You are on page 1of 8

I.

ĐẠI CƯƠNG
1.Định nghĩa
Nhũ tương là một hệ phân tán cơ hocjvi dị thể được hình thành từ hai chất
lỏng không đồng tan, trong đó một chất lỏng là pha phân tán (pha nội, pha
không liên tục) được phân tán vào chất lỏng thứ hai là moi trường phân tán(pha
ngoại, pha liên tục) dưới dạng các tiểu phân cơ học có kích thước từ 0,1 đến
hàng chục micromet.

Đối với các nhũ tương thuốc : dược chất, chất phụ và các dung môi để hòa
tan dược chất và chất phụ tham gia vào thành phần nội pha hay ngoại pha phụ
thuộc chủ yếu vào độ phân cực của chúng. Các dược chất và chất phụ ( ngoại trừ
chất phụ là chất rắn vô cơ không tan trong cả hai loại chất lỏng phân cực và
không phân cực) tồn tại trong hai pha của nhũ tuong dưới dạng dung dịch thật
( trừ trường hợp dược chất của nhũ tương thuốc là một pha hoàn chỉnh của nhũ
tương như các nhũ tương dầu thuốc ).

2. Thành phần của nhũ tương thuốc

Thành phần của tất cả các nhũ tương nói chung và nhũ tương thuốc nõi riêng
gồm hai pha:

 Pha phân tán


 Môi trường phân tán

Các nhũ tương có tỉ lệ pha phân tán so với môi trường phân tán rất thấp
nhưng đối với nhũ tương thuốc tỉ lệ phân tán lại rất cao, muốn hình thành được
nhũ tương và giữ được độ ổn định của chúng trong giới hạn thời gian ấn định,
ngoài hai pha của nhũ tương cần phải có thành phần thứ ba là chất nhũ hóa - ổn
định.

3. Các kiểu nhũ tương

Tất cả các nhũ tương là một hệ phân tán được hình thành từ hai pha: pha
phân tán và môi trường phân tán.
Trong thực tế chỉ có hai kiểu nhũ tương : dầu trong nước và nước trong dầu.
Ngoài ra trong thực hành bào chế người ta hay điều chế nhũ tương “ Kép “.

Kiểu nhũ tương Pha phân tán Môi trường phân tán
Dầu trong nước D/N Không phân cực (D) Phân cực (N)
Dầu trong nước kép N/D/N Không phân cực (nhũ Phân cực (N)
tương N/D)
Nước trong dầu N/D Phân cực (N) Không phân cực (D)
Nước trong dầu kép D/N/D Phân cực (nhũ tương Không phân cực (D)
D/N)
Bảng 1: Các kiểu nhũ tương

Hình 1: Các kiểu nhũ tương quán sát dưới kính hiển vi

Có rất nhiều phương pháp để xác định kiểu nhũ tương. Dưới đây là một số
phương pháp đơn giản nhất :

Phương pháp thử D/N N/D


Pha loãng bằng dầu hoặc Trộn lẫn được với nước Ngược lại
nước Không trộn lẫn được với dầu
Nhuộm màu bằng chất Nhận xét bằng cảm quan và soi dưới kính hiển vi
màu tan trong dầu hoặc
trong nước
Đo đọ dẫn điện Nước là pha liên tục cho Dầu là pha liên tục
dòng điện chạy qua không dẫn điện

4. Phân loại nhũ tương thuốc

4.1. Theo nguồn gốc

Có loại:

 Nhũ tương thiên nhiên gồm các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên
dưới dạng nhũ tương như sữa động vật và các nhũ tương chế từ các
loại hạt dược lý.

 Nhũ tương nhân tạo gồm các nhũ tương chế bằng cách dùng các chất
nhũ hóa thích hợp và lực gây phân tán để phối hợp hai pha dầu và
nước tạo thành nhũ tương.
4.2. Theo tỉ lệ phân tán và môi trường phân tán

Có loại:
 Nhũ tương loãng
 Nhũ tương đặc

Người ta nhận thấy rằng với tỉ lệ pha phân tán < 2% có thể không cần dùng
chất nhũ hóa mà vẫn thu được nhũ tương bền vững, với tỉ lệ pha phân tán từ 0,2 -
2% có thể ổn định nhũ tương bằng cách làm tăng độ nhớt của môi trường  phân
tán. Nhưng với pha phân tán >2% thường phải có chất nhũ hóa tốt mới dễ dàng
thu được nhũ tương vững bền.

