You are on page 1of 89

387 CÂU TRẮC NGHIỆM – HỌC PHẦN KIỂM NGHIỆM

Câu 1. Thuốc không đạt tiêu chuẩn là thuốc không đáp ứng ít nhất bao
nhiêu chỉ tiêu chất lượng bất kỳ trong tiêu chuẩn đã đăng ký?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 2. Những loại nào sau đây không được gọi là thuốc?
A. Răng giả, chất cản quang
B. Sinh phẩm y tế
C. Bông băng, chỉ khâu y tế
D. Thực phẩm chức năng

Câu 3. Đảm bảo chất lượng thuốc tại cơ sở sản xuất phải thực hiện:
A. GMP – GLP – GPP
B. GMP – GLP – GSP
C. GSP – GMP – GDP
D. GMP – GPP – GDP

Câu 4. Cơ quan kiểm nghiệm thuốc của nhà nước là:


A. Thanh tra dược
B. Quản lý dược
C. Trung tâm kiểm nghiệm
D. Kiểm nghiệm của cơ sở sản xuất

Câu 5. Thuốc giả là thuốc:


A. Có dược chất như thuốc gốc
B. Nhãn giống (gần giống) thuốc khác
C. Đông dược đăng ký trộn Tân dược
D. Không đáp ứng tiêu chuẩn đã đăng ký

Câu 6. Biệt dược thuốc còn gọi là tên:


A. Thường gọi
B. Thương mại
C. Quốc tế
D. Khoa học

Câu 7. Thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt được viết tắt là:
A. GMP
B. GSP
C. GLP
D. GDP

Câu 8. Mục tiêu cơ bản của kiểm tra chất lượng thuốc là:
A. Bảo vệ người kinh doanh
B. Phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng
C. An toàn cho người bệnh
D. Uy tín nhà sản xuất

Câu 9. Biện pháp phòng chống thuốc giả và thuốc kém chất lượng là
thực hiện:
A. Đăng ký thuốc
B. Quản lý nguồn thuốc, thiết bị, in ấn
C. Thực hành tốt sản xuất thuốc
D. GMP, GLP, GSP, GDP, GPP
Câu 10. Một thuốc ghi trên nhãn là Ampicillin nhưng khi kiểm nghiệm
không có chứa Ampicillin, thì thuốc đó là:
A. Thuốc đạt tiêu chuẩn
B. Thuốc không đạt tiêu chuẩn
C. Thuốc giả
D. Thuốc kém phẩm chất

Câu 11. Thuốc kém chất lượng là thuốc:


A. Hàm lượng không đạt
B. Nhãn giống (gần giống) thuốc khác
C. Đông dược có trộn Tân dược
D. Không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Câu 12. Thuốc có mẫu mã, bao gói giống hoặc gần giống với thuốc khác
là thuốc:
A. Đạt tiêu chuẩn
B. Giả
C. Kém chất lượng
D. Không đạt tiêu chuẩn

Câu 13. Thuốc nhỏ mắt Chloramphenicol 0,4% có chỉ tiêu về thể tích
không đạt, đó là:
A. Thuốc đạt tiêu chuẩn
B. Thuốc không đạt tiêu chuẩn
C. Thuốc giả
D. Thuốc kém phẩm chất

Câu 14. Một thuốc ghi trên nhãn là Paracetamol, nhưng khi kiểm nghiệm
chứa Aspirin, thuốc đó là:
A. Thuốc đạt tiêu chuẩn
B. Thuốc không đạt tiêu chuẩn
C. Thuốc giả
D. Thuốc kém phẩm chất

Câu 15. Số lượng lấy mẫu thuốc đủ để kiểm nghiệm ít nhất là:
A. 3 lần thử và 3 lần lưu
B. 3 lần thử và 2 lần lưu
C. 2 lần thử và 2 lần lưu
D. 1 lần thử và 1 lần lưu

Câu 16. Thời gian lưu mẫu tại cơ sở là:


A. Khi hết hạn dùng
B. 2 năm kể từ ngày lấy mẫu
C. Thêm 3 tháng sau khi hết hạn dùng
D. 5 tháng kể từ khi cấp số đăng ký

Câu 17. Thời gian lưu hồ sơ kiểm nghiệm:


A. Ít nhất 3 năm
B. Hết hạn dùng của thuốc
C. Hủy khi kết quả không có khiếu kiện
D. Không được phép hủy

Câu 18. Mẫu trung bình thí nghiệm là được lấy từ mẫu:
A. Đơn vị bao gói
B. Ban đầu
C. Riêng
D. Chung
Câu 19. Mẫu riêng được lấy từ mẫu:
A. Đơn vị bao gói
B. Ban đầu
C. Mẫu lưu
D. Chung

Câu 20. Độ chính xác được biểu thị bằng:


A. Độ lệch chuẩn, độ lệch chuẩn tương đối
B. Giới hạn tin cậy, giá trị trung bình
C. Độ lặp lại, khoảng tin cậy
D. Tỷ lệ phục hồi % của các giá trị tìm thấy so với giá trị thực

Câu 21. Độ đúng được biểu thị bằng:


A. Độ lệch chuẩn, độ lệch chuẩn tương đối
B. Giới hạn tin cậy, giá trị trung bình
C. Độ lặp lại, khoảng tin cậy
D. Tỷ lệ phục hồi % của các giá trị tìm thấy so với giá trị thực

Câu 22. Tính tiên tiến thể hiện ở:


A. Độ chính xác, tính đặc hiệu
B. Độ đúng, độ lặp lại
C. Độ đúng, tính thực tế
D. Độ đúng, tính kinh tế

Câu 23. Các giai đoạn chính của kiểm nghiệm: Lấy mẫu, thực hành
phân tích, xử lý và ………
A. Trả lời kết quả
B. Xử lý kết quả
C. Viết phiếu trả lời kết quả
D. Tiến hành kiểm nghiệm

Câu 24. Tiêu chuẩn áp dụng kiểm nghiệm thuốc là:


A. TCCS, DĐVN và phương pháp ngoài dược điển
B. DĐVN và dược điển nước ngoài
C. DĐVN, TCN
D. TCCS ban hành nội bộ, TCV

Câu 25. Khi nào cần sửa đổi tiêu chuẩn?


A. Thay đổi phương pháp sản xuất
B. Phát hiện sai sót hay không phù hợp
C. Mua trang thiết bị mới
D. Nâng cao chất lượng tiêu chuẩn

Câu 26. Dược điển Việt Nam quy định nước nóng có nhiệt độ là:
A. 20 – 25oC
B. 20 – 30oC
C. 40 – 50oC
D. 70 – 80oC

Câu 27. Dược điển Việt Nam quy định nước cách thủy có nhiệt độ là:
A. 98 – 100oC
B. 20 – 30oC
C. 40 – 50oC
D. 70 – 80oC

Câu 28. Dược điển Việt Nam quy định nhiệt độ thường là:
A. 20 – 25oC
B. 20 – 30oC
C. 40 – 50oC
D. 70 – 80oC

Câu 29. Giới hạn hàm lượng: Nếu trong chuyên luận không ghi giới hạn
trên có nghĩa là không được quá “……..”
A. 99,0 %
B. 100,0 %
C. 101,0 %
D. 102,0 %

Câu 30. DĐVN quy định về sấy hoặc nung đến khối lượng không đổi,
nghĩa là xử lý đến khi nào chênh lệch giữa 2 lần cân kế tiếp nhau không
quá:
A. 0,5 mg
B. 0,4 mg
C. 0,3 mg
D. 0,6 mg

Câu 31. Tính thực tế thể hiện sự?


A. Ít tốn kém
B. An toàn lao động
C. Khả thi cao
D. Kinh tế

Câu 32. Thời gian sửa đổi, soát xét lại tiêu chuẩn là bao nhiêu năm?
A. 2 năm
B. 3 năm
C. 4 năm
D. 5 năm
Câu 33. Trường hợp tự kiểm tra chất lượng, số lô thuốc được kiểm tra
là:
A. 10%
B. 50%
C. 80%
D. 100%

Câu 34. Độ chính xác bị ảnh hưởng bởi sai số:


A. Ngẫu nhiên
B. Hệ thống
C. Thô
D. Số lần đo

Câu 35. Để loại trừ sai số thô, cần làm:


A. Chính xác
B. Nhiều lần
C. Hiệu chỉnh
D. Xử lý

Câu 36. Độ đúng bị ảnh hưởng bởi sai số:


A. Ngẫu nhiên
B. Hệ thống
C. Thô
D. Số lần đo

Câu 37. Từ ngữ trong viết phiếu kiểm nghiệm theo:


A. Kiểm nghiệm viên
B. Quy định đơn vị
C. Thống nhất
D. Dược điển Việt Nam

Câu 38. Chất đối chiếu, thông thường được bảo quản ở nhiệt độ:
A. Đặc biệt
B. Bình thường, chống ẩm
C. Phòng thí nghiệm
D. Thấp, tránh ánh sáng và ẩm

Câu 39. Nên dùng dung dịch chuẩn độ có hệ số hiệu chỉnh k trong
khoảng?
A. 0,900 – 1,000
B. 0,970 – 1,030
C. 0,900 – 1,100
D. 0,970 – 1,100

Câu 40. Dung dịch chuẩn độ là dung dịch có nồng độ:


A. Không chính xác
B. Tương đối chính xác
C. Quy định chính xác
D. Không xác định

Câu 41. Dung dịch chuẩn độ pha chế xong “……...”


A. Phải chuẩn độ lại nồng độ
B. Đã có nồng độ chính xác
C. Nồng độ chưa chính xác
D. Không cần chuẩn độ

Câu 42. Công thức tính hệ số hiệu chỉnh K: K =


Trong đó “a” là:
A. Hệ số hiệu chỉnh
B. Thể tích dung dịch chuẩn độ
C. Lượng chất chuẩn độ gốc
D. Độ chuẩn lý thuyết

Câu 43. Dung dịch chuẩn độ pha gần đúng rồi chuẩn hóa bằng một dung
dịch chuẩn độ khác có:
A. Nồng độ đã biết
B. Hệ số gốc đã biết
C. Hệ số K đã biết
D. Phân tử gam đã biết

Câu 44. Các dung dịch chuẩn độ thường được pha với nước cất:
A. 1 lần
B. 2 lần
C. Không có carbon dioxyd
D. Pha tiêm

Câu 45. Trước khi mở bao gói chất đối chiếu phải để đạt tới nhiệt độ:
A. 37oC
B. Phòng thí nghiệm
C. Mát
D. 5oC

Câu 46. Chất đối chiếu phải có độ tinh khiết như thế nào với mục đích
sử dụng:
A. Cao
B. Phù hợp
C. Tương đương
D. Đồng nhất

Câu 47. Dung dịch chuẩn độ pha loãng từ dung dịch có nồng độ cao có
hệ số hiệu chỉnh:
A. Khác nhau
B. Bằng nhau
C. Tương đương nhau
D. Cao hơn

Câu 48. Mất khối lượng do làm khô được biểu thị bằng phần trăm:
A. Thể tích / Khối lượng
B. Thể tích / Thể tích
C. Khối lượng / Khối lượng
D. Khối lượng / Thể tích

Câu 49. Trong xác định mất khối lượng do làm khô, khối lượng cân có
sai số là:
A. ± 5%
B. ± 7%
C. ± 10%
D. ± 15%

