You are on page 1of 81

TRẮC NGHIỆM HÓA DƯỢC

1.1. Mức độ nhớ


1. Mục đích của việc acetyl hóa hai nhóm OH ở vị trí số 3 và 6 của morphin làm tăng tác
dụng:
A. Ức chế hô hấp giảm khả năng gây nghiện
B. Giảm đau và tăng khả gây nghiện
C. An thần và ức chế hô hấp
D. Giảm đau và ức chế hô hấp
2. Kết quả thu được khi thay nhóm methyl ở vị trí số 17 của morphin bằng nhóm allyl là:
A. Hiệp đồng với tác dụng của morphin
B. Đối lập với tác dụng của morphin
C. Tăng tác dụng giảm đau
D. Giảm khả năng gây nghiện
3. Khung cấu tạo của morphin là:
A. Benzomorphan
B. Piperidin
C. Phenantren
D. Morphinan
4. Pethidin là dẫn chất của:
A. Morphinan
B. Benzomorphan
C. Piperidin
D. Phenantren
5. Fentanyl là dẫn chất của:
A. Morphinan
B. Piperidin
C. Benzomorphan
D. Phenantren
6. Các nhóm chức ảnh hưởng nhiều đến tác dụng của morphin và dẫn chất là nhóm OH ở
vị trí số 3, số 6 và:
A. Nhóm thế ở vị trí 17
B. Cầu nối epoxy ở vị trí 4,5
C. Dây nối đôi ở vị trí số 6,7
D. Nitơ ở vị trí 17
1.2. Mức độ phân tích
7. Mục đích khi phối hợp codein với paracetamol nhằm tăng tác dụng:
A. Giảm đau
B. Chữa ho
C. Hạ sốt
D. Chống viêm
8. Mục đích khi phối hợp propoxyphen với paracetamol nhằm tăng tác dụng:
A. Chữa ho
1
B. Hạ sốt
C. Chống viêm
D. Giảm đau
Mục tiêu 2. Trình bày được phân loại và cơ chế tác dụng chung của nhóm thuốc
giảm đau, hạ sốt, chống viêm phi steroid.
2.1. Mức độ nhớ
9. Các NSAID có tác dụng chống viêm là do ức chế enzym:
A. Lipooxygenase
B. Prostaglandin synthetase
C. Phospholipase A2
D. Cyclooxygenase
10. Thuốc chống viêm có tác dụng ức chế chọn lọc cyclooxygenase II:
A. Aspirin
B. Indomethacin
C. Ibuprofen
D. Nimesulid
11. Aspirin là thuốc thuộc nhóm dẫn chất của:
A. Acid salicylic
B. Acid aryl acetic
C. Acid aryl propionic
D. Acid anthranilic
12. Paracetamol là thuốc thuộc nhóm dẫn chất của:
A. Anilin
B. Oxycam
C. Indol
D. Pyrazolon
13. Ibuprofen là thuốc thuộc nhóm dẫn chất của acid:
A. Salicylic
B. Aryl acetic
C. Aryl propionic
D. Anthranilic
14. Diclofenac là thuốc thuộc nhóm dẫn chất của:
A. Acid aryl propionic
B. Acid aryl acetic
C. Acid salicylic
D. Acid anthranilic
2.2. Mức độ phân tích
15. Công thức cấu tạo của hầu hết các thuốc chống viêm phi steroid có nhóm chức:
A. Amid
B. Acid
C. Amin
D. Phenol
16. Mục đích khi phối hợp Paracetamol và ibuprofen nhằm tăng tác dụng:

2
A. Giảm đau
B. Chống viêm
C. Giảm đau và chống viêm
D. Chống kết dính tiểu cầu
3.1. Mức độ nhớ
17. Bản chất hóa học của morphin là:
A. Flavonoid
B. Glycosid
C. Anthraglycosid
D. Alcaloid
18. Tên khoa học của morphin hydrolorid là:

A. 3,6-dihydroxy-4,5-epoxy-7,8-dihydro-17-methylmorphinan hydroclorid
B. 3,6-hydroxy-4,5-epoxy-7,8-dedihydro-17-methylmorphinan hydroclorid
C. 3,6-hydroxy-4,5-epoxy-7,8-dihydro-17-methylmorphinan hydroclorid
D. 3,6-dihydroxy-4,5-epoxy-7,8-dedihydro-17-methylmorphinan hydroclorid
19. Tên khoa học của nalorphin hydrolorid là:

A. 3,6-dihydroxy-4,5-epoxy-7,8-dedihydro-17-methylmorphinan hydroclorid
B. 3,6-dihydroxy-4,5-epoxy-7,8-dehydro-17-allylmorphinan hydroclorid
3
C. 3,6-dihydroxy-4,5-epoxy-7,8-didehydro-17-allylmorphinan hydroclorid
D. 3,6-hydroxy-4,5-epoxy-7,8-didehydro-17-allylmorphinan hydroclorid
20. Tính chất của morphin hydroclorid là:
A. Dễ bị thăng hoa ngoài không khí khô
B. Khó tan trong nước
C. Ít bị oxy hóa
D. Không có năng suất quay cực
21. Morphin có năng suất quay cực là do trong công thức cấu tạo có:
A. Carbon vòng thơm
B. Carbon no mạch thẳng
C. Carbon vòng no
D. Carbon bất đối xứng
22. Phản ứng để định tính pethidin là:
A. Đo quang phổ UV
B. Tạo phẩm màu nitơ
C. Tạo phức với sắt (III) clorid
D. Đo năng suất quay cực
23. Narlophin được bán tổng hợp từ morphin bằng cách thay nhóm methyl ở vị trí số 17
bằng nhóm chức:
A. Methoxy
B. Vinyl
C. Ethoxy
D. Allyl
24. Nhóm chức trong công thức cấu tạo của morphin tác dụng với sắt (III) clorid cho phức
màu tím là:
A. OH ở vị trí số 3
B. OH ở vị trí số 6
C. OCH3 ở vị trí số 3
D. OCH3 ở vị trí số 6
25. Thuốc thử dùng để định tính phần HCl kết hợp trong phân tử morphin là:
A. Sắt (III) clorid
B. Kali iodat
C. Bạc nitrat
D. Kalifericyanid
26. Dung môi hòa tan morphin hydroclorid là:
A. Ethanol
B. Cloroform
C. Dầu
D. Nước
27. Chất có tác dụng đối kháng thực sự của morphin là:
A. Nalorphin
B. Naloxon
C. Codein

4
D. Dextromethophan
28. Chất chuẩn độ dùng để định lượng morphin hydroclorid bằng phương pháp môi trường
khan là:
A. Acid hydrocloric
B. Acid percloric
C. Natri methoxyd
D. Natri hydroxyd
29. Môi trường để định lượng morphin hydroclorid bằng phương pháp môi trường khan là:
A. Acid acetic khan
B. Nước
C. Acid hydrocloric đặc
D. Natri hydroxyd đặc
30. Phương pháp định lượng morphin hydroclorid là:
A. Đo kiềm trong môi trường khan
B. Đo acid trong môi trường khan
C. Acid – base
D. Oxy hóa khử
31. Phương pháp định lượng morphin hydroclorid là:
A. Đo kiềm trong môi trường khan
B. Acid – base
C. Oxy hóa khử
D. Đo bạc
32. Tên khoa học của aspirin là:
A. Methyl 2-hydroxybenzoat
B. Acid 3-acethoxybenzoic
C. Acid 4-acethoxybenzoic
D. Acid 2-acethoxybenzoic
33. Tên khoa học của paracetamol là:
A. 4- hydroxyacetanilid
B. 2- hydroxyacetanilid
C. 3- hydroxyacetanilid
D. 4- hydroxyacetamid
34. Tên khác của aspirin là:
A. Acid salicylic
B. Acid acetyl salicylic
C. Methyl salicylat
D. Acid benzoic
35. Tên khác của paracetamol là:
A. Acetaminophenol
B. Aminophenol
C. Acetanilid
D. Acetaminophen

5
36. Chất xúc tác khi tiến hành điều chế aspirin bằng cách ester hóa nhóm OH của acid
salicylic với anhydrid acetic là:
A. Acid hydrocloric đặc
B. Acid sulfuric đặc
C. Acid nitric đặc
D. Acid acetic đặc
37. Para nitro phenol là nguyên liệu dùng để tổng hợp:
A. Paracetamol
B. Aspirin
C. Indomethacin
D. Pyroxicam
38. Độ tan của aspirin là:
A. Khó tan trong nước
B. Dễ tan trong nước
C. Khó tan trong kiềm
D. Khó tan trong ethanol 96%
39. Tạp chất quan trọng khi thử độ tinh khiết của Aspisin là:
A. Acid salicylic
B. Acid acetic
C. Acid benzoic
D. Methyl salicylat
40. Thuốc thử dùng để định tính paracetamol là:
A. Sắt III clorid
B. Thuốc thử Streng
C. Bạc nitrat
D. Các hydrazon
41. Thuốc thử dùng để định tính natri diclofenac là:
A. Thuốc thử Streng
B. Sắt (III) clorid
C. Bạc nitrat
D. Các hydrazon
42. Thuốc thử Streng dùng để định tính:
A. Natri Diclofenac
B. Ibuprofen
C. Indomethacin
D. Pyroxicam
43. Hóa dược định lượng bằng phương pháp môi trường khan là:
A. Natri Diclofenac
B. Ibuprofen
C. Indomethacin
D. Paracetamol
44. Điều kiện nhiệt độ khi định lượng trực tiếp aspirin bằng phương pháp acid base là:
A. Nhiệt độ thấp và thao tác không quá chậm

6
B. Nhiệt độ cao và thao tác chậm
C. Nhiệt độ phòng và thao tác không quá chậm
D. Nhiệt độ thấp và thao tác chậm
45. Phương pháp định lượng paracetamol là:
A. Đo quang phổ tử ngoại
B. Đo acid trong môi trường khan
C. Acid - base
D. Đo bạc
46. Phương pháp định lượng natri diclofenac là:
A. Đo acid trong môi trường khan
B. Đo iod
C. Acid – base
D. Đo bạc
47. Hóa dược chỉ dùng để bào chế các chế phầm dùng ngoài là:
A. Indomethacin
B. Pyroxicam
C. Diclofenac
D. Methyl salicylat
48. Phương pháp acid - base dùng để định lượng:
A. Paracetamol
B. Aspirin
C. Morphin
D. Codein
3.2. Mức độ phân tích
49. Cấu trúc trong công thức cấu tạo của morphin hydroclorid quyết định tính chất dễ bị
oxy hóa là:
A. Nhóm OH phenol
B. Nitơ bậc 3
C. Nhóm OH alcol
D. Nhân thơm
50. Cấu trúc trong công thức cấu tạo của morphin hydroclorid quyết định tính base yếu là:
A. Nitơ bậc 3
B. Nhóm OH phenol
C. Nhóm OH alcol
D. Nhân thơm
51. Các phản ứng thể hiện tính khử của morphin HCl là:
A. Tạo phức màu xanh lam phổ với kali fericyanid
B. Tạo tủa với bạc nitrat
C. Tạo tủa với thuốc thử chung của alcaloid
D. Tạo phẩm màu nitơ
52. Vị trí của carbon bất đối xứng trong công thức cấu tạo của Morphin là:
A. 5,6,9,13,14
B. 5,6,7,8,9

7
C. 5,6,9,10,11
D. 5,6,9,12,13
53. Nhóm chức trong công thức cấu tạo của morphin tác dụng với muối diazoni tạo tủa
màu đỏ là:
A. OH ở vị trí số 3
B. OH ở vị trí số 6
C. OCH3 ở vị trí số 3
D. OCH3 ở vị trí số 6
54. Cấu trúc giúp morphin tan được trong dung dịch kiềm mạnh là:
A. Nhóm OH ở vị trí số 3
B. Nhóm OH ở vị trí số 6
C. Nitơ ở vị trí 17
D. Cầu nối epoxy
55. Cấu trúc giúp morphin tan được trong môi trường acid là:
A. Nitơ ở vị trí 17
B. Nhóm OH ở vị trí số 3
C. Nhóm OH ở vị trí số 6
D. Cầu nối epoxy
56. Cấu trúc giúp morphin hydroclorid tạo kết tủa với các thuốc thử chung của alcaloid là:
A. Nitơ ở vị trí 17
B. Nhóm OH ở vị trí số 3
C. Nhóm OH ở vị trí số 6
D. Cầu nối epoxy
57. Cấu trúc giúp morphin hydroclorid tạo kết tủa với bạc nitrat là:
A. Phần HCl kết hợp
B. Nhóm OH ở vị trí số 3
C. Nhóm OH ở vị trí số 6
D. Cầu nối epoxy
58. Tính chất hóa học của hầu hết các thuốc chống viêm không steroid là:
A. Acid
B. Kiềm mạnh
C. Kiềm yếu
D. Lưỡng tính
59. Cấu trúc thường gặp trong công thức cấu tạo của các thuốc chống viêm không steroid
là:
A. Nhân thơm
B. Nhóm OH phenol
C. Nitơ bậc 3
D. Amin thơm
Mục tiêu 4: Liệt kê được tác dụng và công dụng chính của các thuốc trong bài
4.1. Mức độ nhớ
60. Ngoài tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm, aspirin còn có tác dụng:
A. Tăng tạo hồng cầu

8
B. Tăng tạo bạch cầu
C. Tăng lưu lượng máu tưới qua thận
D. Giảm kết dính tiểu cầu
61. Tác dụng của aspirin là:
A. Hạ sốt, giảm đau, chống viêm, chống kết dính tiểu cầu
B. Giảm đau, giãn phế quản, tăng thải trừ acid uric
C. Hạ sốt, giảm đau, không có tác dụng chống viêm
D. Hạ sốt, giảm đau, chống viêm, giãn cơ trơn
62. Tác dụng của morphin là:
A. Kích thích thần kinh trung ương
B. Chống dị ứng
C. Ức chế miễn dịch
D. Ức chế hô hấp và gây ngủ
63. Thuốc dùng để hạ sốt cho bệnh nhân bị sốt chưa rõ nguyên nhân:
A. Acid acetyl salicylic
B. Indomethacin
C. Piroxicam
D. Paracetamol

9
1.1. Mức độ nhớ
64. Tác dụng của thuốc điều trị ho là ức chế:
A. Thần kinh trung ương
B. Trung tâm điều hòa nhiệt
C. Tổng hợp prostaglandin
D. Trung tâm ho ở hành tủy
65. Tác dụng của các thuốc long đờm là:
A. Lỏng dịch tiết phế quản
B. Cô đặc dịch tiết phê quản
C. Tăng dịch tiết phế quản
D. Giảm dịch tiết phế quản
66. Tác dụng của thuốc điều trị hen là:
A. Giãn mạch
B. Giãn phế quản
C. Lỏng dịch tiết phế quản
D. Mềm cơ

Mục tiêu 2. Trình bày được phương pháp điều chế codein, N-acetylcystein,
clofendanol
2.1. Mức độ nhớ
67. Nguyên liệu dùng để tổng hợp N-acetylcystein là:
A. L- cystein
B. L- tyrosin
C. D- alanin
D. D- guanin
68. Phương pháp điều chế clofendanol là:
A. Chiết xuất từ thiên nhiên
B. Bán tổng hợp từ morphin
C. Công nghệ sinh học
D. Tổng hợp toàn phần

3.1. Mức độ nhớ

69. Thuốc thử để định tính codein là:


A. Sắt (III) clorid
B. Kali ferricyanid
C. Thuốc thử chung của alcaloid
D. Thuốc thử Fehling
70. Số nguyên tử brom có trong công thức cấu tạo của bromhexin là:
A. 02
B. 03
C. 04
D. 05

