You are on page 1of 12

1.

Dạng sử dụng nào sau đây phù hợp với thuốc tiêm chứa
dược chất procain benzylpenicillin?
A. Bột pha hỗn dịch tiêm
B. Dạng rắn pha dung dịch tiêm
C. Hỗn dịch tiêm
D. Nhũ tương tiêm
E. Dung dịch tiêm
2. Nước cất không có oxy hòa tan được dùng để pha chế các
thuốc tiêm cho dược chất có đặc điểm là?
A. Có tính khử
B. Có tính acid yếu
C. Có tính base yếu
D. Có tính acid mạnh
E. Dễ bị thủy phân
3. Vì sao nên có bước tiền lọc khi lọc vô trùng?
A. Đảm bảo vô trùng
B. Loại bỏ chí nhiệt tố
C. Loại bỏ độc tố vi khuẩn
D. Đảm bảo độ trong của dung dịch
E. Không phải sử dụng nhiệt độ để tiệt trùng
4. Đối với thuốc tiêm chứa dược chất ổn định trong khoản pH
hẹp, dễ bị OXH. Chất nào sau đây được dùng để duy trì pH ổn
định?
A. Dung dịch NaOH 10% chỉnh về pH kiềm
B. Dung dịch HCl 10% chỉnh về pH acid
C. Đệm boric/borat
D. Đệm natri hydrophosphate/dinatri
E. Đệm citric/citrat
5. Khi pha chế thuốc tiêm, pH của dung dịch phải ưu tiên
đáp ứng yêu cầu quan trọng nào nhất?
A. Tránh kích, giảm đau tại vị trí tiêm
B. Giúp thuốc hấp thu, phân phối tới đích tác động
C. Giúp hoạt chất hòa tan, ổn định trong dung môi
D. Tránh hoại tử, trào thuốc ra ngoài tại vị trí tiêm
6. Cho công thức thuốc tiêm như sau: (1) Natri diclofenac
75mg: (2) Natri metabisulfit 9mg; (3) Propylenglycol 600mg: (4)
Alcolbenzylic 120mg: (5) Natri hydroxyd vd Nước cất pha tiêm
vừa đủ 3 ml. Thứ tự pha chế các chất trên vào dung môi nước
ĐÚNG sẽ là?
A. (3)-> (4) -> (2) -> (1) -> (5)
B. (4)-> (2) -> (3) -> (5) -> (1)
C. (1)-> (4) -> (2) -> (5) -> (3)
D. (2)-> (4) -> (5) -> (1) -> (3)
7. Vai trò nào sau đây KHÔNG phải của chất gây thẩm trong
công thức thuốc tiêm hỗn dịch? (ô vuông)
A. Thuận lợi cho việc rút thuốc vào bơm tiêm
B. Dễ dàng phân tán đồng nhất khi lắc
C. Không gây tắc kim khi tiêm
D. Tăng độ nhớt của môi trường phân tán
E. Giúp chế phẩm ổn định trong bảo quản
8. Muối nào sau đây sinh ra khi SO2 có tác dụng chống oxy
hóa cho dược chất ở pH thấp là?
A. Natri sulfit
B. Natri bisulfit
C. Natri metabisulfit
D. Natri dithionite
9. Cần loại khi carbonic hòa tan trong nước cất dùng để pha
các thuốc tiêm có dược chất có tính chất nào?
A. Có tính oxy hóa khử
B. Dė bị thủy phân
C. Có tính acid yếu
D. Có tính base yếu
E. Dễ tạo phức với cation kim loại
10. Phương pháp pha chế vô khuẩn thích hợp với dược chất pha
tiêm có đặc điểm?
A. Kém bền bởi nhiệt
B. Có tính oxy hóa mạnh
C. Dễ bị thủy phân
D. Có tính khử mạnh
E. Kém ốn định trong chất dẫn
11. Thuốc tiêm hydrocortison aceat: Hydrocortison aceat: 25
mg: Polysorbat 80: 4 mg: Carboxymethylcellulose: 5 mg; Natri
clorid: 9 mg: Alcol benzylic: 9 mg: Nước cất pha tiêm vđ 1 ml.
Có thể thay thế alcolbenzylic bằng chất nào dưới đây là thích
hợp?