Câu 50. Trong xác định mất khối lượng do làm khô, nếu dùng phương
pháp sấy thì nhiệt độ cho phép chỉ chênh lệch:
A. ± 1oC
B. ± 2oC
C. ± 3oC
D. ± 5oC
Câu 51. Nếu không quy định thời gian làm khô, có nghĩa là phải làm khô
đến khối lượng:
A. Chênh 5%
B. Chênh 15%
C. Chênh 10%
D. Không đổi

Câu 52. Đối với dược liệu, khi xác định sự mất khối lượng do làm khô thì
lượng mẫu thử là:
A. 1 g đến 2 g
B. 2 g đến 3 g
C. 3 g đến 4 g
D. 4 g đến 5 g

Câu 53. Đối với thuốc viên, khi xác định sự mất khối lượng do làm khô
thì lượng mẫu thử không ít hơn:
A. 1 viên
B. 2 viên
C. 3 viên
D. 4 viên

Câu 54. Xác định màu sắc bằng ống nghiệm được nhìn trên nền:
A. Trắng
B. Đen
C. Trắng hoặc đen
D. Màu bất kỳ
Câu 55. Xác định độ ẩm của thuốc bột, biết rằng khối lượng thuốc trước
khi sấy là 2,000 g, sau khi sấy là 1,8520 g. Kết quả là:
A. 7,4%; không đạt
B. 7,4%; đạt
C. 12,5%; không đạt
D. 12,5%; đạt

Câu 56. Làm khô không quá 1% (1g, 105oC, 4 giờ) có nghĩa là dùng
phương pháp:
A. Sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ thường
B. Sấy ở áp suất giảm
C. Làm khô trong bình hút ẩm
D. Phơi khô ngoài nắng

Câu 57. Xác định hàm lượng của 1 hoạt chất trong chế phẩm thu được
kết quả như sau: 124,8 mg; 124,7 mg; 125,0 mg; 126,7 mg; 125,6 mg;
125,3 mg. Hãy dùng chuẩn DIXON (test Q) để xem số liệu 126,7 mg có
giữ lại hay không? Biết rằng Qlt = 0,56.
A. Qtn = 0,61; giữ lại
B. Qtn = 0,61; loại bỏ
C. Qtn = 0,55; loại bỏ
D. Qtn = 0,55; giữ lại

Câu 58. Định lượng Chlorpheniramin maleat 6 lần thu được kết quả hàm
lượng như sau: 2,10 mg; 2,14 mg; 2,14 mg; 2,13 mg; 2,14 mg; 2,13 mg.
Tính độ lệch chuẩn SD?
A. 0,105
B. 0,041
C. 0,014
D. 0,016
Câu 59. Định lượng hoạt chất trong chế phẩm 6 lần thu được kết quả
như sau: 502,10 mg; 498,14 mg; 502,14 mg; 490,13 mg; 502,14 mg;
491,93 mg. Tính độ lệch chuẩn tương đối RSD?
A. 2,048 %
B. 2,407 %
C. 1,098 %
D. 1,690 %

Câu 60. Ống nghiệm dùng xác định tạp chất phải là thủy tinh:
A. Trung tính
B. Acid
C. Thường
D. Base

Câu 61. Xác định độ ẩm của thuốc bột, biết rằng khối lượng thuốc trước
khi sấy là 1,0860 g và sau sấy là 0,9520 g, kết quả là:
A. 8,4%; không đạt
B. 8,4%; đạt
C. 12,3%; không đạt
D. 12,3%; đạt

Câu 62. Xác định hàm lượng của 1 hoạt chất trong chế phẩm thu được
kết quả như sau: 250,10 mg; 250,00 mg; 249,05 mg; 251,10 mg; 260,27
mg; 248,95 mg. Hãy dùng chuẩn DIXON (test Q) để xem số liệu 260,27
mg có giữ lại hay không? Biết rằng Qlt = 0,56.
A. Qtn = 0,81; giữ lại
B. Qtn = 0,81; loại bỏ
C. Qtn = 0,65; loại bỏ
D. Qtn = 0,65; giữ lại
Câu 63. Xác định giới hạn cho phép về thể tích thuốc tiêm Vitamin C 500
mg trong ống 5 ml biết rằng thể tích 5 ống là 5,1 ml; 5,05 ml; 5,0 ml; 4,9
ml; 5,1 ml. Cho biết kết quả?
A. 102,1 %; đạt
B. 100,2 %; không đạt
C. 103,5 %; không đạt
D. 100,6 %; đạt

Câu 64. Thử độ đồng đều khối lượng thuốc viên hoàn được tiến hành
trên bao nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 65. Nguyên tắc vận hành máy đo pH là chuẩn máy với dung dịch
đệm:
A. pH = 7
B. pH = 7 và lập thang đo thích hợp
C. pH = 4
D. pH = 10

Câu 66. Xác định hàm lượng của 1 hoạt chất trong chế phẩm thu được
kết quả như sau: 500,5 mg; 498,4 mg; 501,2 mg; 500,8 mg; 499,3 mg;
509,1 mg. Hãy dùng chuẩn DIXON (test Q) để xem số liệu 509,1 mg có
giữ lại hay không? Biết rằng Qlt = 0,56.
A. Qtn = 0,73; giữ lại
B. Qtn = 0,65; loại bỏ
C. Qtn = 0,73; loại bỏ
D. Qtn = 0,65; giữ lại

Câu 67. Cân điện tử hoạt động trên nguyên tắc:


A. Đòn bẩy
B. Lực điện từ
C. Điện trường
D. Đòn bẩy kết hợp điện từ

Câu 68. Xác định tỉ trọng đo nhiệt độ?


A. 10oC
B. 15oC
C. 20oC
D. 25oC

Câu 69. Lập thang đo base là nhúng điện cực vào dung dịch pH = 7 và:
A. pH = 5
B. pH = 4
C. pH = 10
D. pH = 6

Câu 70. Cân phân tích có độ nhạy tới:


A. 0,1 mg
B. 1 mg
C. 0,1 g
D. 1 g

Câu 71. Cân chính xác có độ nhạy tới:


A. ≥ 0,1 mg
B. ≥ 1 mg
C. ≥ 0,1 g
D. ≥ 1 g

Câu 72. Dùng tỷ trọng kế để đo tỷ trọng cho kết quả với bao nhiêu số lẻ?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1

Câu 73. Đo tỷ trọng bằng lọ Picnometer cho kết quả với bao nhiêu số lẻ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 74. Các ý sau nói về thuốc kém chất lượng, NGOẠI TRỪ:
A. Không đạt tiêu chuẩn mà trước đó nó đã đạt
B. Chứa dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn
C. Nhãn, bao gói gần giống với nhãn, bao gói khác
D. Đạt tiêu chuẩn mà trước đó nó đã đạt

Câu 75. Các ý sau là đúng khi nói về thuốc kém phẩm chất, NGOẠI TRỪ:
A. Không đạt tiêu chuẩn mà trước đó nó đã đạt
B. Do đồ bao gói không đạt tiêu chuẩn
C. Do tuổi thọ đã hết
D. Thuốc có màu

Câu 76. Cách trả lời kết quả chỉ tiêu định tính trên phiếu kiểm nghiệm là:
A. Đúng hay không đúng
B. Đạt hay không đạt
C. Âm tính hoặc dương tính
D. Bình thường

Câu 77. Đèn soi UV có bước sóng ngắn là:


A. 254 nm
B. 387 nm
C. 366 nm
D. 225 nm

Câu 78. Đèn soi UV có bước sóng dài là:


A. 254 nm
B. 387 nm
C. 366 nm
D. 225 nm

Câu 79. Đại lượng đặc trưng cho sắc ký lớp mỏng xác định được tuyến
dung môi là:
A. Rr
B. Rf
C. Ra
D. Rb

Câu 80. Đại lượng đặc trưng cho sắc ký lớp mỏng KHÔNG xác định
được tuyến dung môi là:
A. Rr
B. Rf
C. Ra
D. Rb
Câu 81. Khi chuẩn bị bình triển khai, lớp dung môi ở đáy bình dày
khoảng:
A. 4 – 5 mm
B. 5 – 10 mm
C. 10 – 15 mm
D. 15 – 20 mm

Câu 82. Chấm dung dịch thử lên bản mỏng để sắc ký cách bìa bên bản
mỏng bao nhiêu cm?
A. 0,5
B. 1
C. 2
D. 3

Câu 83. Điểm chấm xuất phát trong sắc ký lớp mỏng cách mép dưới bản
mỏng:
A. 0,5 – 1 cm
B. 1 – 2 cm
C. 1,5 – 2,5 cm
D. 2 – 3 cm

Câu 84. Quá trình tiến hành sắc ký lớp mỏng gồm bao nhiêu giai đoạn
chính:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 85. Chấm chất phân tích lên bản mỏng ở dạng:
A. Điểm
B. Vạch
C. Điểm hoặc vạch
D. Tròn

Câu 86. Trong sắc ký lớp mỏng, công thức tính: Rf =


Với “b” là khoảng cách chạy của:
A. Mẫu thử
B. Dung môi
C. Mẫu thử và chuẩn
D. Mẫu chuẩn

Câu 87. Trong sắc ký lớp mỏng, công thức tính: Rf =


Với “a” là khoảng cách chạy của:
A. Mẫu thử
B. Dung môi
C. Mẫu thử và chuẩn
D. Mẫu chuẩn

Câu 88. Sản xuất thuốc với ý đồ lừa đảo, đó là:


A. Thuốc không đạt tiêu chuẩn
B. Thuốc giả
C. Thuốc kém phẩm chất
D. Thuốc kém chất lượng

Câu 89. Định tính bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng là sự so sánh:
A. Rf giữa mẫu chuẩn và mẫu thử
B. Màu giữa mẫu chuẩn và mẫu thử
C. Rf , màu chuẩn và thử
D. Rf , màu giữa vết mẫu chuẩn và mẫu thử

Câu 90. Khi đang chạy sắc ký, bình triển khai:
A. Được di chuyển nhẹ
B. Được di chuyển
C. Để yên ở nhiệt độ không đổi
D. Di chuyển theo điều kiện

Câu 91. Khi chuẩn bị bình triển khai sắc ký lớp mỏng:
A. Đặt bản mỏng vào bình triển khai
B. Bão hòa hơi dung môi trong bình
C. Lót giấy lọc rồi đem soi đèn UV
D. Mức dung môi dày khoảng 5 cm

Câu 92. Xác định giới hạn tạp chất trong ống nghiệm, mẫu thử và chuẩn
được chuẩn bị đồng thời, đồng thể tích và “………”
A. Giống nhau
B. Cùng điều kiện
C. Cùng màu sắc
D. Khác nhau

Câu 93. Sai số ngẫu nhiên là sai số:


A. Xác định
B. Không hiệu chỉnh được
C. Biết rõ nguyên nhân
D. Tuân theo quy luật nhất định
Câu 94. Phương pháp nào sau đây xác định giới hạn tạp chất Arsen?
A. Ống nghiệm
B. Bộ dụng cụ thử riêng
C. Đo quang phổ
D. Sắc ký lớp mỏng

Câu 95. Một phép thử được coi là có tạp khi ống thử:
A. Nhạt hơn ống mẫu
B. Đậm hơn ống mẫu
C. Nhạt bằng ống mẫu
D. Đậm bằng ống mẫu

