You are on page 1of 17

1.

Hỗn dịch là gì
Hỗn dịch là dạng thuốc lỏng để uống, tiêm hay dùng ngoài có chứa dược chất rắn không hòa tan ở
dạng hạt rất nhỏ (đường kinh ≥ 0,1μm) được phân tán đồng đều trong chất lỏng là môi trường phân
tán (chất dẫn)
Hoặc Hỗn dịch là gì? Hỗn dịch là dạng lỏng thuộc hệ phân tán dị thể, trong đó pha phân tán chứa ít
nhất một hoạt chất rắn ít tan/ không tan, phân tán đều dưới dạng tiểu phân mịn/ cực mịn trong một
môi trường phân tán. Môi trường phân tán có thể là nước hoặc dầu. 

2. Có mấy cách phân loại hỗn dịch?


Hỗn dịch có nhiều cách phân loại. Sau đây, Bách Thảo Dược xin chia sẻ cùng bạn 2 cách
phân loại phổ biến nhất đối với hỗn dịch: theo đường dùng, và theo nguồn gốc chất dẫn (dung
môi phân tán).

Phân loại theo đường dùng: 

 Hỗn dịch dùng đường uống 


 Hỗn dịch dùng ngoài (bôi ngoài da, làm dịu niêm mạc,…)
Phân loại theo nguồn gốc chất dẫn:

 Hỗn dịch nước 


 Hỗn dịch dầu
 Hỗn dịch glycerin

3. Kích thước hỗn dịch thô? Hỗn dịch mịn?


dịch thô: kích thước lớn hơn 1 µm, giới hạn tối đa trong khoảng 50-75 µm. Hỗn dịch keo: kích
thước nhỏ hơn 1 µm

4. Tính chất hay yêu cầu chất lượng của hỗn dịch ?
Yêu cầu chung: Hỗn dịch khi để yên thì dược chất rắn phân tán có thể tách riêng
nhưng phải trở lại trạng thái phân tán đồng nhất trong chất dẫn khi lắc nhẹ trong 1
min đến 2 min và giữ nguyên trạng thái đó trong vài phút.     Yêu cầu về cảm quan,
pH, định tính, định lượng, sai số, thể tích và các yêu cầu kỹ thuật khác: Phải đạt yêu
cầu kỹ thuật chung của từng loại thuốc và theo quy định trong chuyên luận riêng    
Hỗn dịch dùng tiêm hoặc nhỏ mắt: Phải đáp ứng yêu cầu về Thử vỏ khuẩn (Phụ lục
13.7) và yêu cầu về kích thước tiểu phân cũng như các qui định theo chuyên luận
chung. Hỗn dịch nhỏ mắt không được phân phối và sử dụng nếu có dấu hiệu đóng
bánh hoặc kết khối.     Bột hoặc cốm để pha hỗn dịch: Phải đáp ứng yêu cầu chung
của Thuốc bột (Phụ lục 1.7) hoặc Thuốc cốm (Phụ lục 1.8).     Độ hòa tan: Yêu cầu
được chi ra trong chuyên luận riêng. Phương pháp thử được ghi trong chuyên luận
Phép thử độ hòa tan (Phụ lục 11.4).

5. Tạo sao không điều chế các dược chất độc trong bảng A, B dưới dạng hỗn dịch?
6. Chất gấy thấm có bắt buộc sử dụng trong hỗn dịch không? Khi nào cần dùng?

Chất gây thấm chỉ cần thiết trong trường hợp dược chất có tính sơ nước. Các chất gây thấm thường
dùng nhất là các chất diện hoạt. Cần lựa chọn chất diện hoạt gây phân tán mạnh nhất để có thể dùng
ở tỉ lệ thấp nhất. Sử dụng quá nhiều chất diện hoạt sẽ làm cho chế phẩm có bọt khi lắc và chế phẩm
có vị khó uống. Chất diện hoạt thường dùng nhất là Tween 80. Tween 80 ít gây phản ứng tương kỵ
do là chất diện hoạt không ion hóa và tác dụng hữu hiệu ở nồng độ ít hơn 0,1%. Có thể dùng natri
lauryl sulfat nhưng phải lưu ý rằng chất này tương kỵ với các dược chất mang điện tích dương.
 
 

   
Ví dụ:
Erythromycin stearat 6,94%

  Bột đường trắng 60%

  Natri alginat 1,5%

  Tween 80 0,12%

  Natri benzoat 0,2%

 
Trước khi dùng lắc với lượng nước vừa đủ 100ml. Mỗi 5ml hỗn dịch có chứa một lượng Erythromycin
stearat tương đương với 250ml erythromycin.
 