A. Clorobutanol
B. EDTA
C. Acid citric
D. Butylhydroxytoulen
E. Ether
12. Trong công thức thuốc tiêm, việc sử dụng chất phụ nào sau
đây không đúng với vai trò chức năng của chúng?
A. Cystein, dinatri edetat, natri sulfit: Chất chống oxy hóa
B. Alcol benzylic, clocresol, clorobutanol: Chất sát khuẩn
C. Natri clorid, natri sulfat, glucose: Chất đẳng trương hóa
D. Polysorbat 80, tween 20: Chất gây treo
E. Natri clorid, natri sulfat: Chất đẳng trương hóa
13. Giải pháp sau đây là thich hợp để tạo phòng thí nghiệm
pha chế thuốc tiêm với cấp độ sạch A ?
A. Gắn điều hoà nhiệt độ
B. Lọc HEPA
C. Hành lang dơ
D. Airlock - chốt gió
E. Đường đi nguyên liệu, con người theo nguyên tắc 1 chiều
14. Yêu cầu về độ min của hạt thuốc cần có ở thuốc tiêm?
A. Dung dịch
B. Hỗn dịch và dung dịch keo
C. Hỗn dịch và nhũ tương D/N
D. Nhũ tương và dung dịch keo
E. Bột pha dung dịch tiêm
15. Kiểm tra độ kin, thể tich đóng ống thuốc tiêm được tiến
hành ở giai đoạn nào trong sản xuất thuốc tiêm?
A. Lọc vô khuấn thuốc tiêm
B. Ghi nhãn, đóng hộp và thùng
C. Hàn ống tiêm
D. Pha chế dung dịch thuốc tiêm
E. Lọc trong
16. Bột, khối rắn dùng để pha hỗn dịch tiêm áp dụng cho
những dược chất có đặc điểm như thế nào?
A. Hoạt chất không tan và ổn định trong chất dẫn
B. Hoạt chất tan và ổn định trong chất dẫn
C. Hoạt chất không tan và kém ổn định trong chất dẫn
D. Hoạt chất tan và kém ổn định trong chất dẫn
17. Phương pháp tiệt khuẩn thích hợp để tiệt khuẩn dầu làm
dung môi cho thuốc tiêm là?
A. Hấp trong nồi hấp ở 121oC trong 30 phút
B. Lọc loại khuẩn bảng màng lọc có kích thước lỏ xốp 0,22 µm
C. Sấy ở nhiệt độ 160oC trong 1 giờ
D. Dùng khí ethylene oxyd
E. Dung phương pháp Tyndall
18. Chất nào sau đây được dùng làm chất chống oxy hóa cho
thuốc tiêm dầu?
A. a-tocoferol, butylhydroxyanisol
B. Thioure, dithionit
C. Vvitamin C, vitamin E
D. Cystein, natri EDTA
19. Phát biểu nào sau đây đúng về yếu tố đẳng trương thuốc
tiêm, NGOẠI TRỪ?
A. Thuốc tiêm pha chế đắng trương → ít gây đau khi tiêm bắp
B. Thuốc tiêm amoni clorid có khả năng giữ hồng cầu nguyên
vẹn trong thử nghiệm quy định
C. Thuốc tiêm nước chứa các polymer tạo áp suất thẩm thấu
không đáng kể
D. Thuốc tiêm đảng trương thì dung dịch thuốc tiêm đó đẳng
thẩm thấu
E. Thuốc tiêm ưu trương - Hòa loãng với dung dịch glucose 5%
để tiêm truyền
20. Bột, khối rắn dùng để pha dung dịch tiêm áp dụng cho
những dược chất có đặc điểm như thế nào?
A. Hoạt chất không tan và kém ổn định trong chất dẫn
B. Hoạt chất tan và kém ổn định trong chất dẫn
C. Hoạt chất không tan và ổn định trong chất dẫn
D. Hoạt chất kém tan và kém ổn định trong chất dẫn
E. Hoạt chất tan và ổn định trong chất dẫn
21. Phương pháp lọc tiệt trùng thuốc tiêm có ưu điểm gì hơn
so với phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt ẩm?
