You are on page 1of 5

ĐỀ THI SẢN XUẤT THUỐC 1

ĐỀ DCQ 2014 – NGÀY 16/12/2018


BẢN PHỤC CHẾ KHÔNG MÀU
PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu 1. Loại hình thẩm định qui trình sản xuất thường được áp dụng đối với thuốc có tuổi thọ ngắn:
A. Thẩm định tiếp B. Thẩm định trước C. Thẩm định lại D. Thẩm định lui
Câu 2. Các thông số dược động để đánh giá sinh khả dụng của thuốc là:
A. Nồng độ tối đa, thời gian bán thải, hằng số tốc độ thải trừ.
B. Thời gian bán thải, thời gian đạt nồng độ tối đa, hằng số tốc độ hấp thu.
C. Nồng độ tối đa, thời gian đạt nồng độ tối đa, diện tích dưới đường cong toàn thể.
D. Nồng độ trung bình trong huyết tương, diện tích dưới đường cong, thời gian bán thải.
E. Nồng độ tối đa, thời gian đạt nồng độ tối đa, thời gian bán thải.
Câu 3. Khi khoảng dung sai cho phép lớn hơn độ phân tán của qui trình một ngưỡng sai lệch là 2 độ lệch chuẩn
(mỗi bên 1 độ lệch chuẩn) thì Cp có giá trị:
A. Cp = 1 B. Cp = 1,33 C. Cp > 1,33 D. 1 < Cp < 1,33
Câu 4. Hai dược phẩm chứa cùng loại hoạt chất có diện tích dưới đường cong bằng nhau:
A. Cung cấp lượng dược chất như nhau cho cơ thể, vì thế là tương đương sinh học.
B. Cung cấp lượng dược chất như nhau cho cơ thể, nhưng không nhất thiết là tương đương sinh học.
C. Là tương đương sinh học theo định nghĩa.
D. Là tương đương sinh học khi đáp ứng tiêu chuẩn của dược điển.
E. Tất cả đều đúng.
Câu 5. Trong thẩm định qui trình vệ sinh máy dập viên xoay tròn, vết hóa học có thể lấy bằng phương pháp nào
sau đây:
A. Phương pháp phết hay phương pháp trộn.
B. Phương pháp phết hay phương pháp hộp thạch tiếp xúc.
C. Phương pháp hộp thạch tiếp xúc hay phương pháp tráng.
D. Phương pháp hộp thạch tiếp xúc hay phương pháp trộn.
Câu 6. Diện tích dưới đường cong đại diện cho
A. Số lượng thuốc hấp thu B. Số lượng thuốc nguyên vẹn được bài tiết.
C. Số lượng thuốc được thanh thải bởi thận. D. Số lượng thuốc trong dạng thuốc.
E. Tất cả đều sai.
Câu 7. Cần phải thẩm định qui trình sản xuất khi có sự thay đổi nào sau đây?
A. Thay đổi máy trộn siêu tốc, cùng thông số kỹ thuật, cùng nhà sản xuất.
B. Thay đổi trình tự tiến hành trong khâu đóng gói cấp 2 (đóng thùng carton).
C. Thay đổi nhà xưởng (chuyển giao qui trình).
D. Đáp án A và C đúng.
E. Đáp án A, B và C đều đúng.
Câu 8. Nồng độ tối đa trong huyết tương tương ứng với:
A. Thời điểm có tác động dược lý tối đa.
B. Thời điểm có sự hấp thu và thải trừ tương đương.
C. Thời điểm có nồng độ tối đa của dược chất trong nước tiểu.
D. Thời gian cần thiết để hầu hết dược chất được hấp thu từ hệ tràng vị.
D. Thời điểm có nồng độ tối đa của dược chất tại nơi tác động.
Câu 9. Chọn ý sai
A. Thông thường chỉ cần thẩm định qui trình làm vệ sinh các bề mặt tiếp xúc trực tiếp của thiết bị.
B. Không nhất thiết phải thẩm định các qui trình làm vệ sinh đối với các sản phẩm gần giống nhau.
C. Khi thẩm định qui trình vệ sinh phải thực nghiệm ít nhất 3 lần liên tiếp.
D. Phải nhất thiết làm vệ sinh khi sản xuất từ mẻ này sang mẻ khác cùng sản phẩm.
Câu 10. Hai dược phẩm được xem là tương đương dược phẩm hoặc tương đương bào chế khi:
A. Có cùng dược chất B. Có cùng hàm lượng C. Có cùng dạng bào chế
D. Có cùng đường sử dụng E. Tất cả đều đúng
Câu 11. Thông số đánh giá năng lực của qui trình?
