You are on page 1of 74

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIỂM NGHIỆM

PHẦN LÝ THUYẾT
BÀI 1:
Xét về nguồn gốc thì thuốc là chế phẩm có chứa:
A. Dược chất hoặc dược liệu
B. Hỗn hợp các chất hóa dược
C. Các chất vô cơ
D. Các tân dược
Đáp án: A
1. Dược theo quy định Luật Dược 2016 là:
A. Thuốc và nguyên liệu làm thuốc
B. Thuốc dưới dạng một thành phần
C. Sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng
D. Thuốc có nguồn gốc từ động vật, thực vật
Đáp án: A
2. Biệt dược gốc theo quy định là:
A. Tên do nhà sản xuất đặt ra được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về
chất lượng, an toàn, hiệu quả
B. Thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng,
an toàn, hiệu quả
C. Tên chung quốc tế được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất
lượng, an toàn, hiệu quả
D. Tên gốc được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an
toàn, hiệu quả
Đáp án: B
3. Dược chất (còn gọi là hoạt chất) theo quy định là:
A. Chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc
B. Chất hoặc dược liệu dùng cho người
C. Tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc đó
D. Được gọi là chất lượng của một thuốc
Đáp án: A
4. Các yếu tố cơ bản (tên viết tắt tiếng Anh) trong công tác đảm bảo chất lượng thuốc
là:
A. GMP-GSP-GPP-GLP-GDP
B. GSP-GPP-GLP
C. GPP-GLP-GSP-GMP
D. GLP-GSP-GPP
Đáp án: A
5. Thực hành tốt sản xuất thuốc được viết tắt tiếng Anh là:
A. GMP (Good Manufaturing Practices)
B. GPP (Good Pharnacy Practices)
C. GLP (Good Laboratory Practices)
D. GSP (Good Storage Practices)
Đáp án: A
6. Chất lượng của một thuốc theo quy định là:
A. Tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc đó
1
B. Phương pháp kiểm nghiệm của thuốc đó
C. Tác dụng điều trị của thuốc đó
D. Do cơ quan quản lý quy định
Đáp án: A
7. Thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định là:
A. Thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
B. Thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở sản xuất
C. Thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng về thực hành tốt sản xuất
D. Thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng về thực hành tốt phòng thí nghiệm
Đáp án: A
8. Thuốc có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn
đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu được quy định là:
A. Thuốc kém phẩm chất
B. Thuốc giả
C. Thuốc không đạt tiêu chuẩn
D. Thuốc kém chất lượng
Đáp án: B
9. Thuốc được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước
sản xuất hoặc nước xuất xứ được quy định là:
A. Thuốc kém phẩm chất
B. Thuốc giả
C. Thuốc không đạt tiêu chuẩn
D. Thuốc kém chất lượng
Đáp án: B
10. Các đơn vị trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm là cơ quan
trực thuộc:
A. Sở Y tế
B. Bộ Y tế
C. Hệ thống thanh tra dược
D. Hệ thống quản lý chất lượng TƯ
Đáp án: A
1.2. Mức độ phân tích
11. Cơ quan được Bộ Y tế uỷ quyền thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý nhà
nước về chất lượng thuốc là:
A. Cục quản lý Dược Việt Nam
B. Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương (ở Hà Nội)
C. Viện kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh
D. Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh, thành phố
Đáp án: A
12. Hệ thống tự kiểm tra chất lượng thuốc ở các công ty sản xuất là:
A. Phòng kiểm nghiệm
B. Phòng kiểm nghiệm hay tổ kiểm nghiệm;
C. Phòng bảo quản thuốc
D. Phòng theo dõi chất lượng thuốc
Đáp án: B

2
Mục tiêu 2. Trình bày được phương pháp lấy mẫu và lưu mẫu.
2.1 Mức độ nhớ
13. Đối tượng lấy mẫu theo quy định với hệ thống tự kiểm tra là:
A. Các nguyên liệu dùng làm thuốc, bao bì đóng gói, sản phẩm trung gian, sản phẩm
chưa đóng gói, thành phẩm
B. Thuốc và các nguyên liệu làm thuốc đang trong quá trình lưu thông hoặc tồn trữ
trong kho
C. Tất cả các lô thuốc thành phẩm, bán thành phẩm, thành phẩm trung gian trong quá
trình sản xuất
D. Thuốc lưu trong kho của cơ sở kinh doanh bao gồm thuốc nhập khẩu và sản xuất
trong nước.
Đáp án: A
14. Đối tượng lấy mẫu theo quy định với hệ thống quản lý nhà nước là:
A. Các nguyên liệu dùng làm thuốc, bao bì đóng gói, sản phẩm trung gian, sản phẩm
chưa đóng gói, thành phẩm
B. Thuốc và các nguyên liệu làm thuốc đang trong quá trình lưu thông hoặc tồn trữ
trong kho
C. Tất cả các lô thuốc thành phẩm, bán thành phẩm, thành phẩm trung gian trong quá
trình sản xuất
D. Thuốc lưu trong kho của cơ sở kinh doanh bao gồm thuốc nhập khẩu và sản xuất
trong nước.
Đáp án: B
15. Yêu cầu về tỷ lệ % số lô lấy mẫu trong trường hợp tự kiểm tra chất lượng các lô
thuốc tại các cơ sở sản xuất thuốc là:
A. 70% số lô phải được kiểm tra
B. 80% số lô phải được kiểm tra
C. 90% số lô phải được kiểm tra
D. 100% số lô phải được kiểm tra
Đáp án: D
16. Yêu cầu về tỷ lệ % số lô lấy mẫu trong kiểm tra giám sát chất lượng hoặc thanh tra
các cơ sở sản xuất là:
A. Lấy 10% số lô sản xuất trong năm
B. Lấy 15% số lô sản xuất trong năm
C. Lấy 20% số lô sản xuất trong năm
D. Lấy 25% số lô sản xuất trong năm
Đáp án: A
17. Mục đích lấy mẫu trong trường hợp có thông tin về chất lượng thuốc xấu, thuốc
không an toàn, ít hiệu lực và đặc biệt là thuốc giả hay thuốc kém phẩm chất là:
A. Để thanh tra đột xuất
B. Để giám sát chất lượng thuốc
C. Để lưu mẫu thuốc tại cơ sở
D. Để thanh tra định kỳ
Đáp án: A
18. Người chứng kiến việc lấy mẫu để tự kiểm tra chất lượng thuốc tại cơ sở do cán bộ
chuyên môn của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành là:
A. Thanh tra viên sở y tế

3
B. Cán bộ giám sát cơ sở
C. Cán bộ ở đơn vị lấy mẫu
D. Thanh tra đơn vị
Đáp án: C
19. Yêu cầu chuyên môn của người lấy mẫu để kiểm nghiệm thuốc là:
A. Có chuyên môn nhất định về lấy mẫu
B. Có chuyên môn nhất định về kiểm nghiệm
C. Có chuyên môn nhất định về đánh giá chất lượng
D. Có chuyên môn nhất định về lưu mẫu
Đáp án: A
20. Điều kiện cần lưu ý khi lấy mẫu về dụng cụ lấy mẫu là:
A. Sạch, khô, thể tích phù hợp
B. Sạch, đáp ứng yêu cầu cần lấy mẫu
C. Sạch, khô, đáp ứng yêu cầu cần lấy mẫu
D. Đáp ứng yêu cầu cần lấy mẫu
Đáp án: C
21. Bước cuối cùng của quá trình lấy mẫu kiểm nghiệm là:
A. Đóng gói và dán nhãn
B. Kiểm nghiệm mẫu
C. Bảo quản mẫu
D. Đánh giá chất lượng mẫu
Đáp án: C
22. Lượng mẫu thuốc cần lấy trong kiểm nghiệm (mẫu phân tích và mẫu lưu) là:
A. Ít nhất phải đủ cho một lần phân tích
B. Ít nhất phải đủ cho hai lần phân tích
C. Ít nhất phải đủ cho ba lần phân tích
D. Ít nhất phải đủ cho bốn lần phân tích
Đáp án: C
23. Cách lấy mẫu để kiểm nghiệm được quy định đối với mẫu là nguyên liệu làm
thuốc dạng lỏng hoặc bán rắn là:
A. Không phải trộn đều trước khi lấy mẫu.
B. Quan sát độ đồng đều trước khi lấy mẫu.
C. Bắt buộc phải trộn trước khi lấy mẫu.
D. Nếu không đồng đều thì phải trộn đều trước khi lấy mẫu.
Đáp án: D
24. Công thức lấy mẫu kiểm nghiệm theo “Sơ đồ n” là:
A.
B. n = 0.4 x
C. n = 0.45 +
D. n = 1.5 x
Đáp án: A
25. Công thức lấy mẫu kiểm nghiệm theo “Sơ đồ p” là:
A. p = 1+
B.
C. P = 0.45 +
D. p = 1.5 x

4
Đáp án: B
26. Công thức lấy mẫu kiểm nghiệm theo “Sơ đồ r” là:
A. p = 1+
B.
C. P = 0.45 +
D. p = 1.5 x
Đáp án: D
27. Chữ được ghi trong các quy định về nhãn riêng mẫu lưu là:
A. “mẫu so sánh”
B. “mẫu riêng”
C. “mẫu kiểm nghiệm”
D. “mẫu lưu”
Đáp án: D

Mục tiêu 3. Sử dụng được Dược điển Việt Nam


3.1. Mức độ nhớ
28. Khái niệm theo DĐVN quy định khi cân có sai số của phép cân không quá 0,1%
là:
A. “cân đúng”
B. “cân tin”
C. “cân nhạy”
D. “cân chính xác”
Đáp án: D
29. Sai số của phép cân trong DĐVN khi dùng khái niệm “cân chính xác” để cân tới
0,1 mg; 0,01 mg hoặc 0,001 mg tùy theo độ nhạy của loại cân phân tích là:
A. ± 0,1 %
B. ≥ 0,1 %
C. ≤ 0,1 %
D. > 0,1 %
Đáp án: C
30. Sai số của phép cân trong DĐVN khi dùng khái niệm “cân” là:
A. ± 1 %
B. ≤ 1 %
C. ≥ 1 %
D. < 1 %
Đáp án: D
31. Khối lượng cắn DĐVN qui định trong khái niệm “cắn không đáng kể” hay “cắn
không thể cân được” là:
A. ≥ 0,5 mg
B. = 0,5 mg
C. > 0,5 mg
D. ≤ 0,5 mg
Đáp án: B
32. Lượng cân so với lượng chỉ định DĐVN qui định trong khái niệm “cân khoảng”
là:
A. Bằng ± 10 %

5
B. Hơn ± 10 %
C. Nhỏ hơn ± 10 %
D. Không quá ± 10 %
Đáp án: D
33. Chênh lệch giữa 2 lần cân liên tiếp DĐVN qui định trong khái niệm “sấy đến khối
lượng không đổi” và “nung đến khối lượng không đổi” là:
A. Không khác nhau quá 0,3 mg
B. Không khác nhau quá 0,4 mg
C. Không khác nhau quá 0,5 mg
D. Không khác nhau quá 0,6 mg
Đáp án: C
34. Khối lượng dụng cụ đã được xử lý DĐVN qui định trong khái niệm “đã cân trước”
(đối với chén nung, bình, ...) là:
A. Khối lượng không đổi
B. Khối lượng chênh lệch 0,5%
C. Khối lượng chênh lệch 1%
D. Khối lượng chênh lệch 1,5%
Đáp án: A
35. Dụng cụ dùng để đong, đo lấy một thể tích dung dịch hay chất lỏng DĐVN qui
định trong khái niệm “đong, đo chính xác” là:
A. Pipet chính xác, bình định mức hay buret chuẩn
B. Ống đong, bình định mức hay buret chuẩn
C. Cốc đong, pipet chính xác, bình định mức
D. Pipet chính xác, bình nón hay buret chuẩn
Đáp án: A
36. DĐVN qui định khái niệm “alcol” không có chỉ dẫn gì có nghĩa là alcol chứa
khoảng:
A. 98% thể tích/ thể tích (tt/tt) ethanol (C2H6O)
B. 96% thể tích/ thể tích (tt/tt) ethanol (C2H6O)
C. 94% thể tích/ thể tích (tt/tt) ethanol (C2H6O)
D. 95% thể tích/ thể tích (tt/tt) ethanol (C2H6O)
Đáp án: B
37. Nhiệt độ trong thử “về mất khối lượng do làm khô” DĐVN qui định là:
A. 100 oC  0,5 oC
B. 100 oC  1,5 oC
C. 100 oC  2 oC
D. 100 oC  1 oC
Đáp án: C
38. Nhiệt độ nơi bảo quản thuốc rất lạnh trong DĐVN qui định là:
A. < -10oC
B. < -20oC
C. < -30oC
D. < -40oC
Đáp án: A
39. Nhiệt độ nơi bảo quản thuốc lạnh trong DĐVN qui định là:

6
A. 5-10oC
B. 2-9oC
C. 3-10oC
D. 2-10oC
Đáp án: D
40. Nhiệt độ nơi bảo quản thuốc mát trong DĐVN qui định là:
A.15-20oC
B. 10-15oC
C. 09-20oC
D. 10-20oC
Đáp án: D
41. Nhiệt độ phòng nơi bảo quản thuốc trong DĐVN qui định là:
A. 18-35oC
B. 20-30oC
C. 20-35oC
D. 25-35oC
Đáp án: C
42. Nhiệt độ phòng có điều nhiệt nơi bảo quản thuốc trong DĐVN qui định là:
A. 20-22oC
B. 20-35oC
C. 20-25oC
D. 22-25oC
Đáp án: C
43. Nhiệt độ nóng bảo quản thuốc trong DĐVN qui định là:
A. 32 - 40oC
B. 35 - 39oC
C. 35 - 40oC
D. 33 - 40oC
Đáp án: C
44. Kết quả của phép định lượng 8,2758 theo quy định được làm tròn là:
A. 8,275
B. 8,270
C. 8,277
D. 8,276
Đáp án: D
45. Kết quả của phép định lượng 1,2634 theo quy định được làm tròn là:
A. 1,264
B. 1,260
C. 1,263
D. 1,200
Đáp án: C
46. Yêu cầu về hàm lượng nếu trong chuyên luận DĐVN không ghi giới hạn trên là:
A. Không được quá 100,0 %
B. Không được quá 101,0 %
C. Không được quá 105,0 %
D. Không được quá 110,0 %

7
Đáp án: C
47. Thời gian thực hiện ngay sau thao tác trước đó DĐVN qui định trong khái niệm
"ngay" và "ngay lập tức" dùng trong thử nghiệm thuốc là:
A. Trong vòng 20 giây
B. Trong vòng 25 giây
C. Trong vòng 30 giây
D. Trong vòng 35 giây
Đáp án: C
48. Chuyên luận DĐVN hướng dẫn chuẩn bị về trang thiết bị, hoá chất thuốc thử, chất
đối chiếu trước khi tiến hành kiểm nghiệm nguyên liệu hay thành phẩm thuốc là:
A. Phần chuyên luận
B. Phương pháp kiểm nghiệm chung
C. Phụ lục 2
D. Phần phụ lục
Đáp án: C

BÀI 2:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM CHUNG
Thời gian: 12 giờ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được cơ sở lý thuyết, ứng dụng của phương pháp hóa học, hóa lý,
sinh học thường dùng trong kiểm nghiệm thuốc.
2. Ứng dụng được các phương pháp hóa học, hóa lý, sinh học thường dùng trong
kiểm nghiệm thuốc.

NỘI DUNG
Mục tiêu 1: Trình bày được cơ sở lý thuyết, ứng dụng của phương pháp hóa học,
hóa lý, sinh học thường dùng trong kiểm nghiệm thuốc
1.1. Mức độ nhớ
49. Yêu cầu về độ tinh khiết của chất đối chiếu là:
A. Độ tinh khiết tuyệt đối
B. 95%
C. 97%
D. Độ tinh khiết phù hợp với mục đích sử dụng
Đáp án: D
50. Nồng độ dung dịch chuẩn độ thường được biểu thị bằng đơn vị:
A. Nồng độ đương lượng gam (N), nồng độ mol (M)
B. Nồng độ mol (M), nồng độ phần trăm (C%)
C. Nồng độ đương lượng gam (N), nồng độ phần trăm (C%)
D. Nồng độ đương lượng gam (N), nồng độ mol (M), nồng độ phần trăm (C%)
Đáp án: A
51. Hệ số hiệu chỉnh K của dung dịch chuẩn độ nằm trong khoảng từ:

8
A. 0,970 - 1,030
B. 0,90 - 1,10
C. 0,950 - 1,050
D. 0,98 - 1,08
Đáp án: A
52. Số lượng phương pháp thường được dùng để pha chế và chuẩn hóa các dung dịch
chuẩn độ trong kiểm nghiệm thuốc là:
A. 03
B. 04
C. 05
D. 06
Đáp án: B
53. Mục đích dùng dung dịch chuẩn độ trong kiểm nghiệm thuốc bằng phương pháp
hóa học là để xác định để:
A. Sự có mặt của các chất trong hỗn hợp chất rắn
B. Sự có mặt của các chất trong dung dịch
C. Hàm lượng các chất cần định lượng
D. Tạp chất trong thuốc
Đáp án: C
54. Cách tính hệ số hiệu chỉnh của dung dịch chuẩn độ được pha chế từ dung dịch
chuẩn độ có nồng độ cao (hệ số hiệu chỉnh K) là:
A. Tùy thuộc vào cách pha
B. Bằng K chia cho hệ số pha loãng
C. Bằng K
D. Bằng 1-K
Đáp án: C
55. Mục đích dùng các dung dịch ion mẫu trong kiểm nghiệm thuốc bằng phương
pháp hóa học là:
A. Định tính bằng phương pháp hóa học
B. Định lượng thể tích
C. Mẫu so sánh trong thực hiện phép thử giới hạn tạp chất
D. Định lượng bằng phương pháp hóa lý
Đáp án: C
56. Thời điểm pha các dung dịch ion mẫu từ nồng độ cao tới nồng độ cần dùng trong
tiến hành thử tạp chất của thuốc là:
A. Ngay trước khi dùng
B. Trước khi dùng 1 ngày
C. Trước khi dùng 3 giờ
D. Theo yêu cầu của phép thử
Đáp án: A
57. Phương pháp xác định tạp chất vô cơ trong thuốc là:
A. Phương pháp hóa học
B. Phương pháp IR
C. Phương pháp quang phổ UV-VIS
D. Phương pháp sắc ký
Đáp án: A