Điều chế bột hoặc cốm pha hỗn dịch:
Dược chất được phân tán đồng nhất dưới dạng bột hoặc cốm nhỏ (d=0,5- 1mm). Phương pháp và
thiết bị điều chế được mô tả trong chương thuốc bột và thuốc cốm.
7. Kể tên các chất thân nước, thân dầu e đã học? Trường hợp cần sử dụng chất gây thấm?
https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/d%C6%B0%E1%BB%A3c-l%C3%BD-l
%C3%A2m-s%C3%A0ng/d%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%91%E1%BB%99ng-h%E1%BB%8Dc/h%E1%BA
%A5p-thu-thu%E1%BB%91c

8. Kể các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của hỗn dịch?

Ảnh hưởng tính thẩm môi trường phân tán của


chất rắn không-tan:
Muốn cho hỗn dịch dễ hình thành và có độ vững bền cao, các tiểu phân dược
chất rắn phải dễ thẩm môi trường lỏng (chất dẫn). Vì có như vậy, các tiểu
phân này mới dễ phân tán đều vào chất dẫn. không dễ dàng tập hợp và kết
dính lại với nhau để thúc đẩy quá trình tách lớp và dễ dàng trở lại trạng thái
phân tán đều trong chất dẫn khi ta lắc chai thuốc.
Trong số các dược chất không hòa tan được đem chế hỗn dịch thuốc có loại
có bản chất dễ thấm chất dẫn nhưng cũng có loại ít thấm hoặc không thấm.
Các dược chất có tính chất nói trên được gọi quy ước là thân nước hoặc sợ
nước (thân dầu)

Thân nước gồm các chất tuy không hòa tan nhưng có bề mặt dễ thấm
nước.Các loại chất này là: các muối bismuth (carbonat hoặc nitrat ). calci
carbonat. magnesi oxyd hoặc magnesi carbonat, kẽm oxyd, các sulfamid và
một số kháng sinh…

Những chất có bề mặt khó thấm nước nhưng lại dễ thấm dầu. Ví dụ:
benzonaptol, long não, menthol, lưu huỳnh, bột talc…

Xét về mặt kỹ thuật điều chế các hỗn dịch thuốc nước hay gặp nhất, trong
thực hành thấy rằng:

Đối với các dược chất rắn thân nước. có thể dễ dàng thu được các hỗn dịch
thuốc nước đạt yêu cầu chất lượng. Như đã phân tích ở trên, các tiểu phân
các chất này có bề mặt dễ thấm nước nên dễ dàng phân tán vào nước và sẽ
được bao phủ bởi một lớp áo nước (vỏ hydrat) do đó khó kết lại với nhau tạo
thành hạt to. Như vậy. quá trình tách lớp (sa lắng hoặc nổi lên bề mặt) của
các tiểu phân này sẽ không bị thúc đẩy nhanh và khi tách ra, các tiểu phân
này vẫn còn có một lớp áo ngăn cách nên chỉ đứng cạnh nhau và khi tách
riêng rẽ chỉ tạo thành một khối xốp, vì vậy sẽ dễ dàng trở lại trạng thái phân
đều trong chất khi lắc chai thuốc. Ngoài ra, do phân tán trong môi trường
nhìn cực mạnh như nước hoăc.dung dịch của các ion có trong môi trường
lỏng để tạo ra xung quanh minh môt lóp điện tích. Như vậy các tiểu phân này
sẽ tích điện cùng dấu và giữa chúng sẽ có lực tĩnh

Đối với các dược chất rắn sợ nước, có thể dễ dàng thu được các hỗn dịch dầu
đạt chất lượng yêu cầu. Trái lại, nếu đem điều chế hỗn dịch nước thì hỗn dịch
sẽ khó hình thành và không ổn định nếu như không có biện pháp đặc biệt để
biến chúng thành thân nước. Do bề mặt của các tiểu phân này không thấm
nước và thường được bao phủ bởi một lớp không khí .Hiện tượng này thể
hiện càng rõ rệt khi ta rắc chai thuốc để khôi phục lại trạng thái phân tán.

