You are on page 1of 24

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Môn học: DƯỢC LÂM SÀNG


Câu 1. Sự phối hợp của thuốc Triacetyloleandomycin (TAO) và Ergotamin có thể:
A. Làm giảm nồng độ của Ergotamin
B. Làm mất tác dụng của cả 2 thuốc trên
C. Làm giảm hoạt lực kháng khuẩn của TAO
D. Làm tăng nồng độ Ergotamin và gây ra chứng “Ergonism”: thiếu máu cục bộ ở chi và
đưa đến hoại tử trong trường hợp nặng
Câu 2. Tương tác giữa Phenylbutazone và Warfarin do cơ chế:
A. Phenylbutazone ức chế sự chuyển hóa của Warfarin
B. Warfarin ức chế sự chuyển hóa của Phenylbutazone
C. Warfarin đẩy Phenylbutazone ra khỏi nơi gắn vào protein
D. Phenylbutazone đẩy Warfarin ra khỏi nơi gắn vào protein
Câu 3. Probenecid làm tăng tác dụng của Cefotaxim, Penicillin theo cơ chế:
A. Cạnh tranh trong sự bài tiết chủ động ở ống thận
B. Cạnh tranh tái hấp thu thụ động ở ống thận
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 4. Mục đích phối hợp kháng sinh là, NGOẠI TRỪ:
A. Giảm khả năng kháng thuốc hoặc tránh tạo những chủng vi khuẩn để kháng
B. Tăng tác dụng lên các chủng đề kháng kháng sinh
C. Mở rộng phổ tác dụng của kháng sinh
D. Nhằm giảm sự tương tác của thuốc khi dùng liều cao
Câu 5. Phát biểu nào là đúng trong phân loại mức độ an toàn thuốc cho phụ nữ có thai sau
đây:
A. Mức độ nguy cơ C là: “Nguy cơ gây dị tật bào thai”
B. Mức độ nguy cơ A là: “Không có bằng chứng về nguy cơ trên người”
C. Mức độ nguy cơ D là: “Chắc chắn có nguy cơ cho bào thai”
D. Mức độ nguy cơ B là: “Có nguy cơ trên bào thai”
Câu 6. Suy tuyến thượng thận sau khi dừng Prednisolone là ADR loại:
A. Loại E
B. Loại D
C. Loại B
D. Loại C
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây về trị liệu là tương tự ở trẻ em và người lớn?
A. Sự chuyển hóa và thải trừ codein
B. Khả năng hấp thu qua da của hydrocortison
C. Nồng độ của kháng sinh huyết thanh cần đạt khi điều trị nhiễm trùng huyết.
D. Dạng dùng có thể sử dụng ở hai đối tượng
Câu 8. Gan là cơ quan đào thải của các kháng sinh sau, NGOẠI TRỪ:
A. Clindamycin
B. Metronidazol
C. Vancomycin
D. Rifampin

Trang 1/24
Câu 9. Điều này sau đây SAI khi nói về ảnh hưởng qua lại giữa thuốc và người cao tuổi?
A. Tất cả các thuốc đường uống bị giảm hấp thu
B. Tăng nhạy cảm với thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương
C. Thuốc bị thải trừ qua thận chậm hơn người trẻ
D. Thuốc có tính thân dầu sẽ kéo dài tác dụng
Câu 10. Diazepam không được khuyến cáo dùng cho người cao tuổi hoặc có thể cho phép sử
dụng, nhưng phải giảm trong khoảng 50% so với liều người trưởng thành, vì:
A. Diazepam có khoảng trị liệu hẹp
B. Diazepam và các chất chuyển hóa đều có hoạt tính, làm tăng T1/2
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 11. Ý nghĩa của thể tích phân bố?
A. Thể tích càng nhỏ càng dễ gây tích lũy.
B. Thể tích càng lớn thuốc càng gắn nhiều protein huyết tương.
C. Thể tích càng nhỏ thuốc càng gắn nhiều vào mô.
D. Thể tích càng lớn thuốc càng gắn nhiều vào mô.
Câu 12. Độ thanh lọc ở cơ quan nào trong cơ thể chiếm phần lớn khả năng thanh lọc?
A. Thận.
B. Gan.
C. Gan và thận.
D. Phổi.
Câu 13. Pilocarpin và atropine có tương tác gì?
A. Đối kháng không cạnh tranh.
B. Đối kháng cạnh tranh.
C. Đối kháng sinh lý.
D. Đối kháng hóa học.
Câu 14. Thời điểm sử dụng thuốc kháng sinh trong dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật
là:
A. 24 giờ sau mổ
B. Trước lúc rạch dao 2 giờ
C. Trước lúc rạch dao nhưng không sớm hơn 2 giờ so với thời điểm đó
D. Ngay lúc phẫu thuật tiêm cho bệnh nhân
Câu 15. Trường hợp nào cần ngưng Aspirin 7 ngày trước khi phẫu thuật
A. Mổ đục thủy tinh thể
B. Phẫu thuật bàng quang
C. Tiểu phẫu răng
D. Nội soi đại tràng
Câu 16. Metoclopramid làm thay đổi sự hấp thu của thuốc khác qua cơ chế:
A. Làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày
B. Làm tăng nhu động ruột
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 17. Thuốc Glucocorticoid nào dưới đây có thời gian tác động ngắn:
A. Methylprednisolon
B. Cortison
C. Triamcinolon
D. Betamethason

Trang 2/24
Câu 18. Trong quy trình tìm kiếm thông tin về một thuốc đã có sắn trên thị trường trước tiên
nên tìm thông tin ở:
A. Tripdatabase.com
B. Handbook on Injectable Drugs
C. Google
D. Hellobacsi.com
Câu 19. Nguyên tắc trong sử dụng thuốc giảm đau trung ương. Ngoại trừ:
A. Thuốc được dùng đều đặn để có nồng độ/máu ổn định với đau ung thư.
B. Chỉ sử dụng trong trường hợp đau ở mức độ nhẹ
C. Sử dụng đơn độc hoặc phối hợp tuỳ mức độ đau
D. Lưu ý việc dùng các biện pháp hỗ trợ và thuốc để giảm đau tác dụng không mong
muốn.
Câu 20. Chế độ giảm liều để ngưng sử dụng Glucocorticoid, mỗi lần giảm
A. 1 – 5%
B. 10 – 20%
C. 50 – 60%
D. 30 – 40%
Câu 21. Ưu điểm của nguồn thông tin cấp 3
A. Thông tin phản anh quan điểm của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực
B. Phù hợp để trả lời những câu hỏi có tính tổng quát, cơ bản
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều đúng
Câu 22. Thuốc nào dưới đây thuốc nhóm giảm đau NSAIDs:
A. Indomethacin
B. Methadone
C. Morphin
D. Naloxone
Câu 23. Nhóm kháng sinh cần lưu ý nhất khi sử dụng cho trẻ em sinh non, ngoại trừ:
A. Aminosid
B. Macrolid
C. Glycopeptid
D. Polypeptid
Câu 24. Bệnh nhân A 50kg được chỉ định dùng thuốc đường tiêm tĩnh mạch với liều 500 mg
và nồng độ thuốc đo được trong huyết tương sau đó 1 μg/mL. Thể tích phân bố biểu kiến của
thuốc này là bao nhiêu?
A. 0,5 L/kg
B. 5L
C. 5L/kg
D. 500L
Câu 25. Quy trình tham khảo theo độ tin cậy:
A. Cấp 1 > cấp 3 > cấp 2.
B. Cấp 3 > cấp 2 > cấp 1.
C. Cấp 1 > cấp 2 > cấp 3.
D. Cấp 3 > cấp 1 > cấp 2.