10
71. N-acetylcystein còn dùng để giải độc:
A. Paracetamol
B. Morphin
C. Diazepam
D. Phenobarbital
72. Ngoài tác dụng làm lỏng dịch tiết đường hô hấp, N-acetylcystein còn có tác dụng:
A. Bảo vệ tế bào gan
B. Bảo vệ tế bào thần kinh
C. Bảo vệ niêm mạc dạ dày
D. Tăng sức lọc cầu thận
73. Tác dụng của bromhexin là:
A. Làm lỏng dịch tiết phế quản
B. Làm giảm dịch tiết phế quản
C. Ức chế trung tâm hô hấp
D. Ức chế thần kinh trung ương
74. Nhóm chức cho phản ứng đặc trưng của bromhexin là:
A. Amin thơm bậc 1
B. OH phenol
C. Acid
D. Amid
75. Thuốc thử dùng để định tính dextromethophan là:
A. Bạc nitrat
B. Acid sulfuric
C. Sắt (III) clorid
D. Streng
76. Tác dụng của dextromethophan là:
A. Ức chế trung tâm hô hấp
B. An thần, gây ngủ
C. Làm giảm nhu động ruột
D. Làm lỏng dịch tiết đường hô hấp
77. Tác dụng của theophyllin là:
A. Giãn cơ trơn khí phế quản
B. Làm loãng dịch tiết phế quản
C. Chống viêm
D. Chống dị ứng
78. Phản ứng đặc trưng của theophyllin do khung xanthin mang lại là:
A. Murexid
B. Tráng gương
C. Tạo phẩm màu nitơ
D. Ester hóa
79. Khung cấu tạo của Theophyllin là:
A. Xanthin
B. Pyridin

11
C. Phenantren
D. Naphtol

3.2. Mức độ phân tích


80. Số carbon bất đối có trong phân tử N-acetylcystein là:
A. 01
B. 02
C. 03
D. 04
81. Số carbon bất đối trong phân tử codein là:
A. 05
B. 04
C. 03
D. 02
82. Nhóm chức cho phản ứng đặc trưng của N-acetylcystein là:
A. Amino acid
B. Amin thơm
C. Amin bậc 1
D. Alcol
83. Nhóm chức quyết định tính chất dễ bị oxy hóa của bromhexin là:
A. Amin thơm bậc 1
B. Amin bậc 3
C. Alcol thơm
D. Acid thơm
84. Thuốc thử phản ứng với cả codein và theophyllin là:
A. Bouchardart
B. Streng
C. Fehling
D. Ninhydrin

3.3. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng


85. Hóa dược nào có thể định tính bằng phương pháp đo năng suất quay cực:
A. N-acetylcystein
B. Bromhexin
C. Theophyllin
D. Natri benzoat

Mục tiêu 4. Trình bày được phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản các thuốc này
4.1. Mức độ nhớ
86. Thuốc được định lượng bằng phương pháp đo iod là:
A. N-acetylcystein
B. Bromhexin
C. Dextromethophan

12
D. Theophyllin
87. Thuốc được định lượng bằng phương pháp môi trường khan là:
A. Theophyllin
B. Bromhexin
C. N-acetylcystein
D. Dextromethophan
4.2. Mức độ phân tích
88. Lý do không được trộn với những chất có tính kiềm khi pha dung dịch tiêm và truyền
của bromhexin hydrolorid là:
A. Tạo kết tủa
B. Tăng độc tính
C. Giảm tác dụng
D. Oxy hóa dược chất

13
1. Mức độ nhớ
89. Thuốc thuộc nhóm tác dụng kiểu giao cảm không chứa nhóm -OH phenolic là:
A. Adrenalin
B. Naphazolin
C. Dopamin
D. Salbutamol
90. Thuốc thuộc nhóm tác dụng kiểu giao cảm có chứa nhóm -OH phenolic là:
A. Salbutamol
B. Ephedrin
C. Norephedrin
D. Amphetamin
91. Thuốc tác dụng kiểu hủy giao cảm thuộc nhóm V(dẫn chất của amino acid) là:
A. Propranolol
B. Guanethidin
C. Methyldopa
D. Labelol
92. Thuốc tác dụng kiểu hủy giao cảm thuộc nhóm II (dẫn chất của phenylethanolamin) là:
A. Propranolol
B. Guanethidin
C. Methyldopa
D. Labelol
93. Thuốc tác dụng kiểu hủy giao cảm thuộc nhóm III (dẫn chất của aryloxypropanolamin)
là:
A. Propranolol
B. Guanethidin
C. Methyldopa
D. Labelol
Mục tiêu 3. Trình bày được công thức cấu tạo, tên khoa học, điều chế (nếu có), tính
chất lý hóa và ứng dụng để định tính, định lượng, pha chế, bảo quản của các thuốc
chính trong bài
3.1. Mức độ nhớ
94. Màu của adrenalin hydroclorid khi để lâu ngoài không khí là:
A. Xanh
B. Vàng
C. Nâu hoặc đỏ
D. Tím
95. Độ tan của adrenalin dạng base là:
A. Không tan trong nước
B. Ít tan trong nước
C. Dễ tan trong nước
D. Rất dễ tan trong nước
96. Dung dịch dùng để định lượng adrenalin hydroclorid bằng phương pháp môi trường
khan là:

14
A. CH3COOH
B. HClO4
C. NaOCH3
D. NaOC2H5
97. Để định lượng dung dịch tiêm adrenalin hydroclorid bằng phương pháp đo màu, dung
dịch được sử dụng để tạo phản ứng màu là:
A. Bạc nitrat
B. Đồng (II) sulfat
C. Natri tetraborat
D. Iod
98. Nhóm chức cho phản ứng với thuốc thử ninhydrin trong công thức cấu tạo của
dopamin hydroclorid là:
A. Amin bậc 1
B. Amin bậc 2
C. Amin bậc 3
D. Amoni bậc 4
99. Ion trong công thức cấu tạo của dopamin hydroclorid cho phản ứng với dung dịch bạc
nitrat tạo kết tủa màu trắng là:
A. Ion Bromid
B. Ion Clorid
C. Ion Sulfat
D. Ion Nitrat
100. Màu của kết tủa tạo ra khi cho dopamin hydroclorid phản ứng với thuốc thử
Fehling là:
A. Xanh
B. Trắng
C. Đỏ gạch
D. Nâu
101. Màu của kết tủa tạo ra khi cho dopamin hydroclorid phản ứng với dung dịch bạc
nitrat là:
A. Tím
B. Vàng
C. Nâu
D. Trắng
102. Chất chuẩn độ dùng để định lượng dopamin hydroclorid bằng phương pháp môi
trường khan là:
A. CH3COOH 0.1N
B. NaOCH3 0.1 N
C. HClO4 0.1 N
D. NaOC2H5 0.1N
103. Phương pháp định lượng salbutamol là:
A. Môi trường khan với dung dịch acid percloric 0.1 M.
B. Môi trường khan với dung dịch chuẩn acid percloric 0,1N

15
C. Đo bạc với chỉ thị kali cromat
D. Đo bạc với chỉ thị hấp phụ xanh bromphenol
104. Màu sắc của lớp clorofom khi tiến hành định tính salbutamol bằng phản ứng màu
là:
A. Vàng
B. Đỏ
C. Đỏ cam
D. Trắng

105. Màu của phức tạo ra khi cho ephedrin hydroclorid tác dụng với dung dịch đồng (II)
sulfat có mặt của NaOH là:
A. Tím
B. Vàng
C. Xanh
D. Đỏ
106. Ephedrin hydroclorid cho phản ứng đặc trưng của ion:
A. Bromid
B. Sulfat
C. Clorid
D. Nitrat
107. Phương pháp định lượng ephedrin hydroclorid là:
A. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
B. Sắc ký lớp mỏng
C. Oxy hóa khử
D. Chuẩn độ thừa trừ
108. Amphetamin sulfat cho phản ứng đặc trưng của ion:
A. Bromid
B. Sulfat
C. Clorid
D. Nitrat
109. Phương pháp định lượng amphetamin sulfat là:
A. Môi trường khan
B. Đo kiềm
C. Sắc kí lỏng hiệu năng cao
D. Quang phổ UV-VIS
110. Naphazolin nitrat cho phản ứng đặc trưng của ion:
A. Ion Clorid
B. Ion Bromid
C. Ion Sulfat
D. Ion nitrat
111. Phương pháp định lượng của naphazolin nitrat là:
A. Quang phổ UV-VIS
B. Đo kiềm

16
C. Sắc kí lỏng hiệu năng cao
D. Đo bạc
112. Dung môi để hoàn tan ergometrin maleat là:
A. Ether
B. Ethanol
C. Cloroform
D. Dầu
113. Phương pháp định lượng ergometrin maleat là:
A. Đo bạc
B. Acid-base
C. Sắc kí lớp mỏng
D. Sắc kí lỏng hiệu năng cao
114. Dung môi để hòa tan propranolol hydroclorid là:
A. Dầu
B. Nước
C. Ether
D. Benzen
115. Propranolol hydroclorid cho phản ứng đặc trưng của ion:
A. Ion Clorid
B. Ion Bromid
C. Ion Sulfat
D. Ion nitrat
116. Một trong những phương pháp định lượng propranolol hydroclorid là:
A. Đo bạc
B. Acid-base
C. Đo phổ UV
D. Sắc kí lỏng hiệu năng cao
117. Dung môi để hòa tan atenolol là:
A. Dầu
B. Clorofom
C. Ethanol
D. Benzen
118. Một trong những phương pháp định lượng atenolol là:
A. Đo bạc
B. Acid-base
C. Môi trường khan
D. Sắc kí lỏng hiệu năng cao
119. Nhiệt độ của phản ứng ester hóa cholin clorid với anhydrid acetic để điều chế
acetylcholin clorid khi là:
A. 100oC
B. 200oC
C. 300oC
D. 400oC

17
120. Tính chất của acetylcholin clorid là bột kết tinh trắng và có vị:
A. Chua và nồng
B. Ngọt
C. Mặn và đắng
D. Cay
121. Dung môi để hòa tan acetylcholin clorid là:
A. Dầu
B. Clorofom
C. Benzen
D. Ethanol
122. Acetylcholin clorid cho phản ứng đặc trưng của ion:
A. Ion Clorid
B. Ion Sulfat
C. Ion Bromid
D. Ion nitrat
123. Phương pháp định lượng acetylcholin clorid là :
A. Môi trường khan bằng acid percloric
B. Định lượng nitơ bằng phương pháp Kjeldahl
C. Phương pháp phổ UV
D. Sắc kí lỏng hiệu năng cao
124. Dung môi dùng để chiết xuất pilocarpin hydroclorid từ dược liệu là:
A. Ethanol
B. Dầu
C. Amoniac
D. NaOH
125. Màu tạo thành khi chế phẩm pilocarpin hydroclorid bị phân hủy ở ngoài không khí
là:
A. Vàng
B. Hồng
C. Tím
D. Xanh
126. Thuốc thử cho phản ứng đặc trưng của pilocarpin hydroclorid là:
A. Đồng acetat
B. Acid phenolsulfonic
C. Kalibicromat khi có mặt nước oxy già và benzen
D. Sắt (III) clorid
127. Pilocarpin hydroclorid cho phản ứng đặc trưng của:
A. Ion clorid
B. Ion sulfat
C. Ion bromid
D. Ion nitrat

128. Phương pháp định lượng pilocarpin hydroclorid là:

18
A. Sắc kí lớp mỏng
B. Định lượng nitơ bằng phương pháp Kjeldahl
C. Môi trường khan chuẩn độ bằng acid percloric 0.1 M
D. Sắc kí lỏng hiệu năng cao
129. Tên khoa học của atropin sulfat là:
A. Tropin mandelat hydrobromid
B. Trinitroglycerin
C. Hyoscyamin sulfat
D. 1- Hydrazinophtalazin hydroclorid
130. Dung môi để hòa tan atropin sulfat là:
A. Dầu
B. Cloroform
C. Ether
D. Ethanol
131. Sản phẩm tạo ra khi thủy phân chức ester trong phân tử của atropin trong môi
trường kiềm là:
A. Benzaldehyd
B. Tropanol và acid d,1-tropic
C. Iodoform
D. Muối
132. Phương pháp định lượng atropin sulfat là:
A. Môi trường khan bằng dung dịch acid percloric 0.1M
B. Định lượng nitơ bằng phương pháp Kjeldahl
C. Phương pháp phổ UV
D. Acid-base
133. Màu của phản ứng giữa atropin với acid picric khi tiến hành định lượng atropin
sulfat tiêm bằng phương pháp đo màu là:
A. Đỏ
B. Vàng
C. Xanh
D. Tím
134. Một trong những phương pháp định lượng atropin sulfat là:
A. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
B. Định lượng nitơ bằng phương pháp Kjeldahl
C. Phương pháp phổ UV
D. Acid-base
3.2. Mức độ phân tích
135. Cấu trúc trong công thức cấu tạo của adrenalin hydroclorid cho phản ứng với các
thuốc thử của alcaloid là:
A. Nhóm amin bậc 2
B. Nhân thơm
C. Nhóm nitro thơm
D. Acid HCl kết hợp

19
136. Định lượng adrenalin hydroclorid bằng phương pháp đo acid trong môi trường
khan là do trong phân tử có nhóm chức:
A. OH phenol
B. Aldehyd
C. Amin bậc 2
D. OH alcol
137. Cấu trúc quyết định tính khử mạnh của adrenalin hydroclorid là:
A. OH phenol
B. Nhân thơm
C. Amin bậc 2
D. OH alcol
138. Cấu trúc quyết định phương pháp đinh lượng salbutamol bằng phép đo quang phổ
tử ngoại là:
A. Nhân benzen
B. Acol bậc 1
C. Amin bậc 1
D. Nhân imidazol
139. Cấu trúc quyết định phương pháp đinh lượng salbutamol bằng phương pháp đo
acid trong môi trường khan là:
A. OH phenol
B. Nhân thơm
C. Amin bậc 2
D. OH alcol