Để biến các dược chất rắn sơ nước thành thân dùng các chất diện hoạt. Như
ta đã biết sự dễ thấm hay không của các tiểu phân của một chất rắn đối với
một chất lỏng không chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất răn rpầ còn phụ
thuộc vào sức căng bề mặt tiếp xúc giữa hai pha rắn lỏng. Sức căng bề mặt
tiếp xúc này càng lớn, các tiểu phân chất rắn càng khó thấm chất lỏng nên
bằng cách làm giảm sức căng bề mặt tiếp xúc này, sẽ làm cho các tiểu phân
chất rắn dễ thấm môi trường phân tán hơn.
Ngoài ra do làm giảm sức bề mặt tiếp xúc giữa hai pha rắn lỏng trong hỗn
dịch, các chất điện hoạt sẽ làm giảm năng lượng bề mặt tự do của hệ và làm
cho hệ trở nên bền hơn.Khi được sử dụng với các tác dụng trên đây, trong
các hỗn dịch thuốc, các chất diện hoạt được gọi một cách quy ước là các chất
gây phân tán hoặc chất gây thấm thực sự – ổn định.

Để được chất rắn sợ nước thành thân nước các chất diện hoạt còn có thể
dùng các chất keo thân nước hoặc một số chất rắn vô cơ thân nước ở dạng
hạt rất thấm. Cơ chế của quá trình nói trên được giải thích như sau: ở trạng
thái hòa tan hoặc phân tán trong nước, các micell hoặc tiểu phân của các
chất trên sẽ được hấp phụ lên bề mặt các tiểu phân dược chất rắn sơ nước
tạo thành một lớp áo thân nước, dễ thấm nước nên làm cho các .tiểu phân
này cũng trở thành thấm nước và dễ phân tán

Lớp áo tạo ra trên bề mặt các tiểu phân dược chất rắn bởi các chất keo thân
nước hoặc các chất vô cơ thân nước, và các chất điện hoạt ion hóa cũng tích
điện nên làm cho giữa các tiểu phân dược chất rắn bao sẽ có lực đẩy tĩnh
giống như trường hợp đối với các dược chất rắn thân nước. Tuy nhiên, cần
lưu ý rằng, trong kỹ thuật điều chế các hỗn dịch thuốc, việc sử dụng các chất
gây thấm còn phải đáp ứng kết hợp các yêu cầu khác của dạng thuốc. Vì vậy,
phải tùy theo điều kiện cụ thể mà lựa chọn cho thích hợp.

Nhìn chung, để điều chế các hỗn dịch thuốc uống có các dược chất rắn sợ
nước, người ta hay dùng các chất keo thân nước hoặc các chất rắn thần nước
ở dạng hạt nhỏ làm chất gây thấm. Vì các chất này có ưu điểm không có
mùi, vị và không có tác dụng riêng.Ngoài tác dụng gây thấm còn có tác dụng
ổn định do chúng làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán và có khả năng
che giấu mùi, vị khó uống của dược chất hoặc hạn chế tác dụng gây kích ứng
của dược chất đối với niêm mạc tiêu hóa.

9. Kể các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của hỗn dịch?

Về các yếu tố khác ảnh hưởng đến độ ổn định của hỗn dịch (tỷ trọng
của hai pha. kích thước của tiểu phân phân tán, độ nhớt của môi trường phân
tán) có thể được minh họa bởi hệ thức Stockes:
Trong đó:

V: vận tốc của các tiểu phân pha phân tán khỏi môi trường phân tán

d,: tỷ trọng của pha phân tán d2: tỷ trọng của môi trường phân tán r : bán
kính của tiểu phân pha phân tán rị: độ nhớt của môi trường phân tán

g: gia tốc trọng trường

Hỗn dịch càng ổn định vững bền khi vận tốc tách ra của các tiểu phân dược
chất rắn càng nhỏ; nói cách khác, độ vững bền của hỗn dịch là một đại lượng
nghịch đảo của vận tốc phân lớp nói trên. Gọi u là độ vững bền của hỗn dịch
ta có:

V 2r2(d1-d2)g

Từ hệ thức trên ta thấy hỗn dịch càng ổn định vững bền khi:

 Hiệu số tỷ trọng giữa được chất rắn phân tán và chất lỏng môi
trường phân tán càng nhỏ.
 Kích thước của các tiểu phân phân tán càng bé., Để làm giảm kích
thước của các tiểu phân có thể dùng lực gây phân tán mạnh và các
chất gây thấm có khả năng gây phân tán (chất diện hoạt).
 Độ nhớt của chất dẫn càng lớn. Tuy nhiên hỗn dịch là dạng thuốc
lỏng nên không thể tăng độ nhớt của môi trường phân tán lên vô
hạn.
10. Kể tên các phương pháp điều chế hỗn dịch?

Phương pháp phân tán

Đầu tiên nghiền khô dược chất trong cối sứ khô và sạch (hoặc trong thiết
bị thích hợp) đến độ mịn thích hợp. Nếu hỗn dịch chứa nhiều loại dược
chất ít tan thì tiến hành nghiền riêng mỗi dược chất sau đó trộn kép theo
nguyên tắc sao cho tạo thành một hỗn hợp bột mịn đồng nhất.