Trang 3/24
Câu 26. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Opioids không phụ thuộc vào liều điều
trị là:
A. Táo bón, buồn nôn
B. Ức chế hô hấp
C. Gây nghiện
D. Gây ảo giác
Câu 27. Các thông số có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng, ngoại trừ:
A. Thời gian bán thải.
B. Vận tốc hấp thu.
C. Hệ số thanh thài
D. Sinh khả dụng.
Câu 28. Phân loại ADR theo tần suất xảy ra, loại ít gặp là:
A. 1/1000 – 1/100
B. 1/10000 – 1/1000
C. ADR < 1/100
D. 1/100 – 1/10
Câu 29. Css là gì?
A. Là nồng độ trị liệu tối ưu.
B. Nồng độ thuốc tổng cộng trong huyết tương.
C. Nồng độ thuốc khi hấp thu tối đa.
D. Nồng độ khi cân bằng giữa hấp thu và thải trừ.
Câu 30. Định nghĩa diện tích dưới đường cong:
A. Biểu thị tổng lượng thuốc còn hoạt tính sau một thời gian chuyển hóa.
B. Biểu thị tổng lượng thuốc được hấp thu vào vòng tuần hoàn chung còn hoạt tính sau
một thời gian.
C. Biểu thị lượng thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể sau 1 thời gian.
D. Biểu thị tổng lượng thuốc được chuyển hóa ở gan, thận sau 1 thời gian.
Câu 31. Thuốc được chỉ định trong cao huyết áp thai kỳ:
A. Irbesartan
B. Lisinopril
C. Methyldopa
D. Losartan
Câu 32. Khi dùng thuốc đường hô hấp tỉ lệ thuốc được đưa vào cơ thể có thể lên đến:
A. 50%
B. 90%
C. 10%
D. 70%
Câu 33. Hội chứng Cushing do prednisolon là ADR loại:
A. Loại B
B. Loại E
C. Loại C
D. Loại A
Câu 34. Kết quả của chuyển hóa thuốc ở gan dẫn tới:
A. Mất tác dụng của thuốc.
B. Tạo ra chất độc.
C. Phát huy tác dụng của thuốc.
D. Tất cả đều đúng.

Trang 4/24
Câu 35. Ý nghĩa của thể tích phân bố:
A. Vd càng nhỏ thuốc phân bố càng ít ở mô, và huyết tương.
B. Vd càng lớn thuốc phân bố càng ít ở mô, nhiều ở huyết tương.
C. Vd càng lớn thuốc càng phân bố nhiều ở mô, ít ở huyết tương.
D. Vd càng nhỏ thuốc càng phân bố nhiều ở mô, ít ở huyết tương.
Câu 36. Clearance là gì:
A. Khả năng lọc sạch thuốc ra khỏi huyết tương của 1 cơ quan khi máu tuần hoàn qua cơ
quan đó.
B. Khả năng lọc sạch thuốc ra khỏi huyết tương của gan.
C. Khả năng đào thải thuốc của gan.
D. Tất cả đều đúng
Câu 37. Quy trình tham khảo theo độ cập nhật:
A. Cấp 1 > cấp 2 > cấp 3.
B. Cấp 3 > cấp 2 > cấp 1.
C. Cấp 3 > cấp 1 > cấp 2.
D. Cấp 1 > cấp 3 > cấp 2.
Câu 38. Phụ nữ dùng thuốc trong khoảng thời gian nào của thai kỳ, nếu thai vẫn phát triển thì
sẽ không bị ảnh hưởng:
A. <17 ngày
B. < 39 ngày
C. < 28 ngày
D. < 21 ngày
Câu 39. Sắp xếp các quá trình theo dược động học:
A. Hấp thu – phân bố – chuyển hóa – thải trừ.
B. Hấp thu – chuyển hóa – phân bố – thải trừ.
C. Hấp thu – chuyển hóa – thải trừ – phân bố.
D. Hấp thu – phân bố –thải trừ – chuyển hóa.
Câu 40. Thời gian bắt đầu có tác dụng nhanh nhất:
A. Tiêm tĩnh mạch
B. Tiêm dưới da
C. Tiêm bắp
D. Xông hít
Câu 41. Sau đây là những nguyên nhân thất bại trong điều trị, ngoại trừ:
A. Dùng thuốc kéo dài.
B. Sử dụng thuốc không đúng liều.
C. Gặp tác dụng phụ.
D. Bệnh nhân tự ý bỏ thuốc.
Câu 42. Độ hấp thu tetracyclin dùng đường uống bị giảm nhiều nhất trong trường hợp nào
sau đây?
A. Uống thuốc với nước
B. Uống thuốc với sữa
C. Uống thuốc trong bữa ăn
D. Uống thuốc sau khi ăn

Trang 5/24
Câu 43. Có mấy loại tương tác hiệp đồng dược lực học?
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Câu 44. Có thể phối hợp Penicillin với nhóm kháng sinh nào để có tác dụng hiệp lực:
A. Sulfamides
B. Chloramphenicol
C. Tetracylin
D. Aminoside
Câu 45. Phát biểu nào đúng về dược lâm sàng:
A. Mục tiêu chủ yếu là giảm chi phí sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
B. Là môn học truyền thống từ khi ra đời của ngành dược.
C. Là sự tối ưu hóa sử dụng thuốc trong điều trị và phòng bệnh.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 46. Khi ngộ độc Paracetamol, sử dụng N-acetyl-cystein để giải độc:
A. N-acetyl-cystein làm tăng sự đào thải NAPQI qua nước tiểu
B. N-acetyl-cystein chuyển thành Glutathion
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều đúng
Câu 47. Một số bệnh nhiễm virus nhưng thân nhiệt tăng tới trên 39oC, ngoại trừ:
A. Viêm gan B
B. Bại liệt
C. Bệnh thủy đậu
D. Bệnh quai bị
Câu 48. Phát biểu nào sau đây đúng
A. Khi cần tăng hiệu quả giảm đau, nên kết hợp 2 NSAIDs
B. Paracetamol là lựa chọn đầu tay trong các trường hợp đau
C. Nếu không đạt hiệu quả giảm đau với NSAIDs, bệnh nhân nên thử các thuốc khác trong
nhóm trước khi chuyển sang 1 nhóm khác
D. Khi cần tăng hiệu quả giảm đau, tiếp tục tăng liều cho đến khi đạt mức giảm đau mong
muốn.
Câu 49. Phân biệt sốt do vi khuẩn hay do virus dựa vào triệu chứng lâm sàng sau, ngoại trừ:
A. Sốt do vi khuẩn thường gây tăng thân nhiệt trên 39oC
B. Sốt do vi khuẩn thường có thời gian ủ bệnh
C. Sốt do virus chỉ có nhiệt độ khoảng 38-38,5oC.
D. Sốt do virus thường có thời gian ủ bệnh 3 – 4 ngày
Câu 50. Thông số dược động học nào đặc trưng cho pha phân bố:
A. Sinh khả dụng.
B. Thời gian bán thải.
C. Độ thanh lọc.
D. Thể tích phân bố.
Câu 51. Ý nghĩa của dược lâm sàng là:
A. Phòng ngừa được các tác dụng phụ do thuốc gây ra
B. Đảm bảo sử dụng thuốc khoa học, an toàn, hợp lý nhất.
C. Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân.
D. Giảm chi phí sử dụng thuốc.