9
58. Phương pháp xác định tạp chất hữu cơ trong thuốc là:
A. Các phản ứng hóa học
B. Phương pháp vật lý
C. Phương pháp quang phổ UV-VIS
D. Phương pháp sắc ký
Đáp án: D
59. Thứ tự tiến hành phản ứng của ống chứng và ống thử khi thử giới hạn tạp chất
trong thuốc là:
A. Không quan trọng thứ tự tiến hành phản ứng
B. Tiến hành thử phản ứng của ống chứng trước
C. Tiến hành phản ứng của ống thử trước
D. Tiến hành song song phản ứng của 2 ống
Đáp án: D
60. Quy định trong quá trình thử giới hạn tạp chất trong thuốc là:
A. Nước và hóa chất, thuốc thử sử dụng không có lượng ion Fe2+ vượt mức cho phép
B. Khi pha dung dịch mẫu phải sử dụng cân kỹ thuật
C. Hai bình phản ứng phải giống nhau về chiều cao, đường kính, độ dày, màu sắc.
D. Ống thử phải được tiến hành trước ống chứng
Đáp án: A
61. Cách quan sát, so sánh độ đục khi thử giới hạn tạp chất trong thuốc là:
A. Từ trên xuống trên nền trắng
B. Từ trên xuống trên nền đen
C. Ngang trên nền trắng
D. Ngang trên nền đen
Đáp án: B
62. Cách quan sát, so sánh màu khi thử giới hạn tạp chất trong thuốc là:
A. Từ trên xuống trên nền trắng
B. Từ trên xuống trên nền đen
C. Ngang trên nền trắng
D. Ngang trên nền đen
Đáp án: C
63. Thuốc thử để tiến hành thử giới hạn tạp chất clorid trong thuốc là:
A. Bari clorid
B. Bari nitrat
C. Bạc nitrat
D. Bạc clorid
Đáp án: C
64. Thuốc thử để tiến hành thử giới hạn tạp chất sulfat trong thuốc là:
A. Bari clorid
B. Sắt (II) clorid
C. Sắt (III) clorid
D. Calci clorid
Đáp án: A
65. Thành phần của dung dịch mẫu trong phép thử giới hạn tạp chất vô cơ trong thuốc
là:
A. Hoạt chất trong chế phẩm thử với lượng chính xác

10
B. Tạp chất cần thử với lượng cho phép
C. Thuốc thử để nhận biết hoạt chất trong chế phẩm thử
D. Dung môi để hòa tan chế phẩm thử
Đáp án: B
66. Vùng chuyển màu của chỉ thị mehtyl da cam là:
A. pH từ 3,0 - 4,4
B. pH từ 4,0 - 5,0
C. pH từ 5,0 - 6,5
D. pH từ 6,0 - 7,0
Đáp án: A
67. Khối lượng mẫu ban đầu thường lấy để xác định tạp chất đối với dược liệu dạng
hạt và quả rất nhỏ là:
A. 5g
B. 10g
C. 15g
D. 20g
Đáp án: B
68. Phương pháp được sử dụng để xác định tro toàn phần của dược liệu là:
A. Nung dược liệu cho đến khối lượng không đổi
B. Đốt dược liệu cho đến khi cắn tro thu được màu đen
C. Rửa dược liệu trong nước để loại bỏ cắn tro
D. Rây dược liệu để loại bỏ cắn tro
Đáp án: A
69. Dụng cụ được sử dụng để nung xác định tro toàn phần của dược liệu là:
A. Cốc thủy tinh
B. Bình nón
C. Chén sứ
D. Cối sứ
Đáp án: C
70. Hóa chất tác dụng với kali cromat trong môi trường trung tính cho tủa đỏ là:
A. Acid acetic
B. Acid sulfuric
C. Bạc nitrat
D. Calci sulfat
Đáp án: C
71. Thuốc thử dùng để nhận biết arsen là:
A. Nessler
B. Dung dịch bari clorid 5%
C. Zn + HCl
D. Thuốc thử Streng
Đáp án: C
72. Một trong những điều kiện của định luật Lambert - Beer là có:
A. Ánh sáng phải đa sắc
B. Khoảng nồng độ thích hợp
C. Dung dịch phải trong suốt, không màu
D. Các chất không bền vững dưới tác dụng của tia UV-VIS

11
Đáp án: B
73. Quang phổ hấp thụ UV-VIS là đường biểu diễn sự phụ thuộc của:
A. Mật độ quang D của chất nghiên cứu vào bước sóng ánh sáng
B. Bước sóng ánh sáng vào mật độ quang D của chất nghiên cứu
C. Mật độ quang D của chất nghiên cứu vào nồng độ chất đó
D. Nồng độ chất nghiên cứu và mật độ quang D của chất đó
Đáp án: A
74. Bước sóng λ (độ dài sóng) vùng ánh sáng tử ngoại là:
A. 185 – 400 nm
B. 200– 560 nm
C. 300 – 800 nm
D. 400 – 760 nm
Đáp án: A
75. Bước sóng λ (độ dài sóng) vùng ánh sáng khả kiến là:
A. 300 – 660 nm
B. 400 – 760 nm
C. 500 – 860 nm
D. 600 – 960 nm
Đáp án: B
76. Bước sóng λ (độ dài sóng) vùng ánh sáng hồng ngoại là:
A. 500 – 200 000nm
B. 700 – 300 000nm
C. 900 – 400 000nm
D. 1000 – 500 000nm
Đáp án: B
77. Đặc điểm của chùm tia sáng đơn sắc là:
A. Màu trắng
B. Duy nhất 1 màu
C. Bước sóng bằng nhau
D. Hai màu phụ nhau
Đáp án: C
78. Hệ số K trong công thức của định luật Lambert – Beer khi nồng độ chất phân tích
được tính bằng mol/l là:
A. Hệ số hấp thụ phân tử ɛλ
B. Hệ số hấp thụ riêng E1%1cm
C. Hệ số hấp thụ phân tử ɛλ và hệ số hấp thụ riêng E1%1cm
D. Hằng số planck h
Đáp án: A
79. Hệ số K trong công thức của định luật Lambert – Beer khi nồng độ chất phân tích
được tính bằng % (kl/tt) là:
A. Hệ số hấp thụ phân tử ɛλ
B. Hệ số hấp thụ riêng E1%1cm
C. Hệ số hấp thụ phân tử ɛλ và hệ số hấp thụ riêng E1%1cm
D. Hằng số planck h
Đáp án: B
80. Tương quan giữa độ hấp thụ A và nồng độ dung dịch C, chiều dày dung dịch l theo

12
định luật Lambert – Beer là:
A. Tỷ lê thuận với l và C
B. Tỷ lệ nghịch với l và C
C. Tỷ lệ thuận với l và tỷ lệ nghịch với C
D. Tỷ lệ nghịch với l và tỷ lệ thuận với C
Đáp án: A
81. Ứng dụng của phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS là:
A. Định tính, định lượng
B. Định tính, thử tinh khiết
C. Định lượng, thử tinh khiết
D. Định tính, định lượng, thử tinh khiết
Đáp án: D
82. Sản phẩm tạo thành khi thử tạp chất amoni bằng thuốc thử Nessler là:
A. Tủa màu đen
B. Tủa màu vàng
C. Dung dịch màu đỏ
D. Dung dịch màu tím
Đáp án: B
83. Điều kiện tiến hành định lượng một chất bằng máy đo quang phổ UV-VIS theo
phương pháp trực tiếp dựa vào định luật Lambert – Beer là:
A. Có mẫu chuẩn
B. Tiến hành song song mẫu thử và mẫu chuẩn để so sánh
C. Đường chuẩn phải thẳng
D. Máy đo quang phổ UV-VIS đã được chuẩn hóa
Đáp án: D
84. Điều kiện của dung dịch chuẩn (Ct) và dung dịch thử (Cx) khi tiến hành định lượng
một chất bằng phương pháp UV-VIS theo phương pháp thêm dựa vào định luật
Lambert – Beer là:
A. Ct ≈ Cx
B. Ct ≈ ± 50% Cx
C. Ct ≈ ± 30% Cx
D. Ct ≈ ± 10% Cx
Đáp án: D
85. Điều kiện của dung dịch chuẩn (C0) và dung dịch thử (Cx) khi tiến hành định lượng
một chất bằng phương pháp UV-VIS theo phương pháp so sánh dựa vào định luật
Lambert – Beer là:
A. C0 ≈ Cx
B. C0 ≈ ± 50% Cx
C. C0 ≈ ± 30% Cx
D. C0 ≈ ± 10% Cx
Đáp án: A
86. Số điểm nồng độ của đường chuẩn khi tiến hành định lượng một chất bằng phương
pháp đường chuẩn là:
A. 2 - 4 điểm
B. 3 - 5 điểm
C. 4 - 6 điểm

13
D. 5 - 7 điểm
Đáp án: D
87. Vùng đo độ hấp thụ A khi định lượng một chất bằng phương pháp quang phổ UV-
VIS là:
A. 0,10 – 0,70
B. 0,20 – 0,80
C. 0,30 – 0,90
D. 0,40 – 1,00
Đáp án: B
88. Biểu thức biểu diễn mối quan hệ giữa độ hấp thụ A và độ truyền qua T là:
A. A = -lgT
B. A = lgT
C. A = lnT
D. A = -lnT
Đáp án: A
89. Lực tác động làm tách các chất trong khi tiến hành sắc ký lớp mỏng là:
A. Lực mao dẫn
B. Lực hấp dẫn
C. Lực ma sát
D. Trọng lực
Đáp án: A
90. Bản chất của chùm tia sáng được sử dụng để đo độ hấp thụ khi định lượng các chất
bằng phương pháp quang phổ UV-VIS là:
A. Đơn sắc tương ứng với λmax
B. Đơn sắc tương ứng với λmin
C. Đa sắc bước sóng nằm giữa λmax và λmin
D. Đa sắc có màu trắng
Đáp án: A
91. Loại cuvet dùng để đo độ hấp thụ quang phổ vùng UV là:
A. Nhựa
B. Thạch anh
C. Thủy tinh
D. Nhựa, thạch anh, thủy tinh
Đáp án: B
92. Loại cuvet dùng để đo độ hấp thụ quang phổ vùng VIS là:
A. Thạch anh
B. Nhựa
C. Thủy tinh
D. Thạch anh, nhựa, thủy tinh
Đáp án: D
93. Dụng cụ dùng làm bộ phận đơn sắc hóa trong máy quang phổ UV-VIS là:
A. Kính lọc màu, lăng kính, cách tử
B. Lăng kính, giao thoa kế, cách tử
C. Kính lọc màu, giao thoa kế, lăng kính
D. Giao thoa kế, cách tử, kính lọc màu
Đáp án: A

14
94. Cuvet thủy tinh dùng để đo độ hấp thụ quang phổ ở vùng bức xạ:
A. Tia X
B. UV
C. VIS
D. IR
Đáp án: C
95. Căn cứ để định tính một chất bằng phương pháp quang phổ UV-VIS là:
A. Hình dạng phổ, các cực đại, các cực tiểu
B. Các cực đại, các cực tiểu, tỷ lệ độ hấp thụ tại các cực đại
C. Hình dạng phổ, các cực đại, tỷ lệ độ hấp thụ tại các cực đại
D. Các cực đại, các cực tiểu, tỷ lệ độ hấp thụ tại các cực tiểu
Đáp án: C
96. Ứng dụng của quang phổ hồng ngoại là để:
A. Định tính, bán định lượng
B. Định lượng, ít dùng thử tinh khiết
C. Thử tinh khiết, bán định lượng, ít dùng định tính
D. Định tính, phân tích cấu trúc các chất hữu cơ
Đáp án: D
97. Số lượng pha trong hệ sắc ký là:
A. 02 pha
B. 03 pha
C. 04 pha
D. 05 pha
Đáp án: A
98. Bộ phận đóng vai trò là pha động trong sắc ký lớp mỏng là:
A. Bản mỏng
B. Hệ dung môi
C. Chất phân tích
D. Thuốc thử nhận biết
Đáp án: B
99. Bộ phận đóng vai trò pha tĩnh trong sắc ký lớp mỏng là:
A. Chất hấp phụ
B. Bản kính, nhựa hay kim loại
C. Hệ dung môi
D. Thuốc thử nhận biết
Đáp án: A
100. Đại lượng đặc trưng cho tốc độ di chuyển của chất phân tích trong sắc ký lớp
mỏng là:
A. Độ phân giải
B. Hệ số lưu giữ
C. Hệ số phân bố
D. Hệ số đối xứng
Đáp án: B
101. Ứng dụng của sắc ký lớp mỏng là để:
A. Định tính, thử độ tinh khiết, phân tích cấu trúc chất hữu cơ
B. Định tính, thử độ tinh khiết, cũng có thể để định lượng

15
C. Định tính, định lượng, ít khi thử độ tinh khiết
D. Thử độ tinh khiết, định lượng, ít khi định tính
Đáp án: B
102. Độ dài đường đi khi kết thúc giai đoạn khai triển sắc ký trong sắc ký lớp mỏng
là:
A. 4 - 6 cm
B. 6 - 8 cm
C. 8 – 10 cm
D. 10 – 12 cm
Đáp án: D
103. Căn cứ dùng để định tính, thử tinh khiết một chất bằng phương pháp sắc ký lớp
mỏng là:
A. Đường kính và khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm vết sắc ký
B. Diện tích và độ đậm màu của các vết
C. Màu sắc của vết và các giá trị Rr, Rf, RS
D. Màu sắc và diện tích của các vết
Đáp án: C
104. Căn cứ để định lượng một chất bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng là:
A. Đường kính và khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm vết sắc ký
B. Diện tích và độ đậm màu của các vết hoặc xử lý để lấy chất nghiên cứu ra khỏi bản
mỏng
C. Màu sắc của vết và Rr, Rf, RS, khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm vết sắc ký
D. Màu sắc và diện tích, độ đậm màu của các vết
Đáp án: B
105. Nhiệt độ dùng để hoạt hóa bản mỏng là:
A. 90 - 95
B. 95 – 100
C. 100 – 105
D. 105 – 110
Đáp án: C
106. Thiết bị có khả năng tạo ra ánh sáng gần như đơn sắc ( 1nm) là:
A. Kính lọc màu và cách tử
B. Kính lọc màu và lăng kính
C. Cách tử và lăng kính
D. Kính lọc màu, cách tử, lăng kính
Đáp án: C
107. Nguồn sáng phát tia UV là:
A. Đèn chứa hơi I2
B. Đèn chứa hơi Br2
C. Đèn Wolfram
D. Đèn D2
Đáp án: D
108. Cách tính hệ số di chuyển khi tiến hành sắc ký lớp mỏng là bằng tỷ số giữa
khoảng cách di chuyển của:

16
A. Chất chuẩn và khoảng cách di chuyển của chất thử.
B. Chất thử và khoảng cách di chuyển của chất chuẩn.
C. Chất phân tích và khoảng cách di chuyển của dung môi tính từ điểm chấm mẫu.
D. Dung môi tính từ điểm chấm mẫu và khoảng cách di chuyển của chất phân tích.
Đáp án: C
109. Giá trị của hệ số di chuyển trong sắc ký lớp mỏng phải thỏa mãn điều kiện:
A. Rf 1
B. Rf 1
C. 0,5 Rf 1,5
D. 1,0 Rf 1,5
Đáp án: B
110. Cách tính hệ số di chuyển tương đối Rr trong sắc ký lớp mỏng là bằng tỷ số
giữa:
A. Khoảng cách di chuyển của chất phân tích và khoảng cách di chuyển của chất
chuẩn
B. Khoảng cách di chuyển của chất chuẩn và khoảng cách di chuyển của chất phân
tích
C. Khoảng cách của chất phân tích và khoảng cách di chuyển của dung môi
D. Khoảng cách di chuyển của dung môi và khoảng cách di chuyển của chất phân tích
Đáp án: A
111. Cách định tính một chất bằng sắc ký lớp mỏng khi không xác định được giới
tuyến của dung môi là:
A. Dùng hệ số di chuyển Rr
B. Dùng hệ số phân phải Rs
C. Chấm chất chuẩn nhiều hơn
D. Phát hiện vết bằng đèn UV
Đáp án: A
112. Yêu cầu giá trị độ phân giải khi tiến hành sắc ký lớp mỏng là để:
A. RS < 1
B. RS > 1
C. 0,5 < RS < 1,5
D. 0,7 < RS < 1,7
Đáp án: B
113. Ý nghĩa của độ phân giải khi tiến hành sắc ký lớp mỏng là:
A. Định tính một chất
B. Định lượng một chất
C. Đánh giá độ tinh khiết
D. Đánh giá khả năng tách của các chất
Đáp án: D
114. Bước sóng của đèn UV thường dùng để phát hiện vết trong sắc ký lớp mỏng là:
A. 254, 366 nm
B. 267, 370 nm
C. 289, 380 nm
D. 295, 390 nm
Đáp án: A
17
115. Khoảng cách tối thiểu từ điểm chấm mẫu đến mép dưới của bản mỏng khi tiến
hành sắc kí lớp mỏng là:
A. 1,0 – 1,5 cm
B. 1,5 – 2,0 cm
C. 2,0 – 2,5 cm
D. 2,5 – 3,0 cm
Đáp án: B
116. Khoảng cách từ điểm chấm mẫu đến bề mặt dung môi khi tiến hành sắc ký lớp
mỏng là:
A. 0,5 - 0,8cm
B. 0,8 - 1,0cm
C. 1,0 - 1,5 cm
D. 1,5 - 2,0 cm
Đáp án: B
117. Đường kính vết chấm chất phân tích lên bản mỏng khi tiến hành sắc ký lớp
mỏng là:
A. 1 - 3 mm
B. 2 - 6 mm
C. 3 - 8 mm
D. 4 - 10 mm
Đáp án: B
118. Khoảng cách giữa các vết chấm chất phân tích lên bản mỏng khi tiến hành sắc
ký lớp mỏng là:
A. 0,5 cm
B. 1,0 cm
C. 1,5 cm
D. 2,0 cm
Đáp án: C
119. Khoảng cách tối thiểu từ điểm chấm mẫu đến bờ bên khi tiến hành sắc kí lớp
mỏng là:
A. 0,5 cm
B. 1,0 cm
C. 1,5 cm
D. 2,0 cm
Đáp án: B
120. Nhiệt độ tốt nhất thường để tiến hành sắc ký lớp mỏng là :
A. 10 - 150C
B. 15 - 200C
C. 20 - 250C
D. 25 - 300C
Đáp án : C
121. Yếu tố quyết định lựa chọn loại và tỷ lệ các loại dung môi làm pha động khi
tiến hành sắc ký lớp mỏng là :
A. Bản chất của bản mỏng
B. Bản chất của chất phân tích
C. Cách xử lý chất mẫu phân tích