Cần nghiền nhỏ dược chất để tăng độ hòa tan

Chuẩn bị môi trường phân tán rồi thêm một lượng môi trường phân tán
bằng một nửa hỗn hợp bột dược chất, nghiền ướt nhanh và mạnh để làm
mịn thêm dược chất đồng thời phân tán đều dược chất thành hỗn dịch đặc
đồng nhất. Sau đó tiếp tục phối hợp với lượng môi trường còn lại theo
nguyên tắc đồng lượng, mỗi lần thêm cần đánh đều để dược chất được
phân tán đều. Khi thêm môi trường đến khi tạo thành hỗn dịch lỏng thì kéo
hỗn dịch vào chai/lọ đựng thích hợp. Lưu ý có thể nghiền ướt với chất gây
thấm trước rồi mới phối hợp với môi trường phân tán. Hỗn dịch sau khi
hoàn thành có thể được làm đồng nhất bởi thiết bị làm đồng nhất thích
hợp.

Phương pháp kết tủa

Nguyên tắc: tiểu phân dược chất rắn trong hỗn dịch không có sẵn mà
được tạo ra do sự thay đổi dung môi làm kết tủa dược chất hoặc do các
phản ứng trao đổi ion làm dược chất kết tủa trong quá trình bào chế hỗn
dịch thuốc. Lưu ý: kết tủa dược chất từ dung dịch loãng nhất có thể và phối
hợp từ từ kết hợp với khuấy trộn để hỗn dịch thu được mịn nhất.

Lưu ý: với các hỗn dịch dùng đường tiêm hoặc hỗn dịch nhỏ mắt, quá trình
bào chế cần thực hiện trong điều kiện vô khuẩn và trong công thức thuốc
cần thêm các chất sát khuẩn thích hợp để đảm bảo chế phẩm vô khuẩn và
an toàn với người sử dụng.

11. Nguyên tắc và các giai đoạn điều chế hỗn dịch bằng phương pháp phân tán cơ học?

Dựa trên cơ sở các phương pháp cơ học (nghiền, xay, khuấy, trộn…) hoặc
phương pháp dùng siêu âm để phân chia được chất rắn thành các tiểu phân
nhỏ và phân tán vào chất dẫn.

Trong thực tế, phương pháp phân tán cơ học là phương pháp chủ yếu
được áp dụng trong việc điều chế các thuốc hỗn dịch có các dược chất rắn
không hòa tan hoặc rất hòa tan,pn trọng chất dẫn của thuốc, đồng thời cũng
không hòa tan hoặc rất ít hòa tan trong nước, không hòa tan trong các loại
dầu thực vật và ethanol…
Cách tiến hành:
Ở quy mô sản xuất lớn có các thiết bị cơ khí hóa thường tiến hành nghiền
dược chất rắn đến độ mịn xác định, sau đó rây qua hai cỡ rây thích hợp để
được dạng hạt đồng đều. Cuối cùng cho hỗn hợp thu được chạy qua máy xay
keo để làm mịn.

Ở quy mô bào chế nhỏ với các phương tiện thủ công thô sơ như cối chày
thường tiến hành quá trình điều chế qua ba bước:

1. Nghiền khô:
Nghiền các dược chất rắn trong cối đến độ mịn tôi đa có thể được (bằng cách
nghiền khô với cối chày). Nếu số lượng được chất rắn tương đối lớn phải rây
qua hai cỡ rây thích hợp để được các tiểu phân dược chất rắn đồng đều.

2. Nghiền ướt:
Chia làm hai trường hợp

 Nếu được chất rắn dễ thấm chất dẫn (ví dụ chất dẫn là nước mà
được chất là chất thân nước) thì thêm vào bột được chất rắn một
lượng chất dẫn vừa đủ tạo thành khối bột nhão đặc và tiếp tục
nghiền kỹ cho tới khi thu được khối bột nhào thật mịn. Lượng chất
dẫn cần dùng trong giai đoạn này thường chỉ bằng khoảng 1/9
lượng bột dược chất.
-Nếu được chất rắn khó thấm (ví dụ chất dẫn là nước mà được chất là chất sơ
nước) thì thêm vào bột được chất một lượng dịch thể chết gây thấm hoặc
một lượng bột chất gây thấm và môi trường chất dẫn vừa đủ tạo thành với
bột một khối nhão đặc và cũng tiếp tục nghiền kỹ cho tới khi thu được khối
bột nhão

3. Phân tán khối bột mịn nhão được chất rắn vào
chất dẫn:
Thêm dần từng lượng nhỏ chất dẫn vào khối bột mịn nhão nói trên vừa thêm
vừa nghiền khuấy và lắng gạn.

