You are on page 1of 6

BÀI KIỂM TRA BÀO CHẾ 1

Họ và tên:………………………………………STT:………………………..Lớp D2A

I.Phần Test

1. Chọn ý đúng nhất. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống


Phương pháp tạo chất nhũ hóa trên bề mặt phân cách pha thường hay dùng cho các nhũ tương được
hình thành ổn định bằng………..
A. Xà phòng
B. Các chất thiên nhiên
C. Chất diện hoạt
D. Chất nhũ hóa
2. Chọn ý đúng nhất. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Nhóm chất nhũ hóa tổng hợp hoặc bán tổng hợp căn cứ vào cơ chế tác dụng của chất nhũ hóa là
…………….
A. Chất diện hoạt
B. Chất nhũ hóa ổn định
C. Chất diện hoạt và chất nhũ hóa ổn định
D. Chất nhũ hóa tổng hợp
3. Chọn ý đúng nhất. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Các chất diện hoạt tổng hợp hoặc bán tổng hợp căn cứ vào cơ chế tác dụng của chất nhũ hóa
là……………………
A. Anion và cation
B. Anion, cation, lưỡng tính
C. Anion, cation, lưỡng tính và không ion hóa
D. Lưỡng tính và không ion hóa
4. Chọn ý đúng nhất. Các chất nhũ hóa ổn định hay dùng nhất để chế tạo nhũ tương là:
A. PEG, dẫn chất cellulose, alcol polyvinylic
B. Anion, cation, lưỡng tính
C. Lưỡng tính và không ion hóa
D. Alcol polyvinylic và PEG
5. Chọn ý đúng nhất. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Trong nhũ tương, pha dầu bao gồm các dược chất, tá dược tan trong dung môi không phân cực
(dầu). Pha nước bao gồm các dược chất, tá dược tan trong các dung môi………….
A. Phân cực
B. Dầu
C. Phân cực như dầu
D. Phân cực (nước)
6. Chọn ý đúng nhất. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Thuốc uống dưới dạng nhũ tương có ưu điểm làm giảm………….của dược chất đối với đường tiêu
hóa.
A. Tính oxy hóa
B. Tính kích ứng
C. Tính thấm
D. Tính thân dầu

1
7. Chọn ý đúng nhất. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Tiêm tĩnh mạch chỉ dùng nhũ tương kiểu……….., tiêm tĩnh mạch liều lớn nhũ tương phải có kích
thước tiểu phân nhỏ hơn………..µm.
A. D/N, 1
B. N/D, 1
C. D/N, 2
D. N/D, 2
8. Chọn ý đúng nhất. Nhược điểm chính của nhũ tương là:
A. Dễ bị tách lớp
B. Không bền
C. Dễ bị đông vón
D. Dễ bị kết tủa
9. Chọn ý đúng nhất. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Nhũ tương dễ hình thành và bền vững khi hai pha lỏng không đồng tan trong thành phần của nhũ
tương có tỷ trọng…………
A. Khác nhau
B. Gần bằng nhau (tương đương)
C. Bằng nhau
D. Gần nhau
10. Chọn ý đúng nhất. Chất nhũ hóa có vai trò:
A. Hình thành nhũ tương
B. Ổn định nhũ tương
C. Hình thành và ổn đinh nhũ tương
D. Hình thành và ổn định hỗn dịch
11. Chọn ý đúng nhất. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Khi điều chế nhũ tương, chất nhũ hóa tan trong nước, thường tạo nhũ tương kiểu…………..,còn
nếu chất nhũ hóa tan trong dầu sẽ cho nhũ tương kiểu………………….
A. D/N, N/D
B. N/D, D/N
C. D/N, N/D/N
D. N/D/N, D/N
12. Chọn ý đúng nhất. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
Nhũ tương D/N dễ hình thành hơn khi tiêm pha……….. dần dần vào pha……….
A. Nước, dầu
B. Dầu, nước
C. Dầu
D. Nước
13. Chọn ý đúng nhất. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống
Sức căng bề mặt phân cách pha trong nhũ tương quyết định sự hình thành …………….của các tiểu
phân pha phân tán.
A. Độ bền vững
B. Độ bền vững của nhũ tương và kích thước
C. Kích thước
D. Nhũ tương

