You are on page 1of 11

Đề cương Hỗn dịch, nhũ tương

Câu 1: Thành phần của Nhũ Tương Thuốc:


1) Thành phần nhũ tương gồm có ba pha:
2) Pha dầu: Bao gồm các chất không phân cực (dầu và các chất tan trong dầu), không
có khả năng dẫn điện.
3) Pha nước: bao gồm các chất phân cực (Nước và các chất tan trong nước). Chất có
khả năng dẫn điện
4) Chất nhũ hóa: là các chất giúp cho nhũ tương dễ hình thành và bền vững.

Câu 2. Phân loại nhũ tương thuốc:


a. Theo nguồn gốc:
- Nhũ tương thiên nhiên: các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên, được chế từ các loại
hạt có dầu và không có tác dụng dược lý.
- Nhũ tương nhân tạo: chế bằng cách dùng các chất nhũ hóa thích hợp, lựa gây phân
tán để phối hợp hai pha dầu và nước tạo thành nhũ tương.

b. Theo tỷ lệ phân tán và m.trường phân tán.


- Loại nhũ tương loãng và nhũ tương đặc.

c. Theo mức độ phân tán.


- Vi nhũ tương: kích thước các tiểu phân phân tán nhỏ gần bằng tiểu phân keo thuộc
hệ vi dị thể.
- Nhũ tương mịn: kích thước các tiểu phân nhỏ từ 0,5 – 1µm
- Nhũ tương thô.

d. Theo kiểu nhũ tương


- Có 2 loại chính:
+ Nhũ tương kiểu D/N: dầu là pha phân tán, nước là môi trường phân tán.
+ Nhũ tương kiểu N/D: nước là pha phân tán, dầu là môi trường phân tán.

e. Theo đường sử dụng thuốc”


- Nhũ tương dùng trong: dùng tiêm bắp hoặc tiêm, truyền tĩnh mạch
- Nhũ tương uống: chỉ uống các loại nhũ tương kiểu D/N
- Nhũ tương dùng ngoài: bôi, xoa đắp, đặt lên da và niêm mặc để bảo vệ, phòng và
chữa bệnh.

Page | 1
Câu 3. Nêu các chất nhũ hóa thiên nhiên và các chất nhũ hóa tổng hợp.
Ưu nhược điểm:
Ưu điểm: Không màu, không vị và không có tác dụng dược lý riêng. Làm dịu niêm
mạc bộ máy tiêu hóa và khó khả năng che dấu myfu vị của một số dược chất nên rất
hay được dùng làm chất nhũ hóa ổn định trong các nhũ tương và các chất gây thấm
làm chất rắn sơ nước thành thân nước trong các hỗn dịch thuốc uống.

Nhược điểm: dễ bị vi khuẩn, nấm mốc, cũng như của các chất điện giải và các chất
háo nước. (Cồn, Glycerin,…) ở nồng độ cao làm hỏng hoặc biến chất và do đó bị
giảm hoặc mất tác dụng nhũ hoắ hoặc gây thấm.

a. Các chất nhũ hóa thiên nhiên:


- Là các chất đầu tiên được sử dụng trong các nhũ tương thuốc. Ngày nay tuy đã có
nhiều chất nhũ hóa tổng hợp tốt hơn, song một số chất này vẫn còn rất hay được
dùng,
+ Các carbohydrat: hay được dùng làm các chất nhũ hóa gồm các loại gôm: Arabic,
adragant, tragacant, pectin, tinh bột, thạch, các alginate, các loại chất nhầy… Là những chất
có phân tử lớn và dễ hòa tan hoặc trương nở trong nước, tạo ra dịch keo có độ nhớt lớn. Các
chất này thường là chất keo thân nước, có t/d nhũ hóa cho nhũ tương D/N, là chất có tác dụng
ổn định dịch thể của chúng có độ nhớt khác cao.
o Gôm Arabic: sản phẩm của nhiều loại acacia có thành phần phức tạp. Cấu tạo chủ
yếu bởi hỗn hợp các muốn calci, magnesi và kali của acid arabinic, các đường
pentose,…

o Gôm adagant:
. Cấu tạo bởi một hỗn hợp gồm khoảng 20 -30% tragacantin là một polysaccharide
acid và khoảng 70 – 80% basorin là polysaccharid trung tính có cấu tạo gần giống
pectin.
- Ở nhiệt độ thường, loại gôm này hút nước và trương nở chậm, ở nhiệt độ cao
trương nở nhanh hơn. Để hòa tan dễ dàng nên làm ẩm hôm trước bằng một lượng
nhỏ cồn glycerin rồi mơi stheem nước vào khuấy trộn,