Đa số các nhũ tương thuốc là những nhũ tương đặc trong đó pha phân tán
thường chiếm nồng độ từ 10 – 15% và cá biệt có trường hợp 80 – 90 % (ví dụ
thuốc xoa dầu amoniac). Vì vậy, để điều chế chúng cần dùng các chất nhũ hóa
thích hợp và kiểu nhũ tương phụ thuộc vào tính hòa tan hoặc tính thấm của chất
nhũ hóa, cũng như bản chất của các chất nhũ hóa trong hỗn hợp và tỷ lệ của
chúng.

4.3. Theo mức độ phân tán

Có loại: Vi nhũ tương, nhũ tương mịn, nhũ tương thô.


 Vi nhũ tương: kích thước các tiểu phân phân tán nhỏ gần bằng tiểu
phân keo thuộc hệ vi dị thể.
 Nhũ tương mịn: các tiểu phân có kích thước nhỏ từ 0,5 – 1 micromet.
 Nhũ tương thô: các tiểu phân có kích thước từ vài micromet trở lên.

4.4. Theo kiểu nhũ tương

Có loại:
 Nhũ tương thuốc kiểu D/N
 Nhũ tương thuốc kiểu N/D

Kiểu nhũ tương phụ thuộc chủ yếu vào tính hòa tan hoặc tính tấm của chất
nhũ hóa, cũng như tỉ lệ các chất nhũ hóa trong hỗn hợp. Nhìn chung thì các chất
nhũ hóa dễ hòa tan trong nước hoặc dễ thấm nước hơn dầu sẽ tạo kiểu nhũ
tương D/N; các chất nhũ hóa dễ hòa tan hoặc dễ thấm dầu hơn nước sẽ tạo kiểu
nhũ tương N/D. Nhưng hiện nay trên thực tế có rất nhiều ngoại lệ.

Ngoài ra kiểu nhũ tương cũng phụ thuộc trong một chừng mực nhất định vào
tỷ lệ thể tích giữa hai pha lỏng không đồng tan trong một hệ.

Riêng đối với các vi nhũ tương, kiểu nhũ tương được hình thành phụ thuộc
nhiều vào sức căng bề mặt của hai pha. Thông thường:

 Nếu sức căng bề mặt của dầu lơn hơn sức căng bề mặt của nước sẽ
tạo vi nhũ tương kiểu D/N.
 Ngược lại, nếu sức căng bề mặt của nước lớn hơn sức căng bề mặt
của dầu sẽ tạo vi nhũ tương kiểu N/D.

4.5. Theo đường sử dụng thuốc

Có loại:
 Nhũ tương dùng trong
 Nhũ tương tiêm, truyền:
+ Tiêm bắp có thể dùng hai kiểu nhũ tươngD/N và N/D.
+ Tiêm tĩnh mạch chỉ dùng kiểu nhũ tương D/N. Truyền tĩnh
mạch với liều lượng lớn (các nhũ tương cung cấp chất dinh dưỡng) được
điều chế kiểu D/N, các tiểu phân phải nhỏ hơn 0,5 micromet để tránh
gây tắc mạch. Không được tiêm nhũ tương thuốc trực tiếp vào cột sống
bất kể nhũ tương đó là D/N hay N/D.
 Nhũ tương uống: Chỉ uống các nhũ tương kiểu D/N. Thường là các
potio nhũ tương, trong thành phần có mặt của các chất điều vị điều
hương.
 Nhũ tương dùng ngoài:
Các nhũ tương dùng ngoài (bôi, xoa đắp, đặt) lên da và niêm mạc
nhằm mục đích bảo vệ, phòng và chữa bệnh được dùng cả hai kiểu D/N
và N/D. Nhũ tương D/N dễ rửa sạch và không dây bẩn quần áo.

5. Ưu nhược điểm của dạng thuốc nhũ tương

5.1.Ưu điểm chung


Nhũ tương cho phép phối hợp dễ dàng các dược chất lỏng không đồng tan
hoặc các dược chất rắn chỉ tan trong một loại dung môi. Đây là trường hợp được
coi là tương kỵ khi chưa biết ứng dụng cấu trúc nhũ tương trong kỹ thuật bào chế.