2
14. Chọn ý đúng nhất. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống
Các chất nhũ hóa rắn ở dạng hạt nhỏ là những chất rắn………… trong nước và dầu dạng bột rất
mịn,kích thước phải nhỏ hơn nhiều lần kích thước các tiểu phân pha phân tán.
A. Không tan
B. Tan tốt
C. Tan ít
D. Khó tan
15. Chọn ý đúng nhất. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống
Giá trị HLB là một con số cụ thể phản ánh mối tương quan giữa hai phần ……………..…. trong
một phân tử chất diện hoạt
A. Thân dầu/thân nước
B. Thân nước/ thân dầu
C. Thân dầu/thân nước và thân nước/thân dầu
D. Thân dầu và nước
16. Chọn ý đúng nhất. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống
Đặc tính chung của các chất diện hoạt có khả năng………… trên bề mặt phân cách pha, làm thay
đổi bản chất….……. của lớp bề mặt và làm giảm..………. bề mặt giữa 2 pha
A. Hấp phụ
B. Hấp phụ, phân cực, sức căng
C. Phân cực, hấp phụ, sức căng
D. Sức căng, phân cực, hâp phụ
17. Chọn ý đúng nhất. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống
Các chất nhũ hóa thiên nhiên có bản chất là hydrat carbon là những chất có phân tử
lượng……….. dễ hòa tan hoặc………..trong nước và còn được gọi là các chất..………….
A. Lớn, trương nở, keo thân nước
B. Bé, trương nở, diện hoạt
C. Bé, đông vón, nhũ hóa
D. Lớn, đông vón, nhũ hóa
18. Chọn ý đúng nhất.
A. Kiểu nhũ tương hình thành (D/N hoặc N/D) phụ thuộc chủ yếu vào bản chất và tỷ lệ
của các chất nhũ hóa trong hệ.
B. Kiểu nhũ tương hình thành (D/N hoặc N/D) không phụ thuộc vào bản chất và tỷ lệ của
các chất nhũ hóa trong hệ.
C. Các chất nhũ hóa dễ tan trong nước hoặc dễ thấm nước hơn dầu sẽ tạo kiểu nhũ tương
N/D
D. Các chất diện hoạt dễ tan trong nước hoặc dễ thấm nước hơn dầu sẽ tạo kiểu nhũ tương
N/D
19. Chọn ý đúng nhất.
A. Các chất nhũ hóa dễ hòa tan hoặc dễ thấm dầu hơn sẽ tạo nhũ tương kiểu N/D
B. Các nhũ hóa tương dùng uống là N/D
C. Các nhũ hóa tương tiêm hoặc dùng ngoài có thể là dạng N/D hoặc D/N
D. Nhũ tương loãng là nhũ tương mà nồng độ pha phân tán nhỏ hơn 20% so với toàn hệ
20. Chọn ý đúng nhất.
A. Khi điều chế nhũ tương, nếu nồng độ pha phân tán nhỏ hơn 5% thì không cần chất nhũ
hóa

