hoạt động của tâm trí cũng phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, trong các lĩnh vực vật lý lượng tử và khoa học nhận thức mới
được tạo ra, những bí ẩn khó khăn và rắc rối vẫn còn tồn tại, và thỉnh
thoảng quấn lấy nhau. Tại sao các trạng thái lượng tử của một hệ đột ngột sụp
đổ khi được đo, làm cho nó có vẻ như sự quan sát của một tâm trí có ý thức có
khả năng thay đổi thế giới vật chất? Điều đó cho chúng ta biết gì về ý thức?

Popular mechenics đã nói chuyện với ba nhà nghiên cứu từ các lĩnh vực
khác nhau về quan điểm của họ về mối liên hệ tiềm năng giữa ý thức và
lượng tử. Hãy bắt đầu với: một nhà vật lý lý thuyết, một nhà vật lý thực
nghiệm và một giáo sư triết học cùng bước vào quán bar…

SỰ KỲ LẠ CỦA VẬT LÝ LƯỢNG TỬ VÀ Ý THỨC


Các nhà vật lý lượng tử khi tiến hành thí nghiệm giao thoa khe đôi đã nhận
thấy rằng: hành động cố gắng đo lường các photon khi chúng đi qua các khe tới
màn đối diện ở đầu kia đã làm thay đổi hành vi của chúng.

Nỗ lực đo lường này đã khiến hành vi giống như sóng của photon bị phá
hủy, buộc ánh sáng phải cư xử giống hạt hơn . Thí nghiệm đi tìm câu trả lời
cho câu hỏi: “ánh sáng là sóng hay hạt?” đã không thể đi đến một kết luận đơn
lẻ, mà là ánh sáng có tính chất của cả hai và tùy vào từng hoàn cảnh mà nó sẽ
thể hiện tính sóng hay tính hạt của mình. Hon thế, nó cũng đã để lại một câu
hỏi rắc rối hơn nhiều: Điều gì sẽ xảy ra nếu hành động quan sát bằng trí óc
con người thực sự có thể khiến thế giới thay đổi, mặc dù chỉ ở mức vi mô.?

Các nhà khoa học nổi tiếng và uy tín như Eugene Wigner, John Bell, và
sau này là Roger Penrose, đã xem xét ý tưởng rằng ý thức có thể là
một hiện tượng lượng tử . Gần đây, các nhà nghiên cứu khoa học nhận thức
(nghiên cứu khoa học về tâm trí và các quá trình của nó) cũng nghĩ như
vậy, nhưng là vì những lý do khác nhau.
Ulf Danielsson, giáo sư vật lý lý thuyết tại Đại học Uppsala ở Thụy Điển,
tin rằng một trong những lý do giải thích cho mối liên hệ giữa vật lý lượng
tử và ý thức — ít nhất là từ quan điểm của khoa học nhận thức —là dựa trên
sự thật rằng các quá trình ở mức độ lượng tử là hoàn toàn ngẫu nhiên, khác
với tính xác định của vật lý cổ điển. Điều này có nghĩa là ngay cả những tính
toán tốt nhất mà các nhà vật lý có thể đưa ra đối với các thí nghiệm lượng
tử cũng chỉ là những xác suất .

Ý CHÍ TỰ DO VÀ CƠ HỌC LƯỢNG TỬ.

Mối liên hệ giữa ý chí tự do [Free will] và cơ học lượng tử có thể hình dung qua
các hàm toán học [functions]. Trong toán học và vật lý, các hàm xác định
[deterministic function] sẽ cho các kết quả giống nhau miễn là đầu vào giống
nhau, ngược lại các hàm không xác định [nondeterministic function] sẽ cho các
kết quả khác nhau mọi lúc mặc cho đầu vào có giống nhau đi nữa. Ý chí tự do
cũng vậy, trong cùng một đầu vào như nhau, dường như sự nhận thức của mỗi
người là khác nhau cho cùng một đầu vào ấy.

“Tôi nghĩ đó là lý do tại sao khoa học nhận thức đang hướng tới cơ học
lượng tử. Trong cơ học lượng tử, luôn có chỗ cho cơ hội, ”Danielsson nói
với Popular Mechanics . “Ý thức là một hiện tượng gắn liền với ý chí tự do
và ý chí tự do tận dụng sự “ngẫu nhiên” mà cơ lượng tử cung cấp.”