18
D. Cách chấm chất phân tích
Đáp án : B
122. Ưu điểm của sắc ký lớp mỏng là:
A. Thiết bị đơn giản, thời gian phân tích nhanh, khá chọn lọc
B. Thời gian phân tích nhanh, định lượng chính xác
C. Thiết bị đơn giản, định tính, định lượng chính xác
D. Định tính, định lượng chính xác, có thể bán định lượng
Đáp án : A
123. Cách tiến hành bão hòa dung môi khi tiến hành sắc ký bản mỏng là :
A. Đậy bình khai triển, chờ dung môi bay hơi
B. Đun cách thủy bình khai triển cho dung môi bay hơi
C. Tăng nhiệt độ phòng cho dung môi bay hơi
D. Lót giấy lọc xung quanh thành bình khai triển
Đáp án : D
124. Nồng độ dung dịch thử khi tiến hành định lượng một chất theo phương pháp
đường chuẩn bằng phương pháp hấp thụ quang phổ UV-VIS là:
A. Bé hơn nồng độ các dung dịch chuẩn xây dựng đường chuẩn.
B. Lớn hơn nồng độ các dung dịch chuẩn xây dựng đường chuẩn,
C. Bằng trung bình cộng của nồng độ bé nhất và lớn nhất xây dựng đường chuẩn.
D. Ở giữa nồng độ bé nhất và nồng độ lớn nhất xây dựng đường chuẩn.
Đáp án : D
125. Cơ sở để định tính một chất bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UV-VIS là :
A. Hình dạng và những cực tiểu
B. Hình dạng và những cực đại
C. Những cực đại và cực tiểu
D. Độ hấp thụ tại những cực đại
Đáp án : B
126. Bước sóng của bức xạ hồng ngoại bắt đầu từ vùng:
A. Nhìn thấy đến vùng vi sóng
B. Tử ngoại đến vùng nhìn thấy
C. Tử ngoại đến vùng vi sóng
D. Tia gamma đến vùng nhìn thấy
Đáp án : A
127. Cơ sở tách các chất bằng phương pháp sắc ký dựa vào sự phân bố khác nhau
của chúng vào:
A. 2 pha không hòa lẫn vào nhau và luôn tiếp xúc với nhau
B. 2 pha hòa lẫn đồng nhất khi tiếp xúc với nhau
C. chất lỏng chảy qua một bề mặt rắn
D. lực mao dẫn của chất lỏng trên bề mặt rắn
Đáp án : A
128. Hệ quả của quá trình hấp phụ và phản hấp phụ trong hệ sắc ký là các chất bị
hấp phụ nhiều với pha tĩnh sẽ di chuyển:
A. Chậm hơn các chất bị hấp phụ ít
B. Nhanh hơn các chất bị hấp phụ ít
C. Bằng các chất bị hấp phụ ít
D. Nhanh hơn hoặc chậm hơn chất hấp phụ ít tùy thuộc vào pha tĩnh

19
Đáp án : A
129. Vùng bức xạ có bước sóng 0,3 μm là:
A. Ánh sáng nhìn thấy
B. Tia hồng ngoại
C. Tia tử ngoại
D. Tia X
Đáp án: C
130. Sản phẩm của phép thử tạp chất sắt bằng thuốc thử acid mercapto-acetic là:
A. Tủa màu hồng, đỏ nâu hay vàng
B. Tủa trắng
C. Tủa đen hoặc nâu
D. Dung dịch màu vàng rơm
Đáp án: A
131. Sản phẩm của phép thử tạp chất chì bằng thuốc thử Na2S là:
A. Tủa đen hoặc nâu
B. Tủa trắng
C. Tủa vàng
D. Tủa đỏ
Đáp án: A
132. Vùng bức xạ có bước sóng 0,6 μm là:
A. Ánh sáng nhìn thấy
B. Tia hồng ngoại
C. Tia tử ngoại
D. Tia X
Đáp án: A
133. Vùng bức xạ có bước sóng 1,0 μm là:
A. Ánh sáng nhìn thấy
B. Tia hồng ngoại
C. Tia tử ngoại
D. Tia X
Đáp án: B
134. Sơ đồ cấu tạo chung của máy đo quang phổ UV-VIS là:
A. Nguồn sáng, bộ đơn sắc, cuvet đựng mẫu đo, detectơ, bộ phận khuếch đại, bộ phận
ghi đo
B. Bộ đơn sắc, cuvet đựng mẫu đo, nguồn sáng, bộ phận khuếch đại, detectơ, bộ phận
ghi đo
C. Detectơ, nguồn sáng, bộ đơn sắc, cuvet đựng mẫu đo, bộ phận khuếch đại, bộ phận
ghi đo
D. Cuvet đựng mẫu đo, bộ đơn sắc, nguồn sáng, detectơ, bộ phận khuếch đại, bộ phận
ghi đo
Đáp án : C
135. Vùng bước sóng của bức xạ hồng ngoại là:
A. 0,2 - 102 μm
B. 0,3 - 103 μm
C. 0,4 - 102 μm
D. 0,5 - 103 μm

20
Đáp án: D
136. Chất hấp phụ hay dùng trong sắc ký lớp mỏng là:
A. Than hoạt
B. Bột talc
C. Tinh bột
D. Silica
Đáp án: D
137. Dụng cụ dùng để chấm sắc ký lớp mỏng là:
A. Pipet chính xác
B. Ống hút nhỏ giọt
C. Pipet chia vạch
D. Đầu micropipet
Đáp án : D
138. Thời gian bão hòa dung môi khi tiến hành sắc ký lớp mỏng là:
A. 15 phút
B. 30 phút
C. 45 phút
D. 60 phút
Đáp án : D
139. Tính chất của phản ứng thử giới tạp chất vô cơ bằng phản ứng hóa học là:
A. Định tính
B. Định lượng
C. Bán định lượng
D. Acid – base
Đáp án: C
140. Mục đích của thử giới hạn nhiễm khuẩn là đánh giá số lượng:
A. Vi khuẩn hiếu khí, nấm, vi khuẩn chỉ điểm
B. Vi khuẩn kỵ khí, nấm, E.coli
C. Tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, E.coli
D. Vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn hiếu khí, nấm
Đáp án: A
141. Đối tượng của thử giới hạn nhiễm khuẩn bao gồm:
A. Nguyên liệu và thành phẩm của các thuốc không tiệt khuẩn trong quá trình sản xuất
B. Nguyên liệu và thành phẩm của các thuốc đã tiệt khuẩn trong quá trình sản xuất
C. Nguyên liệu đầu vào không tiệt khuẩn trong quá trình sản xuất
D. Bán thành phẩm và thành phẩm đã được thử vô khuẩn
Đáp án: B
142. Thời gian tiệt khuẩn của các môi trường tự pha chế bằng nồi hấp ở nhiệt độ
1210C là:
A. 5 phút
B. 10 phút
C. 15 phút
D. 20 phút
Đáp án: C
143. Độ ẩm (%) của môi trường thạch dùng thử giới hạn nhiễm khuẩn là:
A. < 3%

21
B. < 5%
C. < 10%
D. < 15%
Đáp án: D
144. Số lượng phương pháp thử chất gây sốt là:
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Đáp án: A
145. Hai phương pháp thử chất gây sốt là:
A. Phương pháp hóa học, sinh học
B. Phương pháp in vitro, sinh học
C. Phương pháp vật lý, sinh học
D. phương pháp invivo, vật lý
Đáp án: B
146. Yêu cầu của thỏ làm thí nghiệm để thử chất gây sốt là:
A. Mới sinh
B. Mang thai
C. Già
D. Trưởng thành
Đáp án: D
147. Độ chính xác của nhiệt kế hay thiết bị điện để đo nhiệt độ thỏ trong phép thử
chất gây sốt là:
A. ± 0,1 0C
B. ± 0,3 0C
C. ± 0,5 0C
D. ± 0,7 0C
Đáp án: A
148. Thời gian sấy ở nhiệt độ 250 0C loại chất gây sốt ở các dụng cụ thuỷ tinh trước
khi thử chất gây sốt là:
A. 30 phút
B. 50 phút
C. 60 phút
D. 70 phút
Đáp án: A
149. Số lượng thỏ để thử chất gây sốt lần 1 là :
A. 1 thỏ
B. 2 thỏ
C. 3 thỏ
D. 4 thỏ
Đáp án: C

1.2. Mức độ phân tích


150. Cách điều chỉnh hệ số K khi K của dung dịch chuẩn độ lớn hơn giới hạn quy
định là:
22
A. Cô cạn dung dịch
B. Thêm hóa chất vào hòa tan
C. Giữ nguyên, khi tính kết quả thì chú ý hệ số K
D. Pha loãng
Đáp án: D
151. Đặc điểm của tia hồng ngoại và tia tử ngoại là:
A. Đều là sóng điện từ nhưng có tần số khác nhau.
B. Không có các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
C. Chỉ có tia hồng ngoại làm đen kính ảnh.
D. Chỉ có tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt.
Đáp án: A
152. Các sóng điện từ được sắp xếp theo chiều giảm dần tần số là:
A. Ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng thấy được.
C. Tia tử ngoại, ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại.
D. Ánh sáng thấy được, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
Đáp án: C
153. Phương pháp cho phép tách hỗn hợp nhiều chất là:
A. Phương pháp hóa học
B. Phương pháp quang phổ UV-VIS
C. Phương pháp sắc ký
D. Phương pháp quang phổ IR
Đáp án : C
154. Bộ phận trong máy quang phổ UV-VIS nằm giữa bộ đơn sắc và detector là:
A. Cuvet đựng mẫu đo
B. Bộ phận khuếch đại
C. Bộ phận ghi đo
D. Nguồn sáng
Đáp án : B
155. Bản chất của phổ hấp thụ hồng ngoại là:
A. Phổ tán xạ
B. Phổ nguyên tử
C. Phổ phân tử
D. Phổ điện từ
Đáp án : D
156. Nguồn phát ra quang phổ liên tục là:
A. Đèn hơi thủy ngân.
B. Đèn dây tóc nóng sáng
C. Đèn Natri
D. Đèn Hiđrô
Đáp án: B
157. Giá trị của hệ số di chuyển tương đối Rr trong sắc ký lớp mỏng là:
A. Luôn lớn hơn 1
B. Có thể bé hơn hoặc nhỏ hơn 1
C. Luôn bé hơn 1
D. Tốt nhất là bằng 1,5

23
Đáp án: B
158. Giá trị của hệ số di chuyển Rf trong sắc ký lớp mỏng:
A. Luôn lớn hơn 1
B. Có thể bé hơn hoặc nhỏ hơn 1
C. Luôn bé hơn 1
D. Tốt nhất là bằng 1,5
Đáp án: C
159. Tương quan tỷ lệ giữa độ hấp thụ (A) và nồng độ của dung dịch (C) khi định
lượng bằng quang phổ hấp thụ UV-VIS là:
A. A tỷ lệ thuận với C ở tất cả các nồng độ
B. A tỷ lệ thuận với C ở một khoảng nồng độ nhất định
C. A tỷ lệ nghịch với C ở tất cả các nồng độ
D. A với C tương quan theo hàm số mũ khi C tăng
Đáp án: B
160. Chỉ thị đen ericrom T dùng để nhận diện phản ứng:
A. Phản ứng oxy hóa khử
B. Phản ứng trao đổi
C. Phản ứng thế
D. Phản ứng acid - base
Đáp án: D
161. Chỉ thị hồ tinh bột dùng để nhận diện phản ứng:
A. Phản ứng có iod
B. Phản ứng oxy hóa khử
C. Phản ứng thế
D. Phản ứng acid - base
Đáp án: A
162. Chỉ thị methyl da cam dùng để nhận diện phản ứng:
A. Phản ứng acid - base
B. Phản ứng oxy hóa khử
C. Phản ứng trao đổi
D. Phản ứng thế
Đáp án: A
163. Cách quan sát so sánh ống thử và ống mẫu khi tiến hành thử giới hạn sắt trong
thuốc bằng thuốc thử acid mercapto-acetic là:
A. Nhìn từ trên xuống trên nền đen
B. Nhìn từ trên xuống trên nền trắng
C. Nhìn ngang trên nền trắng
D. Nhìn ngang trên nền đen
Đáp án: C
164. Cách quan sát so sánh ống thử và ống mẫu khi tiến hành thử giới hạn clorid
trong thuốc bằng thuốc thử bạc nitrat là:
A. Nhìn từ trên xuống trên nền trắng
B. Nhìn từ trên xuống trên nền đen
C. Nhìn ngang trên nền trắng
D. Nhìn ngang trên nền đen
Đáp án: B

24
165. Thành phần của ống nghiệm mẫu khi tiến hành phép thử tạp chất Ba2+ trong
nguyên liệu NaCl là:
A. Ion mẫu Na+ mẫu và thuốc thử SO42-
B. Ion mẫu Cl- mẫu và thuốc thử Ba2+
C. Ion mẫu Ba2+ và thuốc thử SO42-
D. Ion mẫu Na+ mẫu và thuốc thử Cl-
Đáp án: C
166. Chỉ thị để phát hiện phản ứng acid – base có điểm tương đương pH = 7,0 là:
A. Da cam methyl
B. Phenolphtalein
C. Đỏ phenol
D. Kalicromat
Đáp án: C
167. Chỉ thị để phát hiện phản ứng acid – base có điểm tương đương pH = 9,0 là:
A. Da cam methyl
B. Phenolphtalein
C. Đỏ phenol
D. Kalicromat
Đáp án: B
168. Cách điều chỉnh hệ số hiệu chỉnh K của dung dịch chuẩn độ có K nhỏ hơn giới
hạn quy định là:
A. Cô cạn dung dịch
B. Thêm hóa chất vào hòa tan
C. Giữ nguyên, khi tính kết quả thì chú ý hệ số K
D. Pha loãng
Đáp án: B
169. Cách tiến hành pha chế dung dịch chuẩn độ khi hóa chất không đạt yêu cầu
chất gốc là:
A. Pha gần đúng rồi chuẩn hóa bằng chất gốc
B. Pha gần đúng rồi chuẩn hóa bằng dung dịch khác đã biết hệ số K
C. Không sử dụng để pha chế dung dịch chuẩn độ
D. Pha gần đúng rồi chuẩn hóa bằng chất gốc hoặc dung dịch khác đã biết hệ số K
Đáp án: D
170. Các dung dịch chuẩn độ (có hệ số hệ chỉnh K) đã đạt theo yêu cầu của DĐVN
V là:
A. K = 1,118; K = 0,992; K = 0,987
B. K = 1,008; K = 1,090; K = 0,994
C. K = 0,998; K = 1,105; K = 0,941
D. K = 0,982; K = 1,003; K = 1,121
Đáp án: B
171. Kết luận đúng về chỉ tiêu tạp chất clorid của chế phẩm glucose khi tiến hành
thử tạp chất cho kết quả dung dịch mẫu thử đục hơn dung dịch mẫu chuẩn là:
A. Không đạt yêu cầu
B. Đạt yêu cầu
C. Chưa kết luận được
D. Nhiễm tạp lạ

25
Đáp án: A
172. Kết luận đúng về chỉ tiêu tạp chất Fe2+ của chế phẩm vitamin C khi tiến hành
thử giới hạn tạp chất cho kết quả dung dịch mẫu thử nhạt màu hơn dung dịch mẫu
chuẩn là:
A. Không đạt yêu cầu
B. Đạt yêu cầu
C. Chưa kết luận được
D. Nhiễm tạp lạ
Đáp án: B
173. Dụng cụ để pha chế các dung dịch chuẩn độ là :
A. Bình định mức, pipet có bầu
B. Bình định mức, pipet chia vạch
C. Bình nón, pipet có bầu
D. Bình nón, pipet chia vạch
Đáp án : A
174. Hóa chất đạt tiêu chuẩn chất gốc là :
A. NaHCO3
B. HCl
C. Na2CO3
D. I2
Đáp án : C
175. Loại cuvet dùng để đo độ hấp thụ UV-VIS của dung dịch một chất đo ở bước
sóng phân tích 375nm là:
A. Cuvet thạch anh
B. Cuvet nhựa
C. Cuvet thủy tinh
D. Cuvet sứ
Đáp án : A
176. Hiện tượng xảy ra khi lượng chất hoặc hỗn hợp chất phân tích đưa lên bản
mỏng quá lớn là:
A. Chất phân tích chạy ra gần bờ bản mỏng
B. Chất phân tích không di chuyển
C. Vết sắc ký lớn và kéo dài
D. Vết sắc ký chạy ra gần mép bản mỏng
Đáp án: C
177. Kết luận về nồng độ dung dịch chất phân tích khi đo quang phổ hấp thụ UV-
VIS được kết quả A = 0,15 là:
A. Dung dịch loãng
B. Dung dịch đặc
C. Nồng độ dung dịch trong giới hạn cho phép
D. Chất phân tích có chứa tạp chất
Đáp án : A
178. Kết luận về nồng độ dung dịch chất phân tích khi đo quang phổ hấp thụ UV-
VIS được kết quả A = 0,85 là:
A. Dung dịch loãng
B. Dung dịch đặc