- Gôm adrragan đặc biệt hay được dùng để chế các nhũ tương có các dược chất
tỷ trọng nhỏ như các tinh dầu. Cũng như gôm arabic, gôm adragan còn được dùng
làm chất gây thấm trong kỹ thuật điều chế các hỗn dịch. Gôm adragan không chứa
emzym oxy hóa, nhưng cũng như gôm arabic nó dễ bị kết tủa bởi cồn,các chất điện
giải và các chất háo nước ở nồng độ cao.

- Thạch: Được chế biến từ một số loại rong biển nhiều ở các vùng bờ biển Châu Á.
Cầu tạo chủ yếu bởi galactan một polysaccarit phức tạp khi thủy phân hoàn toàn sẽ
cho đương glactose. Thạch không có khả năng làm giảm sức căng bề mặt nhưng
tạo với nước dịch keo có độ nhớt lớn, do đó thường hay được dùng làm chất nhũ
hóa phối hợp với gôm arabic khi chỉ có phương tiện thủ công thô sơ để chế nhũ
tương.

Page | 2
- Đặc biệt thạch hay được dùng để chế các nhũ tương nhuận tràng hay tẩy vì
ngoài tác dụng nhũ hóa còn có tác dụng làm mềm, làm tăng khối phân và kích thích
nhu động ruột nên có thể gây tác dụng dược lý hợp đồng với hoạt chất

2. Các Saponin.
Các Saponin là những heterosid phân tử gồm hai phần: aglycol không phân cực
thân dầu và đường phân cực thân nước, nên saponin là các chất diện hoạt và do đó
có khả năng nhũ hóa thực sự và gây thấm mạnh.

Các Sanponin dễ hòa tan trong cồn và trong nước nên là chất nhũ hóa tạo kiểu nhũ
tương D/N.
Nhược điểm là gây phá huyết và kích ứng niêm mạc bộ máy tiêu hóa nên chỉ hay
được dùng để điều chế các thuốc hỗn dịch và nhũ tương dùng ngoài (bôi xoa).

Còn có thể chế cồn bồ hòn hoặc bồ kết để dùng ngoài làm chất nhũ hóa hoặc chất
gây thấ, trong các nhũ tương và hỗn dịch thuốc dùng ngoài.

3. Các Protein.
Hay được dùng làm chất nhũ hóa gồm một số chất như gelatin, sữa, lòng đỏ trứng và
dẫn chất. Các chất này có phân tử lớn, dễ hòa tan hoặc phân tán trong nước tạo ra
dung dịch keo có độ nhớt lớn, thường gọi là chất keo thân nước, cũng là những chất
nhũ hóa tạo kiểu nhũ tương D/N. Có khả năng nhũ hóa mạnh nhưng đều có nhược
điểm, dễ bị thủy phân, biến chất và dễ bị chua, thối nên không bảo quản được lâu, dễ
bị đông vón khi nhiệt độ tăng.

Gelatin:
Thu được bằng cách thủy phân không hoàn toàn chất collagen có trong da, gân,
xương, thịt động vật. Thường gặp dưới dạng tấm mỏng hoặc mảnh nhỏ dẻo dai màu
vàng nhạt.

Gelactose:
Thường dùng làm chất nhũ hóa và chất gây thấm thay thế gôm Arabic với nồng độ
và cách dùng tương tự như khi dùng gôm.

Sữa:
Là nhũ tương thiên nhiên cấu tạo bởi 3-4% chất béo, được nhũ hóa trong nước nhờ
tác dụng của cấc Protein.

Vì sữa rất dễ bị chua dưới tác dụng của nấm mố nên chỉ có thể dùng để chế các nhũ
tương dung ngay trong một vài ngày.