Câu 96. Xác định độ đồng đều khối lượng của thuốc bột Sorbitol 5g/gói,
biết rằng khối lượng của 5 gói là: 5,10 g; 5,15 g; 4,75 g; 5,05 g; 4,95 g.
Cho biết giới hạn và phê duyệt là:
A. 4,25 – 5,75 g; không đạt
B. 4,75 – 5,25 g; không đạt
C. 4,25 – 5,75 g; đạt
D. 4,75 – 5,25 g; đạt

Câu 97. Tính độ cồn thực của chế phẩm, biết rằng: độ cồn đọc được
trên alcol kế là 42o, có hệ số hiệu chỉnh 0,4 ; nhiệt độ thí nghiệm là 35 o.
Kết quả là?
A. 34o
B. 35o
C. 36o
D. 37o

Câu 98. Công thức xác định độ cồn bằng alcol kế là:
A. X = C – n (15 – t)
B. X = C – n (t – 15)
C. X = C – n (t – 20)
D. X = C – n (20 – t)

Câu 99. Độ cồn đọc được trên alcol kế là độ cồn:


A. Chính xác
B. Thực
C. Chuẩn
D. Biểu kiến

Câu 100. Lấy 250 ml chế phẩm để xác định độ cồn, thì dịch cất phải pha
thêm nước cất để có thể tích là:
A. 100 ml
B. 250 ml
C. 200 ml
D. Đủ để đọc trên alcol kế

Câu 101. Tính độ cồn thực của chế phẩm, biết rằng: độ cồn đọc được
trên alcol kế là 40o, có hệ số hiệu chỉnh 0,4 ; nhiệt độ thí nghiệm là 30 o.
Kết quả là?
A. 34o
B. 35o
C. 36o
D. 37o

Câu 102. Trước khi đưa thuốc lưu thông ra thị trường, phải được kiểm
nghiệm theo tiêu chuẩn:
A. Đăng ký với cục quản lý Dược
B. Nội bộ của nhà sản xuất
C. Dược điển
D. Phương pháp ngoài Dược điển

Câu 103. Xác định độ cồn bằng lọ đo tỷ trọng thực hiện ở nhiệt độ:
A. 15 oC
B. 25 oC
C. 20 oC
D. 30 oC

Câu 104. Xác định độ cồn bằng alcol kế thực hiện ở nhiệt độ:
A. Phòng
B. Đo thực tế mẫu
C. 20 oC
D. 30 oC

Câu 105. Định lượng tinh dầu bằng phương pháp?


A. Chuẩn độ
B. Cất kéo theo hơi nước
C. Sắc ký lớp mỏng
D. Ngưng tụ giữa hai chất không đồng tan

Câu 106. Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu được biểu thị bằng:
A. Khối lượng / Khối lượng
B. Thể tích / Thể tích
C. Khối lượng / Thể tích
D. Thể tích / Khối lượng

Câu 107. Tốc độ cất tinh dầu trong 1 phút là:


A. 2 – 3 ml
B. 1 – 2 ml
C. 1 – 3 ml
D. 2 – 4 ml

Câu 108. Thời gian cất tinh dầu trong dược liệu khoảng:
A. 2 giờ
B. 3 giờ
C. 4 giờ
D. 5 giờ

Câu 109. Thời gian cất tinh dầu trong thành phẩm:
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 30 phút
D. 40 phút

Câu 110. Đọc kết quả thể tích tinh dầu khi ngừng cất ít nhất:
A. 10 phút
B. 20 phút
C. 30 phút
D. 40 phút

Câu 111. Công thức tính hàm lượng tinh dầu trong dược liệu: X =
Với “a” là :
A. Khối lượng tinh dầu, tính bằng gam
B. Thể tích tinh dầu, tính bằng ml
C. Phần trăm tinh dầu, tính bằng gam
D. Khối lượng dược liệu, tính bằng gam
Câu 112. Công thức tính hàm lượng tinh dầu trong dược liệu: X =
Với “b” là :
A. Khối lượng tinh dầu, tính bằng gam
B. Thể tích tinh dầu, tính bằng ml
C. Phần trăm tinh dầu, tính bằng gam
D. Khối lượng dược liệu, tính bằng gam

Câu 113. Khi định lượng tinh dầu toàn phần trong thành phẩm, lấy chính
xác bao nhiêu ml chế phẩm?
A. 1 ml
B. 2 ml
C. 3 ml
D. 4 ml

Câu 114. Tro nguồn gốc nội sinh thường là các muối:
A. Na2CO3, Na2C2O4
B. MgCO3, MgC2O4
C. BaCO3, BaC2O4
D. CaCO3, CaC2O4

Câu 115. Giới hạn độ tro của dược liệu thường trong khoảng:
A. 4 – 10 %
B. 4 – 18 %
C. 4 – 12 %
D. 4 – 15 %

Câu 116. Sử dụng acid nào để xác định tro không tan trong acid?
A. H2SO4
B. H3PO4
C. HCl
D. H2CO3

Câu 117. Nhiệt độ nung trong xác định tro sulfat khoảng:
A. 450 oC
B. 550 oC
C. 750 oC
D. 800 oC

Câu 118. Xác định tro toàn phần nung ở nhiệt độ không quá:
A. 450 oC
B. 550 oC
C. 750 oC
D. 800 oC

Câu 119. Xác định các loại tro của dược liệu được thực hiện bởi dụng
cụ nào sau đây:
A. Tủ sấy
B. Sấy chân không
C. Bếp điện
D. Lò nung

Câu 120. Các chế phẩm nào phải thử giới hạn vi khuẩn?
A. Không tiệt trùng trong quá trình sản xuất
B. Được tiệt trùng
C. Vô khuẩn
D. Thuốc nhỏ mắt

Câu 121. Thử giới hạn vi khuẩn được tiến hành trong điều kiện:
A. Phòng thí nghiệm
B. Vô khuẩn
C. Bình thường
D. Không tiệt trùng

Câu 122. Muốn tìm vi khuẩn hiếu khí, phải sử dụng nhiệt độ và thời gian:
A. 20 oC và 20 – 24 giờ
B. 30 oC và 20 – 45 giờ
C. 35 oC và 24 – 48 giờ
D. 25 oC và 24 – 40 giờ

Câu 123. Số ml thuốc nước cần lấy cho một lần đếm tổng số vi khuẩn
hiếu khí là:
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 124. Có bao nhiêu phương pháp thử giới hạn vi khuẩn?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 125. Muốn tìm nấm mốc, phải sử dụng nhiệt độ và thời gian:
A. 20 – 25 oC và 5 ngày
B. 30 – 35 oC và 5 ngày
C. 37 oC và 7 ngày
D. 45 oC và 3 ngày
Câu 126. Các chế phẩm nào sau đây phải thử độc tính bất thường:
A. Có chứa các hoạt chất độc
B. Thuốc Đông dược
C. Thuốc tiêm
D. Thuốc Tân dược

Câu 127. Liều dùng thử độc tính bất thường cao gấp bao nhiều lần liều
của người bình thường?
A. 30
B. 40
C. 50
D. 60

Câu 128. Trong thử độc tính bất thường, mỗi con chuột uống không
quá:
A. 0,2 ml
B. 0,3 ml
C. 0,4 ml
D. 0,5 ml

Câu 129. Thử độc tính bất thường, mỗi lô thử nghiệm có bao nhiêu con
chuột?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 130. Thời gian theo dõi thử độc tính bất thường trên chuột là:
A. 24 giờ
B. 48 giờ
C. 72 giờ
D. 78 giờ

Câu 131. Dung môi pha thuốc để cho chuột uống trong thử độc tính bất
thường là:
A. Kali clorid 0,9 %
B. Nước thường
C. Dung dịch đệm
D. Natri clorid 0,9 %

Câu 132. Các chế phẩm nào phải thử chất gây sốt?
A. Có chứa các hoạt chất độc
B. Thuốc Đông dược
C. Thuốc dạng dung dịch
D. Dung dịch tiêm truyền

Câu 133. Đánh giá chất lượng mẫu thử chất gây sốt dựa trên sự “….
……..”
A. Tăng thân nhiệt của thỏ
B. Giảm thân nhiệt của thỏ
C. Ổn định thân nhiệt của thỏ
D. Tăng hoặc giảm thân nhiệt của thỏ

Câu 134. Để thỏ ổn định trong phòng thí nghiệm ít nhất bao nhiêu phút
trước khi tiêm?
A. 30
B. 40
C. 50
D. 90
Câu 135. Trong thời gian thử chất gây sốt, thỏ:
A. Không được ăn
B. Ăn bình thường
C. Ăn theo chế độ phòng thí nghiệm
D. Được ăn và uống nước

Câu 136. Thử chất gây sốt: thể tích (ml) dùng để tiêm cho thỏ tính trên 1
kg thể trọng có thể từ:
A. 0,4 – 5
B. 0,5 – 10
C. 0,3 – 1
D. 1 – 2

Câu 137. Mẫu đạt yêu cầu thử chất gây sốt khi tổng đáp ứng của 3 thỏ
nhỏ hơn:
A. 1,2 oC
B. 1,3 oC
C. 1,4 oC
D. 1,5 oC

Câu 138. Mẫu đạt yêu cầu thử chất gây sốt khi tổng đáp ứng của 8 thỏ
nhỏ hơn:
A. 3,2 oC
B. 3,3 oC
C. 3,4 oC
D. 3,7 oC

Câu 139. Sai số hệ thống là sai số:


A. Xác định
B. Không hiệu chỉnh được
C. Biết rõ nguyên nhân
D. Tuân theo quy luật nhất định

Câu 140. Xác định kích thước hạt của thuốc cốm Xitrina, biết rằng tổng
khối lượng cốm là 255 gam, cốm lọt qua rây là 12 gam, hãy cho biết kết
quả đúng là:
A. 4,7 %; đạt
B. 4,7 %; không đạt
C. 8,5 %; đạt
D. 8,5 %; không đạt

Câu 141. Có bao nhiêu phương pháp loại bỏ sai số thô?