26
C. Nồng độ dung dịch trong giới hạn cho phép
D. Chất phân tích có chứa tạp chất
Đáp án : B
179. Thành phần mẫu trắng khi tiến hành đo quang phổ hấp thụ UV-VIS là:
A. Chất chuẩn so sánh
B. Dược chất đã được kiểm định trên thị trường.
C. Thuốc thử thử để định tính mẫu thử
D. Dung môi dùng để hòa tan mẫu thử
Đáp án : D
180. Kết luận về nồng độ dung dịch chất phân tích khi đo quang phổ hấp thụ UV-
VIS được kết quả A = 0,45 là:
A. Dung dịch loãng
B. Dung dịch đặc
C. Nồng độ dung dịch trong giới hạn cho phép
D. Chất phân tích có chứa tạp chất
Đáp án: C
181. Phương pháp định lượng bằng quang phổ UV-VIS cho phép loại trừ được các
yếu tố ảnh hưởng có trong tá dược hoặc dung môi là:
A. Phương pháp trực tiếp
B. Phương pháp đường chuẩn
C. Phương pháp so sánh
D. Phương pháp thêm
Đáp án: D
182. Hiện tượng xảy ra khi lượng chất hoặc hỗn hợp chất phân tích đưa lên bản
mỏng quá ít là:
A. Không phát hiện được vết
B. Chất phân tích không di chuyển khỏi vị trí xuất phát
C. Chất phân tích chạy ra gần mép bản mỏng
D. Chất phân tích bị hòa tan hết
Đáp án : A
183. Điểm cần chú ý khi sử dụng sắc ký bản mỏng để bán định lượng là:
A. Bản mỏng phải được sấy kỹ
B. Pha động là hỗn hợp nhiều dung môi
C. Hiện vết bằng đèn UV
D. Dùng mao quản định mức chính xác chất phân tích
Đáp án: D
184. Phương pháp xử lý khi chất hoặc hỗn hợp chất phân tích quá loãng trong tiến
hành sắc ký bản mỏng là:
A. Tiến hành khai triển sắc ký nhiều lần
B. Phun thuốc thử nhiều lần lên vết
C. Chấm nhiều lần chất phân tích lên cùng một vị trí
D. Sấy khô bản mỏng nhiều lần
Đáp án : C
185. Hiện tượng quang học xảy khi tiến hành đo quang phổ UV-VIS là:
A. Tán xạ
B. Phản xạ

27
C. Truyền qua
D. Khúc xạ
Đáp án : C
186. Đặc điểm khi định lượng một dược chất bằng phương pháp quang phổ UV-VIS
ở bước sóng 497nm là:
A. Mẫu được đo ở vùng bức xạ tử ngoại
B. Chỉ được dùng cuvet thạch anh để đo mẫu
C. Chùm tia sáng dùng để đo có màu đỏ
D. Nguồn sáng là đèn Wolfram
Đáp án : D

1.3. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng


187. Hệ số hiệu chỉnh K của dung dịch HCl 0,1N được pha chế từ dung dịch HCl
1N có hệ số K = 1,007 là:
A. K = 0,980
B. K = 1,016
C. K = 1,007
D. K = 0,950
Đáp án : C
188. Pha chế dung dịch chuẩn độ acid acetic 0,1N sau đó chuẩn độ lại bằng cách lấy
25,0 ml dung dịch này, chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1N (K=0,980), dùng
dung dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị thì dùng hết 24,9ml dung dịch NaOH
0,1N. Hệ số K của dung dịch acid acetic là :
A. 0,985
B. 0,976
C. 1,026
D. 1,013
Đáp án: B
189. Pha chế dung dịch chuẩn độ acid sulfuric 1N sau đó chuẩn độ lại bằng cách cân
chính xác khoảng 0,5025 g chất chuẩn gốc natri carbonat, hòa tan trong 50 ml
nước, thêm 2 giọt dung dịch da cam methyl (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch acid
sulfuric đã điều chế cho đến khi chuyển sang màu hồng cam. Đun sôi 2 phút, để
nguội, chuẩn độ tiếp đến màu hồng cam hết 9,7ml dung dịch acid sulfuric. Biết T =
0,053 g/ml. Hệ số hiệu chỉnh của dung dịch acid sulfuric 1N là :
A. 0,996
B. 0.977
C. 1,053
D. 0,989
Đáp án : B
190. Dung dịch chuẩn độ bari clorid 0,1N có hệ số hiệu chỉnh K = 1,115 (V=
100ml). Được pha chế bằng cách hòa tan 24,4 g bari clorid (TT) trong nước vừa đủ
1000 ml. Cách điều chỉnh để dung dịch này đạt yêu cầu của DĐVN V là cho
thêm :
A. 11,5ml nước
B. 0,3690g bari clorid

28
C. 115ml nước
D. 0,2608g bari clorid
Đáp án : A
191. Dung dịch chuẩn độ bari clorid 0,1N (K = 0,981), thể tích 200ml được pha chế
bằng cách hòa tan 24,4 g bari clorid (TT) trong nước vừa đủ 1000 ml. Cách điều
chỉnh dung dịch này để đạt yêu cầu của DĐVN V là cho thêm :
A. 3,8ml nước
B. 19ml nước
C. 0,0927g bari clorid
D. 0,4636g bari clorid
Đáp án : C
192. Chuẩn độ lại dung dịch NaOH 0,1N bằng dung dịch HCl 0,1N (K = 0,9962):
Lấy chính xác 20,0 ml dung dịch NaOH đã điều chế ở trên, thêm 2 giọt dung dịch
da cam methyl và chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,1N đến khi dung dịch chuyển
màu vàng sang hồng cam hết 20,4 ml. Hệ số K của dung dịch NaOH 0,1N là :
A. 1,0161
B. 0,9767
C. 0,9841
D. 1,0261
Đáp án : A
193. Pha dung dịch kali bromat (KBrO 3) 0,1 N từ chất gốc kali bromat có a lt =
2,7840 g. Khi tiến hành pha lượng cân thực tế là 2,7846 g chất chuẩn gốc kali
bromat trong nước vừa đủ 1000 ml. Hệ số hiệu chỉnh K của dung dịch kali bromat
0,1N là :
A. K = 1,0002
B. K = 0,9965
C. K = 1,0022
D. K = 0,9871
Đáp án : A
194. Pha dung dịch kali iodat (KIO3) 0,1 N từ chất gốc kali iodat có a lt = 3,5670 g.
Khi tiến hành pha lượng cân thực tế là 3,5665 g chất chuẩn gốc kali iođat trong
nước vừa đủ 1000 ml. Hệ số K của dung dịch kali iodat 0,1 N là :
A. 0,9999
B. 0,9869
C. 1,0001
D. 1,0008
Đáp án : A
195. Nồng độ của dung dịch cloramphenicol được định lượng bằng phương pháp
quang phổ UV-VIS có đường hồi quy tuyến tính là : y=238,92x + 0,014 ; độ hấp
thụ A = 0,43 là:
A. 0,0017%
B. 0,0023%
C. 0,0058%
D. 0,0029%
Đáp án : A
Mục tiêu 2: Ứng dụng được các phương pháp hóa học, hóa lý, sinh học thường

29
dùng trong kiểm nghiệm thuốc
2.1. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng
196. Định lượng vitamin C trong nguyên liệu bằng cách hòa tan 0,1505 g chế phẩm
trong một hỗn hợp gồm 80 ml nước không có carbon dioxyd (TT) và 10 ml dung
dịch acid sulfuric 1 M (TT). Thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT). Chuẩn độ
bằng dung dịch iod 0,1 N (CĐ) cho tới khi xuất hiện màu xanh tím bền vững hết
17ml và 1 ml dung dịch iod 0,1 N (CĐ) tương đương với 8,81 mg C6H8O6. Hàm
lượng vitamin C là:
A. 99,52%
B. 100,21%
C. 98,36%
D. 98,73%
Đáp án: A
197. Định lượng vitamin C trong thuốc tiêm vitamin C 500mg/2ml biết bằng cách
lấy chính xác 1ml dung dịch thuốc tiêm, thêm 0,25 ml dung dịch formaldehyd 1 %
(TT), 4 ml dung dịch acid hydrocloric 2 % (TT), 0,5 ml dung dịch kali iodid 10 %
(TT) và 2 ml dung dịch hồ tinh bột (TT). Định lượng bằng dung dịch kali iodat 0,1
N (CĐ) cho đến khi xuất hiện màu lam bền vững hết 28ml và 1 ml dung dịch kali
iodat 0,1 N (CĐ) tương đương với 8,806 mg C6H8O6. Hàm lượng vitamin C là:
A. 97,25%
B. 98,63%
C. 100,26%
D. 100,41%
Đáp án: B
198. Định lượng vitamin C trong viên nén vitamin C 100mg bằng cách: Cân 20
viên, tính khối lượng trung bình được 0,1526g và nghiền thành bột mịn. Cân một
lượng bột viên tương ứng với khoảng 0,1 g acid ascorbic mc = 0,1522g thêm 30
ml hỗn hợp nước đun sôi để nguội và dung dịch acid acetic 1 M (TT) (10 : 1), lắc
kỹ. Thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột (TT), định lượng bằng dung dịch iod 0,1 N
(CĐ) cho tới khi xuất hiện màu xanh lam bền vững hết 11,2ml và 1 ml dung dịch
iod 0,1 N (CĐ) tương đương với 8,806 mg C6H8O6. Hàm lượng vitamin C là:
A. 98,89%
B. 99,04%
C. 100,21%
D. 100,13%
Đáp án: A
199. Định lượng acid boric trong chế phẩm thuốc mỡ acid boric 10% bằng cách:
Cân chính xác khoảng 1,0 g chế phẩm được mc = 1,0048 g cho vào cốc có mỏ,
thêm 20 ml nước và 20 ml glycerin (TT) đã được trung tính trước với dung dịch
phenolphtalein (TT) làm chỉ thị. Đun cách thủy cho tan, lắc đều. Chuẩn độ bằng
dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) đến khi xuất hiện màu hồng bền vững (dung
dịch phenolphtalein (TT) làm chỉ thị) hết 16 ml và 1 ml dung dịch natri hydroxyd
0,1 N (CĐ) tương đương với 6,18 mg H3BO3. Hàm lượng acid boric là:
A. 99,62%
B. 98,41%
C. 100,32%
30
D. 101,17%
Đáp án: B
200. Định lượng acid boric trong chế phẩm dung dịch acid boric 3% bằng cách: Lấy
chính xác 5 ml chế phẩm, thêm 20 ml glycerin (TT) (dùng dung dịch
phenolphtalein (TT) làm chỉ thị) và chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N
(CĐ) cho tới khi xuất hiện màu hồng đến khi xuất hiện màu hồng bền vững hết
24ml và 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương ứng với 6,18 mg H3BO3.
Hàm lượng acid boric là:
A. 97,91%
B. 99,64%
C. 98,88%
D. 101,21%
Đáp án: C
201. Định lượng acid benzoic trong nguyên liệu bằng cách: Cân chính xác khoảng
0,200 g chế phẩm được mc = 0,2008 g, hòa tan trong 20 ml ethanol 96 % (TT),
thêm 0,1 ml dung dịch đó phenol (TT), chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd
0,1 N (CĐ) cho đến khi màu chuyển từ vàng sang đỏ tím hết 16 ml và 1 ml dung
dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 12,21 mg C 7H6O2. Hàm lượng
acid benzoic là:
A. 95,29%
B. 98,61%
C. 104,25%
D. 97,29%
Đáp án: D
202. Định lượng acid salicylic trong nguyên liệu bằng cách: Hòa tan khoảng 0,120 g
chế phẩm mc = 0,1204 g trong 30 ml ethanol 96 % (TT), thêm 20 ml nước và 0,1
ml dung dịch diphenol (TT). Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ)
(K = 1,005) cho đến khi màu chuyển từ vàng sang đỏ tím hết 9 ml và 1 ml dung
dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) tương đương với 13,81 mg C7H6O3. Hàm lượng
acid salicylic là:
A. 103,75%
B. 102,82%
C. 99,85%
D. 98,73%
Đáp án: A
203. Định lượng viên nén acid melenamic 250g: Cân 20 viên, tính khối lượng trung
bình của viên 0,3568 mg và nghiền thành bột mịn. Cân một lượng bột viên tương
ứng khoảng 0,5 g acid melenamic mc = 0,7130 g vào bình định mức 100 ml,
thêm khoảng 80 ml ethanol (TT). Hòa tan bằng siêu âm, thêm ethanol đến vạch.
Chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ) có K = 0,998 với chỉ thị là
dung dịch đỏ phenol (TT) hết 21 ml và 1 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1 N (CĐ)
tương ứng với 24,13 mg C15H15NO2.
A. 102,78%
B. 101,23%
C. 99,80%
D. 97,69%

31
Đáp án: B
204. Chế phẩm viên nang cloramphenicol 250 mg, có khối lượng trung bình viên là
0,8025 g. Cần cân một lượng bột thuốc tương ứng với 40mg cloramphenicol để
định lượng. Lượng bột thuốc cần cân là:
A. 0,1284 g
B. 0,2476 g
C. 0,2568 g
D. 0,3520 g
Đáp án : A
205. Chế phẩm dung dịch thuốc nhỏ tai cloramphenicol 5% 10ml. Cần lấy một thể
tích chế phẩm có chứa 25 mg cloramphenicol để định lượng. Thể tích chế phẩm
cần lấy là:
A. 0,5 ml
B. 1,0 ml
C. 1,5 ml
D. 2,0 ml
Đáp án : A
206. Định lượng viên nén albendazole 200mg: Cân 20 viên và tính khối lượng trung
bình của viên, nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng bột tương ứng với
khoảng 0,1 g albendazol vào bình định mức 250 ml, thêm 150 ml dung dịch acid
hydroclorid 0,1 M trong methanol (TT), lắc cho tan hoàn toàn. Sau đó thêm dung
dịch acid hydrocloric 0,1 M trong methanol (TT) vừa đủ đến vạch. Lắc đều, lọc,
loại bỏ dịch lọc đầu. Lấy chính xác 5,0 ml dịch lọc cho vào bình định mức 250 ml,
pha loãng với dung dịch natri hydroxyd 0,1M (TT) vừa đủ đến vạch, lắc đều. Hệ
số pha loãng là:
A. 250; 50
B. 150; 250
C. 250; 5
D. 150; 50
Đáp án : A
207. Chế phẩm viên nén paracetamol 500mg có khối lượng trung bình viên m tb =
0,8050 g. Cần cân chính xác một lượng bột viên tương ứng với khoảng 0,150 g
paracetamol. Lượng bột thuốc cần cân là:
A. 0,2265 g
B. 0,2415 g
C. 0,2670 g
D. 0,3118 g
Đáp án : B
208. Chế phẩm dung dịch thuốc tiêm vitamin B 12 1000 /ml ống 1ml. Hút chính
xác 10 ml chế phẩm, cho vào bình định mức 40 ml, thêm nước vừa đủ, lắc đều.
Hút chính xác 10 ml dung dịch này, cho vào bình định mức 100 ml. Thêm nước
vừa đủ 100 ml. Hệ số pha loãng lần lượt là:
A. 4; 10
B. 40;10
C. 10; 100
D. 10; 10

32
Đáp án: A
209. Định lượng viên nang cloramphenicol 250mg như sau: cân 20 nang, tính khối
lượng trung bình bột thuốc trong nang m tb = 0,8104 g. Trộn đều và nghiền thành
bột mịn. Cân một lượng bột thuốc tương ứng với 40 mg cloramphenicol được m c =
0,1250 g, hòa tan trong ethanol (TT), lọc. Pha loãng 2 lần với hệ số pha loãng lần
lượt là 200 và 10. Dung dịch pha loãng lần 2 được đo độ hấp thụ ở bước sóng hấp
thụ cực đại 278 nm trong cốc dày 1 cm thu được D = 0,56. Biết giá trị A (1 %, 1
cm) của cloramphenicol ở cực đại 278 nm là 297. Hàm lượng cloramphenicol
trong viên là:
A. 98,73%
B. 97,79%
C. 99,05%
D. 102,45%
Đáp án: B
210. Định lượng dung dịch thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4% 10ml như sau: lấy
chính xác một thể tích chế phẩm có chứa 20 mg cloramphenicol và pha loãng với
nước thành 200,0 ml. Lấy 10,0 ml dung dịch này cho vào bình định mức 100 ml,
thêm nước vừa đủ đến vạch. Lắc kỹ và đo độ hấp thụ của dung dịch thu được ở
bước sóng cực đại 278 nm, cốc đo dày 1 cm, dùng nước làm mẫu trắng thu được D
= 0,31. Giá trị A (1 %, 1 cm) của cloramphenicol ở cực đại 278 nm là 297. Hàm
lượng cloramphenicol trong dung dịch thuốc nhỏ mắt là:
A. 104,38%
B. 106,67%
C. 98,76%
D. 95,28%
Đáp án: A
211. Định lượng dung dịch thuốc nhỏ tai cloramphenicol 5% 10ml biết như sau: lấy
chính xác một thể tích chế phẩm có chứa 25 mg cloramphenicol và pha loãng với
nước thành 250,0 ml. Lấy 10,0 ml dung dịch này cho vào bình định mức 100 ml,
thêm nước vừa đủ đến vạch, trộn đều. Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được ở
bước sóng cực đại 278 nm, cốc đo dày 1 cm, dùng nước làm mẫu trắng thu được D
= 0,31. Giá (1 %, 1 cm) của cloramphenicol ở cực đại 278 nm là 297. Hàm lượng
cloramphenicol trong thuốc nhỏ tai là:
A. 104,38%
B. 105,86%
C. 97,36%
D. 95,45%
Đáp án: A
212. Định lượng viên nén cloramphenicol 250mg như sau: cân 20 viên, tính khối
lượng trung bình viên, nghiền mịn m tb = 0,8637 g. Cân chính xác một lượng bột
viên tương ứng khoảng 40 mg cloramphenicol m c = 0,1381g hòa tan trong ethanol
(TT), lọc bỏ tá dược. Pha loãng 2 lần với hệ số pha loãng lần lượt là 200 và 10.
Dung dịch pha loãng lần 2 được đo độ hấp thụ ở bước sóng 278 nm trong cốc dày
1 cm, mẫu trắng là nước thu được D = 0,59. Giá trị A (1 %, 1 cm) của
cloramphcnicol ở cực đại 278 nm là 297. Hàm lượng cloramphenicol trong viên là:
A. 98,57%