20
2.1. Mức độ nhớ
140. Cấu trúc hóa học chung của nhóm thuốc phong bế kênh calci làm hạ huyết áp là:
A. Dẫn chất của 1,4-dihydropyridin
B. Genin-O-Ose
C. Pyridoxol
D. Dẫn chất alkylamin
141. Cấu trúc chung của nhóm thuốc glycosid trợ tim là:
A. Dẫn chất alkylamin
B. Genin-O-Ose
C. Dẫn chất của 1,4-dihydropyridin
D. Pyridoxol
3.1. Mức độ nhớ
142. Tính chất của nitroglycerin là:
A. Dễ bị oxy hóa
B. Dễ bị thủy phân cho 2 sản phẩm là HNO3 và Glycerin
C. Không tan trong ether và cloroform
D. Tan trong nước
143. Phương pháp định lượng nitroglycerin là:
A. Môi trường khan với dung dịch acid percloric 0.1 M.
B. Môi trường khan với dung dịch chuẩn acid percloric 0,1N
C. Phương pháp đo quang sau khi tạo màu với acid phenolsulfonic
D. Đo bạc với chỉ thị kali cromat
144. Phương pháp định tính isosorbid dinitrat là:
A. Đốt trong K2SO4 khan tạo acrolein có mùi khó chịu
B. Sắc ký lớp mỏng dịch chiết ethanol, so với isosorbid dinitrat chuẩn
C. Khử hóa nhóm nitro thành nhóm amin thơm bậc I rồi làm phản ứng diazo hóa.
D. Phương pháp quang phổ UV-VIS
145. Phương pháp định lượng isosorbid dinitrat là:
A. Đo bạc với chỉ thị kali cromat
B. Phương pháp acid-base
C. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
D. Đo Iod
146. Phương pháp điều chế nicorandil là:
A.Tạo amid giữa nicotinat methyl với monoethanolamin
B. Đi từ D-glucitol
C. Tổng hợp hóa học đi từ phtalazin
D. Chiết xuất từ vỏ canhkina theo qui trình chiết alkaloid
147. Phương pháp định tính nicorandil là:
A. Đốt trong K2SO4 khan tạo acrolein có mùi khó chịu
21
B. Sắc ký lớp mỏng, so với nicorandil chuẩn
C. Khử hóa nhóm nitro thành nhóm amin thơm bậc I rồi làm phản ứng diazo hóa.
D. Phương pháp quang phổ UV-VIS
148. Phương pháp định lượng nicorandil là:
A. Đo bạc với chỉ thị kali cromat
B. HPLC
C. Acid-base trong dung môi acid acetic khan
D. Đo Iod
149. Tính chất của nifedipin là:
A. Tinh thể hình kim màu trắng
B. Bột kết tinh màu vàng nhạt, bị biến màu khi tiếp xúc ánh sáng
C. Tinh thể màu nâu đỏ nhạt
D. Bột kết tinh hình kim
150. Phương pháp định tính nifedipin là:
A. Đốt trong K2SO4 khan tạo acrolein có mùi khó chịu
B. Sắc ký lớp mỏng dịch chiết ethanol
C. Khử hóa nhóm nitro thành nhóm amin thơm bậc I rồi làm phản ứng diazo hóa
D. Phương pháp quang phổ UV-VIS
151. Phương pháp định tính captopril là:
A. Đốt trong K2SO4 khan tạo acrolein có mùi khó chịu
B. Sắc ký lớp mỏng dịch chiết ethanol
C. Khử hóa nhóm nitro thành nhóm amin thơm bậc I rồi làm phản ứng diazo hóa
D. Phổ IR so sánh với phổ chuẩn
152. Phương pháp định lượng captopril là:
A. Đo iod
B. Định lượng nitơ bằng phương pháp Kjeldahl
C. Phương pháp phổ UV
D. Acid-base
153. Phương pháp định tính enalapril maleat là:
A. Phổ IR so với Enalapril maleat chuẩn
B. Sắc ký lớp mỏng dịch chiết ethanol
C. Khử hóa nhóm nitro thành nhóm amin thơm bậc I rồi làm phản ứng diazo hóa.
D. Đốt trong K2SO4 khan tạo acrolein có mùi khó chịu
154. Phương pháp định lượng enalapril maleat là:
A. Đo iod
B. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
C. Phương pháp phổ UV
D. Acid-base
155. Tính chất của methyldopa là:
22
A. Bột kết tinh màu vàng
B. Bị biến màu khi tiếp xúc ánh sáng
C. Tinh thể màu nâu đỏ nhạt
D. Bột kết tinh màu trắng
156. Phương pháp định lượng methyldopa là:
A. Đo iod
B. Đo màu
C. Đo quang
D. Đo bạc
157. Phương pháp định lượng clonidin hydroclorid là:
A. Đo iod
B. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
C. Phương pháp phổ UV
D. Acid-base
158. Chất thu được khi tiến hành chiết xuất vỏ canhkina theo qui trình chiết alcaloid là:
A. Quinidin sulfat
B. Natri nitroprussiat
C. Methadon hydroclorid
D. Morphin sulfat
159. Lý tính của quinidin sulfat là:
A. Bột kết tinh hình kim, màu trắng, vị đắng
B. Bột kết tinh trắng, vị đắng
C. Tinh thể màu nâu đỏ nhạt, vị mặn
D. Bột kết tinh màu trắng, vị hơi đắng
160. Phương pháp định lượng quinidin sulfat là:
A. Phép đo iod
B. Quang phổ tử ngoại
C. Oxy hóa –khử
D. Acid-base
161.Hóa tính của procainamid hydroclorid là:
A. Dễ bị oxy hóa
B. Tính base, dễ bị oxy hóa tạo hydrazon và aldehyd
C. Tính base và tính khử do các nhóm amin bậc I và III
D. Không bền trong môi trường base
161. Phương pháp định lượng procainamid hydroclorid là:
A. Đo bạc
B. Oxy hóa khử
C. Đo UV
D. Đo nitrit
23
162. Tính chất của amiodaron hydroclorid là:
A. Tan tốt trong methanol
B. Khó tan trong ethanol
C. Không tan trong nước
D. Tan tốt trong nước
163. Phương pháp định tính amiodaron hydroclorid là:
A. Đo iod
B. Phổ IR
C. Đo nitrit
D. Complexon
164. Phương pháp định lượng amiodaron hydroclorid là:
A. Kết tủa
B. Quang phổ UV-VIS
C. Oxy hóa –khử
D. Acid-base
165. Tính chất của verapamil hydroclorid là:
A. Bột kết tinh màu trắng
B. Bột kết tinh màu vàng
C. Tinh thể màu nâu đỏ nhạt
D. Bột kết tinh hình kim, màu trắng
166. Phương pháp định lượng verapamil hydroclorid là:
A. Kết tủa
B. Quang phổ UV-VIS
C. Oxy hóa –khử
D. Acid-base
167. Màu xuất hiện khi tiến hành định tính digitoxin bằng cách hòa tan vào ethanol 60%
thêm vài giọt acid dinitrobenzoic và vài giọt NaOH là:
A. Đỏ
B. Xanh
C. Tím
D. Hồng
168. Phương pháp định lượng digitoxin là:
A. Đo iod
B. Acid - base
C. Đo quang phổ UV –VIS
D. Đo nitrit
169. Màu xuất hiện khi tiến hành định tính ouabain bằng cách hòa tan chế phẩm trong
dung dịch H2SO4 là:
A.Màu hồng và chuyển nhanh sang đỏ
24
B. Màu hồng và chuyển nhanh mất màu
C. Màu trắng đục
D. Màu hồng bền vững
170. Phương pháp định lượng ouabain là:
A. Đo iod
B. Acid - base
C. Quang phổ UV –VIS
D. Đo nitrit
171. Độ tan của gemfibrozil trong nước là:
A. Tan tốt
B. Khó tan
C. Không tan
D. Tan ít
172. Phương pháp để định tính lovastatin là:
A. Quang phổ UV-VIS
B. Sắc ký lớp mỏng
C. Kết tủa
D. Đo bạc
173. Phương pháp định lượng lovastatin là:
A. Đo iod
B. Đo quang phổ UV-VIS
C. Acid - base
D. Đo nitrit
174. Tính chất của nhựa cholestyramin là:
A. Mùi khó chịu
B. Mùi amoniac
C. Mùi dầu chuối
D. Mùi amin nhẹ

4.1. Mức độ nhớ


175. Tác dụng của nitroglycerin là:
A. Giãn mạch vành
B. Tăng nhịp tim
C. Gây co mạch
D. Chống co thắt cơ trơn
176. Tác dụng của methyldopa là:
A. Hạ huyết áp, an thần
B. Gây tê
C. Tăng nhịp tim
D. Giãn mạch vành tim
25
26
1.1. Mức độ nhớ
177. Vitamin tan trong dầu là:
A. Thiamin
B. Cholecalciferon
C. Pyridoxin
D. Vitamin C
178. Vitamin tan trong nước là:
A. Thiamin
B. Cholecalciferon
C. Retinol
D. α-tocoferol
179. Vai trò của vitamin trong cơ thể là:
A. Tăng sức đề kháng, chống oxy hóa
B. Giảm nguy cơ tăng huyết áp
C. Làm mất cảm giác đau
D. Tác động lên hoạt động của cơ tim
Mục tiêu 2: Trình bày được tính chất chung của mỗi nhóm Vitamin
2.1. Mức độ nhớ
180. Tính chất của các vitamin tan trong nước là:
A. Cơ thể không tổng hợp được các vitamin này
B. Được dự trữ ở các mô của cơ thể
C. Cấu trúc hóa học không chứa nitơ
D. Bền với nhiệt
181. Tính chất của các vitamin tan trong dầu là:
A. Cơ thể không tổng hợp được các vitamin này
B. Cấu trúc hóa học có chứa nitơ
C. Bền với nhiệt
D. Không bền trong môi trường kiềm
Mục tiêu 3: Trình bày được nguồn gốc, nguyên tắc điều chế (nếu có), cấu tạo hóa
học, tính chất lý hóa học, ứng dụng trong kiểm nghiệm của các vitamin và một số
chất dinh dưỡng trình bày trong bài
3.1. Mức độ nhớ
182. Vitamin có nhiều trong cám gạo là:
A. Vitamin C
B. Vitamin B1
C. Vitamin D
D. Vitamin A
183. Vitamin có nhiều trong các quả của cây họ cam, quýt là:
A. Vitamin C
B. Vitamin B1
C. Vitamin E
D. Vitamin A
184. Vitamin có nhiều trong dầu gan cá là:

27
A. Vitamin C
B. Vitamin B1
C. Vitamin B6
D. Vitamin A
185. Vitamin B1 có vị:
A. Đắng
B. Chua
C. Ngọt
D. Mặn
186. Công thức cấu tạo của vitamin B1 bao gồm vòng:
A. Pyrimidin và thiazol
B. Pyrimidin và imidazol
C. Pyridin và thiazol
D. Pyridin và imidazol
187. Vai trò của nhóm 2-hydroxy-ethyl trong công thức cấu tạo của vitamin B1 là:
A. Tham gia vào phản ứng oxy hóa khử trong cơ thể
B. Tham gia vào phản ứng phosphoryl hóa trong cơ thể
C. Tham gia vào quá trình đông máu
D. Tham gia tạo sắc tố võng mạc
188. Phản ứng đặc trưng của vitamin B1 là:
A. Phản ứng tạo thiocrom
B. Phản ứng tạo tủa đỏ với CuSO4
C. Phản ứng tạo phức màu tím
D. Phản ứng tạo phẩm màu nitơ
189. Trong công thức cấu tạo của vitamin B6 có chứa nhân:
A. Pyrimidin
B. Pyperazin
C. Benzimidazol
D. Pyridin
190. Do có tính base yếu, nên phương pháp dùng để định lượng Vitamin B6 là:
A. Acid – base
B. Đo acid trong môi trường khan
C. Đo kiềm trong môi trường khan
D. Đo quang phổ tử ngoại
191. Muối dizoni gắn vào vòng pyridin của Vitamin B 6 trong phản ứng tạo phẩm màu
nitơ ở vị trí carbon số:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
192. Vitamin có màu đỏ là:
A. Vitamin B1
B. Vitamin C

28
C. Vitamin B2
D. Vitamin B12
193. Cấu trúc trong công thức cấu tạo của vitamin C là:
A. Fural
B. Imidazol
C. Benzimidazol
D. Thiophen
194. Màu sắc của tủa tạo ra khi cho vitamin C tác dụng với thuốc thử Fehling là:
A. Đỏ gạch
B. Vàng cam
C. Tím
D. Trắng
195. Màu sắc của tủa tạo ra khi cho vitamin C tác dụng với bạc nitrat là:
A. Đỏ gạch
B. Vàng cam
C. Tím
D. Đen
196. Tính chất quyết định phương pháp định lượng acid ascorbic bằng phép đo iod là:
A. Acid
B. Kiềm
C. Khử
D. Oxy hóa
197. Phương pháp định tính vitamin C là:
A. Phản ứng với FeSO4, tạo muối màu tím
B. Phản ứng với thuốc thử chung của alcaloid
C. Tạo huỳnh quang màu xanh tím
D. Phản ứng với H2SO4 đặc, tạo thiocrom có màu đặc trưng
198. Phương pháp định lượng vitamin C là:
A. Đo iod
B. Đo ceri
C. Đo nitrit
D. Acid-Base
199. Phản ứng do có nhóm alcol bậc 1 trong công thức cấu tạo của vitamin A là:
A. Ester hóa
B. Nitro hóa
C. Tạo phẩm màu nitơ
D. Nitro hóa
E. Tạo tủa với các thuốc thử chung của alcaloid
200. Cấu tạo quyết định khả năng hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại của vitamin A là:
A. Nhân benzen
B. Nhân benzimidazol
C. Hệ dây nối đôi liên hợp
D. Khung steroid

29
201. Phương pháp định lượng vitamin A là:
A. Đo quang phổ tử ngoại
B. Complexon
C. Acid – base
D. Đo bạc
202. Cấu tạo quyết định khả năng hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại của vitamin D là:
A. Nhân benzen
B. Nhân benzimidazol
C. Dây nối đôi liên hợp
D. Khung steroid
3.2. Mức độ phân tích
203. Do có tính base nên thuốc thử tham gia phản ứng tạo tủa với vitamin B1 là:
A. Thuốc thử chung của alcaloid
B. Thuốc thử ninhydrin
C. Đồng sulfat
D. Sắt (III) clorid
204. Phương pháp định lượng vitamin B1 bằng phản ứng tạo tủa của thiamin với acid
silicovolframic là:
A. Phương pháp đo màu
B. Phương pháp đo quang phổ tử ngoại
C. Phương pháp cân
D. Phương pháp đo nitrit
205. Cấu trúc quyết định khả năng hòa tan của vitamin B6 tan trong môi trường kiềm là:
A. Nitơ bậc 3
B. OH phenol
C. Nhân thơm
D. OH alcol
206. Phản ứng dùng để phân biệt pyridoxol với pyridoxal và pyridoxamin là:
A. Tạo tủa với acid sulfuric
B. Tạo phức với sắt (III) clorid
C. Tạo phức với acid boric
D. Tạo phẩm màu nitơ
207. Nhóm chức quan trọng nhất được ứng dụng và bảo quản vitamin B6 là:
A. Nhóm OH gắn trực tiếp vào nhân pyridin
B. Nhóm OH gắn và nhóm methyl ở vị trí số 5
C. Acid hydroclorid kết hợp
D. Nitơ trong nhân pyridin
208. Tính chất quyết định phương pháp định lượng vitamin E bằng phép đo ceri là:
A. Tính kiềm
B. Tính acid
C. Tính khử
D. Không bền trong môi trường kiềm
209. Cấu trúc quyết định tính khử mạnh của vitamin E là:

30
A. Nhóm OH phenol
B. Nhân thơm
C. Nhóm methyl
D. Mạch carbon dài
4.1. Mức độ nhớ
210. Chỉ định của vitamin C là:
A. Quáng gà, khô mắt
B. Bệnh Scorbut
C. Phòng ung thư da
D. Phụ nữ vô sinh

31
1.1. Mức độ nhớ
211. Nhóm chức luôn có trong công thức cấu tạo của các thuốc kháng H1 là:
A. Aminoethyl
B. Aminomethyl
C. Phenylamin
D. Benzylamin
212. Vị trí gắn của nhóm thế halogen vào nhân phenyl trong công thức cấu tạo của các
thuốc kháng H1 là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
213. Thuốc kháng H1 có cấu trúc alkylamin là:
A. Clorpheniramin maleat
B. Diphenhydramin hydroclorid
C. Promethazin hydroclorid
D. Meclozin hydroclorid
214. Thuốc kháng H1 có cấu trúc ethanolamin là:
A. Clorpheniramin maleat
B. Diphenhydramin hydroclorid
C. Promethazin hydroclorid
D. Meclozin hydroclorid
215. Thuốc kháng H1 có cấu trúc phenothiazin là:
A. Clorpheniramin maleat
B. Diphenhydramin hydroclorid
C. Promethazin hydroclorid
D. Meclozin hydroclorid
216. Thuốc kháng H1 có cấu trúc piperazin là:
A. Clorpheniramin maleat
B. Diphenhydramin hydroclorid
C. Promethazin hydroclorid
D. Meclozin hydroclorid
2.1. Mức độ nhớ
217. Dung môi dùng để hòa tan clorpheniramin maleat là:
A. Ether
B. Benzen
C. Nước
D. Dầu
218. Phương pháp định tính clorpheniramin maleat là:
A. Đo năng suất quay cực
B. Đo phổ hồng ngoại
C. Tạo phức với sắt (III) clorid
D. Tạo phức với thuốc thử ninhydrin