Tuy nhiên, Jeffrey Barrett, giáo sư về logic và triết học khoa học tại Đại
học Californi, cho rằng mối liên hệ này hơi gượng ép từ khía cạnh khoa
học nhận thức.

“Thực sự rất khó để giải thích ý thức, nó là một vấn đề triết học sâu sắc và
lâu đời. Vì vậy, khi các nhà vật lý lượng tử đang tuyệt vọng và các nhà
khoa học nhận thức cũng đang tuyệt vọng y như vậy. Họ nghĩ rằng cơ học
lượng tử thật kỳ lạ và ý thức cũng kỳ lạ. Do đó có thể có một số mối quan
hệ giữa hai thứ." Barrett nói, tuy nhiên, sự hợp lý hóa này không đủ để
thuyết phục ông. “Đứng trên quan điểm khoa học nhận thức, tôi không thấy lý
do gì để giả định chúng có mối liên hệ,” Barrett tiếp tục.

Dù vật, từ quan điểm lượng tử, Barrett lại tìm thấy một lý do rõ ràng tại
sao các nhà vật lý ban đầu lại đề xuất mối liên hệ với ý thức này.
Ông nói: “Nếu không phải vì vấn đề đo lường lượng tử [the quantum
measurement problem] , không ai, kể cả các nhà vật lý đầu tiên tham gia vào
cuộc thảo luận này, sẽ nghĩ rằng ý thức và cơ học lượng tử có liên quan gì
đến nhau.”

CHỒNG CHẬP LƯỢNG TỬ VÀ SCHRÖDINGER'S CAT


Trọng tâm của “sự kỳ lạ” lượng tử và vấn đề đo lường, là một khái niệm gọi
là “ chồng chập [superposition]”.

Các trạng thái có thể có của một hệ lượng tử được mô tả bằng hàm sóng [wave
function]. Một hệ lượng tử có thể tồn tại nhiều trạng thái khác nhau, và các
trạng thái này bị chồng chập lẫn nhau. Điều kỳ lạ là, những trạng thái này có thể
trái ngược nhau hoàn toàn.

Để xem điều này có thể phản trực giác như thế nào, chúng ta có thể tham
khảo một trong những thí nghiệm tư tưởng nổi tiếng nhất lịch sử, nghịch
lý Con mèo của Schrödinger .

Trong thí nghiệm này, có một con mèo kém may mắn được nhốt vào trong
hộp, cùng với các thiết bị sau (mà con mèo không thể tác động vào): một ống
đếm Geiger và một mẩu vật chất phóng xạ nhỏ đến mức trong vòng một tiếng
đồng hồ chỉ có 50% xác suất nó phát ra một tia phóng xạ. Nếu có tia phóng xạ
phát ra, ống đếm Geiger sẽ nhận tín hiệu và thả rơi một cây búa đập vỡ lọ thuốc
độc hydrocyanic acid nằm trong hộp và con mèo sẽ chết. Nếu trong vòng một
tiếng vẫn không có tia phóng xạ nào phát ra, con mèo vẫn sẽ sống.

Bởi vì sự phân rã của các nguyên tử là hoàn toàn ngẫu nhiên, không có
cách nào để người thí nghiệm dự đoán xem con mèo chết hay sống cho
đến khi hết giờ và mở hộp.

Con mèo, chiếc hộp và thiết bị như một hệ thống lượng tử có hai trạng
thái có thể xảy ra trước khi chiếc hộp được mở ra - “chết” hoặc “sống” -, có
nghĩa là nó đang ở trạng thái chồng chất của những trạng thái đó. Con
mèo vừa chết vừa sống trước khi bạn mở hộ

Vấn đề đặt ra đó là hành động “mở hộp” (rộng hơn là đo lường) là gì mà có thể
làm cho hàm sóng sụp đổ và sự chồng chất trạng thái của hệ bị phá hủy,
khiến hệ trở về một trạng thái duy nhất? Đó có phải là do sự ảnh hưởng của
ý thức tâm trí người làm thí nghiệm?

Nhà vật lý lượng tử thời kỳ đầu Eugene Wigner đã nghĩ như vậy cho đến
không lâu trước khi ông qua đời vào năm 1995.