33
B. 99,39%
C. 102,12%
D. 103,61%
Đáp án: B
213. Hòa tan chất chuẩn cloramphenicol (hàm lượng 98%) trong nước, pha loãng
vừa đủ thành 500,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được
thành 100,0 ml bằng nước. Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được tại bước sóng
cực đại 278 nm thu được D = 0,55. Lấy 297 là giá trị A (1 %, 1 cm) ở bước sóng
278 nm. Lượng chất chuẩn đã hòa tan là:
A. 94,48 mg
B. 105,56 mg
C. 97,27 mg
D. 102,34 mg
Đáp án: A
214. Hòa tan cloramphenicol trong nước, pha loãng vừa đủ thành 500,0 ml với cùng
dung môi. Pha loãng 10,0 ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước. Đo độ
hấp thụ của dung dịch thu được tại bước sóng cực đại 278 nm thu được D = 0,55.
Đo độ hấp thụ của dung dịch chuẩn cloramphenicol 0,0018% thu được D = 0,54.
Khối lượng cloramphenicol đã hòa tan là:
A. 91,67 mg
B. 95,59 mg
C. 100,25 mg
D. 102,50 mg
Đáp án: A
215. Định lượng cloramphenicol trong nguyên liệu. Hòa tan 0,1 g bột nguyên liệu
trong nước, pha loãng vừa đủ thành 500,0 ml với cùng dung môi. Pha loãng 10,0
ml dung dịch thu được thành 100,0 ml bằng nước. Đo độ hấp thụ của dung dịch
thu được tại bước sóng cực đại 278 nm thu được D = 0,53. Lấy 297 là giá trị A (1
%, 1 cm) ở bước sóng 278 nm. Hàm lượng cloramphenicol trong bột nguyên liệu
là:
A. 95,98%
B. 98,78%
C. 99,49%
D. 102,48%
Đáp án: A
216. Định lượng thuốc tiêm B12 1000 μg/ml ống 1ml: Lấy chính xác một thể tích chế
phẩm, pha loãng với nước để thu được dung dịch có nồng độ cyanocobalamin
khoảng 25 μg/ml. Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được ở bước sóng 361 nm,
trong cốc đo dày 1 cm, so với mẫu trắng là nước thu được D = 0,55. Lấy 207 là giá
trị A (1 %; 1 cm) ở bước sóng 361nm. Hàm lượng vitamin B12 trong thuốc tiêm là:
A. 98,56%
B. 106,28%
C. 105,45%
D. 107,27%
Đáp án: B
217. Định lượng thuốc tiêm B12 0,5 mg/ml ống 1ml: Lấy chính xác một thể tích chế

34
phẩm, pha loãng với nước để thu được dung dịch có nồng độ cyanocobalamin
khoảng 25 μg/ml. Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được ở bước sóng 361 nm,
trong cốc đo dày 1 cm, so với mẫu trắng là nước thu được D = 0,50. Lấy 207 là giá
trị A (1 %; 1 cm) ở bước sóng 361nm. Hàm lượng vitamin B12 trong thuốc tiêm là:
A. 96,61%
B. 98,71%
C. 101,42%
D. 103,24%
Đáp án: A
218. Định lượng viên nén carbamazepin 200mg như sau: Cân 20 viên, tính khối
lượng trung bình mtb = 0,5024g và nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng
bột viên tương ứng với khoảng 50 mg carbamazepin m c= 0,1250 g hòa tan trong
ethanol 96%, lọc loại bỏ tá dược. Pha loãng 2 lần với hệ số pha loãng lần lượt là
100 và 50. Dung dịch pha loãng lần 2 được đo độ hấp ở bước sóng khoảng 285 nm
trong cốc đo dày 1 cm, so với mẫu trắng là ethanol 96 % (TT) được D = 0,50. Lấy
490 là giá trị A (1 %, 1 cm) ở bước sóng 285 nm. Hàm lượng carbamazepin trong
viên là:
A. 102,53%
B. 97,35%
C. 99,89%
D. 105,67%
Đáp án: A
219. Định lượng viên sủi paracetamol 500mg: Cân 20 viên, tính khối lượng trung
bình viên mtb = 3,5280g và nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng bột
viên tương ứng với khoảng 0,150 g paracetamol m c = 1,0550 g, hòa tan trong dung
dịch NaOH 0,01M, lọc. Pha loãng 3 lần với hệ số pha loãng lần lượt là 200, 10, 10.
Dung dịch pha loãng lần 3 được đem độ hấp thụ ở bước sóng 257 nm, cốc đo dày 1
cm được Dt = 0,53. Đo độ hấp thụ của dung dịch paracetamol chuẩn 0,00075% thu
được D = 0,54. Hàm lượng paracetamol trong viên sủi là:
A. 98,46%
B. 100,56%
C. 103,85%
D. 105,24%
Đáp án: A

BÀI 3:
KIỂM NGHIỆM CÁC DẠNG THUỐC
Thời gian: 15 giờ
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm chung các
dạng thuốc lỏng, thuốc rắn, dùng ngoài, đông dược.
2. Tra cứu được yêu cầu kĩ thuật của một dạng thuốc bất kỳ trong Dược điển Việt
nam

35
NỘI DUNG
Mục tiêu 1: Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm
chung các dạng thuốc lỏng, thuốc rắn, dùng ngoài, đông dược
1.1. Mức độ nhớ
220. Một trong các yêu cầu cảm quan về màu sắc của thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền
là:
A. Có tiểu phân rất nhỏ
B. Có màu của dược chất
C. Màu hơi đục
D. Màu trắng đục
Đáp án: B
221. Trạng thái phân tán của thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền dạng nhũ tương khi đánh
giá về một trong các yêu cầu cảm quan là:
A. Không có bất kỳ biểu hiện nào của sự phân tán
B. Không có bất kỳ biểu hiện nào của sự tách lớp
C. Không có bất kỳ biểu hiện nào của sự lắng cặn
D. Không có bất kỳ biểu hiện nào của sự đổi màu
Đáp án: B
222. Một trong các yêu cầu cảm quan của thuốc tiêm hỗn dịch là trong thời gian lấy
đúng liều thuốc phải giữ được sự:
A. Phân tán
B. Đồng nhất
C. Lắng cặn
D. Trong suốt
Đáp án: B
223. Một trong những bộ phận của thiết bị soi trong phép thử xác định độ trong (xác
định tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường) là:
A. Màn hình
B. Tấm chắn
C. Hộp đèn
D. Đầu dò UV
Đáp án: C
224. Thiết bị dùng để xác định giới hạn tiểu phân trong thuốc tiêm, thuốc tiêm
truyền là:
A. Kính hiển vi
B. Thiết bị soi
C. Máy đo quang phổ
D. Máy sắc ký lỏng
Đáp án: A
225. Yêu cầu kiểm tra các tiểu phân không nhìn thấy bằng mắt thường trên kính
hiển vi của thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền dạng dung dịch trong phép thử độ trong
là:
A. Số lượng
B. Tỷ lệ
C. Số lượng và giới hạn kích thước
36
D. Giới hạn kích thước
Đáp án: C
226. Dạng thuốc tiêm áp dụng yêu cầu độ đồng đều hàm lượng là:
A. Dung dịch
B. Nhũ tương
C. Hỗn dịch đa liều
D. Hỗn dịch đóng liều đơn
Đáp án: D
227. Một trong những đặc điểm của tiểu phân trong thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền
là:
A. Không phải là bọt khí
B. Hòa tan
C. Là bọt khí
D. Màu trắng
Đáp án: A
228. Dạng bào chế thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền yêu cầu kiểm tra dộ đồng đều khối
lượng là:
A. Dung dịch
B. Hỗn dịch
C. Nhũ tương
D. Bột
Đáp án: D
229. Số lượng mẫu (đơn vị chế phẩm) kiểm tra thể tích của thuốc tiêm đơn liều có
thể tích lớn hơn hoặc bằng 10 ml là:
A. 01
B. 02
C. 03
D. 05
Đáp án: A
230. Số lượng mẫu (đơn vị chế phẩm) kiểm tra thể tích của thuốc tiêm đơn liều có
thể tích lớn hơn 3 ml và nhỏ hơn 10 ml là:
A. 01
B. 02
C. 03
D. 05
Đáp án: C
231. Số lượng mẫu (đơn vị chế phẩm) kiểm tra thể tích của thuốc tiêm đơn liều có
thể tích nhỏ hơn hoặc bằng 3 ml là:
A. 01
B. 02
C. 03
D. 05
Đáp án: D
232. Số lượng mẫu (đơn vị chế phẩm đóng gói nhỏ nhất) thử độ đồng đều hàm
lượng thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền là:
A. 05

37
B. 10
C. 15
D. 20
Đáp án: B
233. Số loại thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền phân loại theo DĐVN V là:
A. 01 loại
B. 02 loại
C. 03 loại
D. 04 loại
Đáp án: D
234. Giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình trong phép thử độ đồng đều
khối lượng đối với thuốc bột để pha thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền là:
A. 5,0%
B. 7,5%
C. 10%
D. 12,5%
Đáp án: C
235. Thời điểm tiến hành phép thử độ đồng đều hàm lượng so với phép thử định
lượng khi hàm lượng hoạt chất của thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền đã ở trong giới
hạn quy định là:
A. Trước
B. Sau
C. Cùng
D. Song song
Đáp án: B
236. Số lượng mẫu (đơn vị chế phẩm) trong phép thử xác định độ đồng đều hàm
lượng thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền là:
A. 05
B. 10
C. 15
D. 20
Đáp án: B
237. Số lượng mẫu (đơn vị chế phẩm) trong phép thử xác định độ đồng đều khối
lượng thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền là:
A. 05
B. 10
C. 15
D. 20
Đáp án: D
238. Yêu cầu về nhiệt độ khi đo thể tích thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền so với nhiệt
độ phòng là:
A. Cân bằng
B. Cao hơn
C. Thấp hơn
D. Tùy chỉnh
Đáp án: A

38
239. Thể tích bơm tiêm khi kiểm tra thể tích thuốc tiêm đơn liều, so với thể tích cần
đo không lớn hơn:
A. 01 lần
B. 02 lần
C. 03 lần
D. 04 lần
Đáp án: C
240. Thể tích ống đong trong phép đo thể tích thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, so với
thể tích được đo chiếm tối thiểu là:
A. 20%
B. 40%
C. 60%
D. 80%
Đáp án: B
241. Cách kiểm tra chỉ tiêu thể tích của thuốc tiêm đơn liều thể tích ≤ 2 ml, có thể
đo gộp lại, sử dụng các bơm tiêm cho là:
A. Chung các ống/lọ
B. Mỗi hai ống/lọ
C. Mỗi ống/lọ riêng biệt
D. Tùy từng trường hợp
Đáp án: C
242. Cách kiểm tra chỉ tiêu thể tích của thuốc tiêm đa liều là:
A. Dùng bơm tiêm hút chung các liều
B. Dùng bơm tiêm hút hai liều một lần
C. Dùng các bơm tiêm hút từng liều riêng rẽ
D. Tùy từng trường hợp
Đáp án: C
243. Yêu cầu về phép thử chất gây sốt trong thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, khi
chuyên luận có quy định thử nội độc tố vi khuẩn là:
A. Không phải thử
B. Cần thiết
C. Bắt buộc
D. Cân nhắc
Đáp án: A
244. Số lượng mẫu (đơn vị chế phẩm) lấy ngẫu nhiên khi kiểm tra độ trong (xác
định tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường) thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền là:
A. 10
B. 20
C. 30
D. 40
Đáp án: B
245. Một trong các yêu cầu về độ trong của dung dịch thuốc nhỏ mắt là phải:
A. Trong suốt
B. Không màu
C. Có màu của dược chất
D. Không có các tiểu phân

39
Đáp án: A
246. Một trong các yêu cầu về độ trong của hỗn dịch thuốc nhỏ mắt là khi lắc phải
dễ dàng:
A. Hòa tan
B. Phân tán đồng nhất
C. Lắng cặn
D. Trong suốt
Đáp án: B
247. Cách quan sát để xác định kích thước tiểu phân thuốc nhỏ mắt dạng hỗn dịch
là:
A. Dưới kính hiển vi có độ phóng đại thích hợp
B. Bằng máy đếm tiểu phân
C. Dưới kính hiển vi quang học
D. Dưới đèn huỳnh quang
Đáp án: A
248. Số mẫu (đơn vị chế phẩm bất kỳ) trong phép thử kiểm tra thể tích thuốc nhỏ
mắt là:
A. 05
B. 10
C. 15
D. 20
Đáp án: A
249. Giới hạn cho phép so với thể tích ghi trên nhãn khi kiểm tra thể tích thuốc nhỏ
mắt là:
A. + 05%
B. + 10%
C. + 15%
D. + 20%
Đáp án: B
250. Kiểm tra thể tích thuốc nhỏ mắt lại lần thứ hai giống như lần đầu nếu có số đơn
vị không đạt là:
A. 01
B. 02
C. 03
D. 04
Đáp án: A
251. Số đơn vị có thể tích nằm ngoài giới hạn cho phép khi kiểm tra thể tích thuốc
nhỏ mắt lần thứ hai, chế phẩm đạt yêu cầu là:
A. 0
B. 01
C. 02
D. 03
Đáp án: A
252. Một trong những yêu cầu về tính chất của dung dịch siro thuốc là:
A. Có các tiểu phân
B. Không được lẫn tạp chất

40
C. Có màu của dược chất
D. Đồng nhất
Đáp án: B
253. Yêu cầu chất lượng chung của sirô thuốc dạng hỗn dịch phải đạt là:
A. Hỗn dịch thuốc
B. Hỗn dịch thuốc và siro thuốc
C. Thuốc bột
D. Siro thuốc
Đáp án: B
254. Giới hạn cho phép chênh lệch thể tích so với thể tích ghi nhãn của siro thuốc
đơn liều có thể tích tới 20 ml là:
A. + 04%
B. + 06%
C. + 08%
D. + 10%
Đáp án: D
255. Giới hạn cho phép chênh lệch thể tích so với thể tích ghi nhãn của siro thuốc
đơn liều có thể tích trên 20 ml đến 50 ml là:
A. + 04%
B. + 06%
C. + 08%
D. + 10%
Đáp án: C
256. Giới hạn cho phép chênh lệch thể tích so với thể tích ghi nhãn của siro thuốc
đơn liều có thể tích trên 50 ml đến 150 ml là:
A. + 04%
B. + 06%
C. + 08%
D. + 10%
Đáp án: B
257. Giới hạn cho phép chênh lệch thể tích so với thể tích ghi nhãn của siro thuốc
đơn liều có thể tích trên 150 ml là:
A. + 04%
B. + 06%
C. + 08%
D. + 10%
Đáp án: A
258. Giới hạn cho phép chênh lệch thể tích so với thể tích ghi nhãn của siro thuốc đa
liều là:
A. + 04%
B. + 06%
C. + 08%
D. Không dưới thể tích ghi trên nhãn
Đáp án: D
259. Thiết bị dùng trong phương pháp đo tỷ trọng siro thuốc là:
A. Máy đo pH

41
B. Máy đo quang phổ
C. Sắc ký lỏng
D. Tỷ trọng kế
Đáp án: D
260. Số đơn vị không đạt cho phép kiểm tra thể tích siro thuốc lần thứ hai là:
A. 01
B. 02
C. 03
D. 04
Đáp án: A
261. Số đơn vị có thể tích nằm ngoài giới hạn cho phép khi kiểm tra thể tích siro
thuốc lần thứ hai, cho kết luận chế phẩm đạt yêu cầu là:
A. 0
B. 01
C. 02
D. 03
Đáp án: A
262. Màu của thuốc bột đạt yêu cầu về cảm quan là:
A. Có màu của tá dược
B. Màu trắng đồng nhất
C. Màu sắc đồng nhất
D. Màu không đồng nhất
Đáp án: C
263. Hàm lượng nước trong yêu cầu về độ ẩm của thuốc bột là:
A. ≥ 6,0% trừ chỉ dẫn khác
B. ≤ 6,0% trừ chỉ dẫn khác
C. ≥ 9,0% trừ chỉ dẫn khác
D. ≤ 9,0% trừ chỉ dẫn khác
Đáp án: D
264. Căn cứ để quy định về cỡ bột trong kiểm nghiệm thuốc bột là:
A. Khối lượng bột trên một đơn vị thể tích
B. Các số của rây
C. Khối lượng riêng của bột
D. Kích cỡ hạt bột
Đáp án: B
265. Yếu tố dùng để so sánh giới hạn cho phép trong phép thử độ đồng đều hàm
lượng thuốc bột là:
A. Hàm lượng ghi nhãn
B. Hàm lượng từng đơn vị chế phẩm
C. Hàm lượng trung bình
D. Hàm lượng tổng các đơn vị chế phẩm
Đáp án: C
266. Yêu cầu về nồng độ hoặc hàm lượng các dược chất đối với thuốc bột để uống,
để tiêm so với khối lượng bột đóng gói trong 1 liều, áp dụng phép thử độ đồng đều
hàm lượng là:
A. > 2 mg

42
B. > 2 % (kl/kl)
C. < 2 mg hoặc < 2 % (kl/kl)
D. > 2 mg hoặc > 2 % (kl/kl)
Đáp án: C
267. Số lượng mẫu (đơn vị chế phẩm) được quy định khi thử độ đồng đều hàm
lượng thuốc bột là:
A. 05
B. 10
C. 15
D. 20
Đáp án: B
268. Số lượng thuốc bột được phân loại theo DĐVN V là:
A. 01 loại
B. 02 loại
C. 03 loại
D. 04 loại
Đáp án: C
269. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng thuốc bột đơn liều có khối lượng trung bình (KLTB) < 300 mg là:
A. ± 5,0%
B. ± 7,5%
C. ± 10,0%
D. ± 12,5%
Đáp án: C
270. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng thuốc bột đơn liều có khối lượng trung bình (KLTB) ≥ 300 mg là:
A. ± 5,0%
B. ± 7,5%
C. ± 10,0%
D. ± 12,5%
Đáp án: B
271. Một trong các tính chất của thuốc bột là:
A. Màu sắc đồng nhất
B. Hơi ẩm
C. Màu trắng
D. Phân tán đồng đều
Đáp án: A
272. Thời điểm tiến hành phép thử đồng đều hàm lượng thuốc bột so với phép thử
định lượng hoạt chất (khi hàm lượng hoạt chất đạt yêu cầu) là:
A. Trước
B. Sau
C. Cùng
D. Song song
Đáp án: B
273. Số lượng mẫu thuốc bột đơn liều (đơn vị chế phẩm) trong phép thử xác định độ
đồng đều khối lượng là:

43
A. 05
B. 10
C. 15
D. 20
Đáp án: B
274. Số lượng mẫu thuốc bột đa liều (đơn vị chế phẩm) trong phép thử xác định độ
đồng đều khối lượng là:
A. 05
B. 10
C. 15
D. 20
Đáp án: A
275. Yêu cầu ánh sáng khi quan sát tính chất của thuốc bột là:
A. Đèn neon
B. Đèn huỳnh quang
C. Ánh sáng tự nhiên
D. Đèn halogen
Đáp án: C
276. Số lượng mẫu trong phép thử độ mịn đối với bột thô hoặc nửa thô là:
A. Không quá 25 g
B. 25 – 100 g
C. 50 – 100 g
D. 50 – 150 g
Đáp án: B
277. Số lượng mẫu trong phép thử độ mịn đối với bột nửa mịn, mịn hay rất mịn là:
A. Không quá 25 g
B. 25 – 100 g
C. 50 – 100 g
D. 50 – 150 g
Đáp án: A
278. Loại bột cần lưu ý trong quá trình rây khi tiến hành phép thử độ mịn là:
A. Bột thô hoặc nửa thô
B. Bột nửa mịn, mịn hay rất mịn
C. Bột có chứa chất có dầu hay bột có xu hướng bít mắt rây
D. Bột thô hoặc mịn
Đáp án: C
279. Yếu tố dùng để so sánh giới hạn cho phép trong phép thử độ đồng đều hàm
lượng thuốc nang là:
A. Hàm lượng ghi nhãn
B. Hàm lượng từng đơn vị chế phẩm
C. Hàm lượng trung bình
D. Hàm lượng tổng các đơn vị chế phẩm
Đáp án: C
280. Yêu cầu về nồng độ hoặc hàm lượng các dược chất đối với thuốc nang so với
khối lượng thuốc trong một nang, áp dụng phép thử độ đồng đều hàm lượng là:
A. > 2 mg

44
B. > 2 % (kl/kl)
C. < 2 mg hoặc < 2 % (kl/kl)
D. > 2 mg hoặc > 2 % (kl/kl)
Đáp án: C
281. Số lượng mẫu thuốc nang (đơn vị chế phẩm) tiến hành thử độ đồng đều hàm
lượng là:
A. 05
B. 10
C. 15
D. 20
Đáp án: B
282. Số lượng thuốc nang được phân loại theo DĐVN V là:
A. 01 loại
B. 02 loại
C. 03 loại
D. 04 loại
Đáp án: D
283. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng thuốc nang có khối lượng trung bình (KLTB) < 300 mg là:
A. ± 5,0%
B. ± 7,5%
C. ± 10,0%
D. ± 12,5%
Đáp án: C
284. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng thuốc nang có khối lượng trung bình (KLTB) ≥ 300 mg là:
A. ± 5,0%
B. ± 7,5%
C. ± 10,0%
D. ± 12,5%
Đáp án: B
285. Thời điểm tiến hành phép thử đồng đều hàm lượng thuốc nang so với phép thử
định lượng hoạt chất là:
A. Trước
B. Sau
C. Cùng
D. Song song
Đáp án: B
286. Số lượng mẫu thuốc nang (đơn vị chế phẩm) trong phép thử xác định độ đồng
đều khối lượng là:
A. 05
B. 10
C. 15
D. 20
Đáp án: D
287. Một trong những yêu cầu về tính chất của viên nén là :

45
A. Viên hình cầu
B. Mặt viên rắn hoặc lồi
C. Cạnh viên có gờ
D. Kích thước đồng đều
Đáp án: B
288. Một trong những yêu cầu của tá dược cho thêm vào viên nén không bao là
không được làm thay đổi:
A. Dịch ruột
B. Dịch tụy
C. Dịch mật
D. Dịch tiêu hóa
Đáp án: D
289. Số lượng mẫu viên nén trong phép thử xác định độ đồng đều khối lượng là:
A. 20 viên
B. 25 viên
C. 30 viên
D. 35 viên
Đáp án: A
290. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng đối với viên nén có khối lượng tới 80 mg là:
A.  5%
B.  10%
C.  15%
D.  20%
Đáp án: B
291. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng đối với viên nén có khối lượng trên 80 mg đến nhỏ hơn 250 mg là:
A.  5,5%
B.  6%
C.  7,5%
D.  8%
Đáp án: C
292. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng đối với viên nén có khối lượng bằng và trên 250 mg :
A.  2%
B.  3%
C.  4%
D.  5%
Đáp án: D
293. Yêu cầu về nồng độ hoặc hàm lượng các dược chất đối với thuốc viên nén so
với khối lượng thuốc trong một viên, áp dụng phép thử độ đồng đều hàm lượng là:
A. > 3 mg
B. < 2 % (kl/kl)
C. < 3 mg hoặc < 3 % (kl/kl)
D. > 3 mg hoặc > 3 % (kl/kl)

46
Đáp án: B
294. Số lượng viên nén lấy mẫu để tiến hành thử độ đồng đều hàm lượng là:
A. 5 viên
B. 10 viên
C. 15 viên
D. 20 viên
Đáp án: B
295. Số viên nén có hàm lượng nằm ngoài giới hạn từ 85 % đến 115 % của hàm
lượng trung bình khi thử độ đồng đều hàm lượng, chế phẩm đạt yêu cầu là:
A. 1 viên
B. 2 viên
C. 3 viên
D. 4 viên
Đáp án: A
296. Số viên nén có hàm lượng nằm ngoài giới hạn từ 85 % đến 115 % khi thử độ
đồng đều hàm lượng, chế phẩm không đạt yêu cầu là:
A. 1 viên
B. 2 viên
C. 3 viên
D. 4 viên
Đáp án: C
297. Số viên nén có hàm lượng nằm ngoài giới hạn từ 75 % đến 125 % khi thử độ
đồng đều hàm lượng, chế phẩm không đạt yêu cầu là:
A. 1 viên
B. 2 viên
C. 3 viên
D. 4 viên
Đáp án: A
298. Số viên nén khi thử lại lần 2 thử nghiệm xác định độ đồng đều hàm lượng là:
A. 5 viên
B. 10 viên
C. 15 viên
D. 20 viên
Đáp án: D
299. Số lượng viên nén theo quy định khi tiến hành định lượng là:
A. 10 viên
B. 20 viên
C. 30 viên
D. 40 viên
Đáp án: B
300. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng đối với viên nén có lượng ghi trên nhãn tới 50 mg là:
A.  3%
B.  7%
C.  10%
D.  12%

47
Đáp án: C
301. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng đối với viên nén có lượng ghi trên nhãn trên 50 mg tới 100 mg là:
A.  5%
B.  7,5%
C.  10%
D.  15%
Đáp án: B
302. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng đối với viên nén có lượng ghi trên nhãn trên 100 mg là:
A.  5%
B.  10%
C.  15%
D.  20%
Đáp án: A
303. Một trong các yêu cầu về tính chất màu sắc của viên nén vitamin C 100 mg
theo DĐVN V là:
A. Màu cam
B. Màu trắng
C. Màu vàng
D. Màu đỏ
Đáp án: B
304. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng đối với viên nén vitamin C 100 mg theo DĐVN V là:
A.  5 %
B.  7,5%
C.  10%
D.  15%
Đáp án: B
305. Thời gian khi thử độ rã viên nén vitamin C 100 mg theo DĐVN V là:
A. < 15 phút
B. < 20 phút
C. < 25 phút
D. < 30 phút
Đáp án: A
V0 K 0 C 0
K
306. Công thức tính hệ số hiệu chỉnh K của dung dịch iod 0,1 N là VC
Trong đó V0 là:
A. Nồng độ đương lượng lý thuyết của dung dịch natri thiosulfat (0,1 N)
B. Thể tích (tính bằng ml) và K0 là hệ số hiệu chỉnh của của dung dịch natri thiosulfat
C. Nồng độ đương lượng lý thuyết của dung dịch iod (0,1 N)
D. Thể tích dung dịch iod cần xác định hệ số K, tính bằng ml.
Đáp án : B
V0 K 0 C 0
K
307. Công thức tính hệ số hiệu chỉnh K của dung dịch iod 0,1 N là VC

48
Trong đó C0 là:
A. Nồng độ đương lượng lý thuyết của dung dịch natri thiosulfat (0,1 N)
B. Thể tích (tính bằng ml) và K0 là hệ số hiệu chỉnh của của dung dịch natri thiosulfat
C. Nồng độ đương lượng lý thuyết của dung dịch iod (0,1 N)
D. Thể tích dung dịch iod cần xác định hệ số K, tính bằng ml.
Đáp án : A
V0 K 0 C 0
K
308. Công thức tính hệ số hiệu chỉnh K của dung dịch iod 0,1 N là VC
Trong đó C là:
A. Nồng độ đương lượng lý thuyết của dung dịch natri thiosulfat (0,1 N)
B. Thể tích (tính bằng ml) và K0 là hệ số hiệu chỉnh của của dung dịch natri thiosulfat
C. Nồng độ đương lượng lý thuyết của dung dịch iod (0,1 N)
D. Thể tích dung dịch iod cần xác định hệ số K, tính bằng ml.
Đáp án : C
V0 K 0 C 0
K
309. Công thức tính hệ số hiệu chỉnh K của dung dịch iod 0,1 N là VC
Trong đó V là:
A. Nồng độ đương lượng lý thuyết của dung dịch natri thiosulfat (0,1 N)
B. Thể tích (tính bằng ml) và K0 là hệ số hiệu chỉnh của của dung dịch natri thiosulfat
C. Nồng độ đương lượng lý thuyết của dung dịch iod (0,1 N)
D. Thể tích dung dịch iod cần xác định hệ số K, tính bằng ml.
Đáp án : D
310. Yêu cầu của bột khi nghiền viên nén vitamin C 100 mg để tiến hành định lượng
là:
A. Bột mịn
B. Bột đồng nhất
C. Bột thô
D. Bột nửa thô
Đáp án: A
311. Màu xuất hiện khi định lượng viên nén vitamin C 100 mg bằng dung dịch iod
0,1 N là:
A. Màu vàng
B. Màu xanh lam
C. Màu đỏ
D. Màu trắng ngà
Đáp án: B
312. Giới hạn cho phép về khối lượng so với khối lượng trên nhãn trong phép thử độ
đồng đều khối lượng của thuốc hoàn đối với đơn vị đóng gói đã chia liều, từ 0,5 g
trở xuống là:
A. ± 8%
B. ± 9%
C. ± 10%
D. ± 11%
Đáp án: C
313. Giới hạn cho phép về hàm lượng nước đối với hoàn mềm mật ong trong phép

49
thử hàm ẩm là:
A. ≤ 5%
B. ≤ 12%
C. ≤ 15%
D. ≤ 10%
Đáp án: C
314. Một trong các chỉ tiêu chất lượng chung của thuốc mềm dùng cho da và niêm
mạc là:
A. Độ ẩm
B. Độ hòa tan
C. Độ đồng nhất
D. Kích thước các tiểu phân
Đáp án: C
315. Số đơn vị trong phép thử độ đồng nhất của thuốc mềm trên da và niêm mạc là:
A. 04
B. 03
C. 06
D. 10
Đáp án: A
316. Giới hạn sai số cho phép về khối lượng của thuốc hoàn có khối lượng ghi trên
nhãn 0,5g như sau:
A. ± 10%
B. ± 5%
C. ± 7%
D. ± 3%
Đáp án: A
317. Số lượng viên trong phép thử độ đồng đều khối lượng thuốc hoàn uống theo số
viên là:
A. 10
B. 20
C. 30
D. 40
Đáp án: A
318. Thời gian rã cho phép đối với thuốc đại tràng hoàn (hoàn nước) là không quá:
A. 60 phút
B. 45 phút
C. 90 phút
D. 120 phút
Đáp án: A
319. Thời gian rã cho phép đối với thuốc hoàn bổ thận dương (hoàn hồ) là:
A. ≤ 105 phút
B. ≤ 120 phút
C. ≤ 60 phút
D. ≤ 90 phút
Đáp án: B
320. Giới hạn cho phép chênh lệch trong phép thử độ đồng đều khối lượng của

50
thuốc hoàn uống theo số viên đối với thuốc đại tràng hoàn có khối lượng trung
bình 0,1258 g là:
A. ±10%
B. ±15%
C. ±12%
D. ±7%
Đáp án: C
321. Giới hạn cho phép chênh lệch trong phép thử độ đồng đều khối lượng của
thuốc hoàn uống theo số lượng viên đối với thuốc hoàn phong tê thấp có khối
lượng trung bình 1,5632 g là:
A. ±5%
B. ±10%
C. ±7%
D. ±6%
Đáp án: B

1.2. Mức độ phân tích


322. Số tiểu phân kích thước  10 m trong 1 ml chế phẩm thuốc tiêm, thuốc tiêm
truyền thể tích > 100ml, đạt yêu cầu xác định tiểu phân không nhìn thấy bằng mắt
thường là:
A. ≤ 10
B. ≤ 12
C. ≤ 14
D. ≤ 16
Đáp án: B
323. Số tiểu phân kích thước  10 m trong 1 đơn vị chế phẩm thuốc tiêm, thuốc
tiêm truyền thể tích ≤ 100ml, đạt yêu cầu xác định tiểu phân không nhìn thấy bằng
mắt thường là:
A. ≤ 2000
B. ≤ 4000
C. ≤ 6000
D. ≤ 8000
Đáp án: C
324. Số tiểu phân kích thước  25 m trong 1 ml chế phẩm thuốc tiêm, thuốc tiêm
truyền thể tích > 100ml, đạt yêu cầu xác định tiểu phân không nhìn thấy bằng mắt
thường là:
A. ≤ 01
B. ≤ 02
C. ≤ 03
D. ≤ 04
Đáp án: C
325. Số tiểu phân kích thước  25 m trong đơn vị chế phẩm thuốc tiêm, thuốc tiêm
truyền thể tích ≤ 100ml, đạt yêu cầu xác định tiểu phân không nhìn thấy bằng mắt
thường là:
A. ≤ 200
B. ≤ 300

51
C. ≤ 400
D. 500
Đáp án: B
326. Số đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch trong thuốc bột pha
tiêm đơn liều, đạt yêu cầu độ đồng đều khối lượng là:
A. ≤ 01
B. ≤ 02
C. ≤ 03
D. ≤ 04
Đáp án: A
327. Số đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn từ 85 % đến 115 % trong thuốc
tiêm hỗn dịch đóng liều đơn, đạt yêu cầu phép thử độ đồng đều hàm lượng là:
A. ≤ 01
B. ≤ 02
C. ≤ 03
D. ≤ 04
Đáp án: A
328. Giới hạn chênh lệch so với thể tích ghi nhãn quy định trong kiểm tra thể tích
thuốc tiêm truyền đóng lọ thể tích tới 50 ml là:
A. + 5,0%
B. + 7,5%
C. + 10,0%
D. + 12,5%
Đáp án: C
329. Phép thử độ đồng đều khối lượng đối với thuốc bột pha tiêm có khối lượng
trung bình ≤ 40 mg là:
A. Phải thử
B. Không phải thử
C. Tùy yêu cầu từng chuyên luận
D. Không phải thử, nhưng phải thử độ đồng đều hàm lượng
Đáp án: D
330. Số lượng mẫu thử (đơn vị khác lấy ngẫu nhiên) khi thử lại độ đồng đều hàm
lượng với thuốc tiêm hỗn dịch đóng liều đơn là:
A. 10
B. 15
C. 20
D. 25
Đáp án: C
331. Số đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn từ 85 % đến 115 % của hàm lượng
trung bình khi thử độ đồng đều hàm lượng thuốc tiêm hỗn dịch đóng liều đơn, chế
phẩm đạt yêu cầu là:
A. ≤ 01
B. ≤ 02
C. ≤ 03

D. ≤ 04

52
Đáp án: A
332. Thiết bị xác định độ trong của thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền dạng dung dịch
(xác định tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường) là:
A. Hộp đèn
B. Thiết bị soi
C. Ống soi
D. Kính hiển vi
Đáp án: B
333. Số mẫu (đơn vị khác lấy ngẫu nhiên) khi xác định lại độ trong của thuốc tiêm,
thuốc tiêm truyền dạng dung dịch (xác định tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường)
là:
A. 10
B. 15
C. 20
D. 30
Đáp án: C
334. Số tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường trong số 40 đơn vị đem thử, sau khi
thử lại độ trong của thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, chế phẩm đạt yêu cầu khi:
A. ≤ 01
B. ≤ 02
C. ≤ 03
D. ≤ 04
Đáp án: A
335. Giới hạn chênh lệch so với thể tích ghi nhãn quy định trong phép thử kiểm tra
thể tích thuốc tiêm truyền đóng lọ trên 50 ml là:
A. 5,0%
B. 7,5%
C. 10,0%
D. 12,5%
Đáp án: A
336. Giới hạn chênh lệch so với thể tích ghi nhãn quy định trong phép thử kiểm tra
thể tích thuốc tiêm đơn liều khi đo thể tích trên từng đơn vị chế phẩm là:
A. + 05%
B. + 10%
C. + 15%
D. + 20%
Đáp án: B
337. Giới hạn chênh lệch so với tổng thể tích ghi nhãn quy định trong phép thử kiểm
tra thể tích khi đo gộp thuốc tiêm đơn liều có thể tích ≤ 2 ml là:
A. + 05%
B. + 10%
C. + 15%
D. + 20%
Đáp án: C
338. Số tiểu phân kích thước > 25 µm trong kiểm tra kích thước tiểu phân thuốc nhỏ
mắt, đạt yêu cầu là:

53
A. ≤ 10
B. ≤ 20
C. ≤ 30
D. ≤ 40
Đáp án: B
339. Số tiểu phân kích thước > 50 µm trong kiểm tra kích thước tiểu phân thuốc nhỏ
mắt, đạt yêu cầu là:
A. 0
B. ≤ 01
C. ≤ 02
D. ≤ 03
Đáp án: C
340. Số tiểu phân kích thước > 90 µm trong kiểm tra kích thước tiểu phân thuốc nhỏ
mắt, đạt yêu cầu là:
A. 0
B. ≤ 01
C. ≤ 02
D. ≤ 03
Đáp án: A
341. Giới hạn chênh lệch so với thể tích ghi nhãn quy định trong phép thử kiểm tra
thể tích thuốc thuốc nhỏ mắt là:
A. + 5,0%
B. + 7,5%
C. + 10,0%
D. + 12,5%
Đáp án: C
342. Dạng thuốc nhỏ mắt áp dụng yêu cầu chất lượng về kích thước tiểu phân là:
A. Dung dịch
B. Hỗn dịch
C. Mỡ
D. Gel
Đáp án: B
343. Số lượng mẫu siro thuốc đơn liều (đơn vị chế phẩm) kiểm tra thể tích là:
A. 05
B. 10
C. 15
D. 20
Đáp án: B
344. Số lượng mẫu siro thuốc đa liều (đơn vị chế phẩm) kiểm tra thể tích là:
A. 05
B. 10
C. 15
D. 20
Đáp án: A
345. Dụng cụ đo tỷ trọng trong siro thuốc là:
A. Picnomet

54
B. pH
C. Sắc ký lớp mỏng
D. Máy đo quang
Đáp án: A
346. Điều kiện nhiệt độ khi đo tỷ trọng của siro thuốc quy định là:
A. 15oC
B. 20oC
C. 25oC
D. 30oC
Đáp án: B
347. Cách xác định tỷ trọng của siro thuốc khi đo bằng picnomet là:
A.