Trang 6/24
Câu 52. Biết rằng nồng độ thuốc được hấp thu hoàn toàn và thời gian bán thải của thuốc là 4
tiếng. Hỏi lượng thuốc còn lại trong cơ thể là bao nhiêu sau 12 tiếng nếu sử dụng 400mg.
A. 100mg.
B. 25mg.
C. 50mg.
D. 200mg.
Câu 53. Thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị shock phản vệ:
A. Aminophyllin
B. Hydrocortisol
C. Epinephrine
D. Diphenhydramin
Câu 54. Nồng độ carbamazepin trong máu tăng lên khi sử dụng đồng thời với thuốc nào sau
đây?
A. Cimetidin
B. Fexofenadin
C. Ranitidin
D. Famotidin
Câu 55. Phát biểu nào không đúng về thời gian bàn thải:
A. Thời gian dể ½ lượng thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể.
B. t ½ =0.693 x Vd / Cl
C. Thời gian thuốc được lọc sạch khỏi huyết tương.
D. Thởi gian cần thiết dể nồng độ thuốc trong huyềt tương giảm đi ½ ở giai đoạn thải trừ.
Câu 56. Thuốc có khả năng gây quái thai, ngoại trừ:
A. Lithium
B. Cimetidin
C. Retinoid
D. Phenytoin
Câu 57. Phản ứng dị ứng (Allergy) và giả dị ứng (Pseudoallergy) khác nhau thế nào
A. Có biểu hiện lâm sàng khác nhau
B. Giả dị ứng không có biểu hiện lâm sàng
C. Phản ứng dị ứng có liên quan đến cơ chế miễn dịch
D. Thời gian khởi phát của phản ứng dị ứng nhanh hơn
Câu 58. Thông số dược động học được định nghĩa là:
A. Là các đại lượng giúp đánh giá hiệu quả của thuốc.
B. Là đại lượng giúp đánh giá các ảnh hưởng của yếu tố sinh lý đến sự chuyển hóa của
phân tử thuốc.
C. Là đại lượng giúp đánh giá các cơ chế tác động của thuốc trong cơ chế.
D. Là đại lượng giúp đánh giá các giai đoạn trải qua của phân tử thuốc.
Câu 59. Sự hấp thu thuốc phụ thuộc vào các yếu tố:
A. Đường sử dụng.
B. Bản chất màng tế bào.
C. Tính chất lý hóa của dược phẩm.
D. Tất cả đều đúng.

Trang 7/24
Câu 60. Bệnh nhi 3 tháng tuổi, được cha mẹ đưa tới trạm y tế để tiêm phòng thuốc
Quivaxem. Phát biểu nào sau đây là đúng với thuốc trên:
A. Không nên tiêm bắp do thuốc làm teo cơ của trẻ
B. Có thể tiêm vào bắp cơ rộng ngoài đùi
C. Với trẻ em, nên dùng thuốc này đường IV là tốt hơn
D. Câu A và C đúng
Câu 61. Những biến chứng nào có thể xảy ra khi thực hiện thuốc theo đường tiêm truyền tĩnh
mạch, Ngoại trừ:
A. Tràn dịch ra ngoài mạch
B. Tăng huyết áp
C. Viêm tắc tĩnh mạch
D. Nhiễm trùng huyết
Câu 62. Giá trị xét nghiệm nào sau đây là căn cứ hiệu chỉnh liều của các thuốc thải trừ qua
thận?
A. Nồng độ Kali máu
B. Nồng độ ure máu (BUN)
C. Hệ số (độ) thanh thải creatinin
D. Nồng độ creatinin huyết tương
Câu 63. Thuốc nên uống vào ban ngày, ngoại trừ:
A. Corticoid.
B. Kháng histamine H2.
C. Lợi tiểu.
D. Trị cao huyết áp
Câu 64. Những tài liệu cần có ở bệnh viện.
A. Dược điển quốc gia.
B. MIMS, VIDAL
C. Tạp chí y học.
D. Tất cả đúng.
Câu 65. Nguyên nhân làm thay đổi đáp ứng thuốc trong dược lực thuốc của người cao tuổi,
NGOẠI TRỪ:
A. Kém đáp ứng cơ quan cảm nhận thay đổi như sự thay đổi huyết áp
B. Tăng sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh như dopamin, acetylcholin
C. Giảm độ nhạy cảm receptor
D. Tăng dung nạp cảm giác đau
Câu 66. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc dùng đường uống là
A. Men tiêu hóa
B. pH của đường tiêu hóa
C. Tốc độ làm rỗng dạ dày
D. Cả 3 đều đúng
Câu 67. Nguyên nhân gây thiếu Vitamin và chất khoáng do rối loạn hấp thu là:
A. Tiêu chảy, nghiện rượu
B. Thiếu niên tuổi dậy thì
C. Bệnh nhân sau mổ
D. Phụ nữ có thai

Trang 8/24
Câu 68. Phối hợp warfarin và ibuprofen dẫn đến:
A. Làm tăng nguy cơ tạo cục máu.
B. Gây tắc nghẽn động mạch vành.
C. Tăng tỷ lệ chảy máu.
D. Làm chắc thành mạch máu.
Câu 69. Sinh khả dụng tương đối được tính trong trường hợp
A. Dùng đường tiêm tĩnh mạch.
B. Không thể dùng đường tĩnh mạch.
C. Dùng đường uống.
D. Dùng đường tiêm bắp.
Câu 70. Thuốc giảm đau thần kinh trung ương có tác dụng giảm đau mạnh:
A. Fentanyl
B. Propoxyphen
C. Tramadol
D. Codein
Câu 71. Thuốc kháng viêm nào được sử dụng trong điều trị hen phế quản?
A. Indomethacin
B. Diclofenac
C. Corticosteroid
D. Ibuprofen
Câu 72. Yêu cầu của nội dung thông tin thuốc:
A. Khách quan, có hệ thống, có tinh ứng dụng cao.
B. Chính xác, khách quan và cập nhật.
C. Khách quan, cập nhật, dễ hiểu.
D. Chính xác, khách quan, có tinh ứng dụng cao.
Câu 73. Một thuốc có phân tử lượng cao (MW > 1000) có thể từ mẹ sang con nhờ:
A. Sự di chuyển qua lớp dưỡng bào hầu như không đáng k
B. Khuếch tán thụ động qua lớp dưỡng bào rất cao
C. Không qua được nhau thai
D. Protein vận chuyển
Câu 74. Nhóm corticoid phối hợp với NSAID dẫn đến tăng tỷ lệ:
A. Kali-máu.
B. Tiểu cầu trong máu.
C. Chảy máu và loét dạ dày.
D. Huyết tương trong máu.
Câu 75. Các đặc điểm sau đây ở trẻ sơ sinh đều đúng, ngoại trừ:
A. Hàng rào máu não dễ cho các chất đi qua
B. Nồng độ albumin huyết tương thấp
C. Giảm sản xuất acid dạ dày
D. Tổng lượng chất béo (so với trọng lượng cơ thể) cao
Câu 76. Accutane là thuốc trị mụn trứng cá, có khả năng gây quái thai, sự tư vấn sau đây
KHÔNG phù hợp
A. Ngưng thuốc khi phát hiện có thai
B. Trước khi dùng nên thử thai xem người dùng có thai hay không
C. Tiếp tục dùng nhưng kiểm tra thai thường xuyên
D. Trước khi dùng cần kiểm tra sự hiểu biết của người dùng về nguy cơ sinh quái thai