3
B. Khi điều chế nhũ tương, nếu nồng độ pha phân tán nhỏ hơn 2% thì không cần chất nhũ
hóa
C. Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học vi dị thể, bền vững về mặt nhiệt động
D. Khi điều chế nhũ tương, nếu nồng độ pha phân tán lớn hơn 2% thì không cần chất nhũ
hóa
21. Chọn ý đúng nhất. Trong bào chế nhũ tương:
A. Để làm tăng sức căng bề mặt phân cách pha thường dùng các chất diện hoạt
B. Để làm tăng sức căng bề mặt phân cách pha thường dùng các chất nhũ hóa
C. Để làm giảm sức căng bề mặt phân cách pha thường dùng các chất diện hoạt
D. Để làm tăng sức căng bề mặt phân cách pha thường dùng các chất gây thấm
22. Chọn ý đúng nhất. Phát biểu nào sau đây đúng
A. Nhũ tương càng bền khi độ nhớt của môi trường phân tán càng lớn
B. Nhũ tương càng bền khi kích thước tiểu phân pha phân tán càng nhỏ và nồng độ pha
phân tán càng lớn.
C. Nếu chất nhũ hóa được hòa tan vào nước thì dù phối hợp 2 pha như thế nào cũng chỉ
thu được nhũ tương D/N
D. Nếu chất nhũ hóa được hòa tan vào nước thì dù phối hợp như thế nào cũng chỉ thu được
nhũ tương N/D
23. Chọn ý đúng nhất
A.Nếu hòa tan chất nhũ hóa vào nước thường cho nhũ tương kiểu D/N, nếu hòa tan chất
nhũ hóa vào dầu thì sẽ cho nhũ tương kiểu N/D
B.Khi điều chế nhũ tương, thời gian khuấy trộn càng dài, lực phân tán càng lớn thì nhũ
tương càng bền vững.
C.Khi điều chế nhũ tương, nhiệt độ càng tăng, nhũ tương càng nhanh hình thành
D.Saponin là nhóm chất nhũ hóa thiên nhiên hay được dùng để điều chế các nhũ tương
uống, tiêm, dùng ngoài.
24. Chọn ý đúng nhất
A. Để điều chế nhũ tương, nhất thiết phải có chất nhũ hóa
B. Kiểu nhũ tương phụ thuộc vào tỷ lệ thể tích giữa 2 pha
C. Các chất diện hoạt có cấu trúc hóa học khác nhau nhưng giá trị HLB như nhau thì khả
năng nhũ hóa đều như nhau
D. Tác dụng nhũ hóa của thạch tốt nhất với nồng độ <1% và khi còn nóng
25. Chọn ý đúng nhất. Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Saponin là nhóm chất nhũ hóa thiên nhiên chỉ tạo được nhũ tương kiểu D/N và chỉ dùng
để chế các nhũ tương dùng ngoài.
B. Các muối kiềm của các acid mật thuộc nhóm chất nhũ hóa thiên nhiên ở khung sterol
giống như cholesterol
C. Lecithin có tác dụng diện hoạt mạnh, không hòa tan trong nước nhưng dễ phân tán
trong nước tạo nhũ tương kiểu D/N
D. Dùng các chất nhũ hóa rắn ở dạng hạt nhỏ cho kiểu nhũ tương D/N
26. Chọn ý đúng nhất. Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Căn cứ vào giá trị HLB có thể lựa chọn được các chất nhũ hóa thích hợp để điều chế
nhũ tương D/N hoặc N/D
B. Khi điều chế nhũ tương bằng phương pháp keo ướt, nên phối hợp 2 pha ở nhiệt độ cao
C. Để tăng độ nhớt của các nhũ tương kiểu N/D thường dùng các xà phòng kim loại