Nhũ tương còn làm cho dược chất phát huy tốt hơn tác dụng điều trị vì dưới
dạng nhũ tương dược chất thường đạt độ phân tán cao va đồng nhất khi sử dụng
sẽ có diện tiếp xúc lớn với các tổ chức của cơ thể.

Đối với thuốc uống chế dưới hình thức nhũ tương kiểu D/N không những có
thể phối hợp các chất thân nước với các dược chất không tan trong nước (như
các loại dầu và nhiều dược chất không phân cực khác) phát huy được tác dụng
dược lý của các chất trên, làm chúng dễ dàng được hấp thụ và đồng thời còn giải
quyết được vấn đề che dầu mùi vị khó uống, giảm tác dụng gây kích ứng của dược
chất đối với niêm mạc đường tiêu hóa. Ví dụ : Dưới hình thức nhũ tương có thể
chế dầu cá, dầu thầu dầu, và nhiều dược chất có mùi vị khó uống như bromoform,
creozot,…dưới dạng thuốc lỏng dễ uống.

Ngoài ra cũng cần chú ý rằng, chính do muốn che giấu mùi vị khó uống và hạn
chế tác dụng gây kích ứng đối với niêm mạc đường tiêu hóa mà người ta đã chế
các dược chất dễ tan trong nước nhưng có các nhược điểm nói trên dưới dạng
nhũ tương kép N/DN (pha phân tán là một nhũ tương N/D).

Đối với thuốc tiêm dung nhũ tương kiểu D/N có thể chế được chất không tan
hoặc rất ít tan trong nước dưới dạng thuốc tiêm tĩnh mạch. Các nhũ tương này
mang tính chất của dạng thuốc nước nên không gây tắc mạch như các thuốc tiêm
dầu và phát huy được tác dụng dược lý của dược chất. Ví dụ: Người ta đã chế
nhiều loại vitamin tan trong dầu và một số chất béo có năng lượng nhằm tăng lực
nhanh chóng cho các bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng.

Thuốc mỡ, thuốc xoa chế dưới dạng nhũ tương không những có thể dễ dàng
phối hợp thành hỗn hợp đồng đều nhiều loại dược chất khác nhau với các tá
dược cần thiết để thu được những chế phẩm có thể chất mềm mịn, có tác dụng
dịu đối với da, niêm mạc, ít gây nhờn, bẩn da và quần áo, mà đồng thời còn có thể
tùy theo yêu cầu điều trị làm cho thuốc chỉ tác dụng nông trên bề mặt da và niêm
mạc hoặc tác dụng sâu vào tổ chức nằm trong và dưới da, bằng cách lựa chọn chế
dưới một kiểu nhũ tương thích hợp D/N hoặc N/D.
Đối với thuốc đạn, trứng chế dưới dạng nhũ tương ngoài việc có thể dễ dàng
phối hợp đồng đều nhiều loại dược chất khác nhau với các tá dược cần thiết để
làm thành viên có độ bền cơ học đảm bảo, còn làm cho thuốc viên dễ tan rã, đảm
bảo sự giải phóng, hấp thu hoạt chất tốt khi thuốc được đặt vào các hốc của cơ
thể. Riêng đối với thuốc đạn có thể làm cho thuốc chỉ tác dụng tại chỗ đặt hoặc
gây tác dụng nhanh chóng trên toàn thân bằng cách chế dưới một kiểu nhũ tương
thích hợp D/N hoặc N/D.

5.2. Nhược điểm

Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học, không đồng thể, nên không bền và
vì vậy, để điều chế đòi hỏi phải có một số phương tiện nhất định (chất nhũ hóa và
các dụng cụ, thiết bị để tạo lực gây phân tán), đồng thời cũng đòi hỏi người pha
chế phải nắm vững kỹ thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Sách kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, trang 237-> 242.

2, Phân loại nhũ tương thuốc, dược sĩ Lưu Anh, 22/01/2018,


https://canhgiacduoc.org/phan-loai-nhu-tuong-thuoc.html?
fbclid=IwAR0k7mCcA1x8OKZVu_HmSKHuWGpk4jBYlUu68suW5qKPoK4xnr0
uINGwji8

You might also like