Trang 9/24
Câu 77. Đặc điểm của ống tiêu hóa cần phải lưu ý khi đưa thuốc theo đường tiêu hóa là:
A. Không bị ảnh hưởng của quá trình chuyển hóa qua gan lần đầu
B. Thời gian tác động nhanh hơn đường đặc trực tràng
C. pH của ống tiêu hóa biến đổi ở các đoạn khác nhau
D. Uống thuốc thời điểm nào cũng được
Câu 78. Với thuốc đường xông hít, tỉ lệ thuốc đưa vào đường hô hấp là bao nhiêu
A. 50%
B. 10%
C. 100%
D. 30%
Câu 79. Đối với phụ nữ cho con bú, phát biểu sau đây về thuốc là đúng, NGOẠI TRỪ:
A. Các thuốc bài tiết qua sữa ít đều không ảnh hưởng đến trẻ đang bú
B. Nếu mẹ cần thiết phải sử dụng thuốc ảnh hưởng xấu đến trẻ, bắt buộc phải ngưng cho
trẻ bú mẹ
C. Có thể bổ sung Vitamin và khoáng chất qua sữa mẹ cho trẻ
D. Thuốc chứa iod thường chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú vì thuốc bài tiết
qua sữa đều gây ảnh hưởng đến tuyến giáp của trẻ.
Câu 80. Sinh khả dụng là phần thuốc được đưa đến và hiện diện trong:
A. Ruột non.
B. Tuần hoàn chung.
C. Dạ dày.
D. Gan.
Câu 81. Đặc điểm nào sau đây không phải của khoáng chất Sắt (Fe):
A. Fe có rất nhiều trong sữa
B. Fe3+ hấp thu tốt nhất
C. Fe2+ hấp thu tốt nhất
D. Fe trong thực vật dễ hấp thu hơn Fe trong động vật
Câu 82. Đối tượng của thông tin thuốc:
A. Dược sĩ.
B. Bệnh nhân.
C. Bác sĩ.
D. Tất cả các đối tượng trên.
Câu 83. Những thuốc hay được dùng qua đường tĩnh mạch bao gồm, ngoại trừ:
A. Nhũ dịch lipid
B. Hỗn dịch
C. Các dung dịch ưu trương
D. Các chất gây đau hoặc hoại tử khi tiêm bắp
Câu 84. Theo khuyến cáo của FDA (Mỹ) và cục quản lý dược Việt Nam; cần phải cập nhật
các thông tin về phản ứng có hại của Paracetamol sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Hội chứng TEN (Hoại tử da nhiễm độc)
B. Hội chứng AGEP (Ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính)
C. Hội chứng Reye
D. Hội chứng Steven-Johnson

Trang 10/24
Câu 85. Phát biểu nào sau đây là đúng liên quan đến dược động học thuốc đối với người cao
tuổi
A. Thuốc dễ hấp thu qua da do có nhiều mạch máu gần da
B. Thuốc được đưa nhanh đến ruột non, thích hợp cho các thuốc bao tan trong ruột
C. Tỉ lệ mỡ ở người cao tuổi thấp, làm giảm sự phân bố của các thuốc tan trong mỡ
D. Sự hấp thu thuốc qua đường tiêm bị ảnh hưởng do khối lượng cơ bắp giảm
Câu 86. Tiêm truyền tĩnh mạch thường được dùng với những thuốc, ngoại trừ:
A. Nhũ dịch lipid
B. Glucose 30%
C. Dung dịch dầu
D. Penicillin G
Câu 87. Không nên bôi dầu gió, cao xoa có chứa bạc hà lên mũi trẻ sơ sinh vì:
A. Có thể ngừng hô hấp.
B. Làm trẻ bỏ bú.
C. Làm trẻ bị dị ứng.
D. Gây kích thích trẻ không ngủ được.
Câu 88. Tương tác làm thay đổi sự hấp thu của thuốc bao gồm, ngoại trừ:
A. Tương tác làm thay đổi sự tái hấp thu ở tiêu quản thận.
B. Tương tác cho thay đổi pH ở dạ dày-ruột.
C. Tương tác do tạo phức hay chelat.
D. Tương tác do thay đổi tốc độ làm rỗng dạ dày.
Câu 89. ADR là phản ứng:
A. Là phản ứng dự đoán được
B. Xuất hiện ở liều thấp hơn liều điều rị
C. Xuất hiện ở liều cao hơn liều điều trị
D. Xuất hiện ở liều thường dùng trong điều trị
Câu 90. Chọn phát biểu đúng về tương kị và tương tác thuốc:
A. Tương kị xảy ra bên ngoài cơ thể, tương tác xảy ra bên trong cơ thể
B. Chỉ có tương kị mới đưa đến các bất lợi khi phối hợp thuốc
C. Chỉ khác nhau về mặt từ ngữ
D. Tương tác thuốc luôn dẫn đến các bất lợi trong điều trị
Câu 91. Rifampicin là thuốc cảm ứng enzym do đó có thể:
A. Làm giảm tác dụng của Cyclosporin
B. Làm giảm tác dụng của Ketoconazol
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 92. Giải độc Sắt (Fe) bằng cách:
A. Uống sữa
B. Rửa dạ dày bằng NaHCO3 0,5 %
C. Rửa dạ dày bằng NaHCO3 1%
D. Uống nước chanh
Câu 93. Thuốc gây cảm ứng enzyme thì:
A. Giảm chuyển hóa, tăng tác dụng, giảm độc tính.
B. Tăng chuyển hóa giảm tác dụng giảm độc tính.
C. Giảm tác dụng, giảm chuyển hóa, giảm độc tính.
D. Tăng chuyển hóa, tăng tác dụng, giảm độc tính.

Trang 11/24
Câu 94. Đặc điểm của thuốc đặt trực tràng bao gồm. Ngoại trừ:
A. Sinh khả dụng của thuốc thường cao hơn đường uống.
B. Thuốc không qua gan nên tránh được phá hủy tại gan.
C. Thuốc tránh được tác động của dịch vị và men tiêu hóa
D. Có thể dùng cho người khó uống thuốc
Câu 95. Phản ứng nào sau đây không thuộc pha I của sự chuyển hóa thuốc ở gan:
A. Phản ứng oxy hóa.
B. Phản ứng khử amin.
C. Phản ứng sulfat hóa.
D. Phản ứng khử alkyl.
Câu 96. Thuốc/hoạt chất nào sau đây bị chuyển hóa bởi CYP P450?
A. Oxazepam
B. Diazepam
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 97. Tăng tổng lượng bạch cầu (>1000/mm3 máu), tăng bạch cầu hạt trung tính (>70%)
thường gặp trong bệnh lý/ bất thường nào?
A. Nhiễm khuẩn cấp tính (viêm phổi, viêm ruột thừa…)
B. Nhiễm khuẩn mạn tính (lao, thương hàn…)
C. Bệnh dị ứng (hen, eczema, chàm…)
D. Bệnh ký sinh trùng (giun sán)
Câu 98. Các nhược điểm sau là của Nguồn thông tin cấp 1. NGOẠI TRỪ:
A. Khó hiểu khi bệnh nhân muốn tìm hiểu thông tin
B. Nghiên cứu có những hạn chế
C. Phạm vi giới hạn
D. Cung cấp dữ liệu không cập nhật thông tin mới về thuốc mới
Câu 99. Thuốc 3B phối hợp là gồm:
A. B1+B6+B9
B. B1+B6+B12
C. B1+B9+B12
D. B2+B5+B9
Câu 100. Phát biểu sai về tương tác dược động:
A. Có thể làm thay đổi hấp thu tại vị trí đưa thuốc.
B. Có thể thay đổi sự bài xuất thuốc ở thận.
C. Cạnh tranh gắn kết trên receptor.
D. Có thể làm thay đổi chuyển hóa thuốc ở gan.
Câu 101. Tương tác do phối hợp thuốc có cùng kiểu độc tính như:
A. Phối hợp furosemide với gentamycin.
B. Phối hợp thuốc lợi tiểu với thuốc huyết áp.
C. Phối hợp thuốc kháng sinh với thuốc làm giảm tiết HCl.
D. Phối hợp các kháng sinh có cơ chế tác dụng khác nhau.
Câu 102. Ưu điểm của nguồn thông tin cấp 3
A. Cung cấp dữ liệu về loại thuốc mới
B. Dùng để quyết những vấn đề đang tranh cãi
C. Phù hợp để trả lời câu hỏi tổng quát, cơ bản
D. Là công bố mới, cập nhật nhất