Page | 3
Casein:
Được chiến xuất ra từ sữa và được tinh chế để dùng làm chất nhũ hóa.

Lòng đỏ trứng: nhũ tương đậm đặc cấu tạo bởi 3-% chất béo được nhũ hóa trong
nước nhờ tác dụng của các Protein (chiếm tỷ lệ khoảng 15%), lecithin (7%) và
cholesterol
Trước kia, lòng đỏ trứng hay đuhược dùng trong việc chế các nhũ tương thuốc dùng
để bôi xoa. Ngày nay chỉ hay được dùng để chế các nhũ tương thuốc bổ hoặc nhũ
tương dinh dưỡng.

 Các Sterol
Điển hình là các cholesterol và các dẫn chất isocholesterol. Metacholesterol có nhiều
trong lanolin (sáp long cừu), trong mỡ lợn, dầu cá và lòng đỏ trứng.
Phân tử của nó cấu tạo gồm thân dầu và thân nước, có tác dụng diện hoạt nên có khả
năng nhũ hóa và hây thấ,.
Phần thân dầu trội hơn nên nó dễ hòa tan trong dầu và là chất nhũ hóa tạo nhũ tương
kiểu N/D.
 Các phospholipid.
Lecithin là điển hình cho loại chất này, dùng là chất nhũ hóa hoặc gây thấm trong
các nhũ tương và hỗn dịch thuốc. Gặp nhiều ở trạng thái thiên nhiên trong lòng đỏ
trứng, trong đỗ tương, nhưng thường được lấy từ lòng đỏ trứng nhiều nhất.
-Là chất diễn hoạt có khả năng nhũ hóa mạnh.
-Không hòa tan nhưng dễ phân tán trong nước, nó là chất nhũ hóa tạo kiểu nhũ
tương D/N.
-Không động nên nó được dùng làm chất nhũ hóa hoặc gây thấm trong nhiều dạng
nhũ tương hỗn dịch thuốc, uống, tiêm và dùng ngoài.
Nhược: dễ bị oxy hóa bởi tác dụng của không khí, ánh sáng, mtr kiềm nên cần cho
thê, các chất chống oxy hóa thích hợp để bảo quản.

b. Các chất nhũ hóa tổng hợp. Chia làm chất diện hoạt và chất nhũ hóa ổn định.
- Ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn để làm chất nhũ hóa.
- Có tác dụng nhũ hóa mạnh và vững bền, ít chịu ảnh hưởng của các yêu tố bên ngoài
như pH, nhiệt độ, vi khuẩn, nấm mốc hơn.
+ Các chất diện hoạt: thu bằng các Phương pháp tổng hợp hóa học hoặc chiết xuất từ
nguyên liệu thực vật, động vật và khoảng vật.
- Có khả năng hấp phụ trên bề mặt phân cách pha và tạo thành một lớp đơn, đa
phân tử hoặc các ion.
Các chất diện hoạt dùng trong dược phẩm gồm có:

Page | 4
- Chât diện hoạt cation, anion, lưỡng tính và không ion hóa.
- Các chất diện hoạt không ion hóa bao gồm: Tween 20 ( 21,40,60,61,….)
- Span 20 (40,60,65,80,85)
- Các đường béo
- Các mirj45.
+ Các chất nhũ hóa ổn định:
Các polyoxyethylen glycol (P.E.G)
- Dễ hòa tan trong nước, có độ tan giảm khi khối lượng phân tử tang, dễ hòa tan
trong cồn, dung môi hữu cơ.
- Dùng điều chế các dạng hỗn dịch, nhũ tương và dung dịch thuốc.
- Ngoài ra còn được dùng làm tá dược cho các thuốc mỡ, thuộc đạn và thuốc
viên.
Các alcol polyvinylic: sản phẩm trùng hợp cao phân tử của alcol
vinylic thu được bằng cách thủy phân polyvinyl acetat. Hay được dùng làm chất
gây thấm và chất nhũ hóa trong ktđc các hỗn dịch và nhũ tương thuốc uống,
tiêm và dùng ngoài.
Các dẫn chất của cellulose:
- Dùng làm chất gây thấm, nhũ hóa trong các dạng hỗn dịch và nhũ tương dễ
uống, tiêm và dùng ngoài.
- Hay dùng nhất là methylcellulose (MC, celacol) CMC, CaCMC…

Câu 4. Yêu cầu chất lượng của nhũ tương.