4
D. Phương pháp tạo chất nhũ hóa trên bề mặt phân cách pha cho nhũ tương bền vững và
kích thước tiểu phân phân tán nhỏ
27. Chọn ý đúng nhất. Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Muốn điều chế nhũ tương kiểu D/N phải phối hợp pha dầu vào pha nước
B. Tween là chất diện hoạt aninon
C. CMC là chất ổn định nhũ tương do có tính thân nước mạnh
D. Tất cả các ý trên
28. Chọn ý đúng nhất
A. Chỉ có các chất diện hoạt mới là các chất nhũ hóa thực sự
B. Nhũ tương D/N dễ hình thành hơn khi cho dầu vào nước
C. Thạch chỉ có tác dụng nhũ hóa khi ở dạng gel
D. pH thay đổi không làm thay đổi cơ chế nhũ hóa của gelatin
29. Chọn câu trả lời đúng nhất. Hỗn dịch là những hệ phân tán dị thể cấu tạo bởi 2 pha:
A. Pha phân tán và môi trường phân tán
B. Pha phân tán và pha động
C. Pha lỏng và pha đặc
D. Chất dẫn và dược chất
30. Chọn câu trả lời đúng nhất. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống
………… là những hệ phân tán dị thể cấu tạo bởi 2 pha: pha phân tán và môi trường phân tán.
A. Hỗn dịch
B. Dung dịch
C. Nhũ tương
D. Thuốc tiêm
31. Chọn câu trả lời đúng nhất. Điền từ vào chố trống:
………….. là các thuốc lỏng, chứa các dược chất rắn không tan ở dạng hạt nhỏ phân tán đều trong
chất dẫn
A. Hỗn dịch thuốc
B. Dung dịch thuốc
C. Nhũ tương thuốc
D. Thuốc tiêm
32. Chọn câu trả lời đúng nhất. Điền từ vào chố trống:
Hỗn dịch thuốc là các thuốc lỏng, chứa các dược chất………….. ở dạng hạt nhỏ phân tán đều
trong………….
A. Rắn không tan
B. Rắn không tan, chất dẫn
C. Lỏng, chất dẫn
D. Rắn, dung dịch
33. Chọn câu trả lời đúng nhất. Dựa vào kích thước của tiểu phân dược chất rắn, hỗn dịch được
chia thành 2 loại:
A. Rắn và lỏng
B. Thô và rất thô
C. Thô và mịn
D. mịn và rất mịn
34. Chọn câu trả lời đúng nhất. Điền vào chỗ trống cụm từ còn thiếu
Dựa vào …………….dược chất rắn, hỗn dịch được chia thành 2 loại: thô và mịn

5
A. Kích thước của tiểu phân
B. Kích thước
C. Độ tan
D. Tiểu phân
35. Chọn câu trả lời đúng nhất. Các nhóm chất phụ hay gặp trong hỗn dịch thuốc là:
A. Chất gây thấm/chất ổn định/chất gây phân tán
B. Chất làm ngọt, thơm
C. Chất bảo quản
D. Tất cả các ý trên
36. Chọn câu trả lời đúng nhất. Hai phương pháp chính để điều chế hỗn dịch thuốc là:
A. Phân tán và hòa tan
B. Phân tán và ngưng kết
C. Ngâm nóng và ngâm lạnh
D. Ngưng kết và hòa tan
37. Chọn câu trả lời đúng nhất. Ở qui mô nhỏ, điều chế hỗn dịch bằng phương pháp phân tán gồm
các giai đoạn chính là:
A. Nghiền khô, nghiền ướt
B. Nghiền khô, nghiền ướt, phân tán hỗn dịch đặc vào chất dẫn
C. Cân, hòa tan, nghiền dược chất
D. Cân, hòa tan, nghiền dược chất và đóng gói
38. Chọn câu trả lời đúng nhất. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống
Ở qui mô nhỏ, điều chế hỗn dịch bằng …………..gồm các giai đoạn chính là nghiền khô, nghiền
ướt, phân tán hỗn dịch đặc vào chất dẫn.
A. Phương pháp phân tán
B. Phương pháp ngưng kết
C. Phương pháp hòa tan
D. Phương pháp trộn đều đơn giản
39. Chọn câu trả lời đúng nhất. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống
Trong hỗn dịch, nếu chất dẫn là nước, người ta qui ước gọi chất rắn có tính thấm tốt là……….. và
ít hoặc không thấm là………………..
A. Thân nước, sơ dầu
B. Thân nước, sơ nước
C. Thân dầu, sơ nước
D. Sơ nước, thân nước
40. Chọn câu trả lời đúng nhất. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống
Để tăng tính thấm của các dược chất rắn sơ nước trong dạng thuốc hỗn dịch dùng ngoài, người ta
dùng thêm các chất diện hoạt hoặc các cồn ………….., không dùng các chất……………….
A. Saponin, keo thân nước
B. Keo thân nước, saponin
C. Diện hoạt, phân tán đều
D. Tween, span
II. Phần tự luận
Đọc hiều và vẽ sơ đồ các phương pháp bào chế nhũ tương thuốc

You might also like