You are on page 1of 2

LIÊN KẾT HÓA HỌC TRONG PHỨC CHẤT

Cấu trúc của phức chất khá phức tạp và không thể giải thích được khi dựa trên quan
điểm của thuyết hoá trị cổ điển. Khi thuyết phối trí ra đời (1893), chưa có những quan
niệm về bản chất của lực tương tác hoá học nên khái niệm về hoá trị phụ mà Werner
đưa ra, mà ngày nay người ta gọi là liên kết phối trí, chưa thể được sáng tỏ. Chỉ 20
năm sau đó, nghĩa là vào những năm 1915, 1916, mới xuất hiện các thuyết về liên kết
hoá học. Đó là thuyết ion của Coxen (Kossel): tương tác hoá học được giải thích bằng
quá trình hình thành và tương tác tĩnh điện giữa các ion; thuyết liên kết cộng hóa trị
của Liuyt (Lewis): các nguyên tử liên kết với nhau nhờ các cặp electron chung. Cả hai
thuyết tiền lượng tử này đều được sử dụng để làm sáng tỏ bản chất của các lực tạo
phức. Ý nghĩa vật lý của khái niệm về các cặp electron chỉ được giải thích rõ khi cơ
học lượng tử phát triển. Liên kết thuần tuý ion và liên kết thuần tuý cộng hóa trị chỉ là
những trường hợp giới hạn, còn liên kết hoá học thực thường mang tính chất trung
gian. Hiện nay, các thuyết về liên kết trong phức chất đều là các thuyết electron, vì các
tính chất hoá lý của phức chất (cấu hình không gian, khả năng phản ứng, tính chất từ,
nhiệt động, quang phổ hấp thụ, v.v…) đều mang những đặc trưng về electron, nghĩa là
phụ thuộc vào cấu trúc electron của hệ. Sở dĩ như vậy là vì các quá trình hoá học và
hóa lý thường được xác định bởi những biến đổi trong lớp vỏ electron của các nguyên
tử và phân tử tham gia vào các quá trình đó. Mặt khác, trạng thái của electron trong
một hệ nguyên tử nào đấy chỉ có thể được mô tả đúng đắn nhờ cơ học lượng tử. Bởi
vậy thuyết electron về phức chất phải dựa trên cơ học lượng tử. Hiện nay có ba thuyết
lượng tử giải thích sự tạo thành, cấu trúc và tính chất của phức chất: thuyết liên kết hoá
trị, thuyết trường tinh thể và thuyết trường phối tử. Trước khi trình bày nội dung của
các thuyết trên, cần xét một số khái niệm cơ bản rút ra từ hoá học lượng tử.

Một số khái niệm rút ra từ hóa học lượng


tử
Năm 1927, V. Heitler và F. London lần đầu tiên chỉ ra rằng liên kết trong phân tử H2
xảy ra được là do tương tác tĩnh điện giữa hai electron và hai proton, nếu coi rằng
chúng chuyển động theo các định luật của cơ học lượng tử. Để tạo thành được liên kết,
spin của các electron này phải có hướng ngược nhau. Các kết quả tính toán về giá trị
năng lượng phân ly và khoảng cách cân bằng giữa các nguyên tử hiđro đều phù hợp
với thực nghiệm. Khái niệm về hoá trị có một nội dung sâu xa hơn. Ứng với mỗi đơn
vị hoá trị tự do của nguyên tử phải có một electron có spin chưa ghép đôi, eletron này
sẽ tạo thành liên kết kiểu Heitler - London với electron của một nguyên tử khác có
spin với hướng ngược lại. Người ta đã làm sáng tỏ được vai trò bất đối xứng của đám
mây Ψ của electron và hiện tượng lai hoá các trạng thái electron khi hình thành các
hoá trị có hướng và đã giải thích được các liên kết đôi, liên kết ba… Nhưng những
điều đó không phải là những kết quả nghiêm ngặt rút ra từ cơ học lượng tử, vì chúng
được rút ra bằng cách ngoại suy một cách không có đầy đủ cơ sở các kết quả thu được
ở phân tử hidro sang những hệ nhiều nguyên tử phức tạp hơn. Tính chất phong phú của
liên kết hoá học, cũng như các tính chất hoá lý của phức chất vô cơ không nằm trong
những khái niệm thông thường về hoá trị. Để giải thích các tính chất đó phải có những
khái niệm mới dựa trên việc áp dụng một cách chính xác các định luật cơ bản của cơ
học lượng tử.

You might also like