B.

C.
D. Đọc trên thang đo của dụng cụ.
Đáp án: C
348. Cách xác định tỷ trọng của siro thuốc khi đo bằng tỷ trọng kế là:
A.

B.

C.
D. Đọc trên thang đo của dụng cụ
Đáp án: D
349. Cách xác định tỷ trọng của siro thuốc khi đo bằng cân thủy tĩnh Mohr-
Westphal là:
A.

B.

C.
D. Đọc trên thang đo của dụng cụ.
Đáp án: B
350. Độ mịn của thuốc bột được xác định qua phép thử:
A. Cỡ bột và rây
B. Cân và xác định khối lượng
C. Xác định khối lượng riêng của chất rắn
D. Xác định khối lượng riêng thô và khối lượng riêng gõ của bột
Đáp án: A
351. Loại thuốc bột áp dụng phép thử độ đồng đều hàm lượng là:

55
A. Đơn liều
B. Đa liều
C. Để uống
D. Dùng ngoài
Đáp án: A
352. Số đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn từ 85 % đến 115 % của hàm lượng
trung bình trong phép thử độ đồng đều hàm lượng thuốc bột, chế phẩm đạt yêu cầu
là:
A. ≤ 01
B. ≤ 02
C. ≤ 03
D. ≤ 04
Đáp án: A
353. Bước tiến hành trước khi cân khối lượng vỏ thuốc bột trong phép thử độ đồng
đều khối lượng là:
A. Rửa sạch đồ chứa
B. Dốc hết thuốc ra
C. Dùng bông lau sạch bột thuốc bám ở mặt trong
D. Cắt nhỏ đồ chứa
Đáp án: C
354. Tiêu chuẩn về độ mịn của thuốc bột (khối lượng thuốc bột qua được cỡ rây) khi
quy định dùng một rây để xác định cỡ bột là:
A. ≥ 90%
B. ≥ 95%
C. ≥ 97%
D. ≥ 99%
Đáp án: C
355. Lưu ý khi tiến hành rây trong quy định dùng hai rây để xác định cỡ bột là:
A. Để rây có số rây cao hơn lên trên rây có số rây thấp hơn
B. Để rây có số rây thấp hơn lên trên rây có số rây cao hơn
C. Tùy rây nào trước đều được
D. Rây lần lượt từng rây
Đáp án: A
356. Tiêu chuẩn về độ mịn của thuốc bột (khối lượng thuốc bột qua được rây có số
rây cao hơn) khi quy định dùng hai rây để xác định cỡ bột là:
A. ≥ 90%
B. ≥ 95%
C. ≥ 97%
D. ≥ 99%
Đáp án: B
357. Tiêu chuẩn về độ mịn của thuốc bột (khối lượng thuốc bột qua được rây có số
rây thấp hơn) khi quy định dùng hai rây để xác định cỡ bột là:
A. ≥ 30%
B. ≥ 40%
C. ≥ 50%
D. ≥ 60%

56
Đáp án: B
358. Số lượng mẫu thử (đơn vị khác lấy ngẫu nhiên) khi đánh giá lại phép thử độ
đồng đều hàm lượng thuốc bột là:
A. 10
B. 15
C. 20
D. 25
Đáp án: C
359. Số đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn từ 85 % đến 115 % của hàm lượng
trung bình khi thử lại độ đồng đều hàm lượng thuốc bột, chế phẩm đạt yêu cầu là:
A. ≤ 01
B. ≤ 02
C. ≤ 03
D. ≤ 04
Đáp án: C
360. Độ đồng đều khối lượng áp dụng với những thuốc bột không qui định thử độ
đồng đều hàm lượng là:
A. Phải thử
B. Không phải thử
C. Có thể
D. Tùy từng trường hợp
Đáp án: A
361. Số đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung
bình (KLTB) trong phép thử độ đồng đều khối lượng thuốc bột đơn liều, chế phẩm
đạt là:
A. ≤ 01
B. ≤ 02
C. ≤ 03
D. ≤ 04
Đáp án: B
362. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng đối với thuốc bột có KLTB < 300 mg là:
A. ± 5,0%
B. ± 7,5%
C. ± 10,0%
D. ± 12,5%
Đáp án: C
363. Giới hạn chênh lệch so với KLTB quy định trong phép thử độ đồng đều khối
lượng đối với thuốc bột có KLTB ≥ 300 mg là:
A. ± 5,0%
B. ± 7,5%
C. ± 10,0%
D. ± 12,5%
Đáp án: B
364. Số các đơn vị có khối lượng nằm trong giới hạn chênh lệch so với khối lượng
ghi trên nhãn (KLN) trong phép thử độ đồng đều khối lượng thuốc bột đa liều đạt

57
yêu cầu là:
A. 01
B. 02
C. 03
D. Tất cả
Đáp án: D
365. Giới hạn chênh lệch so với khối lượng ghi nhãn (KLN) quy định trong phép
thử độ đồng đều khối lượng đối với thuốc bột đa liều có KLN ≤ 0,50 g là:
A. ± 03%
B. ± 05%
C. ± 07%
D. ± 10%
Đáp án: D
366. Giới hạn chênh lệch so với khối lượng ghi nhãn (KLN) quy định trong phép
thử độ đồng đều khối lượng đối với thuốc bột đa liều có KLN lớn hơn 0,50 và
bằng 1,50 g là:
A. ± 03%
B. ± 05%
C. ± 07%
D. ± 10%
Đáp án: C
367. Giới hạn chênh lệch so với khối lượng ghi nhãn (KLN) quy định trong phép
thử độ đồng đều khối lượng đối với thuốc bột đa liều có KLN lớn hơn 1,50 và
bằng 6,00 g là:
A. ± 03%
B. ± 05%
C. ± 07%
D. ± 10%
Đáp án: B
368. Giới hạn chênh lệch so với khối lượng ghi nhãn (KLN) quy định trong phép
thử độ đồng đều khối lượng đối với thuốc bột đa liều có KLN lớn hơn 6,00 g là:
A. ± 03%
B. ± 05%
C. ± 07%
D. ± 10%
Đáp án: A
369. Số đơn vị khác lấy ngẫu nhiên khi làm lại phép thử độ đồng đều khối lượng
thuốc bột đa liều là:
A. 02
B. 03
C. 04
D. 05
Đáp án: D
370. Số đơn vị thuốc bột đa liều có khối lượng nằm ngoài giới hạn khi thử lại độ
đồng đều khối lượng, chế phẩm đạt yêu cầu là:
A. ≤ 01

58
B. ≤ 02
C. ≤ 03
D. ≤ 04
Đáp án: A
371. Khối lượng thuốc trong thuốc bột khi thử độ đồng đều khối lượng là:
A. Khối lượng gói/hộp/lọ thuốc bột
B. Hiệu số giữa khối lượng gói/hộp/lọ thuốc bột và khối lượng vỏ chứa
C. Tổng khối lượng vỏ chứa và khối lượng gói/hộp/lọ thuốc bột
D. Khối lượng vỏ chứa
Đáp án: B
372. Đơn vị phân liều của thuốc viên nén được quy định là:
A. Mỗi viên là một đơn vị phân liều
B. Mỗi viên hai đơn vị phân liều
C. Mỗi viên ba đơn vị phân liều
D. Mỗi viên bốn đơn vị phân liều
Đáp án: A
373. Số đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn từ 85 % đến 115 % của hàm lượng
trung bình trong phép thử độ đồng đều hàm lượng thuốc bột, chế phẩm đạt yêu cầu
là:
A. ≤ 01
B. ≤ 02
C. ≤ 03
D. ≤ 04
Đáp án: A
374. Thao tác thực hiện trước khi cân khối lượng của vỏ nang cứng trong phép thử
độ đồng đều khối lượng là:
A. Dùng bông lau sạch vỏ
B. Rửa sạch vỏ
C. Lấy hết thuốc ra
D. Cắt nhỏ vỏ nang
Đáp án: A
375. Thao tác thực hiện trước khi cân khối lượng của vỏ nang mềm trong phép thử
độ đồng đều khối lượng là:
A. Dùng bông lau sạch vỏ
B. Dùng ether hoặc dung môi hữu cơ thích hợp rửa vỏ
C. Rửa sạch vỏ
D. Cắt nhỏ vỏ nang
Đáp án: B
376. Số mẫu (đơn vị khác lấy ngẫu nhiên) khi đánh giá lại độ đồng đều hàm lượng
thuốc nang là:
A. 10
B. 15
C. 20
D. 25
Đáp án: C
377. Số đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn từ 85 % đến 115 % của hàm lượng

59
trung bình trong tổng số 30 đơn vị đem thử khi thử lại độ đồng đều hàm lượng
thuốc nang, chế phẩm đạt yêu cầu là:
A. ≤ 01
B. ≤ 02
C. ≤ 03
D. ≤ 04
Đáp án: C
378. Số đơn vị có hàm lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung
bình (KLTB) trong phép thử độ đồng đều khối lượng thuốc nang, chế phẩm đạt
yêu cầu là:
A. ≤ 01
B. ≤ 02
C. ≤ 03
D. ≤ 04
Đáp án: B
379. Khối lượng thuốc trong nang khi thử độ đồng đều khối lượng là:
A. Khối lượng viên nang
B. Hiệu số giữa khối lượng nang thuốc và khối lượng vỏ nang
C. Khối lượng vỏ nang và khối lượng viên nang
D. Khối lượng vỏ nang
Đáp án: B
380. Phép thử độ rã đối với thuốc nang đã thử độ hòa tan là:
A. Không phải thử
B. Phải thử
C. Tùy từng trường hợp
D. Theo chuyên luận riêng
Đáp án: A
381. Viên nén có lớp bao là màng polymer rất mỏng gọi là:
A. Viên nén bao phim
B. Viên nén bao đường
C. Viên nén trần
D. Viên nén đặt
Đáp án: A
382. Viên nén tan trong ruột là viên nén giải phóng:
A. Chậm
B. Muộn
C. Nhanh
D. Siêu nhanh
Đáp án: B
383. Phản ứng khi thử định tính của viên nén vitamin C 100 mg theo DĐVN V là
phản ứng của:
A. Riboflavin
B. Acid salicylic
C. Acid ascorbic
D. Thiamin hydroclorid
Đáp án: C

60
384. Giới hạn cho phép về chênh lệch khối lượng của thuốc hoàn được uống theo số
lượng viên đối với thuốc hoàn bổ thận dương có khối lượng trung bình 5,2687 g là:
A. ±10%
B. ±12%
C. ±7%
D. ±8%
Đáp án: C
385. Giới hạn cho phép về hàm lượng nước đối với cao đặc trong phép thử mất khối
lượng do làm khô là:
A. ≤ 5%
B. ≤ 15%
C. ≤ 20%
D. ≤ 10%
Đáp án: C
386. Giới hạn cho phép về hàm lượng nước đối với cao khô trong phép thwe mất
khối lượng do làm khô là:
A. ≤ 5%
B. ≤ 15%
C. ≤ 20%
D. ≤ 10%
Đáp án: A

1.3. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng


387. Một trong các yêu cầu chất lượng chung của thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền:
A. Vô khuẩn
B. Độ hòa tan
C. Độ mịn
D. Tỷ trọng
Đáp án: A
388. Một trong các yêu cầu chất lượng chung của bột pha tiêm để pha thuốc tiêm,
thuốc tiêm truyền là:
A. Độ rã
B. Độ đồng đều hàm lượng
C. Độ hòa tan
D. Tỷ trọng
Đáp án: B
389. Một trong các yêu cầu chất lượng chung của dung dịch đậm đặc để pha thuốc
tiêm, thuốc tiêm truyền là:
A. Sau khi pha thuốc phải đạt các yêu cầu của thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền
B. Sau khi pha thuốc phải hòa tan hoàn toàn
C. Sau khi pha thuốc phải đạt yêu cầu về độ đồng đều hàm lượng
D. Sau khi pha thuốc phải đạt yêu cầu về tỷ trọng
Đáp án: A
390. Giới hạn cho phép chênh lệch thể tích của thuốc tiêm Pyridoxin hydroclorid
5% đóng ống 1 ml là:
A. 1,0 – 1,05 ml

61
B. 1,0 – 1,1 ml
C. 1,0 – 1,15 ml
D. 1,0 – 1,2 ml
Đáp án: C
391. Giới hạn cho phép chênh lệch thể tích của dung dịch tiêm truyền Natri clorid
đẳng trương đóng chai 500 ml là:
A. 500 – 525 ml
B. 500 – 550 ml
C. 500 – 575 ml
D. 500 – 600 ml
Đáp án: A
392. Một trong các yêu cầu chất lượng chung của thuốc nhỏ mắt là:
A. Độ hòa tan
B. Vô khuẩn
C. Chất gây sốt
D. Độ đồng đều hàm lượng
Đáp án: B
393. Giới hạn cho phép chênh lệch thể tích của thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol
0,4% đóng lọ 10 ml là:
A. 10 – 10,5 ml
B. 10 – 11 ml
C. 10 – 11,5 ml
D. 10 – 12 ml
Đáp án: B
394. Một trong các yêu cầu chất lượng chung của siro thuốc là:
A. Giới hạn nhiễm khuẩn
B. Vô khuẩn
C. Độ hòa tan
D. Độ trong
Đáp án: A
395. Loại thuốc bột áp dụng phép thử độ đồng đều hàm lượng là:
A. Đơn liều
B. Đa liều
C. Sủi bọt để uống
D. Dùng ngoài
Đáp án: B
396. Một trong các yêu cầu chất lượng chung của thuốc bột là:
A. Vô khuẩn
B. Độ hòa tan
C. Giới hạn nhiễm khuẩn
D. Độ rã
Đáp án: C
397. Phép thử độ đồng đều khối lượng đối với thuốc bột chứa nhiều hoạt chất, khi
tất cả các dược chất đã được thử độ đồng đều hàm lượng là:
A. Không yêu cầu
B. Phải thực hiện

62
C. Tùy yêu cầu chuyên luận
D. Thực hiện song song
Đáp án: A
398. Giới hạn cho phép trong độ đồng đều khối lượng thuốc bột Oresol đóng gói
29,5 g quy định là:
A. 29,5 g ± 3%
B. 29,5 g ± 5%
C. 29,5 g ± 7%
D. 29,5 g ± 10%
Đáp án: A
399. Một trong các yêu cầu chất lượng chung của thuốc nang là:
A. Tỷ trọng
B. Độ rã
C. Độ mịn
D. Vô khuẩn
Đáp án: B
400. Giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình viên nang Amoxicilin 500
mg quy định trong độ đồng đều khối lượng là:
A. ± 5,0%
B. ± 7,5%
C. ± 10,0%
D. ± 12,5%
Đáp án: B
401. Giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình viên nang Cephalexin 250
mg quy định trong độ đồng đều khối lượng là:
A. ± 5%
B. ± 7,5%
C. ± 10%
D. ± 12,5%
Đáp án: C
402. Giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình viên nang Omeprazol 20 mg
quy định trong độ đồng đều khối lượng là:
A. ± 5%
B. ± 7,5%
C. ± 10%
D. ± 12,5%
Đáp án: C
403. Phép thử độ đồng đều khối lượng thuốc nang đối với các thuốc nang đã thử độ
đồng đều hàm lượng với tất cả các dược chất có trong nang là:
A. Không yêu cầu
B. Bắt buộc
C. Tùy từng trường hợp
D. Thực hiện song song
Đáp án: A
404. Khi kiểm nghiệm viên hoàn 0,5 g. Lấy 10 mẫu dùng để kiểm nghiệm: m 1 =
0.5582g; m2 = 0.4998g; m3 = 0.5121g; m4 = 0.4997; m5 = 0.5098g; m6 = 0.5223g;

63
m7 = 0.5122g; m8 = 0.5112g; m9 = 0.5082g; m10 = 0.4997g
Khối lượng trung bình (mtb) là:
A. 0,5331g
B. 0,5113g
C. 0,5133g
D. 0,5311g
Đáp án: C
405. Khi kiểm nghiệm viên hoàn 0,5 g. Lấy 10 mẫu dùng để kiểm nghiệm: m 1 =
0.5582g; m2 = 0.4998g; m3 = 0.5121g; m4 = 0.4997; m5 = 0.5098g; m6 = 0.5223g;
m7 = 0.5122g; m8 = 0.5112g; m9 = 0.5082g; m10 = 0.4997g
Giới hạn sai số cho phép theo quy định DĐVN là:
A. 0.4468 g – 0.5518 g
B. 0.4517 g – 0.5749 g
C. 0.4847 g – 0.5158 g
D. 0.4487 g – 0.5851 g
Đáp án: B

Mục tiêu 2: Tra cứu được yêu cầu kĩ thuật của một dạng thuốc bất kỳ trong
Dược điển Việt Nam
Mục tiêu này sinh viên đã được thực hiện trong phần thực hành.