A. Thời gian tiệt trùng được rút ngắn
B. Hiệu quả tiệt trùng cao hơn
C. Loại bỏ các vi sinh vật thay vì phá hủy
D. Tiến hành trên quy mô công nghiệp
22. Trước khi lọc vô khuẩn dung dịch thuốc tiêm, người ta
thường lọc sơ bộ với màng lọc nào sau đây là phù hợp? (ô
vuông)
A. Kích thước màng lọc nhỏ hơn 0,45 µm
B. Kích thước màng lọc nhỏ hơn 0,22 µm
C. Kích thước màng lọc nhỏ hơn 0,1 µm
D. Phễu thủy tinh xốp G5
E. Phễu thủy tinh xốp G3, G4
23. Loại thuốc tiêm sau đây cần có thêm chất sát khuẩn?
A. Thuốc tiêm truyền
B. Thuốc tiêm thể tích lớn
C. Thuốc tiêm vào dịch não tủy
D. Thuốc tiêm tĩnh mạch với liều trên 15 ml
E. Thuốc tiêm gồm nhiều liều trong một đơn vị đóng gói
24. Phân loại thuốc tiêm: Thuốc tiêm dầu, thuốc tiêm nước.
Cách phân loại này dựa trên cở sở nào?
A. Thể tích đóng gói
B. Môi trường phân tán
C. Trạng thái cấu trúc
D. Hình thức phân phối
E. Nguồn gốc và mục đích sử dụng
25. Hệ đệm nào sau đây ngoài vai trò giữ ổn định pH dung
dịch còn có khả năng chống oxy hóa cho dược chất trong thuốc
tiêm?
A. Hệ đệm Hind - Goyan
B. Hệ đệm natrihydrophosphate - dinatriphosphat
C. Hệ đệm bicarbonat
D. Hệ đệm citric - citrat
E. Hệ đệm Sorensen
26. Thuốc tiêm hydrocortison aceat: Hydrocortison aceat: 25
mg; Polysorbat 80: 4 mg: Carboxymethylcellulose: 5 mg; Natri
clorid: 9 mg; Alcol benzylic: 9 mg; Nước cất pha tiêm vđ 1 ml.
Phương pháp thích hợp để pha chế thuốc tiêm này là?
A. Pha chế vô khuẩn
B. Tiệt trùng cuối cùng
C. Kỹ thuật đông khô
D. Lọc vô khuẩn
27. Sắp xếp sinh khả dụng của các dạng thuốc tiêm sau theo
thử tăng dần? (1): Dung dịch nước (2): Dung dịch dầu (3): Hỗn
dịch nước (4): Hỗn dịch dầu
A. (1) -> (3) -> (2) -> (4)
B. (1) -> (2) -> (3) -> (4)
C. (4) -> (2) -> (3) -> (1)
D. (3) -> (1) -> (4) -> (2)
28. Trong pha ché thuốc tiêm, biện pháp nào sau đây đưoc
dùng để hạn chế phản ứng oxy hỏa xảy ra với dược chất,
NGOẠI TRỪ?
A. Dùng khí trơ nitơ để loại oxy hòa tan trong nước cất
B. Sử dụng khí trơ trong quá trình đóng ống thuốc tiêm
C. Tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài
D. Sử dụng dung môi có độ tinh khiết cao
E. Ở quy mô nhỏ tiến hành pha chế nhanh
29. Nhược điểm lớn nhất của dấu thực vật làm dung môi pha
thuốc tiêm là? (ô vuông)
A. Đông đặc vào mùa đông
B. Không ổn định, dễ bị ôi khét
C. Khó rút thuốc vào bơm tiêm
D. Thời gian tiềm tàng dài
E. Tiệt trùng bằng nhiệt khô
30. Khi pha chế thuốc tiêm chứa dược chất nào nào sau đây có
pH kiểm để cho hoạt chất tan tốt và ổn định trong dung môi?
A. Tetracain
B. Ephedrin
C. Diclofenac
D. Strychnin
E. Clopromazin
31. Thuốc bột pha tiêm theo kỹ thuật đông khô có ưu điểm
sau, ngoại trừ?