A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 142. Thuốc bột không được chứa hàm lượng nước quá:
A. 5%
B. 8%
C. 9%
D. 7%

Câu 143. Độ mịn của thuốc bột quy định một cỡ rây sẽ không nhỏ hơn:
A. 95%
B. 98%
C. 96%
D. 97%
Câu 144. Hoạt chất có hàm lượng nào sau đây phải thử độ đồng đều
hàm lượng:
A. Dưới 2mg hoặc dưới 2%
B. Dưới 4mg hoặc dưới 4%
C. Dưới 3mg hoặc dưới 3%
D. Dưới 5mg hoặc dưới 5%

Câu 145. Độ đồng đều khối lượng của thuốc bột, được tiến hành trên
bao nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 10

Câu 146. Thử độ đồng đều hàm lượng của thuốc bột, được tiến hành
trên bao nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 10

Câu 147. Độ mịn của thuốc bột quy định hai cỡ rây: Được coi là đạt yêu
cầu khi lượng thuốc vượt qua rây cỡ lớn không kém:
A. 95%
B. 98%
C. 96%
D. 97%
Câu 148. Độ mịn của thuốc bột quy định hai cỡ rây: Được coi là đạt yêu
cầu khi lượng thuốc vượt qua rây cỡ nhỏ không lớn hơn:
A. 20%
B. 30%
C. 40%
D. 50%

Câu 149. Xác định giới hạn độ nhiễm khuẩn được áp dụng đối với thuốc
bột có nguồn gốc:
A. Hóa dược
B. Dược liệu
C. Độc A, B
D. Khoáng vật

Câu 150. Giới hạn sai số khối lượng thuốc bột trên 6 gam so với khối
lượng ghi trên nhãn theo quy định là:
A. ± 10%
B. ± 7%
C. ± 3%
D. ± 5%

Câu 151. Giới hạn sai số khối lượng thuốc bột 1,5 – 6 gam so với lượng
ghi trên nhãn theo quy định là:
A. ± 5%
B. ± 7%
C. ± 3%
D. ± 10%
Câu 152. Thuốc bột được coi là đạt độ đồng nhất về hàm lượng nếu
không có quá 1 đơn vị có giá trị hàm lượng nằm ngoài giới hạn …… so
với giá trị hàm lượng trung bình:
A. 70 – 95%
B. 80 – 90%
C. 75 – 125%
D. 85 – 115%

Câu 153. Thuốc bột được coi là đạt độ đồng đều về hàm lượng nếu
không có đơn vị nào nằm ngoài giới hạn tỉ lệ …… so với giá trị hàm
lượng trung bình:
A. 70 – 95%
B. 80 – 90%
C. 75 – 125%
D. 85 – 115%

Câu 154. Theo quy định, tỉ lệ vụn nát của thuốc cốm qua rây số 250 so
với khối lượng toàn phần không được vượt quá:
A. 6%
B. 7%
C. 8%
D. 9%

Câu 155. Độ ẩm của thuốc cốm không được vượt quá tỉ lệ nào sau đây:
A. 5%
B. 6%
C. 7%
D. 8%
Câu 156. Độ đồng đều hàm lượng thuốc cốm được tiến hành trên bao
nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 157. Xác định kích thước hạt của thuốc cốm được tiến hành trên
bao nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 158. Độ đồng đều khối lượng thuốc cốm được tiến hành trên bao
nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 159. Phương pháp xác định độ ẩm thuốc cốm:


A. Chưng cất
B. Dùng bình hút ẩm
C. Làm khô
D. Hòa tan

Câu 160. Xác định kích thước hạt của thuốc cốm, toàn bộ cốm phải qua
rây số bao nhiêu?
A. 250
B. 1400
C. 2000
D. 710

Câu 161. Hình thức thuốc cốm theo tiêu chuẩn kiểm nghiệm:
A. Phải khô, đồng đều, không ẩm và không biến màu
B. Mịn, khô, tơi, không ẩm, bị mềm và biến màu
C. Khô, tơi, màu sắc đồng nhất, mịn
D. Phải khô, đồng đều, không ẩm, không tách lớp

Câu 162. Giới hạn hàm lượng thuốc cốm trên 5 gam so với hàm lượng
ghi trên nhãn là:
A. ± 1%
B. ± 2%
C. ± 3%
D. ± 4%

Câu 163. Những thuốc cốm không thử độ đồng đều về hàm lượng thì
phải thử:
A. Độ ẩm
B. Độ đồng đều về khối lượng
C. Độ phân tán
D. Độ hòa tan

Câu 164. Độ đồng đều hàm lượng thuốc viên được tiến hành trên bao
nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 165. Độ đồng đều khối lượng thuốc viên nang được tiến hành trên
bao nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 166. Phần trăm chênh lệch so với khối lượng trung bình về độ đồng
đều khối lượng thuốc viên nang cứng nhỏ hơn 300 mg là:
A. ± 5%
B. ± 10%
C. ± 7,5%
D. ± 15%

Câu 167. Phần trăm chênh lệch so với khối lượng trung bình về độ đồng
đều khối lượng thuốc viên nang cứng 300 mg trở lên là:
A. ± 5%
B. ± 10%
C. ± 7,5%
D. ± 15%

Câu 168. Thời gian tan rã của viên nang cứng có số phút không quá:
A. 30
B. 15
C. 60
D. 45
Câu 169. Môi trường để thử độ tan rã của thuốc viên nang cứng là:
A. Dung môi
B. Đệm phosphat pH = 6,8
C. Nước cất 37oC
D. Acid hydroclorid 0,1 N

Câu 170. Giới hạn hàm lượng cho phép của thuốc viên nang tới 50 mg
là:
A. ± 3%
B. ± 7,5%
C. ± 8%
D. ± 10%

Câu 171. Giới hạn hàm lượng cho phép của thuốc viên nang trên 50 mg
– 100 mg là:
A. ± 3%
B. ± 7,5%
C. ± 8%
D. ± 10%

Câu 172. Giới hạn hàm lượng cho phép của thuốc viên nang trên 100 mg
là:
A. ± 5%
B. ± 7,5%
C. ± 8%
D. ± 10%

Câu 173. Thử độ đồng đều hàm lượng, không áp dụng với các nang
chứa:
A. Độc A, B
B. Nhiều vitamin
C. Kháng sinh
D. Tinh dầu

Câu 174. Thử độ đồng đều hàm lượng, không áp dụng với các nang
chứa:
A. Độc A, B
B. Các nguyên tố vi lượng
C. Kháng sinh
D. Tinh dầu

Câu 175. Độ đồng đều hàm lượng thuốc viên nang được tiến hành trên
bao nhiêu nang?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 176. (Ngoài đề cương) Xác định độ đồng đều khối lượng của thuốc
viên nang thì xác định hàm lượng hoạt chất có trong từng viên riêng rẽ
của:
A. 6 viên bất kỳ
B. 10 viên bất kỳ
C. 15 viên bất kỳ
D. 20 viên bất kỳ

Câu 177. (Ngoài đề cương) Trong kiểm nghiệm độ đồng đều khối lượng
của thuốc viên nang mềm cần:
A. Rửa nang bằng nước cất tinh khiết hoặc HCl 0,1N; sấy khô
B. Rửa nang bằng ether hay aceton
C. Rửa nang bằng cồn ethanol 90%
D. Rửa nang bằng đệm phosphat pH 6,8

Câu 178. (Ngoài đề cương) Yêu cầu thử độ rã của viên nang quy định:
dùng nước làm môi trường thử, thời gian rã phải trong vòng 30 phút.
Nếu thử trong môi trường nước không đạt, thay nước bằng dung dịch
acid hydrocloric 0,1N (TT) hoặc dịch dạ dày giả là dành cho:
A. Thuốc nang cứng
B. Thuốc nang mềm
C. Thuốc nang tan trong ruột
D. Thuốc nang tác dụng kéo dài

Câu 179. Thời gian tan rã của viên nén không bao có số phút không
được vượt quá:
A. 30
B. 15
C. 60
D. 45

Câu 180. Phần trăm chênh lệch so với khối lượng trung bình về độ đồng
đều khối lượng của viên nén lớn hơn 250 mg là:
A. ± 5%
B. ± 10%
C. ± 7,5%
D. ± 15%

Câu 181. Môi trường thử độ tan rã của thuốc viên tan trong ruột là:
A. Dung môi
B. Đệm phosphat pH = 6,8
C. Nước cất 37oC
D. Acid hydroclorid 0,1 N

Câu 182. Thuốc viên dạng Đông dược ngoài các chỉ tiêu chung còn phải
thử thêm tiêu chí nào sau đây?
A. Độc tính
B. Độ vô trùng
C. Độ nhiễm khuẩn
D. Độc tố

Câu 183. Thời gian tan rã của viên nén sủi bọt có số phút không được
vượt quá:
A. 30
B. 15
C. 60
D. 5

Câu 184. Thời gian tan rã của viên nén bao phim có số phút không được
vượt quá:
A. 30
B. 15
C. 60
D. 45

Câu 185. Thời gian tan rã của viên nén bao tan trong ruột có số phút
không được vượt quá:
A. 30
B. 15
C. 60
D. 45
Câu 186. Thời gian tan rã của viên nén bao đường có số phút không
được vượt quá:
A. 30
B. 15
C. 60
D. 45

Câu 187. Thời gian tan rã của viên ngậm có số phút không được vượt
quá:
A. 30
B. 15
C. 60
D. 45

Câu 188. Phần trăm chênh lệch so với khối lượng trung bình về độ đồng
đều khối lượng của viên nén nhỏ hơn hoặc bằng 80 mg là:
A. ± 5%
B. ± 10%
C. ± 7,5%
D. ± 15%

Câu 189. Phần trăm chênh lệch so với khối lượng trung bình về độ đồng
đều khối lượng của viên nén trên 80 mg – 250 mg là:
A. ± 5%
B. ± 10%
C. ± 7,5%
D. ± 15%
Câu 190. Môi trường thử độ tan rã của thuốc viên, thông thường là:
A. Dung môi
B. Đệm phosphat pH = 6,8
C. Nước cất 37oC
D. Acid hydroclorid 0,1 N

Câu 191. Màu sắc, mùi vị thuốc viên tùy thuộc vào:
A. Các tá dược
B. Hoạt chất
C. Chất phụ
D. Chất bảo quản

Câu 192. Viên nén và viên bao đã thử độ hòa tan thì không phải thử tiêu
chí nào sau đây?
A. Độ đồng đều khối lượng
B. Độ đồng đều hàm lượng
C. Độ rã
D. Độ bền

Câu 193. Viên nén đạt yêu cầu về độ rã khi có …… viên đều tan rã hết?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 8

Câu 194. Không yêu cầu thử độ rã đối với loại viên nào sau đây?
A. Ngậm
B. Bao đường
C. Bao phim
D. Nhai

Câu 195. Viên nén và viên bao đã thử độ đồng đều về hàm lượng thì
không cần thử tiêu chí nào sau đây?
A. Độ ẩm
B. Độ đồng đều về khối lượng
C. Độ phân tán
D. Độ hòa tan

Câu 196. Độ đồng đều về khối lượng thuốc viên nén được tiến hành trên
bao nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 197. Độ đồng đều về hàm lượng thuốc viên nén được tiến hành trên
bao nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 198. Độ đồng đều về khối lượng thuốc viên nén đạt yêu cầu khi
không quá bao nhiêu viên có khối lượng lệch ra ngoài quy định:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 199. Trong sản xuất thuốc viên nén, 2 chỉ tiêu quan trọng đánh giá
tính đồng nhất của các lô, các mẻ sản xuất là:
A. Độ tan rã và độ đồng đều về hàm lượng
B. Độ tan rã và độ đồng đều về khối lượng
C. Độ tan rã và độ phân tán
D. Độ tan rã và độ hòa tan

Câu 200. (Ngoài đề cương) Chỉ tiêu “Giới hạn các tiểu phân” được thực
hiện trong:
A. Thuốc bột, thuốc cốm
B. Thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt dạng hốn dịch hay nhũ dịch
C. Tất cả các thuốc tiêm, thuốc nhỏ mắt
D. Siro uống, thuốc mỡ.

Câu 201. (Ngoài đề cương) Sai số thể tích trong thuốc tiêm được DĐVN
V quy định:
A. Độ lệch cho phép tùy theo từng loại thể tích
B. Tính theo thể tích trung bình với độ lệch cho phép tùy từng loại
C. Giới hạn thể tích thừa cho phép tùy từng loại thể tích ghi trên nhãn
D. Như thuốc uống dạng lỏng.