32
219. Phương pháp định lượng clorpheniramin maleat là:
A. Đo kiềm trong môi trường khan
B. Đo acid trong môi trường khan
C. Acid – base
D. Oxy hóa – khử
220. Dung môi dùng để hòa tan diphenhydramin hydroclorid là:
A. Benzen
B. Aceton
C. Ether
D. Nước
221. Màu của tủa tạo thành khi cho diphenhydramin hydroclorid tác dụng với bạc nitrat
là:
A. Trắng
B. Vàng
C. Đỏ
D. Tím
222. Phương pháp định lượng diphenhydramin hydroclorid là:
A. Đo acid trong môi trường khan
B. Đo kiềm trong môi trường khan
C. Oxy hóa khử
D. Đo quang
223. Dung môi dùng để hòa tan promethazin hydroclorid là:
A. Ether
B. Aceton
C. Benzen
D. Nước
224. Cấu trúc hóa học quyết định tính chất dễ bị oxy hóa của promethazin hydroclorid
là:
A. Nhân phenothiazin
B. Amin bậc 3
C. HCl kết hợp
D. Nhân benzoimidazol
225. Promethazin hydroclorid cho phản ứng đặc trưng của ion:
A. Cl-
B. Br-
C. SO42-
D. NO3-
226. Phương pháp định lượng promethazin hydroclorid là:
A. Đo acid trong môi trường khan
B. Đo Ceri
C. Acid - base
D. Complexon
2.2. Mức độ phân tích

33
227. Nhóm chức quyết định tính base của clorpheniramin maleat là:
A. Amin bậc 3
B. Clorophenyl
C. Pyridin
D. Maleat
228. Nhóm chức cho phản ứng kết tủa với thuốc thử chung của alcaloid trong công thức
cấu tạo của clorpheniramin maleat là:
A. Amin bậc 3
B. Clorophenyl
C. OH phenol
D. Maleat
229. Nhóm chức dùng để định lượng clorpheniramin maleat bằng phương pháp đo acid
trong môi trường khan là:
A. Nhân phenyl
B. Nguyên tử clo
C. Amin bậc 3
D. Acid maleic
230. Nhóm chức cho phản ứng kết tủa với thuốc thử chung của alcaloid trong công thức
cấu tạo của diphenhydramin hydroclorid là:
A. HCl kết hợp
B. Phenyl
C. Amin bậc 3
D. Carboxylic
3.1. Mức độ nhớ:
231. Tính chất của cromolyn natri là:
A. Không tan trong nước
B. Dễ tan trong ethanol
C. Không tan trong kiềm
D. Hấp thụ bức xạ tử ngoại
232. Phương pháp định tính cromolyn natri là:
A. Đo phổ hồng ngoại
B. Tạo tủa với các thuốc thử chung của alcaloid
C. Tạo phẩm màu nitơ
D. Tạo huỳnh quang màu xanh
233. Phương pháp định lượng cromolyn natri là:
A. Đo bạc
B. Đo quang phổ tử ngoại
C. Môi trường khan
D. Acid - base

34
1.1.Mức độ nhớ
234. Trong các thuốc điều trị loét dạ dày-tá tràng, thuốc kháng H2 là nhóm thuốc:
A. Thuốc ức chế bài tiết acid
B. Kháng sinh
C. Thuốc kháng acid
D. Thuốc bao vết loét
235. Thuốc có tác dụng ức chế bài tiết acid dạ dày là:
A. Kháng sinh
B. Thuốc kháng acid
C. Thuốc bao vết loét
D. Thuốc ức chế bơm proton
236. Thuốc diệt vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày - tá tràng là:
A. Magnesi hydroxyd
B. Nhôm hydroxyd
C. Cimetidin
D. Bismuth subcitrat
237. Thuốc có tác dụng trung hòa acid dịch vị dạ dày là:
A. Nhôm hydroxyd
B. Omeprazol
C. Cimetidin
D. Bismuth subcitrat
238. Thuốc có tác dụng ức chế bơm proton gây giảm tiết acid dịch vị dạ dày là:
A. Nhôm hydroxyd
B. Omeprazol
C. Cimetidin
D. Sucralfat
239. Thuốc có tác dụng giảm tiết acid dịch vị dạ dày là:
A. Cimetidin
B. Magnesi hydroxyd
C. Sucralfat
D. Bismuth subcitrat
240. Thuốc ức chế tiết acid của dịch vị dạ dày do kháng histamin H2 là:
A.Magnesi hydroxyd
B. Nhôm hydroxyd
C. Famotidin
D.Bismuth subcitrat

2.1. Mức độ nhớ


241. Nhóm chức còn thiếu trong công thức cấu tạo của các thuốc kháng histamin ở thụ
thể H2 là:
Ar-……….-CH2-R
A. -HN-S-HN-
35
B. -CH2-S-CH2-
C. -CH2-NH-CH2-
D. -CH2-O-CH2-
1. Nhóm chức còn thiếu trong công thức cấu tạo của các thuốc kháng histamin ở thụ thể
H2 là:
A. -HN-S-HN-
B. -S-CH2-CH2-
C. -S- NH-NH-
D. -CH2-O-CH2-
242. Gốc R trong CTCT chung của các thuốc kháng histamin ở thụ thể H2 (Ar-
CH2-S-CH2-CH2-R) là:
A. Guanidin và dẫn chất
B. Amin và dẫn chất
C. Acid carboxylic và ester
D. Amid và dẫn chất
243. Gốc Ar trong CTCT chung của các thuốc kháng histamin ở thụ thể H2 (Ar-
CH2-S-CH2-CH2-R) là:
A. Imidazol
B. Pyridin
C. Pyrimidin
D. Piperazin
244. Phản ứng đặc trưng của các thuốc kháng histamin H2 là:
A. Tạo tủa với các thuốc thử chung của alcaloid
B. Tan trong NaOH
C. Tạo phẩm màu nitơ với beta-napthtol trong môi trường kiềm
D. Tạo tủa màu vàng với bạc nitrat
245. Do có tính base nên phương pháp định lượng các thuốc kháng histamin H2 là:
A. Acid - base
B. Đo acid trong môi trường khan
C. Complexon
D. Đo bạc
246. Cấu trúc hóa học của các thuốc ức chế bơm proton để điều trị loét dạ dày là dẫn
chất của:
A. Benzimidazol
B. Imidazol
C. Piperazinyl
D. Guanidin
247. Nhóm thế gắn ở vị trí số 2 của nhân benzimidazol trong công thức cấu tạo của các
thuốc ức chế bơm proton là:
A. Sulfinylmethylpyridin
B. Sulfinylpyridin
C. Sulfinylethylpyridin
D. Sulfinylmethylpyrimidin

36
248. Độ tan của các thuốc ức chế bơm proton trong nước là:
A. Rất dễ tan trong nước
B. Dễ tan trong nước
C. Khó tan trong nước
D. Không tan trong nước
249. Màu sắc của các thuốc ức chế bơm proton là:
A. Vàng
B. Trắng
C. Đỏ cam
D. Tím
250. Độ tan của các thuốc ức chế bơm proton là:
A. Rất dễ tan trong nước, không tan trong acid
B. Tan trong dung dịch kiềm loãng và acid loãng
C. Tan trong dung dịch acid loãng, không tan trong aceton
D. Không tan trong cloroform, aceton, dicloromethan
251. Tính chất hóa học của các thuốc ức chế bơm proton được ứng dụng trong bảo quản
và pha chế thuốc là:
A. Tính base
B. Tính acid mạnh
C. Tính chất lưỡng tính
D. Không bền trong môi trường acid
252. Dạng bào chế của các thuốc ức chế bơm proton do tính chất không bền trong môi
trường acid là:
A. Viên bao tan trong ruột
B. Viên không bao
C. Viên bao bảo vệ
D. Viên tác dụng kéo dài
253. Dạng bào chế của các thuốc tiêm ức chế bơm proton do tính chất không bền trong
môi trường acid là:
A. Thuốc tiêm nước
B. Thuốc tiêm dầu
C. Thuốc tiêm đông khô
D. Thuốc tiêm hỗn dịch
254. Dạng muối của các thuốc ức chế bơm proton dùng để pha thuốc tiêm là:
A. Muối natri
B. Muối hydroclorid
C. Muối hydrobromid
D. Muối succinat natri
255. Phương pháp dùng để định lượng các thuốc ức chế bơm proton là:
A. Phương pháp đo quang phổ tử ngoại
B. Phương pháp acid – base
C. Phép đo iod
D. Phép đo nitrit

37
2.2. Mức độ phân tích
256. Tính chất quyết định phản ứng tạo tủa với các thuốc thử chung của alcaloid của các
thuốc ức chế bơm proton là:
A. Tính acid
B. Tính base
C. Tính chất không bền trong môi trường acid
D. Tính chất của nhân thơm
257. Cấu tạo quyết định tính base của các thuốc ức chế bơm proton là:
A. Nitơ ở vị trí số 1 của nhân benzimmidazol
B. Nitơ ở vị trí số 3 của nhân benzimmidazol
C. Nitơ ở dị vòng pyridin
D. Nhóm sulfinyl
258. Cấu tạo quyết định tính acid của các thuốc ức chế bơm proton là:
A. Nhóm sulfinyl
B. Nitơ ở dị vòng pyridin
C. Hydro tự do gắn với nitơ bậc 2
D. Nhóm methoxy

2.3. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng

3.1. Mức độ nhớ


259. Dung môi để hòa tan nhôm hydroxyd là:
A. Nước
B. Ethanol
C. Acid và kiềm
D. Dung môi không phân cực
260. Phương pháp định lượng nhôm hydroxyd là:
A. Đo quang phổ tử ngoại
B. Đo năng suất quay cực
C. Complexon
D. Đo iod
261. Nhóm chức quyết định tính chất dễ bị thủy phân của bismuth subsalicylat là:
A. Ester
B. Amid
C. Amin
D. Acid
262. Sản phẩm tạo thành khi thủy phân bismuth subsalicylat trong môi trường kiềm là:
A. Acid benzoic và bismuth hydroxyd.
B. Acid salicylic và bismuth hydroxyd.
C. Acid acetic và bismuth oxyd.
D. Acid benzoic và bismuth oxyd.
263. Phương pháp định lượng bismuth subsalicylat là:
A. Đo bạc

38
B. Acid – base
C. Complexon
D. Môi trường khan
264. Phản ứng dùng để định tính dạng muối cimetidin hydroclorid là tác dụng với:
A. Bạc nitrat cho kết tủa màu trắng
B. Bạc nitrat cho kết tủa màu vàng
C. Bạc nitrat cho kết tủa màu nâu
D. Bạc nitrat cho kết tủa màu đỏ
265. Tính chất của omeprazol là:
A. Có tính base do nguyên tử nitơ ở vị trí số 1 trong nhân benzimidazol mang lại
B. Có tính base do cả 3 nguyên tử nitơ trong phân tử mang lại
C. Vừa có tính acid vừa có tính base
D. Có tính acid do nhóm sulfinyl mang lại
266. Phản ứng đặc trưng của bisacodyl là:
A. Tạo tủa với các thuốc thử chung của alcaloid
B. Tạo tủa đỏ với thuốc thử Fehling
C. Tạo phẩm màu nitơ với beta-napthtol trong môi trường kiềm
D. Tạo tủa màu trắng với bạc nitrat
267. Sản phẩm tạo thành khi đun nóng bisacodyl trong môi trường kiềm sau đó acid hóa
môi trường bằng HCl là:
A. Tủa màu tím
B. Dung dịch màu tím
C. Tủa màu đen
D. Dung dịch trong suốt không màu
268. Số lượng nhân thơm có trong công thức cấu tạo của bisacodyl là:
A. 01
B. 02
C. 03
D. 04
269. Phương pháp định lượng magnesi sulfat là:
A. Acid - base
B. Complexon
C. Môi trường khan
D. Đo quang phổ tử ngoại
270. Màu của kết tủa tạo thành khi hòa tan bột oresol trong nước sau đó thêm bạc nitrat
là:
A. Màu trắng
B. Màu vàng
C. Màu đỏ gạch
D. Màu tím
271. Sản phẩm tạo thành sau khi hòa tan bột oresol trong nước sau đó thêm bạc nitrat là:
A. Kết tủa màu trắng, tủa tan trong amoniac dư
B. Kết tủa màu vàng, tủa tan trong amoniac dư

39
C. Kết tủa màu trắng, tủa không tan trong amoniac dư
D. Kết tủa màu vàng, tủa không tan trong amoniac dư
272. Chất có mùi đặc biệt tạo ra sau khi đun nóng diphenoxylat hydroclorid với dung
dịch NaOH và iod là:
A. Ethyl acetat
B. Acid acetic
C. Amoniac
D. Iodoform
3.2. Mức độ phân tích
273. Hiện tượng xảy ra khi hòa tan nhôm hydroxyd trong acid hydrocloric loãng rồi
thêm alizarin và amoniac là:
A. Xuất hiện tủa đỏ không tan trong acid hydroclorid
B. Xuất hiện tủa trắng không tan trong hydroclorid
C. Xuất hiện tủa đỏ không tan trong acid acetic
D. Xuất hiện tủa trắng không tan trong acid acetic
274. Điều kiện để định lượng Bismuth subsalicylat bằng phương pháp complexon là:
A. Acid hóa môi trường
B. Kiềm hóa môi trường
C. Khử hóa dược chất
D. Vô cơ hóa dược chất
275. Cấu trúc hóa học quyết định tính base của omeprazol là:
A. Nhóm sufinyl
B. Nitơ ở vị trí số 1 của nhân benzimidazol
C. Nitơ ở nhân pyridin
D. Cả 3 nitơ trong phân tử
276. Cấu trúc hóa học quyết định tính base của ranitidin là:
A. Nhóm dimethylamin
B. Nhân fural
C. Dẫn chất của guanidin
D. Nhóm nitro

1.1. Mức độ nhớ


277. Khung cấu tạo chung của các hormon steroid:
A. Steroid
B. Phenantren
C. Morphinal
D. Benzodiazepin
278. Khung cấu trúc của các Estrogen là:
A. Estran
B. Phenantren
C. Morphinan
D. Naphtol

40
279. Khung cấu trúc của các Progestin là:
A. Pregnan
B. Cyclitol
C. Benzomorphan
D. Pyridin

280. Khung cấu trúc chung của các hormon sinh dục nam là:
A. Androstan
B. Pregnan
C. Phenantren
D. Estran
281. Khung cấu trúc chung của các hormon tuyến vỏ thượng thận là:
A. Pregnan
B. Morphinal
C. Estran
D. Phenantren
282. Khung cấu tạo chung của các thuốc chống viêm steroid là:
A. Pregnan
B. Androstan
C. Estran
D. Phenantren
283. Tổng số nguyên tử carbon trong công thức cấu tạo chung của các estrogen là:
A. 18
B. 19
C. 20
D. 21
284. Tổng số nguyên tử carbon trong công thức cấu tạo chung của các progestin là:
A. 21
B. 18
C. 19
D. 20
Đáp án: A
285. Tổng số nguyên tử carbon trong công thức cấu tạo chung của các hormon sinh dục
nam là:
A. 19
B. 18
C. 20
D. 21
286. Tổng số nguyên tử carbon trong công thức cấu tạo chung của các thuốc chống
viêm steroid là:
A. 21
B. 18
C. 19

41
D. 20
287. Vị trí gắn nhóm ceton trong công thức cấu tạo của hormon sinh dục nam là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
288. Nhóm chức gắn ở vị trí carbon số 3 trong công thức cấu tạo của các estrogen là:
A. OH
B. C=O
C. NH2
D. CH3
289. Nhóm chức gắn ở vị trí carbon số 3 trong công thức cấu tạo của các progesteron là:
A. OH
B. C=O
C. NH2
D. CH3
290. Nhóm chức gắn ở vị trí carbon số 3 trong công thức cấu tạo của các thuốc chống
viêm steroid là:
A. OH
B. C=O
C. NH2
D. CH3