64
PHẦN THỰC HÀNH

CÂU HỎI TÌNH HUỐNG KIỂM NGHIỆM


Câu 1:
1. 1. Định lượng thuốc bột nabica 10g tiến hành như sau:
- Lấy thuốc của 5 đơn vị đóng gói có khối lượng mtb, trộn đều.
- Cân chính xác khoảng 1,50 g (mc) chế phẩm cho vào bình nón dung tích 100 ml.
- Thêm 50 ml nước không có carbon dioxyd, lắc đến tan hoàn toàn. Thêm 0,2 ml dung
dịch chỉ thị da cam methyl.
- Cho dung dịch acid hydrocloric 1N lên buret, điều chỉnh về vạch số 0.
- Chuẩn độ bằng dung dịch acid hydrocloric 1N tới khi dung dịch chuyển sang màu đỏ
cam. Ghi số ml dung dịch acid hydrocloric 1N đã tiêu thụ.
1 ml dung dịch acid hydrocloric 1N tương đương với 84,0 mg NaHCO 3. Dung dịch
chuẩn độ HCl 1N chuẩn độ có hệ số hiệu chỉnh K.
Làm 2 lần lấy kết quả trung bình. Kết quả thể tích dung dịch HCl 1N đã dùng lần lượt
là V1 ml và V2 ml.

mtb (g) mc (g) K V1 (ml) V2 (ml)


10.0435 1.4989 1.0080 17.5 18.0

Hàm lượng natri hydrocarbonat trong chế phẩm là:


A.102.90%
B.105.95%
C.101.46%
D.98.25%
Đáp án: C

Câu 2:
Định lượng iod trong cồn BSI 20ml có thành phần:
Acid benzoic: 1,0g
Acid salicylic: 1,0g
Iod: 0,3g
- Lấy thuốc của 5 đơn vị, trộn đều, có thể tích trung bình là Vtb (ml)
- Hút chính xác 10ml chế phẩm cho vào bình nón nút mài dung tích 100ml. Thêm 5
giọt dung dịch hồ tinh bột.
- Cho dung dịch natri thiosulfat 0,1N lên buret (có hệ số hiệu chỉnh K), điều chỉnh về
vạch số 0.
- Chuẩn độ bằng dung natri thiosulfat 0,1N tới khi dung dịch chuyển từ màu xanh
thẫm sang không màu. Ghi số ml dung dịch natri thiosulfat 0,1N đã tiêu thụ. Thể tích

65
natri thiosulfat 0,1N đã tiêu thụ là V (ml).
1ml dung dịch natri thiosulfat 0,1N tương ứng với 0,01269 g iod

Vtb (ml) K V (ml)


20.10 0.998 12.5
Hàm lượng iod trong cồn BSI là:
A. 106.07%
B. 97.20%
C. 98.36%
D. 101.92%
Đáp án: A

Câu 3:
Kiểm nghiệm độ đồng đều khối lượng trà gừng gói 5g.
- Lấy 10 gói hoặc lọ thuốc
- Cân từng gói hoặc lọ thuốc (m1)
- Bỏ thuốc trong gói hoặc lọ ra
- Làm sạch vỏ và cân (m2)
mthuốc = m1 - m2
- Tính khối lượng trung bình của thuốc trong 1 đơn vị đóng gói.
- Tính % chênh lệch của từng gói/ lọ với khối lượng trung bình.
Đánh giá: Đạt qui định nếu tất cả các đơn vị thử có khối lượng nằm trong giới hạn qui
định.
Nếu thuốc đóng gói 10g : khối lượng trung bình  19%
Nếu thuốc đóng gói 5g : khối lượng trung bình  12%
Kết quả khối lượng của từng đơn vị đóng gói là:
STT m1 (g) m2 (g)
1 6.0135 0.9895
2 5.9803 1.0082
3 6.1802 1.0037
4 5.8950 0.9569
5 5.9874 0.9769
6 6.1451 1.0058
7 6.1450 1.0021
8 6.0988 0.9956
9 5.8978 1.0045
10 5.9739 0.9925

Anh/chị hãy:
- Tính khối lượng trung bình của các đơn vị đóng gói?

66
- Chế phẩm trà gừng có đạt yêu cầu về độ đồng đều khối lượng không?
A. mtb = 5.03813 (g); đạt
B. mtb = 4.83453 (g); không đạt
C. mtb = 5.14812 (g); không đạt
D. mtb = 5.05278 (g); đạt

Đáp án: A
Câu 4:
Kiểm nghiệm đồng đều khối lượng viên nén vitamin C 100mg
- Lấy 20 viên bất kỳ.
- Cân chính xác khối lượng 20 viên và tính khối lượng trung bình viên.
- Cân riêng khối lượng từng viên.
- Tính độ lệch theo tỷ lệ phần trăm của từng viên so với khối lượng trung bình.
- Đánh giá: Không được quá 2 viên có khối lượng chênh lệch quá 7,5% của
khối lượng trung bình và không được có viên nào có chênh lệch quá 15% của khối
lượng trung bình.
Kết quả như sau:

STT Khối lượng (g) STT Khối lượng (g)


1 0.3091 11 0.3016
2 0.3189 12 0.3103
3 0.3169 13 0.3107
4 0.3025 14 0.3069
5 0.2997 15 0.3081
6 0.2976 16 0.3009
7 0.3018 17 0.2987
8 0.3016 18 0.2995
9 0.3104 19 0.2990
10 0.3045 20 0.3090

Anh/chị hãy:
- Tính khối lượng trung bình của các viên?
- Chế phẩm viên nén vitamin C 100mg có đạt yêu cầu về chỉ tiêu đồng đều
khối lượng không?
A. 0.3054 g; đạt
B. 0.2945 g; không đạt
C. 0.3103 g; đạt
D. 0.3095 g; không đạt
Đáp án: A
Câu 5:

67
Định lượng viên nén vitamin C 100mg
- Lấy 20 viên bất kỳ.
- Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình viên (mTB).
- Nghiền thành bột mịn.
- Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng khoảng 0,10 g acid ascorbic
(mc), cho vào bình nón dung tích 100 ml.
- Thêm 30 ml hỗn hợp nước đun sôi để nguội - dung dịch acid acetic 1 M
(10:1), lắc kỹ. Thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột.
- Cho dung dịch iod 0,1N lên buret, điều chỉnh về vạch số 0.
- Chuẩn độ bằng dung iod 0,1N (có hệ số hiệu chỉnh K) tới khi dung dịch
chuyển đến khi xuất hiện màu xanh lam bền vững. Ghi số ml dung dịch iod 0,1N đã
tiêu thụ (VT).
1ml dung dịch iod 0,1N tương đương với 8,806 mg C6H8O6.

mtb (g) mc (g) K VT (ml)


0.3054 0.3089 1.008 12.0
Hàm lượng acid ascorbic, C6H8O6, so với lượng ghi trên nhãn là:
A. 105.31%
B. 100.56%
C. 98.45%
D. 97.97%
Đáp án: A
Câu 6:
Kiểm nghiệm đồng đều khối lượng viên nén bao tan trong ruột aspirin 100mg
- Lấy 20 viên bất kỳ.
- Cân chính xác khối lượng 20 viên và tính khối lượng trung bình viên.
- Cân riêng khối lượng từng viên.
- Tính độ lệch theo tỷ lệ phần trăm của từng viên so với khối lượng trung bình.
Kết quả như sau:
STT Khối lượng (g) STT Khối lượng (g)
1 0.2450 11 0.2489
2 0.2397 12 0.2358
3 0.2509 13 0.2359
4 0.2419 14 0.2689
5 0.2145 15 0.2769
6 0.2390 16 0.2481
7 0.2405 17 0.2379
8 0.2415 18 0.2349
9 0.2391 19 0.2450
10 0.2480 20 0.2447

68
Anh/chị hãy:
- Tính khối lượng trung bình của các viên?
- Chế phẩm viên nén bao tan trong ruột aspirin có đạt yêu cầu về chỉ tiêu
đồng đều khối lượng không?
A. mtb = 0.2439 g, không đạt
B. mtb = 0.2529 g, không đạt
C. mtb = 0.2345 g, đạt
D. mtb = 0.2338 g, đạt
Đáp án: A

Câu 7:
Thử độ hòa tan viên nén paracetamol 500mg
- Môi trường hoà tan: 900 ml nước
- Số viên thử : 6 viên (viên nang paracetamol 500 mg)
+ Cho vào mỗi cốc 1 viên thử
+ Lấy mẫu: sau thời gian 45 phút, lấy 20 ml mẫu môi trường sau khi hoà tan, lọc, bỏ
10 ml dịch lọc đầu. Pha loãng chính xác 3 ml dịch lọc thành 200 ml bằng dung dịch
natri hydroxyd 0,1 M (dung dịch có nồng độ paracetamol khoảng 7,5 g/ ml).
+ Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được ở bước sóng cực đại 257 nm, mẫu trắng là
dung dịch natri hydroxyd 0,1 M. Được độ hấp thụ D
Lấy 715 là giá trị A (1%, 1 cm) của paracetamol ở bước sóng 257 nm.

D
0.45
Độ hòa tan của viên nén paracetamol 500mg là:
A. 75.52%
B. 78.90%
C. 76.29%
D. 80.56%
Đáp án: A

Câu 8:
Định lượng viên nang paracetamol 500mg
- Lấy 20 viên bất kỳ.
- Cân trên cân phân tích, tính khối lượng trung bình của bột thuốc trong một
viên (mTB).
- Nghiền thành bột mịn.
- Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng khoảng 0,15g paracetamol (m T),
cho vào bình định mức 200 ml, thêm 50 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1N, 100 ml
nước, lắc 15 phút, thêm nước đến vạch. Lắc đều, lọc qua giấy lọc khô, bỏ 20- 30 ml
dịch lọc đầu.

69
- Lấy chính xác 10 ml dịch lọc cho vào bình định mức 100 ml. Thêm nước vừa
đủ đến vạch, lắc đều. Lấy chính xác 10 ml dung dịch trên cho vào bình định mức 100
ml, thêm 10 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1N rồi thêm nước đến vạch, lắc đều.
- Đo độ hấp thụ của dung dịch thu được ở bước sóng 257 nm, dùng cốc dày 1
cm. Mẫu trắng là dung dịch natri hydroxyd 0,01N. Được độ hấp thụ AT

mTB (g) mT (g) AT


0.8552 0.2560 0.53
Hàm lượng paracetamol C8H9NO2 theo A (1%,1 cm); lấy 715 là giá trị A (1%,
1cm) ở bước sóng 257nm là:
A. 99.05%
B. 102.45%
C. 97.23%
D. 103.78%
Đáp án: A
Câu 9:
Kiểm nghiệm thể tích thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4% 10ml
Lấy 5 lọ thuốc bất kỳ.
- Chuyển hoàn toàn thuốc trong mỗi lọ vào ống đong có thể tích thích hợp
(dung tích không lớn hơn 2,5 lần so với thể tích cần đo). Lần lượt lấy thuốc của từng
lọ thuốc theo cách đó.
Kết quả thể tích của từng đơn vị là:
STT Thể tích (ml)
1 10,1
2 10,3
3 10,1
4 10,0
5 10,2

Anh/chị hãy cho biết:


- Giới hạn cho phép về thể tích của chế phẩm thuốc nhỏ mắt trên là bao
nhiêu?
- Chế phẩm thuốc nhỏ mắt cloramphenicol có đạt yêu cầu về chỉ tiêu thể tích
không?
A. +10%, không đạt
B. ±5%, đạt
C. +5%, đạt
D. ±10%, không đạt
Đáp án: A

Câu 10:

70
Định lượng thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4% 10ml
Lấy thuốc của 5 lọ, trộn đều, có thể tích trung bình Vtb
- Lấy chính xác 1,00ml dung dịch chế phẩm, cho vào bình định mức 200,0 ml.
Pha loãng với nước đến vừa đủ thể tích. Lắc kỹ .
- Đo độ hấp thụ của dung dịch này ở bước sóng 278 nm, cốc đo dày 1cm, mẫu
trắng là nước cất. Thu được độ hấp thụ D
Anh/chị hãy: Tính hàm lượng cloramphenicol C 11H12Cl2N2O5 theo A (1%,1
cm); lấy 297 là giá trị A (1%, 1cm) ở bước sóng 278 nm.

D Vtb (ml)

10.00
0.58

Hàm lượng cloramphenicol C11H12Cl2N2O5 theo A (1%,1 cm); lấy 297 là giá trị
A (1%, 1cm) ở bước sóng 278 nm là:
A. 97.64%
B. 100.23%
C. 98.75%
D. 99.67%
Đáp án: A
Câu 11:
Định lượng vitamin B12 1000μg/ml, ống 1ml
- Lấy thuốc của 5 ống thuốc, trộn đều, có thể tích trung bình Vtb
- Lấy chính xác một thể tích chế phẩm tương ứng với 1,25 mg cyanocobalamin,
cho vào bình định mức 50 ml. Pha loãng với nước đến vừa đủ thể tích. Lắc kỹ .
- Đo độ hấp thụ của dung dịch này ở bước sóng 361 nm, cốc đo dày 1cm, mẫu
trắng là nước cất. Thu được độ hấp thụ D
Tính hàm lượng cyanocobalamin, C63H88CoN14O14P, trong thuốc tiêm theo
A(1%; 1 cm). Lấy 207 là giá trị A(1%; 1 cm) ở bước sóng 361 nm.

D Vtb (ml)

1.10
0.52

Hàm lượng cyanocobalamin, C63H88CoN14O14P, so với lượng ghi trên nhãn là:
A. 110.53%
B. 95.36%
C. 93.79%

71
D. 102.24%
Đáp án: A
Câu 12:
Kiểm nghiệm thể tích thuốc tiêm truyền natri clorid 0,9% 500ml
- Lấy thuốc của 3 đơn vị, trộn đều, có thể tích Vtb
- Lấy chính xác 10,0 ml chế phẩm, cho vào một bình nón có dung tích 100 ml,
thêm 3 giọt dung dịch chỉ thị kali cromat.
- Cho dung dịch bạc nitrat 0,1 N lên buret, điều chỉnh về vạch số 0.
- Chuẩn độ bằng dung dịch bạc nitrat 0,1 N tới khi có tủa hồng. Ghi số ml dung
dịch bạc nitrat 0,1 N (hệ số hiệu chỉnh K) đã tiêu thụ hết V (ml)
1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N tương đương với 5,844 mg NaCl.

V (ml) Vtb (ml) K


15.00 510 0.998
Hàm lượng natri clorid trong chế phẩm là:
A. 99.15%
B. 102.45%
C. 98.09%
D. 105.98%
Đáp án: A
Câu 13:
Định lượng thuốc mỡ kẽm oxyd 10% , typ 15g
- Lấy thuốc của 5 đơn vị, trộn đều, có khối lượng trung bình mtb
- Cân chính xác một lượng thuốc mỡ tương ứng với khoảng 75 mg kẽm oxyd
(mc), cho vào chén nung, đun nhẹ đến chảy lỏng rồi đốt nóng từ từ, tăng dần nhiệt độ
đến khi toàn khối cháy thành than. Tiếp tục nung đến khi thu được cắn có màu vàng
đồng đều, để nguội.
- Hòa cắn trong 10 ml dung dịch acid sulfuric 1 M, đun nóng nếu cần để hoà
tan hết cắn vào dung dịch.
- Chuyển dung dịch vào một bình nón dung tích 100 ml.
- Rửa chén nung với từng lượng nhỏ nước và gộp nước rửa vào bình nón trên
đến khi thu được khoảng 50 ml dung dịch trong bình.
- Điều chỉnh pH của dung dịch đến 6-7 bằng cách thêm từng giọt dung dịch
amoniac 10%.
- Thêm 10 ml dung dịch đệm amoniac pH 10,0 và 1 ml dung dịch chỉ thị đen
eriocrom T .
- Cho dung dịch trilon B 0,05 M lên buret và điều chỉnh đến 0.
- Chuẩn độ bằng dung dịch trilon B 0,05 M đến khi dung dịch chuyển xanh
màu xanh hoàn toàn. Ghi thể tích dung dịch trilon B 0,05 M đã tiêu thụ (V)
1 ml dung dịch trilon B 0,05 M tương ứng với 4,069 mg ZnO.

72
mtb mc (g) V (ml)

15.1090
18.50
0.7505
Hàm lượng % kẽm oxyd, ZnO, so với lượng ghi trên nhãn là:
A. 101.03%
B. 97.67%
C. 98.69%
D. 102.39%
Đáp án: A
Câu 14:
Kiểm nghiệm chỉ tiêu mất khối lượng do làm khô của viên hoàn lục vị
- Sấy chén cân ở 40oC trong điều kiện chân không trong 60 phút.
- Lấy chén ra khỏi tủ sấy, cho vào bình hút ẩm
- Để nguội trong khoảng 15 phút.
- Cân xác định khối lượng của chén cân trên cân phân tích (mc)
- Nghiền nhanh chế phẩm bằng cối sứ tới kích thước dưới 2 mm.
- Cân chính xác khoảng 2 g mẫu thử vào chén sấy. Dàn mỏng mẫu thử thành lớp
có độ dày không quá 5 mm. (m0)
- Cho chén chứa mẫu thử vào tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 40 oC trong điều kiện chân
không (khoảng 4 giờ).
- Lấy chén ra khỏi tủ sấy, cho vào bình hút ẩm.
- Để nguội trong khoảng 15 phút.
- Cân xác định khối lượng của chén cân trên cân phân tích (m1)

mc (g) m0 (g) m1 (g)


24.2535 2.0025 26.0949

Độ ẩm của viên hoàn lục vị là:


A. 8.04%
B. 6.78%
C. 7.12%
D. 9.35%
Đáp án: A

73
74

You might also like