You are on page 1of 13

Vitamin Dược

THUỐC KHÁNG SINH


1. Thuốc nào dưới đây thuộc nhóm kháng sinh ureidopenicillin?
(1) Carbenicillin; (2) Azlocillin; (3) Dicloxacillin; (4) Piperacillin
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (2), (4)
D. (1), (3)

2. Có thể định lượng amoxicillin bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Complexon
B. Đo iod trực tiếp
C. Đo kiểm trong môi trường khan
D. Đo quang

3. Để điều trị nhiễm trùng Staphylococcus aureus, có thể lựa chọn các thuốc nào dưới đây?
(1) Ampicillin; (2) Nafcillin; (3) Dicloxacillin; (4) Piperacillin
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (3), (4)
D. (1), (4)

4. Khả năng đề kháng B-lactamase của các cephalosporin từ thế hệ 1 đến thế hệ 4:
A. Giữ nguyên giữa các thế hệ
B. Tăng dần theo các thế hệ
C. Giảm dần theo các thế hệ
D. Tăng hoặc giảm không theo thế hệ
5. Dựa trên tính chất hoá học, thuốc dưới đây có thể định tính bằng phản ứng nào?

A. Phản ứng oxy hoá bởi thuốc thử Marki cho hỗn hợp màu
B. Phản ứng với acid picric cho tủa màu vàng
C. Phản ứng tạo màu với thuốc thử ninhydrin
D. Phản ứng tạo tủa trắng với AgNO3

6. Flucloxacillin bền với acid dịch vị vì:


A. Gắn thêm -Cl trong cấu trúc
B. Gắn thêm -F trong cấu trúc
C. Gắn vòng isoxazol ở phần mạch nhánh
D. Có khung penam

7. Kháng sinh nào dưới đây tác dụng được với chủng Pseudomonas
(1) Ticarcillin; (2) Oxacillin; (3) Amoxicillin; (4) Mezlocillin
A. (1), (2)
B. (2), (3)
Vitamin Dược
C. (3), (4)
D. (1), (4)

8. Có thể định lượng cephalexin bằng phương pháp nào dưới


A. Đo nitrit
B. Đo iod sau khi thuỷ phân trong môi trường kiểm
C. Đo acid trong môi trường nước
D. Đo thuỷ ngân (trực tiếp)

9. Phản ứng nào dưới đây KHÔNG dùng để định tính cefuroxim
A. Giải phóng NH3 sau khi đun trong kiềm loãng
B. Phản ứng oxy hoá bởi H2SO4 đặc tạo hỗn hợp màu
C. Phản ứng tạo phẩm màu nitơ
D. Phản ứng với hydroxylamin, sau đó phản ứng với FeCl3 cho màu đỏ

10. Để kéo dài tác dụng của penicillin G, có thể dùng dạng muối nào dưới đây?
A. Muối Na+ hoặc K+
B. Muối HCl
C. Muối benzathin
D. Muối H2SO4

11. Mô tả nào dưới đây đúng với cephalexin:


A. Cephalexin bền trong môi trường acid do có nhóm NH2 gắn vào Calpha
B. Cephalexin bị thuỷ phân bởi esterase ở ruột do R3 = -CH3
C. Cephalexin có cấu trúc thân nước nên hấp thu kém qua đường tiêu hoá
D. Cephalexin bền trong môi trường acid nhưng không uống được

12. Mô tả nào dưới đây đúng với cefuroxim:


A. Cefuroxim bên trong môi trường acid, uống được do hấp thu tốt
B. Cefuroxim bền trong môi trường acid, không uống được do kém hấp thu
C. Cefuroxim không bền trong môi trường acid nên không uống được
D. Cefuroxim bên trong môi trường acid nhưng bị esterase thuỷ phân ở ruột

13. Thuốc nào dưới đây thuộc nhóm kháng sinh aminobenzylpenicillin?
(1) Ampicillin; (2) Nafcillin; (3) Amoxicillin; (4) Temocillin
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (2), (4)
D. (1), (3)
14. Dựa trên tính chất hoá học, thuốc dưới đây có thể định tính bằng phản ứng nào?

