You are on page 1of 11

ĐỀ KIỂM TRA BÀO CHẾ 2 – THẦY DŨNG

Câu 1. Chọn phương pháp điều chế thuốc mỡ có hoạt chất rắn tan trong dung môi trơ
nhưng dung môi này không đồng tan trong tá dược:
A. Trộn đều đơn giản
B. Trộn đều nhũ hóa
C. Nhũ hóa trực tiếp
D. Hòa tan

Câu 2. Hỗn dịch thuốc dầu là cách gọi theo tiêu chí phân loại nào sau đây?
A. Thể chất
B. Dạng dùng
C. Cách sử dụng
D. Kích thước tiểu phân

Câu 3. Được gọi là nhũ dịch dầu thuốc vì có “…..…….”


A. Tướng dầu chiếm tỉ lệ lớn hơn 40%
B. Tướng ngoại là tướng dầu có tác dụng dược lý
C. Tướng nội là tướng dầu có tác dụng dược lý
D. Tướng dầu là dược chất có tỷ trọng nặng

Câu 4. Đối với thuốc mỡ được sử dụng lâu dài, cần phải quan tâm đến đặc tính nào?
A. Không tách lớp
B. Không khô cứng
C. Không gây dị ứng, kích ứng
D. Không chảy lỏng ở thân nhiệt

Câu 5. Một kỹ thuật không thể thiếu trong điều chế hỗn dịch thuốc theo phương pháp phân
tán cơ học ở quy mô lớn:
A. Nghiền, xay bột mịn
B. Rây mịn
C. Khuấy trộn
D. Làm mịn

Câu 6. Gôm Arabic thuộc nhóm chất nhũ hóa nào dưới đây?
A. Diện hoạt tổng hợp
B. Bán tổng hợp, nhũ tương D/N và N/D
C. Thiên nhiên, dùng cho nhũ tương D/N
D. Thiên nhiên, dùng cho nhũ tương N/D

Câu 7. Điều chế nhũ tương theo phương pháp xà phòng hóa có đặc điểm gì?
A. Chất nhũ hóa được tạo ra trong quá trình điều chế
B. Chất nhũ hóa ở dạng dịch thể
C. Chất nhũ hóa là xà phòng có sẵn trong công thức
D. Chất có tác dụng là xà phòng

Câu 8. Kiểu nhũ tương chủ yếu phụ thuộc vào điều nào sau đây:
A. Sự khác biệt tỉ trọng 2 tướng
B. Thể tích tỉ lệ giữa 2 tướng
C. Kích thước của tiểu phân pha nội
D. Sự khác biệt sức căng bề mặt giữa 2 tướng

Câu 9. Các dẫn xuất Cellulose tan trong nước thuộc nhóm chất nhũ hóa nào sau đây?
A. Nhũ hóa tổng hợp hoặc bán tổng hợp
B. Nhũ hóa keo thân nước, dùng cho nhũ tương N/D
C. Nhũ hóa thiên nhiên, dùng cho nhũ tương D/N
D. Nhũ hóa thiên nhiên, dùng cho nhũ tương N/D

Câu 10. Chọn ý sai khi nói về ưu, nhược điểm của tá dược thuốc mỡ thuộc nhóm dầu, mỡ,
sáp:
A. Có tác dụng nhũ hóa các chất lỏng phân cực
B. Trơn nhờn, kỵ nước, gây bẩn
C. Dễ bị ôi khét do bị oxi hóa
D. Dịu với da

Câu 11. Bột nhão là dạng thuốc:


A. Có chứa 25% hoạt chất rắn phân tán đồng đều trong tá dược
B. Có hoạt chất rắn dạng hạt mịn ≥ 40% phân tán đồng đều trong tá dược
C. Có cấu trúc hỗn dịch – nhũ tương
D. Có tá dược thuộc nhóm thân nước
Câu 12. Nhược điểm lớn nhất của Lanolin là:
A. Khả năng nhũ hóa
B. Thể chất
C. Độ bền vững
D. Khả năng phối hợp với hoạt chất

Câu 13. Chất nào sau đây có trong thành phần của hỗn dịch thuốc?
A. Chất nhũ hóa
B. Chất gây thấm
C. Chất đẳng trương
D. Chất đệm pH