Trang 12/24
Câu 103. Thuốc sẽ đạt trạng thái cân bằng sau bao lâu?
A. 7 t1/2.
B. 5 t1/2.
C. 3 t1/2.
D. t1/2.
Câu 104. Tác dụng phụ nào dưới đây không phải của thuốc Glucocorticoid
A. Loét dạ dày tá tràng.
B. Hội chứng cai thuốc
C. Nhược cơ, teo cơ, mỏi cơ.
D. Phù, tăng huyết áp do giữ natri và nước.
Câu 105. Để theo dõi tình trạng viêm trong cơ thể, có thể theo dõi các thông số sau đây:
A. Tốc độ lắng hồng cầu
B. C-Reactive Protein (CRP)
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 106. Câu nào sai trong những câu sau đây trong việc thu thập thông tin có liên quan đến
bệnh nhân cần thu thập:
A. Thói quen sinh hoạt của bệnh nhân.
B. Thời điểm uống thuốc.
C. Tương tác giữa thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn, thuốc-thức uống.
D. Liều dùng của thuốc.
Câu 107. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc ở phụ nữ có thai:
A. Giảm nhu động ruột
B. Giảm acid dịch vị
C. Tăng tháo rỗng dạ dày
D. Các câu trên đều đúng
Câu 108. Mục tiêu của dược lâm sàng là:
A. Xác định được lợi ích/tác dụng như thế nào?
B. Tìm ra phương pháp điều trị mới và hiệu quả cho từng bệnh nhân.
C. Đo được tỷ lệ giữa chi phí điều trị những phương pháp khác nhau.
D. Phòng ngừa những phản ứng có hại do thuốc gây ra.
Câu 109. Thuốc chứa ion Al3+ và Ca2+ ức chế hấp thu thuốc nào sau đây:
A. Isoniazid
B. Tetracylin
C. Erythromycin
D. Cloramphenicol
Câu 110. Chế phẩm Bactrim là dựa trên hiệp đồng vượt mức của:
A. Sulfadoxin + primethamin.
B. Ampicillin + sulbactam.
C. Sulfamethoxazol + trimethoprim.
D. Amoxicillin + acid clavulanic.
Câu 111. Loại tương tác nào được dùng để giải độc thuốc.
A. Tương tác dược lực học xảy ra trên cùng 1 receptor.
B. Tương tác hóa học.
C. Tương tác dược động học.
D. Tương tác thức ăn-đồ uống.

Trang 13/24
Câu 112. Chất nào sau đây khi dùng cho phụ nữ có thai có thể ảnh hưởng gây vẹo cột sống
cho thai
A. Rượu
B. Warfarin
C. Acid retinole
D. Acid valproic
Câu 113. Đối với công chúng thì thông tin thuốc phải:
A. Nội dung phải đúng với các tài liệu khoa học.
B. Có sự hiểu biết với thuốc kê đơn.
C. Ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 114. Đối với phụ nữ có thai, tất cả các phát biểu sau là đúng, NGOẠI TRỪ:
A. Thuốc từ cơ thể người mẹ có thể qua thai nhi một lượng đáng kể
B. Thuốc dùng trong thời kỳ phôi có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh
C. Trong thời kỳ thai, chất độc có thể làm giảm hoạt tính hoàn thiện một số cơ quan
D. Chỉ nên dùng thuốc trong thời kỳ tiền phôi vì thai nhi không nhạy cảm với thuốc
Câu 115. Phát biểu nào KHÔNG ĐÚNG về các yếu tố nguy cơ của dị ứng thuốc?
A. Người cao tuổi dễ bị dị ứng hơn
B. Có thể xảy ra phản ứng chéo
C. Trẻ em dễ bị dị ứng hơn người lớn
D. Không phụ thuộc vào giới
Câu 116. Dị ứng penicillin có thể xảy ra theo loại cơ chế nào?
A. Loại A
B. Loại C
C. Loại B
D. Loại D
Câu 117. Môn học dược lâm sàng được khai sinh ở:
A. Đức.
B. Mỹ.
C. Pháp.
D. Anh.
Câu 118. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc, ngoại trừ:
A. Tính chất hóa lý của dược phẩm.
B. Tuổi tác.
C. Cân nặng.
D. Đặc điểm nơi hấp thu.
Câu 119. Đặc điểm của phản ứng dị ứng thuốc
A. Phản ứng xảy ra với tỉ lệ thấp
B. Phản ứng phụ thuộc vào liều sử dụng
C. Giảm bạch cầu ưa acid
D. Phản ứng có liên quan đến tác dụng dược lý
Câu 120. Aminoglycosid là một thuốc thân nước, điều nào dưới đây đúng về dược động học
của aminoglycosid ở một trẻ sinh non so với người lớn?
A. Không thay đổi về sự thải trừ
B. Giảm T1/2
C. Tăng thể tích phân bố Vd
D. Tăng sự thải trừ