A. Phản ứng tạo phẩm màu diazo


B. Phản ứng làm mất màu nước brom
Vitamin Dược
C. Phản ứng tạo màu với thuốc thử ninhydrin
D. Phản ứng với AgNO3

16. Kháng sinh cephalosporin nào dưới đây bị phá huỷ bởi cephalosporinase?

17. Có thể dùng nguyên liệu nào dưới đây để bào chế thuốc tiêm lincomycin?
A. Lincomycin
B. Lincomycin phosphat
C. Lincomycin H2S04
D. Lincomycin HCl

18. Nhóm -N(CH3)2 ở phần đường của azithromycin có thể ứng dụng để:
(1) Định tính bằng phản ứng với thuốc thử chung của alcaloid;
(2) Phản ứng với acid tạo muối để làm nguyên liệu dược dụng;
(3) Định lượng bằng độ acid trong môi trường khan

A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (1), (3)
D. (1), (2), (3)

19. Erythromycin KHÔNG bền trong môi trường acid do: (1) Cấu trúc có nhóm ceton ở vị trí 10; (2)
Cấu trúc có nhóm – OH ở vị trí 7 tạo vòng bán cetal; (3) Cấu trúc bị thuỷ phân mất phần đường

A. (1)
B. (2)
C. (1), (2)
D. (1), (2), (3)
Vitamin Dược
20. Để nhận biết sơ bộ các macrolid, có thể sử dụng thuốc thử nào dưới đây?
A. Xanthydrol
B. Streng
C. Fehling
D. 8-Naphtol trong kiềm

21. Để khắc phục vị đắng của cloramphenicol, có thể dùng nguyên liệu nào dưới đây để bào chế viên nén?
(1) Cloramphenicol palmitat; (2) Cloramphenicol stearat; (3) Cloramphenicol succinat mononatri
A. (1), (2)
B. (2), (3)
C. (1), (3)
D. (1), (2), (3)
22. Kháng sinh penicillin nào dưới đây KHÔNG uống được?

23. Khung cấu trúc của Loracarbef dưới đây là:


A. Khung cephem
B. Khung carbacephem
C. Khung carbapenem
D. Khung Oxacephem
Vitamin Dược

THUỐC LAO PHONG


1. Thuốc nào KHÔNG PHẢI là thuốc chống lao nhóm 1?
A. Isoniazid
B. Ethambutol
C. Rifamycin
D. Streptomycin

2. Dạng hoạt hóa của pyrazinamid là gì?


A. Acetylamid
B. Acid pyrazinoic
C. Acid benzoic
D. Pyracetam

3. Có thể định lượng ethambutol hydroclorid bằng phương pháp nào dưới đây?
A. Đo acid trong môi trường khan
B. Đo iod (trực tiếp)
C. Đo UV
D. Đo nitrit

4. Khi cho isoniazid tác dụng với dung dịch vanilin thu được sản phẩm có đặc điểm gì?
A. Tủa màu vàng
B. Dung dịch màu xanh
C. Tủa màu đỏ nâu
D. Dung dịch màu đỏ nâu

5. Chất chuyển hóa gây độc cho gan của isoniazid là chất nào?
A. Monoacetyl hydrazin
B. Acid isonicotinic
C. N-acetylisoniazid
D. Cả 3 chất trên

6. Phản ứng nào có thể dùng để định tính isoniazid?


A. Đun với Na2CO3 khan cho mùi pyridin đặc trưng
B. Tạo phẩm màu azo với beta naphtol trong NaOH
C. Tạo tủa vàng với phenylhydrazin
D. Tạo adrenocrom

7. Rifampicin có tính chất nào?


Vitamin Dược
A. Không làm quay mặt phẳng ánh sáng phân cực
B. Bền với nhiệt độ, ánh sáng
C. Phổ hồng ngoại đặc trưng
D. Cả A, B, C

8. Rifampicin có tính chất gì?


A. Dễ tan trong nước
B. Bột kết tinh màu vàng cam
C. Dễ bị oxy hóa bởi nhiệt độ, ánh sáng
D. Bền trong môi trường acid

9. Các thuốc nào là thuốc chống lao nhóm 1?


A. Rifamycin
B. Stavudin
C. Enalapril
D. Pyrazinamid

THUỐC CHỐNG NẤM


Vitamin Dược
1. Amphotericin B có đặc điểm gì?
A. Dễ tan trong nước
B. Dễ tan trong các dung môi hữu cơ thông thường (ethanol, chloroform ...)
C. Hấp thụ tử ngoại tốt
D. Cả 3 đặc điểm trên

2. Cơ chế tác dụng của griseofulvin là gì?


A. Ức chế tổng hợp màng tế bào nấm
B. Ức chế enzym epoxydase
C. Thay đổi tính thấm màng tế bào nấm.
D. Ức chế quá trình phân bào