CƠ THỂ VẬT LÝ VÀ TÂM TRÍ LƯỢNG TỬ?


Năm 1961, Wigner đưa ra một lý thuyết trong đó tâm trí là yếu tố quyết
định đối với sự sụp đổ của một hàm sóng và sự phá hủy của trạng thái
chồng chập.

Wigner và các nhà vật lý khác, những người tuân theo lý thuyết về sự sụp
đổ có ý thức — chẳng hạn như John von Neumann, John Wheeler và
John Bell — tin rằng một vật thể vô tri vô giác sẽ không làm sụp đổ hàm
sóng của một hệ lượng tử.

Điều đó có nghĩa là đặt một bộ đếm Geiger trong hộp với con mèo của
Schrödinger là không đủ để làm sụp đổ hệ thống về trạng thái “chết” hoặc
“sống” mặc dù máy Geiger có khả năng cho biết nguyên tử giải phóng chất
độc đã bị phân hủy hay chưa.

Winger nói rằng sự chồng chất vẫn còn cho đến khi một người quan sát
tỉnh táo mở hộp hoặc có thể nghe thấy tiếng tích tắc của bộ đếm Geiger.

Điều này dẫn đến kết luận rằng có hai loại “chất” riêng biệt trong vũ trụ :
vật chất và phi vật chất, với tâm trí con người phù hợp với loại thứ
hai. Tuy nhiên, điều này gợi ý rằng bộ não là một đối tượng vật lý và sinh
học, trong khi tâm trí là một cái gì đó khác, dẫn đến cái gọi là “thuyết nhị
nguyên tâm trí-cơ thể”[mind-body dualism]

Dù vậy, đối với những người theo thuyết duy vật như Danielsson, ông cho
rằng sự sụp đổ của một hàm sóng trong cơ học lượng tử là kết quả của sự
tương tác với một hệ thống vật lý khác. Điều này có nghĩa là hoàn toàn có
thể "người quan sát" là một đối tượng hoàn toàn vô thức. Đối với họ, bộ
đếm Geiger trong hộp với con mèo của Schrödinger có khả năng thu gọn
sự chồng chất của các trạng thái.
Điều này phù hợp với thực tế là các hệ thống lượng tử là những hệ thống
cân bằng cực kỳ tinh vi dễ dàng bị sụp đổ bởi một trường điện từ nhiễu
hoặc thậm chí là sự thay đổi nhiệt độ. Nếu bạn muốn biết tại sao chúng ta
không có máy tính lượng tử đáng tin cậy , thì đó là một phần lý do — các
trạng thái lượng tử mà chúng phụ thuộc vào quá dễ bị xáo trộn.

Ngoài ra, như Barrett chỉ ra, có một số cách nghĩ về cơ học lượng tử mà
không cần đến sự sụp đổ của chồng chất lượng tử.

Cách giải thích nổi tiếng này đến từ Hugh Everett. Everett đã gợi ý cách giải
thích này rất lâu trước đây, nhưng nó không được các nhà vật lý thời bấy giờ-
những người đa phần theo trường phái Copenhagen- quan tâm. Dù vậy, lý
thuyết của Everett gần đây lại thu hút sự chú ý của giới vật lý. Cách giải thích
này gợi ý rằng khi người thực nghiệm thực hiện một phép đo, hàm sóng
không hề sụp đổ. Thay vào đó, nó phát triển để bao gồm người đo và toàn
bộ vũ trụ, với một thế giới tạo ra cho mỗi trạng thái khả dĩ. Vì vậy, người thử
nghiệm mở hộp không phải để khám phá xem con mèo đã chết hay còn
sống, mà là, họ đang ở trong một thế giới mà con mèo đó còn sống hay
không. Nói một cách dễ hiểu, mỗi trạng thái sống hay chết của con mèo khi mở
hộp sẽ phát triển thành một vũ trụ song song với vũ trụ của chúng ta, nơi mà ở
một vũ trụ con mèo sẽ sống còn vũ trụ kia con mèo sẽ chết. Lý thuyết này còn
gọi là “Thế giới phân nhánh”. Và do đó, số lượng đa vũ trụ do phân nhánh là vô
hạn.

Cách giải thích này loại bỏ được vấn đề sụp đổ chồng chất. Nếu không có sự
sụp đổ của chồng chất thì không có vấn đề về đo lường.