Đóng hỗn dịch thu được vào chai.


Nếu chất dẫn có độ nhớt thấp và được chất là chất có tỷ trọng lớn, để đảm
bảo thu được các tiểu phân được chất rắn có kích thước tương đối đồng đều,
trong khâu phân tán dược chất vào chất dẫn nên kết hợp nghiền và lắng .
Tiến hành cụ thể như sau: sau khi thu được khối bột nhão mịn, thêm một
lượng nhỏ chất dẫn vào khuấy đều và để lắng hỗn hợp trong 1 – 2 phút rồi
gan cẩn thận lớp chất lỏng đục ở trên vào chai. Nghiền kỹ cặn còn lại trong
cô’i, đoạn lại cho thêm một lượng chất lỏng nữa vào nghiền và lắng gần như
trên. Cứ tiếp tục như vậy cho tới khi đã dùng hết lượng chất dẫn để chuyển
bột được chất thành hỗn dịch.

Cần lưu ý rằng khi điều chế hỗn dịch thuốc bằng phương tiện thủ công thô sơ
nên tiến hành thật kỹ khâu nghiền ướt chất rắn. vì đây là khâu quy mịn của
hỗn dịch thu được. Lượng chất lỏng thêm vào bột được chất để nghiền ướt
chỉ nên vừa đủ để tạo thành khối bột nhão đặc, tức là vừa đủ để làm mềm và
nở được chất rắn. Không nên cho nhiều quá vì hỗn hợp sẽ lỏng, ít ma sát,
khó nghiền và không đạt độ mịn cao.

Không được lọc hỗn dịch thuốc sau khi đã điều chế, vì vậy được chất rắn và
chất dẫn đem điều chế hỗn dịch phải đảm bảo độ tinh khiết theo quy định.
Các dung dịch được chất và chất dẫn đem chế hỗn dịch phải được lọc (nếu
cần) trước khi phối hợp với các dược chất rắn không tan để tạo thành hỗn
dịch.                                                                                                         
                                             ’

Khi gặp các công thức thuốc hỗn dịch phức tạp (là những hệ phân tán kết
hợp như dung dịch – hỗn dịch hoặc hỗn dịch – nhũ tương…) cần dựa vào tính
chất lí hóa của các chất có trong công thức mà vận dụng kết hợp các phương
pháp hòa tan. nhũ hóa… để điều chế chế phẩm một cách hợp lí nhất.

Ví dụ: Hỗn dịch Bactrim

Công thức:

Sulfamethoxazol 2,4g

Trimethoprim 0,48g

Nipagin ỉ 0,136g

-NaCMC dõi /V” 0,3g

Natri saccharin K M 0,06g


-Tvveen 80 0,12g

Propylenglycol 2,4g

Acid citric Chất thơm Nước cất vđ.

Cân sulfamethoxazol và trimethoprim, nghiền mịn, trộn thành bột kép.Kỹ


thuật bào chế:

 Ngâm NaCMC (natri carboxymethyl cellulose) trong khoảng 10 ml


nước ấm cho trương nở hoàn toàn, thêm Tween 80 trộn đều
 Cho hợp dịch này vào cối có bột kép, nghiền kỹ thành bột nhão
 Hòa tan nipagin vào propylen glycọl, hòa tan natri saccharin và acid
citric vào nước, phối hợp hai dung dịch này làm chất dẫn và kéo dần
hỗn dịch vào chai.
 Thêm chất thơm
 Thêm nước cất vừa đủ, lắc đều.
 Dán nhãn đúng quy chế, có nhãn phụ “lắc trước khi dùng”.
Thuốc uống điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm khí quản,
phế quản), đường tiêu hóa, đường tiết niệu-sinh dục,chất lượng thành
phẩm,theo tiêu chuẩn cơ sở

12. Nguyên tắc của các cách điều chế hỗn dịch phương pháp ngưng kết?

Dựa trên cơ sở của quá trình kết hợp các tiểu phân kích thuốc bé như các ion.
phân tử, micell thành các tiểu phân lớn hơn có kích thước đặc trưng cho các
tiểu phân của hệ phân tán hỗn dịch (đường kính lớn hơn 0,1 micromet).