- Nhũ tương thuốc: Không được tách lớp.

Tính chất: Khi quan sát bằng mắt thường, nhũ tương N/D phải mịn và đồng nhất giống như
kem; còn nhũ tương D/N phải đục trắng và đồng nhất giống như sữa.

Nhũ tương thuốc được coi như đã bị hỏng khi hai tướng lỏng đã tách riêng nhau và bằng cách
khuấy lắc cũng không thể khôi phục lại trạng thái phân tán đồng nhất nữa.

Yêu cầu về pH, định tính, định lượng, sai số thể tích và các yêu cầu kỹ thuật khác : Phải đạt
qui định theo chuyên luận riêng.

Nhũ tương dùng để tiêm : Phải đáp ứng yêu cầu về Thử vô khuẩn. Kích thước tiểu phân, phân
tán dưới dạng giọt phải nhỏ hơn 0,5 mcm.

Page | 5
Câu 5. Trình bày điều chế nhũ tương bằng Phương pháp keo khô.

- Phương pháp này dùng để điều chế nhũ tương bằng cối chày với quy mô nhỏ.
- Nguyên tắc: Chất nhũ hóa ở dạng bột mịn được trộn với toàn bộ tướng nội, thêm một lượng
tướng ngoại vừa đủ và phân tán mạnh để tạo nhũ tương đậm đặc. Thêm từ từ tướng ngoại còn lại
vào và hoàn chỉnh nhũ tương.

 Phương pháp này áp dụng thuận lợi để điều chế nhũ tương D/N trong trường hợp chất nhũ
hóa thân nước là gôm arabic, adragant, hoặc methyl cellulose. Chất nhũ hóa được trộn với dầu
tạo một hệ phân tán nhưng không gây thấm ướt. Thêm nước vào và phân tán thành nhũ tương
đậm đặc D/N.

 Nếu có sự phối hợp của nhiều loại dầu, lượng gôm tính được tính riêng cho từng loại và
cộng lại.

Câu 6. Trình bày k.t.đ.c bằng Phương pháp keo ướt.

 Là phương pháp thích hợp nhất thường áp dụng ở quy mô công nghiệp để điều chế nhũ
tương.

 Nguyên tắc: Chất nhũ hóa được hòa tan trong lượng lớn pha ngoại, sau đó thêm từ từ pha
nội vào, vừa phân tán đến khi hết pha nội và tiếp tục phân tán cho đến khi nhũ tương đạt yêu
cầu.

 Thiết bị gây phân tán: Là máy khuấy chân vịt, máy khuấy cánh quạt…Trong nhiều trường
hợp, máy khuấy hay máy trộn chỉ cho nhũ tương thô, kích thước của pha nội không đồng đều.
Vì vậy, phải cho nhũ tương thô qua máy làm mịn và làm đồng nhất như máy xay keo, máy làm
mịn ở áp suất cao hay có khe hẹp (máy đồng nhất hóa).

Câu 7: Thành phần của hỗn dịch thuốc:

1: Dược chất:
Dược chất chính là các chất rắn thực tế không tan hoặc rất itstan trong chất dẫn.

Page | 6
Dược chất rắn không tan nhưng có bề mặt tiểu phân dễ thấm môi trường phân tán. Nếu môi
trường phân tán là nước ( và các chất lỏng phân cực khác) thì các loại chất này được gọi là chất
dễ thấm nước (Thân nước) vd: MgO, MgCO3, CaCO3….
Một số hợp chất có bề mặt rất khó thấm nước gọi là các chất thân dầu, vd: terpin hydrat, long
não, menthol, salol,…

2: Môi trường phân tán:


+ Có thể là nước cất, các chất lỏng phân cực khác hoặc các loại dầu lỏng (ko phân cực), không
có tác dụng dược lí và các chất lỏng tổng hợp hoặc bát tổng hợp khác.