Câu 202. (Ngoài đề cương) Giới hạn hàm lượng cho phép của các thuốc
tiêm bột là :
A. Tùy theo khối lượng trung bình của mẫu
B. ± 5% cho tất cả khối lượng đóng gói
C. Tùy theo khối lượng ghi trên nhãn
D. ± 10% cho tất cả khối lượng đóng gói.
Câu 203. (Ngoài đề cương) Để xác định độ trong của dung dịch thử, ta
quan sát dung dịch trong ống nghiệm trên nền:
A. Vàng nhạt
B. Trắng
C. Đen
D. Xanh

Câu 204. (Ngoài đề cương) Để xác định độ trong của dung dịch thử, ta
quan sát dung dịch trong ống nghiệm theo hướng:
A. Bên trái sang
B. Từ trên xuống
C. Bên phải sang
D. Từ dưới lên

Câu 205. (Ngoài đề cương) Giới hạn cho phép về sai số thể tích trong
phương pháp 1 của chỉ tiêu kiểm nghiệm thể tích thuốc tiêm là:
A. + 10%
B. + 5%
C. + 7,5%
D. + 15%

Câu 206. (Ngoài đề cương) Giới hạn cho phép về sai số thể tích trong
phương pháp 2 của chỉ tiêu kiểm nghiệm thể tích thuốc tiêm là:
A. + 10%
B. + 5%
C. + 7,5%
D. + 15%
Câu 207. (Ngoài đề cương) Phương pháp thử chất gây sốt bằng thỏ,
mỗi nhóm thử trên bao nhiêu con?
A. 5 con
B. 6 con
C. 3 con
D. 4 con

Câu 208. (Ngoài đề cương) Phương pháp thử chất gây sốt bằng thỏ, tối
đa có thể thử với bao nhiêu nhóm?
A. 5 nhóm
B. 6 nhóm
C. 3 nhóm
D. 4 nhóm

Câu 209. Kiểm tra hình thức cảm quan bằng mắt thường ở điều kiện
thích hợp, thuốc tiêm phải đạt trong và “……….”
A. Không có tạp chất cơ học
B. Không có tạp chất hữu cơ
C. Có giới hạn tạp chất cơ học
D. Có giới hạn tạp chất hữu cơ

Câu 210. Số lượng phải lấy để thử thể tích thuốc tiêm truyền là?
A. 1 chai
B. 4 chai
C. 2 chai
D. 5 chai

Câu 211. Giới hạn sai số khối lượng của thuốc tiêm bột lớn hơn 40 mg
so với khối lượng trung bình là:
A. ± 5 %
B. ± 7 %
C. ± 8 %
D. ± 10 %

Câu 212. Thể tích đo được của thuốc tiêm theo quy định phải “……..” so
với thể tích ghi trên nhãn?
A. Nhỏ hơn
B. Bằng
C. Lớn hơn hoặc bằng
D. Không được nhỏ hơn

Câu 213. Hỗn dịch để tiêm có kích thước các tiểu phân không lớn hơn?
A. 10 m
B. 15 m
C. 20 m
D. 30 m

Câu 214. Màu sắc thuốc tiêm theo quy định là:
A. Đẹp
B. Bền
C. Có màu của hoạt chất
D. Không màu

Câu 215. Thuốc tiêm quy định thử nội độc tố vi khuẩn thì không phải thử
tiêu chí nào sau đây?
A. Độ vô khuẩn
B. Độ hòa tan
C. Chất gây sốt
D. Giới hạn kích thước các phân tử

Câu 216. Thử chất gây sốt thực hiện với các thuốc tiêm có liều đơn lẻ có
thể tích hơn?
A. 15 ml và không quy định phép thử nội độc tố
B. 20 ml và không quy định phép thử nội độc tố
C. 25 ml và không quy định phép thử độ vô khuẩn
D. 30 ml và không quy định phép thử độ vô khuẩn

Câu 217. Số lượng thuốc dùng để thử thể tích thuốc tiêm theo phương
pháp 1?
A. 3 ống để thử, 1 ống để tráng bơm tiêm
B. 4 ống để thử, 1 ống để tráng bơm tiêm
C. 5 ống để thử, 1 ống để tráng bơm tiêm
D. 6 ống để thử, 1 ống để tráng bơm tiêm

Câu 218. Số lượng thuốc dùng để thử thể tích thuốc tiêm theo phương
pháp 2?
A. 3 ống để thử, 1 ống để tráng bơm tiêm
B. 4 ống để thử, 1 ống để tráng bơm tiêm
C. 5 ống để thử, 1 ống để tráng bơm tiêm
D. 6 ống để thử, 1 ống để tráng bơm tiêm

Câu 219. Giới hạn sai số hàm lượng của thuốc tiêm nhiều liều dạng
dung dịch là:
A. ± 5 %
B. ± 7 %
C. ± 8 %
D. ± 10 %
Câu 220. Giới hạn sai số hàm lượng của thuốc tiêm dạng bột là:
A. ± 5 %
B. ± 7 %
C. ± 8 %
D. ± 10 %

Câu 221. Độ đồng đều hàm lượng thuốc tiêm được tiến hành trên bao
nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 222. Thử độ đồng đều khối lượng thuốc tiêm dạng bột, được tiến
hành trên bao nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 15
C. 20
D. 10

Câu 223. Giới hạn sai số thể tích của thuốc tiêm nhiều liều tới 50 ml là?
A. + 5 %
B. + 7 %
C. + 8 %
D. + 10 %

Câu 224. Giới hạn sai số thể tích của thuốc tiêm nhiều liều trên 50 ml là?
A. + 5 %
B. + 7 %
C. + 8 %
D. + 10 %

Câu 225 . Thử độ đồng đều hàm lượng thuốc tiêm bột, không áp dụng
với thuốc tiêm chứa chất nào sau đây?
A. Độc A, B
B. Nhiều vitamin
C. Kháng sinh
D. Tinh dầu

Câu 226 . Thử độ đồng đều hàm lượng thuốc tiêm bột, không áp dụng
với thuốc tiêm chứa chất nào sau đây?
A. Độc A, B
B. Các nguyên tố vi lượng
C. Kháng sinh
D. Tinh dầu

Câu 227. Thử độ đồng nhất về hàm lượng khi chế phẩm đã đạt yêu cầu
nào sau đây?
A. Định tính
B. Định lượng
C. Độ đồng đều khối lượng
D. Độ hòa tan

Câu 228. Theo quy định của Dược điển Việt Nam IV, có bao nhiêu chỉ
tiêu kiểm nghiệm thuốc tiêm?
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11

Câu 229. Theo quy định của Dược điển Việt Nam IV, có bao nhiêu chỉ
tiêu kiểm nghiệm thuốc viên?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10

Câu 230. Theo quy định của Dược điển Việt Nam IV, có bao nhiêu chỉ
tiêu kiểm nghiệm thuốc bột?
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11

Câu 231. Các chỉ tiêu nào sau đây không có trong thử nghiệm viên
nang?
A. Độ rã
B. Độ hòa tan
C. Định tính
D. Độ cứng

Câu 232. Cách trả lời kết quả chỉ tiêu độ ẩm trên phiếu kiểm nghiệm là:
A. Đúng hay không đúng
B. Đạt hay không đạt
C. Âm tính hoặc dương tính
D. Bình thường
Câu 233. Dụng cụ chính xác để xác định kích thước hạt của thuốc cốm
là:
A. Rây
B. Cối chày
C. Cân
D. Tủ sấy

Câu 234. Dụng cụ chính xác để xác định độ mịn của thuốc bột là:
A. Rây
B. Cối chày
C. Cân
D. Tủ sấy

Câu 235. Xác định độ ẩm của thuốc bột Sorbitol theo phương pháp?
A. Sấy ở áp suất giảm
B. Làm khô trong tủ sấy
C. Làm khô trong bình hút ẩm
D. Tất cả các ý trên đều sai

Câu 236. Thử chất lượng của thuốc tiêm:


A. Màu sắc phải đẹp
B. Thể tích đo không được nhỏ hơn thể tích ghi trên nhãn
C. Lấy 7 ống để thử thể tích
D. Không cần thử chất gây sốt

Câu 237. Thuốc viên nén không yêu cầu thử:


A. Độ rã
B. Độ hòa tan
C. Chất gây sốt
D. Độ đồng đều khối lượng

Câu 238. Thuốc bột không yêu cầu thử:


A. Độ ẩm
B. Độ mịn
C. Độ rã
D. Độ đồng đều khối lượng

Câu 239. Thuốc tiêm không yêu cầu thử:


A. Độ trong
B. Độ ẩm
C. Độ vô khuẩn
D. Độ đồng đều khối lượng

Câu 240. Thuốc viên nang không yêu cầu thử:


A. Độ rã
B. Độ đồng đều hàm lượng
C. Nội độc tố vi khuẩn
D. Độ đồng đều khối lượng

Câu 241. Dược điển Việt Nam là các tài liệu gồm tập hợp các tiêu chuẩn:
A. TCVN
B. TCCS
C. TCN
D. TCV

Câu 242. Hiện nay đã xuất bản tới cuốn sách Dược điển Việt Nam tập:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 243. Thuốc Tân dược được lưu hành trên thị trường phải thẩm tra
tiêu chuẩn tại:
A. Cục quản lý dược Việt Nam
B. Viện kiểm nghiệm
C. Sở Y tế
D. Phòng KCS

Câu 244. Thuốc Đông dược được lưu hành trên thị trường phải thẩm tra
tiêu chuẩn tại:
A. Cục quản lý dược Việt Nam
B. Viện kiểm nghiệm
C. Trung tâm kiểm nghiệm các tỉnh
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 245. Thuốc Nước ngoài nhập vào Việt Nam phải thẩm tra tiêu chuẩn
tại:
A. Cục quản lý dược Việt Nam
B. Viện kiểm nghiệm
C. Sở Y tế
D. Cục quản lý dược Việt Nam

Câu 246. Thử chất gây sốt:


A. Gọi là thử chí nhiệt tố
B. Thức ăn cho vật thí nghiệm không có chất kháng sinh
C. Thiết bị đo nhiệt độ có độ chính xác không quá 0,1oC
D. Tất cả ý trên đều đúng
Câu 247. Khi thử chất gây sốt:
A. Bơm tiêm, kim tiêm phải sấy ở 250oC trong 30 phút
B. Nhiệt kế đặt trong trực tràng con vật tối thiểu 5 phút
C. Không cho con vật ăn trong thời gian thí nghiệm
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 248. Thử độ đồng đều khối lượng của thuốc cốm Xitrina 50g/lọ, biết
rằng khối lượng của 5 lọ là: 51,10 g; 51,05 g; 47,55 g; 50,52 g; 49,58 g.
Cho biết giới hạn và phê duyệt.
A. 42,5 – 57,5 g; không đạt
B. 47,5 – 52,5 g; không đạt
C. 42,5 – 57,5 g; đạt
D. 47,5 – 52,5 g; đạt

Câu 249. Yêu cầu chất lượng của thuốc cốm:


A. Độ ẩm không quá 9%
B. Độ ẩm không quá 5%
C. Tỉ lệ vụn nát qua rây 250 là 10% so với khối lượng toàn phần
D. Tỉ lệ vụn nát qua rây 250 là 6% so với khối lượng toàn phần

Câu 250. Yêu cầu chất lượng của thuốc bột:


A. Độ ẩm không quá 10%
B. Độ ẩm không quá 5%
C. Độ mịn: lọt qua 1 cỡ rây không nhỏ hơn 97% lượng thuốc đem rây
D. Độ mịn: lọt qua 1 cỡ rây không nhỏ hơn 95% lượng thuốc đem rây

Câu 251. Đối với thuốc viên nén yêu cầu:


A. Màu sắc do hoạt chất
B. Cân 20 viên để thử độ đồng đều khối lượng
C. Thời gian tan rã không quá 60 phút
D. Cần thử chất gây sốt

Câu 252. (Ngoài đề cương) Các chỉ tiêu kỹ thuật của thuốc nhỏ mắt gồm:
A. Tính chất, độ trong, màu sắc, pH, sai số thể tích, định tính, định lượng,
xác định chất gây sốt, độ vô khuẩn
B. Tính chất, độ trong, màu sắc, pH, sai số thể tích, định tính, định lượng
C. Tính chất, độ trong, màu sắc, pH, sai số thể tích, định tính, định
lượng, giới hạn tiểu phân, độ vô khuẩn
D. Tính chất, độ trong, màu sắc, pH, sai số thể tích, định tính, định lượng,
nội độc tố vi khuẩn, độ vô khuẩn

Câu 253. (Ngoài đề cương) Giới hạn tiểu phân là một trong những chỉ
tiêu áp dụng cho chế phẩm mắt dạng:
A. Nhũ tương
B. Hỗn dịch
C. Mỡ tra mắt
D. Dung dịch

Câu 254. (Ngoài đề cương) Sai số thể tích trong thuốc nhỏ mắt được
DĐVN V quy định:
A. Với độ lệch cho phép tùy theo từng loại thể tích
B. Với giới hạn thể tích thừa cho phép từng loại thể tích
C. Với chênh lệch thể tích thừa cho phép ở mọi loại thể tích là +10 %
D. Với chênh lệch thể tích thừa cho phép ở mọi loại thể tích là +5 %

Câu 255. Giới hạn các tiểu phân thuốc nhỏ mắt có kích thước lớn hơn
25 m, không được có quá …….. tiểu phân?
A. 20
B. 5
C. 2
D. 1

Câu 256. Giới hạn các tiểu phân thuốc nhỏ mắt có kích thước lớn hơn
50 m, không được có quá …….. tiểu phân?
A. 20
B. 5
C. 2
D. 1

Câu 257. Thuốc nhỏ mắt theo quy định: không được có tiểu phân nào có
kích thước lớn hơn “…….......”
A. 20 m
B. 50 m
C. 70 m
D. 90 m

Câu 258. Giới hạn tiểu phân là một trong những chỉ tiêu áp dụng cho
chế phẩm dạng?
A. Nhũ tương
B. Hỗn dịch
C. Bột
D. Tiêm

Câu 259. pH của thuốc nhỏ mắt theo quy định là:
A. Bằng 7
B. Lớn hơn 7
C. Nhỏ hơn 7
D. Nằm trong giới hạn quy định

Câu 260. Thuốc nhỏ mắt phải thử:


A. Độ nhiễm khuẩn
B. Độ vô khuẩn
C. Độ phân tán
D. Độc tính

Câu 261. Yêu cầu chất lượng của thuốc nhỏ mắt:
A. Hoàn toàn vô khuẩn
B. Mọi thể tích đều + 10%
C. pH nằm trong giới hạn quy định
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 262. Theo quy định của DĐVN IV, có bao nhiêu chỉ tiêu kiểm nghiệm
thuốc nhỏ mắt?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 263. Sai số thể tích theo quy định của thuốc nhỏ mắt là:
A. + 5%
B. + 7%
C. + 10%
D. + 15%

Câu 264. Thử độ đồng nhất của thuốc mỡ được tiến hành trên bao nhiêu
đơn vị?
A. 4
B. 10
C. 5
D. 20

Câu 265. Thuốc mỡ theo quy định không được chảy lỏng ở nhiệt độ
nào?
A. 35 oC
B. 37 oC
C. 40 oC
D. 45 oC

Câu 266. Thuốc mỡ tra mắt theo quy định: Không được có phần tử nào
của thuốc có kích thước lớn hơn giá trị nào dưới đây?
A. 65 m
B. 70 m
C. 75 m
D. 85 m

Câu 267. Ngoài các yêu cầu chất lượng chung, thuốc mỡ tra mắt còn
phải thử thêm tiêu chí nào sau đây?
A. Độ đồng nhất , pH
B. pH, độ vô khuẩn
C. Các phần tử kim loại, độ vô khuẩn
D. Các phần tử kim loại, giới hạn kích thước các phân tử

Câu 268. Giới hạn sai số của hàm lượng thuốc mỡ tới 200 mg là:
A. ± 15 %
B. ± 10 %
C. ± 7,5 %
D. ± 3 %

Câu 269. Thử độ đồng đều về khối lượng thuốc mỡ tiến hành trên bao
nhiêu đơn vị?
A. 4
B. 10
C. 5
D. 20

Câu 270. Lượng cân thuốc mỡ dùng để thử pH?


A. 5 g
B. 10 g
C. 15 g
D. 20 g

Câu 271. Tính chất của thuốc mỡ:


A. Phải khô, đồng đều, ẩm, bị mềm và không bị biến màu
B. Mịn, khô, tơi, ẩm, bị mềm và biến màu
C. Khô, tơi, màu sắc đồng nhất, mịn
D. Phải mịn, đồng nhất, không mùi lạ, không tách lớp

Câu 272. Giới hạn sai số khối lượng thuốc mỡ tới 10 g so với khối lượng
ghi trên nhãn là:
A. ± 15 %
B. ± 10 %
C. ± 7,5 %
D. ± 3 %

Câu 273. Cách thử giới hạn kích thước các phân tử của thuốc mỡ:
A. Trải 1 lượng nhỏ chế phẩm thành 1 lớp mỏng rồi phủ phiến kính,
soi trên kính hiển vi
B. Cho thuốc vào đĩa Petri, đậy đĩa, đun nóng rồi soi trên kính hiển vi
C. Cho vào cốc thủy tinh, đun sôi, làm lạnh rồi soi trên kính hiển vi
D. Cho vào cốc thủy tinh, pha loãng bằng chất nhũ hóa rồi soi trên kính hiển
vi

Câu 274. Giới hạn sai số khối lượng thuốc mỡ trên 50 g so với khối
lượng ghi trên nhãn là:
A. ± 15 %
B. ± 10 %
C. ± 7,5 %
D. ± 5 %

Câu 275. Giới hạn sai số khối lượng thuốc mỡ từ 10 - 20 g so với khối
lượng ghi trên nhãn là:
A. ± 15 %
B. ± 10 %
C. ± 7,5 %
D. ± 5 %

Câu 276. Xác định các phần tử kim loại trong thuốc mỡ được tiến hành
trên bao nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 277. Thuốc mỡ đạt yêu cầu về các phần tử kim loại nếu không có
quá 1 ống trong 10 ống đem thử chứa nhiều hơn ………phần tử.
A. 6
B. 8
C. 10
D. 12

Câu 278. Thuốc mỡ đạt yêu cầu về các phần tử kim loại nếu trong 10
ống thuốc không quá ………phần tử.
A. 20
B. 30
C. 40
D. 50

Câu 279. Thử độ đồng nhất của thuốc mỡ, mỗi đơn vị lấy khoảng bao
nhiêu gam?
A. 0,02 – 0,03 g
B. 0,03 – 0,04 g
C. 0,04 – 0,05 g
D. 0,05 – 0,06 g

Câu 280. Thuốc mỡ không đạt về yêu cầu về các phần tử kim loại ở lần
thứ nhất, thì làm lại lần thứ hai với số lượng lấy kiểm định là:
A. 10 ống
B. 15 ống
C. 20 ống
D. 30 ống

Câu 281. Môi trường để thử độ tan rã của thuốc viên, thông thường là:
A. Dung môi
B. Đệm phosphat pH = 6,8
C. Nước cất 37oC
D. Acid hydroclorid 0,1 N

Câu 282. Thử độ đồng đều về khối lượng thuốc viên nén được tiến hành
trên bao nhiêu đơn vị? (trùng)
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 283. Độ đồng đều về khối lượng thuốc viên nén đạt yêu cầu khi
không quá bao nhiêu viên có khối lượng lệch ra ngoài qui định ? (trùng)
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 284. Độ ẩm trong hoàn mềm mật ong không được chứa nước nhiều
hơn:…….
A. 5 %
B. 10 %
C. 15 %
D. 20 %

Câu 285. Độ ẩm trong hoàn mềm cứng không được chứa nước nhiều
hơn:…….
A. 9 %
B. 10 %
C. 15 %
D. 20 %

Câu 286. Thời gian tan rã của thuốc hoàn (trừ hoàn hồ) có số phút
không được vượt quá:
A. 30
B. 60
C. 120
D. 45

Câu 287. Có bao nhiêu phương pháp xác định độ đồng đều khối lượng
hoàn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 288. Thử độ đồng đều về khối lượng thuốc mỡ được tiến hành trên
bao nhiêu đơn vị? (trùng)
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 289. Thời gian tan rã của thuốc hoàn hồ có số phút không được
vượt quá:
A. 30
B. 60
C. 120
D. 45
Câu 290. Hoàn mềm, hoàn cứng trong thành phần có chứa nhiều tinh
dầu hoặc đường, xác định nước bằng phương pháp:
A. Sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ thường
B. Sấy ở áp suất giảm
C. Dùng bình hút ẩm
D. Cất với dung môi

Câu 291. Thể tích đóng chai của thuốc nước cho pháp sai số:
A. Trừ
B. Cộng, trừ
C. Cộng
D. Tùy cơ sở

Câu 292. Xác định kích thước hạt của thuốc cốm, biết rằng tổng khối
lượng cốm là 255 gam, cốm lọt qua rây là 27 gam, hãy cho biết kết quả
đúng là:
A. 9,5 %; đạt
B. 10,5 %; không đạt
C. 6,3 %; đạt
D. 8,5 %; không đạt

Câu 293. Định lượng chế phẩm 6 lần thu được kết quả như sau: 500,01
mg; 501,00 mg; 499,75 mg; 500,00 mg; 500,10 mg; 499,95 mg. Tính độ
lệch chuẩn (SD)?
A. 0,439
B. 1,263
C. 2,850
D. 3,841
Câu 294. Xác định thể tích thuốc dạng lỏng được tiến hành trên bao
nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 295. Giới hạn cho phép về thể tích của Siro thuốc và Cao thuốc tới
100 ml là:
A. + 4 %
B. + 6 %
C. + 8 %
D. + 10 %

Câu 296. Độ ẩm cao đặc không được quá:


A. 5 %
B. 10 %
C. 15 %
D. 20 %

Câu 297. Xác định sai số đóng gói của Siro thuốc được tiến hành trên
bao nhiêu đơn vị?
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 298. Độ ẩm cao khô không được quá:


A. 5 %
B. 10 %
C. 15 %
D. 20 %

Câu 299. Định lượng chế phẩm 6 lần thu được kết quả (mg) như sau:
2,15 mg; 2,12 mg; 2,14 mg; 1,90 mg; 2,00 mg; 1,93 mg. Tính hàm lượng
trung bình?
A. 2,04 mg
B. 2,15 mg
C. 1,94 mg
D. 2,10 mg

