You are on page 1of 23

Phần I - Trắc nghiệm: gồm 80 câu hỏi có 01 lựa chọn đáp án đúng duy nhất.

CÂU 1.

Thuốc nào sau đây có khuynh hướng gắn với lipoprotein trong huyết tương?

A. Phenytoin

B. Cyclosporin

C. Lidocaine

D. Oxazepam

CÂU 2.

Các trường hợp cần phải theo dõi nồng độ vancomycin trong trị liệu là gì?

A. Nhiễm trùng nặng, cần đạt trough 15 – 20 μg/mL

B. Nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện cao

C. Bệnh nhân giảm độ thanh thải

D. Điều trị trong vòng 5 ngày

CÂU 3.

Trên lâm sàng, hiệu chỉnh liều vancomycin dựa trên thông số cân nặng nào sau đây? A. Cân nặng thực tế

B. Cân nặng hiệu chỉnh

C. Cân nặng lý tưởng

D. B, C đúng

CÂU 4.

Vancomycin có đặc tính diệt khuẩn như thế nào?

A Phụ thuộc nồng độ có PAE ngắn

B. Phụ thuộc vào thời gian có PAE tối thiểu

C. Phụ thuộc nồng độ có PAE dài

D. Phụ thuộc vào thời gian có PAE trung bình hay dài

CÂU 5.

Trong mô hình động học hai ngăn, thông số "nồng độ số dư" được sử dụng với mục đích

nào sau đây? A. Đại diện cho nồng độ thuốc phân bố từ ngăn trung tâm ra ngăn ngoại biên

B. Đại diện cho nồng độ thuốc phân bố từ ngăn ngoại biên vào ngăn trung tâm

C. Đại diện cho hiệu số nồng độ thuốc hiệu chỉnh và nồng độ thuốc thực tế
D. Đại diện cho hiệu số nồng độ thuốc thực tế và nồng đố thuốc hiệu chỉnh

CÂU 6.

Chọn phát biểu không đúng về thải trừ thuốc theo hàm bậc 0.

A. Rất ít thuốc thải trừ theo hàm bậc 0

B. Thải trử theo hàm bậc 0 là không tuyến tính

C. Thải trừ theo hàm bậc 0 không phụ thuộc vào nồng độ thuốc trong cơ thể

KHOA DƯỢC

ĐỀ THI HỌC KỲ IIB LẦN 1 NĂM HỌC 2020 - 2021

Ngành/Lớp : Dược/19DDUA- và HOCLAI_200

Tên học phần : Dược động học

Mã học phần : PPHA107 Số TC: 03

Ngày thi : 26/07/2021

Thời gian làm bài: 90'

Mã đề (Nếu có) : 01

BM01a/QT04/ĐT-KT

D. Tỷ lệ thuốc được thải trừ không đổi trong một đơn vị thời gian

CÂU 7.

Xác định thời gian để thuốc đạt được nồng độ ở trạng thái ổn định trong huyết tương

(Css) bằng thông số nào dưới đây?

A. Thời gian bán thải của thuốc

B. Hằng số tốc độ thải trừ của thuốc

C. Khoảng cách dùng thuốc

D. Sinh khả dụng của thuốc

CÂU 8.

Chọn phát biểu không đúng về nồng độ thuốc trong huyết tương khi tiêm tĩnh mạch với

liều lặp lại (multiple drug administration).


A. Ở liều dùng đầu tiên, nồng độ thuốc C0 tại thời điểm t = 0 chính là Cmax

B. Cmax2 > Cmax1

C. Cmin2 > Cmin1

D. Cmax (n +1 ) > Cmax(n)

CÂU 9.

Hệ số tích lũy (accumulation factor) biểu thị điều gì?

A. Nồng độ thuốc trong huyết tương cao hơn bao nhiêu lần sau n liều so với liều đầu

B. Nồng độ thuốc trong huyết tương cao hơn bao nhiêu lần sau n liều so với liều trước đó

C. Nồng độ thuốc trong huyết tương cao hơn bao nhiêu % sau n liều so với liều đầu

D. Nồng độ thuốc trong huyết tương cao hơn bao nhiêu % sau n liều so với liều trước đó

CÂU 10.

Phát biểu nào dưới đây không đúng về tăng liều trong dùng liều lặp lại (multiple drug

administration).

A. Khi tăng liều lượng thuốc của một lần dùng nhưng giữ nguyên khoảng cách dùng thì

khoảng dao động giữa Cmin và Cmax rộng ra

B. Khi giữ nguyên liều lượng thuốc của một lần dùng và rút ngắn khoảng cách dùng thuốc thì

sự khác biệt giữa Cmin và Cmax giảm đi

C. Trong cả hai trường hợp: tăng liều lượng thuốc của một lần dùng nhưng giữ nguyên

khoảng cách dùng và rút ngắn khoảng cách dùng nhưng giữ nguyên liều lượng thuốc của một

lần dùng đều làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương ở trạng thái ổn định (Css)

D. Tăng liều lượng thuốc của một lần dùng nhưng giữ nguyên khoảng cách dùng sẽ giúp

nhanh chóng đạt được CSS hơn so với cách rút ngắn khoảng cách dùng thuốc nhưng giữ

nguyên liều lượng thuốc của một lần dùng

CÂU 11.