2.1. Mức độ nhớ


291. Độ tan của các androgen trong nước là:
A. Không tan
B. Khó tan
C. Dễ tan
D. Rất dễ tan
292. Phản ứng đặc trưng của các androgen là:
A. Phản ứng Zimmerman
B. Phản ứng tạo phẩm màu nitơ
C. Tác dụng với thuốc thử Streng
D. Tạo tủa với thuốc thử chung của alcaloid
293. Phương pháp định lượng các androgen là:
A. Đo quang phổ tử ngoại
B. Môi trường khan
C. Acid base
D. Đo phổ hồng ngoại
294. Độ tan của các estrogen trong nước là:
A. Không tan
B. Ít tan
C. Dễ tan

42
D. Rất dễ tan
295. Vòng A trong công thức cấu tạo của estrogen là:
A. Thơm
B. No 6 cạnh
C. No 5 cạnh
D. Pyrimidin
296. Tính chất của các estrogen là:
A. Hấp thụ bức xạ tử ngoại
B. Tan dược trong nước
C. Tan trong môi trường kiềm
D. Tạo kết tủa với thuốc thử chung của alcaloid
297. Độ tan của các progestin trong nước là:
A. Không tan
B. Khó tan
C. Dễ tan
D. Rất dễ tan
298. Cấu trúc hóa học đặc trưng của các progestin là:
A. Chức ceto - steroid
B. Nhân thơm
C. Dị vòng thơm
D. Nitơ bậc 3
299. Phản ứng Zimmerman là phản ứng đặc trưng của cấu tạo:
A. Ceto-steroid
B. Nhân thơm
C. Dị vòng thơm
D. Ester
300. Nhóm chức tham gia phản ứng tạo hydrazon của các steroid là:
A. Ceton ở vị trí số 3
B. Ceton ở vị trí số 20
C. OH ở vị trí số 20
D. OH ở vị trí số 21
2.2. Mức độ phân tích
301. Cấu trúc quyết định khả năng hấp thụ bức xạ tử ngoại của các glucocorticoid là:
A. Ceto-steroid
B. Nhân thơm
C. Dây nối đôi
D. Nhóm carbonyl
302. Do có cấu trúc 20-on-21-ol, các glucocorticoid bị oxy hóa bởi H 2SO4 10% tạo thành
sản phẩm có nhóm chức:
A. Nhóm aldehyd
B. Nhóm ceton
C. Nhóm ester
D. Nhóm acid

43
303. Các glucocorticoid có góc quay cực riêng do trong công thức có:
A. Carbon bất đối
B. Dây nối đôi liên hợp
C. Nhân thơm
D. Cấu trúc ceto - steroid
304. Cấu tạo quyết định khả năng tham gia phản ứng Zimmerman của các
glucocorticoid là:
A. Ceto-steroid
B. Nhân thơm
C. Dị vòng thơm
D. Ester
305. Nhóm chức trong công thức cấu tạo của các glucocorticoid tác dụng với
phenylhyrazin tạo tủa hydrazon là:
A. Nhóm ceton
B. Nhóm OH phenol
C. Nhóm OH alcol
D. Nhóm ester
306. Phản ứng đặc trưng của các glucocorticoid do tính chất của nhóm ceton là:
A. Phản ứng tạo hydrazon
B. Phản ứng Zimmerman
C. Phản ứng ester hóa
D. Phản ứng chuyển màu trong môi trường kiềm
307. Nhóm chức quyết định khả năng tham gia phản ứng Porter-Silber của các
glucocorticoid là:
A. 20-on-21-ol
B. 3-on-4-en
C. 3-on-21-ol
D. 4-en-20-on
308. Phản ứng đặc trưng do khung steroid của các glucocorticoid là:
A. Oxy hóa với H2SO4 đặc
B. Zimmerman
C. Tạo hydrazon
D. Ester hóa
2.3. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng
309. Phản ứng dùng để phân biệt các estrogen và progestin là:
A. Zimmerman
B. Tạo tủa với các thuốc thử chung của alcaloid
C. Diazo hóa
D. Với kali fericyanid
310. Dung môi dùng để phân biệt độ tan của hormon steroid với các hormon khác là:
A. Nước
B. Cồn
C. Acid

44
D. Kiềm
311. Phản ứng tạo hydrazon của các corticoid thường xảy ra ở nhóm ceton vị trí số 3, ít
phản ứng vào nhóm ceton vị trí số 20 là do ở vị trí số 20 có đặc điểm:
A. Nhiều nhóm thế che chắn
B. Hiệu ứng liên hợp với OH ở vị trí 21
C. Hiệu ứng cảm ứng với CH3 ở vị trí 19
D. Không có hệ dây nối đôi liên hợp
312. Các corticoid tan được trong nước do tạo thành dạng ester với acid là:
A. Succinic
B. Acetic
C. Propionic
D. Benzoic
3.1. Mức độ nhớ
313. Chất được giải phóng khi thủy phân các sulfonylurea điều trị tiểu đường trong môi
trường kiềm là:
A. NH3
B. CO2
C. N2
D. SO2
314. Chất được giải phóng khi thủy phân các sulfonylurea điều trị tiểu đường trong môi
trường acid là:
A. CO2
B. NH3
C. N2
D. SO2
315. Nhóm chức quyết định tính acid yếu của các sulfonylurea điều trị tiểu đường là:
A. Sulfonylurea
B. Acid
C. OH phenol
D. OH alcol
316. Độ tan của các sulfonylurea điều trị tiểu đường trong nước là:
A. Thưc tế không tan
B. Khó tan
C. Dễ tan
D. Rất dễ tan
3.2. Mức độ phân tích
317. Cấu trúc quyết định khả năng hấp thụ bức xạ tử ngoại của các sulfonylurea điều trị
tiểu đường là:
A. Nhân thơm
B. Cấu trúc ceto-steroid
C. Nhóm chức sulfonylurea
D. Lưu huỳnh

45
4.1. Mức độ nhớ
318. Testosteron dược dụng là:
A. Testosteron propionat
B. Testosteron acetat
C. Testosteron sterat
D. Testosteron benzoat
319. Phương pháp định lượng testosteron là:
A. Đo quang phổ tử ngoại
B. Đo bạc
C. Môi trường khan
D. Complexon
320. Methyl testosterone là testosteron có thêm nhóm methyl ở vị trí carbon số:
A. 17
B. 16
C. 11
D. 3
321. Phương pháp định lượng định lượng methyl testosteron là:
A. Đo quang phổ tử ngoại
B. Đo bạc
C. Môi trường khan
D. Complexon
322. Nhược điểm của testosteron propionat:
A. Không có tác dụng khi uống
B. Khi uống mất tác dụng nhanh
C. Vị đắng khó uống
D. Tác dụng chậm khi uống
323. Estrogen dược dụng là:
A. Estradiol monobenzoat
B. Estradiol monoacetat
C. Estradiol monopropionat
D. Estradiol monosterat
Đáp án: A
324. Độ tan của estradiol monobenzoat trong nước là:
A. Không tan
B. Khó tan
C. Dễ tan
D. Rất dễ tan
325. Vòng A trong cấu trúc hóa học của estradiol monobenzoat là:
A. Vòng thơm
B. Vòng 6 cạnh no
C. Vòng 6 cạnh 1 dây nối đôi
D. Vòng 6 cạnh 2 dây nối đôi
326. Estradiol có phản ứng đặc trưng của nhóm:

46
A. OH phenol
B. Ceton
C. Acid thơm
D. Amin thơm bậc 1
327. Phương pháp định lượng estradiol monobenzoat là:
A. Đo quang phổ tử ngoại
B. Môi trường khan
C. Đo bạc
D. Acid - base
328. Estrogen có hoạt tính sinh học mạnh nhất là:
A. Estradiol
B. Estron
C. Estriol
D. Estran
329. Màu kết tủa tạo thành khi cho ethinylestradiol phản ứng với thuốc thử bạc nitrat là:
A. Trắng
B. Đỏ
C. Vàng
D. Da cam
330. Ethinylestradiol là estradiol có gắn thêm nhóm vinyl ở vị trí carbon số:
A. 16
B. 17
C. 11
D. 9
331. Ethinylestradiol là estradiol ở vị trí carbon số 17 có gắn thêm nhóm:
A. Vinyl
B. Methyl
C. Ethyl
D. Allyl
332. Cường độ tác dụng của ethinylestradiol dùng theo đường uống có mạnh hơn
estradiol là:
A. 15-20 lần
B. 5- 10 lần
C. 10-15 lần
D. 20-25 lần
333. Thuốc thử phản ứng với nhóm ethinyl trong công thức cấu tạo của ethinylestradiol
là:
A. Bạc nitrat
B. Sắt (III) clorid
C. Đồng sulfat
D. Natri hydrocarbonat
334. Độ tan của progesteron trong nước là:
A. Không tan

47
B. Khó tan
C. Dễ tan
D. Rất dễ tan
335. Phương pháp định lượng progesteron là:
A. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
B. Đo bạc
C. Môi trường khan
D. Đo iod
336. Nhược điểm của progesteron:
A. Không có tác dụng khi uống
B. Mất tác dụng nhanh khi uống
C. Vị đắng khó uống
D. Tác dụng chậm khi uống
337. Màu của kết tủa tạo ra khi cho levonorgestrel phản ứng với thuốc thử bạc nitrat là:
A. Trắng
B. Đỏ
C. Vàng
D. Da cam
338. Vị trí gắn của nhóm ethinyl trong công thức cấu tạo của levonorgestrel là:
A. 17
B. 16
C. 11
D. 9
339. Nhóm chức ở vị trí carbon số 17 của levonorgestrel là:
A. Ethinyl
B. Methyl
C. Ethyl
340. Thuốc thử dùng để định tính nhóm ethinyl trong công thức cấu tạo của
levonorgestrel là:
A. Bạc nitrat
B. Sắt (III) clorid
C. Đồng sulfat
D. Natri hydrocarbonat
341. Hydrocortison dược dụng là:
A. Hydrocortison acetat
B. Hydrocortison propionat
C. Hydrocortison sterat
D. Hydrocortison benzoat
342. Bản chất hóa học của prednisolon là:
A. Steroid
B. Acid amin
C. Polypeptid
D. Acid béo

48
343. Hydrocortison không tham gia phản ứng:
A. Tác dụng với sắt (III) clorid
B. Zimmerman
C. Tác dụng với phenyhydrazin
D. Tác dụng với 1,4-dinitrophenyhydrazin
344. Hydrocortison tham gia phản ứng:
A. Zimmerman
B. Tác dụng với sắt (III) clorid
C. Tác dụng với bạc nitrat
D. Tác dụng với thuốc thử Streng
345. Prednisolon là hydrocortison có thêm dây nối đôi ở vị trí số:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
346. Cường độ tác dụng chống viêm tăng lên khi thêm 1 liên kết đôi ở vị trí số 1 của
prednisolon so với hydrocortison là:
A. 4 lần
B. 3 lần
C. 5 lần
D. 6 lần
347. Mazipredon là prednisolon được thay nhóm OH ở vị trí số 21 bằng nhóm:
A. Methyl piperazinyl
B. Piperazinyl
C. Pirymidinyl
D. Methyl pirymidinyl
348. Ưu điểm của mazipredon so với prednisolon là:
A. Cải thiện độ tan trong nước
B. Kéo dài tác dụng
C. Tăng tác dụng chống viêm
D. Tăng tác dụng tại chỗ
349. Ngoài các tính chất chung của glucocorticoid, mazipredon còn có tính chất của:
A. OH phenol
B. Chức acid
C. Nitơ
D. Nhóm ceton
350. Ngoài các phản ứng chung của glucocorticoid, phản ứng đặc trưng của mazipredon
là:
A. Phản ứng với thuốc thử chung của alcaloid
B. Phản ứng với thuốc thử sắt (III) clorid
C. Phản ứng với thuốc thử bạc nitrat
D. Phản ứng với thuốc thử ninhydrin
351. So với prednisolon, dexamethason có thêm nhóm:

49
A. Fluoro ở vị trí số 9 và methyl ở vị trí số 16
B. Cloro ở vị trí số 9 và methyl ở vị trí số 16
C. Cloro ở vị trí số 6 và methyl ở vị trí số 16
D. Fluoro ở vị trí số 6 và methyl ở vị trí số 16
352. Độ tan của glibenclazid là:
A. Khó tan trong ethanol 96%
B. Dễ tan trong nước
C. Dễ tan trong ether
D. Không tan trong dicloromethan
353. Độ tan của gliclazid là:
A. Không tan trong nước
B. Không tan trong dicloromethan
C. Dễ tan trong ethanol
D. Dễ tan trong aceton
4.2. Mức độ phân tích
354. Cấu trúc quyết định khả năng hấp thụ tử ngoại của testosteron là:
A. Ceto-steroid
B. Nhân thơm
C. Dị vòng thơm
D. Ester
355. Testosteron có góc quay cực riêng do trong công thức có cấu tạo:
A. Carbon bất đối
B. Dây nối đôi liên hợp
C. Nhân thơm
D. Nhóm ester
356. chức quyết phản ứng tạo tủa hydrazon của testosteron là:
A. Nhóm ceton
B. Nhân thơm
C. Nhóm OH alcol
D. Nhóm ester
357. Do có nhóm ceton nên phản ứng đặc trưng của testosteron là:
A. Tạo hydrazon
B. Zimmerman
C. Ester hóa
D. Chuyển màu trong môi trường kiềm
358. Do có nhóm ceto-steroid nên phản ứng đặc trưng của testosteron là:
A. Zimmerman
B. Tạo hydrazon
C. Ester hóa
D. Chuyển màu trong môi trường kiềm
359. Do có khung steroid nên phản ứng đặc trưng của testosteron là:
A. Oxy hóa với thuốc thử Marki
B. Zimmerman

50
C. Tạo hydrazon
D. Ester hóa
360. Ưu điểm của methyl testosteron so với testosterone là:
A. Bền vững khi uống
B. Tác dụng kéo dài
C. Tăng tác dụng
D. Tan được trong nước
361. Vai trò của nhóm chức ester benzoat trong phân tử etradiol monobenzoat là làm:
A. Bền vững và kéo dài thời gian tác dụng của dược chất
B. Bền vững và giúp dược chất giải phóng nhanh
C. Tăng sinh khả dụng của thuốc
D. Tăng tác dụng tại chỗ
362. Nhóm chức quyết định phương pháp định lượng ethinylestradiol là:
A. Nhóm ethinyl
B. Nhân thơm
C. Nhóm OH phenol
D. Nhóm OH alcol
363. Vai trò của nhóm 17- ethinyl trong công thức cấu tạo của ethinylestradiol là:
A. Giúp dược chất bền vững khi dùng đường uống
B. Tăng tác dụng khi dùng đường tiêm
C. Tăng tác dụng tại chỗ
D. Kéo dài thời gian tác dụng
364. Cấu trúc quyết định khả năng hấp thụ tử ngoại của progesteron là:
A. Ceto-steroid
B. Nhân thơm
C. Dị vòng thơm
D. Ester
365. Progesteron có góc quay cực riêng do trong công thức có:
A. Dây nối đôi liên hợp
B. Nhân thơm
C. Nhóm ester
D. Carbon bất đối
366. Cấu trúc quyết định khả năng tham gia phản ứng Zimmerman của progesteron là:
A. Ceto-steroid
B. Nhân thơm
C. Dị vòng thơm
D. Ester
367. Cấu trúc quyết định khả năng tham gia phản ứng tác dụng với phenylhyrazin tạo
tủa hydrazon của progesteron là:
A. Nhân thơm
B. Nhóm OH alcol
C. Nhóm ceton
D. Nhóm ester

