You are on page 1of 6

BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH


QUI TRÌNH
ĐIỀU TRỊ CÁC KHỐI U BẰNG VI SÓNG
(Microwave ablation– MWA)
I. NGUYÊN LÝ:
- Điều trị đốt u phổi bằng vi sóng là hình thức gây hoại tử khối u tại chỗ bằng
nhiệt được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh can thiệp. MWA sử dụng sóng
điện từ trong quang phổ năng lượng vi sóng (300 MHz – 300 GHz) để tạo ra
hiệu ứng làm nóng tổ chức mô khoảng 45 độ trong khoảng thời gian đủ gây
chết tế bào và hoại tử trong khu vực mô quan tâm.
- Dưới tác động của sóng ngắn (microwave) sẽ làm tăng dao động (thẳng và lật)
của các phân tử nước trong tổ chức mô u (2450MHz =2,45 tỷ dao động)
- Quá trình tăng dao động của các phân tử nước sẽ sản xuất ra nhiệt bởi tăng
quá trình ma sát giữa các phân tử.
- Nhiệt của khối mô u sẽ tăng lên do quá trình tích tụ nhiệt ma sát.
- Hiệu ứng nhiệt sẽ gây đông vón, hoại tử và gây chết tế bào trong phạm vi tác
động của sóng ngắn.
II. CHUẨN BỊ.
2.1. Người thực hiện:
- 01 bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh.
- 01 bác sĩ Gây mê
- 03 kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh.
- 01 kỹ thuật viên gây mê
2.2. Phương tiện:
- 01 Hệ thống chụp cắt lớp vi tính 16 dãy hoặc hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính
64 dãy
- 01 Máy bơm điện dành cho tiêm thuốc cản quang theo chế độ tự động điều
khiển bởi máy chụp.
- 01 hệ thống máy đốt u phổi MWA.
- Kim đốt các kích cỡ (vật tư tiêu hao) sử dụng 1 lần được cung cấp chính hãng
bởi nhà sản xuất.
2.3. Người bệnh:
- Có chỉ định thủ thuật (mục 2.3.1) và không có các chống chỉ định (mục 2.3.2).
2.3.1. CHỈ ĐỊNH:
2.3.1.1. U phổi nguyên phát:
- Các trường hợp được xác định u phổi ác tính nguyên phát (GPB/MBH) loại
không tế bào nhỏ, đã được xếp loại giai đoạn lâm sàng (pNTM), còn chỉ định
phẫu thuật (I-IIIa) song trong khuôn khổ T2a (U>3 cm nhưng <5 cm) mà không
muốn lựa chọn phẫu thuật. Với các u lớn hơn khả năng đốt triệt để bằng thiết bị
này rất khó khăn, khi đó nếu tiến hành thủ thuật thường chỉ mang tính chất điều
trị giảm nhẹ.
- Bệnh nhân có chỉ định và đồng ý phẫu thuật song chức năng tim, phổi không
cho phép phẫu thuật.
- Bệnh nhân cao tuổi.
- Bệnh nhân u phổi song có một số bệnh đồng mắc.
- Bệnh nhân u phổi song hành cùng COPD.
- Bệnh nhân u phổi không có khả năng chịu đựng mất mát phổi (giảm thể tích
thở).
- Một số nốt đơn độc chưa rõ bản chất ở phổi (ngoại trừ căn nguyên u mạch)
- Bệnh nhân muốn giảm nhẹ thể tích u cũng như các triệu chứng do u gây ra
(chèn ép, nặng tức…)
Lưu ý: Tất cả các nhóm trên song bệnh nhân phải chịu đựng được để trải qua
thời gian tiến hành thủ thuật tương tự như thủ thuật sinh thiết xuyên thành ngực
dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính cũng như đáp ứng tốt với tình trạng an thần có ý
thức (tiền mê hoặc gây mê ngắn) hoặc tình huống gây mê nội khí quản.
2.3.1.2. U phổi di căn:
- Các nhân di căn đơn độc thường là chỉ định tốt nhất cho phương pháp này.
- Trong trường hợp có từ 2 nhân trở lên cần cân nhắc lợi ích trên từng cá thể.
- Trường hợp có nhân di căn phổi kết hợp hạch di căn rốn phổi, trung thất cần
hết sức cân nhắc khi chỉ định.
2.3.1.3. Một số u lành tính ở phổi:
- U lao
- U thần kinh nội tiết (carcinoid)
- U không xác định rõ GPB hoặc mâu thuẫn giữa hình ảnh CLVT và GPB (nghi
ngờ ác tính).
2.3.1.4. Các trường hợp đặc biệt cần cân nhắc: BN ho ra máu căn nguyên do
tổn thương hệ mạch phổi (ĐM phổi, TM phổi), nằm trong đám tổ chức đặc do
viêm, không thể phẫu thuật được (ví dụ: tổn thương hai bên).