Chọn phát biểu không đúng về biến thiên dược động trên bệnh nhân béo phì.

A. Tăng thể tích phân bố đối với các thuốc thân lipid

B. Tăng tích tụ thuốc trong mô mỡ

C. Liên kết giữa thuốc và albumin huyết tương hầu như không đổi

D. Tăng hoạt động của tất cả các cytochrome P450


CÂU 12.

Chọn phát biểu không đúng về biến đổi sinh lý ở phụ nữ có thai.

A. pH dạ dày tăng ở 6 tháng đầu thai kỳ

B. Tốc độ làm rỗng dạ dày kéo dài ở 3 tháng cuối thai kỳ

C. Thông khí phế nang và lưu lượng máu đến phổi tăng

D. Lưu lượng máu đến da và niêm mạc giảm

CÂU 13.

Những thông số sau đây thuộc thang điểm Child Pugh ứng dụng trong đánh giá chức

năng gan. NGOẠI TRỪ:

A. Nồng độ albumin huyết thanh

B. Xơ gan cổ trướng

C. Bệnh não gan

D. Hội chứng gan thận

CÂU 14.

Theo hệ thống phân lớp sinh dược học (BDDCS), chất vận chuyển (transporter) và hệ

thống bơm (efflux) tại ruột và gan đóng vai trò quan trọng trên các thuốc có đặc tính

nào sau đây?

A. Thuốc có tính thẩm thấu cao, độ hòa tan cao

B. Thuốc có tính thẩm thấu thấp, độ hòa tan cao

C. Thuốc có tính thẩm thấu cao, độ hòa tan thấp

D. Thuốc có tính thẩm thấu thấp, độ hòa tan thấp

CÂU 15.

Các phát biểu sau về tiền dược chất (prodrug) và dược chất (drug) tương ứng là đúng.

NGOẠI TRỪ:

A. Docarbamine - Dopamine

B. Fosfenytoin - Phenytoin

C. Lovastatin - Lovastatin acid

D. Remifentanyl - Remifentanyl acid

CÂU 16.
Tiền dược (prodrug) là các dẫn xuất hóa học được thiết kế chủ yếu nhằm mục tiêu nào

sau đây?

A. Tăng tính thấm qua màng tế bào

B. Hạn chế sự phân hủy trong hệ thống dịch sinh học của cơ thể

C. Tối ưu hóa lượng thuốc có mặt tại vị trí tác động

D. A, B đúng

CÂU 17.

Sinh khả dụng của thuốc bị ảnh hưởng như thế nào ở bệnh nhân xơ gan so với người

bình thường?

A. Sinh khả dụng đường uống tăng ở bệnh nhân xơ gan

B. Sinh khả dụng đường tiêm tĩnh mạch tăng ở bệnh nhân xơ gan

C. Sinh khả dụng đường đặt trực tràng tăng ở bệnh nhân xơ gan

D. A, C đúng

CÂU 18.

Thuốc có đặc điểm nào sau đây thường được đào thải qua mật?

A. Thuốc được chuyển hóa thành dạng liên hợp glucuronide

B. Thuốc có trọng lượng phân tử nhỏ (< 500 Da)

C. Thuốc được chuyển hoá ở pha I qua CYP450

D. Thuốc có tính thân nước

CÂU 19.

Đối với nhóm thuốc có hệ số ly trích ở gan cao (EH ≥ 0,7), phát biểu nào sau đây là đúng

với các thông số Vd và t1/2 của thuốc trên bệnh nhân bị suy gan?

A. Suy gan có thể làm Vd giảm và t1/2 giảm

BM01a/QT04/ĐT-KT

B. Suy gan có thể làm Vd giảm và t1/2 tăng

C. Suy gan có thể làm Vd tăng và t1/2 tăng

D. Suy gan có thể làm Vd tăng và t1/2 giảm


CÂU 20.

Yếu tố quyết định độ thanh lọc tại gan của một thuốc có hệ số ly trích ở gan thấp (EH ≤

0,3), và tỷ lệ gắn với protein huyết tương cao (> 90 %) là gì?

A. Độ thanh lọc nội tại Clint

B. Lưu lượng máu tới gan QH

C. Thành phần thuốc ở dạng tự do fu

D. A, B đúng

CÂU 21.

Chọn phát biểu đúng về sự đào thải của thuốc qua thận.