Câu 14. Thuốc mỡ dùng dầu, mỡ, sáp làm tá dược được xếp vào loại thuốc nào dưới đây:
A. Thuốc mỡ mềm
B. Thuốc mỡ đặc
C. Kem bôi da
D. Sáp

Câu 15. Tween thuộc nhóm chất diện hoạt nào sau đây?
A. Ion hóa cation
B. Ion hóa anion
C. Không ion hóa, dùng trong nhũ tương D/N
D. Không ion hóa, dùng trong nhũ tương N/D

Câu 16. Đường tiêm thích hợp của thuốc tiêm dạng nhũ tương D/N là:
A. Tiêm bắp
B. Tiêm tĩnh mạch
C. Tiêm dưới da
D. Tiêm trong da

Câu 17. Chọn ý sai khi nói về tính chất của tá dược thuốc mỡ thuộc nhóm hydrocarbon:
A. Dễ phối hợp để điều chỉnh thể chất
B. Dẫn thuốc thấm sâu
C. Không có khả năng nhũ hóa
D. Bền vững về tính chất lý hóa và với vi sinh vật
Câu 18. Với nhũ tương D/N, các cách nói sau đây là đúng, Ngoại trừ:
A. Dầu là chất phân tán
B. Nước là môi trường phân tán
C. Dầu là tướng nội
D. Dầu là tướng ngoại

Câu 19. Trạng thái cảm quan thường thấy của một hỗn dịch thô là:
A. Trong suốt, không màu
B. Trắng đục, không có lắng cặn
C. Đục, có thể có lắng cặn
D. Đục, không chấp nhận sự lắng cặn

Câu 20. Chọn phương pháp thường dùng điều chế thuốc mỡ với tá dược nhũ tương hoàn
chỉnh?
A. Trộn đều nhũ hóa
B. Hòa tan
C. Nhũ hóa trực tiếp
D. Nhũ hóa

Câu 21. Với tá dược là PEG, có thể điều chế thuốc mỡ theo phương pháp nào sau đây?
A. Trộn đều nhũ hóa
B. Hòa tan
C. Nhũ hóa trực tiếp
D. Nhũ hóa

Câu 22. Loại tá dược dùng điều chế thuốc mỡ có tác dụng điều trị toàn thân là:
A. Tá dược thân dầu
B. Tá dược nhũ tương N/D
C. Tá dược nhũ tương D/N
D. Tá dược khan

Câu 23. Gôm Arabic là chất nhũ hóa được xếp vào loại chất nhũ hóa…
A. Bán tổng hợp
B. Thiên nhiên
C. Tổng hợp
D. Dạng hạt nhỏ

Câu 24. Hỗn dịch thuốc thuộc hệ phân tán nào sau đây?
A. Đồng thể
B. Dị thể thô
C. Keo
D. Vi dị thể

Câu 25. Loại tá dược thuốc mỡ nào sau đây cần thêm đồng thời chất bảo quản và chất hút
ẩm?
A. Tá dược dầu, mỡ, sáp
B. Tá dược nhũ tương khan
C. Tá dược nhũ tương D/N
D. Tá dược nhũ tương N/D

Câu 26. Chọn phương pháp bào chế nhũ tương dùng chất nhũ hóa là gôm Arabic:
A. Phương pháp thêm tướng nội vào tướng ngoại
B. Phương pháp thêm tướng ngoại vào tướng nội
C. Phương pháp nhũ hóa trực tiếp
D. Phương pháp dùng dung môi chung

Câu 27. Phương pháp thường dùng điều chế thuốc mỡ với tá dược là dầu, mỡ, sáp là:
A. Dung môi chung
B. Trộn đều đơn giản
C. Trộn đều nhũ hóa
D. Nhũ hóa trực tiếp

Câu 28. Yếu tố cần lưu ý nhất khi bảo quản thuốc mỡ là:
A. Hóa học
B. Vi sinh vật
C. Kích thước tiểu phân
D. Môi trường phân tán
Câu 29. Chất nhũ hóa dùng cho cả 3 dạng uống, tiêm, dùng ngoài là:
A. Gôm Arabic
B. Cetrimide
C. Lecithin
D. Methyl cellulose