Trong thực hành, phương pháp này thường được áp dụng để điều chế
các hỗn dịch thuốc mà chỉ trong quá trình điều chế được chất rắn ở dạng
tiêu phân phản tán giống chất dẫn mới được tạo ra dưới dạng kết tủa

Kết tủa này thường do khi pha chế phối hợp các dược chất với chất dẫn xảy
ra các hiện tượng có một số dược chất bị thay đổi dung môi hoặc phản ứng
trao đổi ion với nhau để tạo ra những chất mới không hòa tan hoặc rất ít hòa
tan trong/ chất dẫn.

Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp này để điều chế các thuốc hỗn dịch
trong thành phần có các dược chất rắn không hòa tan trong chất dẫn của
thuốc nhưng lại rất dễ tan trong các dung môi trơ khác                               
**        •
Rp‘. Long não

Nước cất vđ D.s súc miệng

0,2 g

100 ml

Ví dụ:

Đơn thuốc này về nguyên tắc có thể điều chế bằng phương pháp phân tán
nhưng hỗn dịch thu được sẽ rất thô. Hỗn dịch sẽ mịn hơn rất nhiều nếu điều
chế bằng phương pháp ngưng kết.

Long não rất ít tan trong nước nhưng lại rất dễ tan trong ethanol cao độ nên
có thể chế hỗn dịch trên bằng cách hòa tan long não trong một lượng ethanol
thích hợp rồi ngưng kết long não vào nước để tạo thành hỗn dịch.

Khi áp dụng phương pháp ngưng kết cần lưu ý: Để thu được dung dịch
có chất lượng cao và kết tủa rất mịn, nếu được chất kết tủa là những chất
khó thấm môi trường phân tán. phải tiến hành kết tủa trong sự có mặt của
các chất gây thấm. Tỷ lệ chất gây thấm được dùng tùy thuộc vào mức độ
thấm của chất kết tủa (khó thấm hoặc hầu như không thấm ra môi trường
phân tán).                                 •

 Ngưng kết do thay đổi dung môi


Đối với trường hợp hỗn dịch được tạo ra do có một số dược chất bị thay đổi
dung môi và kết tủa khi đem pha chế hỗn hợp với chất dẫn (ví dụ : chế các
potio hoặc lotio có kê phối hợp với các thuốc hoặc cao lỏng điều chế từ các
dược liệu chứa tinh dầu hoặc chất nhựa với chất dẫn là nước) phải trộn trước
dung dịch được chất sẽ kết tủa với dịch thể của một chất thân nước (như
siro, dung dịch của một chất keo thân nước, glycerin, Tween 80…) rồi phối
hợp từ từ từng ít một hỗn hợp này vào toàn bộ lượng chất dẫn, trong quá
trình phối hợp phải luôn quây trộn.

Ví dụ:

Hai loại cồn thuốc có trong đơn được điều chế bằng phương pháp chiết xuất
dùng cồn 70°. Các hợp chất tan trong cồn 70° có trong dược liệu, ít tan trong
nước, khi phối hợp với dung dịch natri bromid sẽ kết tủa tạo thành hỗn dịch
đục. Hiện tượng kết tủa càng rõ khi phối hợp các loại cao lỏng mà dung môi
chiết xuất là cồn cao độ. Ngoài ra các cồn thuốc chứa tinh dầu (tiểu hồi, bạc
hà…) phối hợp với nước cũng sẽ kết tủa các hợp chất không tan trong nước
(anethol, menthol…)Rp. Dung dịch natri bromid 6% Cồn convallaria Cồn
valerian

 Ngưng kết do phản ứng hóa học tạo kết tủa


Đối với trường hợp hỗn dịch được tạo ra do các chất phản ứng trao đổi với
nhau, tạo thành các chất mới không hòa tan trong chất dẫn (chất kết tủa có
tác dụng dược lí mong muốn), phải dùng toàn bộ lượng chất dẫn có trong
công thức hoặc đơn thuốc để hòa tan riêng từng chất thành dung dịch thật
loãng rồi mới phối hợp dần dần với nhau, đồng thời khuấy trộn để phân tán
đều.

Ví dụ:

0,25 g 0.25 g 180 ml

Rp. Kẽm sulíat

Chì Acetat Nưóc cất M.f. Susp

Là chế phẩm có tác dụng sát khuẩn và làm sạch đường tiết niệu.

Khi phối hợp dung dịch hai muối trên, sẽ xảy ra phản ứng trao đổi tạo thành
kẽm acetat tan trong nước và chì sulíat kết tủa rất mịn:

ZnS04 + Pb(CH3COO)2 ——– ► PbS04 + Zn(CH3COO)2

Hoặc hỗn dịch nước của Fe(OH)3 và MgO dùng để chống ngộ độc asen. Khi
uống vào dạ dày Fe(OH)3 sẽ kết hợp với As203 tạo thành FeAs03 không tan và
chất độc bị loại ra ngoài cơ thể qua đường tiêu hóa.