A. Thuốc ở dạng không gắn kết, kích thước tương đối nhỏ chủ yếu đào thải qua màng lọc cầu

thận vào nước tiểu

B. P-glycoprotein ở ống thận giúp tái hấp thu thuốc vào máu

C. Các kênh vận chuyển ở ống thận như OAT, OCT và P-glycoprotein vận chuyển thuốc

khuếch tán do chênh lệch gradient nồng độ

D. Tất cả đều đúng

CÂU 22.

Sinh khả dụng đường uống của thuốc thường thấp hơn đường tiêm tĩnh mạch do

nguyên nhân nào sau đây?

A. Trước khi đi vào tuần hoàn chung thuốc bị chuyển hóa bởi các enzyme ở gan

B. P-glycoprotein ở ruột vận chuyển tích cực bơm thuốc trở lại lòng ruột

C. Thuốc bị chuyển hóa một phần bởi các enzyme ở ruột

D. Tất cả đều đúng

CÂU 23.

Chọn phát biểu đúng đối với về tương quan t1/2 và ClCr liên hệ với sự đào thải thuốc trên

bệnh nhân suy thận.

A. Đối với thuốc đào thải qua thận, t1/2 tăng khi độ thanh thải ClCr giảm

B. Đối với thuốc đào thải qua thận, t1/2 tăng khi độ thanh thải ClCr tăng

C. Đối với thuốc không đào thải qua thận, t1/2 tăng khi độ thanh thải ClCr giảm

D. Đối với thuốc không đào thải qua thận, t1/2 tăng khi độ thanh thải ClCr tăng
CÂU 24.

Trường hợp nào sau đây không phù hợp cho chỉ định theo dõi nồng độ thuốc trong trị

liệu (TDM)?

A. Có sự khác biệt lớn về nồng độ thuốc trong huyết tương ở những bệnh nhân khác nhau sử

dụng cùng một liều thuốc

B. Nồng độ thuốc gây độc lớn hơn nhiều lần so với nồng độ thuốc trị liệu

C. Có sự tương quan thuận giữa nồng độ thuốc trong huyết tương và tác động điều trị của

thuốc

D. Các đáp ứng dược lý khó quan sát trên lâm sàng

CÂU 25.

Đặc điểm nào sau đây là đúng về hiệu ứng hậu kháng sinh (PAE) khi sử dụng

aminoglycoside trong điều trị?

A. Nồng độ đáy: MIC > 8

B. Nồng độ đáy có thể thấp hơn MIC

C. Nồng độ đỉnh có thể thấp hơn MIC

D. A, B đúng

Thông tin sau được sử dụng cho các câu 26, 27, 28:

Thuốc X liều 500 mg được sử dụng đường uống (sinh khả dụng đường uống F ~100%).

Nồng độ thuốc X trong huyết tương tại các thời điểm đo được như sau:

CÂU 26.

Tính hằng số tốc độ thải trừ (K) và thời gian bán thải (t1/2) của thuốc X khi dùng đường

uống?

A. K = 0,3 giờ –1; t1/2 = 2,31 giờ

B. K = 0,3 giờ –1; t1/2 = 23,1 giờ

C. K = 0,5 giờ –1; t1/2 = 1,386 giờ

D. K = 0,5 giờ –1; t1/2 = 13,86 giờ

CÂU 27.

Tính diện tích dưới đường cong AUC(t = 0→+∞) biểu diễn nồng độ thuốc X trong huyết
tương theo thời gian. Biết nếu chia diện tích dưới đường cong thành các diện tích nhỏ

như hình dưới đây, thì diện tích của một hình thang nhỏ Si (i = 1→ n) là:

Si = ൤൬ Ciା1 + Cn

൰ (Tiା1 − Ti)൨

Scuối =

Ccuối cùng đo được

Ci lần lượt là nồng độ thuốc trong huyết tương tại các thời điểm Ti. A. AUC = 8,33 (mg/L) × giờ

B. AUC = 32,33 (mg/L) × giờ

C. AUC = 40,71 (mg/L) × giờ

D. AUC = 7,1 (mg/L) × giờ

CÂU 28.

Tính thể tích phân bố của thuốc X dựa vào các dữ liệu ở trên?

A. 24,5 L

BM01a/QT04/ĐT-KT

B. 51,5 L

C. 409 L

D. 40,9 L

CÂU 29.

Khi thiết kế thuốc, các phân tử nhỏ muốn áp dụng định luật 5 Lipinski's phải có đặc

tính nào sau đây? A. Không lớn hơn 10 liên kết H cho

B. Không lớn hơn 5 liên kết H nhận

C. MW không quá 500 Da


D. Tất cả các phương án trên

CÂU 30.

So sánh tốc độ vận chuyển thuốc qua màng phospholipid của 2 phân tử thuốc dưới đây?

A. Alfentanil < Cimetidine

B. Alfentanil = Cimetidine

C. Alfentanil > Cimetidine

D. Chưa đủ dữ liệu để xác định

CÂU 31.