Câu 300. Đại lượng đặc trưng cho sai số tương đối?
A. 
B. SD
C. 
D. RSD

Câu 301. Đại lượng đặc trưng cho giới hạn tin cậy?
A. 
B. e
C. 
D. RSD

Câu 302. Đại lượng đặc trưng cho khoảng tin cậy?
A. 
B. e
C. 
D. RSD
Câu 303. Nồng độ đương lượng N là số “……….” chất tan trong 1000 ml
dung dịch.
A. Gam
B. Phân tử gam
C. Đương lượng gam
D. Mol

Câu 304. Dụng cụ dùng cho xác định độ ẩm là:


A. Ống nghiệm, pipet, buret, cân phân tích
B. Tủ sấy, chén cân, bình hút ẩm, cân phân tích
C. Lò nung, chén sứ, bình hút ẩm, cân phân tích
D. Ống đong, bình định mức, cân phân tích, bình nón

Câu 305. Dụng cụ dùng cho xác định độ tro là:


A. Ống nghiệm, pipet, buret, cân phân tích
B. Tủ sấy, chén cân, bình hút ẩm, cân phân tích
C. Lò nung, chén sứ, bình hút ẩm, cân phân tích
D. Ống đong, bình định mức, cân phân tích, bình nón

Câu 306. Cách trả lời kết quả chỉ tiêu độ đồng đều khối lượng trên phiếu
kiểm nghiệm là:
A. Đúng hay không đúng
B. Đạt hay không đạt
C. Âm tính hoặc dương tính
D. Bình thường

Câu 307. Phương pháp sắc ký lớp mỏng: thử nghiệm được xem có tạp
khi vết tạp có màu sắc……
A. Lợt hơn vết tạp chuẩn
B. Đậm hơn vết tạp chuẩn
C. Cùng màu vết tạp chuẩn
D. Bình thường

Câu 308. Dụng cụ chính xác để xác định kích thước hạt của cốm là:
(trùng)
A. Rây
B. Cối chày
C. Cân
D. Tủ sấy

Câu 309. Dụng cụ chính xác để xác định độ mịn của thuốc bột là: (trùng)
A. Rây
B. Cối chày
C. Cân
D. Tủ sấy

Câu 310. Thuốc mỡ không yêu cầu thử:


A. Độ đồng nhất
B. pH
C. Nội độc tố vi khuẩn
D. Độ vô khuẩn

Câu 311. Mẫu giả định là:


A. Mẫu tự tạo ra theo công thức
B. Mẫu không có chất cần xác định theo công thức
C. Mẫu trắng thêm chất chuẩn
D. Mẫu chỉ có chất chuẩn
Câu 312. Trong kiểm nghiệm:
A. Người làm kiểm nghiệm phải có sổ ghi chép kết quả
B. Mẫu lưu phải có nhãn riêng với chữ “mẫu lưu”
C. Sổ sách, phiếu kiểm nghiệm phải lưu giữ ít nhất 3 năm
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 313. Phương pháp dùng bảng kiểm định T để:


A. Tính độ đúng
B. Tính độ chính xác
C. Điều chỉnh kết quả
D. Loại sai số thô

Câu 314. Phương pháp dùng chuẩn DIXON để:


A. Tính độ đúng
B. Tính độ chính xác
C. Điều chỉnh kết quả
D. Loại sai số thô

Câu 315. Trong xử lý kết quả thực nghiệm: Sử dụng bảng giá trị Student
t để tính?
A. Giá trị trung bình
B. Độ lệch chuẩn
C. Giá trị thực nghiệm
D. Giới hạn tin cậy

Câu 316. Có bao nhiêu nguyên tắc được áp dụng trong thực hành tốt
phòng kiểm nghiệm (GLP):
A. 9
B. 10
C. 11
D. 12

Câu 317. Chất đối chiếu là:


A. Chất đồng nhất được xác định là đúng.
B. Được so sánh với chất cần thử
C. Phải có độ tinh khiết phù hợp với mục đích sử dụng
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 318. Cách sử dụng chất đối chiếu phải được:


A. Bảo quản ở nhiệt độ thấp, tránh ánh sáng
B. Bảo ở điều kiện đặc biệt nếu cần
C. Tiến hành đồng thời với mẫu thử
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 319. Xác định sự mất khối lượng do làm khô: Sau khi sấy, lấy ra cho
mẫu thử vào bình hút ẩm để……
A. Làm khô tiếp
B. Làm nguội
C. Hút ẩm
D. Tất cả ý trên đều sai

Câu 320. Định lượng tinh dầu trong thành phẩm, để giúp sôi đều dùng:
A. Đá bọt
B. Xylen
C. Hồ tinh bột
D. Tất cả đều đúng
Câu 321. Dược liệu có tro toàn phần tăng cao so với qui định, phải nghĩ
đến:
A. Giả mạo
B. Hư hỏng
C. Không có hoạt chất
D. Không có tạp chất

Câu 322. Khi xác định tro toàn, phần thì:


A. Dùng chén sứ để nung
B. Nhiệt độ nung không quá 450oC
C. Cân trên cân phân tích
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 323. Khi xác định tro không tan trong acid, thì:
A. Dùng chén sứ để nung
B. Sử dụng HCl (TT)
C. Phải làm tro toàn phần trước
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 324. Khi xác định tro Sulfat, thì:


A. Dùng chén thủy tinh để sấy
B. Sử dụng HCl (TT)
C. Phải làm tro toàn phần trước
D. Tất cả ý trên đều sai

Câu 325. Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí phải được tiến hành:
A. Trong điều kiện bình thường
B. Trong điều kiện vô khuẩn
C. Môi trường trung tính
D. Tất cả ý trên đều sai

Câu 326. Xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí: Nếu mẫu thuốc không có
chất ức chế thì số lượng vi khuẩn, nấm mốc ở hộp có trong chế phẩm….
A. Bằng hộp chứa
B. Lớn hơn hộp chứa
C. Bằng hoặc lớn hơn hộp chứa
D. Tất cả ý trên đều sai

Câu 327. Tiến hành đếm tổng số vi khuẩn hiếu khí, nấm mốc?
A. Lấy mẫu là 10 gam
B. Chế phẩm lỏng không hòa lẫn trong nước thì dùng thêm chất nhũ hóa
C. Chế phẩm dạng khí dung thì làm lạnh rồi lấy
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 328. Thử độc tính bất thường:


A. Theo dõi số thỏ sống và chết trong 48 giờ
B. Cho thỏ uống với liều thuốc gấp 50 lần liều người bình thường
C. Cho mỗi con uống không quá 5 ml
D. Tất cả ý trên đều sai

Câu 329. Khi thử chất gấy sốt, với con vật:
A. Khi tiêm thể tích lớn, nên để nóng dung dịch đến 37oC
B. Khi tiêm thể tích lớn, nên để nóng dung dịch đến 38 oC
C. Thời gian tiêm không được kéo dài quá 5 phút
D. Thời gian tiêm không được kéo dài quá 6 phút

Câu 330. Yêu cầu chất lượng của thuốc mỡ:


A. Không được chảy lỏng 37oC
B. Không tách lớp
C. Phải bắt dính trên da
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 331. Thử chất lượng của thuốc nhỏ mắt:


A. Hoàn toàn vô khuẩn
B. Mọi thể tích đều + 10 %
C. pH nằm trong giới hạn quy định
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 332. Thử chất lượng của thuốc mỡ tra mắt:


A. Các tá dược phải được tiệt trùng ở 100oC /1 giờ
B. Các tá dược phải được tiệt trùng ở 120oC /30 phút
C. Phải thử thêm các phần tử kim loại
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 333. Yêu cầu chất lượng của thuốc tiêm:


A. Hoàn toàn vô khuẩn
B. Thử thể tích có 2 phương pháp
C. Màu sắc do hoạt chất
D. Tất cả ý trên đều đúng

Câu 334. Thời gian lưu mẫu tại cơ quan kiểm nghiệm là:
A. Khi hết hạn dùng
B. 2 năm kể từ ngày lấy mẫu
C. Thêm 3 tháng sau khi hết hạn dùng
D. 5 tháng kể từ khi cấp số đăng ký
Câu 335. Định lượng chế phẩm 6 lần thu được kết quả như sau: 500,18
mg; 498,12 mg; 511,05 mg; 494,16 mg; 510,14 mg; 495,20 mg. Tính độ
lệch chuẩn tương đối (RSD)?
A. 1,472 %
B. 1,590 %
C. 1,652 %
D. 1,795 %

Câu 336. Xác định độ đồng đều khối lượng viên hoàn, cân 10 viên:
0,3000 g; 0,2995 g; 0,3000 g; 0,2975 g; 0,3005 g; 0,2990 g; 0,3008 g;
0,2989 g; 0,3002 g; 0,3001 g. Hãy cho biết giới hạn cho phép? Biết rằng
sai số cho phép là ± 12% so với khối lượng trung bình.
A. 0,3001 – 0,3205 g
B. 0,2999 – 0,3325 g
C. 0,2798 – 0,3420 g
D. 0,2637 – 0,3356 g

Câu 337. Xác định kích thước hạt của thuốc cốm Xitrina, biết rằng tổng
khối lượng cốm là 205 gam, cốm lọt qua rây là 15 gam, hãy cho biết kết
quả?
A. 6,5 %; đạt
B. 9,2 %; không đạt
C. 7,3 %; đạt
D. 8,5 %; không đạt

Câu 338. Định lượng chế phẩm 6 lần thu được kết quả như sau: 385,10
mg; 422,14 mg; 403,14 mg; 389,13 mg; 390,14 mg; 400,93 mg. Tính độ
lệch chuẩn tương đối (RSD)?
A. 3,41 %
B. 2,63 %
C. 3,59 %
D. 5,14 %

Câu 339. Xác định hàm lượng của 1 chế phẩm thu được kết quả như
sau: 116,0 mg; 100,0 mg; 110,2 mg; 106,8 mg; 104,5 mg; 98,9 mg; 102,5
mg. Tính độ lệch chuẩn tương đối (RSD)?
A. 5,707 %
B. 5,590 %
C. 4,652 %
D. 6,795 %

Câu 340. Môi trường dùng để đếm tổng số nấm mốc là:
A. Nutrien agar
B. Casein lỏng đậu tương
C. Sabouraud agar
D. Natri clorid 0,9 %

Câu 341. Môi trường dùng để đếm tổng số vi khuẩn hiếu khí bằng
phương pháp pha loãng trong ống nghiệm là:
A. Nutrien agar
B. Casein lỏng đậu tương
C. Sabouraud agar
D. Natri clorid 0,9 %

Câu 342. Môi trường dùng để đếm tổng số vi khuẩn hiếu khí bằng
phương pháp đĩa thạch là:
A. Nutrien agar
B. Casein lỏng đậu tương
C. Sabouraud agar
D. Natri clorid 0,9 %
Câu 343. Trong lô thuốc sản xuất được 100 bao, cho biết số bao lấy mẫu
kiểm nghiệm là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 344. Trong lô thuốc sản xuất được 200 bao, cho biết số bao phải lấy
ra kiểm nghiệm là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 345. Dụng cụ dùng để lấy chính xác 20 ml dung dịch là:
A. Pipet
B. Ly có chân
C. Bình định mức
D. Ống đong