A. Cp, Cpk, Rr B. Cp, UCL, Cpk C. Cpk, Rr, UCL D. Đáp án A, B và C đều sai
Câu 12. Xác định sinh khả dụng của thuốc phải được thực hiện trong các trường hợp sau:
A. Nghiên cứu dạng bào chế cho dược chất mới
B. Nghiên cứu sử dụng đường dùng mới
C. Nghiên cứu phát triển hệ thống mang thuốc mới
D. Đánh giá sự khác biệt trong hấp thu khi dùng liều khác nhau
E. Tất cả đều đúng.
Câu 13. Phương pháp để thẩm định lui qui trình sản xuất:
A. Sử dụng phương pháp toán thống kê trên 3 lô liên tiếp.
B. Sử dụng phương pháp thực nghiệm trên 3 lô liên tiếp.
C. Sử dụng phương pháp toán thống kê trên 10 – 20 lô liên tiếp.
D. Sử dụng phương pháp thực nghiệm trên 10 – 20 lô liên tiếp.
Câu 14. Đánh giá tương đương sinh học phải thực hiện trong các trường hợp sau:
A. Nghiên cứu phát triển dạng bào chế nhiều thành phần trong đó có dược chất đã lưu hành.
B. Nghiên cứu phát triển dạng thuốc có thành phần hoạt chất tương tự với thuốc đã/ đang lưu hành.
C. Nghiên cứu phát triển hệ thống mang thuốc mới.
D. Đánh giá sự hấp thu khi dùng liều khác nhau.
E. Đánh giá sự hấp thu ở các cá thể khác nhau.
Câu 15. Phương pháp để thẩm định trước qui trình sản xuất:
A. Sử dụng phương pháp thực nghiệm trên 10 – 20 lô liên tiếp.
B. Sử dụng phương pháp toán thống kê trên 10 – 20 lô liên tiếp.
C. Sử dụng phương pháp thực nghiệm trên 3 lô liên tiếp.
D. Sử dụng phương pháp toán thống kê trên 3 lô liên tiếp.
Câu 16. Biến nào sau đây là biến thuộc tính:
A. Độ cứng của viên B. Độ kín của vỉ. C. Khối lượng của gói thuốc D. Đổ chảy của cốm.
Câu 17. Trong kiểm soát qui trình về mặt thống kê, biểu đồ kiểm soát biến số được sử dụng là:
A. Biểu đồ p. B. Biểu đồ np C. Biểu đồ X-bar / R D. Biểu đồ u.
Câu 18. Thẩm định qui trình là một biện pháp nhằm đảm bảo quá trình sản xuất
A. Có tính đồng nhất và có tính lặp lại. B. Có tính đồng nhất và có chất lượng cao.
C. Có tính lặp lại và có chất lượng cao. D. Có tính đồng nhất, có tính lặp lại và có chất lượng cao.
Câu 19. Chọn ý đúng về giới hạn cảnh báo:
A. Thường ở mức 3 sigma.
B. Thường ở mức 2 sigma.
C. Khi số liệu vượt khỏi giới hạn cảnh báo, chưa được điều chỉnh thông số qui trình vì đó là biến động
thông thường.
D. Khi số liệu vượt khỏi giới hạn cảnh báo, chưa được điều chỉnh thông số qui trình vì đó là biến động
đặc biệt.
Câu 20. Một quy trình sản xuất được tiến hành tại cơ sở A lâu năm nhưng chưa được thẩm định, nay chuyển
giao cho cơ sở B thì cần phải tiến hành:
A. Thẩm định trước B. Thẩm định tiếp C. Thẩm định lui D. Tái thẩm định
Câu 21. Nhược điểm của các phenol khi sử dụng làm hóa chất vệ sinh?
A. Ăn mòn. B. Phạm vi tác động giới hạn C. Để lại vết D. Dễ gây cháy nổ
Câu 22. Phương pháp lấy mẫu để thẩm định qui trình vệ sinh nào phù hợp khi cắn của thuốc hoạt lực mạnh có
ái lực rất cao đối với thiết bị:
A. Phương pháp tráng B. Phương pháp phết C. Phương pháp trộn D. Phương pháp RODAC
Câu 23. Đánh giá tương đương sinh học của hai thuốc là so sánh từng cặp các thông số sau:
A. Tmax, AUC, T1/2 B. Tmax, MTC, AUC C. Tmax, MEC, AUC D. Tmax, AUC, Cmax
E. Không có câu nào đúng
Câu 24. Loại nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng hoặc tương đương sinh học nào bắt buộc phải thực hiện:
A. Nghiên cứu ngẫu nhiên, so sánh 2 thuốc trong điều kiện có thức ăn.
B. Nghiên cứu ngẫu nhiên, so sánh 2 thuốc trong trạng thái cân bằng.
C. Nghiên cứu ngẫu nhiên, so sánh 2 thuốc trong tình trạng đói.
D. Nghiên cứu ngẫu nhiên, so sánh 2 thuốc trong tình trạng đói và có thức ăn.
E. Nghiên cứu ngẫu nhiên, so sánh 2 thuốc trong tình trạng đói và trạng thái cân bằng.
Câu 25. Theo qui định của Việt Nam, loại nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học nào bắt buộc phải thực
hiện đối với thuốc phóng thích kéo dài:
A. Nghiên cứu ngẫu nhiên, so sánh 2 thuốc trong điều kiện có thức ăn.
B. Nghiên cứu ngẫu nhiên, so sánh 2 thuốc trong trạng thái cân bằng.
C. Nghiên cứu ngẫu nhiên, so sánh 2 thuốc trong tình trạng đói.
D. Nghiên cứu ngẫu nhiên, so sánh 2 thuốc trong tình trạng đói và có thức ăn.
E. Nghiên cứu ngẫu nhiên, so sánh 2 thuốc trong tình trạng đói và trạng thái cân bằng.
Câu 26. Kiểu thiết kế nào đơn giản và có ưu điểm trong so sánh sinh khả dụng hoặc tương đương sinh học:
A. Thiết kế chéo chuẩn 2x2, 24 người tình nguyện khỏe mạnh, so sánh 2 thuốc.
B. Thiết kế chéo lặp lại 2x4, 24 người tình nguyện khỏe mạnh, so sánh 2 thuốc.
C. Thiết kế song song, 24 người tình nguyện khỏe mạnh, so sánh 2 thuốc.
D. Thiết kế song song, ?? người tình nguyện khỏe mạnh, so sánh ? thuốc.
E. Thiết kế song song, ?? người bệnh tình nguyện, so sánh ? thuốc.
Câu 27. (Cái nào đúng trong thiết kế chéo)
A. Thuốc có T1/2 dài. B. Người thử nghiệm là người bệnh.
C. ???
E. Tất cả đều đúng.
Câu 28. (Cái nào đúng trong thiết kế song song)
(5 câu giống trên kia)
Câu 29. Loại nghiên cứu so sánh 2 thuốc trong tình trạng có thức ăn:
A. Nhịn đói trong 10 giờ, ăn sáng …., uống thuốc….
B. Nhịn đói trong 10 giờ, ăn sáng trong ít hơn 30 phút, uống thuốc phút thứ 30 sau ăn.
C. <<<<<<<
D. >>>>>>
E. Tất cả đều đúng.
Câu 30. Số lượng người tình nguyện trong các thử nghiệm tương đương sinh học là:
A. 30 B. 24 C. 20 D. 18 E. Tất cả đều đúng.
PHẦN 2. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1. Hãy đánh giá và kết luận biểu đồ kiểm soát A, B, C và D dưới đây theo quy tắc xác nhận nguyên nhân
bất thường của biểu đồ kiểm soát chất lượng (4đ).
Câu 2. Hãy ước tính các mức giới hạn của biểu đồ R bar và X double bar (3 điểm). Cho biết:
- Bảng 1 (đính kèm ở trang 2 của đề thi) trình bày số liệu khối lượng viên để thiết lập biểu đồ kiểm soát quá
trình dập viên.
- Bảng 2 (đính kèm ở trang 2 của đề thi) cung cấp các hằng số ước tính độ lệch chuẩn.
Bảng 1
Thời điểm lấy mẫu Khối lượng viên
1 115.1 109.6 114.9 110.4 113 121.6 110.2 118.6 113.3 111.4
2 108.5 111.5 115.5 114.6 108.8 116.8 118.6 121.5 113.4 112.3
3 110.6 115.9 115.7 115.9 111.5 114.2 108.5 122.5 111.6 116.5
4 112.9 112.5 109.7 112.9 114.1 113 127.7 112.6 109.9 110.9
5 116.6 114.5 119.2 108.2 110.1 113.4 122.2 110.7 113.6 111.5
6 109 114.6 110.9 113.7 115.3 113.8 113.8 112.5 113.6 121
7 111.3 109.2 114.6 110.9 113.8 114.1 123.2 113.4 116.6 119.2
8 114.3 109.2 111.2 113.5 112.2 112.7 113.1 115.1 115 121.2
9 115.7 109.4 111.2 114 116.5 115.7 114.5 117.3 113.3 121.4
10 116.7 115.3 114.7 120.7 114.3 114.9 106.7 109.3 112 115.8
11 113.5 112.5 113 109.1 111.3 115.9 117.3 113.9 120.1 112.2
12 108.5 113.7 108 113.3 113.9 120 116.7 113.9 115.4 113.8
13 114.3 115.5 111.5 111.3 108.2 113.5 112.7 113.7 110 120.2
14 113.2 110 108.4 111.9 109 110.1 111.7 111.6 120.4 113.7
15 120.6 114.5 109.6 113.6 115.4 116.6 113 115.7 117.4 112
16 114.7 119 113.9 109.4 118.3 113.4 122.3 115.3 122.4 119.3
17 112.9 112 108.9 117.3 111.1 115.7 119.8 120.9 116.3 112.6
18 115 109.2 112.1 121.2 111.1 117.5 112.9 114.8 111.9 111.2
19 110.6 109.5 122.5 112.5 115.7 111.9 115.2 113.6 110.7 110.5
20 122 115 118.9 116.7 115.5 113.5 117.8 115.6 111 109
Đại khái là bảng cho số A2, D3, D4 lung tung nhưng mà với n = 10 thì A2 = 0,308; D3 = 0,223; D4 = 1,777.

You might also like