Các hoạt chất thuộc nhóm II trong hệ thống phân loại BDDCS có những đặc tính gì? A. Tính thấm
cao, tính tan cao, mức độ chuyển hóa lớn

B. Tính thấm cao, tính tan thấp, mức độ chuyển hóa lớn

C. Tính thấm thấp, tính tan cao, mức độ chuyển hóa kém

D. Tính thấm thấp, tính tan thấp, mức độ chuyển hóa kém

CÂU 32.

Phân tử thuốc dưới đây thuộc nhóm nào theo hệ phân loại BCS?

(Cho biết logP = 2.15, pKa = 9.7, MW = 267.4)

BM01a/QT04/ĐT-KT

A. I

B. II

C. III

D. IV

CÂU 33.

Để cải thiện mức độ hấp thu cũng như sinh khả dụng của các hoạt chất thuộc nhóm III

BCS người ta làm gì?

A. Bào chế dạng tiểu phân kích thước nano (nanoparticles)

B. Bào chế dạng hỗn dịch


C. Thay đổi công thức tăng tính thân dầu của hoạt chất

D. Bào chế dạng viên nang lipid

CÂU 34.

Hình vẽ dưới đây minh họa nghiên cứu của Klotz. U. và cộng sự trên chuyển hóa của

diazepam. Chọn phát biểu đúng.

A. Sinh khả dụng đường uống của diazepam ở bệnh nhân viêm gan giảm

B. Giảm liều duy trì của diazepam ở bệnh nhân viêm gan

C. Sinh khả dụng đường uống của oxazepam ở bệnh nhân viêm gan tang

D. Tất cả đều đúng

CÂU 35.

Bệnh thận làm thay đổi quá trình chuyển hóa thuốc như thế nào?

A. Các thuốc chuyển hóa qua CYP3A4 sẽ bị tăng chuyển hóa

B. Chuyển hóa insulin bởi peptidase ở mô giảm

C. Các thuốc liên hợp ở pha II bởi enzym N-acetyl transferase được bảo tồn

D. Các thuốc liên hợp ở pha II bởi enzym UDP-glucuronosyl transferase giảm

CÂU 36.

Cho biết thuốc nào dưới đây thuộc nhóm C trong bảng phân loại thuốc của toán đồ

Welling-Craig?

A. Lidocain

B. INH

C. Tetracycline

D. Clindamycin

CÂU 37.

Liều duy trì của gentamicin là 80 mg mỗi 6 giờ ở bệnh có chức năng thận bình thường.

Tính liều duy trì của gentamicin cho bệnh nhân có độ thanh thải creatinine là 20

mL/phút. Giả sử độ thanh thải creatinine ở người bình thường là 100 mL/phút. Biết

gentamicin đào thải hoàn toàn ở thận (fe = 1).

A. 80 mg mỗi 30 giờ
B. 80 mg mỗi 6 giờ

BM01a/QT04/ĐT-KT

C. 40 mg mỗi 6 giờ

D. 16 mg mỗi 30 giờ

CÂU 38.

Bệnh nhân nữ, 60 kg dùng thuốc B đường uống với sinh khả dụng là 80%, thể tích phân

bố biểu kiến của thuốc là 10L/kg. Liều thuốc B để đạt nồng độ trị liệu là 20 mcg/L là bao

nhiêu?

A. 15000 mcg

B. 15000 mg

C. 12000 mcg

D. 12000 mg

CÂU 39.

Diện tích dưới đường cong của một thuốc sau khi tiêm tĩnh mạch là 1000 (mg/L) x giờ.

Diện tích dưới đường cong của một liều tương tự được dùng đường uống là 200 (mg/L) x

giờ. Đối với dạng viên uống, có bao nhiêu phần trăm thuốc đi vào tuần hoàn hệ thống và

sinh khả dụng của thuốc này là bao nhiêu?

A. 12,5%, F = 0,15

B. 20%, F = 0,2

C. 33%, F = 0,33

D. 50%, F = 0,5

CÂU 40.

Nếu nồng độ thuốc trong huyết thanh sau khi tiêm gentamicin là 20 mg/L và bệnh nhân

có hằng số tốc độ thải trừ là 0,17 giờ-1. Dự đoán giá trị nồng độ thuốc trong huyết tương

sau 8 giờ trên bệnh nhân này.

A. 6,73 mg/L

B. 3,42 mg/L
C. 5,13 mg/L

D. 4,97 mg/L

CÂU 41.

Khi thiết lập liều phù hợp trên đối tượng đặc biệt, chế độ liều chuẩn (standard dose)

thường được sử dụng với ý nghĩa nào sau đây?

A. Liều thấp nhất cho hiệu quả trị liệu

B. Liều thấp nhất bắt đầu xuất hiện độc tính

C. Liều ghi nhận qua các thử nghiệm lâm sàng

D. Liều cao nhất không ảnh hưởng đến chức năng cơ quan

CÂU 42.