51
368. Do có nhóm ceton nên phản ứng đặc trưng của progesteron là:
A. Phản ứng tạo hydrazon
B. Phản ứng Zimmerman
C. Phản ứng ester hóa
D. Phản ứng chuyển màu trong môi trường kiềm
369. Do có nhóm ceto-steroid nên phản ứng đặc trưng của progesteron là:
A. Phản ứng Zimmerman
B. Phản ứng tạo hydrazon
C. phản ứng ester hóa
D. Phản ứng chuyển màu trong môi trường kiềm
370. Tính chất giúp glibenclamid định lượng được bằng phương pháp đo kiềm trong
dung môi ethanol, chất chuẩn độ NaOH của là:
A. Acid mạnh
B. Acid yếu
C. Base mạnh
D. Base yếu
371. Tính chất giúp gliclazid định lượng được bằng phương pháp đo acid trong môi
trường khan là:
A. Base yếu
B. Base mạnh
C. Acid yếu
D. Acid mạnh
372. Cấu trúc giúp gliclazid định lượng được bằng phương pháp đo acid trong môi
trường khan là:
A. Nitơ bậc 3
B. Nhóm sulfonylurea
C. Nhân thơm
D. Chức amid

1.1. Mức độ nhớ


373. Về mặt cấu tạo, các penicillin là dẫn chất của acid:
A. 6- amino penicilamic
B. 7- amino penicilamic
C. 7-amino cephalosporanic
D. 6-amino cephalosporanic
374. Các Cephalosporin là dẫn chất acyl hóa của acid:
A. 6- amino penicilamic
B. 7- amino penicilamic
C. 7-amino cephalosporanic
D. 6-amino cephalosporanic
375. Đặc điểm đúng trong cấu trúc của cloramphenicol là có:
A. 02 carbon bất đối, 4 đồng phân quang học

52
B. 02 carbon bất đối, 2 đồng phân quang học
C. 01 carbon bất đối, 2 đồng phân quang học
D. 01 carbon bất đối, 3 đồng phân quang học
376. Đồng phân có hoạt tính sinh học của cloramphenicol là:
A. D(-)-erythro
B. L(+)-erythro
C. D(-)-threo
D. L(-)-threo
377. Nhóm chức có trong công thức cấu tạo của cloramphenicol là:
A. Amid
B. Ester
C. Aldedyd
D. Acid
378. Cloramphenicol là dẫn chất của:
A. Propanol-1
B. Propanol-2
C. Propadiol-1,2
D. Propadiol-1,3
379. Số nguyên tử clo trong công thức cấu tạo của cloramphenicol là:
A. 01
B. 02
C. 03
D. 04
380. Về mặt cấu trúc, các tetracyclin là dẫn chất của:
A. Octahydronaphtacen
B. Heptahhydronaphtacen
C. Tetrahydronaphtacen
D. Dihydronaphtacen
381. Số lượng vòng 6 cạnh trong công thức cấu tạo của các tetracyclin là:
A. 02 vòng
B. 03 vòng
C. 04 vòng
D. 05 vòng
382. Nhóm chức thay thế cho nhóm OH ở vị trí 1,3 hoặc 1,4 của phần genin trong công
thức cấu tạo của các aminosid là:
A. Amin
B. Acid
C. Ceton
D. Aldehyd
383. Cấu trúc phân tử của các aminosid là:
A. Cồng kềnh, phân cực mạnh
B. Cồng kềnh, không phân cực
C. Đơn giản, phân cực mạnh

53
D. Đơn giản, không phân cực
384. Aminosid có phần genin là streptidin:
A. Streptomycin
B. Kamamycin
C. Gentamicin
D. Amikacin
385. Aminosid là dẫn chất thế 4,5 của deoxy-2-streptamin:
A. Neomycin
B. Streptomycin
C. Netilmicin
D. Tobramycin
386. Aminosid là dẫn chất thế 4,6 của deoxy-2-streptamin:
A. Gentamicin
B. Neomycin
C. Streptomycin
D. Spectinomycin
387. Kháng sinh có cấu trúc Genin-O-ose là:
A. Aminoglycosid
B. Tetracyclin
C. Penicillin
D. Phenicol
388. Kháng sinh có cấu trúc Genin-O-ose là:
A. Macrolid
B. Tetracyclin
C. Penicillin
D. Phenicol
389. Phần genin của các macrolid có cấu trúc là:
A. Vòng lacton lớn
B. Cyclitol
C. Phenatren
D. Naphtacen
390. Macrolid có vòng lacton 16 nguyên tử là:
A. Erythromycin
B. Roxithromycin
C. Clarithromycin
D. Spiramycin
391. Macrolid có vòng lacton 15 nguyên tử là:
A. Erythromycin
B. Spiramycin
C. Clarithromycin
D. Azithromycin
392. Nguyên tử dùng để phân biệt các quinolon thế hệ mới với thế hệ 1 là:
A. Fluoro

54
B. Cloro
C. Nitơ
D. Lưu huỳnh
393. Các quinolon là dẫn chất của acid:
A. 1,4- dihydro-4-oxo-quinolein-3-carboxylic
B. 1,4- dihydro-4-oxo-quinolin-3-carboxylic
C. 1,4- dihydro-1oxo-quinolein-3-carboxylic
D. 1,4- dihydro-1-oxo-quinolin-3-carboxylic
1.2. Mức độ phân tích
394. Vị trí nhóm chức amid trong công thức cấu tạo của các penicillin là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
395. Vị trí nhóm chức acid trong công thức cấu tạo của các penicillin là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
396. Vị trí của 3 carbon bất đối xứng trong công thức cấu tạo của các penicillin là:
A. 1, 2 và 3
B. 2, 3 và 5
C. 2, 5 và 6
D. 3, 6 và 7
397. Vị trí của 2 carbon bất đối xứng trong công thức cấu tạo của các cephalosporin là:
A. 6 và 7
B. 5 và 6
C. 4 và 5
D. 2 và 3
1.3. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng
398. Nhóm kháng sinh có cấu trúc hệ dây nối đôi liên hợp nhiều là:
A. Tetracyclin
B. β-lactam
C. Sulfamid
D. Aminosid
2.1. Mức độ nhớ
399. Tính chất của các penicillin là:
A. Bột kết tinh màu trắng, có mùi đặc trưng
B. Dễ tan trong nước
C. Có năng suất quay cực
D. Không tan trong môi trường kiềm
400. Tính chất của các penicillin là:
A. Bột kết tinh màu trắng, có mùi đặc trưng

55
B. Dễ tan trong nước
C. Không tan trong môi trường kiềm
D. Có khả năng hấp thụ ánh sáng tử ngoại
401. Mục đích của việc tạo muối giữa penicillin với base amin có phân tử lượng lớn là:
A. Tăng độ tan trong nước
B. Kéo dài thời gian tác dụng
C. Tạo ra thuốc có tác dụng nhanh
D. Nới rộng phổ tác dụng
402. Phản ứng dùng để định tính các penicillin là:
A. Taọ phức với sắt (III) clorid
B. Tạo màu với thuốc thử Marki
C. Với thuốc thử chung của alcaloid
D. Với thuốc thử Streng
403. Phản ứng dùng để định tính các cephalosporin là:
A. Taọ phức với sắt (III) clorid
B. Tạo màu với thuốc thử Marki
C. Với thuốc thử chung của alcaloid
D. Với thuốc thử Streng
404. Phương pháp định lượng các cephalosporin là:
A. Môi trường khan, chất chuẩn là acid percloric
B. Môi trường khan, chất chuẩn là natri methylat
C. Complexon
D. Oxy hóa khử
405. Đặc điểm tác dụng của ester giữa cloramphenicol với acid palmitic là:
A. Làm mất vị đắng
B. Tác dụng nhanh
C. Tăng độ tan trong nước
D. Tăng độ ổn định
406. Đặc điểm tác dụng của ester giữa cloramphenicol với acid succinic là:
A. Tăng độ tan trong nước
B. Thích hợp dùng đường uống
C. Tác dụng nhanh
D. Tăng độ ổn định
407. Trong các dẫn chất của cloramphenicol, chất tan tốt trong nước là:
A. Cloramphenicol
B. Cloramphenicol succinat natri
C. Cloramphenicol palmitat
D. Cloramphenicol stearat
408. Kháng sinh có năng suất quay cực thay đổi theo dung môi là:
A. Cloramphenicol
B. Amoxicillin
C. Cefuroxim
D. Gentamicin

56
409. Điều kiện để định tính cloramphenicol bằng phản ứng tạo phẩm màu nitơ cần phải:
A. Khử hóa nhóm nitro thơm
B. Ester hóa 2 nhóm OH
C. Thủy phân chức amid
D. Vô cơ hóa giải phóng khí clo
410. Phương pháp xử lý mẫu trước khi tiến hành định tính nguyên tử clo trong phân tử
cloramphenicol bằng bạc nitrat là:
A. Khử hóa
B. Ester hóa
C. Thủy phân chức amid
D. Đun nóng trong môi trường kiềm
411. Phản ứng dùng để định tính cloramphenicol là:
A. Phát huỳnh quang xanh lơ dưới tia UV
B. Phản ứng của nhóm nitrophenyl
C. Phản ứng tạo phức với đồng sulfat
D. Phản ứng tạo phức với sắt (III) sulfat
412. Hóa chất thường dùng để tiến hành phản ứng khử hóa nhóm nitro thơm trong phân
tử cloramphenicol là:
A. Acid hydroclorid
B. Acid percloric
C. Acid sulfuric
D. Nước oxy già
413. Phương pháp định lượng cloramphenicol được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay là:
A. Đo quang phổ UV
B. Đo iod
C. Acid-base
D. Xác định clo toàn phần
414. Khi đun nóng cloramphenicol trong môi trường kiềm, màu sắc của dung dịch có sự
thay đổi:
A. Vàng sang đỏ
B. Trắng sang vàng
C. Vàng sang tím
D. Trắng sang đỏ
415. Màu của các tetracyclin là:
A. Vàng
B. Trắng
C. Đỏ
D. Tím
416. Màu của tủa tạo thành khi cho tetracyclin tác dụng với thuốc thử fehling là:
A. Đỏ gạch
B. Tím đỏ
C. Đỏ cam
D. Trắng

57
417. Phương pháp thường dùng để định lượng các tetracyclin là:
A. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
B. Acid – base
C. Môi trường khan
D. Đo bạc
418. Vị của các macrolid là:
A. Chua
B. Ngọt
C. Mặn
D. Đắng
419. Độ tan của các macrolid dạng base trong nước là:
A. Không tan trong nước
B. Hơi tan trong nước
C. Dễ tan trong nước
D. Rất dễ tan trong nước
420. Tính chất của các quinolon là:
A. Acid yếu
B. Base mạnh
C. Acid và base yếu
D. Acid yếu và base mạnh
421. Màu sắc của các sulfamid là:
A. Trắng
B. Trắng ngà
C. Vàng
D. Đỏ
422. Độ tan của các sulfamid trong nước là:
A. Không tan
B. Ít tan
C. Dễ tan
D. Rất dễ tan
423. Tính chất của các sulfamid là:
A. Dễ tan trong nước
B. Tan được trong cả môi trường acid và kiềm
C. Dạng bột kết tinh màu vàng
D. Khó tan trong nước, không tan trong kiềm
424. Phản ứng đặc trưng của nhóm amin trong công thức cấu tạo của các sulfamid là:
A. Tạo phẩm màu azo
B. Tạo phức với sắt (III) clorid
C. Tạo phức với ion kim loại đa hóa trị
D. Ester hóa
425. Phương pháp định lượng sulfamid là:
A. Môi trường khan, dùng NaOH 0,1M
B. Môi trường khan, dùng acid percloric 0,1M

58
C. Đo nitrit
D. Đo màu

2.2. Mức độ phân tích


426. Tính chất được ứng dụng để điều chế muối natri của các penicillin tan trong nước
dùng pha thuốc tiêm là:
A. Chức amid
B. Vòng beta-lactam
C. Chức acid
D. Lưu huỳnh
427. Phương pháp dùng để điều chế các penicillin có tác dụng kéo dài là:
A. Ester hóa với acid stearic
B. Tạo muối với các base amin có phân tử lượng lớn
C. Tạo muối với các ion kim loại kiềm
D. Tạo tủa với acid silicovonframic
428. Sản phẩm thu được sau khi loại CO2 các penicillin bằng cách thủy phân trong môi
trường kiềm là:
A. Acid penicilloic
B. Acid penilloic
C. Acid penaldic
D. Penicillamin
429. Màu của sản phẩm tạo ra sau khi thủy phân penicillin bằng hydroxylamin sau đó
cho tác dụng với đồng sulfat là:
A. Xanh
B. Đỏ
C. Trắng
D. Vàng
430. Màu của sản phẩm tạo ra sau khi thủy phân penicillin bằng hydroxylamin, sau đó
cho tác dụng với sắt (III) sulfat là:
A. Xanh
B. Đỏ
C. Trắng
D. Vàng
431. Tính chất quyết phương pháp định lượng penicillin bằng phép đo iod là:
A. Không bền trong môi trường acid
B. Không bền trong môi trường kiềm
C. Mở vòng bởi tác nhân ái nhân
D. Mở vòng bởi β-lactamase
432. Các cephalosporin có tính acid mạnh hơn các pencillin là do chức acid liên kết với:
A. Dây nối đôi
B. Vòng thơm
C. Vòng no

59
D. Dây nối ba
433. Tính chất quyết phương pháp định lượng cephalosporin bằng phép đo iod là:
A. Không bền trong môi trường acid
B. Không bền trong môi trường kiềm
C. Mở vòng bởi tác nhân ái nhân
D. Mở vòng bởi β-lactamase
434. Định lượng các cẹphalosporin bằng phương pháp môi trường khan là do phân tử có
tính:
A. Acid mạnh
B. Acid yếu
C. Base mạnh
D. Base yếu
435. Mục đích của việc tạo ra các thuốc mới bằng cách ester hóa chức acid của các
cephalosporin là:
A. Kéo dài tác dụng
B. Tăng độ bền của vòng β-lactam
C. Nới rộng phổ tác dụng
D. Giảm sự kháng thuốc của vi khuẩn
436. Kháng sinh có tính chất lưỡng tính là:
A. Tetracyclin
B. Penicillin
C. Aminosid
D. Phenicol
437. Kháng sinh có tính chất lưỡng tính là:
A. Quinolon
B. Cephalosporin
C. Aminosid
D. Phenicol
438. Cấu trúc quyết định màu sắc của các tetracyclin là:
A. 4 vòng 6 cạnh
B. 2 nhóm ceton
C. Dimethylamin
D. Hệ dây nối đôi liên hợp
439. Cấu trúc giúp các tetracyclin tác dụng với sắt (III) clorid cho phức màu tím là:
A. OH liên kết với carbon không no
B. OH phenol
C. C=O
D. COOH
440. Tính chất giúp tetracyclin hydroclorid tác dụng với thuốc thử fehling cho tủa đồng
(I) ocyd là:
A. Tính acid
B. Tính base
C. Tính khử