2.3.2. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Không có chống chỉ định tuyệt đối.
- Cần cân nhắc với những bệnh nhân u phổi kèm khí phế thũng nặng.
- Bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu, thiếu máu nặng.
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
3.1. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Các BN cần phải được hội chẩn giữa khoa lâm sàng và khoa CĐHA, có chỉ
định thủ thuật (mục 2.3.1) và không có các chống chỉ định (mục 2.3.2).
- BN và người nhà BN cần phải được giải thích, cung cấp thông tin đầy đủ về
thủ thuật, đặc biệt phải được giải thích kỹ về các tác dụng phụ và biến chứng có
thể xảy ra, đồng ý chấp nhận rủi ro và ký văn bản cam kết đồng ý thủ thuật.
- BN cần nhịn ăn trước 12 giờ tính đến thời điểm làm thủ thuật.
3.2. Chuẩn bị về phía thầy thuốc:
- Hội chẩn, thống nhất phương án thủ thuật giữa khoa lâm sàng có người bệnh,
khoa CĐHA và khoa phẫu thuật gây mê hồi tỉnh.
- Thống nhất và sẵn sàng các phương án xử lí khi có các biến chứng xảy ra.
- Kíp làm việc bao gồm: 01 BS chẩn đoán hình ảnh, 03 KTV CĐHA, 01 BS gây
mê, 01 KTV gây mê.
- Chuẩn bị đầy đủ về thuốc men, dịch tuyền, vật tư tiêu hao, phương tiện phục
vụ cho thủ thuật và cấp cứu.
3.3. Chuẩn bị về phương tiện, máy móc:
- Máy CLVT 64 dãy (và 01 máy dự phòng, gần máy làm thủ thuật)
- Máy MWA cấu hình đầy đủ (máy chính, hệ thống làm mát kim) và ít nhất 02
bộkim đốt.
- Monitor theo dõi các chức năng sống của BN (M, HA, nhịp tim, đo độ bão hòa
Oxy…)
- Bình oxy và các thiết bị phụ trợ.
- Xe cáng.
- Thông báo cho khoa Cấp cứu về khả năng có thể xảy ra tình trạng “báo động
đỏ”.
3.4. Tiến hành thủ thuật:
3.4.1. Nguyên tắc, mục tiêu của thủ thuật:
- Đốt hoại tử (phá hủy bằng nhiệt) toàn bộ khối u và và vùng rìa (margin) nhu
mô bình thường xung quanh khối u .
- Tránh tối đa các chấn thương, tổn thương cho các cấu trúc xung quanh khối u.
- Tạo ra một khu vực đốt hoại tử lớn một cách nhanh chóng.
3.4.2. Các bước tiến hành:
- Đặt BN lên bàn chụp máy CLVT, căn cứ vào phim CLVT đã có để lựa chọn tư
thế cho phù hợp.
- Thiết lập đường truyền và truyền NaCl 0,9% cho người bệnh và ghép nối thiết
bị theo dõi chức năng sống cho người bệnh.
- Chụp Topo xác định khoảng chụp.
- Chụp các lớp cắt qua vùng tổn thương
- Xác định điểm chọc bằng cách định vị băng kim (tương tự như khi STXTN) và
đánh dấu vị trí.
- Đặt chế độ cố định lớp cắt của máy CLVT.
- Sát trùng vị trí điểm chọc và vùng lân cận.
- Trải xăng vô khuẩn có lỗ.
- An thần có ý thức kết hợp gây tê tại chỗ, hoặc gây mê ngắn, hoặc gây mê NKQ
(tùy trường hợp cụ thể).
- Các BS, KTV tham gia thủ thuật mặc áo chì và đeo các thiết bị che chắn tia X.
- Kiểm tra hệ thống làm mát kim của máy (đường dẫn nước muối, máy bơm…)
- Rạch da lỗ nhỏ tại vị trí đánh dấu.
- Đưa kim đốt vào trung tâm khối u: nên lựa chọn theo trục dọc (nếu u hình
thoi), kim xuyên qua trung tâm khối u, đầu kim chạm sát thành khối u, kiểm tra
lại bằng cắt lớp khi cố định kim.
- Đặt các thông số đốt theo protocol hướng dẫn của nhà sản xuất (công suất tối
đa 100W, thời gian tối đa 10 phút).
- Kích hoạt máy phát năng lượng vi sóng đốt u bằng công tắc đạp chân hoặc nút
bấm trên máy.Khi đó đồng hồ trên mặt trước máy sẽ đếm ngược báo thời gian
đốt còn lại.
- Hết thời gian đốt chụp kiểm tra lại bằng lớp cắt cố định. Nếu xuất hiện vùng
mờ rộng hơn khối u trước khi đốt thì dừng thủ thuật.Nếu vùng đốt chưa hết đặt
công thức và đốt lại lần 2.