Sau đây là mục đích của việc sử dụng tham số dược động (pharmacokinetic parameter)

để tính toán trong trị liệu. Chọn phát biểu SAI.

A. Đánh giá tương quan giữa dạng sử dụng và nồng độ thuốc trong huyết tương

B. Ước tính khả năng tích lũy thuốc trong cơ thể

C. Đánh giá tương đương sinh học (mở rộng công thức thuốc)

D. Giải thích cơ chế tương tác thuốc

CÂU 43.

Tương quan nồng độ - thời gian chịu ảnh hưởng bởi các thông số biến thiên dược động

nào sau đây?

A. Giới tính, chiều cao, bệnh đồng mắc

B. pH dạ dày, tương tác thuốc, hiệu ứng placebo

C. Chủng tộc, chức năng gan, tính đa hình trong chuyển hóa thuốc

D. Nguyên tắc trị liệu, sự dung nạp thuốc, yếu tố từ môi trường

CÂU 44.

Sắp xếp các thông tin sau đây theo trình tự hợp lý mô tả phương pháp xác định nồng độ

thuốc trong máu:

(1) Dự đoán thể tích phân bố và độ thanh thải creatinine huyết tương; (2) Đánh giá đáp

ứng; (3) Lựa chọn khoảng nồng độ; (4) Tính toán liều nạp & liều duy trì.

A. 1 - 3 - 2 - 4
B. 3 - 1 - 4 - 2

C. 1 - 4 - 3 - 2

D. 4 - 1 - 2 - 3

CÂU 45.

Chọn phát biểu đúng về đặc điểm hấp thu của các thuốc sử dụng dạng viên nén ngậm

dưới lưỡi (subligual tablets).

A. Là dạng dùng an toàn, phù hợp với các bệnh nhân khó nuốt

B. Phù hợp các thuốc sử dụng với liều thấp và khối lượng phân tử nhỏ

C. Tổng liều hấp thu thay đổi rất khó dự đoán

D. Không ảnh hưởng bởi hiệu ứng vượt qua lần đầu

CÂU 46.

Chọn phát biểu đúng mô tả quá trình biến đổi sinh học của thuốc?

A. Trong quá trình biến đổi sinh học, mỗi thuốc phải được chuyển hóa ở cả pha I và pha II

B. Sản phẩm của chuyển hóa thuốc thường phân cực hơn chất mẹ nhằm dễ đào thải

C. Các phản ứng pha II gồm: phản ứng oxy hóa, phản ứng khử, phản ứng thủy phân

D. Các phản ứng pha I gồm: phản ứng oxy hóa, phản ứng metyl hóa, phản ứng sulfat hóa

CÂU 47.

Tỉ lệ dạng ion hóa/dạng không ion hóa của acid salicylic (pKa = 3) ở dịch dạ dày (pH =

1,2) và ở huyết tương (pH = 7,4) là bao nhiêu?

A. Trong huyết tương, [୅ି]

[ୌ୅]

= 3,21x105

. Trong dạ dày, [୅ି]

[ୌ୅]

= 2,57 x 10-3

B. Trong huyết tương, [୅ି]

[ୌ୅]
= 4,15x104

. Trong dạ dày, [୅ି]

[ୌ୅]

= 0,38 x 10-4

C. Trong huyết tương, [୅ି]

[ୌ୅]

= 2,51x104

. Trong dạ dày, [୅ି]

[ୌ୅]

= 1,58 x 10-2

D. Trong huyết tương, [୅ି]

[ୌ୅]

= 7,15x106

. Trong dạ dày, [୅ି]

[ୌ୅]

= 3,98 x 10-3

CÂU 48.

Chọn mô tả đúng về tính chất dược động học của các thuốc.

A. Thuốc có tính thân dầu cao thì khả năng phân bố vào các mô trong cơ thể rất kém

B. Ở pH sinh lý (7,4), thuốc tồn tại chủ yếu ở dạng không ion hóa, có khả năng phân bố mạnh

hơn so với các thuốc ở dạng ion hóa

C. Thuốc sẽ phân bố kém hơn tới các mô được tưới máu nhiều so với các mô được tưới máu ít

D. Thuốc ở dạng gắn kết với protein huyết tương là dạng có tác động dược lý
CÂU 49.

Các thuốc ở dạng anion, bản chất là acid yếu sẽ có khuynh hướng gắn với protein huyết

tương nào sau đây?

A. Albumin

B. Globulin

C. Alpha-1- glycoprotein

D. Lipoprotein

BM01a/QT04/ĐT-KT

CÂU 50.

Khía cạnh tương tác dược động học giữa thuốc và thức ăn xảy ra ở pha phân bố thể hiện

qua điều gì sau đây?

A. Gắn protein huyết tương

B. Tương tác đặc hiệu với rượu, bia và thức uống có cồn

C. Thay đồi điều kiện pH dạ dày

D. B, C đúng

CÂU 51.