Câu 30. Chất diện hoạt thường dùng làm chất nhũ hóa vì có tác dụng nào sau đây:
A. Làm tăng sức căng liên bề mặt
B. Làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán
C. Làm giảm sức căng liên bề mặt
D. Làm giảm độ nhớt của môi trường phân tán

Câu 31. Trong điều chế nhũ tương có sự chênh lệch về tỷ trọng giữa hai tướng, cần phải dùng
động tác nào sau đây khi tiến hành điều chế?
A. Sử dụng chất làm giảm độ nhớt môi trường
B. Sử dụng chất nhũ hóa thích hợp
C. Sử dụng dung môi hòa tan một trong hai tướng
D. Khuấy mạnh khi pha chế

Câu 32. Kích thước tiểu phân tướng phân tán càng lớn thì nhũ tương “………….”
A. Dễ tách lớp
B. Khó hình thành
C. Không cần cho chất nhũ hóa
D. Ổn định tốt

Câu 33. Chọn tá dược thường dùng để điều chế thuốc mỡ theo phương pháp trộn đều đơn
giản:
A. Thân dầu
B. Khan
C. Nhũ tương hoàn chỉnh
D. Thân nước

Câu 34. Nhũ tương thuốc tiêm truyền sử dụng với mục đích là:
A. Tái lập cân bằng kiềm toan
B. Bù nước và chất điện giải
C. Cung cấp năng lượng
D. Cung cấp lipid

Câu 35. Dầu thực vật không được sử dụng trong nhũ tương thuốc tiêm là:
A. Dầu đỗ tương
B. Dầu vừng
C. Dầu oliu
D. Dầu thầu dầu

Câu 36. Dầu, mỡ, sáp dùng trong điều chế thuốc mỡ có khuyết điểm là:
A. Dễ bị ôi khét
B. Độ tinh khiết không cao
C. Không có khả năng nhũ hóa
D. Thể chất không ổn định

Câu 37. Dược chất có tính chất nào sau đây phải pha chế dưới dạng bột, cốm hỗn dịch uống?
A. Dễ bị oxy hóa
B. Dễ bị thủy phân
C. Không tan trong nước
D. Có mùi vị khó uống

Câu 38. Nipagin có vai trò gì trong điều chế nhũ tương thuốc?
A. Chất kháng khuẩn
B. Chất chống oxy hóa
C. Chất nhũ hóa
D. Chất diện hoạt

Câu 39. Nồng độ tướng phân tán càng nhỏ thì nhũ tương “………..”
A. Dễ tách lớp
B. Dễ hình thành
C. Không cần cho chất nhũ hóa
D. Khó điều chế
Câu 40. Trong điều chế nhũ tương có sự chênh lệch tỷ trọng giữa hai tướng lỏng không đồng
tan nhỏ thì nhũ tương “………..”
A. Không điều chế được
B. Dễ hình thành
C. Dễ bị tách lớp
D. Khó điều chế

Câu 41. Ưu điểm của hỗn dịch tiêm là:


A. Không gây kích ứng nơi tiêm
B. Cho tác dụng nhanh
C. Thời gian tác dụng dài hơn so với dạng dung dịch
D. Cho tác dụng tại chỗ vì dược chất không khuếch tán được

Câu 42. “Hồ nước” được phân biệt với các dạng thuốc mỡ hỗn dịch khác vì:
A. Có ≥ 40% hoạt chất rắn trong thành phần
B. Điều chế bằng phương pháp trộn đều đơn giản
C. Được xếp vào loại thuốc mỡ mềm
D. Tá dược thân nước và có ≥ 40% hoạt chất rắn trong thành phần

Câu 43. Các saponin thuộc nhóm chất nhũ hóa nào sau đây?
A. Diện hoạt tổng hợp
B. Bán tổng hợp, nhũ tương D/N và N/D
C. Thiên nhiên, dùng cho nhũ tương D/N
D. Thiên nhiên, dùng cho nhũ tương N/D

Câu 44. Đường dùng của nhũ tương thuốc dùng Natri laurylsulfat làm chất nhũ hóa là:
A. Uống
B. Tiêm
C. Dùng ngoài
D. Tiêm truyền

Câu 45. Chất giúp nhũ tương dễ hình thành và có độ bền vững nhất định được gọi là:
A. Chất gây thấm
B. Chất ổn định
C. Chất diện hoạt
D. Chất nhũ hóa

