You are on page 1of 4

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN: BÀO CHẾ & SINH DƯỢC HỌC 1

Lớp: Dược 3 – Thời gian: 30 phút


I. Điền từ hay cụm từ thích hợp (4,5đ)
1. Tính khả dụng in vitro là công cụ cơ bản để xây dựng, thiết kế thuốc trên cơ sở col (A) là thông số chất
lượng của đầu ra, từ đó lựa chọn được (B) và công thức bào chế tối ưu.
2. Hai kỹ thuật quan trọng trong điều chế dung dịch thuốc là kỹ thuật (A) và (B).
3. Dược điển là bộ tiêu chuẩn nhà nước về (A) và (B) đối với thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
4. Cao lông opi được điều chế với dung môi là (A) và bằng phương pháp (B).
5. Dạng thuốc là (A) của quá trình bào chế, trong đó dược chất được pha chế và trình bày dưới dạng thích
hợp để đảm bảo an toàn hiệu quả, (B) cho người dùng, dễ bảo quản và giá thành hợp lý.
6. Ngâm nhỏ giọt là phương pháp chiết bằng cách cho dung môi chảy rất chậm qua khối dược liệu đựng
trong (A) và không (B) trong quá trình chiết.
7. Dung dịch Lugol được điều chế bằng phương pháp (A) với việc sử dung KI làm chất (B).
8. Nguyên tắc của phương pháp ngấm kiệt ngấm kiệt là luôn tạo ra (A) bằng cách cho dược liệu (B).
9. Tường và nền của khu vực nhà xưởng sản xuất thuốc tiêm phải được tráng (A) và được tô trát theo (B)
để dễ dàng làm vệ sinh.
10. Benzalkonium clorid là chất sát khuẩn trong thuốc tiêm có ưu điểm làm (A) của dược chất và (B)
dược chất qua màng tế bào.
11. Ba phương pháp tiệt khuẩn thành phần thuốc tiêm là (A), nhiệt ẩm và (B).
12. Thường tiêm (A) vào dung dịch amoni clorid 2,14% vì amoni clorid dễ gây hiện tượng (B).
13. Thành phần glycose trong dung dịch chống đông máu có vai trò (A) và (B) cho hồng cầu.
14. Thuốc nhỏ mắt phải có tính chất giống (A) và có chất lượng như (B).
15. Thuốc nhỏ mắt atropin sulfat được quy định pha chế ở pH 6,8 để (A) và giúp dược chất (B).
II. Phân biệt Đúng – Sai (1,5đ)
16. Sấy khô dược liệu trước khi thực hiện quá trình chiết xuất có thể góp phần làm tăng tỉ lệ hoạt chất.
17. Ưu điểm của bình ngấm kiệt hình trụ là cho phép dung môi chảy và không trộn lẫn các lớp dịch chiết.
18. Hiệu quả điều trị của thuốc thực ra là phụ thuộc vào lượng dược chất trong máu.
19. Đa số alkaloid base có trong dược liệu dễ tan trong nước.
20. Nước thơm lá đào chủ yếu dùng để pha nước giải khát.
21. Dầu hoa cúc trị bỏng thường được điều chế bằng phương pháp hãm.
22. Người ta thường nghiền mịn Terpin hydrat để tăng SKD của dạng thuốc.
23. Sắc là phương pháp chiết xuất hay áp dụng để điều chế các cao đông dược.
24. Thuốc tiêm có ưu điểm là tức dụng nhanh do thuốc được đưa thẳng vào máu.
25. Alcol benzylic vừa là chất sát khuẩn vừa có tác dụng gây tê dùng thích hợp cho các thuốc dầu vitamin
A, D, E.
26. Chất gây sốt (chí nhiệt tố) bị phân huỷ ở nhiệt độ 180OC trong 3-4h.