+ Các chất bảo vệ dược chất ( Cả các dược chất rắn không tan và dược chất hòa tan trong môi
trường phân tán), giúp cho các dược chất này không bị biến đổi về hóa học trong quá trình bào
chế và bảo quản thuốc
+ Các chất điều hương, điều vị (cho thuốc uống)

+ Các chất bảo quản chống sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.
+ Các chất gây thấm, gây phân tán.

Câu 8: Tiêu chuẩn chất lượng của hỗn dịch thuốc:


+ Yêu cầu chung: Hỗn dịch khi để yên thì dược chất rắn phân tán có thể tách riêng nhưng phải
trở lại trạng thái phân tán đồng nhất trong chất dẫn khi lắc nhẹ trong 1 min đến 2 min và giữ
nguyên trạng thái đó trong vài phút.
+ Yêu cầu về cảm quan, pH, định tính, định lượng, sai số, thể tích và các yêu cầu kỹ thuật khác:
Phải đạt yêu cầu kỹ thuật chung của từng loại thuốc và theo quy định trong chuyên luận riêng
+ Hỗn dịch dùng tiêm hoặc nhỏ mắt: Phải đáp ứng yêu cầu về Thử vỏ khuẩn (Phụ lục 13.7) và
yêu cầu về kích thước tiểu phân cũng như các qui định theo chuyên luận chung. Hỗn dịch nhỏ
mắt không được phân phối và sử dụng nếu có dấu hiệu đóng bánh hoặc kết khối.

+ Bột hoặc cốm để pha hỗn dịch: Phải đáp ứng yêu cầu chung của Thuốc bột (Phụ lục 1.7) hoặc
Thuốc cốm (Phụ lục 1.8).

Độ hòa tan: Yêu cầu được chi ra trong chuyên luận riêng

Câu 9: Phương pháp phân tán.


- Là Phương pháp chủ yếu áp dụng trong việc điều chế các thuốc hỗn dịch có các dược chất rắn không
hòa tan hoặc ít hòa tan trong chất dẫn của thuốc, đồng thời cũng không hòa tan hoặc rất ít hòa tan
trong nước, không hòa tan trong các loại dầu thực vật và ethanol.

Page | 7
- Cách tiến hành:
1: Nghiền khô: nghiền các dược chất rắn trong cối đến độ mịn tối đa.
2. Nghiền ướt: chia làm hai trường hợp.
- Nếu dược chất rắn dễ thấm chất dẫn thì thêm vào bột dược chất rắn một lượng chất dẫn vừa đủ
tạo thành khối bột nhão đặc và tiếp tục nghiền kỹ cho tới khi thu được khối bột nhão thật mịn.
Lượng chất dẫn cần dùng trong giai đoạn này thường chỉ bằng khoảng ½ lượng bột dược chất.

- Nếu dược chất rắn khó thấm chất dẫn thì thêm vào bột dược chất một lượng dịch thể chất gây
thấm hoặc một lượng bột chất gây thấm và một lượng chất dẫn vừa đủ để tạo thành với bột một
khối nhão đặc và cũng tiếp tục nghiền kỹ cho tới khi thu được khối bột nhão thật mịn.

3. Phân tán khối bột mịn nhão dược chất rắn vào chất dẫn: thêm dẫn từng lượng nhỏ chất dẫn vào
khối bột mịn nhão nói trên vừa thêm vừa nghiền khuấy và lắng gạn.

Chú ý: Không lọc hỗn dịch thuốc sau khi đã điều chế, vì vậy dược chất rắn và chất dẫn đem điều
chế hỗn dijhc phải đảm bạo độ tinh khiến theo quy định. Các dung dịch dược chất và dẫn chất đem
chế hỗn dịch phải được lọc trước khi phối hợp với các dược chất rắn không tan để tạo thành hỗn
dịch.

Câu 10. Phương pháp ngưng kết.