Tuy nhiên, rõ ràng rằng với những người đoạt Giải thưởng Nobel như
Wigner và Roger Penrose-những người đã gợi ý mối liên hệ lượng tử tâm trí-
thì việc bác bỏ hoàn toàn lý thuyết của họ là không hề dễ dàng.

Kristian Piscicchia , một nhà nghiên cứu tại Enrico Fermi Center for
Study and Research in Rome, Italy, chắc chắn đồng ý với điều này. Anh ấy
là một phần của nhóm tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc hơn về tâm trí và mối
quan hệ giữa ý thức và các quy luật tự nhiên.

Nhóm nghiên cứu này gần đây đã bắt đầu thử nghiệm một lý thuyết cụ thể
kết nối ý thức với sự sụp đổ của chồng chất lượng tử - thuyết Orch OR -
được đưa ra bởi nhà vật lý đạt giải Nobel Penrose và bác sĩ gây mê người Mỹ
Stuart Hameroff vào năm 1990.

Lý thuyết Orch OR coi sự sụp đổ lượng tử có liên quan đến lực hấp dẫn và
lập luận rằng sự sụp đổ này thực sự làm nảy sinh ý thức.  Lý thuyết giả
định rằng ý thức bắt nguồn từ mức lượng tử bên trong các tế bào thần
kinh , thay vì quan điểm thông thường rằng nó là sản phẩm của các kết
nối giữa các tế bào thần kinh. Cơ chế được coi là một quá trình lượng tử
gọi là quá trình giảm mục tiêu được điều khiển bởi các cấu trúc tế bào
được gọi là vi ống . Người ta đề xuất rằng lý thuyết có thể giải đáp vấn đề
khó khăn của ý thức và cung cấp một cơ chế cho ý chí tự do .

Lý thuyết của Hameroff coi các vi ống trong tế bào thần kinh não là trụ sở
của ý thức lượng tử, duy trì hiệu ứng lượng tử đủ lâu để thực hiện các phép
tính làm nảy sinh ý thức trước khi sụp đổ. Các vi ống này là nơi mà sự chất
chồng xảy ra trong khoảng thời gian rất ngắn cho đến đi nó sụp đổ dẫn đến sự
xuất hiện của một trải nghiệm có ý thức. Các thử nghiệm tinh vi đã được thiết
kế với hy vọng có thể khám phá và chứng minh quá trình này.

Ông cho biết thêm rằng kết quả mà nhóm thu được đặt ra một hạn chế về
số lượng vi ống tối thiểu cần thiết cho dạng lý thuyết Orch OR. Giới hạn
này được phát hiện là lớn đến mức nghiêm trọng, và có vẻ như giới hạn này
quá lớn so với lý thuyết ban đầu của Penrose và Hameroff. Tuy nhiên,
Piscicchia chỉ ra rằng công việc của nhóm không thể loại trừ tất cả các khả
năng, và cần phải thử nghiệm nhiều hơn trước khi đi đến kết luận.

Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của khái niệm ý thức lượng tử — và cách nó
được thể hiện trong văn hóa đại chúng — có thể là một mối đe dọa đối với
các cuộc điều tra khoa học sâu hơn.

NHỮNG NGUY CƠ CỦA 'THUYẾT HUYỀN BÍ LƯỢNG


TỬ'
Thuyết nhị nguyên tâm-thể do ý thức lượng tử đề xuất có thể là một con
dốc trơn trượt đã khiến một số người ủng hộ rời xa khoa học và đi vào siêu
nhiên .
Khái niệm này cũng đã được nắm bắt để giải thích sự tồn tại của linh hồn ,
cuộc sống sau khi chết, và thậm chí là sự tồn tại của ma , dẫn đến một
ngành công nghiệp nhỏ là “huyền học lượng tử”.

Danielsson giải thích: “Có rất nhiều tài liệu sử dụng thẩm quyền của vật lý
và đặc biệt là vật lý lượng tử để đưa ra đủ loại tuyên bố. “Bạn có thể kiếm
được rất nhiều tiền bằng cách đánh lừa mọi người bằng nhiều cách khác
nhau để mua không chỉ sách mà còn nhiều sản phẩm khác nhau. Nó đưa
ra quan điểm sai lầm về khoa học”.

You might also like