Cũng cần lưu ý thêm rằng trong kỹ thuật điều chế hỗn dịch thuốc, có nhiều
trường hợp phải áp dụng kết hợp cả hai phương pháp phân tán và ngưng kết
nói trên để thu được chế phẩm.

Ví dụ:
0,2 g

15 g 30 g 100 ml

Rp. Benzonaphtol

Cồn kép opi-benzoic Siro đơn Nước cất vđ M.f. potio

Đối với benzonaphtol có thể áp dụng phương pháp phân tán cơ học để điều
chế thành hỗn dịch trong nước, nhưng cồn kép opi-benzoic cũng tạo thành
hỗn dịch khi được phối hợp với nước do trong cồn thuốc này có chứa acid
benzoic, long não và tinh dầu tiểu hồi dễ tan trong cồn cao độ nên sẽ bị kết
tủa (ngưng kết) do bị thay đổi dung môi khi đem phối hợp với nước.

Đối với các hỗn dịch thuốc tiêm và thuốc nhỏ mắt về mặt kỹ thuật điều chế
có một số đặc điểm khác so với kỹ thuật điều chế chung đã nói trên đây nên
sẽ được trình bày trong các chương về các dạng thuốc đó.

13. Khi nào điều chế bột, cốm để pha hỗn dịch?

Bột và cốm đẽ pha hỗn dịch


Đối với một số dược chất không vững bền trong chất dẫn (ví dụ một số kháng sinh không
bền trong môi trường nước) thường không điều chế thẳng dưới dạng hỗn dịch mà điều chế
dưới dạng bột hoặc cốm nhỏ (đường kính từ 0,5 – 1 mm). Trong thành phần đã có sản các chất
gây phân tán và ổn định, để trước khi dung môi chuyển thành dạng hỗn dịch bằng cách lắc với
chất dẫn thích hợp.

Ví dụ:

Bột tetracyclin để pha hỗn dịch

Tetracvclin base 2g

Acid ascocbic 0.5 g

Bột đường 35 g

Calci ciclamat Tween 80


0,5 g 0,05 g

Tinh dầu để làm thơm                    vđ

Cốm kháng sinh để pha hỗn dịch

5 g 50 g

10 g

5g

2,8 g

Framicetin sulfat Phtalyl sulfathiazol Bentonit

Pertin Acid sorbic

Tá dược ngọt và thơm vđ. 100 g

Kiểm tra chất lượng hỗn dịch

Dược điển Việt Nam chưa quy định cụ thể về phương pháp kiểm tra chất lượng chung của các
hỗn dịch thuốc. Theo các tài liệu có thể áp dụng nhiều phương pháp để kiểm tra mức độ phân
tán, sự đồng đều về hình dạng và kích thước của các tiêu phân được chất rắn phân tán, vận
tốc lắng cặn, độ nhớt của hỗn dịch.

Có thể kiểm tra:

 Mức độ phân tán đồng đều của các dược chất rắn không tan: lắc chai thuốc, chia
thành từng liều, ly tám và lấy đem cân. Sau khi lắc, lượng chất rắn có trong những
liệu được phân chia chênh lệch nhau không đáng kể.
 Áp dụng phương pháp soi kính hiển vi để quan sát hình dạng, đo độ lớn và đếm số’
lượng tiểu phân được chất rắn có trong một thể tích xác định của hỗn dịch, dùng một
loại dụng cụ giống như các buồng đếm hồng cầu.
 Xác định vận tốc lắng căn: lắc đều hỗn dịch, cho một thể tích xác định vào một ống
đồng và đọc thể tích lớp cặn sa lắng sau từng khoảng thời gian xác định. Nhiều tài
liệu đã thống nhất tiêu chuẩn hỗn dịch đạt chất lượng tốt nếu sau 24 giờ lớp căn
chiếm không quá 85% thể tích so với thể tích biểu kiến của chất rắn có trọng lượng
hỗn dịch đem xác định và dễ dàng trở lại trạng thái phân tán đồng đều khi khuấy trộn
hoặc lắc.
Cũng có thể áp dụng phương pháp cân để cân lượng cặn sa lắng sau từng khoảng thời gian, xác
định và lập đồ thị về vận tốc lắng cặn.

Hiện nay, còn áp dụng nhiều phương pháp lí hóa hiện đại để xác định hình dạng, cấu trúc, kích
thước của các tiểu phân dược chất rắn, vận tốc lắng cặn. cũng như những đặc tính lưu biến
(rheology) của hệ và những thay đổi về các đặc điểm nói trên sau từng khoảng thời gian bảo
quản.