Trang 14/24
Câu 121. Thông tin thuốc trong phạm vi rộng cần trả lời bằng kiến thức tổng quát, có thể tìm
qua:
A. Nguồn thông tin cấp 3
B. Nguồn thông tin cấp 2
C. Nguồn thông tin cấp 1
D. Các nghiên cứu cơ bản
Câu 122. Đối với phụ nữ mang thai, tốt nhất:
A. Cung cấp thuốc theo yêu cầu của bệnh nhân
B. Cung cấp thuốc theo đơn của bác sĩ
C. Khuyên bệnh nhân tuyệt đối không dùng thuốc trong suốt thai kỳ
D. Tuyệt đối không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai
Câu 123. Sử dụng thuốc có hiệu quả, nâng cao an toàn trong việc sử dung thuốc và bảo đảm
kinh tế là:
A. Trách nhiệm của người thầy thuốc trong bịnh viện.
B. Mục tiêu cơ bản của dược lâm sàng.
C. Trách nhiệm của người dược sĩ lâm sàng.
D. Trách nhiệm của nhân viên y tế.
Câu 124. Metoclopramid làm thay đổi sự hấp thu của các thuốc khác theo cơ chế:
A. Làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày
B. Làm thay đổi pH ở dạ dày – ruột
C. Làm cản trở cơ học
D. Làm biến đổi hệ vi khuẩn đường ruột
Câu 125. Nguyên nhân ra đời của dược lâm sàng, chọn câu sai:
A. Do 1 số thuốc mới ra đời phải cần có dược sĩ trực tiếp hướng dẫn bệnh nhân sử dụng
thuốc.
B. Do việc lạm dụng thuốc men do việc tự chữa bệnh.
C. Do bác sĩ cần có dược sĩ tham gia để giảm bớt những nhầm lẫn trong trị liệu.
D. Các vụ khiện của bịnh nhân với thầy thuốc liên tiếp xẩy ra.
Câu 126. Ý nghĩa của thông số thời gian bàn thải
A. Trong cùng 1 liều thuốc dùng dài thì thời gian bàn thải tăng lên và ngược lại.
B. Thời gian bán thải để xác định nhịp dùng thuốc trong ngày.
C. Nếu thuốc có thời gian bán thải ngắn thì nên tăng liều.
D. Thời gian bán thải dùng để xác định liều dùng của thuốc.
Câu 127. Ảnh hưởng của tuổi tác đến đáp ứng thuốc được liệt kê sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Dễ té ngã do mất thăng bằng
B. Dễ bị uống thừa nước
C. Giảm trí nhớ và chức năng nhận thức
D. Dễ bị mất ngủ
Câu 128. Ở người bình thường, Paracetamol sẽ được chuyển hóa ở gan theo cơ chế:
A. Hệ thống cytochrom P450
B. Liên hợp Glucuronid
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều đúng

Trang 15/24
Câu 129. Thuốc nào sau đây gây hại thai nhi và không nên dùng cho phụ nữ mang thai
A. Methyldopa
B. Azithromycin
C. Captopril
D. Acid folic
Câu 130. Tương tác làm thay đổi sự đào thải thuốc, ngoại trừ:
A. Thay đổi sự lọc qua cầu thận.
B. Thay đổi tỷ lệ gắn vào protein của huyết tương.
C. Thay đổi sự bài tiết chủ động qua biểu mô ống thận.
D. Thay đổi sự tái hấp thu ở tiểu quản thận.
Câu 131. Thông tin cấp mấy có độ tin cậy cao nhất?
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 132. Kỹ năng thu thập thông tin của người dược sĩ lâm sàng là:
A. Chỉ cần thu thập những thông tin liên quan đến việc sử dụng thuốc.
B. Thông tin phải được công khai và có tính chất khách quan.
C. Hỏi có hệ thống trình tự hợp lý, từ ngữ dân dã dễ hiểu.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 133. Kháng sinh đường tiêm IV KHÔNG được ưu tiên sử dụng trong những trường hợp
nhiễm khuẩn nào sau đây?
A. Viêm màng não do vi khuẩn
B. Viêm phổi bệnh viện khởi phát muộn
C. Nhiễm trùng nội tâm mạc
D. Nhiễm trùng hô hấp trên
Câu 134. Tác động đối kháng:
A. c = a+b.
B. c ≥ a+b.
C. c < a+b.
D. c > a+b.
Câu 135. Loại thuốc nào nên uống xa bữa ăn.
A. Thuốc sucrafat.
B. Thuốc ức chế dịch vị.
C. Thuốc NSAID.
D. Các enzyme tiêu hóa.
Câu 136. Thuốc Glucocorticoid nào dưới đây có thời gian tác động kéo dài:
A. Methylprednisolon
B. Cortison
C. Triamcinolon
D. Betamethason
Câu 137. Sự phân liền Adrenalin trong điều trị shock phản vệ dựa theo
A. Cân nặng của bệnh nhân
B. Tuổi của bệnh nhân
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng

Trang 16/24
Câu 138. Mục đích của việc phối hợp 1 kháng sinh nhóm Betalactam và 1 kháng sinh nhóm
Aminoglycosid là:
A. Cơ chế tác dụng của 2 nhóm kháng sinh này là khác nhau
B. Tăng cường sự thu nhận kháng sinh vào tế bào vi khuẩn, mở rộng phổ kháng khuẩn
C. Ức chế các bước khác nhau của quá trình chuyển hóa của vi khuẩn
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 139. Ý nghĩa của thông tin thuốc là, ngoại trừ:
A. Thông tin thuốc là hoạt động thiết yếu.
B. Dược sĩ được xem là nhà tham vấn thuốc.
C. Là một trong những hoạt động của dược lâm sàng.
D. Thông tin thuốc chỉ cần cập nhật thường niên.
Câu 140. Điều nào sau đây đúng nhất về bình xịt (Salbutamol) cho trẻ em
A. Phải dùng buồng đệm (spacer) cho trẻ dưới 10 tuổi
B. Không nên sử dụng vì dễ quá liều
C. Chỉ sử dụng ở trẻ em trên mười tuổi
D. Câu A và C
Câu 141. Thông số dược động học nào đặc trưng cho pha hấp thu:
A. Thời gian bán thải.
B. Độ thanh lọc.
C. Sinh khả dụng.
D. Vận tốc hấp thu.
Câu 142. Bà B., 73 tuổi đang bị suy tim, phù cả 2 chân, với xét nghiệm Na 130 mEq/L (136-
142 mEq/L), K 4,0 mEq/L (3,8-5,0 mEq/L), Clorid 93 mEq/L (95-103 mEq/L), xử trí như thế
nào để điện giải về bình thường?
A. Cho dùng furosemid
B. Tiêm truyền NaCl
C. Nên làm lại xét nghiệm
D. Tiêm bắp Deferoxamin
Câu 143. Các tiêu chuẩn để lựa chọn thuốc an toàn là:
A. Thời gian điều trị ngắn.
B. Ít tác dụng phụ nhất.
C. Hiệu quả điều trị tốt.
D. Có giá rẻ so với thuốc chính hãng.
Câu 144. Các phát biểu sau đây về tính chất dược động của thuốc đối với trẻ dưới 1 tháng
tuổi. Ngoại trừ:
A. Thuốc tồn tại trong cơ thể lâu hơn so với người lớn vì sự đào thải thuốc kém
B. Thuốc dễ gây độc tính do sự chuyển hóa ở gan kém hơn so với người lớn
C. Thuốc dễ gây độc tính do nồng độ thuốc tự do trong máu thấp
D. Thời gian bán hủy T1/2 của thuốc ở trẻ em kéo dài hơn so với người lớn
Câu 145. Các nguồn thông tin cấp 2 bao gồm:
A. Drug Facts and Comparisons
B. Pubmed
C. Cả A, B đều sai
D. Cả A, B đều đúng