Sự phân bố thuốc tức thì, đều khắp trong hầu hết các mô và dịch cơ thể được biểu diễn

bằng mô hình dược động học nào sau đây?

A. Mô hình dược động học một ngăn

B. Mô hình dược động học hai ngăn

C. Mô hình dược động học nhiều ngăn

D. A, B đúng

CÂU 52.

Phát biểu nào sau đây là đúng về dược động học không tuyến tính?

A. Sự thải trừ không tuyến tính của phenytoin xảy ra khi số lượng transporter giúp thải trừ

phenytoin ở thận bị bão hòa

B. Sự phân bố không tuyến tính của penicillin xảy ra khi sự phân rã thuốc bị bão hòa ở đường
tiêu hóa

C. Sự hấp thu không tuyến tính của methotrexate xảy ra khi sự vận chuyển thuốc này vào và

ra khỏi mô bị bão hòa

D. Sự phân bố không tuyến tính của digoxin xảy ra ngay cả ở liều thấp

CÂU 53.

Chọn phát biểu đúng về khái niệm “ngăn” trong mô hình dược động học.

A. Ngăn trung tâm thường là các cơ quan được tưới máu nhiều như tim, gan, thận, phổi, não

B. Ngăn ngoại biên được tưới máu tương tự như ngăn trung tâm

C. Ngăn ngoại biên bao gồm mô mỡ, mô cơ, dịch não tủy

D. A và C đúng

CÂU 54.

Điều nào sau đây không phải là đặc điểm của quá trình khuếch tán thụ động?

A. Các phân tử tự phát tán từ vùng có nồng độ cao hơn đến vùng có nồng độ thấp hơn và

không đòi hỏi cung cấp năng lượng.

B. Thuốc ở dạng thân dầu có khả năng dễ dàng khuếch tán qua màng tế bào hơn so với dạng

thân nước

C. Diện tích bề mặt lớn nhờ cấu trúc nhung mao ở ruột non làm tăng quá trình khuếch tán thụ

động

D. Quá trình này xảy ra độc lập với pH của môi trường

CÂU 55.

Phát biểu nào sau đây về ảnh hưởng của thức ăn trên sự hấp thu thuốc trong đường tiêu

hóa là không đúng?

A. Các chất béo có thể làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày

B. Chất lỏng có khả năng làm tăng thể tích dạ dày và làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày

C. Sự hấp thu tetracyclin hydrochloride bị giảm bởi sữa và thức ăn có chứa calci, do sự tạo

phức chelat với tetracyclin

D. Các chất có cấu trúc hóa học tương tự nhau có thể được vận chuyển bởi cùng một cơ chế

và có thể cạnh tranh lẫn nhau tại vị trí hấp thu

CÂU 56.
Cho một thuốc X có độ thanh lọc là 180 mL/phút. Thuốc này được thanh lọc chủ yếu

qua thận. Phát biểu nào sau đây là đúng khi giải thích giá trị độ thanh lọc trên?

A. Cứ 1 phút có 180 mL thuốc X được thận đào thải hết

B. Cứ 1 phút có 180 mL huyết tương được thận đào thải hết thuốc

C. Cứ 1 phút có 180 mg thuốc X được thận đào thải hết

D. Cứ 1 phút có 180 mg huyết tương được thận đào thải hết thuốc

CÂU 57.

Các thuốc có trọng lượng phân tử lớn như insulin qua màng tế bào bằng phương thức

vận chuyển nào sau đây?

A. Khuếch tán bị động qua vị trí tiếp giáp giữa các tế bào

B. Khuếch tán qua các lỗ xuyên lớp lipid

C. Nhờ hệ thống các chất mang (carrier)

D. Hiện tượng ẩm bào (endocytosis)

CÂU 58.

Một thuốc có bản chất là base yếu có độ tan trong nước kém. Nghiên cứu cho thấy thuốc

này gần như không hấp thu ngoài hỗng tràng. Dạng sử dụng nào sau đây của thuốc trên

sẽ giúp cải thiện sự hấp thu của thuốc trên trong ống tiêu hóa?

A. Dùng thuốc dạng hỗn dịch lúc đói

B. Dùng dạng muối hydrochloride

C. Dùng thuốc với nhiều nước

D. Dùng thuốc dạng thuốc đặt trực tràng

CÂU 59.

Phát biểu nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của thức ăn trên sự hấp thu thuốc

trong đường tiêu hóa?

A. Các chất béo có thể làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày

B. Chất lỏng có khả năng làm tăng thể tích dạ dày và làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày

C. Sự hấp thu tetracycline hydrochloride bị giảm bởi sữa và thức ăn có chứa calci, do sự tạo

phức chelate với tetracycline

D. Các chất có cấu trúc hóa học tương tự nhau có thể được vận chuyển bởi cùng một cơ chế
và có thể cạnh tranh lẫn nhau tại vị trí hấp thu

CÂU 60.