Câu 46. Mục đích chính của giai đoạn nghiền ướt trong điều chế hỗn dịch là gì?
A. Đạt độ mịn thích hợp
B. Trộn đều với chất gây thấm
C. Tan hoàn toàn trong chất dẫn
D. Thấm đều chất dẫn

Câu 47. Ưu điểm lớn nhất của tá dược nhũ tương D/N dùng để điều chế thuốc mỡ là:
A. Phóng thích hoạt chất nhanh và hoàn toàn
B. Dẫn thuốc thấm sâu
C. Thể chất mịn màng hấp dẫn
D. Dễ rửa

Câu 48. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của tá dược nhũ hóa dùng trong thuốc
mỡ?
A. Có khả năng hút mạnh các chất lỏng phân cực
B. Bền vững với nhiệt độ
C. Dễ bám thành lớp mỏng trên các niêm mạc ướt
D. Trơn nhờn, khó rửa

Câu 49. Dược chất có trong nhũ dịch có tính chất nào sau đây?
A. Là các chất lỏng tan trong nước
B. Là các chất lỏng tan trong dầu
C. Là các chất lỏng không tan trong nước
D. Là các chất lỏng không tan trong dầu

Câu 50. Vai trò của tá dược thuốc mỡ không bao gồm yếu tố nào sau đây:
A. Tăng cường sự phân tán của hoạt chất
B. Gây tác dụng điều trị
C. Dẫn thuốc thấm vào nơi cần điều trị
D. Chống tác dụng của vi khuẩn

Câu 51. Chọn phương pháp thường dùng điều chế thuốc mỡ với tá dược là dầu khoáng vật:
A. Trộn đều nhũ hóa
B. Trộn đều đơn giản
C. Nhũ hóa trực tiếp
D. Nhũ hóa

Câu 52. Dược chất có trong hỗn dịch có tính chất nào sau đây:
A. Là các chất rắn tan trong nước
B. Là các chất rắn tan trong dầu
C. Là các chất rắn không tan trong nước
D. Là các chất lỏng không tan trong dầu

Câu 53. Các yếu tố sau là khuyết điểm của hỗn dịch, Ngoại trừ:
A. Tác dụng tại chỗ kém
B. Phân liều khó chính xác
C. Chế phẩm ít ổn định
D. Bào chế khó

Câu 54. Tá dược dùng cho thuốc mỡ bôi lên vết bỏng không nhất thiết phải đạt yêu cầu nào
sau đây?
A. Vô khuẩn
B. Có tác dụng kìm khuẩn mạnh
C. Có tác dụng tái sinh mô, làm liền sẹo
D. Dẫn thuốc thấm sâu tùy mức độ bỏng

Câu 55. Dạng bào chế nào sau đây có kiểu nhũ tương kiểu N/D:
A. Thuốc mỡ
B. Thuốc tiêm truyền
C. Siro thuốc
D. Thuốc tiêm dung dịch

Câu 56. Với tá dược là Vaselin, có thể điều chế thuốc mỡ theo phương pháp nào sau đây:
A. Trộn đều nhũ hóa
B. Hòa tan
C. Nhũ hóa trực tiếp
D. Nhũ hóa
Câu 57. Kiểu nhũ tương D/N hay N/D được quyết định chủ yếu bởi yếu tố nào sau đây?
A. Tỉ lệ giữa 2 tướng
B. Bản chất nhũ hóa
C. Chênh lệch tỉ trọng giữa 2 tướng
D. Cách phối hợp 2 tướng

Câu 58. Chọn tá dược thuốc mỡ thân dầu trong các tá dược sau:
A. Gelatin
B. Natri alginat
C. Lanolin
D. PEG

Câu 59. Giai đoạn quyết định đến chất lượng thuốc mỡ điều chế theo phương pháp hòa tan
là:
A. Phối hợp tá dược
B. Phối hợp dược chất vào tá dược
C. Điều chế tá dược
D. Làm mịn hoạt chất

Câu 60. Chọn tá dược làm thuốc mỡ dạng nhũ tương D/N trong các tá dược sau:
A. Tá dược nhũ tương hoàn chỉnh
B. Tá dược khan
C. Tá dược thân nước
D. Tá dược thân dầu

You might also like