A. Hạn chế phản ứng phân hủy dược chất ở mức độ rất thấp
B. Diện tích bề mặt riêng nhỏ, sẽ hòa tan rất nhanh khi cần
hòa tan trở lại
C. Dễ dàng đạt được yêu cầu đồng nhất về hàm lượng
D. Giảm thiểu sự oxy hóa dược chất do thực hiện trong chân
không
E. Giảm thiếu sự nhiễm chéo so với thuốc đóng ở dạng bột
32. Để giữ các khu vực có cấp độ sạch và vô khuẩn khác nhau.
Người ta thường lắp đặt các ... để kiểm soát vấn để này?
A. Hệ thống lọc khí HEPA
B. Chốt gió airlock
C. Hệ thống tạo áp suất âm
D. Hệ thống tạo áp suất dương
E. Cửa ra vào 2 lớp
33. Biện pháp nào sau đây KHÔNG được dùng trong điều
chỉnh pH trong dung dịch thuốc tiêm?
A. Dùng dd NaOH loãng
B. Dùng dd HCI 10%
C. Dùng đệm boric/borat
D. Dùng đệm bicarbonat - dinatricarbonate
E. Dùng dd acid citric
34. Kiểm nghiệm thành phẩm thuốc tiêm dung dịch thực hiện
ngay sau giai đoạn nào sau đây?
A. Đóng thuốc, hàn hoặc nắp kín
B. Tiệt trùng
C. Hoà tan hoạt chất vào dung môi
D. Ghi nhãn, đóng gói
E. Xuất xưởng
35. Cho công thức thuốc tiêm như sau: Epinerphrin
hydroclorid 1 g: Acid tartric 0,8 g; Natri metabisulfit 1,0 g;
Natri clorid: 0,8 g; Nước cất pha tiêm vđ 3 ml. Phân loại thuốc
tiêm trên theo cấu trúc và hình thái phân phối đúng sẽ là?
A. Dung dịch nước
B. Hỗn dịch nước
C. Nhũ tương dầu nước
D. Bột vô khuẩn pha tiêm
E. Dung dịch giả
36. Cho công thức thuốc tiêm như sau:Natri diclofenac 75mg;
Natri metabisulfit 9mg; Propylenglycol 600mg; Alcolbenzylic
120mg; Natri hydroxyd vd Nước cất pha tiêm vừa đủ 3 ml. Để
tăng độ tan dược chất, trong công thức trên người ta đã sử dụng
cách nào? (ô vuông)
A. Điều chỉnh pH
B. Sử dụng chất hoạt động bề mặt
C. Tạo phức dễ tan
D. Dạng muối
E. Tạo hỗn hợp dung môi
F. Chất chống oxy hóa
37. Thuốc tiêm có pH phù hợp sinh lý và đẳng trương cỏ
chung một mục địch?
A. Giúp hoạt chất tan tốt trong chất dẫn
B. Giúp dung dịch tiêm có áp suất thẩm thấu cân bằng với áp suất
thẩm thấu huyết tương
C. Ức chế sự phát triển vi sinh vật
D. Giảm kích ứng tại vị trí tiêm
E. Giúp thuốc tiêm ốn định khi hấp tiệt trùng
38. Để đảm bảo duy tri cấp sạch theo GMP- WHO, cần kiểm
soát thông số nào sau đây?
A. Nhiệt độ, số lần trao đối không khí, đo ẩm, tốc độ lưu thông
khí
B. Chênh lệch áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, số lần trao đổi không khí
C. Nhiệt độ, độ ấm, áp suất
D. Số lần trao đổi không khí, tốc độ lưu thông khí
39. Chất gây thẩm nào sau đây có thể sử dụng trong thuốc
tiêm hỗn dịch? (ô vuông)
A. Polysorbate
B. Polyvinylpyrrolidon
C. Dextran
D. Sorbitol
E. Lecithin
F. Hydroxypropyl methylcellulose
Bạn đã gửi
40. Sản xuất thuốc tiêm bằng phương pháp pha chế vô khuẩn.
Giai đoạn đóng chai lọ, đóng nút được tiến hành trong cấp sạch
theo GMP - WHO là?
A. Cấp B
B. Cấp C
C. Cấp D
D. Cấp A trong môi trường B
E. Cấp B trong môi trường A

You might also like