Một thuốc có chỉ định sử dụng kèm thức ăn. Chọn phát biểu hợp lý nhất khi cân nhắc

lựa chọn thời điểm sử dụng thuốc.

A. Thuốc nên được dùng trong khoảng 2 giờ trước khi ăn

B. Thuốc nên được sử dụng ngay trong bữa ăn kèm uống nhiều nước hoặc ăn kèm soup

C. Thuốc nên được uống sau ăn và tối đa là trong vòng 30 phút sau ăn

D. Thuốc nên được sử dụng trong khoảng trung bình thời điểm 2 bữa ăn liền kề nhau

CÂU 61.

Thuốc nào sau đây có đặc tính hấp thu phụ thuộc vào pH dạ dày, vì vậy thuốc thường

được bác sĩ chỉ định sử dụng ngay sau bữa ăn để đạt được hiệu quả điều trị tối đa?

A. Ampicilin

B. Ciprofloxacin

C. Itraconazole

D. Digoxin

BM01a/QT04/ĐT-KT

CÂU 62.

Hậu quả thường gặp của việc sử dụng một thuốc chuyển hóa qua CYP450 trên bệnh

nhân nghiện rượu mạn là gì?

A. Tích lũy các chất chuyển hóa thuốc gây độc

B. Hội chứng disulfiram

C. Giảm sự phân bố thuốc đến mô

D. Tất cả đều đúng

CÂU 63.

Chọn phát biểu đúng về tương tác giữa thức ăn chứa tyramine (bơ, pho-mát...) và thuốc

chống trầm cảm nhóm ức chế monoamine oxidase (MAOIs).

A. Thuộc loại tương tác dược động ở pha chuyển hóa


B. Hậu quả dẫn đến tăng huyết áp kịch phát, tử vong do xuất huyết nội sọ

C. Có liên quan đến kích thước tiểu phân thuốc và sự tạo thành phức chelate

D. A, B đúng

CÂU 64.

Sau đây là các thay đổi trên đường tiêu hóa sau khi ăn làm thay đổi cường độ hấp thu,

thay đổi đặc tính dược động học đối với các thuốc đường uống. Chọn phát biểu sai.

A. Giảm pH tại manh tràng và đại tràng lên

B. Giảm áp suất thẩm thấu tại tá tràng

C. Giảm thể tích khoang đệm tại hồi tràng

D. B, C đúng

CÂU 65.

Sinh viên cho biết tương tác giữa kẽm và ciprofloxacin thuộc loại nào sau đây?

A. Tương tác tạo lớp ngăn cơ học

B. Tương tác phân bố

C. Tương tác tạo phức

D. A, B đúng

CÂU 66.

Các thuốc ức chế men gan có khả năng gây ra những tác động không mong muốn nào

sau đây khi phối hợp trong điều trị?

A. Dễ gây tương tác trong giai đoạn chuyển hóa làm giảm nồng độ thuốc khác

B. Tương tác có xu hướng xảy ra chậm, kéo dài

C. Dễ gây tích lũy thuốc chuyển hóa đồng thời qua gan

D. A, B đúng

CÂU 67.

Thuốc nào dưới đây khi sử dụng đồng thời với theophyllin có thể gây tăng nồng độ

theophyllin dẫn đến ngộ độc?

A. Phenobarbital

B. Carbamazepin

C. Isoniazid
D. Cimetidin

CÂU 68.

Tương tác thuốc - thuốc nào sau đây chủ yếu xảy ra trong giai đoạn hấp thu?

A. Kaolin + lincomycin

B. Ciprofloxacin + theophyllin

C. Cimetidin + midazolam

D. Probenecid + penicillin

CÂU 69.

Cho 1 thuốc được hấp thu hoàn toàn tại ống tiêu hóa, không bị chuyển hóa ở thành ruột

nhưng sau đó được chuyển hóa ở gan. Tỉ lệ thuốc thực sự đi vào tuần hoàn hệ thống F là

bao nhiêu?

A. F = 1 – Ka (Ka là hằng số tốc độ hấp thu)

B. F = 1 – Fp (Fp là tỉ lệ thuốc dạng tự do trong huyết tương)

C. F = 1 – E (E là tỉ lệ chuyển hóa thuốc tại gan)

D. Tất cả đều sai

CÂU 70.

Chọn phát biểu đúng về các tác động cảm ứng và ức chế enzyme trong tương tác thuốc?

A. Tương tác ức chế enzyme cần thời gian ít nhất là 3-4 ngày mới có thể xảy ra

B. Thuốc cảm ứng enzyme có thể vừa có tác dụng trên chuyển hóa thuốc khác và bản thân

thuốc đó

C. Sau khi ngưng thuốc, tác động cảm ứng enzyme chuyển hóa thuốc có thể hết trong vòng

vài giờ.

D. Tất cả đều đúng

CÂU 71.