Trang 17/24
Câu 146. Sau bao lâu thuốc được xem như loại khỏi cơ thể?
A. 7 t1/2.
B. 3 t1/2.
C. 5 t1/2.
D. 9 t1/2.
Câu 147. Thông số dược động học nào đặc trưng cho pha thải trừ:
A. Sinh khả dụng.
B. Thể tích phân bố.
C. Độ thanh lọc.
D. Thời gian bán thải.
Câu 148. Dùng tetracyclin với sữa sẽ làm cho:
A. Cản trở hấp thu thuốc.
B. Chelat được hình thành.
C. Thuốc không qua được niêm mạc ruột.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 149. Tương tác làm tiêu cơ vân, mắc các bệnh về cơ:
A. Phối hợp 2 kháng sinh nhóm aminosid.
B. Furosemide + gentamycin.
C. Clarithromycin + simvastatin.
D. Thuốc giản cơ cura + thuốc mê.
Câu 150. Tác dụng phụ của thuốc là:
A. Xảy ra ở liều bất kỳ
B. Là những phản ứng không mong muốn khi dùng thuốc
C. Có liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc
D. Có thể định trước để báo cho bệnh nhân
Câu 151. Thuốc nên uống trong bữa ăn:
A. Diazepam.
B. Levodopa.
C. Doxycycline.
D. Tất cả đúng.
Câu 152. Nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (RCT)
A. Tất cả các đối tượng cơ hội như nhau vào 1 trong 2 nhóm can thiệp hoặc đối chứng
B. Các đối tượng cần chia được làm 2 bên với số lượng như nhau
C. Người nghiên cứu cần phải biết được quy định phân nhóm
D. Các đối tượng được đánh số chẵn lẻ, số chẵn vào nhóm can thiệp và số lẻ vào nhóm đối
chứng
Câu 153. Một nghiên cứu nhằm tìm hiểu liên quan giữa biểu hiện bệnh lý trên một dân số
hiện nay và sự phơi nhiễm với các chất trong quá khứ gọi là:
A. Nghiên cứu đoàn hệ
B. Nghiên cứu ngẫn nhiên có đối chứng
C. Nghiên cứu bệnh – chứng
D. Báo cáo hàng loạt ca
Câu 154. Có thể sử dụng sắt phối hợp với, NGOẠI TRỪ:
A. Vitamin C
B. Deferoxamin
C. Vitamin B12
D. Cu

Trang 18/24
Câu 155. Ý nghĩa của các thông số dược động học, ngoại trừ:
A. Quyết định liều lượng cần đưa vào mỗi thuốc.
B. Khoảng cách giữa các lần đưa thuốc.
C. Hiệu chỉnh lại liều lượng.
D. Quyết định cách phối hợp thuốc.
Câu 156. Nồng độ Creatin kinase (CK) tăng cao trong huyết thanh phản ánh cho tình trạng
nào sau đây?
A. Tổn thương gan
B. Tổn thương tuyh
C. Tổn thương cơ
D. Tổn thương thận
Câu 157. Bệnh lý/bất thường nào sau đây là nguyên nhân thường gặp nhất đưa đến giảm
đường huyết?
A. Thiểu năng (nhược) giáp
B. Quá liều thuốc điều trị đái tháo đường (Insulin, sulfunylurea)
C. Suy gan nặng
D. Hội chứng Cushing
Câu 158. Furosemid và gentamycin.
A. Tương tác do cùng kiểu độc tính.
B. Tương tác do cùng nhóm thuốc.
C. Tương tác do cùng cấu trúc.
D. Tương tác do cùng gắn trên 1 protein trong huyết tương.
Câu 159. Biện pháp khắc phục tác dụng phụ gây nhiễm Candida họng khi dùng bình xịt hen
suyễn có chứa glucocorticoid:
A. Súc miệng sau khi bơm thuốc
B. Phối hợp thuốc kháng nấm
C. Phối hợp thuốc kháng sinh
D. A và C đều đúng
Câu 160. Thuốc nào không dùng cho trẻ sơ sinh:
A. Camphor.
B. Menthol.
C. Ephedrine.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 161. Không nên dùng liều cao Paracetamol để “giải độc” rượu vì sẽ góp phần làm tăng
sự chuyển hóa Paracetamol thành chất có độc tính trên gan là NAPQI (N-acetyl-p-
benzoquinone imine) do cơ chế tác động sau:
A. Paracetamol liều cao làm tăng cảm ứng CYP2E1
B. Rượu làm tăng cảm ứng CYP2E1
C. Rượu làm giảm Glutathion
D. Câu A và B đúng
Câu 162. Các tương tác xảy ra trên cùng 1 hệ thống sinh lý được gọi là:
A. Tương tác thuận nghịch.
B. Tương tác phản hồi.
C. Tương tác hỗ trợ.
D. Tương tác hiệp đồng.

Trang 19/24
Câu 163. Bốn thông số dược động học cơ bản có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng, ngoại
trừ:
A. Độ thanh lọc.
B. Thời gian bán thải.
C. Sinh khả dụng.
D. Nồng độ tối thiểu có hiệu lực.
Câu 164. PPI có thể được dùng 2 lần/ngày trong trường hợp sau đây?
A. Hội chứng Zollinger-Ellison
B. Ngừa loét dạ dày do NSAIDs
C. Nhiễm H.pylori
D. Câu A, B đúng
Câu 165. Trung tâm thông tin thuốc là theo dõi ADR của nước ta đặt tại:
A. Nha Trang.
B. Cần Thơ.
C. Hồ Chí Minh.
D. Hà Nội.
Câu 166. Chọn câu đúng về nguyên tắc dùng thuốc cho phụ nữ mang thai:
A. Thai nhi nhạy cảm nhất trong ba tháng đầu
B. Giảm thiểu dùng thuốc
C. Sử dụng liều cao nhất để nhanh chóng có hiệu quả
D. Câu A và B đúng
Câu 167. Phân loại ADR theo thời điểm khởi phát chia làm mấy loại:
A. 3
B. 6
C. 2
D. 5
Câu 168. Các thuốc cần chú ý trong tương tác đẩy nhau ra khỏi protein liên kết trong huyết
tương có nguy cơ làm tăng nồng độ thuốc còn hoạt tính trong huyết tương là:
A. Thuốc dễ tan trong lipid.
B. Thuốc dễ tan trong nước.
C. Thuốc có phạm vi điều trị rộng.
D. Thuốc có phạm vi điều trị hẹp.
Câu 169. Tương tác dược lực học có thể do:
A. Tác dụng trên cùng 1 hệ thống sinh lý.
B. Cạnh tranh tại vị trí tác dụng trên receptor.
C. Tác dụng trên 1 hệ thống sinh lý khác.
D. Câu A và B đúng.
Câu 170. Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào yếu tố, ngoại trừ:
A. Cơ địa bệnh nhân
B. Vi khuẩn gây bệnh
C. Giới tính
D. Vị trí nhiễm khuẩn
Câu 171. Ý nghĩa thu được từ trị số Vd
A. Thể tích huyết tương có chứa thuốc còn hoạt tính.
B. Thể tích dịch ngoài huyết tương.
C. Để tính liều lượng thuốc cần đưa để đạt được 1 nồng độ Cp nào đó.
D. Thể tích huyết tương.