14. Trình bày điều chế hỗn dịch long não bằng phương pháp phân tán cơ học

Phương pháp bào chế hỗn dịch


Hỗn dịch lưu huỳnh được bào chế theo cả 2 phương pháp là phân tán và
ngưng kết.

Phương pháp phân tán được áp dụng cho dược chất lưu huỳnh kết tủa khi
phân tán nó vào tween và natri CMC trương nở, phương pháp phân tán
này gặp nhiều trong các công thức bào chế.

Phương pháp kết tủa ít gặp hơn trong các công thức bào chế hỗn dịch, nó
thường được áp dụng để bào chế hỗn dịch thuốc mà chỉ trong quá trình
bào chế dược chất rắn ở dạng tiểu phân phân tán trong chất dẫn mới được
tạo ra dưới dạng kết tủa. Khi áp dụng phương pháp này cần chú ý để nâng
cao chất lượng hỗn dịch, nếu tiểu phân chất rắn sơ nước thì cần phải kết
tủa trong môi trường có mặt chất gây thấm và dung dịch thêm vào để thay
đổi tính chất dung môi cần có độ nhớt cao.

Phương pháp kết tủa trong công thức trên được áp dụng cho acid salicylic
và long não với cơ chế thay đổi dung môi. Ban đầu dược chất được hoà
tan trong hỗn hợp đồng dung môi glycerin và ethanol 96% để tạo thành
dung dịch. Sau đó ngưng kết vào hỗn dịch lưu huỳnh trong nước thì tính
chất dung môi thay đổi sẽ làm giảm độ tan của dược chất long não và acid
salicylic.

Kĩ thuật bào chế


Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bào chế qui mô phòng thí nghiệm, bào gồm: cốc
có mỏ, đũa thuỷ tinh, chày, cối, mặt kính đồng hồ, chai nhựa, nhãn dán,…

Sơ đồ bào chế:
Sơ đồ quy trình bào chế hỗn dịch lưu huỳnh

Qui trình bào chế cụ thể:

 Công đoạn đầu tiên là cân dược chất và tá dược theo lượng đúng
như công thức trên.
 Ngâm trương nở hoàn toàn natri cmc trong cốc có mỏ với 5 ml
nước.
 Nghiền mịn riêng lưu huỳnh kết tủa và bột Aerosil sau đó trộn
thành bột kép đồng nhất trong cối. Tiếp tục thêm natri CMC đã
chuẩn bị ban đầu và tween 80 vào cối nghiền kỹ thành bột nhão
đồng nhất.
 Dùng nước phân tán đều hỗn hợp trên, kéo vào cốc có chân.
 Tiếp tục sử dụng cốc có mỏ và đũa thuỷ tinh hoà tan acid salicylic
và long não trong ethanol, thêm glycerin vào khuấy đều.
 Rót từ từ dung dịch acid salicylic và long não vào hỗn dịch lưu
huỳnh kết hợp rồi khuấy trộn mạnh
 Bổ sung nước cất vừa đủ 100 ml, khuấy đều.
 Cuối cùng hỗn dịch được đóng lọ, dán nhãn đúng qui chế với
dòng chữ lưu ý” lắc đều trước khi sử dụng”

Đặc điểm thành phẩm


Thành phẩm sau khi bào chế ở dạng đồng nhất có mùi thơm của long não,
có màu vàng đục. Xuất hiện lớp cặn ở đáy chai nếu để lâu , khi lắc lên cần
đảm bảo phân tán đều trong chất dẫn. Lưu ý nhiệt độ bảo quản thường ở
nhiệt độ phòng, nhỏ hơn 30OC.

Công dụng và lưu ý cách sử dụng


Chế phẩm có tác dụng bôi chữa mụn trứng cá, điều trị nấm da, viêm da.

Cách dùng: rửa sạch vết thương trước khi bôi thuốc, lắc trước khi sử
dụng. Chú ý bôi một lượng vừa đủ lên da, không quá nhiều hay quá ít.

Tiêu chuẩn chất lượng


Hỗn dịch phải luôn đảm bảo một số yêu cầu chất lượng, bào gồm yêu cầu
về tính chất, pH, định tính, định lượng, giới hạn nhiễm khuẩn, giới hạn kích
thước tiểu phân, sai số thể tích,; đảm bảo hạn chế sự sa lắng của các tiểu
phân, chống đóng bánh và đảm bảo lớp cắn dễ dàng phân tán trở lại khi
lắc hỗn dịch.

You might also like