- Khi rút kim phải vừa rút vừa đốt (5 giây rút ra 5 mm) đến hết. Mục đích của
công việc này là đốt bịt đường ra, tránh các biến chứng.
- Khâu bịt chỗ dạch ra bằng chỉ không tiêu.
- Băng chặt bằng gạc khô.
- Chụp lại lát cắt cố định, lưu giữ lại toàn bộ hình ảnh.
- Tiếp tục theo dõi BN cho đến khi BN hồi tỉnh hẳn.
- Chuyến BN về bệnh phòng bằng xe cáng, tiếp tục truyền dịch và theo dõi, đề
phòng các biến chứng có thể xảy ra.
- Kháng sinh, chống viêm
- Chụp lại XQ thường qui (tại giường) sau 2 giờ.
- Theo dõi BN sau 48h
- Chụp CLVT lại sau 1 tuần, 1 tháng để đánh giá kết quả.
*Lưu ý: Có thể xuất hiện các biến chứng sớm ngay sau khi tiến hành thủ thuật
(tràn khí màng phổi, xuất huyết đường thở), cần phải xử lý ngay theo phác đồ.
Các biến chứng muộn hơn cần phải theo dõi ở những ngày tiếp theo tai bệnh
phòng.
IV. CÁCH NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ: Nếu kết quả tốt, hình ảnh thường diễn
tiến như sau:
- Ngay sau thủ thuật trên ảnh CLVT thường thấy đám mờ có tỷ trọng tổ chức
rộng hơn diện tích khối u ban đầu.
- Sau 1 tuần thấy xuất hiện vùng kính mờ quanh đám mờ (nhỏ hơn)
- Sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm nếu không xuất hiện tình trạng tái phát
thường vùng tổn thương sẽ thu hẹp dần, xơ hóa.
V. BIẾN CHỨNG:
5.1. Các biến chứng có thể gặp:
 Đau, sốt
 Tràn khí màng phổi
 Tràn dịch màng phổi
 Chảy máu trong đường thở (ho ra máu)
 Chấn thương thành ngực bao gồm cả gẫy xương sườn.
 Viêm phổi, viêm thành ngực.
5.2. Ngoài ra đôi khi xuất hiện hội chứng sau đốt u: BN có cảm giác đau
ngực, nóng rát, nặng tức vùng u đã đốt kèm các yếu tố tâm lý bất an…

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Vogl TJ, Naguib NN, Gruber-Rouh T, Koitka K, Lehnert T, Nour-Eldin
NE (2011), “Microwave ablation therapy: clinical utility in treatment of
pulmonary metastases”. Radiology ; 261: 643–51.
2. Lu Q, Cao W,Huang L,Wan Y,Liu T, Cheng Q et al (2012), “CT-guided
percutaneous microwave ablation of pulmonary malignancies: results in 69
cases”, World J Surg Oncol 2012; 10: 80.
3. London, UK: National Institute for Health and Care Excellence(2013),
“ Microwave ablation for treating primary lung cancer and metastases in the
lung”
4 . Little MW, Chung D, Boardman P, Gleeson FV, Anderson
EM(2013), “Microwave ablation of pulmonary malignancies using a novel high-
energy antenna system”. Cardiovasc Intervent Radiol 2013; 36: 460–5.
5 . Nomura M, Yamakado K, Nomots Y, Nakatsuka A, Li N, Takaki H., et
al (2008), “ Complications after lung radiofrequency ablation: risk factors for
lung inflammation”,  Br J Radiol ; 81: 244–9.
6 . Herrera LJ, Fernando HC, Perry Y, Gooding WE, Buenaventura PO,
Christie NA et al (2003), “Radiofrequency ablation of pulmonary malignant
tumours in non surgical candidates”. J Thorac Cardiovac Surg 2003; 125: 929–
3.
7. Christopher L. Brace (2009), “Radiofrequency and microwave ablation of
the liver, lung, kidney and bone: What are the differences”, Radiol. 2009 ; 38(3):
135–143
8. Gianpaolo Carrafiello a, Domenico Lagana ,Monica Mangini et al ( 2008),
“Microwave tumors ablation: Principles, clinical applications and review of
preliminary experiences”, International Journal of Surgery, p. S65–S69.
9. Damian E, Dupuy M, Maria Shulman et al (2010), “Current Status of
Thermal Ablation Treatments for Lung Malignancies” Radiol ; 27:268–275
10. Farrah J.Wolf, David J. Grand, Jason T.Machan, Thomas A, DiPetrillo,
WilliamW, Mayo-Smith et al (2008), “Microwave Ablation of Lung
Malignancies: Effectiveness, CT Findings, and Safety in 50 Patients”,
Radiology: Vol 247: N0 3.

You might also like