You are on page 1of 3

XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU IMRT

I. Khái niệm:
Xạ trị điều biến liều IMRT hay xạ trị điều biến cường độ chùm tia (IMRT:
Intensity Modulated Radiation Therapy) là phương pháp xạ trị tiên tiến sử dụng kỹ
thuật đưa liều bức xạ chính xác đến khối u hoặc thể tích cần điều trị. Kỹ thuật này
sử dụng phần mềm lập kế hoạch ngược (inversed planning) chia các trường chiếu
ra nhiều chùm tia nhỏ (beamlet) và điều biến, kiểm soát cường độ của các chùm tia
nhỏ này để đảm bảo phân bố liều chính xác theo yêu cầu của thể tích điều trị.
Các bệnh nhân nên điều trị xạ trị điều biến liều bao gồm: Bệnh nhân ung thư vùng
đầu cổ (vòm hầu, hốc miệng) hoặc ung thư vùng chậu (trực tràng, tử cung, cổ tử
cung), ngoài ra còn có ung thư phổi, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung
thư mô mềm, ung thư ở trẻ em,...

II. Trang thiết bị:


Máy gia tốc tuyến tính sử dụng trong y tế LINAC (Linear Accelerator) tạo ra các
dòng photon hoặc chùm tia X. Máy có thước bằng một chiếc ô tô nhỏ. Trong quá
trình điều trị, bệnh nhân phải nằm yên, trên người bệnh nhân đắp lên một tấm lưới
nhựa nhiệt dẻo hoặc sẽ được đánh dấu ngay tại ví trí xuất hiện tế bào ung thư.
Cường độ liều bức xạ thay đổi linh hoạt tùy theo kế hoạch điều trị. Bệnh nhân sẽ
không cảm thấy bất kì cảm giác gì trong quá trình xạ trị. Bệnh nhân sẽ ở một mình
trong thời gian điều trị nhưng được các bác sĩ theo dõi liên tục từ bên ngoài. Thời
gian dài ngắn khác nhau, thường sẽ từ 15 phút đến một giờ.
Máy gia tốc tuyến tính LINAC (Linear Accelerator).

Vị trí khối u của bệnh nhân khi bắt đầu tiến trình điều trị: đánh dấu (ảnh bên trái) và trải tấm
lưới nhựa nhiệt dẻo (ảnh bên phải).

Cơ chế của máy LINAC.


III. Ưu – nhược điểm:
a) Ưu điểm:
- Tỷ lệ chữa khỏi cao hơn – Có thể dùng các liều phóng xạ cao hơn
để tiêu diệt u.
- Ít tác dụng phụ hơn – Hình ảnh máy tính giúp mô phỏng để lập kế
hoạch và chiếu các chùm tia phóng xạ với mức độ tập trung cao,
tránh ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh.
- Lựa chọn điều trị lại – Có thể sử dụng phương pháp này để điều trị
lại nếu cần vì các mô lành ít bị chiếu xạ hơn so với xạ trị thông
thường.
- Phù hợp với nhiều bệnh nhân hơn – Một số bệnh nhân có u khó
tiếp cận hoặc nằm gần một cơ quan quan trọng, tuy nhiên, những
bệnh nhân này vẫn có thể được điều trị bằng cách sử dụng IMRT.
- Chất lượng cuộc sống tốt hơn – Cơ thể bệnh nhân hồi phục tốt hơn
và nhanh hơn so với khi sử dụng xạ trị thông thường.
b) Nhược điểm:
- Bệnh nhân có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như: mệt mỏi,
chán ăn, buồn nôn, viêm da, viêm niêm mạc, rối loạn tiêu hóa, rối
loạn tiểu tiện. Đa số các tác dụng phụ này đều ở mức độ nhẹ và có
thể hồi phục sau kết thúc điều trị 1 đến 2 tuần.
- Cần trang thiết bị chuyên biệt và đội ngũ chữa trị được đào tạo đặc
biệt chuyên sâu về IMRT – bao gồm: bác sĩ xạ trị ung thư, nhà vật
lí y tế, chuyên viên tính toán liều điều trị, kĩ thuật viên xạ trị và y
tá xạ trị.

You might also like