1
27. Để tiệt khuẩn thuốc tiêm truyền cần dùng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt, tuyệt đối không cho
thêm chất sát khuẩn vào công thức.
28. Dung dịch tiêm truyền THAM ngoài tác dụng kiềm hóa nhanh còn cung cấp các anion và cation giúp
cân bằng chất điện giải cho cơ thể.
29. Cần đẳng trương hóa thuốc nhỏ mắt Sulfacylum bằng NaCl để hạn chế kích ứng mắt.
30. Sử dụng hệ đệm boric – borat trong thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4% để giúp thuốc tan tốt ổn định
và không gây kích ứng.
III. Chọn câu đúng nhất (4đ)
31. Thuốc đạt chất lượng tức là:
A. Thuốc đạt các yêu cầu của Bộ y tế B. Thuốc đạt các tiêu chuẩn GMP
C. Thuốc đạt các tiêu chuẩn như xây dựng D. đạt các tiêu chuẩn như đăng ký
32. Khi anionid không còn khả năng trao đổi ion, người ta hoàn nguyên chúng bằng cách rửa cột
với:
A. HCl 3-6% B. HCl 1-2% C. NaOH 3-4% D. NaOH 3-6%
33. Khi dùng Glycerin làm dung môi để pha dung dịch glycerin cần lưu ý rằng glycerin có tác dụng
sát khuẩn ở nồng độ thấp nhất là:
A. 10% B. 20% C. 15% D. 25%
34. Quá trình nào trong hòa tan chiết xuất thể hiện tính hòa tan chọn lọc:
A. Dung môi thấm ướt hoạt chất B. Dung môi hòa tan hoạt chất
C. Khuếch tán nội D. Khuếch tán tự do
35. Giai đoạn quan trọng nhất trong xử lý nguyên liệu dùng cho chiết xuất là:
A. Làm khô B. Diệt men
C. Loại tạp cơ học D. Phân loại bộ phận dùng
36. Chế phẩm nào là biệt dược:
A. Thuốc tiêm vitamin A B. Viên panadol
C. Thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat D. Dung dịch lugol
37. Sự khác nhau về sinh khả dụng thường thấy đối với thuốc sử dụng theo đường:
A. Dưới da B. Uống C. Đặt dưới lưỡi D. Tiêm bắp
38. Theo DĐVN, độ tan của dược chất được tính theo số ml dung môi cần thiết để hòa tan 1g chất
tan. Khi lượng dung môi là 1-10ml có nghĩa là được chất đó:
A. Rất dễ tan B. Dễ tan C. Tan được D. Hơi tan
39. Trong công thức pha chế thuốc tiêm quinin, vai trò của uretan là:
A. Chất hiệp đồng tác dụng với quinin
B. Chất làm tăng độ tan của quinin theo cơ chế chất diễn hoạt
C. Chất làm tăng độ tan của quinin bằng cách điều chỉnh về pH kiềm
D. Tất cả đều sai

2
40. Một phương pháp loại tạp tan trong nước hay dungg khi dịch chiết chứa alkaloid:
A. Dùng dung môi hữu cơ B. Thay đổi pH
C. Chất hấp phụ D. Parafin rắn
41. Dầu lạc dùng làm dung môi cho dung dịch dầu cần có chỉ số xà phòng hoá:
A. 82-90 B. 176-186 C. 84-100 D. 185-195
42. Dung môi dùng cho thuốc nhỏ tai Chloramphenicol 5% là:
A. Nước cất B. Glycerin
C. Propylen glycol D. Nước cất và propylen glycol
43. Để điều chế cao lỏng Canhkina, người ta ngấm kiệt bột Canhkina với dung môi:
A. HCl loãng B. Cồn 95O C. Cồn 70O D. Nước cất
44. Các corticoid khi sử dụng làm nguyên liệu bào chế thuốc, cần lưu ý tính chất nào:
A. Độ tan B. Dạng khan hay ngậm nước
C. Hiện tượng đa hình D. Kích thước tiểu phân
45. Nhược điểm lớn nhất của dầu thực vật dùng làm dung môi pha thuốc tiêm là:
A. Đông đặc vào mùa đông B. Khó rút thuốc vào bơm tiêm
C. Không ổn định, dễ bị ôi khét D. Thời gian tiềm tàng dài
46. Chất nào trong các chất sau đây không phải là chất sát khuẩn cho thuốc tiêm
A. Thuỷ phân phenyl nitrat B. Clorocresol
C. Clorobutol D. Benzyl benzoat
47. Thuốc tiêm có pH phù hợp sinh lý và đẳng trương có chung một mục đích:
A. Ổn định hoạt chất trong chế phẩm
B. giúp dung dịch thuốc tiêm đẳng thẩm thấu với huyết tương và dịch tế bào
C. ít gây đau nhức khi tiêm
D. giúp hoạt chất hấp thu tốt hơn
48. Trong trường hợp bệnh nhân mất máu, để tạm thời bù lại thể tích máu đã mất bằng cách tiêm
truyền 1 số dung dịch của các chất có phân tử lượng cao vì:
A. Dung dịch có chất có phân tử lượng cao dễ truyền hơn dung dịch có phân tử lượng nhỏ
B. Chất tan có phân tử lượng lớn khó khuếch tán qua thành mạch, lưu lại trong lòng mạch lâu hơn
C. Dung dịch của chất có phân tử lượng nhỏ dễ lẫn tạp
D. Dung dịch của chất có phân tử lượng nhỏ dễ gây shock
49. Thuốc nhỏ mắt gây kích ứng mắt có thể do:
A. Nước cất không thuộc loại pha tiêm B. pH không phù hợp
C. chất bảo quản không đủ nồng độ D. sử dụng quá liều
50. Thuốc nhỏ mắt nào sau đây không được dùng chất đẳng trương NaCl:
A. Thuốc nhỏ mắt Sulfacylum B. Thuốc nhỏ mắt Atropin sulfat
C. Thuốc nhỏ mắt Argyrol D. Thuốc nhỏ mắt Kẽm sulfat