Chọn mô tả đúng nhất về đặc điểm tương tác giữa warfarin và amiodarone.

A. Amiodarone ức chế enzyme gan CYP, làm tăng giá trị INR, cần giảm liều warfarin

B. Amiodarone ức chế enzyme gan CYP, làm giảm giá trị INR, cần tăng liều warfarin

C. Amiodarone cảm ứng enzyme gan CYP, làm tăng giá trị INR, cần giảm liều warfarin

D. Amiodarone cảm ứng enzyme gan CYP, làm giảm giá trị INR, cần tăng liều warfarin
CÂU 72.

Tương tác thuốc gây ra do các thuốc cảm ứng hoặc ức chế P-glycoprotein chủ yếu xảy ở

giai đoạn nào?

A. Hấp thu

B. Phân bố

C. Chuyển hóa

D. Thải trừ

CÂU 73.

Phát biểu nào sau đây là đúng về các tác động cảm ứng và ức chế enzyme trong tương

tác thuốc?

A. Tương tác ức chế enzyme cần thời gian ít nhất là 3-4 ngày mới có thể xảy ra

B. Thuốc cảm ứng enzyme có thể vừa có tác dụng trên chuyển hóa thuốc khác và bản thân

thuốc đó

C. Sau khi ngưng thuốc, tác động cảm ứng enzyme chuyển hóa thuốc có thể hết trong vòng

vài giờ

D. Tất cả đều đúng

CÂU 74.

Thông số dùng để đánh giá dược động (PK)/ dược lực (PD) của kháng sinh nhóm

aminoglycoside là gì?

A. Cmax/MIC

B. AUC/MIC

C. T/MIC

D. Tất cả đều đúng

BM01a/QT04/ĐT-KT

CÂU 75.

Việc tối ưu hóa liều của aminoglycoside trong điều trị dựa trên nguyên tắc cơ bản nào

sau đây?
A. Truyền kéo dài

B. Truyền liên tục

C. Tạo Cpeak cao

D. Dùng nhiều liều lặp lại

CÂU 76.

Chọn phát biểu đúng về chế độ liều của aminolycoside trên lâm sàng.

A. Chế độ liều ngày 1 lần làm tăng nguy cơ độc thận

B. Chế độ liều ngày 1 lần không áp dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

C. Chế độ đa liều/ ngày làm tăng hiệu quả diệt khuẩn và hậu kháng sinh kéo dài

D. Chế độ liều ngày 1 lần không tối ưu hóa Cpeak/MIC

CÂU 77.

Đo nồng độ Cpeak aminoglycoside cần tiến hành vào thời điểm nào sau đây?

A. Ngay sau khi tiêm truyền tĩnh mạch

B. Ngay sau khi tiêm bắp

C. Sau khi tiêm truyền tĩnh mạch 30 phút

D. Sau khi tiêm truyền tĩnh mạch 120 phút

CÂU 78.

Công thức phù hợp nhất dùng để ước tính độ lọc cầu thận ở người béo phì là gì?

A. Công thức Cockcroft-Gault

B. Công thức MDRD

C. Công thức Jelliffe

D. Công thức Salazer-Corcoran

CÂU 79.

Ứng dụng phương pháp Hartford nomogram khi hiệu chỉnh liều của amikacin. Chọn

phát biểu đúng.

A. Chế độ liều chuẩn là 20mg/kg/24h

B. Áp dụng cho tần suất sử dụng 1 lần trong ngày

C. Trên bệnh nhân có ClCr <40 ml/phút thì khoảng cách liều là 24h

D. Không cần hiệu chỉnh liều theo cân nặng và Clcr


CÂU 80.

Độ thanh thải của thuốc là gì?

A. Thể tích huyết tương được một cơ quan của cơ thể loại bỏ hoàn toàn thuốc trong một đơn

vị thời gian

B. Thể tích huyết tương được một cơ quan của cơ thể loại bỏ hoàn toàn thuốc trong 24 giờ

C. Khối lượng thuốc được một cơ quan của cơ thể loại bỏ hoàn toàn khỏi huyết tương trong

một đơn vị thời gian

D. Khối lượng thuốc được một cơ quan của cơ thể loại bỏ hoàn toàn khỏi huyết tương trong

24 giờ

Phần II - Tự luận: sinh viên trả lời 02 câu hỏi ngắn sau đây.

CÂU 1.

Tetracyclin được sử dụng với liều thường quy 500 mg q6h trên bệnh nhân nam 50 tuổi,

cân nặng 65 kg, chiều cao 1m72, và Scr = 0.8 mg/dL. Trình bày cách tính liều điều chỉnh

phù hợp dựa vào toán đồ Bjorsson?

Cho biết ClCr (Cockcroft-Gault) bình thường là 100 ml/phút, fe = 0.5.

CÂU 2.

Hãy cho biết mục đích thiết kế phân tử softdrug Esmolol là gì?

You might also like