60
D. Lưỡng tính
441. Các tetracyclin gây xỉn màu răng và làm chậm sự phát triển của xương là do khả
năng tạo phức chelat với ion:
A. Ca2+
B. Fe2+
C. Zn2+
D. Cu2+
442. Nhóm chức quyết định tính acid của các tetracyclin là:
A. OH phenol và OH alcol ở vị trí số 3
B. OH phenol và OH alcol ở vị trí số 12
C. OH phenol và C=O ở vị trí số 11
D. OH phenol và C=O ở vị trí số 1
443. Nhóm chức quyết định tính base của các tetacyclin là:
A. Diethylamin
B. OH phenol
C. OH alcol
D. Ceton
444. Cấu trúc quyết định khả năng hấp thụ bức xạ tử ngoại của các tetracyclin có là:
A. Hệ dây nối đôi liên hợp
B. Nhiều carbon bất đối xứng
C. Nitơ bậc 3
D. 2 nhóm ceton
445. Kết quả của hiện tượng epimer hóa ở vị trí carbon số 4 của các tetracyclin trong
môi trường acid là:
A. Tăng khả năng phân bố ở da và mô mềm
B. Giảm hoạt tính kháng sinh
C. Kéo dài tác dụng
D. Bền vững với enzym oxy hóa khử ở gan
446. Hậu quả của việc tạo phức kém thuận nghịch giữa các tetracyclin với ion Ca 2+ là:
A. Làm chậm sự phát triển của xương
B. Làm tăng độc tính trên thận
C. Tăng độc tính với tế bào gan
D. Giảm chuyển hóa
447. Hai nhóm chức liền kề nhau trong công thức cấu tạo của các tetracyclin tạo phức
với ion kim loại đa hóa trị là:
A. OH và CO
B. CO và COOH
C. OH và NH2
D. OH và CH3
448. Mục đích việc loại nhóm OH ở vị trí số 6 của tetracyclin để tạo ra doxycyclin là:
A. Hấp thu tốt hơn qua đường tiêu hóa
B. Tăng độ tan trong nước
C. Tan được trong kiềm

61
D. Tăng khả năng hấp thu qua da
449. Chất được định tính bằng phản ứng tạo tủa với các thuốc thử chung của alcaloid là:
A. Tetracyclin
B. Penicillin
C. Cloramphenicol
D. Cephalosporin
450. Phản ứng dùng để phân biệt nhanh các tetracyclin là:
A. Tạo phức màu với Zn2+
B. Tạo tủa với các thuốc thử chung của alcaloid
C. Tạo màu với thuốc thử ninhydrin
D. Tạo phức với FeCl3
451. Nhóm chức quyết định tính phân cực của các aminosid là:
A. NH2 và OH
B. C=O và NH2
C. COOH
D. CHO
452. Nhóm chức trong công thức cấu tạo của các aminosid cho phản ứng với thuốc thử
ninhydrin:
A. Amin
B. Carboxylic
C. Carbonyl
D. Hydroxy
453. Kháng sinh được định tính bằng phản ứng tạo tủa với các thuốc thử chung của
alcaloid là:
A. Aminosid
B. Phenicol
C. Penicillin
D. Polypeptid
454. Thuốc thử dùng để định tính phần sulfat kết hợp trong công thức cấu tạo của các
aminosid là:
A. BaCl2
B. AgNO3
C. CuSO4
D. HCl
455. Nhóm chức trong công thức cấu tạo của các macrolid tham gia phản ứng tạo
hydrazon là:
A. Ceton
B. Hydroxy
C. Carboxylic
D. Amin
456. Nhóm chức trong công thức cấu tạo của các macrolid tham gia phản ứng ester hóa
là:
A. Hydroxy

62
B. Ceton
C. Carboxylic
D. Amin
457. Cấu trúc trong công thức cấu tạo của các quinolon tham gia phản ứng tạo tủa với
các thuốc thử chung của alcaloid là:
A. Amin bậc 3
B. Acid carboxylic
C. Ceton
D. Aldehyd
458. Phản ứng hóa học đặc trưng của các quinolon do có cấu trúc 3-carboxylic và 4-oxo
là:
A. Tạo phức chelat với ion kim loại hóa trị 2
B. Tạo tủa với các thuốc thử chung của alcaloid
C. Phản ứng ester hóa
D. Phản ứng oxy hóa
459. Cấu trúc quyết đinh phương pháp định lượng các quinolon bằng acid pecloric trong
môi trường acid acetic khan là:
A. Acid carboxylic
B. Ceton
C. Amin bậc 3
D. Fluoro
460. Nhóm chức trong công thức cấu tạo của các quinolon tham gia phản ứng ester hóa
là:
A. Acid carboxylic
B. Ceton
C. Amin
D. Fluoro
461. Cấu trúc trong công thức cấu tạo của các quinolon có thể tham gia phản ứng tạo
muối với HCl là:
A. Amin bậc 3
B. Hydroxy
C. Acid carboxylic
D. Fluoro
462. Kháng sinh có tham gia phản ứng tạo phức với các ion kim loại đa hóa trị là:
A. Quinolon
B. Aminosid
C. Cloramphenicol
D. Penicillin
463. Kháng sinh có tham gia phản ứng tạo phức với các ion kim loại đa hóa trị là:
A. Tetracyclin
B. Aminosid
C. Cloramphenicol
D. Penicillin

63
3.1. Mức độ nhớ
464. Ưu điểm của các penicilin nhóm II so với các penicilin nhóm I là:
A. Hấp thu nhanh hơn
B. Phổ kháng khuẩn rộng hơn
C. Có khả năng kháng lại penicilinase
D. Không bị dị ứng thuốc
465. Đặc điểm của các cephalosporin thế hệ III là:
A. Tác dụng trên Gr (+) mạnh hơn cephalosporin thế hệ I và II
B. Không tác dụng với trực khuẩn mủ xanh
C. Bền vững với beta-lactamase
D. Chỉ dùng theo đường tiêm
466. Đặc điểm dược lý của các kháng sinh aminosid do có cấu trúc phân tử cồng kềnh
và phân cực mạnh là:
A. Không hấp thu qua ruột
B. Hấp thu tốt qua ruột
C. Phân bố vào dịch não tủy
D. Phân bố nhiều ở xương và mô mỡ
467. Nguyên nhân khiến các aminosid không dùng đường uống để điều trị nhiễm khuẩn
toàn thân là:
A. Dễ bị phá hủy bởi acid dịch vị
B. Không hấp thu qua niêm mạc ruột
C. Kích ứng đường tiêu hóa
D. Gây nôn khi dùng đường uống
468. Phổ tác dụng của kháng sinh nhóm aminosid là:
A. Chủ yếu vi khuẩn gram (+)
B. Chủ yếu vi khuẩn yếm khí
C. Chủ yếu vi khuẩn gram (-)
D. Phổ rộng cả gram (-) và gram (+)
469. Phổ tác dụng của các kháng sinh nhóm quinolon bao gồm:
A. Hầu hết các vi khuẩn Gram (+) và các vi khuẩn hiếu khí
B. Hầu hết các vi khuẩn Gram (-), tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh
C. Các vi khuẩn lao, phong, dịch hạch, các sinh vật đơn bào
D. Chủ yếu với các cầu khuẩn gây bệnh đường hô hấp

4.1. Mức độ nhớ


470. Định tính penicillin G natri bằng phản ứng đặc trưng của ion:
A. Cl-
B. Na+
C. H+
D. NH3+
471. Màu của sản phẩm tạo thành khi cho penicillin G phản ứng với hydroxylamin
hydroclorid trong môi trường NaOH, sau đó cho tác dụng với CuSO4 là:

64
A. Đỏ
B. Vàng
C. Trắng
D. Xanh
472. Thuốc thử dùng để định tính ion Na+ trong phân tử benzyl penicillin natri là:
A. Fehling
B. Streng
C. Ninhydrin
D. Mayer
473. Kháng sinh nhóm penicilin có thể kháng được trực khuẩn mủ xanh là:
A. Amoxicilin
B. Ampicilin
C. Piperacilin
D. Cloxacilin
474. Benzyl penicillin tạo muối với base amin có phân tử lượng lớn được benzathin
benzyl penicillin có ưu điểm là:
A. Tăng tác dụng
B. Mở rộng phổ kháng khuẩn
C. Kéo dài tác dụng
D. Giảm độc tính
475. Penicillin bền vững với beta-lactamase là :
A. Ampicilin
B. Amoxicillin
C. Cloxacillin
D. Penicillin G
476. Penicillin có phổ tác dụng đối với vi khuẩn Helicobacter pylori là:
A. Amoxicillin
B. Ampicillin
C. Oxacillin
D. Cloxacillin
477. Thuốc có phổ tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh là:
A. Cefotaxim
B. Ampicillin
C. Cephalexin
D. Erythromycin
478. Màu sắc của tủa tạo thành khi cho streptomycin sulfat tác dụng với thuốc thử
fehling là:
A. Đỏ gạch
B. Tím
C. Vàng
D. Đỏ cam
479. Khí tạo ra khi đun nóng streptomycin sulfat trong môi trường NaOH là:
A. NH3

65
B. NO2
C. N2
D. H2
480. Aminosid dùng phối hợp điều trị lao là:
A. Streptomycin
B. Gentamicin
C. Paramomycin
D. Spectinomycin
481. Aminosid chỉ định trị nhiễm trực khuẩn mủ xanh là:
A. Streptomycin
B. Gentamicin
C. Paramomycin
D. Spectinomycin
482. Phương pháp định tính erythromycin là:
A. Phản ứng tạo màu với HCl đậm đặc
B. Phát huỳnh quang xanh lơ dưới tia UV
C. Phản ứng của nhóm Nitrophenyl và Clo hữu cơ
D. Phản ứng tạo phức với đồng sulfat
483. Kháng sinh nhóm macrolid nhạy cảm đặc hiệu với Helicobacter pylori là:
A. Erythromycin
B. Azithromycin
C. Clarithromycin
D. Spiramycin
484. Kháng sinh nhóm macrolid dùng để trị nhiễm khuẩn răng lợi là:
A. Erythromycin
B. Azithromycin
C. Clarithromycin
D. Spiramycin
485. Levofloxacin là đồng phân tả tuyền của:
A. Ofloxacin
B. Norfloxacin
C. Ciprofloxacin
D. Pefloxacin
486. Sulfamid dùng trong điều trị sốt rét là:
A. Sulfaguanidin
B. Sulfadoxin
C. Sulfacetamid
D. Sulfamethoxazol
487. Sulfamid thường dùng để pha dung dịch nhỏ mắt trị nhiễm khuẩn ở mắt là:
A. Sulfaguanidin
B. Sulfadoxin
C. Sulfacetamid
D. Sulfamethoxazol
66
4.2. Mức độ phân tích
488. So với benzyl penicillin, ampicillin có thêm nhóm amin nên sẽ có phản ứng đặc
trưng với thuốc thử:
A. Mayer
B. Bouchardas
C. Ninhydrin
D. Alizarin
489. So với ampicillin, amoxicillin có thêm nhóm hydroxy ở vị trí para của nhân phenyl
nên sẽ có phản ứng đặc trưng với thuốc thử:
A. Mayer
B. Fehling
C. Ninhydrin
D. FeCl3
490. Thuốc có tác dụng kéo dài thường dùng để dự phòng thấp khớp cấp là:
A. Benzyl penicilin
B. Benzathin benzyl penicilin
C. Amoxicilin
D. Augmentin
491. Kháng sinh chỉ dùng đường uống là:
A. Ampicilin
B. Co- trimoxazol
C. Gentamicin
D. Cephalexin
492. Do cấu trúc syn-alkoxy-imino, phân tử cefuroxim có đặc tính là:
A. Kháng các β-lactamase và nới rộng phổ tác dụng trên các vi khuẩn Gram(-)
B. Kháng các β-lactamase và có phổ tác dụng đối với trực khuẩn mủ xanh
C. Kháng các β-lactamase và nới rộng phổ tác dụng trên các vi khuẩn Gram(+)
D. Kháng các β-lactamase và nới rộng phổ tác dụng trên các vi khuẩn kỵ khí
493. Do có cấu trúc cấu trúc muối nội phân tử, phổ tác dụng của cefepim có đặc điểm là:
A. Tác dụng tốt trên trực khuẩn mủ xanh
B. Tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn Gram (+)
C. Tác dụng tốt trên trực khuẩn đường ruột
D. Yếu trên vi khuẩn Gram (-), mạnh trên vi khuẩn Gram (+)

1.1. Mức độ nhớ:


494. Clotrimazol là thuốc chống nấm thuộc nhóm:
A. Kháng sinh
B. Dẫn chất của imidazol
C. Dẫn chất của allylamin
D. Acid thơm và dẫn chất
495. Thuốc có tác dụng chống nấm tại chỗ là:
A. Acid benzoic

67
B. Naftifin
C. Ketoconazol
D. Nystatin
Mục tiêu 2: Trình bày được các tính chất lý hóa, công thức cấu tạo, tác dụng công
dụng của các thuốc điều trị nấm
2.1. Mức độ nhớ:
496. Độ tan của clotrimazol trong nước là:
A. Không tan trong nước
B. Khó tan trong nước
C. Dễ tan trong nước
D. Rất dễ tan trong nước
497. Thuốc thử dùng để định tính clotrimazol là:
A. Thuốc thử chung của alcaloid
B. Thuốc thử sắt (III) clorid
C. Thuốc thử bạc nitrat
E. Thuốc thử Streng
498. Tính chất của clotrimazol là:
A. Tan trong môi trường kiềm
B. Có khả năng hấp thụ bức xạ tử ngoại
C. Dễ tham gia phản ứng tạo phẩm màu nitơ
D. Tác dụng với sắt (III) clorid cho phức màu tím
499. Điều kiện để định tính clo hữu cơ trong phân tử của clotrimazol bằng phản ứng với
bạc nitrat là phải tiến hành:
A. Vô cơ hóa
B. Khử hóa
C. Acid hóa
D. Kiềm hóa
500. Cấu trúc trong công thức cấu tạo của clotrimazol tham gia phản ứng tạo tủa với
thuốc thử chung của alcaloid là:
A. Nhân thơm
B. Vòng pyridin
C. Nhân imidazol
D. Nhân fural
501. Một trong các phương pháp định lượng clotrimazol là:
A. Acid – base
B. Đo bạc
C. Đo quang phổ tử ngoại
D. Đo iod
502. Một trong các phương pháp định lượng clotrimazol là:
A. Acid – base
B. Vi sinh vật
C. Đo acid trong môi trường khan
D. Sắc ký lớp mỏng

68
503. Thuốc thử dùng để định tính ketoconazol là:
A. Thuốc thử chung của alcaloid
B. Thuốc thử sắt (III) clorid
C. Thuốc thử bạc nitrat
D. Thuốc thử Streng
504. Phương pháp định lượng ketoconazol là:
A. Acid – base
B. Đo bạc
C. Đo quang phổ tử ngoại
D. Đo iod
505. Màu sắc của tủa tạo ra khi cho naftidin hydroclorid tác dụng với bạc nitrat là:
A. Vàng
B. Đỏ
C. Tím
D. Trắng
506. Màu của tinh thể amphotericin là:
A. Vàng
B. Trắng
C. Tím
D. Đỏ
507. Cấu trúc quyết định khả năng hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại trong công thức cấu
tạo của amphotericin là:
A. Nhân thơm
B. Dây nối đôi liên hợp
C. Chức acid carboxylic
D. Amin thơm
508. Phương pháp định lượng amphotericin là:
A. Vi sinh vật
B. Oxy hóa khử
C. Acid – base
D. Môi trường khan
509. Cấu trúc hóa học quyết định tính base của amphotericin là:
A. Nhóm amin
B. Nitơ bậc 3
C. Nhân imidazol
D. Nhân benzimidazol
510. Cấu trúc hóa học quyết định tính base của nystatin là:
A. Nhóm amin
B. Nitơ bậc 3
C. Nhân imidazol
D. Nhân benzimidazol
511. Thuốc thử dùng để định tính nystatin là:
A. Thuốc thử chung của alcaloid