- Thường áp dụng điều chế các hỗn dịch thuốc mà chỉ trong quá trình điều chế ở dược chất rắn ở dạng
tiểu phân phân tán trong chất dẫn mới tạo ra dưới dạng kết tủa. Kết tủa này thường do khi pha chế
phối hợp các dược chất với chất dẫn xảy ra các hiện tượng có một số dược chất bị thay đổi dung
môi hoặc phản ứng trao đổi ion với nhau để tạo ra những chất mới không hòa tan hoặc rất ít hòa tan
trong chất dẫn.
- Khi áp dụng phương pháp ngưng kết cần lưu ý: để thu được hỗn dịch có chất lượng cao và kết
tủa rất mịn, nếu dược chất kết tủa là những chất khó thấm môi trường phân tán, phải tiến hành
kết tủa trong sự có mặt của các chất gây thấm. Tỷ lệ chất gây thấm được dùng tùy thuộc vào mức
độ thấm của chất kết tủa (khó thấm hoặc hầu như không thấm môi trường phân tán).
1:Ngưng kết do thay đổi dung môi

Đối với môi trường hỗn dịch được tạo ra do có một số dược chất bị thay đổi dung môi và kết
tủa khi đem pha chế hỗn hợp với chất dẫn (vd chế các potio hoặc lotio có kê phối hợp với các
cồn thuốc hoặc cao lỏng điều chế từ các dược liệu chứa tinh dầu hoặc chất nhựa với chất dẫn

nước) phải trộn trước dung dịch dược chất sẽ kết tủa với dịch thể của một chất thân nước (như
siro, dung dịch của một số keo thân nước, glycerin, tween 80…) rồi phối hợp từ từ từng ít một
hỗn hợp này vào toàn bộ lượng chất dẫn, trong quá trình phối hợp phải khuất trộn.
2: Ngưng kết do phản ứng hóa học tạo tủa:

Page | 8
Đối với trường hợp hỗn dịch được tạo ra do các chất phản ứng trao đổi với nhau, tạo thành các
chất mới không hòa tan trong chất dẫn (Chất kết tủa có tác dụng dược lý mong muốn), phải
dùng toàn bộ lượng chất dẫn có trong công thức hoặc đơn thuốc để hòa tan riêng từng chất
thành dung dịch thật loãng rồi mới phối hợp dần dần với nhau, đồng thời khuấy trộn để phân
tán đều.

Câu 11.
Điều chế nhũ tương dầu gan cá:

Dầu gan cá 40 gr
Gôm Arabic 15gr

Natri benzoate 01gr


Natri saccharin 0,04gr

Nước cất vừa đủ.

Câu 12.
Dầu Parafin 35gr

Tween 80 5gr
Natri saccharin 0,02gr

Nước cất vừa đủ 100ml

Câu 14 Bào chế hỗn dịch thuốc


Bismuth Nitrat base 2gr
Siro đơn 20gr

Page | 9
Nước cất tiểu hồi vừa đủ 100ml
Phân tích:

Bismuth Nitrat base: có tác dụng làm trung hòa acid dịch vị dạ dày. Không tan trong nước, dễ
thấm nước. Bao vết loét dạ dày.

Siro đơn: Có tác dụng làm ngọt, chất điều vị.


Nước cất: chất dẫn

Cách bào chế:


Bước 1: Cân dược chất. Đong siro đơn.

Bước 2: Nghiền mịn dược chất. Thêm bằng lượng siro đơn vừa đủ vào trộn đều cho tới khi
thành hỗn dịch đặc.

Bước 3. Thêm dần Siro đơn còn lại và nước cất tiểu hồi vào hỗn dịch đặc và pha loãng hỗn
dịch.

Bước 4: Rót vào chai khô, sạch, nhãn có dòng chữ: lắc trước khi dùng.
Tác dụng: Chữa đau dạ dày. Uống 1 thìa canh/1 lần. Hai lần/ngày.

Câu 12 Trình bày bào chế hỗn dịch thuốc:


Terpin hidrat 4rg
Gôm arabic 2,gr

Natri benzoate 4gr


Siro codein 30gr

Nước cất vừa đủ 150ml


Terpin hydrat có tác dụng long đờm,

Câu 13 Bào chế hỗn dịch thuốc:


Long não, Cồn 90 độ

Nước cất vừa đủ


Trộn làm nước súc miệng.

Page | 10
Page | 11

You might also like