3. Chất nào là thuốc chống nấm nhóm azol?


A. Omeprazol
B. Fluconazol
C. Benzimidazol
D. Betamethason

4. Clotrimazol có tính chất nào dưới đây?


A. Khó tan trong nước
B. Nhiệt độ nóng chảy xác định
C. Phổ IR đặc trưng
D. Cả A, B, C

5. Cơ chế tác dụng của các thuốc chống nấm nhóm azol là gì?
A. Ức chế quá trình tổng hợp protein của nấm
B. Ức chế enzym demethylase của nấm
C. Ức chế enzym epoxidase của nấm
D. Ức chế tổng hợp gai glycoprotein

6. Các kháng sinh chống nấm nhóm polyen có đặc điểm chung gì?

A. Đều có đường amin


B. Đều có nhóm chức acid
C. Đều có nhiều liên kết đôi
D. Cả 3 đặc điểm trên

7. Có thể định lượng griseofulvin bằng phương pháp nào?

A. Đo bạc (sau khi vô cơ hóa)


B. Đo complexon (sau khi vô cơ hóa)
C. Định lượng nitơ toàn phần
D. Đo acid trong môi trường khan
Vitamin Dược

THUỐC VIRUS
1. Oseltamivir có đặc điểm nào dưới đây?

A. Tinh thể màu đỏ


B. Không có năng suất quay cực riêng
C. Hấp thụ UV
D. Dễ tan trong nước

2. Oseltamivir có đặc điểm gì?

A. Dạng dược dụng là muối phosphat


B. Được hoạt hóa trong cơ thể
C. Có nguồn gốc bán tổng hợp
Vitamin Dược
D. Cả 3 đặc điểm trên

3. Cơ chế tác dụng của Oseltamivir là gì?

A. Ức chế tổng hợp ADN


B. Ức chế quá trình giải phóng virus mới ra khỏi tế bào chủ
C. Ức chế tổng hợp protein
D. Ức chế quá trình hòa màng của virus

4. Thuốc nào dưới đây ức chế mạnh neuraminidase của virus?

A. Oseltamivir
B. 3- Zidovudin
C. 4-Acyclovir
D. 1-Amatadin

5. Oseltamivir có nguồn gốc từ

A. Tổng hợp toàn phần


B. Bán tống hợp
C. Chiết xuất từ môi trường nuôi cấy nấm men
D. Chiết xuất từ dược liệu

6. Trong các thuốc sau, thuốc nào có tác dụng trực tiếp (không phải tiền thuốc)

A. Oseltamivir
B. Famciclovir
C. Aciclovir
D. Cả 3 thuốc trên

7. Thuốc nào dưới đây có tác dụng điều trị Herpes virus chọn lọc?

A. Acyclovir
B. Idoxuridin
C. Zidovudin
D. Oseltamivir

8. Các thuốc kháng HIV được phân loại chủ yếu dựa trên tiêu chí nào?

A. Bản chất, số lượng acid nucleic có trong virus


B. Cơ chế tác dụng (Enzym bị ức chế)
C. Cấu trúc
D. Triệu chứng bệnh

9. Các thuốc có cấu trúc nucleosid cùng có đặc điểm gì?

A. Đều là dẫn xuất của guanin


B. Có độc tính cao nên chỉ dùng ngoài da
C. Gây độc đối với các cơ quan có tế bào đang phát triển như tủy xương, nang lông, tóc, cơ quan sinh
dục...
D. Cả 3 đặc điểm trên
Vitamin Dược
10. Phép thử nào dùng cho định tính acyclovir?

A. Tạo phẩm màu nitơ với B-naphtol trong kiềm


B. Tạo tủa vàng với thuốc thử Streng
C. Tạo tủa với acid picric
D. Tạo tủa với BaCl2 sau vô cơ hóa

11. Zidovudin có cấu trúc thuộc nhóm nào dưới đây?

A. Dẫn chất adamantan


B. Dẫn chất nucleosid
C. Dẫn chất guanin
D. Dẫn chất benzimidazol

12. Lamivudin KHÔNG có tính chất nào dưới đây?

A. Dễ tan trong nước


B. Hấp thụ UV
C. IR đặc trưng
D. Tinh thể dễ chảy lỏng

13. Idoxuridin có đặc điểm gì?

A. Độc tính cao nên chỉ dùng ngoài


B. Ít độc nên dùng đường tiêm
C. Kháng virus do ức chế neuraminidase
D. Cả 3 đặc điểm trên

14. Idoxuridin được sản xuất bằng phương pháp nào?

A. Tổng hợp toàn phần


B. Bán tổng hợp
C. Sinh tổng hợp
D. Chiết xuất từ dược liệu

15. Cặp dung dịch chuẩn độ - dung môi nào có thể dùng để định lượng idoxuridin?
(1) Tetrabutyl hydroxyd 0,1M; (2) HClO4 0,1M; (3) Dimethylformamid; (4) Acid acetic khan