69
B. Thuốc thử sắt (III) clorid
C. Thuốc thử bạc nitrat
D. Thuốc thử Streng
512. Phương pháp định lượng nystatin là:
A. Acid – base
B. Đo bạc
C. Đo quang phổ tử ngoại
D. Kết tủa
513. Thuốc thử dùng để định tính griseofulvin bằng phản ứng tạo màu là:
A. Sắt (III) clorid
B. Marki
C. Fehling
D. Streng
514. Màu sắc của tủa tạo thành sau khi vô cơ hóa griseofulvin rồi cho tác dụng với bạc
nitrat là:
A. Trắng
B. Vàng
C. Tím
D. Đỏ
515. Màu sắc của tủa tạo thành khi cho griseofulvin tác dụng với kali bicromat trong
môi trường acid sulfuric là:
A. Vàng cam
B. Đỏ vang
C. Xanh tím
D. Vàng nhạt
Mục tiêu 3: Mô tả được cách phân loại các thuốc điều trị sốt rét
3.1. Mức độ nhớ:
516. Thuốc có tác dụng cắt cơn sốt rét là:
A. Cloroquin
B. Primaquin
C. Pyrimethamin
D. Plasmoquin
517. Thuốc có tác dụng điều trị dự phòng sốt rét là:
A. Cloroquin
B. Primaquin
C. Pyrimethamin
D. Plasmoquin

4.1. Mức độ nhớ:


518. Màu sắc của huỳnh quang tạo thành khi cho quinin tác dụng với acid nitric là:
A. Xanh
B. Vàng
C. Đỏ

70
D. Tím
519. Màu sắc của sản phẩm tạo thành khi cho quinin tác dụng với nước brom sau đó
thêm dung dịch NH4OH là:
A. Xanh
B. Vàng
C. Đỏ
D. Tím
520. Phương pháp định lượng quinin là:
A. Acid – base
B. Đo bạc
C. Đo quang phổ tử ngoại
D. Kết tủa
521. Cấu trúc hóa học của cloroquin là:
A. Quinolin
B. Imidazol
C. Pyridin
D. Pyperidin
522. Thuốc thử dùng để định tính cloroquin là:
A. Thuốc thử chung của alcaloid
B. Sắt (III) clorid
C. Bạc nitrat
D. Thuốc thử Streng
523. Nhóm chức có trong công thức cấu tạo của artemisinin:
A. Acid
B. Amin
C. OH phenol
D. Peroxyd
524. Cấu trúc hóa học của artemisinin là:
A. Vòng lacton
B. Nhân benzen
C. Vòng phenantren
D. Nhân benzimidazol
4.2. Mức độ phân tích:
525. Cấu trúc hóa học trong công thức cấu tạo của cloroquin tham phản ứng tạo tủa với
các thuốc thử chung của alcaloid là:
A. Nhân thơm
B. OH phenol
C. Clo
D. Nitơ
526. Do có tính base yếu nên phương pháp định lượng quinin là:
A. Acid - base
B. Đo acid trong môi trường khan
C. Đo kiềm trong môi trường khan

71
D. Đo quang phổ tử ngoại
527. Màu sắc của dung dịch tạo thành khi thủy phân artemisinin trong môi trường kiềm
sau đó thêm sắt (III) clorid là:
A. Tím
B. Hồng thịt
C. Đỏ cam
D. Xanh
528. Hiện tượng xảy ra khi thủy phân artemisinin trong môi trường kiềm, sau đó thêm
bạc nitrat là:
A. Phức màu tím
B. Tủa màu trắng
C. Tủa màu vàng
D. Phức màu xanh lá cây
4.3. Mức độ tổng hợp, đánh giá, vận dụng:
529. Cho 2 ống nghiệm đựng 2 bột hóa dược quinin và cloroquin không màu, lựa chọn
01 thuốc thử duy nhất để phân biệt 2 hóa dược này:
A. Acid sulfuric
B. Acid hydrocloric
C. Natri hydroxyd
D. Natri carbonat
530. Thuốc thử dùng để phân biệt mefloquin và cloroquin là:
A. Acid nitric
B. Acid hydrocloric
C. Natri hydroxyd
D. Natri carbonat

6.1. Mức độ nhớ:


531. Tính chất của khí CO2 tạo thành khi đun mebendazol trong môi trường kiềm, sau
đó acid hóa dung dịch là:
A. Làm đục nước vôi trong
B. Làm phenophtalein chuyển sang màu đỏ
C. Có mùi trứng thối
D. Có mùi khai
532. Phương pháp định lượng mebendazol là:
A. Môi trường khan
B. Acid – base
C. Complexon
D. Đo iod
533. Màu của sản phẩm tạo thành khi cho albendazol tác dụng với acid sulfuric đặc là:
A. Vàng cam
B. Đỏ đậm
C. Xanh
D. Tím

72
534. Phương pháp định lượng albendazol là:
A. Môi trường khan
B. Acid – base
C. Complexon
D. Đo iod
535. Dung môi hòa tan niclosamid là:
A. Nước
B. Kiềm
C. Ethanol
D. Chloroform
536. Phương pháp định lượng niclosamid là:
A. Đo acid trong môi trường khan
B. Đo quang phổ tử ngoại
C. Đo bạc
D. Đo iod
6.2. Mức độ phân tích:
537. Hiện tượng xảy ta khi cho 5ml H2O vào ống nghiệm có 1g mebendazol, sau đó
thêm 2ml HCl, và 3ml acid silicovolframic là:
A. Tan trong nước, tủa khi thêm HCl, tủa tan khi thêm acid silicovolframic
B. Tủa trắng trong nước, tủa tan khi thêm HCl, xuất hiện tủa khi thêm acid
silicovolframic
C. Tan trong nước, dung dịch trong suốt thêm HCl, xuất hiện tủa khi thêm acid
silicovolframic
D. Tủa trắng trong nước, tủa không tan khi thêm HCl, tủa tan khi thêm acid
silicovolframic
538. Điều kiện để tiến hành định tính mebendazol bằng phản ứng tạo phẩm màu nitơ là:
A. Đun nóng trong môi trường kiềm
B. Đun nóng trong môi trường acid
C. Đung nóng trong nước
D. Đun nóng trong cồn
539. Nhóm chức hóa học trong công thức cấu tạo của niclosamid tác dụng với sắt (III)
clorid cho phức màu tím là:
A. Nhóm OH phenol
B. Nguyên tử clo
C. Nitơ bậc 3
D. Nitro thơm

73
2.1. Mức độ nhớ
540. Cơ chế tác dụng của thuốc lợi tiểu quai là:
A. Co mạch
B. Giãn tĩnh mạch
C. Tăng huyết áp
D. Tăng đường huyết
3.1. Mức độ nhớ
541. Dung dịch dùng để hòa tan mannitol là:
A. Natri hydroxyd
B. Hydroxyd đồng (II)
C. Acid hydrocloric
D. Acid sulfuric
542. Ứng dụng tính acid của acetazolamid là:
A. Để tạo muối natri tan trong nước
B. Tạo phức để tan trong cồn
C. Để tạo muối natri tan trong cồn
D. Để kết tủa AgCl tan trong ammoniac
543. Phương pháp định lượng acetazolamid là:
A. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
B. Sắc ký lớp mỏng
C. Đo kiềm trong môi trường khan
D. Đo bạc
544. Phương pháp định lượng furosemid là:
A. Đo kiềm
B. Đo bạc
C. Đo Iod
D. Acid - base
545. Hóa tính của hydrochlorothiazid là:
A.Tính base mạnh
B. Tính acid yếu
C. Khó bị thủy phân
D. Tính acid mạnh
546. Dung dịch dùng để hòa tan hydrochlorothiazid là:
A. Iod
B. 1,3- dinitrobenzen
C. Kiềm
D. Acid silicovolframic
547. Dung dịch dùng để hòa tan hydrochlorothiazid là:
A. Iod
74
B. 1,3- dinitrobenzen
C. Acid silicovolframic
D. Acid hydrocloric
548. Hóa tính của amilorid hydroclorid là:
A. Base
B. Khó bị thủy phân
C. Acid
D. Không hấp thụ bức xạ tử ngoại
549. Thuốc thử dùng để định tính acid hydroclorid trong amilorid hydroclorid là:
A. Đồng sulfat
B. Bạc nitrat
C. Nhôm hydroxyd
D. Natri hydroxyd
550. Phương pháp định lượng amilorid hydroclorid là:
A. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
B. Sắc ký lớp mỏng
C. Đo acid trong môi trường khan
D. Đo bạc
551. Màu sắc của sản phẩm tạo thành khi cho spironolacton tác dụng với acid sulfuric
50% là:
A. Xanh
B. Đỏ
C. Tím
D. Vàng
552. Màu sắc của tủa tạo thành khi đun spironolacton với dung dịch NaOH 10% sau đó
acid hóa môi trường là:
A.Trắng
B. Vàng
C. Đỏ
D. Đen
553. Phương pháp định lượng spironolacton là:
A. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
B. Đo quang
C. Đo acid trong môi trường khan
D. Đo bạc
554. Màu sắc của tinh thể spironolacton là:
A. Trắng
B. Đỏ
C. Vàng
75
D. Tím

76
1.1. Mức độ nhớ
555. Thuốc có tác dụng điều trị virus là:
A. Acyclovir
B. Griseofulvin
C. Clotrimazol
D. Artemisinin
556. Thuốc có tác dụng điều trị virus là:
A. Zidovudin
B. Amphotericin B
C. Mebendazol
D. Metronidazol
557. Thuốc có tác dụng điều trị virus là:
A. Osetamivir
B. Thyroxin
C. Sulcrafat
D. Omeprazol
558. Thuốc có tác dụng điều trị virus là:
A. Lamivudin
B. Indomethacin
C. Azithromycin
D. Gentamicin

2.1. Mức độ nhớ


559. Thuốc có năng suất quay cực là:
A. Acyclovir
B. Lamivudin
C. Ribavin
D. Trìfluridin
560. Thuốc dùng để điều trị virus herper là:
A. Acyclovir
B. Lamivudin
C. Ribavin
D. Zidovudin
561. Thuốc dùng để điều trị virus HIV là:
A. Zidovudin
B. Acyclovir
C. Lamivudin
D. Ribavin
562. Thuốc dùng để điều trị virus cúm là:
A. Oseltamivir
B. Acyclovir
C. Lamivudin
D. Zidovudin

77
563. Thuốc dùng để điều trị virus viên gan B là:
A. Penciclovir
B. Oseltamivir
C. Acyclovir
D. Zidovudin
564. Phương pháp dùng để định tính zidovudin là:
A. Đo năng suất quay cực
B. Cho phản ứng với thuốc thử fehling
C. Cho phản ứng tạo phẩm màu nitơ
D. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
565. Phương pháp dùng để định tính lamivudin là:
A. Đo phổ hồng ngoại
B. Đo năng suất quay cực
C. Cho phản ứng với thuốc thử Streng
D. Cho phản ứng tráng gương
566. Phương pháp dùng để định lượng AZT là:
A. Đo phổ tử ngoại
B. Đo phổ hồng ngoại
C. Oxy hóa khử
D. Complexon
567. Phương pháp dùng để định lượng acyclovir là:
A. Môi trường khan
B. Oxy hóa khử
C. Acid-base
D. Đo năng suất quay cực

2.2. Mức độ phân tích


568. Tính chất ứng dụng đê định lượng acyclovir bằng phương pháp môi trường khan là:
A. Base yếu
B. Base mạnh
C. Acid yếu
D. Acid mạnh

78
PHẦN THỰC HÀNH
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

1. Cân chính xác 0,125g natri clorid, cho vào bình nón, thêm 50ml nước hòa tan hoàn
toàn. Thêm 10 giọt dung dịch kali cromat 5%, chuẩn độ bằng dung dịch bạc nitrat 0,1N
(K=1) đến khi xuất hiện màu hồng. Thể tích của bạc nitrat 0,1N dùng hết 21,5ml. Hàm
lượng của natri clorid có trong chế phẩm (biết 1ml bạc nitrat 0,1N tương ứng với 5,844mg
natri clorid) là:
A. 98,37%
B. 99,95%
C. 100,52%
D. 101,15%
2. Cân chính xác 40mg paracetamol cho vào bình định mức 250ml, thêm 50ml dung dịch
natri hydroxyd 0,4%, lắc cho tan, thêm nước đến vạch, lắc đều. Lấy 5ml dung dịch vừa
pha cho vào bình định mức 100ml, thêm 10ml dung dịch natri hydroxyd 0,4%, thêm nước
đến vạch, lắc đều. Đem dung dịch vừa pha đo độ hấp thụ ở bước sóng 275nm thu được kết
quả là 0,57. Hàm lượng của paracetamol có trong chế phẩm (biết A=715) là:
A. 99,65%
B. 100,10%
C. 101,52%
D. 102,17%

3. Cân chính xác 0,150g vitamin C cho vào bình nón. Thêm 10ml acid sulfuric 10% và
80ml nước mới đun sôi để nguội, thêm 2 giọt hồ tinh bột. Chuẩn độ bằng dung dịch iod
0,1N đến khi xuất hiện màu xanh bền vững. Thể tích của dung dịch iod 0,1N đã dùng là
14,2ml. Hàm lượng của vitamin C trong chế phẩm (biết K=1, 1ml dung dịch iod 0,1N
tương ứng với 8,81mg vitamin C) là:
A. 98,53%
B. 99,24%
C. 100,10%
D. 101,25%
4. Cân chính xác 0,170g vitamin C cho vào bình nón. Thêm 10ml acid sulfuric 10% và
80ml nước mới đun sôi để nguội, thêm 2 giọt hồ tinh bột. Chuẩn độ bằng dung dịch iod
0,1N đến khi xuất hiện màu xanh bền vững. Thể tích của dung dịch iod 0,1N đã dùng là
16,5ml. Hàm lượng của vitamin C trong chế phẩm (biết K=1, 1ml dung dịch iod 0,1N
tương ứng với 8,81mg vitamin C) là:
A. 85,50%
B. 99,354%
C. 101,16%
D. 102,0%

79
5. Cân chính xác 0,1g cloramphenicol cho vào cốc dung tích 250ml, thêm khoảng 200ml
nước, đun nhẹ khoảng 45-50o cho tan hết. Chuyển dung dịch sang bình định mức 500ml,
tráng cốc 3 lần, mỗi lần 50ml bằng nước ấm, tập trung vào bình định mức, thêm nước đến
vạch. Lấy 10ml dung dịch từ bình định mức 500ml, chuyển sang bình định mức 100ml,
thêm nước đến vạch. Đem dung dịch vừa pha đo độ hấp thụ ở bước sóng 278nm thu được
kết quả là 0,59. Hàm lượng của cloramphenicol có trong chế phẩm (biết A=297) là:
A. 98,57%
B. 99,33%
C. 100,15%
D. 102,25%
6. Cân chính xác 0,105g cloramphenicol cho vào cốc dung tích 250ml, thêm khoảng
200ml nước, đun nhẹ khoảng 45-50o cho tan hết. Chuyển dung dịch sang bình định mức
500ml, tráng cốc 3 lần, mỗi lần 50ml bằng nước ấm, tập trung vào bình định mức, thêm
nước đến vạch. Lấy 10ml dung dịch từ bình định mức 500ml, chuyển sang bình định mức
100ml, thêm nước đến vạch. Đem dung dịch vừa pha đo độ hấp thụ ở bước sóng 278nm
thu được kết quả là 0,61. Hàm lượng của cloramphenicol có trong chế phẩm (biết A=297)
là:
A. 97,80%
B. 98,53%
C. 101,10%
D. 102,15%

80
7. Cân chính xác 0,25g mebendazol cho vào bình nón 100ml, thêm 3ml acid formic
kha để hòa tan. Thêm 40 ml acid acetic khan. Chuẩn độ bằng acid pecloric hết
8,5ml. Hàm lượng của mebendazol trong chế phẩm (1ml acid percloric 0,1M tương
đương với 29.53mg C16H13N3O3, k=1) là:
A. 99,36%
B. 100.40%
C. 101,15%
D. 112,07%

81

You might also like