3
KIỂM TRA ĐVHT 3: BÀO CHẾ & SINH DƯỢC HỌC 1
Lớp: Dược 3 – Thời gian: 10 phút
I. Điền từ hay cụm từ thích hợp (6đ)
1. Thực tế hay dùng dung dịch (A) để xử lý (B) do phá huỷ được chí nhiệt tố.
2. Dung dịch tiêm có nồng độ ethanol cao sẽ gây đau và có thể gây (A) nơi tiêm. Vì vậy hàm lượng alcol
ethylic dùng làm hỗn hợp dung môi trong công thức thuốc tiêm không nên vượt quá (B).
3. Việc vô trùng thuốc tiêm giúp chế phẩm (A) và giữ chế phẩm (B)
4. Hai tiêu chuẩn chất lượng cần kiểm tra của bao bì thuỷ tỉnh dùng đóng thuốc tiêm là (A) và (B)
5. Ưu điểm của dung môi đồng tan với nước là làm (A) hoặc (B) của một số dược chất.
6. Thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc nước (A), có thể là dung dịch nước hoặc (B).
7. Dung dịch tiêm truyền manitol nồng độ (A) khi bảo quản ở nhiệt độ < 20°C sẽ có hiện tượng (B)
8. So với dung dịch thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt có tác dụng (A) nhưng (B) khi sử dụng.
9. Có thể sử dụng hai phương pháp (A) hoặc (B) để đăng trương thuốc nhỏ mắt.
10. Trong qui mô nhỏ, có thể lọc vô khuẩn thuốc nhỏ mắt với bơm tiêm có gắn (A) có có kích thước lỗ
xốp (B) ở đuôi bơm tiêm
II. Chọn câu đúng nhất (4đ)
11. Có thể pha chế thuốc tiêm tĩnh mạch dưới dạng nào:
A. Dung dịch dầu. B. Nhũ tương D/N. C. Hỗn dịch. D. Tất cả đề sai.
12. Thuốc tiêm có nhược điểm chính:
A. Không được uống B. Gây đau nhức.
C. Phải có nhân viên y tế sử dụng. D. Có thể nhiễm khuẩn nơi tiêm.
13. Thể tích dịch kẽ tế bào xung quanh chỗ tiêm sẽ tăng lên khi tiêm bắp một dung dịch:
A. Nhược trương. B. Đẳng trương. C. Ưu trương. D. Đẳng thẩm áp.
14. Chất nào trong các chất sau không phải là chất chông oxy hóa cho thuốc tiêm dầu:
A. Tocoferol. B. Rongalit. C. Propylgalat D. Butylhydroxytoluen.
15. Cần loại khí carbonie hoà tan trong nước cất dùng để pha các thuốc tiêm có dược chất:
A. Có tính khử B. Có tính acid yếu
C. Có tính dễ bị thuỷ phân D. Có tính base yếu
16. Dung dịch tiêm truyền nào cung cấp nước cho bệnh nhân:
A. Dung dịch T.H.A.M B. Dung dịch natri lactat
C. Dung dịch amoni clorid D. Dung dịch saccarose thuỷ phân
17. Thời hạn sử dụng dung dịch A.C.D chưa trộn lẫn với máu là:
A. 21 ngày B. 1 tháng C. 6 tháng D. 1 năm
18. Chất không có tác dụng sát khuẩn dùng trong thuốc nhỏ mắt là:
A. Clorobutanol B. Alcol phenyletylic C. Alcol polyvinylic D. Clohexidin acetat
19. Chất bảo quản thuốc nhỏ mắt nào sau đây dễ tạo bọt, không khuấy mạnh khi pha chế:
A. Alcolbenzylic B. Benzalkonium clorid
C. Thiomerosal D. Phenyl mercuri nitrat
20. Thuốc nhỏ mắt nào sau đây không được lọc:
A. thuốc nhỏ mắt có chất tăng độ nhớt B. thuốc nhỏ mắt có chất bảo quản
C. thuốc nhỏ mắt có dược chất không bền D. thuốc nhỏ mắt hỗn dịch

You might also like