A. (1), (3) C. (2), (3)


B. (1), (4) D. (2), (4)
Vitamin Dược

THUỐC KST
1. Albendazol tham gia phản ứng nào dưới đây?

A. Với thuốc thử Streng cho tủa vàng


B. Với acid silicowolframic cho tủa trắng
C. Với phenylhydrazin cho tủa vàng
D. Với AgNO3 (trực tiếp) cho tủa trắng

2. Cơ chế tác dụng của albendazol là gì?

A. Làm tê liệt giun


B. Ức chế sự tạo thành ARN
C. Ức chế không hồi phục hấp thu glucose
D. Làm bền thành mạch, ngăn cản sự bám vào của giun

3. Có thể định tính trực tiếp niclosamid bằng phản ứng với thuốc thử nào?

A. Zimmermann
B. AgNO3
C. FeCl3
D. Beta-naphthol

4. Artesunat có những tính chất nào? (1) Phổ hồng ngoại đặc trưng; (2) Hấp thụ mạnh ánh sáng tử ngoại; (3)
Có góc quay cực riêng

A. (1), (2)
Vitamin Dược
B. (2), (3)
C. (1), (3)
D. (1), (2), (3)

5. Nguồn gốc của artesunat là gì?

A. Chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật


B. Chiết xuất từ dược liệu
C. Tổng hợp toàn phần
D. Bán tổng hợp

6. Quinin có đặc điểm gì?

A. Là đồng phân tả tuyền


B. Là đồng phân hữu tuyền
C. Là racemic
D. Không có đồng phân quang học

7. Có thể định tính cloroquin bằng phản ứng nào dưới đây?

A. Với AgNO3 (sau khi vô Cơ hóa)


B. Với AgNO3 (trực tiếp)
C. Với B-naphtol trong kiềm (trực tiếp)
D. Với phenylhydrazin

8. Acid citric có vai trò gì trong diethylcarbamazin citrat?

A. Giảm độ tan của thuốc


B. Tăng độ ổn định của thuốc
C. Giảm kích ứng dạ dày
D, Tăng tốc độ chuyển hóa thuốc

9. Niclosamid là thuốc trị sán có công thức?

a. Dẫn xuất của Benzimidazol


b. Dẫn xuất của Salicylanilid
c. Dẫn xuất của Piperazin
d. Dẫn xuất của Tetrahydropyrimidin

10. Artemisinin là thuốc trị sốt rét có cấu trúc gì?


a. Alkaloid có cầu peroxyd
b. Triterpen có vòng 7 cạnh
c. Tritrepen có cầu nối proxyd
d. Sesquitrepen có cầu endoperoxyd

11. Quinin có thể tạo thành nhiều loại muối (trung tính, kiềm, acid) là do phân tử có nhóm nào?
a. methoxy
b. Alcol bậc II
Vitamin Dược
c. Hai nhóm N
d. Hai nhóm N và alcol bậc II

12. Niclosamid là thuốc trị sán dải có công thức :


a. Dẫn chất của benzimidazol
b. Dẫn chất của piperazin
c. Dẫn chất của salicynamid
d. Dẫn chất của tetrahydropyrimidin

13. Chú ý gì khi dùng các thuốc trị giun sán nên?
a. Uống càng nhiều nước càng tốt
b. Dùng chung với rượu nhẹ
c. Uống càng ít nước càng tốt
d. Nhai kỹ

14. Thuốc nào ưu tiên điều trị tất cả các loại sán trong cơ thể?
a. Tiabendazol
b. Praziquantel
c. Flubendazol
d. Menbendazol

15. Thuốc nên chọn ưu tiên để điều trị tất cả các loại giun trong cơ thể?
a.Thiabendazol
b.Mebendazol
c. Ceftriazol
d.Flubendazol

16. Phương pháp định lượng các dẫn xuất 5-nitroimidazol là :


a. HPLC
b. Đo iod
c. Môi trường khan
d. Phương pháp vi sinh

You might also like