Câu 346. Khi triển khai sắc ký lớp mỏng phải thực hiện các thao tác sau,
Ngoại trừ:
A. Đặt bản mỏng gần thẳng đứng với bình triển khai
B. Các vết chấm ở trên bề mặt dung môi
C. Đậy kín bình, để yên nhiệt độ không đổi
D. Thỉnh thoảng thay đổi vị trí bản mỏng

Câu 347. Mẫu lưu kiểm nghiệm được hiểu là:


A. Được lấy từ một phần mẫu chung
B. Được sử dụng trong trường hợp có tranh chấp kết quả công bố
C. Được đánh số theo thứ tự
D. Được bảo quản nghiêm ngặt

Câu 348. Trong xác định độ đồng đều khối lượng của thuốc viên nén các
ý sau là đúng, Ngoại trừ:
A. Cân 20 viên và tính khối lượng trung bình của viên
B. Cân từng viên, so sánh với khối lượng trung bình
C. Không quá 2 viên lệch ra ngoài quy định và không viên nào lệch gấp đôi
D. Cân 10 viên và tính khối lượng trung bình của viên

Câu 349. Xác định độ đồng đều khối lượng của thuốc bột Sorbitol
5g/gói, biết rằng khối lượng của 5 gói là: 5,00 g; 5,25 g; 4,55 g; 5,05 g;
4,85 g. Chọn biết giới hạn cho phép đúng:
A. 4,25 – 5,75 g; không đạt
B. 4,75 – 5,25 g; không đạt
C. 4,25 – 5,75 g; đạt
D. 4,75 – 5,25 g; đạt

Câu 350. Tỉ lệ lấy mẫu theo quy định là:


A. 10% lô sản phẩm của các đơn vị sản xuất
B. 100% lô sản phẩm của các đơn vị sản xuất
C. 10% lô sản xuất tại cơ sở
D. 100% lô sản xuất tại cơ sở

Câu 351. Dụng cụ chính xác trong xác định độ tro là:
A. Tủ sấy
B. Chén sứ
C. Lò nung
D. Bếp điện

Câu 352. Tính chất riêng của thuốc mỡ là:


A. Mịn, đồng nhất, không mùi lạ
B. Không tách lớp
C. Không được chảy ở nhiệt độ 37oC
D. Dẻo dính

Câu 353. Hỗn dịch để tiêm yêu cầu:


A. Phải phân tán ngay khi lắc đều
B. Kích thước các tiểu phân không lớn quá 50 m
C. Các hạt có kích thước từ 20 m – 50 m
D. Dung dịch trắng đục

Câu 354. Xác định hàm lượng của 1 chế phẩm thu được kết quả như
sau: 18,20 mg; 17,98 mg; 18,10 mg; 19,65 mg; 18,05 mg; 17,75 mg; 102,5
mg. Tính độ lệch chuẩn tương đối (RSD)?
A. 105,002 %
B. 0,590 %
C. 0,652 %
D. 0,795 %

Câu 355. Xác định giới hạn cho phép về thể tích thuốc tiêm Vitamin C
500 mg trong ống 5 ml biết rằng thể tích 5 ống là 5,1 ml; 5,05 ml; 5,0 ml;
5,0 ml; 5,1 ml. Cho biết kết quả?
A. 101,0 %; đạt
B. 101,0 %; không đạt
C. 105,6 %; không đạt
D. 105,6 %; đạt
Câu 356. Sai số hệ thống phản ánh giá trị nào sau đây:
A. Độ đúng
B. Hàm lượng
C. Độ lặp lại
D. Độ chính xác

Câu 357. Sai số ngẫu nhiên phản ánh giá trị nào sau đây:
A. Độ đúng
B. Hàm lượng
C. Độ lặp lại
D. Độ chính xác

Câu 358. Cách pha loãng dung dịch chuẩn có nồng độ cao xuống nồng
độ thấp, áp dụng để pha dung dịch chuẩn độ có nồng độ:
A. Nhỏ hơn 0,1 N
B. Lớn hơn 0,1 N
C. Nhỏ hơn 0,5 N
D. Lớn hơn 0,5 N

Câu 359. Khi xác định độ ẩm, sau khi sấy chế phẩm phải có thao tác tiếp
theo là:
A. Làm nguội trong bình hút ẩm
B. Cân ngay
C. Đem ra ngoài chờ nguội mới cân
D. Tắt tủ sấy

Câu 360. Xác định sự mất khối lượng do làm khô, phải dùng dụng cụ là:
A. Lò nung, cân phân tích
B. Cân phân tích, tủ sấy
C. Chén sứ, cân phân tích
D. Cân điện tử, kẹp chén cân

Câu 361. Trong định tính bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng, các ý sau,
ý nào là đúng nhất:
A. Lượng dung môi trong bình triển khai dày khoảng 1 – 2 cm
B. Khi đang triển khai phải đánh dấu mức dung môi
C. Các vết chấm đưa lên bản mỏng phải có đường kính từ 2 – 6 mm
D. Phải sấy bản mỏng trước

Câu 362. Xác định tạp chất bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng được
kết luận là có tạp khi vết tạp mẫu thử “………….”
A. Có màu đậm hơn và cùng trị số Rf với vết tạp chuẩn
B. Có màu nhạt hơn và cùng trị số Rf với vết tạp chuẩn
C. Có cùng màu và cùng trị số Rf với vết tạp chuẩn
D. Không cùng màu và cùng trị số Rf với vết tạp chuẩn

Câu 363. Xác định tạp chất bằng phương pháp đo phổ tử ngoại khả kiến
đánh giá kết quả dựa vào:
A. Các hiện tượng đặc trưng của mẫu thử
B. Sự chênh lệch độ hấp thu (A) của dung dịch tạp và thử
C. So sánh 2 ống nghiệm mẫu thử và chuẩn
D. Bộ dụng cụ thử tạp chất

Câu 364. Một dược liệu có lẫn tạp chất có thể do các yếu tố dưới đây,
Ngoại trừ:
A. Tro toàn phần thấp hơn so với quy định
B. Tro toàn phần tăng quá cao so với quy định
C. Tro không tan trong HCl cao bất thường
D. Tro tan trong HCl thấp hơn quy định

Câu 365. Kết quả trong thử độc tính bất thường bằng cách so sánh diễn
biến các lô sau khi dùng thuốc nếu có chuột chết thì:
A. Phải làm lại với 5 chuột khác mà không có chuột nào chết thì mẫu thử
đạt
B. Phải làm lại với 10 chuột khác mà không có chuột nào chết thì mẫu
thử đạt
C. Mẫu thử không đạt yêu cầu
D. Thay đổi mẫu thuốc

Câu 366. Thử chất gây sốt thì:


A. Dụng cụ thử phải được sấy nhiệt độ 200oC trong 30 phút
B. Trước lúc tiêm 40 phút đo nhiệt độ thỏ 2 lần cách nhau 30 phút
C. Mỗi mẫu thử được tiêm cho một nhóm 4 thỏ
D. Thời gian tiêm cho mỗi thỏ không quá 10 phút

Câu 367. Xác định độ ẩm của thuốc cốm, biết rằng khối lượng thuốc
trước khi sấy là 1,5 g, sau khi sấy là 1,4350 g. Kết quả là:
A. 5,4%; không đạt
B. 7,4%; đạt
C. 2,5%; không đạt
D. 4,3%; đạt

Câu 368. Thử độ đồng đều khối lượng của thuốc cốm Xitrina 50g/lọ, biết
rằng khối lượng của 5 lọ là: 50,0 g; 52,5 g; 46,5 g; 51,05 g; 50,5 g. Biết
rằng giới hạn cho phép ± 5% so với lượng ghi trên nhãn. Cho biết
khoảng sai số và đạt hay không?
A. 42,5 – 57,5 g; không đạt
B. 47,5 – 52,5 g; không đạt
C. 42,5 – 57,5 g; đạt
D. 47,5 – 52,5 g; đạt

Câu 369. Theo quy định của Dược điển Việt Nam IV có bao nhiêu chỉ tiêu
kiểm nghiệm thuốc mỡ tra mắt?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9

Câu 370. Theo quy định của Dược điển Việt Nam IV có bao nhiêu chỉ tiêu
kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt? (trùng)
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9

Câu 371. Theo quy định của Dược điển Việt Nam IV có bao nhiêu chỉ tiêu
kiểm nghiệm thuốc tiêm? (trùng)
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11

Câu 372. Theo quy định của Dược điển Việt Nam IV có bao nhiêu chỉ tiêu
kiểm nghiệm thuốc viên? (trùng)
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
Câu 373. Theo quy định của Dược điển Việt Nam IV có bao nhiêu chỉ tiêu
kiểm nghiệm thuốc bột? (trùng)
A. 8
B. 9
C. 10
D. 11

Câu 374. Thử độ đồng đều khối lượng thuốc tiêm dạng bột được tiến
hành trên bao nhiêu đơn vị? (trùng)
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 375. Theo sự phân công của bộ Y tế, chất đối chiếu được phân phối
tại:
A. Cục quản lý dược
B. Trung tâm kiểm nghiệm
C. Viện kiểm nghiệm
D. Công ty dược

Câu 376. Sai số thô là kết quả thu được có giá trị như thế nào so với giá
trị trung bình?
A. Gần
B. Khác xa
C. Xa
D. Đúng
Câu 377. Đại lượng đặc trưng cho độ lệch chuẩn?
A. 
B. SD
C. 
D. RSD

Câu 378. Đại lượng đặc trưng cho độ lệch chuẩn tương đối?
A. 
B. RSD
C. 
D. SD

Câu 379. Xác định độ trong bằng ống nghiệm được nhìn trên nền:
A. Trắng
B. Đen
C. Trắng hoặc đen
D. Màu bất kỳ

Câu 380. Giới hạn sai số khối lượng thuốc mỡ từ 20 - 50 g so với khối
lượng ghi trên nhãn là:
A. ± 15 %
B. ± 10 %
C. ± 8 %
D. ± 5 %

Câu 381. Độ ẩm trong hoàn nước và hoàn hồ không được chứa nước
nhiều hơn:…….
A. 9 %
B. 10 %
C. 15 %
D. 20 %

Câu 382. Khi pha dung dịch chuẩn độ HCl 0,1 N, có hệ số hiệu chỉnh K
lớn hơn 1,030 thì phải:
A. Tính thể tích nước thêm vào
B. Tính lượng HCl thêm vào
C. Không cần điều chỉnh
D. Tính lại hệ số K

Câu 383. Khi cất tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn 1, thể tích Xylen cho vào
bình phân tích là:
A. 1 ml
B. 2 ml
C. 3 ml
D. 4 ml

Câu 384. Giới hạn sai số của hàm lượng thuốc mỡ trên 200 mg – 1 g là:
A. ± 15 %
B. ± 10 %
C. ± 7,5 %
D. ± 3 %

Câu 385. Giới hạn sai số của hàm lượng thuốc mỡ trên 1 – 5 g là:
A. ± 15 %
B. ± 10 %
C. ± 7,5 %
D. ± 3 %
Câu 386. Giới hạn sai số của hàm lượng thuốc mỡ trên 5 g là:
A. ± 15 %
B. ± 10 %
C. ± 7,5 %
D. ± 3 %

Câu 387. Dụng cụ chính xác dùng trong định lượng là:
A. Pipet
B. Buret
C. Bình định mức
D. Ống đong

You might also like