Trang 20/24
Câu 172. Tương tác giữa morphin và nalorphin xảy ra.
A. Trên cùng 1 thụ thể.
B. Trong máu.
C. Trên 2 thụ thể khác nhau.
D. Trong gan.
Câu 173. Tác dụng phụ nào dưới đây là tác dụng phụ toàn thân của Glucocorticoid:
A. Teo da
B. Đục thủy tinh thể
C. Nhiễm nấm candida
D. Hội chứng Cushing
Câu 174. Đặc điểm của thuốc đặt trực tràng bao gồm, NGOẠI TRỪ:
A. Thuốc tránh được tác động của dịch vị và men tiêu hóa
B. Thuốc không qua gan nên tránh được phá hủy tai gan
C. Có thể dùng cho người khó uống thuốc
D. Sinh khả dụng của thuốc thường cao hơn đường uống
Câu 175. Sự khác biệt về sinh khả dụng thường chỉ gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Nguyên nhân có thể
là do:
A. Nhu động ruột của trẻ nhỏ mạnh hơn trẻ lớn.
B. Độ pH dạ dày cao hơn trẻ lớn.
C. Hệ enzyme phân hủy thuốc ở trẻ dưới 6 tháng chưa hoàn chỉnh.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 176. Bệnh nhân nữ 45 tuổi vừa mới được chẩn đoán loét tá tràng Hp dương tính, phác
đồ điều trị nào sau đây thích hợp cho bệnh nhân có tiền sử ampicillin?
A. Omeprazol + clarithromycim + amoxicillin
B. Omeprazol + amoxicillin + metronidazol
C. Esomeprazol + levofloxacin + amoxicillin
D. Pantoprazol + clarithromycin + metronidazol
Câu 177. Thuốc nào sau đây có thể làm tăng tiết sữa
A. Lợi tiểu thiazid
B. Thuốc ngừa thai
C. Vitamin B6 liều cao
D. Metoclopramid
Câu 178. Chiến lược tìm thông tin thuốc
A. Nguồn thông tin cấp 2 ⇒ 1 ⇒ 3
B. Nguồn thông tin cấp 3 ⇒ 2 ⇒ 1
C. Nguồn thông tin cấp 1 ⇒ 3 ⇒ 2
D. Nguồn thông tin cấp 1 ⇒ 2 ⇒ 3
Câu 179. Mức liều làm chuẩn để đánh giá các thuốc giảm đau khác trong nhóm opioids:
A. Morphin 10 mg dạng uống
B. Morphin 5 mg dạng uống
C. Morphin 5 mg dạng tiêm
D. Morphin 10 mg dạng tiêm
Câu 180. Tại sao không dùng metoclopramide cho trẻ em được:
A. Gây ảnh hưởng đến thần kinh ngoại tháp.
B. Co giật, động kinh.
C. Vã mồ hôi, tim tái.
D. A, B đúng.

Trang 21/24
Câu 181. Các tác dụng phụ sau có thể xảy ra khi điều trị bằng glucocorticoid đường toàn thân
trong thời gian dài, NGOẠI TRỪ:
A. Gãy xương
B. Thay đổi tính tình
C. Nhiễm toan
D. Tăng huyết áp
Câu 182. Những thuốc được dùng qua đường tĩnh mạch, NGOẠI TRỪ:
A. Nhũ dịch lipid
B. Hỗn dịch
C. Chất gây đau hoặc hoại tử khi tiêm bắp
D. Các dung dịch ưu trương
Câu 183. Khi sử dụng kháng sinh trong nhóm nào sau đây, cần tối ưu hóa thông số
“AUC24h/MIC”?
A. Flouroquinolon
B. Clindamycin
C. Vancomycin
D. Aminoglycosid
Câu 184. Chìa khóa của việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế:
A. Sự kê đơn hợp lý của bác sĩ.
B. Giá cả và chất lượng.
C. Thông tin thuốc.
D. Sự phối hợp của bệnh nhân trong điều trị.
Câu 185. Đối với trẻ sơ sinh, việc tiêm bắp rất hạn chế vì các lý do sau:
A. Cơ bắp nhỏ
B. Sức đề kháng kém
C. Nồng độ albumin huyết tương thấp
D. Da mỏng, nhiều nước
Câu 186. Thuốc nào nên uống sau bữa ăn, ngoại trừ:
A. Các thuốc tan nhiều trong dầu (vitamin A, D, E, K)
B. Viên tan trong ruột, viên phóng thích kéo dài.
C. Các enzyme tiêu hóa.
D. Các thuốc kích thích niêm mạc đường tiêu hóa.
Câu 187. Nội dung hoạt động của dược lâm sàng, ngoại trừ:
A. Hoạt động nghiên cứu thuốc mới.
B. Hoạt động thông tin tư vấn ở khoa dược.
C. Hoạt động thông tin, thảo luận, kiểm tra lại khoa lâm sàng.
D. Hoạt động đào tạo bổ túc cán bộ.
Câu 188. Để hạn chế bất lợi dùng thuốc cho người cao tuổi cần phải làm gì, NGOẠI TRỪ:
A. Hiệu chỉnh liều theo mỗi cá nhân
B. Dùng thuốc trong thời gian dài và nên giảm liều
C. Khởi đầu bằng liều thấp
D. Tránh các thuốc gây tương tác
Câu 189. Đặc điểm của ống tiêu hóa cần phải lưu ý khi đưa thuốc theo đường tiêu hóa là:
A. pH của ống tiêu hóa biến đổi ở các đoạn khác nhau
B. pH của ống tiêu hóa có môi trường acid mạnh
C. Các chất sau hấp thu bị chuyển hóa qua gan lần đầu
D. Câu A và C đúng

Trang 22/24
Câu 190. Người có tiền sử dị ứng với Sulfamid sẽ có nguy cơ dị ứng chéo với thuốc nào sau
đây
A. Chlorothiazid
B. Furosemid
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 191. Một thuốc được phân loại “X” đối với phụ nữ mang thai đều đó có nghĩa là?
A. Không có bằng chứng về nguy cơ đối với bào thai người
B. Chống chỉ định cho phụ nữ có thai
C. Chắn chắn có nguy cơ cho bào thai
D. Có nguy cơ cho bào thai
Câu 192. Thuốc nào dưới đây thuốc nhóm giảm đau Opioids:
A. Naloxone
B. Diclofenac
C. Ibuprofen
D. Celecoxib
Câu 193. KHÔNG dùng kháng sinh nào sau đây cho bệnh nhân thiếu G6DP?
A. Nitrofurantoin
B. Sulfamid
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 194. Cho nguồn thông tin: Chương TƯƠNG TÁC THUỐC trong sách dược lâm sàng
đại cương của bộ môn Dược lâm sàng trường Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh,
NXB Y Học. Theo anh chị, đây là nguồn thông tin cấp:
A. Không phân loại được
B. Cấp 2
C. Cấp 3
D. Cấp 1
Câu 195. Các chất sau đây có thể tạo phức với Fe, NGOẠI TRỪ:
A. Ampicillin
B. Tetracyclin
C. Levodopa
D. Flouroquinolon
Câu 196. Các nhược điểm của nguồn thông tin cấp 1, NGOẠI TRỪ:
A. Cung cấp dữ liệu không cập nhật về thuốc mới
B. Dữ liệu ít hay còn gây tranh luận
C. Khó hiểu khi bệnh nhân muốn tìm hiểu thông tin.
D. Phạm vị giới hạn
Câu 197. Thông số dược động học nào đặc trưng cho pha chuyển hóa:
A. Sinh khả dụng.
B. Thời gian bán thải.
C. Độ thanh lọc.
D. Tất cả sai.

Trang 23/24
Câu 198. Ở người bệnh táo bón, thường bị thiếu vitamin nào sau đây:
A. Vitamin A
B. Vitamin B12
C. Vitamin B3
D. Vitamin B1
Câu 199. Bệnh não Wemicke do ethanol
A. Do sự giảm glucose huyết
B. Do thiếu Vitamin B6
C. Do gia tăng lượng ceton trong máu
D. Kết quả của việc thiếu Vitamin B1
Câu 200. Nguyên nhân làm giảm tác dụng của thuốc trên PNCT
A. Tăng Albumin máu
B. Giảm chuyển hóa ở gan
C. Tăng đào thải thuốc qua thận
D. Tất cả câu trên đều đúng

------ HẾT ------

Trang 24/24

You might also like